Nhu cầu thành đạt

Từ những kết quả thu được khi thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao và phát triển nhu cầu thành đạt cho thanh niên: Đối với thanh niên, khi thực hiện công việc cần có sự định hướng vươn tới thành tích ngay từ khi mới bắt đầu công việc. Cần phải biết chắt chiu hun đúc ngay từ những công việc nhỏ, vì thành công lớn cần bắt đầu với những kết quả nhỏ. TRước khi hành động, các bạn thanh niên cần phải vạch ra cho mình những kế hoạch và mục tiêu cụ thể từ đó để có thể đạt kết quả tối ưuĐể có thể thành đạt trong cuộc sống thì tri thức là yếu tố quan trọng. Vì vậy, các bạn thanh niên cần chú ý luôn luôn học tập, rèn luyện và bổ sung thêm cho mình những kiến thức cần thiết để phục vụ cho bản thân và để có thể thành công trong tương lai. Cần phải khuyến khích, động viên thanh niên biết sử dụng khả năng trí tuệ trong hoạt động để đạt hiệu quả cao. Thường xuyên động viên, khuyến khích và nhắc nhở những thanh niên biết vượt khó khăn trở ngại. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài của Võ Thị Ngọc Châu “Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên” (1999) cho thấy, hiện nay nhu cầu thành đạt giữa nam và nữ không có sự khác biệt như trước. Điều đó cho thấy xã hội ta đã có cái nhìn đúng đắn giữa nam và nữ không còn định kiến giữa nam và nữ như trước. Vì vậy, xã hội cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để phụ nữ có thể phát huy hơn nữa nhu cầu vươn tới sự thành đạt trong cuộc sống cũng như trong gia đình.

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3881 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu thành đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề này có sự khác nhau giữa các nhà tâm lý học phương tây và các nhà tâm lý học Mác xít. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương tây cho rằng nhu cầu sinh vật sẽ quyết định đến nhu cầu xã hội. Nhu cầu sinh vật là cơ bản và ó nguồn gốc bẩm sinh, con người không thể can thiệp được bằng ý thức và ý chí. A.N. Leonchiev và các nhà tâm lý học Mác xít khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu và hoạt động. “Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động”. A.N. Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động (Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động). Ông giait thích như sau: “Thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề chi hoạt động. Nhưng ngay sau khi chủ thể bắt đầu hành động thì lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu và sẽ không con giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của haotj động (tức nhu cầu) cũng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động”. Ông cho rằng, bởi vì bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàng những nhu cầu, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức được những yêu cầu, đòi hỏi phải được đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiên nhu cầu mới. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, loài người một mặt thỏa mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người không ngứng tích cực hoạt động lao động sản xuất qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội. 2.1.6. Vai trò của nhu cầu Khoa học tâm lí cho rằng nhu cầu người là một trong những hiện tượng tâm lí người, về cơ bản có nguồn gốc từ thế giới khách quan, nó nảy sinh thông qua hoạt động của mỗi người. Hoạt động sản xuất của con người thúc đẩy nhu cầu hình thành và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội tiến bộ. Nhu cầu là một biểu hiện của tâm lý, là điều kiện bên trong có chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng và nhu cầu như là những gì định hướng trong mối liên hệ với những khả năng có thể thực hiện được. Nhu cầu phát huy được tính tích cực của mình trong quá trình tìm kiếm đối tượng, tìm kiếm phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu. Khi xuất hiện nhu cầu với cường độ lớn, con người bắt đầu hoạt động để thỏa mãn. ở con người còn có những nhu cầu khác không liên quan tới nhu cầu tồn tại, đó là nhu cầu cao cấp như đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…trong hành vi hàng ngày của mình, con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu phục vụ một cách trực tiếp mà còn muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao. Chính sự mong muốn là thỏa mãn nhu cầu cấp cao là động lực thúc đẩy xã hội loài người tiến những bước dài trong lịch sử phát triển. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nhu cầu đó là: nếu khả năng thỏa mãn nhu cầu thấp sẽ làm xuất hiện cảm xúc tiêu cực, từ đó làm giảm hoặc hạn chế việc thỏa mãn những nhu cầu cao hơn so với dự đoán. 2.1.7. Các mức độ của nhu cầu Mức thứ nhất: lòng mong muốn Ở mức độ này, con người còn giữ được ý thức sáng suốt, động cơ còn trong sang, nhân cách còn trọn vẹn. Mức độ thứ hai: tham Ở mức độ này nhân cách bắt đầu lệch lạc và thiếu sáng suốt cho nên mặc dù hoạt động rất tích cực nhưng lại mang tính ích kỷ. Mức thứ ba: đam mê Ở mức này, nhân cách bị tha hóa hoàn toàn mất hẳn ý thức có nhiều hoạt động thiếu sáng suốt đến mức mất hẳn tính nguời, hoạt động điên cuồng, rồ dại và độc ác. 2.2. Nhu cầu thành đạt 2.2.1. Khái niệm nhu cầu thành đạt Vấn đề nhu cầu đã được nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu. Nhu cầu có rất nhiều loại khác nhau và ngày càng đa dạng phong phú vì nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Như trên đã phân tích, các nhà tâm lí học thường phân chia nhu cầu theo đối tượng thỏa mãn, theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo định hướng giá trị. Nhu cầu thành đạt là một loai nhu cầu trong vô số các loại nhu cầu và nó còn được ít người nghiên cứu. Nhu cầu thành đạt là sự mong muốn chiếm được một vị trí nhất định trong môi trường xã hội và nó được biểu hiện trong thực tiễn rất rõ ràng, ví dụ như sự kính trọng, sự trung thành, sự gắn bó yêu thương của những người xung quanh. Đó là đặc điểm của nhu cầu thành đạt, bởi vì bản thân nhu cầu thành đạt bao giờ cũng được liên kết chặt chẽ với những người xung quanh. Con người ý thức được rằng trong tập thể, trong môi trường xã hội, sức mạnh của bản thân được tăng nhiều lần, các giá trị về tinh thần và vật chất mới được thừa nhận, được đánh giá và được khẳng định. Con người có bản chất xã hội nên bao giờ cũng cần có các mối quan hệ xã hội. Các cá thể trong các mối quan hệ với nhau bao giờ cũng bao hàm các quyền lợi và nghĩa vụ. Bản chất và cơ sở của nhu cầu thành đạt xuất