Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh

Nghành công nghiệp nói chung và công nghiệp mỏ nói riêng đều là những nghành có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, cho tới nay trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ ở nước ta, các vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro chưa được nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý thuyết cũng như vận dụng cơ cở lý thuyết đó để quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh .Luận văn gồm 106 trang đánh máy vi tính với 9 hình vẽ, 12 bảng biểu và danh mục 41 tài liệu tham khảo.

doc108 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khoản chi này làm tăng chi phí sản xuất nhưng nếu rủi ro hoặc tai nạn phát sinh, chi phí để khắc phục sẽ thấp hơn so với trường hợp không có dự phòng. Trong quá trình quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp công nghiệp mỏ, tuỳ theo điều kiện của từng doanh nghiệp mà các nhà quản trị có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp quản trị khác nhau. Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng các rủi ro dù phát sinh ở giai đoạn nào trong quá trình quản trị, hay trong những điều kiện nào, ở phạm vi nào cũng đều rất đa dạng về loại hình, phức tạp về nguyên nhân và mức độ thiệt hại là khác nhau. Vì thế, rất khó để đề ra một phương pháp chung áp dụng cho doanh nghiệp (nói chung) mà các nhà quản trị cần tuỳ theo các điều kiện cụ thể để áp dụng. Khi tiến hành lựa chọn các phương pháp quản trị rủi ro, nhất thiết các doanh nghiệp và những nhà quản trị cần phải tiến hành cân đối các yếu tố của quá trình quản trị để chọn ra những phương pháp phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp, với tình hình của ngành và của nền kinh tế, với các quy định của luật pháp, với thông lệ quốc tế v.v... Đối với bất kì doanh nghiệp nào, quản trị rủi ro phải là một phần không thể tách rời trong chiến lược của doanh nghiệp và định hướng theo những mục tiêu của doanh nghiệp. Không chỉ có các nhà lãnh đạo hay các nhà quản trị, mọi nhân viên trong doanh nghiệp cần nhận thức được việc xử lý các cơ hội và rủi ro là nhiệm vụ và thẩm quyền của mỗi người. Quản trị rủi ro cũng không quy định cách thức ứng xử, xử lý đối với rủi ro trong từng trường hợp cụ thể. Điều này có nghĩa là với cùng một dạng rủi ro, doanh nghiệp có thể có nhiều biện pháp linh hoạt trong quản trị rủi ro để có thể giảm thiểu tác hại của nó. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tất cả thành viên của doanh nghiệp cần quan sát thường xuyên và xử lý các điểm rủi ro, và do đó, tất cả các nhân viên cần đóng góp các kiến thức, các kinh nghiệm của mình để cải thiện quản trị rủi ro, mặc dù đây là một chức năng quản trị chuyên sâu. Để quá trình quản trị rủi ro được hiệu quả, doanh nghiệp cần đề ra một hệ thống giám sát rủi ro. Điều này không phải là mới mà đã được thực hiện từ lâu ở các doanh nghiệp. Bởi về thực chất, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch, chiến lược cùng với hệ thống kiểm tra chính là cách để doanh nghiệp theo dõi các trục trặc, sự cố phát sinh, đối chiếu giữa khả năng thực hiện mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp còn có các bộ phận kiểm tra, thanh tra, các văn bản quy định, quy trình, quy chế v.v... là những tài liệu để giám sát, theo dõi khả năng phát sinh rủi ro. Kết luận chương 2 Nội dung nghiên cứu của tác giả trong chương này tập trung vào các phương pháp quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mỏ. Từ kết quả nghiên cứu và phần tích trong chương này, tác giả rút ra những kết luận sau: Rủi ro trong ngành công nghiệp mỏ ở Việt Nam gồm các rủi ro về điều kiện địa chất tự nhiên, trữ lượng, rủi ro do thừa lao động và các vấn đề về an toàn lao động, rủi ro về kinh tế - tài chính trong sản xuất kinh doanh và rủi ro trong dự trữ vật tư Phương pháp quản trị rủi ro là tổng thể của quan điểm, đối tượng tác động, hướng tác động, động lực mà nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng để nhận dạng, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đối phó với rủi ro một cách hợp lý nhất. Phương pháp quản trị kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro nói riêng có nội dung rất rộng. Vì vậy, phương pháp quản trị rủi ro cũng cần được xem xét và phân loại theo các tiêu thức cụ thể Các tiêu thức để phân loại phương pháp quản trị rủi ro là: quan điểm tiếp cận rủi ro, động lực của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đối tượng phát sinh rủi ro trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, đối tượng dự trữ trong sản xuất kinh doanh, căn cứ tiên lượng rủi ro và cách ứng phó với rủi ro Theo quan điểm tiếp cận rủi ro có 2 phương pháp là phương pháp duy tâm và phương pháp duy vật biện chứng Theo động lực của con người trong sản xuất kinh doanh có các phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục và phương pháp kinh tế. Theo đối tượng quản trị trong giai đoạn sản xuất kinh doanh có phương pháp quản trị rủi ro trong chuẩn bị sản xuất, phương pháp quản trị rủi ro trong sản xuất và phương pháp quản trị rủi ro trong tiêu thụ. Theo đối tượng về dự trữ trong sản xuất kinh doanh có các phương pháp quản trị rủi ro trong dự trữ vật tư, quản trị rủi ro trong dự trữ tài chính, quản trị rủi ro trong dự trữ tài nguyên, quản trị rủi ro trong dự trữ năng lực sản xuất, quản trị rủi ro trong bảo đảm thông tin và quản trị rủi ro trong dự trữ lao động. Theo căn cứ tiên lượng rủi ro có các phương pháp kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê xác suất. Theo nội dung đối phó với rủi ro có phương pháp né tránh, phương pháp san sẻ rủi ro, phương pháp đa dạng hoá, phương pháp tối thiểu hoá thiệt hại, phương pháp mua bảo hiểm và phương pháp chấp nhận rủi ro có điều kiện. Việc vận dụng các phương pháp quản trị rủi ro cần phải linh hoạt và tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm cũng như sự nhạy cảm của nhà quản trị để có thể khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại. Trong chương tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro đã nêu trên vào quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty than Cọc 6 - một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh. Chương 3: áp dụng quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty than cọc 6 - doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh Phần lớn khoáng sàng than