Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Thanh Khôi

Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý nước thải cho Công ty TNHH Thanh Khôi. Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp và thời gian cho phép thực hiện đồ án có hạn, nên trong quá trình tính toán còn gặp nhiều khó khăn và sai sót nhưng nó có thể ứng dụng vào việc xử lý nước thải cho Công ty TNHH Thanh Khôi nhằm đặt tiêu chuẩn môi trường loại A. Và đây chỉ là tính toán lý thuyết nhằm phục vụ học tập, ngoài ra có rất nhiều cách lựa chọn phương pháp thiết kế và có rất nhiều cách tính khác nhau. Qua đồ án này cũng cung cấp cho em những kiến thức cần thiết và hữu ích để vận dụng trong thực tế sau này.

doc46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Thanh Khôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị thiết kế bể lắng cát Thông số Giá trị Khoảng biến thiên Giá trị thông dụng Thời gian lưu tồn nước ( giây) 45 - 90 60 Vận tốc chuyển động ngang m/ s 0,24 – 0,4 0,31 Tốc độ lắng của hạt m/ min —Giữ lại trên lưới có đường kính 0,21 mm 0,98 – 1,28 1,16 —Giữ lại trên lưới có đường kính 0,15 mm 0,61 – 0,91 0,76 Độ giảm áp % độ sâu diện tích ướt trong kênh dẫn 30 - 40 36 Hạn chế dòng chảy rối ở đầu vào và đầu ra 2 Dm - 0,5 L Nguồn : Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991 Chú ý: Thời gian tồn lưu nước nếu quá nhỏ sẽ không đảm bảo hiệu suất lắng, nếu lớn quá sẽ có các chất hữu cơ lắng. I.3. Bể điều lưu: Ta thấy ở khu vực dân cư ( nước thải sinh hoạt ) và khu vực sản xuất ( nước thải công nghiệp) nước thải được thải ra với lưu lượng biến đổi theo giờ, thời vụ sản xuất, mùa (mưa, nắng ). Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn về thể tích cũng như về các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó sự hiện diện của một bể điều lưu là hết sức cần thiết. Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo hiệu quả cho các quá trình xử lý sinh học phía sau, nó chứa nước thải và các chất cần xử lý ở những giờ cao điểm, rồi phân phối lại cho các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp ở một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống xử lý sinh học phía sau. Các lợi ích của bể điều lưu như sau: Bể điều lưu làm tăng hiệu quả của hệ thống sinh học do đó nó hạn chế hiện tượng “shock” của hệ thống do hoạt động quá tải hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng các chất hữu cơ, giảm được diện tích xây dựng các bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế quá trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hòa ở mức độ thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật . Trong thực tế bể điều lưu được xây dựng lớn hơn thể tích thiết kế 10 ¸20% để phòng ngừa các trường hợp không tiên đoán được sự cố biến động hàng ngày của lưu lượng, trong một số hệ thống xử lý người ta có thể bơm, hoàn lưu một số nước thải về bể điều lưu. I.4 Bể tuyển nổi: Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hổn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học .Lợi điểm chủ yếu của bể tuyển nổi là nó có thể loại bỏ các hạt chất rắn nhỏ, có vận tốc lắng chậm trong một thời gian ngắn Bảng 2.3: Các thông số thiết kế bể tuyển nổi Thông số Giá trị biến thiên Kết quả dự đoán Lưu lượng nạp chất rắn (kg/m2.h) 9.8 14.6 – 24.4 Hàm lượng chất rắn trong váng (%) 4 5 – 6 Hiệu suất (%) 90 – 95 97 Lượng polymere sử dụng ( lb/ tấn chất rắn) 4.5 2.7 – 4.5 A/S (kg KK/ kg chất rắn) 0.02 Tỉ lệ hoàn lưu (% nước thải đầu ra) 40 - 70 Lưu lượng nạp nước (L/m2.min) Max 32.6 Nguồn : Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991 I.5. Bể bùn hoạt tính: Xử lý nước thải bằng bể bùn hoạt tính bao gồm bể chứa khí và bể lắng, vi sinh vật kết bông được tách ra ở bể lắng và hoàn lưu lại bể hiếu khí để duy trì nồng độ cao của vi sinh vật có hoạt tính, lượng bùn thừa được tách ra đưa vào bể nén bùn hay các công trình xử lý bùn khác để đảm bảo có oxy thường xuyên và trộn đều nước thải với bùn hoạt tính, cần phải cung cấp khí cho bể hiếu khí bằng hệ thống sục khí. I.6. Bể lắng thứ cấp: Bể lắng thứ cấp dùng để loại bỏ các tế bào vi khuẩn nằm ở dạng các bông cặn. Bể lắng thứ cấp có hình dạng cấu tạo gần giống với bể lắng sơ cấp, tuy nhiên thông số thiết kế về lưu lượng nạp nước thải trên một đơn vị diện tích bề mặt của bể khác rất nhiều. Ta có thể tham khảo các thông số thiết kế theo bản sau: Bảng 2.4 Các thông số tham khảo để thiết kế bể lắng thứ cấp Loại bể xử lý Lưu lượng nạp nước m3/m2.d Lưu lượng nạp chất rắn kg/m2h Chiều sâu của bể m Trung bình Tải đỉnh Trung bình Tải đỉnh Bùn hoạt tính thông khí bằng không khí (ngoại trừ loại thông khí kéo dài) 16,3 ¸ 32,6 40,7 ¸ 48,9 3,9 ¸5,9 9,8 3,66¸6,1 Bùn hoạt tính thông khí bằngoxy tinh khiết 16,3 ¸ 32,6 40,7 ¸48,9 4,9 ¸6,8 9,8 3,66¸6,1 Bùn hoạt tính thông khí kéo dài 8,2 ¸ 16,3 24,4 ¸32,6 1 ¸ 4,9 6,8 3,66¸6,1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt 16,3 ¸ 24,4 40,7 ¸48,9 2,9 ¸ 4,9 7,8 3,05¸4,57 Đĩa quay sinh học Nước thải thứ cấp 16,3 ¸ 32,6 40,7 ¸ 48,9 3,9 ¸5,9 9,8 3,05¸4,57 Nước thải nitrat hóa 16,3 ¸ 24,4 32,6 ¸ 40,7 2,9 ¸4,9 7,8 3,05¸4,57 Nguồn : Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991 I.7. Bể khử trùng: Để hoàn thành công đoạn xử lý nước thải dùng chclorine. Nước thải và dung dịch chclor (phân phối qua ống châm lổ hoặc suốt chiều ngang của bể trộn) được cho vào bể trộn trang bị một máy khuấy vận tốc cao, thời gian lưu tồn của nước thải và dung dịch chclorine trong bể không ngắn hơn 30 giây. Sau đó nước thải đã trộn lẫn với dung dịch chclorine được cho chảy qua bể tiếp xúc được chia thành những kênh dài và hẹp theo đường gấp khúc. I.8. Sân phơi bùn: Bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ cấp và bể UASB lượng bùn được đưa ra sân phơi bùn. Sân phơi bùn được coi là một công đoạn làm khô bùn, làm giảm ẩm độ bùn xuống còn khoảng 70 ¸ 80%, nghĩa là hàm lượng vật chất khô trong bùn tăng lên đến 20 ¸ 30%. Vì diện tích đệm của nhà máy lớn nên thích hợp cho thiết kế sân phơi bùn. Đáy sân phơi bùn thường làm bằng bêtông cốt thép để đảm bảo cách ly nước rỉ từ bùn vào nước ngầm và có mái che di động tránh nước mưa đổ vào. II ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ẤN Dựa vào các thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cũng