phát từ nhu cầu xã hội của con người. Nhu cầu thành đạt là mong muốn có một vị trí trong xã hội, có một vị trí trong trái tim mọi người, đó là sự yêu thương, sự kính trọng, sự thừa nhận, sự nể phục. Để được thừa nhận là sự thành đạt phải có sự công minh, sự thừa nhận của những người xung quanh về những phẩm chất tâm lí tương xứng với vị trí mình đang chiếm giữ trong bậc thang của xã hội. Các nhà tâm lí học thuộc trường phái Saint-Peterbourg đã đi sâu phân tích những phẩm chất tâm lí của nhu cầu thành đạt. Họ đã xuất phát từ quan điểm nhu cầu là cái cốt lõi trong nhân cách, nó là cơ sở để hình thành những động cơ khác nhau, tính cách và những phẩm chất khác nhau. Theo quan điểm đó, họ cho rằng nhu cầu thành đạt là sự mong muốn của con người vượt qua những gì đã đạt được trong lĩnh vực hoạt động nhất định để vươn tới những thành quả cao hơn nữa, không hài lòng những gì hiện có. Nó biểu hiện ước vọng luôn luôn muốn đạt được kết quả cao và mong muốn được thể nghiệm những thành tích đạt được trong bất kì hoạt động nào, (hoạt động ít hay nhiều ý nghĩa) mong muốn kết thúc công việc thật tốt. Nhu cầu thành đạt bao giờ cũng liên quan đến mức độ của kỳ vọng và chính kỳ vọng sẽ giúp cho quá trình hình thành mục đích. Nhu cầu thành đạt được thể hiện dựa trên cơ sở sự bền bỉ vượt qua những khó khăn trở ngại, đặc trưng của nó được thể hiện ở chỗ có xu hướng giải quyết không chỉ những nhiệm vụ đã được đề ra mà mong muốn sao cho công việc đạt được hiệu quả cao hơn để bản thân chủ thể của nhu cầu có sự hài lòng đặc biệt với kết quả. Các nhà tâm lí học cho rằng nhìn chung nhu cầu thành đạt có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nhu cầu thành đạt cao phải có những phẩm chất kiên trì nhẫn nại đạt bằng được các mục đích đề ra mà không bao giờ hài lòng và thảo mãn nhừng gì đã đạt được, mong muốn làm được tốt hơn trước kia và có khuynh hướng rất hứng thú với công việc. Trong mọi trường hợp chủ thể có cảm xúc dương tính trong việc thể nghiệm thành tích. Ở họ có nhu cầu tạo ra các các thức mới khi đang tiến hành những công việc bình thường và mong muốn có sự sáng tạo nhỏ. Chủ thể có nh cầu thành đạt không bao giờ hài lòng với những công việc quá dễ hay những thành tích đạt được một cách dễ dàng. Họ luôn có tâm thế sẵn sàng giúp đỡ người khác và bản thân cũng rất sẵn sàng nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ khó khăn để cùng ngay thể nghiệm sự vui mừng khi đạt được thành tích. P.V.Ximônôv cho rằng trong nhu cầu thành đạt có nhu cầu nhận thức các chuẩn mực xã hội mang tính sã hội lịch sự (chuẩn mực thỏa mãn). Ở những xã hội khác nhau với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giai cấp khác nhau thì chuẩn mực thành đạt cũng rất khác nhau bởi vì trong giới hạn những chuẩn mực, nhu cầu phát triển vượt qua các chuẩn mực, lực hấp dẫn đối với sự vượt trội của các chuẩn mực đang tồn tại ngày càng cao và nhu cầu thành đạt cũng phát triển càng cao. Trong nhu cầu nhận thức chuẩn mực phải có sự đạt được những tri thức thời đại, chính vì vậy nhu cầu hiểu biết là nhu cầu phát triển và trong thực tế nó rất phức tạp. Các nhà tâm lí học rất khó khăn khi đặt tên cho nó. Nếu như nhu cầu thành đạt không bị giới hạn bởi sự nhận thức, bởi một chuẩn tương đối đang tồn tại thì thế giới là vô tận và nhận thức cũng là vô tận. Trong nhu cầu thành đạt sự nhận thức chuẩn mực có những bậc thang. Bức tranh nhu cầu thành đạt rất phức tạp. Ở đây chuẩn mực không chỉ tồn tại, mặc dù có sự tương quan bền vững với cấu trúc của các mối quan hệ xã hội, thường thường chủ thể mong muốn làm sao vị trí, tình thế của mình trong xã hội ngày càng tốt hơn. Trong tình huống đó, nhu cầu thành đạt phát triển, chủ thể h oặc là mong muốn hoàn thiện các chuẩn hoặc mong muốn làm tốt hơn tình trạng của mình, của xã hội và nó phụ thuộc vào bậc thang của nhu cầu. Tuy nhiên những người đã thành đạt ở mức độ cao, có một vị trí xã hội tốt không có ý định thay đổi chúng. Theo Trernưsevxki [40], nhu cầu thành đạt, nghĩa là chiếm được một vị trí xác định trong xã hội, chủ thể mong muốn được kính trọng và được mọi người trong cộng đồng thừa nhận. Đây là một loại nhu cầu rất mạnh ở con người. Có những người thật vĩ đại, có mục đích và lý lẽ, nhưng lại là người khiếm tốn. Ở một số người có đầy đủ mọi phương tiện vượt qua cả nhu cầu thành đạt, ở những người khác thì ngược lại không có sự tương ứng giữa nhu cầu thành đạt với phương tiện đã có. Ở bản thân họ sự nhiệt tình, lòng hăng hái bị ám ảnh và những dụng ý tốt đẹp của họ rất yếu. Như vậy khát vọng nhận thức và lực đẩy của những người có nu cầu thành đạt còn phụ thuộc một phần vào khả năng nắm vững các phương tiện của chủ thể. Một con người bình thường có nhu cầu thành đạt và họ đạt được mục đích rất lâu và khó nhọc vì chủ thể tin là rất khó đạt được các mục đích. Lúc này mục đích (nhu cầu thành đạt) sẽ khó tránh khỏi sự chuyển tải và đổi sang mục đích khác gần gũi hơn, dễ đạt được hơn. Như vậy nếu không đủ phương tiện thì các mục đích sẽ xích lại gần nhau và bị đơn giản hóa sẽ trở thành người tầm thường. Trong trường hợp ngược lại, bản thân mục đích đạt được (thậm chí một tri thức của phương tiện để đạt được mục đích và trong thực tế mục đích này đạt được) thì mục đích này sẽ trở thành mục đích mới hơn có ý nghĩa hơn và có tầm xa hơn. Chính vì vậy sự trang bị phương tiện, phương thức nắm vững chúng và tri thức sẽ mở rộng (khuyếch trương) mục đích. Trong cuộc sống và hoạt động mỗi chúng ta tiếp xúc một loạt các chuẩn mực xã hội để thỏa mãn nhu cầu. Các chuẩn mực xã hội này bắt đầu xuất hiện khi có xã hội loài người. Các phương tiện, phương thức đạt tới chuẩn mực xã hội tồn tại ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng gọi là văn hóa cũng sẽ rất khác nhau. Chủ thể nắm vững những phương thức, phương tiện và chuẩn mực của nhu cầu thành đạt của mình nhờ sự giáo dục. Các chuẩn mực xã hội cũng giống như nhu cầu nên rất đa dạng, con người nắm vững được nó ngoài yếu tố giáo dục còn có yếu tố thể nghiệm chúng trong quá trình thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy chủ thể sẽ nắm vững được chuẩn mực của xã hội. Trong quá trình phát triển, yêu cầu phải tích lũy những thông tin có giá trị mới, như vậy giá trị của thông tin giúp có được xác suất phát triển cao của nhu cầu thành đạt (sẽ đạt được thành tích). Việc thỏa mãn những nhu cầu thành đạt nhờ việc thấu hiểu những thông tin này là rất quan trọng. A. Kharkevir [59] viết : “Trong quá trình phát triển của môi trường có sự phát