So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít

ĐẶT VẤN ĐỀVụ nuôi tôm sú năm 2010 này, nông dân ở ĐBSCL thả nuôi 630.000 ha tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Trong gần 1 tháng nay, đã xuất hiện nạn tôm chết trên diện rộng khiến người nuôi tôm hết sức lo lắng. Trà Vinh là một tỉnh vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ phát triển chậm so với nhiều tỉnh thành khác trong cùng khu vực. Với sự nỗ lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nghề nuôi tôm được tỉnh xem như đòn bẩy thúc đẩy thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Song, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của nghề nuôi tôm ở Trà Vinh là yếu tố con giống.(theo nguồn tin chi cục nuôi trồng thủy sản Trà vinh, hiện toàn tỉnh có hơn 170 trại sản xuất giống Tôm sú với công sất khoảng hơn 1.7 tỷ con giống /năm. Đầu vụ 2010 có 18.000 lượt hộ thả nuôi hơn 1,2 tỉ con tôm sú nhưng đã có hơn 3.100 hộ nuôi tôm bị thiệt hại với tổng số hơn 205 triệu con giống, chiếm 16,7% số lượng con giống được thả nuôi). Trước tình trạng đó cần phải làm gì để có được nguồn tôm giống chất lượng tốt.? Vấn đề này đang làm cho các ngành chức năng phải đau đầu . Băn khoăn nguồn về chất lượng nguồn tôm giống nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện đề tài: “So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít” được thực hiện nhằm tìm ra mật độ ương ấu trùng thích hợp, làm giảm khả năng nhiểm bệnh của ấu trùng, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú trong suốt quá trình ương nuôi. đáp ứng được nhu cầu của xã hội về số lượng cũng như chất lượng con giống tốt nhất.

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hồng Thắm Giáo viên hướng dẫn thực tập: Lai Phước Sơn Cùng tất cả các cán bộ kỹ thuât và các bạn sinh viên thực tập tại trại sản xuất giống, đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm em hoàn thành tốt công việc. Nhân đây nhóm em xin gởi lời chúc sức khỏe và thành công đến quí thầy cô cùng cán bộ kỹ thuật và các bạn trong trại nước ngọt. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Vụ nuôi tôm sú năm 2010 này, nông dân ở ĐBSCL thả nuôi 630.000 ha tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Trong gần 1 tháng nay, đã xuất hiện nạn tôm chết trên diện rộng khiến người nuôi tôm hết sức lo lắng. Trà Vinh là một tỉnh vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ phát triển chậm so với nhiều tỉnh thành khác trong cùng khu vực. Với sự nỗ lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nghề nuôi tôm được tỉnh xem như đòn bẩy thúc đẩy thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Song, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của nghề nuôi tôm ở Trà Vinh là yếu tố con giống.(theo nguồn tin chi cục nuôi trồng thủy sản Trà vinh, hiện toàn tỉnh có hơn 170 trại sản xuất giống Tôm sú với công sất khoảng hơn 1.7 tỷ con giống /năm. Đầu vụ 2010 có 18.000 lượt hộ thả nuôi hơn 1,2 tỉ con tôm sú nhưng đã có hơn 3.100 hộ nuôi tôm bị thiệt hại với tổng số hơn 205 triệu con giống, chiếm 16,7% số lượng con giống được thả nuôi). Trước tình trạng đó cần phải làm gì để có được nguồn tôm giống chất lượng tốt.? Vấn đề này đang làm cho các ngành chức năng phải đau đầu... Băn khoăn nguồn về chất lượng nguồn tôm giống nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện đề tài: “So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít” được thực hiện nhằm tìm ra mật độ ương ấu trùng thích hợp, làm giảm khả năng nhiểm bệnh của ấu trùng, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú trong suốt quá trình ương nuôi. đáp ứng được nhu cầu của xã hội về số lượng cũng như chất lượng con giống tốt nhất. 1.2 Mục tiêu Tìm ra mật độ ương nôi thích hợp nhất cho quá trình sản xuất giống Tôm Sú hiện nay. 1.3 Nội dung thực hiện - Nuôi vỗ tôm mẹ và kỹ thuật cho đẻ - Ương ấu trùng tôm sú ở mật độ 150 Nauplius/lít. - Ương ấu trùng tôm sú ở mật độ 200 Nauplius/lít. - So sánh tỷ lệ sống ấu trùng của hai mật độ ương 150Nauplius/lít và 200Nauplius/lít. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐẶC ĐỂM SINH HỌC CỦA TÔM SÚ 2.1.1 Phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Lớp phụ: Malacostraca Bộ: Decapoda Họ: Panaedae Giống: Panaeus Loài: Panaeus Monodon 2.1.2 Nhận biết tôm sú Hình 2.1: Tôm sú (Penaeus Monodon) Tên địa phương: Tôm sú, tôm giang (cà Mau), tôm he (Miền Bắc) Công thức gai chủy đầu. (CR) = (3)*(6-8) / 3 Trong đó : (3) là 3 gai nằm ở trên vỏ đầu ngực. (6-8) là số gai trên chủy 3 là số gai dưới chủy Gờ gai thẳng, song song với mặt lưng của giáp vỏ đầu ngực Chân ngực: không có nhánh ngoài ở chân ngực thứ 5 Màu sắc : khi còn nhỏ có màu xanh thẩm, tôm lớn có màu xanh nước biển 2.1.3 Đặc điểm phân bố của Tôm sú ở Việt Nam và Thế giới Tôm sú (Penaeus Monodon) Phân bố ngang: phân bố ở vùng biển Ấn Độ và tây Thái Bình Dương. Đặc biệt là phân bố ở vùng Đông Nam Á, như: Philippin, Indonesia, Malaysia. Ở nước ta Tôm sú phân bố ở vùng Duyên Hải miền Trung, miền Bắc rất hiếm, riêng ở vùng biển Kiên Giang và Cà Mau Tôm sú chiếm 20 – 40% sản lượng tôm he. Phân bố thẳng đứng: Tôm trưởng thành phân bố ở độ sâu 70m. Ở vịnh Thái Lan tôm sống ở độ sâu 30-39m nước, nhiệt độ 33-340C và độ mặn 35%o ở thời kì ấu niên, thiếu niên tôm phân bố ở vùng cửa sông nơi có nồng độ muối giao động 18-30%o. 2.2 Chu kì sống 2.2.1 Đặc điểm di cư của các giai đoạn phát triển vòng đời tôm sú Vòng đời tôm sú được chia làm 6 thời kì: Thời kỳ phôi: Ở nhiệt độ 280C sau 14-15 giờ nở thành ấu trùng Nauplius. Thời kỳ ấu trùng: Gồm 6 giai đoạn phụ Nauplius, 3 giai đoạn phụ Zoea, 3 giai đoạn phụ Mysis và 3-4 giai đoạn hậu ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng đến hậu ấu trùng, tôm di lưu vào vùng bãi triều 2 bên cửa sông. Thời kỳ ấu niên: Tôm di cư vào vùng bãi triều ở 2 bên cửa sông, ở thời kỳ này tôm chuyển sang sống đáy. Thời kỳ thiếu niên: Thời kỳ này bắt đầu phân biệt được đực cái tôm sống chủ yếu ở vùng bãi triều, ven cửa sông. Thời kỳ sắp trưởng thành: Thời kỳ này đặt trưng bởi sự chín sinh dục, ở con đực đã có túi tinh, con cái đã có túi tinh ở Thelycum. Tôm bắt đầu tập trung thành từng đàn di cư đến bãi giao vĩ, sau đó di lưu ra vùng nước sâu hơn để đẻ trứng. Thời kỳ trưởng thành: Đặc trưng bởi sự chín sinh dục hoàn toàn, con cái bắt đầu sinh sản ngoài khơi, đôi khi cũng đẻ ở vùng nước nông (vùng cửa sông nơi có độ sâu mực nước khoảng 10 mét). Có hai đặc điểm cần chú ý trong vòng đời Tôm sú Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông (đặc trưng bởi vùng nước lợ). Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở ngoài khơi nơi có nồng độ muối giao động từ 28-32%o và ổn định. Hình 2.2: vòng đời Tôm sú Pennaus Monodon (theo Motoh,1981). Khả năng thích ứng với một số yếu tố môi trường 2.3.1 Khả năng thích ứng của tôm sú với nhiệt độ Tôm có khả năng thích ứng với nhiệt độ, phạm vi giới hạn nhiệt độ thấp là 350C. Niệt độ thích hợp từ 28-300C. 2.3.2 Độ muối Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0.2-40%o, thích hợp là 15-32%o nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 10-18%o. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 28 - 30%o. 2.3.3 Độ pH Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5-9. pH=5 tôm chết sau 45 giờ, pH=5,5 tôm chết sau 24 giờ. Khi pH xuống thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5. 2.3.4 Các chất khí hòa tan Oxy: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3-11mg/lít. CO2: Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít. H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng H2S luôn bằng 0. 2.3.5 Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm Đặc tính của tôm là thích ánh sang yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh sản, bắt mồi… đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Tôm trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo. 2.3.6 Cơ chế lột xác của tôm Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 10-15% so với trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hooc môn ở cuống mắt quy định. Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,5-1 giờ. Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. 2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 2.4.1 Đặc tính điểm dưỡng của tôm sú qua các giai đoạn phát triển từ Nauplius đến tôm trưởng thành Giai đoạn Nauplius: Ấu trùng tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàn. Giai đoạn Zoea: Tôm dinh dưỡng ngoài, thức ăn ưa thích là tảo silic điển hình là loài Skeletonema costatum, chaetocerot, ấu trùng của Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp. Giai đoạn Mysis: Thức ăn ưa thích nhất của ấu trùng tôm vẫn là các loại ấu trùng Nauplius Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp. Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae): Tôm chuyển sang ăn đáy và thức ăn bao gồm các loài động vật phù du, xác động vật thối rữa... Giai đoạn tôm trưởng thành: Sống tầng đáy và thức ăn chủ yếu là động vật đáy, lớp hai mảnh võ, xác động vật thối rữa,… Men tiêu hóa trong dạ dày của tôm chủ yếu là Peptilaza điều đó chứng tổ tôm là loài ăn nghiêng về đông vật là chủ yếu. 2.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm sú Nhiệt độ: Cường độ bắt mồi của tôm he lớn nhất từ 28-300C, ở nhiệt độ 300C tôm bắt mồi giảm và ở nhiệt độ <150C hay 350C thì tôm ngừng hẳn hoạt động bắt mồi. Ánh sáng: Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn nhất vào chiều tối và gần sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm. Khi cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi và có hiện tượng vùi mình xuống bùn. Điều này có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất. 2.4 Đặc điểm sinh trưởng 2.5.1 Các giai đoạn biến thái và tốc độ sinh trưởng Thời kì biến thái của ấu thể sau khi nở Nauplius: Giai đoạn ấu trùng nauplius trãi qua 6 lần lột xác, sau 30-35 giờ thì chuyển thành Zoea kích thước cơ thể đạt 0,34mm. Zoea: Qua 3 lần lột xác thời kì biến thái từ giai đoạn zoea 1 đến zoea 3 mất khoảng 4 ngày và kích thước cơ thể đạt khoảng 2,5mm. Mysis: Giai đoạn mysis qua 3 lần lột xác, thời gian biến thái từ mysis 1 đến mysis 3 hết 3 ngày. Đầu giai đoạn này kích thước cơ thể trung bình đạt 2,83mm, cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 3,79mm. Postlarvae: Đầu giai đoạn postlarvae cứ một ngày lột xác một lần, từ postlarvae 5 trở đi thì sau 1-2 ngày tôm lột xác một lần (phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ muối). Ở giai đoạn này cơ thể gần giống tôm trưởng thành, kích thước cơ thể đầu giai đoạn postlarvae đạt 4,9-5mm. Đến cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 2-3cm. Thời kì tôm con Tôm lớn lên phải trãi qua quá trình lột xác, mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về trọng lượng từ 10-15% so với lúc ban đầu. Ở thời kì tôm con cứ sau 2-3 ngày tôm lột xác một lần. Thời kì tôm trưởng thành Tôm trưởng thành lột xác ít hơn, thời gian giữa hai lần lột xác phụ thuộc rất lớn vào nồng độ muối. Nồng độ muối thích hợp cho tôm sú là 15-20%o. Ở Đài loan nuôi tôm sú ở nồng độ muối là 10-15%o . thực tế cho thấy nếu nồng độ muối lớn hơn 25%o tốc độ lột xác của tôm chậm, dẫn tới chậm lớn. 2.6 Đặc điểm sinh sản 2.6.1 Cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực ở tôm sú Cơ quan sinh dục cái Cơ quan sinh dục cái được nhận biết nhờ một cơ quan giao cấu gọi là Thelycum nằm giữa đôi chân bò thứ 5. Hình: 2.3 c. thelycum; b. Petasma Cơ quan sinh dục đực Cơ quan sinh dục đực được nhận biết dễ dàng bằng mắt thường qua cơ quan giao cấu gọi là Petasma nằm giữa đôi chân bò thứ nhất. 2.6.2 Đặc điểm các giai đoạn phát triển buồng trứng của tôm Giai đoạn 1: Buồng trứng dạng sợi mãnh nằm trên ruột, dưới động mạch bụng kéo dài từ tâm dạ dày đến hết đốt bụng thứ 6. Giai đoạn 2: Do buồng trứng phát triển tăng về thể tích và trọng lượng nên dễ dàng phân biệt với ống tiêu hóa và động mạch bụng, kích thước trứng đạt từ 174 - 177μn . Nếu nhìn tôm mẹ dưới ánh sáng qua lớp vỏ hoặc lưng ta thấy một đường đậm chạy dọc theo chiều dài thân tôm. Giai đoạn 3: Buồng trứng trương phồng, đường kính trứng đạt kích thước trung bình 208-215 μn. Thể tích tăng nhiều lần so với giai đoạn 2. Giai đoạn 4: Là giai đoạn chín mùi sinh dục, trứng đã chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa vật chất sau này, đường kính trứng đạt kích thước tối đa 235-239 μn. Nếu đặt tôm mẹ dưới nguồn sáng quan sát ta thấy có dãy trứng rộng nhất kéo dài từ tâm dạ dày đến giữa đốt bụng thứ 6 và phình to hình tam giác ở đốt thứ nhất và thứ hai, hạt trứng có màu xanh ngọc và phân biệt rõ ràng. Giai đoạn 5: Gọi là giai đoạn sau khi đẻ buồng trứng đã thải hết trứng ra ngoài nên khó phân biệt với ống ruột. Khả năng đẻ trứng của tôm sú: Tôm sú tự nhiên (ở vùng biển Khánh Hòa, Cà Mau) có thể đẻ từ 300000-1000000 trứng. Tôm thường đẻ trứng ở các bãi xa bờ, nước xâu, trong sạch và có độ mặn cao trên 30%o. Hình 2.4 các giai đoạn phát triển buồng trứng Tôm sú 2.6.4 Các giai đoạn phát triển phôi và hậu ấu trùng Tôm sú a. Trứng Trứng có hình cầu, màu lục đậm. Trứng chìm chậm trong nước. Khi trứng rơi vào trong môi trường nước kích thước trứng tăng chút ít. Ở nhiệt độ 28-300C sau 14-16 giờ trứng nở thành ấu trùng Nauplius. b. Giai đoạn ấu trùng * Nauplius: Đặc tính chủ yếu của Nauplius Tôm sú là chúng bơi lội bằng râu và hàm. Giai đoạn Nauplius trãi qua 6 lần lột xác trong giai đoạn này chúng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàn. * Zoae: Giai đoạn Zoae qua 3 lần lột xác. Ở giai đoạn này đặc trưng trước hết bởi những chân hàm như là những bộ phụ bơi lội chủ yếu, ấu trùng bơi nhanh và bắt đầu dinh dưỡng ngoài. Thức ăn bao gồm một số loài trong ngành tảo khuê, tảo lục. Ở nhiệt độ 28-300C mỗi giai đoạn Zoae cần 30-35 giờ để lột xác. Thông thường ở giai đoạn này tỉ lệ tử vong lớn nhất. * Mysis: Giai đoạn này ấu trùng cũng trãi qua 3 lần lột xác. Đặc trưng của giai đoạn này là ấu trùng bơi ngược về phía sau. Thời gian cần thiết cho sự biến thái trong giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ và cần từ 24-48 giờ cho mỗi giai đoạn Mysis thức ăn tương tự như ấu trùng Zoae ngoài ra chúng bắt đầu ăn ấu trùng của Artemia. c. Giai đoạn hậu ấu trùng: Sau giai đoạn Mysis ấu trùng biến thành hậu ấu trùng. Chúng sử dụng chân bơi là những bộ phụ bơi lội chủ yếu. Có thể phân biệt giữa hậu ấu trùng Mysis ở chổ chân bơi của hậu ấu trùng dài và có nhiều lông cứng, lưng thẳng. Phần III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm Thời gian: Từ ngày 20/05/2010 – 01/08/2010 Địa điểm: Tại trại sản xuất giống nước ngọt, bộ môn Thủy sản. Hình: 3.1 Trại sản xuất giống Tôm sú 3.2 Giới hạn đề tài. So sánh tỉ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Penaeus Monodon) ở mật độ ương 150 con/lít và mật độ ương 200 con/lít. 3.3 Vật liệu và trang thiết bị sử dụng 3.3.1 Vị trí bố trí bể ương của trại Hình: 3.2 Sơ đồ trại sản xuất Tôm sú giống Hình: 3.3 Bể bố trí thí nghiệm 3.3.2 Vật Liệu Vật liệu sử dụng STT Hạng mục Cấu trúc Thể tích Đơn vị tính Số lượng 1 Bể nuôi vỗ Có mái che (composite) 1m3 Bể 1 2 Bể ương Có mái che(composite 4m3 Bể 4 3 Bể chứa nước biển đã xử lý Có mái che (composite) 4m3 Bể 1 4 Bể xử lý nước biển Có mái che (composite) 10m3 Bể 2 5 Bể chứa nước biển chưa xử lý Có mái che (composite) 24m3 Bể 1 6 Bể chứa nước ngọt Có mái che (composite) 2,5m3 Bể 3 7 Bể đẻ Có mái che (composite) 1m3 Bể 2 3.3.3 Trang thiết bị sử dụng Máy bơm nước công suất 10-15m3/giờ, hệ thống ống dẫn và van các loại, hệ thống điện và máy phát điện dự phòng 10KW, hệ thống khí: Máy thổi khí công suất 1HP (2 cái), ống dẫn khí, đã bọt và van các loại, máy Ozon, cây nâng nhiệt (Heatter), kính hiển vi, máy đo độ mặn, pH, và các loại Test đo yếu tố môi trường, dụng cụ lọc nước, vợt cà thức ăn, dụng cụ siphong… Hình: 3.4 Trang thiết bị phục vụ thí nghiệm. 3.3.4 Phương pháp thực hiện 3.3.4.1 Kỹ thuật sản xuất giống Tốm sú Trong sản xuất giống hiện nay, việc xử lý nguồn nước đảm bảo trong sạch không nhiễm kí sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus là bước quan trọng đầu tiên trong các bước kỹ thuật tiếp theo. Cách xử lý nước: Hinh: 3.5 Bể xử lý nước Có hai bước xử lý như sau: *Xử lý thuốc tím (KMnO4) Thuốc tím có tác dụng lắng đọng các chất hữu cơ và kết tủa một số kim loại nặng, tùy thuộc vào hàm lượng của chúng. Lượng KMnO4 cần dùng cho vùng Trà Vinh là từ 0,5 – 2mg/lít. Sau khi xử lý KMnO4 nước có màu tím hồng sau 24 giờ sục khí mạnh liên tục nước sẽ mất màu thuốc tím. *Xử lý bằng chlorine Chlorine là chất diệt trùng mạnh. Nước xử lý KMnO4 sau 24 giờ, để lắng sau đó chuyển nước qua bể khác để xử lý chlorine Ca(OCl)2 với liều lượng 30 – 70 ppm. Sục khí mạnh liên tục trong điều kiện phơi nắng sau 48 giờ dư lượng chlorine sẽ hết. Xử lý trung hòa Chlorine bằng Thiosulfate sodium Sau khi xử lý Chlorine, lượng Chlorine tự do còn dư lại trong nước điều này rất độc đối với sinh vật đặc biệt là ấu trùng tôm. Do đó trước khi đưa nước vào dùng phải loại bỏ Chlorine với liều lượng tỉ lệ 7 Thiosulfat : 1 Cl2, nghĩa là nếu lượng chlorine còn dư là 1mg/m3 thì lượng thiosulfat cần trung hòa là 7mg. Trong trại sản xuất giống Tôm sú sự cận thận hết sức cần thiết. Do đó khi đưa nước vào nuôi, nhất là giai đoạn Nauplius hay nuôi tảo phải kiểm tra trong nước còn dư lượng Chlorine hay không, bằng phương pháp kiểm tra định tính. Sử dụng một lọ thủy tinh có dung tích 10-20 ml, lấy 5ml mẫu nước cần kiểm tra, nhỏ từ từ 1-2 giọt Orthotolidin 1%0, nếu xuất hiện màu vàng là trong nước còn dư lượng Chlorine, nước không màu là hết Chlorine. Lọc cơ học Nước trong bể xử lý diệt trùng, đưa ra bể nuôi phải chạy qua lọc cát. Sử dụng loại cát có đường kính 0,5-1mm, bể lọc có dung tích 1-2m3, sử dụng đá rửa sạch, đá 1-2cm khoảng 0.05 – 0.1m3, cát khoảng 0.5m3, xắp lần lượt đá trước cát sau, giữa lớp cát ta cho một lớp mỏng than hoạt tính. Nước trước khi chảy vào bể ương ấu trùng cần cho chảy qua túi lọc 1micron, sau đó cho vào bể ương nuôi dùng 4-5g EDTA/m3. Lựa chọn tôm bố mẹ Tiêu chuẩn tôm bố mẹ làm đề tài Tôm sú bố mẹ cung cấp cho sản xuất giống hiện nay, chủ yếu sử dụng từ nguồn tự nhiên, do đó cần phải lựa chọn tôm mẹ có chất lượng tốt, chủ yếu vẫn dựa vào cảm quan, đáng chú ý các tiêu chuẩn sau: Trọng lượng tôm cái 150-300g Trọng lượng tôm đực > 100g. Màu sắc tự nhiên: vỏ sáng bóng, mỏng Cơ quan sinh dục tôm cái ( Thelycum ) có túi tinh nhô cao Không tổn thương, dị hình, râu dài hơn 1,5 chiều dài thân (tôm cái) Tôm bố mẹ ở vùng biển sâu thường có chất lượng tốt hơn vùng biển cạn. Tôm đực sử dụng cho tự giao vĩ hay cấy tinh cần phải lựa chọn kỹ, tôm từ biển tốt hơn tôm cửa sông và đầm tự nhiên. Khi sử dụng tôm đực trong các vùng tự nhiên, tỷ lệ nhiễm MBV thường là > 50% tỷ lệ mẫu kiểm tra (nguồn từ: Nguyễn Hữu Giang, GV Trường TH Thủy Sản Thanh Hóa đề tài khảo sát nguồn tôm bố mẹ tại một số tỉnh miền trung từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận, 2005). Không cho đẻ quá nhiều lần, trong thực