Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

Mở đầu Chương I: Một số điểm lý luận cơ sở I.1. Khái niệm quán ngữ I.2. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ I.2.1 Về tính thành ngữ I.2.2. Về kết cấu I.2.3. Về chức năng I.3. Chức năng của quán ngữ I.3.1. Chức năng đưa đẩy của quán ngữ I.3.2. Chức năng rào đón của quán ngữ Chương II: quán ngữ trong truyện ngắn nguyễn công hoan II.1. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.1.1. Khảo sát các quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.1.1.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát II.1.1.2. Kết quả khảo sát II.1.2. Phân loại quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan II.1.2.1. Tiêu chí phân loại II.1.2.2. Kết quả phân loại II.1.3. Bảng số liệu thống kê phân loại II.1.3.1. Bảng số liệu thống kê phân loại các quán ngữ đưa đẩy II.1.3.2. Bảng số liệu thống kê, phân loại các quán ngữ rào đón II.2. Phân tích vai trò của một số quán ngữ đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.2.1. Vai trò của các quán ngữ đưa đẩy II.2.1.1. Các quán ngữ đưa đẩy dùng để đánh giá II.2.1.2. Các quán ngữ đưa đẩy dùng để phỏng đoán – giả định II.2.1.3. Các quán ngữ đưa đẩy dùng để phủ định- phản bác II.2.1.4. Các quán ngữ đưa đẩy dùng để hỏi II.2.1.5. Quán ngữ đưa đẩy dùng để tỏ thái độ thừa nhận – chấp thuận II.2.1.6. Quán ngữ đưa đẩy dùng để cảnh báo – nhắc nhở. II.2.1.7. Quán ngữ đưa đẩy dùng để khơi mào II.2.2. Vai trò của các quán ngữ rào đón II.2.2.1. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm về lượng II.2.2.2. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm về chất II.2.2.3. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm quan hệ II. 2.2.4. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm cách thức. II.2.2.5. Quán ngữ rào đón liên quan đến điều kiện và hiệu quả sử dụng hành động ở lời. II.2.2.6. Quán ngữ rào đón lịch sự. Kết luận Tài liệu tham khảo

doc89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3745 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những câu hỏi để đàn bà chúng tôi phải bịa ra những câu trả lời! Có! Rồi sao nữa? (39, tr.226) Trong ví dụ trên quan bà không hài lòng khi nghe quan ông hỏi một câu: bà có yêu tôi không. Quán ngữ gớm nữa biểu thị ý trách móc cái sự lẩn thẩn của quan ông- ngầm nhắc ông lần sau đừng hỏi thế. Nhưng thực ra lời trách của bà chỉ là trách yêu. Ví dụ 2: Nói xong ông ôm lấy bà, nhưng lại bị hất ra: - Gớm chết! ướt như chuột thế này, ông có ừ không đã? (39, tr.230) Trong ví dụ trên quan bà lại cảnh cáo quan ông vì ông ướt như chuột mà lại ôm lấy bà. Quán ngữ gớm chết được dùng để tỏ thái độ khó chịu Quán ngữ gượm đã Quán ngữ gượm đã được dùng để bắt đầu lời khuyên ngăn, biểu thị ý trì hoãn một điều gì đó: khoan đừng làm, hãy đợi suy xét lại đã. Ví dụ: Quan bà: - Được rồi. Nhưng hôm nay tôi hãy phạt ông đã. Ông để tôi một mình đêm nay. Thằng ranh ban nãy làm mình mệt lử ra…Chứ như ông ấy… Quan ông: Gượm đã. Ban nãy bà bảo mười mấy lần? Quan bà: Mười bẩy lần (39, tr.230) Quán ngữ gượm đã biểu thị ý nhắc nhở: hãy từ từ chờ một lát. Ông muốn trì hoãn hành động của bà để hỏi lại: Ban nãy bà bảo mười mấy lần? Quán ngữ liệu không có Quán ngữ liệu không có được dùng để đánh dấu hành động cảnh báo, đe nẹt. Ví dụ: Vợ Smandji: Âu! ngoan nhé! Rồi tôi ru cho mà ngủ nhé! Bạn Samandji: Anh ấy đâu? Chị ăn nói nhảm nhí thế à? Liệu không có tôi mách anh ấy cho mà xem. (43, tr.281) Trong ngữ cảnh trên người bạn của Samandji ở vào một tình huống khó xử. Chị vợ Samandji buông lời lẳng lơ, chớt nhả với bạn của chồng. Anh bạn này không hưởng ứng thái độ ấy và cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên anh ta vẫn chưa quyết định sẽ mách chuyện đó với Samandji. Anh chỉ cảnh báo. Quán ngữ liệu không có đánh dấu hành động cảnh báo, đe dọa: nếu chị mà không cân nhắc, ăn nói cho cẩn thận thì “tôi mách anh ấy cho mà xem” Quán ngữ phải gió Phải gió có nghĩa là bị trúng gió mà sinh bệnh. Thông thường chúng ta dùng quán ngữ phải gió (Phải gió đâu ấy, đồ phải gió) để cảnh báo, trách rủa nhẹ nhàng. Ví dụ 1: Anh xe: - Mấy giờ rồi, thưa bà? Bà khách: - Phải gió nhà nào bây giờ đã đốt pháo giao thừa- mới có mười hai giờ kém mười lăm. (18, tr.64) Nói ra câu có quán ngữ phải gió bà khách muốn rủa nhà nào đốt pháo giao thừa sớm vì mới có mười hai giờ kém mười lăm. Ví dụ 2: SP1: - Nếu tôi bạc tình cùng mợ, xin trời chu đất diệt SP2: - Phải gió đâu ấy! Thế mà đội tên nữ sĩ (13, tr.33) Trong ví dụ trên, khi nói ra câu có quán ngữ phải gió Sp2 muốn trách yêu SP1 “Thế mà đội tên nữ sĩ”. Quan hệ giữa SP1 và SP2 nhờ thế mà trở nên thân mật hơn. II.2.1.7. Quán ngữ đưa đẩy dùng để khơi mào Có nhiều khi cần phải nói về một điều quan trọng cần phải thanh minh một vấn đề gì đó hay trình bày một việc khó nói, người nói phải dẫn dắt, khơi mào bằng cách nào đó. Các quán ngữ đưa đẩy dùng để khơi mào cho phát ngôn còn có tác dụng gây sự chú ý của người nghe. Quán ngữ A xem (A: đại từ ngôi thứ hai) Các quán ngữ có cấu tạo A + xem (coi, trông) dùng để dẫn dắt người nghe vào câu chuyện đồng gây sự chú ý, đồng tình của người nghe. Ví dụ 1: Người đàn bà hành khách: - Thế ra tính tròn thì lần trước nhà nước đã mất tám đồng bạc về nó. Lại còn lần này, rồi biết đâu, còn những lần sau nữa. Người lính: - Mà khi bắt được một đứa ăn mày, nhà nước chỉ có phép giải nó về nguyên quán mà thôi. Bà hành khách lắc đầu, bảo thằng bé: - Đấy anh coi, anh nên kiếm việc mà làm, không nên đi ăn mày nữa. Thà rằng anh đến tuổi, mỗi năm đã đóng cho nhà nước hai đồng rưỡi thuế thân, chứ hiện nay, cứ mỗi bận anh bị giải như thế, nhà nước phải tốn về anh bẩy tám đồng bạc, mà nhà nước có lợi lộc gì đâu? (65, tr.552) Nói ra quán ngữ anh coi bà hành khách muốn chuyển hướng đối thoại sang thằng bé. Bà dùng quán ngữ để hướng thằng bé tập trung vào những điều bất lợi mà bà và người lính vừa nêu ra đồng thời để mở đầu lời khuyên: anh nên kiếm việc mà làm, không nên đi ăn xin nữa. Ví dụ 2: Ông Tham: - Mợ láu thật. Nên đã trả thù bằng cách cao thượng, thâm độc. Bà Tham: - Đấy, cậu xem, nữ công với nữ kênh gì. Đồ mắt mù cả lũ. ở hiệu trên ấy họ còn bán những cái đẹp bằng mười, nhưng đắt quá. Tôi chỉ mua cái này, vì tôi tính ra món tiền thưởng có một chục, thì mình còn được lợi hai đồng. (67,tr. 564) Quán ngữ cậu xem mở đầu lời đánh giá “nữ công với nữ kênh gì”. bà muốn ông Tham thấy rõ mình đã lừa được một lũ mắt mù và muốn lôi kéo sự đồng tình của ông. Quán ngữ để A nói B nghe (A: đại từ ngôi thứ nhất, B: đại từ ngôi thứ hai) Khi bắt buộc phải ngắt lời người đối thoại