triển của thông tin giá trị. Những thông tin này có thể đã được lấy ra từ những tiếng ồn được phát hiện một cách khách quan (nó tồn tại một cách khách quan). Một số tác giả cho rằng cần phải xem xét cơ chế dự đoán khả năng thỏa mãn nhu cầu, trước hết phải chú ý tới ảnh hưởng của cảm xúc tới nhu cầu. Cảm xúc âm tính giúp chúng ta dự đoán chủ thể sẽ không thuận lợi, nó còn tệ hơn cả bi quan chán đời vì kéo dài con đường để đạt được thỏa mãn nhu cầu một cách chủ quan. Còn cảm xúc dương tính sẽ làm ngắn con đường thỏa mãn, làm đơn giản hóa và sẽ giúp chủ thể đưa ra được những mục đích có thể đạt được và thường xuyên có khả năng đánh giá trước sự thành đạt thực tế, chủ thể có cảm giác say sưa thắng lợi. Những gì liên quan đến sự chuyển tải của nhu cầu, đó là sự tăng cường sự ép buộc mặc dù xác suất của sự thành đạt rất thấp. Mặt khác nhu cầu mạnh (cường độ cao) nhưng có khuynh hướng đánh giá thấp (coi nhẹ) những xác suất đang lớn mạnh. Với những nhu cầu mạnh dường như phần thắng không chỉ là những gì có ý nghĩa. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cơ chế của nhu cầu và của cảm xúc với các cơ chế dự đoán trước sự đạt được mục đích đã ảnh hưởng tới sự dao động các chỉ số của kỳ vọng. Sự việc thể hiện ở chỗ những người khác nhau theo những cách khác nhau sẽ đo sự khó khăn khác nhau của các nhiệm vụ (trong những điều kiện mà bản thân học điều chỉnh những khó khăn này) và nó phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của những thể nghiệm theo thứ tự. Nhìn chung có thể nói rằng nhu cầu có cường độ khác nhau. Con người sẵn lòng hướng tới mục đích khi nhiệm vụ gặp khó khăn nhưng thấy có khả năng giải quyết nhiệm vụ. Nguyên tắc này về ý tưởng có thể trùng khớp với cảm xúc mang tính cực đại mà nó nhận được và nhiệm vụ trở nên đơn giản khi có sự hiểu biết phong phú về phương tiện trước khi nhiệm vụ trở nên quá sức sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và được gọi là sự không thỏa mãn hoạt động của mình. Tính chất phức tạp đặc biệt của hoạt động cảm xúc đơn giản được thể hiện ở chỗ yếu tố cảm xúc của nhu cầu và những cơ chế dự đoán sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, chúng được nảy sinh phụ thuộc những nhân tố bị chúng làm thay đổi. Tất cả các yếu tố như nhu cầu, thông tin, cảm xúc, ý chí, hành động bện thành những mắt xích liên kết thuận nghịch, thống nhất của quá trình chuyển tải nhu cầu thành hành vi ở bên ngoài đang được điều khiển. Tóm lại, nhu cầu thành đạt là sự mong muốn có một vị trí nhất định trong xã hội cùng với những phẩm chất tâm lí phù hợp với vị trí đó để được mọi người xung quanh thừa nhận. 2.2.2. Những biểu hiện của nhu cầu thành đạt Những người có nhu cầu thành đạt cao thường thích làm một vấn đề nào đó hơn là đề chờ đợi cơ hội. Họ thích một mức độ rủi ro trung bình, vì họ cảm thấy những cố gắng và khả năng của họ có lẽ sẽ ảnh hưởng tới kết quả. Một đặc trưng khác của người có nhu cầu thành đạt là họ quan tâm nhiều tới thành tích hơn là phần thưởng cho sự thành công. Họ không phản đối phần thưởng, nhưng đối với họ phần thưởng không quan trọng như chính thành công. Họ thấy thú vị trong việc giành được chiến thắng hoặc giải quyết một vấn đề khó khăn hơn là nhận được tiền và giải thưởng. Tiền đối với người có động cơ thành tích có giá trị đơn giản chỉ như sự đo lường công việc của họ. Nó cung cấp cho họ phương tiện đánh giá sự tiến bộ và so sánh những thành tựu của họ với thành tựu của những người khác. Một ước muốn của người có nhu cầu thành tích cao đi tìm những tình huống mà trong đó họ có được những sự phản hồi cụ thể về việc họ đã làm tốt như thế nào có liên quan mật thiết tới sự quan tâm đối với sự hoàn thành công việc của cá nhân họ. Bản chất của sự phản hồi lâu quan trọng đối với những người có nhu cầu thành đạt. Họ trả lời một cách thích thú thông tin về công việc của họ. Họ không quan tâm tới các bình luận về các đặc điểm cá nhân của họ như họ đã hợp tác như thế nào, giúp đỡ ra sao. Những người có động cơ thành tích có thể dễ dàng hợp lý hóa trách nhiệm cá nhân nếu họ thất bại. 2.2.3. Đặc điểm của nhu cầu thành đạt Nhu cầu thành đạt là sự mong muốn chiếm được một vị trí nhất định trong môi trường xã hội và nó được biểu hiện rõ ràng trong thực tiễn như: sự kính trọng, sự trung thành, sự gắn bó yêu thương của những người xung quanh…Đây chính là đặc điểm của nhu cầu thành đạt. Bởi vì bản thân nhu cầu thành đạt bao giờ cũng được liên kết với những người xung quanh. 2.2.4. Vai trò của nhu cầu thành đạt Nhu cầu thành đạt là một nhu cầu rất mạnh và là nguồn năng lượng vô cùng to lớn, thúc đẩy con người hoạt động tạo nên tính tích cực đề chiếm lĩnh một vị trí xác định trong xã hội. Mặc dù nhu cầu thành đạt có nhiều ảnh hưởng tích cực trong quá trình chiếm lĩnh một vị trí nhất định trong xã hội nhưng nó cũng có mặt hạn chế như: trên con đường hoàn thiện mình, những người có nhu cầu thành đạt cao thường xem mọi thứ alf thách thức, và họ thường thực hiện công việc một cách mạo hiểm. 2.3. Khái niệm thanh niên Thanh niên là một lực lượng đông đảo trong xã hội. Vì vậy, thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành thuộc khoa học xã hội. Nên tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nghiên cứu hay cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên. Về mặt sinh học các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể. Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực. Dưới góc độ xã hội học, thanh niên là một khái niệm xã hội học dùng để chỉ nhóm nhân khẩu – xã hội với một độ tuổi xác định, với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù và có vai trò đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân…mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặt 16. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Có nước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi và cũng có nước cho đó là 40 tuổi. Những xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên. Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Ở Việt Nam một thời gian khá dài tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho thanh niên là những người độ tuổi từ 16 đến 30. Dưới góc độ tâm lý, để đánh giá nhìn nhận thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể bao hàm được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, trông phạm vi đề tài này, thanh niên được hiểu là một giai đoạn phát triển nhất định được bắt đầu khi kết thúc tuổi dậy thì và được kết thúc khi bắt đầu tuổi trưởng thành. 