Việt Nam tập trung ở bể than Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu vực tập trung các mỏ than lớn của Việt Nam, các khu vực khai thác trải dọc từ vòng cung Đông Triều đến khu vực lân cận vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Cho đến nay, sản lượng khai thác than của Tổng công ty than Việt Nam tập trung chủ yếu ở các mỏ lộ thiên như Cọc 6, Cao Sơn, Đèo Nai, Hà Tu. Theo quy hoạch phát triển ngành than từ năm 2002 đến 2010 và dự báo tới 2020, trong những năm tới, sản lượng của các mỏ than lộ thiên lớn vẫn tăng đáng kể và duy trì ở mức cao. Hình 3.1: Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh Công ty than Cọc 6, tiền thân là mỏ than Cọc 6 - được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1960, là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam, quản lý khai thác khoáng sàng Cọc 6 nằm trong bể than Đông Bắc. Đây là doanh nghiệp hiện khai thác lộ thiên lớn nhất trong ngành với công suất khoảng 1,5 triệu tấn than/năm. Hiện nay công ty đang khai thác than ở hai khu vực là công trường xúc Tả Ngạn và công trường Thắng Lợi. Qua hơn 40 năm khai thác, công ty than Cọc 6 đã xây dựng mạng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở tương đối hoàn chỉnh phục vụ đắc lực cho việc khai thác than. Theo tổng sơ đồ phát triển ngành than năm 2004, với phương án khai thác mỏ ở công trường Đông Thắng Lợi, đáy mỏ xuống tới mức -255m. Tuy nhiên công ty than Cọc 6 cũng đứng trước các nguy cơ rủi ro. Trong chương này tác giả sẽ làm rõ các nguy cơ rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tương ứng. 3.1. Những nguy cơ rủi ro xét từ các điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 3.1.1. Nguy cơ rủi ro từ các điều kiện địa chất mỏ và tự nhiên Khoáng sàng Cọc 6 thuộc khối địa chất phía Nam của dải than Cẩm Phả. Trầm tích chứa than của mỏ thuộc đới Mêzôzôi (Mz), Hệ Trias (T), thống thượng, bậc nori-reti (T3n-r) với tổng chiều dày địa tầng gần 1000mét. Thành phần nham thạch gồm các loại cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và than, phân bố xen kẽ nhau. Trong phạm vi khoáng sàng Cọc 6 có mặt các vỉa than từ dưới lên là vỉa mỏng (1), vỉa dày (2), vỉa trên vỉa dày (3) và vỉa G (4). Vỉa mỏng (1) không duy trì trên toàn bộ diện tích của khoáng sàng, vỉa có chiều dày mỏng, nhiều lớp kẹp, chất lượng than xấu, không có giá trị khai thác Vỉa dày (2) nằm trên và cách vỉa mỏng (1) từ 100 đến 150m. Vỉa dày có mặt trên toàn bộ diện tích của khoáng sàng. Vỉa dày có chiều dày thay đổi từ 1 mét (LKL 361) đến 119,6 mét (LKL81). Nhìn chung chiều dày các tập vỉa dày (2) có xu hướng tăng dần về phía Đông và Bắc, tuy nhiên theo hai hướng từ Nam lên Bắc và từ Tây sang Đông vỉa dày (2) càng tách thành nhiều lớp than với cấu tạo vỉa khá phức tạp. Tại khu bắc công trường Tả Ngạn vỉa dày (2) được phân chia thành hai chùm vỉa (chùm 1 và chùm 2), khoảng cách địa tầng giữa hai chùm vỉa thay đổi trung bình từ 30 đến 60mét. Các chùm vỉa trong khu bắc Tả Ngạn có cấu tạo rất phức tạp, chiều dày than có xu thế giảm dần về hai hướng: Tây sang Đông và Nam lên Bắc. Vỉa dày (2) là đối tượng khai thác chính của công ty than Cọc 6 Vỉa dày trên vỉa dày (3), nằm phía trên và cách vỉa dày (2) từ 50 đến 100 mét, vỉa 3 chỉ phân bố trong phạm vi hẹp ở phía Đông Nam khu mỏ. Cấu tạo vỉa trên vỉa dày (3) đơn giản, chiều dày vỉa thay đổi từ 0,35 đến 16,45 mét Vỉa G (4) phân bố ở phần trên cùng của địa tầng mỏ Cọc 6, vỉa này có diện phân bố hẹp ở phía Đông, tạo thành một dải chạy dài theo hướng Bắc Nam. Chiều dày vỉa này biến đổi trong phạm vi rộng, từ 2,20mét đến 38,70 mét, vỉa có cấu tạo phức tạp. Đây là vỉa than được khai thác đồng thời với vỉa dày (2) Khoáng sàng Cọc 6 nằm ở trung tâm của dải than Nam Cẩm Phả, cũng là trung tâm của khối kiến tạo Nam Cẩm Phả. Trong phạm vi phân bố của khoáng sàng có nhiều đứt gãy và nếp uốn lớn nhỏ khác nhau, các đứt gãy lớn phân cắt khoáng sàng Cọc 6 thành 5 khối địa chất: khối Bắc, khối Nam, khối trung tâm, khối Đông Bắc và khối Tây Bắc. Mặc dù công tác thăm dò ở khoáng sàng Cọc 6 đã tiến hành qua nhiều giai đoạn, nhưng việc nghiên cứu và tính toán trữ lượng ở khối Bắc hầu như còn bỏ ngỏ. Khối Nam có diện tích phân bố lớn, với cấu trúc gồm nhiều nếp lồi và nếp lõm liên tiếp. Các nếp uốn chính có trục chạy gần song song với nhau theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, góc dốc của các cánh nếp uốn từ 15 đến 35 độ. Trong khối Nam vỉa dày (2) có cấu tạo tương đối ổn định. Chiều dày vỉa và mức độ phức tạp của cấu tạo vỉa tăng dần theo hai hướng Bắc và Đông. Khối trung tâm có diện tích không lớn, nhưng có cấu tạo vỉa rất phức tạp, tập trung một trữ lượng lớn của vỉa dày (2). Khối trung tâm bị chia cắt bởi các đứt gãy nhỏ. Khối Đông Bắc có cấu tạo vỉa rất phức tạp, từ Tây sang Đông và từ Nam lên Bắc, vỉa dày (2) có chiều dày tổng quát tăng dần, các vỉa than bị phân nhánh mạnh mẽ do số lớp kẹp cũng như chiều dày đá kẹp tăng. Khối này có cấu trúc đơn tà, hướng cắm về phía Bắc và Đông Bắc, góc dốc từ 25 đến 40 độ. Trong phạm vi khối Tây Bắc, vỉa than có cấu tạo phức tạp, vỉa dày 2 được phân bố như hai chùm vỉa, giữa 2 chùm vỉa này tuy vẫn phân bố các lớp than công nghiệp nhưng mật độ than rất thấp so với phần than nằm phía trên và dưới nó. Độ dốc nham thạch và vỉa than ở khối Tây Bắc khoảng 20 đến 30 độ. Điều kiện địa chất thuỷ văn ở khu vực khoáng sàng Cọc 6 cũng rất phức tạp cả ở tầng nước mặt và nước ngầm. Qua nhiều năm khai thác, địa hình bề mặt nguyên thuỷ đã biến đổi hoàn toàn dẫn đến hệ thống dòng chảy mặt trong mỏ cũng có nhiêu thay đổi. Nước ngầm được tàng trữ và vận động trong tầng tiềm thuỷ phân bố trên trụ vỉa dày (2) và tầng chứa nước áp lực nằm phía dưới trụ của vỉa dày (2). Hai tầng chứa nước này được ngăn cách bởi lớp đá sét kết và bột kết dày. Trong những năm qua, do quá trình đào sâu của mỏ đã làm thay đổi động thái của các tầng chứa nước, cao trình các tầng chứa nước bị hạ thấp từ 30 đến 50 mét so với ban đầu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do thiếu những lỗ khoan nghiên cứu địa chất thuỷ văn mà các dự báo về quy luật thay đổi động thái của các tầng chứa ngầm thuộc khoáng sàng Cọc 6 trong quá trình đào sâu mang tính chất định tính. Theo các tài liệu địa chất và tài liệu khác, hiện tình hình sản xuất và điều kiện khai thác của công ty có nhiều khó khăn và phức tạp, bờ tụt lở, cung độ vận chuyển than và đất đá xa, khai