Quy hoạch điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng Long Biên

MỤC LỤC CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐIỂM TRUNG CHUYỂN GIAO THÔNG VẬN3 1.1Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị:3 1.1.1. Vận tải hành khách công cộng.3 1.1.2 Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.5 1.2. Tổng quan về quy hoạch GTVT đô thị9 1.2.1 Khái niệm9 1.2.2 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch GTVT đô thị10 1.2.3 Bản chất và tiến trình phát triển của quy hoạch giao thông vận tải11 1.2.4 Nội dung của quy hoạch GTVT đô thị13 1.2.5 Quá trình lập quy hoạch GTVT đô thị14 1.3Các biện pháp khi tổ chức giao thông. 16 1.3.1 Khái niệm16 1.3.2 Các biện pháp tổ chức giao thông gồm:17 1.4Tổng quan về điểm trung chuyển :18 1.4.1. Khái niệm điểm trung chuyển:18 1.4.2 Cấu tạo, chức năng của điểm trung chuyển.19 1.4.3 Phân loại điểm trung chuyển.20 1.4.4 Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt.21 1.4.5 Các bước lập quy hoạch điểm trung chuyển.21 1.4.6 Yêu cầu khi tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển:22 1.5 Kết luận chương .22 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN23 2.1 Hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội23 2.1.1 Nhu cầu đi lại của dân cư thành phố Hà Nội.23 2.1.2 Cơ cấu phương tiện đi lại của Hà Nội theo số lượng phương tiện.23 2.1.3 Mạng lưới tuyến buýt và sản lượng khai thác. 25 2.1.4 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng.25 2.1. 5 Hiện trạng phương tiện vận tải:31 2.1.6: Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nội31 2.1.7 Đánh giá hiện trạng hoạt động của VTHKCC34 2.1.8 Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010. 35 2.2 Hiện trạng các điểm trung chuyển VTHKCC tại Hà Nội35 2.3 Hiện trạng khu vực điểm trung chuyển Long Biên. 37 2.3.1 Đặc điểm về tình hình tổ chức giao thông hiện tại :37 2.3.2 Lưu lượng phương tiện và thành phần giao thông :38 2.3.3 Giới thiệu phương án của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị.44 2.4 Kết luận chương.46 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN47 3.1 Quy hoạch chung không gian khu vực.47 3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị47 3.1.2. Dự kiến quỹ đất sử dụng cho công trình giao thông đến năm 2020. 48 3.1.3 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu:49 3.1.4 Mục tiêu khi lập quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên:49 3.1.5 Đề xuất phương án quy hoạch:49 3.1.6 Các tiêu chí lựa chọn vị trí điểm trung chuyển:51 3.1.7 Lựa chọn phương án quy hoạch.52 3.1.8 Quy mô và hình thức đầu tư.53 3.2 Tổ chức giao thông cho xe buýt.55 3.3 Đánh giá phương án điểm trung chuyển Long Biên.55 3.4 Kết luận chương :55 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ56

docx63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trắng có chiều rộng 40cm dùng ở nơi chỉ rõ vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc biển báo. Vạch số 114 – “vạch đi bộ qua đường”: là các đường vạch đậm liền song song màu trắng cho phép người đi bộ cắt qua đường. Hình 2.3 Minh họa tổ chức giao thông trên tuyến * Hệ thống bến xe: Điều kiện cơ sở vật chất và hoạt động của xe buýt được thống kê trong bảng dưới đây (Dữ liệu HAIDEP, có cập nhật bổ sung). Bảng 2.3 hệ thống bến xe ở Hà Nội Tên bến Gia Lâm Phía Nam Mỹ Đình Hà Đông Lương Yên Nguyễn Tuân Kim Mã Nam Thăng Long Diện tích (m2) 14.440 26.400 34.000 4.000 9.000 3.600 3.570 9.000 Thời gian hoạt động 4:30 - 19:00 24/24 4:00 – 19:00 5:00 – 22:00 24/24 7:30 – 17:00 5:00 – 22:00 5:00 – 22:30 Số lượng nhân viên 96 140 81 60 100 36 11 16 Số lượng tuyến xe Tuyến liên tỉnh 85 110 59 24 9 10 -- -- Xe buýt TRANSERCO 3 8 7 7 2 8 11 6 Diện tích bãi đỗ xe Xe buýt liên tỉnh 8.000 18.800 15.600 3.100 3.140 2.000 -- -- Xe buýt TRANSERCO 800 497 12.800 120 1.150 700 6.000 Taxi -- 364 300 -- 200 -- 90 0 Xe hơi -- -- -- -- 100 -- 90 0 Xe máy 400 192 -- -- -- -- 200 120 Tiện ích tại bến Phòng quản lý, bán vé + + + + + + + + Phòng chờ + + + + + + + Cửa hàng + + + + + Nhà vệ sinh, đèn + + + + + + + + Bơm nhiên liệu + + + + Thoát nước mưa + + + + + + + + Thiết bị bảo dưỡng + + + + + Mái che bến xe buýt Ko có 1 phần Có Ko có 1 phần Ko có Ko có Ko có 2.1. 5 Hiện trạng phương tiện vận tải: Tính đến cuối năm 2004 tổng số xe trên 42 tuyến buýt của Hà Nội đang hoạt động 687 xe với các kiểu mác khác nhau. Trong đó 535 xe là số xe vận doanh, hệ số vận doanh là 0,779. Đến đầu năm 2005 thành phố đưa khoảng 200 xe vào hoạt động trên tuyến (thay thế xe cũ và mở mới). Đến quý II năm 2007 trên toàn mạng có 60 tuyến buýt nội đô và 7 tuyến buýt kế cận với 942 xe kế hoạch và 759 xe vận doanh. Hiện tại có 15 loại phương tiện xe buýt đang hoạt động. Chủng loại và sức chứa của các xe được chi tiết ở bảng dưới đây Bảng 2.4 Chủng loại phương tiện xe buýt đang hoạt động STT Mác xe Sức chứa BQ 1 Daewoo BS 105 80 2 Daewoo BS 106 80 3 Renault 80 4 B80 Transinco 80 5 Hyundai HD 540 80 6 Daewoo 80 7 HQ 80 8 Mercedes 80 9 Thaco 60 10 Daewoo BS 090 60 11 Daewoo BS090DL 60 12 Transinco 45 13 Cosmos 30 14 Huyndai 24 15 Combi 24 “Nguồn: Thống kê của Tổng công ty vận tải Hà Nội” Qua điều tra và đánh giá của hành khách đi xe cho thấy. Trước đây xe xấu và bẩn, chất lượng kém là nguyên nhân dẫn đến người dân không đi xe buýt. Cho tới hiện nay ngày càng có nhiều người đi xe buýt không phải do giá vé rẻ mà chủ yếu do chất lượng dịch vụ được nâng cao, và đặc biệt là do đầu tư xe mới với chất lượng cao. Hàng năm số lượng hành khách tăng lên không ngừng trong khi đó số xe đầu tư mới lại ít, như vậy xẩy ra tình trạng năng lực đáp ứng chưa kịp so với nhu cầu đi lại thực tế. 2.1.6: Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nội a. Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông UBND Thành phố Các đơn vị vận tải buýt: Tổng công ty vận tải Hà Nội, … Sở giao thông vận tải Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT Phòng quản lý vận tải Phòng quản lý phương tiện Phòng quản lý giao thông thành phố Thanh tra giao thông thành phố Các công ty khai thác taxi Các đơn vị khai thác vận tải khác Quan hệ hành chính Quan hệ hoạt động khai thác Sở Công An Đội cảnh sát giao thông “Nguồn: Báo cáo luận án tiến sĩ “Quản lý GT trong các đô thị phụ thuộc xe máy” của TS Khuất Việt Hùng” b. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý GTVT * Sở giao thông vận tải + Chức năng: Sở GTVT Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành giao thông vận tải và công trình đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở GTVT chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của bộ giao thông vận tải và bộ xây dựng. + Nhiệm vụ: - Căn cứ vào hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố từng thời kỳ, hướng dẫn ngành, các cấp đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm về xây dựng, cải tạo, sử chữa các công trình GTVT và công trình đô thị của địa phương, mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn. - Tham gia với sở kế hoạch và đầu tư bố trí cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông vận tải và các công trình đô thị, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. - Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp và nhân dân thực hiện các chính sách, luật lệ, quy định của nhà nước và UBND thành phố về xây dựng, khai thác, bảo quản và sửa chữa hệ thống công trình GTVT thủy, bộ, các công trình đô thị được UBND thành phố phân công quản lý. - Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra và kiến nghị với UBND thành phố về các chính sách, luật lệ, quy định phù hợp với tình hình địa phương. Được ủy nhiệm cấp giấy phép cho các đối tượng có yêu cầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa có liên quan đến hệ thống các công trình GTVT, công trình đô thị. - Quản lý vốn ngân sách do thành phố giao hàng năm và giao thầu cho các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình GTVT, các công trình đô thị về hè đường, các bến tàu xe; cấp thoát nước; vệ sinh, cây xanh, công viên, vườn thú, chiếu sáng công cộng. - Hướng dẫn các quận huyện, thị xã tổ chức và quản lý các tổ chức vận tải ngoài quốc doanh. Được ủy nhiệm tổ chức đăng ký, kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện vận tải tùy theo phân cấp của Bộ và thành phố. - Quản lý, lưu trữ, chỉnh lý các hồ sơ về hệ thống công trình giao thông vận tải, công trình do sở quản lý nhằm phục vụ cho việc xây dựng và cải tạo thành phố và đáp ứng các yêu cầu của các cấp, các ngành trung ương và thành phố. - Quản lý, tổ chức cán bộ theo phân cấp các ngành trung ương và thành phố. * Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị + Chức năng: - Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có chức năng giúp giám đốc sở tổ chức và điều hành giao thông trên địa bàn thành phố. - Tổ chức triển khai vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch và biểu đồ luồng tuyến VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng tháng, quý, năm; giám sát việc thực hiện luồng tuyến, biểu đồ. - Xây dựng cơ chế chính sách về VTHKCC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho các đơn vị vận tải tham gia VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện. - Quản lý các nguồn vốn hỗ trợ cho lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt. - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của thành phố, sở GTCC Hà Nội trong việc thực hiện VTHKCC bằng xe buýt của các đơn vị vận địa bàn thành phố HN. - Tổ chức đấu thầu các tuyến xe buýt đã được UBND thành phố phê duyệt. - Hướng dẫn các thành phần kinh tế tham gia VTHKCC trên mạng lưới tuyến. - Quản lý nhà nước về hoạt động VTHKCC bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thông tin về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và taxi trên địa bàn thành phố. c. Thực trạng công tác quản lý giao thông đô thị của thủ đô Hà Nội - Về yếu tố con người: Tỷ lệ được đào tạo có chuyên môn liên quan đến quản lý giao thông đô thị và đang làm đúng chuyên môn chiếm tỷ lệ không cao. Đa số các cán bộ làm công tác quản lý giao thông lại chưa qua các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao. - Về yếu tố điều kiện làm việc: Hầu hết các cơ quan làm việc trong điều kiện mặt bằng hạn chế, thiếu các phương tiện đi lại phục vụ kiểm tra và công tác, thiếu các phương tiện phục vụ thông tin nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. - Về mặt đời sống: Do các đơn vị quản lý là các đơn vị sự nghiệp hành chính thuần túy, ngoài nguồn ngân sách hạn hẹp, đa số các cán bộ quản lý giao thông không có thu nhập thêm, ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống và làm việc. - Việc quản lý công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch GTĐT TP HN trong nhiều thập kỷ qua bị buông lỏng hoặc có làm nhưng manh mún. Lãnh đạo ngành và TP chưa có biện pháp đầu tư, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học trong GTĐT. Do vậy các phương tiện đã phát triển tự phát, đưa đến tình trạng lộn xộn và quá tải không thể kiểm soát nổi như hiện nay. - Cơ chế quản lý xe buýt hiện nay chưa phù hợp, thực chất còn chạy theo doanh thu, chưa gắn chặt với chỉ tiêu chất lượng - Việc quản lý các bến xe công cộng còn chưa tốt, vẫn còn tình trạng người tìm xe, xe khách thì dừng bắt khách ở mọi nơi, mọi chỗ tạo nên sự mất trật tự ở các bến xe. - Việc giáo dục luật GTĐB và ý thức kỷ luật, tinh thần phục vụ hành khách cho các lái phục xe buýt, taxi…chưa được đề cao. - Hậu quả của những tồn tại yếu kém trên đây trong công tác quản lý, tổ chức hệ thống GTĐT là gây lên ba vấn đề nan giải và bức xúc ở Hà Nội, đó là: tình trạng ùn tắc giao thông, thường xuyên xảy ra tai nạn và mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. 2.1.7 Đánh giá hiện trạng hoạt động của VTHKCC Hiện nay vận tải hành khách công cộng của thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn năm 2000 - 2003, nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nguyên nhân là: - Mạng lưới đường chưa có đủ chiều rộng để cho xe buýt hoạt động ở thủ đô Hà Nội và phân bố không đồng đều giữa các khu vực. - Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông công cộng còn hạn chế. - Mạng lưới xe buýt chưa đều khắp. - Các trạm dừng đón trả khách chật hẹp và hầu như không có mái che. - Công tác điều tra luồng hành khách chưa kỹ dẫn tới có tuyến xe buýt khả năng thu hút khách thấp. - Tốc độ chạy xe của xe buýt thấp cũng làm giảm khả năng của loại phương tiện này. - Người dân chưa có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng. - Tiện nghi và mức độ phục vụ chưa hoàn hảo đặc biệt đối với người tàn tật. Nếu các nguyên nhân trên không được khắc phục thì trong những năm tương lai loại hình dịch vụ này sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Một đòi hỏi cấp bách được đề ra là chúng ta phải nghiên cứu để xây dựng một chiến lược cho tương lai để biến loại hình dịch vụ này trở thành phương thức được ưa chuộng số một trong đô thị. 2.1.8 Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010 Đặt mục tiêu vận chuyển 650 triệu lượt khách/năm, 24 triệu lượt khách/năm đi liên tỉnh. Hà Nội phối hợp với Bộ GTVT xây dựng mới tuyến Yên Viên qua cầu Thanh Trì - Ngọc Hồi; khai thác tuyến giao thông thủy trên sông Hồng, sông Đuống; nâng cấp, kết hợp xây dựng mới các cảng trên sông Hồng gồm: cảng Hà Nội, Khuyến Lương, Chèm và bến Bát Tràng... Trong kế hoạch, Hà Nội ưu tiên đầu tư cho các quận mới thành lập, khu ngoại thành. Phối hợp với Bộ GTVT hiện đại hóa ga Hà Nội, cải tạo ga hàng không Nội Bài. Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố đồng thời khai thác các các loại phương tiện sức chứa lớn như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao...vv để giảm áp lực cho hệ thống xe buýt đang bị qua tải trong những giờ cao điểm. 2.2 Hiện trạng các điểm trung chuyển VTHKCC tại Hà Nội Bảng 2.5: Các điểm trung chuyển hiện nay của Hà Nội TT Vị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số tuyến 1 Bến xe Giáp Bát B 3,16,21,25,28,29,32,37 8 2 Điểm đỗ xe Long Biên 1,4,8,15,17,33,36 7 3 Điểm đỗ xe Tr.Khánh Dư 2,7,10,19,20,35 6 4 Bến xe Hà Đông 1,19,21,27,37 5 5 Bến xe Kim Mã 7,12,13,18,20 5 6 Bến xe Nam Thăng Long 25, 27,35,38 4 7 Bến xe Gia Lâm 3,22,34 3 8 Bến xe Kim Ngưu 26,30,38 3 9 Điểm đỗ xe BX Mĩ Đình 13,16,34 3 10 Điểm trung chuyển Cầu Giấy 24, 55 2 Các bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình là các bến xe liên tĩnh có nhiệm vụ trung chuyển hành khách giữa vận tải liên tĩnh và vận tải nội đô. Tại bến xe có diện tích dành riêng cho hoạt động buýt tuy nhiên do giới hạn về diện tích bến nên khu vực dành riêng cho vận tải xe buýt rất hạn chế. - Bến xe Giáp Bát: + Diện tích 36600m2. + Năng lực thông qua bến: 1200 xe/ngày + Tổng lượt xe ra vào bến: 900 xe/ngày + Tổng lượt khách ra vào bến: 14500 khách/ngày + Các loại hình phục vụ: * Cung cấp dịch vụ bến cho khách đi và khách đến. * Cung cấp dịch vụ bến xe cho xe đi và đến bến. * Cung cấp dịch vụ lưu trú cho phương tiện qua đêm * Cung cấp dịch vu TERMINAL đầu cuối xe buýt. * Thuê văn phòng địa điểm kinh doanh. Bến xe Gia Lâm: + Diện tích 14000m2. + Năng lực thông qua bến: 575 xe/ngày + Tổng lượt xe ra vào bến: 400 xe/ngày + Tổng lượt khách ra vào bến: 5500 khách/ngày + Các loại hình phục vụ: * Cung cấp dịch vụ bến cho khách đi và khách đến. * Cung cấp dịch vụ bến xe cho xe đi và đến bến. * Cung cấp dịch vụ lưu trú cho phương tiện qua đêm * Cung cấp dịch vu TERMINAL đầu cuối xe buýt. * Thuê văn phòng địa điểm kinh doanh. - Bến xe Mỹ Đình: + Diện tích 19500m2. + Năng lực thông qua bến: 850 xe/ngày + Tổng lượt xe ra vào bến: 300 xe/ngày + Tổng lượt khách ra vào bến: 3000 khách/ngày + Các loại hình phục vụ: * Cung cấp dịch vụ bến cho khách đi và khách đến. * Cung cấp dịch vụ bến xe cho xe đi và đến bến. * Cung cấp dịch vụ lưu trú cho phương tiện qua đêm * Cung cấp dịch vu TERMINAL đầu cuối xe buýt. * Thuê văn phòng địa điểm kinh doanh. - Bến xe Nam Thăng Long, bến xe Kim Ngưu: đây là điểm đầu cuối được thiết kế chuẩn dành riêng cho vận tải hành khách bằng xe buýt công cộng. - Bến xe Kim Mã: Đây là điểm trung chuyển lớn lượng hành khách giữa các tuyến trong toàn mạng có diện tích 4.300m2. Từ ngày 01/04/2004 được chuyển thành bến trung chuyển xe buýt, hiện nay có 11 tuyến hoạt động. Trong đó có 6 tuyến từ nội thành đi ra, còn 5 tuyến từ ngoại thành đi vào. - Điểm trung chuyển xe buýt tại Cầu Giấy: Trước đây khi chưa cải tạo xây dựng xe buýt vận hành và đón trả hành khách trong làn đường chung với các loại phương tiện khác. Tổng số tuyến gồm 16 tuyến trong đó chiều từ nội thành đi ra gồm 14 tuyến, chiều ngoại thành đi vào 16 tuyến. Lưu lượng hành khách mỗi ngày đạt khoảng trên 15.000 lượt ( cả khách lên và xuống). Bên cạnh hạng mục xây dựng một bờ ke trung tâm dài 100m quy tụ tất cả các điểm dừng vào cùng một chỗ với hai dãy nhà chờ quay ra hai bên, các quầy bán vé, bãi để xe đạp, xe máy và nhà vệ sinh công cộng cũng đã được bố trí. - Điểm trung chuyển Long Biên :Vào ngày 10/03/2009 điểm trung chuyển Long Biên chính thức được đưa vào hoạt động, đây là điểm hội tụ của 17 tuyến xe buýt( chiếm 41,46% số lượng tuyến xe buýt trong mạng lưới các tuyến xe buýt nội đô Hà Nội) với 2458 lượt xe/ngày. Hiện có trên 100 xe buýt hoạt động/giờ/hướng trong giờ cao điểm. Ngoài ra, điểm trung chuyển Long Biên cũng có nhiều công trình phụ trợ như quầy bán vé, nhà vệ sinh công cộng, quầy giải khát, khu vực đổ taxi và bãi gửi xe cho hành khách. Việc xây dựng trạm trung chuyển xe buýt tại khu vực gần cầu Long Biên đã giải quyết được tình trạng ùn tắc và xung đột giao thông tại khu vực này.   2.3 Hiện trạng khu vực điểm trung chuyển Long Biên. 2.3.1 Đặc điểm về tình hình tổ chức giao thông hiện tại : - Điểm Long Biên nằm trên trục vành đai 3 bao quanh thành phố Hà Nội, trong phân đoạn từ cửa khẩu An Dương đến dốc Vĩnh Tuy, tiếp giáp trục đường đê Hữu Hồng do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á năm 2000. -Tổ chức giao thông trên tuyến là tổ chức giao thông hai chiều: chiều đi từ Yên Phụ - Long Biên đi dưới phần đường thấp, chiều từ cầu Chương Dương - Long Biên đi trên phần đường cao. - Hai phần đường bên thấp và bên cao giao nhau tại cửa khẩu Long Biên và phố Hàng Đậu, luồng phương tiện từ phía cầu Chương Dương về Long Biên trên phần đường cao quay đầu tại nut giao thông Long Biên – Hàng Đậu để đi vào trung tâm thành phố, xe tải chở hàng hóa xe khách liên tỉnh từ các tỉnh phía Đông Bắc vào Hà Nội đi qua cầu Chương Dương tập trung đổ hàng, khách tại chợ Long Biên và chợ Đồng Xuân. Luồng xe trong thành phố đi từ phía Yên Phụ , phố Hàng Đậu, Cao Thắng ra cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố lên ga Long Biên và qua cầu Chương Dương. - Đồng thời nút Long Biên nằm trên cửa ngõ Đông Bắc thành phố Hà Nội , xung quanh phạm vi nút có ga Long Biên và hai chợ đầu mối Long Biên và Đồng Xuân nên các phương tiện giao thông động , tĩnh tham gia giao thông rất đông dẫn đến trong giờ cao điểm gây ùn tắc và làm ảnh hưởng đến khả năng thông hành của các tuyến xe buýt thuộc khu vực này. - Là một trong hai cửa ngõ phía đông thành phố gắn kết với cầu Long Biên – trục đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc (Hà Nội- Hải Phòng , Hà Nội – Lạng Sơn …) - Là khu vực tiếp giáp với phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm (Nội thành Hà Nội) - Long Biên là điểm vào ,ra hướng Đông và hướng Bắc của mạng lưới tuyến xe buýt nội đô. - Là điểm hội tụ của 17 tuyến xe buýt (Chiếm 41,46% số lượng xe buýt trong mạng lưới các tuyến xe buýt nội đô Hà Nội). - Hiện có trên 100 xe buýt hoạt động/giờ/hướng trong giờ cao điểm. - Có không gian rộng nhưng chưa được khai thác và tổ chức giao thông hợp lý. - Là điểm giao cắt với tuyến đường sắt phía Đông Bắc. - Là nơi có hoạt động kinh doanh đa dạng (Hoat động của chợ đầu mối Long Biên, chợ đêm trên đường Trần Nhật Duật từ Ngã 3 Hàng Đậu đến phố Cao Thắng Cảnh). 