Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hậu Giang

- Tăng cường công tác quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng đến giao dịch, huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trên địa bàn. Hiện nay cùng với sự xuất hiện và cạnh tranh quyết liệt của nhiều ngân hàng, BIDV – Hậu Giang cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chiến lược quảng cáo, thông báo về tình hình lãi suất, marketing sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt chú trọng cập nhật thông tin trên các trang web. - Mở rộng thêm hệ thống máy ATM tạo thuận lợi cho việc rút tiền trong dân cư, đẩy mạnh dịch vụ chi trả lương qua tài khoản nhằm tăng cường vốn huy động qua tiền gửi thanh toán. - Ngân hàng cần xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Bên cạnh việc chú trọng khả năng hoạt động của đội ngũ các nhân viên sẵn có ngân hàng nên thường xuyên mở các khóa huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng các nhân viên cả về phẩm chất và trình độ chuyên môn. Đặc biệt là trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, phân tích các yếu tố liên quan đến khách hàng cũng như khả năng trả nợ của họ.

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 thu nợ là 161.762 triệu đồng giảm 38,56% hay giảm 101.510 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trong năm 2008 giảm, thị trường cá bất ổn, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc bán cá, cung vượt cầu đã làm cho giá cá tra, cá basa giảm mạnh. Chi phí để nuôi cá thì lại khá lớn do các loại thức ăn cho cá, các nguyên liệu đều tăng nhanh. Bán được cá thì cũng không có lãi bao nhiêu. Người dân nuôi cá không có lợi nhuận cũng tương đương với việc khả năng trả nợ của họ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Như đã nói ở trên công nghiệp chế biến là ngành kinh tế giàu tiềm năng và đang trên đà phát triển, doanh số cho vay luôn tăng dần nên doanh số thu nợ cũng tăng theo qua các năm. Năm 2006 là 307.533 triệu đồng. Năm 2007 là 487.860 triệu đồng tương đương đã tăng 58,64% hay 180.327 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng tiếp đạt 1.685.967 triệu đồng tức là tăng 245,58% hay 1.198.107 triệu đồng so với năm 2007. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất hiệu quả, ngành công nghiệp chế biến luôn có khả năng cạnh tranh, phát triển đối với nền kinh tế địa phương. Doanh số thu nợ của thương nghiệp năm 2006 là 466.526 triệu đồng. Năm 2007 là 772.693 triệu đồng tăng 65,63% tương đương tăng 306.167 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ là 301.127 đã giảm so với năm 2007 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 58 SVTH: Trần Cẩm Hoa giảm 61,03% hay giảm tương đương 471.566 triệu đồng. Công tác thu nợ đối với thương nghiệp nhìn chung không ổn định lắm. Trong năm 2006, năm 2007 thì tình hình thu nợ chiếm tỷ trọng trên 41% tương đối cao so với các thành phần kinh tế khác. Nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng giảm chỉ còn 8% trong tổng doanh số thu nợ. Trong năm này kết quả hoạt động thương nghiệp không tốt, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, ga, vàng... tăng nhanh, đòi hỏi phải bỏ ra chi phí lớn, làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, không đạt được kết quả nên thực hiện nghĩa vụ trả nợ không đúng hạn đã gây khó khăn cho công tác thu nợ, làm cho doanh số thu nợ tại Chi nhánh giảm xuống. Ngoài ra, do doanh số cho vay giảm mạnh nên doanh số thu nợ cũng giảm theo. Cũng tương tự doanh số thu nợ của ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng cũng có tốc độ tăng qua các năm. Tuy không cao như công nghiệp chế biến nhưng nó cũng góp phần không nhỏ vào việc luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng. Tình hình thu nợ đối với ngành này cụ thể qua ba năm như sau: năm 2006 là 156.113 triệu đồng. Năm 2007 là 238.715 triệu đồng tăng 52,91% hay nói cách khác đã tăng 82.602 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ là 408.138 triệu đồng tăng 70,97% hay tăng 169.423 triệu đồng so với năm 2007. Là một tỉnh mới, các hoạt động đầu tư xây dựng luôn được sự quan tâm của chính quyền, các công trình hoàn thành xong luôn được bàn giao đúng kỳ hạn, thu hồi vốn nhanh đem lại lợi nhuận ổn định tạo điều kiện thuận lợi trong việc trả nợ cho ngân hàng. Các ngành khác trong các năm qua có tốc độ tăng trưởng mạnh và đang trên đà phát triển tốt. Doanh số cho vay của năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Doanh số thu nợ mỗi năm cũng khá cao. Điều này chứng tỏ các ngành nhà hàng, khách sạn, bưu chính viễn thông, vận tải,…trong nhóm ngành khác này luôn tạo ra mức lợi nhuận cao qua các năm nên luôn đảm bảo khả năng trả nợ của mình hay nói cách khác công tác thu nợ của ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Cụ thể như sau: năm 2006 doanh số thu nợ là 66.560 triệu đồng. Đến năm 2007 là 124.933 triệu đồng tăng 87,70% hay tăng 58.373 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 thu nợ là 1.165.022 triệu đồng tức là đã tăng 832,52% nói cách khác đã tăng 1.040.089 triệu đồng so với năm 2007. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 59 SVTH: Trần Cẩm Hoa 4.2.3.3 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế Bảng 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Nuôi Trồng Thủy Sản 91.544 162.948 136.550 71.404 78,00 -26.398 -16,20 Công Nghiệp Chế Biến 201.975 371.635 693.575 169.660 84,00 321.940 86,63 Thương Nghiệp 163.236 285.662 285.704 122.426 75,00 42 0,01 Xây Dựng 79.451 107.259 226.009 27.808 35,00 118.750 110,71 Ngành khác 105.108 162.108 214.535 57.000 54,23 52.427 32,34 Tổng Dư nợ 641.314 1.089.612 1.556.373 448.298 69,90 466.761 42,84 (Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang) - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Xây dựng Ngành khác Tổng Dư nợ Hình 11: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ Dư nợ của ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng khá nhỏ từ 9 – 15% trong tổng dư nợ. Năm 2006 dư nợ là 91.544 triệu đồng. Năm 2007 là 162.948 triệu đồng dư nợ tăng 78,00% hay tăng 71.404 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ có xu