thác xuống sâu, đáy mỏ hiện ở mức -117m tại công trường xúc Tả Ngạn. Hàng năm công ty chỉ tiến hành khai thác trong thời gian mùa khô khoảng 4 - 5 tháng, gương khai thác than thường trong trạng thái lầy lội. Việc phân biệt than và đá kẹp có độ ẩm cao là rất khó khăn đối với người vận hành máy xúc ở tầm nhìn từ khoảng cách 3 - 5m. Trữ lượng địa chất huy động vào khai thác lộ thiên tính đến ngày 31/12/2004 còn lại là 41,065 triệu tấn, tương ứng trữ lượng than công nghiệp là 47,225 triệu tấn, khối lượng đất đá bóc 541.056.000 m3, hệ số bóc trung bình 11,5m3/tấn. Than Cọc 6 là than antraxit có chất lượng tương đối tốt, độ tro thấp, nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp. Tuy nhiên do vỉa có cấu tạo rất phức tạp, chiều dày tổng quát của vỉa lớn, có nhiều lớp kẹp, hơn nữa thành phần đá kẹp chủ yếu là bột kết và sét kết có màu đen, kết cấu khá mềm nên việc xúc chọn lọc rất khó thực hiện. Bảng 3.1. Tổng hợp chất lượng than của Công ty than Cọc 6 TT Chỉ tiêu Vỉa dày (2) Vỉa G(4) Khối Nam Khối Tây Nam Khối Tây Bắc Khối Đông Nam Trung bình 1 Độ tro phân tích, Ak% 12,04 14,35 13,7 17,38 13,62 14,58 2 Chất bốc, V% 5,62 5,83 4,93 4,3 5,17 6,15 3 Độ ẩm, W% 0,88 1,48 0,8 1,15 1,08 1,93 4 Nhiệt năng, Q Kcal/kg 83888 8920 8252 8245 8294 7555 5 Tỷ lệ lưu huỳnh, S% 0,42 0,45 0,45 0,5 0,45 0,43 6 Tỷ trọng, g g/cm3 1,42 1,42 1,45 1,49 1,45 1,41 Trong tổng sơ đồ phát triển ngành than giai đoạn 2005 - 2010 có xét đến triển vọng 2020, dự kiến công ty than Cọc 6 sẽ kết thúc khai thác lộ thiên ở mức -255m ở khu Thắng Lợi, mở rộng về phía Đông, Bắc phay B cũng như gầm Tả Ngạn khai thác vỉa G để tận thu. Khu Động tụ Bắc Tả Ngạn sẽ sớm kết thúc khai thác trong năm 2005, ở mức đáy mỏ - 150m để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đổ bãi thải tạm vào khu này của 2 công ty than Cọc 6 và Đèo Nai (thực tế đến tháng 7 năm 2005, khu vực này đã đạt độ sâu -150m). Kết thúc khai thác khu Động tụ Bắc Tả Ngạn sẽ đưa khu Đông Nam vào khai thác; kết thúc khai thác khu Đông Nam sẽ đưa khu gầm Cọc 6 mở rộng và khu Bắc phay B vào khai thác nhằm duy trì công suất mỏ. Theo phương án này, sản lượng của công ty than Cọc 6 sẽ duy trì từ 2,2 đến 2,5 triệu tấn/năm, khối lượng đất đá bóc lớn nhất tương ứng 30 đến 34 triệu m3/năm. Mỏ Cọc 6 dự kiến kết thúc khai thác vào năm 2030. Bảng 3.2. Phương án kết thúc mỏ Cọc 6 tới mức -255m (thời điểm xác lập 2004) Năm Khối lượng đất đá bóc (1000m3) Sản lượng than khai thác (1000tấn) 2005 20.000 2.750 2006 - 2025 24.000 2.200 2026 - 2027 22.000 2.200 2028 5.000 1.000 2029 2.056 575 Tổng cộng 551.056 52.725 Như vậy, nhìn chung có thể đánh giá công ty than Cọc 6 có nguy cơ gặp phải những rủi ro từ điều kiện địa chất - tự nhiên như: Dự kiến tài nguyên không chính xác Dễ gặp trượt lở do điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn phức tạp và không có đủ tài liệu, thông tin để đánh giá Do cấu tạo các vỉa than khiến cho than khai thác có giá trị không cao, trong quá trình khai thác khó xúc chọn lọc. Tác giả cho rằng mức độ của những rủi ro này khá cao và xác suất xuất hiện cũng khá lớn vì trong các tài liệu còn để lại cho thấy trượt lở bờ mỏ là hiện tượng xuất hiện khá thường xuyên, trước năm 2002 có trượt lở ở bờ Đông Bắc, Tây Bắc, hiện nay bờ Nam phải hạ thấp v.v... Đối với rủi ro do dự kiến tài nguyên không chính xác (rủi ro do an toàn trữ lượng) có thể làm cho sản lượng của công ty không đạt như dự kiến, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư mở rộng của Công ty và chiến lược chung của toàn ngành. Ngoài ra, công ty than Cọc 6 cũng cần lưu ý các rủi ro do thiên nhiên như: mưa lũ, hạn hán. Trước đây, trong mùa mưa bão, sản xuất trên mỏ lộ thiên cũng bị ảnh hưởng làm giảm sản lượng, tuy nhiên công ty đã khắc phục bằng cách lập và điều chỉnh kế hoạch khai thác, hoặc tập trung sửa chữa máy móc thiết bị. Ngoài ra hiện nay hiện tượng hạn hán kéo dài, không có lũ tiểu mãn vào tháng 5 khiến nhà máy thuỷ điện Hoà Bình không đủ điện cung ứng cho các phụ tải, phải thực hiện cắt điện luân phiên làm cho sản xuất bị đình trệ. Tình trạng này xảy ra ở các năm 2003 và đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài trong năm 2004 gây nên tình trạng ngừng sản xuất ở công ty, giảm năng suất lao động và gây tâm lý ức chế cho người lao động. 3.1.2. Nguy cơ rủi ro từ điều kiện kỹ thuật - công nghệ Trên cơ sở đặc điểm địa chất mỏ và trình tự khai thác trong những năm qua và hiện nay, tại công ty đang áp dụng hệ thống khai thác có vận tải, đất đá đổ ra bãi thải ngoài (đất đá được chuyển bằng ô tô tự đổ ra bãi thải Đông Cao Sơn, Đông Bắc Cọc 6). Tuy nhiên hiện nay diện đổ thải của công ty than Cọc 6 gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ công tác xúc bốc hiện nay của công ty được cơ giới hoá bằng các loại máy xúc cáp gầu thuận và máy xúc thuỷ lực gầu ngược (để xúc than, đào hố bơm và hào tháo khô). Khâu khoan lỗ nổ mìn được thực hiện bằng máy khoan xoay cầu với đường kính lỗ khoan 250mm và khoan đập cáp với đường kính 200mm. Đất đá được vận chuyển bằng ô tô tự đổ trọng tải 30 đến 36 tấn, còn vận chuyển than thực hiện bằng ô tô tự đổ trọng tải 12 đến 30 tấn kết hợp với vận tải băng tải. Các máy móc thiết bị của công ty hiện nay hầu như đã hết khấu hao nhưng vẫn được phục hồi, sửa chữa lại để tận dụng cho sản xuất. Một số máy móc thiết bị được đầu tư mới có cải tiến về kỹ thuật, năng suất cao, hao phí vật liệu ít, khả năng hoạt động tương đối tốt (CAT, PC - 650, PC - 750). Thiết bị xúc bốc hiện nay của mỏ đa số là chạy điện, có tuổi thọ trên 10 năm nên tình trạng kỹ thuật chỉ đạt loại B và C, một số đang chờ tháo dỡ và chỉ có thể sử dụng để bốc xúc đất đá đổ ra bãi thải. Đặc điểm cấu tạo địa chất chủ yếu của vỉa dày (2) là vỉa có chiều dày lớn, cấu tạo phức tạp gồm nhiều lớp than và đá kẹp nằm xen kẽ nhau. Do đặc điểm thế nằm cắm ngược địa hình và chiều dày lớn, nên không thể mở vỉa bằng hào bám vách khai thác từ vách sang trụ. Khoan Nổ mìn Xúc than Than Xúc đất Đất đá Bơm nước moong Vận chuyển than Vận chuyển đất đá Bun ke, băng tải than Kho than tồn Bãi thải đất đá Sàng tuyển tại công ty Máng ga giao cho tuyển than Cửa Ông Bãi sàng gia công lại Than tận thu Đá bã sàng Cảng tiêu thụ nội địa Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty than Cọc 6 Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty than Cọc 6 được mô tả ở hình 3.2. Bảng 3.3. Thống kê máy móc thiết bị