để trình bày ý kiến của mình người nói phải xin phép và mở đầu vấn đề bằng quán ngữ để A nói B nghe Ví dụ 1: Mẹ Sáng: - Mày nói dối. Bu lại không rõ tất cả các phu phen làm ở mỏ này hay sao. Ai thừa tiêu cho mày giật tạm được. Thầy mày ngày xưa làm ăn ở đây đã hơn hai mươi năm, thật là ăn tiêu vắt cổ chầy ra nước, thế mà lúc bị sập lò chết đi, còn để lại món nợ, trả mãi mới hết. Sáng: - Bu để yên con nói cho mà nghe: có phải con mượn một người đâu, mà bu chắc rằng không có. Con vay mỗi chỗ một ít. Cho nên dễ, bu ạ! (73, tr. 603) Bà mẹ Sáng không tin chị vay được tiền của bạn bè ở mỏ. Sáng phải thuyết phục mẹ. Quán ngữ để yên con nói cho mà nghe mang ý nghĩa thuyết phục đồng thời để mở đầu cho lời thanh minh sau đó. Ví dụ 2: Cai Nhã: - Bây giờ là tôi làm ơn cho nó Ông chủ: - Anh làm ơn cho nó? Cai Nhã: - Phải, vì mẹ nó ốm. Ông chủ: - Sao? Cai Nhã: - Để tôi nói hầu ông nghe. Ban nãy nó tìm tôi, hỏi vay tôi mấy đồng bạc mua thuốc cho mẹ. Xin ông biết rằng lần này là lần đầu mà nó nhờ tôi về tiền nong. (73, tr. 604) Trong ví dụ 1 Sáng và mẹ ở hai vai trên, dưới khác nhau nhưng vì quan hệ của họ là quan hệ mẹ con ruột thịt nên cách nói không cần hình thức trang trọng. Còn ở ví dụ 2 này, cai Nhã và ông chủ lại khác nhau về vị thế xã hội nên cai Nhã phải mào đầu phát ngôn bằng một cách nói trang trọng: để tôi nói hầu ông nghe. Quán ngữ này có tác dụng gây chú ý mở đầu cho lời giải thích lí do cai Nhã “làm ơn” cho chị Sáng. *** Tóm lại, các quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy tuy không giữ vai trò làm thành phần chính trong câu nhưng chúng có vị trí quan trọng đối với việc duy trì cuộc hội thoại. Trong các ngữ cảnh khác nhau một quán ngữ đưa đẩy có thể mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Một quán ngữ đưa đẩy có thể thực hiện các mục đích khác nhau. Chúng tôi xin đưa một số ví dụ về các quán ngữ đưa đẩy có tính đa giá trị STT Nhóm Quán ngữ 1 2 3 4 5 6 7 1 Chết nỗi + + 2 Dạy quá + + 3 Được rồi + + 4 Hơi đâu + + 5 Không biết chừng + + 6 Thế nào + + … Chú thích: 1. Nhóm các quán ngữ đánh giá 2. Nhóm các quán ngữ phán đoán – giả định 3. Nhóm các quán ngữ phủ định – phản bác 4. Nhóm các quán ngữ hỏi 5. Nhóm các quán ngữ thừa nhận – chấp thuận 6. Nhóm các quán ngữ cảnh báo – nhắc nhở 7. Nhóm các quán ngữ khơi mào II.2.2. Vai trò của các quán ngữ rào đón Chúng tôi dựa vào cách phân loại của tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn giáo trình Ngữ dụng học để phân loại các quán ngữ rào đón trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Theo đó 40 quán ngữ rào đón được chia thành năm nhóm. Sau đây chúng tôi tiến hành phân tích các quán ngữ rào đón trong từng nhóm. II.2.2.1. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm về lượng Các quán ngữ rào đón nhằm đảm bảo phương châm về lượng thường dùng để rào đón về lượng tin mà mình cung cấp Quán ngữ có anh biết đấy Trong trường hợp người nói muốn rào đón về lượng tin mà người nghe đã biết nhằm thanh minh, nhấn mạnh hay minh họa thì thường dùng quán ngữ anh biết đấy, có anh biết đấy, như anh đã biết… Ví dụ: Anh xe: - Bây giờ có lẽ mười hai giờ, xin bà cho cháu tiền Bà khách: - Chết!Anh hỏi tiền tôi bây giờ à? Anh chịu khó kéo tôi một giờ nữa đi. Anh xe: - Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà. Bà khách: - Này, chả nói giấu gì anh, tôi cũng đi kiếm khách từ tối đến giờ. Có anh biết đấy- có gặp ai hỏi han gì đâu. Tôi định nếu có khách thì hỏi vay tiền trước để trả anh. Nhưng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì tôi biết làm thế nào. (18, tr.65) Trong ví dụ trên bà khách thấy anh xe đòi tiền thì luống cuống vì bà ta không có tiền. Để anh xe khỏi hiểu lầm là mình ăn quỵt, bà khách phải thanh minh bằng quán ngữ có anh biết đấy. Lượng tin mà bà khách khẳng định lại với anh xe là: có gặp ai hỏi han gì đâu. Bà nhấn mạnh chi tiết “anh biết” để mong anh thông cảm không thúc ép bà ta nữa. Quán ngữ A bảo cho B biết (A: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, B: đại từ nhân xưng ngôi thứ hai) Quán ngữ A bảo cho B biết (A bảo cho mà biết) rào đón lượng tin mà A sẽ cung cấp. Lượng tin đó là mới đối với B. Quán ngữ này mang sắc thái đe dọa. Những thông tin được đưa ra sau đó được dùng để biện minh, cảnh báo. Ví dụ: Bà Tham: - Chết! Lạy ông, con cháu nào dám nghĩ thế. Sao ông nghĩ vẩn vơ làm vậy. Ông cậu: - Thôi, xin bà đừng nói khéo. Tôi biết ông ấy từ thuở để cái chỏm chòe bằng ngần này, nên tôi hiểu cả giọng nói. Này, tôi bảo cho anh biết tôi tuy nghèo thật, nhưng tôi lấy của anh để tôi phải tội lòi mắt ra à? (33, tr.187) Trong ví dụ trên nói ra quán ngữ tôi bảo cho anh biết ông Tham muốn rào đón về lượng tin mà ông Tham chưa biết. Lượng tin đó là “tôi tuy nghèo thật, nhưng tôi lấy của anh để tôi phải tội lòi mắt ra à”. Đây là lượng tin mà ông cậu dùng để biện minh cho sự trong sạch của mình. Quán ngữ mở đầu lượng tin mang ý nghĩa cảnh báo. II.2.2.2. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm về chất Cuộc hội thoại muốn đảm bảo phương châm về chất thì người nói phải đưa ra những thông tin mà mình tin là đúng và thông tin đó phải có đủ bằng chứng. Các quán ngữ rào đón đảm bảo phương châm về chất có khi để nhấn mạnh độ tin cậy của thông tin nếu người nói tin tưởng vào độ chính xác của điều mình nói; có khi để giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin nếu người nói chưa chắc chắn về điều mình nói. Quán ngữ nói cho đúng Ví dụ: - Hai đồng bạc anh đem đóng, tôi nom thấy tiếc cho anh. Nói cho đúng, tôi tiếc cho thầy mẹ anh ở nhà lắm. Một người như anh thì còn ai hi vọng vào đâu nữa. Tôi không hiểu những khi anh rỗi, ngồi một mình, anh có nghĩ đến tương lai không? Ta phải lo kiếm một kế sau này làm ăn nuôi gia đình chứ. Nào! anh Kha, anh có ý định sau này làm gì không? (42, tr. 276) Khi nói ra câu có quán ngữ nói cho đúng người nói muốn khẳng định điều mình nói ra là đúng đắn, chính xác. Trong trường hợp này điều người nói muốn nhấn mạnh là suy nghĩ của chính bản thân anh ta. Câu trước người nói bày tỏ: “tôi nom thấy tiếc cho anh” đến câu sau sửa lại là “tôi tiếc cho thầy mẹ anh ở nhà lắm”. Câu thứ hai này mới đưa ra thông tin chính xác. Quán ngữ nói thực câu này để các bà xét cho Ví dụ: Một bà nói: - Như vậy, ông tính bao nhiêu ạ? Ông Bảo Sơn: - Thưa bà, không mấy ạ, độ ngót ba chục. Nhưng thưa các bà, chúng tôi nói thực câu này để các bà xét cho,chứ đám như đám cụ nhà mà đi theo lối tây, tôi e mất cả nghi vệ. (49, tr.350) Trong ví dụ trên, ông Bảo Sơn muốn lấy lòng người nghe và thuyết phục chủ nhà không đi theo lối tây bằng lý do “đám như đám cụ nhà mà đi theo lối tây, tôi e mất cả nghi vệ.”