hướng giảm còn 136.550 triệu đồng tương đương giảm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 60 SVTH: Trần Cẩm Hoa 16,20% hay 26.398 triệu đồng so với năm 2007. Đây là ngành kinh tế lâu đời đối với hầu hết người dân trong tỉnh. Tuy nhiên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiều điều kiện khách quan bên ngoài. Nhất là trong gian đoạn gần đây có thời điểm giá các loại cá tra, cá basa giảm mạnh gây nhiều khó khăn cho người dân nuôi cá. Tỉnh lại đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngân hàng hạn chế cho vay nên doanh số cho vay không cao chính vì vậy mà ngành nuôi trồng thủy sản có dư nợ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ giảm là do ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ đối với thành phần này. Ngành công nghiệp chế biến có tình hình dư nợ cao nhất, chiếm từ 31 – 45% trong tổng số dư nợ. Năm 2006 dư nợ là 201.975 triệu đồng. Năm 2007 là 371.635 triệu đồng tăng 84,00% tức tăng 169.660 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 là 693.575 triệu đồng tăng tiếp tục lên 86,63% so với năm 2007. Tốc độ tăng của dư nợ nhìn chung có tăng lên nhưng tăng khá ổn định và không vì thế mà chúng ta cho rằng công tác thu nợ của ngân hàng không tốt mà sở dĩ tình hình như vậy nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. Trong thời gian qua ngân hàng luôn cố gắng giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, thực hiện những chính sách phù hợp luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình. Qua bảng số liệu cho thấy ngành thương nghiệp có tình hình dư nợ tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 dư nợ là 163.236 triệu đồng. Năm 2007 là 285.662 triệu đồng tăng 75,00% hay nói cách khác đã tăng 122.426 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ là 285.704 triệu đồng, dư nợ đã tăng tiếp nhưng với tốc độ rất thấp không đáng kể chỉ tăng 0,01% hay tăng 42 triệu đồng so với năm 2007. Do doanh số thu nợ tăng chậm hơn doanh số cho vay. Đồng thời, ngành thương nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường thế giới nên rất dễ thay đổi bởi sự thay đổi của môi trường. Trong thời gian này tình hình kinh tế không được ổn định, lạm phát xảy ra làm cho hoàn cảnh thị trường thay đổi mạnh và điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương nghiệp. Ngành xây dựng cũng có dư nợ tăng dần qua các năm. Năm 2007 dư nợ là 107.259 triệu đồng tăng 35,00% hay tăng 27.808 triệu đồng so với năm 2006. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 61 SVTH: Trần Cẩm Hoa Đến năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng lên đạt mức 226.009 triệu đồng tương đương đã tăng 110,71% hay 118.750 triệu đồng. Tương tự như các ngành kinh tế khác, ngành xây dựng có dư nợ tăng dần mỗi năm là do doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như là tỉnh mới nên các công trình xây dựng mới luôn được chính quyền và ngân hàng quan tâm, mở rộng góp phần tạo mọi điều kiện thay đổi diện mạo tỉnh nhà đưa nền kinh tế tỉnh ngày càng phát triển đi lên. Cũng tương tự như phần lớn các ngành kinh tế ở trên, dư nợ của các ngành khác cũng tăng dần qua các năm. Năm 2006 là 105.108 triệu đồng. Năm 2007 là 162.108 triệu đồng tăng 54,23% tương đương tăng 57.000 triệu đồng so với năm 2006. Tăng tiếp trong năm 2008 đến 32,34% tức là tăng 52.427 triệu đồng đạt 214.535 triệu đồng. Nguyên nhân là do đời sống xã hội ngày càng cao, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ cũng ngày càng tăng. Do đó ngân hàng luôn mở rộng cho vay vốn đối với các ngành này làm cho doanh số cho vay mỗi năm đều tăng nhanh, cùng với một phần dư nợ của năm trước chuyển sang nên tình hình dư nợ cũng tăng dần qua các năm. 4.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn  Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn Dư nợ trên vốn huy động Nhìn chung qua 3 năm, dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng tăng dần. Cụ thể: năm 2006 tỷ lệ này là 2,18 lần tức là cứ bình quân 2,18 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đạt 2,24 tức là cứ bình quân 2,24 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2008 là 3,03 tương tự cứ bình quân 3,03 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Điều này là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, mở rộng cho vay đối với nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó cũng cho thấy được nguồn vốn huy động tại ngân hàng còn thấp và chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn từ Hội Sở. Trong thời gian tới, ngân hàng cần phải có những chính sách huy động vốn đa dạng hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng nhằm làm tăng tỷ lệ vốn huy động trong tổng dư nợ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 62 SVTH: Trần Cẩm Hoa Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NămChỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 1.Doanh số cho vay Triệu đồng 927.874 2.235.939 3.661.031 2.Doanh số thu nợ Triệu đồng 822.178 1.821.298 3.531.878 3.Dư nợ cho vay Triệu đồng 491.392 906.033 1.035.186 4.Nợ quá hạn Triệu đồng 4.196 737 2.588 5. Dư nợ đầu năm Triệu đồng 385.696 491.392 906.033 6.Dư nợ cuối năm Triệu đồng 491.392 906.033 1.035.186 7.Dư nợ bình quân Triệu đồng 438.544 698.713 970.610 8.Tổng vốn huy động Triệu đồng 225.356 403.900 341.572 Dư nợ/Tổng vốn huy động Lần 2,18 2,24 3,03 Rủi ro tín dụng (4/3) % 0,85 0,08 0,25 Vòng quay vốn tín dụng (2/7) Vòng 1,87 2,61 3,64 Hệ số thu nợ (2/1) % 88,61 81,46 96,47 (Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang) Rủi ro tín dụng ngắn hạn Qua số liệu thực tế cho thấy chỉ số rủi ro này biến động không ổn định qua ba năm. Rủi ro tín dụng ngắn hạn cao nhất xảy ra vào năm 2006 là 0,85%. Đến năm 2007 có xu hướng giảm xuống mạnh chỉ còn 0,08%. Sang năm 2008 chỉ tiêu này lại tăng lên đạt mức 0,25% nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2006 rất nhiều. Nhìn chung, rủi ro tín dụng ngắn hạn có xu hướng biến động khả quan. Có được kết quả như vậy là do công tác cho vay và thu nợ đạt chất lượng tốt, tình hình nợ quá hạn trong năm 2008 cũng giảm so với năm 2006. Đồng thời, cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh. Điều này cho thấy ngân hàng đã cố gắng giảm những rủi ro tín dụng ngắn hạn đến mức tối đa có thể. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 63 SVTH: Trần Cẩm Hoa Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn trong những năm qua của BIDV – Hậu Giang có xu hướng tăng dần. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 1,87. Đến năm 2007 tăng lên là 2,61 vòng tức là tăng 0,74 vòng so với năm 2006. Tiếp tục tăng thêm 1,03 vòng và đạt mức 3,64 vòng trong năm 2008. Nguyên nhân là do trong thời gian này ngân hàng chủ yếu mở rộng cho vay ngắn hạn, nên các khoản vay ngắn hạn tăng lên nhanh chóng và có thời gian thu hồi vốn nhanh làm cho vòng quay vốn tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, có được kết quả như vậy là do chính sách linh hoạt và chủ động của ngân hàng trong các hoạt động cho vay và trong công tác thu nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn có xu hướng ngày càng tốt hơn và tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn cũng nhanh hơn qua các năm. Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ ngắn hạn trong những năm qua có sự biến động không ổn định, giảm rồi lại tăng. Năm 2006 là 88,61%, cứ 100 đồng doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 88 đồng. Đến năm 2007 giảm 7,15% chỉ còn 81,46% tương tự cứ 100 đồng doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 81 đồng. Năm 2008 hệ số thu nợ có xu hướng tăng lên đạt 96,47% tức là cứ 100 đồng doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 96 đồng. Đây là kết quả khả quan. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa công tác thu nợ của mình để đồng vốn luôn được an toàn và đem lại những kết quả ngày càng cao.  Đối với hoạt động tín dụng trung hạn Dư nợ trên vốn huy động Khác với hoạt động tín dụng ngắn hạn, tỷ lệ này đối với tín dụng trung hạn nhỏ hơn và biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2006 là 0,30 tức là cứ bình quân 0,30 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2007 tỷ lệ này giảm nhẹ đạt 0,27 tương tự cứ bình quân 0,27 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn tham gia vào. Đến năm 2008 dư nợ trên vốn huy động có xu hướng tăng lên đáng kể là 1,04 tức là cứ bình quân 1,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn huy động để cho vay trung hạn còn hạn chế, vốn huy động chủ yếu là sử dụng vào cho vay ngắn hạn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 64 SVTH: Trần Cẩm Hoa Bảng 14: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN NămChỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 1.Doanh số cho vay Triệu đồng 97.942 62.050 355.149 2.Doanh số thu nợ Triệu đồng 93.889 20.124 110.160 3. Dư nợ cho vay Triệu đồng 67.023 108.949 353.938 4.Nợ quá hạn Triệu đồng 712 1.016 839 5.Dư nợ đầu năm Triệu đồng 62.970 67.023 108.949 6.Dư nợ cuối năm Triệu đồng 67.023 108.949 353.938 7.Dư nợ bình quân Triệu đồng 64.997 87.986 231.444 8.Tổng vốn huy động Triệu đồng 225.356 403.900 341.572 Dư nợ/Tổng vốn huy động Lần 0,30 0,27 1,04 Rủi ro tín dụng (4/3) % 1,06 0,93 0,24 Vòng quay vốn tín dụng (2/7) Vòng 1,44 0,23 0,48 Hệ số thu nợ (2/1) % 95,86 32,43 31,02 (Nguồn: Phòng Tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang) Rủi ro tín dụng trung hạn Bên cạnh sự biến động không ổn định của rủi ro tín dụng ngắn hạn, rủi ro tín dụng trung hạn lại có xu hướng giảm xuống đáng kể. Cụ thể: năm 2006 là 1,06% cao nhất trong các năm qua. Đến năm 2007 có giảm nhưng không nhiều còn 0,93%. Sang năm 2008 rủi ro tín dụng đã thực sự giảm mạnh chỉ còn 0,24%. Bên cạnh việc tích cực hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng trung hạn. Do hoạt động tín dụng trung hạn có lãi suất cho vay cao hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn nên các khoản vay này luôn được sự theo dõi chặt chẽ hơn. Ngoài ra, có được kết quả như vậy không thể không kể đến sự lãnh đạo năng nỗ, tích cực trong việc xử lý các khoản nợ của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng luôn được nâng cao và luôn thực hiện tốt quá trình xét duyệt cho vay. Điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 65 SVTH: Trần Cẩm Hoa thực sự có được sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa những điểm mạnh này trong công tác quản lý rủi ro để ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng, thu hút nhiều khách hàng, với mức rủi ro thấp tạo tiền đề cho việc tăng doanh thu trong tương lai. Vòng quay vốn tín dụng Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng trung hạn trong các năm qua tăng giảm không đều. Năm 2006 là 1,44. Năm 2007 là 0,23 giảm 1,21 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 vòng quay vốn tín dụng trung hạn tăng lên đạt 0,48 vòng. Tuy nhiên mức tăng không nhiều so với mức giảm. Điều này chứng tỏ tình hình tín dụng trung hạn không được khả quan cho lắm, tốc độ luân chuyển vốn chưa cao. Do cho vay trung hạn có thời gian thu hồi vốn dài hơn so với cho vay ngắn hạn nên vòng quay vốn tín dụng trung hạn cũng chậm hơn nhiều, mặc dù lãi suất cho vay trung hạn có cao hơn. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng phải cố gắng chú trọng hơn nữa để duy trì được vòng quay vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh. Hệ số thu nợ Nhìn chung, hệ số thu nợ trung hạn trong những năm qua có xu hướng giảm dần. Cụ thể: năm 2006 là 95,86% tức là cứ 100 đồng doanh số cho vay trung hạn ngân hàng thu được 96 đồng. Năm 2007 giảm xuống 63,43% chỉ còn 32,43% cứ 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu được 32 đồng. Đến năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục giảm và chỉ còn 31,02% tương tự cứ 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu được 31 đồng. Nguyên nhân là do trong những năm này ngân hàng mở rộng cho vay ngắn hạn nên cho vay trung hạn tương đối thấp. Bên cạnh đó, tốc độ thu nợ trung hạn trong năm 2007, năm 2008 thấp hơn nhiều so với cho vay trung hạn. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến hệ số thu nợ đòi hỏi ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong công tác thu nợ của mình. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 66 SVTH: Trần Cẩm Hoa CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG 5.1 MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Thuận lợi  Một số thuận lợi chung: - Vị trí, địa điểm đặt ngay tại trung tâm chợ và nằm sát quốc lộ 1A. Nơi tập trung đông đúc, nhiều người qua lại, thu hút được sự chú ý của nhiều người. - Do Hậu Giang là một tỉnh mới tách ra từ thành phố Cần Thơ nên được sự quan tâm của Trung Ương và chính quyền địa phương. Nhờ vậy, nền kinh tế của Hậu Giang có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. - Thu hút được nhiều khách hàng, các doanh nghiệp, các công ty lớn làm ăn hiệu quả nhờ uy tín và kiến trúc hạ tầng có quy mô của ngân hàng. - Quy trình tín dụng chặt chẽ, chất lượng tín dụng phát triển theo chiều hướng tích cực. - Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại phát triển khá nhanh. - Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng nỗ, có trình độ và nhiều kinh nghiệm.  Một số tiền đề thuận lợi trong năm 2009: - Tình hình lạm phát trong năm 2009 giảm mạnh so với hai năm 2007, 2008. Lạm phát giảm dẫn đến giá cả các loại hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị,…đều giảm tạo thuận lợi trong các hoạt động buôn bán hàng hóa. Đồng thời còn tạo tiền đề cho các doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận nhờ việc giảm một phần chi phí từ phần tăng thêm của giá cả hàng hóa nguyên liệu mua vào trong thời kỳ lạm phát. - Đặc biệt, trong năm này có sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước. BIDV – Hậu Giang đã triển khai thực hiện nghiêm túc gói hỗ trợ lãi suất 4% theo quyết định Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 67 SVTH: Trần Cẩm Hoa 131 TTG – CP và quyết định 443/QĐ-TTG về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. + Đối với các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng được thực hiện theo quyết định 131 TTG – CP. + Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam (theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1-4-2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 1-4-2009) được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ 1-4-2009 đến 31-12-2011. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm được thực hiện theo quyết định 443/QĐ-TTG. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ lãi suất sẽ làm giảm chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp rất nhiều, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo việc làm nhất là trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Đồng thời, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp lần này cũng tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn, vẫn đầu tư cho vay được nhưng rủi ro đỡ hơn, an toàn và hiệu quả hơn. 5.1.2 Khó khăn - Hậu Giang còn là một tỉnh nghèo, nông nghiệp chiếm trên 80% nên nhu cầu về tín dụng của khách hàng còn hạn chế, việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn. - Là một chi nhánh còn non trẻ nên BIDV – Hậu Giang không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, sản phẩm dịch vụ. - Nguồn nhân lực chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. - Trong hai năm 2007, 2008 tình hình lạm phát tăng cao, dẫn đến giá cả hàng hóa leo thang, do tâm lý e ngại đồng tiền mất giá người dân ít gửi tiền vào ngân hàng làm cho tình hình huy động vốn không được ổn định. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 68 SVTH: Trần Cẩm Hoa - Các ngân hàng trên địa bàn đều đưa ra mức lãi suất huy động vốn hấp dẫn (dựa trên khung lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) để thu hút khách hàng. 5.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI BIDV – HẬU GIANG Hoạt động tín dụng của ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn khá hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số vấn đề tồn tại sau: - Vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng. Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. - Số lượng máy ATM chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là những ngày đỗ lương cho công nhân các nhà máy. Hiện tại BIDV – Hậu Giang có 4 máy ATM. Số lượng thẻ phát hành hơn 4000 thẻ. Dịch vụ đỗ lương qua tài khoản thu hút hơn 50 đơn vị tham gia. - Hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn còn tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay. Tuy cho vay trung hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lãi suất cho vay cao hơn so với cho vay ngắn hạn, đẩy mạnh được loại hình cho vay này lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn nhiều. - Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chưa phân bổ đều cho các ngành nghề, các lĩnh vực. Năm 2008 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 6,49% và ngành nuôi trồng thủy sản chiếm 3,23%, chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI BIDV – HẬU GIANG 5.3.1 Một số giải pháp đối với công tác huy động vốn Huy động vốn luôn là công tác quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một ngân hàng Thương mại nào. Nó góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển tốt hơn. Thực tế trong những năm qua huy động vốn tại ngân hàng chưa cao. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn. Chính vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần áp dụng nhiều chính sách huy động vốn tích cực, phù hợp hơn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi còn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 69 SVTH: Trần Cẩm Hoa tiềm tàng. Dưới đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng: - Áp dụng mức lãi suất huy động hấp dẫn đối với người dân và luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, tránh thay đổi nhiều lần trong năm để người dân có thể yên tâm gửi tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng nên thường xuyên kết hợp với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi như lãi suất thưởng trên số tiền gửi tăng dần, mỗi lần gửi tiền tặng quà lưu niệm kèm theo hoặc định kỳ tổ chức những chương trình rút thăm trúng thưởng trúng nhà, xe,…Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm tăng chi phí đối với ngân hàng nhưng nếu làm tốt, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều. - Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ. Tăng cường các chương trình quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ này đến người dân, nêu bậc được lợi ích của khách hàng khi gửi tiền tại BIDV – Hậu Giang, địa điểm giao dịch an toàn và thuận lợi, tổ chức các bộ phận nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh, nhu cầu, mong muốn, tâm lý khách hàng để từ đó có được những chiến lược huy động vốn phù hợp hơn. Cụ thể như sau: + Đối với các doanh nghiệp: đây là những khách hàng mà mục đích mở tài khoản của họ chủ yếu là để thuận tiện hơn trong việc kinh doanh, giao dịch. Đối với loại hình này ngân hàng không phải trả lãi hoặc trả lãi rất thấp và có thể tận dụng nguồn vốn này để đầu tư khi chúng tạm thời nhàn rỗi. Ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn này bằng nhiều cách như cử cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp để giới thiệu về ngân hàng, các chính sách lãi suất ưu đãi cùng với các thủ tục gọn nhẹ trong chuyển tiền, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở tài khoản và sử dụng tài khoản một cách linh hoạt. Ngoài ra, còn kêu gọi các doanh nghiệp này giới thiệu về thương hiệu ngân hàng và các dịch vụ tiện ích kèm theo đến các khách hàng, bạn hàng của doanh nghiệp để họ cũng mở tài khoản tại BIDV – Hậu Giang. Việc làm này sẽ vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho ngân hàng. Chuyển tiền trong cùng hệ thống sẽ rất nhanh chóng và thuận tiện mà phí chuyển tiền lại thấp hơn nhiều. + Đối với dân cư: Mục đích gửi tiền của họ là lợi nhuận. Đây là hình thức tiền gửi tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định. Ngân hàng nên thực hiện nhiều chính sách huy động linh hoạt để thu hút nguồn tiền này bằng nhiều cách Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 70 SVTH: Trần Cẩm Hoa như đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền cùng các mức lãi suất phù hợp kèm theo những lợi ích hấp dẫn như đã nói ở trên. Thực hiện theo khẩu hiệu “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, có thái độ vui vẻ, lịch sự khi đón khách, xử lý nhanh gọn chính xác các yêu cầu của khách hàng, tạo tâm lý thoải mái, hài lòng khi khách đến gửi tiền. - Ngoài ra, ngân hàng có thể gửi quà đến tận nhà, địa điểm kinh doanh cho các khách hàng thường xuyên giao dịch và có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi ổn định ở một mức độ nào đó nhân các ngày lễ lớn trong năm. - Kiến nghị với ngân hàng cấp trên mở rộng thêm hệ thống máy ATM tại BIDV – Hậu Giang. Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 4 máy ATM số lượng còn thấp. Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa ngân hàng nên mở thêm các địa điểm huy động vốn tại khu kinh tế, khu dân cư đông đúc để thu hút khách hàng. Tư vấn, vận động các hộ có con em đang học xa nhà sử dụng dịch vụ thẻ tại ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng có thể liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để đưa dịch vụ thẻ ATM đến tận các sinh viên. - Luôn tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có những chính sách ưu đãi, định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng trả lời các vướng mắc cho khách hàng và giới thiệu đến khách hàng những hoạt động mới hay các thay đổi trong chính sách của mình. 5.3.2 Giải pháp đối với hoạt động cho vay Song song với việc tăng cường các giải pháp về huy động vốn, ngân hàng nên có chiến lược sử dụng vốn hiệu quả trong từng thời kỳ để đồng vốn luôn luân chuyển tốt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Qua phân tích ta thấy tình hình cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đạt được những kết quả khá cao. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động cho vay được tăng trưởng cao hơn nữa. - Luôn tìm hiểu, bám sát và vận dụng những chính sách, định hướng phát triển của địa phương để đề ra những chiến lược kinh doanh kịp thời và phù hợp. Chính sách cho vay phải dựa vào chương trình mục tiêu phát triển của địa phương đưa ra, đồng thời tranh thủ đến và vận động cho vay trước các đối thủ cạnh tranh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 71 SVTH: Trần Cẩm Hoa - Giữ vững mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, thực hiện cho vay linh động trước các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, phải mở rộng cho vay đối với khách hàng tiềm năng. - Trong những năm qua, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng khá thấp từ 3 – 9% trong tổng doanh số cho vay. Ngân hàng cần tăng cường cho vay trung hạn đối với những khách hàng có uy tín, trả nợ đúng hạn, có phương án kinh doanh khả thi, có tài sản thế chấp lớn. Qua đó, hạn chế được những rủi ro khi cho vay với những đối tượng này. - Nguồn vốn cho vay tại ngân hàng chưa phân bổ đều cho các ngành nghề, lĩnh vực. Doanh số cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng 3 – 14% còn đối với thành phần doanh nghiệp tư nhân chiếm 6 – 20% khá thấp trong tổng doanh số cho vay. Trong khi đó, một số ngành và thành phần kinh tế lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay như ngành công nghiệp chế biến chiếm từ 28 – 48% và các thành phần khác là 25 – 59%. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng nên điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, tránh cho vay tập trung vào một ngành nghề nào đó mà phải phân bổ đều cho các ngành nghề tạo sự cân bằng hiệu quả cho tất cả các loại hình. Làm được như vậy cũng góp phần phân tán được rủi ro cho ngân hàng. - Hiện nay, quy trình cho vay tại ngân hàng đã tương đối chặt chẽ nhưng cần đơn giản hơn nữa các thủ tục hồ sơ cho vay để hoàn thiện quy trình vay vốn, tiết kiệm thời gian của cán bộ tín dụng và của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. - Trang bị công nghệ thông tin hiện đại vào mọi hoạt động của ngân hàng để đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhu cầu giao dịch của khách hàng. - Tăng cường quảng cáo, giới thiệu, tư vấn đến khách hàng những thủ tục, trình tự khi đến vay vốn tại ngân hàng, những giấy tờ có liên quan, ngân hàng có thể gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đó trước khi đến vay