Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông trong thời gian tới

Để xác định cho mình một giá bán hợp lí không phải là một điều đơn giản, phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông xác định giá bán cho sản phẩm của mình là hoàn toàn dựa vào các chi phí thực tế phát sinh, các hao phí về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động của con người

pdf95 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 Tên nguyên liệu Đơn vị Lượng sử dụng bình quân năm Tỷ trọng Nguồn cung ứng I.Nguyên liệu chính 1. Cát Hải Vân 2. Sôđa. 3. Trường thạch. 4. NaN03. 5. Borat. 6. Cát Bạch Vân Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg 1821660 920000 424650 155700 55200 46710 219400 100% 50,5% 23,31% 8,56% 3,03% 2,56% 12,04% Quảng Ninh Trung Quốc Vĩnh Phúc Mỹ Trong nước II. Hoá chất và các phụ liệu 1. Angtimo. 2. MnO2. 3.AgNO3. 4. Khí Argon hỗn hợp. 5. Dây tóc. 6. Dây dẫn. 7. ống thuỷ tinh. 8. Bột huỳnh quang. kg kg kg chai 1000 cái 1000 cái kg kg 8060 13450 5230 630 33500 33500 213000 524000 Nguyên liệu chính là các loại nguyên liệu được sử dụng để nấu thuỷ tinh lỏng tạo ra các bán thành phẩm thuỷ tinh lỏng như: vỏ bóng, bình phích 63 và ống huỳnh quang, còn các phụ liệu được sử dụng để thúc đẩy quá trình nấu thuỷ tinh lỏng và tác động vào bán thành phẩm thuỷ tinh làm giảm thời gian nấu, tăng độ chịu nhiệt. Những loại nguyên liệu này hoàn toàn được mua từ các đơn vị trong nước theo hướng tích cực tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng và giá cả hợp lí. Đối với các loại hóa chất vật tư khác dây tóc, đầu đèn, dây dẫn, bột huỳnh quang … được nhập từ nước ngoài. Đây chính là nguyên nhân chính đội giá thành sản phẩm của công ty vì giá trị của các loại vật tư này chiếm khoảng 50-60% giá thành của các sản phẩm trong khi giá bán sản phẩm giảm dần trong các năm để tang tính cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm nên công ty vẫn đang sử dụng các loại vật tư ngoại nhập để tăng chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. 1.3.2. Chi phí nguyên vật liệu Ở công ty do quá trình sản xuất phức tạp liên tục, sản phẩm hòn thành trải qua nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhay nên có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Căn cứ vào các mục đích sử dụng của nhiều phân xưởng mà phát sinh những loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ riêng. Công ty đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân được tính: Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân = Số lượng tồn kho trong kỳ + Số lượng nhập trong kỳ 64 Bảng 9: Tình hình phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: đồng Bộ phận Nguyên vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Bao bì Phân xưởng thuỷ tinh 1441507509 71517515 2838401719 Phân xưởng chấn lưu 211881856 146250 336217225 Phân xưởng bóng đèn 5014539455 292740387 588274366 34922391 Phân xưởng phích nước 9161332588 126823359 916801903 494963880 Phân xưởng cơ động PX huỳnh quang 3860756487 378164535 563063812 3313950170 Cộng 19693097900 869391148 381293526 1175536952 1.4. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra sản phẩm mà không nằm trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí phục vụ chung cho quá trình sản xuất phát sinh tại các phân xưởng. Trong đó chi phí sản xuất chung tính cho bóng đèn tròn bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh từ phân xưởng thuỷ tinh và cơ động kết chuyển sang. Các khoản chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm:  Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng 65  Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung trong phân xưởng  Chi phí tiền lương thưởng, BHXH, … của nhân viên phân xưởng.  Chi phí khấu hao tài sản cố định.  Chi phí dich vụ mua ngoài điện, nước…  Chi phí khác bằng tiền. 1.5. Khấu hao tài sản cố định Tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có giá trị tài sản cố dịnh lớn, bao gồm nhiều loại khác nhau. Các tài sản nàyđược hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Ngân sách cấp, nguồn vốn của công ty tự bổ xung, nguồng vay của cán bộ công nhân viên của công ty. Tài sản cố định của công ty được đánh giá qua hai tiêu chí là nguyên giá và giá trị còn lại, trong đó nguyên giá của TSCĐ được xác định bằng giá mua (ngoài thuế) cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử (nếu có), giá trị còn lại được xác định bởi nguyên giá trừ đi khấu hao để tính ra mức khấu hao hằng năm. Kỳ hoạch toán của công ty là hằng tháng do đó mức khấu hao hằng tháng được tính bằng cách lấy mức khấu hao hằng năm chia cho mức khấu hao hằng tháng. Tỷ lệ khấu hao năm Số khấu hao phải trích tháng này = Nguyên giá TSCĐ  12 tháng Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao phải trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng 66 Bảng 10:Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Khấu hao PXTT PXBĐ PXPN PXCĐ Chấn lưu PXHQ Cộng CPBH CPQLDN Số trích khấu hao tháng 3452351135 1157206241 315583763 209557644 56230571 2063588 1518832979 3259470888 10464554 8825733770 Trong đó + Nhà xưởng 2450036735 109433052 33944748 17351457 17859592 29015574 207614625 24294584 10393465 + Máy móc thiết bị 3207358709 104775719 2816145014 192206187 38570879 2063588 1489803305 3051856262 8035937 120160509 Kế toán ghi sổ Ngày 17 tháng 2 năm 2004 Kế toán trưởng 67 1.