The commitment of Viet Nam as joining into WTO

PART I: 1.INTRODUCTORY STATEMENTS 2.ACCESSION OF VIET NAM TO WTO PART II:MAIN CONTENT II. POLICIES AFFECTING TRADE IN SERVICES III. POLICIES AFFECTING TRADE IN GOODS IV. TRADE-RELATED INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS (TRIPS) V. THE COMMITMENT ON EXPORT AND IMPORT TAX VI. NON-TARIFF COMMITMENT VII. BILATERAL COMMITMENT VIII.CURRENT SITUATION AND SOLUTION IX. ALL COMMENTS Bài luận gồm bản Anh và Việt

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu The commitment of Viet Nam as joining into WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam sẽ đưa dần cơ chế luật lệ của mình đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài,bao gồm cả yêu cầu vốn tối thiểu,phù hợp với tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được phép mở các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh,và không có hạn chế về số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Tuy nhiên các điểm giao dịch không bao gồm các máy rút tiền tự động(ATM) ngoài trụ sở chính.Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được dành đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đầy đủ trong việc lắp đặt và vận hành máy ATM.Ban Công tác ghi nhận cam kết này. - Các trung tâm giao dịch chứng khoán đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.Các công ty chứng khoán nước ngoài muốn kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như các luật lệ hiện hành khác.Ngoài ra,họ phải chịu các hạn chế được quy định trong Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam. - Các công ty bảo hiểm,công ty trung gian bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cũng như vốn đầu tư Việt Nam sé được tạo các cơ hội thực sự và bình đẳng để được thông báo,đóng góp ý kiến và trao đổi quan điểm với các cơ quan nhà nước về các biện pháp liên quan đến hoặc tác động đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam.Liên quan đến những tác động về mặt pháp lí trong lĩnh vực bảo hiểm,các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được chính phủ Việt Nam cho phép tiếp cận thông tin trên cơ sở đối xử quốc gia. + Luật Việt Nam có bảo đảm những hướng dẫn hành chính của một cơ quan quản lí nhà nước về bảo hiểm cho một công ty bảo hiểm có phải tuân thủ với pháp luật về cạnh tranh đang có hiệu lực ở Việt Nam. + Về vấn đề mở chi nhánh của các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài: thúc đẩy đầu tư và tạo ra các cơ hội thương mại có ý nghĩa,bảo đảm phát triển bền vững thị trường và bảo vệ lợi ích chính đáng của những người ký kết hợp đồng bảo hiểm vì sự an toàn và lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam.Việc quản lí những chi nhánh này sẽ được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn và các nguyên tắc trong ngành bảo hiểm được quốc tế thừa nhận của Hiệp hội các nhà quản lí bảo hiểm quốc tế(IAIS). - Cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải đường bộ: Việt Nam xác nhận rằng các công ty chuyển phát nhanh của các công ty nước ngoài theo cam kết sẽ có quyền sỡ hữu và vận hành các phương tiện vận tải đường bộ để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh của mình. - Cam kết lộ trình nâng tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài trong nhiều ngành dịch vụ,và những thủ tục minh bạch và được xác lập trước để tăng tỉ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh và cho việc chuyển đổi dân từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : căn cứ vào thỏa thuận với đối tác Việt Nam và các hạn chế được quy định cụ thể thì đối tác nước ngoài trong liên doanh có thể mua lại toàn bộ phần vốn góp của đối tác Việt Nam.Việc phân bổ lại vốn sẽ phải tuân thủ các quy định và minh bạch,không làm gián đoạn hoạy động thông thường của công ty,các liên doanh muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% nước ngoài có thể bị yêu cầu phải nộp đơn và nhân được giấy chứng nhận đầu tư để cung cấp loại dịch vụ đó với một phạm vi kinh doanh tương tự.Quyết định với các đơn như vậy sẽ được đưa ra nhanh chóng để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động mà không bị gián đoạn. - Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ : Việt Nam xác nhận rằng điều khoản hạn chế sự tham gia của nước ngoài và hoạt động bán hàng đa cấp chỉ áp dụng cho các thể nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cho các thương nhân nước ngoài mà phạm vi kinh doanh của họ không bao gồm dịch vụ phân phối,trong đó có dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam.Những hạn chế như vậy sẽ không áp dụng đối với sự tham gia của bên nước ngoài khi đầu tư vào dịch vụ bán lẻ,phù hợp với những điều kiện được quy định cụ thể. - Những quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn trên một thành viên và về công ty cổ phần : Kể từ khi gia nhập WTO,Việt Nam sẽ bảo đảm rằng ,dù đã có những yêu cầu tại Luật doanh nghiệp năm 2005,các nhà đầu tư thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh,tất cả những loại quyết định cần phải đệ trình xin phê duyệt của Hội đồng thành viên hay Đại hội cổ đông,các quy định về số đại biểu cần thiết,nếu có,trong quy trình bỏ phiếu,và tỷ lệ đa số phiếu chính xác cần có để đưa ra tất cả các quyết định,bao gồm cả tỷ lệ đa số đơn giản là 51%,Việt Nam sẽ đảm bảo những quy định trong điều lệ doanh nghiệp như vậy sẽ có hiệu lực pháp lí,các nghĩa vụ trong đoạn này có hiệu lực thông qua các biện pháp pháp lí phù hợp. Liên quan tới thủ tục cấp phép,đại diện của Việt Nam xác nhận rằng sẽ cam kết bảo đảm các thủ tục và điều kiện cấp phép củ mình sẽ không tạo thành các rào cản riêng về tiếp cận thị trường.Với những dịch vụ nằm trong Biểu cam kết cụ thể, Việt Nam sẽ bảo đảm rằng:thủ tục và điều kiện cấp phép của Việt Nam sẽ được công bố trước khi có hiệu lực.Việt Nam sẽ xác định rõ khung thời gian cho các quyết định cấp phép trong thời hạn quy định trong thủ tục chính thức.Bất kỳ loại phí nào được tính cho việc nộp và xem xét hồ sơ sẽ không tạp thành rào cản riêng về tiếp cận thị trường.Cơ quan quản lí có trách nhiệm của Việt Nam sẽ thông báo cho người nộp hồ sơ về tình trạng hồ sơ của mình và thông báo hồ sơ đó đã được coi là đầy đủ hay chưa. Một hồ sơ sẽ không được coi là đầy đủ cho đến khi đã nhận đầy đủ tất cả các thông tin quy định trong biện pháp thực hiện có liên quan.Nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung thông tin,cơ quan này sẽ thông báo không chậm trễ cho người nộp hồ sơ bổ sung thông