Sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong giảng dạy bộ môn toán – lớp 12

MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 B. NỘI DUNG 6 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 9 3.1 Vấn đề đặt ra 9 3.2 Khảo sát thực tế 9 3.3 Giải pháp chứng minh 10 3.4 Thực hành 1 tiết dạy minh hoạ 12 3.5 Kết quả khảo sát 16 C. KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3763 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong giảng dạy bộ môn toán – lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ GIẢI PHÁP KHOA HỌC SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC CHI PHÍ THẤP TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN – LỚP 12 Những người thực hiện: NGUYỄN THANH NHÀN NGUYỄN VĂN KHANH Tây Ninh, tháng 3 năm 2010 SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC CHI PHÍ THẤP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN – LỚP 12 — < – I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một quá trình sáng tạo, đòi hỏi giáo viên cũng phải là người không ngừng sáng tạo, tìm tòi những phương pháp mới để nâng cao hiệu quả của giáo dục. Một điều kiện cần cho việc đổi mới đó chính là việc sử dụng tốt thiết bị và đồ dùng dạy học. Ở nước ta, việc đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là vấn đề cấp thiết trong điều kiện nước nhà còn khó khăn, ngành giáo dục còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Do đó, việc sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất luôn là vấn đề được toàn ngành giáo dục quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và internet như hiện nay đã góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông của tất cả các nước trên thế giới. Ngày nay, việc sử dụng máy chiếu vật thể, máy chiếu đa phương tiện (Projector) cũng không còn xa lạ đối với giáo viên. Tuy nhiên, trong hoạt động dạy học thì người giáo viên luôn là trung tâm của sự chú ý, do đó nếu giáo viên quá phụ thuộc vào việc trình chiếu, không thoát ly được chiếc máy tính thì sẽ gây mất tập trung cho học sinh, việc phải liên tục theo dõi con trỏ chuột trên màn hình sẽ gây mệt mỏi cho các em. Để khắc phục các nhược điểm đó của thiết bị, các công ty điện tử và các tập đoàn giáo dục luôn tìm tòi, sáng tạo và thiết bị bảng tương tác (Bảng thông minh, SmartBoard) ra đời. Thiết bị này có thể coi là một cuộc cách mạng trong giáo dục, bởi vì nhờ nó người học có thể tương tác với bài giảng của giáo viên như bảng đen thông thường, đồng thời cũng dễ dàng tiếp cận được hình ảnh đa phương tiện giúp bài học trở nên sinh động hơn, dễ tiếp thu hơn. Thông qua phần mềm dạy học và kết nối với mạng internet, cả người dạy và người học đều có thể tiếp cận được kho dữ liệu không lồ của nhân loại. Giáo viên mọi nơi có thể cùng đóng góp, chia sẻ nhau những tư liệu giáo dục, kinh nghiệm giảng dạy; người học thông qua kho dữ liệu đó để hình thành kiến thức cho mình. Tuy nhiên, mỗi thiết bị như thế giá không hề rẻ, hiện nay giá của thiết bị này thấp nhất là 1200 USD, hơn nữa phải lắp cố định tại một phòng học gây bất tiện cho việc giảng dạy của giáo viên. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có loại máy chiếu tương tác, tuy có cơ động hơn nhưng giá cũng không hề rẻ. Nếu giả sử Bộ Giáo dục đầu tư cho mỗi trường một bảng thông minh thì chi phí trang bị sẽ rất lớn. Hơn nữa mỗi trường chỉ một vài phòng lắp thiết bị này thì liệu đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu của giáo viên? Như vậy một giáo viên bình thường, có thu nhập bình thường bao giờ mới tiếp cận được công nghệ này? Hiện nay, có một loại thiết bị có thể giúp biến màn chiếu thông thường thành bảng tương tác với chức năng không hề thua kém bảng tương tác có đang bán trên thị trường, và đặc biệt giá rất phù hợp với thu nhập của đa số giáo viên ở nước ta. Đồng thời nó rất tiện lợi cho việc sử dụng, có thể lắp đặt bất cứ đâu. Trong điều kiện như hiện nay, đa số các trường đều đã được trang bị ít nhất một máy Projector, nếu mỗi máy chiếu được kèm thêm thiết bị này thì sẽ biến màn chiếu thông thường thành một bảng tương tác thật sự theo đúng nghĩa. 