Quá trình nghiên cứu phương ơháp tính khấu hao TSCĐ trong cồn ty thương mại dịch vụ vận tải xi măng hải phòng, bản chất là một công ty thương mại dịch vụ khác với doanh nghiệp sản xuất chỉ không khác về cách tionhs khấu hao. Vẫn áp dụng phương pháp khấu h

Mục Lục Trang I. XU THẾ FDI THẾ GIỚI 3 NĂM GẦN ĐÂY 1 1. Tổng quan tình hình FDI toàn cầu . 2 2. Mua lại và sát nhập (M&A) khẳng định là hình thức chủ yếu của FDI trong giai đoạn hiện nay 7 3. Sức mạnh chi phối dòng chảy FDI toàn cầu của các TNCs ( Công ty xuyên quốc gia) . 10 4. Sự nổi lên của các quỹ SWFs như một hình thức mới trong các hình thức đầu tư trực tiếp. . 16 5. Dù vẫn tồn tại các rào cản nhưng nhìn chung các chính sách đều được sửa đổi nhằm thu hút FDI. 19 6. Thực tế cụ thể dòng vốn FDI ở các khu vực trên thế giới 3 năm vừa qua. 21 7. Đối diện chướng ngại vật mang tên Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới 2008, các kịch bản có thế xảy ra cho bộ mặt FDI toàn cầu trong những năm tiếp theo . 32 II. VIỆT NAM NÊN ỨNG XỬ NHƯ NÀO ĐỂ DUY TRÌ THU HÚT FDI TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI BẤT ỔN HIỆN NAY. . 34 Danh sách bảng số liệu Top 20 nước trong dòng vốn FDI toàn cầu, 2005-2006, 2006-2007 4 Table 1. FDI flows, by region and selected contries, 1995-2007 5 Table 1b. FDI inflows and cross-border M&As, by region and majoreconomy, 2007-2008 6 Table 3. The world’s top 25 non-financial TNCs, ranked by foreign asset, 2006 14 Table 4. The top 25 non-financial TNCs from developing contries, ranked bye foreign asset, 2006 . 15 Figure 2. FDI flows by SWFs, 1987-2007 . 18 Global FDI inflows, 1990-2008, and scenarios for pediod 2009-2012 . 33

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình nghiên cứu phương ơháp tính khấu hao TSCĐ trong cồn ty thương mại dịch vụ vận tải xi măng hải phòng, bản chất là một công ty thương mại dịch vụ khác với doanh nghiệp sản xuất chỉ không khác về cách tionhs khấu hao. Vẫn áp dụng phương pháp khấu h, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o những năm 1978-1980 lên 25.6% giai đoạn 1996-2000, và 35,9% vào năm 2003-2005, đến năm 2007 thì tỷ lệ đó là 27.2%. Các nước đang phát triển thì các nước Châu Á và Châu Đại  Dương chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là Mỹ La tinh & Caribee, các nước ở Đông & Nam Âu và các nước Châu Phi. Xét về tỷ lệ trong tổng vốn cố định (Gross fixed capital formation - GFCF) thì vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển còn chiếm tỷ lệ cao hơn một số nước phát triển. Ví dụ năm 2001-2003, tỷ lệ GĐP/GFCF của Singapore là 36,6% ; Hồng Kông là 28,2% ; Chi lê là 7,4% ; Malaysia là 5,3% trong khi của Mỹ là 6,6% ; Đức là 4,1% và Nhật Bản là 3,2%. TNCs của các nền kinh tế đang phát triển hiện có tốc độ quốc tế hoá đầu tư  khá mạnh mẽ mà đi đầu là các TNCs của các nước phát triển ở Châu Á. Trong 6 năm 2002-2007: Vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của các TNCs Châu Á trung bình là 91.13 tỷ USD/năm chiếm hơn 70% tổng vốn FDI ra của nhóm nước đang phát triển,Các TNCs Châu Mỹ Latinh và Carribe đóng góp 35.47tỷ USD đầu tư ra nước ngoài trong khi đầu tư của Châu Phi là không đáng kể và chủ yếu là đến từ Nam Phi. *)Dòng vốn FDI của các TNCs tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển: Các nước phát triển không chỉ là chủ thể chính trong hoạt động đầu tư trực tiếp mà còn là những nước nhận phần lớn dòng vốn FDI. Vào năm 2000 khi dòng vốn FDI vào của toàn thế giới đạt con số kỷ lục 1.388 tỷ USD thì vốn chảy vào các nước phát triển chiếm tới 77,3% đạt 1.108 tỷ USD. Những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI trên toàn thế giới giảm thì vốn FDI vào các nước này cũng giảm theo nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dòng vốn FDI trên thế giới:ví dụ năm 2000 là 70%, năm 2002 là 64.4%. Sau đó khi FDI tăng nhanh trở lại, nguồn vốn FDI lại tiếp tục được đổ vào các nước phát triển, 2005 là 63.8% và đến năm 2007 là 68.1%. Năm 2008 con số này giảm xuống mức thấp kỷ lục còn 57,9% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mà nhóm các nước phát triển là tâm chấn. Mặc dù hiện nay các nước đang phát triển ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng các nước phát triển vẫn chiếm phần lớn số vốn đầu tư. Nguyên nhân có thể kể đến như sau: Thứ nhất: Sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm mất dần lợi thế của các nước đang phát triển  về lao động và tài nguyên. Thứ hai: Do tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất. Thứ ba: Các nước phát triển có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và nhất quán, trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ tay nghề của người lao động và người quản lý cao… Thứ tư: Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước này rất tinh vi. Do vậy, đầu tư vào các nước này sẽ giúp các TNCs thâm nhập được vào thị trường nội địa và tránh được những quy định khắt khe về hàng nhập khẩu (môi trường, bao bì, nguyên vật liệu nội địa, kiểm dịch vệ sinh)… Thứ năm: Các nước phát triển có nền kinh tế cạnh tranh, có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường thế giới. *) Sự thay đổi về lĩnh vực đầu tư: Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào các ngành có sự thay đổi lớn theo sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs. Vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các TNcs trên thế giới tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế tạo. Trong những thập kỷ gần đây, TNCs đã chuyển sang hoạt động rộng ở cả phạm vi lãnh thổ và hình thức kinh doanh. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính quốc tế nên hình thức đầu tư gián tiếp ngày càng gia tăng. Những ngành dịch vụ, chế tạo với công nghệ hiện đại, các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm rất được chú ý phát triển. Trong bản Báo cáo Đầu tư thế giới 2008, có ghi: “ Các công ty sản xuất và các công ty dầu lửa như General Electric, British Petroleum, Shell, Toyota và Ford Motor vẫn giữ những vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng của UNCTAD về 25 TNCs lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, TNCs hoạt động trong các ngành dịch vụ, kể cả trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng đã có những bước tăng đáng kể trong thập kỷ qua:với 20 công ty trong số top 100 năm 2006 trong khi năm 1997 chỉ có 7 công ty.” 4. Sự nổi lên của các quỹ SWFs như một hình thức mới trong các hình thức đầu tư trực tiếp. a. Một vài thông tin: Quỹ SWF (Sovereign Wealth Fund) là một loại quỹ đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ một nước bao gồm các loại tài sản tài chính như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, các kim loại quý và các công cụ tài chính khác. Các Quỹ SWF hiện nay đang lan rộng tầm ảnh hưởng của mình, đối tượng đặc biệt họ nhắm tới là các công ty tài chính trên phố Wall như Citigroup, Morgan Stanley và Merrill Lynch bởi các công ty này đang thiếu tiền trầm trọng từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn. Một số quỹ SWF là do Ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát bởi Ngân hàng trung ương có lợi thế là kiểm soát được tình hình tài chính của hệ thống các ngân hàng trong quốc gia đó. Loại quỹ này đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia có nền kinh tế lớn và các thị trường tài chính quan trọng của cá quốc gia đó. Một số quỹ SWF khác được thành lập từ khoản tiền tiết kiệm của chính phủ, danh mục đầu tư của loại quỹ này rất đa dạng vì mục đích chủ yếu là thu được lợi nhuận. Chính vì thế mà loại quỹ này đóng vai trò không quan trọng lắm trong việc quản lý tình hình tài chính của một quốc gia. Nguồn tiền tích lũy của các loại quỹ này có thể xuất phát từ nguồn vốn ban đầu, hoặc có thể là từ các tài khoản tiền gửi nước ngoài, vàng, SDRs và IMF cùng với các tài sản quốc gia khác như: quỹ hưu trí, quỹ dự trữ dầu, hoặc các tập đoàn công nghiệp và tài chính do các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tiền tệ kiểm soát. Đây là những tài sản thuộc chủ quyền của một quốc gia và có thể được chuyển sang dự trữ dưới các dạng ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật hoặc đồng Euro. Hình thức của những khoản đầu tư được chấp nhận sinh ra từ quỹ SWF rất khác nhau ở mỗi nước; những quốc gia đang bị quan ngại về tính lỏng sẽ giới hạn những khoản đầu tư đối với những công cụ nợ công chúng có tính lỏng cao. Một số quốc gia đã tạo ra các quỹ SWF để đa dạng hóa dòng thu nhập của họ. Ví dụ, các nước thuộc Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) trông cậy vào những khoản xuất khẩu dầu lửa để mang lại của cải cho đất nước. Vì vậy, họ sử dụng một khoản tương đối trong quỹ SWF để đầu tư vào những dạng khác của tài sản đó là những tài sản có thể làm chức năng của những tấm chắn bảo vệ khỏi những rủi ro liên quan đến dầu lửa. Lượng tiền trong các quỹ SWF là rất lớn. Vào tháng 5 năm 2007, quỹ của các nước UAE đã trị giá trên 875 tỉ đôla. Các quốc gia có quỹ SWF lớn nhất là UAE (ADIA Abu Dhabi Investment Authority), Singapore (GIC Government of Singapore Investment Corporation), Nauy, Ả rập Saudi, Kuwait, Trung Quốc (CIC China Investment Company Ltd), Nga, Singapore (Temasek Holdings), Mỹ (APFC Alaska Permanent Fund). b. Sự nổi lên của các quỹ SWFs: Được tích lũy lại từ các khoản dự trữ trong những năm gần đây, các quỹ SWFs ( kiểm soát khoảng 5 nghìn tỷ USD ) có khả năng chia sẻ rủi ro và mang về khoản thu mong muốn cao hơn so với các quỹ truyền thống khác được quản lý bởi các nhà chức trách tiền tệ. Mặc dù đã được hình thành từ những năm 1950 nhưng các quỹ SWFs mới chỉ thu hút được sự quan tâm trên phạm vi thế giới trong vài năm trở lại đây khi tham gia vào một vài vi vụ mua lại và sát nhập xuyên quốc gia quy mô lớn và hỗ trợ vốn cho các tổ chức tài chính của các nước phát triển khi khó khăn. Tuy SWFs đầu tư dưới hình thức FDI vẫn còn tương đối nhỏ nhưng đã có sự tăng lên trong những năm gần đây ( xem bảng 2). Trong năm 2007, chỉ có 0.2% tổng lượng vốn của các quỹ này là liên quan đến FDI. Tuy nhiên, trong số 39 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài của quỹ này trong suốt hơn 20 năm qua, thì có đến hơn 31 tỷ USD là được thực hiện trong vòng 3 năm lại đây. Các hoạt động gần đây của các quỹ SWFs đã được đẩy nhanh bằng việc tích lũy khoản dữ trự một cách nhanh chóng nhờ vào thặng dư thương mại, thay đổi cơ bản các nguyên tắc kinh tế thế giới và mở ra những cơ hội đầu tư mới tại các công ty mà nền tảng tài chính còn chưa đủ mạnh. Có đến 75% FDI của các quỹ này là đầu tư vào các nước phát triển trong khi đầu tư và các nước Châu Phi và Châu Mỹ Latinh còn hết sức nhỏ giọt. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dịch vụ và dịch vụ thương mại.Trong giai đoạn 2006-2007 đầu tư của SWFs vào ngành ngân hàng đã được chú trọng bởi tính ổn định của nó trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, các quỹ này cũng đã gây ra một số phản ứng tiêu cực từ phía công chúng thể hiện qua những lời kêu gọi buộc phải hạn chế hoạt động đầu tư của quỹ đặc biệt là với vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD đang trong quá trình thiết lập những nguyên tắc và hướng dẫn chung liên quan đến các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp của SWFs. 5. Dù vẫn tồn tại các rào cản nhưng nhìn chung các chính sách đều được sửa đổi nhằm thu hút FDI. Xét trên góc độ chính sách thu hút FDI, cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước gia tăng với các biện pháp chính sách được sử dụng như tăng cường mục tiêu hoá đối với dòng vốn FDI, tăng cường xúc tiến đầu tư, các khuyến khích đầu tư, tự do hóa đối với dòng vốn FDI. Trong năm 2006, có 147 thay đổi trong các chính sách về môi trường đầu tư của các nước nhận đầu tư nhằm thu hút FDI (bảng 5). Trong số đó có 74% là các nước đang phát triển. Ví dụ ở Ai Cập, Ghana, Singapore là các biện pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp xúc tiến như ở Braxin và Ấn Độ. Nhiều nước khác, các chính sách tự do hóa của một số ngành công nghiệp cũng được thay đổi để thu hút FDI, như trong ngành dịch vụ (Italia), truyền thông (Botswana, Cape Verde), ngân hàng (CHDCND Lào, Mali), năng lượng (Albania, Bungari). Mặc dù vẫn tồn tại những lo ngại về sự bảo hộ của các chính sách đầu tư, xu hướng chung của các quốc gia là cải thiện môi trường đầu tư, gia tăng các ưu đãi nhằm thu hút FDI. Xu hướng này tiếp tục được khẳng định trong năm 2007 với trên 100 thay đổi trong chính sách của các nước. Trong số đó có 74 thay đổi trong chính sách của các nước nhằm thu hút FDI. Số các hiệp định về thỏa thuận đầu tư quốc tế (IIAs) tiếp tục tăng nhanh, đến cuối năm 2007 số các thỏa thuận đã lên tới con số 5600. Trong đó, số các hiệp ước