vốn để khách hàng không phải tốn công quay đi quay về lấy giấy tờ. - Nguồn nhân lực tại ngân hàng nhìn chung chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Cần tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, phải, thường xuyên mở các lớp huấn luyện để đào tao các nhân viên mới và nâng cao Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 72 SVTH: Trần Cẩm Hoa trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng hiện tại. Đào tạo cho tất cả CB – CNV nhuần nhuyễn công tác PR. 5.3.3 Giải pháp đối với công tác thu nợ Qua phân tích về doanh số thu nợ của ngân hàng thực tế trong thời gian qua ta thấy thu nợ luôn có doanh số tăng dần qua các năm. Tuy nhiên tình hình thu nợ của ngân hàng đối với từng thành phần, từng ngành kinh tế không đều nhau. Cần thực hiện khắc phục tình trạng này: - Tổ chức theo dõi tình hình dư nợ của khách hàng để kịp thời thông báo cho khách hàng thời gian đến hạn trả nợ. - CBTD phải có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén trước những dấu hiệu bất thường đối với những khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi CBTD phải thực sự có kinh nghiệm từ thực tế. Muốn vậy, CBTD phải thường xuyên giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng để biết được họ có dùng vốn đúng mục đích hay không, có đủ khả năng tài chính để trả nợ hay không. - Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ đúng hạn. Đối với các doanh nghiệp đang cần nhiều vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, tạm thời không trả nợ đúng hạn được, nhưng họ luôn có thiện chí trả nợ thì ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ đối với các doanh nghiệp này. Ngoài ra, còn có thể cho họ vay thêm trong giới hạn có thể nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này tốt hơn. Qua đó, cũng giúp cho công tác thu hồi nợ thuận lợi hơn. - Phải xác định thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. 5.3.4 Giải pháp đối với nợ quá hạn Nợ quá hạn là vấn đề luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên khó mà triệt tiêu hoàn toàn các khoản nợ quá hạn này mà chỉ có thể hạn chế mà thôi. Để hạn chế nợ quá hạn ngân hàng cần: - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBTD trong công tác thẩm định, công tác quản lý nợ, thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn bằng các hình thức thi đua khen thưởng đối với những CBTD hoàn thành tốt nhiệm vụ thu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 73 SVTH: Trần Cẩm Hoa nợ, đồng thời có những biện pháp xử lý đối với những CBTD để phát sinh nợ quá hạn nhiều. - Cần có nhiều biện pháp khác nhau đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, kết hợp với chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể để tranh thủ sự tác động của họ đến công tác thu hồi các khoản nợ này. 5.3.5 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng - Điều quan trọng trước tiên là ngân hàng cần đánh giá khách hàng trước khi tiến hành cho vay. Nếu là khách hàng quen thuộc thì tìm hiểu kỹ xem họ có trả nợ đúng hạn hay không, năng lực vay nợ hay tình hình hoạt động kinh doanh của họ có tốt không hoặc có thể tìm hiểu qua các hồ sơ tín dụng trước đây. Nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì ngân hàng cần tiến hành đầy đủ thủ tục thẩm định hồ sơ tín dụng, thận trọng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án kinh doanh, đánh giá năng lực pháp lý, năng lực kinh doanh của khách hàng. CBTD phải thực sự tích cực hơn nữa để thu thập đầy đủ các thông tin. Sau đó, tiến hành theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn hay tình hình của khách hàng, kịp thời phát hiện những vấn đề bất ổn để từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời. - Cần có kế hoạch cho vay cụ thể đối với từng thành phần, từng ngành nghề kinh tế tạo sự cân bằng và hiệu quả cho tất cả các loại hình. Không nên tập trung cho vay quá cao vào một số ít khách hàng trong cùng một lĩnh vực, cho dù lĩnh vực đó có hiệu quả đến đâu. Bởi vì nếu khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực đó gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Trong trường hợp đối với những khoản vay lớn ngân hàng có thể kết hợp với nhiều ngân hàng khác để cho vay. Như vậy sẽ giúp ngân hàng phân tán được rủi ro rất nhiều. Ngoài ra, ngân hàng còn phải trích dự phòng rủi ro để có thể dùng để bù đắp các khoản vay bị rủi ro cao. - Khi phát hiện các khoản vay có vấn đề, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng phải tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể: + Nếu nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể thu hồi các khoản nợ này trước hạn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 74 SVTH: Trần Cẩm Hoa + Nếu do các nguyên nhân khách quan khác không thể tránh khỏi như thiên tai, dịch bệnh,…làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh của khách hàng không tốt, không đủ khả năng thanh toán nợ vay được thì ngân hàng có thể xem xét lại có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 75 SVTH: Trần Cẩm Hoa CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng như ngày nay thì các nhu cầu về ngân hàng là không thể thiếu. Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, BIDV – Hậu Giang luôn phấn đấu vươn lên nâng cao sức cạnh tranh. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng với mục tiêu trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu, BIDV – Hậu Giang luôn không ngừng vượt qua và đạt được nhiều kết quả khả quan. Qua quá trình phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại BIDV – Hậu Giang, chúng ta rút ra một số kết luận như sau: - Về công tác huy động vốn: qua các năm huy động vốn của ngân hàng có mức tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần, mặc dù năm 2008 giảm 15,43% nhưng vẫn còn cao hơn so với năm 2006. Trong thời gian này ngân hàng luôn nâng cao các chính sách huy động vốn, áp dụng mức lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chiếm một tỷ trọng thấp hơn nhiều (chiếm trên 21% trong năm 2008) so với nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở (chiếm trên 76% trong năm 2008). Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng chưa cao và phụ thuộc nhiều vào Hội Sở. - Về hoạt động tín dụng: qua phân tích cho thấy tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng thời gian qua đạt được kết quả tốt, nhất là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Cụ thể là doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ nhìn chung đều tăng. Ngân hàng luôn có những hướng cho vay phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương và đất nước. Không bó hẹp cho vay trong phạm vi những ngành nghề truyền thống mà còn mở rộng ra các thành phần và các ngành kinh tế khác nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình nợ quá hạn đến năm 2008 giảm thấp hơn nhiều so với năm 2006. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu nợ tại ngân hàng có xu hướng khả quan hơn. Đặc biệt là thu các khoản nợ ngắn hạn. Ngoài ra, trong những năm qua tình hình Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 76 SVTH: Trần Cẩm Hoa rủi ro tín dụng cũng giảm đáng kể. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã thực hiện một quy trình tín dụng chặt chẽ, tập thể cán bộ công nhân viên tại ngân hàng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, theo dõi và xem xét cẩn thận từng đối tượng khách hàng trước khi cho vay, luôn nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Ban Giám Đốc và sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong các hoạt động của ngân hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua gần ba tháng thực tập tìm hiểu và tiếp xúc thực tế với BIDV – Hậu Giang, em xin có một số kiến nghị như sau: 6.2.1 Đối với BIDV – Hậu Giang - Tăng cường công tác quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng đến giao dịch, huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trên địa bàn. Hiện nay cùng với sự xuất hiện và cạnh tranh quyết liệt của nhiều ngân hàng, BIDV – Hậu Giang cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chiến lược quảng cáo, thông báo về tình hình lãi suất, marketing sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt chú trọng cập nhật thông tin trên các trang web. - Mở rộng thêm hệ thống máy ATM tạo thuận lợi cho việc rút tiền trong dân cư, đẩy mạnh dịch vụ chi trả lương qua tài khoản nhằm tăng cường vốn huy động qua tiền gửi thanh toán. - Ngân hàng cần xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Bên cạnh việc chú trọng khả năng hoạt động của đội ngũ các nhân viên sẵn có ngân hàng nên thường xuyên mở các khóa huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng các nhân viên cả về phẩm chất và trình độ chuyên môn. Đặc biệt là trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, phân tích các yếu tố liên quan đến khách hàng cũng như khả năng trả nợ của họ. - Bên cạnh việc mở rộng cho vay ngắn hạn ngân hàng cần đẩy mạnh doanh số cho vay trung hạn bằng những chính sách về lãi suất phù hợp cùng với sự tận tình của đội ngũ cán bộ tín dụng, không chỉ đợi khách hàng tự tìm đến vay vốn mà cần tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu kinh doanh của người dân hay mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 77 SVTH: Trần Cẩm Hoa để thu hút họ vay tiền tại ngân hàng hay nắm bắt những khoản thu nhập bất thường, những khoản thu nhập cao mà người dân có được để vận động họ gửi tiền vào ngân hàng. - Cần cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn và trung hạn. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. - Thường xuyên có những chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hay định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và trả lời những vướng mắc của họ. - Ngoài ra, ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để các doanh nghiệp, các khách hàng thuận tiện hơn khi đến vay vốn. 6.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước - Sớm ban hành các quy chế về đảm bảo tiền vay, giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý tạo điều kiện thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp khi đến vay vốn. Ban hành khuôn khổ pháp luật chặt chẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. - Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ sơ, ban ngành có liên quan khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến công chứng, đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn giúp người dân tiến hành vay vốn được nhanh hơn. - Chính phủ nên quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp này có vốn để trả nợ cho ngân hàng. - Có những chính sách phù hợp đối với hoạt động của các doanh nghiệp, quy hoạch các vùng, ngành phát triển theo ưu thế địa phương. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 78 SVTH: Trần Cẩm Hoa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.ThS Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ. 2. Sổ tay tín dụng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang. 3. Đinh Thanh Chí, (2004). Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn ở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Quận Cái Răng. Đại học Cần Thơ. 4. Lê Nguyễn Nga Sương, (2005). Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang. Đại học Tại chức Cần Thơ. 5. Các bảng Báo cáo tài chính của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. 6. Trên các trang web: www.haugiang.gov.vn, www.bidv.com.vn và một số trang web khác. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 79 SVTH: Trần Cẩm Hoa MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU......................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3.1 Không gian............................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian............................................................................................... 3 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN............................................. 3 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 5 2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng...................................................................... 5 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ......................................................................... 