tin và nêu rõ những thông tin nào cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.Người nộp hồ sơ sẽ có cơ hội để khắc phục những thiếu sót trong hồ sơ;theo yêu cầu của người nộp hồ sơ không được cấp phép,cơ quan quản lí đã từ chối hồ sơ đó sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ lý do từ chối hồ sơ;khi hồ sơ bị từ chối,người nộp hồ sơ có thể đệ trình một hồ sơ mới nhằm khắc phục những vấn đề trước đó;trong trường hợp cần phê duyệt,khi hồ sơ đã được phê duyệt,người nộp hồ sơ sẽ được thông báo không chậm trễ bằng văn bản;và trong trường hợp Việt Nam yêu cầu kiểm tra để cấp phép hành nghề,việc kiểm tra này sẽ được thực hiện theo một lịch trình thời gian thích hợp. Ban Công tác ghi nhận cam kết này. Việt Nam xác nhận thêm rằng với các lĩnh vực dịch vụ có trong Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam,các cơ quan quản lí hữu quan sẽ độc lập với,và sẽ không chịu trách nhiệm trước bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào mà họ quản lí. Ngoài ra, đại diện của Việt Nam xác nhận rằng,ngoại trừ các tình huống khẩn cấp hoặc các quy định và biện pháp liên quan đến an ninh quốc gia,các biện pháp cụ thể ấn định tỷ giá hối đoái hoặc chính tiền tệ và các biện pháp khác mà việc công bố chúng có thể ngăn cản việc thực thi luật, việt Nam sẽ(a) công bô trước bất kì quy định hay các biện pháp thực hiện khác mng tính áp dụng chung mà Việt Nam dự kiến thông qua và mục tiêu của quy định hay biện pháp thực hiện khác đó;(b) cho phép các bên quan tâm và các thành viên khác có cơ hội hợp lí để bình luận về quy định hay biện pháp thực hiện các dự kiện thông qua đó; và (c) cho phép một khoảng thời gian hợp lí kể từ khi công bố quy định chính thức hay biện pháp thực hiện khác chính thức tới khi quy định hay biện pháp này có hiệu lực.Ban Công tác ghi nhận cam kết này. Quyền thương maị Bất kì một cá nhân hợp lệ nào,trong nước hay ngoài nước,có quyền trở thành người nhập khẩu hay xuất khẩu bất cứ một loại hàng hóa nào được cho phép nhập khẩu vào hay xuất khẩu từ Việt Nam. - Trong trường hợp nhập khẩu: Các doanh nghiệp được yêu cầu phải đăng kí kinh doanh như một nhiệm vụ cần phải hoàn thành dựa trên nghị định 88/2006/ND-CP (29-8-2006) về việc đăng kí kinh doanh để tham gia vào nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Quyền kinh doanh đầy đủ của các cá nhân và doanh nghiệp bao gồm việc bán các sản phẩm nhập khẩu cho bất cứ một cá nhân nào hay những doanh nghiệp có quyền phân phối nhiều sản phẩm Việt Nam. Thỏa thuận của Việt Nam về quyền lợi thương mại sẽ được trình cho các thành viên WTO trên cơ sở MFN(Việc tuân thủ theo những quyền lợi thương mại sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của chính phủ Việt Nam như việc đòi hỏi về thuế nhập khẩu hay những mục đích về tài chính). +Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét các luật định về thủ tục đăng kí kinh doanh hay đầu tư để có thể hài hòa quyền lợi của các công ty trong nước và nước ngoài.Luật mới về kinh doanh và đầu tư sẽ được thông qua và có hiệu lực vào tháng 11/2005.Với luật định mới này,các nhà đầu tư  trong nước có mong muốn xuất khẩu hay nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh,các nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy phép đầu tư. Chính phủ không giới hạn hay can thiêp vào phạm vi kinh doanh của người Việt,ngoại trừ những khu vực bị cấm hay những mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào điều kiện đặc biệt.Những công ty do người Việt Nam sở hữu được quyền tự ý chọn lựa phạm vi kinh doanh.Mặc dù trước đây các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được nhập khẩu những hàng hóa liệt kê trong giấy phếp kinh doanh thì bây giờ đã không còn hiệu lực theo điều 3 của nghị định 12-2006-ND-CP về việc mua và bán hàng hóa quốc tế + Với tiêu chí tôn trọng những nhà đầu tư  nước ngoài,thủ tục về phát hành giấy phép đầu tư sẽ được xem xét ở Luật đầu tư và nghi định 108/2006 ND-CP(12-9-2006)cung cấp những điều khoản bổ sung của luật đầu tư.Những nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ giấy phép đầu tư mà có mong muốn thực hiện một dự án đầu tư mới có thể xin một giấy phép đầu tư mới hoặc phải sửa đổi giấy phép đầu tư của họ.Giấy phép đầu tư có thể xem như giấy phép kinh doanh.Những nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về việc nhập khẩu những hàng hóa có liên quan đến mặt hàng kinh doanh mà họ đã đăng kí trong giấy phép đầu tư nhưng họ sẽ bi cấm nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu  giống hệt loại mặt hàng mà họ đang sản xuất đã được đăng kí trong giấy phép đầu tư.Người đại diện Việt Nam còn xác nhận thêm rằng thủ tục nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài không bị hạn chế hơn so với các doanh nghiệp trong nước. - Viêt Nam khẳng định rằng kể từ ngày gia nhập,các tổ chức hay cá nhân người nước ngoài được phép tiến hành nhập khẩu hay xuất khẩu nhưng phải có nghĩa vụ đăng kí theo điều khoản của chính phủ Việt Nam.Không có yêu cầu nào cho những tổ chức hay cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhưng lại không có mặt ở Việt Nam.Thêm vào đó,không ảnh   hưởng đến những thỏa thuận về dịch vụ,những nhà nhập khẩu có quyền bán những sản phẩm nhập khẩu đến bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp Việt Nam có quyền phân phối những sản phẩm đó. THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: Người đại diện Việt Nam nói rằng trước khi gia nhập WTO công cụ luật pháp chính để bảo vệ sở hữu trí tuệ là ở luật dân sự 1995(phần 6) Nghị định số 63/CP của chính phủ ngày 24/10/1996 qui định chi tiết về sở hữu công nghiệp.Thông tư số 3055/TT/SHCN ngày 31/12/96 của Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường hướng dẫn thực hiện một số điều về thủ tục thiết lập quyền sở hữu công nghiệp,và một số thủ tục khác tại NĐ 63/CP.NĐ số 76/CP của chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 1996 hướng dẫn thi hành một số điều về quyền tác giả trong BLDS.Thông tư số 23-TT/TCT ngày 9 tháng 5 năm 1997 của Bộ tài chính  về lệ phí sở hữu công nghiệpvà thông tư số 166/1998/TT-TC ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài Chính về phí đăng kí quyền tác giả Việt Nam tiến hành sửa đổi,bổ sung BLDS,một lần nữa xác nhận  những nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ( phần 6 BLDS) cũng như luật SHTT điều chỉnh mọi mặt của quyền SHTT.BLDS (luật số 33/2005/QH11  ngày 14 tháng 6 năm 2005 thay thế BLDS 1995- sau dây gọi là BLDS 2005)có hiệu lưc thi hành từ 1 tháng 1 năm 2006.Luật SHTT (luật số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005- sau đây gọi là Luật SHTT 2005),có hiệu lưc từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.Hai văn bản này đã tạo thành một hệ thống pháp luật thống nhất và đầy đủ về SHTT,thay thế những văn bản PL trước đó.