như các yêu cầu về địa hình, kinh tế và tài chính của công ty tôi xin đề xuất ra các phương án như sau: II.1.Phương án 1 Hình 2.1.Sơ đồ qui trình xử lý nước thải theo phương án Song chắn rác Nước thải Bể lắng cát Bể điều hòa Bể Aerotank Bể lắng thứ cấp Bể lắng sơ cấp Bể khử trùng Máy thổi khí Sân phơi bùn Bùn tuần hoàn Hoàn lưu bùn Hóa chất Nguồn tiếp nhận Nguồn tiếp nhận F THUYẾT MINH QUY TRÌNH Nước thải từ nhà máy theo mạng lưới thoát nước, nước chảy qua mương dẫn có đặt song chắn rác, ở đây nước thải sẽ được loại bỏ các loại rác có kích thước lớn , nhằm tránh gây tắc nghẽn các công trình phía sau. Sau đó nước thải được dẫn vào bể lắng cát để lắng các hạt cát. Sau đó được dẫn tiếp qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lí làm việc ổn định và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không cho cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng sơ cấp ở bể này ta sử dung hóa chất trợ lắng nhằm lắng cặn lơ lửng và một phần BOD. Sau đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng. Trong bể Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng thứ cấp để lắng cặn sinh học và bùn hoạt tính. Từ bể lắng thứ cấp nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp một phần hoàn lưulại vào bể Aerotank, phần còn lại được dẫn vào bể nén bùn. Tại bể nén bùn, bùn được tách nước để làm giảm độ ẩm của bùn. Phần bùn từ bể Aerotan và bẻ lắng sơ cấp sẽ được vận chuyển ra sân phơi bùn để khử hoàn toàn nước và bùn này có thể sử dụng để làm phân bón. II.2.Phương án 2 Hình 2.2.Sơ đồ qui trình xử lý nước thải theo phương án 2 Hoàn lưu bùn FTHUYẾT MINH QUY TRÌNH: Nước thải từ hệ thống thu gom qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (giấy, bọc nylon, xác bã thực vật,…) để tránh tắt nghẽn đường ống, máy bơm. Sau khi qua bể lắng cát để loại bỏ cát sỏi nước thải tiếp tục vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu nước thải được khuấy đảo để tránh xảy ra quá trình phân huỷ yếm khí và điều hoà hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó nước thải được bơm lên bể sơ cấp để lắng các chất rắn lơ lửng và loại bỏ các chất có tỉ trọng nhẹ nhờ thanh gạt bọt. Nước thải được bơm vào bể UASB theo hướng từ dưới lên xuyên qua thảm bùn ở đáy bể qua hệ thống phân phối nước. Lớp bùn này có tác dụng như giá bám cho các vi khuẩn yếm khí. Phần nước trong phía trên tiếp tục vào bể bùn hoạt tính, tại đây diễn ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí không khí được cung cấp vào bể nhờ máy nén khí. Hỗn hợp bùn trong bể chính là xác vi khuẩn sẽ được lắng ở bể thứ cấp. Một phần bùn lắng từ đáy bể thứ cấp được bơm hoàn lưu để bổ sung lượng vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính và thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Nước trong sau khi lắng tiếp tục vào bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn từ đáy bể lắng sơ cấp ,bùn dư ở đáy bể UASB và phần bùn thải từ bể lắng thứ cấp được bơm ra sân phơi bùn. Nước rỉ từ sân phơi qua hệ thống thu gom sẽ hoàn lưu về bể sơ cấp để tránh ô nhiễm nước ngầm. II.3.Phương án 3 Hình 2.3. Sơ đồ qui trình xử lý nước thải theo phương án 3 Nước thải Bể tuyển nổi Bể lắng thứ cấp Bể bùn hoạt tính Song chắn rác Bể điều lưu Bể lắng cát Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận Sân phơi bùn Hoàn lưu bùn F THUYẾT MINH QUY TRÌNH: Nước thải từ khu chế biến của nhà máy chảy vào kênh dẫn nước thải, qua song chắn rác vào bể lắng cát. Lưới chắn rác sẽ giữ lại các vật có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý như gây nghẹt bơm, đường ống.Và ở đây, cát được lắng xuống nhờ trọng lượng bản thân và được giữ lại đây với định kỳ lấy cát 2 ngày. Nước thải qua bể lắng cát và được chảy tràn vào bể điều lưu. Bể điều lưu có nhiệm vụ làm cho nồng độ cũng như lưu lượng nước thải được điều hòa. Bởi vì, nước thải của nhà máy thải ra không đều nhau ở các thời gian khác nhau trong cùng một ngày. Trong khi đó các công trình đơn vị xử lý phía sau cần có một lưu lượng ổn định. Nước thải từ bể điều lưu được đưa qua bể tuyển nổi bằng hệ thống máy bơm. Nước thải từ bể tuyển nổi sẽ được tự chảy qua bể lắng. Quá trình phân hủy các hợp chât hữu cơ tạo ra sinh khối (bùn) và bùn cũng theo nước thải đã xử lý qua bể lắng, tại đó bùn được tách ra khỏi nước. Nước sau khi lắng tự chảy qua bể khử trùng. Nước thải sau khi khử trùng sẽ chảy ra nguồn tiếp nhận. Phần bùn ở bể lắng một phần được tuần hoàn lại cho quá trình xử lý và một phần bơm đến sân phơi bùn. áƯu điểm các phương án: Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Công tác thi công và thời gian thi công dễ dàng Hiệu suất xử lý cao,không phát sinh mùi hôi và rùi. Chiếm ít diện tích xây dựng Vận hành đơn giản Công nghệ đơn giản Có khả năng xử lý chất hữu cơ đầu vào cao Có khả năng chịu được sự biến động lớn về lưu lượng và hàm lượng chất hữu cơ Có thể kết hợp với Nitrat hóa nước thải đạt hiệu quả cao Ít tốn năng lượng và đồng thời có thể sử dụng được lượng khí làm nguyên liệu Ít tốn năng lượng và đồng thời có thể sử dụng được lượng khí làm nguyên liệu Giá thành đầu tư ban đầu thấp vì công nghệ chủ yếu là bê tông cốt thép. Xử lý tốt lượng dầu mỡ trong nước thải do có bể tuyển nổi áKhuyết điểm của các phương án: Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 VSV phát triển trong bể Aerotank thường rất chậm và sinh khối tạo ra không nhiều Vận hành dễ bị nghẹt ở bể UASB nếu hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn Chi phí xây dựng tương đối cao Khó xử lý lượng mỡ cá trong nước thải Khó xử lý lượng mỡ cá trong nước thải Sân phơi bùn tạo mùi hôi Có mùi hôi dễ thu hút ruồi, dễ phát tán vi khuẩn gây bệnh ra môi trường xung quanh Sân phơi bùn tạo mùi hôi Có mùi hôi dễ thu hút ruồi, dễ phát tán vi khuẩn gây bệnh ra môi trường xung quanh Diện tích xây dựng lớn Diện tích xây dựng lớn Cần người vận hành có trình độ kỹ thuật Cần người vận hành có trình độ kỹ thuật F LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN Để lựa phương án tối ưu phải dựa vào điều kiện tự nhiên phù hợp, tài chính công ty, trình độ công nhân vận hành và điểm quang trọng là chất lượng nước thải đầu ra và diện tích xây dựng. Trong 3 phương án trên thì phương án 3 là thích hợp cho nhà máy vì: Chiếm ít diện