So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành

PHẦN MỞ ĐẦU Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương tiện thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu với những ưu điểm như thuận tiện cho những giao dịch hang ngày, đặc biệt với giao dịch nhỏ, phạm vi hẹp. Song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, bởi chi phí lưu thông cao, gây khó khăn cho việc kiểm soát hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế của NHNN ( biểu hiện rõ nhất là ở nạn tham nhũng và nạn rửa tiền); kém an toàn trog việc giữ tiền, dễ mất cắp; khó thực hiện giao dịch với quy mô lớn, khoảng cách xa; chịu tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa , có rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các bất lợi và rủi ro về các vấn đề liên quan tới các giao dịch dân sự, thương mại, gây ảnh hưởng xấu tới trật tư, an ninh xã hội, là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Trong bài tập học kỳ của em, em xin trình bày một số tìm hiểu, nhận thức của em về việc “So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành”, góp phần củng cố kiến thức môn Luật ngân hàng Việt Nam. MỤC LỤC Trang Mục lục Phần mở đầu . 2 Phần nội dung I. Khái quát chung về các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán . 2 1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán qua trung gian thanh toán 2 2. Khái niệm thanh toán qua trung gian thanh toán . 3 3. Đặc điểm của thanh toán qua trung gian thanh toán 3 4. Các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán 4 II. Một số so sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán . 4 1. So sánh thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) 4 1.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) 4 1.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) 5 2. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu) 8 2.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu) 8 2.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu) 8 3. So sánh hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ . 10 3.1. Sự tương đồng giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ . 10 3.2. Sự khác nhau giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ 11 4. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng 13 4.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng 13 4.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng 13 III. Thực trạng thực hiện và phương hướng phát triển các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán ở Việt Nam . 16 1. Một số thành tựu bước đầu . 16 2. Một số hạn chế . 17 3.Một số kiến nghị 17 Phần kết luận 18 Tài liệu tham khảo 19

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7055 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Mục lục Phần mở đầu……………………………………………………………………………………………………………... 2 Phần nội dung I. Khái quát chung về các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán………………………………………………. 2 1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán qua trung gian thanh toán…………………………………… 2 2. Khái niệm thanh toán qua trung gian thanh toán………………………………………………………………………. 3 3. Đặc điểm của thanh toán qua trung gian thanh toán…………………………………………………………………… 3 4. Các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán…………………………………………………………………… 4 II. Một số so sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán…………………………………………………... 4 1. So sánh thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi)……………………………………….. 4 1.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi)………………………… 4 1.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi)………………………….. 5 2. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu)….. 8 2.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu)………………………………………………………………………………………………………………………… 8 2.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu).. 8 3. So sánh hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ……………………………………………... 10 3.1. Sự tương đồng giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ………………………………. 10 3.2. Sự khác nhau giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ……………………………...... 11 4. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng…………………… 13 4.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng……………….. 13 4.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng………………… 13 III. Thực trạng thực hiện và phương hướng phát triển các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán ở Việt Nam... 16 1. Một số thành tựu bước đầu……………………………………………………………………………………………... 16 2. Một số hạn chế…………………………………………………………………………………………………………. 17 3.Một số kiến nghị………………………………………………………………………………………………………… 17 Phần kết luận……………………………………………………………………………………………………………… 18 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………………………………… 19 PHẦN MỞ ĐẦU Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương tiện thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu với những ưu điểm như thuận tiện cho những giao dịch hang ngày, đặc biệt với giao dịch nhỏ, phạm vi hẹp. Song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, bởi chi phí lưu thông cao, gây khó khăn cho việc kiểm soát hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế của NHNN ( biểu hiện rõ nhất là ở nạn tham nhũng và nạn rửa tiền); kém an toàn trog việc giữ tiền, dễ mất cắp; khó thực hiện giao dịch với quy mô lớn, khoảng cách xa; chịu tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái… Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các bất lợi và rủi ro về các vấn đề liên quan tới các giao dịch dân sự, thương mại, gây ảnh hưởng xấu tới trật tư, an ninh xã hội, là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Trong bài tập học kỳ của em, em xin trình bày một số tìm hiểu, nhận thức của em về việc “So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành”, góp phần củng cố kiến thức môn Luật ngân hàng Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG I. Khái quát chung về các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán. 1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán qua trung gian thanh toán. - Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. - Nghị định số 64/ 2001/NĐ – CP của Chính phủ ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/7/2006 ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc. - Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. - Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Quyết định số 20/2007/QĐ – NHNN ngày 15/5/2007 ban hành về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. 