Nghiên cứu thực trạng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Hà Nội

Đối tượng nghiên cứu: BN NTH ngoại viện tại Hà Nội được gọi cấp cứu 115 trong thời gian từ 8/ 2011 đến 8/ 2012. Tiêu chuẩn lựa chọn: BN NTH ngoại viện tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội được các kíp 115 xử trí cấp cứu.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3886 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BSCK II. ĐẶNG THÀNH KHẨN – PGĐ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, PGS.TS. NGUYỄN ĐẠT ANH – Trưởng khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Giới thiệu Cấp cứu trước bệnh viện tại Hà Nội:  Hà Nội:  Dân số: 6.7 triệu người,  Diện tích ~ 3.329 Km2.  Cấp cứu trước bệnh viện: Trung tâm cấp cứu 115, thông qua số máy điện thoại 115,  Hàng ngày có 15 kíp cấp cứu thường trực tại 05 Trạm cấp cứu khu vực. Hệ thống các trạm cấp cứu vệ tinh của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội Giới thiệu Bộ phận điều điều hành cấp cứu của 115 Giới thiệu Giới thiệu Cấp cứu NTH ngoại viện của 115  Hàng năm, 115 cấp cứu > 20.000 lượt BN, trong đó có 500 - 700 ca NTH ngoại viện.  Khi 115 tiếp cận BN: thường quá muộn, hầu hết có biểu hiện Vô tâm thu, cấp cứu không kết quả. Giới thiệu Để có cơ sở xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các kíp 115, góp phần làm tăng tỷ lệ sống sót cho BN NTH ngoại viện. ------ > Tiến hành đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN TẠI HÀ NỘI Mục tiêu 1 - Mô tả hoàn cảnh, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến NTH ngoại viện. 2 - Đánh giá thực trạng cấp cứu bệnh nhân NTH ngoại viện tại Hà Nội của TTCC 115. Đối tượng & PP nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: BN NTH ngoại viện tại Hà Nội được gọi cấp cứu 115 trong thời gian từ 8/ 2011 đến 8/ 2012. Tiêu chuẩn lựa chọn: BN NTH ngoại viện tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội được các kíp 115 xử trí cấp cứu. BN NTH được xác định bởi bác sỹ 115. Đối tượng & PP nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán NTH :  Dựa theo hướng dẫn của AHA 2010:  Bệnh nhân đột ngột mất ý thức.  Ngừng thở hoặc thở ngáp.  Mất mạch cảnh và/ hoặc mạch bẹn. Thiết kế nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả. Đối tượng & PP nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu:  Nhân viên 115 được đào tạo Quy trình cấp cứu NTH theo hướng dẫn của AHA 2010.  Các kíp cấp cứu được trang bị máy khử rung tim.  Dữ liệu: thu thập theo mẫu Utstein.  Kết quả được xử lý theo thuật toán thống kê. Thời gian nghiên cứu:  Một năm, từ 8/ 2011 đến 8/ 2012 Kết quả Tổng số bệnh nhân (N): 520 Bảng 1: Đặc điểm về giới, tuổi trung bình, nơi xảy ra NTH: Số liệu Giới: Nam 349 (67.1 %) Nữ 171 (32. 9%) Tuổi trung bình chung 67.4 ± 19.5 (thấp nhất là 17, cao nhất là 101) Tuổi trung bình của nam: 62,4 ± 20,3 (thấp nhất là 17, cao nhất là 101) Tuổi trung bình của nữ: 77,5 ± 13,0 (thấp nhất là 18, cao nhất là 98) Nơi xảy ra NTH Tại nơi ở 475 (91,4%) Nơi công cộng 36 (6,9%) Khác 9 (1,7%) Biểu đồ 1: Triệu chứng gợi ý xuất hiện trước NTH Nhận xét: - 67,13% có triệu chứng gợi ý trước khi NTH. - Hay gặp: - Khó thở : 204 (40,9%), - Đau ngực : 110 (22,0%). Triệu chứng gợi ý trước khi NTH Tương tự: Vũ Quang Ngọc (7): hay gặp là khó thở: 20%, đau ngực: 9,6%. Muller (25): khó thở: 15%, đau ngực: 22%. Kết quả Biểu đồ 2: Tiền sử bệnh lý kèm theo Nhận xét: - N = 520 - Tiền sử có bệnh lý kèm theo: 67,12% Trong đó: • THA : 15,38%, • Đau thắt ngực: 7,12%. Tương tự: Vũ Quang Ngọc (7): Tiền sử có bệnh chiếm đa số 53,1%, trong đó THA chiếm nhiều nhất: 10,4%. Tiền sử bệnh lý kèm theo Kết quả Bảng 2: HSTP bởi người chứng kiến Nhận xét: - NTH được chứng kiến: 380 cas (73,1%). - 233 cas đã được