tích xây dựng Xử lý tốt lượng dầu mỡ trong nước thải do có bể tuyển nổi Ít tốn năng lượng và đồng thời có thể sử dụng được lượng khí làm nguyên liệu CHƯƠNG III:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY á Các thông số lưu lượng nước thải: Lưu lượng nước thải sản xuất : 1300 m3/ngày Lưu lượng nước thải sinh hoạt : 20 m3/ngày Thời gian làm việc trung bình của công nhân là : 16h Tổng lưu lượng của nhà máy: Q= 1320m3/ ngày →Lưu lượng trung bình của nhà máy : Từ Qtb và tra bảng3.1 :hệ số không điều hòa chung theo TCXDVN 7957 : 2008, nội suy ta được: →K0max = 1,88→ Qmax= Qtb * K0max = 0,023 *1,88=0,0432 (m3/s) → K0 min =0,505→ Qmin = Qtb * K0min = 0,023 * 0,505= 0,0116(m3/s) I .THIẾT KẾ KÊNH DẪN NƯỚC Chọn vận tốc dòng chảy trong kênh là: v= 0,7 (m/s) Diện tích mặt cắt ướt (Ak) của kênh dẫn nước là: Chọn chiều sâu ngập nước kênh là Hngn=0,2m Trong đó chọn: Chọn cao trình ngay mặt đất làm cos chuẩn là 0,0 Chọn chiều cao chết từ mặt nước lên mặt đất là 0,2(m) Chọn c hiều cao tránh nước mưa chảy tràn là 0,2 (m) Chọn chiều dài kênh dẫn : L = 40 m Với Bk = 305 mm thì đáy kênh xây dựng có độ dốc thủy lực là : imin = 0,00326 ( Theo TCXDVN 7957:2008 ) * Cao trình đáy ở đầu kênh dẫn : Z đáy đầu kênh = 0,0 – 0,2 – 0,2 = - 0,4 m * Cao trình đáy ở cuối kênh dẫn: Z đáy cuối kênh = Z đáy đầu kênh – h tt = - 0,4 – L * imin = - 0,4 – 40 * 0,00326 = - 0,5304 m ( Với htt là tổn thấp cột áp cuối kênh dẫn ) * Cao trình mặt nước ở cuối kênh dẫn : Z mn(kênh dẫn)= - 0,2 – htt = - 0,2 – ( 40 * 0,00326) = - 0,3304 m Bề dày của tường : 0,2 m Vậy chiều sâu xây dựng đầu kênh : h = 0,6 m , trong đó: chiều cao tránh nước mưa chảy tràn: h1 = 0,2 m, chiều sâu chết h2 = 0,2 m , chiều sâu ngập nước H ngn = 0,2 m . Chiều sâu xây dựng cuối kênh: h = 0,6 + 40*0,00326=0,7304m II. THIẾT KẾ SONG CHẮN RÁC Bảng 3.2: Các giá thông dụng để thiết kế song chắn rác Chỉ tiêu Khoảng biến thiên Giá trị thiết kế Vận tốc nước chảy qua song chắn v (m/s) 0,31 ÷ 0,62 0,5 Chiều rộng khe (cm) 2,5 ÷ 5 2,6 Độ nghiêng so với trục thẳng đứng (độ) 30 ÷ 45 450 Bề dày của sắc (cm) 0,51 ÷ 1,52 1 Bề bản của sắt (cm) 2,54 ÷ 3,81 Độ giảm áp cho phép (cm) 15,24 ( Nguồn : Phương pháp xử lý nước thải – Lê Hoàng Việt Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải – Trịnh Xuân Lai ) F Chọn rác có kích thước 3 (cm) → Chọn chiều rộng 1 khe của song:b = 2,6(cm) = 0,026(m) F Chọn vận tốc dòng chảy qua song chắn rác là Vs = 0,5 (m/s) (0,31 – 0,62 m/s) → Tổng diện tích phần khe hở ngập nước của song chắn rác: F Chọn chiều sâu ngập nước nơi đặt song chắn rác là Hngn = 0,2(m) → Tổng chiều rộng các khe của song chắn : Số khe của song : làm tròn 17 khe Do ta không đặt thanh sắt ở sát 2 bên thành của kênh dẫn do đó: Số thanh sắt cần sử dụng = số khe − 1 Hay: F= N−1=17 −1= 16(thanh) F Chọn chiều dày thanh sắt: C = 1(cm)=0,01(m) (chọn theo bảng “các thông số thiết kế song chắn rác” – Phương pháp xử lý nước thải – Lê Hoàng Việt _ 0,51 – 1,52cm ). - Chiều rộng lọt lọng của kênh dẫn nơi đặt song chắn rác : - Để tránh dòng chảy rối ta phải mở rộng kênh dẫn theo góc α = 200. - Chiều dài đoạn kênh mở rộng: Để tăng vận tốc ( từ 0,5 m/s trở lại 0,7 m/s ) sau khi qua song chắn rác thì thu hẹp đoạn kênh đặt song chắn rác lại một đoạn là: Lth = Lmr = 0,22 m + Chọn chiều dài sàn chứa rác Lo = 1,2 m + Chọn chiều rộng sàn chứa rác Bo = 0,9 m (Do chiều rộng lọt lòng nơi đặt SCR: Wk = 0,592 m,chiều dày tường 0,2 m ) + Chọn khoảng cách từ chỗ mở rộng đến song chắn rác L1 = 0,3 m + Chọn khoảng cách từ sàn đến chỗ thu hẹp L2 = 0,3 m + Chiều cao tránh nước mưa chảy tràn H3 = 0,2 m + Đặt sàn cách song ln = 0,2 m Chiều dài của SCR ( tính từ nơi đặt SCR đến chỗ uốn cong ): ( Với H2 = 0,2 m là chiều cao phần mép cào htt là tổn thất cột áp và htt = L * imin = 40 * 0,00326 = 0,1304 m) Chọn chiều dài đoạn uốn cong của thanh sắt: L3 = 0,2 m Vậy tổng chiều dài của thanh sắt cần dùng là: Lts = 1,315 + L3 = 1,515 m Vậy tổng chiều dài từ đoạn bắt đầu mở rộng đến đoạn kết thúc thu hẹp là : L K(SCR) = L SCR * cos α + L mr + L th + Lsàn + L1 +L2 = 1,315m * cos 450 + 0,22m + 0,22m + 1,2m +0,3m +0,3m = 3,17 m Vận tốc dòng chảy ngay trước SCR: Độ giảm áp của dòng chảy qua SCR ( khi SCR còn sạch ): Tổn thất áp lực so với độ giảm áp khi SCR còn sạch là tăng gấp 3 lần ( theo TCXDVN 7957:2008 ) hp = 3 * h1 = 3 * 0,85 cm = 2,55 cm ( Theo quy phạm thì độ giảm áp cho phép tối đa là : 15,24 cm ) Cao trình mực nước ở đầu SCR: Z mn(đầu SCR) = Z mn ( cuối kênh dẫn) =-0,5304 m Cao trình đáy kênh ở cuối SCR: Z đáy kênh (SCR) = Z đáy cuối kênh – hp – L K(SCR) * i min = - 0,5304m – 0,0255 m – 3,17 m * 0,00326 = - 0,566 m Cao trình mặt nước ở cuối kênh đặt SCR: Z mn(cuối kênh đặt SCR) = Z mn (kênh dẫn) - hp – L K(SCR) * imin = - 0,3304 m – 0,0255 m – 3,17 m * 0,00326= - 0,366 m Cao trình đáy kênh ở cuối SCR: Z đáy kênh (SCR) = Z mn cuối kênh – Hngn = -0,5304- 0,2=-0,7304m Chiều cao xây dựng của song chắn rác:Hxd= Hxd(cuối kênh dẫn nước thải)=0,7304 II. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỂ LẮNG CÁT Bảng3.3 : Các thông số sử dụng thiết bể lắng cát: STT Các thông số Đơn vị Khoảng cho phép Giá trị thiết kế 1 Lưu lượng tổng Q m3/day 1450 2 Lưu lượng tải đỉnh Qmax m3/s 0,0467 3 Lưu lượng Qmin m3/s 0,0127 4 Kích thướt hạt cát Mm 0,2 5 Thời gian tồn lưu S 45 ÷ 90 60 6 Vận tốc nước chảy qua bể m/s 0,15 ÷ 0,2 0,2 7 Thời gian giữa 2 lần lấy cát ngày 2 ÷ 4 3 8 Trọng lượng riêng của cát rc kg/m3 1600 9 Chiều sâu công tác của bể (H) M 0,5 ÷ 1,2 0,5 (Nguồn: Phương pháp xử lý nước thải – Lê Hoàng Việt Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai) Để thiết kế bể lắng cát ta cần dựa vào tải trọng bề mặt của bể lắng cát U0 , tải trọng bề mặt này phụ thuộc vào đường kính của hạt cần lắng. Bảng 3.4 : Quan hệ giữa đường kính hạt cát và độ lớn thủy lực hạt của bể lắng cát U0 (mm/s). Đường kính hạt d (mm) 0,1 0,12 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,5 Độ lớn thủy lực U0 (mm/s) 5,12 7,37 11,5 18,7 24,2 28,3 34,5 40,7 51,6 (TCXDVN 7957-2008) Bảng 3.4 :Quan hệ giữa đường kính hạt cát và độ lớn thủy lực hạt của bể lắng cát U0 (mm/s) và hệ số K. Đường kính nhỏ nhất của hạt cát cần giữ lại, (mm) Độ lợn thủy lực của hạt, U0 (mm/s) Giá trị K tùy thuộc vào bể lắng cát và tỷ lệ B:H