tế hiện nay có nhiều trại cho đẻ quá nhiều lần. Khi con mẹ đẻ quá nhiều lần chất lượng post không tốt, ảnh hưởng tới nuôi thương phẩm. Chưa có nghiên cứu nào nói rõ về chất lượng tôm post kể từ khi tôm mẹ lột xác đẻ lại chu kỳ 2 có khác biệt với các lần đẻ trước, nhưng trong sản xuất thì nhận thấy rất rõ tỷ lệ sống của các chu kỳ thứ 2 trở đi, qua các gia đoạn (Nauplius – Zoea – Mysis – Post lớn) nếu chăm sóc không tốt sẽ chết ở giai đoạn Zoea và Mysis. c) Vận chuyển tôm bố mẹ: Tôm được đóng trong bao nilon (60x80cm) bỏ trong thùng xốp, đựng 20 lít nước chứa 4 tôm cái và 4 đực, đầu chủy được gắn 1 ống nhựa mềm, tránh thủng bao. Thời gian vận chuyển 10-15 giờ, nên vận chuyển vào ban đêm, trên xe có máy lạnh, tôm khỏe tỷ lệ sống cao. d) Nuôi vỗ Bể nuôi tôm mẹ thường có diện tích 4-6m2 độ sâu của bể 70cm, mật độ nuôi 2-3 con/m2 , thường nuôi tôm cái có túi tinh ở cơ quan sinh dục riêng, nhưng phải nuôi tôm đực dự phòng khi tôm cái lột xác. Để nuôi tôm bố mẹ có hiệu quả nên nuôi tôm cái và tôm đực riêng biệt, khi tôm cái xắp lột xác ta nên chuyển qua bể nuôi tôm đực, hiệu quả giao vĩ tốt hơn. e) Cắt mắt Nuôi tôm bố mẹ trong điều kiện bể xi măng, tôm đực thanh thục bình thường còn tôm cái hầu như không thành thục, muốn tôm cái thành thục phải đảm bảo được 3 yếu tố sau: - Tuyến nội tiết( cắt mắt) - Dinh dưỡng - Môi trường Trong đó yếu tố cắt mắt là quyết định nhất cho việc thành thục. * Thời điểm cắt mắt: Tôm mẹ được đưa về trại, ngày hôm sau dùng 200ppm formaline để tắm cho tôm mẹ trong thời gian 1 phút, mục đích loại bỏ các mầm bệnh từ nơi vận chuyển trước đó, sau đó chuyển qua bể mới, sau 2-3 ngày tôm khỏe, tiến hành cắt mắt sẽ đạt hiệu quả tốt, phải chọn đúng thời điểm cắt mắt đây là khâu quan trọng, nhưng cũng khó xác định chính xác, nếu cắt mắt lúc xắp lột xác, tôm sẽ lột xác sau khi cắt mắt từ 2-4 ngày, và sự thành thục xảy ra chậm sau 2-4 tuần. chỉ cắt mắt giữa chu kỳ lột xác (14- 18 ngày tôm lột xác một lần) sẽ đem lại hiệu quả cao nhất sau khi cắt mắt được 3-4 ngày tôm thành thục sinh dục và đẻ. * Phương pháp cắt: Có nhiều phương pháp cắt như: kẹp, rạch, dùng kéo cắt; thông dụng nhất hiện nay là cột cuống mắt bằng dây thun, sau 2-3 ngày mắt sẽ rụng, phương pháp này tôm không bị mất máu và thành thục nhanh hơn. f) Thức ăn Trong tự nhiên tôm sú trưởng thành, thức ăn chủ yếu của tôm là: cua nhỏ và một số loài động vật thân mềm (Marte 1980). Dựa vào các đặc tính ăn ngoài tư nhiên, trong nuôi vỗ người ta cho tôm ăn thức ăn tươi sống bao gồm: Ốc mượn hồn, nghêu, mực, gan heo, thịt bò… lượng thức ăn tươi cho ăn hàng ngày từ 10-30% trọng lượng thân, một ngày cho ăn 3-4 lần. hàng ngày theo giỏi cho tôm ăn, tôm thích loại nào thì cho loại đó nhiều hơn. Trong quá trình nuôi tôm cái ăn nhiều hơn tôm đực, vào thời gian 18-19 giờ hàng ngày tôm ăn lượng thức ăn nhiều nhất. Sau 1 giờ cho tôm ăn thức ăn còn dư thừa nên đưa ra khỏi bể bằng cách siphong ra ngoài. g) Chăm sóc quản lý * Độ mặn: Tôm sú có thể nuôi vỗ thành thục ở độ mặn từ 15-33‰, do đó độ mặn có ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục của tôm. Thường trong trại sản xuất giống người ta sử dụng nước nuôi ấu trùng và tôm mẹ cùng một nguồn nước. * Nhiệt độ nước: Duy trì nhiệt độ nước từ 28-300C trong quá trình thay nước không để sự chênh lệch giữa nước nuôi và nước đưa vào tránh gây sốc cho tôm, nhiệt độ thấp hơn 270C tôm thành thục chậm. * Ánh sáng: Nhà nuôi tôm bố mẹ được che kín toàn bộ, nhất là khu nuôi vỗ, nếu nhà nuôi tôm mẹ để sáng thì các bể nuôi phải phủ kín bằng bạt. * Thay nước: Lượng nước thay đổi hàng ngày 50% lượng nước nuôi trong, nên sử dụng bể lọc tuần hoàn sẽ tốt hơn, môi trường nuôi ổn định hơn. Để giảm lượng nước thay nên sử dụng chế phẩm vi sinh, ít biến động môi trường. * Giao vĩ: Trong quá trình nuôi, tôm cái lột xác, hiện tượng lột xác xảy ra. Sau khi tôm cái lột xác xong, sẽ có 1-2 con đực theo sau nhưng sau đó chỉ có 1 con đực bám theo, khi nó xác định được vị trí, chúng bơi song song nhau và thực hiện giao vĩ. h) Lựa chọn tôm cái cho đẻ: Trong nuôi vỗ cắt mắt, buồn trứng của tôm cái thành thục rất khác nhau, không hoàn toàn giống như tôm mẹ thành thục ngoài tự nhiên (đa số có 2 thùy ở hai bên hình cánh chuồn ở phía trước vùng tiếp giáp vỏ đầu ngực và phần bụng). Tôm cắt mắt có thể có phân thùy hay không có, đa số khi bắt đầu nhìn thấy dải buồng trứng (giai đoạn 2), trước 2-3 ngày đẻ, ta quan sát thấy buồng trứng lớn đậm (tức là kích thước tế bào trứng đạt tối đa lớn hơn 200µ tôm sẽ đẻ). Lựa chọn tôm cái sắp đẻ vào lúc 17-18h cho ra đẻ, bể đẻ thường có dung tích 1-2m3 cho 1 tôm cái, số lượng nauplius có thể đạt 500.000-1.500.000 nauplius. Tôm mẹ thường đẻ vào khoảng thời gian 19-22h, đẻ xong vớt tôm mẹ sang bể nuôi vỗ. Sau khi tôm đẻ được 4-6 giờ, lấy mẫu quan sát qua kính hiển vi, đánh giá tỉ lệ nở từ đó để chuẩn bị bể ương ấu trùng cho thích hợp. Trứng nở sau khi đẻ 14-15h ở nhiệt độ 27-280C. Trong quá trình ấp trứng cứ 2-3 giờ cần khuấy đảo nhẹ bể ấp trứng một lần, giúp trứng nở tốt. Nên sử dụng tôm mẹ cho đẻ hết chu kì tinh biển ( có nghĩa là khi bắt tôm mẹ từ biển về tôm cái đã có tinh, số lần đẻ phụ thuộc vào hiệu suất của từng cá thể, có con chỉ đẻ 2 lần là lột xác, có con đẻ đến 7 lần mới lột xác), chất lượng nauplius của chu kì 1 không có sự khác biệt. Số lượng nauplius trong một lần đẻ cho một cá thể tôm cái biến động rất lớn từ 300.000-1.500.000 Nauplius/con mẹ, tùy thuộc vào chất lượng và kích thước buồng trứng. Trong việc chuẩn bị nước cho tôm đẻ, độ mặn phải đảm bảo thấp nhất 28‰, tôt nhất là 32-34‰, độ mặn thấp tỉ lệ nở sẽ kém và ấu trùng yếu, nhiệt độ thích hợp 28-300C, nhiệt độ thấp 24-250C thời gian nở kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng nauplius Thu ấu trùng tôm sú: Trứng sau khi đẻ khoảng 12-14 giờ nở thành Nauplius, trải qua 6 giai đoạn biến thái từ (N1- N6), giai đoạn này sống dựa vào noãn hoàn trong cơ thể. Thời gian biến thái từ N1- N6 là 48 giờ, ở nhiệt độ 280C. Khi ấu trùng nở được khoảng 30-36 giời thì ta tiến hành thu ấu trùng để bố trí vào bể ương. + cách thu: sử dụng đèn, để ấu trùng hướng quang nổi lên mặt bể ( lúc này tắt sục khí), chỉ nên thu nauplius nổi lên mặt, khi thu song tắm bằng formol nồng độ 200ppm trong 30 giây, rửa sạch bằng nước biển 1-2 phút cho vào bể ương. 3.4.2 Bố trí thí nghiệm: 3.4.2.1 Ương ấu trùng tôm sú ở mật độ 200Nauplius/lít và 150Nauplius/lít. Tổng số ấu trùng định lượng lúc đầu khoảng là 1400000 ấu trùng, sau khi thu những ấu trùng mạnh còn lại được 1260000 Nauplius, bố trí vào bể (A1) là 5250000 ấu trùng, còn lại 700000 ấu trùng, bố trí vào bể (B1). Bể (A2) và bể (B2) điều được làm tương tự như vậy. Dung tích các bể bố trí thí nghiêm là 4m3, lương nước cấp vào cho mổi bể là 3.5m3/bể. Mật độ bố trí của (B1-B2) là 200 Nauplius/lít, (A1-A2) là 150 Nauplius/lít. Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ vào 8 giờ sáng và 16 giờ chiều. Kiêm tra tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng ở mỗi giai đoạn, để đánh giá chất lượng ấu trùng ở những giai đoạn khác nhau. Chăm sóc quản lý ấu trùng Giai đoạn Nauplius: Từ Nauplius1 đến Nauplius 6 chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàn. Chủ yếu điều chỉnh sục khí cho phù hợp Hình: 3.6 Nauplius Giai đoạn Zoae: Sau khi Nauplius chuyển Zoae khoảng 90% số lượng, ta cho ăn lót bằng tảo và TZ 002 để hổ trợ đường ruột cho chúng. Khi chuyển đoạn hết hoàn toàn ta tiến hành cho ăn thức hổn hợp và phân cử cho chúng 3 giờ/ lần cho ăn. Thức ăn tổng hợp được trộn với công thức: Rippak + Tảo Khô + Lansy ZM. Điều chỉnh khí vừa đủ không được mạnh quá làm đứt đuôi phân Zoae và đảo lộn đáy bể ương. Phải luôn giữ nước có độ trong thích hợp, lượng thức ăn dư thừa sẽ làm ảnh hưởng môi trường tới các giai đoạn sau này. Hình: 3.7 Zoae Giai đoạn Mysis: Giai đoạn này ấu trùng khá đặc biệt: treo mình trong nước, đầu trúc xuống dưới, bơi giật lùi về phía sau, thức ăn thiên về động vật như: động vật phù du có kích thước nhỏ, các mảnh vụn hữu cơ trong nước, chủ động tấn công và bắt giữ mồi. Liều lượng cho ăn tuỳ vào khả năng bắt môi của ấu trùng. Thức ăn hổn hợp của ấu trùng ở giai đoạn này được pha trộn như sau: Frippak + Lansy ZM + N0 và Artemia bung dù. ở giai đoạn này nếu thấy cần thiết nên thay 2/3 lượng nước trong bể ở cuối giai đoạn Mysis 3, giúp ấu trùng chuyển Post nhanh hơn. Khí giai đoạn này cần phải điều chỉnh mạnh, có thể gom khí vào chính giữa để tránh ấu trùng bám đáy. Hình: 3.8 Mysis Giai đoạn Postlarvae: Sau giai đoạn Mysis 3 là giai đoạn postlarvae. Ở giai đoạn này các phần phụ bơi lội phát triển hoàn chỉnh, chân bơi phân làm hai đốt, đốt ngoài cùng có dạng hình mái chèo, đốt cuối cùng chẻ làm 2 nhánh uốn cong tạo thế như mũi kìm giúp ấu trùng bắt giữ thức ăn dễ dàng, cơ quan tiêu hoá phát triển hoàn chỉnh, âu trùng bơi loại dễ dàng trong nước tìm kiếm thức ăn, loại thức ăn ưa thích của giai đoạn này là động vật phù du Artemia, các loại thức ăn có kích cở vừa và thích hợp với chúng. Thức ăn tổng hợp ở giai đoạn này được pha trộn như sau: Frippak + Lansy Post + N1. Ở giai đoạn Post 1 hao hụt rất lớn, nhạy cảm với môi trường do đó không nên thay nước siphong ở giai đoạn này Hình: 3.9 Postlavae 3.5 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Phản ảnh tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua được lấy từ sở nông nghiệp, niên giám thống kê, các ban ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu và các phương tiện thông tin. Số liệu sơ cấp: Có được từ việc ghi chép, đo lường nhờ vào bảng câu hỏi tự thiết kế 3.5.1 Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng thống kê mô tả nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Trên cơ sở số liệu phân tích từ các mục tiêu trên và kết quả ghi nhận Cách tính số lượng ấu trùng: Dùng một cốc thủy tinh có dung tích 1 lít đưa vào bể múc 5 điểm khác nhau trong bể nhằm đảm bảo độ chính xác mật độ phân bố của ấu trùng. Đếm hết số ấu trùng 5 lần đã múc, ta tính được trung bình số ấu trùng trong 1 lít. Tiếp theo đưa số liệu đã có vào công thức sau ta sẽ tính được tỉ lệ sống của ấu trùng còn lại trong bể. a: tỉ lệ sống của ấu trùng b: trung bình số ấu trùng đếm được trong 5 lần đếm c: số ấu trùng bố trí ban đầu PHẦN IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả môi trường ương ấu trùng Tôm sú Như ta đã biết các yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ấu trùng tôm sú, qua thí nghiệm ương ấu trùng ở hai mật độ 150 con/lít và 200 con/lít ta có kết quả thể hiện như sau: Bảng 4.1 Kết quả môi trường ở các bể ương. Mật độ (con/lít) Bể ương Nhiệt độ(C0) pH Sáng Chiều Sáng Chiều 150 A1 28.230,057 30.11 0.12 7.89 0.034 8.335 0.053 A2 28.5750.09 30.56 0.119 7.805 0.056 8.265 0.079 200 B1 28.030.056 30.375 0.1 7.765 0.059 8.4 0.094 B2 28.3350.085 30.47 0,126 7.835 0.053 8.445 0.07 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện nhiệt của các bể ương Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ pH của các bể ương. Qua hai biểu đồ 4.1 và biểu đồ 4.1.1 cho thấy: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm tương đối ổn định và không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ trung bình vào các buổi sáng của các nghiệm thức dao động trong khoảng 28.03 – 28.575 0C và đạt ở mức 30.11 – 30.56 0C vào buổi chiều, các giá trị này phù hợp với sự phát triển của ấu trùng tôm sú. Theo TS. Nguyễn Thanh Phương và ThS. Trần Ngọc Hải trường đại học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu sản xuất một số loài tôm biển, thì nhiệt độ 28 - 32 0C và pH : 7.5 – 8.3 là thích hợp nhất cho ương nuôi ấu trùng tôm sú. pH giữa các nghiệm thức cũng dao động nhẹ trong khoảng 7.765 – 7.89 vào buổi sáng và 8.265 – 8.445 vào buổi chiều, khoảng dao động này không có ảnh hưởng gì lớn đến sự phát triển của ấu trùng. Điều này có thể lý giải trong suốt quá trình ương các bể thí nghiệm được bố trí đều, gần nhau, có sục khí liên tục và cùng chung một nguồn nước xử lý nuôi nên nhìn chung các yếu tố môi trường tương đối ổn định. 4.2 Sự phát triển của ấu trùng 4.2.1 Kết quả sự phát triển của ấu trùng Tôm Sú qua các giai đoạn khi ương ở mật độ 150 Nauplius/lít Bảng 4.2 Thời gian biến thái và kích thước của ấu trùng qua từng giai đoạn Giai đoạn Bể A1 Bể A2 Kích thước TB (mm) Thời gian biến thái (giờ) Kích thước TB (mm) Thời gian biến thái (giờ) Zoae 2.99 0.19 140 3.178 0.118 142 Mysis 4.19 0.14 221 4.19 0.15 220 Post larvae 11.785 0.74 460 11.5 1.1 461 Dựa vào bảng 4.2.1 Cho thấy sự phát triển của ấu trùng qua từng giai đoạn của hai bể ương cùng mật độ không có sự khác biệt lớn, ở giai đoạn đậu ấu trùng chuyển giai đoạn nhanh, thời gian chuyển giai đoạn