3 thiết bị này có thể biến màn chiếu thông thường thành bảng tương tác được Thiết bị được nói đến chính là tay cầm của máy chơi game Nintendo, có tên là Wiimote, nếu được nối với máy tính thông qua kết nối không dây bluetooth, được điều khiển bằng phần mềm miễn phí WiimoteWhiteboard do Johnny Chung Lee phát triển (hoặc dùng phần mềm Smoothboard 0.4.6 beta, Pentabulous! thay thế), khi ta dùng máy Projector chiếu lên tường hay một bề mặt phẳng, với sự hỗ trợ của thiết bị này cùng với bút hồng ngoại thì người dùng có thể tương tác được với máy tính trên chính màn hình chiếu. Và do đó, giáo viên có thể tổ chức được quá trình dạy học mà học sinh có thể tương tác được với bài giảng của mình. Đồng thời giáo viên cũng thoát ly được bàn phím và con chuột, quá trình dạy học của giáo viên kết hợp được ưu điểm của phấn trắng, bảng đen truyền thống và hệ thống đa phương tiện hiện đại tạo hiệu quả tối đa cho việc đổi mới phương pháp của giáo viên, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Với những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài “Sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong giảng dạy bộ môn Toán – Lớp 12” như là một giải pháp giúp đồng nghiệp có thêm một công cụ để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp trong dạy học và hưởng ứng cuộc vận động “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đổi mới quản lí tài chính” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm đối với Phương pháp dạy học môn Toán lớp 12 với sự hỗ trợ của thiết bị tạo bảng tương tác với chi phí thấp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Để đồng nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thiết bị này cũng như sử dụng tốt thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tính năng của thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên. Kèm theo đề tài là các phần mềm cần thiết để sử dụng thiết bị, hai đoạn phim minh họa sử dụng thiết bị, hai giáo án minh họa gồm: Giáo án 1: Ứng dụng tích phân trong hình học – Phần II, III (Giải tích 12 Chuẩn) – Soạn trên phần mềm thiết kế bài giảng E-learning: LectureMaker 2.0 Bài 2: Số phức (Giải tích 12 – Chuẩn) – Soạn trên MS PowerPoint. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu về thiết bị, sách giáo khoa, các sách tham khảo lớp 12 và nghiên cứu viết tài liệu Sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học làm tài liệu minh họa cho đề tài và để đồng nghiệp tham khảo cách thức tạo và sử dụng thiết bị này. Chúng tôi cũng tiến hành giới thiệu thiết bị và ứng dụng của nó vào việc dạy học môn Toán cho các Thầy Cô bộ môn toán trong Hội nghị Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Toán, tổ chức vào ngày 01/10/1009 tại trường THPT Tây Ninh và nhận được sự phản hồi và đón nhận tích cực của các đồng nghiệp. Thực nghiệm: giảng dạy mẫu tại lớp, kiểm tra chất lượng lớp được thực hiện đề tài, đối chiếu với lớp không thực hiện đề tài để đánh giá hiệu quả thực hiện. YYYYTYYYY II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học…” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000). Bên cạnh đó, Chỉ thị số: 56/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 03/10/2008 đã nêu rõ: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học: Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo;…” (trang 7, mục 8.1) và Chỉ thị Số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 đã nêu: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại…”. Những văn bản chỉ đạo trên chính là sơ sở để chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. 