Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã đoàn kết - Huyện đạ hoai - tỉnh lâm đồng giai đoạn từ năm 2006 đến 2010

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT - HUYỆN ĐẠ HOAI - TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, với sự nổ lực cao của chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn của Đảng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã ngày càng phát triển, tăng trưởng nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn nhất định, giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm quốc gia, đời sống nhân dân được nâng cao. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn khẳng định: “Nông nghiệp là chỗ dựa quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho số đông dân cư. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng là hậu phương vững chắc giúp nền kinh tế nước ta dần thoát ra ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu”. Đối diện với nhiều khó khăn thách thức trên mọi mặt nhưng nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế chung của đất nước. Đặc biệt, hai ngành sản xuất chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành tạo ra nguồn lương thực thực phẩm lớn và quan trọng đáp ứng nhu cầu của xã hội, tăng tỷ trọng xuất khẩu và có dữ trữ trong giai đoạn hiện nay. Tuy đã được những thành tựu to lớn và có một vị trí vai trò quan trọng như vậy nhưng nền kinh tế nông nghiệp nước ta bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cơ bản vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có của mình và chưa đạt được sự phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập, sức cạnh tranh thấp, sản xuất chăn nuôi còn lạc hậu, nhỏ lẻ trồng trọt chưa có quy hoạch cụ thể ổn định và chưa áp dụng kiến thức tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. Chính vì vậy để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, “Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng hiệu quả cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài .” theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần VII Ban Chấp Hành Trung Ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp nông dân nông thôn của Ban Chấp Hành Trung Ương ban hành ngày 05/08/2008) và định hướng việc phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung phát triển trồng trọt và chăn nuôi nói riêng trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta thì điều cơ bản đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu phát triển nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực và bền vững. Trong đó thực tiễn đã tìm được những loại cây trồng mới, những giống vật nuôi mới phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng vùng, từng địa phương đồng thời phải có những sản phẩm thích ứng phù hợp với nhu cầu của thị trường là một yêu cầu khách quan. Bên cạnh đó tuy có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và có tiềm năng phát triển kinh tế lớn mạnh nhưng trong những năm vừa qua, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của huyện Đạ Hoai đặc biệt là xã Đoàn Kết cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức thời tiết thay đổi khắc nghiệt, đất đai bạc màu, song song đó trình độ dân trí còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào trong sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, máy móc trang thiết bị vận tải phục vụ cho sản xuất còn thô sơ, lực lượng lao động trẻ có trình độ kiến thức không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư sản xuất còn hạn chế Đồng thời khi thu hoạch sản phẩm giá cả nông sản bấp bênh không ổn định thị trường nhiều biến động, cộng với cây trồng vật nuôi thường xuyên bị dịch bệnh làm cho đời sống của người dân đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Trước những khó khăn thách thức, trở ngại như vậy. Địa phương cần phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn. Đây là việc hết sức cần thiết góp phần nâng cao năng suất hiệu quả, tăng thu nhập cho từng hộ gia đình cũng như cho địa phương. Nhận thức được thực tiễn của từng địa phương, tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đồng thời với những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong trời gian học tập Trung cấp Lý Luận Chính Trị - Hành Chính tôi chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT - HUYỆN ĐẠ HOAI - TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa. Tiểu luận này dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, làm rõ những đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan và tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Qua đó đánh giá làm rõ thực trạng, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mặt khác chỉ ra những khuyết kiểm yếu kém hạn chế của quá trình này và tìm ra những nguyên nhân khách quan của kết quả, nguyên nhân hạn chế từ đó đề ra chủ trương và phương pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết huyện Đạ Hoai để đạt được hiệu quả cao trong những năm tiếp theo. Với chủ đề tiểu luận nói trên, với những nội dụng sẽ trình bày trong tiểu luận đặc biệt là những giải pháp, ý kiến kiến nghị hy vọng sẽ làm cơ sở để Đảng ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân và các đoàn thể tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý và triển khai thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Thông qua việc nghiên cứu, viết tiểu luận cuối khóa là dịp để bản thân tôi có điều kiện tập trung nhiều nhất tìm hiểu nghiên cứu kỹ lượng để hiểu và nắm được đầy đủ, toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương nhất là lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung ở địa phương. Qua đó nâng cao kiến thức làm cơ sở phục vụ địa phương và gia đình bản thân ngày càng phát triển, kinh tế ổn định đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Kết cấu của tiểu luận gồm có 3 phần: Phần I : phần mở đầuPhần II : phần nội dung gồm 3 phần: Đặc điểmThực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết từ năm 2006 đến 2010.Phương hướng, mục tiêu, giải pháp của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2010 đến 2015.Phần kiến nghị kết luận Kiến nghịKết luận