2.3.1. Đặc điểm tâm – sinh lý của thanh niên Đặc điểm thể chất: Ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên, sự phát triển của cơ thể đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Điều này thể hiện rõ ở chỗ: Sự gia tăng chiều cao giảm dần, giúp hình thành cơ thể cân đối, đẹp, khỏe của người thanh niên. Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, các tố chất thể lực như sức năng, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh, dễ đạt được những thành tích trong thể thao. Giai đoạn này có sự trưởng thành về giới tính, chấm dứt giai đoạn của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn cả các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác về thể chất. Đến khoảng 25 tuổi, sự át triển về thể chất của con người đã đạt mức độ hoàn thiện. Điều này thể hiện ở chỗ: Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng noron thần kinh cao nhất (14 – 17 tỷ noron), chất lượng hoàn chỉnh nhờ quá trình myelin hóa cao độ. Số lượng synap của tế bào thần kinh đảm bảo cho sự linh hoạt rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên chính xác, nhanh nhạy đặc biệt với các lứa tuổi khác. Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp ở người thanh niên. Các tố chất về thể lực như sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng cường các hooc môn nam và nữ. Tất cả những cái đó tạo điều kiện cho những thành công rực rỡ trong thể thao và những hoạt động nghệ thuật. Sau tuổi 25, mọi sự phát triển về thể chất dừng lại và khoảng 30 tuổi bắt đầu có sự đi xuống. Đặc điểm hoạt động: Ở lứa tuổi này, học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như các phương thức của hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng ở thanh niên. Hoạt động học tập của thanh niên, nhất là thanh niên sinh viên mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn, nhằm đào tọa những chuyên gia, những trí thức, những lao động lành nghề cho đất nước. Cùng với hoạt động học tập, ở lứa tuổi này còn có một hoạt động khác đó là hoạt động học nghề. Đây là nền tảng toàn diện để thanh niên có thể trở thành những chuyên gia lành nghề trong tương lai. Nội dung học nghề nằm trên nền tảng kiến thức toàn diện có sự phân hóa sâu sắc theo chuyên ngành. Phương pháp học nghề của thanh niên cũng có những nét đặc trưng. Học nghề chủ yếu là khoa học ứng dụng nên tính độc lập, sáng tạp cao và sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên là rất ít. Việc học nghề của thanh niên gắn liến với trách nhiệm và nghĩa vụ. Trong hoạt động học nghề hệ thống thứ bậc động cơ đã có tính ổn định, thông thường động cơ nghề chiến vị trí số một. Như vậy, trong hoạt động học tập, thanh niên cần thiết lĩnh hội tri thức của những chuyên ngành khoa học, đông thời phải nắm được các nguyên tắc, cách thức, chuẩn mực nghề nghiệp để làm một chuyên gia sau này. Đó chính là nét đặc trưng trong hoạt động học tập của thanh niên. Ở giai đoạn tuổi thanh niên, hoạt động lao động nghề nghiệp cũng là giai đoạn rất quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân. Trong hoạt động lao động nghề nghiệp, thông qua lao động, trước hết thanh niên tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ chính các nhu cầu của bản thân và xã hội. Sau đó ở mỗi nghề nghiệp cụ thể sẽ hình thành các đặc điểm tâm lý riêng nhằm thích nghi với từng nghề, giúp cá nhân hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tài sản đầu tiên mà thanh niên nhận được từ lao động đó chính là đó là sự hình thành giá trị của bản thân, xuất hiện khi chúng ta hoàn thành tốt công việc có ích nào đó tiếp đó là quá tình hoàn thiện mình khi thanh niên hướng tới những công việc mới (sau khi hoàn thành tốt một công việc trước đó), tạo niềm tin cho bản thân từ lao động. Sự phát triển con người thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp (Bao gồm cả năng lực nghề nghiệp và các đặc điểm tâm lý cá nhân…) diễn ra theo nhiều giai đoạn. Trước hết ở mỗi ngành nghề thanh niên đều phải có chuyên môn thông qua quá trình học tập và học nghề. Khi bắt tay vào công việc, giai đoạn này thanh niên chủ yếu thực hiện quá trình xuất tâm, bằng những kiến thức đã học, từ sự kế thừa kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại, thanh niên thể hiện năng lực của bản thân tao ra sản phẩm với mục đích nhằm hoàn thành tốt công việc thích nghi với môi trường lao động nghề nghiệp. Giai đoạn tiếp theo thanh niên hình thành các kinh nghiệm bản thân từ chính quá trình lao động của mình cũng như hình thành phong cách của người lao động: Hình thành động vơ nghề nghiệp: hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp, chấp nhận nghề đã lựa chọn và tạo thành động cơ ở cá nhân. Hình thành được mục đích nghề nghiệp: giúp người lao động hình dung được kết quả của công việc. Hình thành những biểu tượng chương trình hoạt động nghề nghiệp. Hình thành cơ sở thông tin của nghề nghiệp. Hình thành khả năng ra quyết định. Hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề nghiệp. Lao động nghề nghiệp của thanh niên có ý nghĩa đối với gia đình và xã hội. Sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp được hình thành và ngày càng phát triển ở mức độ bền vững, sâu sắc. Bên cạnh hoạt động học tập và lao động, các hoạt động chính trị xã hội cũng là hoạt động đặc trưng của lứa tuổi thanh niên. Thanh niên là những người có trí tuệ, nhạy bén với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gai và quốc tế. Họ có chính kiến với chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, chính trị, những tổ chức cầm quyền. Do đó hoạt động chính trị xã hội là nhu cầu hoạt động, nguyện vọng của thanh niên. Viêc tham gia của thanh niên vào các tổ chức chính trị, xã hội vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện của ho vừa góp phần không nhỏ vào sự thành công của các thể chế xã hội. Ngoài các hoạt động trên thanh niên cũng tích cực tham gia các hoạt động khác mang tính chất văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao… những hoạt động này luôn luôn hấp dẫn, thu hút sự tham gia của nhiều thanh niên để thỏa mãn nhu cầu tham gia phong phú cũng như nhu cầu rèn luyện toàn diện của họ. Bao trùm lên tất cả các hoạt động trên của thanh niên là những quan hệ giao lưu giao tiếp với hangd loạt mối quan hệ đan xen với nhau. Những mối quan hệ này mang tính phức hợp giữa cá nhân người thanh niên với bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp…hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lý, nhân cách của thanh niên. Về