Nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗtái thành thục tôm sú mẹ

Hiện nay, ởViệt Nam đã có một sốnghiên cứu vềnuôi vỗthành thục tôm sú bốmẹ để đáp ứng nhu cầu sản xuất giống trên cơsởdùng tôm đầm hay tôm ngoài tựnhiên. Lê Xân (2000) đã nghiên cứu và nuôi vỗthành thục tôm sú bốmẹtừtôm sú giống bằng cách nuôi nhiều giai đoạn đã kết luận rằng tôm nuôi trong ao trưởng thành sau 16 -18 tháng nuôi, khi chuyển sang nuôi vỗthành thục trong bểcho tỉlệ77,7% thành thục và tỉlệcon cái được thụtinh 61.8%. Nguyễn CơThạch và Phan Đình Phúc (2000), nghiên cứu tôm sú bốmẹtrong lồng ởbiển, sau đó lựa chọn tôm tốt nuôi thành thục trong lồng và trong bểxi măng với thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Kết quảcho thấy tôm nuôi trong bểxi măng có tỉlệthành thục cao hơn trong nuôi lồng trên biển và tôm có nguồn gốc từao đầm tỉlệthành thục thấp hơn tôm biển. Nguyễn Thanh Phương và csv(2005), đã nghiên cứu gia hóa và tạo tôm sú bốmẹchất lượng cao cho kết quảtôm bốmẹtrọng lượng trên 100g nuôi trong bểlọc tuần hoàn có thểtham gia sinh sản và tôm gia hóa F1 cho sức sinh sản tương đương với tôm đầm nhưng vẫn ít hơn tôm biển.

pdf39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗtái thành thục tôm sú mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên của gan tụy. Tinh sào trong suốt và có 5-8 thùy liên kết lại ở phần gốc và đổ về ống dẫn (deferens). Ống dẫn gồm có đoạn đầu ngắn và hẹp; đoạn giữa dày và lớn và đoạn cuối dài hẹp. Đầu cuối của ống có túi tinh và đổ ra gốc của chân ngực 5, có thể nhìn thấy qua lớp vỏ. Túi tinh được hình thành khi các tinh trùng đi qua ống dẫn. Cơ quan sinh dục của tôm cái là thelycum. Thelycum là đĩa biến dạng của đốt ngực thứ 7 và 8. Tôm sú có thelycum kín (2 tấm đậy kín). Cơ quan sinh dục trong của tôm cái bao gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng kéo dài theo chiều dài cơ thể. Buồng trứng có nhiều thùy ở phần đầu và nằm gần dạ dày và vùng tim; Các thùy bên nằm phía trên của gan tụy; Thùy bụng nằm giữa mặt bên và trên của dãy ruột và phía dưới của các mạch máu bụng trên lưng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). 13 Hình 2.3: Cơ quan sinh dục của tôm sú (b: petasma, c: thelycum) 2.3.4. Kích cở thành thục Theo Motoh (1985) cho rằng trong tự nhiên, các loài tôm thuộc giống Penaeus thường đạt tuổi thành thục sau 8-10 tháng. Tôm sú (Penaeus monodon) là loài có kích cỡ lớn song chúng có thể thành thục ở kích cỡ 35 g đối với con đực và 67,7 g đối với con cái. Trong ao, tôm đực có thể đạt thành thục ở trọng lượng 20 g và con cái ở 41,3 g. 2.3.5. Tập tính sinh sản Theo Bray và Lawrence (1992) thì tôm sú thuộc nhóm có thelycum kín, tôm cái chỉ giao vỹ khi vừa lột xác. Túi tinh của tôm đực được chuyển sang túi chứa tinh nằm trong thelycum của tôm cái. Túi tinh này sẽ được giữ để thụ tinh cho vài lần đẻ trứng hay đến khi tôm cái lột vỏ tuân theo thứ tự: lột xác - giao vỹ - thành thục - đẻ trứng. Hiện tượng giao vỹ ở tôm xảy ra khi có sự tiết pheromone sinh dục của tôm cái và tôm đực nhận biết nhờ râu thứ nhất hay gai râu thứ nhất. Ở tôm sú (Penaues monodon) có thelycum kín, giao vỹ xảy ra sau khi lột xác của con cái vào lúc 18:00-6:00. Các bước trong quá trình giao vỹ của tôm được mô tả như sau: một hay nhiều con đực bị con cái hấp dẫn, tiếp cận con cái từ phía sau, con đực chạm đầu gai chủy vào dưới đuôi con cái; con cái bơi lên mặt, và chúng rượt đuổi nhau hay bơi song song, con đực thường bơi phía dưới và sau con cái; từ phía dưới con cái, con đực trở ngửa lên, đầu áp đầu, bụng áp bụng với con cái; con đực sau đó quay vuông góc với con cái, búng co đầu và đuôi vài lần để chuyển túi tinh vào con cái. 14 Hình 2.4: Đặc điểm giao vỹ của tôm sú (Penaeus monodon) các giai đoạn từ (a) (d). 2.3.6. Phát triển của tuyến sinh dục Theo Tan-Fermin và Pudadera (1989) thì sự phát triển của tuyến sinh dục tôm sú như sau: Phát triển tuyến sinh dục đực Tinh dịch có màu sữa hay xám nhạt. Tinh trùng không di động, có hình quả cầu có chóp gai. Phát triển tuyến sinh dục cái Ở tôm sú (Penaeus monodon) có 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dựa trên sự khác biệt về cỡ trứng, độ rộng tuyến sinh dục và màu sắc. Giai đoạn I: buồng trứng mỏng, trong suốt, không nhìn thấy được từ bên ngoài. Tôm sú giai đoạn này trứng có kích cỡ 36 µm thì được bao bởi một lớp folicule và trứng lớn hơn sẽ có nhân và hạt noãn hoàng. Ở giai đoạn thoái hoá trứng cũng chứa noãn hoàng và có lớp folicule dày, trứng giai đoạn này có hình dạng không đều. Giai đoạn II (giai đoạn phát triển): buồng trứng mềm và có màu trắng hay xanh ô-liu, dạng dãy thẳng. Trứng có kích cỡ trung bình 177 µm có những hạt noãn hoàng. Tế bào có chất nguyên sinh bao gồm những hạt glycoprotein nhỏ, giọt lipoglycoprotein và giọt dầu. Giai đoạn III (giai đoạn gần chín): buồng trứng có màu xanh nhạt, phần trước dày và nở rộng. Có thể thấy buồng trứng dễ dàng qua lớp vỏ đặc biệt ở đốt bụng thứ nhất. Trứng có kích cỡ trung bình 215 µm. Giai đoạn IV (giai đoạn chín): buồng trứng có dạng hạt kim cương nở rộng phủ khắp đốt bụng thứ nhất. Trứng có màu xanh ô-liu đậm hay xanh rêu đậm và phủ đầy 15 khoang cơ thể. Trứng có kích cỡ trung bình 235 µm. Tôm ở giai đoạn này thường được sử dụng cho sinh sản trong trại giống. Hình 2.5: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú (Penaeus monodon), (Tan –Fermin và Pudadera, 1989) 2.3.7. Đẻ Trứng và sức sinh sản Theo Phạm Văn Tình (2003), thì tôm đẻ trứng vào ban đêm, thường 22-2 giờ. Tuy nhiên, tùy từng mùa mà thời gian đẻ trứng của tôm cũng khác nhau. Trước khi đẻ trứng, tôm cái nằm yên trên đáy bể. Khi bắt đầu đẻ trứng, con cái bơi tới và thỉnh thoảng búng nhanh. Sau đó, bơi chậm lại và đẻ trứng rơi vào nước. Các chân bụng hoạt động nhanh để phân tán trứng đều trong nước và rơi xuống đáy bể. Đôi khi, trứng không rơi đều ra mà dính lại thành đám trên đáy bể, điều này sẽ làm trứng bị hư và không nở được. Các hoạt động bên ngoài đều có ảnh hưởng đến hoạt động đẻ trứng của tôm. Theo Phan Đình Phúc và Nguyễn Cơ Thạch (2004), thì sức sinh sản của tôm tỉ lệ thuận với khối lượng, tôm thành thục ngoài tự nhiên có khối lượng 145 g thì sức sinh sản là 4050 trứng/g, còn tôm thành thục trong lồng ở biển thì sức sinh sản là 3413 trứng/g. Trong tự nhiên, tôm thường đẻ 1 lần trong mỗi chu kỳ lột xác, song trong điều kiện nuôi vỗ tôm có thể đẻ nhiều lần (có thể đến 12 lần) (Lưu Hoàng Ly, 1991). 16 2.3.8. Phát triển của phôi, ấu trùng và hậu ấu trùng Theo Primavera và Posadas (1981), sự phát triển của phôi: giai đoạn này bắt đầu khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128 tế bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai đoạn này khoảng 12-15h tùy thuộc vào nhiệt độ của nước. Motoh (1981) trích dẫn bởi Tăng Minh Khoa (2010) cho rằng sự phát triển của ấu trùng tôm sú trãi qua các giai đoạn nauplii (6 giai đoạn), zoae (3 giai đoạn) và mysis (3 giai đoạn). Nauplius: Ấu trùng nauplius mới nở có chiều dài khoảng 0,3 mm, có 3 đôi phụ bộ và một điểm mắt ở giữa trước. Ấu trùng có tập tính trôi nổi, hướng quang, dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Zoae: bao gồm 3 giai đoạn phụ: Ấu trùng zoea 1 phân biệt với nauplius qua một số đặc điểm như có carapace tròn, các phụ bộ và gai đuôi phát triển. Ở giai đoạn zoae 2 ấu trùng xuất hiện 2 mắt có cuống, chủy có răng, bụng phát triển dài ra. Đôi râu thứ nhất hướng ra phía trước. Ấu trùng zoae 3 có các gai lưng và gai bụng trên các đốt bụng. Râu thứ nhất to hơn và có nhiều lông tơ. Các mầm chân ngực xuất hiện phía sau các phụ bộ miệng. Đặc điểm rõ nhất là chân bụng (uropod) xuất hiện trước đuôi. Ấu trùng zoae có tính ăn lọc, thụ động, thức ăn chính là tảo, có kích cỡ 3-30µm. Tuy nhiên zoae 1 vẫn còn sử dụng noãn hoàn trong khi bắt đầu ăn ngoài. Zoae có tính hướng quang mạnh. Mysis: có 3 giai đoạn phụ, giai đoạn mysis 1 có cơ thể kéo dài, chân ngực phát triển, telson xuất hiện, chưa có chân bụng. Mysis 2 có mầm chân bụng nhưng chưa phân đốt. Mysis 3 có chân bụng phát triển dài gấp đôi so với giai đoạn mysis 2, chân bụng có 2 đốt. Ấu trùng Mysis dần dần chuyển sang ăn động vật phiêu sinh, bơi ngửa và giật về phía sau. Sau giai đoạn mysis chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng (postlarvae) có hình dạng tương tự như tôm trưởng thành chiều dài đầu tiên khoảng 4,5mm có tập tính bơi trong cột nước, phần lớn sống đáy. Từ postlarvae 6 chủ yếu sống đáy. 2.3.9. Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng Tập tính bắt mồi của tôm Tôm sú được xem như là loài ăn tạp (Dall, 1998). Thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, côn trùng, tảo và các mảnh thực vật. Các chất vẫn bao gồm các mảnh hữu cơ cũng là thức ăn quan trọng của tôm. Tuy nhiên, tính ăn của chúng cũng thay đổi theo giai đoạn. Giai đoạn nauplii: dinh dưỡng bằng noãn hoàng. 17 Giai đoạn zoae: ăn được thức ăn có kích thước <50 µm. dinh dưỡng chủ yếu bằng tảo khuê (sketonema, Cheatoceros sp...). Trong sản xuất giống nếu thiếu tảo tươi có thể bổ xung thêm tảo khô, thức ăn công nghiệp như: Lansy, Frippack 1,... Giai đoạn mysis: ăn được thức ăn có kích thước 50 -90 µm, ăn các phiêu sinh vật như: luân trùng, ấu trùng artermia, có thể cho ăn thêm Lansy, Frippack 2.... Giai đoạn tôm bột (postlarvae): ăn được thức ăn có kích thước 90 -250 µm. Trong tự nhiên tôm ăn các giáp xác nhỏ, nhuyễn thể nhỏ, giun nhiều tơ. Khi ương tôm giống có thể cho ăn thức ăn chế biến từ lòng đỏ trứng gà, thịt tép, cá,... hay thức ăn công nghiệp như Frippack 2, Frippack 150,... Postlarvae giai đoạn đầu có chiều dài khoảng 4,5mm, các chân bụng có nhiều lông tơ và vẫn còn tập tính bơi trong cột nước nhưng phần lớn bắt đầu sống đáy. Từ giai đoạn postlarvae 6 (khoảng 6 ngày từ khi tôm chuyển từ mysis sang postlarvae) thì tôm hoàn toàn sống đáy. Giai đoạn trưởng thành: ăn thiên về động vật đáy như: giáp xác đáy, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, các loại ấu trùng của động vật đáy. Hiện tượng tôm ăn lẫn nhau xãy ra khi tôm thiếu thức ăn, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng hay mất cân bằng trong dinh dưỡng, và nuôi với mật độ quá dày. Tôm khỏe thường tấn công tôm yếu, tôm lớn ăn tôm nhỏ và tôm vỏ cứng ăn tôm vỏ mềm. Tôm sú ăn suốt ngày đêm. Tuy nhiên ăn nhiều vào ban đêm. Tôm cũng ăn nhiều vào lúc thủy triều lên cao. Tôm thích ăn đáy và ăn ven bờ. Tôm giảm ăn vào những lúc lột xác. Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối vời khả năng bắt mồi của tôm. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp, oxy quá thấp làm tôm giảm ăn. Các yếu tố khác thay đổi bất ngờ thường gây sốc cho tôm, làm tôm giảm ăn (Tăng Minh Khoa, 2010). 2.3.10. Đặc điểm sinh trưởng Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), tôm sú cũng giống như các loài giáp xác khác, chúng lớn lên nhờ lột xác. Tiến trình lột xác của tôm trãi qua một số giai đoạn chính là tiền lột xác, lột xác, hậu lột xác, giữa chu kỳ lột xác, với những diễn biến bao gồm sự kết dính giữa biểu mô và vỏ tôm bị lỏng lẻo ra, cơ thể nhanh chóng rút ra khỏi vỏ cũ, cơ thể hấp thụ nước để nở rộng vỏ và lớn nhanh, cơ thể cứng cáp lại nhờ chất khoáng và chất đạm. Do có hiện tượng lột xác nên quá trình tăng trưởng của tôm không liên tục mà có tính gián đoạn. Quá trình lột xác của tôm được điều khiển nhờ hormone lột xác được tiết ra từ cơ quan Y và hormone ức chế lột xác được tiết ra từ cơ quan X. Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau, chu kỳ này mang tính đặc trưng riêng biệt cho loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm. Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và 18 kéo dài khi tôm càng lớn. Ngoài ra, quá trình lột xác và tốc độ tăng trưởng của tôm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi rất nhiều yếu tố như loài, dinh dưỡng, môi trường nước. Giai đoạn ấu trùng tôm lột xác mổi ngày, tôm càng lớn chu kỳ lột xác càng dài 2.4. Một số nghiên cứu về tôm sú Browday và csv (1998) đã nhận định những thành tựu đạt được trong việc sản xuất tôm bố mẹ trong điều kiện nhân tạo là các cải tiến về di truyền và chất lượng tôm bố mẹ sẽ là cơ hội lớn về kinh tế và tính phát triển bền vững lâu dài của nghề nuôi tôm. Santiago (1997) cho rằng số lượng trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của ấu trùng từ tôm sú bố mẹ nhân tạo không khác gì với tôm được đánh bắt từ tự nhiên. Thức ăn tôm bố mẹ phù hợp, sức khỏe tôm tốt và điều kiện nuôi được quản lý thích hợp thì chất lượng tôm bố mẹ nhân tạo vẫn tương đương với tôm bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên (Browday, 1998). Menasveta và csv (2001) đã thử nghiệm nuôi vỗ thành thục tôm sú trong các hệ thống nước biển lọc sinh học tuần hoàn cho kết quả tốt. Tại Mỹ các nghiên cứu về gia hóa tôm sú bố mẹ đã được AQUACOP tiến hành từ năm 1975 và đã được nuôi giữ đến 8 thế hệ liên tiếp trong điều