của bể lắng cát thổi khí Bể lắng cát ngang Bể lắng cát thổi khí B:H=1 B:H=1,25 B:H=1,5 0,15 13,2 - 2,62 2,5 2,39 0,2 18,7 1,7 2,43 2,25 2,08 0,25 24,2 1,3 - - - (TCXDVN 7957-2008) Chọn đường kính hạt cát cần lắng (mm) Để tránh hiện tượng lắng cặn và đủ thời gian cho các hạt cát lắng xuống, chọn vận tốc dòng chảy vc = 0,2 m/s Diện tích bề mặt của bể lắng cát Tra bảng ta có: độ lớn thủy lực ứng với đường kính hạt 0,2 mm là Uo = 18,7 mm/s FChọn: Chiều sâu công tác của bể (Hct) là: Hct = 0,5 (m) (0,5 -1,2m) + Diện tích bề mặt bể lắng cát: + Tỉ lệ dài /sâu: +Chiều dài bể: +Chiều rộng bể: Diện tích ướt của bể : Thể tích hữu dụng của bể Vhd : Vhd = A * H = 3,927m * 0,5m = 1,9635 m3 Chiều sâu tổng cộng của bể : là chiều cao công tác H cộng với chiều sâu chết cộng với chiều sâu lớp cát: Giả sử chiều dài từ sau SCR đến bể lắng cát dài thêm 5m → tổn thất cột áp của đoạn kênh này : htt = L * imin = 5 m * 0,00326 = 0,0163m Vậy cao trình miệng dưới kênh dẫn ( hay cao trình mực nước ở bể lắng cát ) bằng cao trình mực nước ở cuối kênh đặt SCR cộng với ( htt = 0,0163m ) và cộng với độ sâu ngập nước kênh dẫn 0,2 m. → Zmn (bể lắng cát ) = Zmn (SCR) + htt + H ngn = - 0,366m – 0,0163m – 0,2m = - 0,5823m * Chiều sâu chết Hc = 0,5823m + 0,2 m = 0,7823 m ( 0,2 m là chiều cao chống nước mưa chảy tràn ) * Tính chiều sâu lớp cát ( phụ thuộc vào lượng cát có trong nước thải và khoảng cách giữa 2 lần lấy cát ) + Chọn khoảng cách giữa 2 lần lấy cát là 3 ngày. Theo Trịnh Xuân Lai, trong 1000 m3 nước thải thì lượng cát dao động từ 0.0037¸0.22 (m3)cát. Ta chọn lượng cát là 0,05 (m3) trong 1000 (m3) nước thải, tương ứng với C=50(mg) cát/1(l) nước thải. Gọi D = 1600 (kg/m3) là trọng lượng riêng của cát lắng. Và dự  kiến 3 ngày sẽ lấy cát ra một lần. Giả  sử hiệu suất lắng đạt 100% Lượng cát tích lại trong bể trong 7 ngày Gcát=(Q*C)*3 ngày=(1320*50mg/L)*3= 198(kg) Thế tích cát sẽ là: Vcát Chiều sâu lớp cát tích lại trong bể Hcát= Chiều sâu tổng cộng của bể là: Ht = Hc + H + Hcát = 0,7823 + 0,5 + 0,0315= 1,3138 (m) Kiểm tra thời gian tồn lưu của bể: Ở Qmax , ta có: (Thỏa tiêu chuẩn thiết kế 45 : 90 giây ,Lê  Hoàng Việt, Phương pháp xử  lý nước thải: Bảng các giá  trị tham khảo thiết kế  bể lắng cát). Ở Qmin , ta có: * Hố thu cát : Vhố thu = V cát = 0,12375 m3 * Chọn : + Chiều rộng hố thu bằng chiều rộng của bể: L hố thu = Bb = 0,467 m + Chiều sâu hố thu : Hhố thu = 0,5 m + Vậy chiều dài hố thu: Đầu vào bể lắng phải có máng hay vách phân phối nước để tránh tình trạng chảy trượt, làm cho các hạt cát không có đủ thời gian để lắng vSân phơi cát: Cặn xả ra từ bể lắng cát còn chứa rất nhiều nước nên phải phơi khô ở sân phơi cát hoặc hố chứa cát đặt ở gần bể lắng cát. Giả sử nhà máy hoạt động 365 ngày/năm. Khối lượng cát trong 1 năm: M = G * 365 ngày = 198 (kg/ngày) * 365 = 72270 ( kg) Thể tích cát trong 1 năm: Diện tích sân phơi cát: Với h:tổng chiều cao lớp cát = 3 – 5m (Theo giáo trình “Phương pháp xử lý nước thải” của Lê Hoàng Việt) Chọn: chiều rộng sân phơi cát là: 3m Chiều dài sân phơi cát = = 3,76(m) Ngoài ra, chung quanh sân phơi cát phải co bờ đấp cao1,5(m) *** Các thiết bị kèm theo khi thiết kế bể lắng cát: - Hệ thống băng chuyển động để lấy cát và dầu mỡ - Hố thu cát - Sân phơi cát - Lang can bảo vệ cao từ 0.8 (m) đến 1.2 (m). Giá trị chọn thiết kế là 1 (m). - Ngoài ra trên thành bể bố trí các vòi phun nước để tránh dầu mỡ bám lên thành bể … Cao trình đáy bể lắng cát : Z đáy bể lắng cát = Zmn (bể lắng cát ) + H + Hcát = - 0,5823m – 0,5m – 0,0315m= -1,1138m IV. THIẾT KẾ BỂ ĐIỀU LƯU Chức năng: Nước thải của nhà máy được thải ra với lưu lượng biến đổi theo giờ, thời vụ sản xuất, mùa. Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn về thể tích cũng như về các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó sự hiện diện của một bể điều lưu là hết sức cần thiết Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý ở các giờ cao điểm, phân phối lại trong các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống xử lý sinh học phía sau. Tính toán: Theo số liệu thu thập đầu vào thì mỗi ngày tổng lưu lượng (Q) nước thải nhà máy thải ra là 1320 m3/ngày, và thời gian (t) làm việc của nhà máy là 16 giờ/ngày. Ta không thể đo lưu lượng nước thải của nhà máy theo từng giờ Thể tích tính toán của bể điều lưu có thể áp dụng công thức sau để tính toán: Tuy nhiên trong thực tế thể tích hữu dụng của bể điều lưu được thiết kế lớn hơn thể tích tính toán Thể tích hữu dụng là thể tích tính toán cộng thêm 20% nhằm để phòng ngừa các biến động về lưu lượng do thời vụ sản xuất Ta có: Vhd = Vtt + 20%*Vtt = 440+ 20%*440 = 528 m3 Chọn: * Chọn: Chiều sâu hoạt động của bể là 4 m Chiều dài kênh dẫn từ bể lắng cát đến bể điều lưu dài 5m và ứng với độ dốc thủy lực imin = 0,00326 Khi đó cao trình miệng dưới cống kênh dẫn ở đầu bể điều lưu là: ZM = Zmn (bể lắng cát ) – 0,2m – 5m * 0,00326 = - 0,5823m – 0,2m – 5m * 0,00326 = -0,7986 m ( Với 0,2 m là chiều sâu ngập nước của kênh dẫn ) Vậy chiều sâu chết: Hc = 0,2 m + 0,7986 m = 0,9986 m ( Với 0,2 m là chiều cao tránh nước mưa chảy tràn) Vậy chiều cao tổng của bể là : Ht = H + Hc = 4 m + 0,9986 m = 4,9986 m Diện tích của bể điều lưu bằng: Thể tích xây dựng bể: Ta có chiều dài bể bằng 2 lần chiều rộng bể: Lb = 2 * Bb . Mặt khác: Ab = Lb * Bb _ Vậy Lb = 2 * Bb = 2 * 8,124 m = 16,248 m Ngoài ra khi thiết kế bể điều lưu ta cần lắp đặt các máy khuấy bề mặt để duy trì chất rắn ở trạng thái lơ lửng và cung cấp 1 lượng oxi để tránh các quá trình phân hủy yếm khí xảy ra Lượng không khí cần thiết để cung cấp cho bể là : Vkk = Vhd * 0,015 * 60 = 528 m3 * 0,015 m3/m3.min * 60 = 475,2 m3/h " Khối lượng oxi cần cung cấp : MO2 = Vkk * 1,2 kg * 0,23 = 475,2 m3 /h * 1,2 kg * 0,23 = 131,1552 kgO2/h ( Do ở đktc 1 m3 không khí nặng 1,2 kg và O2 chiếm 23% ) Chọn máy khuấy bề mặt có hiệu suất cung cấp khí là HK = 1 kgO2/ hp*h Vậy công suất của máy khuấy là : Vì vậy ta chọn 6 máy khuấy ,mỗi máy có công suất 24hp 17,91 kW phân bố đều theo bề mặt bể. Theo chiều dài của bể: đặt 3 máy ,mỗi máy đặt cách nhau 1 khoảng 4,258 m Theo chiều rộng của bể: đặt 2 máy, mỗi máy đặt cách nhau 1 khoảng 2,838 m ( Sử dụng máy khuấy DMTA – 5012 . Có công suất: 18,5 kW) Ở bể điều lưu ta đặt 2 máy bơm chìm (1 