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã đoàn kết - Huyện đạ hoai - tỉnh lâm đồng giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, với sự nổ lực cao của chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn của Đảng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã ngày càng phát triển, tăng trưởng nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn nhất định, giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm quốc gia, đời sống nhân dân được nâng cao. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn khẳng định: “Nông nghiệp là chỗ dựa quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho số đông dân cư. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng là hậu phương vững chắc giúp nền kinh tế nước ta dần thoát ra ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu”. Đối diện với nhiều khó khăn thách thức trên mọi mặt nhưng nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế chung của đất nước. Đặc biệt, hai ngành sản xuất chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành tạo ra nguồn lương thực thực phẩm lớn và quan trọng đáp ứng nhu cầu của xã hội, tăng tỷ trọng xuất khẩu và có dữ trữ trong giai đoạn hiện nay. Tuy đã được những thành tựu to lớn và có một vị trí vai trò quan trọng như vậy nhưng nền kinh tế nông nghiệp nước ta bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cơ bản vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có của mình và chưa đạt được sự phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập, sức cạnh tranh thấp, sản xuất chăn nuôi còn lạc hậu, nhỏ lẻ trồng trọt chưa có quy hoạch cụ thể ổn định và chưa áp dụng kiến thức tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. Chính vì vậy để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, “Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng hiệu quả cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài...” theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần VII Ban Chấp Hành Trung Ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp nông dân nông thôn của Ban Chấp Hành Trung Ương ban hành ngày 05/08/2008) và định hướng việc phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung phát triển trồng trọt và chăn nuôi nói riêng trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta thì điều cơ bản đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu phát triển nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực và bền vững. Trong đó thực tiễn đã tìm được những loại cây trồng mới, những giống vật nuôi mới phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng vùng, từng địa phương đồng thời phải có những sản phẩm thích ứng phù hợp với nhu cầu của thị trường là một yêu cầu khách quan. Bên cạnh đó tuy có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và có tiềm năng phát triển kinh tế lớn mạnh nhưng trong những năm vừa qua, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của huyện Đạ Hoai đặc biệt là xã Đoàn Kết cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức thời tiết thay đổi khắc nghiệt, đất đai bạc màu, song song đó trình độ dân trí còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào trong sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, máy móc trang thiết bị vận tải phục vụ cho sản xuất còn thô sơ, lực lượng lao động trẻ có trình độ kiến thức không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư sản xuất còn hạn chế…Đồng thời khi thu hoạch sản phẩm giá cả nông sản bấp bênh không ổn định thị trường nhiều biến động, cộng với cây trồng vật nuôi thường xuyên bị dịch bệnh làm cho đời sống của người dân đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Trước những khó khăn thách thức, trở ngại như vậy. Địa phương cần phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn. Đây là việc hết sức cần thiết góp phần nâng cao năng suất hiệu quả, tăng thu nhập cho từng hộ gia đình cũng như cho địa phương. Nhận thức được thực tiễn của từng địa phương, tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đồng thời với những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong trời gian học tập Trung cấp Lý Luận Chính Trị - Hành Chính tôi chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT - HUYỆN ĐẠ HOAI - TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa. Tiểu luận này dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, làm rõ những đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan và tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Qua đó đánh giá làm rõ thực trạng, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mặt khác chỉ ra những khuyết kiểm yếu kém hạn chế của quá trình này và tìm ra những nguyên nhân khách quan của kết quả, nguyên nhân hạn chế từ đó đề ra chủ trương và phương pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết huyện Đạ Hoai để đạt được hiệu quả cao trong những năm tiếp theo. Với chủ đề tiểu luận nói trên, với những nội dụng sẽ trình bày trong tiểu luận đặc biệt là những giải pháp, ý kiến kiến nghị hy vọng sẽ làm cơ sở để Đảng ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân và các đoàn thể tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý và triển khai thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Thông qua việc nghiên cứu, viết tiểu luận cuối khóa là dịp để bản thân tôi có điều kiện tập trung nhiều nhất tìm hiểu nghiên cứu kỹ lượng để hiểu và nắm được đầy đủ, toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương nhất là lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung ở địa phương. Qua đó nâng cao kiến thức làm cơ sở phục vụ địa phương và gia đình bản thân ngày càng phát triển, kinh tế ổn định đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Kết cấu của tiểu luận gồm có 3 phần: Phần I : phần mở đầu Phần II : phần nội dung gồm 3 phần: Đặc điểm Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết từ năm 2006 đến 2010. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2010 đến 2015. Phần kiến nghị kết luận Kiến nghị Kết luận PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG Đặc điểm Đặc điểm chung Quá trình hình thành và vị trí địa lý Xã Đoàn Kết được thành lập từ năm 1996 được tách ra từ xã ĐATLOA nối giáp tỉnh Bình Thuận, thuận lợi trở thành đầu nối giao lưu kinh tế xã hội với các huyện trong tỉnh và huyện Tánh Linh, Đức Linh tỉnh Bình Thuận. Là xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên thuộc huyện Đạ Hoai. Địa hình đồi dốc thấp dần theo hướng Đông Bắc Tây Nam. Phía Đông giáp thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp xã Hà Lâm huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng. Phía Nam giáp tỉnh Đức Linh, Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Phía Bắc giáp xã Đatloa tỉnh Đạ Hoai tỉnh Lâm Đồng. Toàn xã có 4 thôn được chia theo thứ tự từ 1 đến 4 Điều kiện tự nhiên b1. Tổng diện tích tự nhiên xã Đoàn Kết là 3.940,59 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 968,43ha Đất lâm nghiệp 2.897,892ha Đất phi nông nghiệp: 67,82ha Đất chưa sử dụng: 6,41ha Địa hình xã Đoàn Kết nằm ở độ cao trung bình 300m so với mật nước biển, thuộc khu vực tiếp giáp giữa vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nên địa hình khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều khe sông suối có độ dốc trung bình khoản 18độ, có xu hướng thấp dần theo hướng Đông Bắc Tây Nam với ba dạng địa hình chính núi đồi thấp và thung lũng b2. Đất đai: phần nhiều là đất pheralit vàng và vàng nhạt phát triển trên đá mẹ granit còn lại là đất sét pha thịt, độ phì nhiêu của đất thuộc loại khá phù hợp với trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp dài ngày b3. Khí hậu xã Đoàn Kết nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân ra hai mua mưa nắng rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch (mưa nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch. Biên độ giao động ngày và đêm không lớn, thời hạn nắng 7,5giờ/ngày không thích hợp với các loại cây trồng ôn đới nhưng thích hợp với các loại cây trồng vùng nhiệt đới. b4. Giao thông thủy lợi: trục đường chính của xã là tỉnh lộ 721 chạy dài từ ngã ba BàSa thị trấn Đậm Ri, Đạ Hoai, Lâm Đồng, qua xã Đập Loa, Đoàn Kết và xuống tỉnh Bình Thuận, các thôn trong xã cơ bản đã có trục đường chính được đổ bê tông kiên cố. Điều kiện về tưới tiêu nguồn nước: sông Đạ Hoai là sông chảy trên địa bàn xã, tổng diện tích lưu vực là 25km, đoạn chảy qua xã Đoàn Kết có chiều dài 20,3km, là hợp lưu của ba nhánh chính sông Đạm Ri, Đạ Ri và Đạ, với nhiều nhánh sông suối đan xen trên địa bàn, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sinh hoạt tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên khả năng khai thác có nhiều hạn chế do độ chênh cao giữa địa hình và lòng sông là rất lớn, mùa khô nước thường hay thiếu hụt do địa hình thấp dần nước rút nhanh Đặc điểm về kinh tế xã hội Đặc điểm xã hội a.1 Dân cư Toàn xã có 429 hộ, 1.751khẩu. Trong đó: Dân tộc Kinh: 255hộ, 1.033khẩu chiếm 59,4% số hộ và chiếm 59% toàn xã. Dân tộc K’hor: 137 hộ, 575khẩu chiếm 32,4% số hộ và chiếm 33% dân số toàn xã. Dân tộc Tầy: 1hộ, 5khẩu chiếm 0.23%số hộ và 0.28% số dân toàn xã. Dân tộc Hoa: 9hộ, 32 khẩu chiếm 2,09% số hộ và 1,82% so với toàn xã. Dân tộc Khơme: 1hộ, 6khẩu chiếm 0.23% số hộ và 1.39% dân số toàn xã. Dân tộc Nùng: 12hộ, 52khẩu chiếm 2,78% số hộ và 2,97% dân số toàn xã. Dân tộc Sách: 11hộ, 44khẩu chiếm 2,55% số hộ và 2,28% dân số toàn xã. Dân tộc Khùa: 2hộ, 6khẩu chiếm 0.46% số hộ, 0.34% dân số toàn xã. Các dân tộc trong xã đoàn kết thống nhất giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn khó khăn, chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách đổi mới của Đảng pháp luật của nhà nước. a.2 Cơ cấu dân cư Tổng số hộ trên tòan xã là 429hộ và 1.751khẩu được chia ở 4thôn, trong đó dân tộc K’hor có 137hộ, 575khẩu chiếm tỷ lệ 32,4%, sống tập trung chủ yếu ở thôn 3 và thôn 4. Mật độ dân số bình quân 76người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 920 người chiếm 52,5% dân số toàn xã và trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo. Dân cư xã Đoàn Kết chủ yếu từ các tỉnh thành, các vùng lân cận về lập nghiệp nên phong tục tập quán đa dạng phong phú. Tuy nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống vật chất tinh thần, phương thức sản xuất chung trên địa bàn xã. Trình độ dân trí thấp, không đồng đều, thu nhập thấp, kinh tế tài chính còn khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, nên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đầu tư sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. a.3. Tôn giáo Đời sống tín ngưỡng của nhân dân phong phú đa dạng, trên địa bàn có 4tôn giáo chính. Trong đó: Thiên Chúa Giáo: 36hộ, 118khẩu. Phật: 38hộ, 136khẩu. Cao đài: 4hộ, 11khẩu. Tin Lành: 16 hộ, 61 khẩu. Còn lại 1 phần dân cư không theo tôn giáo nào. a.4 Điện, đường, trường, trạm: trên địa bàn xã hiện nay có 1xã y tế, 1 bác sĩ, 4y tá, 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, chưa