2. Khái niệm thanh toán qua trung gian thanh toán. Quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ các giao dịch dân sự và thương mại dẫn đến quá trình phát sinh và phát triển các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế. Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán. Thanh toán qua trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trược tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện. Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người chi trả thực hiện việc chi trả hộ hoặc theo yêu cầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng, việc chi trả hộ hoặc thu hộ tiền như vậy mang tính chất là một loại dịch vụ. Ở đây trong quan hệ thanh toán, phương tiện thanh toán là tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán. Giao dịch thanh toán được hiểu đó là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 226 ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là: - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Các ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác; - Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; - Các tổ chức tín dụng không phải là Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán. - Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán. 3. Đặc điểm của thanh toán qua trung gian thanh toán. Một là, trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua trung gian thanh toán chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt. Hai là, thanh toán qua trung gian thanh toán liên quan tới việc phải chấp nhận các rủi ro trong quá trình thanh toán như chứng từ dùng để thanh toán không hợp lệ, hoặc do bên thanh toán không có khả năng không thực hiện nghĩa vụ. Hiện tượng mất khả năng thanh toán và rủi ro trong thanh toán không chỉ xảy ra ở các bên thanh toán mà xảy ra ở các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán. Ba là, thanh toán qua trung gian thanh toán là một chức năng hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Các trung gian thanh toán là chủ thể tham gia thường xuyên trong các quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán. Bốn là, để thực hiện thanh toán qua trung gian thanh toán thì ít nhất một bên thanh toán phải có tài khoản tại trung gian thanh toán. Năm là, các hình thức thực hiện thanh toán được pháp luật quy định cụ thể. 4. Các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán. Theo Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành theo quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), tại Điều 4, quy định rằng tùy theo quan hệ giao dịch mua bán, cung ứng dịch vụ với nhau mà khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức thanh toán sau đây: - Thanh toán bằng séc; - Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi); - Thanh toán bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu; - Thanh toán bằng thẻ ngân hàng; - Thanh toán bằng thư tín dụng; - Các hình thức thanh toán trong nước khác theo quy định của pháp luật. II. Một số so sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán. So sánh thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). 1.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). Việc thanh toán bằng séc và thanh toán bằng ủy nhiệm chi có nhiều điểm tương đồng với nhau. Cụ thể: - Thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) cùng là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng các phương tiện thanh toán (là séc và lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi)), cũng vì vậy mà ít nhất một bên thanh toán phải mở và sử dụng tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) đều là việc thanh toán bằng cách người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu, yêu cầu tổ chức cung dịch vụ thanh toán trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. - Thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) đều có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ giấy hoặc dữ liệu điện tử. - Người thụ hưởng có thể nhận thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. 1.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng giữa hai hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán này có những điểm khác nhau, có thể phân biệt chúng với nhau. Có thể xem xét sự khác nhau đó ở một số tiêu chí sau: STT Hình thức Tiêu chí Thanh toán bằng séc Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) 1 Khái niệm Thanh toán bằng séc là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là séc. Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). 2 Luật điều chỉnh - Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. - Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. - Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/7/2006 ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc. - Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. - Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. - Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 3 Phương tiện thanh toán Séc – là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Khoản 4 Điều 3 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005). Lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) – là lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, mà người trả tiền lập, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. (khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ban hành theo Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN)). 