2.3.2 Lưu lượng phương tiện và thành phần giao thông : - Lưu lượng giao thông trong phạm vi nghiên cứu rất lớn, tại mỗi vị trí khảo sát số lượng xe di chuyển trung bình dao động từ 3000 xe đến 12000 xe / giờ theo một hướng . - Phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy. - Các số liệu thực tế như sau : * Bảng 2.6 : Lưu lượng phương tiện Chiều từ nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 240 276 240 264 360 204 2 Xe hơi xe 2184 1536 840 2064 1416 1224 3 Xe tải, xe khách xe 384 1128 648 936 792 276 4 Xe máy xe 16080 14400 7380 11520 12540 17088 5 Xe Đạp xe 516 384 408 300 432 696 6 Xe khác xe 12 24 12 12 24 60 Tổng xe 19416 17748 9528 15096 15564 19548 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị * Bảng 2.7 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 288 384 432 360 204 216 2 Xe hơi xe 1404 1104 984 1104 1548 1212 3 Xe tải, xe khách xe 408 768 684 528 444 276 4 Xe máy xe 17184 11520 7488 9360 14076 15408 5 Xe Đạp xe 1104 576 576 360 720 864 6 Xe khác xe 36 12 12 36 96 24 Tổng xe 20424 14364 10176 11748 17088 18000 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị * Bảng 2.8 lưu lượng phương tiện chiều từ nút Long Biên – Dốc Hàng Than Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 120 120 156 252 108 168 2 Xe hơi xe 1596 1020 828 996 1644 1704 3 Xe tải, xe khách xe 1044 840 432 720 360 312 4 Xe máy xe 9204 4140 3684 5772 9000 9876 5 Xe Đạp xe 324 216 96 204 312 408 6 Xe khác xe 36 12 24 24 12 36 Tổng xe 12324 6348 5220 7968 11436 12504 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị *Bảng 2.9 Lưu lượng phương tiện chiều từ Dốc Hàng Than – Nút Long Biên Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 192 132 120 168 120 180 2 Xe hơi xe 900 780 588 816 696 960 3 Xe tải, xe khách xe 276 528 300 600 72 480 4 Xe máy xe 8208 5556 4260 6024 8400 10116 5 Xe Đạp xe 432 156 132 216 408 456 6 Xe khác xe 36 12 24 24 96 60 Tổng xe 10044 7164 5424 7848 9792 12252 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị * Bảng 2.10 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 264 216 288 228 264 240 2 Xe hơi xe 2400 1680 876 1536 1344 1836 3 Xe tải, xe khách xe 300 1224 864 864 744 240 4 Xe máy xe 18624 12420 8784 8952 11712 16800 5 Xe Đạp xe 564 288 432 216 444 624 6 Xe khác xe 36 12 36 24 12 120 Tổng xe 22188 15840 11280 11820 14520 19860 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị * Bảng 2.11 Lưu lượng phương tiện chiều từ nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 288 288 336 300 240 264 2 Xe hơi xe 1740 1164 804 1320 1596 1788 3 Xe tải, xe khách xe 312 996 672 960 396 336 4 Xe máy xe 19200 9432 8280 10008 14400 18000 5 Xe Đạp xe 816 720 648 612 648 1056 6 Xe khác xe 96 36 12 36 36 36 Tổng xe 22452 12636 10752 13236 17316 21480 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị * Bảng 2.12 Lưu lượng phương tiện chiều từ nút Long Biên – Dốc Hàng Than Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 252 120 108 144 108 240 2 Xe hơi xe 1776 1176 732 984 1704 1848 3 Xe tải, xe khách xe 264 792 660 792 348 324 4 Xe máy xe 11340 5448 5280 7644 6960 9984 5 Xe Đạp xe 480 192 312 252 192 336 6 Xe khác xe 48 12 12 24 24 36 Tổng xe 14160 7740 7104 9840 9336 12768 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị * Bảng 2.13 Lưu lượng phương tiện chiều từ Dốc Hàng Than – Nút Long Biên Thứ tự Thành phần xe khảo sát Đơn vị Cung thời gian khảo sát và số lượng xe 7h - 9h 9h - 11h 11h - 13h 13h - 15h 15h - 17h 17h - 19h 1 Xe buýt xe 228 108 144 192 156 216 2 Xe hơi xe 1392 660 684 876 936 1224 3 Xe tải, xe khách xe 180 600 408 360 180 264 4 Xe máy xe 12960 4320 5520 7200 5640 10980 5 Xe Đạp xe 672 168 552 384 432 480 6 Xe khác xe 12 60 12 12 12 24 Tổng xe 15444 5916 7320 9024 7356 13188 Nguồn : Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Tổng lượng xe theo từng hướng của mặt khảo sát được tổng hợp thành các biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ 2.1 LƯU LƯỢNG QUA KHU VỰC XE NGHIÊN CỨU Kết quả khảo sát cho thấy giờ có lưu lượng giao thông cao nhất rơi vào khoảng thời gian buổi sáng từ 7h – 8h ; buổi chiều từ 17h – 18h. Lưu lượng giao thông chiều từ nút Long Biên – Nam Chương Dương và ngược lại rất lớn chiếm tới 68% tổng lưu lượng xe khu vực nghiên cứu. Những kết quả trên thể hiện rõ sự lưu chuyển dòng phương tiện giữa nội thành (Chiều từ nút Long Biên – Nút nam Chương Dương ) và ngoại thành (Chiều từ nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên ) tương đối đồng đều. Xe máy là phương tiện chiếm ưu thế áp đảo . Chiếm từ 74,68% - 87,42% tổng lượng phương tiện giao thông trong khu vực nghiên cứu. Xe hơi đang có xu hướng gia tăng mạnh chiếm từ 6,26% - 14,47% tổng lượng phương tiện tham gia giao thông. Xe đạp trong thời gian trước chiếm tỉ lệ lớn , song do mức sống và nhu cầu đi lại của người dân nên hiện chỉ còn chiếm từ 2,66% - 4,92% tổng lượng phương tiện giao thông trong khu vực nghiên cứu. Người sử dụng chủ yếu là học sinh các trường trung học , người dân có nhu cầu đi lại ở cự ly ngắn hoặc dùng cho các mục đích khác. Xe tải , xe khách chỉ chiếm từ 1,41% - 4,35% tổng lượng phương tiện tham gia giao thông nên không ảnh hưởng lớn tới các luồng phương tiện tham gia giao thông trên đường. Xe buýt còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong các thành phần phương tiện tham gia giao thông (Chiếm từ 0,97% - 1,88%) mặc dù có khổ xe lớn nhưng gây ít ảnh hưởng tới các luồng giao thông di chuyển trên đường. Các loại phương tiện khác chỉ chiếm rất nhỏ trong lưu lượng giao thông chung