ngắn, đến cuối giai đoạn Mysis 3 sang giai đoạn Post larvae thì thời gian chuyển giai đoạn đã có sự khác biệt. Qua số liệu bảng 4.2.1, với độ tin cậy 95% qua các giai đoạn ta thấy biên độ sai số thể hiện tăng dần, giai đoạn Zoae bể ương A1,A2 biên độ sai số lần lượt là 0.19, 0.118, nhưng đến giai đoạn Post biên độ sai số của bể ương A1, A2 lần lượt là 0.74, 1.1, điều này là thể hiện kích thước mẫu phân tích không đồng đều. 4.2.2 Kết quả sự phát triển của ấu trùng qua các giai đoạn khi ương ở mật độ 200 Nauplius/lít Bảng 4.3: Thời gian biến thái và kích thước của ấu trùng qua từng giai đoạn Giai đoạn Bể B1 Bể B2 Kích thước TB (mm) Thời gian biến thái (giờ) Kích thước TB (mm) Thời gian biến thái (giờ) Zoae 2.91 0.02 147 3 0.03 145 Mysis 4.086 0.04 226 4.185 0.02 227 Post larvae 11.285 0.25 470 10,71 0.36 473 Bảng 4.2.2 cho thấy trong cùng mật độ ương 200 con/lít ở hai bể khác nhau, sự phát triển của ấu trùng tương đối đồng đều, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả với độ tin cậy 95% qua các giai đoạn ta thấy biên độ sai số không thể hiện rõ sự khác biệt, điều nay chứng tỏ kích thước trung bình của ấu trùng qua các giai đoạn tương đối đồng đêu. Theo (Kungvankij và ctv, 1986) giai đoạn Zoae chiều dài trung bình là 3.2 (mm), thời gian sau nở là 6 ngày (144 giờ); giai đoạn Mysis chiều dài trung bình là 4.2 (mm), thời gian sau nở là 9 ngày 4 giờ (220 giờ), giai đoạn Post larvae 15, chiều dài trung bình là 12 (mm), thời gian sau nở là 26 ngày (624 giờ), như vậy so với kết quả của thí nghiệm trên thì sự phát triển của ấu trùng là không có sự khác biệt lớn, phù hợp với lý thuyết đã được học. 4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau đến sự tăng trưởng của ấu trùng Tôm Sú Bảng 4.4: Sự phát triển của ấu trùng qua từng giai đoạn giữa hai nghiệm thức Nghiêm thức Giai đoạn Kích thước TB A (mm) Kích thước TB B (mm) Zoae 3.085 0.11 2.957 0.029 Mysis 4.192 0.088 4.135 0.036 Post larvae 11.642 0.57 10.976 0.283 Hình 4.3: Ảnh hưởng bởi mật độ đến sự phát triển của ấu trùng Biểu đồ 4.2.3 cho ta thấy, trong cùng một điều kiện môi trường, độ mặn 28 – 30 %0, nhiệt độ trung bình nước 28.05 – 30,56 0C và độ pH trung bình là 7.765 – 8.445, thì sự tăng trưởng của ấu trùng ương ở các mật độ khác nhau có sự khác biệt. Mật độ càng cao tốc độ tăng trưởng của ấu trùng càng thấp, so sánh hai nghiệm thức cho thấy ở giai đoạn Zoae và giai đoạn Mysis sự khác biệt về tăng trưởng là không đáng kể, nhưng đến giai đoạn Post larvae thì tốc độ tăng trưởng có sự khác biệt hẳn, cụ thể kích thước trung bình ở mật độ ương 150 Nauplius/lít là 11.642 (mm), trong khi đó nghiệm thức A ương ở mật độ 200 Nauplius/lít chỉ là 10.967 (mm), thấp hơn 0.675 (mm) so với nghiệm thức B. Xử lý số liệu bằng thống kê mô tả, với độ tin cậy 95%0 thì biên độ sai số ở nghiêm thức A lớn hơn biên độ sai số ở nghiêm thức B, điều này chứng tỏ kích thước mẫu kiểm định ở ghiệm thức A không được đồng đều. Thời gian biến thái qua các giai đoạn phát triển, trên nghiệm thức A qua các giai đoạn, thời gian trung bình là 460.5 giờ, trên nghiệm thức B thời gian qua các giai đoạn là 471.5. Như vậy khi ương ấu trùng ở mật độ thấp hơn thì thời gian biến thái qua các giai đoạn ngắn hơn so với ương ấu trùng ở mật độ cao. Điều này là do chế độ quản lý và chăm sóc ấu trùng chưa tốt. 4.3 Kết quả quá trình ương Tôm Sú ở hai mật độ khác nhau 4.3.1 Kết quả ương ấu trùng Tôm Sú ở mật độ 150 Nauplius/lít Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của ấu trùng qua từng giai đoạn Ngày tháng Giai đoạn Bể A1 Bể A2 Số lượng (con) Tỉ lệ sống (%) Số lượng (con) Tỉ lệ sống (%) 2/6 N 525000 100 525000 100 3/6 Z1 510300 97.2 520800 99.2 6/6 Z3 492800 93.87 494900 94.27 7/6 M1 389900 74.26 440300 83.86 10/6 M3 377300 74.86 350000 66.67 11/6 P1 343700 65.46 309400 58.93 21/6 P11 320000 60.95 273000 52 Bảng 4.3.1 Dễ nhận thấy tỉ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn giảm dần, sau khoảng thời gian ương kết quả tỉ lệ sống ấu trùng bể A1 là 60.95 % và tỉ lệ sống của ấu trùng bể A2 là 52 %. Ơ giai đoạn Zoae tỉ lệ sống của ấu trùng giảm không đáng kể, giai đoạn Z1 bể A1 và bể A2 lần lượt là 97.2 % và 99.2 %, đến cuối giai đoạn Z3 tỉ lệ sống của ấu trùng còn lại là bể A1: 93.87 % và A2: 94.27 %, nhưng sang giai đoạn Misis, giai đoạn Post larvae thì tỉ lệ sống của ấu trùng giảm một cách đáng kể, giai đoạn M3 chỉ còn 74.86 % đối với bể A1 và 66.67 % đối với bể A2. Sau khoảng thời gian ương kết quả cuối cùng thu được là 60.95 % ở bể A1 và bể A2 là 52 %. Tỉ lệ sống giảm như vậy là do, khi bố trí ở mật độ 150 con/lít, trong quá trình chăm sóc cho ăn giống với cách chăm sóc cho ăn khi bố trí ở mật độ 200 con/lít nên từ giai đoạn Zoae thức ăn dư thừa, nước nuôi Zoae không trong, kết quả là môi trường xấu đi dẫn đến cơ hội phát triển cho một số vi khuẩn gây hại phát triển, những con yếu bị hao hụt dần. Từ đó dẫn đến tỉ lệ sống của ấu trùng không được cao như mong đợi. 4.3.2 Kết quả uơng ấu trùng Tôm Sú ở mật độ 200 Nauplius/lít Bảng 4.6: Tỉ lệ sống của ấu trùng qua từng giai đoạn Ngày tháng Giai đoạn B1 B2 Số lượng (con) Tỉ lệ sống (%) Số lượng (con ) Tỉ lệ sống (%) 2/6 N 700000 100 700.000 100 3/6 Z1 686000 98 689500 98.5 6/6 Z3 683.200 97.6 679000 97 7/6 M1 662200 94.6 631400 90.2 10/6 M3 644700 92.1 605500 86.5 11/6 P1 612500 87.5 459900 65.7 21/6 Xuất P11 500000 71.42 455000 65 Bảng 4.3.2 cho thấy tỉ lệ sống của ấu trùng ở hai bể ương có sự khác biệt lớn ở giai đoạn Post và giảm dần qua từng giai đoạn, giai đoạn Zoae và giai đoạn Mysis tỉ lệ sống ở hai bể tương đối đồng đều, cụ thể ở giai đoạn Z1 và Z3 của bể ương B1 lần lượt là 98 % và 97.6 %, bể B2 lần lượt là 98.5 % và 97 %, qua thi nghiệm này chỉ thấy ấu trùng bắt đầu hao nhiều trong giai đoạn M3 chuyển sang giai đoạn Post larvae, từ 86.5 % giai đoạn M3 sang giai đoạn Post giảm chỉ còn 65.7 % ở bể B2, bể B1 có kết quả ương tốt hơn, tỉ lệ 92.1 % giai đoạn M3 sang giai đoạn Post giảm còn 87.5 %. Điều này có thể lý giải, khi ương ở mật độ 200 Nauplius/lít với chế độ chăm sóc quản lý như ương ấu trùng ở mật 150 Nauplius/lít, thì lượng thức ăn đưa vào bể được ấu trùng sử dụng hết môi trường không bị ô nhiễm, giai đoạn Zoae khỏe mạnh, chất chất lượng đồng đều nên giảm bớt sự ăn nhau trong quá trình ương. Kết quả thí nghiệm này thu được là 71.42 % tỉ lệ sống ương bể B1 và 65 % tỉ lệ sống của ấu trùng ương ở bể B2. 