chủ yếu của công ty than Cọc 6 (tính đến ngày 31/12/2003) TT Tên thiết bị Mã hiệu ĐVT Số lượng 1 Máy khoan xoay cầu СБЩ 250 Cái 6 2 Máy khoan đứng 2H-125, 2H-135 Cái 2 3 Máy xúc lốp EO 2612 Cái 5 4 Máy xúc ЭКГ - 4,6m3 ЭКГ - 4,6 Cái 6 5 Máy xúc ЭКГ - 5A ЭКГ - 5A Cái 8 6 Máy xúc thuỷ lực PC - 650, 750, CAT Cái 3 7 Máy gạt xích D85A, CADET 250 Cái 21 8 Máy gạt lốp CAT Cái 5 9 Ô tô Bellaz 540 A 540A Cái 41 10 Ô tô Bellaz 7526 7526 Cái 5 11 Ô tô Bellaz 7522 7522 Cái 23 12 Ô tô Komatsu HD - 320, HD - 325 Cái 60 13 Ô tô Caterpillar CAT 270 Cái 15 14 Xe Kamaz 5511, 5320 Cái 12 15 Xe Huyndai HD 270 Cái 15 16 Ô tô phục vụ khác Cái 21 17 Máy tiện TK 62, TUR 50 Cái 14 18 Cần cẩu Cái 7 19 Băng sàng cào Hệ thống 5 20 Hệ thống bơm nước Hệ thống 10 21 Máy ép hơi RCB 112, N13 Cái 4 22 Cầu trục Palăng 5T, E131 - 10 Cái 2 23 Máy phay vạn năng SM 82 Cái 2 Hình 3.3: Hình ảnh hào mở vỉa (hào trong) của công ty than Cọc 6 Hiện nay công ty than Cọc 6 đã chọn mở vỉa bằng hào trong, loại hào đối hướng hai chiều với khai trường hẹp, khai thác xuống sâu. Hào mở vỉa bám vách vỉa chạy dọc theo đường phương, các công trình bố trí về hai phía. Đối với các vỉa than có góc cắm từ 20 đến 50o không thể áp dụng sơ đồ khấu than hỗn hợp máy xúc kết hợp với xe gạt nên việc bóc tách các lớp có chiều dày nhỏ dưới 0,2 - 0,5 mét sẽ rất khó khăn và tổn thất lên tới 70%. Trong thời gian tới công ty sẽ áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu, dọc, một bờ công tác, đất đá đổ bãi thải ngoài kết hợp bãi thải trong, công nghệ khấu theo lớp đứng. Các thiết bị hiện có vẫn tiếp tục được sử dụng, song có đầu tư thay thế dần các thiết bị cũ hiện nay với những thiết bị tiên tiến cơ động như máy xúc thuỷ lực dung tích gầu từ 6 đến 8 m3, máy khoan xoay cầu thuỷ lực đường kính mũi khoan từ 250 đến 300mm, ô tô tự đổ trọng tải lớn v.v... để khoan nổ, xúc bốc, vận tải đất đá; máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích từ 3 đến 5 m3, ô tô tải trọng 32 đến 40 tấn để đào sâu đáy mỏ, khai thác chọn lọc và vận tải than. Bảng 3.4. Số lượng máy móc thiết bị sử dụng (dự kiến 2006) TT Số lượng thiết bị chủ yếu ĐVT Số lượng 1 Máy xúc gầu thuận 4,6 á 5m3 Cái 11 2 Máy xúc thuỷ lực có E = 5 á7 m3 Cái 6 3 Máy xúc thuỷ lực có E = 2,8 á4,5 m3 Cái 5 4 Ô tô tự đổ : 27 - 42T Cái 84 5 Ô tô tự đổ : 50 - 60T Cái 20 6 Máy khoan thuỷ lực đường kính mũi khoan d = 120 -150 mm Cái 4 7 Máy khoan xoay cầu đường kính mũi khoan d = 150 -250 mm Cái 4 8 Xe gạt công suất 200 - 250CV Cái 18 9 Máy bơm thoát nước khai trường Cái 7 Qua các mô tả và đánh giá trên cho thấy mỏ than Cọc 6 ít gặp các rủi ro từ điều kiện kỹ thuật công nghệ. 3.1.3. Các nguy cơ rủi ro từ điều kiện kinh tế - xã hội Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 trong một số năm qua được tập hợp ở bảng 3.3. Trong những năm qua để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế, công ty than Cọc 6 đã có những bước phát triển cả về chất và lượng. Sản lượng khai thác và tiêu thụ liên tục tăng. Khối lượng đất đá bóc đảm bảo cho yêu cầu sản xuất. Năm 2003 tổng doanh thu tăng 2,68 lần so với năm 1999. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, công ty đã dần dần ổn định sản xuất, đạt mức lợi nhuận sau thuế cao, năm sau gấp khoảng 1,5 đến 2 lần năm trước. Số lượng lao động đạt ở mức ổn định, không có sự biến động lớn. Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty than Cọc 6 giai đoạn 1999 - 2003 Chỉ tiêu và đơn vị tính Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Than sản xuất, tấn 1.107.326 1.389.966 1.647.847 1.937.323 2.133.124 Khối lượng đất đá bóc, m3 3.530.405 4.473.745 7.016.540 9.122.050 12.584.159 Than tiêu thụ, tấn 1.258.753 1.235.913 1.596.990 1.920.509 2.003.373 Giá bán, đồng/tấn 164.653 186.048 198.061 206.299 258.867 Giá thành, đồng/tấn 135.722 153.947 186.900 198.709 211.885 Tổng doanh thu, ngàn đồng 193370267 231465278 334941172 400250683 518607760 Doanh thu than, ngàn đồng 191732730 229939911 316301676 396199569 493425810 Doanh thu khác, ngàn đồng 1.637.537 1.525.367 18.639.496 4.051.114 25.181.950 Lợi nhuận sau thuế, ngàn đồng 353.000 2.813.835 4.878.500 8.550.000 11.545.526 Số công nhân, người 4.582 4.453 4.337 4.553 4.313 Tuy nhiên, trong cơ cấu sản phẩm của công ty than Cọc 6, tỉ lệ than cục khá thấp, còn chủ yếu là cám 6 phục vụ ngành điện và bán cho các hộ lẻ nên doanh thu từ than không cao. Các khách hàng của công ty đa số là khách hàng truyền thống, đối với khách hàng xuất khẩu và 4 hộ chính (điện, đạm, giấy, xi măng) công ty bán qua Công ty tuyển than Cửa Ông, còn lại các hộ lẻ thì tự tiêu thụ. Các hộ này đa số cũng thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Các đơn vị tiêu thụ ngoài Tổng công ty và tiêu thụ nội bộ chiếm từ 10 - 15% sản lượng than tiêu thụ của doanh nghiệp. Về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, theo dõi từ năm 2000 trở lại đây cho thấy giá thành sản phẩm ngày càng tăng, cơ cấu giá thành tăng chủ yếu ở nhiên vật liệu, động lực, chi phí thuê ngoài và chi phí khác, còn chi phí nhân công và chi phí khấu hao lại có xu hướng giảm tỷ trọng. Tình hình tài chính của công ty không mấy khả quan, thường xuyên thiếu vốn phục vụ sản xuất và phải đi chiếm dụng từ bên ngoài, tỷ suất tự tài trợ ở mức trung bình, trong khoảng 33% đến 45%. Khả năng thanh toán ở mức kém, thể hiện ở hệ số thanh toán nhanh ở vào khoảng 0,2 - 0,5, còn hệ số thanh toán ngắn hạn ở vào mức dưới 1. Điều này cho thấy khả năng công ty thanh toán nợ là không tốt. Theo dõi trên bảng cân đối kế toán giai đoạn 1999 - 2003 cho thấy hàng tồn kho của công ty so với tài sản lưu động ở vào mức từ 45 đến 50 %, đây là một mức khá cao so với các công ty có cùng công nghệ khai thác ở trong vùng (hệ số quay vòng của hàng tồn kho tuy còn thấp nhưng 2 gần đây đã được cải thiện). Tương tự, các khoản phải thu, nhất là khoản phải thu của khách hàng, cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản lưu động, tốc độ quay vòng các khoản phải thu không cao nhưng đã được cải thiện từ mức 5,73 vòng/năm vào năm 1999 lên đến 17,62 vòng/năm vào năm 2003; số ngày doanh thu chưa thu còn khá lớn, trung bình hơn 40 ngày trong giai đoạn 1999 đến 2003. Theo phân bổ của Tổng công ty than Việt Nam, thị trường tiêu thụ than của Công ty than Cọc 6 bao gồm: Than cục A và cám A xuất khẩu cho các khách hàng của Tổng công ty than Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Âu v.v... Than