cũng không gây xáo trộn trong dòng phương tiện di chuyển . Sự phân bố thành phần phương tiện giao thông như trên thể hiện tương đối đồng đều tại các múi giờ khỏa sát . Tại giờ cao điểm cũng như các giờ trong ngày. 2.3.3 Giới thiệu phương án của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị. 2.3.3.1 Vị trí xây dựng dự án: Khu vực dự án có không gian tĩnh phía Bắc (Điểm cuối mạng lưới xe buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội) Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu của dự án 2.3.3.2 Nội dung và quy mô đầu tư: Dự án xây dụng và tổ chức điểm trung chuyển Long Biên bao gồm các hạng mục : Khu ke bờ bao gồm hai bờ ke biên E1, E3 và một bờ ke trung tâm E2 cho hành khách dừng chân và đón xe buýt đi các tuyến. Hình 2.2 Khu bờ kè Điểm trung chuyển Long Biên Hai tuyến đường cong trong khu vực ke bờ với bề rộng mặt đường B = 6,50m cho xe buýt tiếp cận đón và trả khách trên các bờ ke. Đoạn tuyến 1 quay đầu cho các phương tiện đi từ trên đường đê Hữu Hồng xuống đường Yên Phụ - Trần Nhật Duật với 4 làn xe mỗi làn rộng 3,75m. Khu vực Quảng Trường kết hợp với các khu bờ kè tạo đảo giao thông lớn co khu vực Dự án tránh các điểm xong đột hiện trạng. Thiết kế hệ thống tổ chức giao thông trong điểm trung chuyển, kẻ vạch sơn chia làn xe và tổ chức giao thông trên đường đê Hữu Hồng và đường Trần Nhật Duật. Trong đó có cả kẻ đảo giao thông mềm trước của bãi gửi xe của công ty khai thác điểm đỗ hà nội để tổ chức giao thông. Thiết kế hệ thống cây xanh (Quanh khu vực gầm cầu Long Biên bố trí một số chậu hoa tạo cảnh quan làm sinh động môi trường và đồng thời có bố trí một số ghế đá để người dân ngồi nghỉ chân.) Hình 2.3 Bố trí chậu hoa cây cảnh Thiết kế hệ thống thu gom rác thải – vệ sinh môi trường (Bố trí các thùng rác composte công cộng đặt tại khu vực dự án để người dân và hành khách đi xe buýt bỏ rác). Thiết kế hệ thống thoát nước. Thết kế hệ thống điện – chiếu sáng cho khu vực quảng trường và khu vực gầm cầu Long Biên. Tại khu bờ ke E1 và E3 co bố trí 2 dãy nhà chờ dành cho hành khách. 2.3.3.3 Đánh giá phương án của trung tâm quản lý và điều hành: * Ưu điểm: - Tận dụng tối đa không gian và cấu trúc hạ tầng đô thị hiện có thuộc phần mặt cắt ngang đường hiện tại(trùng với không gian hiện đỗ xe của Tổng công ty vận tải Hà Nội). - Phạm vi quay đầu xe buýt theo các hướng tiếp cận bờ ke trung tâm được kiểm soát an toàn (do nằm trong không gian của mặt cắt ngang hiện có). - Tần suất hoạt động xe buýt trong mặt cắt quy hoạch xây dựng công trình cao: 182 xe buýt/giờ (theo hai hướng). -Có khả năng mở rộng “không gian mềm “ dự kiến bố trí thảm cỏ cây xanh môi trường kết hợp dải dẫn hướng xe quay đầu phía dưới gầm cầu Long Biên. Phương án này không ảnh hưởng tới dự án cầu Long Biên sau này. - Không gian đầu tư xây dựng công trình cải tạo không ảnh hưởng tới dòng giao thông nội thị trên trục đường Yên Phụ và trục đường đê Hữu Hồng và hoàn toàn không ảnh hưởng tới cấu trúc công trình đê Hữu Hồng hiện có. * Nhược điểm. - Cần tổ chức lại giao thông dòng xe tại nút Long Biên – Hàng Đậu do làm tăng số điểm xung đột giữa dòng xe buýt quay đầu trong phạm vi nút với dòng xe nội thị. 2.4 Kết luận chương. - Hiện nay Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ của các loại phương tiện vận tải cá nhân. Để giải quyết tình trạng này, đồng thời góp phần xây dựng Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, có lẽ không thể nào khác là phải phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng mà trong đó mạng lưới xe buýt là bộ phận chủ đạo. - Xe buýt ở Hà Nội hiện nay đang thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, thời gian phục vụ và tần suất của mạng lưới tuyến xe buýt ở Hà Nội chưa cao và không đều đặn, độ liên thông toàn mạng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa thuận lợi và sức thu hút hành khách còn thấp. Vấn đề đặt ra là xây dựng mạng lưới, tổ chức vận chuyển hiệu quả, nâng cao chất lượng và phù hợp với đặc thù ở Hà Nội. - Khu vực đầu cầu Long Biên phía Hà Nội - một điểm giao cắt phức tạp, vừa tiếp giáp bờ đê, vừa là ''đoạn kết'' của khu phố cổ, lại là lối chính để ra vào chợ đầu mối Long Biên, rồi đường lên cầu, đường vành đai... -Nếu được tổ chức tốt nút giao thông Long Biên có thể trở thành một trung tâm quan trọng về vận tải công cộng liên phương thức của Hà Nội, nơi có các xe buýt thông thường đi đến tất cả các khu vực trong thành phố cũng như qua sông Hồng, có ga đường sắt phục vụ khách đi 3 hướng Đông Anh, Bắc Ninh và Hải Dương, có ga xe điện ngầm (đang được xem xét trong quy hoạch tổng thể của HAIDEP) đi Hà Đông, có các tuyến BRT từ Giáp Bát…. CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN 3.1 Quy hoạch chung không gian khu vực. 3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị Không gian đô thị Hà Nội được tạo bởi một hệ thống các khu dân cư, bao gồm Thành phố trung tâm và các đô thị vệ tính với cả vùng ngoại ô và các khu vực kế cận. Mỗi hoạt động về kinh tế - xã hội trong khu vực đều chịu sự tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến các vấn đề tổ chức không gian và những đặc trưng về sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá. Quy hoạch phát triển không gian Hà Nội giới hạn trên địa giới hành chính Thành phố hiện nay. Hướng mở rộng chủ yếu sẽ theo hướng Tây (khu vực Hà Tây, Xuân Mai, Hoà Lạc, Ba Vì, Sơn Tây) và Tây Bắc (Sóc Sơn, Xuân Hoà, Phúc Yên) bao gồm 3 khu vực trọng điểm: khu vực nội thị, khu vực vùng ngoại vi thành phố và các đô thị vệ tinh. a/ Định hướng phát triển không đô thị trung tâm (1) Các khu công nghiệp Không gian công nghiệp Thủ đô nằm trong không gian công nghiệp phía Bắc bao gồm vùng Đông Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Cùng với 3 trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, việc phát triển công nghiệp vùng vẫn theo 3 hướng không gian: Không gian công nghiệp vành đai Thủ đô. Không gian công nghiệp theo hành lang đường 18, đường 5. Không gian công nghiệp theo dải ven biển Hải Phòng, Móng Cái. (2) Các khu dân cư Khu vực hạn chế phát triển: giới hạn chủ yếu từ đường vành đai 2 (đường La Thành - Đường Láng - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai và dọc theo hữu ngạn sông Hồng) trở vào trung tâm bao gồm các ô phố thuộc khu phố cổ, phố cũ, đại bộ phận nằm trong 5 quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 