Phân tích Báo cáo tài chính ngân hàng Sacombank giai đoạn 2008-2012

Các chỉ tiêu tài chính của Sacombank cho thấy Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, chất lượng tài sản được quản lý tốt, nguồn vốn tự có để trả nợ dồi dào. Nợ xấu NPL được giữ ở mức thấp trong khoảng 0,55% - 0,65% trong nhiều năm, tuy nhiên đã tăng vào năm 2012 cùng với tình trạng nợ xấu chung của ngành. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong nhiều năm đạt trên 11%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm mạnh xuống dưới năm 2012 do nợ xấu tăng nhưng STB không chi quá nhiều vào dự phòng như các ngân hàng khác. Điều này góp phần làm tăng ROAA, ROAE của EIB trong tương quan với các ngân hàng khác vào thời điểm 2012: ROAA từ mức bình quân ngành lên mức khá cao, và ROAE từ mức thấp lên mức bình quân ngành.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính ngân hàng Sacombank giai đoạn 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÓM 7 - ĐÊM 4 - K22 TIỂU LUÂṆ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG SACOMBANK GIAI ĐOAṆ 2008 -2012 TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013 Người hướng dâñ khoa hoc̣: PGS.TS. TRƢƠNG QUANG THÔNG THÀNH VIÊN NHÓM 7 1. Phạm Tuấn Anh 2. Nguyêñ Thành Đông 3. Trần Thi ̣ Hâụ 4. Huỳnh Giai Thi 5. Nguyêñ Huy Hoàng MỤC LỤC THÀNH VIÊN NHÓM 7 ........................................................................................... ii MỤC LUC̣ ................................................................................................................. iii Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Phần 2: NỘI DUNG .................................................................................................... 2 1. Tổng quan ngành ngân hàng trong thời gian gần đây. ...................................... 2 1.1. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay ...................................... 2 1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012 ............................... 3 1.3. Nợ xấu đang là bài toán khó ....................................................................... 4 1.4. Các vụ án liên quan hê ̣thống ngân hàng.................................................... 5 1.5. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh ........................................ 5 2. Môṭ số yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành ngân hàng ..................................... 6 2.1. Sự phát triển kinh tế ................................................................................... 6 2.2. Môi trường pháp lý ..................................................................................... 6 2.3. Chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Nhà nước ................................. 7 2.4. Mức độ cạnh tranh ...................................................................................... 7 3. Triển vọng ngành ngân hàng năm 2013 ............................................................ 7 4. Những điểm nổi bật của ngân hàng TMCP Sacombank thời gian gần đây ...... 8 4.1. Chiến lược mạng lưới bao phủ của Sacombank ......................................... 8 4.2. M&A và sự thay đổi trong nội bộ Sacombank .......................................... 9 5. Phân tích báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2008 – 2012 .............. 11 5.1. Khả năng sinh lời ..................................................................................... 11 5.2. Đo lường rủi ro trong hoạt động của Sacombank .................................... 14 5.3. STB trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế .................................. 19 5.4. Về giá cổ phiếu STB ................................................................................ 19 Phần 3: KẾT LUẬN .................................