Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay (nghiên cứu tại Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình)

MỤC LỤC Phần mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5 3.1 Ý nghĩa khoa học 5 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 6 4. Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .6 4.1 Mục đích nghiên cứu 6 4.2 Đối tượng nghiên cứu .6 4.3 Khách thể nghiên cứu .6 4.4 Phạm vi nghiêncứu .6 5. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận 7 5.1 phương pháp nghiên cứu 7 5.2 phương pháp luận .7 6. Giả thuyết nghiên cứu .8 Phần nội dung .9 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 9 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 9 1.1 Vài nét về vấn đề nghiên cứu .9 1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 9 2.Một số khái niệm .10 2.1 Khái niệm nhu cầu và nhận thức .10 2.1.1 Khái niệm nhu cầu 10 2.1.2 Khái niệm nhận thức .12 2.2Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường .15 2.2.1 Khái niệm môi trường 15 2 2.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường .17 2.3 Khái niệm nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước 17 2.4 Khái niệm bảo vệ môi trường .18 Chương 2: Kết quả nghiên cứu .19 1. Vài nét về điều kiện TN-KT-XH của địa bàn nghiên cứu 19 2. Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn .21 3. Nhận thức của người dân nông thôn về ô nhiễm nguồn nước 26 4. Nhu cầu bảo vệ nguồn nước và BVMT của người dân nông thôn .30 Phần kết luận .32 1. Kết luận .32 2. Khuyến nghị 33 Tài liệu tham khảo Phụ lục

docx43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay (nghiên cứu tại Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và biện pháp bảo vệ môi trương như: Trên báo Dân Trí ngày 09/04/2008 có cho đăng tải bài viết “ ô nhiễm nguồn nước, vấn đề nghiêm trọng”. Trong bài viết có nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Ở đây tác giả chủ yếu nói về chất thải là nguyên nhân gây ô nhiễm. Rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư với số lượng rất lớn và không được xử lý đã bị đổ trực tiếp xuống các con sông. ở đây tác giả có đua ra một số số liệu cụ thể khiến chúng ta đáng phải quan tâm. Ví dụ khoảng 600.000 m3 nước thải sinh hoạt và 250 tấn rác được thải ra các con sông. Còn đối với công nghiệp có 260.000m3 và chỉ có 10% trong số đó được xử lý. Ngoài ra tác giả còn nêu ra một số giải pháp như: + chiến lược lâu dài: cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh + chiến lược ngắn hạn: sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản như đun sôi nước, lọc nước, hay việc đơn giản là xây dựng thói quen rửa tay cũng là một biện pháp rất tốt + ngoài ra tác giả có nêu ra biệt pháp chủ chốt, quan trọng nhất đó là việc nhà nước cần xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải. Vào thứ sáu, 03/12/2004 trên báo Tuổi Trẻ có cho đăng bài báo “ báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước” trong bài tác giả đã trích lời khẳng định trong báo cáo của các chuyên gia Việt Nam tại hội nghị môi trường nước ỏ khu vực Đông Nam Á “ ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam đã đến mức báo động”. Tác giả cũng nêu một số ý kiến được đưa ra trong hội nghị như: vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam không chỉ đặt ra đối với các nguồn gây ô nhiễm trên lãnh thổ Việt Nam mà còn phải đặt ra với nguồn gây ô nhiễm ở các nước lân cận. Do 60% nguồn nước mặt ở Việt Nam là từ các quốc gia khác. Trong bài tác giả cũng nêu một số đánh giá: Việt Nam là quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Tuy nhiêm việc bảo vệ, quản lý chưa tốt khiến các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do một lượng lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt gây nên còn nguồn nước ngầm thì nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy. Trong bài tác giả cũng trích lời ông Trần Hồng Hà, quyền cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên – môi trường, cho biết hiện Tại các dự án xử lý ô nhiễm nước chủ yếu sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển quốc tế. Ngày 08/05/2008 trên diễ dàn Dân Trí có đăng tải bài báo “ gia tăng bệnh tật vì dùng nước ô nhiễm” của tác giả Lan Hương có trích dẫn một số lời trong Hội thảo “ báo cáo hiện trạng tổng quan ngành nước Việt Nam”. Cho thấy gần 22 triệu người chưa được cung cấp nước sạch. Tác giả cho biết kết quả khảo sát của ngân hàng ADB. Ngân hàng lấy thí điểm một xã ở vùng nông thôn và tiến hành nghiên cứu về mức độ ô nhiễm nguồn nước của một xã ở tỉnh Hà Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm là rất cao, nguy cơ mắc các bệnh ngài ra và một số bênh khác của người dân trong vùng là cao hơn so với người dân ở các vùng khác trên cả nước. Ngoài ra bài báo cũng chỉ ra nguyên nhân nghiêm trọng của ô nhiễm nước là do thuốc trừ sâu. Các chuyên gia khẳng định rằng các con sông, kênh rạch, ao hồ đang là nơi chứa nước thải và đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học đến mức báo động. Ông cũng cho biết thêm mặc dù Việt Nam đã có luật bảo vệ môi trường nhưng nhưng nó vẫn chưa phát huy hết hiệu lực. Đề tài: “Tác động của báo chí đến việc nhận thức của thanh niên về bảo vệ môi trường” trên địa bàn xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ,Khóa