Thực nghiệm ương cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh an giang

Mật độ ương cá của 3 ao là thích hợp: ao 1 (734 con/m2), ao 2 (667 con/m2) và ao 3 (834 con/m2) nhưng chế độ cho ăn và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn không phù hợp cho từng ao ương (thay đổi liên tục) đồng thời khâu quản lý nước và theo dõi hoạt động sống của cá hàng ngày chưa chặt chẽ và đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

pdf51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực nghiệm ương cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh an giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cho cá ngay sau khi hết noãn hoàng rất cần thiết. Thức ăn của cá gồm: -19- Thức ăn tự nhiên: chủ yếu từ nguồn Moina, Daphnia (trứng nước), trùn chỉ, một số động vật phù du khác được thả gây nuôi trực tiếp trong ao ương hay cá bột của một số loài cá khác như Mè vinh, sặc rằn, rô đồng…(nếu thức ăn tự nhiên không đủ). Nên xử lý nguồn trứng nước giống trước khi thả vào ao ương. Thức ăn chế biến: Sau một tuần có thể cho cá ăn thức ăn chế biến. Định mức lượng thức ăn có thể tăng giảm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá, tỷ lệ cá sống trong ao, chất lượng nguồn nước…. Lượng thức ăn cho 10.000 cá tra bột thả ương gồm:  Lòng đỏ trứng gà (Luộc): 20 hột  Bột đậu nành (nấu chín): 80 – 100 gram.  Bột cá lạt: 140 – 150 gram. Trộm đều hỗn hợp với dầu mực rồi bóp nhuyễn hòa trong nước tạo thành những hạt nhỏ có kích thước vừa miệng cá, dùng rây mắc lưới nhỏ rây lại và rãi khắp ao. Mỗi ngày cho cá ăn từ 4 - 6 lần. Nên tập cho cá ăn theo thời gian và địa điểm cố định. Sau khoảng 3 - 4 tuần trở đi cho cá ăn thức ăn chế biến dạng ẩm hay có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc kết hợp trộn thêm cám. Thức ăn để ương nuôi cá tra trong giai đoạn 1 tháng tuổi cần có hàm lượng đạm (protein) khoảng 28 - 30% . Bảng 3.1. Công thức thức ăn để ương cá tra (10 kg thức ăn). Khi cho cá ăn cần tập trung cá lại một chỗ bằng cách tạo tiếng động. Ðối với những ao ương có diện tích rộng có thể thiết kế nhiều sàng ăn dọc theo ao. Sàng ăn có thể giữ nổi trên mặt nhờ các phao. Sau 2 tháng ương, cá đạt kích cỡ 8 - 10 cm. Tỉ lệ sống trung bình đạt 40 – 60%. Nguyên liệu Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Bột cá 4,5 kg 3,0 kg Cám 2,8 kg 4,3 kg Tấm 0,8 kg 0,8 kg Bột đậu nành 1,5 kg 1,5 kg Premix 0,2 kg 0,2 kg Chất kết dính (bột mì, bột keo) 0,2 kg 0,2 kg -20- 3.3.3 Chăm sóc quản lý đàn cá ương Theo dõi- Quản lý chất lượng nước trong ao ương thông qua một chỉ tiêu thủy hóa:  Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân, đo 2 lần/ngày (sáng 7-8 giờ và chiều 14-15 giờ)  pH: đo bằng bộ test pH và pH điện tử (pH testr 2 waterproof), đo 2 lần/ngày (sáng 7-8 giờ và chiều 14-15 giờ).  NH3: đo bằng bộ test NH3, đo 5 ngày/lần vào lúc 14-15 giờ.  Độ trong: đo bằng đĩa secchi, đo 5 ngày/lần vào lúc 14-15 giờ.  Oxy hòa tan: đo bằng bộ test oxy lúc sáng sớm. Trong quá trình nuôi để cải thiện chất lượng nước ngoài thay nước mới có thể ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương giống như Zeofish để xử lý đáy ao, xử lý chất thải phân cá và thức ăn dư thừa... Theo dõi- Sự tăng trưởng của cá: Theo Phạm Thanh Liêm và ctv (2004) sự tăng trưởng của cá có thể được mô tả bằng các biểu thức toán học dựa vào sự thay đổi của chiều dài và trọng lượng. Để mô tả sự tăng trưởng trong những khoảng thời gian khác nhau người ta dùng khái niệm hệ số tăng trưởng (growth rate) Y2 - Y1 Tăng trưởng tuyệt đối = (g/ngày) T2 – T1 Trong đó Y1, Y2 là kích thước (chiều dài, trọng lượng) tại thời điểm T1, T2. Định kỳ 10 ngày thu mẫu 1 lần. Mỗi lần thu 15- 30 cá thể/ao. Sau khi kiểm tra trọng lượng cá được thả trở lại ao. Phòng ngừa địch hại vào ao ương: như bọ gạo, cá dữ (cá Trê, cá Lóc, Lươn, Rắn, Nòng Nọc, ấu trùng Chuồn Chuồn, Cua…) vì chúng sát hại bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cá làm giảm đáng kể tỷ lệ sống của cá tra ương nuôi. -21- Theo dõi- Quản lý sức khỏe cá: Theo dõi hoạt động của cá, tình trạng bắt mồi... để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp hoặc phát hiện và xử lý kịp thời khi cá có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… gây ra. 3.3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của mô hình ương Chi phí đầu tư = chi phí cố định + chi phí biến đỗi. Bảng 3.2 Chi phí đầu tư. Chi phí cố định: Chi phí biến đỗi  Tiền thuê đất.  Máy bơm nước.  Máy thổi khí.  Lãi suất ngân hàng....  Chi phí cải tạo ao.  Cá bột.  Tiền thức ăn.  Tiền thuê nhân công.  Thuốc/ hóa chất.  Các chi phí khác.... Chi phí thu nhập = sản lượng *giá thành. Lợi nhuận= chi phí thu nhập – chi phí đầu tư. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = * 100. Vốn đầu tư -22- Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm của ao ương Các ao ương được xây dựng tại ấp Mương Thơm, khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh, Tp. Long Xuyên do anh Phạm Công Tôn làm chủ trại và đứng kỹ thuật. Sau đây là sơ đồ bố trí trại cá. và lâu dài trong vụ ương cá tra. Sau đây là sơ đồ bố trí trại cá. Sông Hình 4.1. Sơ đồ trại cá kênh Máy Bơm Nước Ao thải Ao ương cá chim trắng Ao ương cá tra AO 1 Ao ương cá tra AO 2 Ao ương cá tra AO 3 Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Nhà ở m ư ơ n g Trại nuôi ba ba Ruộng Ruộng Ruộng -23- 4.1.1 Vị trí và hình dạng ao Các ao được xây dựng gần kênh có chiều rộng khoảng 15 m và chiều sâu khoảng 2 m, rất tiện lợi cho việc cấp thoát nước. Xung quanh các ao là cánh đồng ruộng nên không có cây lớn che ánh sáng mặt trời hay lá cây rụng xuống làm thối nước. Có tất cả 3 ao ương cá tra, ao 1 dùng để ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống còn ao 2 và ao 3 để ương từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Bảng 4.1. Diện tích và độ sâu ao ương cá. Ao Diện tích (m2) Độ sâu (cm) Ghi chú 1 4.500 1,5 2 và 3 6.000 1,3-1,4 Qua Hình 4.1. cho thấy vị trí ao 1 nằm trước