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng ), với lưu lượng của bơm là 61 m3/h. ( Do bể xử lý sinh học hoạt động 24/24 nên: ) Công suất trên trục của bơm : Trong đó : Q: lưu lượng của bơm ( m3/s ) H: cột áp của bơm ( m ). Chọn H = 7 m : khối lượng riêng của chất lỏng + Nước : = 1000 kg/m3 + Bùn : = 1006 kg/ m3 g = 9,81 m/s2 : hiệu suất toàn phần của bơm ( = 0,73 , chọn = 0,8 ) Công suất thực của bơm : Nt = k * N = 1,5 * 1,454 kW = 2,181 kW = 2,923 hp ( k: hệ số an toàn , k >1, chọn k = 1,5 và 1kW = 1,34 hp ) Vậy chọn máy bơm có công suất 3 hp. Ngoài ra ở đáy bể điều lưu ta còn bố trí xây một rốn thu nước để đặt đầu hút nước của máy bơm, giúp cho việc hút cạn nước trong bể một cách dễ dàng . * Đồng thời trong bể điều lưu ta nên lắp đặt thêm các thiết bị nhằm mục đích sau: - Rửa các chất rắn hay dầu mỡ bám vào thành bể - Hệ thống chảy tràn khi bơm bị hỏng - Thiết bị lấy các chất rắn hay bọt trong bể - Các vòi phun nước để tránh bọt bám vào thành bể. Cao trình mực nước ở bể điều lưu: Zmn ( bể điều lưu ) = ZM = - 0,7986 m Cao trình đáy bể điều lưu: Z đáy bể điều lưu = - 0,7986m – 4 m = - 4,7986 m. Lưu ý: Máy khuấy được lắp trên phao nổi, đáy phao sâu hơn đáy cánh khuấy để máy có thể hoạt động ở các mực nước khác nhau, đảm bảo an toàn khi mực nước xuống thấp cánh khuấy không chạm đáy bể. Đáy bể phải có lỗ thoát nước để có thể tháo cạn nước khi cần thiết V. THIẾT KẾ BỂ TUYỂN NỔI Bảng 3.5 :Bảng nồng độ các chỉ tiêu đầu vào của nhà máy Các chỉ tiêu Đơn vị Nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt Lưu lượng M3/ngày 1300 20 SS mg/l 212 450 BOD mg/l 220 410 Tổng N mg/l 18,4 58 Tổng P mg/l 7,0 14 COD mg/l 350 580 pH mg/l 7,54 - Tổng Coliform MPN/100ml 7,5 x 103 8x103 Kiểm tra thông số đầu vào: Dựa vào bảng trên, ta tính được các thông số đầu vào ( tổng cho cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt ) như sau: Tổng lưu lượng: Q = Qsx + Qsh = 1300 + 20 = 1320 (m3/ngày) Lưu lượng trung bình: Qtb = 55 (m3/ngày.đêm) Chất rắn lơ lửng: SS = 215,6 (mg/l) Nitơ tổng: N = 19(mg/l) Photpho tổng: P = 7,1(mg/l) Nhu cầu oxi hóa học: COD = 353,48 (mg/l) Nhu cầu ô xi sinh học: BOD = 222,88(mg/l) Do nước thải của nhà máy thải ra chứa nhiều lượng lớn SS. Và để tiếp tục quy trình xử lý với bể xử lý sinh học tiếp theo thì đòi hỏi nồng độ SS khi đưa vào bể xử lý sinh học phải nhỏ hơn 150 (mg/l). Bảng 3.6:Các thông số thiết kế bể tuyển nổi Thông số cần thiết Đơn vị Tiêu chuẩn Giá trị chọn thiết kế Lưu lượng nạp nước (SOR) L / m2*phút 61¸163 65 Lưu lượng nạp chất rắn (Ls) kg / m2*ngày < 235,2 Lượng không khí bão hòa trong nước ở 200C, áp suất 1 atm ( sa ) ml /L 18,7 18,7 Tỉ lệ ml KK/mg chất rắn 0,005 ÷ 0,06 0,02 (Nguồn: Lê Hoàng Việt, Phương pháp xử lý nước thải _ 2003) Tính toán thiết kế bể tuyển nổi: Áp suất cần thiết ở buồng tạo áp: Ta có: ( 1 ) Trong đó : A/S tỉ lệ (ml) khí / (mg) chất rắn ở áp suất khí quyển. Ta chọn A/S = 0,02 ml / mg Pa: áp suất khí quyển (Pa = 1 atm ) Q: lưu lượng nước thải ( Q = 1320m3 / ngày ) R: lưu lượng hoàn lưu Ta chọn hoàn lưu 100 % (R = 1320 m3 / ngày) f : hệ số tỉ lệ độ hòa tan của không khí vào nước ở áp lực P ð Ta lấy f = 0,5 P: áp suất tuyệt đối (lực nén trong bình tạo áp ) Sa : nồng độ chất rắn (Sa= 215,6mg/ l ) 1.3 : trọng của 1ml không khí (mg) Thế tất cả giá trị vào (1) ta được: Þ P = 2,35 Vậy ta phải thiết kế bồn tạo áp có áp suất 4 (atm). Tính kích thước bồn tạo áp: Chọn thời gian lưu nước trong bồn tạo áp là: t = 3 (phút). Thể tích nước của bồn tạo áp là: 3,3(m3) Trên thực tế, thể tích nước (Vn) chỉ chiếm 2/3 thể tích bồn tạo áp (Vb): Vn = 2/3 Vb ð Vb = 3/2 Vn = 3/2 * 3,3= 4,95 (m3) Thiết kế buồng tạo áp hình trụ Chọn chiều cao buồng là: h = 2 m Đường kính bồn tạo áp là: Ta có: D = = = 1,77 (m) Tính kích thước bể: Chọn: Thời gian tồn lưu nước trong bể là: Chiều sâu phần tuyển nổi là: hn = 2 (m) Chiều sâu phần lắng bùn là: hb = 0,7 (m) Chiều cao bảo vệ là: hbv= 0,4 (m) Chiều rộng bể là: w = 1.5*hn = 3 (m) (Theo Lâm Minh Triết) Thể tích bể tuyển nổi: V = ( Q+R )* = = 55 (m3) Diện tích bề mặt phần tuyển nổi: An = = = 28,205 (m2) Chiều dài của bể là: (m) Kiểm tra: L/w = 3,13 > 3,1 , w/hn = 1,5 thoả :L/w 3,1 và w/hn = (1:1 đến 2,25:1) Chiều sâu tổng cộng của bể tuyển nổi: Htc = hn + hb + hbv = 2 + 0,7 + 0,4 = 3,1 (m) Kiểm tra lưu lượng nạp chất rắn: (kg/m2.ngày) Kiểm tra tỉ số : 0,11(ml/mg) Lượng không khí thực tế phải hòa tan vào nước khi tăng áp suất lên 4 (atm): S = . Lượng không khí cần thiết hòa tan vào nước mỗi ngày St : Chọn hệ số an toàn là 2,5 St = 2,5*S*Q = 2,5*18,7*103*10-6*1320= 61,71 (m3/ ngày) Để tăng hiệu suất của quá trình tuyển nổi, ta dùng phèn với một lượng là 60 (mg/l). Theo thực nghiệm thực tế _ (Huỳnh Long Toản, Luận văn tốt nghiệp, Hiệu suất của bể tuyển nổi trong việc loại bỏ chất rắn lơ lửng một số loại nước thải _ 2004; và Trần Tự Trọng, Luận văn tốt nghiệp _ 2003), ta được: Bảng 3.7 :Hiệu suất xử lý của bể tuyển nổi Chỉ tiêu Đơn vị Hiệu suất E (100%) SS Mg/L 86% BOD5 Mg/L 83.7% Tổng N Mg/L 84.1% Tổng P Mg/L 88% Ta tính nồng độ các chỉ tiêu đầu ra dựa vào công thức : Cra = Cvào *( 1 – E ) Trong đó : Cra: nồng độ đầu ra Cvào: nồng độ đầu vào (mg/l) E :Hiệu suất xử lý (%) Riêng COD được tính theo tỉ số: Þ chọn 0.7 Bảng 3.8:Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng dưới đây: Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra Hiệu suất xử lý E (%) SS mg / L 215,6 30,184 86 BOD mg / L 222,88 36,32 83,7 Tổng N mg / L 19 3,021 84,1 Tổng P mg / L 7,1 0,852 88 COD mg / L 353,48 51,886 85,32 Tính thể tích bùn: Tỷ trọng bùn là 1.02 và hàm lượng chất rắn trong bùn 3% = 0.03 Lượng bùn sinh ra do SS: ( m3) Thể tích bùn hằng ngày là : V = Vbùn SS= 5,21( m3) Chính là thể tích váng nổi lên hay thể tích ngăn chứa cặn. VI. THIẾT KẾ BỂ BÙN HOẠT TÍNH Các thông số thiết kế bể bùn hoạt tính: Lưu lượng nước thải: Q = 1320 m3/d. Lượng BOD5 đầu vào của bể bùn hoạt tính: So = 36,32 mg/l. Lượng COD đầu vào của bể bùn hoạt tính: COD = 51,886 mg/l. Tỉ số: SS đầu vào bể bùn hoạt tính: SSo = 30,184 mg/l SS đầu ra bể bùn hoạt tính: SSra = 25 mg/l. Lượng bùn hoạt tính trong nước thải đầu vào bể: Xo = 0 mg/l. Nước sau khi qua bể bùn đạt BOD5 là Sra = 20 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng SS gồm 65% cặn hữu