đầu tư song phương (BITs) là 2608, 2730 hiệp định chống đánh thuế hai lần (DTTs), 254 hiệp định về tự do hóa thương mại (FTAs) cùng với các thỏa thuận hợp tác đầu tư trong tương lai. Các hiệp định ưu đãi thương mại về các điều khoản xúc tiến đầu tư đã tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Các nước đang phát triển đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư quốc tế với cả hai vai trò là nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, các thay đổi nhằm hạn chế FDI cũng đang tăng lên trong vòng vài năm trở lại đây. Trong một vài ngành công nghiệp, các biện pháp nhằm hạn chế sở hữu nước ngoài hay bảo hộ quyền sở hữu của các công ty nhà nước cũng tăng lên. Các chính sách này được thực hiện chủ yếu trong các ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược. Điển hình ở một số nước: ở Algeria, các hãng dầu mỏ của nhà nước phải nắm trong tay ít nhất 51% cổ phần. Ở Bolivia, bằng các hợp đồng mới các TNCs phải chuyển quyền sở hữu dầu mỏ cho các công ty nhà nước. Trong khi đó ở liên bang Nga, đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong các ngành mũi nhọn như công nghiệp vũ khí và công nghiệp khai khoáng, chỉ với một số cổ phần nhất định các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ. Quốc hữu hóa trong các ngành năng lượng và truyền thông đang được đẩy mạnh tại Venezuela. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, đầu tư nước ngoài toàn cầu khó tránh khỏi xu hướng chung này. Các chính phủ cần có các biện pháp chống lại xu hướng bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng trong môi trường đầu tư quốc tế. Dòng vốn FDI đang đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng trong các dự án ngắn hạn và trung hạn. Đối với nhiều nước, điều này sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Một chiều hướng đang được nhắc tới là nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách hạn chế FDI. Những nước này đã thông qua hoặc đang cân nhắc nghiêm túc luật hạn chế đầu tư nước ngoài hay giám sát chặt chẽ hơn bằng các quy định của chính phủ. Trong số những nước kể trên có 11 nước - trong đó có Mỹ, Nga, Canađa, Trung Quốc và Đức - hiện tiếp nhận tới 40% FDI của thế giới. Trong khi đó, các nhà kinh tế vẫn khẳng định “tự do hóa đầu tư” là động lực lớn nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Ngược lại, xu hướng tăng cường bảo hộ có thể khiến cho cuộc khủng hoảng trên các thị trường vốn toàn cầu trầm trọng thêm và làm giảm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm tới. Hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến tổn thất đáng kể cho hệ thống kinh tế toàn cầu, làm giảm lợi ích của các nhà đầu tư, ở nước chủ đầu tư và cả nước tiếp nhận đầu tư. 6. Thực tế cụ thể dòng vốn FDI ở các khu vực trên thế giới 3 năm vừa qua Châu Phi: Giá cả hàng hoá cao làm tăng lợi nhuận của hoạt động đầu tư. Sau 3 năm tăng mạnh, 2008 Thu hút vốn FDI đạt đỉnh . Năm 2006. Luồng vốn FDI tại Châu Phi năm 2006 là 36 tỷ đô la ,cao gấp 2 lần so với năm 2004 . Có được sự gia tăng này là do Châu Phi đã có sự quan tâm đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, triển vọng cải thiện lợi nhuận, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp. Giá trị mua lại và sát nhập ( M&A) đạt tới con số 18 tỷ đô la, trong đó có một nửa là đại diện của các công ty xuyên quốc gia ( TNCs) từ các nước đang phát triển ở Châu Á. Các dự án đầu tư mới và mở rộng đầu tư cũng có bước phát triển đáng kể. Mặc dù có sự gia tăng như trên, song xét trên góc độ nguồn vốn FDI toàn cầu thì Châu Phi cũng chỉ được chia sẻ ở mức 2.7% năm 2006, giảm so với 3.1% năm 2005 và thấp hơn rất nhiều so với các khu vực đang phát triển khác. Nguồn vốn FDI từ khu vực Châu Phi cũng đạt mức 8 tỷ đô la trong năm 2006, tăng hơn 2 tỷ đô la so với năm 2005. Vốn FDI tăng vọt tại 33 quốc gia Châu Phi , và hầu hết các khu vực ngoại trừ Nam Phi. 10 nhà máy hàng đầu ở Châu Phi nhận tới 90% vốn, 8 trong số đó nhận được 1 tỷ đô la vốn FDI. Các hoạt động M&A trong lĩnh vực đầu tư mới và mở rộng các dự án đóng vai trò quan trọng ở các nước nhận đầu tư, đặc biệt là ở Ai Cập và Nigeria. Ở Ai Cập - nơi nhận đầu tư nhiều nhất trong khu vực, nguồn vốn đổ vào lớn hơn 10 triệu đô la , 80% trong số đó được sử dụng cho việc mở rộng và đầu tư mới cho các dự án phi dầu khí . Nam Phi là một bằng chứng điển hình cho sự sụp giảm nguồn vốn đầu tư FDI , nhưng công bằng mà nói , Nam Phi cũng là nơi tạo ra hầu hết các nguồn vốn đầu tư của Châu Phi. Sau 2 năm liên tiếp từ chối , các nghiên cứu tìm ra các nguồn tài nguyên dự trữ mới đã được tiến hành với số tiền lên đến 8 tỷ đô la nhằm mục đích tăng thêm nguồn vốn FDI cho các nước kém phát triển nhất ở Châu Phi (LDCs) . Và kết quả là , các nước LDCs chiếm đến 23% nguồn vốn FDI đầu tư vào khu vực - một dấu hiệu đi lên rõ rệt so với năm 2005. Trong số các nước LDCs thì Burundi, Cape Verde, Djibouti, Ethiopia, Gambia, Guinea- Bissau, Madagascar, Somalia và Sudan được xem là có sự gia tăng lớn nhất trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào các hoạt động khai phá các mỏ dầu mới và khai khoáng. Năm 2007. Tại Châu Phi , nguồn vốn FDI chảy vào năm 2007 tăng lên đến 53 tỷ đô la( theo nguồn hồ sơ mới). Giá cả hàng hóa trên thị trường tăng làm tăng lợi nhuận của các nhà đầu tư – cao nhất trong khu vực đang phát triển giai đoạn 2006-2007 và giúp cải thiện môi trường đầu tư vốn vào. Các quốc gia kém phát triển ở Châu Phi (LDCs) cũng đã đăng ký các năm tăng trưởng trong nguồn vốn FDI của mình. Một tỷ lệ lớn các dự án FDI được triển khai trong năm 2007 đã được liên kết với việc khai thác các nguồn lực tự nhiên . Giá cả hàng hoá tăng vượt bậc đã giúp Châu Phi có thể duy trì một cách tương đối cao các nguồn FDI từ bên ngoài với con số 6 tỷ đô la năm 2007. Mặc dù luồng vốn vào có cao hơn song xét trong nguồn vốn FDI toàn cầu thì Châu Phi được chia sẻ vẫn ở vào khoảng 3%. Các công ty xuyên quốc gia(TNCs) từ Hoa Kỳ và Châu Âu là các nhà đầu tư chính trong khu vực, tiếp sau là các nhà đầu tư Châu Phi , đặc biệt là các nhà đầu tư Nam Phi . Các công ty xuyên quốc gia(TNCs) đến từ Châu Á tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khai thác dầu khí và có sở hạ tầng. Triển vọng tăng luồng vốn vào FDI trong năm 2008 được hứa hẹn là khả quan bởi hàng hoá vẫn đang ở mức giá cao. Điều này báo hiệu năm thứ 4 liên tiếp tăng trưởng của hoạt động FDI. Các cuộc khảo sát gần đây của UNCTAD cho thấy hầu như tất cả các công ty xuyên quốc gia(TNCs) đều duy trì hoặc thậm chí tăng mức độ đầu tư hiện tại của họ tại Châu Phi . Năm 2008. Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng vốn FDI chảy vào châu Phi vẫn tiếp tục tăng tới 16%, đạt khoảng 62 tỷ đô. b. Đông Á, Nam Á , Đông Nam Á: cả luồng vốn vào và ra đều tăng rồi chững lại trong năm 2008, khi ảnh hưởng của khủng hoảng ngày càng sâu rộng. Năm 2006. Luồng vốn FDI vào khu vực Nam Á , Đông Á , Đông Nam Á được duy trì theo hướng đi lên trong năm 2006, tăng khoảng 19% chạm mức 200 tỷ đô la . Luồng vồn FDI có sự gia tăng theo cấp độ khu vực, cụ thể tại Nam và Đông Nam Á có thể thấy luồng vốn tăng ổn định, trong khi tại Đông Á thì tốc độ tăng chậm hơn . Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) giữ vị trí là nước nhận đầu tư nhiều nhất trong khu vực, tiếp sau là Singapore và Ấn Độ . Lần đầu tiên trong bảy năm nguồn vốn vào Trung Quốc giảm. Hồng Kông( Trung Quốc) thu hút được 43 tỷ đô la FDI, Singapore là 24 tỷ đô la và Ấn Độ là 17 tỷ đô la . Luồng vốn đầu tư FDI từ khu vực này hầu như tăng khoảng 60% tức 103 tỷ đô la, cao hơn so với các nhà đầu tư từ các khu vực và các nền kinh tế khác. Nguồn vốn FDI nhiều nhất trong khu vực là từ Hồng Kông (Trung Quốc) vào khoảng 60% tức 43 tỷ đô la. Trung Quốc đã khẳng định vị trí của mình là nhà đầu tư chính trong khu vực và Ấn Độ cũng đang nhanh chóng tìm cách bắt kịp. Sự vươn lên của Trung Quốc cũng như Ấn Độ được coi là nguồn lực quan trọng của đầu tư FDI có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) của Châu Á trong việc tìm cách thu hút FDI từ khu vực. Nguồn vốn FDI đầu tư từ Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tực tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tại Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á đã tạo động lực thúc đẩy việc tìm kiếm đầu tư nguồn vốn đầu tư FDI cho khu vực này. Trong thời gian tới, khu vực này sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indônêsia và Việt Nam đang có kế hoạch cụ thể để cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng. Trong suốt đầu năm 2007, giá trị của việc mua lại và sát nhập( M&A) trong khu vực tăng gần 20% cao hơn so với khoảng thời gian tương ứng của năm 2006. Nguồn vốn đầu tư FDI từ khu vực dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Năm2007. Nguồn vốn FDI đổ vào Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á cao hơn so với trước đây , đạt con số 249 tỷ đô la năm 2007. Hầu hết các khu vực và các nền kinh tế đều nhận được nhiều đầu tư hơn. Tồn tại sự hợp tác có lợi giữa các doanh nghiệp kinh doanh , xa hơn nữa là hướng tới hội nhập kinh tế khu vực , nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư và nguồn lực của từng quốc gia đóng góp vào khu vực. Trung Quốc và Hồng Kông ( Trung Quốc) vẫn tiếp tục là hai điểm đến dẫn đầu trong khu vực. Trong khi đó, Ấn Độ- nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất tại Nam Á- và hầu hết các thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) cũng thu hút một số lượng lớn hơn vốn đầu tư FDI. Nhìn chung, triển vọng thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư FDI cho khu vực này khá hứa hẹn. Duy trì tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh dân số, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và tạo nhiều cơ hội đầu tư mới là các yểu tố góp phần giúp khu vực này thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI trong năm 2007. Nguồn vốn đầu tư FDI từ khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á cũng đạt mức cao mới, vào khoảng 150 tỷ đô la, cho thấy sự phát triển nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia đang phát triển. Dòng vốn trong nước, quốc tế , và khu vực có tính năng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên , các doanh nghiệp đang đầu tư thuận lợi tại các quốc gia phát triển thì lại rất ít quan tâm đến việc mua lại và sát nhập( M&A). Năm 2008. Khu vực này vẫn may mắn duy trì được mức tăng trưởng dương trong thu hút FDI với mức tăng 3,3%, đạt 316 tỷ đô. Nhưng chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ ở trước mắt. c. Tây Á: Đỉnh cao 2007 và tụt dốc thê thảm 2008. Năm 2006. Trong năm 2006, đầu tư FDI đổ vào 14 quốc gia ở khu vực Tây Á tăng 44% đạt 60 tỷ đô la , mức cao chưa từng thấy. Tư nhân hoá các lĩnh vực kinh tế phát triển trong năm 2006 đã cải thiện môi trường kinh doanh. Kinh tế trong khu vực tăng trưởng mạnh đã khuyến khích đầu tư, giá dầu cao đã thu hút được ngày càng nhiều khối lượng đầu tư FDI vào dầu, khí đốt và các ngành công nghiệp sản xuất có liên quan. Một số công ty mua lại và sát nhập lớn và các dịch vụ tài chính tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư nhiều nhất ở Tây Á vào khoảng 20 tỷ đô la. Saudi Arabia là nước tiếp nhận đầu tư lớn thứ hai với 18 tỷ đô la ( tăng 51% so với năm 2005) , theo sau là Tiểu Vương Quốc Ả Rập . Dịch vụ vẫn là ngành thu hút , chi phối hoạt động thu hút đầu tư FDI của khu vực Tây Á, một tỷ lệ lớn FDI được đầu tư cho hoạt động tài chính là kết quả của chính sách tư nhân và tự do hoá của một số nước trong khu vực. Bằng sự cố gắng của mình, các quốc gia trong khu vực đã đa dạng hoá hoạt động sản xuất dầu và thành công trong việc thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI chảy vào các khu vực sản xuất. Trong suốt nửa đầu năm 2007, giá trị của các vụ mua lại và sát nhập( M&A) tăng vào khoảng 3% so với khoảng thời gian tương ứng năm 2006. Nguồn vốn FDI đầu tư từ khu vực Tây Á tăng 5% , đạt mức mới cao hơn 14 tỷ đô la trong năm 2006, đó là kết quả tương ứng của việc giá dầu tăng cao. Giá trị các vụ mua lại và sát nhập của các doanh nghiệp trong khu vực đạt tổng số 32 tỷ đô la, trong đó 67% là liên quan đến các doanh nghiệp của Tiều Vương quốc Ả Rập, các nhà đầu tư lớn thứ hai của Tây Á. Năm 2007. FDI ở Tây Á tăng 12% đạt 71 tỷ đô la, đánh dấu một bước phát triển mới và một năm thứ năm tăng trưởng liên tiếp. Dòng vốn đổ vào khu vực tập trung chủ yếu ở ba quốc gia : Saudi Arabia , Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập. Môi trường đầu tư được cải thiện trong năm 2007 đã thu hút FDI từ các quốc gia thành viên của Hội đồng hợp tác Vịnh (GCC) . Lấy ví dụ như Qatar có nguồn FDI đầu tư vào đáng kể -nhiều hơn gấp 7 lần so với năm 