Phúc lợi xã hội và vấn đề nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long liệu đã được giải quyết

MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về đề tài 2 1. Giới thiệu 2. Lý do nghiên cứu 3. Người thực hiện nghiên cúu 4. Mục tiêu nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Phạm vi nghiên cứu CHƯƠNG II: Cơ sở lý luận 4 1. Định nghĩa 2. Các kết quả nghiên cứu trước đây 3. Đánh giá 4. Những vấn đề chưa thực hiện được 5. Điểm mới của bài nghiên cứu CHƯƠNG III: Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 6 1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 2. Kinh tế- Xã hội a. Nông nghiệp b. Ngư nghiệp c. Lâm nghiệp d. Công nghiệp e. Dịch vụ CHƯƠNG IV: Tình hình phúc lợi và nghèo đói 9 1. Nghèo đói 2. Phúc lợi 2.1. Cơ sở hạ tầng 2.2. Y tế 2.3. Bảo hiểm 2.4. Giáo dục 2.5. Việc làm 3. Những mặt còn tồn tại 4. Kết luận CHƯƠNG V: Những kiến nghị và giải pháp 15 1. Về xóa đói giảm nghèo 2. Về phúc lợi Y tế Giáo dục Cơ sở hạ tầng PHẦN III: PHẦN KẾT Phụ lục 21 TÓM TẮT NỘI DUNG Vùng ĐBSCL là một vùng đất phù sa trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi và luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc hổ trợ để vùng phát triển, đời sống của người dân dần dần được cải thiện. Tuy nhiên ở một số địa phương của vùng vẫn còn tỷ lẹ đói nghèo cao: nghèo đói về thu nhập, nghèo đói về điều kiện cơ bản,nghèo đói về tiếp cận phúc lợi xã hôi. Cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu kém về trình độ học vấn vì thế nhiều trẻ em vẫn còn chưa được cấp sách đến trường . Bên cạnh đó những chính sách phúc lợi của Đảng và nhà nước đề ra vẫn chưa giải quyết thỏa đáng được những vấn đề nêu trên.Chính vì vậy, mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm ra giải pháp giảm nghèo bền vững và tăng cường các chính sách phúc lợi cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Tiếp đó, đề tài cón đưa ra các giải pháp cụ thể như : tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các chương trình phúc lợi; nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo, tăng cường hoạt động về giám sát,đánh giá các chương trình dự án; điều chỉnh mức hỗ trợ trong các chính sách xóa đói giảm nghèo; tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; đổi mới cơ cấu phân bổ vốn đấu tư trrong các chính sách tập trung cho từng xa dứt điểm; lựa chọn đối tượng và nội dung hợp lý cho các chính sách hỗ trợ để vùng đổi mới và phát triển hơn.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phúc lợi xã hội và vấn đề nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long liệu đã được giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KINH TẾ LỚP ĐH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA I PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LIỆU ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT ? GVHD: Ts. Phạm Lê Thông Ngày hoàn thành:19/02/2011 DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN Họ và tên MSSV 1. Trần Thị Trường An 0854030001 2. Nguyễn Thị Thúy Liễu 0854030044 3. Nguyễn Thị Mỹ Phương 0854030071 4. Nguyễn Thị Diễm Phượng 0854030073 5. Phạm Nguyễn Kim Phụng 0854030066 6. Phan Huỳnh Băng Châu 0854030006 7. Nguyễn Thanh Toàn 0854030092 8. Trần Trung Phương 0854030072 9. Bùi Tấn Tài 0854030076 10. Nguyễn Hữu Thành 0854030082 11. Phạm Minh Hiếu 0854030030 MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về đề tài 2 Giới thiệu Lý do nghiên cứu Người thực hiện nghiên cúu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu CHƯƠNG II: Cơ sở lý luận 4 Định nghĩa Các kết quả nghiên cứu trước đây Đánh giá Những vấn đề chưa thực hiện được Điểm mới của bài nghiên cứu CHƯƠNG III: Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 6 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Kinh tế- Xã hội Nông nghiệp Ngư nghiệp Lâm nghiệp Công nghiệp Dịch vụ CHƯƠNG IV: Tình hình phúc lợi và nghèo đói 9 Nghèo đói Phúc lợi 2.1. Cơ sở hạ tầng 2.2. Y tế 2.3. Bảo hiểm 2.4. Giáo dục 2.5. Việc làm 3. Những mặt còn tồn tại 4. Kết luận CHƯƠNG V: Những kiến nghị và giải pháp 15 Về xóa đói giảm nghèo Về phúc lợi Y tế Giáo dục Cơ sở hạ tầng PHẦN III: PHẦN KẾT Phụ lục 21 TÓM TẮT NỘI DUNG Vùng ĐBSCL là một vùng đất phù sa trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi và luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc hổ trợ để vùng phát triển, đời sống của người dân dần dần được cải thiện. Tuy nhiên ở một số địa phương của vùng vẫn còn tỷ lẹ đói nghèo cao: nghèo đói về thu nhập, nghèo đói về điều kiện cơ bản,nghèo đói về tiếp cận phúc lợi xã hôi. Cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu kém về trình độ học vấn vì thế nhiều trẻ em vẫn còn chưa được cấp sách đến trường . Bên cạnh đó những chính sách phúc lợi của Đảng và nhà nước đề ra vẫn chưa giải quyết thỏa đáng được những vấn đề nêu trên.Chính vì vậy, mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm ra giải pháp giảm nghèo