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 23 Quản trị ngân hàng thương mại - 1 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Phần 1: MỞ ĐẦU Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và được đánh giá là chỉ mới đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn tới hồi phục hoàn toàn. Các tổ chức quốc tế và tài chính phải liên tục hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự báo trước đó, song dự báo cuối cùng đều cao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc năm 2012 là 2,3%. Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Chính phủ đã phải chuyển hướng phát triển với phương châm “ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý” đồng thời chủ trương nỗ lực tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế với 3 chương trình: 1. Cơ cấu lại hệ thống tài chính ngân hàng; 2. Cơ cấu lại đầu tư, nhất là đầu tư công; 3. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, tình hình tài chính của Việt Nam ngoài những điểm sáng như : lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo...Tuy nhiên, có thể xem năm 2012 là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.Có thể nói năm 2012 là một năm đầy thách thức với các ngân hàng Việt Nam.Vậy tình hình kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam năm 2012 như thế nào ? Chúng tôi sẽ đi vào phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Thương Tín (Sacombank) để chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề. Quản trị ngân hàng thương mại - 2 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Phần 2: NỘI DUNG 1. Tổng quan ngành ngân hàng trong thời gian gần đây. Bên cạnh những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo...Năm 2012, có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh…Dưới đây, chúng tôi sẽ phản ánh một số khía cạnh chính bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012. 1.1. Tăng trƣởng tín dụng thấp nhất từ trƣớc đến nay Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Đến ngày 20-12-2012, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6.45% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, NHNN có thông báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng 2013, điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8.91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11.51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1.56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6.15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4.4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu... Quản trị ngân hàng thương mại - 3 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Nguồn PNS 1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012 Từ mức trần 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 còn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Việc điều chỉnh trên được xem là động thái tích cực để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiên nay, lãi suất cho vay cơ bản đã về quanh mốc 12-15%. Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2013: sẽ xem xét bỏ trần lãi suất huy động. Theo đó, NHNN sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát của năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Quản trị ngân hàng thương mại - 4 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Nguồn PNS 1.3. Nợ xấu đang là bài toán khó Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước về nợ xấu cho thấy, tính đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8.82% của 9/2012 xuống còn 6%. Như vậy chỉ trong 5 tháng, ngành ngân hàng Việt Nam xử lý được 53,685 tỷ đồng nợ xấu. Ước tính nợ xấu hiện nay của các TCTD vào khoảng 156,000 tỷ đồng. Điều lưu ý là những con số công bố của các TCTD và giám sát của NHNN có sự khác biệt rất lớn, theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135,000 tỷ đồng, tương đương 4.86% tổng dư nợ và tăng 67.25% so với 2011. Trong đó, 7 ngân hàng niêm yết trên sàn ngoại trừ Navibank, tổng nợ xấu đã lên đến 22,000 tỷ đồng. Nguồn PNS Quản trị ngân hàng thương mại - 5 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. 1.4. Các vụ án liên quan hê ̣thống ngân hàng Các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng không ít, các cán bộ ngân hàng liên tục bị phanh phui, khởi tố. Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm chiếm đoạt gần 4,000 tỷ đồng. Vụ án đã kết thúc điều tra với 17 bị can bị khởi tố. Ngày 21/8/2012, thị trường rúng động trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên), nguyên là thành viên Hội đồng Sáng lập, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB), bị bắt để “điều tra về một số sai phạm trong hoạt động kinh tế”. Trước sự việc này, thị trường chứng khoán đã tức thì phản ứng với hàng loạt phiên giảm điểm, đẩy ACB rơi vào tình cảnh khó khăn khi phải gồng mình để giải quyết vấn đề thanh khoản trước hoạt động rút tiền ồ ạt của người gửi. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 23/8, ông Lý Xuân Hải - nguyên Tổng Giám đốc ACB bị bắt về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn một tháng sau, 4 cựu lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị bị khởi tố. 1.5. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng Quản trị ngân hàng thương mại - 6 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. 3 nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng. 2. Môṭ số yếu tố chính ảnh hƣởng đến ngành ngân hàng 2.1. Sự phát triển kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống Ngân hàng còn có nguy sơ bị rút ra. Khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng. 2.2. Môi trƣờng pháp lý Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của Ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước, cụ Quản trị ngân hàng thương mại - 7 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank thể trong từng thời kỳ tuân thủ những quy định về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay... Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà Ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật. 2.3. Chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Nhà nƣớc Ngân hàng trung ương căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế để thực hiện điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm một số mục tiêu nhất định như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế…Các ngân hàng thương mại là định chế trung gian, đóng vai trò phân phối luồng tiền lưu thông trên thị trường, lợi nhuận có được do phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí trên luồng tiền đó. Do đó, khi luồng tiền được phép lưu thông tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. 2.4. Mức độ cạnh tranh Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi đó nguồn vố nnhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn . Vì vậy, mức độ cạnh tranh ngành này khá khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nên kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. 3. Triển vọng ngành ngân hàng năm 2013 Tình hình hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng trong quý 1/2013 vẫn chưa có những chuyển biến tích cực so với năm 2012. Thanh khoản vẫn ổn định, lãi suất giảm nhưng không nhiều vì vậy nguồn vốn vẫn chưa đến với doanh nghiệp có nhu cầu. Lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp và giảm nhẹ so với đầu năm, các lãi suất chủ chốt cũng giảm (lãi suất tái cấp vốn giảm còn 8%, lãi suất tái chiết khấu còn 6%) và trần lãi suất tiền gửi giảm còn 7.5%. Quản trị ngân hàng thương mại - 8 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Tuy nhiên, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm ngoái phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Cụ thể, tính đến ngày 21/3/2013, tăng trưởng tín dụng với mức tăng 0.31% so với cuối tháng trước; và tăng 0.03% so với 31/12/2012. Điểm sáng là cơ cấu tín dụng nghiêng về VND với mức tăng 0.69% so với tháng trước. Trong khi đó, tín dụng bằng ngoại tệ lại có mức tăng trưởng âm 1.54%; và nếu so với cuối năm 2012, tín dụng bằng ngoại tệ âm đến 6.25%. Tỷ giá có biến động mạnh trong tháng 2, nhưng hiện nay đã được kiểm soát tốt ở mức 20,920 đồng (mua vào) và 20,960 đồng (bán ra) do cán cân thương mại thặng dư và đầu tư ngắn hạn