. Nói ra quán ngữ nói thực câu này để các bà xét cho ông Bảo Sơn muốn rào đón trước rằng điều mình sắp nói ra là rất chân thành, rất thật. Ông phải rào đón như vậy để người nghe đồng tình với ông và không để ý đến cái giá “ngót ba chục”. Quán ngữ rào đón nhằm đảm bảo phương châm về chất dùng để giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là : nghe đâu, nghe như. Các quán ngữ này biểu thị ý khẳng định một cách dè dặt dựa vào những nguồn tin mà mình không đảm bảo là chắc chắn, là đủ độ tin cậy. Quán ngữ nghe như Ví dụ: Chị Ba Cốc:- Anh ơi, tôi lấy anh chốc đà một năm tròn. Tôi không ngờ đâu chỉ vì năm đồng anh thiếu mà sinh chuyện. Ông nhất định bắt tôi về. Anh nghĩ thế nào? Anh Ba Cốc: - Ông dọa thế, chứ ông chả nỡ. Chị Ba Cốc: - Không phải chuyện dọa. Nội nhật ngày mai, nếu anh không trả được, thì ông không đắn đo gì nữa đâu. Anh ba Cốc: - Thì nhà cứ tạm về, tôi sẽ thu xếp sau Chị Ba Cốc: - Thu xếp sau thì chậm quá. Nghe như ông định liệu cả công việc rồi. (30, tr.167) Trong đoạn hội thoại trên chị Ba Cốc báo với chồng tin dữ: ông nhất định bắt tôi về. Anh Ba không tin vì cho rằng: ông chả nỡ. Nhưng khi thấy vợ khẳng định “không phải chuyện dọa” và đặt ra giả thiết “nếu anh không trả được, thì ông không đắn đo gì nữa đâu”. Anh Ba vẫn chưa thấy gì nguy hiểm nên đưa ra giải pháp “Thì nhà cứ tạm về, tôi sẽ thu xếp sau”. Đến nước này chị Ba đành phải nói ra một điều mà mình mới nghe mơ hồ, chưa chắc chắn lắm. Quán ngữ nghe như mở đầu phát ngôn nhằm rào đón thông tin mà chị chưa dám khẳng định là chính xác. Quán ngữ nghe đâu Ví dụ: Quý: - Cậu có biết cách đóng quyển thi thế nào không? Cậu vệ: - Nghe đâu đóng phản trương tờ đầu, rồi gấp năm, một phần làm gáy đề tên ra ngoài, rồi thế nào nữa tôi không nhớ, có muốn biết cách thức, chốc nữa hầu cụ lớn ra, xuống tìm tôi dưới trại, tôi đưa sang dinh cụ lớn đốc, vào hỏi lão lễ sinh, đãi hắn vài tiền, hắn dẫn cách thức cho. Hoặc mua ngay quyển hắn đóng sẵn, mượn hắn đề tên hộ cho cũng được. ấy thế mà nhiều thầy khóa dại quá, khi được vào chung vi, bài làm tương cả bản giáp của người ta ném vào cho, giống nhau như hệt, bị quan đánh trùng kiến, hỏng liểng xiểng! (12, tr. 14) Quý nhờ cậu vệ nói cho “cách đóng quyển thi” nhưng cậu vệ không biết chắc chắn. Cậu bảo “đóng phản trương tờ đầu, rồi gấp năm, một phần làm gáy đề tên ra ngoài”. Cậu chỉ nhớ được có thế mà những điều cậu nhớ cũng không chắc đã chính xác. Quán ngữ nghe đâu rào đón về lượng tin chưa xác thực ấy. Quý có thể tin hay không thì tùy và sau này nếu có gì sai thì Quý không thể bắt bẻ cậu vệ vì cậu ta nói trước là thông tin chưa đủ độ tin cậy. II.2.2.3. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm quan hệ Sự liên quan của các phát ngôn trong một cuộc hội thoại có vai trò quan trọng đối với diễn biến của câu chuyện và tới đích của cuộc hội thoại. Khi cần phải chuyển sang vấn đề mới không liên quan đến vấn đề đang được đề cập, người nói phải rào đón bằng một quán ngữ. Trong các quán ngữ đã khảo sát, chúng tôi thu được các quán ngữ thuộc loại này như: nhân tiện, tiện đây, tiện thể… Ví dụ 1: Quán ngữ nhân tiện Cậu ơi! Cậu nên tĩnh dưỡng, nên coi sức khỏe làm trọng mới được. Lương cậu hiện đã được 140 đồng mỗi tháng, chỉ phải gửi cho tôi có 80 đồng, còn ăn tiêu ở nhà cũng tiệm đủ rồi, thì thôi, tôi xin cậu, đừng nên quá tham, lỡ có mang bệnh, lại để tôi ân hận suốt đời vì con vi trùng ho lao có thể nể người tốt bụng đâu? Nếu cậu không nghe tôi, thà rằng cậu cho tôi xuất tầu để tôi về còn hơn. Nhân tiện xin nói để cậu biết, cậu nghĩ vậy mà khuyên tôi như thế cũng là phải. Nhưng tuy tôi là thân gái một mình ở nước tự do, song, xin cậu biết rằng ở đây tự do thật, nhưng là cái tự do có giáo dục, chứ không phải như bên ta đâu. Vả lại bao giờ đi ra ngoại quốc cũng phải giữ sĩ diện cho nòi giống chứ. Tôi nói quá như thế để cậu yên tâm, chứ nào cậu có ngờ gì tôi đâu. Xin cậu biết cho rằng không phút nào là tôi không nhớ cậu, nhớ con, là hai người thân nhất đời tôi. Trừ những khi mắt để vào quyển sách, thì lúc nào tôi cũng nhìn lên ảnh con để ngay trước bàn mà ngắm cho khỏi nhớ. (14, tr.114). Trong ví dụ trên ở đoạn (I) và đoạn (II) người vợ khuyên chồng phải biết giữ gìn sức khỏe. Đoạn (III) người vợ thanh minh cho bản thân. Quán ngữ nhân tiện mở đầu đoạn (III) có tác dụng chuyển sang đề tài mới. Người vợ phải rào đón như vậy để đỡ đột ngột vì ở trên đang nói về người chồng, người vợ bày tỏ niềm thương yêu, sự quan tâm đối với chồng thì đoạn chứa quán ngữ, người vợ chuyển sang nói về mình. Quán ngữ đó còn hàm ý vấn đề nói ở trên mới là quan trọng còn vấn đề sau đây chỉ là thứ yếu, nói kèm theo mà thôi. Ví dụ 2: quán ngữ tiện đây Chúng tôi biết tính cụ Nghè thích đánh chén, mà xưa nay chúng tôi lại chưa có dịp nào hầu rượu cụ, nên nhân việc này, chúng tôi mời cụ đến xơi cơm, rồi nói chuyện xin chữ cho tiện. Dặn dò người nhà làm cơm và mua rượu xong, chúng tôi cùng thân hành đến nhà cụ Nghè để đón cụ. Hôm ấy, được ngày cụ thong thả và mát trời nên cụ đi ngay Cơm xong, tôi nói: - Thưa cụ, tiện đây, chúng con có một việc muốn phiền cụ. (15, tr.121) Quán ngữ tiện đây có vai trò chuyển từ đề tài ăn cơm, uống rượu sang đề tài xin chữ . Khi rào đón bằng quán ngữ này người nói muốn cụ Nghè nghĩ rằng việc đánh chén mới là việc chính còn xin chữ chỉ là việc phụ. Và cụ Nghè khỏi hiểu nhầm là người ta chủ yếu muốn xin chữ nên mới mời cụ ăn cơm, uống rượu. Một số quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm quan hệ có khi được dùng để khẳng định tính quan yếu trong đích ở lời của hành động ngôn ngữ. Theo Grice tất cả các phát ngôn đều có tính quan yếu. Quan yếu theo Grice là có liên quan, dính líu đến đề tài, đến đích, đến phương hướng của cuộc hội thoại. Quan yếu trong đích ở lời là sự liên quan của phát ngôn tới đích của phát ngôn ấy. Các quán ngữ đó là: hỏi khí không phải, nói vô phép, xin vô phép, hỏi thế khí lẩm cẩm, nói câu này các ngài cũng bỏ ngoài tai, bỏ quá đi cho,… Quán ngữ hỏi khí không phải, hỏi thế khí lẩm cẩm. Quán ngữ “hỏi khí không phải” “hỏi thế khí lẩm cẩm” được dùng để rào đón cho hành động hỏi. Hành động này có thể không phù hợp với hoàn cảnh hoặc với đề tài của cuộc hội thoại, có thể không vừa ý người nghe nhưng người nói vẫn mong muốn người nghe trả lời. Ví dụ 1: SP1: - Đây có phải nhà ông chủ ô tô “Con cọp” hay không? SP2: - Phải, ông hỏi gì? SP1: - Thưa cụ, ông chủ có nhà không ạ? SP2: - Ông ấy đi vắng chưa về. SP1: - Thưa cụ, tôi hỏi thế này khí không phải, cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không