bền vững và tăng cường các chính sách phúc lợi cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Tiếp đó, đề tài cón đưa ra các giải pháp cụ thể như : tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các chương trình phúc lợi; nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo, tăng cường hoạt động về giám sát,đánh giá các chương trình dự án; điều chỉnh mức hỗ trợ trong các chính sách xóa đói giảm nghèo; tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; đổi mới cơ cấu phân bổ vốn đấu tư trrong các chính sách tập trung cho từng xa dứt điểm; lựa chọn đối tượng và nội dung hợp lý cho các chính sách hỗ trợ để vùng đổi mới và phát triển hơn. CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI GIỚI THIỆU: Nghèo đói đã, đang và trong tương lai vẫn có thể tiếp tục hoành hành Thế giới này. Nghèo đói tự thân nó không có giới hạn, tồn tại mọi nơi và đặc biệt nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển. Hậu quả của nghèo đói, tất nhiên là nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của những người dân bị lâm vào tình trạng cùng khổ mà còn làm suy yếu sự thịnh vượng của một Quốc gia. Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo và phúc lợi luôn là vấn đề được xã hội quan tâm . Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người. Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm để tổ chức nhiều chương trình phúc lợi và những chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bằng và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởi những chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miền núi chưa thật sự hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết với đề tài: “Tình trạng nghèo đói và phúc lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long” sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở đông bằng sông cửu long trong những năm gần đây như một ví dụ điển hình cho đói nghèo ở vùng núi nói chung, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các chính sách xóa đói giảm nghèo và nâng cao phúc lợi cho vùng đồng bằng sông Cửu Long của Nhà nước để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng của các chính sách có ý nghĩa thiết thực này. 2. LÝ DO NGHIÊN CỨU: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ phát triển. Kinh tế của vùng ngày càng phát triển,các chương trình phúc lợi ngày càng được nâng cao làm đời sống người dân dần được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả ban đầu tốt.Tuy nhiên, ở một số địa phương tỷ lệ đói nghèo vẫn giảm chậm sau rất nhiều nỗ lực của các chương trình hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua.Vì thế nghiên cứu của chúng tôi nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng này và đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo. 3.NGƯỜI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU: STT Họ và tên Phần phụ trách nghiên cứu 1 Trần Thị Trường An Đặc điểm tự nhiên 2 Nguyễn Thị Mỹ Phương Đặc điểm kinh tế 3 Nguyễn Thị Thúy Liễu Vấn đề nghèo đói – số liệu 4 Phan Huỳnh Băng Châu Vấn đề nghèo đói – Thực trạng 5 Nguyễn Thị Diễm Phượng Vấn đề nghèo đói – Các chương trình xóa đói 6 Phạm Nguyễn Kim Phụng Cơ sở hạ tầng 7 Nguyễn Hữu Thành Y tế 8 Nguyễn Thanh Toàn Giáo dục 9 Bùi Tấn Tài Bảo hiểm 10 Trần Trung Phương Việc làm 11 Nguyễn Minh Hiếu Kết quả nghiên cứu trước 12 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu chương trình phúc lợi, nguyên nhân đói nghèo và các biểu hiện đặc thù của nó ở đồng bằng sông Cửu Long - Đánh giá các giải pháp xóa đói giảm nghèo và những chương trình phúc lợi ở đồng bằng sông Cửu Long so với các khu vực khác và cả nước nói chung - Đề xuất các giải pháp, chính sách xóa đói giảm nghèo và tăng cường phúc lợi để phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu này đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: là thu thập dữ liệu dựa trên những tài liệu đã có như (Tổng cục thống kê, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam ...) - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các thông tin, nội dung từ các nguồn dữ liệu thu thập được. - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp logic: sắp xếp dữ liệu có tính hợp lí. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Không gian: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Thời gian: Từ năm 2002 – 2009. CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊNH NGHĨA: * Nghèo: - Nghèo đói là sự thiếu thốn ở nhiều phương diện như: Thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,... - Tại hội nghị chống đói nghèo của ESCAP, BKK (9/1993): nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tuc tập quán của địa phương. - Hội nghị Thượng đỉnh, Copenhagen 1995: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1USD/ngày, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại. * Phúc lợi: - Phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến. - Phúc lợi là lợi ích mà mọi người có thể được hưởng không phải trả tiền hoặc chi trả một phần - Phúc lợi là các hành động hoặc thủ tục – đặc biêt là trên một phần của chính phủ và các tổ chức – phấn đấu để thúc đẩy cơ bản phúc lợi của cá nhân và xã hội. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: - Hội thảo “ Giải pháp giảm nghèo bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” (1) - Một cuộc khảo sát gần đây của các chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL ( Bộ Khoa học và Công nghệ ): Cơ cấu tiêu dùng bình quân của nông dân đã chuyển biến khá rõ nét ở một số tám nhu cầu căn bản (2): Nhu cầu 2000 2005 2009 Ăn uống 55,0% 49,8% 43,0% Mặc 6,0% 6,4% 7,0% Ở 7,5% 7,8% 8,0% Đi lại 10,0% 10,5% 11,0% Học hành 9,5% 10,0% 11,0% Trị bệnh 5,2% 5,6% 6,5% Giải trí 1,0% 1,2% 1,5% Trang bị sản xuất và sinh hoạt 5,8% 8,7% 12,0% 3. ĐÁNH GIÁ: - Hội thảo (1): Mục đích của cuộc Hội thảo là nhằm tìm ra giải pháp giảm nghèo bền vững cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Đồng thời, qua hội thảo này nhằm lấy ý kiến đóng góp, xây dựng và tìm ra nguyên nhân, giải pháp căn cơ nhất, bền vững và hiệu quả nhất để căn cứ và điều chỉnh các chính sách có liên quan cho phù hợp với từng giai đoạn hiện nay đối với khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh có tỷ lệ nghèo nhất khu vực. - Hội thảo (2): Qua bản cơ cấu tiêu dùng bình quân của người dân ở ĐBSCL ta thấy có sự chuyển biến rất nhanh của các nhu cầu căn bản, điều đó chứng tỏ mức sống của người dân được nâng lên 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC THỰC HIỆN: Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm chậm sau nhiều nỗ lực của các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua. Nguyên nhân thì nhiều, song biểu hiện của nghèo đói thể hiện phổ biến nhất của cả vùng theo nhóm tiêu chí như: Nghèo đói về thu nhập, nghèo đói về điều kiện cơ bản và nghèo đói về tiếp cận phúc lợi xã hội, xuất phát điểm cho xóa đói giảm nghèo thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn, cơ sở hạ tầng thiếu, yếu kém, trình độ học vấn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất thấp…; đặc biệt là ở tại các xã nghèo còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Có đến 74% số hộ nghèo phải sống trong các nhà tranh, tre lá tạm bợ; 32% số hộ không có nước sạch dùng; 86% số hộ nghèo không có công trình vệ sinh; và vẫn còn nhiều tỉnh trẻ em cấp tiểu học cơ sở phải đi từ 5 –7 km bằng đường sông để đến trường trong mùa mưa lũ. Bộ trưởng cũng cho rằng, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long còn có 4 tỉnh có tỷ lệ nghèo còn ở mức trên 20%, trong đó có nhiều xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. CHƯƠNG III : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU * Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên: Vùng ĐBSCL của Việt Nam còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hay nói cách khác là miền Nam Việt Nam, ngắn gọn hơn là miền tây. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Vùng ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau). ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Với diện tích tự nhiên toàn vùng là 40.518 km2; trong đó có khoảng 18.43% diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi, Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi. Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực. * Kinh tế: a. Nông nghiệp: - Trồng trọt: Trồng lúa là chủ đạo, lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước . Ngoài ra vùng này còn trồng , smía , rau đậu , xoài , dừaầu riêng , cam , bưởi ... - Chăn nuôi: Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu , bò , vịt ... . Trâu chỉ được dùng nhiều cho cày cấy , bò dùng để lấy thịt . Vịt được nuôi nhiều nhất Bạc Liêu , Cà Mau , Trà Vinh , Vĩnh Long , Sóc Trăng . Gia súc nuôi ở đây không được nhiều và cũng là tỉnh có bình quân nuôi thấp nhất cả nước ( 15 con / 100 người ) b. Ngư nghiệp: Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông , khí hậu thuận lợi cho sinh vật dưới nước , kênh rạch chặt chịt , nhiều sông ngòi , lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá , có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản , sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ) .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện. Lâm nghiệp: Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau , đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng . d. Công nghiệp: Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt may và vật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước. e. Dịch vụ: Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu , vận tải thủy , du lịch . Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước , đồ đông lạnh và hoa quả . Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước , vườn , các hòn đảo . Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực. Nghèo trên vùng đất phù sa và trù phú. Đây có phải là lời nói dối chân thành ??? CHƯƠNG IV: TÌNH HÌNH PHÚC LỢI VÀ NGHÈO ĐÓI Nghèo đói * Bảng 1:tỷ lệ % hộ nghèo của năm 2002, 2004 và 2007 ĐVT:% Năm 2002 2004 2007 Cả nước 23,0 18,1 14,9 ĐBSCL 17,5 15,3 12,9 Đông Nam Bộ 8,9 6,1 5,1 Tây Nguyên 43,7 29,2 21,3 Duyên Hải NTB 23,3 21,3 16,2 Bắc Trung Bộ 37,1 29,4 23,4 Tây Bắc 54,5 46,1 32,4 Đông Bắc 28,5 23,2 23,4 Đồng bằng Sông Hồng 18,2 12,9 9,6 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo bình quân qua các năm của cả nước và của các vùng kinh tế có xu hướng giảm dần, trong đó đồng bằng sông Cửu long là vựa lúa lớn nhất nước của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo của ĐBSCL thấp hơn so với ĐBSH và cả nươc, tỷ lệ giảm hộ nghèo của ĐBSCL năm 2006 so với năm 2004 là 2,2%, cả nước 4,9%, ĐBSH là 5,3%. Năm 2007 so với năm 2004 của ĐBSCL 2,4%, cả nước 3,2%, ĐBSH 3,3%. Nhìn vào số liệu phân tích ta thấy tỷ lệ giảm hộ nghèo của ĐBSH là cao nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng của ĐBSH cũng ở mức cao. Phải chăng tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm là do chính sách xóa đói giảm nghèo và các chương trình phúc lợi xã hội của Đảng và Nhà nước ta như chính sách tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ lãi suất cho vay giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian tới chúng ta phải có những giải pháp thoát nghèo thiết thực hơn nữa đễ giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội. Nếu muốn giảm nhanh tỷ lệ các hộ nghèo chúng ta không thể giúp các hộ cận nghèo thoát nghèo để đi theo bệnh thành tích mà không quan tâm đến các hộ nghèo khác, mà đòi hỏi chúng ta phải thạt sự có giải pháp đồng bộ. Hơn thế nữa, ta thấy kinh tế chủ yếu của ĐBSCL là nông nghiệp lúa nước, và chế biến các mặt hàng nông sản vì thế Chính phủ có thể có những giải pháp như hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, tăng cường công nghệ tiến bộ khoa học kỷ thuật, tìm việc làm cho người dân như xuất khẩu lao động hoặc việc làm vào những lúc mùa vụ nhàn rỗi. * Thực trạng của nghèo đói: Đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng ngập lũ sâu và trong đồng bào Khơ me. Mục tiêu “triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn, với nội dung ghi rõ: “trong khoảng 1990- 2015, giảm một nửa tỷ lệ người có thu nhập ( tính theo sức mua tương đương PPP) dưới 1USD/ ngày”, thì đến cuối năm 2009 chỉ tiêu này đối với dân nông thôn cũng như với nhiều xã, nhiều huyện ở ĐBSCL còn là một con số xa vời. Thực tế là mặc dù với tiêu chí nghèo nông thôn ở mức không biết sống ra sao (200.000 đồng/người/tháng, tức là 2,4 triệu đồng/người/năm tương đương khoảng 150 USD/người/năm theo giá năm 1994; giảm xuống còn 120 USD/người/năm theo giá 2009, tức khoảng 0,3 USD/người/ngày), mà ĐBSCL còn có không ít xã đang có mức tỷ lệ hộ nghèo lên đến 18%, cá biệt lên đến 20%. Và nếu kể cả hộ cận nghèo (240.000 đồng/người/tháng) thì tỷ lệ này lên tới 35-40%. Nếu gặp một cơn bệnh trung bình, một đám lúa bị bệnh vàng lùn xoắn lá, một cơn dịch cúm gia cầm, một vụ tôm bị đốm trắng, một vài con heo bị tai xanh... thì dù có thu nhập cao hơn mức cận nghèo, nông dân cũng rơi... tự do vào vũng nghèo. Và với mức trợ cấp xã hội hiện nay, cũng không ít xã anh hùng lâm vào tình trạng mà mục tiêu thiên niên kỷ gọi là bần cùng. Đây là vấn đề giải thích tại sao người dân ở ĐBSCL còn nghèo và thực tế cho thấy tỷ lệ hộ nghèo bình quân khoảng 14- 15%, bên cạnh đó số hộ dân còn nghèo dưới mức 1USD/người/ngày có thể ước tính khoảng 50% Phúc lợi 2.1. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cầu Cần Thơ: Tháng 9- 2004, thực hiện Quyết định của Chính phủ chiếc cầu nối giữa Cần Thơ và Vĩnh Long đã được khởi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 04-2010. Đây là chiếc cầu chiến lược quan trọng phục vụ giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa cho cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là chiếc cầu lớn nhất cuối cùng trên quốc lộ 1A tạo ra tuyến đường thông suốt từ TP.HCM về Cà Mau. Với tổng vốn đầu tư khoảng 4.600 tỉ đồng. Dự án có qui mô 15,85km, trong đó xây dựng cầu Cần Thơ dài 2.750m, rộng 23,1m, phần còn lại là đường dẫn vào cầu. - Xây dựng cầu Rạch Miễu (Tiền Giang và Bến Tre): khởi công tháng 4-2002 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12-2007. Chiếc cầu này sẽ xóa bỏ “ốc đảo” đi lại giữa các tỉnh miền Tây với tỉnh Bến Tre. Công trình xây dựng đường và cầu Rạch Miễu là 8,83km, trong đó cầu Rạch Miễu dài 1.878m và cầu số 2 dài 990,2m, phần còn lại là cầu nhỏ và đường dẫn vào cầu. - Quốc lộ 61: đã hoàn thành nâng cấp đoạn Vị Thanh - Cái Tư thuộc địa phận Hậu Giang. Đoạn Cái Tắc - cầu Thủy Lợi, cầu Cái Tư, cầu Miễu sẽ hoàn thành trong năm 2006. Quốc lộ 50: đoạn Gò Công - Mỹ Tho đã hoàn thành giai đoạn 1. Phần còn lại của quốc lộ 50 (TP.HCM - Long An - Tiền Giang) bao gồm cả cầu Mỹ Lợi và cầu Chợ Gạo hoàn thành trước năm 2010. * Tuyến Nam sông Hậu: xây dựng mới với qui mô hai làn xe, đã khởi công quí 2-2005 và hoàn thành năm 2008. * Tuyến Vị Thanh - Cần Thơ: với qui mô dự kiến bốn làn xe (trước mắt là hai làn xe). * Quốc lộ 80: đoạn Mỹ Thuận - Vàm Cống triển khai nâng cấp với qui mô hai làn xe, hoàn thành năm 2007. 