Sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH 3 1.1. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số P/E 3 1.1.1. Lý thuyết chung về hệ số P/E 3 1.1.2. Mô hình hệ số P/E 5 1.1.2.1. Hệ số P/E chuẩn 5 1.1.2.2. Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS không đổi (No growth model) 7 1.1.2.3. Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS đều 7 1.1.2.4. Mô hình hệ số P/E với công ty có tăng trưởng EPS nhiều giai đoạn 8 1.1.3. Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E 9 1.2. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số PBV 11 1.2.1. Lý thuyết chung về hệ số PBV 11 1.2.2. Mô hình hệ số P/BV 13 1.2.2.1. Mô hình hệ số P/BV cho các công ty ổn định 13 1.2.2.2. Mô hình hệ số P/BV cho công ty tăng trưởng mạnh 16 1.2.3. Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/BV 18 1.3. Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số P/S 19 1.3.1. Lý thuyết chung về mô hình hệ số P/S 19 1.3.2. Mô hình hệ số P/S 22 1.3.2.1. Mô hình hệ số P/S cho các công ty ổn định 22 1.3.2.2. Hệ số P/S cho các công ty tăng trưởng cao 24 1.3.3. Định giá cổ phiếu sử dụng hệ số P/S 25 CHƯƠNG 2- ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN HOSE 28 2.1. Phân tích thực trạng của các công ty 28 2.1.1. Công ty Cổ Phần bao bì Bỉm Sơn-BPC 28 2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty 28 2.1.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 29 2.1.2. Công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 29 2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 29 2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 31 2.1.2. Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới 34 2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 34 2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 35 2.1.2. Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 36 2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 36 2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 37 2.2. Áp dụng tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S với các cổ phiếu 38 2.2.1. Ước lượng hệ số bêta của các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu 38 2.1.2. Chi phí vốn chủ sở hữu đối với mỗi công ty 39 2.2.3. Áp dụng tính toán hệ số P/E, P/BV, P/s với các cổ phiếu BPC, BTC, BT6, CAN 41 2.2.3.1. Áp dụng với cổ phiếu BPC- công ty cổ phần Bao Bì Bỉm Sơn 41 2.2.3.2. Áp dụng đối với cổ phiếu BTC – Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu 44 2.2.3.3. Áp dụng đối với cổ phiếu BT6- công ty cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới 46 2.2.3.4. Áp dụng đối với cổ phiếu CAN- công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long 48 CHƯƠNG 3- MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ P/E, P/BV VÀ P/S 52 3.1. EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 52 3.2. ROE – Thu nhập trên mỗi cổ phần 53 3.3. Biên lợi nhuận 54 3.4. Hệ số chi trả cổ tức (p) 56 3.5. Chi phí vốn chủ sở hữu – ke 57 KẾT LUẬN 59 thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số ***********

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty sử dụng để thổi phồng hoặc thậm chí làm giảm bớt lợi, doanh thu là chỉ tiêu xác lập do cung cầu thị trường và do đó khá là khó để thao túng. - Hệ số P/S không biến động nhiều như hệ số P/E và do đó có thể trở lên đáng tin hơn cho việc định giá. - Hệ số P/S cung cấp một điểm thuận lợi cho việc kiểm tra hiệu quả của sự thay đổi trong chính sách giá cả và những quyết định chiến lược khác của công ty. - Cũng giống như những hệ số định giá khác, hệ số P/S có thể được sử dụng để so sánh các công ty trong cùng ngành. -Với những công ty tuần hoàn và quay vòng, chúng ta không thể sử dụng hệ số P/E khi lợi nhuận âm. Nhưng miễn là công ty không phải đương đầu với sự phá sản, chúng ta có thể sử dụng hệ số P/S để tìm ra điều gì sẽ làm thị trường sẵn lòng chi trả cho doanh thu của công ty. Nếu hệ số P/S của công ty thấp hơn của những công ty khác trong ngành thì đó có thể là một cơ hội giá trị. Với những công ty mới mà chưa có lợi nhuận, chúng ta thường trông đợi sự tăng trưởng doanh thu cao, và hi vọng rằng doanh thu này sẽ chuyển thành lợi nhuận thuần và cuối cùng là thành dòng tiền tự do - Như hệ số P/E và P/BV, hệ số P/S có thể giúp so sánh giá trị hiện tại của công ty ổn định với những giá trị trong quá khứ của nó. 1.3.2. Mô hình hệ số P/S 1.3.2.1. Mô hình hệ số P/S cho các công ty ổn định Trở lại mô hình tăng trưởng Gordon (mô hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng ổn định) giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty ổn định được viết như sau: Ta định nghĩa : EPS0 S0 Biên lợi nhuận = Với: EPS0: thu nhập trên mỗi cổ phiếu S0: doanh thu trên mỗi cổ phiếu Khi đó, giá trị vốn chủ sở hữu có thể được viết lại như sau: S0Biên lợi nhuậnp(1+g1) r-g1 P0 = Biên lợi nhuận p (1+g1) k-g1 Hệ số P/S: = P/S = Trong đó: p: tỷ lệ chi trả cổ tức g1: tỷ lệ tăng trưởng thu nhập k: tỷ suất chiết khấu Nếu biên lợi nhuận được dựa trên thu nhập kì vọng trong giai đoạn tới, công thức trên có thể được đơn giản hóa như sau: Biên lợi nhuận p k-g1 = P/S = 1.3.2.2. Hệ số P/S cho các công ty tăng trưởng cao Khi hệ số tăng trưởng được coi là không đổi mãi mãi, mô hình chiết khấu cổ tức có thể được viết như sau: Trong đó: g: tỷ lệ tăng trưởng trong n năm đầu tiên p: tỷ lệ chi trả trong n năm đầu gn: tỷ lệ tăng trưởng sau n năm ( tỷ lệ tăng trưởng ổn định) pn: tỷ lệ chi trả sau n năm cho công ty ổn định EPS0 S0 Lại có: Biên lợi nhuận = Thay EPS0 = Biên lợi nhuậnS0 vào mô hình chiết khấu cổ tức, ta có: Vế bên trái của phương trình là hệ số P/S. Hệ số này được xác định bởi các chỉ tiêu: - Biên lợi nhuận thuần: là chỉ tiêu được xác định bằng lợi nhuận trên cổ phiếu/doanh thu trên cổ phiếu. Hệ số P/S là hàm tăng của biên lợi nhuận thuần. - Hệ số chi trả trong suốt giai đoạn tăng trưởng cao và giai đoạn ổn định: Hệ số P/S tăng khi hệ số chi trả tăng. - Rủi ro (thường là tỉ lệ chiết khấu k): hệ số P/S trở lên thấp hơn khi rủi ro tăng. - Tỷ lệ tăng trưởng kì vọng của lợi nhuận, trong cả giai đoạn tăng trưởng và ổn định: hệ số P/S tăng khi tỉ lệ tăng trưởng tăng trong cả 2 giai đoạn. Công thức này thường là đủ để ứng dụng cho bất cứ công ty nào, thậm chí là khi chưa trả cổ tức ngay. 1.3.3. Định giá cổ phiếu sử dụng hệ số P/S Cũng như hệ số P/E và P/BV, ta sử dụng hệ số P/S để xem xét đánh giá xem