kiện nhân tạo. Ở khu vực Đông Nam Á, thì Philippines đã tiến hành nuôi vỗ tôm sú bố mẹ cải thiện sức sinh sản tôm sú bố mẹ nhân tạo từ 166.000 trứng/lần đẻ lên 250.000 trứng/lần đẻ (Hoàng Tùng, 2003). Tại Thái Lan thì Withyachumnarnkul (2002) đã tiến hành nghiên cứu về gia hóa sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao từ năm 1996. Theo Preston (2002) sản xuất tôm sú giống nhân tạo sạch bệnh (nuôi từ tôm bột lên tôm bố mẹ) được thực hiện hoàn toàn trong các hệ thống tuần hoàn. Chính chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn ổn định và tốt hơn trong ao, cách ly được các nguồn nhiễm bệnh nên cho kết quả nuôi tôm tốt và chất lượng cao. Tôm nuôi trong hệ thống Bảng 2.2: Chu kỳ lột xác của tôm sú (Penaeus monodon): Cỡ tôm (g) Chu kỳ lột xác (ngày) Postlarvae 2-3 3-5 5-10 10-15 15-20 20-40 Tôm cái (tôm đực) 50-70 Hàng ngày 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 14-15 18-21 (23-30) 19 tuần hoàn có thể đạt tỉ lệ sống từ giai đoạn giống đến giai đoạn trưởng thành (1 năm tuổi) là 60% và từ trưởng thành đến thành thục là 80%. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ để đáp ứng nhu cầu sản xuất giống trên cơ sở dùng tôm đầm hay tôm ngoài tự nhiên. Lê Xân (2000) đã nghiên cứu và nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ từ tôm sú giống bằng cách nuôi nhiều giai đoạn đã kết luận rằng tôm nuôi trong ao trưởng thành sau 16 -18 tháng nuôi, khi chuyển sang nuôi vỗ thành thục trong bể cho tỉ lệ 77,7% thành thục và tỉ lệ con cái được thụ tinh 61.8%. Nguyễn Cơ Thạch và Phan Đình Phúc (2000), nghiên cứu tôm sú bố mẹ trong lồng ở biển, sau đó lựa chọn tôm tốt nuôi thành thục trong lồng và trong bể xi măng với thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Kết quả cho thấy tôm nuôi trong bể xi măng có tỉ lệ thành thục cao hơn trong nuôi lồng trên biển và tôm có nguồn gốc từ ao đầm tỉ lệ thành thục thấp hơn tôm biển. Nguyễn Thanh Phương và csv (2005), đã nghiên cứu gia hóa và tạo tôm sú bố mẹ chất lượng cao cho kết quả tôm bố mẹ trọng lượng trên 100g nuôi trong bể lọc tuần hoàn có thể tham gia sinh sản và tôm gia hóa F1 cho sức sinh sản tương đương với tôm đầm nhưng vẫn ít hơn tôm biển. Thạch Thanh và csv (1999), nghiên cứu thành công qui trình nước tuần hoàn trong ương nuôi tôm sú được công bố. Qui trình tuần hoàn hiện đang được áp dụng ở những nơi xa biển, mà nhiều nhất là ở thành phố Cần Thơ đã mở ra một mô hình mới trong sản xuất giống tôm sú. Nguyễn Thanh Phương (2005), khi nuôi vỗ tôm sú bố mẹ để gia hóa và tạo tôm bố mẹ có chất lượng cao cho tôm bố mẹ ăn kết hợp gồm mực, gan heo, sò huyết, cho kết quả sinh trưởng, tỉ lệ sống và sinh sản tốt hơn tôm chỉ ăn gan heo và mực. Nhưng ông cho rằng thức ăn kết hợp gan heo, mực, sò huyết chưa phải là thức ăn tốt nhất mà cần phải nghiên cứu thêm. Hầu hết các trại giống đều phải phụ thuộc vào nguồn tôm sú bố mẹ khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên, tôm bố mẹ dùng cho sinh sản nhân tạo có thể từ hai nguồn: tôm tự nhiên bắt từ biển và tôm nuôi trong các ao, đầm. Tùy theo nguồn tôm khác nhau mà có thể có những ưu khuyết điểm khác nhau và tùy từng nơi mà dùng phổ biến tôm biển hay tôm đầm. Nhìn chung, tôm biển có kích cỡ 155-280g, tôm đầm 120-180g có thể được chọn làm tôm bố mẹ để nuôi vỗ. Tôm bố mẹ sau khi chuyển về đến trại phải được chọn kỹ và có thời gian thích nghi. Những con tôm chưa thành thục hay chớm thành thục, khỏe mạnh, vỏ sạch sẽ và cứng, không thương tích, mang bình thường (không có màu đỏ, vàng hay đen) được chọn để nuôi vỗ. Sau đó, tiến hành xử lý tôm bố mẹ bằng formaline 200 mg/l trong 30 phút hoặc sử lý bằng ozone trong 5 phút trước khi cho vào bể nuôi vỗ bằng composite hoặc bể xi măng với mật độ tôm bố mẹ 4 con/m2 (1 đực:4 cái) (Châu Tài Tảo, 2005). 20 Theo Nguyễn Xuân Thu và csv (2004), thì chất lượng thành thục của tôm sú cắt mắt phụ thuộc rất lớn vào loại thức ăn sử dụng khi nuôi vỗ thành thục. Phạm Văn Tình (2003), phải chọn đúng loại thức ăn tôm mẹ mới thành thục được do trong quá trình thành thục, chất dinh dưỡng từ gan tụy dược huy động cho sự thành thục của buồng trứng thông qua quá trình tổng hợp noãn hoàng. Harrision (1997) các mô dự trữ ở gan tụy nhanh chóng cạn kiệt. Vì vậy, thức ăn thành thục là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho quá trình phát triển của buồng trứng tôm mẹ. Wouters và csv (2001), các chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình thành thục của buồng trứng là các nhóm acid béo thuộc nhóm chất béo lipid, cholesterol, carotennoid, triglycerid và vitamin (E, C, A). Cụ thể như sau : Chất béo (lipid): lipid được huy động từ gan tụy và lipid của thức ăn sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và vận chuyển đến buồng trứng đang phát triển. Đặc biệt là nhóm acid béo thuộc nhóm HUFA và phospholipid. Nhóm acid béo không no cao phân tử ( HUFA) rất quan trọng trong quá trình thành thục gồm EPA 20:5n-3, DHA: 22:6n- 3 và ARA: 20:4n-6 thức ăn tươi sống hay tổng hợp nếu thiếu acid nhóm n-3 sẽ cho chất lượng thành thục, sức sinh sản, chất lượng trứng rất kém (Wouters và csv, 1999). ARA là acid thuộc nhóm n-6 là dẫn xuất của hormone prostanlandin quan trọng cho quá trình thành thục và đẻ trứng. Theo Harrision (1997) thì ARA được phân tích với hàm lượng cao một số thức ăn nuôi thành thục như trùn biển, vẹm, nghêu, thậm chí gan heo, gan bò. Theo Wouters và csv (2001), cho rằng lipid quá cao trong thức ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến buồn trứng đang phát triển. Hàm lượng lipid bình quân cho tôm bố mẹ thường khoảng 10% là hợp lý. Phospholipid: có mặt hàm lượng cao trong trứng tôm. Cahu và csv (1994) với nhiều nghiên cứu đã khẳng định thức ăn nuôi tôm bố mẹ nên có khoảng 2% phospholipid. Cholesterol: được dự trữ ở gan tụy và chuyển hóa vào buồng trứng trong quá trình thành thục. Cholesterol có hàm lượng cao trong mực và nghêu (Harrision, 1990). Triglycerid: là nguồn năng lượng cơ bản cho trứng và ấu trùng cũng như quá trình thành thục. Trong quá trình thành thục hàm lượng của nó tăng lên do chúng được vận chuyển vào trứng, hàm lượng của nó giảm khi tôm đẻ (Ravid và csv, 1999). Nhu cầu đạm và acid amin: quá trình thành thục là thời kỳ cơ thể tôm bố mẹ cần một lượng protein cao hơn so với bình thường. Theo Aquacop (1979) thì tôm sú bố mẹ cần hàm lượng đạm 50- 55% khi nuôi vỗ thành thục. Castille và Laurence (1989), đã nghiên