Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân và chính sách thu hút đâu tư nước ngoài, trong những năm qua Nhà nước ta luôn dành nhiều ưu đãi cho bà con Kiều bào nhằm xóa dần sự phân biệt đối xử giữa họ với công dân Việt Nam như giá vé máy bay, tàu lửa .giờ chỉ còn một giá chung. Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh việc mở rộng các quyền sử dụng đất, hình thức sử dụng đất .chính sách nhà ở, đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trên thực tế ta vẫn thấy những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc quy định vấn đề này. Vì vậy, đề này em xin chọn đề tài “Đánh giá những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện PL Việt Nam trong lĩnh vực này”.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài làm Góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân và chính sách thu hút đâu tư nước ngoài, trong những năm qua Nhà nước ta luôn dành nhiều ưu đãi cho bà con Kiều bào nhằm xóa dần sự phân biệt đối xử giữa họ với công dân Việt Nam như giá vé máy bay, tàu lửa...giờ chỉ còn một giá chung. Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh việc mở rộng các quyền sử dụng đất, hình thức sử dụng đất...chính sách nhà ở, đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trên thực tế ta vẫn thấy những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc quy định vấn đề này. Vì vậy, đề này em xin chọn đề tài “Đánh giá những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện PL Việt Nam trong lĩnh vực này”. I: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI (ĐC) Trước năm 2001, vấn đề quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của ĐC chưa có một văn bản nào quy định chính thức. Tới Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001, lần đầu tiên nhà nước ta cho phép ĐC được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Cụ thể hóa quy định đó, Nghị định số 81/2001/NĐ – CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc ĐC mua nhà ở tại Việt Nam ra đời, quy định cụ thể điều kiện, quyền và nghĩa vụ của ĐC mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Một vấn đề vừa mới và lớn – chính sách nhà ở, đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong khi chỉ có Nghị định số 81/2001/NĐ – CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ điều chỉnh, phần nào hạn chế tính khả thi của quy định. Luật đất đai năm 2003 trên cơ sở kế thừa, có sửa đổi bổ sung đã luật hóa các quy định trong Nghị định số 81/2001/NĐ – CP, chính thức xác định các trường hợp được phép mua nhà và quyền, nghĩa vụ của ĐC khi mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Sau đó, luật nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã mở rộng các trường hợp ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam, điều kiện cũng như các thủ tục để được ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam cũng được quy định chặt chẽ hơn. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài (ĐC): Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì ĐC được hiểu: “là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Để hiểu khái niệm “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” một cách đầy đủ dựa trên tinh thần của văn bản trên thì chúng ta có thể chia ĐC theo các nhóm sau: Nhóm 1: ĐC là công dân Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là những người Việt Nam ở nước ngoài vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Trong quá trình cư trú, sinh sống, làm ăn ở nước ngoài họ có thể nhập quốc tịch của một nước khác hoặc chưa nhập quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào. Nhóm 2: ĐC là người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là nhóm người đã thôi quốc tịch Việt Nam. Hiện nay, họ có thể đã có quốc tịch của một quốc gia khác hoặc chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào (người không quốc tịch) song họ vẫn là “người gốc Việt Nam”. Thuật ngữ “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài” theo khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được quy định “là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Với phân tích trên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ. Chúng ta cần phải đánh giá đúng vai trò của họ. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trương Văn Đoan khẳng định “Cộng đồng Việt kiều là một động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Với họ, dân tộc là trên hết. Do vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bộ phận dân cư Việt Nam này”. Đối tượng ĐC có quyền sở hữu nhà ở Việt Nam: 2.1. Phạm vi đối tượng ĐC có quyền sở hữu nhà ở Việt Nam: Theo quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: ĐC thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: Người có quốc tịch Việt Nam. b. Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Người gốc Việt Nam không thuộc diện nêu trên, nhưng nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ, hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Trường hợp mua nhà ở tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này. Thời hạn sở hữu nhà ở của ĐC là lâu dài và ổn định. 2.2. Giấy tờ chứng minh đối tượng ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam (theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở): Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai phải có các giấy tờ sau đây để chứng minh về đối tượng: Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch; Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam. - ĐC có quyền sở hữu nhà ở không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam: Quyền sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở thông qua hình thức mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hoặc được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai) để người mua xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam được áp dụng đối với ĐC là một quy định mới được thi hành nhằm đáp ứng nhu cầu cần nhà ở của ĐC. Tuy nhiên, đối tượng ĐC có được quyền này cũng hạn chế, phạm vi đối tượng này được quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Cụ thể bao gồm: Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng phải thuộc một trong các diện: - Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. - Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, người