một cổ phiếu được định giá cao hay thấp và tìm ra mức giá hợp lý của cổ phiếu. Sau khi tính toán được hệ số P/S, để tìm ra mức giá hợp lý ta chỉ cần nhân hệ số P/S với doanh thu của công ty. P hợp lý = P/S S Thông thường hệ số P/S < 1 được coi là giá trị chuẩn. Nếu P/S > 1 thì cổ phiếu bị định giá cao hơn giá trị. Tình huống lý tưởng cho chúng ta là một công ty với hệ số P/S thấp và lợi nhuận biên cao vừa phải. Một số nhà đầu tư coi hệ số P/S thấp tương đối cùng với giá cổ phiếu tăng (sức mạnh tương đối cao) thì là cơ bản tốt cho đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng. Thông tin thêm về P/S. Hệ số P/S đặc biệt hữu dụng với những công ty mới, những công ty không có lợi nhuận, hoặc những công ty có vốn nhỏ. Thông thường hệ số P/S nhỏ hơn 0.75 thường được đề cập tới, và những những phân tích thị trường gợi ý rằng các nhà đầu tư nên giữ một khoảng cách với những công ty có hệ số P/S là 1.5 hoặc lớn hơn và nên thận trọng khi đầu tư vào những cổ phiếu này. ● Một số lưu ý khi sử dụng hệ số P/S để định giá cổ phiếu Mặc dù không liên quan tới các ước lượng kế toán có thể được sử dụng để công ty thổi phồng hoặc thậm chí làm giảm bớt lợi nhuận như hệ số P/E và P/BV song trong nhiều trường hợp các công ty vẫn có thể nhào lặn doanh thu, vì vậy khi xem xét hệ số P/S chúng ta cần phải xem xét cẩn thận xem các công ty ghi lại doanh thu, lợi nhuận của nó như thế nào. Một ví dụ là trường hợp một công ty kiếm được hoa hồng trên tổng doanh thu, công ty này có thể ghi tổng doanh thu của nó vào báo cáo thu nhập thay cho hoa hồng, do đó hệ số P/S thấp trầm trọng. Điều này hoàn toàn hợp pháp nhưng nó bóp méo hệ số P/S. Thông thường các công ty với khoản nợ lớn hơn thì sẽ có hệ số P/S thấp hơn, bởi vì một số doanh thu khi chuyển đổi thành tiền thì lại phải dùng trả lãi và nợ, mà không dùng để trả cho cổ đông. Do đó khi so sánh các công ty với nhiều khoản nợ khác nhau, tốt nhất chúng ta nên so sánh kết hợp với chỉ tiêu “Giá trị công ty/Doanh thu” (Giá trị công ty = Giá trị vốn hóa thị trường + Nợ - Tiền mặt). Trong nhiều trường hợp, một công ty có thể đặt doanh số cho những hàng hóa, dịch vụ mà nó chưa cung cấp, hoặc trước đó khách hàng bị ép buộc phải trả. Điều này dẫn tới lợi nhuận và doanh thu lạm phát, và do đó, hệ số P/E và P/S thấp. Để chắc chắn rằng điều này không xảy ra, hãy nhìn vào những phần nhận được trong bảng cân đối kế toán. Nếu chúng tăng nhanh hơn nhiều so với doanh thu, điều đó nghĩa là một số khoản thu đã không được ghi lại. Một cảnh báo khác nữa là sự tuột dốc của dòng tiền trong quá trình hoạt động trên bảng lưu chuyển tiền tệ ngay cả khi lợi nhuận thuần tăng lên. Cũng như hệ số P/E nên được xem xét cùng với tăng trưởng lợi nhuận và hệ số P/BV cùng với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số P/S nên được xem xét cùng với biên lợi nhuận thuần (thu nhập thuần/tổng doanh thu). Một ví dụ là: cả Wal-Mart và Microsoft đều là những công ty tốt với những cơ hội cạnh tranh rất lớn, nhưng so sánh riêng chỉ số P/S của họ thì sẽ nói cho chúng ta rất ít. Wal-Mart có hệ số P/S là 0.66, Microsoft là 7.12. Thông thường chúng ta đã nói rằng hệ số P/S dưới 1.0 thường được coi như là giá trị chuẩn, mức này gợi ý rằng Wal-mart bị định giá thấp và Microsoft được coi như là được định giá cao. Lúc này, kiểm tra biên lợi nhuận thuần của hai công ty giải thích cho sự khác biệt này: biên lợi nhuận thuần của Microsoft là 30.8%, và của Wal-mart chỉ là 3.6%. Khả năng sinh lợi lớn hơn của Microsoft bị ảnh hưởng bởi giá của nó, và do đó hệ số P/S của Microsoft cao hơn. CHƯƠNG 2- ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN HOSE 2.1. Phân tích thực trạng của các công ty 2.1.1. Công ty Cổ Phần bao bì Bỉm Sơn-BPC 2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên tiếng Việt: Công ty Cô phần Bao bì Bỉm Sơn Tên tiếng Anh: Bimson Packing Company Tên viết tắt: BPC Trụ sở chính: phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa Email: bpc@Baobibimson.net Website: www.baobibimson.net Ngành nghề hoạt động: các ngành công nghiệp chung Vốn điều lệ: 38.000.000 VNĐ, Mệnh giá: 10.000 VNĐ Mã niêm yết trên HOSE: BPC Ngày niêm yết: 11/4/2002 Số lượng niêm yết : 3.800.000 Giá giao dịch đầu tiên: 25.000 đồng Đăng ký hoạt động: Giấy phép Ngày cấp Nơi cấp Thành lập 04/1999/QĐ-TTg  08/01/1999  Thủ tướng Chính phủ  Kinh doanh 055764/CNĐKKD   07/06/1999  Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa  Tóm tắt lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các loại bao bì, các sản phẩm từ nhựa và giấy Xuất nhập khẩu bao bì các loại, vật tư, phụ tùng thiết bị sản xuất bao bì 2.1.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị tài sản 63.850.000.000 68.968.505.019 80.674.778.594 85.010.093.490 Doanh thu thuần 100.335.254.875 120.565.014.694 134.832.335.891 153.794.166.654 Lợi nhuận từ HĐKD 7.857.266.865 8.784.651.038 9.066.308.501 12.647.836.527 Lợi nhuận khác 208.879.065 635.678.626 397.621.166 20.785.000 Lợi nhuận trước thuế 8.066.145.930 9.420.329.664 9.463.929.667 12.668.621.527 Lợi nhuận sau thuế 7.050.377.689 8.443.271.071 7.907.662.683 10.577.233.769 Như vậy, ta có thể thấy các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản, Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ HĐKD, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế đều tăng nhanh qua các năm từ 2004 đến 2007. Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần bao bì Bỉm Sơn khá tốt. Lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2004 đến 2007 đã tăng 50%. 