cám và cục thường bán cho các hộ tiêu thụ trong nước gồm giấy Bãi Bằng, đạm Hà Bắc, xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng Theo Tổng sơ đồ và chiến lược than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020, từ 2006 nhu cầu than cho nhiệt điện và xi măng bắt đầu tăng mạnh, đến 2010 nhu cầu than cho nhiệt điện tăng 3,5 lần và xi măng tăng 2,3 lần so với hiện nay, nên trong thời gian tới công ty than Cọc 6 dự kiến giảm lượng than bán cho Cửa Ông, tăng năng lực sàng và nghiền than đạt chất lượng cấp cho nhiệt điện (cám 5 và 6). Các sản phẩm than sạch qua sàng tuyển ở Cửa Ông cũng như sàng mỏ đều phải đảm bảo theo quy định nhà nước đối với than vùng Hòn Gai - Cẩm Phả theo TCVN 1790: 1999 và TCN. Dự kiến vốn đầu tư mở rộng sản xuất cho công tư than Cọc 6 trong thời gian tới (khoảng 1.115.138 triệu đồng gồm cả vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư duy trì sản xuất) sẽ được tạo lập từ các nguồn sau: Vốn vay của nước ngoài (được bảo lãnh của Nhà nước) để mua thiết bị đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất Vốn vay của các Ngân hàng đầu tư phát triển Vốn khấu hao cơ bản để lại và lãi của sản xuất than dùng cho việc tái đầu tư Theo báo cáo nghiên cứu khả thi phương án đầu tư mở rộng sản xuất của công ty than Cọc 6, công ty hoàn toàn có thể cân đối tài chính khi vay nợ. Nhu cầu lao động của công ty than Cọc 6 trong thời gian tới được tập hợp ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Nhu cầu lao động tổng hợp STT Nghề nghiệp Định biên Trực tiếp (người) Danh sách (người) I Lao động trực tiếp 1783 2083 1 Lắp máy xúc 7ng/máy 77 84 2 Lái máy khoan 7ng/máy 35 38 3 Công nhân nổ mìn 30 33 4 Lái máy gạt 4ng/máy 48 52 5 Lái ôtô khai trường 4ng/máy 560 756 6 CN.đầu đường bãi thải 15 17 7 Làm đường 35 38 8 Bơm khai trường 6ng/ca 36 39 9 Sửa chữa thiết bị 300 327 10 CN. vận hành lưới điện 4ng/ca 24 26 11 Chỉ huy sản xuất 11% 79 79 12 Dây chuyền trên mặt 334 364 13 Bảo vệ 7ng/ca 210 230 II Khối cơ quan 11% 196 196 1 Phục vụ + ăn ca 52 56 III Toàn mỏ 2031 2335 Như vậy có thể thấy so với số lao động cần cho sản xuất, hiện tại công ty than Cọc 6 dư thừa khoảng một nửa số lượng lao động. Trong những năm gần đây, do thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, công ty than Cọc 6 cũng gặp phải một số khó khăn về giá vật tư đầu vào làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Chẳng hạn, giá nhiên liệu liên tục tăng làm cho tỷ trọng chi phí nhiên liệu trong giá thành tăng lên. Trong khi đó, than là mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế, là nhiên liệu cho sản xuất điện, giấy, xi măng, nguyên liệu cho sản xuất phân đạm, nên bị Nhà nước khống chế giá đầu ra để không tăng giá dây chuyền. Điều đó dẫn tới doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến lợi nhuận - mặc dù các doanh nghiệp trong ngành than chịu sự điều tiết lợi nhuận từ Tổng công ty than Việt Nam (Tổng công ty than Việt Nam hiện nay mua than của Công ty than Cọc 6 với giá trung bình khoảng 245.000 đồng/tấn). Việc xác định mức tăng giá xăng dầu, sản phẩm 100% nhập khẩu, trong tình hình hiện nay trở nên không hợp lý, do mức độ biến động của sản phẩm này không theo quy luật nhất định, vì đây là sản phẩm có tính “nhạy cảm”, biên độ và mức giá thay đổi còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế - chính trị trên thế giới. Vì vậy, trong luận văn này tác giả không xác định xác suất tăng giá nhiên liệu do tác động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Qua các phân tích và đánh giá trên cho thấy công ty có nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro về tài chính như khả năng thanh toán, kém chủ động về vốn kinh doanh và về dự trữ vật tư phục vụ sản xuất v.v... Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ của các rủi ro này do thiếu số liệu theo dõi đủ tin cậy nên khó có thể đánh giá được xác suất phát sinh rủi ro mà chỉ có thể nhận xét rằng các rủi ro về tài chính và rủi ro do tăng giá nhiên liệu là các rủi ro thuộc nhóm nguy cơ cao và mức độ thiệt hại cũng lớn. Các rủi ro về an toàn trữ lượng, về điều kiện địa chất tự nhiên cũng là các rủi ro có nguy cơ cao, tuy nhiên theo tác giả mức độ thiệt hại không lớn như các rủi ro về tài chính và rủi ro do tăng giá nhiên liệu vì theo quy định về cấp trữ lượng đã chấp nhận sai số. Còn rủi ro về tai nạn lao động là rủi ro có xác suất xuất hiện khá thấp vì qua thực tế và các tài liệu theo dõi cho thấy an toàn lao động trên mỏ lộ thiên đã được đề cao và có thể kiểm soát tương đối dễ dàng nên nếu phát sinh thì mức độ thiệt hại cũng không quá cao. Tình trạng thừa lao động cũng là một rủi ro, tuy nhiên công ty than Cọc 6 cũng như các doanh nghiệp trong ngành than phải giải quyết vấn đề xã hội. Mức độ thiệt hại của rủi ro thừa lao động của doanh nghiệp so với mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế khi một số lượng lớn lao động bị thất nghiệp có thể coi là nhỏ. Các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 và mức độ thiệt hại của chúng về mặt định tính có thể được tập hợp theo ma trận ở hình 3.4. Trong hai tiêu chí mức độ nghiêm trọng của rủi ro (đo lường bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm v.v...) và xác suất xuất hiện rủi ro (số lần xảy ra rủi ro hay khả năng xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định) thì mức độ nghiêm trọng của rủi ro đóng vai trò quyết định. Do đó sau khi tập hợp các rủi ro phát sinh ở hình 3.4, tác giả đề xuất các nhà quản trị tập trung vào những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó theo thứ tự sẽ đến các nhóm II và III và sau cùng là nhóm IV. Xác suất xuất hiện rủi ro Cao Thấp Mức độ nghiêm trọng của rủi ro Cao I 1. Rủi ro về khả năng thanh toán và tự tài trợ 2. Rủi ro do tăng giá nhiên liệu 3. Rủi ro về an toàn trữ lượng II 1. Rủi ro về điều kiện địa chất tự nhiên dẫn đến trượt lở bờ mỏ, chập tầng v.v... Thấp III 1. Rủi ro do yếu tố thiên nhiên (mưa, bão, hạn hán v.v...) 2. Rủi ro do thừa lao động IV 1. Rủi ro do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 2. Rủi ro do bạn hàng mất khả năng thanh toán Hình 3.4. Ma trận xác định rủi ro trong sản xuất của công ty than Cọc 6 có xét tới mức độ nghiêm trọng của rủi ro và xác suất xuất hiện rủi ro 3.2. áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro đối với các rủi ro phát sinh trong công ty than Cọc 6 Với định hướng phát triển của ngành than và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, công ty than Cọc 6 không gặp phải các rủi ro về thị trường tiêu thụ khiến doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất. Một số rủi ro khác như rủi ro về giảm giá bán sản phẩm cũng đã được hạn chế, do giá bán của doanh nghiệp có sự điều tiết của Tổng công ty than Việt Nam trên cơ sở tô mỏ. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn có nguy cơ trước những rủi ro về dự trữ vật tư, về tài chính, về lao động, về điều kiện địa chất - tự nhiên v.v... Để đưa ra những phương pháp quản trị rủi ro đối với công ty than Cọc 6, quan điểm tiếp cận rủi ro của tác giả ở đây là quan điểm duy vật biện chứng, từ các nguồn tài liệu và các căn cứ khoa học khác. Đối với các rủi ro có thể phát sinh, tác giả đề xuất doanh nghiệp sử dụng kết hợp các phương pháp quản trị rủi ro để có thể giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đặc điểm khai thác xuống sâu hiện nay ở doanh nghiệp và đặc điểm của máy móc thiết bị, nhất là thiết bị xúc bốc, công ty than Cọc 6 cần lưu ý đến việc thay thế các máy xúc chạy điện đã cũ bằng máy xúc thuỷ lực, để đề phòng rủi ro trong quá trình khai thác gặp mưa lớn bất ngờ khi đang khai thác ở mức sâu. Khai thác dưới sâu, thấp hơn mức thoát nước tự chảy (+30) xấp xỉ 90 - 100m, đáy mỏ chất hẹp lầy lội, diện công tác của các thiết bị hẹp, phải di chuyển nhiều v.v... nên doanh nghiệp cần chú ý đến sự mất an toàn do tụt lở bờ mỏ, mưa bão bất ngờ v.v... và đất đá tụt từ các bờ mỏ xuống. Khi các rủi ro do điều kiện địa chất tự nhiên phát sinh, dẫn đến thiệt hại về máy móc thiết bị và phải ngừng sản xuất, doanh nghiệp không chỉ bị thiệt hại về tài sản, mà còn phải chịu các chi phí phát sinh khác (các chi phí cố định) và các chi phí phát sinh khi khắc phục thiệt hại, mà bồi thường bảo hiểm chỉ có thể khắc phục một phần. Để quản trị các rủi ro phát sinh trong chuẩn bị sản xuất và sản xuất này, ngoài việc đảm bảo thông tin (thông tin về địa chất, đặc điểm khí hậu, thời tiết v.v...), doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp chuyên gia, tận dụng các kinh nghiệm của các nhà quản trị để dự đoán rủi ro, sự cố phát sinh để từ đó có biện pháp giảm thiểu thiệt hại như bố trí máy móc thiết bị hợp lý (xử lý dự phòng), khoan các lỗ khoan giảm áp (xử lý khắc phục), mua dịch vụ bảo hiểm cho bên thứ 3 và cho máy móc thiết bị (xử lý dự phòng). Với rủi ro do điều kiện thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp quản trị rủi ro trong chuẩn bị sản xuất để phòng tránh và khắc phục hậu quả. Ví dụ như trong mùa mưa bão, khai thác than gặp khó khăn, nên trong quá trình lập kế hoạch doanh nghiệp không nên đặt sản lượng khai thác quá cao, và có thể tập trung vào sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Trong trường hợp mùa khô hạn, thiếu điện, công ty có thể có các điều chỉnh trong tổ chức sản xuất, tổ chức ca làm việc để có thể duy trì sản lượng kế hoạch nhưng vẫn phù hợp với tâm sinh lý của người lao động mà không xảy ra tình trạng đình trệ sản xuất. Nhằm đảm bảo cho tính chủ động trong kinh doanh, tận dụng sự điều tiết và hỗ trợ trong Tổng công ty than Việt Nam, công ty than Cọc 6 cần nâng cao tỉ suất tự tài trợ lên đến mức 50% để đảm bảo an toàn trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay (có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm và đang gặp khó khăn do yếu tố lạm phát) bằng các giải pháp như giảm nợ và chuyển nợ vay thành vốn cổ phần. Đây là phương pháp san sẻ rủi ro giữa các bên đối tác. Để khắc phục và giảm tỉ lệ khoản phải thu trong vốn lưu động của công ty, theo đề xuất của tác giả, doanh nghiệp cần theo dõi và có chính sách bán hàng linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Ngoài các khách hàng do Tổng công ty than Việt Nam chỉ định nên công ty bán than qua công ty Tuyển than Cửa Ông và được thanh toán sau 5 ngày, các khách hàng lẻ khác chủ yếu là các công ty chế biến và kinh doanh than trong ngành như công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh v.v... và các khách hàng khác. Để có chính sách bán hàng linh hoạt với các đối tượng này, công ty than Cọc 6 cần lập hồ sơ thống kê theo dõi khách hàng để có sự tổng kết, đánh giá về mức độ tin cậy trong thanh toán, mức độ thân thuộc của khách hàng (sử dụng phương pháp thống kê). Các thông tin phục vụ cho quá trình theo dõi khách hàng đã được tập hợp ở bảng 2.1. Việc lập hồ sơ quản lý thông tin này là việc không khó và không đòi hỏi phát sinh chi phí, nó cần được đưa vào một trong những nhiệm vụ của bộ phận tiêu thụ của phòng kế hoạch trong công ty trong một quy định cụ thể (sử dụng phương pháp hành chính). Từ các thông tin này, có thể đối với một số khách hàng sẽ áp dụng hình thức thu tiền ngay, một số khác đồng ý cho trả chậm trong thời hạn nhất định kèm theo các ràng buộc khác trong thanh toán để đảm bảo an toàn tài chính. Các thông tin này cũng góp phần giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường tỉ mỉ hơn. Trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của doanh nghiệp cần chú ý đến kế hoạch bảo hộ lao động và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Rủi ro phát sinh do tai nạn và sự cố trên công trường lộ thiên thường có tần xuất phát sinh thấp hơn so với ở các mỏ than hầm lò, tuy nhiên cũng không thể chủ quan. Mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm cho bên thứ 3 đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là phương pháp quản trị rủi ro thích hợp trên cơ sở đề phòng trước các rủi ro của nhà quản trị. Ngoài ra, có thể quản trị các rủi ro do tai nạn, sự cố có cả yếu tố chủ quan và khách quan bằng các phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục và phương pháp kinh tế. Ví dụ, định kì hàng quý công ty có thể tổ chức các lớp học an toàn và huấn luyện lại để nhắc nhở cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất. Thậm chí trong một vài trường hợp, công ty cũng có thể phổ biến, giáo dục công nhân vào đầu/cuối ca làm việc, ngay tại địa điểm làm việc để có được trực quan sinh động và có hiệu quả cao. Công ty cũng có thể xây dựng các quy định về an toàn lao động cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay tại doanh nghiệp và ban hành các quy chế thưởng - phạt - bồi thường hợp lý nhằm ngăn ngừa các hoạt động vô ý hoặc phát huy những thành tích trong việc đảm bảo quy trình quy phạm khai thác lộ thiên, quy phạm an