có trường cấp II, III luôn duy trì được sỉ số các học sinh dân tộc thiểu số đến lớp. Đã kéo điện về đến các thôn và mắc điện nhánh rẽ đến các cụm gia đình chưa có điện, cơ bản 98% số hộ trên toàn xã đã có điện thấp sáng theo chương trình hỗ trợ. Đang đẩy nhanh hệ thống đường giao thông liên thôn, đường khu vực các hộ di dời trong vùng lũ. Đặc điểm về kinh tế Toàn xã phát triển nông nghiệp là chủ yếu với nông lâm thủy sản chiếm 93%, các thành phần thương nghiệp, dịch vụ mới phát triển nên còn nhỏ lẻ chỉ chiếm 7%. Trong thời gian vừa qua xã đã tiến hành liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào xây dựng các công trình, đầu tư vào địa bàn nhưng công trình thủy điện Đạ Hoai II, khu du lịch Đồi Hoa… Đời sống nhân dân kinh tế còn nhiều khó khăn, Đoàn Kết là xã nghèo được hưởng chế độ chính sách theo chương trình 135 của nhà nước và chương trình giảm nghèo nhanh bền vững theo quy 4873 của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người: 2.027.000trđ/người/năm. Xã có thuận lợi về đường giao thông đối với các xã trong huyện và huyện Đức Linh, Tánh Linh Bình Thuận thuận lợi cho việc phát triển buôn bán, giao lưu kinh tế thị trường tuy nhiên chưa phát huy được lợi thế này do còn gặp nhiều yếu tố bất cập. Nhận xét thuận lợi khó khăn. c.1 Thuận lợi Được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và các phòng ban của huyện thường xuyên đầu tư cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao cho nhân dân, các dân tộc trong xã theo chương trình hỗ trợ 134,135, chương trình chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi ở vùng đồng bào dân tộc, chương trình định canh định cư, giảm nghèo nhanh bền vững… Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại bộ Đảng bộ xã Đoàn Kết nhiệm kỳ 206-207 về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm thóat nghèo nhanh bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, ban thôn. Các dân tộc trong xã cần cù siêng năng chịu khó trong lao động sản xuất và tiết kiệm trong chi tiêu. Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc, tôn giáo vì vậy dễ dàng khai thác tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm sản xuất trồng trọt chăn nuôi lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế của xã bao gồm nông lâm thích hợp, khai thác dịch vụ đã và đang được triển khai thực hiện và có những bước đi đúng đắn. Điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với một số cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, gia súc gia cầm cho chất lượng và có gia trị kinh tế cao trên thị trường. Tuy trên địa bàn xã có nhiều dân tộc tôn giáo pha trộn xen lẫn nhưng tình hình an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội luôn được giữ vững qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, người dân yên tâm chăm lo sản xuất. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, xã Đoàn Kết cần phát huy những tiềm năng vốn có, phát huy lợi thế trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là hướng đi cần thiết thích hợp và hiệu quả nhất cho nền kinh tế địa phương và nền kinh tế của người nông dân. c.2 Khó khăn Trên địa bàn xã Đoàn Kết có nhiều dân tộc nhiều tôn giáo cùng sinh sống do đó có nhiều tập quán phương thức sản xuất, một số tập quán phương thức lạc hậu, kéo hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn được áp dụng chưa chuyển đổi theo xu thế chung làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi của bản thân hộ gia đình cũng như ảnh hưởng đến kinh tế toàn xã. Trong những năm gần đây thời tiết không thuận lợi, giá cả các mặt hàng như phân bón, thức ăn gia súc tăng cao ảnh hưởng tới tiến độ cũng như quá trình trồng trọt chăn nuôi của đa số người dân. Điều kiện đất nông nghiệp thiếu nước vào mùa nắng nên năng suất cây trồng cũng bị ảnh hưởng chất lượng kém dẫn đến giá các mặt hàng nông sản thấp, bị tư thương ép giá. Vốn vay của ngân hàng chủ yếu là vốn vay ngắn hạn do đó làm cho nông dân không dám mạnh dạn vay vốn mua sắm trang thiết bị máy móc đầu tư vào sản xuất. Mặt dù đã có sự chỉ đạo, vận động khuyến khích hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền nhưng người nông dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư nhiều cho việc thay đổi giống cây trồng, vật nuôi cho giá trị, năng suất, chất lượng, hiệu quả, doanh thu cao hơn. Đa số các hộ đồng bào dân tộc sản xuất còn quá lạc hậu, sản xuất theo phương thức cũ, chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt vào chăn nuôi. Lực lượng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo nhận thức vế sản xuất nông nghiệp còn yếu kém. Do tài chính kinh tế còn khó khăn nên tới mùa thu hoạch phần lớn người nông dân bán hoa màu non kém chất lượng. Trong những năm vừa qua tình hình dịch bệnh trên cây trồng con vật nuôi diễn ra thường xuyên và có tốc độ lây lan nhanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, thu nhập của người dân. Chất lượng thịt gia súc, gia cầm chưa đạt yêu cầu thị hiếu thị trường, đây không những là vấn đề thách thức lớn đối với sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền xã, quan tâm tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi nhận thức chú trọng trong chăn nuôi nâng cao chất lượng. Trình độ dân trí còn thấp lực lượng lao động nhận thức về sản xuất nông nghiệp còn kém, chuyển đổi cây trồng vật nuôi ở số lượng nhỏ nên chưa có được sản phẩm số lượng lớn. Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết huyện Đạ Hoai giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ 2006 đến 2010. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đoàn Kết nhiệm kỳ 2006 – 2010 và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã từ năm 2006 – 2010, đến nay cơ bản xã Đoàn Kết đã chuyển dịch thành công một số loại cây trồng vật nuôi cho hiệu quả cao trên cùng một đơn vị diện tích. Tuy diện tích chuyển đổi chưa nhiều, năng suất hiệu quả chưa thực sự cao chưa mong muốn nhưng đã thể hiện được sự đúng đắn và cần thiết đối với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi bước đầu cho những kết quả khả quan. Bắt đầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2006, đến năm 2010 cơ bản đã hoàn thành các loại cây trồng được chuyển đổi bắt đầu cho thu hoạch, các giống vật nuôi đã cho thu hoạch từ năm 2008. Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhận thấy ưu thế cũng như hiệu quả từ các giống cây trồng vật nuôi mới, được sự hướng dẫn, khuyến khích, tuyên truyền và vận động của các cấp có thẩm quyền một số hộ dân mạnh dạn tiếp tục chuyển đổi theo diện tích, bổ sung cây trồng vật nuôi mới. Cụ thể sau 5 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết đã đạt được một số kết quả, hiệu quả như sau: Về cây trồng. Như vậy qua quá trình 5 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết, nền kinh tế của địa phương đã có những thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân trong xã được nâng cao, điều kiện sống ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, nhiều nhà nhờ thu hoạch có lợi nhuận đã làm được nhà, sắm sửa tiện nghi trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình và vật tư máy móc tiếp tục phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Qua đó nâng cao được nhận thức cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi, cũng như ý thức được cuộc sống cộng đồng đoàn kết giúp đỡ nhau trong canh tác sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày. Xóa bỏ các tập quán canh tác lạc hậu, quan tâm đến y tế giáo dục không để ra tình trạng trẻ em không được đến trường đời sống tinh thần phong phú thêm góp phần vào xây dựng công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Thu nhập bình quân đầu người của xã có sự thay đổi rõ rệt: Năm 2006: 1.123.000đ/người/năm Năm 2007: 1.324.000đ/người/năm Năm 2008: 1.532.000đ/người/năm Năm 2009: 1.785.000đ/người/năm Năm 2010: 2.027.000đ/người/năm So với mức trung bình chung của tòan huyện, tỉnh vẫn còn thấp nhưng đã là dấu hiệu khả quan trên địa bàn xã, tiếp tục củng cố, phát triển trong những năm tiếp theo kinh tế của xã, thu nhập của người dân sẽ được nâng cao hơn. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả, cuộc sống của người dân bớt phần khó khăn, khả năng nhận thức, trình độ dân trí được nâng cao lên, người dân đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của địa phương và của chính bản thân gia đình mình. Đã biết lấy lợi nhuận thu được đầu tư thêm vào sản xuất, am hiểu thích ứng nhiều hơn với thông tin thị trường, kinh tế hàng hóa bên ngoài, lựa chọn được đầu ra cho sản phẩm vừa được mùa vừa được giá, không được thương lái ép giá sản phẩm như những năm trước đây tạo được vị thế chủ động cho mình. Tổng thu nhập ngân sách địa phương tính đến 31/11/2010: 1.569.435.213đ so với 31/11/2009 là 1.133.071.369đ cao hơn 436.363.844đ Những mặt hạn chế khuyết điểm b.1 Hạn chế trong chuyển dịch cơ chế cây trồng. Chuyển dịch do chạy đua theo phong trào chưa có sự chuẩn bị kỹ lượng, một số hộ dân chưa nhận thức được sự quan trọng của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chưa tìm hiểu thông tin đã phá bỏ cây trồng cũ trồng cây trồng mới và chưa được định hướng dẫn đến mất nguồn thu trước mắt. Sự chuyển dịch cây trồng chưa được quy hoạch cụ thể để xảy ra việc nông dân tự chuyển đổi theo ý thích hoặc theo phong trào làm mất cân đối về diện tích trồng trọt và số lượng sản phẩm. Chưa chọn được mô hình cụ thể hiệu quả cao nhất để nhân rộng trên địa bàn tòan xã. Thời tiết thay đổi, khí hậu khắc nghiệt nhất là mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm đang mùa thu hoạch, mùa nắng chưa chủ động được nguồn nước tưới tiêu. Đã có sự phát triển theo đúng định hướng của Đảng bộ, hội đồng nhân dân, chính quyền địa phương tuy nhiên vẫn còn thiếu sự ổn định và bền vững, năng suất chất lượng sản phẩm tuy có bước tiến bộ nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc quy hoạch đất chưa được rõ ràng công khai nên người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất một số cán bộ tinh thần trách nhiệm với người dân chưa cao, còn đùn đẩy, thiếu chủ động với nông dân, sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc chủ động đi sâu nắm chắc tình hình quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân chưa đồng bộ, chặt chẽ, làm giảm hiệu lực hiệu quả. b.2 Hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu vật nuôi Công tác khuyến nông tuy đã được quan tâm tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự chuyển biến về nhận thức của 1bộ phận nông dân trong việc đầu tư chăn nuôi cũng như phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Vẫn còn tình trạng thả rong gia súc gia cầm, chưa có nhận thức đúng đắn về chăn nuôi theo hướng trang trại cho thu nhập, hiệu quả cao chưa mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại, các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ nên khi dịch bệnh xảy ra rất khó được kiểm soát. Thời tiết thay đổi vào mùa mưa thường hay xảy ra dịch bệnh nhưng vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của các ban ngành liên quan. Nguyên nhân Qua kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế cho thấy tình hình kinh tế của xã Đoàn Kết đã có những bước đi phù hợp trong thực hiện chuyển dịch một số loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao trên thị trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhượng, khí hậu trên địa bàn xã. Việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ các cấp, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phối hợp của các ban hành đoàn thể đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nguyên nhân - Kết quả Nguyên nhân khách quan Điều kiện đất đai khí hậu thổ nhượng thuận lợi cho sự phát triển cây trồng vật nuôi mới trên địa bàn xã. Đời sống vật chất được nâng cao nên đời sống tinh thần của người dân phong phú nhân dân tin tưởng vào sự đúng đắn của Đảng, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững nên người dân yên tâm trồng trọt chăn nuôi nông dân được đầu tư giống cây trồng vật nuôi mới, phù hợp với thực tế của địa phương cho năng suất chất lượng cao đảm bảo lâu dài. Sự tác động của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa có tính cạnh tranh cao buộc người dân phải thích nghi với xu thế. Đảng bộ chính quyền địa phương quan tâm, có cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phượng tạo cho sự quan tâm tư tưởng sản xuất đối với người nông dân. Nguyên nhân chủ quan Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ xã về quá trình phát triển kinh tế của địa phương và chuyển dịch giống cây trồng của địa phương trên địa bàn xã. Sự điều hành chỉ đạo thực hiện của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể giúp đỡ vận động nông dân khắc phục khó khăn tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch nhân rộng và có hiệu quả. Sự hướng dẫn nhiệt tình và có trách nhiệm của cán bộ khuyến nông và trung tâm nông nghiệp huyện. Sự cần cù chịu khó vươn lên vượt nghèo của các dân tộc trong xã nhân dân đã chủ động thay đổi một số cây trồng vật nuôi để có năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Người dân đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình, cộng đồng và xã hội tự nâng cao kiến thức nhận thức, học hỏi kinh nghiệm tiếp thu theo dõi thông tin áp dụng tiến bộ khoa học kỹ khuật công nghệ và sản xuất và đã có sự đầu tư đúng mức vào trồng trọt và chăn nuôi. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan Thị trường luôn biến động, giá cả thay đổi làm cho sản phẩm thu hoạch của người dân đưa ra thị trường tiêu thụ không đạt chất lượng, doanh thu, lợi nhuận, khí hậu thay đổi khắc nghiệt, bất thường mùa mưa thường xảy ra lũ quét bất ngờ mùa nắng thì thiếu nước tưới trầm trọng dẫn đến năng suất sản lượng không đạt, chất lượng không cao. Đất đai lâu ngày bị xói mòn, bạc màu lại chưa được chủ động đầu tư đúng hướng đúng cách. Dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi xảy ra thường xuyên nhất là vào mùa mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch. Vốn vay ngân hàng đa số là vốn ngắn hạn nên người dân chưa mạnh dạn đứng ra vay vốn dẫn đến tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất, tái sản xuất. Nguyên nhân chủ quan Trình độ dân trí còn thấp là nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi còn chậm, hạn chế. Người dân chưa chủ động trong tìm hiểu, nắm vững thông tin kinh tế thị trường, điều tiết đầu ra cho sản phẩm để ổn định giá cả. Nhiều đồng bào dân tộc ít người như Khùa, K’hor, Sách…đang mang nặng phong tục tập quán lạc hậu, tự cung tự cấp nên việc làm quen với nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa còn nhiều bỡ ngỡ khó khăn hạn chế. Điểm xuất phát thấp nên người dân chưa đủ điều kiện thích ứng ngay với một nền sản xuất mới, thay đổi nhanh, trong đó nhiều người dân chưa dám chuyển đổi sang các loại cây trồng vật nuôi khác. So với tiềm năng, diện tích, đất đai, khí hậu thổ nhượng của địa phương có nhiều ưu đãi như vậy mà chỉ mới chuyển dịch được một số ít, hiệu quả vẫn chưa cao thì chưa phù hợp chưa xứng với tiềm năng. Các dự án kế hoạch như các công trình thủy điện ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu khu du lịch ảnh hưởng đến đất sản xuất tạo ra tâm lý bất ổn không an tâm sản xuất cho người dân. Phương hướng mục tiêu giải pháp để thực hiện quá trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết giai đoạn từ năm 2011 – 2015 Phương hướng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với tình hình đặc điểm địa hình khí hậu của địa phương. Tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh cơ cấu cây trồng vật nuôi vốn có, tiếp tục tìm kiếm, đưa vào sản xuất, chăn nuôi những giống cây trồng, con vật nuôi với những bước đi, phương thức và quy mô phù hợp. Quá trình tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải nâng cao trình độ đội ngũ lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất chăn nuôi. Đảm bảo sự phát triển ổn định, chủ động ngăn ngừa những tác động xấu tác động ngoại cảnh, chủ động khắc phục được những rủi ro biến động trên thị trường, môi trường đồng thời quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã phải xác định rõ ràng những mục tiêu đã đạt được để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân xóa bỏ lối làm ăn nhỏ lẻ, chuyển đổi tiếp tục các loại cây trồng, vật nuôi hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường, phát triển những loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, giống vật nuôi cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Phối hợp với trung tâm nông nghiệp huyện tăng cường cho các hộ nông dân đi tham quan học hỏi các mô hình kinh tế có hiệu quả cao như mô hình cacao, heo rừng lai, nhím, bò lai Sin… Vận động nhân dân có vốn, có điều kiện thành lập các mô hình trang trại cây trồng, vật nuôi mới như sầu riêng ghép, Đônatechno, mít nghệ trang trại heo rừng, mô hình kinh tế kết hợp vườn ao chuồng. Phấn đấu thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, thực hiện tốt công tác khuyến nông, làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh trên cây trồng con vật