Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt, lợ

Đây là một trong những cơ sở sản xuất giống tôm Càng xanh qui mô lớn trong tỉnh, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản suất luôn được đảm bảo. Kết cấu trại luôn được đảm bảo về nhiệt độ và ánh sáng ổn định, con giống làm ra chất lượng, uy tín trong và ngoài tỉnh. Vị trí trại nằm gần sông Tiền và đường giao thông, nên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

doc63 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt, lợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màu vàng đục là cá đang lên trứng lại. Trong quá trình kiểm tra ta nên kiểm tra 2- 3 lần để có độ chính xác cao như thế thì khi cho cá đẻ đảm bảo được số cá kiểm tra có thể vuốt trứng được hết sau khi đã tiêm kích dục tố kế tiếp ta đem cá đánh dấu cân và cho vào bể xi măng chuẩn bị cho đẻ. Đối với cá đực thì chọn những con bụng to gai sinh dục đỏ, lồi, vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có dung dịch màu trắng đục như sữa chảy ra nhiều là được. Sau đó cho vào bồn Inox. Cá đực sau khi kiểm tra xong cho vào bể tròn bằng Inox (5 bể), cá đực và cá cái nhốt riêng. 2. Sử dụng kích dục tố 2.1 Cách pha thuốc Trước khi pha ta phải xác định khối lượng cá cần tiêm là bao nhiêu, để có cách pha thuốc hợp lí, thường thì pha 1 lọ HCG 10.000 UI với 1ml nước muối sinh lí, sau đó ta đậy nắp lại lắc nhẹ cho thuốc hoà tan đều 2.2 Cách tiêm thuốc Bắt cá trong bể cho vào băng ca 1 người giữ chặt cá vào thành bể để cá không giẫy giụa, 1 người dùng ống tiêm rút thuốc. Sau đó tiến hành tiêm, chỉ tiêm cho cá cái, cá đực không tiêm vì tinh trùng tự nhiên thì tỉ lệ thụ tinh sẽ tốt hơn. Tiêm cho cá cái: Liều dẫn: 500 UI/kg tiêm cho cá cái. Liều sơ bộ 1: 500 UI/kg tiêm cho cá (sau liều dẫn 24 giờ). Liều sơ bộ 2: 1000 UI/kg tiêm cho cá (sau liều sơ bộ1 24 giờ). Liều quyết định: 4000 UI/kg tiêm cho cá cái (sau liều sơ bộ 2 15 giờ). Hình 8. Tiêm cá Trước khi pha thuốc ta cần xác định khối lượng cá cần chích mà ta có cách pha thuốc cho hợp lí, tuỳ theo từng vùng, từng nơi mà có cách pha thuốc khác nhau, thường thì người ta pha một lọ HCG 10000UI cho 1ml nước muối sinh lí, sau đó đóng nắp lại lắc nhẹ cho thuốc hoà tan. Ở đây sử dụng HCG của Việt Nam, trong trường hợp thiếu thuốc HCG Việt Nam thì sử dụng HCG Trung Quốc, chỉ sử dụng riêng từng loại đẻ tiêm cho cá. Cá đực không tiêm vì số lượng cá nhiều, thành thục tốt dễ chọn và số lượng đủ cho sinh sản, tuy nhiên tinh trùng tự nhiên sẽ tốt hơn nhiều so với kích dục tố. Sau khi tiêm liều quyết định khoảng 8-10 giờ (ở cơ sở thường là 8 giờ, nhiệt độ nước 300C) thì ta tiến hành vuốt trứng, trước khi vuốt trứng 15 phút ta tiến hành vuốt tinh. Chuẩn bị dụng cụ vuốt tinh: Băng ca chuyển cá Máng giữ cá Khăn lau Ống tiêm Lọ chứa tinh sau khi vuốt Thùng, nước đá Dung dịch chứa tinh ( nước muối sinh lý 9o/oo). 3. Tiến hành vuốt trứng và tinh 3.1 Cách vuốt tinh Dùng bằng ca chuyển cá từ bể chứa đến nơi vuốt tinh, sau khi đến nơi vuốt tinh ta đặt cá vào trong máng không cho cá giẫy giụa. Hình 9. Vuốt và trữ tinh Khi vuốt tinh thì cần 3 người 1 người giữ ở phần đuôi, 1 người giữ ở phần đầu và vuốt tinh người, còn lại dùng ống tiêm (có chứa nước muối sinh lí) rút lấy tinh đã được vuốt ra. Sau đó cho tinh trùng vào lọ chứa và trữ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Mục đích giúp cho tinh trùng loãng ra làm tăng khả năng thụ tinh, đồng thời làm bất hoạt tinh trùng. Chú ý trong quá trình vuốt tinh không được có máu hay nước trong tinh trùng, nếu có thì ta bỏ ngay phần tinh trùng vừa thu. Vì nếu có máu và nước trong tinh trùng sẽ làm giảm khả năng thụ tinh. 3.2 Cách vuốt trứng Dùng que thăm trứng kiểm tra cá tới thời gian đẻ chưa, nếu tới thời gian đẻ thì trứng tròn, đều, rời rạt, không có máu, nước vàng và khi đưa que vào chỗ sinh dục của cá nhẹ nhàng. Sau đó, dùng băng ca chuyển cá đưa tới trại ấp, tại trại ấp tiến hành buộc khăn giữ chặt cá, buộc 2 khăn một ở đầu phía sau 2 ngạnh và 1 ở trước cuốn đuôi (Cá vẫn còn trong băng ca và lật ngửa). Vuốt cá cần 2 người, 1 người giữ ở phần đuôi, người còn lại giữ ở phần đầu và tiến hành vuốt trứng vào thau khô và sạch. Hình 10. Vuốt trứng và thụ tinh Cách vuốt: ngón cái một bên 4 ngón còn lại một bên của bụng cá vuốt từ từ và vuốt từ trên xuống dưới, trong khi vuốt các ngón tay phải cọ sát và mạnh vào bụng cá, các đầu ngón tay hướng ra ngoài không được bấm vào bụng cá như thế sẽ làm tổn thương đến nội tạng cá. Trong khi vuốt thao tác phải thật nhẹ nhàng và nhanh gọn, vuốt trứng, vuốt từ trên xuống dưới, nếu cá rụng trứng róc thì vuốt một lần là sạch, đôi khi phải vuốt 2 – 3 lần do trứng cá rụng cục bộ, khi đó ta vuốt ngược từ dưới lên trên vài lần cho thông ống dẫn trứng, rồi sau đó vuốt từ trên xuống dưới lại bình thường cho đến khi hết trứng hoặc thấy có máu hay nước chảy ra thì dừng lại, đem cân trứng (mục đích đem cân là để tính được số kg trứng ấp trong 1 bình Weys). Sau khi vuốt trứng xong lập tức thả cá trở lại ao. Tiếp theo, ta dùng ống tiêm hút lấy tinh trùng vừa vuốt trước khi vuốt trứng cho vào thau đựng trứng, dùng lông gà khuấy đều 10- 15giây, sau đó cho nước sạch vào ngập trứng, chú ý nước được cho vào từ từ, vừa cho nước vào đồng thời tiếp tục dùng lông gà khuấy đều khoảng 1 phút để trứng hoạt hóa và thụ tinh, tiếp theo đổ nước cũ đi. Sau đó, cho dung dịch Tanin vào khử dính, quậy đều khoảng 30 giây rồi đổ dung dịch Tanin ra, tiếp tục cho nước sạch vào khuấy đều rồi đổ ra, làm lại vài lần cho sạch hết dung dịch Tanin, rồi tiến hành đem trứng ấp trong bình Weys. 4. Ấp trứng Nước để ấp trứng: dùng nước sông bơm vào bể inox (thể tích 2- 3m3) xử lí bằng thuốc lắng của Trung Quốc, sau khi lắng tiến hành hút cặn ở bể rồi đem lên ấp trứng. Dụng cụ ấp: bình Weys có thể tích 15lít có thể ấp được khoảng 1,2 -1,5kg trứng, tùy theo số bột cần xuất mà có thể ấp nhiều hơn hay ít hơn nhưng tốt nhất là ấp từ 1- 1,2kg, vì với mật độ thưa như thế sẽ làm cho nước ít dơ và tỉ lệ nở cao hơn. Dưới bình Weys có van điều chỉnh, vì thế ta điều chỉnh sao cho lưu tốc nước phù hợp sao cho trứng được đảo điều không bị lắng xuống đáy, cũng không được quá mạnh sẽ làm trứng vỡ hay bị trôi ra ngoài. Trong quá trình ấp thì yếu tố quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là nhiệt độ phải giữ nhiệt độ luôn ổn định nằm trong khoảng 29-30oC khoảng 16-22 giờ trứng nở, nếu nhiêt độ cao hơn 31oC thì thời gian nở của cá sẻ rút ngắn lại, nhưng tỉ lệ dị hình cao, trứng cũng dễ bị nhiễm nấm hơn, do dó ta cần phải thay nước để hạ nhiệt xuống. Còn nhiệt độ thấp thì kéo dài thời gian phát triển của phôi trứng sẽ chậm nở, do đó, ta dùng heater cho vào bể ấp để ổn định nhiệt độ, trong khi ấp cần đo nhiệt độ thường xuyên. Hệ thống ấp sử dụng dòng nước tuần hoàn để đảo đều trứng nên hàm lượng oxy trong nước luôn đảm bảo. Thường xuyên theo dõi trứng trong quá trình ấp, khi thấy trứng dính vào thành bình thì dùng lông gà khuấy không cho trứng dính và thành bình thao tác phải nhẹ nhàng tránh gây vỡ trứng và làm trứng tràn ra ngoài. Trứng khi ấp khoảng 4 -6 giờ thì xuất hiện trứng ung, cần dùng ống nhựa hút những trứng ung ra khỏi bình Weys. Trong quá trình ấp trứng phải có người trực thay nước trong bể ấp và giải quyết khi gặp sự cố. Thực tế ở đây thì thay nước 2 lần mỗi lần cách nhau 6 giờ tính từ lúc cho trứng vào bình Weys, mỗi lần thay nước 50% lượng nước. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ ấp, luôn giữ ở mức 29 – 310C. Hình 11. Bình Weys ấp trứng 5. Thu cá bột Sau khi ấp từ 16-18 giờ (nhiệt độ dao động 30-31 oC) ta tiến hành thu cá bột. Khi cá bắt đầu nở thì dùng dung cụ để che chắn nhằm hạn chế ánh sáng loạt vào bể ấp làm như vậy trứng sẽ nở tốt hơn, khi thấy cá đã nở nhiều thì bắt đầu mở van điều chỉnh tăng từ từ lưu tốc nước lên mục đích giúp cho cá theo dòng chảy chảy ra mạng tràng của bình Weys theo nước xuống bể nước ấp có bố trí khung lưới có kích thước mắc lưới nhỏ. Sau đó, ta dùng vợt vớt những cá bột mới nở đem bố trí vào bể dưỡng (v= 2m3 ), mỗi bể dưỡng từ 3-5 triệu bột, kết hợp với sụt khí liên tục. Sau khi cá được chuyển vào bể dưỡng, dùng vợt vớt bọt và những trứng ung còn sót lại kết hợp với thay nước thường xuyên, phải đảm bảo môi trường nước luôn sạch, lúc đầu khoảng 30 phút thay nước một lần mỗi lần thay 50% lượng nước trong bể (thay 2-3 lần), sau đó là 3 giờ thay nước một lần (vì lúc đầu nước dễ bị đục và nhiều bọt nỗi trên mặt do vỏ trứng phân hủy), mỗi lần thay khoảng 50 – 70% lượng nước trong bể, nước thay trong bể dưỡng cũng phải được lắng lọc kỹ trước khi thay. Nhiệt độ nước trong bể phải được duy trì ở mức 29-31oC, nếu thấy nhiệt độ tăng vượt mức thì phải thay nước để hạ nhiệt độ xuống vì cá còn khá nhỏ nên dễ bị sốc nhiệt, ngược lại thì sử dụng heater ổn định nhiệt độ. 6. Xuất cá bột Bao đã chuẩn bị sẵn với hai lớp nylong ở trong và bên ngoài là bao, đổ khoảng 10 - 12 lít nước sạch vào bao, rồi dùng cóc đông 100ml khoảng 70000 - 100.000 cá bột cho vào bao, bơm oxy vào và đóng cẩn thận, tiến thành vận chuyển bằng xe hoặc ghe, xuồng,... Tùy theo đoạn đường vận chuyển xa hay gần mà khi đóng bao ta bơm oxy nhiều hay ít và mật độ cá bột vận chuyển là thưa hay dày. Thường thì 70.000 cá bột cho một bao chứa 15 lít nước vận chuyển cá bột nơi gần, ở xa thì 50.000 cá bột. Nhận xét Cá có nguồn gốc rõ ràng , được mua từ Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II nên đảm bảo được con giống làm ra có chất lượng và sức khoẻ của đàn cá bố mẹ. Số lượng cá nuôi vỗ nhiều, nên thuận lợi cho việc chọn cá cho tham gia sinh sản. Cá được nuôi vỗ trong điều kiện môi trường nước tốt (được lấy từ sông Tiền) ao được thay thường xuyên, thức ăn nuôi vỗ đầy đủ thành phần dinh dưỡng nên cá thành thục tốt. Tuy nhiên, khâu kiểm cá cho sinh sản tốn rất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của những con khác. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi cho sinh sản thì thả lại ao vừa bắt lên, như thế lần sau khi kéo lên kiểm cá cho sinh sản sẽ bắt lại những con vừa cho sinh sản như thế sẽ mất thời gian, còn làm cá mệt có thể bị chết. Tốt nhất những con cho đẻ rồi ta nuôi riêng có chế độ chăm sóc riêng thì sẽ có thành thục lại tốt, nhanh hơn. Tuy nhiên nếu ta làm như thế thì ta phải cần có nhiều ao. Thao tác vuốt tinh, trứng đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm thì mới làm tốt và không làm tổn thương đến cá. Nếu vuốt nhẹ quá thì tinh và trứng không ra hoặc ra rất ít, còn vuốt mạnh quá thì làm tổn thương các nội tạng bên trong và sẽ làm cho cá chết. Công nhân ở trại đa phần là những người có kinh nghiệm, nên quá trình cho sinh sản diễn ra nhịp nhàn, nhanh chóng hạn chế làm cá bố mẹ mất sức, thao tác vuốt trứng nhanh, tinh trùng được bảo quản cẩn thận, thụ tinh kịp thời nên tỉ lệ thụ tinh cao (95 – 98%), tỉ lệ nở cũng rất cao (80 – 85%). Không để ánh nắng rọi và gió lùa trực tiếp vào trứng, tinh trùng như thế sẽ làm giảm khả năng thụ tinh, do trứng đã khô, tinh trùng bị yếu hoặc chết. Vì thế, nên che chắn kỹ lưỡng nơi vuốt trứng, tinh và thao tác từ vuốt trứng đến thụ tinh đều tiến hành nhanh chóng nhưng cẩn thận để nâng cao tỉ lệ thụ tinh. Nguồn nước dùng để ấp và dưỡng cá bột được lắng kỹ nên cũng hạn chế được phần nào các chất lơ lững và các sinh vật hại cá bột. III. Kỹ thuật ương cá tra từ bột lên huơng Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 16/4 – 6/5/2011. Đối tượng nghiên cứu: cá tra (ương cá bột lên hương). Địa điểm: xã Tân Khánh Đông – TX Sa Đéc – Đồng Tháp. 1. Chuẩn bị ao 1.1. Ao ương: - Ao có S=5000m2, độ sâu 2,2 - 2,5m. - Ao có hình chữ nhật có độ nghiêng dần về nơi thoát nước. - Đáy ao phẳng không có nhiều hang, vũng là nơi cư trú của địch hại ếch, nhái, cua… - Ao có cống cấp thoát nước, nguồn nước cấp cho ao ương ở Sông Tiền tương đối sạch. - Xung quanh ao thoáng không có cây cối che xuống ao. - Hệ thống ao được thiết kế gần nguồn nước. 1. 2. Cải tạo ao - Bờ ao kiên cố chắc chắn - Dọn cỏ xung quanh ao, không có cây che ánh sáng, vệ sinh bờ ao tránh địch hại cư trú,… - Bơm cạn nước bằng máy bơm (15/04/2011) - Bón vôi (CaCO3) cho ao: bằng cách rải vôi đều ao và ven bờ ao (11 bao; 330kg/5000m2) - Mục đích cải tạo ao hạ phèn, diệt cá dữ, trứng thúi. - Phơi đáy ao 1-2 ngày (16,17/04/2011) - Qua ngày sau đưa nước sạch vào (18/04/2011) (nước được cấp qua lưới lọc dày để tránh cá tạp vào ao). - Gây trứng nước (19/04/2011) bằng cách tạt bột đậu nành (1kg/5000m2) xuống ao để tạo thức ăn cho cá bột trước khi thả cá. - Tiếp đến cấp nước vào đến độ sâu thích hợp ( chờ thả cá bột). Hình 12. Cải tạo ao 2. Thả cá bột 2.1. Chọn cá bột Cá phải có kích cỡ đều; màu sắc tươi sáng Bơi lội nhanh nhẹn, sắp tiêu hết noãn hoàn. 2.2. Cách thả cá Cá được đóng bao oxy ( mật độ 50-70 ngàn con/bao) được vận chuyển đến ao ương, ta thả bao đựng cá giống xuống ao để cân bằng nhiệt độ khoảng 15-20 phút. Ao phải được trang bị hệ thống sục khí dọc giữa ao. Bao cá giống được đưa vào gần hệ thống sục khí để thả, không thả ở 1 chỗ hay gần bờ nên thả nhiều điểm. Nên thả cá gần ao có sục khí. Vì nơi đây có nhiệt độ gần như đồng nhất không có sự phân tầng nhiệt độ giữ tầng mặt và tầng đáy, do đó, cá sẽ ít bị sốc môi trường, nhất là nhiệt độ. Hình 13. Thả cá bột Cách thả Trước tiên ta thả bao cá bột xuống ao cho cân bằng nhiệt độ. Khi mở bao: 1 tay mở dây cột bao, 1 tay nắm miệng bao, tránh để khí trong bao thoát ra ngoài, miệng bao để đặt sát mặt nước tay còn lại vỗ nhẹ lên đáy bao ( phía ngoài bao) ra ta thả 1 phần miệng, nghiêng bao cho nước từ từ vào bao, ta dùng tay quạt nước ngay miệng bao cho cá ra từ từ nhằm hạn chế sốc môi trường. Cá thả vào lúc sáng sớm ( 7h) 20/04/2011 hay chiều mát. Nhưng thực tế thì cá được thả xuống ao vào buổi sáng lúc 7h. 3. Mật độ thả: 1,8 triệu bột/5000m2 4. Chăm sóc cho cá Đây là khâu rất quan trọng quyết định đời sống của cá về sau. Cho ăn: ngày 6 lần, cách nhau 3h khi dần về sau cho ăn 5 lần/ngày. Sáng : 6h , 9h Trưa:12h Chiều : 15h, 18h , tối 21h. Thức ăn cá trong quá trình ương gồm: bột đậu nành + trứng vịt + sữa bột Hà Lan. Cách cho ăn: Thức ăn sau khi được trộn đều thì tạt đều xuống ao. Hình 14. Thức ăn cho cá bột Theo dõi ao hằng ngày: Sự biến động của môi trường, màu sắc, nước ao. Tăng trưởng của cá, chiều dài cá. Theo dõi tính ăn của cá Thường xuyên theo dõi địch hại tránh làm ảnh hưởng đến vật nuôi như: ( nòng nọc, bọ gạo, sâu nước, ấu trùng chuồn chuồn…). Dùng lưới để kéo bỏ loại nòng nọc,… Theo dõi khả năng bắt mồi của cá để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. + Ngày 1(20/04/2011) Cá được thả lúc 7h sáng, bắt đầu cho ăn khoảng 11 giờ. Chiều dài trung bình của cá là 4mm, pH > 9, nhiệt độ(t0) nước = 33,5oC. Thành phần thức ăn cho 1,8 triệu bột: 25 trứng hột vịt + 0.5kg bột đậu nành + 200g sữa bột Hà Lan/lần ăn. - Cho ăn 4 lần ( 11h, 15h, 18h, 21h) - Đến 12h30 thì xử lý bằng Yucca do nền đáy ao dơ ( nguyên nhân trong quá trình cải tạo ao không được hút bùn đáy ao). - Ngày đầu khi mới thả cá tập trung nhiều ở mé bờ và chết. + Ngày 2: ( 21/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 6mm, pH: 8,5, t0 = 33oC Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu: 15 trứng + 0.5kg bột đậu nành + 1.5 – 200g sữa bột Hà Lan /lần ăn. Cá giảm tập trung ở mé bờ, và cá phát triển bình thường. + Ngày 3: (22/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 8mm, pH = 8,5, to =300C, 02 (17h)=6 Cho ăn 6 lần :6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu: 30 trứng + 1.5kg bột đậu nành + 100 – 150g sữa bột Hà Lan /lần ăn. + Ngày 4: (23/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 10mm, pH = 8,5, to =32-33oC Màu nước màu xanh đậm Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu: 20 trứng + 1.5kg bột đậu nành + 100 – 150g sữa bột Hà Lan /lần ăn. + Ngày 5: (24/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 11mm, pH = 8,5, to =31,5 - 33oC (chiều) Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu: thức ăn T501S ( Uni-prensent) 800g + 1kg bột đậu nành + bột gòn + 100-150g sữa bột Hà Lan. Do tảo phát triển nhiều nên xử lý tảo lúc 2h30 bằng Yucca. + Ngày 6: (25/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 12mm, pH = 8,5, to 31- 33oC. Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu: 1kg bột đậu nành + thức ăn T501S 1kg + bột gòn.. Khi đã xử lý tảo thì có hiện tượng tảo chết nổi lên mặt ao. Vệ sinh bằng cách dùng máy bơm hút bỏ. + Ngày 7: (26/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 14mm, pH = 8,5, to =32-33oC Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu thức ăn: thức ăn T501S 2kg + bột gòn/lần. Cá có hiện tượng lên món nhưng chưa nhiều. Thay nước + Ngày 8: (27/04/2011) Chiều dài 16mm, pH = 8, O2= 6, to=31,5oC Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu thức ăn: 2kg thức ăn T501S + bột gòn (có ít)/lần. Cá hiện tượng lên móng nhiều hơn ngày thứ 7. + Ngày 9: (28/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 17mm, pH = 9 , to=33oC , O2=6 Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu thức ăn: 2,2kg thức ăn T501S + bột gòn (có ít)/lần. Cá có hiện tượng “lên móng” rộ và đều. + Ngày 10: (29/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 18mm, pH =8 , to =31oC. Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h. Nguyên liệu thức ăn: 2,4kg thức ăn T501S + bột gòn (ít). Cá phát triển bình thường bắt mồi tốt. + Ngày 11: (30/04/2011) Chiều dài trung bình cá: 19mm, pH =7,5, to = 30oC. Cho ăn 5lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h Nguyên liệu thức ăn: 2,5kg thức ăn T501S + bột gòn. + Ngày 12: (1/05/2011) Chiều dài trung bình cá: 22mm, pH = 8 , to = 32oC. Cho ăn 5lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h Nguyên liệu thức ăn: 2,7kg thức ăn T501S + bột gòn. + Ngày 13: (2/05/2011) Chiều dài trung bình cá: 23mm pH = 7,5 , to =31,5oC. Cho ăn 5lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h Nguyên liệu thức ăn: 2,8kg thức ăn T501S + bột gòn. Thay nước ao ( nguồn nước từ Sông Tiền qua lưới lọc) + Ngày 14: (3/05/2011) Chiều dài trung bình cá: 24mm, pH = 8, to =32oC. Xử lý Yucca Cho ăn 5lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h Nguyên liệu thức ăn: 3kg thức ăn T501S + bột gòn.(ít) + Ngày 15: (4/05/2011) Chiều dài trung bình cá: 26mm, pH =7,5, to =33oC. Cho ăn 5lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h Nguyên liệu thức ăn: 3,2kg thức ăn T501S + bột gòn. + Ngày 16: (5/05/2011) Chiều dài trung bình cá: 28mm, pH =8, to =30oC. Cho ăn chỉ 1 lần (3,2kg thức ăn T501S + bột gòn.) tránh khi kéo cá bị sốc. Kéo cá lúc sáng nhưng trước khi kéo nên rút nước trong ao để kéo dễ dàng. + Ngày 17: (6/05/2011) Kéo cá đưa vào vèo luyện cá ( khoảng 8h). Nên kéo vào buổi sáng tốt nhất. Khi cho cá vào vèo luyện thì không cho + Ngày 18: ( 7/05/2011) xuất cá. 5. Thu hoạch 5.1 Luyện cá Cá đạt khoảng 28mm thì thu hoạch để cho cá ít bị hao hụt trong lúc thu hoạch và vận chuyển ngưng cho cá ăn trước đó từ 6-12 giờ. Dùng lưới kích thước mắt lưới nhỏ kéo, ta đưa vào vèo căng thẳng hình chữ nhật, vèo cao hơn mặt nước khoảng 30cm, đáy vèo sâu (0,5-0,8m). Kết quả: thu hoạch ao cá hương được 53 triệu con, tỉ lệ sống đạt 29,4%. 