cứu và cho biết hàm lượng protein trong buồng trứng tăng cao trong quá trình phát triển của buồng trứng và giảm nhanh sau khi tôm đẻ. Tôm mẹ sẽ đẻ lặp lại nhiều lần khi có hàm lượng protein cao và có ý nghĩa (Palacios và csv, 2000). Thành 21 phần acid amin trong thức ăn tôm mẹ đề nghị nên giống với thành phần acid amin trong thức ăn tươi thành thục (Deshimura, 1982). Vitamin và khoáng chất: vitamin E có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tinh và tỉ lệ nở của trứng. Harrision (1997), vitamin A được tích lũy cao trong buồng trứng tôm thành thục, hàm lượng vitamin C trong buồng trứng chịu ảnh hưởng từ hàm lượng vitamin C trong thức ăn.Ngoài ra, vitamin C cũng đóng vai trò nâng cao tỉ lệ nở của trứng. Vitamin C, E là nhóm chống oxy hóa giúp bảo vệ tốt các acid béo cần thiết cho quá trình thành thục. Vitamin D có vai trò quan trọng trong thành thục giúp trao đổi canxi và phospho ở giáp xác (Nguyễn Duy Hòa và Nguyễn Văn Hảo, 2009). Các chất khoáng: Theo Harrision (1990), sự thiếu hụt hoặc mất cân đối các chất khoáng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành thục và làm thoái hóa noãn bào, giảm chất lượng trứng. Trong thức ăn thành thục của tôm các chất khoáng như canxi, magie, phospho, sodium, sắt, selenium, luôn được đưa vào. Đặc biệt là phosphorus (Mendoza và csv, 1997). Carotenoids: đặt biệt là astaxanthin là chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các nguồn dự trữ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển phôi. Giáp xác không thể tổng hợp carotenoids vì vậy cần bổ sung từ thức ăn. Tỉ lệ bổ sung khoảng 2% khẩu phần thức ăn cho tôm bố mẹ cải thiện ý nghĩa chất lượng ấu trùng (nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng) bổ sung 50mg astaxanthin trong 1kg thức ăn của tôm sú bố mẹ cho sản lượng trứng cao hơn và tỉ lệ biến thái ấu trùng tốt hơn (Dall, 1995). 22 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011 Địa điểm: trại sản xuất giống ĐĂNG KHOA. 179c/5 – Khu vục 1 – An Bình – Ninh Kiều –TP. Cần thơ. 3.2. Vật liệu và trang thiết bị Bể xử lý nước, bể nuôi tôm bố mẹ (216 lít), bể cho tôm đẻ (0,5m3), bể lọc tuần hoàn 3 ngăn giá thể (đá 1x2). Máy bơm nước, máy thổi khí, máy ozone (4g/h). Kính hiển vi, khúc xạ kế, các bộ test (pH, NO2,...), ống cấp nước, ống PVC, thao nhựa, vợt, túi lọc, cốc thủy tinh, cân điện tử... Hóa chất sử dụng: EDTA, fomol, chlorine,... Nguồn nước Nước ót được lấy từ Vỹnh Châu có độ mặn 90 -120‰ pha với nước ngọt sinh hoạt (nước máy) thành nước 30‰, xử lý chlorine 40ppm sục khí mạnh liên tục trong 48h cho chlorine bay hơi. Sau đó kiểm tra lại bằng test chlorine nếu còn chlorine thì trung hòa bằng Na2SO3 với tỉ lệ 1:3. kiểm tra lại pH, nếu thấp thì dùng NaHCO3 (20ppm) thì pH sẽ tăng thêm 0,5. Dùng EDTA 5-10ppm để trung hòa kim loại nặng, sục khí đều sau đó bơm nước qua túi lọc gòn 5µm trước khi sử dụng. Nguồn tôm bố mẹ Tôm mẹ khai thác từ biển được thu mua từ Rạch Gốc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Vận chuyển trong thùng xốp 30cm x 40cm x 60cm mức nước 15cm với mật độ 4 – 6 con/thùng. Chọn tôm có kích cở 180g – 250g khỏe mạnh, vỏ sạch, màu sáng, thelycum có túi tinh màu trắng, nếu tôm mang trứng từ biển càng tốt. Xử lý ozone 5 phút trước khi đưa vào bể nuôi vỗ. Thức ăn Thức ăn tươi sống: ốc mượn hồn mua từ Hà Tiên – Kiên Giang. 23 Thức ăn tự chế: Bảng 3.1: Thành phần của thức ăn tự chế Thành phần Hàm lượng Mực 200g Thịt tép 200g Sò huyết Gan bò 100g 100g DHA 2% Thức ăn được xay nhuyễn sau đó thêm vào 5% Alginate, tạo viên và cho vào dung dịch 4% CaCl2, bảo quản trong tủ đông sử dụng dần. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Hệ thống nuôi vỗ là hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Trước khi lắp đặt hệ thống phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ. Sau khi lắp đặt xong tiến hành bơm nước mặn 30‰ đã xử lý vào bể nuôi vỗ 216 lít. Nuôi vỗ 12 con tôm mẹ được mua từ Rạch Gốc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau kích cở từ 180 – 250g, màu sắc sáng, đầy đủ phụ bộ, khỏe mạnh. Bố trí ngẫu nhiên 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 6 lần (1 con/bể). Nghiệm thức 1: chọn 6 con tôm mẹ cho ăn ốc mượn hồn. Nghiệm thức 2: chọn 6 con tôm mẹ cho ăn ốc mượn hồn 50% + thức ăn tự chế 50%. Lượng thức ăn cho ăn bằng 30% trọng lượng tôm mẹ và chia đều cho 4 lần/ngày. Trước mỗi lần cho ăn siphone thức ăn thừa và theo dõi sức khỏe của tôm. Định kỳ 2 ngày xử lý ozone 5 phút để diệt một số bệnh ký sinh như zoothanium,... 3.3.2. Cắt mắt nuôi thành thục và cho đẻ Sau khi bố trí tôm vào bể nuôi vỗ 1 – 2 ngày thấy tôm khỏe mạnh ăn tốt, tiến hành cắt mắt tôm mẹ. Phương pháp cắt mắt là dùng kéo cắt mắt tôm. Sau khi cắt mắt cho tôm vào bể nuôi vỗ. Mỗi bể 1 con và cho tôm ăn bình thường và thường xuyên kiểm tra độ thành thục của buồng trứng tôm. Khi thấy trứng tôm ở giai đoạn IV thì chuẩn bị đưa tôm sang bể đẻ. Cho tôm vào bể đẻ lúc 18h, bể đẻ có thể tích 600 lít chứa 500l nước có độ mặn 30‰ có sục khí nhẹ đều có thể đậy kín bằng bạt. Khi tôm đẻ xong vớt tôm mẹ ra cho vào bể nuôi vỗ và tiếp tục nuôi vỗ tái phát dục cho lần đẻ kế tiếp. 3.3.3. Chế độ chăm sóc Theo dõi sự bắt mồi của tôm mẹ. 24 Ngày cho ăn 4 lần vào lúc 6h, 12h, 18h, 0h cho ăn 30% trọng lượng thân tôm mẹ. Đối với nghiệm thức 2: 6h và 18h cho ăn ốc mượn hồn, từ 12h và 0h cho ăn thức ăn tự chế. Sau 3h kể từ khi cho ăn kiểm tra thức ăn trong bể tôm, siphone thức ăn thừa. Nếu thiếu thì tăng lượng thức ăn cho lần cho ăn kế tiếp tăng theo tỉ lệ 50% ốc +50% chế biến. Cần theo dõi nhiệt độ hằng ngày. Chỉ tiêu pH, kH, NO3-, NH4+/NH3- theo dõi 4 ngày/lần. 3.3.4. Phương pháp thu và xử lý số liệu Phương pháp thu thập số liệu • Phương pháp định lượng trứng tôm Vì bể đẻ có thể tích 500 lít nên chỉ có thể định lượng trứng của tôm mẹ bằng cách sục khí mạnh cho trứng tôm phân bố đều trong bể đẻ, dùng pipet 5ml lấy 5 điểm trong bể được 5 mẫu và tính theo công thức: (n1+ n2+ n3+ n4+ n5) Số trứng = x 5x105 (3.1) 25 Trong đó: n1, n2, n3, n4, n5 là số trứng trong 5 mẫu. • Phương pháp định lượng nauplii Tắt sục khí bể ương nauplii, dùng đèn điện chiếu vào một điểm của bể, nauplii sẽ tập trung lại ngay điểm chiếu đèn (ví tôm sú có tính hướng quang) dùng vợt thu nauplii cho vào xô 50l chứa nước mặn 30‰ đã chuẩn bị sẳn. Dùng pipet 1ml lấy 5 lần được 5 mẫu. Đếm số nauplii trong 5 mẫu và tính theo công thức: (n1+ n2+ n3+ n4+ n5) Số nauplii = x 50.000 (3.2) 5 Trong đó: n1, n2, n3, n4, n5 là số nauplii trong 5 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi Số lần đẻ/ chu kỳ lột xác của cả 2 nghiệm thức Số tôm đẻ Tỉ lệ đẻ = (%) (3.3) Số tôm cắt mắt 25 Tổng số lượng trứng Sức sinh sản trung bình = (trứng/lần đẻ) (3.4) Lần đẻ Số lượng nauplius x 100 Tỉ lệ nở = (%) (3.5) Số lượng trứng x tỉ lệ trứng thụ tinh Tổng số trứng Sức sinh sản tương đối = (trứng/g) (3.6) Khối lượng tôm Xử lý số liệu được thu thập tính toán các giá trị trung bình sử dụng phần mềm Excell và Statistica 5.0. 