nuôi, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng. Phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách tạo điều kiện cho người nông dân được vay vốn nhiều hơn, thời gian lâu hơn để người dân yên tâm lấy vốn đầu tư chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, kinh doanh theo mô hình trang trại. Tăng cường mở nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cho nông dân học tập. Mở rộng diện tích ao hồ nuôi thả cá và làm nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô Mục tiêu Chuyển dịch cơ cấu cây cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã là nhiệm vụ trọng tâm, là mục tiêu chính cần hướng đến thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 xác định tầm quan trọng đó, Đảng bộ, Ủy ban nhân dân xã Đoàn Kết đề ra các mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn này, cơ bản thành hai giài đoạn chính 2011 – 2013 và 2013 – 2015. Giai đoạn từ 2011 – 2013 Cây trồng Cây lương thực: diện tích gieo trồng ước tính đạt 83ha, năng suất ước tính đạt 4tấn/ha/vụ, sản lượng ước tính đạt 332tấn. Cây thực phẩm: diện tích ước tính đạt 42ha, năng suất ước tính 12tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 480tấn. Cây điều giảm dần diện tích xuống còn 212ha để chuyển sang các loại cây khác cho hiệu quả cao hơn. Diện tích này ước tính đạt 1tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 212tấn. Cây cà phê diện tích ước tính đạt 84ha, năng suất ước tính đạt 2tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 168tấn. Cây tiêu: diện tích ước tính đạt 10ha, năng suất ước tính đạt 2tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 30tấn. Cây ca cao: trồng xen trong vườn điều, vườn tạp, diện tích ước tích đạt 70ha, năng suất ước tính đạt 3,2 tạ/ha, sản lượng ước tính đạt 22,4tấn. Cây ăn quả: diện tích ước tính đạt 65ha, năng suất ước tính đạt 12tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 780tấn. Cây tre lấy măng tổng diện tích ước tính giảm còn 3,4ha, trong đó diện tích thu hoạch 3,4ha, năng suất ước tính đạt 1,5tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 5,1tấn. Về chăn nuôi Cỏ voi ước tính đạt 20ha, năng suất ước tính 150tấn/ha, sản lượng ước tính 3.000tấn. Đàn bò: 240con Đàn dê: 80con Đàn heo: 40 con Gia cầm: 3.000con Đàn thỏ: 40con 2.2 . Giai đoạn từ 2013 - 2015 a. Cây trồng Cây lương thực: diện tích gieo trồng ước tính đạt 102,8ha, năng suất ước tính đạt 4tấn/ha/vụ, sản lượng ước tính đạt 411,2tấn. Cây thực phẩm: diện tích ước tính đạt 57ha, năng suất ước tính 12tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 680tấn. Cây điều giảm dần diện tích xuống còn 85ha để chuyển sang các loại cây khác cho hiệu quả cao hơn. Diện tích này ước tính đạt 1tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 85tấn. Cây cà phê diện tích ước tính đạt 114,2ha, năng suất ước tính đạt 2tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 228,4tấn. Cây tiêu: diện tích ước tính đạt 20ha, năng suất ước tính đạt 2tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 40tấn. Cây ca cao: trồng xen trong vườn điều, vườn tạp, diện tích ước tích đạt 120ha, năng suất ước tính đạt 3,2 tạ/ha, sản lượng ước tính đạt 38,4tấn. Cây ăn quả: diện tích ước tính đạt 95ha, năng suất ước tính đạt 12tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 1.140tấn. Cây tre lấy măng tổng diện tích ước tính giảm còn 2ha, trong đó diện tích thu hoạch 2ha, năng suất ước tính đạt 1,5tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 3tấn. Khuyến khích nông dân tự phát triển trồng mới một số loại cây có hiệu quả có hiệu quả năng suất phù hợp với thổ nhượng điều kiện của địa phương. Phát triển cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nguồn nguyên liệu ổ định có năng suất và chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. b. Về chăn nuôi Tăng diện tích trồng cỏ lên 40ha, năng suất ước tính đạt 150tấn/ha, sản lượng ước tính đạt 6.000tấn. Cỏ chăn nuôi là loại cây trồng mới được đưa vào sản xuất ở xã trong những năm gần đây tuy nhiên có tiềm năng tương đối lớn, trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi gia súc theo hướng chăn nuôi trang trại là giải pháp chuyển dịch cơ cấu vật nuôi thích hợp đối với địa bàn. Tăng đàn bò lên 415 con. Tăng đàn dê lên 105 con. Tăng đàn heo lên 62 con. Tăng đàn gia cầm lên 5.000 con theo hướng trang trại Tăng đàn thỏ lên 65 con. Thường xuyên quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trong công tác tiêm phòng văcxin, phun thuốc sát trùng chuồng trại, phòng dịch bệnh cho gia súc gia cầm đạt được 100% kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn trong cả giai đoạn 2011 – 2015. Trong 5 năm tổng số doanh thu của xã tăng từ 7% -> 10%, tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi tăng 15%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 200% (từ 5trđ đến 10trđ/người/năm). 3. Giải pháp Là xã vùng sâu vùng xa, kinh tế kém phát triển, sản xuất còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, mang tính truyền thống. Nhận thức được sự khó khăn hạn chế thách thức đối với địa phương, để nền kinh tế địa phương nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tiếp thu. Theo tôi cần có những giải pháp như sau: Nhóm giải pháp để khắc phục những hậu quả hạn chế thường xuyên tuyên truyền vận động nông dân làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, vận động nông dân chuyển dịch có định hướng, không chạy theo phong trào. Đảng bộ, Ủy ban nhân dân, các cấp có thẩm quyền liên quan phải đưa ra những quy hoạch cụ thể trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Vận động, khuyến khích nhân dân đào ao vừa thả cá vừa chủ động được nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô. Cần chuyển dịch phát triển