Ông nhấn mạnh rằng hệ thống mới này mở rộng khá nhiều nhưng cơ bản vẫn dựa trên hệ thống cũ.Trong trường hợp có sự xung đột giữa luật SHTT 2005 và những qui định về SHTT trong BLDS thì ưu tiên  áp dụng luật SHTT(điều 5.2 luật SHTT).Các quyết định và nghị định về quyền tác giả, SHCN,giống cây trồng và chế tài về quyền SHTT hướng dẫn thi hành luât SHTT 2005 đã dược ban hành vào tháng 9 năm 2006.Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều BLDS và luật SHTT về quyền tác giả và các quyền liên quan.Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn chi tiết  một số điều và cách thức thi hành một số điều khoản cơ bản của luật SHTT  về SHCN.Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006……liên quan đến quyền đối với giống cây trồng.NĐ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006……liên quan dến việc bảo vệ quyền SHTT và sự quản lí nhà nước về SHTT.NĐ 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vưc SHCN.Quyết định số 69/2006/QĐ-BNN của Bộ trưởng BNN và phát triển nông thôn về bảo mật cơ sở dữ liệu của việc kiểm tra dữ liệu các sản phẩm hóa chất nông nghiệp.và quyết định số 30/2006/QĐ-BYT ngày 30 tháng 9 năm 2006 của bộ trưởng BYT công bố các qui tắc về bảo vệ các dữ liệu đối với các hồ sơ đăng kí chất gây nghiện.Thêm vào đó bộ VHTT ,bộ KHCN và bộ NN & PTNT cũng ban hành  các QĐ hướng dẫn thi hành về thủ tục đăng kí quyền tác giả và các quyền liên quan,quyền SHCN và giống cây trồng; về đại diện SHCN; về chuyển giao SHCN. Tuân thủ nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia: Việt Nam đã tuân thủ theo quy tắc đãi ngộ quốc gia khi tham gia hiệp ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp.Việt Nam cũng thực hiện nguyên tắc tối hệ quốc đối với các quốc gia khác nhau để phù hợp với các hiệp định quốc tế ma trong đó Việt Nam là một thành viên. Theo luật sở hữu trí tuệ 2005 không đòi hỏi những người nước ngoài hợp pháp tuân theo quyền tác giả cũng không yêu cầu thực hiện bất cứ thủ tục nào khác ngoài việc thiết lập quyền sở hữu công nghiệp.Luật sở hữu thương mại 2005 đòi hỏi những cá nhân hay tổ chức nước ngoài không có đại diện hợp pháp ở Việt Nam phải đăng kí quyền lợi về sở hữu công nghiệp tại các cơ quan sở hữu công nghiệp Phí tổn và thuế: Quy định 10 loại phí tổn liên quan những thủ tục hành chính về việc thiết lập,bảo quản,và bảo vệ quyền lợi sở hửu công nghiệp: Hầu hết phí tổn dao động trong khoản 1-60$,phí tổn liên quan đến việc thiết lập quyền lợi về phát minh khoảng 100$,phí tổn chịu hàng năm dao động từ 16$ đến 234$. Việt Nam đánh thuế thu nhập thu được từ tiền bản quyền.Thuế suất cho những cá nhân hay tổ chức không thường trú tại Việt Nam là 5%.Đối với những cá nhân và tổ chức cư trú ở Việt Nam,thu nhập thu được từ tiền bản quyền phụ thuộc vào luật định về đánh thuế thu nhập lên người có thu nhập cao và luật định về thuế thu nhập liên hợp Những phí tổn mà Việt Nam thu được từ lĩnh vực sở hữu công nghiệp là vấn đề về thủ tục hành chính và vì vậy đó được xem như là một ngoại lệ đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. CAM KẾT VỀ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU: Thuế nhập khẩu: Tổng hợp chung các kết quả đàm phán cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu (10.600 dòng thuế), Việt Nam đã cam kết cắt giảm 30% thuế nhập khẩu so mức thuế hiện hành, thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Cụ thể: thuế suất bình quân của ngành nông nghiệp trong cam kết cuối cùng với WTO là 21%, mức cắt giảm so với hiện hành là 10,6%. Mức thuế dành cho ngành công nghiệp trong cam kết cuối cùng gia nhập WTO là 12,6% Những ngành có mức cắt thuế nhiều nhất theo cam kết cuối cùng với WTO là dệt may(63%), cá và các sản phẩm cá(38%), gỗ và giấy(33%), hàng chế tạo và máy móc thiết bị điện(24%). Tuy nhiên, nếu so sánh với mức cam kết của Trung Quốc thì các nhà sản xuất Việt Nam vẫn còn có nhiều cơ hội. Cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO dành cho ngành nông nghiệp là 16,7% và công nghiệp là 9,6%, mức trung bình chung là 10%. Tuy nhiên, Trung Quốc là một nền sản xuất lớn và có sức cạnh tranh cao hơn các DN Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên các mặt hàng cơ bản trọng yếu, nhạy cảm với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy... vẫn có mức bảo hộ nhất định. Với các hiệp định ngành trong WTO, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định đầy đủ, trong đó Hiệp định công nghệ thông tin ITA là quan trọng nhất. Theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, các thiết bị điện tử dân dụng như ti vi, các thiết bị âm thanh, ghi hình, máy ảnh... đều có thuế suất 0% Cùng với quá trình đàm phán gia nhập WTO, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực như CEPT/AFTA, FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang đặt thuế nhập khẩu của Việt Nam trong lộ trình giảm mạnh, tiến tới tự do hoá hoàn toàn thuế quan với các đối tác trên vào năm 2015. Riêng đối với những cam kết trong CEPT/AFTA, Việt Nam đã là một trong 7 thành viên của ASEAN cam kết cắt giảm xuống mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% đối với trên một nửa tổng số mặt hàng. Gần đây nhất, tuần trước, Bộ Tài chính đã ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, theo đó 117 nhóm hàng được điều chỉnh giảm thuế, giảm nhiều nhất là nhóm vật tư chuyên dùng cho ngành hàng không, kế đến là nhóm hàng điện tử, điện lạnh dân dụng. Tuy nhiên, trong lộ trình này, cũng có độ linh hoạt về thời gian hoặc mức độ cắt giảm đối với một số nhóm hàng nhạy cảm với nền kinh tế. Ta có thể đưa ra biểu thuế nhập khẩu cũng như lộ trình của nó: mô tả hàng hóa thuế cam kết tại thời điểm gia nhập(%) thuế cam kết cắt giảm(%) thời gian thực hiện(năm) cá chình 30 20 2010 cá ngừ trắng 30 15 2011 tôm hùm 30 15 2011 muối ăn 60 thạch anh 5 vôi sống 10 5 2008 xi măng chịu nước 40 32 2011 xăng động cơ không pha chì loại cao cấp 40 dầu thô 40 dầu bôi trơn tua bin máy bay 15 thuốc nhuộm màu nhão trong nước 8 6.5 2010 xi măng 10 6.5 2010 lốp xe ô tô 40 25 2012 thịt trâu bò 35 30 2012 thị heo đông lanh (mông ,vai ) 30 25 2012 sữa,kem cô đặc không đường 20 18 2009 sữa,kem cô đặc có đường dạng bột 