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các yếu tố môi trường Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nhiệt độ 28 – 320C 28 – 320C pH 7,8 – 8,1 7,8 – 8,1 NH4+ (mg/l) 0,2 – 2 0,2 – 2 NO2 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như: nhiệt độ dao động từ 28 – 320C, pH từ 7.8 – 8.1, độ mặn 29- 30‰. Theo Nguyễn Văn Chung (2000), tôm sú là loài rộng nhiệt, nhiệt độ thích hợp từ 24 – 340C, bãi đẻ có độ mặn khoảng 33‰, pH 7.5 – 8.2. Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ mặn trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm. Tổng đạm (Amonia) trong nước hiện diện dưới 2 dạng: khí NH3 và dạng ion NH4+. Amonia tồn tại dạng NH3 rất độc với tôm nói riêng và các đối tượng thủy sản chung. Trong thí nghiệm NH4+ chỉ dao động từ 0,2 –2 mg/l do nuôi vỗ tôm mẹ trong hệ thống lọc tuần hoàn và có bổ sung vi sinh định kỳ ( 2 ngày/lần) để kiểm soát lượng tổng đạm (TAN). Hàm lượng tổng đạm của thí nghiệm là hoàn toàn phù hợp với kết luận của Châu Tài Tảo (2005) hàm lượng đạm tổng thích hợp cho nuôi vỗ tôm mẹ khoảng 0,2 – 2 mg/l. Nếu hàm lượng đạm tổng trong thí nghiệm vượt quá giới hạn thì nước sẽ được thay bằng nước đã xử lý có độ mặn 30‰. Hàm lượng nitrite (NO2-) trong thí nghiệm dao động nằm trong khoảng 0,2 – 0,5 ppm. Phù hợp cho tôm mẹ phát triển bình thường. Như vậy, các yếu tố môi trường giữa các bể không có sự sai khác do các bể nuôi được nối với hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Điều này chứng tỏ các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên các nghiệm thức đồng nhất với nhau. 4.2. Tỉ lệ đẻ của tôm mẹ Tỉ lệ đẻ của tôm mẹ cả 2 nghiệm thức là như nhau 100% (12 con tôm mẹ cắt mắt đều đẻ). Như vậy chứng tỏ rằng tôm mẹ có thể thành thục bình thường khi cho ăn bằng ốc mượn hồn xen kẻ với thức ăn chế biến theo tỉ lệ: 50% thức ăn chế biến + 50% ốc mượn hồn. 27 Bảng 4.2: Tỉ lệ đẻ của tôm mẹ trong các lần đẻ Lần đẻ Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Lần 1 100 100 Lần 2 100 100 Lần 3 66,7 100 Lần 4 50 50 Trung bình 79,2 ± 28,9 87,5 ± 25 Cả 2 nghiệm thức đều có tôm đẻ đến lần thứ 4. Tỉ lệ đẻ của 2 nghiệm thức ở lần 1 và lần 2 bằng nhau 100% có thể là do tôm mẹ cùng 1 nguồn và sự phát triển của buồng trứng tôm mẹ đã tích lũy chất dinh dưỡng từ thức ăn trong môi trường sống ở biển nên ít chịu sự ảnh hưởng từ thức ăn nuôi vỗ. Nhưng ở lần đẻ thứ 3 thì ở nghiệm thức cho ăn 100% ốc mượn hồn lại có tỉ lệ đẻ thấp (66,7%) trong khi ở nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến lại cho tỉ lệ đẻ cao 100% có thể lúc này sự phát triển buồng trứng của tôm mẹ được tích lũy chất dinh dưỡng từ thức ăn trong quá trình nuôi vỗ. Thức ăn chế biến đã cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của buồng trứng tốt hơn ốc mượn hồn. Trong lần đẻ thứ 4 cả 2 nghiệm thức cho tỉ lệ đẻ bằng nhau 50%. Qua 4 lần đẻ tôm mẹ ở NT2 có tỉ lệ đẻ (87,5%) cao hơn tỉ lệ đẻ của tôm mẹ ở NT1 (79,2%) kết quả này cao hơn so với kết quả thí nghiệm của Hồ Thị Bích Ngân (2004), là 85,1 %. Do điều kiện môi trường nuôi vỗ thích hợp, cách cho ăn và thành phần thức ăn phù hợp nên thí nghiệm mới đạt kết quả khả quan như vậy. Khi cho ăn kết hợp thức ăn chế biến và ốc mượn hồn ở nghiệm thức 2 đã thể hiện tác dụng trong việc nâng cao tỉ lệ đẻ của tôm mẹ khi nuôi vỗ thành thục. Tôm mẹ ở NT1 có tổng số lần đẻ là 19 lần thấp hơn NT2 có số lần đẻ là 21 lần (bảng 4.3). Như vậy việc cho ăn thức ăn chế biến kết hợp với ốc mượn hồn cho số lần đẻ nhiều hơn, đều hơn (tôm mẹ ở NT2 có số lần đẻ từ 3 lần trở lên) được thể hiện qua 6 lần lặp lại của nghiệm thức. Kết quả này phù hợp với khảo sát của Nguyễn Văn Hảo và csv (2007) cho rằng các trại giống khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thường cho tôm mẹ đẻ khoảng 3-4 lần. Trung bình số lần đẻ của tôm mẹ ở NT2 là 3,5 lần nhiều hơn tôm mẹ ở NT1 là 3,17 lần là phù hợp với Palacios và csv, (2000) tôm mẹ sẽ đẻ lặp lại nhiều lần khi thức ăn có hàm lượng protein cao và có ý nghĩa. Bảng 4.3: Số lần đẻ của tôm mẹ. Tôm Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Con 1 4 3 Con 2 2 4 Con 3 4 4 Con 4 3 3 Con 5 4 3 Con 6 2 4 Tổng 19 21 Trung bình 3.17 3.5 28 Qua số liệu ghi nhận về tỉ lệ đẻ của tôm mẹ trong 4 lần đẻ ở bảng 4.2 và số lần đẻ của tôm mẹ trong các nghiệm thức ở bảng 4.3 cho thấy thức ăn chế biến có thành phần protein phù hợp cho tôm mẹ ăn thức ăn chế biến trong quá trình nuôi vỗ thành thục. Khi cho ăn thức ăn chế biến kết hợp với ốc mượn hồn sẽ cải thiện tỉ lệ đẻ và số lần đẻ của tôm mẹ hơn so với khi cho tôm ăn 100% ốc mượn hồn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 4.3. Sức sinh sản của tôm mẹ trong các lần đẻ Tính theo lần đẻ : Theo Nguyễn Xuân Thu và csv (2004), thì chất lượng thành thục của tôm sú cắt mắt phụ thuộc rất lớn vào loại thức ăn sử dụng khi nuôi vỗ thành thục. Phạm Văn Tình (2003), phải chọn đúng loại thức ăn tôm mẹ mới thành thục được. Bảng 4.4: Sức sinh sản qua các lần đẻ của 2 nghiệm thức Lần đẻ Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% ốc mượn hồn +50% chế biến Tổng số trứng/lần đẻ/tôm Tổng số trứng/lần đẻ/tôm Lần 1 733.333,3 741.666,7 Lần 2 891.666,7 833.333,3 Lần 3 787.500 766.666,7 Lần 4 716.666,7 733.333,3 Tổng 15.050.000 16.250.000 Trung bình 782.291,7 ± 78937,91a 768.750± 45325,45a Qua bảng (4.4) cho thấy có sự khác biệt giữa số lượng trứng trung bình tôm đẻ lần 1 của NT1 là 733.333,3 trứng thấp hơn ở nghiệm thức 2 là 741.666,7 trứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Trong lần đẻ thứ 2 của NT1 là 891.666,7 trứng nhiều hơn NT2 là 833.333,3 trứng nhưng khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0.05). Trong lần đẻ 3 tôm mẹ ở NT1 đẻ được 787.500 trứng cao hơn tôm mẹ ở NT2 là 766.666,7 trứng. Trong lần 4 tôm mẹ ở 2 nghiệm thức đẻ được: NT1 716.666,7 trứng thấp hơn NT2 là 733.333,3 trứng. Nhưng qua 4 lần đẻ tổng lượng trứng trung bình lần đẻ của tôm mẹ ở NT1 là 15.050.000 trứng thấp hơn so với tổng số trứng trung bình lần đẻ ở NT2 là 16.250.000 trứng. Sự khác biệt này cho thấy, việc cho tôm mẹ ăn 50% thức ăn chế biến +50% ốc mượn hồn trong quá trình nuôi vỗ thành thục mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức sinh sản của tôm mẹ so với việc cho tôm ăn 100% ốc mượn hồn. Thức ăn tươi sống (ốc mượn hồn, sò huyết...) có thể mang các tác nhân gây bệnh vào tôm mẹ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tôm giống nên trước khi cho tôm mẹ ăn phải xử lý rất kỷ bằng ozone (4g/h xử lý trong 5 phút) nhằm hạn chế mầm bệnh. Trong khi sử dụng thức ăn chế biến sẽ hạn chế các tác nhân gây bệnh từ thức ăn tươi sống mang lại và không phải tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thức ăn (chế biến xong giữ lạnh cho ăn dần). 