2.2. Y tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký kết Hiệp định Tín dụng Phát triển và các văn kiện liên quan đến Dự án Hỗ trợ Y tế Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng trị giá 85 triệu USD. Dự án này sẽ được thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Mục đích của Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam từng bước cải thiện hệ thống y tế vùng, nâng cao chất lượng dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh; tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hợp lý của người dân, đặc biệt là người nghèo ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.Trong tổng kinh phí dự án, vốn vay ưu đãi Ngân hàng thế giới là 70 triệu USD, vốn đồng tài trợ của Chính phủ Nhật Bản 5 triệu USD, vốn đối ứng 10 triệu USD. 2.3. Bảo hiểm - Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với ba loại hình là: bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,4 triệu (năm 2009), chiếm 18% tổng số lao động. Sau gần ba năm triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96.600 người tham gia. Dự kiến đến hết năm 2010 có khoảng 5,8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo... 2.4. Giáo dục - Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 20/2006/QÐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 nhằm nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. 2.5. Việc làm - Trong những năm qua, việc đào tạo và dạy nghề ở ĐBSCL có bước phát triển khá nhanh, đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL từ 14,13% năm 2005 lên 20,58% vào cuối năm 2008. Ngoài ra, hiện nay đa số các tỉnh cũng mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất, góp phần đưa số cơ sở dạy nghề toàn vùng lên 11 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp nghề (trong đó có 2 trường dạy nghề cho người dân tộc thiểu số), 119 trung tâm dạy nghề cấp tỉnh và thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho người dân. * Những mặt còn tồn tại: Đồng bằng sông Cửu Long với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước luôn lôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Kinh tế - xã hội của vùng ngày càng phát triển, đời sống người dân dần dần được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm chậm sau nhiều nỗ lực của các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua. Nguyên nhân thì nhiều, song biểu hiện của nghèo đói thể hiện phố biến nhất của cả vùng theo nhóm tiêu chí như: Nghèo đói về thu nhập, nghèo đói về điều kiện cơ bản và nghèo đói về tiếp cận phúc lợi xã hội, xuất phát điểm cho xóa đói giảm nghèo thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn, cơ sở hạ tầng thiếu, yếu kém, trình độ học vấn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất thấp… Khả năng thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hạn chế, thấp xa so với các vùng khác. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Tuy được Đảng và Nhà nước đầu tư thích đáng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhiều công trình trọng điểm vẫn chưa đảm bảo chất lượng, “ Những hố tử thần” trên các tuyến đường là do đâu? Người thi công hay các nhà lãnh đạo? Tuy ngành y khu vực ĐBSCL đã có 19 tiến sĩ, gần 190 thạc sĩ, khoảng 90 bác sĩ (BS) CK2; nhưng so với nhu cầu, đội ngũ cán bộ y tế hiện thiếu cả lượng và chất. Tỉ lệ BS CK2 toàn vùng chỉ chiếm tỉ lệ 1,15% nhân lực ngành y; trong đó ở Bạc Liêu tỉ lệ này chỉ 0,24%. Theo Bộ Y tế, trong khi tỉ lệ bình quân cả nước là 6,45 BS/1 vạn dân thì ở ĐBSCL là 4,1 BS/1 vạn dân. Đây là tỉ lệ thấp hơn cả mức trung bình của cả nước vào năm 2003. Không chỉ thiếu BS, theo đề tài "Tình hình nhân lực y tế vùng ĐBSCL: Thực trạng và giải pháp" do một nhóm nghiên cứu Trường ĐH Y dược Cần Thơ thực hiện (PGS - TS Phạm Văn Lình chủ trì), thì tỉ lệ điều dưỡng, kỹ thuật viên có trình độ ĐH, CĐ ở ĐBSCL cũng còn rất thấp: Tỉ lệ điều dưỡng trình độ ĐH, CĐ chỉ 3,05%; kỹ thuật viên 2 trình độ này cũng chỉ chiếm 17,07%; tính trên 1 vạn dân thì cả điều dưỡng và kỹ thuật viên trình độ ĐH, CĐ đều chưa đạt tỉ lệ 1%! Địa phương càng khó khăn thì nhân lực ngành y càng thiếu. Hậu Giang là địa phương đang có tỉ lệ BS thấp nhất toàn vùng (3,17 BS/1 vạn dân); khi vừa chia tách tỉnh (năm 2004) hầu hết trong số 69 xã, phường ở tỉnh này đều có BS, nhưng hiện chỉ còn 20 xã, phường có BS. Số lượng y bác sĩ thiếu nên chưa đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân ở tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu còn thiếu nên không phát huy được hiệu quả của các trang thiết bị hiện đại, vừa lãng phí vừa gây thiệt thòi cho