30 25 2012 cà rốt (new zealand) 20 17 2010 đậu hà lan 30 20 2010 cà phê robusta OBI 20 15 2010 nước cam ép đông lạnh 35 20 2012 kem lạnh 45 20 2012 nước khoáng nước có ga 50 35 2012 bia đen bia nâu 65 35 2012 rượu vang có ga nhẹ 65 50 2012 lá thuốc lá virginia đã sấy bằng không khí nóng 100 80 2012 xì gà 150 100 2012 máy tính,màn hinh lcd 10 0 2012 2. Thuế xuất khẩu: giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phế liệu kim loại màu và đen. Ngoài ra ta còn có những cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia: cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại cho phù hợp (rượu có nồng độ trên 20 độ sẽ áp dụng cách tính thuế tuyệt đối hay phần trăm ,còn bia thì áp dụng cách tính thuế phần trăm) 3. Trở ngại từ việc cắt giảm thuế quan xuất nhập khẩu: Nếu nhìn từ những con số đã nêu trên,thì việc cắt giảm thuế trong giai đoạn 5 năm sau khi hội nhập WTO, số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm khoảng 300 triệu USD (tương đương 4.800 tỉ đồng).Tuy nhiên điều này không hề làm thất thu ngân sách . Tổng thu từ thuế nhập khẩu hiện chỉ chiếm 9% tổng thu ngân sách. Kim ngạch nhập khẩu chịu ảnh hưởng của cắt giảm thuế chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Việc cắt giảm lại theo lộ trình, bình quân khoảng 5 năm, nên ước tính phần này chỉ giảm trên dưới 2.000 tỉ/năm, tức chưa đầy 1% tổng thu ngân sách. Hơn nữa, qua phân tích của Bộ Tài chính, một số nhóm ngành dù có giảm thu trực tiếp từ thuế nhập khẩu nhưng nhờ tăng kim ngạch nhập khẩu nên ngân sách vẫn thu được nhiều thuế hơn, như thiết bị vận tải, máy móc thiết bị cơ khí hoá, hoá chất hay nông sản... Nhìn một cách tổng quát, các mặt hàng có sự giảm thuế nhập khẩu nhiều như trên sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các hàng hoá của nhà sản xuất nước ngoài khi thị trường mở hơn. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi hệ số bảo hộ của ngành hàng đó khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong 87 nhóm mặt hàng được đánh giá tác độ do sự thay đổi của hệ số bảo hộ thì chỉ có 17 loại mặt hàng là không bị ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Báo cáo này cho thấy, có tới hơn 60 nhóm hàng bị ảnh hưởng sản xuất. Có rất nhiều nhóm đã có sự thay đổi lớn về hệ số bảo hộ. Đơn cử như hạt cà phê hiệnc ó hệ số bảo hộ theo mức thuế hiện hành là 52,2 nhưng hệ số này sẽ thay đổi khi Việt Nam gia nhập WTO chỉ còn là 32,9. Thuỷ sản giảm hệ số bảo hộ từ 33 xuống còn 16,9, nuôi cá giảm từ 22,7 xuống còn 12,9. Một loạt các mặt hàng như thịt và sản phẩm đã chế biến, bảo quản, rau và dầu, sữa bơ, bánh mứt kẹo, rượu bia và đồ uống có cồn, bia và rượu mạnh, đồ uống không cồn và nước ngọt... đều có sự thay đổi rất lớn về hệ số bảo hộ này. CAM KẾT PHI THUẾ QUAN: Xóa bỏ tất cả hàng rào phi thuế quan ,trừ những hạn ngạch của một số sản phẩm như trứng gia cầm ,đường, lá thuốc lá, muối. mặt hàng lương hạn ngạch ban đầu và thuế suất trong hạng ngạch lượng hạn ngách cuối cùng và thuế suất trong hạn ngạch giai đoạn thưc hiện trứng gia cầm 40%(30000 tạ) 40%(không giới hạn) đường 30%(55000 mét tấn) 25%(không giới hạn) 2009 lá thuốc lá 30% (31000 mét tấn) 30%(không giới hạn) CAM KẾT VỀ TRỢ CẤP: Ta cam kết không trợ cấp thêm ngay từ khi gia nhập ,còn những trợ cấp đã có trước khi gia nhập thì được cam kết như sau: Trợ cấp phi nông nghiệp :xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu,nội địa hóa,ưu đãi trước ngày gia nhập WTO được gia hạn trong vòng 5 năm Trợ cấp nông nghiệp :không trợ cấp xuất khẫu nhưng được bảo lưu cắt giảm dưới 10% giá trị sản lượng. Cũng theo quy định trong hiệp định về trợ cấp và chống trợ cấp thì với những trợ hộp xanh thì tự do áp dụng, trợ cấp hộp đỏ Tác động : Trước mắt ta thấy việc cắt giảm trợ cấp đặc biệt là những trợ cấp cho nông nghiệp sẽ có những ảnh hưởng rất nhiều đến những người nông dân,khi mà xưa nay họ luôn nhận được trợ cấp từ chính phủ ,và dường như đã quá ỉ lại,cho nên việc này có thể làm cho nhà nông “lao đao” khi bước ra sân chơi quốc tế phải canh tranh “bằng thực lực” với các đối thủ mạnh . Nhưng ở một khía cạnh nào đó ta thấy đây cũng là cơ hội để ta được cọ sát với môi trường quốc tế, toàn cầu, cơ hội để ta nắm lấy cơ hội và tận dụng những điểm mạnh của mình… CAM KẾT ĐƠN PHƯƠNG: Để gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành đàm phán song phương với rất nhiều nước, tuy nhiên có 27 đối tác quan trọng nhất. Đến tháng 10-2004 Việt Nam đã đàm phán song phương thành công với Cuba, Chile, và EU. Việc đàm phán thành công với EU là tiền đề quan trọng để chúng ta đẩy nhanh đàm phán với các nước khác. Trong đàm phán với EU, hai bên đã thống nhất 11 cam kết. Mức thuế quan đối với hàng hóa là 16%, nằm giữa mức cam kết của Campuchia (22%) và Trung Quốc (10%). EU chấp nhận cho ta tiếp tục trợ cấp nông sản thêm ba năm nữa kể từ khi gia nhập WTO. Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết mở cửa hầu hết các ngành giao thong, tài chính, bưu chính viễn thông, xây dựng, phân phối, môi trường, du lịch cho các doanh nghiệp Châu Âu. Riêng viễn thông và du lịch, Việt Nam vẫn duy trì một số hạn chế mà châu Âu chấp nhận do tính chất chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam. Tháng 10-2004, Việt Nam tiến hành đàm phán song phương với Mỹ và Trung Quốc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực thương mại hoạt động, Việt Nam đã kí 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó gần 80 cam kết cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc – MFN. Trong số các hiệp định thương mại song phương đã kí thì hiệp định thương mại Việt- Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam vì: -Mỹ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới, chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 20% trị giá xuất nhập khẩu thế giới. Mỗi năm Mỹ xuất khẩu gần 900 tỉ USD, nhập khẩu gần 1300 tỉ USD. Năm 2001 GDP của Mỹ tăng lên gần 10 000 tỉ USD (số liệu WTO công bố năm 2002), kí hiệp định với Mỹ mở ra thị trường thuận lợi có dung lượng lớn cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam. -Mỹ có vai trò nòng cốt chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IMF, WTO, WB, ADB…) kí hiệp định với Mỹ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế VN và đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Hiệp định Việt Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn, nội dung của WTO giành cho các nước kém phát triển, nên kí được hiệp định thương mại với Mỹ là bước tiến quan