ao 2 và ao 3 nên gần nguồn nước cấp và chăm sóc thuận tiện hơn. Đồng thời ao 1 với diện tích 4.500 m2 nhỏ hơn so với ao 2 và 3 (6.000 m2) nên khâu vệ sinh tẩy dọn ao tốt hơn và thu hoạch thuận lợi hơn. Còn ao 2 và ao 3 nằm cuối trại nên khâu chăm sóc và cấp nước không tiện lợi bằng và dễ bị lây nhiễm bệnh hơn các ao khác. Tất cả các ao ương đều có dạng hình chữ nhật, đáy ao phẳng và hơi nghiêng về cống thoát nước. 4.1.2 Hệ thống cấp thoát nước Hình 4.2. Hệ thống cấp thoát nước Toàn bộ các ao nuôi được cấp thoát nước bằng máy bơm. Nước được dẫn vào ao ương qua mương bằng xi măng có đường kính khoảng 0,5 m và chiều sâu khoảng 1 m. Mỗi ao có 2 cống chảy tràn và 2 cống xả đáy bằng ống nhựa PVC có đường kính 15-20 cm. -24- Nhìn chung vị trí và cách thiết kế của trại ương cá giống chưa hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật do thiếu ao chứa nước và bờ ao chưa gia công kiên cố nên bị rò rỉ nước. Đồng thời mương cấp nước và thoát nước trực tiếp ra một con kênh nên không tránh khỏi nguồn nước cấp vào ao bị pha lẫn nước thải. 4.2 Biện pháp cải tạo ao Đây là khâu quan trọng đối với việc nuôi thủy sản trong ao đất vì các yếu tố gây hại cho đối tượng nuôi có thể tồn tại dưới đáy ao. Cho nên cải tạo ao tốt sẽ loại bỏ mầm bệnh tích lũy dưới đáy ao, giúp đáy ao sạch hơn, giải phóng khí độc tích tụ qua nhiều vụ nuôi, loại bỏ những loài cá không cá giá trị kinh tế... Quá trình cải tạo ao gồm các bước như sau: Hình 4.3. Chuẩn bị ao – rãi vôi. (Sở Thủy Sản An Giang)  Tát cạn nước, lấp hang cua, ếch,.....sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao và sau 2 vụ ương sên vét đáy ao 1 lần. Tuy nhiên khâu này chưa thực hiện tốt dẫn đến nước thông từ ao này qua ao kia và không dùng lưới cước đăng chắn quanh ao để tránh địch hại vào ao trong giai đoạn đầu thả cá. Đây là hạn chế của mô hình.  Dùng vôi bột (CaO) rải đều đáy ao và xung quanh bờ ao với liều lượng 8-10 kg/100m2. Ngoài ra nếu vụ nuôi trước xảy ra dịch bệnh phải sử dụng chlorin 10 kg/ha để diệt mầm bệnh.  Phơi đáy ao 1-1,5 ngày . Nhìn chung thời gian cải tạo ao thường tùy thuộc vào tiến độ công việc nhanh hay chậm (thời điểm giá cá giống cao thì thường tranh thủ làm nhanh), thời tiết (lúc trời mưa thời gian cải tạo ao ngắn hơn lúc nắng)….nhưng khoảng thời gian cải tạo ao 2,5 -3 ngày thì quá ngắn không đủ để tiêu diệt mầm bệnh trong đáy ao, theo Dương Nhựt Long (2004) thời gian cải tạo ao ít nhất 5-7 ngày mới tiêu diệt hết mâm bệnh. -25-  Cấp nước vào ao. Sau khi hoàn tất quy trình cải tạo, cấp nước vào ao ương bằng máy bơm qua túi lọc gồm khung lưới cước có kích thước lớn bao phía bên ngoài miệng cống để ngăn chặn rác còn phía bên trong dùng lưới mùng ngăn không cho cá tạp, giáp xác…vào ao. Do không có ao trữ nên nước được cấp trực tiếp vào ao ương. Đây là cơ hội cho mầm bệnh từ bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi và không chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết (phụ thuộc vào thủy triều). Mực nước cấp vào ao khoảng 1,3 -1,5 m. Đối với qui trình ương cá tra nên gây màu nước để tạo thức ăn tự nhiên trong giai đoạn cá bột với liều lượng cho 1000 m2 như sau: + Bột cá : 5 kg + Super benthos: 6 kg. + Zeolite: 15 kg. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) sau khoảng 3-4 ngày gây nuôi thức ăn tự nhiên thì sinh vật làm thức ăn cho cá sẽ phát triển và lúc nầy mới thả cá. Tuy nhiên theo kinh nghiệm ở cơ sở thực tập thì sau khi gây màu nước được một ngày là thả cá (cá thả xuống ao sau khi nở trên 24h) nhằm phòng ngừa những địch hại như Bọ Gạo, ếch....đẻ trứng trong ao. Ngoài ra các cơ sở ương cá tra tại địa phương thực tập thường thả cá tra sau khi nở từ 24-36h. 4.3 Thả cá và chế độ chăm sóc Sau khi vận chuyển cá về, thả ngay túi chứa cá xuống ao để cân bằng nhiệt độ bên trong ao ương với nhiệt độ bên trong túi cá (khoảng 10-15 phút) rồi tiến hành thả cá. Cá được thả vào buổi sáng khoảng 7-8 giờ. Hình 4.4. Thả cá -26- 4.3.1 Thức ăn và cách cho cá ăn Sau Khi thả cá xong bắt đầu cho cá ăn. Có rất nhiều loại thức ăn để ương cá tra nhưng những loại thức ăn có chất lượng cao thường được ưa chuộng. Vì vậy, hiện nay tại địa phương sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 28% -40% và có kích cỡ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của đàn cá mà lựa chọn cho phù hợp (từ 0.39-2 mm). Sử dụng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm như thành phần dinh dưỡng cân đối và ổn định, ít tan trong nước hơn thức ăn tự chế biến, đa dạng về chuẩn loại và thời gian bảo quản được lâu....Hiện nay tại cơ sở thực tập có 2 phương pháp cho cá ăn. Phương pháp cho cá ăn tạp trung tại chân cầu: Hình 4.5. Tập cho cá ăn tại chân cầu. (Sở Thủy Sản An Giang). Cách này được thực hiện với điều kiện cầu cho cá ăn cách bờ 3-5 m và mực nước sâu từ 2 m trở lên nhằm hạn chế khuấy động chất thải, chất hữu cơ ở đáy ao khi cho cá ăn (đục nước) dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn giảm. Ngoài ra khi cho cá ăn cần luyện cho tập trung cá lại một chỗ bằng cách tạo tiếng động (gõ vào thành cầu, gõ vào thùng chứa thức ăn...) dần dần sẽ tạo thành phản xạ cho cá. Mục đích của việc này là có thể kiểm soát được mức độ sử dụng thức ăn của cá vừa dự đoán được tỷ lệ sống đồng thời dựa vào hoạt động ăn mồi của cá mà dự đoán được tình hình sức khoẻ của cá từ đó đề ra được biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp này còn có ưu điểm là thời gian cho cá ăn ngắn, thức ăn ít bị hao hụt do cá sử dụng thức ăn nhanh, ít tốn nhân công và khi cá bị bệnh thì việc điều trị ít tốn kém...tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là nếu cá còn nhỏ sức đề kháng kém nên khi cho cá ăn tập trung một chổ dễ bị xây xát và làm nước bị đục là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh gây hại vật nuôi. -27- Bên cạnh đó khi tập cho cá ăn tại chân cầu trong những ngày đầu cần trích 20% lượng thức ăn rãi xung quanh bờ ao để bảo đảm đàn cá trong ao đều bắt được thức