Thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó

MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 2 II.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM 2 II.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM BIỂN VIỆT NAM 7 II.2.1 Yếu tố tự nhiên 7 II.2.2 Yếu tố con người 8 II.2.2.1 Sức ép dân số 8 II.2.2.1.1 Dân số gia tăng và nghèo đói 8 II.2.2.1.2 Lối sống giản đơn và dân trí thấp 8 II.2.2.2 Sức ép về kinh tế 9 II.2.2.2.1 Du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ sản bất hợp lý 9 II.2.2.2.2 Ô nhiễm biển do dầu gia tăng. 9 II.2.2.3 Thể chế và chính sách còn bất cập. 10 III.KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 11 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 I.MỞ ĐẦU Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000km2 và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km2. Khu vực bờ biển cũng như các đảo có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển và an ninh, quốc phòng. Trên biển có trên 3.000 đảo lớn nhỏ.các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km, đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Biển thực sự là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người Việt Nam hôm nay và mai sau. Tuy nhiên do sức ép dân số, sức ép kinh tế và khả năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển và đới bờ trở thành vấn đề báo động đỏ. Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó”. Trong khi thực hiện còn thiếu sót, mong thầy cô góp ý cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!!!!

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 19598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 2 II.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM 2 II.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM BIỂN VIỆT NAM 7 II.2.1 Yếu tố tự nhiên 7 II.2.2 Yếu tố con người 8 II.2.2.1 Sức ép dân số 8 II.2.2.1.1 Dân số gia tăng và nghèo đói 8 II.2.2.1.2 Lối sống giản đơn và dân trí thấp 8 II.2.2.2 Sức ép về kinh tế 9 II.2.2.2.1 Du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ sản bất hợp lý 9 II.2.2.2.2 Ô nhiễm biển do dầu gia tăng. 9 II.2.2.3 Thể chế và chính sách còn bất cập. 10 III.KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 11 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 I.MỞ ĐẦU Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000km2 và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km2. Khu vực bờ biển cũng như các đảo có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển và an ninh, quốc phòng. Trên biển có trên 3.000 đảo lớn nhỏ.các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km, đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Biển thực sự là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người Việt Nam hôm nay và mai sau. Tuy nhiên do sức ép dân số, sức ép kinh tế và khả năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển và đới bờ trở thành vấn đề báo động đỏ. Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó”. Trong khi thực hiện còn thiếu sót, mong thầy cô góp ý cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!!!! II. NỘI DUNG II.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ- nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản- cũng bị ô nhiễm. Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt.Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14- 11.83 mg/kg thịt ngao), tháp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg).Các chất anđrin, enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg. Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung tuần tháng bảy âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thuỷ triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở nam trung bộ. Hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa nhũng bột báng màu xám đen dày cả tắc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn. Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/ lít. Hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển. Theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% ô nhiễm biển đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất…trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ.  Ô nhiễm biển Đà Nẵng Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước, 270-300 triệu tấn phù xa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, từ các khu công nghiệp và đô thị, từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/1 ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ.Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai thác hải sản giảm rõ rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. Trong các yếu tố làm ô nhiễm môi trường biển thì các chất phóng xạ cũng đóng góp một vai trò đáng kể. Các vùng biển, đặc biệt là nước biển tại các vùng lân cận các mỏ sa khoáng titan, trong điều kiện môi trường thủy địa hóa thuận lợi, các chất phóng xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển, gây ô nhiễm nước biển. Khi con người khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên vô hình dung đã tàn phá thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, mất lớp phủ thực vật che chắn và bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị xói lở và bóc mòn, quặng bị phong hóa phá hủy và phát tán đi các nơi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.Nước thải từ các khai trường, xưởng tuyển không được xử lý, thu gom, để chảy tràn lan ra môi trường xung quanh. Các bãi biển đều có địa hình dốc ra phía biển, càng làm cho các chất thải, nước thải trôi xuống biển, đem theo các chất phóng xạ và các chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển. Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng. Các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l, cảng Đà Nẵng 33-167mg/l. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/l(TCVN5943-1995), cảng Hải Phòng 0,42mg/l, cảng Cái Lân 0,6mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52mg/l, cảng Vietso Petro 7,57mg/l. Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng oxy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu oxy rất cao,cần tới 13,6-31mg/l. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép,cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần. Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn hiệp hội các nước Đông Nam Á. Đặc biệt có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép, vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1-1,73mg/l. Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc" không còn tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo. Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đến nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%). Các rạn san hô ở vùng biển Việt Nam có giá trị cực kỳ quan trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản. Nhưng một nghịch lý vẫn đang xảy ra với hệ sinh thái này. Trước đây con người không bao giờ hại đến san hô nhưng nay nhu cầu xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trang trí nội ngoại thất ngày càng nhiều nên tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán san hô ở các địa phương ven biển đang diễn ra rất phức tạp. Bờ Đông Nam của đảo Cồn Cỏ từng bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác san hô đen đem bán. Nhiều khu vực biển miền Trung, ngư dân đi lấy san hô đã thành một loại nghề sinh sống. Vì lợi nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của dải san hô gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những rạn san hô mất đi, đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. Viện Hải Dương học Việt Nam đã từng cảnh báo: "Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam". II.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM BIỂN VIỆT NAM II.2.1 Yếu tố tự nhiên Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển gây hại ngày một gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thuỷ triều đỏ, làm suy giảm số lượng các sinh vật biển có lợi. Các hoạt động địa chất như núi lửa, bão… làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ. Ngoài ra, sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dàu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển. II.2.2 Yếu tố con người II.2.2.1 Sức ép dân số II.2.2.1.1 Dân số gia tăng và nghèo đói Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phất triển của con người: trên 50% số đo thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thuỷ sản, các hoạt động cảng biển – hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước. Đi kèm các hoạt động trên là sụ gia tăng di dân tự do, tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần bờ nước ta còn rất ít tôm cá, thì cuộc sống của khoảng 600.000 ngư dân và gia đình họ vẫn cần có cá hằng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều tôm cá hơn nên nguồn lợi từ biển ngày càng cạn kiệt. II.2.2.1.2 Lối sống giản đơn và dân trí thấp Khác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ, thậm trí có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Họ vốn là những người nghèo, xa quê đến vùng ven biển hoặc các đảo nước ta để sinh sống. Họ tụ tập thành các “vạn chài”, đối mặt hàng ngày với tính khốc liệt của biển cả, sống với sông nước và gắn liền cuộc sống với con thuyền, nên tư duy người vạn chài hết sức giản đơn, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn xa vời với họ. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp do không có điều kiện học tập. Cũng vì thế mà nhận thức về môi trường và tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp kém. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói quen tự giác. II.2.2.2 Sức ép về kinh tế II.2.2.2.1 Du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ sản bất hợp lý Theo điều tra của Viện Hải Dương học, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môt trường ven biển là hiện tượng nuôi thuỷ sản tràn lan, không có quy hoạch. Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37000ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Gần đây phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị huỷ diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan…Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là vườn quốc gia Cát Bà với 5.400ha mặt nước, từ một hòn đảo khá đẹp và trong lành, Cát bà đã biến thành một hòn đảo “tạp” kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Những khu du lịch, khu nuôi cá lồng bè, khu đánh bắt cá…Tất cả đều được quy hoạch “bám” ra mặt biển. Theo thống kê, mỗi ngày có hang nghìn tấn rác được đổ trực tiếp ra biển. II.2.2.2.2 Ô nhiễm biển do dầu gia tăng.  Ô nhiễm biển do tràn dầu Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn. Trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. II.2.2.3 Thể chế và chính sách còn bất cập. Biển và vùng bờ biển nước ta là nơi tập trung các hoạt động kinh tế khác nhau và vẫn chủ yếu được quản lý theo ngành. Các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình. Kết quả là tính toàn vẹn và tính lien kết của các hệ thống tự nhiên vùng bờ bị chia cắt, mâu thuẫn sử dụng lợi ích tài nguyên ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động phát triển. Các cơ quan quản lý biển còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt vùng ven bờ. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Cho đến nay quản lý môt trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được rập khuôn theo cách tiếp cân của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chưa tính đến đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên hiệu qủa quản lý yếu kém và bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập. Một nguyên nhân cũng cần phải kẻ đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vưc bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. III.KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. Biển là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam đã và đang trở thành vấn đề báo động đỏ đối với toàn xã hội , nguyên nhân chính là do những hoạt động của con người. Qua bài tiểu luận này,đã giúp chúng ta hiểu được những hành động của con người dù là vô tình hay cố ý cũng một gây ra tình trạng ô nhiễm biển, gây suy thoái đa dạng sinh học biển và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Từ đó ý thức được việc bảo vệ môi trường biển nói riêng và môi trường nói chung, tìm ra những giải pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng ô nhiễm. Sau đây là một số kiến nghị: - Việt Nam cần tích cực tham gia hơn nữa các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNLOSC) là bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII quy định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm biển chung. Điểm nổi bật của công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMTB khỏi ô nhiễm. Công ước quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78): ra đời năm 1973 , đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới ,đã được thông qua tại hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển. Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hoá dầu mỏ, nguy hiểm,độc hại bằng tàu,cũng như do nước,rác và khí thải ra từ tàu. Công ước BALSE về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc hại và việc loại bỏ chúng năm 1989 Công ước về đa dạng sinh học năm 1992 Công ước RAMSA về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ,đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước năm 1982 v.v… Ngoài ra, Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện các chủ trương như: -Tăng cường việc thực hiện bảo vệ môi trường hiện nay ; cần lưu ý tới việc thực thi luật đối với dải ven biển ở cấp tỉnh và huyện. -Tiến hành kiểm soát trên phạm vi toàn vùng biển hiện tượng thải dầu cặn và có kế hoạch,biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu;xử lý, phòng ngừa ô nhiễm dầu có nguồn gốc đất liền.Cụ thể như việc xử lý ô nhiễm biển do cặn dầu trên biển ở Hải Phòng: Bình quân hằng năm có tới hơn 1.500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5 m3 đến 10m3. Như vậy, hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển. Để chấn chỉnh tình trạng gây ô nhiễm môi trường vùng cửa biển, đầu tháng 3, UBND thành phố Hải Phòng đã có quyết định giao nhiệm vụ thu gom, quản lý và xử lý nguồn dầu cặn thải ra của các tàu vận tải biển vào cảng Hải Phòng cho Công ty Môi trường thành phố. Tuy nhiên, để việc bảo vệ môi trường biển cảng Hải Phòng có hiệu quả, theo ông Trần Trung Dũng, Trưởng trung tâm Quản lý rác công nghiệp và vệ sinh môi trường biển thuộc Công ty Môi trường thành phố, cần phải có các chế tài xử phạt các chủ tàu và lực lượng khai thác dầu cặn trái phép trên biển, đồng thời đầu tư phương tiện, điều kiện kỹ thuật cho Trung tâm đủ mạnh mới chấm dứt được tình trạng bức xúc này. -Việc quản lý nguồn nước ở các hệ thống sông ngòi cũng rất quan trọng,bởi vì các nhánh sông phần lớn đều đổ ra biển. Với sự ra đời của nhà máy sản xuất chất Zeolite đầu tiên tại Việt Nam, bài toán xử lý ô nhiễm nước biển do nuôi tôm trên cát tại những địa điểm nghỉ mát nổi tiếng ở miền trung đã có lời giải. Đây là kết quả công trình nghiên cứu đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế của một nhà khoa học lăn lộn nhiều năm với các dự án thanh niên: TS Tạ Ngọc Đôn, ĐH Bách khoa Hà Nội. -Đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng ở ven biển và biển (cảng,khu công nghiệp,khai thác biển…) Cụ thể như ở Đồng Nai ,theo báo cáo của Sở TNMT, thì 11 KCN của tỉnh Đồng Nai và tỉnh BRVT với hàng trăm nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động mỗi ngày thải ra sông trên 33.400m3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn. Ông Ao Văn Thinh yêu cầu sở ngành liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; đôn đốc các KCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy nước thải tập trung trong thời gian từ nay đến cuối năm.Hết hạn này, nếu KCN nào có doanh nghiệp xả thải ra môi trường mà chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung sẽ phải ngừng hoạt động.UBND tỉnh Đồng Nai cho hay, sẽ  đề xuất với bộ ngành T.Ư đầu tư nạo vét, đào mới đoạn kênh nối sông Thị Vải với sông Đồng Môn thông qua kênh Bà Ký tạo sự thông thương luồng lạch để làm tăng khả năng "tự làm sạch" của sông Thị Vải, đồng thời tạo thêm một tuyến vận tải thuỷ cho các KCN trên địa bàn. Nguồn nước bị ô nhiếm ở sông Tô Lịch Hà Nội -Đào tạo,giáo dục,nâng cao nhận thức cộng đồng và của cấp chính quyền địa phương(huyện,xã/phường) -Tận dụng hiệu quả sự giúp đỡ,trợ giúp ,hợp tác quốc tế tại Việt Nam cũng như nước ngoài.Ngày 6/6 - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Mai Ái Trực và Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Phát triển và Quy hoạch bền vững Cộng hòa Pháp Alain Juppé đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp về lĩnh vực tài nguyên nước ở Việt Nam. Đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Pháp. Pháp cam kết tăng cường hợp tác về xây dựng thể chế và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước. tỉnh Fukuoka – Nhật Bản sẽ hỗ trợ thành phố Hà Nội xây dựng các chính sách và nghiên cứu làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm tại các sông hồ của thành phố và quản lý chất thải rắn. Hai bên sẽ tích cực trao đổi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực và trao đổi công nghệ. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.www.canh sat.gov.vn 2.www.yeumoitruong.com 3.www. thiennhien.vn 4 .www. thuvienkhoahoc.com 5.www.laodong.com 6.www.congnghehoahoc.org 7.www. khoa hoc.com 8.www. mcdvietnam.org  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng ô nhiễm biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó.doc