cơ. Tỷ số giữa lượng chất rắn lơ lững bay hơi (MLVSS) với lượng chất rắn lơ lững trong nước thải (MLSS) là , Tức độ tro của bùn hoạt tính Z=0,3. Nồng độ cặn lắng ở đáy bể lắng thứ cấp và cũng là nồng độ cặn tuần hoàn: Xt = 10.000 mg/l Thời gian lưu tồn bùn hoạt tính: qc = 10 ngày Hệ số phân hủy nội bào: Kd = 0,06 Thông số vận hành: Chọn nồng độ bùn hoạt tính trong bể: X = 2000 mg/l. S0 ≤100 mg/l X ≤1500 mg/l S0 = 100 – 150 mg/l X ≤ 2000 mg/l S0 = 150 – 200 mg/l X ≤ 2800 mg/l S0 ≥ 200 mg/l X = 2800 – 4000 mg/l ) (Nguồn: Trịnh Xuân Lai, 2000. Tính toán thiết kê các công trình xử lý nước thải) Bảng 3.9: Một số hệ số động cho việc xử lý nước thải bằng bể bùn hoạt tính Hệ số Đơn vị Giá trị Khoảng biến thiên Tiêu biểu K d-1 2 – 10 5 Ks mg/l BOD5 25 – 100 60 mg/l COD 17 – 50 40 Y mg VSS/ mg BOD5 0,4 – 0,8 0,6 Kd d-1 0,025 – 0,075 0,06 (Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1999) Hệ số sinh trưởng cực đại : Y = 0,6 Xác định hiệu suất xử lý: Lượng chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học trong chất rắn lơ lửng đầu ra: 0,65 x 25 = 16,25 mg/l Lượng BOD5 của chất rắn có thể phân hủy sinh học: 16,25 x 1,42 x 0,67 = 15,46 mg/l (vì để ôxy hoá 1gam tế bào cần 1,42 gam ôxy và BOD5/COD=0,67. Theo Lê Hoàng Việt, bài tập nước thải 2000) Lượng BOD5 hòa tan còn lại trong nước khi ra khỏi bể: Se = 20 – 15,46 = 4,54 mg/l Hiệu quả xử lý theo BOD hòa tan: Thể tích bể bùn hoạt tính: Trong đó: Qtb: Lưu lượng tính toán, Qtb = 1320 m3/ngày. Thời gian lưu bùn, = 10 ngày. Y: Hệ số tải lượng bùn, Y = 0,6 mg VSS/mg BOD5. S0: Hàm lượng BOD5 của nước thải đầu vào, S0 = 36,32 mg/l. S: Hàm lượng BOD5 hòa tan trong nước thải đầu ra, S = 4,54 mg/l. X: Nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn, X = 2000 mg VSS/l. kd: Hệ số phân hủy nội bào, kd = 0,06 ngày -1 Kích thước bể: Chọn chiều cao hữu dụng của bể: h1 = 4,8 m Chọn chiều cao dự trữ là h2 = 0,4 m Chiều cao bể: Hxd = h1 + h2 = 4,8 + 0,4 = 5,2 m Diện tích bề mặt bể: Chiều rộng bể: Ta chia bể ra làm 3 ngăn. Chiều dài của một ngăn là: (m) Thời gian tồn lưu nước trong bể: Lượng cặn phải xả đi hằng ngày khi hoạt động ổn định: Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính: Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong một ngày: Lượng bùn sinh ra theo tỉ lệ chất hữu cơ bay hơi trong chất rắn lơ lửng: Lượng bùn dư hàng ngày phải xả đi: Lưu lượng bùn hoàn lưu: Nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch tuần hoàn: Phương trình cân bằng vật chất cho bể bùn hoạt tính: QX0 + QrXr = (Q +Qr)Xt Trong đó: : Lưu lượng nước thải, = 1320 m3/ngày. Qr: Lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn. X0: Nồng độ VSS trong nước thải dẫn vào bể bùn hoạt tính, mg/l, Giá trị X0 thường rất nhỏ so với X và Xr, do đó trong phương trình cân bằng vật chất ở trên có thể bỏ qua đại lượng QX0. Xt: Nồng độ VSS trong bể bùn hoạt tính, Xt = 2000 mg/l. Xr: Nồng độ VSS trong bùn tuần hoàn: Xr=7000mg/l. Lưu lượng bùn hoàn lưu để nồng độ bùn trong bể luôn giử giá trị Xt mg/l Lưu lượng bùn thải bỏ: Trong đó: Qra = Q = 1320m3/d, coi lượng nước thải theo bùn không đáng kể Xt: nồng độ bùn hoạt tính, Xt = 2000 mg/l. Xr: nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch tuần hoàn, Xr = 7000 mg/l Xra = SSra.(1 – Z ) = 15 x ( 1 – 0,3 ) = 10,5 mg/l Thời gian tích lũy cặn (tuần hoàn lại toàn bộ) không xả cặn ban đầu: Khi hệ thống hoạt động ổn định, lượng bùn hữu cơ xả ra hàng ngày: G = Qw x Xr = 0,267 x 7000 = 1,869Kg/d Kiểm tra tỉ lệ F/M: Tỉ lệ thức ăn trên vi khuẩn: mg BOD5/mg bùn.d Giá trị này nằm trong khoảng cho phép thiết kế bể khuấy trộn hoàn chỉnh là 0,21-1(g BOD5/g bùn hoạt tính). (Nguồn: Trịnh Xuân Lai, 2000. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải) Hiệu suât sử dụng thức ăn trên vi khuẩn: mg BOD5/mg bùn.d Tải lượng thể tích nạp: g BOD5/m3.d = 0,609 Kg BOD5/m3.d Giá trị này nằm trong khoảng cho phép thiết kế bể khuấy trộn hoàn chỉnh là 0,3- 1 (kg BOD5/m3.ngày) (Nguồn: Lê Hoàng Việt, 2000) Kiểm tra tỉ lệ dưỡng chất đầu vào: Nhu cầu về dưỡng chất nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất của vi khuẩn trong bể bùn hoạt tính theo tỉ lệ: BOD5 : N : P = 100 : 5 :1 (Theo Lê Hoàng Việt , Phương pháp xử lý nước thải_ 2003) Dựa vào các thông số đầu vào: BOD5 = 36,32(mg/l) Tổng N (Nv) = 3,021(mg/l) Tổng P (Pv) = 0,852(mg/l) ð Ta có tỉ lệ: BOD5 : N : P = 100 : 8,3: 2,3 Þ Cả lượng N và P đều dư và không vượt quá tiêu chuẩn nên ta không cần phải bổ sung dưỡng chất vào bể bùn hoạt tính. v Lượng oxy cần thiết cung cấp cho bể: Chọn hệ số biến đổi K = 1,18 (1,1 ≤ K ≤ 1,25). (Theo giáo trình “Phương pháp xử lý nước thải” của Lê Hoàng Việt) Hệ số an toàn SF = 2 O2 = Q*(K*S0 + 4,75*TKN0)*SF = 1320 (m3/ngày)*(1,18*36,32mg/L + 4,75 *3,021)*2 = 1510,27 kg/ngày. Trong điều liện chuẩn, oxy chiếm 23% trọng lượng không khí và trọng lượng của không khí là 1,2 kg/m3 , lượng không khí cần thiết là: Nếu sử dụng ống nhựa đục lỗ để phân phối khí thì hiệu suất cấp khí ở độ sâu 4,8m là 28 – 32%. Chọn hiệu suất cấp khí là 30%. Lượng không khí thực tế cần cung cấp cho bể là: =76(m3/h)= 0,021(m3/s) Thiết bị phân phối khí: Ống dẫn khí chính: Vận tốc khí đi trong ống vk = 10 m/s Đường kính ống dẫn khí : Dk= Chọn ống có đường kính 55mm, là ống PVC. Kiểm tra lại vận tốc trong ống: Ống dẫn khí phụ: Chọn số nhánh phân phối là 4 theo các ngăn của bể, vận tốc đi trong ống phụ là vp = 20m/s. Đường kính ống phụ: Dp= Chọn Dp = 20 mm, là ống PVC đặt thành hàng thẳng Đầu phân phối khí: Số lượng tấm xốp khuếch tán không khí cần thiết: tấm Với D là lưu lượng riêng của không khí khi chọn tấm xốp D = 80-120L/phút. Chọn D = 80L/phút. Số lượng tấm xốp trong từng ngăn là: tấm Các tấm xốp được đặt theo hàng thẳng giữa các ngăn và được lắp vào các ống phân phối khí dưới đáy bể. Mỗi tấm xốp cách nhau khoảng 25cm. Máy bơm nén khí có công suất cấp khí: Công suất cấp khí với hệ số an toàn là 2: VII. THIẾT KẾ BỂ LẮNG THỨ CẤP Bảng 3.10: Thông số tham khảo thiết kế bể lắng thứ cấp Thông số tham khảo Giá trị Đơn vị Tải trọng nạp nước (SOR) 16,332,6 m3/m2.ngày Lượng nạp chất rắn 3,95,9 kg/m2.h Chiều sâu của bể 3,666,1 m Đường kính buồng phân phối nước 30%40% DL m Nồng độ chất rắn lơ lửng trong bùn hoàn lưu 8000÷10000 mg/l Thời gian tồn lưu nước