2.1.2. Công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu Tên giao dịch: BTC Tên tiếng Anh: Binh Trieu Construction and Engineering Joint Stock Company Trụ sở giao dịch: Số 79/5B đường Nguyễn Xí, phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh Vốn điều lệ: vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (10/12/1998) là 8.740.094.716 đồng và được sửa đổi ngày 08/12/1999 là 10.512.858.342 đồng. Ngày 05/07/2001 công ty điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên thành 13.020.858.342 đồng . Tổng tài sản: 35.020.143.800 đồng tại thời điểm 30/09/2001 Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây dựng Bình Triệu được thành lập theo giấy phép số 206/1998/QĐ/BNN-TCCB do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thông cấp ngày 10/12/1998 và quyết định số 5089/QĐ/BNN-TCCB của bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn ban hành ngày 08/12/1999 về việc chuyển Công ty Cơ Khí Lắp Ráp Thiết Bị Bình Triệu thành công ty cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu. Thời gian hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày ghi trong quyết định chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty: Thiết kế chế tạo lắp đặt máy cơ khí nông nghiệp Trung đại tu các loại máy thi công cơ giới Chế tạo phụ tùng thay thế Lắp đặt cấu kiện kim loại, thiết bị công trình thủy lợi, thủy điện Sản xuất và lắp đặt các loại kết cấu thép trong xây dựng và công nghiệp – cơ khí công trình Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện, công nghiệp và dân dụng San lấp mặt bằng xây dựng, xử lý nền móng công trình Xây dựng cầu đường Mua bán các loại máy móc thiết bị và sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng) Xây lắp đường dây và biến áp đến 35KV Xây dựng, lắp đặt thiết bị cấp thoát nước và xử lý môi trường Chế tạo, lắp đặt và sửa chữa các loại bình áp lực và hệ thống đường ống áp lực Sản xuất lắp ráp các loại phương tiện cơ giới đường bộ 2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí- thi công công trình, là một lĩnh vực mà nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ là rất lớn. Thêm đó Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các sản phẩm gia công cơ khí của Công ty đang từng bước được mở ra. Vì vậy, hoàn toàn khách quan khi nói rằng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của ngành hiện đang gia tăng và có xu hướng gia tăng nhanh hơn nữa trong những năm tới. ● Tình hình kinh doanh tại thị trường nội địa: Hiện tại công ty có khả năng tham gia vào thị trường nội địa với các sản phẩm và dịch vụ sau: - Kết cấu thép: Chế tạo, lắp ráp khung nhà kho, nhà xưởng loại tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn. - Công trình thủy: chế tạo, lắp ráp cửa van nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, trạm bơm. - Công trình công nghiệp: cung cấp, nhập khẩu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền thiết bị nhà máy công nghiệp như nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, nhà máy giấy… - Công trình giao thông nông thôn: chế tạo, xây lắp cầu thép tiền chế hoặc cầu dây văng. - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, cầu đường, kênh mương, công trình thủy lợi. - Đóng mới phương tiện vận tải: chế tạo, nhập khẩu phụ tùng, đóng mới xe rơ móc chở container tải trọng từ 10 tấn đến 60 tấn. - Trung tu, đại tu các phương tiện giao thông đường bộ và máy xây dựng, phục hồi bơm thủy lực và các thiết bị thủy lực. - Chế tạo phụ tùng các loại. - Sửa chữa, thay mới các loại xích, máy ủi, máy đào. - Dịch vụ đào tạo, hướng dẫn vận hành, chuyển giao cần cẩu thủy lực TADANO ( Nhật Bản). Ước tính thị phần hiện tại của công ty trên thị trường Việt Nam như sau: Các công trình công nghiệp: 1% Khung nhà tiền chế: 0.5% Cửa van các công trình thủy lợi: 10% Đóng mới các xe rơ móc: 30% ● Tình hình kinh doanh tại thị trường xuất khẩu: Công ty đã thâm nhập được vào các thị trường Mỹ, Nam Á, các nước Trung Đông. Hiện nay, công ty đang thực hiện mục tiêu gia tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực ASEAN, châu Phi. Công ty có khả năng xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sau: - Các dây chuyền sản xuất (thiết bị chính nhập khẩu, thiết bị phụ trợ chế tạo trong nước) của các nhà máy công nghiệp - Phụ tùng các loại - Xe sơ mi rơ móc tải trọng từ 15 tấn đến 60 tấn (cầu xe, phụ tùng và lốp nhập khẩu) - Chuyên gia và công nhân kỹ thuật lành nghề (phối hợp với các đối tác quốc tế để thi công các công trình ở nước ngoài) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 Tổng giá trị tài sản 24,909,186,431 22,736,572,285 26,261,882,512 Doanh thu thuần 27616095746 39,697,493,258 18,029,731,667 Lợi nhuận từ HĐKD -5.717.615.842 (4.640.572) (198,816,458) Lợi nhuận khác 702.612.453 456,654,964 474,324,401 Lợi nhuận trước thuế -5.015.003.389 452.014.392 275,507,943 Lợi nhuận sau thuế (5,015,003,389) 217,490,891 215,659,267 Như vậy ta thấy từ năm 2004 tới 2006, tổng giá trị tài sản của công ty tăng, tuy lợi nhuận sau thuế năm 2004 của công ty âm, nhưng tới năm 2005, 2006 công ty đã có lợi nhuận dương. 2.1.2. Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới 2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên tiếng Việt: công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới Tên tiếng Anh: Chau Thoi Concrete Corporation Tên viết tắt: 620-CCC Trụ sở chính: KM 1877, quốc lộ 1A, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Email: infl@concrete20.com Website: www.concrete620.com Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) Mã niêm yết: BT6 Ngành nghề hoạt động: Vật liệu xây dựng Vốn điều lệ: 109.978.500.000 VNĐ Mệnh giá: 10.000VNĐ Số lượng niêm yết: 10.997.850 cổ phiếu Ngày niêm yết: 18/04/2002 Giá giao dịch phiên đầu : 23.900 VNĐ Đăng kí hoạt động Số giấy phép Ngày cấp: Nơi cấp Thành lập 41/2000/QĐ-TTg   28/03/2000  Thủ tướng Chính phủ  Kinh doanh 460300013   05/01/2001  Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương  Tóm tắt lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và lắp đặt cầu kiện bê tông đúc sẵn Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn Sản xuất các loại vật liệu xây dựng Gia công, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, xây dựng dân dụng, bến cảng Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi công nền móng công trình Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng Dịch vụ vận chuyển bê tông tươi, bê tông siêu trường, siêu trọng Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng 2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 Tổng giá trị tài sản 318,062,052,066 423.063.955.289 608.455.897.944 Doanh thu thuần 281,495,839,452 418,616,420,595 470,493,890,341 Lợi nhuận từ HĐKD 19,251,144,407 24,131,997,130 26,432,718,056 Lợi nhuận khác (57,708,441) (1,060,970,903) 9,609,916,342 Lợi nhuận trước thuế 19,193,435,966 23,071,026,227 36,042,634,398 Lợi nhuận sau thuế 19,193,435,966 20,187,147,949 31,387,942,404 Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh cua công ty Cổ phần Bê tông Châu Thới 620 ta thấy các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản, Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ HĐKD, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm. Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế tăng 63,53% từ năm 2004 tới năm 2006. 2.1.2. Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long Tên tiếng Anh: Ha Long Canned Food Stock Corporation Tên viết tắt: HaLong Canfoco Trụ sở chính: 43 Lê Lai Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng Email: dohophalong@hn.vnn.vn Website: www.canfoco.com.vn Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh Mã niên yết: CAN Ngành nghề hoạt động: Chế biến thực phẩm Vốn điều lệ: 50.000.000.000VNĐ Số lượng niêm yết: 5.000.000 cổ phiếu Ngày niêm yết: 18/10/2001 Giá giao dịch phiên đầu: 27.100 VNĐ Đăng kí hoạt động Số giấy phép Ngày cấp: Nơi cấp Thành lập 256/1998/QĐ-TTg   31/12/1998  do Thủ Tướng cấp  Kinh doanh 55595   05/03/1999  do Sở Kế hoạch và Đầu tư  Tóm tắt lĩnh vực hoạt động: Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp. Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên như dầu cá Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Kinh doanh XNK trực tiếp (Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng hộp, hàng công nghệ phẩm - Nhập: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ SXKD Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác 2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị tài sản 84.919.770.766 82.062.167.539 85.593.821.748 124.235.703.217 Doanh thu thuần 196.769.018.640 191.217.891.156 204.436.547.458 309.012.315.032 Lợi nhuận từ HĐKD 12.472.41 2.959 10.18.247.702 9.716.471.164 12.472.41 2.959 Lợi nhuận khác 208.879.065 (354 713 431) 579.753.399 (48.434.750) Lợi nhuận trước thuế 8.066.145.930 9 793 534 271 10.296.224.563 12.423.978.209 Lợi nhuận sau thuế 7.050.377.689 7.345.150.703 8.330.885.997 10.051.499.905 Qua bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên, ta thấy các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản, Doanh thu thuần, Lợi nhuận tự HĐKD, Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều tăng trong giai đoạn 2004-2007. Lợi nhuận sau 2.2. Áp dụng tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S với các cổ phiếu 2.2.1. Ước lượng hệ số bêta của các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu Từ chuỗi giá của các cổ phiếu ta tính lợi suất của các cổ phiếu theo công thức: Sử dụng phần mềm SPSS cho các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu để ước lượng hệ số bêta, ta có kết quả sau : ● Với cổ phiếu BPC Vậy βBPC = 0.235 ● Với cổ phiếu BT6 Vậy βBT6 = 0.352 ● Với cổ phiếu BTC Vậy βBTC = 0.071 ● với cổ phiếu CAN Vậy βCAN = 0.261 2.1.2. Chi phí vốn chủ sở hữu đối với mỗi công ty  Lãi suất phi rủi ro được tính theo lãi suất trái phiếu chính phủ của trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, kì hạn 10 năm, lãi suất trả sau cố định hàng năm là 8.95%/năm. Khi đó lãi suất phi rủi ro Rf là lãi suất trả trước tương đương, ta có : Lãi suất cổ phiếu tính theo ngày nên ta có lãi suất phi rủi ro tính theo ngày được quy đổi là : hay 0.0216%/ngày Lợi suất kì vọng của thị trường chính là lợi suất kì vọng của chỉ số VN_index đại diện cho thị trường. Ta có: E(rM) = 0.001161 Theo mô hình CAPM, ta có: k = Rf + β ( E(RM) –Rf) Vậy chi phí vốn chủ sở hữu đối với mỗi công ty được tính như sau : · Chi phí vốn chủ sở hữu của cổ phiếu BPC: kBPC = 0.000216 + 0.235 *(0.001161-0.000216) = 0.000438 Hay kBPC = 0.0438%/ngày quy đổi ra kì hạn quý ta có: kBPC = 0.041/quý hay 4.1%/quý · Chi phí vốn chủ sở hữu của cổ phiếu BT6 kBT6 = 0.000216 + 0.352*(0.001161-0.000216) =0.000549/ngày Quy đổi ra kì hạn quý ta có: kBT6 = 0.051/quý hay 5.1%/quý · Chi phí vốn chủ sở hữu của BTC kBTC = 0.000216+ 0.071*(0.001161-0.000216) =0.000283 Quy đổi ra kì hạn quý, ta có: kBTC = 0.0258/quý hay 2.58%/quý · Chi phí vốn chủ sở hữu của CAN kCAN = 0.000216+0.261*(0.001161-0.000216) = 0.000463 Quy đổi ra kì hạn quý, ta có: kCAN = 0.04254 hay 4.254%/quý 2.2.3. Áp dụng tính toán hệ số P/E, P/BV, P/s với các cổ phiếu BPC, BTC, BT6, CAN Số liệu giá của các cổ phiếu được lấy trên trang web: bsc.com.vn và các chỉ tiêu tài chính được lấy từ các báo cáo tài chính, các bản cáo bạch của các công ty và tham khảo thông tin trên các trang web: trang an securities, fpt securities. Số liệu giá cổ phiếu được lấy theo ngày trong thời gian từ tháng 4/2005 đến tháng 12/2007. Các báo cáo tài chính được lấy là các báo cáo tài chính theo quý trong giai đoạn từ quý 3/2005 đến hết quý 4/2007. 2.2.3.1. Áp dụng với cổ phiếu BPC- công ty cổ phần Bao Bì Bỉm Sơn ● Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Số cổ phiếu 3600000 Tổng doanh thu 34741918810 (VNĐ) LNST 2311020752 (VNĐ) Vốn CSH 66474950625 (VNĐ) Thu nhập ròng 3158237491 (VNĐ) EPS 641.9502089 (VNĐ) ROE 0.05188 p 0.48 b 0.52 g 0.026977246 biên lợi nhuận 0.066519664 Trong đó: EPS = (lợi nhuận ròng –tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường ROE= Thu nhập ròng/vốn chủ sở hữu p: tỷ lệ chi trả cổ tức b: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại b=1-p g: tốc độ tăng trưởng thu nhập g= ROE*b k: chi phí vốn chủ sở hữu Biên lợi nhuận= EPS/S0 S0 : Doanh thu trên mỗi cổ phiếu Tất cả các chỉ tiêu tài chính tính theo số liệu quý ● Tính toán hệ số P/E Áp dụng mô hình hệ số P/E cho công ty ổn định, tăng trưởng đều, ta có: Như vậy, cổ phiếu BPC có hệ số P/E hợp lý là 35,153. Hệ số này cho biết các nhà đầu tư sẵn sàng trả 35,153 đồng cho 1 đồng thu nhập của cổ phiếu BPC. Ta có, EPS bình quân của cổ phiếu BPC trong quý 3 năm 2007 là: EPSquý 3 = 377,3780322 VNĐ Như vậy mức giá hợp lý của BPC trong quý 3 năm 2007 là: pquý3 = P/E*EPSquý3 = 13.266 VNĐ Xem xét mức giá bình quân thực tế trong quý 3 năm 2007 pquý3-ttế = 34.88125 VNĐ Như vậy cổ phiếu BPC được định giá cao hơn giá trị thực trong quý 3 năm 2007. ● Tính toán hệ số P/BV Xem xét công ty theo mô hình tăng trưởng ổn định, ta có: Theo công thức trên ta tính được hệ số P/BV hợp lý: Vậy hệ số P/BV hợp lý của cổ phiếu BPC là 1,75. Điều này nghĩa là các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu mức giá gấp 1,75 lần giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của công ty. Ta có, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trong quý 3 năm 2007 của cổ phiếu là : BVquý3 = 18991,21052 VNĐ Như vậy giá hợp lý của cổ phiếu BPC trong quý 3 năm 2007 có thể là: pquý3 = 33 234,5 VNĐ ● Tính toán hệ số P/S EPS0 S0 Biên lợi nhuận = Áp dụng mô hình P/S với công ty tăng trưởng ổn định, ta có: Như vậy, hệ số P/S hợp lý đối với cổ phiếu BPC là 2,34. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư sẵn sàng trả 2.34 đồng cho 1đồng doanh thu của cổ phiếu. Doanh thu/cổ phiếu trong quý 3 năm 2007 là Squý3 = 7694,703272 Như vậy mức giá hợp lý của BPC trong quý 3 năm 2007 có thể là : Pquý3 = 18 005,6 VNĐ ● Như vậy, qua việc tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S của cổ phiếu BPC và từ đó tính ra mức giá hợp lý của cổ phiếu trong quý 3 năm 2007, ta thấy cổ phiếu BPC được định giá cao hơn giá trị thực của nó. 2.2.3.2. Áp dụng đối với cổ phiếu BTC – Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu ● Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu Số CP 1261345 Tổng doanh thu 10827046717 Thu nhập ròng 232915022.9 LNST 232915022.9 Vốn CSH 7520428905 Doanh thu/CP 8583.731 EPS 184.6560797 ROE 0.031286992 p 0.6 b 0.4 g 0.012514797 Biên lợi nhuận 0.021512332 ● Tính toán hệ số P/E Áp dụng mô hình hệ số P/E với công ty tăng trưởng đều, ta có: Vậy hệ số P/E chuẩn cho cổ phiếu BTC là 45.73. Điều này cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả 45.73 đồng cho 1 đồng thu nhập của cổ phiếu BTC. Trong quý 4 năm 2007, EPS bình quân của BTC là 181.2046078 đồng/CP, như vậy trong quý 4/2007 mức giá hợp lý của BTC có thể là: Pquý4 = 45.73181.2046078 = 8286.48 đồng/CP Tuy nhiên, mức giá thực tế trong quý 4/2007 của BTC là 57208700 đồng/CP, có thể thấy BTC được định giá cao hơn giá trị rất nhiều. ● Tính toán hệ số P/BV Áp dụng mô hình hệ số P/BV với công ty tăng trưởng ổn định, ta có: Vậy hệ số P/BV chuẩn của cổ phiếu BTC là 1.413. Điều này nghĩa là các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu BTC mức giá gấp 1.413 lần giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Trong quý 4/07, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hưữ của công ty là 6380.008196đồng/CP. Như vậy sử dụng hệ số P/BV ta có thể thấy mức giá hợplýtrongquý4/07củaBTClà: Pquý 4 = 6380.0081961.431 = 9129.79 đồng/CP Mức giá thực tế trong quý 4/2007 là 57208700 đồng/CP, có thể thấy BTC được định giá cao hơn giá trị thực rất nhiều. ● Tính toán hệ số P/S Áp dụng mô hình hệ số P/S với công ty tăng trưởng ổn định, ta có: Vậy hệ số P/S hợp lý của BTC là 0.9837, cho thấy rằng các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho mỗi cổ phiếu BTC mức giá cao gấp 0.9837 lần doanh thu thuần của mỗi cổ phiếu. Mức doanh thu/CP bình quân của BTC là 8583.731 đồng/CP, như vậy sử dụng hệ số P/S ta có thể ước lượng mức giá hợp lý của BTC là trong khoảng: Phơplý = 8583.7310.9837 = 8443.82 đồng/CP Trong thực tế, cổ phiếu BTC được định giá cao hơn giá trị hợp lý này rất nhiều. ● Từ các tính toán về hệ số P/E, P/BV, P/S ta có thể thấy rằng cổ phiếu BTC được định giá cao hơn giá trị thực rất nhiều. Theo quy luật, giá của cổ phiếu BTC sẽ giảm xuống để về đúng mức giá trị thực của nó. 2.2.3.3. Áp dụng đối với cổ phiếu BT6- công ty cổ phần Bê Tông 620 Châu Thới ● Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu Số CP 5882690 Tổng doanh thu thuần 1.3867E+11 doanhthu/Cp 23572.52007 Thu nhập ròng 9358082828 LNST 7699416861 Vốn CSH 1.84042E+11 EPS 1308.825871 ROE 0.058318358 p 0.33 b 0.67 g 0.03907 biên lợi nhuận 0.055523375 ● Tính toán hệ số P/E Áp dụng mô hình hệ số P/E với công ty tăng trưởng đều, ta có: Vậy hệ số P/E chuẩn của cổ phiếu BT6 là 28.74. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư sẵn sàng trả 28.74đồng cho 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu BT6. Ta sẽ xem xét mức giá hợp lý của BT6 bằng cách nhân P/E với EPS của BT6. Trong quý 3 năm 2007 EPS của BT6 lần lượt là: EPSquý3 = 936.6866 đồng Vậy mức giá hợp lý của BT6 trong quý 3 năm 2007 có thể là: Pquý3 = 28.74936.6866 = 26920.37 đồng/CP Thực tế, mức giá bình quân của BT6 trong quý 3 năm 2007 là: Pquý3_ttế = 62585.9 Như vậy có thể thấy cổ phiếu BT6 đã được định giá cao hơn giá trị thực. ● Tính toán hệ số P/BV Áp dụng mô hình hệ số P/BV cho công ty tăng trưởng ổn định, ta có: Vậy hệ số P/BV hợp lý của cổ phiếu BT6 là 1.61. Điều này chỉ ra rằng các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu BT6 mức giá cao gấp 1.61 lần giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Sử dụng P/BV ta tính mức giá hợp lý của BT6 bằng cách lấy P/BV nhân với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (BV). Thực tế: BVquý3 = 49471.65 đồng/CP Vậy: Pquý3 = 1.6149471.65= 79154.64 Như vậy cổ phiếu BT6 được định giá thấp hơn giá trị thực. ● Tính toán hệ số P/S Áp dụng mô hình hệ số P/S cho công ty tăng trưởng ổn định, ta có: Vậy hệ số P/S chuẩn của BT6 là 1.596. Điều này cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả 1.596 đồng cho 1 đồng doanh thu của cổ phiếu BT6. Giá trị doanh thu/CP của BT6 trong quý 3 năm 2007 là: Squý3 = 29218.157 đồng/CP Vậy mức giá hợp lý của BT6 trong quý 3/2007 có thể là: Pquý3 = 1.59629218.157 = 46632.18 đồng/CP Mức giá này cho thấy cổ phiếu BT6 được định giá cao hơn giá trị thực. ● Bằng cách tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S của cổ phiếu BT6, ta thấy: - Sử dụng hệ số P/E, P/S: Trong quý 3 năm 2007 cổ phiếu BT6 được định giá cao hơn giá trị. - Sử dụng hệ số P/BV: Trong quý 3/2007 cổ phiếu BT6 được định giá thấp hơn giá trị. 2.2.3.4. Áp dụng đối với cổ phiếu CAN- công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long ● Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Tổng doanh thu 61601601454 Doanh thu/CP 14300.34561 Thu nhập ròng 2833544444 LNST 2238104719 Vốn CSH 60852189517 EPS 531.2061798 ROE 0.047907715 p 0.7 b 0.3 g 0.014372314 Biên lợi nhuận 0.037146388 ● Tính toán hệ số P/E Áp dụng mô hình hệ số P/E cho các công ty tăng trưởng đều, ta có: Vậy hệ số P/E hợp lý của cổ phiếu CAN là 25.21. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư sẵn sàng trả 25.21 đồng cho 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu CAN. Ta có: EPSquý 4 = 813.589 đồng/CP Như vậy có mức giá hợp lý của CAN trong quý 4 năm 2007 có thể được tính bằng cách lấy P/E nhân với EPS Pquý4 = 25.21813.589 = 20510.6 đồng/CP Mức giá thực tế của CAN trong quý 4/2007 là Pquý4_ttế = 29 413 đồng/CP Mức giá thực tế cao hơn mức giá hợp lý, như vậy cổ phiếu CAN được định giá cao hơn giá trị. ● Tính toán hệ số P/BV Áp dụng mô hình hệ sô P/BV đối với các công ty tăng trưởng đều, ta có: Vậy hệ số P/BV hợp lý của cổ phiếu CAN là 1.2 lần. Điều này cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu CAN mức giá cao gấp 1.2 lần giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Ta có: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của CAN trong quý 4/2007 là BVquý4 = 16293.69 Mức giá hợp lý quý 4/2007 tính theo hệ số P/BV là: Pquý4 = 1.216293.69 = 19552.43 đồng/CP Mức giá này cũng xấp xỉ mức giá được tính qua hệ số P/E, và cho thấy thị trường đã định giá cao cổ phiếu CAN. ● Tính toán hệ số P/S Áp dụng mô hình hệ số P/S đối với công ty tăng trưởng đều, ta có: Vậy hệ số P/S hợp lý của cổ phiếu CAN là 0.936. Điều này cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả 0.936 đồng cho một đồng doanh thu của cổ phiếu CAN. Ta có: Doanh thu trên cổ phiếu của CAN trong quý 4/2007 là: Squý4 = 21006.4438 Mức giá hợp lý của CAN trong quý 4/2007 tính qua hệ số P/S là: Pquý4 = 0.93621006.4438 = 19662.03 đồng/CP. Mức giá này cũng tượng tự như mức giá hợp lý được xác định qua hệ số P/E, P/BV và cho thấy trong quý 4/2007 cổ phiếu CAN được định giá cao. ● Như vậy, từ việc tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S ta có thể thấy mức giá hợp lý của cổ phiếu CAN trong quý 4 năm 2007 là vào khoảng 19000-20000 đồng/CP, và thực tế Pquý4_ttế = 29 413 đồng/CP, như vậy thị trường đã định giá cao giá trị cổ phiếu CAN. CHƯƠNG 3- MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ P/E, P/BV VÀ P/S 3.1. EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu Tỉ suất thu nhập trên cổ phiếu hay gọi tắt là EPS, là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư). EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu. EPS = (Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường Trong việc tính toán EPS, khi chia cho “Tổng cổ phiếu thường”, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì. Một khía cạnh cũng rất quan trọng của EPS là lượng vốn cần thiết để tạo ra lợi nhuận ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác. ● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/E Trong mô hình hệ số P/E, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa P/E và tỉ lệ tăng trưởng của EPS (g) có mối tương quan dương. Nếu cổ phiếu có tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E của cổ phiếu đó có xu hướng tăng theo. ● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/BV Trong mô hình hệ số P/BV, P/BV là hàm tăng đối với tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận. Nếu tỉ lệ tăng trưởng EPS của cổ phiếu càng cao thì hệ số P/BV của cổ phiếu có xu hướng tăng theo. ● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/S Cũng tương tự như mô hình hệ số P/E và P/BV, trong mô hình hệ số P/S thì P/S là hàm tăng của tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận. Nếu tỉ lệ tăng trưởng của một cổ phiếu cao thì hệ số P/S của cổ phiếu đó có xu hướng cao theo. 3.2. ROE – Thu nhập trên mỗi cổ phần Hệ số thu nhập trên mỗi cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình) ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán sau khi đã trừ cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Khi tính toán và xem xét ROE, chúng ta nên xem xét kết hợp với mức lãi vay ngân hàng của công ty nếu công ty có khoản vay ngân hàng. Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng và công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta cần phải xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai nữa hay không. ● Ảnh hưởng của ROE đến mô hình hệ số P/BV Trong mô hình hệ số P/BV, chỉ tiêu ROE có tương quan dương với hệ số P/BV, tức khi ROE càng tăng thì hệ số P/BV có xu hướng tăng theo. 3.3. Biên lợi nhuận Đây là tỉ lệ được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Biên lợi nhuận = Biên lợi nhuận là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các công ty trong cùng một ngành. Công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Biên lợi nhuận được biểu hiện bằng con số phần trăm(%), ví dụ nếu biên lợi nhuận là 20% tức là một công ty sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một công ty sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về công ty đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng sự tăng đó không có nghĩa là biên lợi nhuận của công ty đang được cải thiện. Ví dụ nếu một công ty có tốc độ tăng chi phí cao hơn so với doanh thu, biên lợi nhuận của công ty đó sẽ giảm. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần kiểm soát tốt các chi phí của mình. Khi một công ty tăng thu nhập ròng thì đồng thời cũng phải tìm cách làm tăng biên lợi nhuận theo tỉ lệ tương ứng. Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một công ty. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về công ty đó. Biên lợi nhuận, mặt khác, lại có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của công ty. Xem xét ví dụ về hai công ty công ty máy tính hàng đầu trên thế giới là Dell và HP. Năm 2003, công ty Dell có thu nhập ròng là 749 triệu USD, doanh thu bán hàng là 11.5 tỉ USD. Trong khi các số liệu tương ứng của HP là 990 triệu USD và 11.9 tỉ  USD. Nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận của hai công ty thì rõ ràng HP đã thu lợi nhiều hơn Dell. Nhưng nếu nhìn vào biên lợi nhuận thì rõ ràng mức của Dell là 6.5% cao hơn của HP là 5%. Sự khác biệt là không lớn nhưng đó lại chính là lý do khiến cho thị trường đánh giá Dell cao  hơn HP. Như vậy, biên lợi nhuận là một chỉ số hữu ích cho các nhà đầu tư để đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động cũng như giá trị thực của công ty, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư sáng suốt hơn. ● Ảnh hưởng của biên lợi nhuận tới mô hình hệ số P/S Trong mô hình hệ số P/S, P/S là hàm tăng đối với biên lợi nhuận. Nếu một cổ phiếu có biên lợi nhuận càng cao thì P/S có xu hướng tăng lên theo. 3.4. Hệ số chi trả cổ tức (p) Cổ tức là khoản thu nhập đầu tư hữu hình của các cổ đông được thanh toán định kì khi công ty có lợi nhuận. Cổ tức rất quan trọng vì nó cho biết thông tin hay kì vọng về tương lai của dòng lợi nhuận công ty. Tỉ lệ cổ tức ổn định sẽ cho biết thông tin về dòng lợi nhuận ổn định trong tương lai và cho biết tỉ lệ tái đầu tư của công ty. Đại bộ phận cổ đông trông đợi vào cổ tức, vì vậy tình hình tăng giảm cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty. Nếu công ty đang trả cổ tức cao tức là họ sẽ đảm bảo duy trì mức này trong