3 phường thuộc quận Tây Hồ. Khu vực phát triển và mở rộng Thủ đô phía hữu ngạn sông Hồng: thuộc phạm vi các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, huyện Từ Liêm và Thanh Trì. Khu vực phát triển xây dựng phía Bắc sông Hồng: khu vực này thuộc phạm vi quận Long Biên, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, giới hạn về phía nam Tây Nam giáp sông Hồng, phía bắc Đông Bắc giáp sông Cà Lồ, sông Đuống. Định hướng phát triển không gian của thủ đô Hà Nội tới năm 2020 đã nêu rõ: Định hướng phát triển không gian các khu chức năng nội thị và mối quan hệ giữa các khu vực cần phải tận dụng khai thác quỹ đất, đồng thời hạn chế phát triển trong phạm vi vành đai 2, mở rộng ra vùng ven nội phía hữu ngạn sông Hồng, lấy sông Hồng làm trung tâm bố cục quy hoạch phát triển đô thị mới Bắc sông Hồng và khu vực phía Gia Lâm như một tài nguyên phát triển đất xây dựng mới có đầu tư thích đáng. b/ Định hướng phát triển đô thị vệ tinh thành phố Hà Nội Định hướng phát triển đô thị toàn quốc đã xác định 10 vùng đô thị trong đó vùng Hà Nội bao gồm Thành phố Hà Nội là thành phố trung tâm và các đô thị lân cận. Việc phân bố các đô thị vệ tinh Hà Nội được phân thành hai loại, các đô thị đối trọng có khoảng cách 34- 40km so với trung tâm, ngoài ra các đô thị vệ tinh khác có bán kính khoảng 15 - 20km và có thể 50-60km. Các đô thị trọng điểm phía Tây Hà Nội: Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây, Miếu Môn gắn với các khu du lịch Đồng Mô, Ngải Sơn, Ba Vì, Hồ Suối Hải, Đá Chông. Khu vực tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ cao và giáo dục đào tạo, du lịch. Cụm đô thị đối trọng phía Bắc và Đông Bắc: Sóc Sơn, Xuân Hoà, Phúc Yên, có cự ly đối với trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 - 60km, là các quần thể công nghiệp, du lịch nghỉ ngơi. Các đô thị vệ tinh khác là các thị xã, thị trấn huyện lỵ lân cận như Đa Phúc, Từ Sơn, Bắc Ninh, Văn Điển, Thường Tín, Phủ Lý… là khu vực có quan hệ khăng khít trong quá trình hoạt động kinh tế - xã hội của Hà Nội. 3.1.2. Dự kiến quỹ đất sử dụng cho công trình giao thông đến năm 2020 Theo quy hoạch, đến năm 2020 trong khu vực thủ đô Hà Nội sẽ có một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh với các công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu: Về đường bộ có 210 km đường hướng tâm (trong đó có 75 km đường quốc lộ và 135 km đường cao tốc); 231 km đường vành đai trong đó có 41 km đường vành đai đô thị (vành đai 2); 65 km đường vành đai đô thị và cao tốc (vành đai 3); 125 km vành đai ngoài (vành đai 4); 125 km đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang rộng 50-80m và 464 km đường phố. Tổng cộng các loại đường bộ là khoảng 1100 km và các đường cấp huyện, xã và các ngõ ngách ước chừng 1676 km. Trong tổng 10.457ha quỹ đất dành cho giao thông đường bộ thì có 93,7ha dành cho bãi đỗ xe công cộng và 703ha dành cho điểm đỗ xe công cộng. Về đường sắt, sẽ có 5 tuyến đường sắt đôi Quốc gia hướng tâm với chiều dài 44 km; 24,6 km đường sắt xuyên tâm; 81,5 km đường đôi vành đai và 8 tuyến chính đường sắt đô thị với chiều dài 167,09 km, trong đó dự tính có khoảng 80-100 km đường metro. Trong một số khu vực dân cư mật độ cao sẽ hình thành các trục nhánh đường sắt đô thị với tổng chiều dai dự kiến khoảng 150 km. Về đường sông, hình thành 2 tuyến vận tải chính trên sông Hồng và sông Đuống với tổng số 9 bến và cảng, chiếm diện tích khoảng 109 ha. 3.1.3 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu: - Khu vực nghiên cứu là khu vực nút giao thông giữa các tuyến đường Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Hàng Đậu và lối lên xuống cầu Long Biên .Đây là khu vực đầu mối giao thông, có mật độ dân cư và nhu cầu sử dụng xe buýt lớn, thuận lợi cho việc trung chuyển hành khách khi tuyến đường sắt đô thị trên cao Yên Viên – Ngọc Hồi được xây dựng . Hình 3.1 khu vực nghiên cứu của dự án 3.1.4 Mục tiêu khi lập quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên: - Đảm bảo phục vụ an toàn và thuận tiện nhu cầu đi lại của hành khách , nâng cao khả năng tiếp cận VTHKCC tại nút Long Biên.. - Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của hệ thống xe buýt, giảm tắc nghẽn giao thông thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Góp phần tạo nên môi trường cảnh quan đô thị sạch đẹp văn minh, phù hợp với sự phát triển của đô thị. 3.1.5 Đề xuất phương án quy hoạch: a. Phương án 1: Bố trí điểm trung chuyển phía Bắc cầu Chương Dương Hình 3.2 Phương án bố trí điểm trung chuyển ở phía Bắc * Ưu điểm của phương án này: - Tận dụng tối đa không gian kiến trúc và hạ tầng đô thị . - Phạm vi quay đầu xe buýt theo các hướng tiếp cận bờ ke trung tâm được kiểm soát an toàn. - Tần suất hoạt động xe buýt trong mặt cắt quy hoạch xây dựng công trình cao(182xe/giờ theo hai hướng) . * Nhược điểm: - Làm tăng số điểm xung đột giưa dòng xe buýt quay đầu trong phạm vi nút với dóng xe nội thị tại nút Long Biên – Hàng Đậu vốn đã là một điểm giao cắt phức tạp với hơn 28 điểm xung đột, gây mất an toàn giao thông. - Nằm cách xa ga Long Biên, chợ Đông Xuân, khu phố cổ gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông kết hợp đa phương thức. - Cần tổ chức lại dòng xe tại nút giao thông b.Phương án 2: Bố trí điểm trung chuyển phía Nam cầu Chương Dương Hình 3.3 Phương án bố trí điểm trung chuyển phía Nam * Ưu điểm : - Lượng xe buýt trong sơ đồ tổ chức giao thông hiện tại thông qua là lớn nhất : 246 xe buýt/ giờ(theo cả hai hướng). - Không xáo trộn về hướng và dòng xe buýt hiện đang vận hành khai thác. Điều này đồng nghĩa với việc không gây nên các điểm xung đột mới về dòng xe buýt trong phạm vi nút đảo xuyến Long Biên – Hàng Đậu. - Gần ga Long Biên, khu phố cổ và chợ Đồng Xuân hơn, tiện hơn cho cả xe thô sơ lẫn xe buýt và lại có nhiều không gian hơn để quy hoạch... - Tận dụng tối đa không gian kiến trúc và hạ tầng đô thị hiện có thuộc phần mặt cắt ngang đương hiện tại. * Nhược điểm: - Có sự chênh lệch cao độ công trình hiện tại trực tuyến đê Hữu Hồng với mặt bằng điểm trung chuyển xe buýt. Điều này rất khó khắc phục về các yếu tố tuyến. - Yếu tố về giải phóng mặt bằng di dời điểm trông dữ xe con thuộc sự quản lý của Công ty kỹ thuật đô thị xe Hà Nội. 3.1.6 Các tiêu chí lựa chọn vị trí điểm trung chuyển: + Hạn chế sự xáo trộn về điều chỉnh dòng giao thông của các phương tiện giao thông. + Phải