ạ? SP2: - Không phải, con vú già đây. (29, tr158) SP1 và SP2 không quen nhau. SP1 cần biết thông tin còn SP2 tỏ ra khó chịu trả lời nhát gừng, nhấm nhẳng. Nhận thấy thái độ thiếu thiện cảm của SP2 nên khi hỏi đến câu thứ ba là câu mà SP1 cho rằng có thể làm SP2 bực bội, SP1 phải rào đón “tôi hỏi thế này khí không phải”. Lời rào đón có tác dụng ngăn chặn phản ứng của SP1 vì câu hỏi lạc sang đề tài khác: đang hỏi về ông chủ chuyển sang hỏi về chính SP1. Lời rào đón còn thể hiện mong muốn của SP1 là nhận được câu trả lời vì SP1 đang cố gắng gây thiện cảm của SP2. Ví dụ 2: - Quái, tôi lại nói chuyện buồn rồi! Thế nào? Hôm lễ Noel vừa rồi, cậu có mua cho con thức gì cho nó chơi không! Hôm nay cậu có đi chào tết hay không! Chào những ai? ở dưới tàu, sáng ngày, hành khách cũng tụ họp để chúc nhau, vui đáo để. Mẹ tôi vẫn được mạnh khoẻ đấy chứ? Cậu đã khỏi thực đau mắt chưa? Hỏi thế khí lẩm cẩm, ngót một tháng rồi, còn gì mà chưa khỏi nhỉ! (22, tr 112) Quán ngữ “hỏi thế khí lẩm cẩm” vừa biểu thị ý đánh giá vừa được dùng để rào đón cho hành động hỏi “cậu đã khỏi thực đau mắt chưa”. Mặc dù tự nhận là lẩm cẩm và khẳng định “còn gì mà chưa khỏi nhỉ” nhưng người viết thư vẫn muốn nhận được hồi âm, nhận được câu trả lời chính xác từ phía người được hỏi. Quán ngữ vô phép, nói vô phép, xin vô phép. Các quán ngữ này được dùng để rào đón cho hành động cầu khiến. Người nói cho rằng điều mình sắp nói ra hoặc sắp yêu cầu có thể khiến người nghe không vừa ý nên phải rào đón để xin phép. Cũng có khi quán ngữ này được dùng trong lời nói tỏ ý xin lỗi một cách lịch sự trước khi nói hoặc làm điều gì mà bản thân cảm thấy không được lịch sự, lễ phép lắm. Ví dụ 1: SP1: Lạy cụ lớn, cụ lớn tha tội cho con cháu. SP2: Thế thì bây giờ vào chơi vậy SP1: Lạy cụ lớn, dạ SP2: Vào ăn cơm với chúng tôi cho vui nhé! SP1: Lạy cụ lớn, chúng con đã vô phép cụ lớn rồi ạ. Nhà quê chúng con hay ăn cơm sớm. Trong đoạn hội thoại trên SP1 ở vị thế xã hội thấp hơn SP2. Chính vì thế khi SP1 được SP2 mời vào ăn cơm SP1 từ chối “chúng con đã vô phép cụ lớn rồi”. Quán ngữ “vô phép” được SP1 dùng thay cho từ “ăn cơm” bởi SP1 cho rằng việc mình ăn cơm sớm và việc mình từ chối lời mời của cụ lớn là thiếu lễ phép. Quán ngữ “vô phép” được dùng để biểu thị ý xin lỗi. Ví dụ 2: SP1: - Ngài cho biết ý kiến ngài đối với cuốn sách ấy. SP2: - Đây là cuốn Mịt mù của Lãng Mạn Tử, tôi cũng đã đọc. Nói vô phép ngài, không hiểu Lãng Mạn Tử là thằng nào mà dám cả gan viết cuốn sách dốt đến như thế này... - Thật là đồ khốn nạn! Nó làm nhơ bẩn đến quốc văn đến thế là cùng... (47, tr326) SP1 và SP2 có quan hệ bình đẳng về vị thế xã hội. SP1 đề nghị SP2 cho ý kiến về cuốn sách Mịt mù của Lãng Mạn Tử. Để chuẩn bị cho những lời đánh giá mạt sát thậm tệ mà SP2 tự nhận thấy là sỗ sàng thiếu lịch sự, SP2 đã phải rào đón trước bằng quán ngữ “nói vô phép” Ví dụ 3: SP1: - Xin ngài cho phép chúng tôi vào vô phép bà chủ SP2: - Các quan đã có lòng yêu chúng tôi, mà đến chiếu cố bữa cơm thường nhà chúng tôi, chúng tôi xin đa tạ. Xin rước các quan xơi rượu. Sp1: - Chúng tôi chẳng dám tin là bữa cơm thường! Kỵ cụ cố ông mà ông bà làm to thế này, thì chúng tôi tự xét mình lấy làm xấu hổ vì bất hiếu. Thôi nhờ bà nói giúp cho chúng tôi xin vô phép cụ cố bà. (28, tr 153) Quán ngữ “vô phép” SP1 dùng ở đây biểu thị thái độ xin phép. SP1 cho rằng việc mình đến nhà người ta dùng cơm là không phải phép lắm đối với bà chủ và cụ cố bà nên phải xin phép một cách lịch sự. Quán ngữ nói bỏ ngoài tai, hỏi nếu không phải thì bỏ ngoài tai Quán ngữ “nói bỏ ngoài tai” được dùng trong trường hợp người nói muốn trình bày hay hỏi về một vấn đề gì đó mà người nói cho rằng có thể khiến người nghe mất lòng. Ví dụ 1: - Cụ Đại ích - tôi xin phép các ngài gọi thế - mà nói câu này, các ngài cũng bỏ ngoài tai, vị nào có con gái đẹp, thì tự nhiên trông ra phúc hậu, oai vệ ngay, mà đường đường một đấng bố vợ, dù râu ria chưa có, dù vẫn trẻ măng, nhưng tôn lên chức cụ cũng đáng, mà cô em càng nõn nà, thì ông cụ càng có giá trị! Cụ Đại ích nhà tôi cũng có giá trị lắm, tuy mặt cụ cũng còn non chỉ độ băm nhăm, bốn mươi tuổi là cùng. (26, tr 135) Trong phát ngôn trên người nói đưa ra một nhận xét “vị nào có con gái đẹp, thì tự nhiên trông ra phúc hậu, oai vệ ngay, mà đường đường một đấng bố vợ, dù râu ria chưa có, dù vẫn trẻ măng, nhưng tôn lên chức cụ cũng đáng, mà cô em càng nõn nà, thì ông cụ càng có giá trị! “Nhận xét đó có thể khiến cho một số ông bố trẻ có con gái đẹp chạnh lòng. Chính vì thế người nói (nhà văn) phải rào đón bằng quán ngữ “nói câu này, các ngài cũng bỏ ngoài tai” để tránh phản ứng của người nghe (người đọc). Từ “nói” có liên quan đến hành động trình bày sau đó. Ví dụ 2: SP1: - Con hỏi câu này, nếu không phải, cụ bỏ ngoài tai nhé. SP2: - Được, gì anh cứ nói. SP1: - Con hỏi khí không phải, có người bảo ông Phán lấy tiền của con, thật hay dối, hở cậu? (52, tr 412) Điều SP1 hỏi có liên quan đến nhân cách và danh dự của một người mà người đó có vị thế xã hội cao hơn SP1. Chính vì thế trước khi đưa ra câu hỏi SP1 phải rào đón hai lần “con hỏi câu này, nếu không phải cậu bỏ ngoài tai nhé” và “con hỏi khí không phải”. Lần thứ nhất SP1 giả định “nếu không phải”, lần thứ hai SP1 khẳng định “không phải”. Điều đó chứng tỏ SP1 rất băn khoăn, do dự và cho rằng điều mình nghi ngờ là thiếu lễ phép. Từ “hỏi” xác định đích ở lời của phát ngôn là SP1 muốn SP2 giải đáp điều SP1 chưa rõ. Quán ngữ bỏ qúa đi cho. “Bỏ quá” nghĩa là bỏ qua, không chấp. Quán ngữ “bỏ quá đi cho” dùng trong lời xin lỗi hoặc để rào đón cho một câu nói hoặc một câu hỏi mà người nói cho rằng không hay đối với người nghe. Ví dụ 1: SP1: - Lạy ông, chúng cháu có dám nói gì đâu! SP2: - Tôi không dám, cậu mợ dạy quá lời, tôi đã hiểu cả rồi SP1: - Cháu lạy ông, vợ chồng cháu có thất thố điều gì, xin ông bỏ quá đi, ông đừng để bụng. Thôi, không nói đến chuyện ấy nữa. Hôm nay phiên chợ Đồng Xuân, mời ông lên chơi chợ. (33, tr 186) SP1 khiến SP2 tức giận, dỗi hờn nên SP1 phải xin “ông đừng để bụng”. Quán ngữ bỏ quá đi trong phát ngôn này được dùng để xin lỗi. Ví dụ 2: - Vô phép các ngài! Xưa nay, chỉ có người ta ăn cơm, mới phải “vô phép” nhau. Nhưng tôi đây, vừa mới bắt đầu viết truyện này, tôi đã phải “vô phép” các ngài ngay, là vì truyện tuy li kì không kém gì các truyện trinh thám đại bí mật xảy ra ở đất An Nam - từ khi có một vài ông văn sĩ được trông thấy hẳn hoi - nhưng khốn thay, tác giả truyện “Cái lò gạch bí mật” này lại chẳng là nhà viết tiểu thuyết trinh thám chính ngạch! Vậy thì trong khi kể chuyện có