4 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán - Người ký phát là người lập và ký phát hành séc. - Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát. - Người thụ hưởng là người sở hữu séc. - Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo chi hoặc người bảo lãnh… - Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc. - Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc , quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên. - Bên trả tiền: người mua hàng hóa, dịch vụ, người chuyển tiền. - Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên chuyển tiền. - Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng. 5 Thời hạn thanh toán - Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) - Trường hợp nếu quá thời hạn trên nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì phải có điều kiện: người bị ký phát không nhận dược thông báo đình chỉ thanh toán với tờ séc và người ký phát còn đủ số tiền trên tài khoản. Do các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật. 6 Nhận thanh toán Việc người thụ hưởng nhận thanh toán bằng tiền hay chuyển khoản do người ký phát quyết định (bằng cách có ghi hoặc không ghi cụm từ “trả vào tài khoản”). Việc người thụ hưởng nhận thanh toán qua chuyển khoản chỉ xảy ra trong trường hợp người thụ hưởng không có tài khoản hoặc tài khoản không thích hợp. 7 Thủ tục thanh toán Điều 17, Điều 18 Quy chế cung ứng và sử dụng séc, ban hành theo Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN. Khoản 2 Điều 4 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Ban hành theo Quyết định số 1092/2002/NĐ – NHNN). 2. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu). 2.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu). Giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu) có một số điểm giống nhau như sau: - Đây là hai hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là chứng từ thanh toán: lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và lệnh thu (hoặc ủy nhiệm thu) là hai loại chứng từ thanh toán quan trọng nhất. - Đây đều là hình thức thanh toán mà chủ tài khoản lập lệnh, ủy nhiệm thanh toán đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện việc thanh toán. - Các lệnh do chủ tài khoản lập phải lập trên các mẫu in sẵn do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp. - Các lệnh được lập áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Điều kiện, thủ tục, thời hạn thực hiện lệnh do các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Thời gian thanh toán của các tổ chức trung gian thanh toán không quá một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh. 2.2. Sự khác nhau giữa hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu). STT Hình thức Tiêu chí Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) Thanh toán bằng nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu) 1 Căn cứ pháp lý - Điều 13 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 226/2002/ NĐ - NHNN). - Điều 4 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Ban hành theo Quyết định số 1092/2002/NĐ – NHNN). - Điều 14 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 226/2002/ NĐ - NHNN). - Điều 5 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành theo Quyết định số 1092/2002/NĐ – NHNN). 2 Khái niệm Là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). Là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). 3 Phương tiện thanh toán Lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) – là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. (Khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 226/2002/ NĐ - NHNN)). Nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu) – là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định (Khoản 4 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 226/2002/ NĐ - NHNN)). 4 Phạm vi Áp dụng thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Áp dụng thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. 5 Chủ thể tham gia quan hệ - Bên trả tiền: Người mua hàng hóa, dịch vụ, người chuyển tiền. - Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên chuyển tiền. - Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng. - Bên thụ hưởng là bên bán hàng, cung ứng dịch vụ. - Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng. - Bên trả tiền. - Ngân hang phục vụ bên trả tiền. 6 Nội dung lệnh Trong nội dung lệnh, bắt buộc phải có chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền. Trong nội dung lệnh, có các yếu tố: - Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu; số lượng chứng từ kèm theo. - Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền thanh toán. - Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu nhận được thanh toán. 7 Nơi nhận lệnh Người trả tiền lập lệnh chi (ủy nhiệm chi) gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thực hiện lệnh. Người thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn chứng từ giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ người trả tiền. 8 Thủ tục thanh toán Khoản 2 Điều 4 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Ban hành theo Quyết định số 1092/2002/NĐ – NHNN). Khoản 2 Điều 5 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Ban hành theo Quyết định số 1092/2002/NĐ – NHNN). 3. So sánh hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ. 