θ (giờ) 2 ÷ 6 h (Nguồn: Wastewater Engineering: Treatment, reuse, disposal, 1999) Thông số đầu vào: Q = 1320(m3/ngày) Qr = 0,4 Q = 528(m3/ngày) Thiết kế bể lắng đứng hình trụ tròn: Chọn tải lượng nạp bề mặt bể là: SOR = 20 (m3/m2.ngày) Diện tích bề mặt vùng lắng; (m2) Đường kính vùng lắng: (m) Bán kính vùng lắng: (m) Chọn đường kính bồn phân phối nước (Dbpp): Dbpp = 30%DL (m) Diện tích bồn phân phối: (m2) Tổng diện tích bể lắng cần thiết kế: Abể = AL + Abpp = 92,4 + 8,3= 100,7(m2) Tổng đường kính bể cần thiết kế là: (m) Kiểm tra tải lượng nạp chất rắn : (kg/m2.ngày) Þ Ubùn = 2,1 (kg/m2.giờ) Kiểm tra tải lượng nạp nước bề mặt bể: (m3/m2.ngày) Lượng bùn hàng ngày của bể lắng: Trong đó: PX: lượng sinh khối bùn thải bỏ (Ps = 15,73 kg/ngày) là trọng lượng riêng của bùn (= 1005 kg/ m3) C là hàm lượng chất rắn có trong bùn ( C = 3% ) (m3) Chọn đường kính hố thu bùn là: Dhtb= 1 (m) Chiều sâu hố thu bùn: (m) Xác dịnh chiều cao bể lắng: Chọn: Chiều cao cột nước trong bể ( phần hình trụ ): h1 = 3,7 (m) Chiều cao dự trữ trên mặt thoáng: h2 = 0,3 (m) Chiều cao phần nước trong là: h3 = 1,5 (m) Độ dốc đáy bể về tâm là: i = 1/12 Thể tích phần hình trụ của bể: Vh.trụ = Abể * h1= 100,7 * 3,7 = 372,59 (m3) Chiều sâu phần chóp cụt là: (m) Thể tích phần chóp cụt là: Tổng thể tích hữu dụng của bể lắng: Vhd= Vh.trụ +Vcc = 372,59+ 14,7 = 387,29 (m3) Thời gian tồn lưu nước trong bể là: (giờ) Thể tích vùng lắng của bể là: VL = AL * h3 = 92,4* 1,5 = 138,6 (m3) Thời gian lắng: (giờ) Chiều cao bể phần chứa bùn: h4 = h1 - h3 = 3,7 – 1,5 = 2,2 (m) Thể tích bể phần chứa bùn: Vbùn = Abể * h4 = 100,7* 2,2 = 221,54 (m3) Thiết kế máng thu nước: Ta thiết kế máng thu nước vòng tròn. Chọn vị trí đặt máng thu nước có đường kính trong bằng đường kính bể. (Theo Lê Hoàng Việt, Phương pháp xử lý nước thải _ 2003) Chiều dài máng thu nước: (m) Chọn chiều rộng máng thu nước là 0,5 m Đường kính ngoài của máng thu nước là: Dngoài= 11,32 + 0.5 = 11,82 (m) Ta thiết kế máng thu nước có các răng cưa hình thang cân, dày 0,15 (m), cao 0,3 (m). Chọn : chiều rộng mỗi răng cưa a = 0,1 (m); khoảng cách giữa các răng cưa (cửa tràn) là: b = 0,1 (m) Mỗi mét dài ta chia thành 5 răng cưa. Tổng số cửa tràn trên máng thu nước: N = 35,54 * 5 =177,7 Tải lượng thu nước qua máng là: (m3/m.ngày) Ngoài ra, ta xây thêm hành lang công tác có chiều rộng là 1 (m) và chiều cao lang cang là 0.8 (m) trên miệng bể, nhằm thuận lợi cho nhân viên kiểm tra, giám sát trong lúc bể vận hành. VIII. THIẾT KẾ BỂ KHỬ TRÙNG CHLORINE: Thông số đầu vào: Q = 1320 (m3/ngày) Thời gian tiếp xúc giữa Chlorine và nước thải 15 – 45 phút, Chọn t = 20 phút Thể tích hữu dụng của bể Chlorine: Chọn chiều rộng 1 kênh là: B = 1,2,m Chiều sâu ngập nước là: 0,4 m và phần mặt thoáng ở trên là 0,4 m. Diện tích mặt cắt ướt: Awet = B * H = 1,2m * 0,4 m = 0,48 m2 Kiểm tra vận tốc nước trong bể : ( thỏa điều kiện ). Chiều dài bể khử trùng: Kiểm tra tỉ lệ dài/rộng : (Thỏa điều kiện, tỉ lệ L/B nằm trong khoảng 10:1 ÷ 40:1 ) Ta chia bể ra làm 5 kênh với chiều dày tường ngăn kênh là 20 cm. Vậy chiều dài 1 kênh là: Chiều rộng bể: Bb = B * 5 + 0,2 * (5 - 1) = 1,2m* 5 + 0,2m* 4 = 6,8 m * Thể tích khuấy trộn Kích thước bể khuấy trộn Dài :1,5 m Rộng: 0,9 m Sâu: 0,8 m . Kiểm tra thời gian lưu tồn: * Ta tính lại lượng Coliform đầu vào bể khử trùng: Tổng Coliform của nhà máy = 30* 106 MPN/100ml Bảng 3.11: Hiệu suất khử trùng của một số phương pháp. Phương pháp Hiệu suất (%) Chọn Bể lắng cát 10 ÷ 25 20 Bể tuyển nổi có thêm hóa chất 40 ÷ 80 75 Bể bùn hoạt tính 90 ÷ 98 95 ( Nguồn: Gíao trình phương pháp xử lý nước thải, trang 248, Lê Hoàng Việt -2003 ) * Nồng độ Coliform đầu ra từ các bể: + Nồng độ Coliform đầu ra của bể lắng cát: Tổng Coliform 1 = 30 * 106 MPN/100ml * (1 – 0,2) = 24 * 106 MPN/100ml + Nồng độ Coliform đầu ra của bể tuyển nổi có sử dụng hóa chất: Tổng Coliform 2 = 24 * 106 MPN/100ml * (1 – 0,75) = 6 * 106 MPN/100ml + Nồng độ Coliform đầu ra của bể bùn hoạt tính: Tổng Coliform 3 = 6 * 106 MPN/100ml * (1 – 0,95) = 300 * 103 MPN/100ml Vậy Tổng Coliform đầu vào của bể khử trùng là: 300 * 103 MPN/100ml * Tính dư lượng chlorine: Theo QCVN 11:2008 , tổng Coliform đầu ra của nước thải đạt tiêu chuẩn Cột A là: 3000 MPN/100ml + Chọn thời gian tiếp xúc giữa chlorine và nước thải là : = t = 20 phút Áp dụng công thức: * Trong đó: n: Hệ số thực nghiệm ( n = 2,8 ÷ 4 ) chọn n = 3 Ct: Dư lượng chlorine trong thời gian tiếp xúc (mg/l) Nt: Tổng Coliform đầu ra (3000MPN/100ml) N0: Tổng Coliform đầu vào bể khử trùng: 300 * 103 MPN/100ml Đặt: x = 1+0.23* Ct *t y = x-3 x = Tac có: ( thỏa ) (Vì theo QCVN 11:2008 thì lượng chlorine dư là 1 mg/l) * Xác định hiệu quả khử trùng : Từ tính toán trên ta có: + Dư lượng chlorine là: Ct = 1,9 mg/l + Thời gian tiếp xúc là: t = 20 phút Áp dụng công thức: * Trong đó: b là hệ số thực nghiệm và b = 2,8 – 3 ( min.mg/l) ( Theo Bài tập Phương pháp xử lý nước thải, 2003 - Lê Hoàng Việt ) Chọn b = 2,87 min.mg/l Tổng coliform đầu ra là: Vậy Nr = 129,24 MPN/100ml < 3000 MPN/100ml Đạt QCVN 11:2008 Cột A IX. THIẾT KẾ SÂN PHƠI BÙN Các thông số thiết kế sân phơi bùn: Nồng độ bùn đầu vào (5% - 8%) ð Chọn C0 = 5%. Nồng độ bùn đầu ra: Cra= 25%. Tỷ trọng bùn tươi: = 1,02 tấn/m3. Tỷ trọng bùn khô: = 1,07 tấn/m3 (Theo Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải) Lượng bùn tươi đem ra sân phơi bùn trong 1 ngày: bao gồm lượng bùn từ bể tuyển nổi và bể lắng thứ cấp. Ta có: Gbùn= GBTN + GLTC Trong đó: GLTC = Ps = 15,73 (kg/ngày) GBTN = Q*Sa*E Q = 1320 (m3/ngày) Sa: nồng độ chất rắn (215,6 mg/l) E: hiệu suất xử lý SS của bể tuyển nổi (86%) Þ GBTN = 1320 * 215,6 * 0,86*10-3 =244,74(kg/ngày) Vậy Gbùn= 244,74 + 15,73 = 260,47(kg/ngày) Thể tích dung dịch bùn đưa ra sân phơi bùn mỗi ngày: Vbùn = VBTN + VLTC = 5,21 + 0,5 = 5,71 (m3 ) Theo Trịnh Xuân Lai: Bùn ra phải đạt nồng độ cặn 25% ( độ ẩm 75%) Chọn: Chiều dày bùn d = 8 cm, thời gian phơi là 21 ngày Thể tích chứa bùn trên 1m2 của sân phơi : Vchứa = d * 1m2 = 0,08 * 1 = 0,08 (m3) Với: Tỷ trọng khô = 1,07 (tấn/m3) ; Nồng độ bùn đầu ra là Cra= 25%. Lượng bùn trên 1m2 sân phơi bùn chứa được là: Gchứa = Vchứa * * Cra = 0,08 *1,07 *0,25 = 21,4 (kg) Lượng bùn phơi trong 21 ngày: Gphơi = 21* Gbùn = 21 * 260,47 = 5469,87(kg) Diện tích sân