được cải thiện. Nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nợ xấu sẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành ngân hàng vì hiện nay doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, hàng tồn kho vẫn chưa giải quyết được, việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ trong năm 2013 sẽ khiến các NH thương mại tiếp tục giảm lợi nhuận. Các ngân hàng cũng hạn chế cho vay để giảm gánh nợ xấu nên tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay chưa chắc sẽ đạt được. 4. Nhƣ̃ng điểm nổi bâṭ của ngân hàng TMCP Sacombank thời gian gần đây 4.1. Chiến lƣợc mạng lƣới bao phủ của Sacombank Tầm nhìn xuyên suốt của Sacombank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu khu vực. Theo nhận định của Standard & Poor’s, ban lãnh đạo Ngân hàng có tư tưởng tiến bộ và có chiến lược định hướng bán lẻ rõ ràng. Để thực hiện mục tiêu của mình, Sacombank xây dựng mạng lưới kênh phân phối phủ rộng 47/63 tỉnh/thành, Lào và Campuchia. Tính đến cuối Q2/2012, Sacombank có 411 điểm giao dịch gồm 1 Ngân hàng con, 5 chi nhánh nước ngoài, 71 CN/SGD trong nước, 333 Phòng giao dịch và 1 Quỹ tiết kiệm. Theo chủ tịch HĐQT Đặng Văn Thành, 80% tổng số phòng giao dịch, chi nhánh là tài sản của Ngân hàng. Không chỉ phát triển mạng lưới, Sacombank cũng mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 2002, Sacombank mở đầu chiến lược đa Quản trị ngân hàng thương mại - 9 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank dạng hoá sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói bằng cách đưa vào hoạt động Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SBA. Tiếp sau đó là việc mở thêm các công ty con trong lĩnh vực kiều hối (SBR), cho thuê tài chính (SBL), vàng bạc đá quý (SBJ) và dịch vụ công nghệ thông tin (Công ty công nghệ Sacombank). Tuy vậy, vào tháng 11/2011, STB tiến hành thoái vốn tại CTCK SBS, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 48,95% xuống còn 10,95%. Như vậy, SBS không còn là công ty con của Sacombank. 4.2. M&A và sự thay đổi trong nội bộ Sacombank Thông tin Sacombank bị thâu tóm đã trở thành tâm điểm của TTCK từ nửa cuối năm 2011. Để phòng thủ, Sacombank đã miệt mài mua vào hơn 1.450 tỷ đồng cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, theo nhiều nhận định, cuộc thâu tóm đã diễn ra âm thầm từ trước đó 2 – 3 năm. Vào ngày 17/2/2012, nhóm thâu tóm chính thức lộ diện khi Chủ tịch của 1 trong những NH đối thủ chính của Sacombank là Eximbank tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ của NH, đồng thời đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo. Sau đại hội cổ đông ngày 26/5/2012, gần như toàn bộ Hội đồng quản trị cũ bị thay thế. Trong 8 người mới được bầu vào HĐQT của Sacombank, có 4 người đến từ NH Southernbank và 4 người đến từ NH Eximbank. Ông Đặng Văn Thành vẫn Quản trị ngân hàng thương mại - 10 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT nhưng không còn là người đại diện pháp luật nữa. Mới đây, ngày 3/7/2012, Sacombank cũng đã thay đổi Tổng giám đốc. Tương lai của Ngân hàng sau khi thay đổi Ban lãnh đạo cũng tạo ra nhiều nghi vấn. So với Sacombank, Southernbank là Ngân hàng nhóm 4 đang thuộc diện kiểm soát của NHNN thì khó có thể “tái cấu trúc” thành công một ngân hàng lớn có quy mô tài sản, lợi nhuận và bề dày kinh nghiệm hơn hẳn như STB. Một giải pháp được nhiều người nghĩ tới là sáp nhập Sacombank với 1 vài Ngân hàng khác. Ông Phạm Hữu Phú, TGĐ Eximbank, thành viên HĐQT mới của Sacombank mới đây đã hé lộ về việc không loại trừ Sacombank sẽ hợp nhất với một ngân hàng khác, có thể là Southernbank hoặc Eximbank. Sau ĐHCĐ, ngày 8/6/2012, UBCK công bố quyết định xử phạt 3 cổ đông lớn của STB do không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Cụ thể, 3 cổ đông này đều trở thành cổ đông lớn sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng đến hơn 3 tháng sau UBCK mới công bố quyết định xử phạt. Đặc biệt, tại thời điểm Eximbank bộc lộ ý định thâu tóm vào ngày 17/2/2012, 2/3 cổ đông lớn là ông Trần Phát