3.1. Sự tương đồng giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ. Giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ có một số nét tương đồng: - Là 2 hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, có sử dụng các phương tiện thanh toán (séc và thẻ). - Việc thanh toán bằng séc và thanh toán bằng thẻ là hai hình thức điển hình cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. - Các phương tiện thanh toán đều do các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành cho chủ tài khoản theo mẫu in sẵn của tổ chức đó. - Việc thanh toán có thể bằng nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản. 3.2. Sự khác nhau giữa hình thức thanh toán bằng séc và thanh toán bằng thẻ. Giữa hai hình thức thanh toán bằng séc và thanh toán bằng thẻ có nhiều điểm khác nhau. STT Hình thức Tiêu chí Thanh toán bằng séc Thanh toán bằng thẻ 1 Luật điều chỉnh - Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. - Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. - Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/7/2006 ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc. - Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. - Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. - Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Quyết định số 20/2007/QĐ – NHNN ngày 15/5/2007 ban hành về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. 2 Khái niệm Là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương thức thanh toán là séc. Là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương thức thanh toán là thẻ ngân hàng. 3 Phương tiện thanh toán Séc – là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Khoản 4 Điều 3 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005). Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận (Khoản 1 Điều 2 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định số 20/2007/QĐ – NHNN . 4 Hình thức phương tiện thanh toán Séc trắng, in theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quyết định. Là một tấm thẻ nhựa, có kích thước tiêu chuẩn và có một dải băng từ ở mặt sau ghi thông tin về thẻ và chủ của thẻ, cũng có thể có chip điện tử để ghi các thông tin phụ thêm khác. Thẻ thường do các ngân hàng phát hành cho khách hàng của mình để phục vụ cho việc thanh toán. 5 Chủ thể tham gia quan hệ - Người ký phát là người lập và ký phát hành séc. - Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát. - Người thụ hưởng là người sở hữu séc. - Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo chi hoặc người bảo lãnh… - Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc. - Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc , quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên. - Tổ chức phát hành thẻ. - Chủ thẻ. - Tổ chức thanh toán thẻ. - Đơn vị chấp nhận thẻ. - Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. 6 Người yêu cầu thanh toán Séc có thể do người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền, người thu hộ yêu cầu người bị ký phát thanh toán. Chỉ do duy nhất chủ thẻ là người được sử dụng. 7 Hạn mức Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không quy định hạn mức tín dụng, hạn mức thanh toán, hạn mức rút tiền mặt đối với chủ tài khoản. Tổ chức phát hành thẻ quy định hạn mức tín dụng, hạn mức thanh toán, hạn mức rút tiền mặt đối với chủ tài khoản. 8 Địa điểm thanh toán Tại địa điểm ghi trên tờ séc hoặc địa điểm kinh doanh của người bị ký phát (nếu tờ séc không ghi địa điểm thanh toán). Được thanh toán tại các đon vị chấp nhận thẻ, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. 4. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng. 4.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng. Giữa hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng có một số nét giống nhau: - Sử dụng các chứng từ thanh toán trong quá trình thực hiện lệnh thanh toán. - Đều là việc thanh toán do người có nghĩa vụ chi trả, lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích gửi một số tiền nhất định để chi trả cho người thụ hưởng. 4.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng. STT Hình thức Tiêu chí Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) Thanh toán bằng thư tín dụng 1 Luật điều chỉnh - Điều 13 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 226/2002/ NĐ - NHNN). - Điều 4 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Ban hành theo Quyết định số 1092/2002/NĐ – NHNN). - Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. - Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2 Khái niệm Là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi). Thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hang theo đó việc thanh toán được tiến hành từ một khoản tiền được bên mua lưu ký trước ở ngân hang phục vụ mình để trả cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng theo các điều kiện sử dụng thư tín dụng. 3 Phương tiện sử dụng Lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) – là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. (Khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 226/2002/ NĐ - NHNN)). Thư tín dụng – là một văn bản cam kết có điều kiện của Ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư thanh toán), theo đó Ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, để: - Trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc - Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điềm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng. (Khoản 1 Điều 16 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, ban hành theo Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN). 3 Phạm vi áp dụng - Chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động thanh toán trong nước. - Áp dụng trong thanh toán của người sử dụng thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. - Người thụ hưởng mở tài khoản ở ngân hàng cùng hệ thống; nếu người thụ hưởng mở tài khoản ở ngân hang khác hệ thống thì chỉ nhận mở thư tín dụng trong trường hợp trên địa bàn đó có ngân hàng cùng hệ thống hoạt động và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ với nhau. 4 Điều kiện áp dụng Có lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) yêu cầu thanh toán. Buộc phải qua thủ tục mở thư tín dụng. 5 Chủ thể tham gia quan hệ - Bên trả tiền: Người mua hàng hóa, dịch vụ, người chuyển tiền. - Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền. - Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng. - Bên trả tiền. - Người thụ hưởng. - Ngân hàng phục vụ bên trả tiền. - Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. 