ăn. Phương pháp bơi xuồng cho cá ăn: Hình 4.6. Bơi xuồng cho cá ăn (Sở Thủy Sản An Giang). Dùng dây thừng căng ngang ao ra làm 3-4 đường. Khi cho cá ăn một tay kéo dây tay kia rãi thức ăn từ từ để cá bắt kịp thức ăn. Phương pháp này sẽ hạn chế cá bị xây xát và nước trong ao không bị xáo trộm chất hữu cơ, chất thải làm đục nước...nhưng tốn nhiều thời gian cho ăn và tỉ lệ hao hụt thức ăn nhiều hơn, đồng thời việc phát hiện cá bị nhiễm bệnh khó khăn hơn. Khi thực hiện ương cá tra tại địa phương kết hợp với việc quan sát học hỏi của các hộ ương cá lân cận, có thể chia kỹ thuật ương cá tra như sau. Tuần thứ nhất Cho cá ăn 5 lần/ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h. Giai đoạn này chủ yếu cá bột sử dụng thức ăn tự nhiên như Moina (trứng nước) đã gây nuôi sẳn trong ao. Tuy nhiên cần bổ sung thêm thức ăn khác vừa để duy trì mật độ Moina trong ao vừa để cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá. Liều lượng phụ thuộc vào mật độ cá ương và màu nước trong ao mà tăng giảm thức ăn cho phù hợp. -28- Bảng 4.2. Thành phần thức ăn cho cá từ 1-7 ngày tuổi. Nhìn chung số lần cho ăn và lượng thức ăn thay đổi theo từng ao. Nếu lấy số lượng thức ăn chia cho tổng số cá trong ao thì nhận thấy là ao 3 ương với mật độ cao hơn ao 2 và 1 nhưng lượng thức ăn lại ít hơn với các giá trị tương ứng 0,5 kg; 0,62 kg; 0,45 kg. Điều đó cho thấy rằng chế độ cho ăn chưa phù hợp với nhu cầu từng ao ương. Hình 4.7. Cách cho cá ăn. Cách cho ăn: hòa tan hỗn hợp trên vào nước rồi rải khắp mặt ao. Trước khi cho cá ăn cử tiếp theo dùng vợt bằng vải hay lưới phù du (N0 64, đường kính 30-50 cm) (Sở Thủy Sản An Giang, 2007) vớt gần dưới đáy ao một đường khoảng 2-2,5 m và lấy 3-4 điểm đại diện trong ao (tránh vớt tới lớp đáy bùn), cho cá vào thau để quan sát độ no của cá và ước tính tỷ lệ sống của cá. Do cá còn nhỏ nên tỷ lệ sống được xác định thông qua ước lượng số lượng cá trong một vợt trung bình từ 50 con trở lên là đạt yêu cầu. Ao Tỉ lệ và thành phần thức ăn Mật độ thả (con/m2) Lượng TĂ (lần/kg) Số lần cho ăn Ghi chú 1 Đậu nành (40%) Bột cá (20%) Bột sữa (40%) 734 (3.300.000) 1.5 5 4.500m2 2 Đậu nành (40%) Bột cá (20%) Bột sữa (40%) 667 (4.000.000) 2.5 4 6.000 m2 3 Đậu nành (40%) Bột sữa (40%) Bột huyết (20%) 834 (5.000.000) 2.5 2-3 6.000 m2 -29- Hình 4.8: Kiểm tra cá bột. Tuần thứ hai Cá đã lên tầng giữa và tầng mặt để kiếm thức ăn và đớp khí trời, quan sát hoạt động của cá trong các ao ương đã ghi nhận thường cá ở ao 1 ngoi lên mặt nước rất sớm khoảng 4-5 ngày kế là ao 3 khoảng 5-6 ngày và ao 2 khoảng 6-7 ngày. Điều này cho thấy cá ao 1 khỏe hơn ao 2 và 3 nên cá ngoi lên mặt nước đớp khí trời sớm hơn. Giai đoạn này cá có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đậm đặc dạng bột, có hàm lượng đạm 40%. Ngoài ra giai đoạn này vai trò thức ăn tự nhiên (chủ yếu Moina) cũng rất quan trọng và nhu cầu cao vì phần lớn cá đã bắt được mồi, lượng Moina gây nuôi không đủ cho cá ăn nên cần bổ sung thêm nhưng tránh bổ sung quá nhiều cá sử dụng không hết sẽ dạt vào bờ hay lắng dưới đáy ao gây nên thối nước. Cách cho ăn: Thức ăn được hòa với nước tạt đều khắp mặt ao. Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20% tùy theo mức độ bắt mồi của cá, màu nước và mật độ Moina mà điều chỉnh cho phù hợp. Hình 4.9 Rải thức ăn cho cá ăn -30- Bảng 4.3: Thành phần thức ăn cho cá 7-23 ngày tuổi. Ao Ngày tuổi Thành phần và Tỷ lệ phối hợp thức ăn (%) Mật độ (con/m2) Lượng TĂ (Lần/kg) Số lần cho ăn 1 7-14 Moina: UP T501S 50:50 734 3 4 2 5-16 Moina: UP T501S 40:60 667 3 4 3 8-23 Đậu nành:UP T501S 30:70 834 3 3 Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bạch Tuyết (1997) thì sự tăng trưởng của cá Basa lai (giai đoạn bột đến 10 ngày tuổi) cho ăn Monia có tốc độ tăng trọng là 0,07 g/ngày trong khi đó nếu ương bằng thức ăn chế biến thì mức tăng trọng là 0,026 g/ngày. Như vậy cho cá ăn monia vừa dễ gây nuôi vừa có tốc độ tăng trưởng cao và chi phí lại thấp hơn so với thức ăn khác. Qua Bảng 4.3 cho ta thấy ao 3 không có bổ sung thêm moina vì ngay tại ao moina đã phát triển. Ngoài ra theo kinh nghiệm của người dân khi ương cá vào các tháng 3-4 thì không thuận lợi vì đây là khoảng thời gian cá dễ bị nhiễm bệnh do thời tiết thay đổi, để giảm bớt ảnh hưởng xấu tới cá thì biện pháp giảm lượng thức ăn thường được áp dụng nhiều nhất. Tuần thứ ba Giai đoạn này thức ăn tự nhiên không còn quan trong. Cá sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng miễng có kích thước 0,39-1,06 mm (vừa cở miệng cá). Mã số thức ăn từ T501S, T501, T502S có độ đạm 40% thường được các cơ sở sử dụng. Hàm lượng đạm này có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá tra vì theo Huỳnh Văn Hiền (2003) cá tra có khối lượng 2 0.03 g nhu cầu protein tối đa 38%. -31- Bảng 4.4. Thành phần thức ăn cho cá từ 15-33 ngày. Ao Ngày tuổi Mã số thức ăn và Tỉ lệ phối hợp Lượng TĂ (kg/ ngày) Số lần cho ăn 1 15-18 18-19 20-23 23-24 UP- T501S: T501 80:20 T501 100 T501: T502S 75:25 T502S 100 9 10 13 23 3 2 17-20 20-23 24-25 26-29 UP- T501S: T501 80:20 T501 100 T501: T502S 75:25 UP- T502S 100 8 10 12 15 3 3 24-30 20-33 34-38 UP-T501S: T501 90:10 T501 100 T501: T502S 80:20 20 44 40 3 Hình 4.10. Tập cho cá gom cầu Kết quả thực hành đã ghi nhận việc chuyển đổi thức ăn trong quá trình ương cá chưa phù hợp vì theo nguyên tắc muốn chuyển đổi thức ăn mới phải chuyển đổi dần dần và chỉ được phép chuyển từ 10-20% lượng thức ăn mới nhằm bảo đảm tất cả các con cá trong ao bắt được mồi. Nhưng vì người nuôi (công nhân) trình độ còn hạn chế và khi cán bộ quản lý thiếu chặt chẽ thì người nuôi cho cá ăn theo cảm tính, thấy cá bắt mồi được là chuyển đổi thức ăn ngay mà chưa chú ý đến khả năng sử dụng thức ăn của cá trong ao. -32- Mặc dù cá tra con có thể ăn vào một khối lượng thức ăn lớn hơn gấp nhiều lần cơ thể của chúng (Phạm Văn Khánh, 1996) nhưng khi khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm và thức ăn cũng không được sử dụng triệt để (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Ngoài ra khi chuyển đổi thức ăn đột ngột cá không quen thức ăn mới sẽ bị ”sốc” và đàn cá sẽ phân cở không đều khi thu hoạch sẽ khó bán. Sau khi cá đã tập trung ăn quanh chân cầu (gom cá) khoảng 14-15 ngày nên tắm cá để ngừa ký sinh trùng và cải thiện môi trường tốt hơn như SG- Copper, Tomi copper 1lít/1.000 m3, BKC 1lít/1.500-2.000 m3.... Theo kinh nghiệm cán bộ kỹ thuật thì giai đoạn này có thể ước lượng được tỷ lệ sống của đàn cá: Ao 1 khoảng 25%, ao 2 là 15% và ao 3 là 30%. Khi cá được 18-19 ngày tuổi dùng kháng sinh để phòng ngừa một số bệnh do vi khuẩn như xuất huyết, phù đầu, gan thận mủ (đốm trắng)....