1.2. Các khái niệm: - Phương pháp dạy học: là cách thức hoạt động của giáo viên trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. - Thủ thuật dạy học: Các biện pháp đòi hỏi phải có kĩ thuật, kinh nghiệm được dùng hỗ trợ cho việc thực hiện phương pháp dạy học có hiệu quả. - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học được định nghĩa: "bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo" (Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, Hà Nội, 1986) hay là: “là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những đối tượng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học” (Đào Thái Lai, Công nghệ thông tin trong dạy học ở TH (T1) – NXB GD, 2006) Tùy theo đặc điểm riêng của từng bộ môn mà người giáo viên phải đặc biệt chú ý sử dụng các thủ thuật dạy học và phương tiện dạy học một cách hợp lý, nhất là các ví dụ minh họa cụ thể thực tế, hay các mô hình trực quan nhằm giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả. Đối với bộ môn Toán thì nhất là các tiết học môn hình học không gian và hình học giải tích trong không gian. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực tiễn vấn đề: Theo yêu cầu đổi mới phương pháp, lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động. Các em phải là người chủ động khám phá và tái hiện lại kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, nên đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách học và cách tự nghiên cứu cho phù hợp. Đồng thời, giáo viên cũng phải biết sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học sao cho hiệu quả, phát huy được tối đa tác dụng của thiết bị vào quá trình dạy học. Hiện nay, với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên trong việc truyền thụ tri thức bằng các phần mềm, các ứng dụng công nghệ thông chuyên dụng cho từng bộ môn thông qua máy vi tính và máy chiếu đa phương tiện, các thiết bị này được xem như một phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao nếu biết sử dụng một cách hợp lý. Tuy nhiên, như trên đã nêu, khi sử dụng thiết bị trình chiếu bài giảng, giáo viên thường phụ thuộc vào bàn phím và chuột, không thể rời xa được chiếc máy tính, trong quá trình giảng bài sẽ thường xuyên gián đoạn bởi phải đến bàn máy để nhấp chuột, nhấn phím chuyển nội dung trình bày, điều đó sẽ gây mất tập trung cho học sinh và sẽ làm giảm đi sự quan sát của giáo viên đối với lớp học. Hơn nữa, trong lớp học giáo viên là trung tâm sự chú ý của học sinh, do đó trong quá trình theo dõi bài học trên màn hình chiếu sẽ gây mệt mỏi cho các em bởi phải vừa theo dõi bài học thông qua bài trình chiếu trên bảng và vừa quan sát cử chỉ, hành động của giáo viên. Như vậy làm thế nào để vừa tận dụng được ưu điểm của việc trình chiếu, vừa phát huy được ưu điểm của kiểu trình bày “phấn trắng bảng đen”? Giải pháp bảng tương tác chi phí thấp là lựa chọn để giải quyết vấn đề đó. 2.1. Sự cần thiết của vấn đề: Khi nghiên cứu về giáo dục học chúng ta đã biết một kết luận quan trọng, đó là: "Tính trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học". Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau: - Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan. - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng. Trong khi tri giác những biểu tượng có sơ đồ hóa hoặc hình ảnh của đối tượng và hiện tượng, quá trình cần nghiên cứu, học sinh có thể tìm hiểu được bản chất của các quá trình và hiện tượng đã thực sự xảy ra. Những tính chất và hiểu biết về đối tượng được học sinh tri giác không chỉ bằng thị giác mà còn có thề bằng xúc giác, thính giác và trong một số trường hợp ngay cả khứu giác cũng được sử dụng. Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học: + Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. + Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. + Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. + Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. + Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy...) + Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao. Tóm lại, phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò. Như vậy, phải sử dụng phương tiện dạy học như thế nào để kích thích sự hứng thú của học để học sinh yêu thích học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh? Đồng thời phương tiện dạy học đó phải phù hợp với điều kiện sẵn có của trường và khả năng tài chính của giáo viên? Việc sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Toán nói riêng sẽ đáp ứng dược các yêu cầu đã nêu: Với thiết bị này thì chi phí đầu tư chưa đến 1 triệu đồng nếu máy tính và máy chiếu của trường đã sẵn có, người dạy có thể sử dụng ngay các tài nguyên có sẵn trên máy tính, từ máy scan hoặc từ Internet như hình ảnh, video, đồ thị… và ghi chú trực tiếp lên các đối tượng này khi giảng. Nâng cao khả năng tương tác giữa người dạy, người học với tài nguyên học tập, có thể thao tác trực tiếp trên bảng thay vì trên máy tính. Thu hút sự chú ý của người học. Hỗ trợ phương pháp dạy học theo nhóm, thảo luận, hợp tác. Khuyến khích sử dụng những bài giảng có tính tương tác cao và các tài nguyên như hình ảnh, video, âm thanh và mô phỏng. Hỗ trợ tốt các dạng bài tập kéo thả, trắc nghiệm (điền khuyết, nhiều lựa chọn và ghép hợp). Tất cả những ghi chép và hình vẽ trên bảng đều có thể lưu lại trong máy tính để sau buổi học, giáo viên có thể in ra và phát cho học viên đem về nhà ôn lại hoặc gửi qua email, tải lên website, copy và dán vào các ứng dụng khác... Do đó, việc sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học là một nhu cầu cần thiết trong điều kiện nền giáo dục còn khó khăn như ở nước ta hiện nay. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Vấn đề đặt ra: - Giáo viên sử dụng thiết bị bảng tương tác như thế nào để tiết dạy đạt hiệu quả? - Thiết bị bảng tương tác phù hợp với kiểu bài dạy nào? - Khi sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học cần chú ý những gì? - Học sinh cần làm gì để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất? 3.2. Khảo sát thực tế: a. Thực tế giảng dạy của giáo viên: Trong nhiều năm qua, khi giảng dạy giáo viên luôn chú ý xây dựng một tiết học làm sao thật sinh động, tạo hứng thú cho học sinh bằng cách lấy những ví dụ, những mô hình thực tế. Từ năm học 2006 – 2007 khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bắt đầu từ việc thay sách giáo khoa lớp 10, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học ngày càng được chú trọng và đầu tư đúng mức, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với CNTT để phục vụ cho việc giảng dạy bằng những đợt tập huấn và các hội nghị, hội thảo về các phần mềm dạy học. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn chú ý sử dụng CNTT nhằm giúp học sinh quen dần với phương pháp học tập chủ động và tự học, tự tìm tòi toán học thông qua việc khai thác các phần mềm. Tuy nhiên, qua trao đổi dự giờ các tiết dạy chúng tôi nhận thấy giáo viên thực hiện việc sử dụng CNTT vào dạy học còn nhiều hạn chế, bài giảng của giáo viên thường là các slide của PowerPoint, hay thỉnh thoảng là có sử dụng các phần mềm dạy học chuyên dùng, nhưng thông thường đó chỉ là những nội dung bài đã soạn sẵn, giáo viên chỉ việc trình chiếu và nhấp chuột, nhấn phím rồi thuyết trình còn học sinh chỉ việc theo dõi, ghi chép. Bài giảng thường thiếu tính tương tác giữa giáo viên – học sinh – nội dung bài học nên dễ gây tâm lý nhàm chán, mệt mỏi cho học sinh, bởi các em phải vừa dùng tai để nghe, mắt nhìn và tay ghi chép thật nhanh mới theo kịp tốc độ giảng bài của giáo viên. b. Khảo sát học sinh: Qua khảo sát thực tế một số lớp, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng CNTT trong giảng dạy thì tuy học sinh say mê, hứng thú học, giáo viên không còn phải mất nhiều thời gian để mô tả và diễn giải các hình ảnh cho học sinh, nhưng