tương lai, vì nêu họ đột ngột giảm tỉ lệ chi trả cổ tức thì nó sẽ mang lại thông tin về tình hình tài chính khó khăn của công ty và do đó giá cổ phiếu của công ty sẽ sụt giảm nhanh chóng. Nếu một công ty đang duy trì mức cổ tức thấp, nếu đột ngột tăng cổ tức thì thị trường sẽ hiểu là công ty đang có triển vọng, bởi vì họ không thể tăng cổ tức nếu họ không duy trì được mức cổ tức đó trong tương lai, và do đó thị trường kì vọng cao hơn vào cổ phiếu của công ty. Hệ số chi trả cổ tức được tính toán bằng cách lấy cổ tức chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hệ số này đo lường tỉ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông thường dưới dạng cổ tức. Các công ty có hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính tốt thường có hệ số chi trả cổ tức thấp bởi vì công ty dành phần lớn lợi nhuận ròng cho tái đầu tư. Và ngược lại, những công ty làm ăn yếu kém với tỉ lệ sinh lời trên tài sản thấp lại có khuynh hướng có hệ số chi trả cổ tức cao nhằm tạo điều kiện cho cổ đông sử dụng cổ tức để đầu tư vào nơi khác có lợi hơn. Thông thường, mức chia lợi tức cổ phần thấp sẽ làm sụt giảm giá mua-bán cổ phần. Còn chia quá cao sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều khó khăn về chính sách tài trợ ngân quỹ để tái đầu tư mở rộng kinh doanh. Do đó, một công ty trả lợi tức khiêm tốn nhưng cứ đều đều tăng lên sẽ được ưa chuộng hơn là một công ty lâu lâu mới trả một món tiền lớn. ● Ảnh hưởng của hệ số chi trả cổ tức tới mô hình hệ số P/E: Trong mô hình hệ số P/E, hệ số P/E là hàm tăng đối với hệ số chi trả cổ tức. ● Ảnh hưởng của hệ số chi trả cổ tức tới mô hình hệ số P/BV: Trong mô hình hệ số P/BV, hệ số P/BV cũng là hàm tăng của hệ số chi trả cổ tức-p. ● Ảnh hưởng của hệ số chi trả cổ tức tới mô hình hệ số P/S: Cũng như mô hình hệ số P/E, P/BV, trong mô hình hệ số P/S thì giữa hệ số P/S và hệ số chi trả cổ tức có mối quan hệ cùng chiều, hay P/S là hàm tăng của hệ số chi trả cổ tức – p. 3.5. Chi phí vốn chủ sở hữu – ke Chi phí vốn là khoản tiền mà người đi vay phải bỏ ra để được sử dụng khoản vốn trong một thời gian xác định, nó phản ánh rủi ro của số vốn. Với cách hiểu đó, trong thẩm định dự án về mặt tài chính, suất chiết khấu áp dụng cho việc chiết khấu ngân lưu của dự án trong tương lai về hiện tại chính là chi phí vốn mà chủ dự án phải trả để huy động vốn cho dự án. Chi phí vốn chủ sở hữu (lợi suất yêu cầu/ tỷ suất chiết khấu của thị trường) là chỉ số phản ánh lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó. Chỉ số này phản ánh rủi ro của cổ đông, của các nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu. Với các cổ phiếu khác nhau, các lĩnh vực hoạt động khác nhau, ngành nghề khác nhau.. thì rủi ro khác nhau và do đó có chi phí vốn chủ sở hữu khác nhau. Phương pháp chủ yếu và hay áp dụng để ước lượng ke là sử dụng mô hình CAPM: ke = + β*( ) ● Ảnh hưởng của chi phí vốn chủ sở hữu tới mô hình hệ số P/E: Hệ số P/E là hàm giảm đối với ke. Cổ phiếu có chỉ số ke càng cao thì hệ số P/E có xu hướng giảm. ● Ảnh hưởng của chi phí vốn chủ sở hữu tới mô hình hệ số P/BV: Trong mô hình hệ số P/BV, chi phí vốn chủ sở hữu và ke có mối tương quan âm, hay P/BV là hàm giảm của ke. ● Ảnh hưởng của chi phí vốn chủ sở hữu tới mô hình hệ số P/S: Cũng như trong mô hình hệ số P/E, P/BV, trong mô hình hệ số P/S thì hệ số P/S là hàm giảm đối với ke. KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày một phát triển và đạt được nhiều thành công, góp phần to lớn vào sự phát triển của kinh tế nước nhà. Mặc dù giai đoạn gần đây thị trường phải đối mặt với nhiều bất ổn song đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là cơ hội và sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc tìm ra giá trị thực của các cổ phiếu để từ đó có những quyết định đầu tư sáng suốt vẫn luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư chuyên nghiêp. Vấn đề đặt ra là lựa chọn và áp dụng phương pháp định giá cổ phiếu nào cho hiệu quả và phù hợp nhất với các cô phiếu ở Việt Nam. Trong phạm vi chuyên đề của mình, em đã giới thiệu một số mô hình định giá sử dụng các chỉ tiêu tài chính cơ bản với mong muốn đưa ra một phương pháp mới tốt hơn, hiệu quả hơn, không những đưa ra được mức giá của cổ phiếu mà còn có thể đưa ra những dự báo về mức giá của cổ phiếu. Tuy nhiên việc tính toán áp dụng các mô hình toán vào thị trường Việt Nam còn tương đối khó khăn do việc thiếu hụt thông tin và thị trường của ta còn thiếu tính hiệu quả do vậy các tính toán, ước lượng đôi khi còn thiếu chính xác. Trong tương lai khi thị trường đã đi vào ổn định và mang tính chuyên nghiệp thì có thể khắc phục được các yếu tố này. Với thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và bạn đọc để em hoàn thiện chuyên đề hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đình Tuấn, các giảng viên khoa Toán Kinh Tế trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các anh chị trong công ty Tài chính Thiên Lang đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt 1. PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn - Bài giảng phân tích và định giá tài sản 2. PGS.TS. Nguyễn Quang Dong - Kinh tế lượng, NXB Thống Kê Hà Nội 2003. 3. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước – Giáo trình “ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, Hà Nội 2002 * Tiếng Anh 4. Financial Theory and Corporate Policy – Thomas E. Copeland 5. Aswath Đamodaran – Investment Valuation, Tools and Techniques of Determining the value of any asset, Published by JohnWiky & Sons, Inc, New York, 2002 6. DHANANJAY(DAN) K.GODE, NewYork University_Department of Accounting, Taxation $ Bussiness Law: PE Multiples and Changing Interest Rate 7. M.F.Omran, Review of Middle East Economics and Finance 8. Các trang web www.bsc.com.vn www.dautuchungkhoan.com.vn www.fpts.com www.google.com www.investopedia.com www.saga.vn www.sme securities.com.vn www.tas.com.vn www.wikipedia.org 9. Một số phần mềm ứng dụng: Excel, Eviews, SPSS PHỤ LỤC Chỉ tiêu quý 2-05 quý 4-05 quý 1-06 quý 2-06 quý 3-06 quý 4-06 quý 1-07 quý 2-07 quý 3-07 quý 4-07 Trung bình số CP 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 1261345 Doanh thu từ hđ BH, CCDV 20811366828 39,199,288,236 919388506 6379801721 7359698367 18017356219 1359698367 7842624534 4514706938 1679288958 10808321867 Doanh thu từ hđ TC 11613471 41,550,508 0 2542299 3574478 