6 Phương thức chi trả Ngân hàng phục vụ bên trả tiền trích gửi một số tiền nhất định từ tài khoản của bên trả tiền trả cho người thụ hưởng. Ngân hang phục vụ bên trả tiền trích một khoản tiền ghi trên thư tín dụng từ tài khoản tiền gửi ra một tài khoản riêng gọi là “tiền gửi thư tín dụng”. 7 Thủ tục thanh toán Điều 4 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, ban hành theo Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN. Điều 7 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, ban hành theo Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN. III. Thực trạng thực hiện và phương hướng phát triển các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán ở Việt Nam. 1. Một số thành tựu bước đầu. Để hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt và thúc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua trung gian thanh toán, theo đề nghị của NHNN, Chính phủ phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, giao Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần. Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngành Ngân hàng đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về công nghệ thông tin, khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thống thanh toán “xương sống” của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Nhiều phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các ngân hàng thương mại cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán được củng cố và nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Nhiều ngân hàng thương mại đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát hành nhiều loại thẻ ATM với nhiều tiện ích khác nhau, đến cuối tháng 6/2009, toàn thị trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành. Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink – Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mạng lưới liên minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 liên minh thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM và số lượng thẻ thanh toán phát hành chiếm 86% thị phần trong cả nước. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, một số chỉ tiêu cụ thể của Đề án đã hoàn thành như: đến cuối năm 2010, đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, đến nay đã đạt hơn 15 triệu thẻ, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán không quá 18%, đến năm 2008, đã đạt 14,6%, vượt cả chỉ tiêu đến năm 2020 là 15%, 2. Một số hạn chế. Trong quá trình triển khai thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực công, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại còn chưa đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời, Một số đề án thành phần thanh toán không dùng tiền mặt chưa được triển khai như đề án chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản do phần lớn các đối tượng này hầu hết là người cao tuổi, thương binh, bệnh binh đi lại gặp nhiều khó khăn… Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng”. 3.Một số kiến nghị. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở toàn diện và đồng bộ. - Khuyến khích các cá nhân, tổ chức mở tài khoản và thanh toán chuyển khoản thông qua các hình thức thanh toán qua các trung gian thanh toán, xây dựng các cơ chế mở, sử dụng nhiều biện pháp và ưu đãi để khuyến khích các khách hàng cá nhân. - Nâng cao nghiệp vụ ngân hàng, khắc phục những hạn chế và phát triển những tiện ích, những hình thức thanh toán mới. - Phát triển hệ thống các trung gian thanh toán để mở rộng và nâng cao chất lượng, số lượng các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán. PHẦN KẾT LUẬN Hiện nay, các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, dần thay thế cho các hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Với các ưu điểm nổi bật như thanh toán tiện dụng, nhanh chóng, an toàn với số lượng lớn đã tạo nên ưu thế của các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán. Song, rất tiếc là cho tới nay, chúng ta chưa tận dụng và phát huy được hết ưu thế đó. Các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán còn đơn giản, thủ tục quy định còn nhiều điểm chung chung, khó áp dụng. Tâm lý dè dặt của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, bởi vậy các hình thức thanh toán qua trung gian toán được áp dụng trong thực tế còn rất hạn chế, hiệu quả, chất lượng chưa cao. Việc thúc đẩy thực hiện các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán đòi hỏi một quá trình lâu dài, với nhiều biện pháp toàn diện và đồng bộ của tất cả các cấp, ngành, địa phương và toàn bộ người dân. Việc thực hiện tốt điều này sẽ giúp hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, hạn chế được các bất ổn phát sinh trong đời sống xã hội./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật ngân hàng, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, năm 2008. 2. Luật các công cụ chuyển nhượng 2005. 3. Nghị định số 64/ 2001/NĐ – CP của Chính phủ ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 4. Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/7/2006 ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc. 5. Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán. 6. Quyết định số 1092/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 7. Quyết định số 20/2007/QĐ – NHNN ngày 15/5/2007 ban hành về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. 8. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập luật ngân hàng- So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành.doc