Để tăng cường sức đề kháng cho cá, mỗi tuần cần bổ sung thêm 3- 4 lần vitamin C 10% với liều lượng 1 kg/300 kg thức ăn, Vitalex: 100 g/60 kg thức ăn,...và để giúp cá tăng trưởng nhanh có thể tăng cường thêm men tiêu hóa như prozym 2,5 g/1 kg thức ăn. Tuy nhiên thực tế cơ sở chưa thực hiện đầy đủ kỹ thuật này nên mầm bệnh bộc phát gây thiệt hại cho vụ nuôi. Tuần thứ tư trở đi (cá hương lên cá giống) Giai đoạn này cá sử dụng được thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có kích cở từ 0,7-1,2 mm, hàm lượng đạm 28-35% và cách chọn thức ăn này phù hợp với nhận định của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2004) hàm lượng đạm trong thức ăn thích hợp đối với cá tra, basa và cá hú ở giai đoạn giống nhỏ là từ 29-35%. Bảng 4.5. Thành phần thức ăn cho cá từ 26-62 ngày. Ao Ngày tuổi Mã số thức ăn và Tỉ lệ phối hợp (%) Lượng TĂ (kg/ngày) Số lần cho ăn 1 25-35 35-44 45-54 55-62 UP- T502S: T502 60:40 T502 100 Cargill. 100 HA238 100 25 6 18 17 2 2 30-32 T502S: T502 70:30 25 2 3 39-40 UP- T502S 100 20 2 -33- Hình 4.11. Cho cá ăn. (Sở Thủy Sản An Giang) Cách cho ăn: Ngày cho ăn 2 lần sáng 7-8 giờ và chiều 16-17 giờ, với khẩu phần ăn no (theo nhu cầu của cá). Khi cho cá ăn cần quan sát mức độ tập trung của cá, cường độ bắt mồi, hoạt động của cá...để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi thời tiết thay đổi (trời mưa)...cần giảm ăn hoặc không cho cá ăn đồng thời bổ sung thêm vitamin, khoáng...để tăng cường sức đề kháng cho cá. Theo Phạm Văn Huy (1996) thì sau 5 giờ không còn sự hiện diện của thức ăn trong dạ dày của cá basa giống. Do đó giai đoạn này cho cá ăn 2 lần/ngày là thích hợp và thức ăn sử dụng hiệu quả hơn Qua Bảng 4.5 ta thấy thức ăn thay đổi liên tục, chính điều này đã tạo điều kiện cho cá bị nhiễm bệnh (xuất huyết, gan thận có mủ) và tỷ lệ sống của cá ở ao 1 chỉ còn 2,54%, các ao 2 và 3 có tỷ lệ sống tuy có cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 4,78% và 14%. 4.3.2 Quản lý nước Cần phải thường xuyên theo dõi chất lượng nước vì cá tra còn nhỏ, rất mẫn cảm với những biến đổi của điều kiện môi trường nhất là nhiệt độ, pH…Trong khâu quản lý nước thì thay nước là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình nuôi. Khi cá được 5-7 ngày tuổi, nếu mực nước trong ao thấp nên tiếp tục nâng lên 1,3-1,5m nhưng mỗi lần cấp không quá 10% lượng nước trong ao. Khi trời nắng gắt (nhiệt độ tăng) thì tiến hành thêm nước. Thông thường cách 3-5 ngày thay một lần, mỗi lần thay từ 10-25% lượng nước trong ao và nước được bơm trực tiếp vào ao theo con nước lớn. Ngoài ra khi chất lượng nước kém như nước có màu xanh đậm, xanh đen là biểu hiện của hàm lượng chất hữu cơ gia tăng...thì tiến hành thay nước nhưng tùy theo tình trạng sức khỏe của cá và chất lượng nước mà thay nhiều hay ít. -34- Theo Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Thị Muội (2000) trích Trần Anh Dũng (2005) thì trong môi trường nước luôn có mầm bệnh, nhưng chúng chỉ bộc phát và gây bệnh cho tôm cá khi có đủ số lượng và điều kiện thuận lợi. Vì vậy sau khi thay nước nên dùng vôi, muối hoặc hóa chất như BKC...để diệt khuẩn, ký sinh trùng và ổn định môi trường. Trước và sau trận mưa đầu mùa nên rãi vôi bột xung quanh bờ ao và pha loãng vôi bột (CaO) 5-10 kg/1000 m2 với nước lấy phần trong tạc đều khắp mặt ao. Nếu đối chiếu với các biện pháp kỹ thuật ương cá nói chung thì tại cơ sở thực tập chưa thực hiện đầy đủ và đúng các yêu cầu kỹ thuật. Chính vì vậy cá ương trong 3 ao đã bị nhiễm bệnh và tỷ lệ sống thấp là lẽ đương nhiên. 4.3.3 Hoạt động sống của cá hàng ngày và biện pháp xử lý Việc quan sát hoạt động hàng ngày của cá dưới ao ương có tác dụng rất tốt đối với việc thay đổi lượng thức ăn, thay nước hoặc có thể dự đoán được việc cá có bị nhiễm bệnh hay không. Trong quá trình chăm sóc theo dõi hoạt động sống của cá ở 3 ao cùng với nhận định của cán bộ kỹ thuật thì nhận thấy rằng: Sau khi thả cá được 4- 5 ngày cá ngoi lên mặt nước đóp khí trời tạo thành vòng tròn nhỏ giống giọt mưa rơi lên mặt nước và phân bố đều khắp mặt ao. Khi vớt cá vào thau chúng bơi chìm và thích bơi ngược dòng nước chảy. Đây là dấu hiệu đàn cá bột khỏe mạnh và sẽ tăng trưởng nhanh. Khi cho cá ăn tạo tiếng động thì cá tập trung ngay và dành thức ăn, cá dùng đuôi vẫy nước tung tóe, bơi lội linh hoạt và khi sợ hải chúng nhanh chóng lặn xuống đáy chứng tỏ là đàn cá khỏe mạnh. Nếu quan sát còn thấy cá có những dấu hiệu không bình thường như: i) Khi cho ăn thấy đầu cá ngôi trên mặt nước và bơi lướt trên mặt nước mất phương hướng, thân cá có màu sọc hơi đen và bụng ửng hồng trải dài từ đuôi đến vi hậu môn trong trường hợp như vậy cá có thể bị nấm và xuất huyết và cách điều trị như sau: Sáng tạt Twinphor 1lít/ 2000 m3 kết hợp với thay 15-20% lượng nước trong ao. Chiều trộn Gooliver và Livertic 80 g kết hợp với Bephyllan(ty)k.An 100 g cho 10 kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5 ngày. Nếu cá mới chuyển thành bệnh thì sau 5 ngày cho ăn các triệu trứng trên cá không còn. -35- ii) Nếu cá bơi lờ đờ trên mặt nước (nổi đĩa) quan sát thấy trên vòm miệng và thân xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ li ti, sau đó đến gốc vây xuất huyết, bụng cá trương to, chứa đầy hơi, hậu môn đỏ, lồi ra và mổ thấy thận, gan có 2-3 đốm trắng. Đây