toàn về vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quy phạm an toàn lao động và phòng chống cháy v.v... Đối với các rủi ro có thể phát sinh trong dự trữ vật tư, đối với các vật tư chủ yếu như răng gầu xúc, thuốc nổ và phụ kiện nổ, mũi khoan xoay cầu v.v... ngoài việc phải rà soát lại định mức tiêu hao, còn cần xây dựng được kế hoạch cung cấp và dự trữ vật tư hợp lý, chấm dứt tình trạng cung ứng và dự trữ vật tư dựa trên kinh nghiệm và quy mô sản xuất của năm trước trong công ty hiện tại. Ngoài ra, trong tình trạng xăng dầu liên tục tăng giá như hiện nay, doanh nghiệp cũng cần đối phó với tình trạng tăng giá nhiên liệu. Như vậy, với kế hoạch cung ứng và dự trữ vật tư hàng năm, hàng quý, doanh nghiệp cần phải có các phương án dự phòng khi nhiên liệu tăng giá. Trong 5 năm gần đây, do giá nhiên liệu thay đổi nên chi phí nhiên liệu bình quân tăng 12,47%. Trong kết cấu giá thành của công ty than Cọc 6, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng từ 13% đến 14,5%. Tất nhiên, chi phí nhiên liệu tăng không chỉ vì lý do giá xăng dầu trên thị trường thay đổi (doanh nghiệp không thể kiểm soát được), mà còn bởi lý do doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị trong sản xuất và do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu và đi xa, cung độ vận chuyển ngày càng tăng. Do đó, để kiểm soát tốc độ tăng chi phí nhiên liệu và các chi phí khác, công ty cần đề ra các quy định cụ thể để cán bộ công nhân viên thực hành tiết kiệm triệt để. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực của đội ngũ kế toán để có thể tập hợp đúng, đủ, hợp lý các chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh và giải pháp quản trị rủi ro được đề xuất tập hợp trong bảng dưới đây 3.7. Bảng 3.7. Các rủi ro có thể gặp phải và giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng cho công ty than Cọc 6 TT Các loại hình rủi ro Giải pháp quản trị 1 Rủi ro về khả năng thanh toán và tự tài trợ Giảm nợ Chuyển nợ vay thành vốn cổ phần 2 Rủi ro do tăng chi phí nhiên liệu và các vật tư đầu vào khác Chấp nhận có điều kiện Sử dụng phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục và kinh tế để thúc đẩy tiết kiệm triệt để, thống kê các mức tiêu hao và chi phí có liên quan 3 Rủi ro về an toàn trữ lượng Chấp nhận có điều kiện 4 Rủi ro về điều kiện địa chất tự nhiên Chấp nhận có điều kiện Sử dụng phương pháp chuyên gia để định dạng rủi ro và đưa ra các giải pháp xử lý khắc phục hợp lý Mua dịch vụ bảo hiểm phù hợp cho tài sản và bảo hiểm cho bên thứ 3 5 Rủi ro do yếu tố thiên nhiên Sử dụng các giải pháp trong tổ chức sản xuất để khắc phục rủi ro trong chuẩn bị sản xuất 6 Rủi ro do thừa lao động Chấp nhận có điều kiện 7 Rủi ro do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Sử dụng phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục để nâng cao ý thức an toàn và kỹ năng đảm bảo an toàn trong sản xuất Mua các loại dịch vụ bảo hiểm phù hợp 8 Rủi ro do khách hàng mất khả năng thanh toán Lập bảng theo dõi và thống kê các thông tin về khách hàng để xây dựng sách lược giá và sách lược bán chịu phù hợp Cũng cần khẳng định lại rằng, vai trò của quản trị rủi ro phải được nhấn mạnh và đề cao không chỉ với các nhà quản trị trong công ty than Cọc 6, mà còn phải được phổ biến tới toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Bởi vì quản trị rủi ro chỉ có thể thu được những kết quả tốt khi tất cả các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời để nhận dạng và phân loại rủi ro, và cũng phải được kết hợp với kinh nghiệm quản trị và độ nhanh nhạy của các nhà quản trị doanh nghiệp để có các biện pháp đề phòng, hạn chế tối đa thiệt hại của rủi ro. Nói tóm lại, các rủi ro trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói riêng là muôn hình vạn trạng, chúng luôn rình rập và đe doạ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp công nghiệp mỏ, công ty than Cọc 6 cũng có nguy cơ đe doạ bởi các rủi ro, nhưng do điều kiện sản xuất khai thác là khác nhau, tiềm lực tài chính khác nhau, năng lực của cán bộ quản lý và công nhân viên khác nhau nên rủi ro phát sinh trong sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 cũng có đặc điểm khác với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Để đưa ra một phương pháp chung trong quá trình quản trị là rất khó khăn, vì các phương pháp quản trị ở đây có mối liên hệ tổng thể với nhau và với các phương pháp quản trị kinh doanh. Vấn đề là các nhà quản trị phải nhận thức được rủi ro tất yếu sẽ xảy ra, có thể không gây thiệt hại (do chúng đã được nhận dạng trước và có giải pháp phòng ngừa, giảm tối đa thiệt hại), có thể sẽ gây thiệt hại tuy không nghiêm trọng (vì đã có giải pháp giảm thiểu thiệt hại), có thể sẽ gây thiệt hại rất lớn mà nhà quản trị phải chấp nhận v.v... vì thế cần thiết phải đề cao công tác thống kê và đảm bảo thông tin trong doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng quản trị và coi quản trị rủi ro là một chức năng cần lưu khi thực hiện bất cứ một chức năng quản trị truyền thống nào. Kết luận chương 3 Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1 tháng 8 năm 1960, mỏ than Cọc 6 - nay là công ty than Cọc 6 đã trở thành doanh nghiệp khai thác than lộ thiên với quy mô lớn nhất trong Tổng công ty than Việt Nam. Công suất hiện nay của công ty đạt hơn 2 triệu tấn/năm và theo tổng sơ đồ phát triển ngành than tới năm 2020, công suất sẽ đạt từ 2,2 triệu - 2,5 triệu tấn than/năm. Dự kiến, công ty than Cọc 6 sẽ kết thúc khai thác vào năm 2030, độ sâu kết thúc -225m. Trong thời gian còn lại, công ty than Cọc 6 sẽ tiếp tục mở rộng quy mô khai thác, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, bán cho các hộ tiêu thụ chính như điện, đạm, giấy, xi măng theo điều tiết và phân bổ của Tổng công ty than Việt Nam và bán cho các hộ tiêu thụ lẻ khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 không gặp khó khăn về thị trường hay về bạn hàng, nhưng các rủi ro khác do điều kiện địa chất tự nhiên, do dự trữ vật tư, lao động và dự trữ tài chính là các rủi ro chính có thể đe doạ đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trên cơ sở các rủi ro đã xác định, tác giả đã đề xuất các phương pháp quản trị rủi ro có thể áp dụng trong điều kiện của doanh nghiệp. Đó là doanh nghiệp kết hợp sử dụng các phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, phương pháp mua bảo hiểm, phương pháp quản trị rủi ro