Minh, thành viên HĐQT CTCK Phương Nam và CTCP Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu vẫn chưa giao dịch. Vụ việc này đã dấy lên những nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong việc giám sát thực hiện các quy định pháp lý vê M&A và tạo ra tâm lý lo ngại cho các công ty niêm yết về khả năng rơi vào tình huống bị động khi có những nhóm đầu tư mua “chui” để thôn tính doanh nghiệp. Ngay sau khi Chủ tịch HĐQT Eximbank tuyên bố đã nắm giữ 51% tỷ lệ sở hữu của STB, Công đoàn STB đã gửi đến các cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động bày tỏ sự lo ngại có hiện tượng trục lợi của 1 nhóm “lợi ích”. Nhiều ý kiến cho rằng STB đã sai lầm trong chiến lược phát hành khi bán cổ phần cho các quỹ đầu tư chứ không phải các nhà đầu tư chiến lược. Vì thế, khi STB phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, để có tiền mua cổ phiếu mới, các quỹ buộc phải bán cổ phiếu cũ để lấy tiền mua cổ phiếu mới rẻ hơn. Điều này cũng tạo điều kiện để các “nhóm lợi ích” mua vào cổ phiếu. Quản trị ngân hàng thương mại - 11 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank 5. Phân tích báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2008 – 2012 Mục tiêu của phần này là phân tích khả năng sinh lời của Sacombank và đánh giá, đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Phần đầu sẽ tập trung vào nhóm các tỷ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập trên tài sản (ROA) và tỷ lệ lãi cận biên NIM. Với hạn chế về thông tin phần đo lường rủi ro sẽ chỉ tập trung vào phân tích rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với các chỉ số về nợ xấu/ tổng dư nợ, dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ, dư nợ cho vay/tổng vốn huy động 5.1. Khả năng sinh lời Thu nhập từ lãi biên %(NIM_Net interest margin) = (Thu nhập cho vay và đầu tư CK - Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/ tổng tài sản có sinh lời bình quân((cuối kỳ + đầu kỳ)/2). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách chia phần thu nhập từ lãi cho thu nhập tài sản bình quân. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. Tỷ lệ lãi biên NIM = 6.4% (Năm 2012) mà theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. Tỷ lệ lãi biên (NIM) tăng nhanh và duy trì ở mức cao. NIM của STB đã tăng từ 2,4% trong năm 2008 (mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết) lên 6,4% trong năm 2012 (mức cao nhất so với các ngân hàng niêm yết). Tỷ lệ NIM tăng nhanh do: (1) Cơ cấu tài sản tập trung vào hoạt động có mức sinh lời cao như cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán; (2) Huy động vốn và cho vay chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhóm khách hàng có chênh lệch lãi suất tốt); Quản trị ngân hàng thương mại - 12 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank (3) Lãi suất đầu ra bình quân giảm chậm hơn lãi suất đầu vào bình quân. Tỷ lệ NIM cao giúp thu nhập lãi thuần của STB tăng trưởng khá tốt. 2008 2009 2010 2011 2012 2.4% 3.7% 4.1% 5.7% 6.4% Khả năng sinh lời. ROAA (Return on Average Asset_LNST trên Tổng tài sản bình quân) ROAA = 0.7% (Năm 2012) ROAE (Return on Average Equity_LNST trên VCSH bình quân) ROAE = 7.1% (Năm 2012) Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR %. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 1 chỉ số tài chính quan trong, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. Công thức tính bao gồm: Chi phí hoạt động (Chi phí quan lý và chi phí cố định như lương, chi mua TSCĐ; không bao gồm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi) chia cho thu nhập. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư 1 cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả. Quản trị ngân hàng thương mại - 13 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Sacombank có ROA và ROE thấp hơn so với mức bình quân ngành và giảm mạnh trong năm 2012 do lợi nhuận giảm sút. Ngoài ra tỷ lệ CIR thường duy trì ở mức 53-60%, cao hơn bình quân ngành 40-43% cũng chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của STB chưa tương xứng với chi phí hoạt động. ROA, ROE của Sacombank 2008 2009 2010 2011 2012 ROAA 1.4% 1.9% 1.5 % 1.4% 0.7% ROAE 12.6% 18% 15% 13.7% 7.1% Môṭ số chỉ tiêu tài chính khác của STB Quản trị ngân hàng thương mại - 14 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank 5.2. Đo lƣờng rủi ro trong hoạt động của Sacombank 1. Rủi ro tín dụng Chỉ số về rủi ro tín dụng của Sacombank 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,595% 0,644% 0,539% 0,575% 2,048% DP RRTD/ TDN 0,212% 0,473% 0,295% 0,467% 1,385% DP RRTD/ VCSH 0,970% 2,745% 1,783% 2,644% 9,944% Nợ quá hạn (2-5)/ VCSH 4,42% 4,75% 3,48% 4,91% 17,91% Nợ xấu (3-5)/ VCSH 2,73% 3,73% 3,26% 3,26% 14,71% DP RRTD/ Nợ quá hạn(2-5) 21,95% 57,85% 51,24% 53,79% 55,54% DP RRTD/ Nợ xấu (3-5) 35,55% 73,55% 54,69% 81,19% 67,60% Nợ xấu một số ngân hàng năm 2012 CTG VCB ACB MBB EIB STB SHB TB ngành 1,50% 2,50% 2,50% 1,90% 1,30% 2% 9% 3% Quản trị ngân hàng thương mại - 15 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2008 2009 2010 2011 2012 Đ V T: T Ỷ Đ Ồ N G Dự phòng rủ i ro tín dụng DPRRTD DPRRTD/Nợ xấu DPRRTD/Nợ quá hạn Nợ xấu/ tổng dư nợ mặc dù thấp so với trung bình ngành là 3% nhưng tỷ lệ này năm 2012 cao hơn hẳn so với các năm trước. Tổng dư nợ cho vay tăng 24% so với đầu năm (toàn ngành tăng 8,9%) trong khi đó nợ xấu (nhóm 3-5) tăng hơn 300%. Theo đó dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ (DPRRTD/TDN) cũng tăng mạnh vào năm 2012 từ 0,47% đầu năm lên 1,38% cuối năm. Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank Phần lớn DPRR của Sacombank năm 2012 là trích lập cho công ty chứng khoán SBS, khoảng 1.042 tỷ đồng. Ngoài ra DPRR tăng lên còn bị ảnh hưởng từ việc Sacombank bị thâu tóm năm 2012. Ông Đặng Văn Thành đã không còn giữ chức vụ chủ tịch HĐQT, HĐQT mới đã đánh giá lại và đưa một số khoản nợ từ nhóm công ty có liên quan đến gia đình ông Đặng Văn Thành vào nợ có vấn đề, phải trích lập dự phòng rủi ro. Theo HĐQT mới các công ty có liên quan đến gia đình ông Thành bao gồm cả những công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, Ninh Hòa... mà gia đình ông chỉ là cổ đông, không nắm quyền chi phối; các công ty này có vay nợ và Nợ xấu trung bình ngành Quản trị ngân hàng thương mại - 16 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank đều là nợ tốt, vay trả đúng hạn.Theo quan điểm của HĐQT cũ và đã xử lý như thế từ nhiều năm qua thì những công ty đó không liên quan đến gia đình ông Thành.Những thay đổi trên biểu hiện rõ sau thời điểm thay đổi lãnh đạo của Sacombank, theo BCTC của Sacombank, riêng trong quý IV ngân hàng đã trích lập dự phòng 852 tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị trích lập dự phòng của cả năm. Tín dụng tăng trưởng tốt nhưng chất lượng các khoản vay giảm Xét theo ngành: cho vay các ngành sản xuất, nông nghiệp và thương mại chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định, còn nhiều tiềm năng khai thác và chất lượng nợ tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2012, tỷ trọng cho vay ba ngành này đã giảm xuống 51,7% từ 62,9% trong năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ bất động sản và xây dựng đã tăng lên 20,5% từ 11,4% trong năm 2011. Điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng năm 2012 của Sacombank phần lớn là nhờ các khoản cho vay bất động sản và xây dựng. Ngoài ra việc ngân hàng dùng khoản cho vay ngắn hạn có giá trị lớn (9.019 tỷ đồng) để giải ngân cho mụcđích dài hạn là tài trợ chocác dự án bất động sản, điều này làm STB đang có tỷ trọng cho vay bất động sản và xây dựng cao hơn từ 5-10%.Chi tiết trên khiến chúng ta ít nhiều quan ngại về chất lượng dư nợ của STB.So với các ngân hàng niêm yết khác, Tóm lại trong cả giai đoạn 2008 – 2012 Sacom có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn ngành và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn mức trung bình. Quản trị ngân hàng thương mại - 17 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank 2. Rủi ro thanh khoản Chỉ số thanh khoản 