là dấu hiệu xuất huyết và gan thận mũ đồng thời cách điều trị như sau: Sáng dùng Vitalec B hoặc Vitamin C: 1 kg trộn 150-200 kg thức ăn. Chiều dùng Bio-floxy:1,5 ml trộm cho 1kg thức ăn kết hợp với Sorbitol 5g/1kg thức ăn và men tiêu hóa 250 g cho 100 kg thức ăn. Cho ăn liên tục 6 ngày kết hợp với xử lý nước bằng SG copper hoặc Toni copper 1lít/1000 m3 hay BKC 1lít/2.000-3.000 m3 và thay 20-25% lượng nước trong ao. Tuy nhiên do cá bị nhiễm bệnh nặng với thời gian dài nên các biện pháp xử lý cũng không đem lại hiệu quả, tỷ lệ chết rất cao. iii) Quan sát thấy cá bơi lờ đờ, trên thân cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt và bên trong gan, thận có nhiều đốm trắng tức là cá bị bệnh trùng bánh xe và gan thận mủ nặng: Biện pháp xử lý: Sáng dùng BKC-80% 1lít/ 1.500-2.000 m3 hoặc Twinphor 1lít/ 1500 m3 để xử lý môi trường đồng thời thay 25% nước trong ao. Sau đó dùng Yucca king 1lít/3.000- 4.000 m3 để cải thiện hệ vi sinh vật Chiều dùng Phoretis 60 g kết hợp với Enrofloxacin và Amoxiciline 30g trộm cho 10 kg thức ăn đồng thời giảm 20-30% lượng thức ăn. Tuy nhiên sau 5-7 ngày cho ăn kiểm tra thấy cá chuyển từ gan thận mũ sang trắng gan, trắng mang và cơ sở tiếp tục: Dùng Bephyllan(ty)k.An và Good-liver 80g kết hợp với Betaglucan 100g trộm cho 10 kg thức ăn và giảm lượng thức ăn, ngày cho ăn 1lần. Sau 3- 4 ngày quan sát thấy mang, gan trở nên ửng hồng hơn. Nhìn chung khi cá có dấu hiệu bệnh đặc trưng hoặc khi tỷ lệ cá chết tăng thì người nuôi (công nhân) mới báo cho cán bộ kỹ thuật (qua điện thoại) xuống ao kiểm tra và đem mẩu đi xét nghiệm (mất hơn 1 ngày nên phần lớn cá bị bệnh nặng) vì vậy công tác trị bệnh thường kém hiệu quả, chỉ làm giảm tỷ lệ chết chứ không có diệt được tác nhân gây bệnh. Ngoài ra người nuôi sử dụng thuốc, thay nước chưa đúng kỹ thuật nên mầm bệnh còn lẫn quẩn trong ao. Đồng thời xác cá chết do bị bệnh cơ sở không chôn mà lại dùng làm thức ăn cho cá chim trắng nên mầm bệnh dễ nhiễm trở lại do các ao có cùng hệ thống cấp nước. Tuy nhiên tất cả thuốc hóa chất kháng sinh trong quá trình điều trị đều không nằm trong danh mục cấm sử dụng theo quy định số 07/2005/QĐ- BTS ngày 24/2/2005 của bộ trưởng bộ thủy sản. -36- 4.4 Mức tăng trưởng của cá Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả ương nuôi cá. Bảng 4.6: So sánh mức tăng trưởng chiều dài của cá tra ở các ao khác nhau . AO 1 AO 2 AO 3 Chiều dài lúc thả sau 5,7  0,2 5,2 0,2 4,6 0,2 Sau 10 ngày thả Tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) 13,8 0,2 0,81 14,3 0,3 0,9 11,9 0,4 0,73 Từ ngày 11- ngày 20 Tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) 36,8 0,8 2,3 41,9 0,9 2,76 33,6 1,0 2,17 Từ ngày 21- ngày 30 Tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) 50,3 1,2 1,35 60,3 1,0 1,84 48,7 1,2 1,51 Tỷ lệ sống (%) 2,54 4,78 14,08 Ghi chú: Ao 1: cá bột của đàn cá từ viện II. Ao 2 và ao 3: cá bột của đàn cá tại địa phương. Theo Taco (1990) trích Phạm Thanh Liêm (2000) tốc độ tăng trưởng là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của các động vật thủy sinh. Cá tăng trưởng tốt nếu chúng ăn được các loại thức ăn thích hợp, đủ lượng và chất. Ngược lại nếu không có thức ăn thích hợp cá sẽ không phát triển, chậm lớn thậm chí sẽ chết. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 10 ngày 20 ngày 30 ngày ĐỢT THU T ăn g t rư ở n g c h iề u d ài (m m /n gà y) AO 1 AO 2 AO 3 Hình 4.12: Tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) của cá. Qua Hình 4.12 ta thấy 10 ngày đầu mức tăng chiều dài của cá ở các ao tương đương nhau: ao 1 là 0.81 mm/ngày; ao 2 và 3 lần lượt là 0.9 mm/ngày và 0.73 mm/ngày nhưng từ ngày thứ 10 trở đi tốc độ tăng trưởng khác nhau, cá ở ao 2 có tốc độ tăng trưởng cao hơn ao 1 và 3 với các giá trị tương ứng: 2,7 mm/ngày, 2,3 mm/ngày, 2,17 mm/ngày. -37- Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khánh (1996) thì tăng trưởng chiều dài bình quân của cá từ ngày thứ 2-15 là 0,45 mm/ngày. So với kết quả nghiên cứu thì tăng trưởng của cá ở các ao trong nghiệm thức là nhanh hơn. Nguyên nhân chính do thức ăn trong ao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Mức tăng trưởng của cá trong thời gian tiếp theo vẫn tăng nhưng chậm lại với các giá trị lần lượt là ao 2 (1,84 mm/ngày), ao 3 (1,51 mm/ngày), ao1 (1,35 mm/ngày). Sở dĩ như vậy là do cá ở ao 1 và 3 bị nhiễm bệnh nặng hơn ao 2 nên sinh trưởng bị ảnh hưởng, trong khi đó tỷ lệ sống của cá ở ao 3 cao gấp gần 3 lần cá ở ao 2 (mật độ cá ở ao 3 cao hơn ở ao 2) đã dẫn đến mức tăng trưởng của cá ở ao 3 chậm hơn cá ao 2. 4.5 Các yếu tố môi trường Cá là động vật thủy sinh sống trong môi trường nước, do đó tính chất nước sẽ ảnh hưởng xuyên suốt quá trình sống của chúng, nếu nước không tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Theo báo cáo đánh giá tình hình môi trường nước mặt trong năm 2005 của Sở Tài Nguyên- Môi Trường tỉnh An Giang (trích Trần Anh Dũng, 2005) thì chất lượng nước trên hai Sông Tiền và Sông Hậu và kênh rạch nội đồng có sự biến động nhất định. Hàm lượng chất lơ lững, oxy hòa tan, hàm lượng Amoniac...đều cao hơn so với Tiêu Chuẩn Việt Nam cho phép. Nguyên nhân ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp,..