5.2 Vận chuyển + Sử dụng bao nylon (dài 120cm x rộng 60cm) cho nước (nước đã được lắng trong và xử lý) vào 1/3 bao và cho cá vào bơm oxy vào đến căng bao trên buộc lại bằng dây thun tròn. + Mật độ từ 3000 -5000con/bao tùy theo kích cỡ cá và đoạn đường vận chuyển, thực tế nơi thực tập thì mật độ 5000con/bao. + Có thể vận chuyển bằng xe tải nhỏ, xe ba gác, bằng ghe,... Chú ý: Nên vận chuyển cá thời điểm nhiệt độ thấp giúp cá khoẻ và không bị chết trong thời gian vận chuyể, để tránh cá bị nhiễm bệnh từ môi trường do quá trình vận chuyển bị xây xác thì trước khi đóng bao oxy cho vào mỗi bao 1 viên penicillin nhằm diệt mầm bệnh,vi khuẩn,..., sau đó mới cho cá vào đóng bao. Nhận xét Các khâu cải tạo, chuẩn bị con giống rất kỹ theo qui trình kỹ thuật, tuy nhiên do thời gian ương quá gấp (nhu cầu con giống, giá cá cao), nên không thể hút bùn, làm cho tảo phát triển mạnh, nhiều khí độc gây biến động lớn đến môi trường: pH lên đến 9, dẫn đến cá vào gần bờ và chết nhiều vào ngày đầu. Cơ sở đã kịp thời xử lí, nên đã ổn định được môi trường vào những ngày hôm sau, tỉ lệ chết cũng giảm dần. Sử dụng thức ăn tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên cá ương phát triển nhanh và kích cỡ tương đối đồng đều. Cá bột do trại sản xuất ra nên đảm bảo nguồn gốc, chất lượng và tỷ lệ sống sẽ cao, đoạn đường từ bể ương cá bột đến ao ương cá hương gần, nên thời gian vận chuyển cá ngắn hạn chế tình trạng ăn nhau, tránh được hao hụt. Thường xuyên vớt cá để kiểm tra, nên dễ dàng biết được số lượng, sức khoẻ, khả năng bắt mồi của cá. Nhờ đó, mà công tác chăm sóc và quản lí dễ dàng, mang lại hiệu quả kinh tế hơn. B. ĐỐI TƯỢNG TÔM CÀNG XANH 1. Vị trí trại Nằm cạnh sông Tiền, gần đường giao thông, có nguồn nước ngọt tốt, ít bị ô nhiễm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gần hệ thống lưới điện quốc gia. Gần vùng nuôi tôm thương phẩm. 2. Thiết kế trại Trại sản xuất tôm gồm 48 bể, được chia thành 4 trại nhỏ. Xây dựng bằng gạch theo hình vuông, thể tích mỗi bể 5m3. Trong ương giống tôm càng xanh nhiệt độ nước thay đổi theo mùa vụ, thiết kế trại, mức nước và hệ thống ương, nên trại được thiết kế với mái che có tấm tối và ang xen kẽ, cửa có thể điều chỉnh thoáng hay kín gió. Bể pha và chứa nước ót có dạng hình chữ nhật được âm vào đất. Dùng cao su để lót nền đáy đảm bảo nước ót và nước pha không bị rò rỉ hay thất thoát ra ngoài. Đối với bể chứa nước ót được che kín và có mái che để hạn chế nước ót bóc hơi. Bể chứa nước pha (12‰) có mái che hoặc sử dụng lưới che, khi xử lí nước bằng chlorine ngoài hệ thống sục khí còn lợi dụng được một phần ánh ang mặt trời để chorine dễ dàng bay hơi. Bể ương ấu trùng được trải bằng cao su nhằm lưu trữ nước trong bể. Và bể được đào khuyết ở giữa để các chất cặn bả tập trung ở đó nhằm thuận tiện cho việc siphon, thay nước khi cần thiết và thu Post sau này. 3. Chuẩn bị trại Đây là khâu quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động sản xuất của trại giống. Trước và sau mỗi đợt sản xuất cần phải vệ sinh trại, tất cả các dụng cụ như ống hút, hệ thống sục khí, bể ương, thau, xô…thật cẩn thận. Các hóa chất thường dùng để rửa bể và dụng cụ như xà phòng, hay dung dịch chlorine 100-200 mg/l, hoặc formol nồng độ 30%. Đối với dụng cụ thường thì rửa bằng xà phòng sau khi rửa ta phơi nắng cho khô. Đối với trại thường dùng chlorine 70% quậy cho hòa tan hoàn toàn, sau đó dùng bình xịt khắp trại rồi đóng kín cửa, trong thời gian 20-24h để diệt mầm bệnh. Trải cao su lên bể chuẩn bị cho đột ương giống mới. Sau đó phun chlorine khắp trại -> đóng kín cửa trại khoảng 24-48 giờ sau đó mỏ cửa trại bình thường cho lượng chlorine bay hơi hết. Đối với trại thì thường dùng chlorine 70% quậy cho hòa tan hoàn toàn sau đó dùng bình xịt khắp trại rồi đóng kín cửa. Kiểm tra lại hoạt động của hệ thống sục khí, hệ thống cấp thoát nước. Lắp đặt mỗi bể 9 dây sục khí và phân bố đều cho mỗi bể ương. Sau đó cấp vào bể khoảng 20 cm nước ót pha sẵn (12‰), cho hoạt động hệ thống sục khí, chuẩn bị bố trí ấu trùng. Hình 15: Vệ sinh trại 4. Pha nước ót ( 12‰ ) Hai nguồn nước được sử dụng trong trại sản xuất giống tôm là nước mặn (có thể là nước biển, nước ót) và nước ngọt. Nguồn nước mặn thường có độ mặn từ 100-120‰. Khi pha nước cần lựa chọn thời điểm nước lớn để đảm bảo độ trong sạch của nguồn nước. Dùng máy bơm tiến hành cấp nước ngọt và nước ót cùng một lúc. Vừa cấp nước vừa đảo đều nước ngọt và nước ót cho hòa tan vào nhau. Khi nước khoảng nửa bể dừng cấp nước ót, tiếp tục cấp nước ngọt. Tiến hành kiểm tra độ mặn thường xuyên đến khi nào đạt được độ mặn cần thiết thì dừng cấp nước ngọt. Ta có thể áp dụng công thức sau : S1 x V1 = S2 x V Trong đó: S1 : Độ mặn của nước mặn ban đẩu V1: Thể tích của nước mặn ban đầu cần dùng để pha S2 : Độ mặn của nước muốn có V2 : Thể tích của nước muốn có Sau khi pha nước tới độ mặn 12‰ ta tiến hành khử trùng nước bằng Chlorine với liều lượng 30 – 40g/m3. Sục khí liên tục để loại bỏ dư lượng Chlorine trước khi sử dụng. Trước khi sử dụng ta kiểm tra dư lượng Chlorine bằng test, nếu dư lượng còn thì dung dịch có màu vàng nhạt. Chú ý: - Nếu nhiệt độ môi trường cao thì pha nước lợ có độ mặn thấp và ngược lại. - Nước được cấp vào bể ương qua túi lọc để loại bỏ cặn bả trước khi cấp vào bể ương. - Khi nước cấp vào bể ta kiểm tra nồng độ chlorine, độ mặn, tiếp tục sục khí thêm trước khi thả ấu trùng. Hình 16: Dụng cụ đo độ mặn và bộ test Chlorine 5. Chuẩn bị tôm mẹ Theo Daniels và ctv (2000); Reddy (2000), New (2002) và Phương và ctv (2003), tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,...), có trọng lượng tốt nhất là 50-80g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt. Nguồn tôm mẹ ở đây được bắt tại ao nuôi vỗ riêng của người dân chuyên cung cấp tôm mẹ và từ ao nuôi tôm thương phẩm. Dùng lưới kéo tôm mẹ vào gốc ao và tiến hành lựa tôm mẹ, nên chọn những con ôm khối trứng màu xám đen hoặc đen là tốt nhất. Nếu chọn những con có trứng màu đen thì tôm sẽ nở ngay trong đêm mới bắt về. Trong trường hợp nếu thiếu tôm mẹ ta cũng có thể chọn những con có trứng màu xám để cho nở vào những ngày sau đó, nhưng không tốt do tôm sẽ yếu và chết, do điều khác với môi trường sống của chúng. Thao tác bắt tôm mẹ phải hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng tránh tôm va chạm mạnh để làm rơi trứng. Dùng ngón út kẹp chặt đuôi tôm không cho tôm búng, cử động dễ rơi trứng và dùng ngón cái dữ chặt đầu tôm. Tôm mẹ sau khi được lựa chọn thì tiến hành vận chuyển về trại bằng xe. Dùng thùng nhựa 30 lít cắt miệng cho nước ngọt vào chạy sục khí và thả tôm vào nhanh chóng chuyển về trại. Sau đó cho tôm ra thau chứa nước ngọt (nước ngọt đã thay nước sạch), chiều lại khoảng 16-17 giờ ta xử lý Formol cho tôm mẹ với nồng 250 ppm/50 lít nước để khử trùng và diệt mầm bệnh, không dùng liều quá cao sẽ ảnh hưởng tới trứng, có thể làm trứng bị ung, ấu trùng nở ra sẽ dễ bị dị hình. Sau khi xử lý formol khoảng 25-30 phút, ta vớt tôm mẹ qua thau chứa nước mặn 120/00 có sục khí (nước mặn là nước dùng ương ấu trùng), ấu trùng sẽ nở ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau và tiến hành thu vớt ấu trùng. 