tạo được hành trình cho xe buýt và hành khách tiếp cận điểm trung chuyển an toàn và thuận tiện. + Tận dụng được tối đa cơ sở hạ tầng hiện có như vĩa hè, mặt đường....trong mặt bằng xây dựng công trình đồng thời không ảnh hưởng tới các dự án xây dựng khác có liên quan trong khi vực. + Không được bố trí trên các đường cong có bán kính nhỏ hơn bán kính đường cong tối thiểu thông thường. + Phải được bố trí bên phải theo chiều xe chạy cách các điểm dừng lân cận khác từ 300- 700m. + Theo TCXDVN104-2007: Điểm trung chuyển có thể đặt trước hoặc sau nút giao thông. Nếu đặt sau nút, điểm trung chuyển phải cách tâm giao ít nhất 50m. Khi dừng trước nút, cách tâm giao ít nhất 40m với đường có Vtt ≤ 60 Km/h; cách tâm giao 60m với đường có Vtt >60km/h. 3.1.7 Lựa chọn phương án quy hoạch. - Qua kết quả khảo sát và tổng hợp nhận xét cho thấy đối với thực tế là giữ nguyên mô hình tổ chức giao thông hiện tại trên các trục tuyến và theo các hướng trong khu vực nghiên cứu của dự án rõ ràng vị trí phía Nam (Từ nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương )so với vị trí phía Bắc (Từ nút Long Biên – Dốc Hàng Than) các số liệu tham gia giao thông; số người tham gia giao thông thể hiện vượt trội . Điều đó đồng nghĩa với tính hấp dẫn sẵn có về luồng hướng, lưu lượng các thành phần tham gia giao thôngtrong đó có vận tải bằng xe buýt của vị trí phía Nam hấp dẫn hơn vị trí phía Bắc. - Từ phân tích ưu nhược điểm của hai phương án phía Bắc và phía Nam cầu Long Biên và các chỉ tiêu đưa ra, phương án xây dựng điểm trung chuyển xe buýt ở phía Nam cầu Long Biên trên đường Trần Nhật Duật được cho là thuận tiện và hợp lý hơn. Hình 3.4 Sơ đồ mặt bằng quy hoạch dự kiến - Giải pháp thiết kế: Bố trí đảo giao thông dài, liên tục, quy hoạch làn đường riêng cho xe đạp, xe buýt, tạo lối qua đường an toàn cho người đi bộ, giúp người đi bộ tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn với các tuyến xe buýt cũng như nhanh chóng đi vào khu phố cổ. Hình 3.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng xây dựng điểm trung chuyển Long Biên . 3.1.8 Quy mô và hình thức đầu tư. Quy mô đầu tư của dự án đám bảo các yếu tố kỹ thuật công trình như chiếu sáng, môi trường, thoát nước, quản lý điều hành vận tải, dịch vụ khách hàng và đáp ứng khả năng tiếp cận của phương tiện và hành khách. Vì vậy công trình cần thực hiện các hạng mục chính sau: a, Các hạng mục phần xây dựng: - Mặt đường: đường tiếp cận của xe buýt với nhà chờ, diện tích đỗ xe. - Nhà chờ: ke, mái, vách nhà chờ, bảng thông tin, quảng cáo, ghế ngồi. - Thoát nước: rãnh, cống thoát nước, ga thu, ga thăm dò. - Chiếu sáng: đèn chiếu sáng, cáp ngầm. - Môi trường: cây xanh, ghế đá, thu gom rác. - Tổ chức giao thông: làm biến bảo, kẻ vạch sơn, trạm điều hành và bán vé. b, Các hạng mục phần kháo sát: - Kháo sát lưu lượng. - Kháo sát vận tốc. - Điều tra nhu cầu hành khách. - Kiểm tra sức chịu tải nền đường . * Phân tích quy mô diện tích ke và nhà chờ: Ke và nhà chờ phải đáp ứng được diện tích phục vụ tiếp cận giữa hành khách và phương tiện buýt. Chiều dài bờ ke đảm bảo phương tiện vào đón trả khách thuận lợi, an toàn. Theo quan sát thì tại đây có 19 tuyến buýt đi qua nhưng tình trạng các phương tiện vào bến cùng lúc xảy ra khá nhiều (102 lần/giờ) vì thế cần xây dựng ke nhà chờ đáp ứng cho 6 phương tiện cùng vào đón trả khách. Chiều dài bờ ke đáp ứng cho 6 phương tiện vào đón trả khách được tính như sau: Bao gồm chiều dài phương tiện (lbuýt = 8m), khoảng cách anh toàn 2 phương tiện khi dừng (e = 3.5m) và bán kính quy vòng phương tiện khi ra khỏi điểm dừng (RQV). Bán kính quay vòng của phương tiện khi ra khỏi bến được tính theo công thức (tính cho đường không bố trí siêu cao): Rksc = (m) “theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 0454 - 05” Trong đó: in : Độ dốc ngang mặt đường (%) : Hệ so đẩy ngang = 0.04 - 0.05, để cải thiện điểu kiện chạy xe. V: vận tốc phương tiện khi ra khỏi bến (km/h) Áp dụng tính cho xe buýt tại điểm dựng dự kiến trước khu vực Long Biên: Vận tốc ra bến là 5km/h, in = 1% thì bán kính quay vòng của xe buýt RQV = 4.9m ÷ 6,6m. Lựa bán kính quay vòng lớn nhất khi thiết kế để đảm bảo độ êm thuận cho khách hàng. Vậy chiều dài bờ ke cần áp dụng cho 14 phương tiện buýt vào đón khách là lke= 3x(lbuyt + RQV ) = 6x(8 + 6.6 ) +6x3.5 = 107 m ≈ 110 m Ke và nhà chờ đáp ứng diện tích cho lượng hành khách đợi xe buýt và lên xuống thuận tiện. Với lượng khách đứng đợi trung bình vào giờ cao điểm là 304 người (năm 2015), diện tích tối thiếu cho hành khách và hành lý mang theo và tiện cho việc di chuyển là 3người/m2, như vậy với 304 người thì cần diện tích đứng tối thiếu là 304/3 = 101.3m2. Phần diện tích đáp ứng cho trao đổi hành khách là 25% diện tích đứng đợi 25% x 101.3 =25.3m2 và phần diện tích lắp đặt các chi tiết khác (ghế ngồi, thùng rác, vách nhà chờ...) khoảng 15m2. Vậy diện tích tối thiếu của ke nhà chờ là 101.3+25.3+15 = 142m2. Vậy diện tích bờ ke được lựa chọn là 110x3.5 = 385m2 đáp ứng được cả 2 điều kiện trên. - Xây dựng 1 trạm điều hành - Quy hoạch một đảo giao thông lớn hình vòng xuyến bao quanh điểm trung chuyển và dự kiến phân tách các làn đường cho từng loại hình phương tiện khác nhau (xe buýt, xe đạp, xe máy, xe hơi...). Những dải bộ hành cũng được đặc biệt chú ý với các hình thức bảo vệ người đi bộ bằng đèn tín hiệu hoặc lối qua đường chênh khác cốt với mặt nền đường. 3.2 Tổ chức giao thông cho xe buýt. - Để đảm bảo giao thông trong khu vực dự án điểm trung chuyển xe buýt Long Biên cần tổ chức kẻ vạch sơn phân luồng, đặt biển báo, biển hạn chế tốc độ tại các nút giao cắt và các vị trí có mái dốc nguy hiểm. - Tại các nút của điểm trung chuyển bố trí vạch sơn không cho xe ở ngoài đi vào khu vực trung chuyển của xe buýt. - Tổ chức giao thông với nguyên tắc rẽ phải hạn chế các điểm giao cắt xung đột hiện nay trên các tuyến phố Hàng Đậu, Hàng Khoai, Cao Thắng với hành lang giao thông Yên Phụ - Trần Nhật Duật,quy hoạch làn đường riêng cho xe đạp, xe buýt, bố trí các vạch sơn tạo lối qua đường an toàn cho người đi bộ, giúp người đi bộ tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn với các tuyến xe buýt cũng như nhanh chóng đi vào khu phố cổ. - Trên hai tuyến đường đê Hữu Hồng và Trần Nhật Duật , bố trí vạch 1.2 để phân cách làn xe thô sơ và xe cơ giới di chuyển trên đường.Tách riêng từng làn phương tiện để giẩm thiểu