trong dự trữ vật tư, dự trữ tài chính v.v... để quản trị rủi ro, trên cơ sở tiếp cận các rủi ro này theo quan điểm duy vật biện chứng. Công ty cũng cần đề cao vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì rủi ro có muôn hình vạn trạng và mức độ thiệt hại khác nhau. Công tác quản trị rủi ro không chỉ là nhiệm vụ của các nhà quản trị, mà còn là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong công ty, để có thể có các thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp cho quá trình ra quyết định quản trị. Kết luận Từ trước đến nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp mỏ nói riêng, rủi ro và quản trị rủi ro chưa được tìm hiểu, nghiên cứu để tập hợp thành lý luận cụ thể mặc dù trong thực tiễn cũng đã có những quy định, những yêu cầu cụ thể của nhà nước, của các cơ quan quản lý ngành và các nhà quản trị nhằm hạn chế hoặc khắc phục những thiệt hại phát sinh do rủi ro. Tuy vậy, trong nhận thức của các nhà quản trị, đây vẫn là những hành động đơn lẻ, không nằm trong tổng thể những phương pháp có đối tượng cụ thể để có thể nhận dạng và đề ra các quyết định đối phó tận gốc với rủi ro. Vì vậy, trong luận văn thạc sỹ ngành kinh tế mỏ địa chất của tác giả với tên gọi “Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên ở vùng Quảng Ninh” đã nghiên cứu, đưa ra các khái niệm cơ bản nhất về rủi ro và quản trị rủi ro, các phương pháp quản trị rủi ro có liên hệ mật thiết với đặc điểm của ngành công nghiệp mỏ. Tác giả cũng đã đề xuất áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 - một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên lớn trong Tổng công ty than Việt Nam ở vùng Quảng Ninh, trong điều kiện doanh nghiệp này đang mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế và phục vụ xuất khẩu. Tài liệu tham khảo Báo cáo nghiên cứu khả thi mở rộng sản xuất kinh doanh công ty than Cọc Sáu, 2001. Báo cáo nghiên cứu khả thi mở rộng sản xuất kinh doanh công ty than Cọc Sáu, 2003. Bùi Hữu Phước, Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu (2004), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, 2004. Đặng Huy Thái (2002), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp công nghiệp mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2003. Đặng Thị Tuyết (2002), “Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái”. Đặng Thị Tuyết (2002), “Một hình thức đầu tư tài chính ngắn hạn an toàn, hiệu quả”. Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà xuất bản Thống kê, 2002. Lại Kim Bảng, Phan Thị Thái (2002), Lập và phân tích dự án đầu tư, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Nghị định số 199/2004/NĐ - CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Ngô Thế Bính (2004), Kinh tế tổ chức doanh nghiệp, Bài giảng dành cho cao học khối kỹ thuật mỏ, Trường Đại học Mỏ Địa chất. Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu, Lê Tấn Bửu, Bùi Thanh Tráng (2003), Rủi ro kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. Nguyen Dinh Duong, Eddy Nierynck, Tran Van Y, Luc Hens (2004), “Land use changes and GIS - database development for strategic environmental assessment in HaLong Bay, Quang Ninh province, Vietnam”. Nguyễn Công Nghiệp, Nguyễn Thức Minh (1999), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính. Nguyễn Xuân Thuỷ, Quản trị dự án đầu tư, Viện Đào tạo mở rộng, 1993. Phạm Đình Tân, Đặng Huy Thái (2002), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá doanh nghiệp công nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Sổ tay hướng dẫn đánh giá kinh tế dự án công nghiệp của UNIDO, Hà Nội, 1993 (Sách dịch). Thông tư số 107/2001/TT - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp. Thông tư số 89/2002/TT - BTC ngày 9 tháng 10 năm 2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/ QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 04/2005/ TT- BXD ngày 1 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng sơ đồ phát triển ngành than giai đoạn 2001 - 2010 có tính đến triển vọng 2020, 2001. Tổng sơ đồ phát triển ngành than giai đoạn 2005 - 2010 có tính đến triển vọng 2020, 2005. Vũ Thuỳ Dương (chủ biên), Quản trị dự án, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. V. Badino, G.A. Blengini, C.Dinis da Gama (2003), Sustainable development indicators as a tool of mineral commodities, Milos 2003. Environment Risk Management, Environment Australia - Best Practice Environmental Management in Mining, 1999. Gary R. Heerkens, Biên dịch Eco Press, hiệu đính: TS. Nguyễn Cao Thắng, Quản lí dự án, Nhà xuất bản Thống kê, 2004. E. Ingersoll, R.Dimatteo, R.A. Vysatova, Financing large - scale increases in PV production capacity through innovative risk management structures and contracts. K. Komnitsas, Z. Agioustantis (2003), Risk assessment and sustainable development framework in the mining industry. J. Kretschmann, S. Kullmann (1999), Riskiomanagement in der Brennstoffwirtschaft, Wirtschaffwelt energie, No 10, 11, 12/1999. J. Kretschmann, S. Kullmann (1999), Riskiomanagement bei der Deutschen Steinkohle AG im Rahmen des Gesetzes eur Kontrolle und Transparenz im Unternehmensbereich (KontraG), Bergbau 11/1999. Pierre Memand, Regula Brunies, bản dịch tiếng Việt Quản lí rủi ro trong các dự án xây dựng. Patrick J. Montana, Bruce H. Charnov (2000), Management, Barron’s. M. Phillips, B.H. Browne (2001), Accelerating P.V markets in developing countries. M.Porter, (1982), Competitive Strategy, Free Press, 2002. Alfred Rappaport (1981), Selecting strategies that create shareholder value, Havard Business Review. Michael Regester, Judy Larkin (1997), Risk issues and crisis management, Kogan Page 2002. Riskiomanagement gemaess KontraG und die Umsetzung im deutschen Steinkohlenberbau, Glueckauf 135 (1999). D. La Rue, A. Laillat, Kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1992 (Sách dịch). D. Sotiropoulos, N. Kolovos, A. Georgakopoulos (2003), Environmental sustainabitility indices: A comparision case study. B.V. Vlasenko, V.P Potatvo, V.A. Fedorin (2001), Mining and technical monitoring at coal mines, 17th International mining congress and exhibition of Turkey. Vietnam country analysis brief: documents from UNDP, 2004. D van Well - Stam, F Lindenaar, S van Kinderen, B van den Bunt (2003), “Project risk management”, Kogan Page, 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng N.doc
Luận văn liên quan