Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phần I. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai: I. Sự cần thiết phải bồi bổ cho phụ nữ mang thai: Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống mới, bà bầu thiếu dinh dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng, phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc bồi bổ cũng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi thì mới đạt hiệu quả cao. Thường chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng : Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu), thai nhi phát triển tương đối chậm, do vậy nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai, nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin. Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-7 tháng): Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh, do đó đòi hỏi nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khó chịu như thiếu máu, chuột rút . Trong thời kỳ này, người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh và trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, iốt, axit folic, sêlen ., các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C, A, D, E . ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và axit béo omega-3. Khi mang thai ở tuần thứ 15, mỗi ngày nên uống 2g canxi để huyết áp luôn giữ ở mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ Mục Lục I. Dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai 1.Sự cần thiết phải bồi bổ cho phụ nữ mang thai. 2. Xây dựng khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai. II. Dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú. 1. Sữa mẹ được tạo ra như thế nào. 2. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ. 3. Sự thay đổi của sữa mẹ. 4. Chế độ ăn của mẹ. 5. Một số món ăn tăng tiết sữa. 6. Lưu ý cho bà mạ cho con bú Tài Liệu tham khảo

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế độ dinh dưỡng dành cho có thai và cho con bú Môn : Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Nhóm thực hiện : 1. Vũ Thị Anh 2. Võ Đăng Lân 3. Trương Kim Trọng I. Dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai 1.Sự cần thiết phải bồi bổ cho phụ nữ mang thai. 2. Xây dựng khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai. II. Dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú. 1. Sữa mẹ được tạo ra như thế nào. 2. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ. 3. Sự thay đổi của sữa mẹ. 4. Chế độ ăn của mẹ. 5. Một số món ăn tăng tiết sữa. 6. Lưu ý cho bà mạ cho con bú Phần I. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai: I. Sự cần thiết phải bồi bổ cho phụ nữ mang thai: Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống mới, bà bầu thiếu dinh dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng, phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc bồi bổ cũng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi thì mới đạt hiệu quả cao. Thường chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng : Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu), thai nhi phát triển tương đối chậm, do vậy nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai, nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin. Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-7 tháng): Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh, do đó đòi hỏi nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khó chịu như thiếu máu, chuột rút... Trong thời kỳ này, người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh và trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, iốt, axit folic, sêlen..., các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C, A, D, E... ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và axit béo omega-3. Khi mang thai ở tuần thứ 15, mỗi ngày nên uống 2g canxi để huyết áp luôn giữ ở mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ Thời kỳ cuối mang thai (được 8-9 tháng), thai nhi phát triển nhanh hơn, song lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, nên người mẹ phải ăn đa dạng thức ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi. II. Xây dựng thực đơn dành cho phụ nữ mang thai: Khi xây dựng một thực đơn cho bữa ăn đầy đủ chất cần phải hội tụ 3 nguyên tắc: - Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và muối khoáng, chất xơ. - Cần đủ nước cho cơ thể để chuyển hóa các chất thông qua các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giải phóng năng lượng, thực hiện quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể, đào thải các cặn bã, chất độc trong cơ thể qua đường niệu, mồ hôi, hơi thở..., điều hòa thân nhiệt, tuần hoàn huyết dịch... Vì vậy, nước chiếm hầu hết trong cơ thể và các tế bào kể cả tế bào xương, thần kinh... - Thực phẩm phải an toàn: Thịt, cá, hải sản, trái cây phải tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích, ruốc bảo đảm không có hóa chất, biến đổi gen... Các loại rau quả khi chế biến không làm nhàu nát để khi rửa không làm mất các vitamin tan trong nước như nhóm B, C, PP, acid folic... Nhu cầu năng lượng Bảng 1: Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành và phụ nữ co thai và cho con bú. Giới Tuổi Năng lượng theo lao động (Kcal/ngày) Nhẹ Vừa Nặng Nam 18-30 2300 2700 3300 31-60 2200 2700 3200 >60 1900 2200 Nữ 18-30 2200 2300 2600 31-60 2100 2200 2500 >60 1800 Phụ nữ có thai 6 tháng cuối + 350 + 350 Phụ nữ có con bú 6 tháng đầu +550 +550 Nhu cầu các chất dinh dưỡng 1. Protein Những khuyến nghị về nhu cầu protein cho người phụ nữ có thai cần cân nhắc tới các yếu tố sau: * Để xây dựng bào thai, nhau thai, các mô của cơ thể người mẹ người phụ nữ mang thai cần 80g protein/ngày, khoảng 15g nhiều hơn so với nhu cầu của phụ nữ không mang thai. Protein cần chiếm khoảng 20% trong chế độ ăn bình thường của phụ nữ mang thai. * Nhu cầu protein tăng lên do nitơ giữ lại tăng lên trong suốt quá trình mang thai * Nhu cầu protein tăng lên để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi, nhau thai, các mô của người mẹ. * Nhu cầu protein của phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu tăng thêm so với người bình thường là 28g/ngày Bảng 2: Nhu cầu protein ở người trưởng thành và phụ nữ có thai và cho con bú Giới Tuổi Protein (g/ngày) Nam 18-30 60 31-60 60 >60 60 Nữ 18-30 55 31-60 55 >60 55 Phụ nữ có thai 6 tháng cuối +15 Phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu +28 2. Nhu cầu Lipid: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy acid béo thiết yếu lineoleic và alpha-linolenic (một trong 3 acid béo) đóng vai trò quan trọng đối với thai nghén. Những acid béo này cần cho sự phát triển thần kinh và thị giác ở thai nhi và có thể giúp giảm nguy cơ đẻ non. Những thức ăn có chứa các acid béo này gồm dầu thực vật, dầu đậu nành và dầu cá, ví dụ cá hồi. Ngược lại với các acid béo thiết yếu, các trans acid được tạo ra khi dầu thực vật hydrogen hoá lại có tác dụng không có lợi cho sức khoẻ và phụ nữ có thai và không có thai nên tránh. Có một số bằng chứng cho thấy các trans acid giảm cân nặng của thai nhi và vòng đầu. Phụ nữ có thai cần hướng tới việc đảm bảo khẩu phần chất béo vào khoảng 20% trong tổng calo. Carbonhydrate cần chiếm 50% tổng calo cần thiết cho cơ thể trong thời kỳ thai nghén. Đối với phụ nữ không mang thai, thực phẩm loại hạt là nguồn carbonhydrate tốt, và nên hạn chế những loại bột mỳ mịn. 3. Chất khoáng 3.1. Calci: cần thiết cho phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương, người mẹ chuyển calci cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh khoảng 30g. Người mẹ có tình trạng dinh dưỡng tốt kho dự trữ có trên 1000g calci dự trữ sẽ chuyển 9g từ bản thân người mẹ. Nhu cầu calci ở những tháng đầu khi mang thai chỉ cần tăng lên 110mg/ngày, từ thai kỳ thứ hai sẽ tăng thêm 350mg/ngày, số nhu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối và cho con bú 6 tháng đầu là 1000mg/ngày. Để đáp ứng nhu cầu Calci, người phụ nữ cần dùng những sản phẩm cung cấp can xi hàng ngày. Calci có trong những thực vật họ lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt. Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ can xi. 3.2. Sắt: cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin. Nguồn thức ăn chứa sắt bao gồm protein động vật, hạt và thức ăn nấu trong những đồ bếp bằng sắt. Một thực đơn hợp lý với 2500 kcal chứa khoảng 15mg sắt; tuy nhiên, sự hấp thụ sắt không hiệu quả và chỉ 10% được hấp thụ vào cơ thể. Khi mang thai, người phụ nữ cần thêm 500mg sắt để tăng cường hồng cầu. 500 mg nữa cũng cần để cung cấp cho các mô của thai nhi và rau. Trung bình cần 3mg/ngày sắt cho cơ thể từ nguồn thức ăn hàng ngày. Nhu cầu sắt của phụ nữ trong thời gian cho con bú thấp hơn thời kỳ mang thai. Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 24mg/ngày. 3.3.Kẽm: Nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên vì để cung cấp cho toàn bộ quá trình hình thành thai nhi, tạo mô của người mẹ là 100mg cho cả thời kỳ mang thai. Nhu cầu kẽm cho phụ nữ bình thường là 12mg ngày, để đảm bảo nhu cầu người phụ nữ mang thai cần được thêm 6mg kẽm/ngày. 4. Vitamin 4.1. Nhu cầu Vitamin A ở phụ nữ có thai là 800mcg/ngày, ở phụ nữ cho con bú là 1300 mcg/ngày. Không được dùng vitamin A liều cao trên 15.000U.I.hàng ngày (đôi khi dùng để điều trị trứng cá) có liên quan tới dị dạng khi sinh và không nên dùng trong khi mang thai. 4.2. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ có thai là 10μg/ngày (400IU/ngày), nhu cầu này gấp đôi so với lúc phụ nữ không có thai. Nhu cầu đó đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia vào quá trình chuyển hoá xây dựng xương của thai nhi. Vitamin D là loại tan trong chất béo và được thấy có trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc gia. Chuyển hoá vitamin D cần được thực hiện dưới tia cực tím (ánh nắng mặt trời). 4.3. Vitamin B1 (Thiamin): là loại B tổng hợp tan trong nước liên quan tới việc giải phóng năng lượng khỏi tế bào. Vitamin B có trong sữa và hạt thô. Nhu cầu hàng ngày là 1.1 mg. Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1.5 mg/ ngày. 4.4. Vitamin B2 (Riboflavin): là loại B tổng hợp hoà tan trong nước, cũng liên quan tới việc giải phóng năng lượng từ tế bào. Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá. Nhu cầu hàng ngày cần 1.3 mg. Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1.6mg/ngày, và giai đoạn cho bú lên tới 1.8mg/ngày. 4.5. Vitamin C: Nhu cầu về vitamin C còn khác nhau giữa các nước. Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ có thai được đề nghị tăng thêm 10mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm 30mg/ngày (theo WHO). Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm các gốc tự do và hỗ trợ việc hình thành procollagen. Vitamin C có trong hoa quả và rau tươi. Thiếu vitamin C mãn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới bệnh sco- bút. Nhu cầu hàng ngày là 60mg. Thời kỳ thai nghén cần 70mg/ngày và tăng tới 95mg/ngày trong giai đoạn cho bú. 4.6. Folat: là B tổng hợp hoà tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp AND và nhân tế bào. Có trong các loại hạt, đậu khô và rau có lá. Thiếu folat trong khi mang thai có liên quan tới những dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Những phụ nữ không mang thai cần 0.2 mg/ngày, còn phụ nữ có thai cần 0.4 mg/ngày, và giảm xuống còn 0.2 mg/ngày trong giai đoạn cho bú. Vào năm 1998, FDA Hoa kỳ chuẩn y sử dụng các loại hạt giàu folate trong thực phẩm. Làm giàu ngũ cốc đã giảm 25% tỷ lệ hiện mắc dị tật hở ống thần kinh (CDC, 2004). Tuy vậy, lượng acid folic cũng không được cung cấp đủ trong khẩu phần thức ăn trung bình của người dân Mỹ và hàng ngày cần bổ xung thêm 0.4mg cho phụ nữ khoẻ mạnh. Folat cần được cung cấp 3 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ thứ nhất. Nếu thai phụ đã từng có con bị dị tật ống thần kinh, việc bổ xung folat trong lần mang thai tiếp theo cần tăng tới 4mg/ ngày. Thực phẩm nên hạn chế: Các loại động vật có vỏ như trai, sò, vẹm, cua, hến và tôm v.v... Trong thời gian mang thai tuyệt đối không nên ăn gỏi cá. Tránh ăn một số loại thực phẩm khác như patê, khoai lên mầm, cafein, rượu, trứng sống, trứng chế biến chưa chín, thịt súc vật sống, phó mát xanh, cá biển sống sâu dưới lòng đại dương như cá mập, cá kiếm, cá ngừ... Thực phẩm nên ăn Các loại hạt tươi sống như quả hồ đào, hạt điều, đậu, đỗ, vừng v.v... đây là những nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng các dưỡng chất cao. Tuy nhiên đây cũng là nguồn thực phẩm giàu mỡ, nhưng các chất mỡ này lại có tác dụng rất tốt cho việc phát triển trí não và thần kinh của trẻ sơ sinh. Trong đó các loại hạt tươi sống được xem là tốt nhất. Chuối: Chuối là thực phẩm rất bổ dưỡng cho con người. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều chuối sẽ có tác dụng tốt cho việc giảm thiểu hiện tượng co thắt, nhất là ở phụ nữ cao tuổi. Lý do là chuối có chứa nhiều magiê khoáng, có tác dụng làm thư giãn cơ bắp, kích hoạt quá trình co bóp trong khi trở dạ sinh con bằng cách giảm căng dạ con và tạo năng lượng cho quá trình sinh đẻ. Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B, kể cả axit folic là những dưỡng chất vô cùng cần thiết để giúp cơ thể tạo ra tế bào máu, giúp não trẻ phát triển tốt, cân bằng năng lượng trong cơ thể người mẹ. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin B như gạo, mì, kê, ngũ cốc, lạc, vừng, đậu đỗ, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, thịt gà, cá hồi, sữa pho mát... Lượng vitamin B bổ sung hàng ngày ở phụ nữ mang thai là 20mg - 25mg (B1, B2, B3, B5 và B6), Biotin, trong đó vita B1:1,8mg/ngày,vita B2:1,8 mg/ngày,vita B3:25mg/ngày và 500mg đối với axit folic. Cá hồi chế biến cho thêm tỏi gừng, nấm, cải xào hoặc rau các loại ăn với cơm vừa ngon, vừa bổ dưỡng. Trứng: ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng trí thông minh cho đứa trẻ trong tương lai, vì lòng đỏ trứng gà có chứa một loại mỡ rất quan trọng làm tăng trí thông minh và trí nhớ của trẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều mà chỉ nên ăn không quá 5 quả/tuần. Một khẩu phần hợp lý với người có thai trong 6 tháng cuối phải bảo đảm mỗi ngày được cung cấp 2.550 Kcalo (bình thường 2.200 Kcalo), 1,5-2g protein/kg, 0,7-1g lipid (mỡ và dầu)/kg, 6-7 glucid/kg; có đủ vitamin, chất khoáng và vi chất. Với những gia đình kinh tế eo hẹp, cũng phải cố gắng dành ưu tiên cho người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ sao cho mỗi ngày được bổ sung thêm 350 Kcalo, 15g protein, 0,2mg vitamin B1, 0,2mg vitamin B2, 2,3mg vitamin PP; bảo đảm cung cấp 30mg vitamin C, 750 microgam vitamin A, 10 đơn vị vitamin D, 1-1,2g canxi, 14-28mg sắt. Rau quả là nguồn chủ yếu cung cấp cho cơ thể vitamin, chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Lượng vitamin C trong rau muống tính theo mg là 20; rau ngót 143, rau dền: 26; lượng caroten trong cà chua: 1,90, cà rốt 0,85-7,65, gấc 18,3, hành lá: 4,80, rau dền 1,44, rau muống 2,50, rau thơm 2,80, đu đủ chín 1,30, muỗm 3,05. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 4-5kg và ba tháng cuối tăng 5-6kg. Nhóm BMI Tăng cân đề nghị (kg) cho 6 tháng cuối Thấp 0,5kg/tuần Bình thường 0,4kg/tuần Cao 1,3kg/tuần Note: Chỉ số khối cơ thể của phụ nữ trước khi có thai (BMI - Body Mass Index) Nhóm thực phẩm 4 tháng đầu 5 tháng cuối Mẹ cho con bú Nhóm ngũ cốc, khoai 1 lon ½ 1 lon ¾ 1 lon ½ 1/2 lon gạo = 1 ổ bánh mì 160g = 2 củ khoai lang 150g = 4 củ khoai tây 150g Nhóm dầu, mỡ, bơ... 3 muỗng 4 muỗng 1,5 – 2 muỗng Nhóm thức ăn giàu đạm 250g 400 - 450g 250g (Quy ra thịt). 60g thịt = 1 trứng gà = 1/2 bìa tàu hũ = 1 ly sữa tươi = 2-3 hũ yaourt (Nên ăn 3-7 trứng/tuần,uống ít nhất 1 ly sữa bò, sữa đậu nành/ngay,1 chén tàu hũ + nước đường) Nhóm rau lá xanh và rau khác: 350 - 400g 400 - 450g 300 - 400g Nên ăn 1/2 dưới dạng nước ép tươi, 1/2 dưới dạng xào, luộc, hoặc trong canh. Rau lá càng xanh đậm, rau trái, củ càng đậm màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam càng giàu vitamin. Nhóm nước mắm, nước chấm... 1,5 - 2 muỗng 2 - 3 muỗng 1 - 1,5 muỗng Nhóm trái cây tráng miệng: 2 trái chuối 3 trái chuối 2 - 3 trái Có thể thay thế chuối = 300-350g đu đủ = 2 trái cam hay quýt = 2 trái vú sữa = 1/2 trái bưởi Protein (g)Lipid gGlucid gCa (mg)P mgFe mgVita A µgΒ Ca Ro Ten µgB1 mgB2 MgPP mgC mgNăng Lượng KcalThứ 2Sáng1 tô bún bò 10.043 5.25  15.45 13.24 116.7 1.48 1.03 0.002 0.08 0.09 2.89 5.11 145200ml Sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135Chuối1.50.222.28280.6450.040.050.7697Trưa3 chén Cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Canh giò hẩm carrot + khoai tây 27.94 0.45 49.63 119.1 163.9 6.93 90 162 0.04 0.25 5.6 345 300200 g xà lách 2.3 3.6 124.7 55.1 1.4 3.24 0.23 0.2 1.08 25.2 