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản phải trả khác Chi phí mua ngoài của công ty bao gồm chi phí về điện nước, điện thoại. Chi phí khác của công ty bao gồm chi phí bằng tiền mặt, chuyển khoản và chi tạm ứng dùng cho sản xuất chung như chi sửa chữa lặt vặt, chi vật liệu xuất dùng trực tiếp không qua kho... Bảng 11:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Đơn vị: đồng PX NVL CC-DC KH Lương CBCNV BHXH Cộng Bộ phận SXTT Thuỷ tinh 438203518 1007136282 43639705 1488979505 Chấn lưu 212023103 1177143080 5099 1455 1440157638 Bóng đèn 5992739971 2263530504 98051125 8354321600 Phích nước 95151903 110705880 4795373 210653156 Cơ động 91851903 65893226 28545319 186290448 Huỳnh quang 5133353505 47481401 1624927 5182459833 Cộng 2625209352 5265031374 227633631 8117874357 Bộ phận SXC Thuỷ tinh 19246776 41501345 1157206241 289810249 988302 1508752913 Chấn lưu 15964987 34740 2063589 18063316 Bóng đèn 73354385 22921544 140262117 234336055 6845060 477719161 Phích nước 179190096 29947506 209557645 394534417 11658398 824888062 Cơ động 52663151 2716040 56230571 65161249 2247359 179018370 Huỳnh quang 33413202 2658313 1518832979 95613500 2885808 1653403802 Cộng 54888599 99780788 3259470888 1078954470 33536625 4526631370 Ngày 17 tháng 2 năm 2004 Kế toán trưởng 68 1.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh Hiện nay, sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên cả ba miền của tổ quốc. Trong đó, lượng tiêu thụ tại miền Bắc là lớn nhất và đối thủ cạnh tranh cũng được giàn trải cả ba miền song tập trung lớn nhất tại khu vực thành phố và thị xã. Đối với sản phẩm bóng đèn tròn, đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty bóng đèn Điện Quang, họ có thế mạnh về vị trí địa lý đối với thị trường miền Nam và gần đây, sản phẩm của công ty đang từng bước xâm nhập vào thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, sản phẩm bóng đèn tròn của công ty chỉ chiếm 26% dung lượng thị trường, trong khi thị phần của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông chiếm 72% còn lại của cá doanh nghiệp khác. Đối với bóng đèn huýnh quang: Là sản phẩm của công ty vì vậy khi tung sản phẩm ra thị trường phải đối phó với đối thủ cạnh tranh trong nghành là công ty bóng đèn Điện Quang trong nhiều năm cùng liên doanh Đông á đã chiếm được hầu hết các khu vự c thị trường trong nước. Nhưng chỉ ba năm sau, khi tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm đèn huỳnh quang, công ty đã khẳng định vị trí và lợi thế của mình trên thị trường, và được thể hiện thông qua tỷ phần của công ty đã chiếm lĩnh được trên thương trường. Cùng với liên doanh Đông á, 2. Mục tiêu định giá và chính sách định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro, không có bất cứ một doanh nghiệp nào cột chặt mình vào một sản phẩm cụ thể nào đó. Xu hướng này đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện, kết hợp giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá theo phương châm “phân tán rủi ro trong kinh doanh” và tận dụng được nguồn lực dư thừa của doanh nghiệp. 69 Sản phẩm chính của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là bóng đèn và phích nước. Công ty đa dạng hoá sản phẩm của mình về chủng loại, mẫu mã. Danh mục sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú. Xuất phát từ tình hình thực tế trên thị trường, các sản phẩm của công ty hiện nay đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, do đó, ban lãnh đạo của công ty đã xác định mục tiêu của công tác định giá là phải kích thích tiêu thụ. Cụ thể như sau: + Đối với sản phẩm bóng đèn Ranlux ( có cầu chì), phích sắt xuất khẩu, phích vân đá, đối tường tiêu dùng là người có thu nhập khá do đó nhiệm vụ của công tác định giá là tăng lợi nhuận, công ty có thể bán các sản phẩm này với giá cao hơn một chút + Đối với các sản phẩm bóng đèn tròn và bóng đèn huỳnh quang, hay các phích nước khác thì mục tiêu của việc định giá là đối tượng người tiêu dùng, do đó, công ty bán các sản phẩm này với một mức giá trung bình, vừa phải. Để xây dựng được một mức giá phù hợp, có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã dựa trên các quan điểm