khả năng nhận thức: Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi mà các quá trình cảm giác, tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng đã hoàn thiện và có bước phát triển về chất, nên có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác hơn về các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Nếu được giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt, thanh niên sẽ đạt được trình độ các của hoạt động trí tuệ. Tri giác, chú ý, ghi nhớ có chủ định chiếm ưu thế. Tính chất chủ động của chú ý đã biểu hiện rõ ràng và thường xuyên trong quá trình học tập và hoạt động. Ghi nhớ có ý nghĩa thay dần cho ghi nhớ máy móc và ngày càng chiếm ưu thế. Những đặc điểm này tạo nên sự thuận lợi để thanh niên đi sâu vào khoa học, nghĩa là đi sâu được vào những khái niệm, những quy luật phức tập của tự nhiên và xã hội. Tưởng tượng của thanh niên rất phong phú và có tính chất hiện thực cao hơn so với thiếu niên, năng lực tưởng tượng sáng tạo tốt. Sở dĩ như vậy do kinh nghiệm sinh hoạt phong phú và nói chung là xác đáng và do trình độ văn hóa nói chung đã tương đối cao. Nhờ có năng lực tưởng tượng sáng tạo tốt như vậy, thanh niên có nhiều điều kiện để học tập tốt. Tưởng tượng sáng tạo đã trở thành một trong những nhân tố trọng yếu trong những hoạt động sáng tạo của thanh niên. Tuổi thanh niên là tuổi có những ước mơ phong phú và mãnh liệt. Ước mơ của thanh niên thường liên quan mật thiết với xu hướng nghề nghiệp của bản thân. Trong rất nhiều trường hợp, ước mơ của họ đã quyết định con đường của họ, quyết định nhũng kết quả hoạt động mai sau trên con đường tiến thân mà họ đã lựa chọn. Ở thanh niên, năng lực tư duy khoa học, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa phát triển mạnh, do đó họ có khả năng lĩnh hội được những tri thức mới một cách dễ dàng và thuận lợi. Họ lập luận những vẫn đề có tính chất mạnh mẽ, nhất quán và có căn cứ khoa học hơn. Ngon ngữ của thanh niên phát triển phong phú cả về vốn từ ngữ và trình độ ngữ pháp, có phong cách ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ nghệ thuật. Năng lực hoạt động trí tuệ càng phát triển sẽ càng làm cho thanh niên chủ động, sáng tạo đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Có thể nói hoạt động sáng tạo là nét đặc trưng tiêu biểu của tâm lý thanh niên, nhờ đó họ có thể đạt tới trình độ cao của sự phát triển khoa học và công nghệ, văn học nghệ thuật…Vì vậy, cần phải thường xuyên giúp thanh niên bồi dưỡng và làm phong phú vốn tri thức và phương pháp, kỹ năng hoạt động trí tuệ, bên cạnh đó hãy tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên có thể bộc lộ khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, ở thanh niên về mặt nhận thức vẫn còn một số hạn chế như sau: Do thanh niên nhận thức nhanh, nhạy cảm với những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bản thân mình, cho nên dẫn đến thanh niên dễ chủ quan, nhận thức thiếu sâu sắc, đôi khi nhận thức về vấn đề còn phiến diện. Trong điều kiện hiện nay, nhiều thanh niên rất ngại tìm hiểu tình hình thời sự trong và ngoài nước và một bộ phận thanh niên còn tư tưởng ngại học tập và không có chí tiến thủ. Đời sống tình cảm: Đặc điểm chung và nổi bật của thanh niên là phong phú và sâu sắc, có cơ sở lý tính khá rõ ràng. Trong đời sống của thanh niên tình cảm luôn gắn liền với lý trí, có mục đích rõ ràng và chịu sự chi phối của những tình cảm cấp cao như tình yêu tổ quốc, tình yêu nhân dân… Tình cảm đạo đức của thanh niên đạt đến trình độ rất cao, nó gắn liền với sự hiểu biết những nguyên tắc và những tiêu chuẩn đạo đức. Nhờ đó thanh niên có thể đánh giá đúng được tình cảm của mình cũng như của người khác. Khi tình cảm của thanh niên phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức thì họ cảm thấy sung sướng, hài lòng và coi đó là giá trị. Nếu tình cảm của thanh niên không phù hợp với yêu cầu đạo đức thì họ cảm thấy băn khoăn, ân hận và cố gắng khắc phục. Đs là điều khiện quan trọng của việc tu dưỡng. Ở thanh niên, tình đồng chí và tình bạn thường chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm. Tình đồng chí, tình bạn của thanh niên rõ ràng và có tính chất nghiêm chỉnh hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Thanh niên thường xây dựng tình bạn trên cơ sở giống nhau về hứng thú, xu hướng, về lý tưởng. CHính vì vậy, quan hệ bạn bè được xây dựng trong thời kỳ thanh niên thường có tính chất bền vững và được duy trì lâu dài. Tình yêu – một loại tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ thanh niên – đã có cơ sở để hình thành và phát triển. Nó giữ một vị trí đáng kể trong đời sống tình cảm của thanh niên. Cơ sở tình yêu lứa đôi là sự cảm mến, tôn trọng, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau khắc phục những nhược điểm, tạo cho thanh niên một bản lĩnh vững vàng về nhiều mặt để tiến tới hôn nhân, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nói tóm lại, lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đã có thái độ đúng đắn về tình yêu, trong nhiều trường hợp, tình yêu thúc đẩy nam nữ khắc phục được nhứng thiếu sót của mình, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách. Song nó cũng gây nên những ưu phiền, thậm chí đau khổ lâu dài, làm cản trở việc học tập cũng như công tác. Trong những trường hợp đó thông qua các tổ chức đoàn thể cần giáo dục cho thanh niên có nhân sinh quan cách mạng, có quan niệm đúng đắn về tình yêu; cần có thái độ tế nhị, thông cẩm, tuyệt đối tránh những biệ pháp hành chính, tránh lối can thiệp thô bạo, làm tổn thương nhân cách của thanh niên. Cần nâng cao thêm một bước ý thức đạo đức của họ. Về tính cách: Sự phát triển về ý chí của thanh niên đã phát triển tới trình độ khá cao. Trong quá trình hành động, vai trò của sự suy nghĩ chín chắn đã được nâng cao một cách rõ rệt. Do sự phát triển mạnh mẽ của ý chí, thanh niên thường có yêu cầu chặt chẽ đối với mình, nghiêm khắc đòi hỏi bản thân nhiều hơn trước. Điều này thể hiện ở chỗ họ đã có nhiều phẩm chất ý chí tốt đẹp. Những phẩm chất ý chí tốt đẹp đó được cũng cố và trở thành những nét tính cách tốt đẹp của con người trong xã hội chủ nghĩa. Tính độc lập của thanh niên phát triển mạnh mẽ, biểu hiện trong quá tình học tập và công tác. Thanh niên thường tỏ ra là người biết tự chủ, có năng lực kiềm chế. Trong mọi hoạt động thanh niên thường thể hiện tính tích cực của mình và khi gặp khó khăn thường có tinh thần vượt khó. Khi được chỉ dẫn đúng đắn và được cổ vũ trong công tác, trong học tập, trong lao