phơi bùn: (m2) Sân phơi bùn được bố trí thành 21 ô (n = 21 ô). Diện tích mỗi ô là:I (m2) Làm tròn: A0 =13(m2) Diện tích mỗi ô là: Chọn ô hình chữ nhật có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng . Chiều rộng mỗi ô là : Vậy chiều dài 1 ô: L0 = 2 * B0 = 2 * 2,5m = 5 m Ta bố trí gồm 21 ô thành 3 hàng ngang, mỗi hàng ngang gồm 7 ô. Mỗi ô cách nhau 0,5 m và cách thành của sân là 0,5 m. Vậy: * Lt = B0 * 7 + 8 * 0,5 m = 2,5 m * 7 + 8 * 0,5 m = 21,5 m * Bt = L0 * 3 + 4 * 0,5 m = 5m * 3 + 4 * 0,5 m = 17m Tính chiều cao thành sân phơi bùn: Theo Trịnh Xuân Lai: Chọn: Chiều cao lớp sỏi: h1 = 0.3(m) Chiều cao lớp cát: h2 = 0.2 (m) _ (0.15 - 0.2 m) Chiều cao mặt thoáng: h3 = 0.3 (m) Chiều dày tường ngăn giữa các dãy và các ô : a = 0.1 (m) Chiều cao dung dịch bùn: (m) Chiều cao tổng cộng cần xây dựng của sân phơi bùn: H = h1 + h2 + h3 + h4 = 0.3 + 0.2 + 0.3 + 0,43= 1,23 (m) Các thiết bị phụ: Sân phơi bùn nên có mái che nhằm tránh nước mưa đỗ vào. Đáy sân phơi bùn xây bằng betông cốt thép nhằm tránh hiện tượng nước bùn xâm nhập vào nước ngầm. . X. TÍNH TOÁN CAO TRÌNH Để nước thải có thể tự chảy qua các công đoạn trong hệ thống xử lý, ta phải bố trí các hạng mục công trình ở một cao độ hợp lý sao cho mực nước ở trong bể phía trước phải cao hơn mực nước ở trong bể phía sau một giá trị bằng tổn thất cột áp qua bể phía trước. Tổn thất cột áp qua từng công đoạn xử lý của hệ thống được cho trong bảng sau: Bảng 3.12: Bảng tổn thất cột áp qua từng công đoạn Công đoạn Độ giảm áp ( m ) Giá trị chọn ( m ) Song chắn rác 0,152 ¸ 0,305 0,2 Bể lắng cát (có sục khí) 0,457 ¸ 1,209 0,5 Bể tuyển nổi 0,5 Bể bùn hoạt tính 0,213 ¸ 0,61 0,4 Bể lắng thứ cấp 0,46 ¸ 0,91 0,8 Bể khử trùng Chlorine 0,213 ¸ 1,83 0,3 (Nguồn: Lê Hoàng Việt, Giáo trình Bài Tập Phương Pháp Xử Lý Nước Thải, 2002) Trong hệ thống xử lý, ta dùng máy bơm để bơm nước từ bể điều lưu sang bể tuyển nổi nên cao trình mực nước được chia thành 2 thành phần tính như sau: + Phần 1: Tính từ song chắn rác đến bể điều lưu + Phần 2: Tính ngược từ kênh dẫn nước thải sau xử lý trở lại bể tuyển nổi. * Tính cao trình mực nước (Z mn ) từng công đoạn: + Phần 1 : Như đã tính ở các bể của phần trên Cao trình mặt đất là : Z mặt đất = 0 * Chọn cao trình mực nước ở đầu kênh dẫn: Z mn ( đầu kênh ) = - 0,2 m Ta có: Cao trình mực nước ở cuối kênh dẫn : Z mn(kênh dẫn)= - 0,2 – htt = - 0,2 – ( 40 * 0,00326) = - 0,3304 m * Cao trình mực nước ở cuối kênh đặt SCR: Z mn(cuối kênh đặt SCR) = Z mn (kênh dẫn) - hp – L K(SCR) * imin = - 0,3304 m – 0,0255 m – 3,17 m * 0,00326 = - 0,366 m * Cao trình mực nước ở bể lắng cát: Zmn (bể lắng cát ) = Zmn (SCR) - htt - H ngn = - 0,366m – 0,0163m – 0,2m = - 0,5823m ( Với: 0,2 m là chiều sâu ngập nước của kênh dẫn ) * Cao trình mực nước ở bể điều lưu: Zmn ( bể điều lưu ) = Zmn (bể lắng cát ) – 0,2m – 5m * 0,00326 = - 0,5823m – 0,2m – 5m * 0,00326 = -0,7986 m ( Với 0,2 m là chiều sâu ngập nước của kênh dẫn ) * Phần 2: Được tính theo công thức: Z mn ( bể phía trước ) = Z mn ( bể phía sau ) + htt ( htt : tổn thất cột áp của bể phía trước ) * Chọn cao trình mực nước ở đầu kênh thải: Z mn (kênh thải) = 0,0 m Z mn ( bể khử trùng) = 0,0 m + 0,3 m = + 0,3 m Z mn ( bể lắng thứ cấp) = 0,3 m + 0,8 m = +1,1 m Z mn ( bể bùn hoạt tính ) = 1,1 m + 0,4 m = +1,5 m Z mn ( bể tuyển nổi ) = 1,5 m + 0,5 m = + 2,0 m * Tính cao trình đáy của từng bể ( Z đáy bể ): Cao trình đáy của từng bể được tính theo công thức: Z đáy bể = Z mn – H ( H: độ sâu ngập nước của từng bể, theo kết quả tính toán ) Bảng 3.13: Độ sâu ngập nước của các bể theo kết quả tính toán Cộng đoạn Độ sâu H (m) Song chắn rác 0,2 Bể lắng cát 0,5 Bể điều lưu 4,0 Bể tuyển nổi 2,0 Bể bùn hoạt tính 4,8 Bể lắng thứ cấp 3,7 Bể khử trùng 0,4 Cao trình đáy ở cuối kênh dẫn: = Z đáy đầu kênh – h tt = - 0,4 – L * imin = - 0,4 – 40 * 0,00326 = - 0,5304 m Cao trình đáy của song chắn rác: ZĐB (song chắn rác) = - Z đáy cuối kênh – hp – L K(SCR) * i min = - 0,5304m – 0,0255 m – 3,17 m * 0,00326 = - 0,566 m Cao trình đáy của bể lắng cát: Z đáy bể lắng cát = Zmn (bể lắng cát ) + H + Hcát = - 0,5823m – 0,5m – 0,0315m= -1,1138m Cao trình đáy của bể điều lưu: Z đáy bể điều lưu = - 0,7986m – 4 m = - 4,7986 m. Cao trình đáy của bể tuyển nổi: ZĐB (bể tuyển nổi) = 2 - 2 = 0 (m) Cao trình đáy của bể bùn hoạt tính: ZĐB (bể bùn hoạt tính) = 1,5 – 4,8 = - 3,3 (m) Cao trình đáy của bể lắng thứ cấp: ZĐB (bể lắng thứ cấp) = 1,1 – 3,7 = - 2,6 (m) Cao trình đáy của bể khử trùng: ZĐB (bể khử trùng) = 0,3 – 0,4 = - 0,1 (m) CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý nước thải cho Công ty TNHH Thanh Khôi. Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp và thời gian cho phép thực hiện đồ án có hạn, nên trong quá trình tính toán còn gặp nhiều khó khăn và sai sót nhưng nó có thể ứng dụng vào việc xử lý nước thải cho Công ty TNHH Thanh Khôi nhằm đặt tiêu chuẩn môi trường loại A. Và đây chỉ là tính toán lý thuyết nhằm phục vụ học tập, ngoài ra có rất nhiều cách lựa chọn phương pháp thiết kế và có rất nhiều cách tính khác nhau. Qua đồ án này cũng cung cấp cho em những kiến thức cần thiết và hữu ích để vận dụng trong thực tế sau này. ii. KIẾN NGHỊ: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không chỉ một ai mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người . Do đó việ xây dựng hệ thống xử lý nước thải là điều hết sức cần thiết khi nhà máy đi vào hoạt động, mong nhà máy thực hiện tốt vấn đề này.Hiện nay,một số xí nghiệp chỉ vận hành những hệ thống xử lý mang tinh đối phó dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường, vẫn chưa khắc phục được.Vì vậy yêu cầu nhà máy vận hành liên tục và có hiệu quả. Xây dựng hàng cây xanh xung quanh nhà máy và khuôn viên để hạn chế mùi hôi phát tán ra khu vực xung quanh. Tận dụng bùn thải đem bón cây xanh TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình phương pháp xử lý nước thải – Lê Hoàng Việt Giáo trình bài tập phương pháp xử lý nước thải – Lê Hoàng Việt. Tính toán thiết công trình xử lý nước thải - Trinh Xuân Lai LVTN –Xử lý nước thải thủy sản - Trần Tự Trọng Xử lý nước thải – Hoàng Huệ - NXB khoa học và kỹ thuật. Xử lý nước thải Đô thị và Công nghiệp – Lâm Minh Triết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_in_7453.doc