5 2.1.1.2 Phân loại......................................................................................... 5 2.1.1.3 Chức năng của tín dụng .................................................................. 7 2.1.1.4 Vai trò của tín dụng ........................................................................ 8 2.1.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng ..................... 8 2.1.2.1 Điều kiện vay vốn........................................................................... 8 2.1.2.2 Đối tượng vay vốn.......................................................................... 9 2.1.2.3 Các nguyên tắc tín dụng ................................................................. 9 2.1.2.4 Mức cho vay................................................................................. 10 2.1.2.5 Lãi suất tín dụng........................................................................... 11 2.1.2.6 Quy trình cho vay vốn tín dụng tại Chi nhánh............................... 11 2.1.3 Rủi ro tín dụng .................................................................................... 14 2.1.4 Phân loại nợ ........................................................................................ 14 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng .......................................................................................... 15 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 80 SVTH: Trần Cẩm Hoa 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 17 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................. 18 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG .............................19 3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ......................................................................................................................... 19 3.2 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG .......................................................................... 21 3.2.1 Quá trình hình thành............................................................................ 21 3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................................ 22 3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................... 25 3.2.4 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu .............................................................. 27 3.2.5 Đối tượng khách hàng ......................................................................... 28 3.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .................................... 29 3.2.7 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2009 .................... 32 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG...........................................33 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN.............................................................. 33 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng ....................................................... 33 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn ........................................................ 35 4.1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính ....... 38 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN QUA 3 NĂM (2006-2008) ...................................................... 40 4.2.1 Phân tích, đánh giá chung hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng ........................................................................................................ 40 4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế .......................... 45 4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế .................................... 45 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ...................................... 48 4.2.2.3 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế....................................... 50 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 81 SVTH: Trần Cẩm Hoa 4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế.................................. 52 4.2.3.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế............................................ 52 4.2.3.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.............................................. 56 4.2.3.3 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế .............................................. 59 4.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn .............. 61 CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẬU GIANG....................................................................................................66 5.1 MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA NGÂN HÀNG ...................... 66 5.1.1 Thuận lợi ............................................................................................. 66 5.1.2 Khó khăn............................................................................................. 67 5.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI BIDV – HẬU GIANG........................ 68 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI BIDV – HẬU GIANG ....................... 68 5.3.1 Một số giải pháp đối với công tác huy động vốn.................................. 68 5.3.2 Giải pháp đối với hoạt động cho vay ................................................... 70 5.3.3 Giải pháp đối với công tác thu nợ ........................................................ 72 5.3.4 Giải pháp đối với nợ quá hạn............................................................... 72 5.3.5 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng......................................................... 73 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................75 6.1 KẾT LUẬN............................................................................................... 75 6.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 76 6.2.1 Đối với BIDV – Hậu Giang................................................................. 76 6.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hoat_dong_tin_dung_ngan_han_va_trung_han_tai_nh_dau_tu_pt_v_.pdf
Luận văn liên quan