đổ trực tiếp ra sông mà không qua hệ thống xử lý. Vả lại với kỹ thuật nuôi cá tra, cá basa thâm canh ngày càng cao đã làm cho môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Vì vậy quản lý chất lượng nước là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với vụ ương. Do điều kiện vật chất còn hạn chế nên chỉ theo dõi vài chỉ tiêu quan trọng: pH, nhiệt độ, NH3....kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng sau: Bảng 4.7:Một số yếu tố môi trường của ao ương. pH Nhiệt độ Ao Sáng Chiều Sáng Chiều NH4 + Độ đục 1 7,3 0,5 8,5 0,4 30,2 0,8 32,7 1,1 0,3 0,2 18,8 4,2 2 7,8 0,4 8,7 0,3 29,4 0,7 31,7 0,7 0,2 0,1 20,8 4,3 3 7,7 0,6 9,1 0,5 30,4 1,3 33,3 1,5 0,3 0,2 19,6 3,2 pH pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cá. Qua Bảng 4.7 cho thấy pH ở các ao nuôi dao động không lớn sáng 7,3-7,8 và chiều 8,5-9,1 .Giá trị pH ở các ao nghiên cứu ở mức cao vào buổi chiều và nó phản ánh phần nào mật độ tảo trong ao ương khá cao -38- Tuy nhiên đây lại là nguồn thức ăn chính cho động vật phù du phát triển (chủ yếu là Moina) và đã góp phần tăng thêm thành phần thức ăn tự nhiên trong ao. Sự biến động pH như vậy chưa gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của cá ương dưới ao vì theo Trương Quốc Phú (2006) thì pH thích hợp cho tôm cá dao động từ 6.5-9. Như vậy giá trị pH này thích hợp cho cá ương trong ao nuôi sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra theo kinh nghiệm nhiều năm ương cá tra cho thấy khoảng pH như vậy thì vụ ương sẽ thuận lợi và cá ít bị bệnh hơn Nhiệt độ Qua Bảng 4.7 cho ta thấy nhiệt độ trung bình giữa các ao dao động từ 29,40C- 33,30C. Nhiệt độ của các ao tương đối cao là do thời gian ương cá vào mùa khô nhưng khoảng nhiệt độ như vậy vẫn phù hợp cho sự tăng trưởng của cá vì theo Lê Như Xuân (1994) trích bởi Phan Thúc Ngân (2001) thì khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 20-320C. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy nhiệt độ của các ao vào buổi chiều tương đối cao (32-330C) nên phần nào cũng ảnh hưởng gián tiếp đến khả sức khỏe của cá và cá dễ bị nhiễm bệnh và gây thiệt hại lớn trong vụ ương. NH3/NH4+ NH3 là loại khí độc đối với tôm cá. Chúng sinh ra từ quá trình phân hủy protein, xác bả động vật phù du và sản phẩm bài tiết của động vật... Sau đó NH3 (dạng tự do) hòa tan trong nước tạo thành NH+4 (dạng ion). Quá trình này xảy ra cân bằng khi pH =9.2 ( Lê Văn Cát, 2006). Khả năng chịu đựng với amonia của tôm cá khác nhau tùy thuộc vào loài, độ tuổi và trạng thái hoạt động ... Thường giai đoạn đầu cho ăn là giai đoạn chịu đựng kém nhất. Bảng 4.8: Hàm lượng NH3 đối chiếu qua pH, NH4+ (mg/l) qua bảng so màu trong bộ test NH4+. Ao pH NH+4 NH3 1 7.9  4.5 0.3 0.2 <0.03 2 8.25 3.5 0.2 0.19 <0.08 3 8.4 5.5 0.3 0.2 0.08 Qua Bảng 4.8 cho thấy nồng độ NH3 của các ao thấp dưới 0.08 mg/l và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự hoạt động của tôm cá vì theo Trương quốc Phú (2004) thì nồng độ amonia được coi là an toàn trong ao nuôi là 0.13 mg/l. Điều này có thể giải thích là do mật độ ương cá thưa, thời gian ương cá ngắn khoảng 30-45 ngày (chuyển sang ao khác để ương từ cá hương lên cá giống) đồng thời sau vụ ương thì cải tạo ao và không bón phân trong quá trình cải tạo ao nên nồng độ NH3 ở các ao thấp. -39- Độ đục Trong ao nuôi cá tra độ đục biến động là do sự phát triển của tảo, quá trình khuấy động nước, tần số trao đổi nước…độ đục trung bình giữa các ao được trình bày trong Bảng 4.7 dao động từ 18,8-20,8 cm là phù hợp với một ao ương nuôi cá. Theo Trương Quốc Phú (2004) thì độ trong thích hợp cho các ao nuôi cá từ 20-30 cm. Ngoài ra độ đục phản ánh mức độ dinh dưỡng, vật chất lơ lửng…trong môi trường nước. Tuy nhiên thực tế cũng thấy rằng độ đục của các ao ương cá tra thay đổi liên tục do ao được xử lý với thuốc hay hóa chất (BKC, Twinphor, copper...) để trị bệnh hay định kỳ phòng bệnh cho cá hoặc để cải thiện chất lượng nước trong ao ương. Oxy hòa tan Ngoài ra Oxy cũng là một nhân tố cần thiết đối với đời sống tôm cá như nhận định của Vernadski:”Cuộc đấu tranh sinh tồn trong thủy quyển là cuộc đấu tranh giành lấy oxy”. Nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 3 ppm cá sẽ hoạt động yếu, lượng thức ăn cá sử dụng giảm và nếu hàm lượng oxy hòa tan tiếp tục giảm xuống đến 0,5 cá có khả năng bị chết ngạt (Trương Quốc Phú, 2004). Tuy nhiên do hàng ngày quan sát hoạt động của cá vào lúc 4-5 giờ sáng chưa thấy biểu hiện thiếu oxy. 4.6 Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của mô hình ương Chi phí của các ao được trình bày qua bảng sau: Bảng 4.9 Chi phí đầu tư cho ao 1. (đơn vị tính 1.000đ) Diễn giải Đơn vị tính Thành tiền Cải tạo ao Con giống Thức ăn Phòng trị bệnh Dầu Công lao động Chi phí thường xuyên Chi phí khác (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) 1.100 9.900 10.000 1.000 2.000 890 600 Tổng chi (“000 đồng) 25.490 Tổng thu Tỉ lệ sống Sản lượng Giá cá giống (“000 đồng) % Con Đồng 18.465 2.54 83.930 220 Lợi nhuận (“000 đồng) - 7.025 -40- Bảng 4.10 Chi phí đầu tư cho ao 2. (đơn vị tính 1.000đ) Diễn giải Đơn vị tính Thành tiền Cải tạo ao Con giống Thức ăn Phòng trị bệnh Dầu Công lao động Chi phí thường xuyên Chi phí khác (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) 1.200 6.000 4.890 1.400 1.200 1.500 850 570 Tổng chi (“000 đồng) 16.112 Tổng thu Tỉ lệ sống Sản lượng Giá cá giống (“000 đồng) % Con Đồng 19.119 4.78 191.196 100 Lợi nhuận (“000 đồng) - 3.007 Bảng 4.11 Chi phí đầu tư cho ao 3. (đơn vị tính 1.000đ) Diễn giải Đơn vị tính Thành tiền Cải tạo ao Con giống Thức ăn Phòng trị bệnh Dầu Công lao động Chi phí thường xuyên Chi phí khác (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) (“000 đồng) 1.300 9.000 8.100 1.000 1.500 2.200 890 630 Tổng chi (“000 đồng) 24.620 Tổng thu Tỉ lệ sống Sản lượng Giá cá giống (“000 đồng) % Con Đồng 83.025 14.08 922.500 90 Lợi nhuận (“000 đồng) 58.405 Qua kết quả hoạch toán kinh tế cho thấy nếu tỷ lệ sống của cá dưới 10% thì sẽ lỗ. Tuy nhiên thực tế thì lợi nhuận của mô hình nuôi lại không chỉ phụ thuộc vào năng suất vụ nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giá cả con giống, chi phí đầu tư… kết quả đạt được là ao 1 và 2 bị lỗ còn ao 3 có lời. -41- Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Qua kết quả thực nghiệm ương cá tra giống tại trung tâm giống Thủy Sản tỉnh An Giang, một số kết luận từ nghiên cứu được ghi nhận như sau: + Diện tích của 3 ao ương là tại cơ sở thực tập tương đối lớn: ao 1 (4.500 m2), ao 2 và 3 (6.000 m2) nên phần nào đã gây khó khăn trong khâu cải tạo ao, chăm sóc và thu hoạch. Đồng thời mô hình thiếu ao chứa nước nên không chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết. + Mật độ ương