theo hướng bền vững ổn định. Vận động nhân dân mạnh dạn, đầu tư vốn trong sản xuất và chăn nuôi, có cơ chế quản lý kiểm soát chặt chẽ đối với tình hình kinh tế trên cây trồng vật nuôi. Giải pháp để thực hiện các mục tiêu phương hướng nói trên. a. Giải pháp về quy hoạch đảm bảo tính ổn định, tính hợp pháp diện tích đất đai: quy hoạch các vùng cây công nghiệp tuân thủ các nguồn vốn của cấp trên, đầu tư cho xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, làm đường giao thông nông thôn để nhân dân đi lại sản xuất vận chuyển hàng lâm sản được ổn định thuận lợi. Có quy hoạch đất đai dự án cụ thể, thông báo rộng rãi cho nông dân được biết để họ yên tâm chăn nuôi. Vận động nhân dân trồng rừng, trồng keo, tràm, xà cừ…kết hợp rào lưới B40 chăn nuôi, trang trị bò lai Sin, bò Zêbung, heo rừng lai, nhím, thỏ… trên đất đồi. Vận động nhân dân trồng chôm chôm Thái, sầu riêng ghép Đônatechno, mít nghệ, tiêu, cà phê kết hợp rào lưới B40, nuôi gà thả vườn, ngang vịt trên cạn đối với đất bằng. b. Giải pháp về kỹ thuật canh tác: Về cây trồng: cày xới làm đất, kết hợp bón lót, rắc vôi để trồng cây, có quy hoạch cụ thể về chăm sóc cây trồng, chuyên chở, bảo quản chế biến sản phẩm sau khi thu hoạch. Về chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn nuôi chăm sóc cho ăn phòng trừ dịch bệnh… c. Giải pháp về giống: giống cây trồng và vật nuôi trước khi đưa vào phải phù hợp thông qua quá trình thử nghiệm về sự thích ứng với thời tiết thổ nhượng đất đai về phòng ngừa dịch bệnh, năng xuất chất lượng… d Giải pháp về trang bị bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nông dân: thường xuyên phối hợp với trung tâm nông nghiệp, phòng nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, áp dụng tiến bộ, kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nông dân học hỏi, áp dụng vào chăn nuôi. e.Giải pháp về vốn các loại: Huy động tối đa nguồn vốn có trong nhân dân về tích lũy, vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nguồn vốn được nhà nước đầu tư từ chương trình 134,135 các xã đặc biệt khó khăn, nguồn vốn chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi cho đồng bào dân tộc từ ban dân tộc miền núi của tỉnh và một phần ngân sách xã phân bổ cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi… Tuyên truyền vận động nhân dân mua giống phân bón đầu tư cho việc chuyển đổi giống cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đầu tư tập trung và ưu tiên phối hợp lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ trồng trọt và chăn nuôi Giải pháp thị trường: Đảng bộ, chính quyển nhân dân cần phải có thông tin tìm hiểu nghiên cứu về thị trường, đầu ra của sản phẩm, giá cả thông tin rộng rãi cho người dân biết và chủ động, bên cạnh đó cần có cơ chế quản lý hợp lý bình ổn giá cả đối với các tư thương trên địa bàn xã không để tình trạng tư thương ép giá hoặc gây khó khăn cho người nông dân. g.Giải pháp về mô hình, tổ chức liên kết + Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa để nhân dân xây dựng trang trại trồng cây, kết hợp mô hình vườn ao chuồng. + Mô hình trang trại trồng trọt: cây ca cao trồng xen cây điều, cây măng cụt, sầu riêng, mít nghệ…với diện tích từ 3ha trở lên trồng sau 3 năm rào lưới B40, nuôi gà thả vườn, ngang vịt trên cạn, thỏ…kết hợp có nguồn phân bón cho cây trồng. + Mô hình trang trại chăn nuôi: nuôi heo nái, heo thịt, gà thả vườn, vịt ngang, nhím, kỳ đà…cần xây dựng chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, chăm sóc tiêm phòng văcxin đúng kỳ hạn, phòng trừ dịch bệnh tốt, làm các hầm biogas, tránh ô nhiễm môi trường và có gas phục vụ đun nấu. + Liên kết các hộ gia đình, các trang trại ở gần nhau thành một cụm hợp tác hỗ trợ giúp đỡ nhau trong trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu thu hoạch… PHẦN III KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN Kiến nghị Phát triển kinh tế nông nghiệp chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, qua đó nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ của các cấp tiếp tục phát triển kinh tế trên địa bàn xã thực hiện mục tiêu Dân giàu nước mạnh – Xã hội dân chủ - Công bằng văn minh. Nhưng vì điều kiện nội lực của xã còn nhiều hạn chế chính vì vậy cần sự quan tâm giúp đỡ của huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các phòng ban chuyên môn của huyện Đạ Hoai, của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Tiếp tục đầu tư các dự án công trình thiết yếu cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông nông thôn, cầu cống để nhân dân đi lại và vận chuyển hàng nông sản thuận lợi. Xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi giúp nhân dân có nước tưới cho mùa nắng. Hỗ trợ nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn để mua giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Mời gọi các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp chất lượng cao chế biến nông sản xuất khẩu, xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm có đầu ra và giá thành ổn định. Đầu tư mua sắm vật tư thiết bị hiện đại cho đồng bào dân tộc để bà con có thêm công cụ sản xuất kịp thời vụ giảm lao động chân tay. Đề xuất các phương án vay vốn ưu đãi lãi suất hợp lý. Tăng cường kỹ sư nông nghiệp, cán bộ chuyên môn, mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ cao để nhân dân học tập ứng dụng. Khuyến nông viên, thú y viên thường xuyên hướng dẫn bà con nông dân trong việc phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi. Nhanh chóng ổn định quy hoạch thông tin rộng rãi, rõ ràng cho nhân dân chuyên canh sản xuất. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã đoàn kết - huyện đạ hoai - tỉnh lâm đồng giai đoạn từ năm 2006 đến 2010.doc
Luận văn liên quan