trọng giúp VN gia nhập WTO. Hệ thống pháp lý điều tiết nền kinh tế và thương mại của VN sẽ thay đổi theo hướng đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn mực chung quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doing nghiệp thuộc các khu vực kinh tế thế giới. Từ sau khi hiệp định Việt Mỹ có hiệu lực (11-12-2002) thuế nhập khẩu hàng hóa từ VN vào Mỹ giảm 30-40% tạo điều kiện cạnh tranh về giá cho hàng hóa của VN trên thị trường này. Môi trường đầu tư VN hấp dẫn hơn vì tính bình đẳng, rõ rang, không phân biệt đối xử và hang hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại VN đưa vào thị trường Mỹ cũng được hưởng quy chế MFN. Sau đây là tổng quan về những hiệp đinh thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ: Tiếp cận Thị trường Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau nhằm mở cửa thị trường: Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ; Ðối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hoá sản xuất trong nước (còn được gọi là “đối xử quốc gia”) Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn từ 3 đến 7 năm Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ Lần đầu tiên cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu mọi hàng hoá Lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3-6 năm). Hiện tại, các công ty nước ngoài phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp giấy phép, hầu hết là doanh nghiệp nhà nước.) Ðảm bảo doanh nghiệp nhà nước sẽ tuân thủ các quy định của WTO. Tuân thủ các quy định của WTO về hải quan, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật Ưu đãi Thuế quan. Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ – Việt Nam là hiệp định đáng chú ý ở chỗ, khác với các hiệp định thương mại song phương đã từng đàm phán trước đây giữa Mỹ và các nước thuộc diện điều chỉnh của tu chính án Jackson-Vanik, hiệp định này chứa đựng các cam kết cụ thể của Việt Nam về việc giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, khoảng 4/5 trong số đó là nông sản. Ðáng chú ý, mức cắt giảm sẽ từ 33% đến 50% và được thực hiện trong giai đoạn 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Mức thuế quan của Việt Nam không quá cao đối với một nước đang phát triển (Phòng Thương vụ ước tính mức thuế suất thuế quan trung bình của Việt Nam là 15%-20%). Bên cạnh đó, trong vấn đề tiếp cận thị trường, hiệp định còn có quy định về bảo vệ, theo đó cho phép một trong hai bên có quyền tạm thời áp đặt thuế quan nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng. Quyền Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này còn có những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do còn có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vòng 30 tháng. Thương mại Dịch vụ Việt Nam đồng ý cho phép các công ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm kế toán, quảng cáo, ngân hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật và viễn thông. Hầu hết các cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 đến 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cam kết của Việt Nam trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ – ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông - được nêu rõ dưới đây. Dịch vụ Ngân hàng. Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do hoá sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm, được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Bảo hiểm. Theo Hiệp định Thương mại Song phương, đối với các lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” (bảo hiểm phương tiện và xây dựng), sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt nam sẽ cho phép các công ty Mỹ thành lập liên doanh, không hạn chế phần vốn góp của Hoa Kỳ. Sau 6 năm, cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Ðối với bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực bảo hiểm “không bắt buộc” khác, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép thành lập các liên doanh có mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Sau 5 năm, cho phép thành các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hoa Kỳ. Viễn thông. Theo Hiệp định Thương mại Song phương, đối với các dịch vụ viễn thông cao cấp (như Internet, thư điện tử và voice mail), Việt Nam sẽ cho phép thành lập các liên doanh sau 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, với mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Dịch vụ Internet có lộ trình thực hiện là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ðối với các dịch vụ viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các dịch vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên doanh sau 4 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của các công ty Mỹ khống chế ở mức 49% vốn pháp định của liên doanh. Ðối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế, cho phép thành lập liên doanh sau 6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của Hoa Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Việt Nam đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành đánh giá Hiệp định trong 3 năm tới. Ðầu tư Liên quan đến đầu tư,Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam có các bảo đảm về đối xử Tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình:  Thẩm định đầu tư: Hiện tại, các công ty nước phải được Chính phủ đồng ý cho phép đầu tư tại Việt Nam. Theo Hiệp định Thương mại Song phương này, việc thẩm định dự án sẽ được xoá bỏ đối với hầu hết các lĩnh vực trong vòng 2, 6 hoặc 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tùy thuộc vào lĩnh vực có liên quan. Chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ: Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam được tự do hơn so với các công ty nước ngoài đa quốc gia trong việc chuyển lợi nhuận thu được tại Việt Nam ra ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền thông qua việc chuyển đổi ra ngoại tệ thay mặt các công ty nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi ngoại tệ .Theo Hiệp định Thương mại Song phương, các công ty đa quốc gia của nước ngoài sẽ có quyền chuyển lợi nhuận ra ngoại tệ giống như các công ty Việt Nam; tuy nhiên, đồng tiền Việt Nam vẫn chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi. Ngưỡng vốn góp: Hiện tại, phần vốn góp của Hoa Kỳ trong liên doanh ít nhất phải chiếm 30% vốn pháp định của liên doanh. Yêu cầu này sẽ được loại bỏ trong sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh: Hiện tại, Việt Nam yêu cầu một số thành viên hội đồng quản trị nhất định phải là người Việt Nam và yêu cầu một số loại quyết định nhất định phải nhận được sự đồng thuận (theo đó dành quyền phủ quyết cho các thành viên Việt Nam trong hội đồng quản trị). Theo Hiệp định Thương mại Song phương, trong vòng 3 năm Việt nam sẽ cho phép các công ty đa quốc gia của Mỹ có quyền lựa chọn các chức vụ lãnh đạo cao cấp mà không có hạn chế về quốc tịch. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam đồng ý trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực sẽ xoá bỏ tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) không phù hợp với quy định của WTO, ví dụ như các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá. Tính minh bạch Việt Nam đồng ý thực hiện một cơ chế thương mại hoàn toàn minh bạch bằng cách cho phép góp ý kiến vào các dự thảo luật và quy định, đảm bảo sẽ công khai trước tất cả các luật và các quy định đó; bằng cách công bố tất cả các văn bản đó; và cho phép công dân và các công ty Mỹ có quyền khiếu nại các quy định đó. IX. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA VIỆT NAM Khi Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh những cơ hội và thách thức của việc Việt nam phải thực hiện nhiều cam kết.Nhìn lại thành quả sau hơn một năm thực hiện,chúng ta thấy rằng: Về những ưu điểm: Nhìn chung Viêt Nam đã thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết về mở cửa như giảm thuế quan, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước…. - Bộ luật đã dần được cải thiện theo hướng minh bạch hóa như: Quốc hội đã thông qua hàng loạt Đạo luật cực kỳ quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho phù hợp với những cam kết Quốc tế như luật đầu tư, luật đấu thầu, luật sở hữu trí tuệ, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật các công cụ chuyển nhượng, luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật bảo vệ môi trường…. - Đặc biệt Việt Nam còn tích cực soạn thảo và ban hành nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện bô máy Nhà nước, do đó bô luật được minh bạch hóa theo những cam kết với WTO. Được WTO và các hành viên đánh giá cao những nỗ lực trong việc thực hiện tốt những cam kết về sở hữu trí tuệ. Được Mỹ, Thụy Sĩ, Oxtraylia, Nhật Bản và dại diện Ủy ban Châu Âu EC đánh giá cao và chúc mừng Việt Nam: “ chúng tôi mong muốn ViệtNam sẽ hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về lĩnh vực này” - Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chỉ thị tằng cường bảo hộ quỳên tác giả đối vơí các chương trình máy tính và văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ Theo Đại sứ Ngô Quang Xuân-trưởng phái đoàn Việt Nam tại văn phòng Liên Hợp quốc cũng đã cho rằng “một năm sau khi gia nhập WTO không phải là thời gian daì song Việt Nam đã hoàn thành những cam kết còn lại trong quá trình gia nhập WTO” - Thành tựu lớn nhất trong một năm qua chính là nguồn vỗn xin đầu tư vào Việt Nam tăng môt cách đáng kể. Chỉ sau một năm thực hiện cam kết mở cửa nhưng đã có Hơn 50 tỷ USD nguồn vốn FDI chờ vào Việt nam( theo thống kê 2007). Xuất khẩu tăng do ta thực hiện “mở cửa” nhanh hơn trong cam kết. Vì thế có thể nói rằng: Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được ban đầu những yêu cầu của WTO và hoàn thành những cam kết. Về hạn chế: ViệtNam đã thực sự bị “rối” trong việc thực hiện những cam kết, cụ thể như: - Có nhiều cách hiểu khác nhau về “vốn góp” và “ quyền hạn chế” .Mỗi lĩnh vực cóhững thời hạn cam kết mở cửa riêng nên phải tính toán đối chiếu khi triển khai. Ví dụ như trong bểu cam kết có quyết định các lĩnh vực thương mại Nhà nước như: xăng dầu, tạp chí, …thì không mở cửa cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Nhưng đến năm 2009 thì lại có một vài ngành trong lĩnh vực này được mở cửa co các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như: sách, bưu phẩm, dược phẩm… Vì khi hiểu thương mại Nhà nước là ngành độc quyền thì khác với doanh nghiệp Nhà nước,do đó có thể nhiều doanh nghiệp địa phương đã lúng túng hông thống nhất khi thực hiện.Nhưng những lúng túng này sẽ chấm dứt vào năm 2009 khi các doanh nghiêp có vốn nước ngoài được phép hoạt động giống như các doanh nghiệp trong nứơc. - Mỗi năm, ngân sách Nhà nước thất thu khoảng hơn 1000 tỷ đồng. trong khi các donh nghiệp đầu tư nước ngoài được quyền đứng tên tờ khai nhập khẩu như doanh nghiệp trong nước.Nhưng nhập cái gì? Nhập đến đâu? Thì phải đối chiếu với các lĩnh vực đã cam kết. Quyền nhập khẩu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa có, nhiều nhà đầy tư phải đổ xô đi tìm hiểu về quyền nhập khẩu theo cam kết WTO vì những cam kết này vẫn đang còn là “bí mật”.“quyền nhập khẩu đến đâu? Nhập như thế nào? Nhập vào có được trực tiếp phân phối trong nước hay không? Doanh nghiệp không rõ” (theo Nguyễn Quang Phát- phó GĐ Sony Việt Nam) - Những cam kết về việc giảm thuế nhập khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước “Kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chiếm 20% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu hàng năm.Theo ước tính việc giảm thuế đã tác động trực tiếp làm giảm hơn 10% tổng só thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu” (theo thống kê của Bô tài chính-2007). Con số này tuy không lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách Nhà nước.Đồng thời,việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nhưng chưa thực sự mang lại sự giảm giá tương ứng của các sản phẩm.Xuất hiện ngày càng nhiều những sản phẩm giá rẻ nhưng kém chất lượng, sản phẩm “giả” (do cung và cầu, xuất khẩu và nhập khẩu mất cân đối ) - Quá trình mở cửa thị trường theo cam kết còn làm tăng khoảng cách giàu nghèo do thất nghiệp thực tế cao.Mặt khác, sự hạn chế của cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đã cản trở quá trìnhViệt Nam thực hiện cam kết.Việc mở cửa thị trường dịch vụ, nhà hàng theo đúng lộ trình đã cam kết xong việc hướng dẫn và cấp phép quá chậm, dịch vụ bán lẻ được nước ta mở cửa “khá thận trọng” Quá trình mở cửa cũng đã làm cho nước ta chịu ảnh hưởng không nhỏ do những cam kết không trợ giá nên khi giá dầu thế giới tăng, tình hình lạm phát liền xuất hiện, giá của các mặt hàng đều tăng vọt, nhập siêu tăng (hơn 9 tỷ USD năm 2007,trong khi các doanh nghiệp FDI chỉ nhập siêu 1,5 tỷ USD thì các doanh nghiệp trong nước phải nhập siêu hơn 7,5 tỷ USD). - Hệ thống giáo dục chưa phát triển cân xứng. Khoảng cách giàu nghèo tăng giữa hai khu vực lao động bằng chất xám và lao động bằng chân