HSTP bởi người chứng kiến (61,3%) . HSTP bởi người chứng kiến cao hơn so với : David Tran (6): 25%; Vũ Quang Ngọc (5): 28%; Wai Ka Chung (15): 15,3%; Eng Hock Ong (30): 20,6%. Kết quả HSTP bởi người chứng kiến Bệnh nhân NTH được chứng kiến Có Không Tổng số n % n % N % Có 233 61,3 147 38,7 380 100 Không 53 37,9 87 62,1 140 100 Tổng số 286 234 520 Bảng 3: Mối liên quan giữa việc hướng dẫn và việc HSTP cho BN đối với người gọi cấp cứu trong thời gian chờ kíp 115 đến Nhận xét: - 303 người gọi đã được nhân viên tổng đài 115 hướng dẫn HSTP cho BN (58,3%). Trong đó, 89,4% số người này đã tiến hành HSTP cho BN. - 10,56% không làm HSTP cho BN mặc dù đã được 115 hướng dẫn. Với tỷ suất chênh OR = 114,05 (độ tin cậy CI 95% dao động từ 57,94 ÷229,84). Kết quả Biểu đồ 3: Nguyên nhân NTH Tỷ lệ NTH do tim cao hơn so với các tác giả khác: David Tran (6): 33,3%; Vũ Quang Ngọc (5): 39,8%; Wai Ka Chung (15): 56,5%. Song lại thấp hơn so với Eng Hock Ong (30): 64,05%..... Nhận xét: - N = 520 - 302 trường hợp (58,08 %) NTH có nguyên nhân do một số bệnh tim (Bệnh mạch vành, Bệnh tim TMCB, Bệnh van tim ...) Nguyên nhân NTH Kết quả Bảng 4: Thời gian TB từ khi nhận cuộc gọi đến khi kíp cấp cứu 115 có mặt tại hiện trường Nhận xét: - TTB là: 13,35 ± 6,62 phút. - Nhanh nhất: 3 phút, lâu nhất: 50 phút. Tương tự KQ của Fraga (5): 13,6 ±10,04 phút; Chậm hơn so với KQ của các tác giả: Brison (22): 7,8 phút, Eng Hock Ong (30): 10,2 phút, Hayashi (54): 5 phút…. Thời gian Trung bình SD Min Max N Phút 13,35 6,62 3 50 520 Kết quả Hình 1: Hình ảnh điện tim đầu tiên ghi được tại hiện trường Nhận xét: 307 BN đã được ghi ECG tại hiện trường (59,04%). Trong đó: - Vô tâm thu: 239 (77,8%); - Rung thất: 65 (21,2%), - Nhịp nhanh thất vô mạch: 3 (1%) Vô tâm thu chiếm tỷ lệ cao nhất, tương tự KQ của: Vũ Quang Ngọc (73,7%), Eng Hock Ong (54,5%); Kết quả NTH nguyên nhân không do tim: 108 (35.2%) NTH nguyên nhân do tim: 199 (64.8%) Rung thất và Nhịp nhanh thất vô mạch: 49 (16.0%) Vô tâm thu: 150 (48.9%) Rung thất và Nhịp nhanh thất vô mạch: 19 (6.2%) Vô tâm thu: 89 (28.9%) Bệnh nhân NTH ngoại viện ghi được ECG tại hiện trường: 307 Biểu đồ 4: Xử trí cấp cứu NTH tại hiện trường Kết quả Nhận xét: 290/ 520 cases NTH đã được kíp 115 tích cực cấp cứu (55,8%). 230/ 520 cases (44,2%) không được tích cực cấp cứu do thời gian NTH quá lâu.  Xử trí cấp cứu NTH tại hiện trường  Bảng 5. Sốc điện cấp cứu bệnh nhân NTH Nhận xét: Trong số 68 trường hợp NTH có chỉ định Sốc điện, có 49 trường hợp đã được kíp cấp cứu 115 tiến hành Sốc điện (72,1%). Kết quả Hình ảnh điện tim của bệnh nhân NTH tại hiện trường Bệnh nhân được kíp cấp cứu 115 tiến hành sốc điện Tổng số Có Không Rung thất/ Nhịp nhanh thất vô mạch 49 (72,1%) 19 (27,9%) 68 (100%) Vô tâm thu 0 222 (100%) 222 (100%) Cộng 49 241 290  Kết quả cấp cứu Trong số 290 BN được 115 tích cực cấp cứu:  Tỷ lệ tái lập được tuần hoàn tại hiện trường là: 7,6% (22/290 trường hợp);  Tỷ lệ bệnh nhân sống sót đến khoa cấp cứu của bệnh viện là 4,5% (13/ 290 trường hợp). Kết quả Tỷ lệ sống sót trong NC của chúng tôi: 4,5% thấp hơn KQ nghiên cứu của Eng Hock Ong (8,5%); Hình 2: Báo cáo kết quả nghiên cứu NTH ngoại viện theo mẫu Utstein 2002 Kết quả Địa điểm xảy ra NTH ngoại viện Tại nhà n = 475 Nơi công cộng n = 36 Nơi khác n = 0 Nơi khác n = 9 NTH được chứng kiến n = 380 Người xung quanh n = 365 Nhân viên y tế n = 15 NTH không được chứng kiến n = 140 Số trường hợp không được hồi sức Tổng số n = 230 Nhân viên y tế không cố gắng hồi sức n = 0 Cho rằng hồi sức là vô nghĩa n = 230 Số trường hợp được hồi sức Tổng số n = 290 Nỗ lực sốc điện n = 49 Ép tim ngoài lồng ngực n = 290 Hỗ trợ hô hấp n = 290 Nguyên nhân Do tim n = 302 Chấn thương n = 24 Đuối nước n = 3 Hô hấp n = 53 Nguyên nhân không do tim khác n = 138 Kết quả cấp cứu NTH: Tái lập tuần hoàn tại hiện trường Có n = 22 Không n = 268 Sống sót đến khoa cấp cứu n = 13 Tử vong n = 277 Số bệnh nhân NTH ngoại viện N = 520 Nhịp tim ban đầu của NTH Loại phải sốc điện n = 68 Rung thất n = 65 Nhịp nhanh thất n = 03 Loại không phải sốc điện n = 239 Vô tâm thu n = 239 Phân ly điện cơ n = 0 Không rõ n = 0 HSTP trước khi cấp cứu đến n = 286 Kết luận Qua nghiên cứu 520 BN NTH ngoại viện tại Hà Nội được các kíp cấp cứu 115 xử trí, cho thấy:  NTH xảy ra tại nơi ở chiếm 91,4%.  