2006. Luồng FDI đầu tư từ khu vực năm 2007 , liên tục tăng liên tiếp cho đến năm thứ 4 là 44 tỷ đô la - gấp gần 6 lần so với năm 2004. Hội đồng hợp tác Vịnh (GCC) (Kuwait, Saudi Arbia, Tiểu Vương quốc Ả Rập , Bahrain và Oman) cung cấp đến 94% vốn đầu tư FDI của khu vực , điều này cho thấy phần nào việc các quốc gia mong muốn đa dạng hoá hoạt động sản xuất dầu và khí đốt thông qua đầu tư của SWFs. Nguồn vốn FDI trong khu vực có ý nghĩa quan trọng , đặc biệt là với các quốc gia giàu dầu mỏ , chính sự phát triển của các dự án đầu tư mới và sự gia tăng giá trị của các hoạt động mua lại và sát nhập (M&A) đã xác nhận điều này. Năm 2008 : dòng vốn FDI vào khu vực này sụt giảm đáng kể với mức tăng trưởng -21,3%, chỉ đạt 56 tỷ đô. Các nguyên nhân trực tiếp có thể kể đến là do cầu thế giới về dầu chững lại (do khủng hoảng kinh tế), giá cả leo thang, doanh thu của các quỹ xuất khẩu sụt giảm ( do giá dầu rớt thê thảm). d. Châu Mỹ Latinh và các nước Caribbe: Dòng vốn FDI đổ vào liên tục tăng do nhu cầu về nguồn nguyên liệu. Đầu tư mới lấn át M&A, lợi nhuận tái đầu tư cao. Năm 2006. Dòng chảy FDI tới Mỹ Latinh và khu vực Caribe tăng khoảng 11%, đạt mức 84 tỷ $. Braxil và Mehico đã duy trì vị trí đứng đầu về tiếp nhận vốn FDI ( với 19 tỷ $ mỗi nước), tiếp sau đó là đến Chile, đảo Virgin thuộc liên hiệp Anh và Colombia. Sự ứ đọng luồng vốn FDI đi vào trong khu vực là do: ở Nam Mỹ, sự gia tăng luồng vốn FDI đăng kí diễn ra ở đa số các nước, nhưng cũng có những dấu hiệu không tốt về sự sụt giảm ở Colombia và Venezuela. Hai biểu hiện tạo nên đặc điểm của luồng vốn FDI vào trong khu vực là : các hình thức đầu tư mới trở nên quan trọng hơn các hình thức M&A xuyên biên giới, và các hình thức tái đầu tư từ lợi nhuận kinh doanh ngày càng trở lên quan trọng hơn. Lĩnh vực sản xuất lại nhận được nguồn vốn lớn nhất, vốn vào lĩnh vực dịc vụ chỉ tăng nhẹ. Trong ngành dịch vụ, TNCs tiếp tục rút lui khỏi khu vực phục vụ lợi ích công cộng, chủ yếu là từ ngành công nghiệp điện. Khu vực công nghiệp cơ bản tiếp tục hấp dẫn nhà đầu như nhờ có các mặt hàng có giá cả cao. Luồng vốn FDI đi ra chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp khai khoáng, sau đó là lĩnh vực sản xuất từ các nguồn tài nguyên và truyền thông. Dòng vốn FDI đầu tư ra ngoài của Brazil là lớn nhất trong khu vực, đạt mức 28 tỷ$ - mức cao nhất từ trước tới nay- lần đầu tiên vượt trội so với luồng vốn FDI đầu tư vào. Đó chủ yếu là do việc mua được công ty Inco ( nhà sản xuất Nikken của Canada) bởi công ty khai thác CVRD, vụ giao dịch lớn nhất từ trước tới nay được tiến hành bởi một công ty của nước đang phát triển. Nhiều công ty đến từ các nước khác, đặc biệt là từ Argantina, Chile, Mexico và Venezuena, cũng tăng cường tìm kiếm cơ hội cho mình trong quá trình quốc tế hoá FDI. Xu hướng can thiệp lớn hơn của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2006, nhưng không giống như năm ngoái khuynh hướng này diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực khái khoáng, nó chuyển sang các ngành công nghiệp khác như truyền thông và điện lự, đặc biệt là ở Bolivia và Venezuena. Ở Venezuena, một hợp đồng đã được đàm phán với Verizon, AES và CMS (đều là các doanh nghiếp của Mỹ) nhờ đó ba doanh nghiệp này đồng ý từ bỏ ài sản của họ cho chính phủ, trong khi đó chính phủ Bolivia đang có kế hoạch mua lại Emresa Nacional de Telecomunications (Entel), kiểm soát bởi Telecom Italia. Ngược lại, chính phủ của Colombia đang tiến hành chương trình thúc đẩy đầu tư FDI và giảm quy mô của lĩnh vực công cộng, bao gồm cả ngành công nghiêp khai khoáng. Năm 2007. Dòng vốn FDI đổ vào khu vực này trong năm 2007 đã tăng lên tới 36%, với mức kỉ lục là 126 tỷ $. Sự tăng trưởng mạnh nhất diễn ra ở các nước Nam Mỹ, lên tới 66%, với dòng vốn đổ vào khoảng 72 tỷ $, phần lớn số tiền này được đầu tư vào các ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Dòng FDI vào các nước Trung Mỹ và Caribbean tăng 30% với con số tuyệt đối 34 tỷ $ bất chấp sự suy thoái kinh tế của Hoa Kì. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như trên phần nào được giải thích bởi sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực khai khoáng, sắt thép, và ngân hàng, những ngành không được định hướng phát triển vào thị trường Hoa Kì. Dòng vốn FDI đầu tư từ những nước này ra ngoài đã giảm khoảng 17% còn 52 tỷ $, điều này phản ánh sự giảm dần về với mức độ “bình thưởng” hơn của Brazil trong việc đầu tư ra nước ngoài so với những năm trước. Các tập đoàn đa quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh (chủ yếu từ Mexico và Brazil ) đang tiếp tục quá trình quốc tế hóa, cạnh tranh trên các ngành công nghiệp chính như dầu khí, gas, xi măng, sắt thép, thực phẩm và nước giải khát. Thêm vào đó rất nhiều các tập đoàn, công ty trẻ tuổi đang dần nổi lên trong các lĩnh vực mới như công nghệ phần mềm, các sản phẩm hóa dầu, nguyên liệu hữu cơ… Với ngành công nghiệp khai khoáng, lĩnh vực mà lượng FDI đổ vào tăng khá cao như một kết quả tất yếu của sự tăng giá cả của các hàng hóa, thể hiện một bức tranh tương phản giữa 2 lĩnh vực khai thác quạng và dầu khí, ga. Trong lĩnh vực khai thác quạng, quy mô FDI có vẻ tăng nhanh hơn vì không có các công ty nhà nước tham gia vào lĩnh vực này ngoại trừ 1 trường hợp là công ty Codelco ở Chile. Ngược lại, với sự hiện diện của các công ty nhà nước, cùng với vị trí thống trị, sự độc quyền của nó trong lĩnh vực dầu khí, gas phần nào gây ra những rào cản giới hạn cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, điều này được thể hiện rất rõ nét vào năm 2007, rất nhiều nước trong đó bao gồm Bolivia, cộng hòa Venezuela và Ecuador đã chấp thuận và thực hiện sự thay đổi chính sách nhằm mục đích tăng thuế, tạo ra các rào cản hay ngăn cấm các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Năm 2008. Như một sự tương phản với bức tranh kinh tế toàn cầu xấu đi, thu hút FDI vào khu vực châu Mỹ Latinh và các nước Caribbe vẫn đạt mức tăng trưởng 13%, mà nhân tố đóng góp chủ yếu là ở các quốc gia Nam Mỹ. Bên cạnh đó, các nước Trung Mỹ và Caribbe – sân sau phụ thuộc vào nền kinh tế đang suy thoái Mỹ, không tránh khỏi giảm sút trong thu hút FDI. e. Đông Nam Âu và khối CIS : 7 năm tăng trưởng liên tục trong thu hút FDI bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới Năm 2006. Luồng vốn FDI chảy vào Đông Nam Âu và khối CIS tăng khoảng 