tay, điều này chưa phát triển cân xứng để đáp ứng được những yêu cầu trong cam kết. - Chậm công bố những cam kết trong khi quá trình đàm phán song phương cũng như đàm phán đa phương đã hoàn tất. Những cam kết này vẫn còn trong diện “bí mật” đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy các chuyên gia kin tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vô cùng sốt ruột và lao đao. - Các doanh nghiệp ngày nay, đặc biệt là đối với các doanh nhân thế hệ 7x và 8x, họ có ưu thế về ngoại ngữ,công nghệ thông tin nên họ có điều kiện để tìm hiểu những cam kết đối với WTO.Tuy nhiên họ chỉ đọc được trên mạng là chính, có rất ít thông tintừ cơ quan quản lý Nhà nước .Vì vậy những thông tin của họ thu được thường chấp vá và không có hệ thống. “Họ cần biết những rào cản thương mại nào sẽ được dỡ bỏ đối với hàng hóa nước ngoài, nhất là đối với những sản phẩm tiêu dùng , dich vụ hay những vấn đề có liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ” Tuy nhiên, họ không có thông tin rõ rãng và chính xác nên các doanh nghiệp trong nước khó có thể chuẩn bị một cách chu đáo để đáp ứng được những yêu cầu của những cam kết, yêu cầu của hội nhập. + “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có thời gian hoặc không có điều kiện để tìm hiểu.Họ thường thiếu hiểu biết hay am hiểu rõ về những cam kết trong WTO, do đó họ vẫn chưa nắm rõ được các cam kết hay luật chơi của WTO, với cung cách này hội nhập sẽ rât nguy hiểm”(theo Lê Đăng Doanh-chuyên gia kinh tế cấp cao của Bộ kế hoạch và đầu tư) + Nhiều nhà đầu tư đã giảm lòng tin và lo lắng khi các chính ách pháp luật không rõ ràng, thiếu hoăc không có văn bản thống nhất, họ thường gặp nhiều lúng túng trong việc thực hiện những cam kết. - Thiếu nhất quán trong việc thu hút và ưu đãi đầu tư.Đa số các doanh nghiệp Nhà nước thường gặp những tình huống khó xử do không có biện pháp xử lý đối với các dự án thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau nhưng thuộc các ngành được cam kết mở cửa với mức độ khác nhau. Như trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. +Quá trình thu hút và áp dụng các ưu đãi đầu tư thường gặp vướng do chưa có biện pháp xử lý cụ thể, rõ ràng.Nhất là tròng lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, y tế, môi trường. - Chưa có cách xử lý những trường hợp xung đột những cam kết WTO và các cam kết song phương khác.do đó các cơ quan quản lý thường giải quyết bằng cách “từ chối cấp phép” hoặc nhà đầu tư phải chờ để họ “xin ý kiến” của cấp trên, điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư. - Các doanh nghiệp không biết đươc mức thuế trong các sản phẩm của họ, nên các doanh nghiệp thường khó xác định các bài toán kinh doanh chính xác và họ cho rằng “việc đầu tư sẽ mạo hiểm” - Công tác xây dựng luật đươc đẩy mạnh theo yêu cầu của WTO nhưng các văn bản luật thường có hiện trạng là thường có khoảng cách so với thực tế, nhiều văn bản đã được ban hành nhưng chưa triển khai được, phải chờ văn bản dưới luật. - Thời gian,chu trình để làm một thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà và tốn kém.Chẳng hạn như một nhà đầu tư phải mất 50 ngày để hoàn thành một khâu thu tục thành lập doanh nghiệp, để biến một ý tưởng knh doanh thành hiện thực mất trung bình 260 ngày hay để xử lý một tranh chấp hợp đồng mất 343 ngày và phải qua 37 tủ tục, chi phí lên đến 30% trên giá trị đòi được tranh chấp. - Trong luật đầu tư, việc quyết định có ưu đãi đầu tư chỉ thực hiện sau khi quá trình kinh doanh hoạt động chứ không đưa ra trước theo kế hoạch và mô hình phát triển trên giấy của nhà đầu tư. - Đặc điểm hạn chế cuối cùng là sức canh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam nói chung còn thấp,vì đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư tài sản cố định cho một công nhân của một doanh nghiệpViệt Nam là 43 triệu đồng,trong khi doanh nghiệp FDI là 247 triệu đồng. Về giải pháp: - Thực hiện nghiêm túc các cam kết và áp dụng cá cam kết này một cách linh hoạt để vừa đáp ứng yêu cầu thực hiện, vưà tính đếnhu cầu và điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. - Áp dụng mức ưu đãi cao nhất có thể để thu hút đầu tư mới. - Không được cứng nhắc hoặc lạm dụng cam kết để gây cản trở cho sự phát triểnvà sức cạnh tranh trong từng lãnh vực, trong từng ngành nghề. - Khi áp dụng những hạn chế về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài cần tính đến hiện trạng và nhu cầu phát triển trong tương lai của từng ngành để có những giải pháp thích hợp. - Việc ban hành nghị định phải đảm bảo yêu cầu duy trì ổn định môi trường đầu tư, không gây xáo trộn ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhà dầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. - Nếu các biện pháp thực hiện cam kết không có khả năng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các nhà đầu tư thì nhất thiết không được làm xấu đi các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hiện hành thừa nhận và áp dụng trên thực tế. - Thực hiện những gì tốt nhất và có thể cho nhà đầu tư nhằm thu hút nguồn đầu tư trước mắt cũng như về lâu dài. - Các hướng dẫn thi hành cam kết phải thống nhất và phù hợp với việc áp dụng pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế có liên quan, tránh “độ vênh” giữa các cam kết của Việt Nam với WTO và các cam kết song phương khác. Cuối cùng nên nhớ rằng, các cam két của Việt nam đuợc xem như là “tối thiểu” chứ không phải là “tối đa”. Như vậy Việt nam có thể cho phép tự do hóa cao hơn mức cam kết trong WTO nếu điếu này có lợi cho sự phát triển của quốc gia . X. TỔNG KẾT Đánh giá gần một năm nay trở thành thành viên của WTO, chuyên gia kinh tế cho rẳng tác động của hội nhập nền kinh tế Việt Nam tích cực khi thu hút dược vốn FDI, kích thích đấu tư tài chính,song chúng ta vẫn hạn chế rất nhiều về hạ tầng, khoảng cách giàu nghèo,…tất cả vẫn đang là một trở ngại lâu dài . Chúng ta sẽ gặp những lúng túng trong những năm đầu khi thực hiên những cam kết WTO. Chúng ta thấy rằng tác động nổi bật nhất từ hội nhập là tăng sức hấp dẫn thu hút vốn FDI vào Viết Nam, vốn đầu tư tài chính vào Viết Nam phát triển độ ngột, môi trường kinh doanh được cải thiện. Tuy nhiên , rất khó tách riêng tác động thuần túy từ WTO với các tác đông tống thế xuất phát từ nổ lực nhiều mặt của nhà nước , doanh nghiệp, thị trường thế giới , dầu thô….. Việc mở cửa thị trường đối với dịch vụ ngân hàng hiện đang theo đúng lộ trình cam kết, song việc hướng dẫn và cấp phép vẫn còn rất chậm. Dịch vụ bán lẽ được Việt