số điểm giao cắt xuống mức thấp nhất có thể. - Điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 36, 50 ,điều chỉnh lộ trình các tuyến buýt số 01, 04, 08, 10, 14, 15, 17, 18, 22, 23,47, 50, 54 vào dừng đỗ đón trả khách trong điểm trung chuyển Long Biên theo từng chiều vận hành. 3.3 Đánh giá phương án điểm trung chuyển Long Biên. - Công trình xây dựng điểm trung chuyển xe buýt Long Biên sẽ tạo một điểm trung chuyển xe buýt cho khu vực Long Biên và tương lai sẽ là nơi hội tụ và vận chuyển đa phương thức của nhiều loại hành vận tải. - Nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của thành phố. - Góp phần hạn chế sự xáo trộn các điểm giao cắt cũng như hạn chế ách tắc giao thông cho khu vực vốn có nhiều phức tạp này. - Góp phần tạo cảnh quan môi trường khu vực. 3.4 Kết luận chương : Trong chương 3 em đã đề xuất và lựa chọn được phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên, quy mô và các hạng mục đầu tư khi xây dựng điểm trung chuyển, các phương án và yêu cầu khi tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển. Do thời gian thực hiện đồ án có hạn nên chưa đi sâu vào thiết kế cụ thể điểm trung chuyển Long Biên và chưa tính toán cụ thể được hiệu quả kinh tế xã hội, các tác động của dự án đối với luồng hành khách và các tác động đối với mội trường. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Căn cứ vào tình hình hiện trạng của khu vực lập quy hoạch thì việc đầu tư dụ án xây dụng điểm trung chuyển Long Biên là yêu cầu cần thiết nhằm cải thiện tình hình giao thông của khu vực vốn có nhiều phức tạp ở nơi đây. Đồng thời khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo sự đồng bộ cũng như tạo không gian đẹp cho khu vực. Những mặt làm được và chưa làm được của đồ án Những mặt làm được: - Đề xuất phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên. - Đề xuất phương án xây dựng và tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển Long Biên Những mặt chưa làm được: - Chưa xác định được phương pháp phối hợp biểu đồ chạy tàu - Chưa thiêt kế chi tiết điểm trung chuyển - Chưa tính toán được hiệu quả kinh kế xã hội và tác động của môi trường II. KIẾN NGHỊ: Đề nghị sở giao thông công chính Hà Nội xem xét và thực hiện dự án. III. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án xây dựng điểm trung chuyển Long Biên - Bài giang quy hoạch giao thông vận tải đô thị- ts Khuất Việt Hùng. - Tiêu chuẩn Việt Nam về đường đô thị 0104_2007 - Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 0454 – 05 -Chương trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(Haidep) . PHỤ LỤC Bảng tổng hợp các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố HN TT Tên tuyến SHT Cự ly tuyến Phương tiện và lượt xe Mác xe Sức chứa BQ Xe KH Xe VD 1 Long Biên -Hà Đông 1 13.0 Daewoo BS 105 80 13 10 2 Bác Cổ - H.Đông - Ba La 2 19.0 Daewoo BS 105 80 30 26 3 Giáp Bát - Gia Lâm 3 15.3 Daewoo BS 105 80 14 11 4 Long Biên - Lĩnh Nam 4 11.3 Mercedes 60 10 8 5 Linh Đàm - Phú Diễn 5 20.9 Combi 24 14 9 6 Ga Hà Nội - Thường Tín 6 19.0 Daewoo BS 106 80 12 10 7 Kim Mã - Nội Bài 7 31.5 Daewoo BS 105 80 19 16 8 Long Biên - Ngũ Hiệp 8 20.2 Daewoo BS 090 60 25 21 9 Bờ Hồ - Bờ Hồ 9 19.5 Transinco 45 16 12 10 Long Biên - Từ Sơn 10 18.0 Renault 80 15 12 11 Ga Hà Nội - ĐH NN I 11 18.7 Daewoo BS090DL 60 13 11 12 Kim Mã - Văn Điển 12 13.9 Hyundai 24 13 10 13 Kim Mã - Bxe Mỹ Đình 13 9.6 Combi 24 7 5 14 Bờ Hồ – Cổ Nhuế 14 15.1 Daewoo BS090DL 60 12 10 15 Long Biên - Phố Nỉ 15 44.2 Daewoo BS 105 80 20 18 16 Giáp Bát - Bxe Mỹ Đình 16 13.7 Daewoo BS 090 60 14 11 17 Long Biên - Nội Bài 17 36.7 B80 Transinco 80 19 17 18 Kim Mã - L.Biên - Kim Mã 18 21.3 Transinco 45 15 11 19 Trần Khánh Dư - Hà Đông 19 14.5 Daewoo BS090DL 60 13 11 20 Kim Mã - Phùng 20 19.4 Daewoo BS090DL 60 15 13 21 Giáp Bát - Hà Đông 21 11.8 Daewoo BS090DL 60 20 17 22 BX Gia Lâm - BV103 22 19.2 Mercedes 80 31 26 23 Ng. C.Trứ - Ng. C.Trứ 23 17.9 Hyundai 24 13 10 24 L.Yên - N.T.Sở - C. Giấy 24 12.6 Daewoo BS 090 60 12 10 25 Nam TLong - Giáp Bát 25 19.7 Combi 24 22 14 26 Mai Động - SVĐ Quốc Gia 26 18.4 Daewoo BS090DL 60 28 24 27 Hà Đông - N.Thăng Long 27 18.0 Daewoo BS 090 60 21 17 28 Giáp Bát - Đông Ngạc 28 18.3 Transinco 30 19 14 29 Giáp Bát - Tây Tựu 29 22.6 Transinco 30 18 13 30 Mai Động- HQ Việt 30 16.4 Daewoo BS 090 60 15 13 31 Bách Khoa- Đ.H Mỏ 31 19.5 Transinco 45 19 14 32 Giáp Bát - Nhổn 32 18.8 Mercedes 80 30 25 33 Mỹ Đình - CV Tây Hồ 33 16.9 Combi 24 12 9 34 Bxe Mỹ Đình- Gia Lâm 34 18.3 Renault 80 18 14 35 Trần .K. Dư - Nam TL 35 17.5 Daewoo BS090DL 60 11 9 36 Yên Phụ - Linh Đàm 36 16.0 Hyundai 24 12 9 37 G.Bát - L.Đàm - Hà Đông 37 14.6 Combi 24 14 9 38 N.T.Long - Mai Động 38 20.0 Daewoo BS090DL 60 12 10 39 H.Q. Việt - Bxe Nước Ngầm 39 24.8 Daewoo BS090DL 60 17 14 40 Ga Hà Nội - Phú Thị 40 21.2 Renault 80 17 14 41 Yên Phụ - Sân VĐQG 50 17.1 Cosmos 30 13 8 42 Long Biên - Bắc Ninh 54 32.4 Hyundai HD 540 80 16 12 43 L.Yên - L.Biên - C. Giấy 55 18.1 Daewoo BS 090 60 14 12 44 N.T.Long-Đa Phúc-Núi Đôi 56 29.3 Daewoo BS090DL 60 10 8 Vé tháng liên tuyến CÁC TUYẾN BUÝT ĐẶT HÀNG 854.2 723 577 1 CNCty TNHH Bắc Hà 84.6 73 58 45 Giáp Bát - Nghi Tàm 41 13.5 Daewoo 80 13 10 46 Kim Ngưu - Đức Giang 42 14.1 Thaco 60 15 12 47 Ga Hà Nội - Đông Anh 43 26.4 HQ 80 15 12 48 Trần Khánh Dư - Mỹ Đình 44 15.5 Thaco 60 15 12 49 T.K.Dư - Đông Ngạc 45 15.1 Thaco 60 15 12 2 Ngµy Ngµy Ngµy Ngµy Ngµy Ngµy Ngµy Ngµy Cty CP TM và DL ĐA Ngµy Ngµy Ngµy Ngµy 24.0 Transinco 15 12 50 Mỹ Đình - Cổ Loa 46 24.0 Transinco 60 15 12 3 CÁC TUYẾN XHH TCT 65 50 42 51 Long Biên - Bát Tràng 47 14.5 Daewoo BS090DL 60 12 10 52 T.K.Dư - Bxe Nước Ngầm 48 14.3 Daewoo BS090DL 60 12 10 53 H.Q.Việt - Đông Anh 53 24.0 B80 Transinco 80 15 13 54 Ga Hà Nội - Bx Nước Ngầm 52 11.8 B80 Transinco 80 11 9 4 Công ty Cổ phần XKHN 27.5 0.0 26 22 55 T.K.Dư - KĐT Mỹ Đình 49 13.2 HQ 60 13 11 56 T.K. Dư - KĐT Trung Yên 51 14.3 B80 Transinco 80 13 11 5 Cty TNHH XD&du lịch Bảo Yến 40 55 48 57 KĐT Mỹ Đình - Bxe Hà Đông 57 17.4 HQ 60 9 8 58 Yên Phụ - Mê Linh Plaza 58 22.5 HQ 60 16 14 59 TT Đông Anh – ĐH Nông Nghiệp I 59 26 HQ 60 15 13 60 CV Nghĩa Đô – BX Nước Ngầm 60 25 HQ 60 15 13 CÁC TUYẾN BUÝT XHH 292 219 182 Toàn mạng VTHKCC 1,146 0 942 759 “Nguồn: Báo cáo của tổng công ty vận tải Hà Nội”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuy hoạch điểm trung chuyển VTHKCC Long Biên.docx