68%, tới mức 69 tỷ $ - một dấu hiệu nhảy vọt của dòng tiền vào so với hai năm trước đó. Top 5 nước nhận đầu tư nhiều nhất ( Liên bang Nga, Romania, Kazakhstan, Ukraina, Bungarit xếp theo thứ tự) chiếm 82% tổng lượng vốn chảy vào khu vực. Luồng vốn vào Liên Bang Nga tăng gần gấp đôi đạt 28.7 tỷ $, trong khi luợng vốn đổ vào Romany và Bungary tăng lên đáng kể, trong sự mong đợi về tiến trình gia nhập EU vào ngày 1-1-2007 và nhờ vào một loạt các tiến trinh tư nhân hoá. Luồng vốn FDI đi ra từ khu vực tăng lên trong năm thứ 5 liên tiếp, đạt mức 18.7tỷ $. Dường như tất cả vể thể hiện ra bên ngoài như trên của FDI đã phản ánh sự mở rộng ra bên ngoài của các TNCs Nga, đặc biệt là một vài doanh nghiệp khai thác tài nguyên lớn đang tim cơ hội trở thành những doanh nghiệp toàn cầu và và một vài ngân hàng đang mở rộng xâm nhập vào trong các nước khác thuộc CIS. Trong khi ngành dịch vụ đặc biệt thu hút rất sôi động bởi sự gia tăng các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, ngành công nghiệp cơ bản nhận được luồng vốn rót vào nhiều hơn như là kết quả của sự tăng cầu đột biến về tài nguyên thiên nhiên. Trong số một vài nước có nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên của khối CIS, như Liên bang Nga, chinh quyền liên bang vẫn tiếp tục duy trì sự kiểm soát của nó trong những ngành kinh tế chiến lược. Trong một vài nước thuộc Nam Âu, luồng vốn FDI liên quan đến các chính sách tiếp tục là sợi dây liên kết trong tiến trình (hay mong muốn) được gia nhập EU của họ, và với mục tiêu từng bước tư nhân hoá những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Năm 2007. Cũng như hầu hết các khu vực khác, dòng vốn FDI đổ vào và đầu tư từ khu vực này ra nước ngoài đã chạm tới mức chưa từng thấy trong lịch sử. Lượng FDI đổ vào đã tăng liên tiếp trong 17 năm và chạm mức 86 tỷ $, tăng khoảng 50% so với năm 2006. Với CIS, lượng FDI đổ vào tăng là nhờ thị trường tiêu dùng ở đây tương đối lớn và sẵn có nguồn lực tự nhiên, trong khi các nước thuộc khu vực Đông Nam Âu, nguồn FDI đổ vào là do sự liên minh của các doanh tư nhân hóa trong nước với các công ty, tập đoàn nước ngoài. Lượng FDI đổ vào Liên Bang Nga tăng 62% với con số tuyệt đối lên tới 52 tỷ $. Dòng FDI đầu tư ra nước ngoài của khu vực này lên đến 51 tỷ $, gấp đôi năm 2006. Trong đó, FDI từ Liên Bang Nga (đất nước có vai trò chính trong khu vực) đã đầu tư ra nước ngoài với con số lên tới 46 tỷ $ năm 2007. Các tập đoàn đa quốc gia của nước này đã tăng cường đầu tư của mình tới tận các khu vực như Châu Phi với mục tiêu tăng nguồn nguyên liệu thô cho ngành sản xuất các mặt hàng chiến lược của họ. Chính vì thế họ rất cần sự hỗ trợ cho các nguồn lực của mình để tăng cường vai trò trong các ngành như công nghiệp năng lượng và các hoạt động sản xuất giá trị gia tăng của họ trong ngành công nghiệp khoáng sản ở những nước phát triển. Nhưng trái lại trong khi hầu hết những sự thay đổi trong chính sách mang tầm cỡ quốc gia của các nền kinh tế quá độ trong năm 2007 nhằm mở của đối với nguồn FDI thì nhiều nước CIS đã tiếp tục tạo ra những rào cản đánh các vào ngành công nghiệp khai khoáng và một vài ngành công nghiệp then chốt khác. Điển hình như Liên Bang Nga đã chấp thuận điều luật trong đó đưa ra khá nhiều ngành công nghiệp mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư với sự góp vốn rất nhỏ. Và mới đây, ở Kazakhstan một điều luật về tài nguyên thiên nhiên đã thừa nhận chính phủ có quyền thay đổi một cách đơn phương các khế ước đã được thỏa thuận trước đó nếu họ thấy rằng các khế ước đó gây tác động bất lợi tới nền kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực như dầu khí, công nghiệp khai khoáng. Năm 2008. Xu thế tăng trưởng trong thu hút FDI của khu vực này vẫn được giữ vững bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, và các xung đột trong khu vực, đạt mức 6%, đánh dấu 7 năm tăng trưởng liên tục của dòng vốn FDI chảy vào đây. f. Nhóm các nước phát triển : nơi đầu tư và cũng là nơi tiếp nhận FDI nhiều nhất, nhưng đồng thời chịu thiệt hại nặng nề nhất khi là tâm chấn của khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2006. Luồng vốn FDI chảy vào các nước đã phát triển dâng lên tới mức 857 tỷ $ - cao hơn 45% so với 2005 – nó phản ánh sự gia tăng trong hoạt động M&A xuyên quốc gia. Đối lập với xu hướng trước của vòng chu chuyển FDI vào cuối thập niên trước, sự gia tăng trong xu hướng hiện tại đang lan rộng, xuyên suốt cả các khu vực dã phát triển. Dòng vốn chảy vào Mỹ hồi phục mạnh mẽ tới mức 175 tỷ $ trong năm 2006, với dòng vốn kỷ lục trong ngành hoá chất, trong khi làn sóng M&A xuyên quốc gia trong lĩnh vực khai khoáng dẫn đến luồng vốn đổ vào Canada tăng gấp đôi, đạt kỷ lục 69 tỷ $. Luồng FDI nội bộ trong 25 nước EU tăng 9% đạt mức 531tỷ $. Sự sụt giảm trong luông vốn FDI tới các nước Ireland, Tây Ban Nha, và Vương Quốc Anh được đền bù nhiều bởi sự gia tăng vốn FDI vào các nước Bỉ, Italy, và Luxămbua, trong khi đó luồng vốn vào 10 nước thnành viên mới cảu EU đạt 1 lượng là 39 tỷ $ - mức cao nhất trong những năm gần đây. Chính vì đại lý nước ngoài nhận làm chi nhánh cho những công ty của Nhật, luông vốn FDI vào nước Nhật chuyển sang âm lần đầu tiên kể từ năm 1989 (-6,5 tỷ$). Cổ phần của các nhà đầu tư đến từ các nứơc đang phát triển trong tổng giá trị các cuộc M&A xuyên quốc gia là 9% trong năm 2006 so với 7% năm 2005, sự gia tăng này là kết quả của một vài hợp đồng lớn. Luồng vốn FDI ra từ các nước phát triển cũng tăng 45%, đạt mức 1 ngàn tỷ $ . Nước Mỹ và 5 nước EU đã được xếp vào tốp 10 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Pháp vẫn duy trì vị trí nước đứng thứ hai bởi đây là năm thứ hai họ đạt mức 115tỷ $, trong khi đó các công ty của Tây Ban Nha tiếp tục mở rộng ra bên ngoài với tốc độ nhanh chóng, đạt mức 90tỷ $, lượng vốn lớn kỷ lục từ trước tới nay của Tây Ban Nha. lượng vốn đổ ra từ Phần Lan đạt một lượng tới 23tỷ$, chủ yếu là do sự mua lại của Arcelor(luc xem bua) bởi Mittal steel( 1 cty đký ở Phần Lan) - hợp đồng lớn nhất trong năm. Trong khi tiếp tục bãi bỏ các quy định về tài chính là lý do chính cho dấu hiệu của sự gia tăng các hoạt động M&A xuyên quôc gia trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, hàng hoá giá trị cao và sự thống nhất các nỗ lực khuyến khích các hợp đồng lớn như vậy trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng. nhiều nước