4.4 So sánh ảnh hưởng của mật độ ương đến tỉ lệ sống của ấu trùng Tôm Sú Bảng 4.7 Kết quả tỉ lệ sống của ấu trùng Tôm sú ương ở hai mật độ 150 Nauplius/lít và mật độ 200 Nauplius/lít Nghiệm thực Lặp lại B A N (%) Z (%) M (%) P (%) N (%) Z (%) M (%) P (%) 1 100 97.6 92.1 71.4 100 93.87 71.86 60.95 2 100 97 86.5 65 100 94.27 66.67 52 Tỉ lệ TB (%) 100 97.3 89.3 68.2 100 94.07 69.26 56.48 4.4.1 Ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau đến tỉ lệ sống của ấu trùng Hình 4.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của ấu trùng Kết quả biểu đồ 4.4.1 cho thấy qua các giai đoạn phát triển của ấu trùng tỉ lệ sống giữa hai nghiệm thức có sự khác biệt rõ, tỉ lệ sống trung bình của nghiệm thức A nhỏ hơn rất nhiều so với nghiệm thức B, thể hiện nhất là ở giai đoạn Mysis tỉ lệ sống trung bình của nghiệm thức A đạt 69.26 % trong khi đó ở nghiệm thức B đạt được là 89.3 %, giai đoạn Post larvae nghiệm thức A đạt tỉ lệ sống trung bình 56.48 %, nghiệm thức B đạt 68.2 %, nghiệm thức A thấp hơn nghiệm thức B 11,72 %. Kiểm định với giả thiết kỳ vọng trung bình của hai nghiêm thức là bằng nhau ở độ tin cậy 95% ta được giá trị P-value = 0.166, giá trị xác suất này lớn hơn 0.05 %, ta kết luận tỉ lệ sống của ấu trùng giữa hai nghiệm thức là khác nhau, không có ‎ nghĩa (độ tin cậy 95%) Như vậy qua đề tài này chúng ta có thể ứng dụng trong sản xuất giống Tôm sú khi ương ấu trùng ở mật độ 200 Nauplius/lít, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. PHẦN V KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL hiện nay phát triển rất mạnh nhưng vẫn chưa đủ cung ứng cho nhu cầu của thị trường về số lượng và cả chất lượng, chất lượng tôm giống kém, làm cho người nuôi thiệt hại nặng nề. Tổng kết đề tài nghiên cứu cho ta thấy: trong cùng một điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ pH, độ mặn). Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của ấu trùng là 30 0C, độ pH là 7.8 – 8.2, độ mặn phải giảm dần theo từng giai đoạn. Cả hai mật độ ương đều cho tỉ lệ sống tương đối cao, tốc độ tăng trưởng và thời gian biến thái của ấu trùng ở hai mật độ ương gần như tương đương nhau, ở mật độ nuôi 200 Nauplius/lít cho tỉ lệ sống (68.2%) cao hơn so với ương ở mật độ 150 Nauplius/lít chỉ cho tỉ lệ (56.48%), chất lượng ấu trùng ở mật độ 200 Nauplius/lít đồng đều hơn. Điều này chứng tỏ có thể áp dụng mật độ ương 200 Nauplius/lít vào sản xuất thực tế, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 5.2 Đề xuất ý kiến Tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất tôm giống, thí nghiệm ương ở nhiều mật độ khác nhau, từ đó tìm ra mật độ ương thích hợp. Đặc biệt khuyến cáo hạ chế sử dụng thuốc kháng sinh và tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, nhằm bảo đảm duy trì chất lượng con giống tốt. Triển khai thêm các quy trình sản xuất tôm giống mới như quy trình nước trong tuần hoàn, nghiên cứu và sản xuất giống của những loài khác như tôm đất, tôm bạc… nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Trong quá trính ương cần phải chăm sóc và quản lý tốt, luôn giữ gìn vệ sinh trại sản xuất sạch sẽ, tránh sự phát sinh các loài vi khuẩn gây hại. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Quản lý môi trường nước Bảng theo dõi các yếu tố môi trường ở hai bể A1 và A2 Ngày tháng Bể A1 Bể A2 Nhiệt độ( C0 ) PH Nhiệt độ (C0 ) PH Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 2/6 28 30 7.5 7.5 28.5 30 7.8 7.8 3/6 28.2 31 7.5 7.5 28 31 7.8 7.8 4/6 28.5 30.5 7.5 8 28.5 30.7 7.5 8 5/6 28.5 29.5 7.5 8 28.5 30 7.8 8 6/6 28 30 7.8 8 28 30 7.9 8.5 7/6 28.5 30.5 7.8 8.5 28.5 31 7.5 8.5 8/6 28 30 7.5 8.2 28.5 30 7.9 8.5 9/6 28.7 30 7.5 8.5 28.5 30 7.7 8.5 10/6 28.2 31 8 8.5 28.5 31 7.5 8.5 11/6 28.5 30.5 8 8.5 29 30.5 7.9 8.6 12/6 28.5 30.5 7.5 8.5 28.5 30.5 7.5 8.5 13/6 28.5 30.5 7.9 8.7 28.7 30 7.8 8.8 14/6 28 30 7.5 8.7 28.5 30.5 7.5 8.5 15/6 28.5 30.5 7.5 8.5 28.5 30.7 8 8.5 16/6 28.5 31 7.9 8.5 28 32 8.2 8.7 17/6 28 31 8 8.5 27.5 31 8 8.8 18/6 28 30 8 8.9 27.5 30.5 8 8.2 19/6 28 30 8.2 9 28 30.5 8.2 8.7 20/6 28.5 31 8 8.5 28.5 30 8 8.7 21/6 28.5 30 8.2 9 28.5 29.5 8.2 8.8 Bảng theo dõi các yếu tố môi trường ở hai bể B1 và B2 Ngày tháng Bể B1 Bể B2 Nhiệt độ C0 PH Nhiệt độ C0 PH Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 2/6 28 31 7.8 7.8 28 30.5 7.5 7.5 3/6 28 30 7.8 7.8 28 30 7.5 7.5 4/6 28.5 30 7.8 8.2 28.5 29 7.7 8 5/6 28.3 29 7.8 8.5 28.5 30 7.5 8 6/6 28 30.5 7.8 8 28 30 7.5 8.2 7/6 28.5 31 7.9 8.2 29 31 7.8 8.5 8/6 28 30 7.9 8.2 28.5 30.7 7.5 8 9/6 28 30 7.8 8.5 28.5 30.5 7.5 8 10/6 28.2 30 7.9 8.2 29 30.5 7.9 8.5 11/6 28 29 7.9 8.5 29 31 7.9 8 12/6 28.3 29.7 7.2 8.5 29 30.5 7.7 8.2 13/6 28 30 7.8 8.3 28 30 7.9 8.5 14/6 28.5 30 7.9 8.5 29 31 8 8.5 15/6 28.7 30.5 7.9 8.5 29 31 8 8.5 16/6 28.5 30.5 8 8.5 29 31 8.2 8.7 17/6 28.5 31 8 8.5 29 31 8 8.7 18/6 28 30 8 8.5 28.5 31 8 8.5 19/6 28 30 8.2 8.5 28 31 8.2 8.5 20/6 28.6 30 8.2 8.5 28.5 31 8 8.5 21/6 28 30 8 8.5 28.5 30.5 8 8.5 PHỤ LỤC 2: Kích thước, thời gian biến thái và tỉ lệ sống của ấu trùng. Bảng theo dõi tỉ lệ sống của ấu trùng qua từng giai đoạn ở mật độ ương 200 con/lít Ngày tháng Giai đoạn B1 B2 Số lượng Tỉ lệ sống % Só lượng (con ) Tỉ lệ sống % 2/6 700000 100 700.000 100 3/6 N→Z1 686000 98 689500 98.5 4/6 5/6 6/6 Z3 683.200 97.6 679000 97 7/6 M1 662200 94.6 631400 90.2 8/6 9/6 10/6 M3 cứng 644700 92.1 605500 86.5 11/6 P1(12h trưa) 612500 87.5 459900 65.7 12/6 13/6 14/6 15/6 16/6 17/6 18/6 19/6 20/6 21/6 Xuất P11 500000 71.42 455000 65 Bảng theo dõi tỉ lệ sống của ấu trùng qua từng giai đoạn ở mật độ ương 150 con/lít Ngày thả Giai đoạn A1 A2 Số lượng Tỉ lệ sống % Số lượng Tỉ lệ sống % 2/6 Giai đoạn N4 525000 100 525000 100 3/6 Z1 510300 97.2 520800 99.2 4/6 5/6 6/6 Z3 492800 93.87 494900 94.27 7/6 M1 389900 74.26 440300 83.86 8/6 9/6 10/6 M3 cứng 377300 74.86 350000 66.67 11/6 P1 (9htối) 343700 65.46 309400 58.93 12/6 13/6 14/6 15/6 16/6 17/6 18/6 19/6 20/6 21/6 Xuất P11 320000 60.95 273000 52 Bảng theo dõi kích thước và thời gian biến thái của ấu trùng Giai đoạn Bể A1 Bể A2 Bể B1 Bể B2 Kích thước (mm) Thời gian sau nở (giờ) Kích thước (mm) Thời gian sau nở (giờ) Kích thước (mm) Thời gian sau nở (giờ) Kích thước (mm) Thời gian sau nở (giờ) Z3 6/6/10 3.2 3.3 2.75 2.9 2.9 2.8 3.1 