điều gì sơ suất, xin các cụ, các quan, các ông (nhất là các ông viết tiểu thuyết trinh thám chuyên môn), các bà, bỏ quá đi cho, tôi được đội ơn vạn bội. (50, tr 362) Trong ví dụ dẫn ở trên, người viết tự nhận mình “chẳng là nhà viết tiểu thuyết trinh thám chính ngạch”. Vì thế truyện “Cái lò gạch bí mật” mà ông ta viết sẽ có nhiều sai sót. Trước khi kể chuyện người viết (người nói) phải rào đón “xin bỏ quá đi cho”. Lời rào đón này vừa có ý nghĩa như một lời xin phép, vừa dùng để xin sự thông cảm, chấp thuận. II. 2.2.4. Quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm cách thức. Phương châm cách thức đòi hỏi trong giao tiếp người tham gia hội thoại phải nói cho rõ ràng. Các quán ngữ rào đón liên quan đến phương châm này có vai trò nhấn mạnh việc người nói tuân thủ các yêu cầu: nói rõ nghĩa, ngắn gọn và có trật tự. Quán ngữ rõ ràng là (rõ ràng) Quán ngữ “rõ ràng là” nhấn mạnh tính chất rành mạch, sáng tỏ của phát ngôn. Ví dụ: Tưởng là việc cướp hay cháy ở đâu, chẳng hoá ra cô Hồi mất gói đồ nữ trang! Mới độ năm giờ sáng, mà cả nhà trong nhà ngoài mất ngủ! - Rõ ràng con gói nó lại, con để nó ở đây này, bây giờ con sờ thì không thấy nữa, mà cả gầm giường con cũng soi rồi. (24, tr 124) Cô Hồi tin tưởng vào trí nhớ của mình. Quán ngữ “rõ ràng” mở đầu phát ngôn biểu thị ý những điều cô nói ra là sáng tỏ, cụ thể. Quán ngữ nói nôm ra. “Nôm” là chữ viết bằng tiếng Hán ghi âm tiếng Việt . Nhưng từ “nôm” trong quán ngữ “nói nôm ra” được hiểu là nôm na, là cách nói mộc mạc, dân dã của những người dân thường không biết chữ Nho. Quán ngữ “nói nôm ra” thường dùng để rào đón cho phát ngôn diễn đạt vấn đề một cách đơn giản, dễ hiểu hơn. Ví dụ: Hàng mười lăm phút, bà ta loanh quanh, đi lại đến năm sáu lượt. Rồi nhận thấy một cái nhà có cái mái chĩa ra, bà bèn đứng lại để tụ mưa. Bà bỏ nón, cởi áo, ngồi tè he ở thềm cửa. Người đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi tuổi, trông rõ quê mùa, đần ngốc. Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. Hai mắt thì toét nhèm những nhử. Cái hàm trên thì chìa ra như mái hiên. Hai tay thì lóng cóng, gí cái nút buộc dải yếm vào tận mắt, lúng túng mãi mới lấy được một miếng trầu, bỏ vào mồm, nhai phóm phém. Trông lại càng xấu. Cái áo vải nâu dày cồm cộp, cái quần một ống - nói nôm ra, là cái váy - lùng thùng như cái bồ, chỗ thì ướt, chỗ thì khô... (28, tr 154) * “Cái quần một ống” và “cái váy” là một. Nhưng nói “quần một ống” e rằng có người không hiểu vì thời xưa phụ nữ quê thường mặc váy. Người nói (nhà văn) phải dùng cách diễn đạt đơn giản hơn. Quán ngữ “nói nôm ra” hàm ý điều sắp nói ra sau đó dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn. Quán ngữ nói tóm lại. Để đảm bảo phương châm cách thức người nói cần tránh diễn đạt dài dòng. Quán ngữ “nói tóm lại” chứng tỏ người nói thực hiện phương châm ngắn gọn: rút gọn, thu gọn những điều đã nói cho người nghe dễ nắm điểm chính, ý chính. Ví dụ: - Tôi tiến lên trước, để quay lại nhìn mặt! Ôi mẹ ơi! Ông bà nào ăn gì mà đẻ con đẹp đến thế! Cái mái tóc tơ rẽ đường ngôi lệch, chải kĩ càng quá, nhưng nó kĩ càng ở chỗ cố ý làm cho người ta tưởng lầm là chải dối dá, nó loà xoà xuống trán, xuống má, nó toả ra che gần lấp gáy, lấp tai. Các dây chuyền quàng qua cổ, giấu trong lần áo trước ngực, tuy kín mà kín hở, vì nó vẫn lóng lánh, nhấp nháy qua khe sợi tơ. Hai cái má bánh đúc, phinh phính dưới làn da mịn, đã xoa qua ít phấn lạt, lại được cái ánh phơn phớt của mầu ô hắt xuống, mầu áo hắt lên, thành ra hây hây như cánh hoa phù dung. Đôi môi đo đỏ cũng khéo tăng thêm vẻ tươi của cái miệng bầu bậu, lúc nào cũng sắp sẵn một nụ đổ nhà đổ cửa. Đến hai con mắt thì đẹp không có chữ tả nữa. Có lẽ tạo hoá cũng mất lắm công, kén chọn mãi mới được cái mặt này xứng đáng để giao cho hai con mắt ấy. Nói tóm lại, trông cô tiểu thư này, nhu nhú như bông hồng mới nở, bầu bĩnh như cái gối mới nhồi bông vậy. (26, tr 139) Người nói đã miêu tả người đẹp kĩ lưỡng, từ “mái tóc tơ” đến “cái dây chuyền”, từ “hai cái má bánh đúc” đến “đôi môi đo đỏ”. Đến đôi mắt thì dừng lại vì “không có chữ tả nữa”. Và để tránh miêu tả dài dòng người nói đã tả bao quát “trông cô tiểu thư này, nhu nhú như bông hồng mới nở, bầu bĩnh như cái gối mới nhồi bông vậy”. Quán ngữ “nói tóm lại” thể hiện ý bao quát, mở đầu phát ngôn diễn đạt các đặc điểm chính. Quán ngữ trước hết, xin B đừng giận (B: đại từ nhân xưng ngôi thứ hai) Quán ngữ rào đón “trước hết, xin B đừng giận” thể hiện sự tuân thủ phương châm cách thức bởi người nói đã nói có trật tự. Điều cần nói trước ở đây là ngăn chặn phản ứng của người đối thoại sau đó người nói mới trình bày điều cần nói. Ví dụ: Ông chủ nhiệm: - Các ông làm ăn thế thì toà báo này đến vỡ mất thôi! Ông chủ bút: - Tại làm sao? Ông nói lạ quá? Ông chủ nhiệm: Nhưng trước hết, xin ông đừng giận. Tôi bực mình lắm. Tôi lăn lộn trong làng báo trong bao nhiêu năm, không lần nào tôi thấy nguy hiểm như ngày hôm qua. (20, tr 93) Quán ngữ “trước hết, xin ông đừng giận” được ông chủ nhiệm nói ra trước để rào đón phản ứng của ông chủ bút. Điều ông chủ nhiệm nói có thể khiến ông chủ bút tự ái “Tôi bực mình lắm” nên ông ta phải nói sau khi đã ngăn chặn phản ứng của ông chủ bút. II.2.2.5. Quán ngữ rào đón liên quan đến điều kiện và hiệu quả sử dụng hành động ở lời. Trong hội thoại có những lúc người nói phải bộc lộ thái độ chân thành bằng các quán ngữ rào đón để đạt được hiệu quả giao tiếp. Cũng có khi người nói phải dùng quán ngữ rào đón nhằm làm giảm thiểu tác động xấu của hành động ở lời. Quán ngữ chẳng giấu gì, chả nói giấu gì. Đây là các quan ngữ có liên quan đến điều kiện chân thành. Nói ra phát ngôn có chứa quán ngữ này người nói muốn người nghe hiểu rằng mình đang rất thật lòng, không hề giấu giếm, che đậy điều gì cả. Ví dụ 1: Bà đã ngoại tứ tuần mà xuân sắc chưa hề giảm bớt. Vì nhờ có đôi giầy cao gót, bà hãy còn đủ cả đằng trước lẫn đằng sau. Tuy vậy, từ ngày quan Chủ về quý quốc, không sang nữa, thì bà nhất định cấm cung, “mét xì” cả đánh chắn và đi xem chiếu bóng. Bà thay hai thứ tiêu khiển ấy bằng quyển truyện và cái kèn hát. Vậy nên bà bảo: - Thế mới biết Tây người ta nói “phú quý sinh chữ nghĩa” là phải. Chẳng giấu gì ông, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học. Thành ra bây giờ, sách tây, sách tầu, tôi đã được xem qua. Nhưng tôi suy nghĩ, không quyển nào có giá trị bằng bộ La Thông Bảo Bắc. (38, tr 220) Câu “từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học” là một điều khó nói của bà chủ bởi nó chứng tỏ rằng trước đó bà chẳng biết gì. Nói ra quán ngữ “chẳng giấu gì” bà ta