phát triển đã thông qua những chính sách mà có thể, trực tiếp hoặc gián tiếp, gia tăng sự hấp dẫn của họ trong FDI, mặc dù một số chính sách bảo hộ vẫn còn được duy trì hoặc lại tiếp tục gia tăng trong bối cảnh của một vài nước phát triển. Nhìn toàn cảnh thì FDI trong các nước đã phát triển thể hiện một bộ măt sáng sủa. Sự tăng trưởng của của nền kinh tế vững mạnh, dẫu có những bước đi vừa phải hơn trong năm 2006, những sự hợp tác mang lại lợi nhuận và sự dâng cao của các giá cả các nhân tố vốn đầu tưđang được kì vọng sẽ thúc đẩy cá hoạt động M&A xuyên quốc gia. Năm 2007. Bất chấp các vấn đề do sự bất ổn của nền kinh tế diễn ra ở các nước phát triển, dòng FDI đổ vào các nước phát triển đã tăng tới 33% trong năm 2007 đạt tới mức kỉ lục 1248 tỷ $. Có được sự tăng trưởng như trên phải kể tới vai trò của các cuộc mua lại và sát nhập xuyên quốc gia cũng như vai trò của các hoạt động kinh doanh tái đầu tư. Hoa Kì đã duy trì được vị trí đứng đầu Thế Giới trong việc thu hút nguồn FDI từ nước ngoài. Quá trình cải tổ và tập trung của thị trường chung rộng lớn của các nước Châu Âu đã dẫn tới làn sóng cải biến các hình thức mua lại xuyên quốc gia. Dòng FDI vô cùng lớn đổ vào các nước Vương Quốc Anh, Pháp, Hà Lan cũng như Tây Ban Nha đã đẩy lượng FDI đổ vào Châu Âu lên tới 804 tỷ $, tăng 43% so với năm 2006, cùng với đó là sự ghi nhận sự kiện dòng FDI đổ vào Nhật Bản trong năm nay đã tăng mạnh mẽ nhất kể từ cuối những năm 1990. Các nước phát triển cũng đã duy trì được vị trí của nó với tư cách là đất nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất. Các nước đầu tư lớn nhất bao gồm Hoa Kì, Vương Quốc Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha chiếm tới 64% tổng số tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước phát triển. Nhìn chung các chính sách của các nước phát triển vẫn là ngày càng mở của đối với FDI ngoại trừ một vài trường hợp. Nhưng dù sao đi nữa, bất chấp những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với việc đầu tư nước ngoài của các quỹ thuộc sở hữu của chính phủ cũng như các công ty đầu tư tư nhân, các quỹ dự phòng thì FDI tại các nước phát triển vẫn tăng trong năm 2007. Năm 2008. Nằm chính giữa tâm chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào lên tới -33%, chỉ đạt 840 triệu đô. đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Italy, và Anh. Dự đoán tình hình sẽ còn xấu đi nữa trong năm 2009 khi cuộc khủng hoảng ngày càng lan rộng. 7. Đối diện chướng ngại vật mang tên Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới 2008, các kịch bản có thế xảy ra cho bộ mặt FDI toàn cầu trong những năm tiếp theo. Nằm trong bộ mặt chung của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, với các điều kiện tín dụng khắt khe hơn, sự sụt giảm trong doanh thu của các tập đoàn, kinh tế thế giới u ám và bất ổn, rất nhiều các công ty đã phải thông báo kế hoạch cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công, cắt giảm vốn đầu tư, tất cả những hoạt động này đều dẫn đến sụt giảm FDI. Mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khác nhau tùy từng nước, từng khu vực, bởi vậy tác động làm thay đổi bản đồ dòng chảy FDI toàn cầu. Thực trạng hiện nay hoàn toàn khác so với cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất bắt nguồn từ các nước đang phát triển ở châu Á năm 1997 và làm giảm mạnh dòng vốn FDI chảy vào các nước đó, điển hình như Indonesia. Ngược lại, cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ nhóm các nước phát triển rồi lan ra các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Do đó, các nước phát triển trược tiếp bị ảnh hưởng ngay lập tức, trong khi hầu hết các nước đang phát triển mới chỉ gián tiếp bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Điều này làm biến đổi bức tranh FDI thế giới. Như đã đề cập xuyên suốt các đề mục của bài tiểu luận, Do nằm chính giữa tâm chấn của cuộc khủng hoảng thanh khoản trong thị trường tài chính, chịu ảnh hưởng kéo dài và nặng nề nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào tới -33% so với 2007, đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Italy, và Anh. Giá trị các thương vụ M&A qua biên giới thuộc nhóm các nước phát triển cũng sụt giảm tới 33% do sự giảm mạnh trong doanh thu, những khó khăn trong vay tài chính để đầu tư của các TNCs. Mặc dù đã có một vài nhân tố tích cực được các nước đưa ra nhằm thoát khỏi khủng hoảng như các gói kích thích kinh tế, các thương vụ mua lại tài sản giá ưu đãi… Nhưng dòng vốn FDI chảy vào nhóm các nước phát triển cũng đang và sẽ suy giảm ít nhất trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, nhóm các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vẫn chứng kiến một mức tăng trưởng dương trong thu hút vồn đầu tư FDI, dù chỉ là 4%. Nhưng đó chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến mà thôi, con số 4% này chưa phản ánh đúng thực chất ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tới nhóm này, bởi chỉ đến cuối 2008 khủng hoảng mới lan rộng sang các nước đang phát triển. Theo bản điều tra về xu hướng đầu tư toàn cầu của UNCTAD năm 2007 thì 4 trong top 5 các nước được kỳ vọng thu hút đầu tư nhất thuộc về nhóm nước BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Và quả thật nguồn vốn FDI chảy vào các nước này thực sự tăng trong năm 2008. Tuy nhiên, nền kinh tế các nước này cũng không tránh khỏi những khó khăn và bất ổn sau khi cuộc khủng hoảng tài chính ngày một xấu đi vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008. Cộng thêm vào đó sự suy giảm của nguồn vốn đầu tư toàn cầu, vòng quay tăng trưởng FDI vào nhóm này cũng đã đảo chiều vào cuối năm. Trong hoàn cảnh hiện nay, Chính phủ các nước cần giảm bớt các chính sách bảo hộ nhằm kích thích đầu tư FDI trở lại. Dòng vốn FDI thế giới không hề có dấu hiệu sẽ phục hồi trong ngắn hạn. Đối với nhiều nước, điều này thực sự ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế. Hiệu quả mang lại của các chính sách công - ở cả cấp quốc gia và quốc tế trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó - chủ yếu sẽ do xây dựng các điều kiện ưu đãi nhằm phục hồi nhanh dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế. Thách thức đặt ra là làm thế nào để khôi phục lại hệ thống tài chính tín dụng ổn định để mang lại dòng vốn “chính thống” cho đầu tư, và làm mới các cam kết về một nền kinh tế