29 Như vậy thức ăn chế biến đã thể hiện được tính ưu việc trong quá trình nuôi vỗ thành thục tôm mẹ và có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất giống, giảm các tác nhân gây bệnh nhiễm vào tôm mẹ hơn việc sử dụng thức ăn tươi sống. Sức sinh sản của từng tôm mẹ Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho tôm mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của tôm mẹ. Trong thí nghiệm sức sinh sản của tôm mẹ ở 2 nghiệm thức thu được trong quá trình thức hiện đề tài được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.5: Sức sinh sản trung bình của tôm mẹ (trứng/tôm mẹ) Tôm Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% ốc mượn hồn +50% ốc mượn hồn Tổng số trứng Tổng số trứng Tôm 1 2.600.000 2.200.000 Tôm 2 1.600.000 3.300.000 Tôm 3 4.100.000 3.350.000 Tôm 4 1.700.000 1.800.000 Tôm 5 3.650.000 2.200.000 Tôm 6 1.400.000 3.400.000 Tổng 15.050.000 16.250.000 Trung bình 2.508.333 2.708.333 Sức sinh sản trung bình của tôm mẹ ở NT1 khi cho ăn 100% ốc mượn hồn là 2.508.333 (trứng/tôm mẹ) thấp hơn sức sinh sản trung bình của tôm mẹ ở TN2 khi cho ăn kết hợp 50% ốc mượn hồn + 50% thức ăn chế biến là 2.708.333 (trứng/tôm mẹ). Thí nghiệm thu được kết quả phù hợp với nhận định của Brown (1980), sự kết hợp các thành phần thức ăn khác nhau làm tăng sức sinh sản của tôm mẹ hơn khi cho tôm mẹ ăn 1 loại thức ăn. Khi cho tôm mẹ ăn kết hợp nhiều loại thức ăn sẽ khắc phục tình trạng xuống trứng của tôm trong quá trình nuôi chính điều này làm cho tôm khi ăn kết hợp nhiều loại thức ăn có sức sinh sản cao. Sức sinh sản trung bình của NT2 (2.708.333 trứng/tôm mẹ) cao hơn sức sinh sản trung bình của NT1 là 2.508.333 trứng/tôm mẹ. Khi nuôi vỗ tôm mẹ bằng 50% thức ăn chế biến kết hợp với 50% ốc mượn hồn tốt hơn cho ăn 100% ốc mượn hồn trong nuôi vỗ thành thục sẽ nâng cao sức sinh sản của tôm mẹ. Cần được áp dụng rộng rải nhằm tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất giống tôm biển nói chung và sản xuất giống tôm sú nói riêng. Sức sinh sản tương đối của tôm mẹ Tuy nhiên do kích thước tôm mẹ ban đầu có một sự chênh lệch nên đánh giá khả năng thành thục dựa vào sức sinh sản tương đối và hệ số thành thục sẽ khách quan hơn. 30 Bảng 4.6: sức sinh sản tương đối của tôm mẹ (trứng/g) Tôm Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Tôm 1 13.000 10.000 Tôm 2 8.421.1 12.692,3 Tôm 3 17.826,1 13.958,3 Tôm 4 7.727,3 9.473,7 Tôm 5 16.590,6 10.476,2 Tôm 6 5.600 14.166,7 Trung bình (trứng/g) 11.527,6 ± 5.034 11.794,5 ± 2.071,7 Qua bảng 4.6 cho thấy trung bình sức sinh sản tương đối của nghiệm thức 1 là 11.527,6 trứng/g thấp hơn so với nghiệm thức 2 là 11.794,5 trứng/g. Theo Phan Đình Phúc và Nguyễn Cơ Thạch (2004), thì sức sinh sản của tôm tỉ lệ thuận với khối lượng, tôm thành thục ngoài tự nhiên có khối lượng 145 g thì sức sinh sản là 4050 trứng/g, còn tôm thành thục trong lồng ở biển thì sức sinh sản là 3413 trứng/g. Như vậy, cho thấy tôm mẹ được lựa chọn làm thí nghiệm có khối lượng phù hợp. Sức sinh sản tương đối của nghiệm thức 1 dao động từ 5600 – 17.826,1 trứng/g, độ lệch chuẩn là ±5.034 trứng/g biến động hơn so với nghiệm thức 2 có sức sinh sản tương đối 9.473,7 – 14.166,7 trứng/g, độ lệch chuẩn là ± 2.071,7 trứng/g. Khi tôm mẹ cho ăn theo nghiệm thức 2 sẻ làm sức sinh sản tương đối của tôm mẹ cao được nâng cao hơn khi cho tôm mẹ ăn theo nghiệm thức 1. 4.4. Tỉ lệ nở Tỉ lệ nở của trứng /tôm mẹ Tỉ lệ nở của trứng đánh giá chất lượng trứng của tôm mẹ. Theo số liệu của bảng 4.5 tỉ lệ nở của trứng ở 2 nghiệm thức có sự khác nhau NT1 tỉ lệ nở trung bình là 80,7% cao hơn tỉ lệ nở của NT2 là 79,4%. Tuy là tỉ lệ nở của trứng tôm mẹ ở NT2 (79,4%) thấp hơn NT1(80,7%) nhưng tổng số trứng của NT2 (16.250.000 trứng) cao hơn so với NT1 (15.050.000 trứng) điều này cho thấy khi nuôi vỗ tôm mẹ bằng thức ăn 50% chế biến+50% ốc mượn hồn mang lại hiệu quả hơn khi cho tôm ăn 100% ốc mượn hồn. Có thể nói thức ăn chế biến + ốc mượn hồn có thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm mẹ. Vì vậy nên áp dụng cho tôm mẹ ăn thức ăn chế biến kết hợp với ốc mượn hồn rộng rãi trong sản xuất giống. Tuy nhiên thành phần chất dinh dưỡng của thức ăn chế biến cần phải nghiên cứu thêm để cải thiện tỉ lệ nở của trứng cao hơn nữa. 31 Bảng 4.7: Tỉ lệ nở của trứng tính trên từng tôm mẹ của cả 2 thí nghiệm Tôm mẹ Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% ốc mượn hồn + 50% chế biến Tổng số trứng Tổng số nauplii Tỉ lệ nở (%) Tổng số trứng Tổng số nauplii Tỉ lệ nở (%) Tôm 1 2.600.000 2.050.000 78,8 2.200.000 1.500.000 68,2 Tôm 2 1.600.000 1.450.000 90,6 3.300.000 2.600.000 78,8 Tôm 3 4.100.000 3.300.000 80,5 3.350.000 2.900.000 86,6 Tôm 4 1.700.000 1.350.000 79,4 1.800.000 1.350.000 75,0 Tôm 5 3.650.000 2.900.000 79,5 2.200.000 1.850.000 84,1 Tôm 6 1.400.000 1.100.000 78,6 3.400.000 2.700.000 79,4 Tổng 15.050.000 12.150.000 80,7 16.250.000 12.900.000 79,4 Trung bình 2.508.333 2.025.000 80,7 2.708.333 2.150.000 79,4 Tỉ lệ nở của trứng trong lần đẻ Tỉ lệ nở của trứng trong lần đẻ của tôm mẹ trong quá trình thí nghiệm được ghi nhận trong bảng sau: Bảng 4.8: Tỉ lệ nở của trứng/lần đẻ Lần đẻ Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% chế biến + 50% ốc mượn hồn Tổng số trứng /lần đẻ/tôm mẹ Tổng số nauplii/lần đẻ/tôm mẹ Tỉ lệ nở (%) Tổng số trứng /lần đẻ/tôm mẹ Tổng số nauplii/lần đẻ/tôm mẹ Tỉ lệ nở (%) Lần 1 733.333,3 625.000 85,3 741.666,7 583.333,3 78,7 Lần 2 891.666,7 766.666,7 86,0 833.333,3 683.333,3 82,0 Lần 3 787.500 625.000 79,4 766.666,7 616.666,7 80,4 Lần 4 716.666,7 433.333,3 