muốn thể hiện sự chân thành của mình. Phải tin tưởng, thân thiện với người đối thoại lắm bà ta mới nói ra “bí mật” của mình. Ví dụ 2: Anh xe: - Bây giờ có lẽ mười hai giờ, xin bà cho cháu tiền. Bà khách: - Chết! Anh hỏi tiền tôi bây giờ à? Anh chịu khó kéo tôi một giờ nữa đi. Anh xe: - Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà Bà khách: - Này, chả nói giấu gì anh, tôi cũng đi khách từ tối đến giờ. Có anh biết đấy. Có gặp ai hỏi han gì đâu. Tôi định nếu có khách thì hỏi vay tiền trước để trả anh. Nhưng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì tôi biết làm thế nào? (18, tr 65) Trong ví dụ trên bà khách phải nói ra câu “tôi cũng đi kiếm khách từ tối đến giờ” là việc bất đắc dĩ. Việc đó có thể ảnh hưởng đến thái độ của anh xe đối với bà vì nó có liên quan tới nhân cách của bà. Nhưng bà ta bắt buộc phải nói ra vì anh xe ráo riết đòi tiền xe. Quán ngữ “chả nói giấu gì” chứng tỏ sự chân thật của bà khách. Bà đã phải bộc bạch cái điều khó nói, tế nhị mình đã giấu suốt từ đầu. Bà rào đón trước như vậy để mong anh xe thông cảm. Quán ngữ lòng thành. Quán ngữ “lòng thành” được dùng khi người nói muốn bày tỏ với người nghe tấm lòng chân thật của mình hoặc muốn người nghe nhận thứ gì đó mà mình đưa cho. Ví dụ: Bà cụ phó Bình: - Thì lòng thành, ông lý cứ nhận đi cho cháu. Cháu hôm ấy không bận đi ăn cưới thì cháu cũng xin vâng. Cháu đã thuê thằng Sang đi thay cho cháu cũng thế. Ông ngơ đi là được. Ông lý: - Thế ngộ quan biết, có chết tôi không! Bà cụ phó Bình: - Quan đếm đủ đầu người là xong, chứ ai xem thẻ mà ông sợ. Ông lý: - Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi. (62, tr 524) Bà cụ phó Bình đưa lễ đến biếu ông lý để xin ông cho bà thuê người đi thay con bà và để ông lý “ngơ đi”. Nói ra phát ngôn có chứa quán ngữ “lòng thành” bà cụ muốn ông lý nhận lễ. Nhận lễ cũng là nhận lời giúp bà nhưng rào đón bằng quán ngữ “lòng thành” bà muốn tỏ ra rằng bà mang lễ đến biếu ông lý vì lòng kính trọng chứ không hẳn chỉ vì muốn được việc. Quán ngữ nói đổ xuống sông, xuống biển: Đây là quán ngữ rào đón nhằm giảm thiểu tác động xấu của hành động nói. Khi nói ra một điều gì đó không hay, có thể khiến người nghe khó chịu người nói rào đón bằng quán ngữ này. Ví dụ. Trước khi từ biệt, ông Bảo Sơn ngậm ngùi, bắt tay chủ nhà thật chặt và thật lâu như thể đôi bạn cố tri. Rồi buông tay ra, ông nói rất thân mật: - Chúng tôi cảm ơn ngài. Chốc nữa, mời ngài quá bộ đến chơi đằng nhà để xem qua đồ đạc. Nói đổ xuống sông xuống biển, nếu chẳng may cụ có việc gì, xin ngài cứ tin cậy ở tôi. (49, tr 351) “Cụ có việc gì” có nghĩa là cụ chết. Đây là điều mà chủ nhà không hề mong đợi. Chính vì thế để cho chủ nhà không tức giận ông Bảo Sơn phải rào đón bằng quán ngữ “nói đổ xuống sông xuống biển” Quán ngữ này biểu thị ý điều ông sắp nói ra sẽ mất ngay sau đó và không còn ý nghĩa gì. II.2.2.6. Quán ngữ rào đón lịch sự. Các quán ngữ rào đón thực hiện phép lịch sự âm tính và phép lịch sự dương tính đều là quán ngữ rào đón lịch sự. Quán ngữ bẩm câu này tự lấy làm lỗi quá Khi người nói chuẩn bị nói một điều gì đó có thể ảnh hưởng đến thể diện người nghe, người nói có thể làm dịu đi bằng cách xin lỗi trước hoặc rào đón bằng quán ngữ này. Ví dụ: Ông tổng: - Lạy cụ, nhà con thực có mình cháu, con chỉ muốn cho cháu theo học đạo thánh, nhờ cụ bảo ban cho, ơn ấy không bao giờ dám quên. Vả đạo thánh là đạo rộng, lạy cụ, con bẩm câu này tự lấy làm lỗi quá, song vẫn biết cụ là lượng cả, nên con mới dám thưa. Cụ cứ: - Được, có câu gì cứ nói. Ông tổng: - Bẩm cụ, ở ngoài này con ít người quen, không tiện cho cháu trọ học, và nơi thành thị là chốn ăn chơi, cái hay thì ít mà cái dở thì nhiều, con sợ cháu nó là con nhà hiếm, tính quen nuông chiều sẵn, hoặc nhiễm thói hư chăng, nên đánh liều xin cụ cho cháu được ở hầu đây, sai bảo điếu đóm, và rèn cặp cho thành nếp, được gần nơi thanh giáo, thì sự học dễ hỏi han. Lâu nay, quả con mộ cái thanh thế đáng tiên cùng phúc trạch của cụ, mới mong cho cháu theo ít giáo hoá chốn gia đình. (12, tr9) Việc ông tổng xin cụ cử cho con trai ở nhà cụ cử có thể khiến cụ cử không hài lòng vì điều đó gây phiền hà cho cụ. Chính vì thế ông tổng phải rào đón trước để làm giảm cảm giác khó chịu ở cụ cử. Quán ngữ biết rằng bẩm ông câu ấy là con hỗn Quán ngữ này được dùng để rào đón trước khi người nói nói ra điều gì đó xúc phạm đến thể diện của người nghe. Ví dụ: Ông Dự: - à, hay là mày không ở với tao nữa, thì mày giở chứng? Thằng Quít: - Lạy ông, không phải thế. Con biết rằng bẩm ông cậu ấy là con hỗn, nhưng chính con trông thấy ông mở khăn gói của con (52, tr 413) Thằng Quít khẳng định “chính con trông thấy ông mở khăn gói của con”. Điều này xúc phạm đến danh dự và thể diện của ông Dự vì nó chứng tỏ ông gian giảo, lén lút. Chính vì thế thằng Quít phải rào đón trước “con biết rằng bẩm ông cậu ấy là con hỗn”. Nói tự nhận nó hỗn để tôn vinh ông Dự, làm giảm bớt sự tức giận của ông. Quán ngữ lạy cụ lớn ngàn năm, lạy quan lớn đèn giời soi xét. Các quán ngữ này là quán ngữ rào đón lịch sự tôn vinh thể diện của người nghe. Mục đích của người nói khi sử dụng các quán ngữ này là mong người nghe hạ cố, chấp nhận lời thỉnh cầu của mình. Xét về vị thế xã hội thì người nói ở vai dưới còn người nghe ở vai trên. Ví dụ: Cụ lớn: Sao? Nó nói chuyện gì, mà nó bảo anh những gì? Quý: Bẩm cậu ta nói nghe đâu vì chuyện văn bài thế nào ở trường thầy cử con, mà cậu Tư con với con sinh sự cãi nhau, nên cụ lớn đòi vào. Nay con mới biết Tư công tử là lệnh lang cụ lớn. Cụ lớn: - Vì sự ấy nên hôm nay tôi định gọi anh vào để em nó được tạ quá cùng anh. Quý: - Lạy cụ lớn ngàn năm, hàn sĩ này thực có tội với công tử lắm. Nhưng vì con nhà học trò, cho nên không thuộc chỗ công môn, để đến nỗi ngài phải bắt mới vào, thực là đại tội, xin cụ lớn thương cho. (12, tr17) Trong ví dụ trên xứ Quý ở vị thế xã hội thấp hơn cụ lớn. Chính vì thế việc xứ Quý cãi nhau với cậu Tư con cụ lớn là một tội lớn. Xứ Quý phải rào đón bằng quán ngữ “lạy cụ lớn ngàn năm” để tôn vinh cụ lớn mong cụ lớn hạ cố thương tình tha tội cho. Quán ngữ cắn cỏ lạy bà, cắn cỏ lạy ông, cắn rơm cắn cỏ. Người nói dùng quán ngữ này để tỏ ý van xin một cách thảm thiết. Khi sử dụng quán ngữ này người nói tự hạ mình xuống vị thế thấp để mong người nghe chấp thuận lời van xin của mình. Ví dụ 1: Nó đứng một lúc. Rỗi quá. Nó chìa bàn tay ra xin, xin bằng những câu văn sách thuộc lòng, chứ không cố lấy giọng nằn nì khốn nạn: - Cắn cỏ lạy bà, con đói khát, bà làm phúc thì bỏ cho con đồng cơm bát cháo. (25, tr 130) Trong ví dụ trên người nói ở một vị thế thấp kém: kẻ ăn xin. Quán ngữ “cắn cỏ lạy bà” biểu thị vị thế thấp hèn ấy đồng thời tôn vinh người nghe. Lời van xin thảm thiết có thể khiến người nghe động lòng thương hại bỏ tiền ra cho. Ví dụ 2: Anh Mịch: - Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết. Ông lý: - Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh thì lần này đến lượt mày rồi. Anh Mịch: - Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ. (62, tr520) Trong ví dụ 1 người nói tự hạ thấp mình xuống để cầu xin sự bố thí. Còn trong ví dụ 2 này người nói ở vị trí xã hội thấp hơn người nghe. Anh Mịch muốn xin ông Lý cho anh ở nhà để đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Vì thế anh phải dùng quán ngữ “cắn cỏ lạy ông” để vật nài mong ông lý chấp thuận lời cầu xin của anh. Ví dụ 3: SP1: Mợ có đi không thì mợ bảo? SP2: Tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy cậu, cậu tha cho tôi. Cậu đừng làm tôi nhục. SP1: Có đi hay không? SP2: Khổ quá, tôi lạy cậu. (48, tr 342) Trong ví dụ này SP1 và SP2 lại ở cùng một vị thế xã hội vì họ là hai vợ chồng - Nhưng người vợ yếu thế hơn chồng nên bị chồng lấn át. Quán ngữ “cắn rơm cắn cỏ” cũng biểu thị ý van xin thảm thiết. Như vậy dù ở vị thế xã hội nào khi người nói cảm thấy mình kém cỏi hơn người nghe và muốn được nghe động lòng hạ cố thì đều có thể dùng quán ngữ “cắn cỏ” hay “cắn rơm cắn cỏ” Quán ngữ làm ơn, nhờ ơn Quán ngữ “làm ơn” thường được dùng trong câu cầu khiến để tỏ thái độ lịch sự, lễ độ khi nói ra đều cần nhờ, cần hỏi hoặc yêu cầu. Ví dụ1: - Thưa cô, cô làm ơn cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi? (26,tr139) Ví dụ2: - Ông làm ơn gọi cho tôi cái xe và cho tôi vay đồng bạc. (46tr319) Ví dụ3: Ông làm ơn bầu cho ông Hà. (60,tr510) Nhưng có những trường hợp quán ngữ làm ơn biểu thị thái độ mỉa mai, châm chọc. Ví dụ1: Ông sếp: Thà ông xin nghỉ hẳn một năm, có phải đỡ phiền cho ông và đỡ phiền cho nhà nước khỏi phải tốn tiền trả lương ông không? Sinh: - Vâng, tôi xin nghỉ một năm. Ông sếp: - Vậy cũng tốt, ông làm đơn đi. Tôi cho ông nghỉ ngay từ bây giờ. Sinh: - Vâng. Ông sếp: - Tôi chờ ông ở đây, Sinh: - Đây, nhờ ông làm ơn cho tôi. (54,tr446) ở ví dụ trên ông Sếp và Sinh đối thoại trong không khí căng thẳng. Ông Sếp khích Sinh “thà ông xin nghỉ một năm”. Do ngang bướng và muốn chọc tức ông Sếp, Sinh đã đồng ý. “Nghỉ việc” không phải là việc có lợi đối với Sinh nhưng anh làm ra vẻ bất cần. Quán ngữ làm ơn “biểu thị thái độ lịch sự nhưng hàm ý châm chọc, trêu ngươi. Sinh muốn chứng tỏ rằng “ nghỉ hẳn một năm” với anh là việc tốt. Ví dụ2: Khám đến cái hòm thứ mười một người tây đoan phù mồm thở đánh phù lấy ngón tay trỏ gạt mồ hôi trán, chòng chọc nhìn Việt. Việt ôn tồn hỏi: - Vậy ông không thấy gì? Ông làm ơn sai đóng đanh trả tôi. Và cũng may không có tấm ván nào gẫy. (60,tr512) Trong ví dụ trên việc người tây đoan khám mười một cái hòm của Việt, gây tổn hại chứ không làm lợi cho Việt. Chính vì thế khi nói ra phát ngôn có quán ngữ “ làm ơn” Việt tỏ thái độ mỉa mai. Cách nói lịch sự của anh chỉ là cái vỏ bên ngoài còn vỏ bên trong hàm chứa ý giễu cợt, châm biếm. Quán ngữ: A Thương phận nào B nhờ phận ấy. (A: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất B: đại từ nhân xưng ngôi thứ hai) Quán ngữ này nhằm tôn vinh vị thế của B. A tự nhận ở vị trí phụ thuộc và xin sự thương xót, ban ơn của B. Ví dụ1: Ông Nghị: - Thế nào? Anh có định bán thế không mà gọi ? Bác Lan: - Thôi, lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy. Ông Nghị: - Thương là thế nào! Nói cho dứt khoát. Bằng lòng bán hào không? Bác Lan: - Vâng Bác Lan nghe ông Nghị hỏi ‘‘có định bán thế không mà gọi’’ thì lại không trả lời thẳng vào câu hỏi mà rào đón bằng quán ngữ “ ông thương phận nào còn nhờ phận ấy” Nói ra quán ngữ này bác muốn ông Nghị thương tình trả thêm tiền “Ông thương phận nào” hàm ý là “Ông trả thêm hào nào” “con nhờ phận ấy” hàm ý là “con được thêm hào ấy”. Ông Nghị cố ý không hiểu lời rào đón ấy nên gắt: “Thương là thế nào! Nói cho dứt khoát. Bằng lòng bán ba hào không?” Ví dụ 2: Anh Mịch: - Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói. Ông Lý: - Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quán đã sức tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để tao gắt, tao trình thì rũ tù. Anh Mịch: - Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy. Ông lý: - Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu. (62,tr523) Quán ngữ làm phúc. Quán ngữ “ làm phúc” được dùng để tỏ thái độ lịch sự khi người nói có điều cần nhờ, cần hỏi. Ví dụ 1: - Cậu làm phúc bảo tôi, cụ lớn đòi tôi có việc gì? (12,tr14) Trong ví dụ người nói dùng quán ngữ “làm phúc” để tỏ thái độ lịch sự với người nghe khi muốn hỏi “cụ lớn đòi tôi có việc gì?” Ví dụ 2: - Cắn cỏ lạy bà, con đói khát, bà làm phúc thí bỏ cho con đồng cơm bát cháo. (25,tr30) Trong ví dụ này người nói dùng quán ngữ ‘‘làm phúc’’ để xin tiền, xin cơm một cách lịch sự. Ví dụ3: - Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết. (62,tr522) Quán ngữ “làm phúc” ở đây được dùng để cầu xin vì người nợ ở vị thế xã hội thấp hơn người nghe. Các quán ngữ liên quan đến phương châm quan hệ như: hỏi khí không phải, nói vô phép, hỏi thế khí lẩm cẩm, xin vô phép, nói câu này các ngài cũng bỏ ngoài tai, bỏ quá đi cho, con hỏi câu này nếu không phải cậu bỏ ngoài tai... đều có liên quan đến phép lịch sự. Bởi vì các quán ngữ này dùng để rào đón cho phát ngôn có thể vi phạm thể diện của người nghe, chẳng hạn như quán ngữ hỏi khí không phải, hỏi thế khí lẩm cẩm, A nói (hỏi) câu này B bỏ ngoài tai... dùng để ngắt lời hoặc để xin phép nói. Sáu nhóm quán ngữ rào đón trên đây chúng tôi tạm chia ra thành ba loại: rào đón phương châm cộng tác (gồm các nhóm một hai,ba và bốn), rào đón hành động ở lời (nhóm năm), rào đón lịch sự (nhóm sáu). Nhưng một quán ngữ rào đón trong các phát ngôn cụ thể không chỉ có một hiệu quả. Một quán ngữ có thể rào đón một hoặc một vài phương châm hội thoại, vừa rào đón lịch sự vừa rào đón hành động ở lời. Như vậy sự phân chia các quán ngữ rào đón thành các nhóm chỉ có ý nghĩa tương đối . Chúng tôi xin dẫn ra một vài ví dụ về các quán ngữ rào đón đa giá trị. STT Quán ngữ Rào đón phương châm hội thoại Rào đón hành động ở lời Rào đón lịch sự 1 Hỏi khí không phải + + 2 Nói cho đúng + + 3 Nói đổ xuống sông, xuống biển + + 4 Nói đúng ra + + 5 Nói vô phép + + 6 Trước hết, xin ông đừng giận + + 7 Xin ông bỏ quá đi cho + + ... *** Tóm lại, sau khi phân tích, đối chiếu một số quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và chức năng rào đón trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng ta thấy rằng các quán ngữ giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo lập quan hệ giữa người nói người nghe, ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Việc sử dụng quán ngữ đưa đẩy và rào đón đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp cho cuộc hội thoại đạt tới đích. Kết luận Quán ngữ là một đơn vị ngôn ngữ từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Luận văn này chỉ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu, tìm tòi của các tác giả. Sau khi khảo sát, thống kê và phân tích các quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi kết luận rằng: 1. Quán ngữ là một loại cụm từ cố định mang những đặc trưng cơ bản. Nhiều khi khó phân biệt quán ngữ với thành ngữ - một loại cụm từ cố định khác. Có thể tạm phân biệt hai loại cụm từ cố định này dựa trên tiêu chí tính thành ngữ, kết cấu và chức năng. 2. Các quán ngữ không giữ vai trò làm thành phần chính trong câu mà chỉ mang chức năng làm thành phần liên kết, chuyển ý, nhấn mạnh, đưa đẩy, rào đón. Các quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và các quán ngữ thực hiện chức năng rào đón có giá trị biểu cảm cao hơn ba loại quán ngữ còn lại. Chúng tôi đã khảo sát 71 truyện ngắn trong tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và thu được 142 quán ngữ trong đó có 100 quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và 42 quán ngữ thực hiện chức năng rào đón. 3. Phạm vi ý nghĩa của các quán ngữ đưa đẩy bao trùm phạm vi ý nghĩa của các quán ngữ rào đón. Nói cách khác các quán ngữ rào đón là một dạng cụ thể của các quán ngữ đưa đẩy. Do tính chất đặc biệt của loại quán ngữ này nên chúng tôi tách chúng ra khỏi phạm vi của các quán ngữ đưa đẩy. 4. Quán ngữ đưa đẩy và quán ngữ rào đón đều có ý nghĩa tình thái, đều mang màu sắc biểu cảm cao. Chúng được dùng để bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của con người. Có một số quán ngữ đưa đẩy và quán ngữ rào đón có tính đa giá trị. Một quán ngữ đưa đẩy có thể thực hiện những mục đích khác nhau hay mang những sắc thái biểu cảm khác nhau (ví dụ: Quán ngữ “dạy quá”, “dạy quá lời”, xem tr 37) Một quán ngữ rào đón có thể xuất hiện trong những ngữ cảnh khác nhau, hiện những phương châm hội thoại khác nhau và đạt hiệu quả giao tiếp khác nhau 5. Do điều kiện có hạn cho nên chúng tôi không thể mở rộng phạm vi khảo sát và tiến hành phân tích nhiều quán ngữ được. Luận văn sẽ có ý nghĩa sâu sắc hơn nếu được tăng thêm số lượng dữ liệu. Tài liệu tham khảo 1. Diệp Quang Ban, a. Ngữ pháp tiếng Việt tập II, NxbGD- HN 1998 b. Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NxbGD - HN 1998 c. “ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn” - TC ngôn ngữ số 7 - 2001 2. Đỗ Hữu Châu, a. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH&THCN - HN 1987 b. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NxbGD - HN 1999 c. Đại cương ngôn ngữ học tập II, NxbGD - HN 2001 d. Giáo trình Ngữ dụng học dành cho học viên ngành Ngữ văn Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa, NxbĐHSP - HN 2003 e. Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHSP - HN 2004 3. Nguyễn Thiện Giáp, a. Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN - HN 1985 b. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH&THCN - HN 1995 c. Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG - HN 2000 d. Từ vựng học tiếng Việt, NxbGD 2002 4. Cao Xuân Hạo, a. Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1), Nxb KHXH, TP Hồ Chí Minh - 1991 b. Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm - Ngữ pháp - Ngữ nghĩa, NxbGD, TP Hồ Chí Minh - 1998 5. Đặng Thị Lanh - Bùi Minh Toán- Lê Hữu Tỉnh, tiếng Việt tập I giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2 NXBGD HN - 1996 6. Trịnh Mạnh - Nguyễn Huy Đàn - Giáo trình tiếng Việt tập I - NXBGD- HN- 1968 7. Hoàng Phê, a. Lô gíc - ngôn ngữ học, NxbKHXH- HN1989 b. Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng 2003 8. Ferdinand de Saussure, Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Tổ ngôn ngữ học - Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tổ chức dịch) HN- 1973 9. Nguyễn Văn Tu- Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NxbGD - HN 1986 10. Nguyễn Như ý (chủ biên) - Đào Thản - Nguyễn Đức Tồn, Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học, NxbGD - 1995 11. George Yule, Dụng học, Nxb Đại học Quốc gia dịch từ bản in lần thứ ba (Diệp Quang Ban chủ biên), HN 1997 Nguồn dữ liệu Tuyển tập “Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn chọn lọc” - NXB Văn học. Hà Nội, 1999. Trang 12. Sóng vũ môn 7 13 Nhân tình tôi 24 14 Oẳn là roằn 40 15 Hai thằng khốn nạn 48 16 Thật là phúc 52 17 “Lập - giòong” 57 18 Ngựa người và người ngựa 61 19 Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn 69 20 Ông chủ báo chẳng bằng lòng 88 21 Chuyện chó chết (Cái thâm ý của anh chàng sợ vợ ) 100 22 Thế là mợ nó đi Tây 110 23 Xin chữ cụ Nghè 120 24 Gói đồ nữ trang 124 25 Thằng ăn cắp 129 26 Kìa ! con.. 135 27 Samandji (I) 141 28 Báo hiếu : trả nghĩa cha 152 29 Báo hiếu : trả nghĩa mẹ 158 30 Vợ 164 31 Xà lù! 168 32 Cô Kếu, gái tân thời 179 33 Mất cái ví 183 34 Kép Tư Bền 190 35 Cái ví ấy của ai 204 36 Cái vốn để sinh nhai 212 37 Cái nạn ô tô 216 38 Bà chủ mất trộm 220 39 Đàn bà là giống yếu 225 40 Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo 231 41 Một tấm gương sáng 246 42 Godautre 266 43 Samandji (II) 279 44 Thế cho nó chừa 296 45 Ngậm cười 308 46 Kiếp tài tình 313 47 Mánh khoé 320 48 Xuất giá tòng phu 340 49 Một tin buồn 347 50 Cái lò gạch bí mật 362 51 Nghĩ người ăn gió nằm mưa dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng 377 52 Thằng Quýt (II) 409 53 Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I) 435 54 Tôi cũng không hiểu tại làm sao (II) 442 55 Chiến tuyến bình …? 448 56 Thằng ăn cướp 470 57 Hé! Hé! Hé 476 58 Chiếc đèn pin 489 59 Cấm chợ 495 60 Trần Thiện, Lê Văn Hà 506 61 Mưu làng bẹp 517 62 Tinh thần thể dục 522 63 Thịt người chết 528 64 Tôi tự tử 541 65 Giá ai cho cháu một hào 547 66 Gánh khoai lang 553 67 Danh lợi lưỡng toàn 559 68 Phúc tinh 565 69 Biểu tình 570 70 Mua lợn 580 71 Ngượng mồm 586 72 Chính sách thân dân 597 73 Sáng, chị phu mỏ 602 74 Cậu ấy may lắm đấy 614 75 Tấm giấy một trăm 622 76 Người vợ lẽ bạn tôi 653 77 Cái tết của những nhà đại văn hào 660 78 Công dụng của cái miệng 671 79 Người thứ ba 676 80 Cây mít 697 81 Trong chuyến xe lam 713 82 Chuyện của cô ấy 719 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.doc
Luận văn liên quan