12375448 3574478 15505903 18793095 77718812 18724849.2 tổng doanh thu 20822980299 39240838744 919388506 6382344020 7363272845 18029731667 1363272845 7858130437 4533500033 1757007770 10827046717 thu nhập ròng 285584292 452014392 185141607 366348332 222192889 275507943 64066889 103246589 146485770 228561526 232915022.9 LNST 285584292 452014392 185141607 366348332 222192889 275507943 64066889 103246589 146485770 228561526 232915022.9 vốn CSH 6875467037 7115597928 7224504152 7746918763 7629107463 7505030664 7569097553 7672344142 7818829912 8047391438 7520428905 EPS 226.4125136 358.3590469 146.7811003 290.442608 176.155524 218.4239387 50.7925183 81.854361 116.134579 181.204608 184.6560797 ROE 0.041536712 0.063524443 0.025626895 0.04728955 0.02912436 0.036709769 0.00846427 0.01345698 0.018735 0.02840194 0.031286992 p 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 b 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 g 0.016614685 0.025409777 0.010250758 0.01891582 0.01164974 0.014683908 0.00338571 0.00538279 0.007494 0.01136078 0.012514797 BV 5450.90125 5641.278102 5727.619447 6141.79211 6048.39078 5950.02213 6000.81465 6082.66901 6198.80359 6380.0082 5962.229925 S/CP 16508.55262 31110.31379 728.8953506 5059.9511 5837.63589 14294.05251 1080.80885 6229.96122 3594.17926 1392.96368 8583.731427 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của BTC chỉ tiêu quý 2-05 quý 3-05 quý 4-05 quý 1-06 quý 2-06 quý 3-06 quý 4-06 quý 1-07 quý 2-07 quý 3-07 quý 4-07 trung bình số CP 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 5882690 Doanh thu thuần từ HĐ BH, DV 6.82E+10 1.1E+11 1.75E+11 1.09E+11 8.25E+10 1.08E+11 1.56E+11 7.23E+10 1.87E+11 1.71E+11 2.6E+11 1.36E+11 Doanh thu từ HĐ TC 1.37E+08 2.1E+08 3.58E+08 2.83E+08 1.04E+09 4.1E+08 8.87E+08 1.36E+10 2.29E+09 1.02E+09 6.04E+09 2.39E+09 Tổng doanh thu thuần 6.84E+10 1.1E+11 1.75E+11 1.1E+11 8.35E+10 1.09E+11 1.57E+11 8.6E+10 1.89E+11 1.72E+11 2.66E+11 1.39E+11 Thu nhập ròng 2.96E+09 5.17E+09 9.99E+09 7.32E+09 5.29E+09 1.31E+10 1.03E+10 1.11E+10 1.45E+10 9.84E+09 1.33E+10 9.36E+09 LNST 2.59E+09 4.52E+09 8.74E+09 6.4E+09 4.63E+09 1.15E+10 8.86E+09 8.33E+09 1.17E+10 5.51E+09 1.19E+10 7.7E+09 Vốn CSH 9.01E+10 9.2E+10 1.01E+11 1.04E+11 9.91E+10 1.06E+11 2.79E+11 2.74E+11 2.86E+11 2.91E+11 3.03E+11 1.84E+11 EPS 440.9976 768.6565 1485.709 1088.331 786.9253 1954.564 1505.824 1416.153 1988.007 936.6866 2025.231 1308.826 ROE 0.0329 0.056179 0.099219 0.070261 0.053367 0.123472 0.036937 0.040659 0.050776 0.033797 0.043935 0.058318 p 0.793655 0.45534 0.235578 0.321593 0.444769 0.179068 0.232431 0.247148 0.176056 0.373658 0.17282 0.330192 b 0.206345 0.54466 0.764422 0.678407 0.555231 0.820932 0.767569 0.752852 0.823944 0.626342 0.82718 0.669808 g 0.006789 0.030598 0.075845 0.047666 0.029631 0.101362 0.028351 0.03061 0.041837 0.021168 0.036342 0.040927 doanhthu/Cp 11621.28 18747.88 29735.86 18640.72 14201.94 18465.35 26692.45 14614.15 32186.09 29218.16 45173.84 23572.52 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của BT6. chỉ tiêu quý 3-05 quý 4-05 quý 1-06 quý 2-06 quý 3-06 quý 4-06 quý 1-07 quý 2-07 quý 3-07 quý 4-07 trung binh số CP 3500000 3500000 3500000 3500000 3500000 5000000 5000000 5000000 5000000 5000000 4250000 Doanh thu thuần từ HĐ BH, DVụ 4.19E+10 58602511001 43784726779 44666070420 41086149818 74116134217 59994223399 75027320834 70275651534 1.03789E+11 61328809778 Doanh thu từ HĐ TChính 5.2E+07 753163020 41825824 51801439 18096646 87263726 205294875 119514663 155438332 1243264344 272791675.8 Tổng doanh thu 4.2E+10 59355674021 43826552603 44717871859 41104246464 74203397943 60199518274 75146835497 70431089866 1.05032E+11 61601601454 Doanh thu/CP 11999.6 16958.76401 12521.87217 12776.53482 11744.07042 14840.67959 12039.90365 15029.3671 14086.21797 21006.4438 14300.34561 Thu nhập ròng 1.84E+09 3552287454 2120340632 2560348449 2748289131 3134591651 2596904471 2300848212 2550687675 4933483885 2833544444 LNST 1.38E+09 2664215591 1526645255 1983871556 2198631305 2601579667 2068358013 1823329813 2068223567 4067945264 2238104719 Vốn CSH 4.77E+10 49205060623 46467741219 48721594820 51559090304 52747713612 75730456411 76825707520 78068285499 81468480517 60852189517 EPS 393.785 761.2044546 436.1843586 566.82044 628.18037 520.31593 413.6716 364.66596 413.644713 813.5890528 531.2061798 ROE 0.038503 0.072193539 0.045630379 0.052550588 0.053303678 0.059426114 0.034291414 0.029948936 0.032672521 0.060556965 0.047907715 p 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 b 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 g 0.011551 0.021658062 0.013689114 0.015765176 0.015991103 0.017827834 0.010287424 0.008984681 0.009801756 0.018167089 0.014372314 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của CAN ChØ tiªu quý 3-05 quý 4-05 quý 1-06 quý 2-06 quý 3-06 quý 4-06 quý 1-07 quý 2-07 quý 3-07 quý 4-07 trung bì nh Sè CP 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 3600000 Tæng doanh thu 26691385860 32627250037 37397491356 32354108418 29021581346 36060927640 33869855142 38876888734 27700931778 52818767784 34741918810 LNST 1607561745 3147815900 2563772064 1679228424 1461921026 2125687224 3527719376 2808270765 1358560916 2829670082 2311020752 Vèn CSH 54013989471 55081608091 56149226710 59447453535 58034741668 61412166461 64443556705 61421832329 68368357886 71294965303 60966789816 Thu nhËp rßng 1849085631 3449368820 3149240432 2010521620 1750341875 2545229632 4224628987 7586704513 1628426062 3388827339 3158237491 Tµi s¶n 60734648720 72710119393 69595219564 73381467927 79850021024 80077948824 92853988244 85068914157 76784040982 EPS 446.5449292 874.3933056 712.1589067 466.45234 406.0891739 590.4686733 979.9220489 780.0752125 377.3780322 786.0194672 641.9502089 ROE 0.034233458 0.062622878 0.056086978 0.033820147 0.030160242 0.041445039 0.065555491 0.123518043 0.023818417 0.047532492 0.051879318 P 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 B 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 G 0.017801398 0.032563897 0.029165228 0.017586476 0.015683326 0.02155142 0.034088855 0.064229382 0.012385577 0.024716896 0.026977246 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của BPC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng 1 số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán VN.DOC
Luận văn liên quan