cũng còn không ít học sinh, nhất là học sinh yếu kém cho biết là các em sợ tiết học mà thầy cô sử dụng máy chiếu bởi các em không theo kịp bài dạy, và thường mỏi mắt và cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Chúng tôi tiến hành giảng dạy thử nghiệm một tiết có sử dụng thiết bị hỗ trợ tạo bảng tương tác thì tiết học trở nên sôi động hơn, học sinh tập trung vào bài giảng của giáo viên nhiều hơn bởi học sinh luôn chăm chú theo hướng bút mà giáo viên chỉ lên màn hình chiếu, các em hăng hái xung phong lên bảng tham gia xây dựng bài học. Với những điều kiện thuận lợi đó, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài ở các lớp 12, nhận thấy việc sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học môn Toán lớp 12 đạt được những yêu cầu đề ra: không gây nhàm chán, nặng nề, tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng theo dõi bài dạy và ghi chép, các em không còn cảm thấy sợ học môn Toán và tiết học máy chiếu nữa,... đồng thời giáo viên phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng thiết bị vào quá trình dạy học của mình. 3.3. Giải pháp chứng minh: Giáo viên phải xem xét, nghiên cứu thật kỹ tiết dạy, phải có sự đầu tư chuẩn bị cho tiết dạy tốt. Bởi vì, dạy một tiết học bình thường đạt hiệu quả đã là khó, dạy một tiết Toán có ứng dụng phần mềm và các tiết bị hỗ trợ để minh họa lại càng khó hơn, nhất là với một lớp mà trình độ của học sinh không bằng nhau. Để bài dạy đạt hiệu quả cao, ta có thể thực hiện như sau:  Ổn định tổ chức: Giáo viên hoàn tất công việc ổn định lớp, giáo viên có thể trình chiếu một vài hình ảnh thực tế, hay một câu chuyện vui để kích thích sự hứng thú ở học sinh. ‚ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ liên quan đến bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng sai, ghép hợp … để tận dụng được ưu điểu tương tác của thiết bị. Ở những lớp yếu, với cùng một nội dung kiểm tra, giáo viên nên phân ra thành nhiều câu nhỏ dễ hiểu dễ nhìn nhận ra đáp án để học sinh trả lời. ƒ Bài mới: Giáo viên sử dụng phần mềm soạn giáo án điện tử có khả năng tương tác được như: - Lecture Maker 2.0: Soạn các bài trình chiếu hỗ trợ nhúng các tập tin flash, phim, âm thanh, hình ảnh, tập tin html một cách rất dễ dàng. Đặc biệt với khả năng nhúng tập tin html nếu giáo viên kết hợp được với phần mềm Geospace sẽ giúp giáo viên soạn bài dạy tiết hình học không gian tương tác được rất hiệu quả. Đồng thời phần mềm hỗ trợ tạo nút nhấn giúp giáo viên điều hướng các slide và trình bày một bài giảng thuận tiện hơn. - Phần mềm MS PowerPoint: Là phần mềm rất quen thuộc đối với giáo viên, nếu biết chút về lập trình VBA thì sẽ giúp giáo viên soạn được những bài giảng tương tác rất hiệu quả. - The Geometer’s Sketchpad 5.0: Một phần mềm quen thuộc với giáo viên dạy môn Toán, với phiên bản 5.0 thì giáo viên có thể soạn một bài giảng tương tác rất dễ dàng. - Phần mềm Wondershare QuizCreator 3.0: Giúp giáo viên soạn các câu hỏi trắc nghiệm với nhiều dạng và xuất ra nhiều dạng tập tin: html, flash,… để nhúng vào web, Lecture Maker, PowerPoint. Đặc biệt phần mềm hỗ trợ công thức toán rất tốt. - Phần mềm Smart Notebook: Giúp sử dụng bảng tương tác hiệu quả với rất nhiều công cụ hữu ích như vẽ các hình đơn giản, viết trực tiếp lên màn chiếu, tô đậm các ý cần nhấn mạnh, lưu lại nội dung bài giảng trên bảng tương tác dưới dạng file ảnh để học sinh có thể xem lại… Giáo viên lựa chọn phần mềm thích hợp để xây dựng bài giảng tương tác, chuẩn bị sẵn các câu hỏi gợi mở giúp học sinh tích cực xây dựng bài, nhận biết những sai lầm của mình, và tiết kiệm thời gian cho giáo viên. „ Củng cố và luyện tập: Đây là bước khá quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố khắc sâu các kiến thức của bài. Giáo viên có thể củng cố từng phần hoặc củng cố cho toàn bài. Có thể sử dụng phần mềm để biểu diễn lại các hình ảnh trong bài