cá của 3 ao là thích hợp: ao 1 (734 con/m2), ao 2 (667 con/m2) và ao 3 (834 con/m2) nhưng chế độ cho ăn và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn không phù hợp cho từng ao ương (thay đổi liên tục) đồng thời khâu quản lý nước và theo dõi hoạt động sống của cá hàng ngày chưa chặt chẽ và đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Tốc độ tăng trưởng của các ao tương đối nhanh nhưng tỷ lệ sống thấp: ao 1 là 2,54%, ao 2 là 4,78% và ao 3 là 14%. Nguyên nhân chính là do cá bị nhiễm bệnh. + Các yếu tố môi trường ở các ao đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá: pH (7,3-9,1), nhiệt độ (29,40C-33,30C), NH3 (<0,08). Đề xuất + Thiết kế hoàn chỉnh trại ương cá theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ao ương như: ao chứa nước, ao ương, ao xử lý nước thải... + Nâng cao kiến thức chuyên môn cho người nuôi. -42- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thúy Yên. 2003. Khảo sát 1 số tính trạng hình thái, sinh trưởng và sinh lý của cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocousti) và con lai của chúng. Luận văn Thạc Sĩ. Khoa Thuỷ Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Dương Nhựt Long. 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ. 3. Dương Thúy Yên. 2006. Khảo sát tình hình sản xuất giống cá da Trơn, giống Pangasius, ở hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Đề tài cấp Trường Đại Học Cần Thơ. 4. Huỳnh Văn Hiền. 2003. Nghiên cứu nhu cầu Protein-Carbohydrate của cá tra giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Trường ĐHCT. 5. Lê Bảo Ngọc. 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ. Luận văn Thạc Sĩ. Khoa Học Môi Trường. Trường Đại Học Cần Thơ. 6. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát. 2006. Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Nha Trang. 7. Nguyễn Văn Thường, Lê Anh Kha, Hà Phước Hùng và Dương Trí Dũng. 1997. Đặc điểm thành phần loài và phân bố của cá họ Pangasiidae ở lưu vực sông Mekong, Việt Nam, tập chí khoa học thuỷ sản, năm 2008, quyển 1. 8. Nguyễn Thị Bạch Tuyết. 1997. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng một số loại thức ăn để ương nuôi giống cá tra lai. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 9. Nguyễn Văn Kiểm. 2000. Giáo trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tủ sách Trường ĐHCT. 10. Nguyễn Văn Kiểm. 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Tủ sách Trường ĐHCT. 11. Nguyễn Hữu Lộc. 2008. Sự biến đổi chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmu) thâm canh ở các qui mô khác nhau. Luận văn cao học Nuôi Trồng Thủy Sản- Khoa thủy sản- Trường Đại Học Cần Thơ. -43- 12. Nguyễn Thị Phương Linh. 2008. Một số đặc điểm sinh học của năm dòng cá tra (pangasianodon hyophthalmus). Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 13. Phạm Văn Khánh. 1996. Sinh sản nhân tạo và nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus (Sauvage 1878) ở ĐBSCL. Luận án phó Tiến Sĩ Khoa Học Nông Nghiệp. Trường Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang. 14. Phạm Văn Huy. 1996. Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá basa giống. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 15. Phan Thúc Ngân. 2001. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và chế độ thay nước đến sự sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của cá tra (Pangsianodon hypophthalmus) nuôi trong ao đất. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 16. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định. 2004. Giáo trình phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ. 17. Phạm Văn Khánh. 2004. Kỹ thuật nuôi cá tra basa trong bè. Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản. Nha Trang. 18. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tra. 2007. Dự Án Nâng Cao Đời Sống ở Trà Vinh. 19. Sở Thủy Sản An Giang. 2007. Kỹ thuật ương và nuôi cá tra Pangasianodon Hypophthalmus. Lưu hành nội bộ An Giang. 20. Trương Quốc Phú. 2004. Giáo trình quản lý chất lượng nước. Trường Đại Học Cần Thơ. 21. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú. 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 22. Trần Anh Dũng. 2005. Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở An Giang. Luận văn Thạc Sĩ. Khoa Thuỷ Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 23. Võ Thanh Vũ Phong. 2008. Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong hệ thống ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học. Ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. -44- 24. tinh khoa học nghiên cứu thủy sản. (truy cập 6/1/2009) 25. (truy cập 15/12/2008) 26. Truy cập 10/2/2009) 27. (truy cập 25/11/2008) -45- PHỤ LỤC Bảng thức ăn ao 1 Lượng thức ăn (kg) Lần Lần Lần Lần Lần Cộng Tỉ lệ Ngày Ngày thứ Mã số thức ăn 1 2 3 4 5 kg % Mực nước (cm 20/2 21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2 28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3 7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3 14/3 15/3 16/3 17/3 18/3 19/3 20/3 21/3 22/3 23/3 24/3 25/3 26/3 27/3 28/3 29/3 30/3 31/3 1/4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 ĐN+BC+BS Moina+T501S T501S T501S+T501 T501 T501+T502S T502S T502S+T502 T502 1.5 1.5 3 3 4.5 4.5 3 4 3 3 3.5 3.5 3.5 3.5 4 4 3 4 4 5 6 8 10 13 11 10 12 14 15 7 6 5 4 0 3 3 3 3 4 5 5 1.5 1.5 3 3 4.5 4.5 3 4 3 3 3.5 3.5 3.5 2 2 2 2 2 2 2 2 9 13 15 14 9 15 16 15 5 5 4 4 4 3 3 3 3 4 6 6 1.5 1.5 3 3 4.5 4.5 3 4 3 3 3.5 3.5 3.5 3.5 3 4 4 4 5 6 8 1.5 1.5 3 3 4.5 4.5 3 4 3 3 3.5 3.5 1.5 1.5 3 3 4.5 4.5 3 7.5 7.5 15 15 22.5 22.5 15 16 12 12 14 14 10.3 9 9 10 9 10 11 13 16 17 23 28 25 19 27 30 30 12 11 9 8 4 6 6 6 6 8 11 11 40:20:40 40:20:40 40:20:40 40:20:40 40:20:40 40:20:40 50:50 50:50 100 100 100 100 100 100 80:20 50:50 30:70 100 100 75:25 50:50 30:70 100 100 60:40 50:50 30:70 20:80 20:80 20:80 20:80 20:80 20:80 20:80 100 100 100 100 100 100 100 1.4 1.4 1.5 1.3 1.4 1.3 1.5 1.4 1.5 2.0 1.4 