NTH được chứng kiến: 73,08%, trong đó 61,32% BN đã được HSTP bởi người xung quanh.  Dấu hiệu gợi ý trước khi NTH hay gặp là: khó thở (40,9%) và đau thắt ngực (22,0%).  NTH do tim: 58,1%. Hình ảnh điện tim với RT/ NNT vô mạch: 22,2%, vô tâm thu: 77,9%. Kết luận  TTB từ khi nhận cuộc gọi đến khi kíp cấp cứu 115 có mặt tại hiện trường là: 13,35 ± 6,62 phút.  55,8% số BN đã được kíp 115 tích cực cấp cứu (290/ 520).  72,1% số BN có chỉ định sốc điện, đã được các kíp 115 tiến hành Sốc điện (49/ 68).  Tỷ lệ tái lập tuần hoàn tại hiện trường: 7,6%,  Tỷ lệ sống sót đến khoa cấp cứu bệnh viện: 4,5%. Bàn luận 1. Thời gian đáp ứng của chúng tôi đã chậm hơn so với mong muốn. Việc xử trí cấp cứu bệnh nhân NTH tại hiện trường của của các kíp 115 chưa đầy đủ theo phác đồ; đặc biệt là những trường hợp cần khử rung tim. Những phát hiện này sẽ rất hữu ích cho kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho các kíp 115, cũng như định hướng chiến lược phát triển của chúng tôi trong tương lai. 2. Ứng dụng mẫu Utstein sửa đổi năm 2002 để báo cáo thống nhất về kết quả nghiên cứu NTH ngoại viện ./. Tài liệu tham khảo 1. Andrew H.T, and et al(2010), “CPR overview: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care", Circulation. 122 (3), pg. 676-684. 2. Cummins R. O. et al. (1991), "Recommended guidelines for uniform reporting data from out-of-hospital cardiac arrest: the Utstein Style. A statement for health professionals from a task force of the American Heart Association, the European Resrscitation Council, the Heart and Stroke Foundation of Canada, and the Australian Resuscitation Council", Circulation. 84, pp.960-975. 3. Eng H.O, and et al(2003), “Cardiac arrest and resuscitation epidemiology in Singapore (CARE I study)”, Prehospital Emergency Care. 7(4), pg. 427-433. 4. Ian Jacobs et al. (2004), "Cardiac Arrest and Cardiopulmonary Resuscitation Outcome Reports: Update and Simplification of the Utstein Templates for Resuscitation Registries: A Statement for Healthcare Professionals from a task force of the International Liaison Committee on Resuscitation (American Heart Association, European Resuscitation Council, Australian Resuscitation Council, New Zealand Resuscitation Council, Heart and Stroke Foundation of Canada, InterAmerican Heart Foundation, Resuscitation Councils of Southern Africa)", Circulation. 110, pp. 3385-3397. 5. Juan Manuel, Fraga - Sastrías et al. (2009), "Out-of-Hospital Cardiac Arrest: First Documented Experience in a Mexican Urban Setting", Prehospital and Disaster Medicine. 24(2), pp. 121 –125. 6. Vũ Quang Ngọc (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện tim của bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện vao khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch mai trong 5 năm 2002-2006”, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội. 7. Wai K.C, and et al(2005), “Out-hospital Cardiac Arrest in a Teaching Hospital in Hong Kong: Descriptive Study using the Utstein Style", Hong Kong Journal of Emergency Medicine. 12(3), pg. 148-155.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_cap_cuu_ngung_tuan_hoan_ngoai_vien_tai_ha_noi_bsck_ii_dang_thanh_khan__2098.pdf