1050g cá nục kho 10.1 6.65 42.5 80 55Chiều3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 5501 tô Soup trứng Cà chua 15.1 11.6 1.1 61 223 3.4 700 838.5 0.19 0.32 0.45 20 160Bò xào cần tây 27.34 16.5 4.73 30.59 297.9 4.23 3.41 0.18 0.28 6.4 4.65 2501 trái táo1.50.222.28280.6450.040.050.7697Khuya3 lát bánh mì 4.74 0.48 31.56 16.8 98.4 1.2 0.06 0.04 0.42 140200ml Sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135Thứ 3SángNui nấu thịt21.685.836.5960.36156.12.770.930.070.090.1811.1115200ml Sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135Cam0.530.754.7319.1312.980.230.170.0450.0150.1522.520Trưa3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Thịt kho tàu  66.07 25.87 1 110 420 5.4 1400 562 0.32 0.6 0.4 410Khoai tây xào3.35.1537.551718.5902.6170Dưa leo0.150.534.164.890.490.0550.0060.0080.020.9515Chiểu3 chén cơm  16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Đậu que xào carot21.19554.31023112.20.850.010.0010.051.1985.5Cá trê9.335.2223.4296.530.820.0180.0460.1191.4660Mãng cầu0.43.68.7511.2525KhuyaSoup16.526.470.2527.51051.35350140.50.080.150.1110200ml Sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135Thứ 4SángBánh mì opla18.751217.1692923.7350140.50.210.3350.55290.5200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135300 đu đủ97Trưa3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Gỏi thịt11.2950.81.294.164.890.490.0880.0040.0080.026.01105Canh trứng cà chua 15.1 12.1 1.1 61 223 3.4 700 838.5 0.19 0.32 0.45 20 217.5Chiều3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Thịt bỏ xào đậu que 68.94 15.8 106 205 912.7 8.17 3 0.26 6.3 1.5 275Canh chua măng 10.17 5.97 5.13 41.8 114.2 1.15 0.43 0.08 0.14 1.6 3.2 80KhuyaBánh mì- pate 8.95 0.68 33.47 24.5 115 4.34 1.68  0.16 0.5 3.77 21.9 148.5200ml sữa10.389.7514.25370.12960.4111963.80.090.490.253.75135Thứ 5Sánghambe ger23.0510.916.71242763.72.0330.150.2154.556.06291.5200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135½ trái bưởi97Trưa3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Cá chiên6.069.9255480333Giá + dưa leo +cà chua 1.25 2.24 13.2 24 1 0.42 0.05 0.08 0.11 10 30Chiểu3 chén cơm  16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Chả giò23.251.9839.0821.4882.20.160.430.0450.0250.980.59220Canh nấm12.875.810.785.789.320.160.430.0050.0050.030.5145Khuyanui4.7431.5616.898.41.960.060.0420.42150200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135Thứ 6SángBánh mì bò kho 40.69  26.5 21.43 41.8 493.4 5.87 4 0.23  0.43 10 2 526.8200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.751352 quýt97Trưa3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Thịt luộc54.74Khoai tây xào3.35.1537.551718.5902.6170Chiều3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Cá sốt cà31.019.9512.14144.7244.91.460.1411150.070.0480.5541.5185.5Dưa leo0.150.534.164.890.490.0550.0060.0080.020.9515Khuya3 lát bánh mì 4.74 0.48 31.56 16.8 98.4 1.2 0.06 0.04 0.42 140200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135Thứ 7SángBún bò 10.043 5.25  15.45 13.24 116.7 1.48 1.03 0.002 0.08 0.09 2.89 5.11 145200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.751352 vú sữa 97Trưa3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Bò kho36,726,45,4327,84114,840,2080,399,682402Xà lách 2.3 3.6 124.7 55.1 1.4 3.24 0.23 0.2 1.08 25.2 10Chiều3 chén cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550Thịt kho nấm11,85,80,783,482,820,040,430,0050,0050,030,591331 trái táo1.50.222.28280.6450.040.050.7697KhuyaSoup16.526.470.2527.51051.35350140.50.080.150.1110200ml sữa10.389.7514.25370.12960.41119.363.80.090.490.253.75135 Phần II. I.Sữa mẹ được tạo ra như thế nào ? Sữa được tạo ra nhờ 2 chất trong cơ thể mẹ: prolactin và oxytoxin. 