60,5 733.333,3 533.333,3 72,7 Tổng 15.050.000 12.150.000 16.250.000 12.900.000 Trung bình 3.762.500 3.037.500 80,7 ± 11,9 4.062.500 3.225.000 79,4 ± 4,1 Qua bảng 4.6 cho thấy trong lần đẻ thứ 1 tỉ lệ nở của tôm mẹ ở NT1 cho ăn 100% ốc mượn hồn cho tỉ lệ nở 80,7% cao hơn so với NT2 là 78,7% Lần đẻ thứ 2 ở NT1 cũng cho tỉ lệ nở(86%) cao hơn NT2 (82%). Nhưng từ lần đẻ thứ 3 tỉ lệ nở (80,4%) ở NT2 lại cho cao hơn so với NT1 (79,4%). Ở lần thứ 4 tôm mẹ ở NT2 lại cho tỉ lệ nở 72,7% cao hơn nghiệm thức 1 là 60,5%. Trung bình tỉ lệ nở của NT1 là 80,7% cao hơn NT2 là 79,4%. Khi cho tôm mẹ ăn thức ăn kết hợp 50% ốc mượn hồn + 50% thức ăn chế biến cho tỉ lệ nở ít dao động 79,4 ± 4,1 % qua các lần đẻ hơn so với NT1 là 80,7 ± 11,9 %. Như vậy khi cho ăn kết hợp 50% thức ăn chế biến + 50% ốc mượn hồn cho tỉ lệ nở đều hơn so với cho ăn 100% ốc mượn hồn thuận lợi cho quá trình sản xuất giống tôm sú. 32 4.5. Khoảng cách giữa các lần đẻ của tôm mẹ Tôm mẹ sau khi được vận chuyển về trại được nuôi vỗ và cắt mắt. Thời gian từ khi cắt mắt đến khi đẻ và khoảng cách thời gian giữa các lần đẻ được ghi nhận trong thời gian thí nghiệm được ghi nhận trong bảng sau: Bảng 4.9. Khoảng cách giửa các lần đẻ của tôm mẹ tính từ sau khi cắt mắt (giờ): Lần đẻ Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% ốc mượn hồn +50% ốc mượn hồn Lần 1 84 84 Lần 2 84 79,2 Lần 3 78 88,8 Lần 4 72 94 Trung bình 79,4 87,1 Qua bảng 4.9 cho thấy tôm mẹ ở NT1 cho ăn 100% ốc mượn hồn có khoảng thời gian đẻ sau khi cắt mắt bằng với tôm mẹ ở NT2 là 84 giờ. Nhưng trung bình khoảng cách thời gian của lần đẻ thứ 2 của NT2 (79,2 giờ) lại đẻ sớm hơn tôm mẹ ở NT1 (84 giờ). Từ lần thứ 3 trở về sau tôm mẹ ở NT2 (lần 3 là 88,8 giờ, lần 4 là 94 giờ) lại có khoảng thời gian đẻ trễ hơn NT1 lần 3 là 78 giờ và lần 4 là 72 giờ. Trung bình qua 4 lần đẻ tôm mẹ ở NT1 có thời gian đẻ (79,4 giờ) sớm hơn tôm mẹ ở NT2 (87,1 giờ). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Hồ Thị Bích Ngân (2004) nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến tôm vẫn phát triển bình thường nhưng có thời gian đẻ chậm hơn so với nghiệm thức cho ăn ốc mượn hồn. Có thể là do sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn chế biến của tôm chậm hơn sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ ốc mượn hồn. Như vậy, khi cho tôm ăn kết hợp thức ăn chế biến với ốc mượn hồn tôm vẫn phát triển thành thục bình thường nhưng thời gian đẻ dài hơn (thời gian đẻ trung bình 87,1 giờ) so với khi cho tôm mẹ ăn 100% ốc mượn hồn (thời gian đẻ trung bình 79,4 ngày). 4.6. Hạch toán kinh tế Ốc mượn hồn (nguyên vỏ) có tỉ lệ thịt khoảng 15%. Để có được 1 kg ốc thịt (đã đập bỏ vỏ) cần phải tiêu tốn khoảng 6,7 kg ốc (nguyên vỏ). Ở thời điểm hiện tại, giá ốc (nguyên vỏ) là 60.000 đồng/kg. Nên 1 kg ốc thịt chi phí là 400.000 đồng. Trong khi chi phí cho 1 kg thức ăn chế biến là 200.000 đồng. Vậy 1 kg thức ăn kết hợp 50% ốc mượn hồn +50% chế biến có giá là 300.000 đồng. Thí nghiệm chia làm 2 nghiệm thức: nghiệm thức 1 cho ăn 100% ốc mượn hồn, nghiệm thức 2 cho ăn 50% ốc mượn hồn +50% thức ăn chế biến. Nếu gọi tổng lượng thức ăn cần dùng cho nuôi vỗ là X (kg). Thì: Chi phí thức ăn nuôi vỗ ở nghiệm thức 1 là: X x 400.000 đồng. Chi phí thức ăn nuôi vỗ ở nghiệm thức 2 là : X x 300.000 đồng. Như vậy, khi cho tôm mẹ ăn theo nghiệm thức 2 sẻ giảm chi phí nuôi vỗ (giảm 25%). 33 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Thức ăn chế biến ảnh hưởng tốt đến tỉ lệ sống tôm mẹ, sự thành thục của tôm mẹ, sức sinh sản tỉ lệ nở của trứng tôm sú. Nhưng lại có thời gian đẻ trễ hơn so với tôm cho ăn 100% ốc mượn hồn. Có thể sử dụng thức ăn chế biến trong nuôi vỗ thành thục tôm mẹ để thay thế một phần ốc mượn hồn trong sản xuất giống nhằm tránh mần bệnh lây từ ốc mượn hồn sang tôm mẹ. Sử dụng thức ăn thay thế ốc mượn hồn còn góp phần giảm chi phí trong nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất giống. 5.2. Đề xuất • Nên thí nghiệm với nhiều lần lặp lại để độ chính xác của thí nghiệm cao hơn. • Cần nghiên cứu thêm nữa về thành phần dinh dưỡng của thức ăn chế biến để nâng cao hơn nữa sức sinh sản và tỉ lệ nở. • Nên làm thí nghiệm sử dụng 100% thức ăn tự chế trong nuôi vỗ thành thục tôm mẹ. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy sản (1999). Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 (33 tr). 2. Bộ Thủy sản (2003). Báo cáo kết quả nuôi trồng thuỷ sản năm 2002 và kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2002. 3. Bộ Thủy sản (2004). Báo cáo kết quả nuôi trồng thuỷ sản năm 2003 và kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2004. 4. Châu Tài Tảo (2005). Nghiên cứu gia hóa và tạo tôm sú bố mẹ chất lượng cao. Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ 5/2005. 5. Hoàng Tùng (2003). Nghiên cứu gia hóa tôm sú (P. monodon) trên thế giới: những bài học và giải pháp tiếp cận cho Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trồng thủy sản. Hội nghị khoa học toàn quốc lần 2 (24-25/11/2004). Nhà xuất bản nông nghiệp. 6. truy cập ngày 23/4/2011. Hồ Thị Bích Ngân (2004). 7. Lê xân (2000). Một số kết quả bước đầu về nuôi vỗ tôm sú bố mẹ ở Vịnh Hạ Long. Hội thảo khoa học toàn quốc về Nuôi trồng thủy sản. Tháng 9/1998 – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. 8. Lê Xuân Sinh (2002). Tôm bố mẹ sử dụng trong trại sản xuất tôm giống. Tạp chí thủy sản số 6. trang 11- 14. 9. Lưu Hoàng Ly (1991). Thực nghiệm một số biện pháp kỹ thuật sản xuất 10. Nguyễn Cơ Thạch và Phan Đình Phúc (1999). Nghiên cứu tạo nguồn tôm sú bố mẹ thành thục bằng phương pháp nuôi lồng ở biển. Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản. tháng 9/1998- viên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. 11. Nguyễn Cơ Thạch và Phan Đình Phúc (2004). Nghiên cứu tạo nguồn tôm sú bố mẹ thành thục bằng phương pháp nuôi lồng ở biển. Tuyễn tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984- 2004). Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 11. Nguyễn Duy Hòa và Nguyễn Văn Hảo. Thành tựu trong nghiên cứu công nghệ nuôi vỗ thành thục một số loài tôm kinh tế và kết quả bước đầu về nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và sinh sản tôm gia hóa tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2. Tuyển tập Nghề Cá Đồng Bằng Sông Cửu Long 2009, nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 89 đến trang 125. 