1.4 1.5 1.35 -46- Bảng thức ăn ao 1. Bảng thức ăn ao 2. Lượng thức ăn (kg) Lần Lần Lần Lần Lần Cộng Tỉ lệ Ngày Ngày thứ Mã số thức ăn 1 2 3 4 5 kg % Mực nước (cm 2/4 3/4 4/4 5/4 6/4 7/4 8/4 9/4 10/4 11/4 12/4 13/4 14/4 15/4 16/4 17/4 18/4 19/4 20/4 21/4 22/4 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 Cargill HA328 6 6 7 8 9 10 12 12 14 14 0 0 0 7 10 15 18 20 20 22 0 7 7 8 10 11 12 12 14 14 16 0 0 0 10 15 15 20 20 22 0 0 13 13 15 18 20 22 24 26 28 30 0 0 0 17 25 30 38 40 42 22 0 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1.5 1.4 1.6 1.5 1.65 1.5 1.6 ã số thức ăn Lượng thức ăn (kg) Mực -47- Bảng thức ăn ao 3. Lần Lần Lần Lần Lần Cộng Tỉ lệ 1 2 3 4 5 kg % 11/2 12/2 13/2 14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2 21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2 28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3 7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3 14/3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 ĐN+BC+BS Moina+T501S T501S T501S+T501 T501 T501+T502S T502S T502S+T502 2.5 2.5 4 4 3 3 5 4 3.5 3.5 3.5 3 3 3.5 3.5 3.5 3 3 3 4 4 4 4 4 4 6 8 8 12 12 13 0 2.5 2.5 4 4 3 3 3.5 3.5 3.5 3 3 3 3 3 2 2 2 2 2 2 4 2 4 5 5 3 9 12 12 13 15 2.5 2.5 4 4 3 3 5 4.5 3.5 3.5 3.5 3 3 3.5 3.5 3.5 3 3 3 4 2 4 4 3 3 6 2.5 2.5 4 4 3 3 5 4.5 3.5 3.5 3.5 2.5 2.5 12.5 12.5 16 16 12 12 18.5 17.5 14 13.5 13.5 9 9 10 9 9 8 8 8 10 10 10 12 12 12 15 17 20 24 25 28 0 40:20:40 40:20:40 40:20:40 40:20:40 40:60 40:60 40:60 25:75 100 100 100 100 100 100 100 100 80:20 60:40 70:30 100 100 100 100 75:25 50:50 100 100 100 100 70:30 50:50 1.4 1.3 1.4 1.45 1.5 1.5 1.6 1.4 1.6 Lượng thức ăn (kg) ngày Ngày thứ Mã số thức ăn Lần Lần Lần Lần Lần Cộng Tỉ lệ Mực nước -48- Thành phần thức ăn trong vụ ương MÃ SỐ Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ (%) Kích cở TĂ (mm) Trọng lượng cá (g) Phần trăm trọng lượng (%) Số lần ăn/ngày 1 2 3 4 5 kg % nước (cm 20/3 21/3 22/3 23/3 24/3 25/3 26/3 27/3 28/3 29/3 30/3 31/3 1/4 2/4 3/4 4/4 5/4 6/4 7/4 8/4 9/4 10/4 11/4 12/4 13/4 14/4 15/4 16/4 17/4 18/4 19/4 20/4 21/4 22/4 23/4 24/4 25/4 26/4 27/4 28/4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐN+BS+BH ĐN + T501S T501S T501S+T501 T501 T501+T502S T502 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 3 3 3 3 3 4 4 4 5 6 6.5 6 6 5 6 6 8 9 8 9 10 15 17 18 19 22 23 25 30 0 0 0 0 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 3 3 3 3 3 4 4 4 4 3 4.5 4 4 5 6 6 6 6 7 8 8 10 10 12 13 25 17 33 0 0 20 20 0 2.5 2.5 2.5 2.5 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 8 6 6 7 6 8 8 10 9 9 12 15 17 19 20 2.5 2.5 3 2.5 12.5 10 7.5 7.5 5 5 5 9 9 12 10 10 12 12 12 14 14 19 16 16 17 18 20 20 25 24 26 30 40 44 49 52 47 40 58 30 0 20 20 0 40:40:20 40:40:20 40:40:20 40:40:20 40:40:20 40:40:20 40:40:20 30:60 35:65 35:65 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 90:10 80:20 70:30 60:40 50:50 40:60 100 100 100 100 80:20 70:30 60:40 50:50 50:50 100 100 1.3 1.2 1.25 1.3 1.2 1.3 1.35 1.4 1.3 1.4 1.3 1.4 1.2 1.4 1.3 1.45 -49- UP(Uni- Presiden t) T501S T501 T502S T502 Độ ẩm tối đa Protein tối thiểu Béo thô tối thiểu Tro tối đa Xơ thô tối đa 10 40 4.0 12 5.0 0.39-1.06 1.06-1.46 1.46-2.0 Dưới 1 1-5 8-10 8-10 8-10 5-6 5-6 Cargill Độ ẩm tối đa Protein tối thiểu Béo thô tối thiểu Xơ thô tối đa Photpho tối thiểu Muối tối đa Năng lượng thô tối thiểu 11 28 5.0 7 1 2.5 2.250 (kcal/k g) 2-3 20-200 3-5 2-3 HA1328 Năng lượng trao đỗi tối thiểu Protein tối thiểu Độ ẩm tối đa Béo thô tối thiểu Tro tối đa Xơ thô tối đa Photpho tối thiểu 210 28 11 5.0 10 7 1 2-3 20-200 3-4 2-3 Chiều dài của cá sau 24 giờ: STT AO1 (Cá bố mẹ từ viện II) AO2 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) AO3 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) 1 0.7 0.4 0.5 2 0.6 0.6 0.7 3 0.4 0.5 0.2 4 0.5 0.6 0.6 5 0.8 0.3 0.3 6 0.9 0.7 0.6 7 0.6 0.8 0.4 8 0.7 0.4 0.4 9 0.4 0.5 0.7 10 0.5 0.3 0.5 11 0.6 0.6 0.2 12 0.7 0.6 0.4 13 0.4 0.2 0.6 14 0.3 0.5 0.3 15 1 0.7 0.5 Trung bình 0.57 0.51 0.46 Chiều dài của cá sau 10 ngày tuổi: STT AO1 (Cá Bố Mẹ Từ Viện II) AO2 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) AO3 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) -50- 1 1.4 1.3 1.5 2 1.2 1.5 0.9 3 0.8 1.4 1.3 4 1.2 1.7 1.1 5 1.6 1.6 1.2 6 1.4 0.5 0.7 7 1.2 1.7 1.3 8 1.3 1.4 1.3 9 1.6 1.4 0.5 10 1.8 1.6 1.3 11 1.3 1.2 1.6 12 1.7 1.7 1.3 13 1.5 1.4 0.6 14 1.4 1.5 1.8 15 1.3 1.6 1.5 Trung bình 1.38 1.43 1.19 Chiều dài của cá sau 20 ngày tuổi: STT AO1 (Cá bố mẹ từ viện II) AO2 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) AO3 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) 1 3.7 4.2 2.8 2 2.6 5.1 3.2 3 3 2.8 2.2 4 3.6 4.5 2.4 5 5 3.7 3 6 2.8 4.8 3.6 7 3.8 4.4 2.9 8 2.1 5.2 4.8 9 4.4 3.4 4.7 10 5.2 5.4 5.2 11 3.5 3 2.6 12 3.6 5.6 4.4 13 4.3 4 2.5 14 4 3.2 2.6 15 3.6 3.5 3.5 Trung bình 3.68 4.19 3.36 Chiều dài của cá sau 30 ngày: STT AO1 (Cá bố mẹ từ viện II) AO2 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) AO3 (Cá thịt nuôi lên làm cá bố mẹ) -51- 1 5.8 7.4 6.3 2 3.1 6.3 3.4 3 6 6.6 3.6 4 7 7 4 5 5.5 7.2 5.5 6 5 5.4 3 7 4.6 5.8 5.6 8 6.8 6.7 6.1 9 3.8 5.9 5.5 10 4.9 4.3 4.7 11 5.5 6.1 6.7 12 6.3 7.2 3.8 13 4 5 3.5 14 3.6 4.9 5.6 15 3.5 4.6 5.8 Trung bình 5.03 6.03 4.87 Sau khi sử lý excel ta có bảng kết quả so sánh chiều dài cá như sau: AO1 AO2 AO3 Chiều dài lúc thả sau 24 giờ 5,7  0,2 5,2 0,2 4,6 0,2 Sau 10 ngày thả Tăng trưởng chiều dài/ngày (mm) 13,8 0,2 0,81 14,3 0,3 0,9 11,9 0,4 0,73 Từ ngày 11- ngày 20 Tăng trưởng chiều dài /ngày(mm) 36,8 0,8 2,3 41,9 0,9 2,76 33,6 1,0 2,17 Từ ngày 21- ngày 30 Tăng trưởng chiều dài /ngày(mm) 50,3 1,2 1,35 60,3 1,0 1,84 48,7 1,2 1,51 Tỷ lệ sống (%) 2,54 4,78 14,08 Bảng đối chiếu NH3 qua pH và NH4+ trong bộ test NH4+. pH NH4+ 7 7,5 8 8,5 9 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 1 0,06 0,02 0,05 0,15 0,36 2 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_hq_khanh_2817.pdf
Luận văn liên quan