là nòng cốt các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận. - Nhà văn hóa, nhà khoa học, bao gồm: người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - x. hội đang làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng này phải được lĩnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của cơ quan, tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó; - Người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề). - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước. Đối với trường hợp có các giấy tờ do nước ngoài cấp thì phải dịch ra Tiếng Việt và có chứng nhận của cơ quan công chứng của Việt Nam. 2.3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gốc Việt Nam nhưng không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nếu có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Trường hợp đối tượng này đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở; đối với nhà ở còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị theo quy định tại Điều 72 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. 3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam: Căn cứ vào Điều 121 Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của ĐC khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trước hết, ĐC thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Quyền năng này của ĐC được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Khi đó, họ sẽ có những quyền của người sử dụng đất như: chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở  tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư; thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam... Theo đó, ĐC được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2009. Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Giao dịch về nhà ở ĐC được quy định tại khoản 1, 2 Điều 19 Thông tư 16/2010 quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng. II: ĐÁNH GIÁ ĐIỂM BẤT CẬP: Nhìn chung, trong thời điểm nền kinh tế nước ta đang dần hòa nhập cùng nền kinh tế trên thế giới thì các quy định của pháp luật trước đây đều không còn phù hợp. Cùng với đó là chế độ được sở hữu nhà ở dành cho ĐC cũng cần phải thay đổi. Luật nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã khắc phục được những điểm thiếu sót và không phù hợp của các văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên, dù mới sửa đổi nhưng Luật nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản pháp luật cùng quy định vấn đề này như Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết thực hiện NĐ 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 23-6-2010) về thi hành Luật Nhà ở...vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập. Cụ thể: Theo tinh thần của luật nhà ở sửa đổi bổ sung lần này là quy định quyền sở hữu nhà ở của ĐC bình đẳng như công dân Việt Nam, như vậy thiết nghĩ chúng ta không cần phải quy định thêm về quyền được sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài "có quốc tịch Việt Nam" trong Điều 126 Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 49 Hiến pháp năm 1992, "công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam". Như vậy, tất cả những người nào có quốc tịch Việt Nam đều là công dân Việt Nam, dù họ đang định cư trong nước hay ở nước ngoài. Hầu hết các văn bản pháp luật hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của ĐC đều không quy định cụ thể thủ tục cấp giấy tờ sở hữu nhà ở cho ĐC. Mặc dù, thủ tục cấp giấy tờ đã được đơn giản hóa hơn. Tuy nhiên, trình tự thủ tục như thế nào, thực hiện ở đâu không được quy định cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng đã được nêu ra tại Điều 126 Luật Nhà ở được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Điều này khiến cho tình trạng kiều bào nước ngoài rất lúng túng, Anh Trung, Việt kiều Canada, mua một căn nhà tại TP.HCM từ tháng 10/2009 do vợ anh là người Việt Nam đứng tên Theo phỏng vấn của nhóm phóng viên web: www.nguoiviet.vn  "hiện nay, Nhà nước đã “mở cửa”, tôi làm hồ sơ xin cho mình đứng tên chung căn nhà với vợ nhưng cán bộ trả lời là “không cho”, tôi không hiểu tại sao". Ngoài ra, một bất cập vẫn luôn tồn tại đối với pháp luật Việt Nam đó là tình trạng giữa các văn bản pháp luật không có sự nhất quán, thống nhất. Các văn bản pháp luật hiện hành giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của ĐC bao gồm: Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai; Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở ; Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết thực hiện NĐ 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 23-6-2010) về thi hành Luật Nhà ở. Chẳng hạn, tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 19 /2008/NQ-QH12 ngày 3.6.2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định cá nhân nước ngoài nếu thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không có quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến điều 126 Luật Nhà ở được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì loại trừ những người thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam ra khỏi phạm vi đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA ĐC: Nhìn chung, các văn bản pháp luật hiện hành đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bức thiết về nhà ở của ĐC. Tuy nhiên, một thực tế của bất kỳ văn bản pháp luật nào cũng vậy, không thể lường trước được những tình huống cụ thể có thể xảy ra. Một nguyên nhân nữa là, vì các văn bản pháp luật không quy định cụ thể, rõ ràng nên những người thi hành luật lúng túng không biết phải thực thi như thế nào dẫn đến tình trạng “mỗi nơi mỗi phách”. Với những nguyên nhân trên, em xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật sau: Thứ nhất, về kỹ luật lập pháp: Như đã nói, Điều 126 của Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định phạm vi đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, thiết nghĩ không cần có bởi vì những người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà có quốc tịch Việt Nam, họ đã trở thành chủ thể mặc nhiên trong nhóm "công dân Việt Nam" ở các quy định chung của Luật Nhà ở năm 2005. Như vậy, Điều 126 chỉ còn lại một đối tượng điều chỉnh duy nhất, đó là người "gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài". Do đó, chúng ta chỉ cần quy định như sau: “Điều 126: Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài 1. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như công dân Việt Nam nếu thuộc các đối tượng: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công đóng góp cho đất nước; người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có bằng đại học hoặc tương đương trở lên về Việt Nam làm việc; người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước. 2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ sáu tháng trở lên hoặc được cấp Giấy miễn thị thực thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ tại Việt Nam”. Quy định như vậy, vì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam và họ đã hưởng quyền sở hữu nhà tại Việt Nam theo các quy định chung của Luật Nhà ở. Và như thế, quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở năm 2005 cũng phải chỉnh sửa lại cho phù hợp. Thay vì như quy định hiện hành chúng ta chỉ cần quy định lại như sau: “Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi cư trú trong hay ngoài nước; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 126 của Luật này; …”. Ngoài ra, cần bổ sung thêm một số đối tượng được hưởng quyền này. Theo quy định của Dự thảo, quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mở rộng thêm một đối tượng mới, đó là “người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước”. Quy định này cần phải xem xét thêm theo hai hướng. Hướng thứ nhất, nếu quan điểm cho rằng người gốc Việt Nam khi kết hôn với công dân Việt Nam trong nước sẽ có nhu cầu nhà ở trong nước theo tiêu chuẩn thân nhân, đoàn tụ gia đình, thì chúng ta cần quy định thêm quyền này cho một số đối tượng nữa, đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có cha, mẹ, con là công dân Việt Nam ở trong nước. Lý giải cho đề nghị bổ sung này là bởi vì, theo hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhóm người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là công dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, ví dụ về quyền thừa kế, quyền về quốc tịch… Như vậy, về nhà ở, họ nên có được quyền sở hữu ngang nhau. Hướng thứ hai, nếu không phải chỉ nhằm tạo điều kiện cho người gốc Việt Nam có vợ, chồng ở Việt Nam đựơc sở hữu nhà do nhu cầu cư trú của họ (vì theo quy định của Dự thảo, người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước có quyền sở hữu số lượng nhà không hạn chế như công dân Việt Nam trong nước) thì chúng ta chỉ cần quy định một điều kiện duy nhất là “kết hôn với công dân Việt Nam”, không cần phải công dân Việt Nam cư trú trong nước. Với quy định này, chúng ta sẽ đảm bảo được quyền bình đẳng của vợ, chồng của công dân Việt Nam trong nước với vợ, chồng của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời, chúng ta cũng không gặp phải vướng mắc sau này, khi xác lập quyền sở hữu nhà của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà có vợ chồng là người gốc Việt Nam cũng cùng định cư ở nước ngoài. Chứng minh cho vướng mắc sẽ xảy ra là việc xác định quyền đồng sở hữu hay còn gọi là cùng đứng tên trong giấy chứng nhận sở hữu nhà. Về mặt pháp lý, tài sản của vợ chồng kể từ khi kết hôn là tài sản thuộc sở hữu chung. Như vậy, tại sao công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhiều căn nhà ở Việt Nam mà vợ, (chồng) của họ (người có gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài) không được quyền sở hữu này. Như vậy, các quy định khác của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng sẽ không còn được bảo đảm đúng bản chất của nó. Ví dụ, một người chồng gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, kết hôn với vợ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu theo quy định của Dự thảo, thì người vợ sẽ mặc nhiên được sở hữu nhà tại Việt Nam như công dân Việt Nam trong nước, bởi vì người này có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, người chồng sẽ không được sở hữu nhà tại Việt Nam vì lý do vợ anh ta không cư trú tại Việt Nam. Đây là một điểm bất cập chắc chắn sẽ xảy ra nếu chúng ta vẫn giữ quy định người gốc Việt Nam “kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước” mới được quyền sở hữu nhà như công dân Việt Nam. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay phạm vi đối tượng ĐC có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bản thân em cho rằng quá phức tạp. Như đã nói, việc quy định đối tượng là người có quốc tịch Việt Nam (tức được coi là công dân Việt Nam) là không phù hợp vì theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng. Việc quy định đối tượng quá phức tạp như vậy sẽ dẫn đến tình trạng rắc rối về trình tự, thủ tục. Vẫn biết rằng việc quy định chặt chẽ như vậy là để bảo vệ thị trường bất động sản trong nước. Tuy nhiên, em đồng ý với một vị đại biểu Quốc hội trong vẫn đề này đã từng nói: tại sao chúng ta để cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hoạt động thuê nhà để kinh doanh mà không để cho đồng bào ta ở nước ngoài được hồi hương. Hoàn thiện về những văn bản pháp luật có liên quan Các vản bản pháp luật hiện hành giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của ĐC chỉ phù hợp khi áp dụng riêng những văn bản pháp luật này. Tuy nhiên, khi các văn bản này liên hệ đến các văn bản pháp luật khác thì vấn đề giải quyết sở hữu nhà ở của ĐC không dễ giải quyết chút nào. Ví dụ như, Luật quốc tịch năm 2008, Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2005. Trên thực tế, nhà nước ta đã mở rộng đối tượng ĐC được sở hữu nhà ở, quyền và nghĩa vụ của ĐC...tuy nhiên, trong vấn đề xác định quốc tịch, tặng, cho nhà ở...lại không dễ giải quyết vì những văn bản pháp luật quy định vấn đề này vấn chưa được sửa đổi để phù hợp với điều kiện của kiều bào. Vì vậy, trong trường hợp phát sinh tranh chấp hay vi phạm pháp luật cũng rất khó giải quyết. Để khắc phục vấn đề này thì giữa các văn bản pháp luật cần có sự thống nhất hóa. Hoàn thiện về những người thi hành luật Những người thi hành luật hiện nay đang có tình trạng hiểu luật chưa đúng, chưa sát, quá cứng nhắc....đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất cập trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của ĐC hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững quy định của pháp luật việt nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài.doc