luận tốt nghiệp của Triệu Thị Hương – trường Đại học Công Đoàn chỉ ra công tác báo trí và thực trạng môi trường trên địa bàn nghiên cứu, sự tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin trên báo chí về môi trường của thanh niên và đã đánh giá được tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ý nghĩa khoa học Thông qua việc vận dụng một số lý thuyết, quan điểm khái niệm phạm trù về phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài thực hiện với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về sự ô nhiễm của nguồn nước và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu tác giả hi vọng góp phần xây dựng tư tưởng đúng đắn về môi trường, ô nhiễm môi trường và cụ thể là ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ cho thấy mức độ nhận thức về nguồn nước mình đang sử dụng và biết được nhu cầu của người dân về bảo vệ nguồn nước. Từ đó có những khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về nguồn nước và đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước cho người dân nông thôn. Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Mục đích Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thực trang và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn. Tìm hiểu nhận thức của người dân về nguồn nước và thông qua đó tìm hiểu về nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay. Đối tượng Là nhận thức của người dân nông thôn Khách thể Là nguồn nước Phạm vi nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Thời gian nghiên cứu: từ 2002 đến 2011 Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận phương pháp nghiên cứu phương pháp quan sát Tiến hành quan sát địa bàn nghiên cứu, quan sát hai bên đường, các ao, hồ, sông, mương, rãnh,... trên địa bàn. phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài này tác giả có sử dụng các tài liệu liên quan tới môi trường, ô nhiễm môi trường,......., luật của Nhà nước,giáo trình, sách báo, bài viết, nói chuyện có liên quan nhằm thu thập thông tin cho bài viết. phương pháp phỏng vấn cấu trúc Chọn mẫu ngẫu nhiên rồi tiến hành phỏng vấn cấu trúc dựa trên các câu hỏi có sẵn trong bảng hỏi phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Phỏng vấn sâu kết hợp luôn trong quá trình phỏng vấn cấu trúc. phương pháp luận Đề tài lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Leenin làm nên tảng mà cụ thể là quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với những nguyên tắc lịch sử khách quan, toàn diện vấn đề nghiên cứu trong hoàn cảnh cụ thể của quá trình nghiên cứu. Phương pháp luận vận dụng là các nghiên cứu cần xuất phát từ lịch sử cụ thể ở mỗi thời kỳ, giai đoạn trong sự phát triển của nó. Từ đó cho phép chúng ta nắm được thực trạng của vấn đề nghiên cứu vào thời điểm hiện tại, đồng thời cho phép chúng ta dự báo xu hướng vận động và phát triển mang tính bền vững khách quan của vấn đề trong tương lai. Đồng thời những quan điểm này đòi hỏi thực tế xã hội có thể nhận thức được và quá trình nhận thức phải đi từ thực nghiệm đến lý thuyết trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ những khía cạnh bên ngoài không bản chất của các sự kiện xã hội đến những bản chất sâu hơn chúng. Nói cách khác, không chỉ dừng ở việc mô tả đơn thuần các sự kiện, hiện tượng xã hội mà phải tiếp tục đi sâu hơn vào bản chất của chúng để từ đó có thể chỉ ra quy luật, các lý thuyết, giả thuyết mới. Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với quan điểm duy vật biện chứng yêu cầu không được xem xét các hiện tượng xã hội một cách siêu hình mà phải xem xét chúng một cách biện chứng. Nghĩa là, khi xem xét các hiện tượng, sự kiện xã hội không được xem xét chúng trong tách rời rạc mà phải xem xét chúng trong mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau một cách có quy luật, và phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời các sự vật hiện tượng cũng không thể chỉ đứng yên mà luôn vận động, phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Có như vậy mới đảm bảo cho vấn đề được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau và luôn có sự tương tác, hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào đề tài này là nhằm xem xét sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay. 6.Giả thuyết nghiên cứu Nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải và rác thải Người dân đã nhận thức được mức độ ô nhiễm của nguồn nước Nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn là rất lớn PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Vài nét về đề tài nghiên cứu Môi trường luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm đến và cũng có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về môi trường. Với đề tài này tác giả cũng muốn đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn huyện Kiến Xương cũng đang có chiều hướng gia tăng và gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân nơi đây. Với đề tài “ Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay” tác giả muốn biết nhận thức của người dân về nguồn nước và nhu cầu bảo vệ nguồn nước hiện nay của họ. cơ sở lý luận Lý thuyết hành động xã hội Theo Max Weber :”Hµnh ®éng x· héi lµ hµnh ®éng ®­îc chñ thÓ g¾n cho nã mét ý nghÜa chñ quan nµo ®ã,lµ hanh ®éng cã tÝnh ®Õn hµnh vi