động, thanh niên sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Tính tổ chức và tinhd kỷ luật cũng tăng tiến rõ rệt. Và cũng là lứa tuổi giàu lòng quả cảm, hăng hái, hoạt bát, gan dạ, dũng cảm. Nhưng cũng không trsnhs khỏi những hành động liều lĩnh mạo hiểm. Sự phát triển ý chí đã giúp cho thanh niên biết tự đánh giá mình, họ có tinh thần tự trọng cao, có tính khiêm tốn, có thái độ tự phê bình đúng đắn. Lý tưởng của thanh niên là nói tới một vấn đề rất lớn và quan trọng về khuynh hướng của họ. Nói chung xu hướng và lý tưởng của thanh niên đã phát triển tới một mức khá cao, mang tính khái quát và thường được thể hiện một cách rõ rệt trong hoạt động hàng ngày. Hộ thường học tập những đức tính điển hình, nghĩa là bắt chước những đức tính tốt đẹp, bắt chước nội dung hình mẫu của mình. Viêc thanh niên so sánh bản thân với những hình mẫu lý tưởng cũng có những nét đáng chú ý, thanh niên đem bản thân mình so sánh và nghĩ đến một vấn đề quan trọng là làm thế nào để có những hành động cao đẹp của con người lý tưởng. Chnh vì vậy mà thanh niên trong quá trình theo đuổi lý tưởng của mình thường chăm lo tới việc tu dưỡng bản thân. Sở dĩ có được đặc điểm đó là vì thanh niên đã có ý thức bản thân khá rõ rệt, khá sâu sắc. Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh của thanh niên, chúng ta còn thấy một số nhược điểm như: do có thể lực và trí lực dồi dào, do đã có một số kinh nghiệm sống, do trình độ hiểu biết được nâng cao, họ có thể dễ sinh ra tự phụ, đánh giá quá cao khả năng của bản thân. Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi giàu ước mơ, giaud lòng quả cảm. Song nhiều khi họ muốn đốt cháy giai đoạn, có thái độ nôn nóng đối với công việc. Bên cạnh đó, nếu thực tế khách quan không đáp ứng lòng nhiệt tình của thanh niên, hoặc do thiếu sự suy tính cặn kẽ, họ có thể bị vấp váp, dẫn đến bi quan. Tình trạng không ổn định cũng là một điểm yếu của thanh niên. 2.3.2. Sự phát triển nhu cầu thành đạt của thanh niên Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi mà nhu cầu thành đạt thể hiện mạnh mẽ nhất. Ở lứa tuổi này, bạn bè là nguồn tác động lớn đến nhu cầu thành đạt của thanh niên. Những nghiên cứu của Slaughter Defoe và đồng nghiệp (1990), Tharp (1989) đã chỉ ra rằng ở Mỹ, áp lực bạn bè ngăn cản nỗ lực học tập đặc biệt mạnh mẽ trong tầng lớp học sinh gốc La tinh và Châu phi có xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp. Đồng thời, những thanh niên có bố mẹ đánh giá học vấn và lao động cật lực để thành đạt thường có xu hướng kết bạn với những thanh niên có cùng hệt thống trị (Fulipni, 1997; Ford và Harris, 1996; Chen, Rubin và Li, 1997). Nhu cầu thành đạt chưa phải là yếu tố quyết định sự thành đạt. Việc thanh niên tự đánh giá mình thành đạt hay không còn phụ thuộc vào hệ thống các đặc trưng thành đạt – tức là cách họ đánh giá nguyên nhân thành công hay thất bại của kết quả hoạt động của họ. Bernard Weiner (1974; 1986) cho thấy rằng, thanh niên và người trưởng thành thường có xu hướng gán ghép thành công và thất bại của họ cho một hay vài nguyên nhân trong bốn nguyên nhân sau: năng lực hoặc thiếu năng lực, nỗ lực, khó khăn của tác vụ và may mắn (hoặc không may). Những nguyên nhân ổn định tạo ra kỳ vọng ổn định, tức là kỳ vọng thành công (tích cực hoặc tiêu cực) ít thay đổi. Dó đó nó không thúc đẩy phát triển nhu cầu thành đạt. Nếu cá nhân quen với tự đánh giá bản thân có năng lực cao thì do nguyên nhân này là ổn định và chủ quan nên cá nhân đó sẽ kỳ vọng vào thành tựu trong tương lai. Nếu cá nhân coi thất bại là do chưa nỗ lực thì do nỗ lực là nguyên nhân chủ quan và không ổn định nên cá nhân có thể tin rằng minh sẽ trình diễn tốt hơn trong tương lai nếu có nỗ lực tương xứng. Thanh niên rất khác nhau trong việc gán nguyên nhân cho thành công hoặc thất bại của mình (Carol Dweck và đồng nghiệp, 1983, 1988). Những thanh niên có định hướng chủ quan cho rằng họ thành công là nhờ họ có năng lực cao còn thất bại là do hoàn cảnh. Họ tin rằng năng lực là tính ổn định của nhân cách nhưng nhưng họ cho rằng nỗ lực của bản thân họ sẽ thành công. Những thanh niên này không hề sợ đối mặt với thách thức mặc dù họ có thể thất bại trong trong tác vụ tương tự tỏng quá khứ. Bên cạnh đó, một số thanh niên khác lại gán cho thành công hoặc thất bại của mình là do những nguyên nhân ổn định và chủ quan, cụ thể là sự thiếu vắng của năng lực. Điều này làm cho họ không kỳ vọng vào thành công trong tương lai và không bền bỉ. Tóm lại, giai đoạn này, nhu cầu thành đạt phát triển mạnh và thể hiện rất phong phú và đa dạng. Chương 2: Hệ thống và phương pháp nghiên cứu thực trạng 2.1. Vài nét về cơ sở thực tập Nằm trên đường Ngô Thì Nhậm tại số 89, Quận Liên Chiểu có diện tích là 82,37 km2, chiếm 6,56% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng. Dân số khoảng 70.441 người , chiếm 9,36% dân số. Quận Liên Chiểu được thành lập tháng 01/1997, trên cơ sở 3 xã của huyện Hòa Vang , phía bắc là đèo Hải Vân giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía đông giáp Vịnh Đà Nẵng và Quận Thanh Khê, phía tây và nam giáp Huyện Hòa Vang. Dân cư phân bố dọc theo hai bên quốc lộ 1A. Quận Đoàn Liên Chiểu trực thuộc Quận Liên Chiểu, Quận đoàn có 5 cơ sở đoàn thuộc các đoàn phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam, và đoàn phường Hòa Minh. Quận nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Trên địa bàn Quận tập trung một lượng lớn thanh niên đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng, trung tâm dạy nghề, khu công nghiệp…Đây là điều kiện quan trọng để phát triển nguồn nhân lực Quận. Năm 2010, trên địa bàn Quận có khoảng 33000 thanh niên đang cư trú trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức Quận Đoàn Liên Chiểu: Bí thư : Mai Thanh Quang Phó bí thư 2 đồng chí : Trương Công Hiếu : Phan Công Bằng Ủy viên : Nguyễn Bá Nam Phụ trách văn phòng : Mai Thụy Thùy Trang Từ khi thành lập cho tới nay, Quận đoàn Liên chiểu đã có những hoạt động tích cực và đạt được nhiều thành tích quan trọng góp phần thúc đẩy phong trào đoàn phát triển cũng như các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Quận như: Tham gia các phong trào mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện giúp đỡ đồng bào vùng sâu vùng xa, trao tặng nhà tình thương cho những hộ còn khó khăn, cùng nhiều gói quà có ý nghĩa cho người già neo đơn…Trong thời gian thực tập, Quận đã tổ chức và phát động các phong trào như ngày chủ nhật xanh, tham gia trồng cây tại tuyến đường 2/9, tặng cây xanh cho các trường trung học trên địa bàn quận, tổ chức giải bóng đa thiếu niên Cosevo Cup và các hoạt động có ý nghĩa khác…Trong nhiều năm liền Quận đoàn Liên Chiêu được phong tặng là quận đoàn hoạt động xuất sắc. 2.2. Vài nét về khách thể khảo sát Việc khảo sát thực tiễn nhằm tìm hiểu mức độ biểu hiện của nhu cầu thành đạt ở thanh niên cư trú trên địa bàn Quận Liên Chiểu với sự tham gia của 150 thanh niên nam và nữ, các khách thể được khảo sát một cách ngẫu nhiên với 75 nam và 75 nữ. Kết quả thu được 127 phiếu đạt yêu cầu trong đó có 63 nam, và 64 phiếu của nữ số còn lại sai và không thu lại được. Như vậy, đợt điều tra chính thức chỉ có 127 khách thể. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực trạng Để thu thấp số liệu nhằm đánh giá nhu cầu thành đạt, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây: 2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nhu cầu thành đạt như: Khái niệm, đặc điểm, sự hình thành nhu cầu, vai trò, các mức độ của nhu cầu, những biểu hiện của nhu cầu thành đạt…nhằm sơ bộ đánh giá tình hình vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng. Cách tiến hành: Đọc và phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về đề tài nhu cầu thành đạt, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn xây dựng phiếu hỏi để tìm nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trắc nghiệm đo nhu cầu thành đạt của Nhemov Mô tả: Là một trắc nghiệm gồm 22 câu hỏi, người làm trắc nghiệm có nhiệm vụ trả lời “ Đúng” hoặc “ sai” ở mỗi câu hỏi. Cách tiến hành nghiên cứu và đánh giá: Yêu cầu: Trả lời từng câu hỏi theo đúng thứ tự đã cho không cần bổ sung chi tiết gì. Sau khi đọc xong câu hỏi thấy xuất hiện trong đầu ý nghĩ đầu tiên là “ Đúng” hay “Sai” thì ghi ngay không cần suy nghĩ lâu. Thời gian trong vòng 10 phút. Sau đó tính tổng và phân loại theo bảng chuẩn dưới đây: MỨC ĐỘ THẤP TRUNG BÌNH CAO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG ĐIỂM 1-9 10 11 12 13 14 15 16 17 18,19 2.3.3. Phương pháp trò chuyện Mục đích: Đây được xem như một phương pháp bổ trợ nhằm tìm hiểu sâu một vấn đề mà khảo sát đại trà nhưng chưa đáp ứng được. Cách tiến hành: trò chuyện được tiến hành trực tiếp với khách thể khảo sát, nhằm tìm hiểu một số vấn đề có liên quan, và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành đạt của thanh niên. 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Mục đích: Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập từ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đưa ra những kết luận định lượng cho đề tài, trên cơ sở đó đưa ra những kết luận về thực trạng nhu cầu thành đạt. Cách tiến hành: Chúng tôi kiểm tra những kết quả trắc nghiệm, loại bỏ những phiếu không hợp lệCác số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp toán thống kê, tính phần trăm để đánh giá mức độ nhu cầu thành đạt chung, so sánh mức độ nhu cầu thành đạt giữa hai nhóm nam và nữ. 2.4. Phạm vi nhu cầu thành đạt Để tìm hiểu kỳ vọng của thanh niên, 7 phạm vi dưới đây được đưa vào nghiên cứu: 1. Chính trị 2. Chuyên môn 3. Địa vị 7. Xã hội 4. Hạnh phúc gia đình 5. Hoạt động từ thiện 6. Kinh tế Chương 3. Phân tích kết quả thực tập 3.1. Đánh giá chung về nhu cầu thành đạt của thanh niên trên địa bàn Quận Liên Chiểu Để nghiên cứu mức độ biểu hiện của nhu cầu thành đạt của thanh niên trên địa bàn Quận Liên Chiểu, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm nhu cầu thành đạt của Nhemov. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.1. Một số nét về điểm nhu cầu thành đạt của khách thể khảo sát Khách thể Nam Nữ Tổng số Nội dung Tổng số khách thể 63 64 127 Giá trị trung bình 11,57 11,37 11,47 Giá trị thấp nhất 7 6 6 Giá trị cao nhất 16 17 17 Theo kết quả xử lý, điểm trung bình nhu cầu thành đạt của 127 khách thể là 11,47; Khách thể có điểm thấp nhất là 6 điểm và không có khách thể nào có mức điểm tối thiểu 2, khách thể có điểm cao nhất là 17 điểm, không có khách thể nào đạt mức điểm tối đa 19. Trong đó, điểm trung bình của nam là 11,57, điểm số cao nhất là 16 điểm còn điểm số thấp nhất là 7. Nữ có số điểm trung bình là 11,37, số điểm cao nhất 17 điểm, số điểm thấp nhất là 6 điểm. Bảng 3.2. Nhóm khách thể phân theo thứ bậc Mức độ NCTĐ Thấp Trung Bình Cao Khách thể SL % SL % SL % Nam 33 52,38 27 39,06 3 4,68 Nữ 36 56,25 25 42,86 3 4,76 Tổng số 69 54,33 52 40,94 6 4,72 Biểu đồ biểu hiện nhu cầu thành đạt của thanh niên Quận Liên Chiểu Mức độ NCTĐ Thấp Trung Bình Cao Khách thể SL % SL % SL % Nam 33 52,38 27 39,06 3 4,68 Nữ 36 56,25 25 42,86 3 4,76 Biểu đồ so sánh mức độ nhu cầu thành đạt giữa nam và nữ thanh niên Quận Liên Chiểu Nhìn vào biểu đồ 3.2 ta thấy phần lớn thanh niên có mức nhu cầu thành đạt ở mức thấp, chiếm 69/127 khách thể khảo sát (54,33%), tiếp đến là mức trung bình chiếm tỷ lệ cao chiếm 52/127 khách thể khảo sát (40,94%), chỉ có 6/127 khách thể(4,72%) là có nhu cầu thành đạt ở mức cao. So sánh về mức độ nhu cầu thành đạt giữa 2 phái nam và nữ ta thấy, mức độ nhu cầu thành đạt giữa nam và nữ thì nữ có mức nhu cầu thành đạt cao hơn nam. Tuy nhiên độ chênh lệch không lớn (thấp: nam 52,38%, nữ 56,25; mức trung bình: nam 39,06%, nữ 42,86%; mức cao: nam 4,68, nữ 4,76%) điều đó cho thấy nhu cầu thành đạt giữa nam và nữ không phụ thuộc vào giới tính mà nó phụ thuộc vào sự nhận thức của mỗi khách thể về các lĩnh vực có nhu cầu thành đạt. So sánh nhu cầu thành đạt giữa nhóm cao với nhóm thấp: So sánh số lượng khách thể có nhu cầu thành đạt cao với nhóm có nhu cầu thành đạt thấp ta thấy: số lượng khách thể có nhu cầu thành đạt thấp cao gấp 11,5 lần so với nhóm có nhu cầu thành đạt cao, nhóm khách thể có nhu cầu thành đạt trung bình cao gấp 8.66 lần so với nhóm có nhu cầu thành đạt cao.