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi KH/Tổng tài sản 58.2% 51.4% 53.1% 70.6% Dư nợ/Tổng tài sản 57.4% 54.1% 56.9% 63.3% Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi 60.8% 75.7% 65% 39.8% Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản 35.4% 38.9% 34.5% 28.1% LDR 98.6% 105.3% 107.3% 89.6% Hoạt động huy động và cho vay của Sacombank tăng trưởng trở lại khá mạnh sau khi có dấu hiệu suy giảm vào năm 2010 thông qua 2 chỉ số Tiền gửi KH/Tổng TS và Dư nợ/Tổng TS. Điều này cho thấy Sacombank phát triển khá mạnh trong lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Tốc độ tăng trưởng của huy động và cho vay khá bền vững trong thời gian qua, bất chấp các yếu vĩ mô trong nước và quốc tế không mấy thuận lợi. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tài sản thanh khoản mà ngân hàng này đang nắm giữ, thì rủi ro thanh khoản đang là vấn đề mà Sacombank phải đối mặt khi 2 chỉ số TS thanh khoản/Tổng tiền gửi và TS thanh khoản/Tổng TS lại suy giảm khá mạnh . Điều này cho thấy Sacombank đang cho vay dài hạn và đầu tư vào các tài sản thanh khoản kém. Ngân hàng mạnh tay cho vay dài hạn và đầu tư vào tài sản kém thanh khoản chứng tỏ Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc đang nhắm đến mục tiêu lợi 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Tiền gửi KH/Tổng tài sản Dư nợ/Tổng tài sản Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản LDR Chỉ số thanh khoản 2009 2010 2011 2012 Quản trị ngân hàng thương mại - 18 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank nhuận cao hơn nhưng đi kèm với nó là rủi ro thanh khoản đang tiềm ẩn và gây nguy hại cho sức khỏe của Sacombank. Chỉ số LDR (loan to deposit ratio - Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) trên 100% và tăng đều qua các năm 2009, 2010, 2011 cho thấy Sacombank luôn cấp tín dụng cao hơn tổng nguồn vốn huy động. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ LDR tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng. Sự sụt giảm tỷ lệ LDR năm 2012 còn 89.6% cho thấy hoạt động cho vay của Sacombank giảm mạnh so với tổng nguồn vốn huy động. Nếu nhìn vào toàn cảnh bức tranh ngân hàng Việt Nam năm chúng ta thấy điều này khá hợp lý, bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 đạt mức thấp kỷ lục trong 12 năm. Tăng trưởng tín dụng trong các năm từ 2001 - 2012 (đơn vị:%). Nguồn: vneconomy.vn Sacombank tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Tuy nhiên, ngân hàng này lại chú trọng vào tài sản có với tính thanh khoản khá kém dẫn đến rủi ro thanh khoản cao. Quản trị ngân hàng thương mại - 19 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank 5.3. STB trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế Trong năm 2011, Sacombank được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s và Standard & Poor’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm lần đầu. Dựa trên các đánh giá về vị thế kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng sinh lời, các chỉ số về thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng và an toàn vốn, nhận định chung của các tổ chức này là Sacombank có triển vọng ỔN ĐỊNH. Tháng 2/2012, Moody’s cũng tiến hành xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với STB và đánh giá năng lực tài chính ở mức E+. Đến 1/10/2012, tổng hợp xếp hạng của các tổ chức xếp hạng quốc tế đối với STB được thể hiện ở bảng dưới đây: 5.4. Về giá cổ phiếu STB Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 không chỉ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đầu tàu thế giới mà sức lan tỏa khủng khiếp của nó lên các nước khác trên thế giới cũng không kém phần ác liệt. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tàn phá mãnh liệt đó. Sự giảm sút lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ kéo theo sự suy giảm GDP và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Quản trị ngân hàng thương mại - 20 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Nam. Hai chỉ số Vn-Index và HNX - Index lao dốc không phanh. Cổ phiếu “vua”, biệt danh của cổ phiếu ngân hàng, cũng không nằm ngoài cơn bão giảm giá đó. Bước sang giai đoạn 2009 - 2010, nền kinh tế thế giới lập đáy, các chỉ số vĩ mô Việt Nam tương đối khả quan hơn giai đoạn suy thoái, giá chứng khoán tăng trở lại. Tình hình kinh doanh của STB giai đoạn này khá hơn, giá cổ phiếu tăng từ khoảng 6.000 đ lên 21.000 đ. Sau đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước châu Âu mà điển hình là Hi Lạp lại tạo dấu hiệu tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu. Tình hình ngân hàng giai đoạn ngày khá ảm đạm, căng thẳng tỷ giá, tăng trưởng tín dụng thấp, ngân hàng đua nhau lách trần huy động kéo giá cổ phiếu STB giảm về khoảng 10.000 đ. Sau đó là tin đồn thâu tóm STB của EIB đã kéo giá STB tăng hơn 180% lên 28.000 đ. Bước sang giai đoạn 2012 - 2013, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng lại vùi dập giá cổ phiếu ngân hàng. STB mặc dù có tỷ lệ nợ xấu khá thấp nhưng cổ phiếu cũng bị bán tháo liên tục trong giai đoạn này.  Đánh giá xu hướng biến động giá STB trong giai đoạn tới: Công ty VAMC đã chính thức đi vào hoạt động vào 9/7/2013, đây được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng, rộng hơn là nợ xấu của toàn nền kinh tế. Dù chưa thể khẳng định được hiệu quả thực sự của VAMC, nhưng trước mắt, nó đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư về một nền kinh tế “sạch” nợ xấu và trả lại sự “trong sáng” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính điều này sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng cổ phiếu ngành ngân hàng. Quản trị ngân hàng thương mại - 21 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Với tình hình tài chính vững mạnh như phân tích trên cộng với triển vọng tương đối sáng sủa của ngành ngân hàng sau hàng loạt can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, STB sẽ sớm quay lại trở thành “cổ phiếu vua” như giai đoạn 2006 - 2007. Quản trị ngân hàng thương mại - 22 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank Phần 3: KẾT LUẬN Các chỉ tiêu tài chính của Sacombank cho thấy Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, chất lượng tài sản được quản lý tốt, nguồn vốn tự có để trả nợ dồi dào. Nợ xấu NPL được giữ ở mức thấp trong khoảng 0,55% - 0,65% trong nhiều năm, tuy nhiên đã tăng vào năm 2012 cùng với tình trạng nợ xấu chung của ngành. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong nhiều năm đạt trên 11%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm mạnh xuống dưới năm 2012 do nợ xấu tăng nhưng STB không chi quá nhiều vào dự phòng như các ngân hàng khác. Điều này góp phần làm tăng ROAA, ROAE của EIB trong tương quan với các ngân hàng khác vào thời điểm 2012: ROAA từ mức bình quân ngành lên mức khá cao, và ROAE từ mức thấp lên mức bình quân ngành. Quan trọng nhất, khả năng thanh khoản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kỳ hạn tiền gửi chỉ tập trung trong vòng 3 tháng và mức chênh lệch thanh khoản ròng dưới 3 tháng của Sacombank luôn trong trạng thái âm. Ngoài ra, chính sách phát triển mạng lưới hiện nay của Sacombank đòi hỏi phải đầu tư lớn về vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy khả năng sinh lời cũng như chất lượng quản lý tài sản và nợ xấu của STB nổi trội so với mặt bằng chung. Ngược lại, hiệu quả chi phí của Ngân hàng đang thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng thanh khoản của STB hiện ở mức trung bình, song cũng giống như các ngân hàng khác trong hệ thống, rủi ro thanh khoản vẫn là nỗi lo tiềm ẩn. Quản trị ngân hàng thương mại - 23 - Nhóm 7 Đêm 4-K22 Sacombank TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên Sacombank 2008 đến 2012 2. Báo cáo phân tích đầu tư, Công ty chứng khoán Bảo Việt 3. Thùy Vinh, Ngân hàng lo trích lập dự phòng rủi ro sớm, 4. Bảo Linh, S&P và Moody's xếp hạng tín dụng Sacombank, 5. Tuổi trẻ, Ông Đặng Văn Thành nói gì về 80 triệu CP Sacombank bị 'siết nợ'?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsacombank_final_2_7868.pdf
Luận văn liên quan