cña ng­êi kh¸c vµ v× vËy ®­îc ®Þnh ®Õn ng­êi kh¸c ,trong ®­êng lèi trong qu¸ tr×nh cña nã .” Cßn theo tõ ®iÓn XHH:”Hµnh ®éng x· héi lµ mét hµnh vi h­íng ®Ých g¾n bã vÒ nghÜa víi hµnh vi ,víi c¸c kú vong vµ c¶m nh©n hoÆc pháng vÊn cña ®èi t¸c vµ ®Þnh h­íng thoe chuÈn mùc vÒ gi¸ trÞ x· héi(Tõ ®iÓn x· héi ,NXB thÕ giíi ,T.188) Trong mét ®Þnh nghÜa cã ¶nh h­ëng quan träng tíi lý luËn x· héi häc,Max Weber ®· t¸ch biÖt hµnh ®éng x· héi häc víi”hµnh ®éng”…bao gåm toµn bé hµnh vi cña con ng­êi (dï lµ bªn ngoµi hay néi t©m vµ chñ quan;nã cã thÓ bao gåm sù can thiÖp tÝch cùc trong mét hoµn c¶nh ,hay cè t×nh kh«ng can thiÖp nh­ vËy ,hay chÞ ®ùng)chõng nµo ng­êi hay nh÷ng hµnh ®éng g¾n cho nã mét ý nghÜa chñ quan.ThuyÕt hµnh ®éng x· héi cña Max Weber ph©n lo¹i râ 4 läai hµnh ®éng nh­ sau: -Hµnh ®éng duy lý c«ng cô :Lµ hµnh ®éng ®­îc thùc hiÖn víi sù c©n nh¾c,tÝnh to¸n,lùa chän c«ng cô,ph­¬ng tiªn,môc ®Ých sao cho cã hiÖu qu¶ cao nhÊt. -Hµnh ®éng duy lý gi¸ trÞ:Lµ hµnh ®éng ®­îc thùc hiÖn v× b¶n th©n hµnh ®éng (môc ®Ých tù th©n).Thùc chÊt lo¹i hµnh ®éng nµy cã thÓ nh»m vµo c¸c môc ®Ých phi lý nh­ng l¹i ®­îc thùc hiªn b¨ng nh÷ng c«ng cô,ph­¬ng tiªn duy lý. -Hµnh ®éng c¶m tÝnh(xóc c¶m):Lµ hµnh ®éng do c¸c tr¹ng th¸I xóc c¶m hoÆc t×nh c¶m bét ph¸t g©y ra,mµ kh«ng cã sù c©n nh¾c ,xem xetsphaan tÝch mèi quan hÖ gi÷a c«ng cô ph­¬ng tiÖn vµ môc ®Ých hµnh ®éng. -Hµnh ®éng theo truyÒn thèng:Lµ lo¹i hµnh ®éng tu©n thñ nh÷ng thãi quen ,nghi lÔ,phong tôc,tËp qu¸n ®· ®­îc truyÒn laij tuwf ®êi nµy qua ®êi kh¸c. ViÖc vËn dông lý thuyÕt hµnh ®çng· héi gióp cho t¸c gi¶ ph©n tÝch ®­îc vÊn ®Ò r¸c th¶i ¶nh h­ëng ®Õn môi tr­¬ng hiÖn nay: H¹n chÕ sö dông r¸c th¶i nh­ thÕ nµo,xö lý ra sao cho phï hîp víi thùc tr¹ng m«I tr­êng ë ®Þa ph­¬ng.XÐt cho cïng ,qua lý thuyÕt hµnh ®éng x· héi cã thÓ thÊy cña mçi c¸ nh©n gia ®×nh,chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng trong viÖc h¹n chÕ vµ x÷ lý r¸c th¶i lµ mét tÊt yÕu vµ thÝch hîp víi nhu cÇu b¶o vÖ m«i tr­êng hiªn nay ë ®Þa ph­¬ng còng nh­ x· héi. Một số khái niệm 2.1Khái niệm nhu cầu và nhận thức 2.1.1 Khái niệm nhu cầu Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa. Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu). Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân. Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội. Khái niệm nhận thức Theo quan điểm triết học Mác-Lê Nin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng chia thành: Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm là kết quả của nó, được phân làm hai loại: Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này rất phong phú, nhờ có tri thức này con người có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều chỉnh hoạt động hàng ngày. Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo sát cácthí nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở để hình thành nhận thức khoa học và lý luận. Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau để tạo nên tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ tổng kết kinh nghiệm, nhận thức lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Thông qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến. Theo học thuyết của Mác – Lê Nin, nắm vững bản chất, chức năng của từng loại nhận thức đó cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trọng việc đấu tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều. Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Thế nhưng, nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được. Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ. Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người. 2.2Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường 2.2.1 Khái niệm môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.”( Theo Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam). Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu nhân tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và làm nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên nhân tạo,... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh bao gồm: nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định bất thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với pháp luật, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 2.2.2Ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng( nước thải), rắn( chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khẳ năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 2.3Khái niệm ô nhiễm nguồn nước Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng ta. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. 2.4 Khái niệm bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và thiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vài nét về điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của địa bàn nghiên cứu Thị trấn Thanh Nê là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Kiến Xương, là nơi đóng trụ sở của các cơ quan đơn vị quan trọng. Thị trấn được thành lập năm 2002, trên cơ sở sáp nhập 2 địa phương là xã Tán Thuật và thị trấn Kiến Xương. Nằm cách thành phố Thái Bình 15 km. Diện tích tự nhiên khoảng 700 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 400 ha. Dân số: khoảng 1 vạn người. Địa phương được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000. Nữ anh hùng đầu tiên được phong tặng là nữ dân quân Nguyễn thị Chiên (hiện đang sống ở Long Biên – Hà Nội). Trong thời kì chống Mỹ, để phục vụ cho chiến trường, người chủ nhiệm hợp tác xã đã được Nhà nước phong tặng anh hùng lao động. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, địa phương có 223 liệt sỹ, 179 thương binh và 10 mẹ Việt Nam anh hùng. Kinh tế, hạ tầng kỹ thuật: Sau khi được Nhà Nước quyết định thành lập thị trấn Thanh Nê đến nay hạ tầng cơ sở và kỹ thuật tương đối hoàn thành. Có 60 cơ quan và trường học. Công trình nước sạch do Nhật đầu tư đã đi vào sử dụng. Công trình đã cung cấp nước sạch cho 50% trên 3000 hộ dân tại thị trấn. Địa phương đang hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng hệ thống thoát nước thải ngầm. Hệ thống này còn nhiều thiếu xót và cần được cải tạo. Đường giao thông: toàn bộ hệ thống đường đã được cứng hóa bằng bê tông và đường nhựa, không nơi nào còn đường đất đá. Hiện nay, địa phương đang từng bước tiến hành nghị định về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (theo nghị định 26 của Đảng). Tập trung xây dựng nông thôn mới, nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Thị trấn có 400 ha đất nông nghiệp ở 14 khu dân cư, 100% dân được sử dụng điện, điện ổn định 24/24. Toàn bộ hệ thống điện đã được nâng cấp và do ngành điện quản lý. Hệ thống dây điện đã được trang bị 100% là dây bọc. Vệ sinh môi trường: thị trấn có 14 tổ dân cư, mỗi tổ đã thành lập được tổ thu gom rác thải (chủ yếu là rác thải sinh hoạt), được thành lập từ năm 2002. Hiện nay, vẫn duy trì hoạt động tốt. Tiền chi trả cho những người thu gom rác chru yếu là do người dân đóng góp và có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động cho người thu gom rác. Hộ kinh doanh thì đóng góp 500đ/ngày, hộ bình thường thì đóng 200-300đ/ngày. Rác được thu gom và được đổ ra 1 bãi rác tập trung, bãi rác này được đặt cách xa khu dân cư, xa nguồn nước. Về kinh tế: cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 13,6%, công nghiệp chiếm 57,3%, dịch vụ chiếm 29,1%. Thị trấn có 5 cơ sở may với khoảng 5000 công nhân, 1 nhà máy gạch mỗi năm sản xuất hơn 1 triệu viên gạch tuynen với hơn 300 công nhân. Tỷ trọng nông nghiệp thấp nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò hàng đầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 16,2%. Nói chung người dân địa phương vẫn còn rất khó khăn, nghèo khổ. Hộ nghèo của thị trấn có 112 hộ, cận nghèo là 42 hộ, còn lại là hộ giàu, khá và trung bình. Y tế: địa phương đã có các trạm y tế, trạm đa khoa, có xây dựng 1 trạm y tế được nhà nước công nhận đạt chuẩn vào năm 2005, trạm thường xuyên khám chữa bệnh cho người dân. Giáo dục: Ngoài các trường THPT, trung cấp, thị trấn có 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào năm 2000, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia loại hai, 2 trường THCS cũng đạt chuẩn quốc gia, việc dạy và học hàng năm đều tiên tiến, xuất sắc , tỷ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng rất cao. Văn hóa:14 khu dân cư đều có hội trường văn hóa, thực hiện pháp lệnh dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Hiện tại, địa phương có 2 họ Công giáo và 1 ngôi chùa. Dịch vụ thương mại: Thị trấn có 3km đường trục từ thành phố đi qua, 605 hộ kinh doanh, 1 chợ với diện tích 6000m2 mái tôn. Hàng năm, ngân sách thu về 15 tỷ đồng và chi tiêu cũng hết 15 tỷ đồng. Cán bộ địa phương gồm 21 chức danh, chưa kể cán bộ chuyên trách. Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở thị trấn Thanh Nê Theo số liệu thống kê, Thái Bình có năm khu công nghiệp đang hoạt động trên tổng số 10 khu công nghiệp đã được qui hoạch nhưng hiện nay môi trường đang bị xuống cấp nhanh, nhiều nơi đã đến mức báo động. Việc thải chất thải chưa qua xử lý tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung ngày càng tăng về khối lượng gây bức xúc trong nhân dân. Rác thải sinh hoạt tràn ra quốc lộ Môi trường nước, khí tại một số sông hoặc các khu công nghiệp tập trung đã bị ô nhiễm. Báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp tháng 3/2009 cho thấy, nồng độ khí thải CO, SO2, NO2, NH3, bụi và độ ồn tại khu vực khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép 5937, 5938/2005; Nước thải tại một số điểm thải từ khu công nghiệp có các thông số SS, COD, BOD5, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 10 lần TCVN 5945-2005. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông Long Hầu, Kiên Giang các thông số COD, BOD5, SS, dầu mỡ khoáng, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép 4; 2,9; 1,4; 8; 3-6 lần TCVN 5942-1995 chất lượng nước mặt, đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Asen cadimi. Kết quả phân tích nước thải tại cửa xả của một số doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, gạch men tại khu công nghiệp, các thông số COD, BOD5, SS, Asen vượt 20,7; 16; 15,5; 10,4 lần TCVN 5945-2005. Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp chưa được thu gom xử lý theo qui định. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, kết quả quan trắc môi trường biển vùng ven bờ, có biểu hiện ba chất ô nhiễm (dầu, kẽm, và chất thải lỏng hữu cơ) luôn có hàm lượng cao theo thời gian và có thể tạo ra những điểm nóng ô nhiễm ở các vùng cửa sông lớn đổ ra biển, một số điểm có biểu hiện rõ ô nhiễm do kim loại nặng, tồn dư thuốc trừ sâu có hàm lượng cao hơn từ 2-4 lần so với các khu vực ven biển khác; Kết quả phân tích môi trường nước biển ven tại vùng cửa sông có dấu hiệu ô nhiễm cao hơn các vùng khác. Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình 1 năm tỉnh Thái Bình sử dụng từ 250-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật và hàng trăm ngàn tấn phân bón hoá học các loại, đây là nguồn ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thải ra các sông nội đồng cùng với chất thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung thải ra các cửa sông ven biển, đã thể hiện hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng cửa sông ven biển luôn cao hơn các vùng biển khác. Các chất thải gây ô nhiễm môi trường phát sinh các hoạt động trên cùng với chất thải ngay trên biển (hoạt động vận tải, đóng tàu, nuôi trồng thuỷ sản…) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển và vùng ven bờ, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản. Trên đây là thực trạng ô nhiễm ở tỉnh Thái Bình nói chung còn với thị trấn Thanh Nê thì mức độ ô nhiễm của sông Kiến Giang đoạn chảy qua thị trấn cũng đáng được quan tâm. Dòng sông Kiến Giang chảy qua địa bàn thị trấn và là nguồn nước chính cho nông dân sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Mọi hoạt động của người dân nơi đây đều gắn liền với dòng sông như: dùng làm nước ăn, giặt quần áo, tắm, rửa xe, tưới cây, ... Bãi rửa xe cạnh bờ sông Người dân đang giặt quần áo bên bờ sông Thế nhưng những năm gần đây nguồn nước sông ngày càng bị ô nhiễm nên nhiều người dân đang tìm nguồn nước khác để thay thế và việc sử dụng nước sông cho sinh hoạt cũng hạn chế đi nhiều. Nước sông bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân trong đó có hai nguyên nhân chính là do nước thải và rác thải trong sinh hoạt gây nên. Theo điều tra cho thấy tất cả các hệ thống nước thải của địa phương đều đổ trực tiếp ra sông và không qua xử lý. Bên cạch đó rác thải của địa phương được thu gom thường xuyên nhưng cũng chưa được phân loại và xử lý mà chỉ thu gom lại rồi đổ thành đống xử lý bằng cách đốt và chôn lấp một cách thô sơ. Sau nhiều lần chôn lấp tại bãi rác gặp mưa hình thành nên lượng nước thải mới ngấm vào đất và chảy ra sông. Không chỉ gây ô nhiễm cho nước sông mà còn gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, nước mặt mà người dân đang xử dụng. Với đặc thù của một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp nên vấn đề xử lý rác thải trong nông nghiệp cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng tới nguồn nước. Ảnh hướng lớn nhất phải kể tới đó là ảnh hưởng của thuốc thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường nước. Các chất độc hại có trong thuốc thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ được sâu, bệnh và góp phần làm ô nhiễm nguồn nước trên đồng ruộng. Các sinh vật sống trong nước bị chết do nhiễm chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật, con người cũng bị mắc các bệnh về da do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Người dân địa phương cho biết thêm nước sông ô nhiễm không hẳn là do nước thải và rác thải trong sinh hoạt mà con do đây nước thải từ các khu công nghiệp trong thành phố và các nhà máy nơi đầu nguồn xả nước thải trực tiếp vào sông như công ty hóa chất QB thuộc, khu vực thuộc da ở cầu Ngái,... và một số cơ sở sản xuất may thuộc địa bàn. Nhận thức của người dân nông thôn về ô nhiễm nguồn nước Trước sự biến đổi của dòng nước sông Kiến Giang người dân địa phương cũng dần nhận thấy được sự ô nhiễm của nguồn nước mình đang sử dụng. Nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước được thể hiện trên sự lựa chọn nguồn nước ăn của từng hộ gia đình. Qua nghiên cứu bằng bảng hỏi cấu trúc tác giả thu được kết quả như sau: Bảng 1: Số hộ dân sử dụng nguồn nước máy làm nước ăn Sử dụng nước máy Tần suất (hộ) Tỷ lệ (%) Có 595 76,8 Không 180 23,2 Tổng 775 100 ( Nguồn: kết quả xử lý phỏng vấn có cấu trúc) Tại địa phương đã có nhà máy nước sạch nhưng chỉ có 595 (chiếm tỷ lệ 76,8%) hộ trên tổng số 775 hộ được hỏi là dùng nước máy. Vẫn còn 180 hộ ( chiếm tỷ lệ 23,2%) không sử dụng nước máy. Qua đó ta thấy được người dân cũng đã ý thức được việc nguồn nước sông đã bị ô nhiễm nên họ lựa chọ sử dụng nước máy để đảm bảo cho sức khỏe bản thân và gia đình. Bảng 2: Số hộ dân dùng nguồn nước giếng khoan làm nước ăn Sử dụng nước giếng khoan Tần suất ( hộ) Tỷ lệ (%) Có 153 19,7 Không 622 80,3 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Bảng 3: Số hộ sử dụng nguồn nước giếng khơi làm nước ăn Sử dụng nước giếng khơi Tần suất ( hộ) Tỷ lệ (%) Có 32 4,1 Không 743 95,9 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Bảng 4: Số hộ sử dụng nguồn nước ao, hồ, sông làm nước ăn Sử dụng nước ao, hồ, sông Tần suất (hộ) Tỷ lệ (%) Có 10 1,3 Không 765 98,7 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Bẳng 5: Số hộ sử dụng nguồn nước khác làm nước ăn Sử dụng nước khác Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Có 2 0.3 Không 773 99,7 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Nhìn vào các bảng số liệu trên ta thấy được sự nhận thức của người dân về nguồn nước rất rõ ràng. Rất ít hộ sử dụng nguồn nước không rõ ràng còn có 2 hộ ( chiếm tỷ lệ 0,3%), có 10 hộ (chiếm 1,3%) dùng nước giếng khơi và có 153 hộ ( chiếm tỷ lệ 19,7%) sử dụng nước giếng khơi. Qua đây ta cũng thấy được rằng đa số người dân đã ý thức được về vấn đề sử dụng nước sạch và chăm sóc khức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa nhận thức được về vấn đề ô nhiễm nguồn nước nên vẫn chưa sử dụng nước sạch mà lại dùng nguồn nước không đảm bảo như nước giếng khơi, giếng khoan và có hộ sử dụng nguồnnước đang bị ô nhiễm như ao, hồ, sông. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hộ dân sử dụng nước mưa làm nước ăn. Bảng 6: Số hộ sử dụng nguồn nước mưa làm nước ăn Sử dụng nước mưa Tần suất (hộ) Tỷ lệ (%) Có 278 35,9 Không 497 64,1 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Việc sử dụng nước mưa làm nước ăn là do thói quen cũ của người dân nông thôn. Vẫn còn số lượng lớn các hộ sử dụng nước mưa làm nước ăn, trong 775 hộ được hỏi có tới 278 hộ ( chiếm tỷ lệ 35,9%) vẫn sử dụng nước mưa làm nước ăn. Số lượng này vẫn rất lớn chứng tỏ rằng người dân vẫn chưa ý thức được chất lượng nguồn nước mà gia đình họ đang sử dụng. Qua việc sử dụng nước ăn cho gia đình cũng thể hiện một phần nhận thức của người dân nông thôn hiện nay là chưa rõ ràng. Bên cạnh việc lựa chọn sử dụng nước ăn cho gia đình thì việc đánh giá chất lượng nước mà gia đình họ đang sử dụng cũng thể hiện nhận thức của người dân về nguồn nước. Bảng 7: Sự đánh giá về nguồn nước ăn mà gia đình đang sử dụng Sự đánh giá Tần suất (người) Tỷ lệ (%) Sạch tuyệt đối 159 16,6 Tương đối sạch 520 71 Hơi ô nhiễm 56 7,2 Rất ô nhiễm 9 1,2 Không biết 31 4 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có 159 người (chiếm tỷ lệ 16,6%) cho rằng nước ăn mà họ đang dùng là sạch tuyệt đối, 520 người ( chiếm tỷ lệ 71%) cho rằng nước đó chỉ tương đối sạch, 56 người( chiếm tỷ lệ 7,2 %) cho rằng nước hơi ô nhiễm, có 9 ( chiếm 1,2 %)người cho rằng rất ô nhiễm và còn lại có 31 người ( chiếm 4%) không biết nguồn nước đó như thế nào. Qua đây ta thấy được nhận thức của người dân về chất lượng nguồn nước cũng khá cao, có tới trên 87,6% tỷ lệ người cho rằng nguồn nước gia đình họ đang sử dụng là nước sạch, có 8,4% tỷ lệ người cho rằng nguồn nước gia đình họ đang sử dụng là bị ô nhiễm. Nhìn chung người dân nơi đây nhận thức rõ về nguồn nước và vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhu cầu về bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường của người dân nông thôn Dựa vào nhận thức của người dân ta biết thêm được rằng họ có mong muốn bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước để thoát khỏi tình trạng ô nhiễm như hiện nay và giảm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống của người dân nơi đây. Bảng 8: Mức độ quan tâm tới môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường Mức độ quan tâm Tần suất (người) Tỷ lệ (%) Rất quan tâm 249 32,1 Quan tâm 339 42,7 Quan tâm chút ít 160 20,6 Hoàn toàn không quan tâm 27 3,5 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Có tới 558 người( chiếm tỷ lệ 74,8%) quan tâm và rất quan tâm tới môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường. Có 160 người (chiếm 20,6%) quan tâm chút ít và chỉ có 27 người (“chiếm 3,5%) hoàn toàn không quan tâm. Điều này cho thấy người dân nơi đây có sự quan tâm lớn tới môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Vấn đề môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường thu hút được sự chú ý của một bộ phận không nhỏ trong người dân nông cả nước chứ không riêng gì người dân nông thôn của huyện Kiến Xương. Bảng 9: Chất lượng môi trường tại địa phương hiện nay Chất lượng môi trường Tuần suất (người) Tỷ lệ (%) Rất tốt 41 5,3 Tốt 243 31,4 Bình thường 307 39,6 Ô nhiễm 151 19,5 Rất ô nhiễm 24 3,1 Không quan tâm/ không biết 9 1,2 Tổng 775 100 (Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc) Có 41 người (chiếm tỷ lệ 5,3%) nhận định rằng môi trường ở địa phương rất tốt, có 324 người ( chiếm tỷ lệ 31,4 %) đánh giá môi trường ở địa phương tốt, có 307 người ( chiếm tỷ lệ 39,6) nhận định là bình thường và có 175 người (chiếm tỷ lệ 22,6%) cho rằng ô trường đang bị ô nhiễm. Vẫn có 9 người trên tổng 775 người được hỏi là không biết môi trường tại địa phương hiện nay như thế nào. Qua đó ta thấy được nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Từ nhận thức về môi trường đang bị ô nhiễm mà ta thấy được nhu cầu bảo vệ môi trường là rất lớn vì ai cũng quan tâm tới vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống. Nhu cầu và trách nhiệm bảo vệ môi trường là của mọi người. Phần kết luận Kết luận Bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước hiện nay đang là vấn đề rất quan trọng đáng được quan tâm và chú ý tới. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu môi trường chúng ta sẽ phải đứng trước rất nhiều vấn đề về phát triển kinh tế và sức khỏe con người. Nước là một dạng tài nguyên môi trường đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống. Từ xưa đến nay, chúng ta cứ nghĩ rằng tài nguyên nước là vô hạn nên không quan tâm nhiều đến việc sử dụng cũng như thải bỏ các chất thải vào trong môi trường nước. Két quả là tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Ngày nay, xu hướng phát triển dân số, công nghiệp và đô thị hoa, nền nông nghiệp thâm canh ... đã kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, trong đó có nước sông. Nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn kiệt, bồi lắng, nhiễm mặn ... dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vấn đề bảo về nguồn nước và vấn để xử lý chất thải, nước thải trước khi thải ra môi trường cần được chú trọng rất nhiều. Huyện Kiến Xương và thị trấn Thanh Nê cần có nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Các giả thuyết được đưa ra là hoàn toàn đúng đắn trong hoàn cảnh cụ thể với con người và điều kiện kinh tê- xã hội của địa bà nghiên cứu. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là do rác thải và do nước thải là chủ yếu. Do không được phân loại và xử lý đúng cách nên rác thải đã gây ảnh hưởng tới nguồn nước của địa phương. Qua công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể mà nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do trình độ học vấn và hiểu biết của người dân nông nên có nhiều người có nhận thức chưa đúng đắn về môi trường. Nhu cầu bảo vệ môi trường là của chung tất cả mọi người và người dân nơi đây cũng vậy. Họ quan tâm rất nhiều tới môi trường và cũng quan tâm tới sức khỏe của bản thân cũng như của các thành viên trong gia đình nên việc tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền và phát động thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đều được người dân tham gia đầy đủ. Khuyến nghị Cần quan tâm đến việc phát huy và phát triển các các hoạt động truyền thông về môi trường để nâng cao nhận thức của người dân về vấ đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn đặc biệt là môi trường nước. Người dân cần nhận thức rõ hơn vai trò của môi trường ,nguồn gốc tác hại của việc ô nhiễm môi trường ,xác định rõ hướng đi khác để xử lý và tiến hành các giải pháp vận chuyển và xử lý .Và cần có hỗ trợ công nghệ xử lý rác bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại .Việc thu hồi rác không chỉ là nhiệm vụ của những người thu don mà còn là trách nhiệm và cần sự đồng lòng ,chung sức của cả cộng đồng . Để có nguồn nước sử dụng bền vững, cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn. Một số hoạt động nhằm bảo vệ tài nguyên nước: 1. Thường nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy. Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy hải sản. Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch. 2. Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ côn trùng. 3. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. 4. Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ …), nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Chính quyền địa phương cùng với nhân dân cũng nêu có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và đặc biệt là bảo vệ nguồn nước vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân. Chính quyền địa phương duy trì liên tục và phát triển các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường qua tất cả các loại truyền thông ,phương tiện có thể để người dân tiếp thu những kiến thức về môi trường và có ý thức hơn về môi trường.Hỗ trợ các phương tiện truyền thông và kỹ thuật.Hướng dẫn cho người dân việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình . Thường xuyên tổ chức các phong trào về môi trường.Các chương trình thi về luật môi trường .Cần có quy định xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm . Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới môi trường của địa phương.Cung cấp cho địa phương đủ phương tiện kỹ thuật xử lý rác thải. Cần xây dựng và đầu tư phát triển nhà máy nước sạch để có thể phục vụ nước sạch cho nhân dân. Tài liệu tham khảo B ài viết trên báo điện tử International Heral tribure của phóng viên Thomas Fuller về sự ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn trên cả nước ( thứ 2 ngày 30 tháng 7 năm 2007). Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, đã sửa đổi và bổ sung năm 2005. Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Lê Ngọc Hùng ( 2009). Báo động ô nhiễm môi trường ở Thái Bình, Nguyễn Thành Tâm ( sở tài nguyên môi trường Thái Bình). Khóa luận “Tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về bảo vệ môi trường”, Triệu Thị Hương, 2011. Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh. NXB đại học quốc gia Hà Nội. Khóa luận “Quản lý và tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang- tỉnh Thái Bình trên cơ sở phát triển bền vững”, Phạm Thu Hường, 2007. Các lý thuyết xã hội học hiện đại,2002, Vũ Quang Hà, NXB đại học quốc gia Hà Nội. Xã hội học đại cương, Pham Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2001. Bài viết “ ô nhiễm nguồn nước vấn đề nghiêm trọng” trên báo Dân trí,ngày 09 tháng 04 năm 2008. Bài viết “ báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước” trên báo tuổi trẻ, ngày 3 tháng 12 năm 2004. PHỤ LỤC PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 Tên người phỏng vấn: Bùi Thị Thanh A Người được phỏng vấn: Vũ Huy T Tuổi: 53 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Nông dân Địa điểm: Khu Đông Trung, thị trấn Thanh Nê Thời gian phỏng vấn: 7 giờ 30’ ngày 22 tháng 11 năm 2011 NỘI DUNG Hỏi: Chú vừa nói là môi trường ở địa phương mình ô nhiễm nguồn nước rất đáng