140 3.3 3.4 3.05 3.1 3.2 3.1 3.1 142 2.95 2.9 2.95 2.9 2.9 2.9 2.9 147 3.0 3.0 2.95 3.0 3.0 3.0 3.05 145 M3 10/6/2010 4.3 4.1 3.95 4.2 4.1 4.3 4.4 221 4.3 4.2 4.4 4.0 4.1 4.0 4.35 220 4.1 4.05 4.0 4.1 4.1 4.1 4.15 226 4.15 4.2 4.2 4.15 4.2 4.2 4.2 227 P11 21/6/2010 12 11 12.5 13 11 12 11 460 12 10 10 12.5 11 12 13 461 11.5 11.5 11.5 11.5 11 11 11 470 11 10 10.5 11 11 11 10.5 473 PHỤ LỤC 3: Kết quả xử lý số liệu Bảng xử lý số liệu kích thước phát triển của ấu trùng qua các giai đoạn Kích thước TB g/đ Zoae nghiêm thức A Kích thước TB g/đ Zoae nghiêm thức B Mean 3,085714286 Mean 2,957142857 Standard Error 0,051469764 Standard Error 0,01372527 Median 3,1 Median 2,95 Mode 3,1 Mode 2,9 Standard Deviation 0,192582222 Standard Deviation 0,051355259 Sample Variance 0,037087912 Sample Variance 0,002637363 Kurtosis -0,632540217 Kurtosis -1,297999527 Skewness -0,255013732 Skewness 0,172410125 Range 0,65 Range 0,15 Minimum 2,75 Minimum 2,9 Maximum 3,4 Maximum 3,05 Sum 43,2 Sum 41,4 Count 14 Count 14 Confidence Level(95,0%) 0,111193664 Confidence Level(95,0%) 0,029651644 Kích thước TB g/đ Mysis nghiêm thức A Kích thước TB g/đ Mysis nghiêm thức B Mean 4,192857 Mean 4,135714 Standard Error 0,040889 Standard Error 0,016926 Median 4,2 Median 4,15 Mode 4,3 Mode 4,2 Standard Deviation 0,152992 Standard Deviation 0,063332 Sample Variance 0,023407 Sample Variance 0,004011 Kurtosis -1,34904 Kurtosis -0,14981 Skewness -0,14346 Skewness -0,69756 Range 0,45 Range 0,2 Minimum 3,95 Minimum 4 Maximum 4,4 Maximum 4,2 Sum 58,7 Sum 57,9 Count 14 Count 14 Confidence Level(95,0%) 0,088335 Confidence Level(95,0%) 0,036567 Kích thước TB g/đ Post nghiêm thức A Kích thước TB g/đ Post nghiêm thức B Mean 11,64286 Mean 10,96786 Standard Error 0,264308 Standard Error 0,131309 Median 12 Median 11 Mode 12 Mode 11 Standard Deviation 0,98895 Standard Deviation 0,491312 Sample Variance 0,978022 Sample Variance 0,241387 Kurtosis -0,87508 Kurtosis 0,267015 Skewness -0,3238 Skewness -0,8924 Range 3 Range 1,5 Minimum 10 Minimum 10 Maximum 13 Maximum 11,5 Sum 163 Sum 153,55 Count 14 Count 14 Confidence Level(95,0%) 0,571003 Confidence Level(95,0%) 0,283675 Bảng xử lý số liệu so sánh tỉ lệ sống giữa hai nghiêm thức A và B Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance nhiem thuc A 2 136,4 68,2 20,48 nghiem thuc B 2 112,95 56,475 40,05125 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 137,475625 1 137,475625 4,54230253 0,166755 18,51282 Within Groups 60,53125 2 30,265625 Total 198,006875 3 PHỤ LỤC 4: Quản lý thức ăn Bảng theo dõi cho aên bể A1 Ngaøy Giôø cho aên vaø löôïng cho aên(gam) Ghi chuù 0h 3h 6h 9h 12h 15h 18h 21h 2/6 0 0 0 0 0 0 0 0 Nau 3 0 0 0 1.5 2 2 2 2 12 giôø chuyeån Z1 4 2 2 2 2 2 2 2 2 5 2 2 2 2 2 3 3 3 6 3 3 3 3 3 3 3 3 15 giôø chuyeån Z3 7 3 3 3 3 3 3 3 3 8 10Ar 3 3 3 3 3 3 3 0 giôø chuyeån M1 9 4 4 4 4 3 3 3 3 10 4 4 10Ar 4 20Ar 4 20Ar 4 11 4 4 10Ar 4 20Ar 4 10Ar 4 3 giờ chuyển P 1 12 4 4 10Ar 4 20Ar 4 10Ar 4 13 3.5 .35 10Ar 3.5 3 3 10Ar 3 14 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 5 Trung bình cứ một ngày lột xác một lần 15 5 5 10Ar 4 3.5 3.5 10Ar 4 16 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 17 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 18 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 19 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 20 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 21 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 Bảng theo dõi cho aên bể A2 Ngaøy Giôø cho aên vaø löôïng cho aên(gam) Ghi chuù 0h 3h 6h 9h 12h 15h 18h 21h 2/6 0 0 0 0 0 0 0 0 Nau 3 0 0 0 1.5 2 2 2 2 12 giôø chuyeån Z1 4 2 2 2 2 2 3 3 3 5 3 3 3 3 3 3 3 3 6 3 3 3 3 3 4 4 4 13 giôø chuyeån Z3 7 4 4 4 4 4 4 4 4 8 10Ar 4 4 4 4 4 4 4 23 giôø chuyeån M1 9 4 4 4 4 4 4 4 4 10 4 4 10Ar 4 20Ar 4 20Ar 4 11 4 4 10Ar 4 20Ar 4 10Ar 4 12 giôø chuyeån P1 12 4 4 10Ar 4 20Ar 4 10Ar 4 13 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 14 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 Trung bình cứ một ngày thêm một Post 15 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 16 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 17 5 5 10Ar 5 5 5 10Ar 5 18 5 5 10Ar 5 5 5 10Ar 5 19 5 5 10Ar 5 5 5 10Ar 5 20 5 5 10Ar 5 5 5 10Ar 5 21 5 5 10Ar 5 5 5 10Ar 5 Bảng theo dõi cho aên bể B1 Ngaøy Giôø cho aên vaø löôïng cho aên(gam) Ghi chuù 0h 3h 6h 9h 12h 15h 18h 21h 3/6 0 0 0 0 1.5 1.5 1.5 1.5 Z1 4 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 6 1.5 1.5 1.5 1.5 2.5 2.5 2.5 2.5 19 giôø chuyeån Z3 7 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 3 Si phong thay2/3 nước trong bể 8 3 3 3 3 3 3 3 3 9 10Ar 3 3 3 3 3 3 3 10 3 3 3 3 3.5 3.5 3.5 4 Cuối M3 11 4 4 4 4 4 4 4 4 9h chuyển Post 12 4 3 3 3 3 3 3 3 13 3 3 3 4 4 4 4 4 14 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 15 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 Trung bình mỗi ngày lột xác một lần tương đương với một Post 16 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 17 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 18 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 19 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 20 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 21 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 Bảng theo dõi cho aên bể B2 Ngaøy Giôø cho aên vaø löôïng cho aên(gam) Ghi chuù 0h 3h 6h 9h 12h 15h 18h 21h 3/6 0 0 0 0 1.2 1.5 1.5 1.5 Z1 4 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.6 1.6 1.6 1.6 6 1.6 1.6 1.6 1.6 2.5 2.5 2.5 2.5 17giôø chuyeån Z3 7 2.5 2.5 2.5 2.8 2.8 2.8 2.8 3 8 3 3 3 3 3 3 3 2 9 10Ar 2 2 2 4 4 4 4 3 chuyển hoàn toàn M1 10 4 4 4 4 3.5 3.5 3.5 4 11 4 4 4 4 4 4 4 4 12 4 4 4 4 4 4 4 4 5h chuyển Post hoàn toàn 13 4 4 4 4 4 4 4 4 14 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 15 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 Hạ độ măn mỗi ngày 1-2%0 bằng nước ngọt, trung bình mỗi ngày một Post 16 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 17 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 18 4 4 10Ar 4 4 4 5Ar 4 19 4 4 10Ar 4 4 2.5 10Ar 4 20 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4 21 4 4 10Ar 4 4 4 10Ar 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_bao_cao_long_vu_sua_lan_1_1391 (1).doc
Luận văn liên quan