1. Prolactin - chất kích thích tạo sữa Prolactin là một chất do não của mẹ tiết ra khi bé mút vú mẹ. Chất này có tác dụng kích thích tạo sữa. Do vậy, bé càng mút vú, mẹ sẽ càng tạo nhiều sữa và không cần phải bỏ cữ bú nào của trẻ với ý định để dành sữa cho bữa bú sau. Nếu bà mẹ không cho bé bú hoặc bú ít thì vú sẽ giảm và ngưng tiết sữa. Khi bé không bú hết, lượng sữa tồn đọng trong vú sẽ là chất ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Vì vậy, mẹ phải vắt hết sữa bằng tay hoặc bằng bơm để giúp sữa tiếp tục được tạo ra. Prolactin được tiết ra nhiều về đêm, nên cho bú đêm nếu bé đòi bú. 2. Oxytoxin - chất kích thích sữa trong vú được chảy ra Oxytoxin là một chất do não mẹ tiết ra khi cho bé mút vú mẹ, làm cho sữa trong vú chảy ra khi bé bú mẹ. Sự tạo sữa dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm giác và tình cảm của mẹ. Khi mẹ cảm thấy hài lòng, thương yêu trẻ và tin tưởng sữa mình là tốt nhất cho trẻ, điều này giúp tăng tiết sữa. Nếu mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa, sữa mẹ sẽ ngừng chảy. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ nên nằm cạnh con để có sự gắn bó tình cảm với trẻ và cho trẻ bú sớm. Việc cho trẻ bú sớm còn giúp cho dạ con (tử cung) co hồi tốt và làm ngưng chảy máu sau khi sinh. 3. Quá trình xuống sữa Sau khi sinh, vú mẹ tiết ra một ít sữa non có màu vàng nhạt và sánh. Sau đó, mẹ sẽ cảm thấy hai vú căng đầy, gọi là xuống sữa. Sự xuống sữa sẽ xảy ra nhanh nếu bé được cho bú ngay sau khi sinh. Thời gian tiếp theo, mẹ có cảm giác bầu vú ít căng hơn, nhưng sữa vẫn đang tiếp tục được sản xuất và đủ cho bé ít nhất từ 4 đến 6 tháng tuổi II. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho bé, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh hay gầy ốm. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian 4-6 tháng tuổi. Chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ, có men lypase giúp tiêu hóa chất mỡ Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn các loại sữa khác. Đó là chất thiết yếu cho cơ thể đang phát triển của bé Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên bé bú mẹ sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt Sữa mẹ có đầy đủ các loại vitamin và lượng nước cần thiết cho bé ngay cả khi thời tiết nóng. Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn, không cần bổ sung thêm nước, vitamin hoặc nước trái cây trong vòng 4 tháng đầu. Sữa mẹ chứa đủ lượng canxi và phốt phát, giúp bé phát triển tốt. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não tối ưu. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đạt chỉ số phát triển trí tuệ MDI = 108. Sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Tiện lợi và tiết kiệm: Sữa mẹ có sẵn và ít tốn kém hơn nuôi con bằng sản phẩm thay thế. Gắn bó tình cảm giữa mẹ và con Giúp mẹ co hồi tử cung sớm sau khi sinh Vóc dáng người mẹ nhanh chóng trở về bình thường Giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở mẹ Giảm khả năng thụ thai trở lại của người mẹ III. Những thay đổi của sữa mẹ: 1. Sữa non: Là sữa đầu tiên được tạo ra từ vú. Vú bắt đầu tạo sữa non (đặc, dính, vàng hay trắng) vào tuần thứ 16 của thời kỳ mang thai. Vì sữa non có rất ít nên một số bạn lần đầu tiên làm mẹ nghĩ rằng mình “không có sữa”. Sữa non tuy ít nhưng lại rất bổ. Đó là thức ăn lý tưởng cho bé sơ sinh vì: Sữa non có chứa một lượng lớn kháng thể giúp bảo vệ bé chống lại bệnh tật trong những tháng đầu tiên Sữa non là nguồn dinh dưỡng rất đậm đặc, chứa nhiều protein và muối khoáng. Chỉ có một lượng ít sữa non nên bé sơ sinh thực tập bú mẹ dễ dàng hơn: Mút, nuốt và thở cùng lúc một cách nhịp nhàng. Khi bé quen dần động tác bú, cơ thể bạn sẽ tiết sữa nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bé. Sữa non có nhiều chất bảo vệ cơ thể, giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Nó cũng có tác dụng xổ nhẹ, hỗ trợ việc tống phân xu và giúp bé đỡ bị vàng da. Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hóa của bé trưởng thành. Sữa non còn có nhiều vitamin A, giúp bé phòng chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. Vì vậy, nên cho bé bú sớm từ nửa giờ đến một giờ sau khi sinh. Không được cho trẻ dùng bất kỳ thức ăn, thức uống nào trước khi bé bắt đầu bú mẹ 2. Sữa trung gian: Thành phần bắt đầu ổn định, lượng đạm giảm, đường lactose, chất béo và năng lượng gia tăng. 3. Sữa trưởng thành: Thành phần ổn định hơn và gia tăng về số lượng. Sữa loãng hơn, có màu trắng xanh, giàu chất béo và năng lượng hơn Trong một cữ bú của bé, thành phần của sữa thay đổi như sau: Sữa đầu: Là sữa ở đầu cữ bú của bé, có màu trắng trong và lỏng. Bé bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng: protein, lactose, vitamin, chất khoáng và nước. Sữa cuối: Là sữa ở cuối cữ bú, có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo. Cần cho bé bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để nhận được chất béo có nhiều năng lượng, giúp bé tăng cân tốt. Bé bú mẹ ít bị tiêu chảy, ít bị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... IV. Chế độ ăn của mẹ: Khi cho con bú, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ cao hơn cả khi mang thai. Người mẹ cần ăn uống đầy đủ và cân đối, không nên kiêng khem quá mức. Mỗi ngày bạn cần ăn nhiều thức ăn từ mỗi nhóm sau:   + Thịt, cá, gà, trứng, bơ …    + Các loại hạt, đậu.     + Trái cây và nước quả.     + Rau cải xanh và rau quả có màu vàng.     + Bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì nui.    + Sữa và phô mai. Những điều cần tránh:    + Cà phê, thuốc lá, rượu bia.   + Thức ăn nhiều gia vị như ớt, hành, tỏi, tiêu …   + Không lao động quá mức. + Tránh lo lắng, buồn phiền. 1. Cố gắng ăn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên kềm chế cơn thèm với những thứ trước đây bạn thích nhưng có chứa ít hàm lượng calo nhé. 2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày với lượng protein, chất béo, cacbonhydrate vừa đủ. 3. Mỗi ngày cung cấp thêm hàm lượng calo, không quá 500g. 4. Uống nhiều nước vì khi cho con bú cơ thể sẽ bị thiếu nước. Trước mỗi lần cho con bú, nên uống một cốc nước, tuyệt đối tránh dùng cà phê hay các thức uống khác như: bia, rượu, trà…Nên uống 8 cốc nước mỗi ngày. 5. Nếu bạn nghiện hoặc thèm rượu hoặc uống vì bất kỳ lý do gì thì chỉ uống khi đảm bảo không cho con bú sau đó một vài giờ, và không uống quá 1 hoặc 2 cốc/ngày. 6.Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên chú ý tới lượng calci và sắt. Để giúp cho cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn, kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa vitamin C. 7. Vẫn tiếp tục duy trì “nạp” lượng vitamin giống như trước khi sinh. Dành chút thời gian phơi nắng hàng ngày để làm tăng lượng vitamin D trong cơ thể bạn. Lưu ý: Cho con bú chính là phương thức hữu hiệu để giúp bạn giảm cân.. Hãy xem xét kỹ lưỡng các loại thuốc mà bạn sử dụng Một chế độ ăn chay hợp lý cũng không quá ảnh hưởng gì đến các bà mẹ khi đang cho con bú. Nhưng nếu vì lý do gì đó mà bạn đang thực hiện chế độ ăn chay thì nên tìm cách cung cấp đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết. Nếu như trẻ hay khóc hoặc đau bụng thì có lẽ trẻ rất nhạy cảm với chế độ ăn uống của bạn đấy (đặc biệt trong gia đình bạn có “tiền sử” bị dị ứng thức ăn). Thủ phạm có thể là các thực phẩm chế biến từ sữa, cà phê, thực phẩm có chứa chất acid và chất cay nóng. Trong ba bữa ăn chính hằng ngày, mỗi bữa nên ăn thêm 1 bát cơm. Ăn thêm 1-2 bữa phụ như củ khoai, bắp ngô, trái chuối, bánh giò, quả trứng hay ly sữa. Ưu tiên các thực phẩm có nhiều canxi, phốt pho như sữa, thịt, cá, tôm, cua, rau xanh...(để giúp cho sự tạo xương của thai nhi) và có nhiều đạm, chất sắt như gan, thịt, cá, trứng, sữa, lạc, vừng, đậu đỗ... (để phòng thiếu máu). Nên ăn các thực phẩm có nhiều đạm và giàu tiền sinh tố A. Đó là các loại rau màu xanh đậm và màu đỏ như rau ngót, rau muống, rau lang, xà lách, mùng tơi, rau dền; các loại quả chín có màu vàng cam như chuối, đu đủ, cam, xoài... V. Một số món ăn tăng tiết sữa: 1. Canh móng giò, hoàng kỳ: Móng giò 500 g, hoàng kỳ 30 g, đương quy 15 g, thông thảo 4 g. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng nấu thêm chút nữa là ăn được, ăn hết cả nước lẫn cái. Ăn trong 5-7 ngày. 2. Sườn lợn hầm sơn giáp: Sườn lợn 500 g, xuyên sơn giáp 10 g, hoàng kỳ 30 g. Tất cả nấu cùng đến nhừ, thêm chút rượu vào, ăn thịt uống canh. Cần ăn 4-5 ngày. 3. Thịt cừu hầm đương quy: Thịt cừu 500 g, đương quy 20 g, cho cả vào hầm nhừ, sau thêm chút rượu và mấy lát gừng tươi, ăn thịt uống canh. Ăn trong 4-5 ngày. 4. Canh móng giò: Móng giò 1 cặp, gia vị vừa đủ, luộc chín vớt ra, giữ nước cho mì vào, ăn mì nước với móng giò. Cần ăn trong 7-10 ngày. 5. Canh móng giò, thông thảo: Móng giò 1 chiếc, thông thảo 2 g, cho vào cùng luộc nhừ, nêm gia vị vừa miệng, ăn