định giá sau: Định giá theo nguyên tắc địa lí: Với những khách hàng ở xa có thể được hưởng mức giá thấp hơn để bù đắp chi phí vận chuyển. Giá cả bình quân cho khách hàng ở miền Trung thấp hơn so với khách hàng ở miền Bắc là 2%, khách hàng ở miền Nam cao hơn khách hàng ở miền Trung là 7%. Định giá theo mối quan hệ: Đối với khách hàng truyền thống đã từng giúp công ty trong lúc khó khăn thì được hưởng một số ưu đãi. Về khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn thì được hưởng ưu đãi nhất định tuỳ thuộc vào khối lượng mua và mức độ quan hệ. Xác định giá có chiết khấu: chủ yếu công ty sử dụng giá chiết khấu theo doanh thu mua hàng. Nếu khách hàng mua với doanh thu lớn được giảm một tỷ lệ là 1%. 70 Xác định giá để khuyến khích tiêu thụ: Với những sản phẩm chất lượng cao thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng bậc cao như đèn Ranlux, phích sắt xuất khẩu, phích vân đá thì công ty định giá cao cho những đối tượng có thu nhập khá trở lên. 3. Phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.1. Đối tượng định giá và phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Về đối tượng tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một doanh nghiệp sản xuất có qui trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn ở các phân xưởng khác nhau nên đối tượng tính giá bán không thể là các phân xưởng được vì có phân xưởng sẽ sản xuất ra bán thành phẩm như phân xưởng thuỷ tinh. Như vậy, đối với thành phẩm bóng đèn tròn (hay bóng đèn huỳnh quang) có nhiều loại khác nhau như bóng đèn 25W, 60W, 75W…nhưng mức chênh lệch chi phí giữa các này là không đáng kể nên kế toán tiến hành tính giá theo nhóm sản phẩm. Như vậy, đối tượng tính giá bán là nhóm sản phẩm, đơn vị tính giá bán là từng sản phẩm và giá thành đơn vị của từng loại bóng đèn tròn (hay bóng đèn huỳnh quang) là như nhau. Đối với sản phẩm là phích nước thì cũng đa dạng về sản phẩm và mẫu mã như phích nước có vân đá, phích sắt xuất khẩu, đối tượng tính giá bán là nhóm sản phẩm và đơn vị tính giá bán là từng sản phẩm và giá trị đơn vị của từng loại phích nước là như nhau. Về phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 71 Để tính được giá bán sản phẩm của mình, công ty đèn phích nước Rạng Đông sử dụng phương pháp tính giá theo chi phí. Theo đó, công thức tính giá bán sản phẩm của công ty sẽ là: P = Cbq + Ktg Trong đó: Công ty thường tính Ktg theo doanh số bán và mong muốn là 10%. Để tính được Cbq công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí để tính tổng chi phí sau đó tính chi phí bình quân cho mỗi một đơn vị sản phẩm. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty sản xuất và kinh doanh do đó kì tính giá bán sản phẩm của công ty là hàng tháng. Cuối tháng, kế toán tính chi phí lập bảng tính giá thành sản phẩm bóng đèn và phích nước trên cơ sở các chi phí đã tập hợp. 3.2.Kì tính giá bán sản phẩm của công ty Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty sản xuất và kinh doanh do đó kì tính giá thành sản phẩm của công ty là hàng tháng. Cuối tháng, kế toán tính chi phí lập bảng tính giá thành sản phẩm bóng đèn và phích nước trên cơ sở các chi phí đã tập hợp. 3.3. Tính giá bán sản phẩm (sản phẩm là bóng đèn tròn) Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty có chức năng chuyên sản xuất bóng đèn và phích nước phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân do đó công tác định giá bán sản phẩm của công ty bao gồm hai công tác: định giá bán sản phẩm cho bóng đèn (bao gồm đèn tròn, đèn huỳnh quang, đèn Ranlux) và định giá bán cho sản phẩm phích nước (bao gồm phích sắt xuất khẩu và phích nước vân đá). Hệ thống kênh phân phối của công ty tươngđối dài (có cả kênh cấp ba), ta có thể khái quát quá trình định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Chuỗi tăng giá 72 Giá thành sản phẩm (giá của nhà sản xuất ) Khoản tăng giá (Ktg1) Giá gốc nhà buôn mua vào Khoản tăng giá (Ktg2) Giá gốc mà nhà bán lẻ mua vào Khoản tăng giá ( Ktg3) Giá bán lẻ a. Phương pháp tính giá thành sản phẩm bóng đèn Tại phân xưởng bóng đèn tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí phát sinh tại phân xưởng, một phần chi phí của phân xưởng cơ động và một phần chi phí của phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang theo giá bán thành phẩm bóng đèn. Do đó, để xác định giá thành, kế toán áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí, trong đó có tính giá bán thành phẩm phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang. Để tính được giá thành sản phẩm của bóng đèn tròn, kế toán chi phí giá cần xác định 5 luồng chi phí sau: 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng bóng đèn. 2. Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng bóng đèn. 3. Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng bóng đèn 4. Chi phí sản xuất ra vỏ bóng từ phân xưởng thuỷ tinh kết chuyển sang phân xưởng bóng đèn. 5. Chi phí sử dụng điện nước của phân xưởng bóng đèn từ phân xưởng cơ động kết chuyển sang. + Chi phí sản xuất tại phân xưởng cơ động Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phân xưởng cơ động cung cấp năng lượng động lực cho các phân xưởng khác. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng cơ động được phân bổ hết cho phân xưởng phích nước vì toàn bộ 73 nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng để đốt cung cấp hơi nước cho phân xưởng phích nước. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hết chuyển sang phân xưởng phích nước là 91861903 Chi phí nhân công trực tiếp Phân xưởng cơ động cung cấp năng lượng động lực cho cả phân xưởng thuỷ tinh, phân xưởng bóng đèn, phân xưởng phích nước, phân xưởng huỳnh quang và khối văn phòng, còn năng lượng cung cấp cho sản phẩm chấn lưu được hoạch toán chung vào năng lượng cung cấp cho phòng kỹ thuật (tức là cho khối văn phòng) vì phân xưởng chân lưu đang được sản xuất thử nghiệm vẫn còn trực thuộc phòng kỹ thuật. Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng cơ động được phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo chỉ số sử dụng điện. Cuối tháng căn cứ vào “Báo cáo sử dụng điện” của các phân xưởng gửi lên, kế toán tính tổng số KW điện của các phân xưởng, khối văn phòng sử dụng trong tháng. Trong báo cáo sử dụng điện tháng 12/2003 ghi Phân xưởng thuỷ tinh: 180.860KW Trong đó: Bộ phận sản xuất vỏ bóng tròn: 72.120KW Bộ phận sản xuất vỏ bóng huỳnh quang: 28.530 KW Bộ phận sản xuất phích: 80.210KW Phân xưởng bóng đèn: 72.361KW Phân xưởng phích nước: 12.531KW Phân xưởng Huỳnh quang: 77.126KW Khối văn phòng: 13.138KW Tổng cộng: 467.106KW Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng cơ động: 74 Cũng giống như tính chi phí nhân công trực tiếp, phân xưởng cơ động phân bổ cả chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo chỉ số sử dụng điện của các đối tượng đó. Tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng 115503479 Số chi phí NCTT phân bổ cho PXTT- bộ phận vỏ bóng tròn = 467.016  72120 = 17836738 115503479 Số chi phí NCTT phân bổ cho PXTT- bộ phận vỏ bóng HQ = 467.016  28530 = 7056957 Tương tự như vậy ta có chi phí NCTT phân bổ cho các phân xưởng khác PXTT 19837557 PXBĐ 17895369 PXPN 30551728 PXHQ 19074861 Khối văn phòng 3249178 Cộng 115503479 Bảng 12: Bảng phân bổ chi phí PXCĐ Tháng 12 năm 2003 PXTT Khoản mục chi phí Chi phí phát sinh trong tháng Tổng chi phí phân bổ Tổng Vỏ bóng tròn Vỏ bóng HQ Bình phích PXBĐ CPNVLTT 91851903 91851903 CPNCTT 115503479 115503479 447302592 17836738 7056047 19837557 17895369 75 CPSXC 303142122 303142122 117337053 46813421 18513953 52064578 46969331 Cộng 510495504 510495504 162137395 64650159 25575000 71902335 64866300 + Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng thuỷ tinh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp tại phân xưởng thuỷ tinh được phân bổ cho vỏ bóng đèn tròn, vỏ bóng huỳnh quang và bình phích. Khoản chi phí này tại phân xưởng thuỷ tinh bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu và chi phí phế liệu được phân bổ cho các tiêu thức khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng thuỷ tinh Tại phân xưởng thuỷ tinh, số nguyên vật liệu tồn đầu kì chỉ tính cho nguyên vật liệu chính còn lại. Do tính chất sản xuất liên tục nên nguyên vật liệu tông đầu kỳ không nhập lại kho chung của công ty. Để tính được nguyên vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kì, kế toán căn cứ vào các số liệu về nguyên vật liệu chính tồn đầu kì, nhập trong kì, tông cuối kì và giá trị phế liệu thu hồi tại phân xưởng. Đơn gía mà kế toán sử dụng để tính nguyên vật liệu tồn kho ở đây là đơn giá bình quân gia quyền: Giá trị NVL tồn kho đầu tháng + Giá trị NVL nhập trong tháng Đơn giá bình quân = Số lượng NVL tồn đầu tháng + Số lượng NVL nhập trong kỳ Từ các số liệu đó, kế toán tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng theo công thức: Chi phí NVL = Giá trị NVL tồn đ.kì + Chi phí phát sinh trong kì - Giá trị NVL nhập lại - Giá trị NVL tồn c,kì 76 Tiêu chuẩn để phân bổ nguyên vật liệu chính ở phân xưởng thuỷ tinh là số lượng nguyên vật liệu chính đã sử dụng trong kỳ cho từng lò bóng, lò phích. Khi đó căn cứ vào tình hình báo cáo sử dụng nguyên vật liệu của phân xưởng thuỷ tinh do thống kê phân xưởng gửi lên, kế toán sẽ biết được nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu trong kỳ cho lò bóng là bao nhiêu (chi tiết cho từng bộ phận sản xuất vỏ bóng tròn và vỏ bóng huỳnh quang) và lò phích là bao nhiêu. Chi phí nguyên vật liệu phụ tại phân xưởng thuỷ tinh Nguyên vật liệu phụ sử dụng tại phân xưởng