Nam mở của khá thận trọng Việt Nam đã giảm hàng loat thuế nhập khẩu các mặt hàng, nhưng vẫn chưa đem lại sự giảm giá tương ứng cho sản phẩm như đã mong đợi do cung – cầu còn mất cân đối(như xe ô tô, xe du lịch, và một số các mặt hàng nhập khẩu khác) Tác động cụ thể đó còn phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, dịch vụ , mức độ mở của, năng lực công nghệ như: sử dụng nhiều lao động, nhiều vốn hay khả năng hấp thụ của thị trường xuất khẩu, biền động của sức mua trên thị trường nội địa. lạm phát…. Đánh giá chung về nền kinh tế sau hội nhập, đặc biệt lưu ý tình trạng lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng ki lên 8.8%. Chính phủ cũng đã áp dụng rất nhiều biện pháp để kiềm chế tăng giá, song tác động chưa như mong muốn. Tình trạng nhập siêu tăng ( dự kiến đạt 9 tỷ usd).Doanh nghiệp FDI chỉ nhập siêu 1.5 tỷ USD trong khi doanh nghiệp trong nước nhập siêu 7.5 tỷ USD Những bất cập về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng đáng lo ngại .Kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu trầm trọng hệ thống giao thông, bến cảng, thiếu điện, …sẽ cản trở và gây tắt nghẻn đối với nền kinh tề của Việt Nam. Hệ thống giáo dục chưa được cải thiện tương xứng với yêu cầu phát triển, sẽ đe dọa sự phát triển bền vững của các nhà đấu tư.WTO cũng tác động, làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn khi khu vực chất xám và chân tay chênh lệch khá lớn. Ngoài ra, qua 10 tháng gia nhập WTO chúng ta vẫn còn thấy tình trạng Pháp lý vẫn còn rất nhiều lỗ hỗng khác nhau. Những lỗ hỗng pháp lý này khiến thực hiện những cam kết về hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) và hiệp định các rảo cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) gặp không ít trở ngại Chúng ta thấy một số quy định của Việt Nam liên quan đến quy định của Hiệp định SPS như xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, quy dịnh về phân tính nguy cơ dịch hại , về tính tương tính tương đương… chưa cụ thể. Múc dộ bảo vệ của các biện pháp SPS hầu như thấp hơn so với các tiêu chuần , quy định quốc tế. Các biện pháp SPS được xây dựng chưa thực sự dựa trên các bằng chứng khoa học hay chứng minh kỹ thuật vì vậy rất khó bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là các cơ quan chức năng phản ánh quá chậm. Khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu tổ chức thực hiện. Khâu phối hợp và Bộ liên quan thực hiện vô cùng khó khăn. Và khi chúng ta không làm tốt SPS và TBT thì hàng hóa các nước vào Việt Nam rất dễ, nhưng hàng hóa của chúng ta ra nước ngoài sẽ rất khó khăn .Tiếp nhận được các yêu cầu của nhà nước thì chúng ta sẽ rất dễ điều chỉnh được kế hoạch sản xuất, xuất khẫu cho phù hợp. Không ít doanh nghiệp không biết rằng phải có giấy kiểm dịch động vật nên cứ xuất hàng đi, đến nơi thì bị phạt và ách lại, thâm chí có doanh nghiệp còn bị nước sở tại khởi kiện nếu phát hiện sản phẩn có dấu hiệu bị nhiễm dịch, chi phí xủ phạt rất cao, và các doanh nghiệp phải lãnh đủ. Trong thực tế chúng ta thấy đã có 7 doanh nghiệp xuất hàng sang các nước EU, và bị nước sở tại ách lại và yêu cầu doanh nghiệp đưa hang trở lại do chưa đầy đủ giấy tờ Những đánh giá khi thực hiện trong 1 năm nay: Việt Nam đã tân dụng được các quyền lợi .Trước hết là nhận thức về WTO của người dân và doanh nghiệp đã nâng lên rất nhiều và từ đó mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức đã có những điề chỉnh đúng đắn .Chúng ta đã tranh thủ tốt vốn nước ngoài , chưa bao giờ cả thế giới chú ý đền Việt Nam về mặt làm ăn kinh tế như bây giờ vì các doah nghiệp Nhật bản, Hàn Quốc Singapore và Mỹ là các tập đoàn lớn đang hướng đến thị trường Việt Nam Nhìn chung, chúng ta thực hiện tốt.Tất cả các cam kết đã được chúng ta thực hiện tốt, còn một số văn bản đang được hoàn thiện.Chúng ta mới bắt đấu thực hiện triển khai cam kết , chúng ta cắt giảm thuế, mở cửa thị trường là phải theo lộ trình và kết thúc vào 7 năm sau khi gia nhập.Việc xem thực hiện cam kết là xem chúng ta thực hiện có đúng lộ trình hay không.Đừng lấy cái cuối lộ trình để so với múc ta đang thực hiện.Hiện nay,có doanh nghiệp nước ngoai muốn Việt Nam thực hiện nhanh hơn .Tuy nhiên việc xử lý như thế nào thì phải xem Chính phủ phải căn cứ vào điều phát triển kinh tế và trình độ doanh nghiệp trong nước Gia nhập WTO chúng ta được phép sủ dụng tất cả các quy định, rào cản nào mà WTO cho phép , Viết Nam phải áp dụng như thế nào để vẫn mở và phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lợi ích trong nước và nước ngoai.Điều này phụ thuộc vào tư duy người làm chính sách , phải khôn khéo sử dụng rào cản một cách hợp pháp.Ví dụ: Chúng ta cho phép nhà đầu tư nước ngoài nhưng tỷ lệ mở mỗi năm một khác theo lộ trình, bên cạnh đó mở rộng phạm vi địa lý vì phải xem xét dần tùy theo yêu cầu địa lý phải xem xét dần vào nhu cẩu thực tế Chúng ta biết rằng có những điều WTO không cho phép dưới hình thức này nhưng cho phép dưới 1 dạng khác.Vấn đề là mình phải biết vận dụng để thực hiện.Ví dụ chúng ta bỏ chính sách thay thế hàng nhập khẩu là đúng nhưng chúng ta phải chú ý những mặt hàng trong nước có nhu cầu và chúng ta có khả năng thì phải xây dựng chính sách để khuyến khích phát triển trong nước .Mỗi năm nhập khẩu 450 triệu usd tiền thức ăn gia súc chủ yếu là ngô đậu tương …những mặt hàng này trong nước chúng ta vẫn có thể sản xuất , nhưng lại chưa có chính sách tốt để phát triẻn.Chúng ta xuất khẩu quặng thô và nhập khẩu phôi thép, nhập khẩu hang triệu tấn clinke trong khi trong nước có nguyên liệu để sản xuất.Vì vậy chúng ta cần phải có chính sách trợ giống, vậ tải, xóa đói giảm nghèo ..không trái với quy định của WTO để phát triển sản xuất trong nước Nhưng có điều mà chúng ta chưa thực hiện được đó là đầu tư nước ngoài vào thì nhiêu mà chưa thực hiện được như mong muốn.Đây là năm đầu tiên chúng ta còn chấp nhận được nhưng chúng ta phải chuẩn bị tốt cho khai thác vào năm sau.Nếu năm thứ 1 làm tốt ở mức này nhưng năm thứ 2 vẫn thế thì các nhà đầu tư sẽ chán Dự báo: Nếu chúng ta quyết tâm thì 2 hay 3 năm nữa là sẽ có những bước phát triẻn dột biến.Trung Quốc mất 5 năm, còn Việt Nam nếu biết tận dụng cơ hội thúc đẩy phát triển thì chỉ mất 2 hay 3 năm.Vấn đề là chúng ta phải biết đổi mới trên nhiều lĩnh vực , đổi mới để tăng tốc độ, tăng hiệu quả và chớp lấy cơ hội. Tất cả các nước quan tâm Việt Nam và Việt Nam phải nỗ lực để chớp lấy thời cơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBANG TIENG VIET - WTO.doc
  • docBANG TIENG ANH-WTO.doc