Điều đó cho ta thấy, số khách thể có nhu cầu thành đạt cao còn thấp, chủ yếu tập trung ở mức trung bình và thấp. Nguyên nhân: Chúng ta đều biết rằng nhu cầu thành đạt được hình thành trong hoạt động. Theo thời gian và trong điều kiện thích hợp, nhu cầu thành đạt sẽ được củng cố, ổn định và hoàn thiện dần. Do tuổi thanh niên là tuổi mới bắt đầu sống cuộc sống tự lập và tuổi đời còn trẻ nên nhu cầu thành đạt ở thanh niên chưa được hình thành đầy đủ và mới chỉ thể hiện ở mức thấp va trung bình. 3.2. Quan niệm của thanh niên về các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành đạt Qua trò chuyện trực tiếp với thanh niên, chúng tôi nhận được câu trả lời của thanh niên, phần lớn họ đều cho rằng để thành đạt trong cuộc sống thì nỗ lực của bản thân là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống. Họ cho rằng, người được coi là thành đạt trong cuộc sống là người có uy tín, được mọi người kính trọng, để kết hợp hài hòa giữa cuộc sống với công việc. Khi được hỏi các bạn đã làm gì để có thể thành công trong công việc và cuộc sống, mà cụ thể là sự thành đạt? Khi đó, các bạn thanh niên cho rằng để có thể thành công trong cuộc sống thì cần phải đầu tư rất nhiều về thời gian, sự nỗ lực rất nhiều cả về thể lực lẫn trí lực. Phần lớn thanh niên đều cho rằng thành công không tự dưng đến mà phải phấn đấu, và nắm bắt cơ hội ngay khi có. Các bạn thanh niên phần lớn đều cho rằng để thành đạt trong cuộc sống thì tri thức là phương tiện tốt nhất, quan trọng nhất để thành đạt. Bên cạnh nỗ lực của bản thân, nhiều thanh niên cũng công nhận rằng, địa vị gia đình, bố mẹ hoặc các mối quan hệ của bản thân có vai trò quan trọng tạo nên sự thành đạt của bản thân trong cuộc sống. Và thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy không ít những người năng lực làm việc không có nhưng nhơ vào địa vị của gia đình có thể làm tới các chức vụ cao trong xã hội. Rất ít thanh niên cho rằng thành công là nhờ may mắn. Có thanh niên nói rằng: “Em không bao giờ ngồi một chỗ để mong chờ sự may mắn đền với mình, sự may mắn chỉ đến với mình khi mình làm việc với sự nỗ lực của bản thân khi đó may mắn sẽ đến với mình”. Khi được hỏi: Trong tương lai các bạn kỳ vọng mình sẽ thành đạt trong lĩnh vực nào nhất? và đưa ra bốn đáp án là: Chuyên môn, hạnh phúc gia đình, kinh tế và địa vị, hoạt động từ thiện, xã hội, chính trị. Kết quả cho thấy, phần lớn các bạn nam thanh niên kỳ vọng vào sự thành đạt về kinh tế và địa vị, một số khác lại mong muốn thành đạt trong cuộc sống gia đình. Ngược lại với nam thanh niên, các bạn nữ thanh niên phàn lớn lại kỳ vọng vào cuộc sống gia đình hạnh phúc, khi lập gia đình sẽ lấy được người chồng biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình, số nữ thanh niên khác lại kỳ vọng về địa vị xã hội trong tương lai và có cuộc sống đầy đủ về kinh tế. Qua kết quả khảo sát thực tiễn về nhu cầu thành đạt của thanh niên Quận Liên Chiểu chúng tôi rút ra kết luận như sau: Phần lớn thanh niên Quận Liên Chiểu có nhu cầu thành đạt ở mức thấp và trung bình, số lượng thanh niên có mức nhu cầu cao ít. So sánh nhu cầu giữa nam và nữ mặc dù Nữ có mức nhu cầu cao hơn nam, nhưng độ chênh lệch thấp. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho phép chúng tôi rút ra kết luận: Nhu cầu thành đạt là nguồn gốc quan trọng để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, góp phần hình thành nhân cách, người chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu nói chun, và nhu cầu thanh đạt nói riêng là một lĩnh vực rất quan trọng. Dưới góc độ nhu cầu nói chung thì đã có rất nhiều người quan tâm nghiên cứu vì nhu cầu chính là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy con người hoạt động để chiếm lĩnh một cái gì đó. Giả dụ như nếu không có nhu cầu khi đó con người sẽ thiếu đi động lực thúc đẩy, xã hội sẽ không thể phát triển. Nhu cầu thành đạt cũng cũng chính là nguồn gốc của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, việc quan tâm nghiên cứu nhu cầu thành đạt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Nhu cầu thành đạt của thanh niên trong địa bàn Quận Liên Chiểu phần lớn là ở mức thấp và trung bình, số thanh niên có nhu cầu thành đạt cao còn thấp. Nguyên nhân ở đây là thanh niên là những người mới bắt đầu cuộc sống tự lập, nên nhu cầu thành đạt còn thấp. Trong tương lai, nhu cầu thành đạt của thanh niên sẽ được nâng cao. Trong những thành tố để có thể thành đạt thì thành tố nỗ lực ý chí vươn tới thành tích được bộc lộ rõ. Đa số các bạn thanh niên đều cho rằng để thành đạt thì không thể chờ vào yếu tố may mắn mà cần phải có sự nỗ lực của bản thân. Một thực trạng còn tồn tại của xã hội đó là một số người không có sự nỗ lực của bản thân nhưng vẫn thành đạt là nhờ vào địa vị xã hội của gia đình. So sánh nhu cầu thành đạt giữa nam và nữ cho thấy nhu cầu thành đạt giữa hai phái không có sự khác nhau nhiều, mức độ và nhu cầu xấp xỉ nhau. Phạm vi nhu cầu thành đạt được các bạn thanh niên thể hiện rõ nhất ở ba lĩnh vực: kinh tế, địa vị xã hội và hành phúc gia đình. Trong quan niệm về sự thành đạt, thanh niên cư trú trên địa bàn Quận Liên Chiểu cũng rất đề cao tiêu chí: kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và cuộc sống. Quan khảo sát cho chúng ta thấy, thanh niên là một lực lượng đông đảo trong xã hội, họ là lớp người kế cận các bậc cha ông và cũng là những người đầy sức trẻ, năng động, nhanh chóng tiếp cận với tri thức của nhân loại. Vì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta cần quan tâm nghiên cứu và giáo dục thanh niên một cách đúng mực để có thể phát huy sức trẻ và sự năng động của thanh niên. 2. Khuyến nghị Từ những kết quả thu được khi thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao và phát triển nhu cầu thành đạt cho thanh niên: Đối với thanh niên, khi thực hiện công việc cần có sự định hướng vươn tới thành tích ngay từ khi mới bắt đầu công việc. Cần phải biết chắt chiu hun đúc ngay từ những công việc nhỏ, vì thành công lớn cần bắt đầu với những kết quả nhỏ. TRước khi hành động, các bạn thanh niên cần phải vạch ra cho mình những kế hoạch và mục tiêu cụ thể từ đó để có thể đạt kết quả tối ưuĐể có thể thành đạt trong cuộc sống thì tri thức là yếu tố quan trọng. Vì vậy, các bạn thanh niên cần chú ý luôn luôn học tập, rèn luyện và bổ sung thêm cho mình những kiến thức cần thiết để phục vụ cho bản thân và để có thể thành công trong tương lai. Cần phải khuyến khích, động viên thanh niên biết sử dụng khả năng trí tuệ trong hoạt động để đạt hiệu quả cao. Thường xuyên động viên, khuyến khích và nhắc nhở những thanh niên biết vượt khó khăn trở ngại. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài của Võ Thị Ngọc Châu “Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên” (1999) cho thấy, hiện nay nhu cầu thành đạt giữa nam và nữ không có sự khác biệt như trước. Điều đó cho thấy xã hội ta đã có cái nhìn đúng đắn giữa nam và nữ không còn định kiến giữa nam và nữ như trước. Vì vậy, xã hội cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để phụ nữ có thể phát huy hơn nữa nhu cầu vươn tới sự thành đạt trong cuộc sống cũng như trong gia đình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNHU C7846U THNH 2727840T C7910A THANH NIN.doc
  • docPHI7870U XIN KI7870N.doc
Luận văn liên quan