người dân. Thực hiện chủ trương “ nói không với tiêu cực trong thi cữ và bệnh thành tích trong Giáo dục” của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, tuy đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn đó hàng loạt những vụ “ tiêu cực ngầm”, “chạy trường”. Vấn đề “ bạo lực học đường”, “game” vẫn đang là vấn nạn cần có biện pháp giải quyết. Nhiều trường đại học mở ra rất qui mô nhưng chất lượng đào tạo rất kém, không nhằm mục đích đào tạo mà nhằm mục đích sinh lợi phần nhiều. Đồng bằng sông Cửu long: vùng “ trũng” của giáo dục - Hiện nay ĐBSCL có đến 85,67% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Trong số lao động đã qua đào tạo thì chỉ có 0,65% có chứng chỉ, chỉ 1% có bằng nghề, 0,48% có bằng sơ cấp, 2,39% có bằng THCN, 2,57% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học (xếp thứ 8 trong 8 vùng) và 7,24% có qua đào tạo nhưng không có bằng cấp chứng chỉ. Thêm vào đó, đa số các cơ sở dạy nghề ở vùng ĐBSCL chủ yếu dạy nghề ngắn hạn (sơ cấp) và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động. Hiện nay, tại vùng ĐBSCL, cơ sở dạy nghề thường tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn… Đây lại là những nơi cách xa chỗ ở của đa số người dân vùng ĐBSCL vì đa số người dân trong vùng vẫn sinh sống và sinh hoạt chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Học vấn thấp là cản ngại quan trọng trong việc học nghề, ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ lao động được đào tạo, đến khả năng tiếp thu, đến cách thức tiếp cận, đến việc dễ dàng bỏ học nghề giữa chừng. Việc dạy nghề không đủ hấp dẫn người học vì đơn vị dạy nghề không đủ máy móc thực hành, giáo viên chưa thật sự yêu nghề… Ngoài ra, cũng cần phải kể đến một bất cập khác là nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề ở vùng ĐBSCL vào thời điểm hiện tại còn rất thấp so với nhu cầu thực tế cũng như so với mức bình quân chung của cả nước và chưa tương xứng với quy mô và vị trí của vùng ĐBSCL. 3. KẾT LUẬN - Mặc dù Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ĐBSCL trong việc xóa đói giảm nghèo và tăng cường phúc lợi xã hội, nhưng vẫn có những chính sách chưa thật sự có hiệu quả, còn tồn tại những bất cập, đây chính là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. CHƯƠNG V: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP I. VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1. Tuy chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo nhưng thật sự nó có hiệu quả không khi những số tiền từ Trung ương rót xuống địa phương bị thất thoát và sử dụng không đúng mục đích, vì thế Chính phủ cần có những giải pháp chặt chẽ hơn không để “ quan thì mập béo, thiên hạ gầy còm”. 2. Với các chương trình 135, hỗ trợ lãi suất thấp…của Chính phủ thật sự đã thực hiện rất tốt nhưng cần nên xem xét lại, chúng ta nên “cho họ cần câu, đừng cho họ con cá” hướng cách làm ăn cho người dân không định hướng được việc làm, ví dụ như Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo, tái nghèo, hộ vượt nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ về vốn, cây con, giống, nhà ở, đất sản xuất, việc làm… cử các kỹ sư nông nghiệp mở các lớp khuyến nông, khuyến ngư…bên cạnh đó mở các lớp đào tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi như đan giỏ lục bình, đan chiếu, trầm nón…giúp các đối tượng này để có điều kiện làm ăn, vươn lên thoát nghèo… 3. Qui định thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, như hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn cũng như kỹ thuật để sau khoảng thời gian đó họ có thể vượt nghèo hoặc ít nhất là thu nhập họ sẽ cao hơn trước khi thực hiện chính sách đó. Sau thời gian trên nếu chưa thể thoát nghèo thì họ phải chịu các suy xét khắc khe hơn để được hỗ trợ. 4. Hiện nay có rất nhiều chương trình từ thiện, nhiều đến nỗi chúng ta không thể đếm được với những số tiền “ khồng lồ” được quyên góp cho người dân nghèo nhưng đó thật sự là “ảo” hay “ thật”? Các doanh nghiệp không nên quảng cáo thương hiệu của mình bằng cách đó vấn đề này không chỉ mang tính đạo đức nghề nghiệp mà còn mang tính nhân văn. Vì thế để các chương trình từ thiện đạt hiệu quả ta nên xem xét và thành lập những chương trình uy tín hơn nâng cao niềm tin của người dân vào những “ Quỹ từ thiện” này để nó thật sự mang đúng nghĩa. 