tự do. Đối với cả chính phủ các nước phát triển và chính phủ các nước đang phát triển, cần vượt qua những cám dỗ của các giải pháp mì ăn liền, thay vào đó là xây dựng và duy trì các chính sách vĩ mô ưu đãi và môi trường đầu tư thuận lợi. Về mặt này, các cơ quan xúc tiến đầu tư cần giữ vai trò tiên phong trong việc duytrì hoạt động triên khai đầu tư của các TNCs cũng như thu hút đầu tư mới. Sau đây là các kịch bản có thể diễn ra trong các năm tới, tùy thuộc vào hiệu quả của những chính sách của các đầu tàu trên thế giới. II. VIỆT NAM NÊN ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ THU HÚT FDI TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI BẤT ỔN HIỆN NAY. Như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước đã chậm hơn so với các nước trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Bên cạnh đó với tình hình bất ổn như hiện nay thì việc thu hút vốn đầu tư FDI lại càng trở nên khó khăn chính vì vậy chúng ta càng phải có những chính sách mới làm sao cho nó hấp dẫn hơn chính sách của các nước để không ngừng dành được lợi thế trên đấu trường quốc tế. 1- Dựa trên thực trạng nước ta Đầu tiên dựa trên thực trạng môi trường đầu tư trong nước chúng ta có thể đưa ra 6 khuyến nghị liên quan đến khung chính sách đầu tư để nước ta thực hiện tốt tiềm năng thu hút FDI và thu được thêm nhiều lợi ích từ FDI: Một là Cần chuyển từ đường lối "kiểm soát và chỉ đạo" sang "điều tiết, theo dõi và cưỡng chế tuân thủ". Một số biện pháp cần thực hiện ngay như cụ thể hoá danh sách các hạn chế tiếp nhận đầu tư, xoá bỏ giới hạn về thời gian trong giấy chứng nhận đầu tư... Hai là thực hiện đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng, khuyến khích các dòng đầu tư mới nhằm đa dạng hoá lĩnh vực chứ không chỉ vào xuất khẩu. Ba là tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế. Đặc biệt chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển kỹ năng dựa trên giáo dục. Bốn là phân biệt rõ ràng chức năng sở hữu và chức năng điều tiết của Nhà nước. Trong đó, UNCTAD đề xuất: chuyển giao quyền sở hữu tất cả các doanh nghiệp Nhà nước cho SCIC và trao cho tổng công ty này chức năng thực hiện ràng buộc ngân sách đối với tất cả các doanh nghiệp quốc doanh và thực hiện cơ chế trợ cấp Nhà nước một cách minh bạch khi cần thiết. Năm là đơn giản hoá hệ thống thuế và hợp lí hoá cơ cấu ưu đãi thuế nhằm giúp cơ quan quản lí thuế dễ dàng thực thi. Cụ thể, Chính phủ nên tiến hành đánh giá tổng thể các ưu đãi thuế và cải cách hệ thống hiện hành khiến cho hệ thống thuế phổ cập trở nên hấp dẫn và cạnh tranh. Sáu là hấp thu và thực hiện các thay đổi của pháp luật một cách lành mạnh. Cần có nhiều nỗ lực để trang bị thông tin, giáo dục-đào tạo các thẩm phán và các nhà quản lý. 2- Học hỏi kinh nghiệm của các nước Ngoài việc xem xét thực trạng môi trường đầu tư của nước ta chúng ta còn nhận thấy rằng, các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan là các quốc gia liên tục đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng những quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á. Điều gì làm cho những nước này liên tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến vậy?Tại sao chúng ta không học hỏi một số kinh nghiệm của những nước này? a)Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết của các nước châu Á thành công nhất. - Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: với thủ tục đầu tư một cửa đơn giản, những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ví dụ như ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.. - Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.. - Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: tiêu biểu như ở Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. b)Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là mục đích hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhiều nước châu Á đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ...nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nước này. - Cắt giảm thuế: Hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được...Ở Trung Quốc, các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuê thu nhập trong vòng 10 năm...Indonesia miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích đầu tư... - Cho phép nhà đầu tư hoạt động trên thị trường tài chính: Hàn quốc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối...Trung Quốc mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ động nước ngoài. Ngoài ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước như các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia). c)Xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nước Châu Á như Thái Lan , Trung Quốc, Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ...nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.Trung Quốc chú trọng xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải. Tại các đặc khu này, Trung Quốc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước d)Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất. - Coi trọng đầu tư cho giáo dục: Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường. Nước này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng. Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính. Ấn Độ và Trung Quốc đặc biệt chú trọng giáo dục đại học, số người tốt nghiệp đại học ở hai nước này chỉ sau Mỹ. Đặc biệt, Ấn Độ còn được coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Chính sách thu hút nhân tài: Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước, Singapo, quốc gia có dân số ít ỏi còn thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài. Quốc đảo nhỏ bé này được coi là nơi có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới. Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ...khiến nước này có được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, chất xám. Nguồn số liệu World Investment Report 2007 – UNCTAD World Investment Report 2008 – UNCTAD UNCTAD Investment Brief, no 1/2009 UNCTAD/PRESS/PR/2009/001.rev1 19/01/09 Danh sách thành viên 1. Bạch Thị Kiều Anh 2. Hoàng Duy Cường 3. Hồ Hoàng Hà 4. Trần Mai Hồng 5. Hoàng Minh Ngọc Hương 6. Lê Minh Khuê 7. Bùi Văn Khơi 8. Nguyễn Hồng Nhật 9. Phùng Thị Lệ Thu 10. Nguyễn Thùy Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXu thế FDI thế giới 3 năm gần đây.doc
Luận văn liên quan