học và nêu lên những tính chất quan trọng nhằm giúp học sinh khắc sâu bài học. Giáo viên cho các bài tập trắc nghiệm tương tác được để giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức. … Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Giáo viên nên đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng học sinh phải làm những gì? Chuẩn bị những gì?...cho tiết học sau. Nếu có bài tập khó, thì nên hướng dẫn để học sinh có thể hoàn thành. * Một số lưu ý khi dạy một tiết có sử dụng bảng tương tác: + Thiết kế bài giảng: - Trước khi bắt tay vào thiết kế một giáo án có thể tương tác được trong quá trình giảng dạy thì giáo viên phải chuẩn bị trước các ý tưởng, dự kiến các tình huống khó khăn gặp phải, nếu không, khi tiến hành xây dựng bài giảng mà bất chợt suy nghĩ ra một ý tưởng mới thì phải làm lại từ đầu, rất mất thời gian và công sức. - Khi soạn bài giảng có sử dụng thiết bị tạo bảng tương tác cần chú ý soạn các nội dung có tính tương tác như các câu hỏi trắc nghiệm, các hình vẽ có thể tương tác được. Chú ý trong các slide bài giảng chú ý tạo các nút bấm cho hợp lý, có thể thêm nút để mở bàn phím ảo để thuận tiện cho việc điều khiển. - Sau khi thiết kế xong bài giảng thì cần phải trình diễn thử đi thử lại nhiều lần để kịp thời khắc phục những sai sót xảy ra. - Khi xây dựng bài học phải xuất phát từ thực tế, hệ thống câu hỏi và hướng dẫn phải từ dễ đến khó và có thể tương tác được, phải kích thích được niềm say mê khám phá của học sinh. - Cũng không nên quá lạm dụng các phương tiện hỗ trợ cho tiết dạy, bởi không phải bài nào cũng cần đến sự hỗ trợ của thiết bị CNTT. + Sử dụng thiết bị: - Giáo viên phải thành thạo việc kết nối và sử thiết bị bảng tương tác (có thể nhờ giáo viên tin học hỗ trợ). - Chuẩn bị pin cho bút hồng ngoại và thiết bị tạo bảng tương tác (Wiimote): chú ý chọn loại pin có dung lượng cao. - Tránh những phòng học có ánh sáng mặt trời chiếu ngược hướng vào camera của Wiimote, nếu không sẽ không thể điều khiển được thiết bị. Vì vậy khi dạy giáo viên nên chọn phòng có rèm che ánh sáng tự nhiên chiếu vào phòng. 3.4. Thực hành một tiết dạy minh họa: (Chúng tôi có kèm theo đĩa CD chứa đầy đủ các bài giảng minh họa, Tài liệu hướng dẫn sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học và các phần mềm cần thiết để sử dụng thiết bị tạo bảng tương tác) MỘT SỐ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN. Hình 1: Thiết bị tạo bảng tương tác: USB Bluetooth, Bút hồng ngoại, Wiimote. Hình 2: Dùng bút hồng ngoại định vị vùng làm việc của thiết bị Wiimote. Hình 3: Sử dụng bảng tương tác thao tác với phần mềm Geospace dạy nội dung “Phân chia và lắp ghép khối đa diện” Hình 4: Có thể ghi chú bằng bút hồng ngoại lên màn hình đang trình chiếu Hình 5: Giáo viên có thể thao tác dựng hình trực tiếp trên màn hình đang trình chiếu Hình 6: Làm nổi bật nội dung cần nhấn mạnh. 3.5. Kết quả chất lượng bộ môn: Sau khi áp dụng đề tài, chúng tôi tiến hành thống kê kết quả học tập bộ môn trong học kì 1 và so sánh kết quả của lớp có áp dụng đề tài và lớp không áp dụng, kết quả thu được như sau: Lớp có áp dụng đề tài: STT LỚP TS HS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên Ghi chú 1 12CB2 43 2 9 10 18 4 21 2 12CB3 44 1 10 11 18 4 22 Lớp không áp dụng đề tài: STT LỚP TS HS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên Ghi chú 1 12CB1 44 0 4 15 21 4 19 2 12CB4 45 0 9 7 21 8 16 Qua kết quả đó cũng chưa phản ánh hết được kết quả của đề tài bởi vì kết quả đó còn phụ thuộc nhiều vào kiến thức và năng lực của các em học sinh. Tuy nhiên chúng tôi làm một cuộc thăm dò bằng cách trao đổi với các em học sinh sau các giờ học, đa số các em đều cho biết là rất thích học như vậy, bài rất dễ hiểu, không gây mệt mỏi vì dễ dàng theo dõi thao tác của giáo viên trên bảng, đó chính là mục đích của đề tài cần đạt tới. Mặt khác, một kết quả quan trọng hơn nữa là với thiết bị tạo bảng tương tác chi phí thấp này đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế rất cao vì chỉ với chi phí bằng 1/20 hay chỉ bằng 1% chi phí mua bảng tương tác đang rao bán trên thị trường thì nhà trường có thể trang bị một thiết bị có chức năng tương tự nhưng rất gọn nhẹ và tiện dụng (với điều kiện nhà trường đã có máy chiếu và máy tính). Nếu tất cả các trường được trang bị thì sẽ tiết kiệm nguồn kinh phí rất lớn. III. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Qua thực tiễn kiểm nghiệm, đề tài đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ: học sinh có hứng thú trong giờ học, giờ học đỡ khô khan, nhàm chán, các em dễ dàng nắm được các khái niệm thông qua các mô hình xây dựng sẵn bằng phần mềm kết hợp với sự tương tác trực tiếp trên mô hình đó, giúp các em tự mình khám phá bài học, đáp ứng được mục tiêu giảng dạy. Đồng thời giáo viên cũng phát huy được tối đa hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, để “Sử dụng bảng tương tương tác chí phí thấp trong giảng dạy môn Toán, lớp 12” một cách có hiệu quả, giúp học sinh hứng thú trong học tập, đòi hỏi người thầy phải thật sự có tâm huyết, kiên nhẫn vượt qua nhữngkhó khăn trở ngại ban đầu, phải có tinh thần học hỏi và niềm say mê khám phá những phương pháp mới. Ngoài đầu tư soạn giảng cần phải tìm tòi, sáng tạo, tìm mọi cách để học sinh có thể hứng thú, say mê học tập. Sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp giúp tiết dạy thêm sinh động, đem lại hiệu quả cao. Việc sử dụng bảng thông minh chi phí thấp trong giảng dạy giúp giáo viên giữ lại được những ưu điểm của cách dạy truyền thống là dùng “phấn trắng bảng đen”, nhưng đồng thời cũng phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy. Bên cạnh đó giúp nhà trường tiết kiệm được nguồn kinh phí đáng kể cho việc đầu tư thiết bị bảng thông minh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý, đó là giáo viên tránh lạm dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học, nhất là việc ứng dụng phần mềm dạy học với quá nhiều hiệu ứng, hình vẽ sặc sỡ, không khéo sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. 2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Đề tài có thể mở rộng áp dụng cho tất cả các bài dạy của môn toán và cho các môn học khác. Tuy nhiên do chưa nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng CNTT và đề tài này cũng tương đối mới với giáo viên, nên chắc chắn có những sai sót cần phải bổ sung hoàn chỉnh hơn, nhất là khâu soạn giảng một giáo án có tính tương tác. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài được ứng dụng rộng rãi hơn và thiết thực hơn. 3. Hướng nghiên cứu trong thời gian tới của chúng tôi là sẽ hoàn chỉnh tài liệu Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong dạy học, đồng thời sẽ biên soạn tài liệu hướng dẫn biên soạn một giáo án điện tử có tính tương tác bằng phần mềm Lecture Maker 2.0 và phần mềm Geospace để giúp đồng nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn thiết bị Wiimote này. @&? Những người thực hiện: Nguyễn Thanh Nhàn Nguyễn Văn Khanh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm GeospacW dạy và học hình học không gian (Trần Dư Sinh – NXB Giáo dục. 2007). 2. Giải tích 12 (Chuẩn và Nâng cao) – Sách giáo viên (NXB GD-2008) 3. Một số bài giảng trên mạng Internet. MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 B. NỘI DUNG 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 NỘI DUNG VẤN ĐỀ 9 3.1 Vấn đề đặt ra 9 3.2 Khảo sát thực tế 9 3.3 Giải pháp chứng minh 10 3.4 Thực hành 1 tiết dạy minh hoạ 12 3.5 Kết quả khảo sát 16 C. KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA: 1/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG: 2/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng bảng tương tác chi phí thấp trong giảng dạy bộ môn toán – lớp 12.doc
Luận văn liên quan