12. Nguyễn Thanh Phương (2005). Nghiên cứu gia hóa và tạo tôm sú bố mẹ chất lượng cao. Đề tài cấp bộ. 13. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 35 14. Nguyễn Thị Xuân Thu (2004). Nghiên cứu kỷ thuật nuôi phát dục thành thục và thành thục kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho tôm sú (Penaeus monodon Fabricus 1789). Tuyễn tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 -2004). Trung tâm nghiên cứu thủy sản 3, Bộ thủy sản. Nhà xuất Bản Nông Nghiệp. 15. Nguyễn Văn Chung (2000). Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm sú. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 16. Nguyễn Văn Xiêm (2010). Thực nghiệm sinh sản tôm sú bố mẹ trong hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Tiểu luận tốt nghiệp đại học, trường Đại Học Tây Đô 2010. 17. Phạm Văn Tình (2000). Kỷ thuật sản xuất giống tôm sú chất lượng cao. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 75 trang. 18. Tăng Minh Khoa (2001). Nghiên cứu ứng dụng lọc sinh học trong ương nuôi ấu trùng tôm sú (P. monodon). LVTN Đại học – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 19. Thạch Thanh, Trương Trọng Nghiã và Nguyễn Thanh Phương (1999). Cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) trong hệ thống lọc sinh học. Trích trong Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa Học, Nông Nghiệp phần II (trang 185-190). 20. Akiyama, D.M.,W.G. Dominy and A. L. Lawrence, 1992. Penaeid shrimp nutrition. In A. W. Fast and L. J. Lester, Edt 1992L: Marine Shirmp cultrue: Principle and Praticies. Elservier science publishers. Pp. 535 -568. 21. Bailey- Brock J.H. and S. M. Moss, 1992. Penaeid Taxonomy, Biology and Zoogeography. In A. W. Fast and L. J. Lester, Edt 1992L: Marine Shirmp cultrue: Principle and Praticies. Elservier science publishers. Pp. 9-27. Blum-Kolka & E. Olshtayn (eds.) Festschrift for Raphael Nir: Studies in 22. Bray, W. A. and Addition L. Lawrence (1992). Repproduction of Penaeus species in captivity. . In A. W. Fast and L. J. Lester, Edt 1992L: Marine Shirmp cultrue: Principle and Praticies. Elservier science publishers. Pp. 93-170. 23. Bray, W.A. and Lawrence, A.L. (1992). Reproduction of penaeus speccies in captivity. In Fast A Leter, L.J. (Eds), Culture of Marine Shrimp: Principles and Pratices. Elservier Scintific Publishing Co..,A,sterdam, Netherlands, pp 93-170. Browdy C. L. (1998). Recent devolopment in Penaid broodstock and seed production technologies: improving the outlook for the superior captive stocks. Aquaculture 164 :3012. communication, linguistics, and language teaching. Jerusalem: Carmel. [in Development Center. Iloilo. Philippine. 128p. Hebrew]. 24. Kenwey, M. and Michael R. Hall, 2002. The supply of black tiger prawn broodstoock for aquaculture. Autralian Intitute of Marine Science. http: www.aim.gov.au/pages/research/prawns/tiger -prawn/ btp- broodstock/btp- broodtock -00.html. 25. Menasveta P. Pandritdam T. Sihanonth P. Powtongshook S. Chuntapa B. and Lee P. (2001). Design and function of closes, recirculating seawater system with denitrification for the culture of black tiger shrimp broodstock. Aquaculture Engineering 25: 35-49. 26. Motoh H. (1981). Aquaculture Department Southeast Asian Fisheries 36 27. Preston N. P. and Clifford III H.C. (2002). Gennetics improvement of famer shimp. The Advocade. February 4:48-40. 28. Ravid, D. (1999). The development of orthographic perception in Hebrew: A Santiago A.C.Jr. (1997). Successful spawning of culture Penaeus monodon Farabicius after eyetalk ablation. Aquaculture 11: 185 -196. 29. Tan –Fermin, J.D. & Pudadera, R.A. (1989). Ovarian muturation stages of the wild giant tiger prawn Penaeus monodon Farabicius. Aquaculture 77: 229-242. theoretical model and some empirical examination. In O.R. Schwarzwald, S. Withyachumnarnkul B., Plodphai P., Nash G. and Fegan D, (2002). Performance of domesticated Penaeus monodon broodstock in thailand. Asian Aquaculture MagaZine. March/ April 2002. 30. Wouters, R, P, Lavens, J. Nielto, P. sorgelloos,2001. Penaid shrimp broodstock nutrition: an update review on reseach and devolopment. Aquaculture 202, 1-21. 37 PHỤ LỤC Phụ bảng 1 số liệu thu được của nghiệm thức cho ăn 100% ốc mượn hồn Tôm 1 Tôm 2 Tôm 3 Tôm 4 Tôm 5 Tôm 6 Trọng lượng tôm (g) 200 190 230 220 220 250 ngày đẻ 4 3 4 4 4 3 số lượng trứng 650000 800000 1100000 500000 650000 700000 số lượng nauplius 550000 700000 900000 400000 600000 600000 Lần 1 Tỉ lệ nở(%) 84.615 87.5 81.8182 80 92.3077 85.7143 Ngày đẻ 3 4 4 4 3 3 Số lượng trứng 750000 800000 1300000 500000 1300000 700000 Số lượng nauplius 700000 750000 1200000 450000 1000000 500000 Lần 2 Tỉ lệ nở(%) 93.333 93.75 92.3077 90 76.9231 71.4286 Ngày đẻ 4 3 3 3 Số lượng trứng 550000 1000000 700000 900000 Số lượng nauplius 500000 800000 500000 700000 Lần 3 Tỉ lệ nở(%) 90.909 80 71.429 77.7778 Ngày đẻ 3 3 3 Số lượng trứng 650000 700000 800000 Số lượng nauplius 300000 400000 600000 Lần 4 Tỉ lệ nở(%) 46.154 57.1429 75 Sức sinh sản tương đối(trứng/g) 13000 8421.1 17826.1 7727.3 16590.9 5600 Sức sinh sản trung bình(trứng/lần đẻ) 650000 800000 1025000 566667 912500 700000 tỉ lệ nở trung bình (%) 78.753 90.625 77.8172 80.476 80.5021 78.5714 38 Phụ bảng 2 số liệu thu được của nghiệm thức cho ăn 50% ốc mượn hồn + 50% thức ăn chế biến Tôm 1 Tôm 2 Tôm 3 Tôm 4 Tôm 5 Tôm 6 Trọng lượng tôm (g) 220 260 240 190 210 240 ngày đẻ 4 4 3 3 3 4 số lượng trứng 700000 900000 750000 600000 700000 800000 số lượng nauplius 500000 700000 700000 550000 550000 500000 Lần 1 Tỉ lệ nở(%) 71.4286 77.7778 93.3333 91.6667 78.5714 62.5 Ngày đẻ 3 3 4 4 3 3 Số lượng trứng 800000 900000 900000 600000 800000 1000000 Số lượng nauplius 500000 800000 800000 400000 700000 900000 Lần 2 Tỉ lệ nở(%) 62.5 88.8889 88.8889 66.6667 87.5 90 Ngày đẻ 3 3 4 4 4 4 Số lượng trứng 700000 800000 900000 600000 700000 900000 Số lượng nauplius 500000 600000 800000 400000 600000 800000 Lần 3 Tỉ lệ nở(%) 71.4286 75 88.8889 66.6667 85.7143 88.8889 Ngày đẻ 4 4 4 Số lượng trứng 700000 800000 700000 Số lượng nauplius 500000 600000 500000 Lần 4 Tỉ lệ nở(%) 71.4286 75 71.4286 Sức sinh sản tương đối (trứng/g) 10000 12692.3 13958.3 9473.68 10476.2 14166.7 Sức sinh sản trung bình (trứng/lần đẻ) 733333 825000 837500 600000 733333 850000 Tỉ lệ nở trung bình (%) 68.4524 78.2738 86.5278 75 83.9286 78.2044 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvduongminhtuan_4193.pdf
Luận văn liên quan