thịt, uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 4-6 ngày. 6. Canh móng giò, lá quýt, thanh bì: Móng giò 500 g, lá quýt diệp 10 g, thanh bì 10 g, nấu chín nhừ ăn thịt uống nước canh. Ăn trong 5-7 ngày. 7. Canh mạch nha, cá diếc: Cá diếc sống 1 con, mạch nha 20 g, nấu chín, nêm đủ gia vị, ăn cá uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày. 8. Canh cá diếc, thông thảo: Cá diếc sống 1 con, thông thảo 3 g, đương quy 5 g, nấu cùng, chín ăn cá, uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày. 9. Gà mái hầm hoàng kỳ: Gà mái 1 con, hoàng kỳ 50 g, cho hầm nhừ pha chút rượu và mấy lát gừng, ăn cái uống nước canh. Cần ăn 4-5 lần, ngày 1 lần, có thể ăn cách nhật Đối với bà mẹ nuôi con bú, nǎng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất, nhưng nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, nǎng lượng cần đạt được 2750 Kcal/ngày, như vậy, nǎng lượng tǎng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày). Cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 4 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng VI. Mẹ cần lưu ý: 1. Không được cho con bú khi: - Dùng thuốc trị bệnh ung thư. - Trị bệnh bằng các chất phóng xạ. 2. Nên tạm ngưng cho bú khi: - Dùng các thuốc tâm thần hoặc thuốc chống co giật (barbiturate, diazepam) vì trẻ có thể bị lơ mơ hoặc hoạt động cơ bắp bị yếu đi. - Uống một số thuốc kháng sinh như cloramphenicol, metronidazole, tetracyclin, ciprofloxacin... Nên theo dõi vàng da ở trẻ nếu mẹ sử dụng sulfonamide, cotrimoxazone, fansidar, dapsone... Mẹ không nên dùng những thuốc làm giảm tiết sữa như thuốc tránh thai có oestrogen, thuốc lợi niệu. Vẫn cho bé bú và theo dõi khi bà mẹ dùng các loại thuốc sau với liều bình thường: - Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol (Acmol), acetyl salicylic acide (Aspirin), ibuprofen... - Nhóm morphine, pethidinne... - Thuốc kháng sinh: ampiciline, erythoromycine, cloxaciline, penicilline. - Thuốc chống lao, chống phong. - Thuốc chống sốt rét (trừ mefloquine). - Thuốc chống nấm, tẩy giun sán. - Thuốc trị hen, dị dứng như salbutamol, corticoide, kháng histamin... - Thuốc trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường. - Các loại vitamin (đặc biệt không dùng vitamin A liều cao ở phụ nữ có thai), chất khoáng như sắt, iốt... Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý: - Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm, khi chưa đủ thức ǎn thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ. - Không nên cai sữa cho trẻ vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ǎn. - Không nên cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ quấy khóc biếng ǎn. - Không cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm nhất là khi bị tiêu chảy vì thức ǎn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng. Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ǎn thay thế đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...) chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả. Bảo vệ nguồn sữa mẹ. a. Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ǎn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tǎng cân tốt (10 - 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh. b. Khi nuôi con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần được ǎn đủ, uống đủ ngủ đẫy giấc. Người mẹ nên ǎn uống bồi dưỡng. Khẩu phần ǎn cần cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ǎn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, hoặc trứng, một ít rau đậu. Nên ǎn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ǎn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ǎn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. c.Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng một lít rưỡi đến hai lít). d. Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những cǎng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa. e. Điều quan trọng để tạo nhiều sữa, người mẹ cần cho con bú thường xuyên và bú đúng cách. Trẻ ngậm bắt bú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh đau rát vú. Tài liệu tham khảo  HYPERLINK "" . . handbook of nutrition and food.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai và cho con bú.doc