5. Đề nghị các Ngân hàng CSXH cho vay có trọng tâm, không cào bằng, chỉ nên cho vay đối với những hộ có điều kiện sản xuất và chí thú làm ăn. Có như vậy sử dụng vốn vay mới hiệu quả. 6. Bên cạnh đó về mặt hỗ trợ lãi suất chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Hội cấp trên với hội cấp dưới; nhất là với tổ tiết kiệm, vay vốn, có vậy mới nâng cao được chất lượng tín dụng ưu đãi và hạn chế được các hiện tượng tiêu cực. BCH Hội cấp tỉnh, huyện, cần bố trí từ 1 đến 2 đồng chí theo dõi, nắm bắt, phân tích tình hình các mặt hoạt động của cơ sở, nếu nhận thấy có vương mắc thì phải xuống giải quyết kịp thời. Nên phát hành cho cơ sở cuốn cẩm năng áp dụng KH-KT về cây trồng, vật nuôi và quản lý các nguồn vốn, giúp vay sử dụng vốn vay đúng mục đich, mang lại hiệu quả… 7. Đề nghị Ngân hàng CSXH nghiên cứu phân bổ vốn vay đều cho các đoàn thể ở xã, để tránh tình trạng đoàn thể này nhiều, đoàn thể kia ít; đoàn thể được vay quá nhiều thì không quản lý nổi, cán bộ hội ở xã hằng ngày chỉ lo quản lý nguồn vốn mà buông xuôi nhiệm vụ chuyên môn, dẫn đến thất thoát vốn và hư hỏng cán bộ; còn đoàn thể được vay ít thì không đủ vốn hỗ trợ cho hội viên vay để xóa đói giảm nghèo… 8. Nên đổi mới một số quy định và cách làm ví dụ như trong triển khai thực hiện chương trình vay vốn, rất nhiều khó khăn do một số quy định của Ngân hàng CSXH, như: một tổ vay vốn phải có từ 20 hội viên trở lên; hoặc trong một hộ gia đình, nếu có một thành viên vay vốn ở nguồn nông thôn, thì không được vay các nguồn khác. 9. Chúng ta có thấy rằng việc thành lập Ngân hàng CSXH để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho hộ nghèo và hộ chính sách, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là một chủ trương đúng, hợp lòng dân, vì thế chương trình này cần mở rộng về quy mô và đi vào chiều sâu, chủ trương XĐGN ngày càng đạt kết quả hữu hiệu. Muốn vậy, ngoài sự gắn kết giữa hai ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, với tinh thần đầy trách nhiệm giữa các đoàn thể, cấp ủy, chính quyền cơ sở và Ngân hàng CSXH, trong đó, cấp ủy, chính quyền có vai trò hết sức quan trọng trong khâu tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi và đề nghị cho vay đúng đối tượng. Bên cạnh đó, triển khai cho vay cần dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch XĐGN ở địa phương; những hộ gia đình có vay vốn cần được tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; sự gắn kết giữa Ngân hàng CSXH, đoàn thể và các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư, cũng phải được đảm bảo tốt… 10. Sự cần thiết phải có chính sách đặc thù cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao ở Đồng bằng sông Cửu Long 11. Đề xuất khung chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các địa phương có tỷ lệ nghèo đói cao của vùng ĐBSCL. II. VỀ PHÚC LỢI: 1. Y tế: - Có quan tâm đến vần đề bảo vệ sức khỏe của người dân như bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tuy nhiên, một số người bệnh đặc biệt khó khăn, không có điều kiện về địa phương xin giấy xác nhận, đa bỏ viện không thanh toán, hoăc có một số trường hợp khi đi nằm viện xin sẵn giấy xác nhận gia đình khó khăn của địa phương, gây khó khăn cho bệnh viện thực hiện qui trình xét hỗ trợ. Đề nghị các tuyến bệnh viện giảm bớt các thủ tục rườm rà, không nên phân biệt giữa điều trị bằng bảo hiểm và không bảo hiểm. - Một số địa phương lãnh đạo chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc vận động mua bảo hiểm y tế cho người cận nghèo trong nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của địa phương. Vì thế chính quyền nên chỉ đạo sát sao, biện pháp quyết liệt hơn, phối hợp giữa các ngành ở các tỉnh chặt chẽ và đồng bộ. Các ngành cần thật sự phối hợp họp đánh gi , rút kinh nghiệm từng công việc, phải có kinh phí hỗ trợ từ ban quản lý dự án cho các hoạt động của các ngành liên quan. 2.Giáo dục: - Có thể thấy một điều rằng, ÐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước. Vậy nhưng nói đến GD-ĐT, quả còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng nghèo con chữ là vì vậy. Ðể giáo dục ÐBSCL cất cánh, tiến bước cùng các vùng khác trong cả nước. Chính phủ, các ngành, các cấp đã vào cuộc, có những giải pháp quyết liệt. - Giáo dục là “vũ khí xóa đói giảm nghèo” hữu hiệu nhất như ta đã thấy chất lượng giáo dục phổ thông ở ÐBSCL còn bất cập, quy mô và hiệu quả chưa đồng đều, nhiều địa phương vẫn còn chạy theo thành tích. Công tác đào tạo giáo viên thiếu khoa học, chưa thật sự lựa chọn được người giỏi, tâm huyết cho ngành. Vì thế, vấn đề cấp bách cần giải quyết để vực dậy GD-ÐT ÐBSCL là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và thay đổi quy trình đào tạo giáo viên. - Các giải pháp đặt ra đó là: + Thành lập trường CÐ cộng đồng, vì loại hình trường này là chính sách thích hợp trong bối cảnh nguồn nhân lực có trình độ thấp như hiện nay. + ĐH Cần Thơ tiến hành thực hiện đề án gửi 1.300 học sinh đi du học nước ngoài để làm nòng cốt cho trí thức ÐBSCL trong tương lai. + Khuyến khích và nhân rộng các loại hình trường dân lập, tư thục để tạo phong trào xã hội hóa giáo dục sâu rộng, có hiệu quả. Hình thành ý thức xã hội học tập trên cơ sở đề cao ý thức tự học của người dân. + Ðối với giáo dục ÐH, tiến hành thành lập Trường ÐH Kiên Giang trên cơ sở chuyển trung tâm đào tạo của Trường ÐH Thủy sản Nha Trang tại TP.HCM về thị xã Rạch Giá, Trường ÐH Bạc Liêu (2006), nâng cấp Trường CÐ Sư phạm Kinh tế Vĩnh Long (2010), nâng cấp trường CÐ Xây dựng miền Tây thành ÐH Xây dựng miền Tây (2015). Thành lập các trường CÐ cộng đồng: Cà Mau (2007), Sóc Trăng (2015), Long An (2007), Bạc Liêu (2010), An Giang (2008), Cần Thơ (2010). Tăng cường năng lực cho các trường CĐ sư phạm (hoàn thành vào năm 2008), đầu tư xây dựng Trường ÐH Cần Thơ thành trường ĐH trọng điểm (2015), đầu tư nâng cấp Trường ĐH An Giang (2015), ĐH Sư phạm Ðồng Tháp (2015) và tiếp tục thành lập một số trường ĐH, CĐ khác trong toàn vùng. Ðể tiến hành nhanh các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, rút ngắn lộ trình của các dự án nêu trên, ngành GD-ĐT cũng đã đề xuất phương án thành lập quỹ đặc biệt phát triển GD-ÐT ÐBSCL và các vùng khó khăn do Chính phủ trực tiếp điều hành. + Giáo dục cung cấp cho người ta kiến thức và tay nghề đủ sức cạnh tranh, tức là giúp họ tìm được công việc tốt hơn và như vậy là có thể bước lên những nấc thang cao hơn. Giáo dục còn giúp người dân tiếp thu thông tin, trong đó có thông tin chính trị, khuyến khích người ta thảo luận và cuối cùng là củng cố nền dân chủ và tự do.Vì vậy nhà nước ta nên có những biện pháp để nâng cao giáo dục cho người nghèo như: khuyến khích học tập  bằng những chính sách hỗ trợ người nghèo học bổng khuyến học, miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh nghèo. Đồng thời để xòa bỏ sự phân biệt giàu nghèo giữa các vùng miền cũng như vấn đề giáo dục đào tạo, nhà nước đã đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng ở vùng xâu vùng xa như trường lớp, các thiết bị giảng dạy, hệ thống thư viện, đội ngũ giảng dạy, tạo điều kiện đến lớp cho học sinh có gia đình khó khăn … 3. Cơ sở hạ tầng: - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhằm vực dậy nền kinh tế của khu vực này, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông khu vực. - Ngoài việc nâng cấp các cảng hàng không nội địa Rạch Giá, Cà Mau, các cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Dương Tơ cũng đang được triển khai xây dựng… Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải được xây dựng theo hướng kết hợp chặt giao thông với thủy lợi, kiểm soát lũ, xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ... tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển nhanh và vững chắc cho toàn vùng. - Đề nghị các cấp các nghành có những chủ trương mở rộng các tuyến đường về các cấp cơ sở, đảm bảo chât lương thi công công trình, kéo điện về các khóm, ấp vùng sâu. Đối với các tuyến đường trọng điểm kém chất lượng bị hư hỏng cần sữa chữa ngay đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi lại của người dân. - Tăng mức kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các cụm tuyến dân cư vượt lũ, nên tăng mức kinh phí hỗ trợ đồng bộ cho hộ nghèo, để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, có việc làm và để người dân nghèo sống ở vùng vượt lũ có thể vào sống trong các cụm dân cư vượt lũ. Tăng mức kinh phí hỗ trợ về nhà ở lên 8 – 10 triệu đồng/căn tùy theo giá cả và điều kiện xây dựng thực tế. - Tăng kinh phí hỗ trợ về đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh cho các hộ gia đình nghèo. - Trước mắt cần thực hiện điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết nhà ở của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho người nghèo, ưu tiên đặc biệt người nghèo ở vùng ngập lũ, đảm bảo cho người nghèo vừa có nhà ở an toàn trong mùa mưa lũ, vừa có việc làm. - Tăng kinh phí đầu tư cho các xã theo nhu cầu đề xuất. Chỉ nên đưa ra định mức khung để hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, mức kinh phí thực tế được phê duyệt sẽ dựa trên kết quả thẩm định và cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư của vùng. Thực hiện đầu tư đồng bộ, bên cạnh giải quyết cơ sở hạ tầng cho các vùng quá khó khăn cần tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm từng xã. - Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho hình thành hệ thống thông tin liên lạc và tiếp cận được với hệ thống thông tin liên lạc cho các vùng nghèo ở xa trung tâm và các vùng nghèo có đồng bào dân tộc Khmer: Đầu tư một số loa không dây, phát thanh bằng tiếng Khmer, … - Tăng kinh phí hỗ trợ xây dựng bể, lu chứa nước cho các hộ nghèo sống rải rác, xa trung tâm có nước hợp vệ sinh dùng trong sinh hoạt. Nâng mức hỗ trợ trong chương trình nước sinh hoạt phân tán lên 500.000 – 700.000 đồng/hộ tùy theo điều kiện đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán. PHẦN III: PHẦN KẾT PHỤ LỤC 1. PPP: Public private partnerships ( Mô hình hợp tác công-tư) 2. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long 3. ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng 4. CĐ: Cao đẳng 5. ĐH: Đại học 6. CK2: Chuyên khoa 2 7. XĐGN: Xóa đói giảm nghèo 8. CSXH: Chính sách xã hội 9. GDĐT: Giáo dục đào tạo 10. NTB: Nam Trung Bộ 11. ĐVT: Đơn vị tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhúc lợi xã hội và vấn đề nghèo đói ở đồng bằng sông cửu long liệu đã được giải quyết.doc
Luận văn liên quan