6. Kĩ thuật cho tôm đẻ 6.1 Tiêu chuẩn chọn tôm trứng Tôm khỏe mạnh, không thương tích hay mất các phụ bộ (chân ngực, chận bụng…) màu sắc sáng bóng , không dấu hiệu bệnh. Cỡ tôm khoảng 50 -80g/con Tôm có trứng đồng đều, màu xám đen hoặc đen, điểm mắt rõ ràng. Hình 17. Chọn tôm mẹ 6.2 Cho tôm nở Chọn những con có trứng màu xám đen hoặc đen để cho đẻ ngay trong đêm đó. Trong trường hợp thiếu tôm mẹ cũng có thể chọn những con có trứng màu xám để cho nở vào đêm đó và những ngày tiếp theo. Nước cho tôm đẻ có độ mặn 12 o/oo . Mục đích giúp do ấu trùng nở ra không bị sốc về nhiệt độ và độ mặn. 7. Thu và bố trí ấu trùng 7.1 Cách thu ấu trùng Trứng thường nở vào ban đêm, nở nhiều nhất là lúc khuya từ 22 giờ ngày trước đến 02 giờ sáng hôm sau. Thu lúc trời mát từ 5-6 giờ sáng, vào thời điểm này nhiệt độ thấp tôm sẽ ít bị sốc bởi các yếu tố môi trường hơn. Sau khi ấu trùng nở, ta tắt sục khí cho ấu trùng nổi lên mặt nước, dùng vợt mịn để vớt ấu trùng. Thao tác phải nhẹ nhàng để tránh làm ấu trùng bị xây xát. Sau khi vớt xong cho ấu trùng vào thau có chứa nước mặn 12 o/oo, dùng tay khuấy nhẹ, để yên cho những ấu trùng yếu, cặn bã và những trứng không nở tập trung lại giữa thau, dùng ống hút để rút những ấu trùng yếu ra ngoài. Còn lại những ấu trùng khỏe mang bố trí vào bể ương. Ấu trùng khỏe có những đặc điểm : + Hướng quang mạnh và tập trung nhiều trên mặt nước nơi chiếu sáng. + Ấu trùng kích cỡ lớn. + Màu trong sáng. + Hoạt động tích cực. Có thể dùng vợt vớt ấu trùng ra thau hoặc xô có sục khí, cân ấu trùng cho vào mỗi bể ương ấu trùng khoảng 50g – 55g/bể 5m3 (Mật độ ương: 40con/lít nước). Sau khi thu ấu trùng xong ta tiến hành vớt tôm mẹ ra lựa những tôm đẻ rồi đem bán hoặc ăn, còn những con chưa đẻ thể dồn lại cho đẻ tiếp. Dùng vợt vớt bỏ trứng ấu, trứng ung và rơi ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nở tiếp. Nếu có tôm chết nên bắt ra tránh ảnh hưởng tới ấu trùng và tôm mẹ. 7.2 Cách bố trí ấu trùng vào bể Ấu trùng sau khi đã thu xong thì ta chuyển ra bể ương, bằng cách cho nước vào từ từ rồi nghiên xô và lui nhẹ xô về phía sau, giúp ấu trùng thích nghi môi trường từ từ bơi ra ngoài. Thường xuyên dùng tay tạt nước khắp mặt bể nhằm giúp cho những ấu trùng nổi trên mặt nước chìm xuống, đồng thời điều chỉnh sục khí nhẹ để hạn chế ấu trùng nổi trên mặt nước, cứ khoảng 15 phút thì ta tiến hành tạt nước 1 lần (công việc này phải làm thường xuyên từ khi mới bố trí (sáng sớm) đến khi nhiệt độ thấp (chiều mát hoặc tối) nếu không ấu trùng sẽ chết). Dùng ET 600 (vitamin tổng hợp, chủ yếu C, E) pha loãng tạt đều bể vào ngày hôm trước, trước khi bố trí ấu trùng vào bể để giúp cho ấu trùng chóng sốc và nâng cao sức đề kháng. Liều lượng: 0.5-1g/m3. 8. Cho ấu trùng ăn 8.1 Cho ấu trùng ăn Artemia 8.1.1 Ấp Artemia Artemia được sử dụng là artemia của Mỹ hiệu golden seahorse, crytal Nước ấp artermia có độ mặn từ 6-35 o/oo artermia nở tốt nhất là từ 15-30 o/oo nhưng ở đây chỉ sử dụng nước có độ mặn khoảng 12 o/oo vì ấp ở độ mặn này thì artermia vẫn nở tốt. Trước khi ấp phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như bể composite, vợt thu artermia (mắc lưới 125µm), xô, ca, nước ấp artermia (nước phải có độ mặn từ 12-30 o/oo)… bể ấp phải có sục khí mạnh đảm bảo hàm lượng O2 hòa tan >4mg/l, nơi ấp cần có đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng có thể làm artermia nở kém thậm chí không nở. Nhiệt độ khoảng 29 -31oC (khác so với ly thuyết là 25-28oC). Lượng artermia ấp cần phải được tính toán trước phải đảm bảo đủ artermia để cấp cho ấu trùng. Mật độ ấp : 1,5-2g/l nước ( không vượt quá 5g/l) khi ấp artermia ở mật độ thưa sẽ nở tốt hơn mật độ dày. Hình 18. Ấp Artemia 8.1.2 Cách thu Artemia Sau khi ấp khoảng 24 giờ thì Artemia sẽ nở. Trước khi thu cần tắt sục khí khoảng 10-15 phút để phần vỏ Artemia tập trung trên bề mặt. Tiếp đó ta xả van rồi dùng vợt thu ở phía dưới, trong quá trình thu cần chú ý không cho vỏ xuống vợt. Khi thu nếu thấy art trong vợt đầy phải dừng lại và cho vào xô có chứa nước mặn 12‰, có sục khí. Sau đó tiếp tục thu phần art còn lại. Đối với xô không có van thì dùng ống dây để hút (thường sử dụng ở những ngày đầu khi lượng artemia ấp với số lượng ít). Sau khi thu xong để artemia trong xô dùng nắp đậy lại khoảng 3-4 phút artemia sẽ lắng xuống đáy, sau đó dùng ca vớt bỏ phần vỏ artemia ở phía trên (tránh để quá lâu artemia sẽ bị ngột và chết). Tiếp tục đổ artemia ra thau lợi dụng tính hướng quang artemia sẽ tập trung lên mặt, cặn bã sẽ chìm xuống đáy, thu phần artemia phía trên vào xô. Tuy nhiên, vỏ artemia vẫn còn nhưng với số lượng ít, khi cho ấu trùng ăn sẽ hạn chế được một phần ô nhiễm môi trường nước ương. Sau khi thu xong dùng nước có độ mặn 12‰ để rửa lại một lần nữa (có thể sử dụng nước ngọt) rồi cho vào xô đem cho ấu trùng ăn. Hình 19. Thu Artemia Khi thu artemia xong tiến hành vệ sinh dụng cụ bằng nước sạch, chuẩn bị cho đợt ấp artemia kế tiếp (lượng artemia ấp cũng phải dựa vào khả năng bắt mồicủa ấu trùng). Ưu và nhược điểm của cách thu artemia: -Ưu điểm: Artemia được tương đối sạch nên hạn chế làm dơ nước. -Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công lao động, dễ làm chết artemia. 