quan tâm vậy xin hỏi chú là sự ô nhiễm đó diễn ra như thế nào ạ? Trả lời: Nước sông ở đây ô nhiễm lắm cháu ạ. Có bảo nhiêu thứ nước thải là họ đổ ra sông hết. Nước thải từ thành phố đổ về rồi nước thải của thị trấn cũng đổ ra đấy hết. Các cháu ra mà xem nước sông đen ngòm, toàn hóa chất độc hại thôi. Mấy hôm nay còn đỡ chứ thỉnh thoảng nước lại đem xì. Hỏi: Sao ở thị trấn mình có nhà máy nước sạch mà gia đình chú lại không xử dụng ạ? Trả lời: Nói là nhà máy nước sạch chứ nước có sạch đâu. Bao nhiêu nước thải họ đổ ra sông rồi nhà máy lại lấy nước sông lên cho hóa chất vào rồi cho lắng xuống mang bán lại cho dân. Có nhiều hôm nước vẫn đục ngàu lại lợ lợ tanh tanh nữa. Hỏi: Gia đình chú dùng cả nước mưa, nước giếng khoan thì nước nào là nước ăn ạ? Trả lời: Nước ăn thì đương nhiên là dùng nước mưa rồi, nước mưa nó từ trên trời xuống lên không sợ bị ô nhiễm như nước sông, nước giếng khoan. Mà chú còn dùng cả máy khử ô zon để xử lý nên nước nhà chú sạch tuyệt đối. Cháu uống thử mà xem trong và ngọt lắm! Nước giếng khoan thì chú dùng để tưới cây cối và dùng cho nuôi lợn. Hỏi: Gia đình chú nuôi có nhiều lợn không ạ? Và việc xử lý nước thải trong chăn nuôi gia đình chú làm như thế nào ạ? Và việc chăn nuôi này có làm ảnh hưởng tới các nhà xung quanh không ạ? Trả lời: Chú nuôi cũng vài con. Nước thải thì chú cho chảy ra hệ thống mương của địa phương. Việc chăn nuôi thì cũng có ảnh hưởng tới mọi người nhưng nhà ai cũng thế cả thôi, cũng không làm gì đến mức phiền hà quá cho xóm làng. Xin cảm ơn chú! PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 Người phỏng vấn: Bùi Thị Thanh A Người được phỏng vấn: Nam, 47 tuổi Nghề nghiệp: nông dân, làm trong đội thu gom rác của địa phương Địa điểm: Khu Đông Trung, thị trấn Thanh Nê Thời gian: 8 giờ 30’ ngày 22 tháng 11 năm 2011 NỘI DUNG Hỏi: Theo chú là nguyên nhân nào gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa phương mình ạ? Trả lời: có nhiều nguyên nhân cháu ạ nhưng chủ yếu do rác thải và nước thải. Như nước thải của công ty hóa chất QB ở trên đầu nguồn, rồi nước thải của thị trấn cũng đổ ra sông Kiến Giang. Mà toàn bộ rác thải hay nước thải đổ ra sông đều chưa qua xử lý. Hỏi: chú có biết chất lượng nước của nhà máy nước sạch như thế nào không ạ? Trả lời: cái này chú cũng không nắm rõ vì cần phải đo mới biết được mà các chú làm gì biết đo, họ bảo là nước sạch thì mình biết vậy thôi. Hỏi: Xin chú cho biết làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động BVMT ở địa phương ạ? Trả lời: Như các chú muốn duy trì hoạt động thu gom rác của mình và muốn được cấp trên quan tâm hỗ trợ về phương tiện kỹ thuật cho bọn chú. Cảm ơn chú! BẢNG PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 Người phỏng vấn : Bùi Thi Thanh A Người được phỏng vấn: Nam, 30 tuổi Nghề nghiệp: nông dân Địa điểm phỏng vấn: Khu Thống Nhất, thị trấn Thanh Nê Thời gian: 9 giờ ngày 22 tháng 11 năm 2011 NỘI DUNG Hỏi: Xin anh cho biết hiện nay ở địa phương mình có vấn đề gì về ô nhiễm môi trường đáng được quan tâm không? Trả lời: Tuy anh không hay ở nhà nhưng mà có. Bọn em nhìn thấy con sông đằng kia không? Nó đang bị ô nhiễm đấy. Cứ vài hôm nước lại đen xì toàn nước thải từ thành phố đổ về. Xin cảm ơn anh! PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 Người phỏng vấn: Bùi Thị Thanh A Người được phỏng vấn: Trịnh Thanh B Tuổi : 60 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: nông dân Địa điểm phỏng vấn: Khu Hưng Long, thị trấn Thanh Nê Thời gian phỏng vấn: 9 giờ 30’ ngày 22 tháng 11 năm 2011. NỘI DUNG Hỏi: cháu nghe nói con sống Kiến Giang ở địa phương mình đang bị ô nhiễm điều đó có đúng không ạ? Trả lời: đúng cháu ạ. Con sông này đang bị ô nhiễm nặng. Bao nhiêu nước thải người ta đổ ra sông mà không xử lý. Như nhà bác thì tất cả rác thải đều được bác phân thành từng loại rồi mới mang cho đội thu gom rác. Ở đây có hệ thống cống thoát nước chung nên nhiều nhà cứ xả thẳng nước thải ra mà không xử lý. Quanh đây cũng có vài nhà như thế. Hỏi: vậy bác có thấy ai vứt rác bừa bãi không ạ? Và khi đó bác sẽ làm thế nào ạ? Trả lời: nhìn thấy sao được, không ai dám để cho bác thấy họ vứt rác ra đường đâu. Nhưng nếu thấy thì bác sẽ nhắc nhở và đề nghị sẽ có hình thức xử phạt thích đáng cho những hành vi như vậy. Hỏi: Xin hỏi nguồn nước mà gia đình hiện đang xử dụng là nước gì ạ? Trả lời: nhà bác dùng nước máy và toàn bộ khu này đều dùng nước máy. Cảm ơn bác! BẢNG PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5 Người phỏng vấn: Bùi Thị Thanh A Người được phỏng vấn: Nam 40 tuổi Nghề nghiệp: thợ điện Địa điểm phỏng vấn: Khu Hưng Long, thị trấn Thanh Nê Thời gian phỏng vấn 10 giờ ngày 22 tháng 11 năm 2011 NỘI DUNG Hỏi: xin chú cho biết hiện nay ở khu vực này có vấn đề gì về môi trường đáng quan tâm không ạ? Trả lời: ở bên này thì cũng không có vấn đề gì nhưng bên kia thì có, đó là ô nhiễm nguồn nước. Hỏi: chú có thể cho cháu biết rõ hơn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước được không ạ? Trả lời: nước sông bị ô nhiễm nhưng nhà máy nước vẫn lấy nước đó lên rồi qua xử đơn giản như cho hóa chất vào rồi để lắng lại mang nước đó bán cho người dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay ( nghiên cứu tại Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình).docx
Luận văn liên quan