8.1.3. Cách cho ấu trùng ăn artemia: Dùng ly để tạt artemia đều trong bể, giúp ấu trùng bắt mồi một cách dễ dàng. Cho ăn khoảng 15-20g/bể 5m3. Sau đó tăng dần lượng art (30-60g/bể), tuy nhiên lượng artemia ấp sẽ thay đổi theo nhu cầu của ấu trùng. Ngày cho ăn 3 lần: Sáng 7h, trưa 11h, chiều 16h. Mật độ trung bình ăn mỗi lần là 1-2 artemia/ml nước, lượng artemia cho ăn tăng theo sự phát triển của ấu trùng. Ở đây có một số cơ sở sản xuất chỉ cấp artermia 2 lần/ngày. Ta thấy ưu và nhược điểm của hai phương pháp này. Cấp artermia 2 lần/ngày Cấp artermia 3 lần/ngày -Ít tốn công sức, cũng như nước nước lợ để ấp và thu artermia. -Giá trị dinh dưỡng của artermia sẽ giảm dần sau khi cấp vào bể (artermia già) - Tốn nhiều công sức, cũng như nước nước lợ để ấp và thu artermia. -Giá tri dinh dưỡng tuy có giảm nhưng được kịp thời bổ sung lượng artermia mới cho ấu trùng. Hàng ngày theo dõi hoạt động của ấu trùng vào ban ngày và ban đêm, artemia thừa hay thiếu. Giai đoạn ấu trùng khoảng 9-10 ngày tuổi ta bắt đầu tập cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến. 8.2 Cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến 8.2.1 Cách làm thức ăn chế biến Trứng gà được tách bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ rồi cho sữa vào (1trứng gà/10g sữa), đánh thật đều cho đến khi sửa tan hết (không bị óc trâu), sau đó đem hấp chín khoảng 15 phút, lấy ra để nguội, dùng muỗng và rổ inox có mắc lưới nhỏ từ 300 - 400µm để cà thức ăn sau cho thật nhuyễn, rời rạt, rồi đem cho ấu trùng ăn. ô Lưu ý: Thức ăn chế biến phải được bảo quản lạnh tránh bị hư, có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc thùng nước đá nhưng không được để quá 24 giờ. Nếu quá 24 giờ thì không dùng cho ấu trùng ăn, nó sẽ làm ảnh hưởng đên sức khỏe ấu trùng. Hình 20: Thức ăn chế biến 8.2.2 Cách cho ăn Trước khi cho ăn tiến hành tắt sục khí và bắt đầu cho ăn (khi đó sẽ lên mặt nước yên tĩnh ấu trùng bắt mồi tốt hơn). Rải từ từ thức ăn xuống bể để cho ấu trùng bắt kịp mồi, tránh tình trạng lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm nước trong bể. Sau khi thấy ấu trùng bắt mồi nhiều và giữ chặt mồi thì tiến hành bật sục khí trở lại. Ta có thể cho ăn theo tỷ lệ sau : Bảng 3. Kích cỡ và liều lượng thức ăn Giai đoạn Kích thước thức ăn IV-V 300-400 μm VI-VIII 500-600 μm IX-XI 700-1000 μm Thời gian Lượng thứ ăn cho ăn Từ 10 -13 ngày 200g/1triệu ấu trùng Từ 14-16 ngày 250g/1triệu ấu trùng Từ 17-20 ngày 300g/1triệu ấu trùng Từ 21 ngày trở về sau 350g/1triệu ấu trùng Sau khi ấu trùng bắt thức ăn đều và no thì ngừng cho ăn. Khả năng bắt mồi của ấu trùng tùy thuộc lớn vào giai đoạn của ấu trùng, tình trạng sức khỏe, thời tiết và thời điểm cho ăn trong ngày. Tùy vào khả năng bắt mồi của ấu trùng và kinh nghiệm người chăm sóc cho ăn mà lượng thức ăn chế biến có thể thay đổi. Để đánh giá sức khỏe của ấu trùng ta có thể dựa vào bảng sau: Bảng 4. Phân biệt ấu trùng khỏe và ấu trùng yếu Đặc điểm ấu trùng khỏe ấu trùng yếu Ấu trùng 3-4 ngày tuổi Màu trong sáng Màu trắng đục Từ 5 tuổi ngày trở về sau Màu sắc sậm dần đến khi có màu vàng nâu nhưng trong Màu vàng nhợt nhạt đục hay đen. Kích cở Đồng đều Không đều Tâp tính bắt mồi Nhanh (bơi ngược vào cục sục khí) Chậm (trôi theo dòng nước) Hoạt động Bơi ngữa, ngược nhanh, không quay tròn Bơi lội chậm, quay tròn trên mặt nước Lột xác Nhiều sau khi thay nước Ít Tính hướng quang Mạnh Yếu 9. Chăm sóc và quản lí Thay nước và hút cặn Trong quá trình ương khi tảo đáy phát triển nhiều, nước thấy dơ thì ta tiến hành siphon, sau khi siphon ta cấp thêm nước vào bằng mực nước ban đầu trước khi siphon. Khi hút nước có khung lưới có kích cỡ mắt lưới thích hợp (0.1-0,3mm) tránh thất thoát ấu trùng, chất lượng nước cấp thêm vào phải kiểm tra kỹ về nhiệt độ, độ mặn,.. để tránh gây sốc cho ấu trùng. Các yếu tố môi trường nước Nhiệt độ: Nhiệt độ có liên quan rất lớn đến sự lột xác và phát triển của ấu trùng. Nhiệt độ thích hợp cho ương nuôi là 26-31oC, tốt nhất là giữ ổn định ở 29 -31oC. Nhiệt độ thấp dưới 24-26oC kéo dài thời gian phát triển và ấu trùng chậm lớn. Nhiệt độ cao trên 33oC sẽ dễ gây chết ấu trùng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột dù chỉ 1oC cũng có ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. Theo Tiến sĩ Shao-Wen-Ling 1961, thời gian biến thái của ấu trùng (11 lần lột xác) thành hậu ấu trùng (postlarval) nhanh nhất là 17 ngày, ở nhiệt độ nước trên 270C. Thực tế sản xuất thì thời gian biến thái của ấu trùng (11 lần lột xác) thành hậu ấu trùng (postlarval) từ 11- 14 ngày, ở nhiệt độ nước từ 30-330C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng cần được theo dõi hằng ngày bằng nhiệt kế. Mỗi ngày 3 lần, vào khoảng 6 giờ sáng và 14 giờ chiều, và 17 giờ chiều. Độ mặn : Độ mặn nước ương nên được duy trì trong phạm vi 12±2 ‰. Trong quá trình thay nước, nhất là đối với qui trình nước trong hở thì cần phải thận trọng, tránh nước mới có độ mặn chênh lệch lớn với nước ương làm sốc ấu trùng. pH: pH có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của ấu trùng. pH thích hợp nhất trong khoảng 7-8,5 trong ngày, pH dao động không vượt quá 1 đơn vị. Nếu cao sẽ làm cho khí độc tăng cao ảnh hưởng đến ấu trùng. Ánh sáng: Ánh sáng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh và giáp xác khác nói chung. Ánh sáng có cường độ vừa phài và chu kì chiếu sáng thích hợp sẽ giúp ấu trùng lột xác đều đặn, đồng loạt và phát triển nhanh, giúp cho sự phát triển ổn định của tảo trong bể ương. Oxy: Oxy nên duy trì trên 4 mg/l, tốt nhất là gần đạt mức bão hòa. Sục khí cần đảm bảo ien tục và đầy đủ, sục khí thích hợp không những cung cấp oxy cho ấu trùng mà còn giúp ấu trùng phân bố đều trong bể tránh gom tụ gây ăn nhau, giúp giải phóng bớt khí độc trong nước ương. 10. Chăm sóc bể ương trong giai đoạn chuyển sang postlarval Với điều kiện ương tốt, ấu trùng khỏe mạnh, thức ăn đầy đủ, nhiệt độ nước từ 30 – 320C, ấu trùng sẽ chuyển postlarval sau 12- 14 ngày ương và chuyển hoàn toàn từ 3- 5 ngày. Trong giai đoạn 15-17 ngày cần phải theo dõi thật kỹ do ở giai đoạn này những ấu trùng chuẩn bị chuyển postlarval chúng sẽ xuống đáy, nên trước đó ta phải siphon nền đáy cho sạch, nhằm tạo môi trường sống tốt cho ấu trùng, hạn chế nhiễm bệnh và khí độc (thao tác phải cẩn thận tránh làm ấu trùng bị siphon ra ngoài, có thể dùng vợt lọc ấu trùng lại). Đồng thời kết hợp cấp nước, có tác dụng kích thích ấu trùng lột xác để chuyển postlarval tốt, theo lý thuyết thì lựơng NH3< 0,1ppm, nhưng thực chất trong giai đoạn này thì lượng NH3 lên rất cao có khi đạt đến 1-1,5ppm (mức nguy hiểm) đồng thời duy trì nhiệt độ cho ổn định khoảng 30 -32oC vì khi nhiệt độ tăng sẽ làm cho NH3 cũng tăng theo Khi ta thấy tôm chuyển post trên 70-80% thì bắt đầu ngọt hóa. Ngọt hóa nó sẽ kích thích cho những ấu trùng chưa chuyển chuyển nhanh hơn. Quá trình ngọt hóa cũng phải được tiến hành theo trình tự nếu không sẽ rất dễ làm cho tôm bị sốc (tôm dễ bị đục thân) mỗi lần chỉ nên lấy khoảng 15-20% nước trong bể là vừa, một ngày có thể ngọt hóa 2 lần, mỗi lần không giãm quá 2 o/oo. 11. Cách ngọt hoá Tiến hành rút nước trong bể ương ra ngoài (khoảng 20%). Sau đó cấp lại nước ngọt tương đương với lượng nước vừa rút. Tiến hành vừa cấp vừa rút nước đảm bảo độ mặn giảm không quá 2o/oo. Nhiệt độ của nước ngọt cấp vào và nhiệt độ của nước trong bể ương luôn có sự chênh lệch nhau. Vì vậy, việc vừa rút vừa cấp nước sẽ đảm bảo nhiệt độ nước trong bể ương không thay đổi lớn làm cho ấu trùng bị sốc nhiệt độ và độ mặn. Đặc biệt ở lần ngọt hóa cuối cùng sẽ kết hơp với việc làm sạch nền đáy, thành bể để tạo môi trường sống tốt cho tôm. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau khi lột xác. Vì vậy, cần tiến hành đặt giá thể vào bể trong giai đoạn ngọt hóa, tạo chỗ trú ẩn cho tôm sau khi lột xác và hạn chế sự ăn nhau của tôm. Mỗi bể đặt khoảng 8-12 giá thể (giá thể được làm bằng dây nilon buộc lại thành chùm). Hình 21. Tạo giá thể cho Cách ngọt hóa: Ngày thứ 1: Sáng ngọt 15 cm Chiều ngọt 10 cm Lúc này từ 12‰ chuyển sang 11‰ Ngoài ra ý nghĩa của việc ngọt hóa ở lần thứ nhất còn tạo điều kiện cho những ấu trùng còn lại sẽ lột xác thành post. Ngày thứ 2: Sáng ngọt 20 cm Chiều ngọt 20 cm Độ mặn còn 8‰ Ngày thứ 3 : Sáng ngọt 30 cm Chiều ngọt 40 cm Độ măn còn 3‰ Ngày thứ 4 : Sáng ngọt gần ½ bể ương Độ mặn còn 1‰ Ngày thứ 5 : Ngọt hoàn toàn Độ măn còn 0‰ Nhìn chung việc thuần hóa độ mặn không chênh lệch quá 5‰ trong 1 ngày. Sau giai đoạn ngọt hóa thì ngừng cho ăn artemia thay vào đó là Moina, ngày cho ăn 2 lần sáng 9h, chiều 16h, cho ăn thức ăn hoàn toàn bằng thức ăn chế biến và tập cho ăn thức ăn công nghiệp, dạng mãnh phù hợp với cỡ miệng của tôm. Cũng cho tôm ăn 3 lần/ngày: sáng 6h, trưa 10h, chiều 3h. Có thể thêm một bữa phụ vào buổi tối 20h. Khi cho ăn, thức ăn được rải đều trong bể. Nếu đảm bảo đủ thức ăn sẽ hạn chế tối đa việc tôm ăn thịt lẫn nhau. 12. Thu hoạch Trước khi thu hoạch tiến hành thay nước hoàn toàn, đồng thời làm sạch nền đáy của bể ương giúp cho tôm lột xác đồng đều Chuẩn bị dụng cụ trước khi xuất post như: thau, vợt, cân, bao để đóng oxi, dây thung,.... - Tiến hành rút nước khoảng 2/3 bể - Lấy hết giá thể trong bể - Dùng vợt để thu post - Cho post ra thau nước sạch có sục khí - Cân khoảng 10g mẫu và tiến hành đếm để định lượng tôm cần đóng oxi trong một bao. Đồng thời để xác để xác định khung giá của post. Có thể tiến hành đếm mẫu 2-3 lần tuy nhiên sẽ tốn nhiều công sức và thời gian, nên thường chỉ đếm một lần lượng mẫu tôm. Hình 22: Thu hoạch Bảng 5: Giá bán tôm post Số thứ tự Mẫu (con/g) Giá tiền (đồng/con) 1 100 con trở lại 120 2 90 - 99 con 130 3 80 – 89 con 140 4 70 – 79 con 150 5 60 – 69 con 160 6 50 – 59 con 170 7 50 con trở xuống Thỏa thuận Tuy nhiên giá bán tôm post thay đổi theo mùa vụ và biến động của giá cả thị trường. 13. Vận chuyển Nguồn nước vận chuyển sử dụng nước ngọt trực tiếp trong bể ương tôm post. Tùy theo kích cỡ của post mà số lượng tôm post cho vào mỗi bao khác nhau từ 2000- 3000post/bao. Dùng bao nilon trắng, lồng 2 bọc nilon bên trong và một bao vỏ ở ngoài để bao nilon không bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Cho nước vào mỗi bao khoảng 12 lít nước. Để đảm bảo ổn định nhiệt độ và không bị sốc do thay đổi môi trường, nên nước được sử dụng trực tiếp trong bể tôm. Tiến hành cân tôm rồi cho vào bao và đóng oxi. Quá trình vận chuyển tôm phải hết sức cẩn thận và phải vận chuyển nhanh chóng đến nơi cần thả.Tỉ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển không đáng kể chủ yếu là do sự ăn nhau của tôm và do tác động của con người. 14. Một số bệnh thường gặp trong quá trình ương 14.1 Bệnh chết giữa chu kì Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết. Dấu hiệu thường xuất hiện là: ấu trùng yếu, bơi lội chậm chạp, màu sắc xám nhạt (sau 10 ngày nuôi màu sắc của ấu trùng thường nâu, trong, sáng), ăn ấu trùng Artemia ít, Artemia thừa nhiều trong bể ( tôm khoẻ mạnh sau 10 ngày nuôi khi cho Artemia vào sau 2 giờ ấu trùng có thể ăn hết). Khi xem ấu trùng qua kính hiển vi thấy phần gan tụy tạng co lại, nhỏ hơn bình thường, các sắc tố bị mất. Sử dụng thuốc kháng sinh không có hiệu quả, khi bị bệnh này thường phải xả bỏ. Phòng ngừa bệnh này bằng cách: Vệ sinh kỹ toàn bộ trại sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô trại sau 10 ngày, khi nuôi quản lý chăm sóc tốt, sẽ hạn chế mắc bệnh. 14.2 Bệnh đục thân Nguyên nhân: do sốc môi trường, virus. Ở Việt Nam bệnh này mới được phát hiện gần đây, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu khảo sát. Tôm Càng Xanh chỉ được nuôi nhiều ở Việt Nam nên các công trình được công bố về bệnh này còn rất ít. Dấu hiệu bệnh lí: phần cơ thịt trở nên trắng đục. Tỉ lệ chết cao có thể đến 100% trong vòng 5 ngày nhiễm bệnh. Đối với bệnh này thì không có thuốc trị, trong trường hợp bị bệnh nặng thì phải xả bỏ. Trong quá trình ương thực tế thì nguyên nhân bệnh đục thân là do sốc môi trường chủ yếu là nhiệt độ và oxy. Do đó, chúng ta cần phải đảm bảo các yếu tố môi trường thật tốt, nhiệt độ nước trong ngày không để vượt quá 2-30C, oxy >4mg/l. 14.3 Bệnh do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng Thời tiết thay đổi hoặc sau khi thay nước thì ấu trùng dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trường hợp đó thì ta sủ dụng Shrimp Favour để phòng và điều trị bệnh. Trong quá trình ương còn sử dụng ET 600 (thành phần chính là Vitamin) để nâng cao sức đề kháng của ấu trùng, làm giảm sốc cho ấu trùng khi môi trường thay đổi. Kết hợp với việc quản lí tốt nhiệt độ, môi trường nước cũng góp phần hạn chế được bệnh xảy ra trong quá trình ương giống. Nhận xét Khâu chuẩn bị cho quá trình sản xuất được cơ sở chuẩn bị rất cận thận, cả về dụng cụ trang thiết bị, vệ sinh, việc lựa chọn thời điểm, cũng như tôm mẹ cho sản xuất giống. Khi nhiệt độ nước nằm trong khoảng từ 30 – 330 C, chế độ dinh dưỡng đầy đủ ấu trùng sẽ chuyển post sau 12-14 ngày. Sản xuất tôm càng xanh là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, song tính rủi ro cũng cao.Trong quá trình nuôi cần chú ý nhiệt độ trong trại ương, lượng thức ăn có trong bể ương để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Khâu chọn tôm mẹ cũng rất quan trọng, vì nó quyết định chất lượng ấu trùng sau này. Nếu chọn những tôm mẹ có trọng lượng từ 50-80g/con thì ấu trùng nở ra có kích thước lớn, những ấu trùng không đồng điều, lớn chậm, do tôm mẹ già. Ngược lại, những tôm có trọng lượng từ 30-35g/con thì ấu trùng nở ra tuy có phần nhỏ hơn nhưng phát triển rất tốt, vì tôm mẹ là tôm tơ có sức đề kháng tốt hơn tôm già, sự thành thục cũng tốt hơn nên con giống chất lượng hơn, nê chọn những con ôm trứng lứa thứ 2 (khoảng 3,4 – 4 tháng tuổi). Giai đoạn ấu trùng chuẩn bị chuyển sang post thì ta nên tiến hành siphon nền đáy thật sạch chuẩn bị cho ấu trùng lột xác và xuống đáy không bị chết, vật bám (cứ một ấu trùng chết thì kéo theo nhiều con khác chết theo do sự phân hủy của xác chết làm ô nhiễm môi trường). Trại được thiết kế đảm bảo được giữ nhiệt tốt giữa ngày và đêm, đủ ánh sáng cho sự phát triển của tảo và ấu trùng. Ương với mật độ thưa sẽ hiệu quả hơn ương với mật độ cao nó vừa giảm chi phí vừa nhẹ công chăm sóc, nhưng kết quả đạt được cũng tương đương nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế trong quá trình sản xuất giống như: thời tiết biến đổi thất thừơng, không chủ động được nguồn tôm mẹ, xuất xứ tôm mẹ cũng không biết được chính xác, đầu ra đôi lúc không gặp nhiều thuận lợi. * Nhìn chung, trong ương tôm càng xanh các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công mà lúc nào cũng phải đi đôi với nhau là: chất lượng nước, dinh dưỡng cho ấu trùng, và quản lí môi trường. Nếu đảm bảo 3 khâu này thì việc ương tôm càng xanh sẽ thuận tiện và dễ dàng. PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 1.1. Cơ sở sản suất giống cá tra Nhận mô hình sản xuất cá tra của chú Mừng là mô hình mang tính chất điển hình, phù hợp với xu thế sản xuất nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, chú trọng vào việc năng cao chất lượng con giống, tăng năng xuất, hạ giá thành sản xuất. Qua đó, thấy được những thuận lợi và khó khăn của quá trình sản xuất, nắm bắt được một số kỹ thuật và thao tác trong sản xuất giống cá tra như: kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cách kiểm tra và chọn những cá cho sinh sản, kỹ thuật vuốt trứng và tinh, thao tác thụ tinh nhân tạo, ấp trứng, kỹ thuật ương cá tra trong ao đất từ bột lên hương,.. 1.2. Cơ sở sản xuất giống tôm Càng xanh Đây là một trong những cơ sở sản xuất giống tôm Càng xanh qui mô lớn trong tỉnh, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản suất luôn được đảm bảo. Kết cấu trại luôn được đảm bảo về nhiệt độ và ánh sáng ổn định, con giống làm ra chất lượng, uy tín trong và ngoài tỉnh. Vị trí trại nằm gần sông Tiền và đường giao thông, nên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2 Đề xuất Mặt dù, thời gian thực tập trùng với thời gian sinh sản của nhiều đối tượng thuỷ sản có giá trị hiện nay, nhưng do thời gian thực tập ngắn, các học phần lý thuyết chưa kết thúc, nên sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực tập. Nhà trường nên sắp xếp sao cho kết thúc các học phần lý thuyết trước khi thực, như thế việc thực tập sẽ tốt hơn. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG SHIRMP FAVOUR Hiệu quả phòng và trị bệnh do vi khuẩn gây ra, không gây tác dụng phụ và khàng thuốc. Thành phần: chất chiết xuất từ cây Hoàng Liên. Đặc tính và chức năng : Shirmp favour hạn chế các tác nhân như tạo nguyên sinh động vật như trùng loa kèn,nấm gây hại trong môi trường nước. Cách sử dụng: Hòa Shrimp favour vào nước sạch ,sau đó tạc đều khắp bể . Dùng Shrim favour:1g/m3 trước khi thả Nauplius khoảng 10 giờ để tạo nguồn nước an toàn cho ấu trùng. Sau mỗi lần thay nước nên dùng Elite 800 1g/m3, sau đó dùng tiếp Shrimp favour 1g/m3 giúp ấu trùng khỏe mạnh lột xác nhanh, không dính đầu. Phòng bệnh:dùng 1g/m3. Trị bệnh:3-5gm3 Bảo quản:nơi khô ráo ,thoáng mát. Khối lượng tịnh:100g/lon. YUCCA-H Thành phần: Trong 1kgco1 chứa: Chất chiếc xuất từ cây Yucca Schidigela 100% Công dụng: Khử mùi và hấp thu cực mạnh các khí độc phát sinh trong nước bể ương do sự phân hủy thức ăn thừa và phân ấu trùng, chống nhầy trong bể ương. Giúp ấu trùng khỏe mạnh, chuyển giai đoạn nhanh và đồng loạt. Kích thích hệ sinh vật có lợi phát triển nhằm phân hủy các chất cặn bã hữu cơ ở đáy và trong bể nước. Liều dùng và cách sử dụng: 0,5-1g/m3 dùng 2 ngày/lần cho tất cả các giai đoạn khi xuất bán. Hòa tan Yucca-H với lượng nước vừa đủ của bể rồi tạc đều khắp bể. ET 600 Thành phần: Được tổng hợp từ các loaqi5 vitamin thiết yếu cho tôm(đặc biệt là vitamin C,E) Các amino acid (đặc biệt là các loại aa thay thế). Các loại hóa chất ,cholesterol và các chất kích thích miễn dịch. Đặc tính và chức năng: Nâng cao sức sống của ấu trùng,làm giảm sốc cho ấu trùng khi môi trường thay đổi. Tăng sự phát triển của ấu trùng và hiệu quả của chức năng. Phòng đường và tăng khả năng tiêu hóa. Liều dùng: đánh vào bể nuôi 1-2g/m3 trước khi đưa ấu trùng vào bể ương 3-6 giờ. Dùng trước khi chuyển giai đoạn 1g/m3. Tăng liều lượng sử dụng lúc ấu trùng yếu ăn hoặc bể tôm gặp sự cố. Cách sử dụng: Dùng trước khi thuốc trị bệnh tôm 1g/m3 . Trộn vào thức ăn hoặc hòa tan vào nước sạch và khuấy đều trước khi tạt vào bể ương nuôi ấu trùng. Bảo quản: Cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng. Đóng kín miệng sau khi sử dụng. XORBS (chất hấp thu khí độc dạng hạt) Thành phần: SiO2 (70%), CaO (8%), Al2O3 (5%), MgO (3%), Fe2O3 (2%), Na2O (2%). Các chất đệm (calcium carbonate) vừa đủ…100% Công dụng: Hấp thu khí độc trong ao nuôi . Cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi. Liều dùng và cách sử dụng : Sử dụng định kì:15 ngày xử lí 1lần. Ao cá nuôi cá:0,5kg/1000m3 nước. Khi khí độc cao. Ao nuôi cá:1kg/1000m3 nước. Rải sản phẩm trực tiếp xuống ao nuôi. Bảo quản:nơi khô ráo thoáng mát,tránh ánh nắng trực tiếp. ABAC MAX Vi khuẩn vá men vi sinh dạng khô. Thành phần: Vi khuẩn và enzime gần 5 tỷ CFU/g. Công dụng: Phân hủy thức ăn thừa, chất thải,cặn bã, giảm NH3, NO2, H2S và khí độc khác. Cách sử dụng: Trong sản xuất giống 1-5g/m3 nước nuôi. Trong nuôi thịt: Dùng 100g cho 1500-2500m3 nước ao nuôi . Cách chuẩn bị hòa tan 100g Abac Max trong 2lít nước sạch cho vào xô, khuấy đều sau đó tạt xuống ao. Bảo quản: nơi khô ráo, đóng kín miệng ,tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Lưu ý: Không dùng chung với thuốc diệt khuẩn. Trọng lượng: Gói 100gr. Sản xuất Mỹ. PHẦN V - TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Nguyễn Văn Kiểm (2004). Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống, khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Phương (2003), nguyên lý và kỹ thuật sản xuất tôm càng xanh, khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Tài liệu quy trình ương tôm giống (2010), cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh Tám Thạnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaibaocaotn2_copy_128.doc
Luận văn liên quan