thuỷ tinh trong quá trình sản xuất vỏ bóng và bình phích bao gồm nhiều loại như : ống kẽm, dầu diezen…được phân bổ cho các nhóm sản phẩm như vỏ bóng tròn, vỏ bóng huỳnh quang và vỏ phích nước theo chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhiên liệu tại phân xưởng thuỷ tinh Nhiên liệu được sử dụng tại phân xưởng thuỷ tinh bao gồm dầu đốt lò và ga lỏng dùng cho lò bóng (nấu thuỷ tinh làm vỏ bóng) và lò phích (nấu thuỷ tinh làm bình phích). Chi phí nhiên liệu được tính riêng cho từng loại và được phân bổ cho vỏ bóng và bình phích theo lượng sử dụng cho lò và lò phích. Chi phí phế liệu tại phân xưởng thuỷ tinh Phế liệu sử dụng tại phân xưởng thuỷ tinh là các mảnh bóng và mảnh phích nhập lại trong quá trình sản xuất rồi lại tiếp tục đưa trở lại lò nấu thuỷ tinh. Chi phí phế liệu tại phân xưởng thuỷ tinh được tính trực tiếp căn cứ vào số lượng mảnh bóng xuất sử dụng cho lò bóng và mảnh phích xuất sử dụng cho lò phích. Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng thuỷ tinh Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng thuỷ tinh được phân bổ cho vỏ bóng và bình phích theo số tiền công thực tế đã trả cho công nhân sản xuất 77 phục vụ vỏ bóng (bộ phận sản xuất vỏ bóng và vỏ bóng huỳnh quang) và vỏ phích trong tháng. Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng thuỷ tinh Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng thuỷ tinh bao gồm nhiều loại được chia thành 2 tiêu chí sau: + Những chi phí đã được phân bổ trực tiếp như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dụng cụ lao động nhỏ, chi phí phải trả, kế toán tiến hành phân bổ trực tiếp cho khối bóng và khối phích. + Tất cả các chi phí khác như tiền lương, BHXH, chi phí trả trước, chi phí khác, chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung không phân bổ trực tiếp được thì kế toán tiến hành phân bổ gián tiếp theo tiền lương thực tế đã trả trong tháng cho công nhân sản xuất ở các bộ phận. 78 Bảng 13: Bảng tính và phân bổ chi phí phân xưởng thuỷ tinh Cpphát sinh Tổng CPphân bổ Vỏ bóng tròn Vỏ bóng HQ Khoản mục NVLtồn đầu kỳ PXTT PXCĐ NVLnhập GTNVL tồn đầu kỳ PXTT PXCĐ PXTT PXCĐ chuyển sang Cộng PXTT PXCĐ chuyển sang Cộng CPNVL 148932030 19471725 126632550 438485546 438485546 438485546 1777430147 1777430147 NVLchính 148932030 1441507509 19471725 126632550 1444335264 1444335264 1444335264 312294525 312294525 NVLphụ 71517546 71517516 71517516 71517516 154353557 154353557 Nhiên liệu 2838401719 2838401719 2838401719 2838401719 144533600 144533600 Phế liệu 30599398 30599398 30599398 30599398 4050465 4050465 CPNCTT 1050835987 44730342 1050835987 44730342 275043344 17836738 292873082 179753786 7056047 186813833 CPSXC 2213233310 173373053 2213233310 173373053 8251612853 46813421 871974706 591780435 18513953 610293389 Cộng 148932030 7646136138 162137395 19471725 126632550 7646136138 162137395 1566338114 464650159 1031638273 2549134369 25675000 2574609370 71 Sau khi đã có các số liệu trên, kế toán sẽ có được chi phí phát sinh trong kỳ tại phân xưởng bóng đèn. Căn cứ vào bảng chi phí của phân xưởng cơ động, kế toán có chi phí của phân xưởng cơ động chuyển sang cho phân xưởng bóng đèn theo hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Từ bảng tính giá thành thực tế của nửa thành phẩm bóng đèn do phân xưởng thuỷ tinh kết chuyển sang cho phân xưởng bóng đèn kế toán có chi phí của bán thành phẩm vỏ bóng trong kỳ từ phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang cho phân xưởng bóng đèn theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng kê vật tư nội bộ và báo cáo nguyên vật liệu nhập kho của phân xưởng bóng đèn kế toán tính được số chi phí nguyên vật liệu nhập lại trong kỳ (chỉ tính cho nguyên vật liệu chính) và số nguyên vật liệu tồn đầu tháng và cuối tháng. Căn cứ vào phiếu kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang kế toán có số liệu về chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của phân xưởng bóng đèn. Căn cứ vào các số liệu đã tập hợp trên các khoản mục, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm bóng đèn và kết thúc toàn bộ quá trình tính giá thành sản phẩm ở đơn vị. Chi phí NVLTT tại phân xưởng bóng đèn 5992739971 Chi phí NCTT tại phân xưởng bóng đèn 1783629 Cpsx chung tại PXBĐ 1177143080 Cpsx ra vỏ bóng từ PXTT chuyển sang PXBĐ 438204341 Chi phí sản xuất điện nước của PXBĐ 91851903 từ PXCĐ kết chuyển sang Cộng 11661598120 Vậy chi phí sản xuất của 1.295.733bóng đèn tròn là 11.661.598.120 đồng. Giá thành trung bình của một bóng đèn tròn là: P1 = 11.661.598.120 = 899(đồng) 72 1.295.733 b.Tính giá bán buôn sản phẩm bóng đèn tròn của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. Để tính giá bán buôn sản phẩm bóng đèn tròn, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông sử dụng công thức sau Giá bán = Chi phí bình quân + Số tiền cộng thêm (khoản tăng giá) Chi phí bình quân bao gồm hai bộ phận: Biến phí bình quân và định phí bình quân. Như trên ta đã tính được biến phí bình quân cho mỗi một đơn vị sản phẩm bóng đèn tròn là 899 (đồng). Định phí bình quân chính là tổng của chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp (cho sản phẩm bóng đèn tròn) chia cho số lượng sản phẩm sản xuất ra. Như vậy, định phi bình quân của 1 đơn vị sản phẩm bóng đèn là 583.079.850 1.295.733 = 451(đồng) Khoản tăng giá được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán, và công ty có một khoản tăng giá mong muốn là 10% Khi đó, giá bán cho nhà bán buôn sẽ là 451 + 899 PBB = 1- 0,1 = 1500( đồng) c. Tính giá bán cho các nhà bán lẻ (giá gốc mà các nhà bán lẻ mua vào). Để xác định giá bán cho các nhà bán lẻ, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông sử dụng phương pháp tính giá theo chi phí định hướng, tuy nhiên do có đặc điểm đặc thù nên có đôI chút khác với các nhà sản xuất. Công ty tính giá công bố của mìn cho nhà bán lẻ dựa trên cơ sở cộng thêm một “ 73 khoản tăng giá “vào giá bán cho nhà bán buôn. Công ty có một khoản tăng giá “ theo tập quán” đối với người bán lẻ, đó là một khoản tăng giá mà công ty sử dụng một cách truyền thống và lâu dần thành quen cho các sản phẩm của mình. Khoản này luôn được lấy là 20%. Như vậy giá bán sản phẩm bóng đèn tròn cho các nhà bán lẻ sẽ là 1500 PBL = 1- 0,2 = 1875 (Đồng) d. Tính giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Cũng giống như đối người bán lẻ, đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng mà trực tiếp mua sản phẩm bóng đèn tròn tại các cửa hàng bán lẻ của công ty, công ty định một khoản tăng giá truyền thống là 37,5% Vậy giá bán sản phẩm bóng đèn tròn cho người tiêu dùng cuối cùng sẽ là 1875 PL = 1- 0,375 = 3000 (Đồng) 74 CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG I. Đánh giá thực trạng về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Đánh giá chung về giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Đến nay, gần 40 năm hoạt động và phát triển với bao thăng trầm, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã và đang khẳng định mình sau những khó khăn về mọi mặt. Công ty đã có một bề dày thành tích kinh nghiệm quản lí với qui mô sản xuất lớn và hiện đại, ngày càng đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Có được thành quả đó là do sự nỗ lực, phấn đấu lao động không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Với bộ máy quản lí gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực dám nghĩ, dám làm, đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp hợp lí hoá sản xuất, đổi mới qui trình công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu mở rộng thị trường. Sản phẩm của công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng về thị hiếu và giá cả, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Dưới góc độ một sinh viên thực tập, em xin có một số nhận xét sau: Trong công tác định giá bán sản phẩm của công ty. Do công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có nhiệm vụ chuyên sản xuất và kinh doanh bóng đèn, phích nước do đó việc tính giá bán cho sản phẩm của công ty theo phương pháp kết chuyển tuần tự giúp cho công việc tính toán ở các giai đoạn được thuận tiện và nhanh chóng. Giá thành của nửa thành phẩm ở từng giai 75 đoạn được phản ánh theo từng khoản mục chi phí một cách trung thực và kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu quản lí và công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá bán sản phẩm ở công ty được đặc biệt quan tâm. Cùng với các biện pháp quản lí kinh tế nói chung, Công ty đã tổ chức công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá bán linh hoạt nhưng không tách rời nhau. Về công tác tập hợp và phân bổ chi phí để tính giá bán sản phẩm của công ty. Công tác này được tiến hành theo một trình độ khoa học và hợp lí, việc thực hiện cả hai phương pháp phân bổ chi phí trực tiếp và gián tiếp tạo điều kiện thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá bán sản phẩm một cách nhanh gọn và chính xác. Về chính sách giá bán sản phẩm của công ty. Công ty áp dụng chính sách giá bán sản phẩm theo từng nhóm đối tượng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. 2. Một số tồn tại chủ yếu trong giá và công tác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Về khoản tăng giá trong giá bán sản phẩm của công ty. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông hiện nay đã có các chi nhánh rộng khắp cả ba miền, hệ thống kênh phân phối của công ty khá dàI (có cả kênh cấp ba) do đó rất khó cho công ty trực tiếp quản lý phần tăng giá trong chuỗi giá bán sản phẩm của công ty, mặt khác, khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì giá bán có phần cao rất nhiều hơn so với giá bán trực tiếp tại nơI sản xuất. Về việc đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là một trong những tiền đề quan trọng để tính giá bán sản phẩm một cách chính xác. Trong quá trình sản xuất bóng đèn tròn, việc đánh giá sản phẩm dở dang chỉ được thực hiện ở phân xưởng bóng đèn nhưng chỉ đánh giá sản phẩm dở dang đối với nửa thành phẩm do phân xưởng thuỷ kết chuyển sang (vỏ bóng chưa lắp ghép) theo chính đơn giá nửa thành phẩm mà không đánh giá những sản 76 phẩm dở dang hiện nay là chưa chính xác, do đó ảnh hưởng tới sự chính xác của giá bán sản phẩm của công ty, làm hạn chế tác dụng của chỉ tiêu kinh tế này. Đây là vấn đề cần quan tâm nhằm đảm bảo độ chính xác của công tác tính giá bán sản phẩm của công ty. Về chính sách giá bán sản phẩm của công ty. Mặc dù chính sách giá bán sản phẩm của công ty linh hoạt, khắc phục phần nào khoản cách địa lý và sự khác biệt của người tiêu dùng. Tuy nhiên chính sách một giá cho tường nhóm sản phẩm của công ty phần nào còn cứng nhắc, chưa thể hiện được sự linh hoạt trong công tác định giá bán sản phẩm của công ty. Về việc phân bổ chi phí sản xuất để tính giá bán sản phẩm của công ty. Phân xưởng cơ động cung cấp năng lượng cho các phân xưởng bóng đèn, phân xưởng thuỷ tinh, phân xưởng phích nước, phân xưởng huỳnh quang và khối văn phòng hoạt động sản xuất. Khi tiến hành phân bổ, kế toán không tiến hành phân bổ trực tiếp chi phí sản xuất cho phân xưởng chấn lưu mà chỉ tiến hành phân bổ cho phòngkĩ thuật (khối văn phòng). Tại phân xưởng này, chi phí nhân công quản lí phân xưởng cũng không được phân bổ riêng mà tính chung cho phòng kĩ thuật. Điều này sẽ làm cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục phí không chính xác sẽ dẫn đến việc tính giá bán sản phẩm không được chính xác. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Thứ nhất: Hoàn thiện chính sách giá Như chúng ta đã biết, giá cả đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới lượng cầu và lượng cung sản phẩm trên thị trường và giữ vai trò quyết định trong cạnh tranh. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một công ty lớn, lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường chiếm tỷ lệ cao do đó giá cả của công ty ít nhiều tác động tới thị trường. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi công ty phảI thận trọng cân nhắc trong việc định giá. 77 Chính sách của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông tương đối linh hoạt đã có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường, khách hàng và sản phẩm. Tuy nhiên, để hoàn thiện chính sách giá của mình, công ty có thể tham khảo thêm một số biện pháp sau: Đối với khu vực thị trường miền Nam do vận chuyển xa, ngoàI ra còn có đối thủ cạnh tranh là công ty Điện Quang TP.HCM đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu. Hoặc đối với thị trường các tỉnh phía Bắc, phích nước nhập lậu từ Trung Quốc đã được tiêu thụ nhiều do giá rẻ. Cho nên, việc định giá ở các thị trường này cần hết sức thận trọng. Công ty nên giảm bớt phần lợi nhuận ở những thị trường này, qua đó có thể từng bước xâm nhập thị trường cùng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để dần chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này. ở các khu vực có sự phát triển chậm, đời sống nhân dân còn thấp, công ty có thể thực hiện biện pháp hạ giá thành qua đó hạ giá bán nhờ sử dụng các dây chuyền cũ để sản xuất sản phẩm. Khi công ty tung ra những sản phẩm nhằm kích thích người tiêu dùng dùng thử hoặc những khi công ty đặt thêm chi nhánh,đại lý ở địa bàn nào đó, công ty có thể định giá bán thấp hơn giá niêm yết để qua đó công ty kết hợp quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Thứ hai: Hoàn thiện tổ chức công tác đánh giá lại sản dở ở phân xưởng bóng đèn Để khắc phục những nhược điểm trong khâu đánh giá sản phẩm dở dang ở phân xưởng bóng đèn, theo em công ty nên đánh giá sản phẩm làm dở dang đang lắp ghép trên dây truyền sản xuất ở phân xưởng bóng đèn. Hiện nay, trong điều kiện thực tế của công ty do những sản phẩm dở dang trên giây truyền của từng giai đoạn chế biến chưa xác định được mức độ hoàn thành nên không thể tính khối lượng sản phẩm dở dang sang khối lượng sản hoàn thành tương đương. Nhưng để cho giá thành sản phẩm được chính xác hơn, qua đó nâng cao tính chính xác của giá bán sản phẩm của công ty, 78 theo em kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang đang được lắp ghép trên dây truyền theo giá nửa thành phẩm dở dang theo giá sản phẩm bước trước chuyển sang. Công việc này giống như công việc đánh giá sản phẩm dở dang đối với nửa thành phẩm mà phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang (Vỏ bóng chưa lắp ghép), bởi khối lượng sản phẩm dở dang trên dây truyền cũng là đáng kể. Hiện nay, công ty chỉ thực hiện kiểm kê sản phẩm đang sản xuất dở dang trên dây chuyền nhưng chưa thực hiện việc đánh giá và tính toán trước mức chênh lệch chi phí dở dang đầu kì và cuối kì của những sản phẩm này. Dù sản xuất liên tục sản phẩm dở dang tháng này gối đầu tháng sau tiếp tục sản xuất nhưng với cùng một công việc đánh giá sản phẩm dở dang thì kế toán có thể tính luôn cả những sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất mặc dù tính theo đơn giá nửa thành phẩm bước trước thì cũng chưa hoàn thành chính xác được nhưng cũng phần nào làm cho giá bán sản phẩm thực tế hơn. Thứ ba: Về tổ chức các khoản thiệt hại trong sản xuất Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có phát sinh những khoản thiệt hại sản phẩm hỏng sau một quá trình sản xuất, Công ty có thể rút ra kinh nghiệm và đưa ra biện pháp khắc phục để giảm bớt thiệt hại sản phẩm hỏng, có thể là bảo dưỡng máy móc thiết bị, giám sát chặt chẽ các khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Mặt khác, nếu công ty hạch toán thiệt hại trong sản xuất sẽ đảm bảo tính chính xác trong việc tính giá thành qua đó nâng cao tính chính xác trong việc tính giá bán sản phẩm của công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty, phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng chủ yếu là thuỷ tinh có thể đưa vào táI sản xuất nên hạn chế được một phần sản phẩm hỏng. Hiện nay, ở công ty chỉ xác định phế liệu thu hồi mà chưa tính toán chính xác số lượng sản phẩm hỏng thiệt hại. Theo ý kiến em đối với khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, cuối kì thống kê phân xưởng phảI kết hợp các bộ phận kỹ thuật để xác định số lượng sản 79 phẩm hỏng trong kỳ, từ đó căn cứ vào giá thực tế của từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại phát sinh trong kỳ. Thứ tư: Về khoản tăng giá trong chuỗi giá bán sản phẩm của công ty Công ty nên có biện pháp để quản lí tốt giá bán sản phẩm cuối dùng cho người tiêu dùng. Công ty có thể qui định giá bán lẻ cuối cùng cố định cho các nhóm sản phẩm của mình, chẳng hạn như, công ty có thể ghi giá bán lẻ cuối cùng lên vỏ của mỗi sản phẩm của công ty, hoặc có thể công bố giá bán sản phẩm cuối cùng của mình trên các chương trình quảng cáo hay khuyến mại của công ty. Đồng thời, công ty cũng cần có chính sách bán buôn thích hợp cũng như hưởng % khi mua khói lượng lớn và các hình thức khuyến khích tiêu thụ khác… Thứ năm: Về công tác phân bổ chi phí sản xuất Theo em việc phân bổ chi phí sản xuất chung từ phân xưởng cơ động cho sản phẩm chấn lưu vào chung chi phí sản xuất chung của phòng ký thuật là chưa chính xác. Do sản phẩm chấn lưu mới đưa vào sản xuất, đang ở giai đoạn thử nghiệm nên số lượng không lớn. Vì vậy, việc phân bổ riêng chi phí sản xuất chung từ phân xưởng cơ động cho sản phẩm chấn lưu là không đáng kể so với việc phân bổ chung vào phòng kỹ thuật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc hoạch toán chung như thế sẽ làm cho giá thành của công ty khong chính xác, và điều đó có nghĩa là việc định giá bán sản phẩm của công ty cũng không chính xác, sẽ giảm đI một khoản đáng kể mà nó sẽ được bù đắp bởi giá bán toàn bộ. Như vậy, thiết nghĩ doanh nghiệp nên hoạch toán riêng rẽ số chi phí sản xuất chung chuyển sang từ phân xưởng cơ động cho bộ phận sản xuất sản phẩm chấn lưu và phòng ký thuật (thuộc khối văn phòng) để có thể tính giá bán sản phẩm chấn lưu chính xác. Thứ sáu: Vấn đề chiết khấu Trong điều kiện hiện nay, việc thu hút khách hàng là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, công ty phảI có chính sách về chiết khấu hợp lý để 80 khuyến khích khách hàng và đồng thời phảI hoạch toán đúng khoản chi phí này. Thứ bảy: Một số kiến nghị khác đối với công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Chính sách giảm giá, chiết khấu thực sự là một đòn bẩy cho quá trính tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, khuyến khích khách hàng tăng khối lượng hàng mua, nhanh chóng thanh toán tiền hàng. Nhưng trong thực tế, công ty có phát sinh các nghiệp vụ về chiết khấu cho các khách hàng thanh hoán nhanh nhưng hầu hết kế toán khong hoạch toán đúng theo thông tư của bộ tàI chính. Kế toán ghi tăng chi phí bán hàng, trong khi đó bộ tàI chính qui định đây được coi là là một hoạt động về vốn, số tiền trừ cho khách hàng trong trường hợp này được coi như một khoản chi phí về hoạt động tàI chính. Để cho công tác tiêu thụ sản phẩm được tốt và cho chính sách định giá bán sản phẩm của công ty được hoàn thiện, công ty nên có chính sách hoàn thiện sản phẩm: công ty nên nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm để cho tối thiểu hoá chi phí sản xuất, tứ đó hạ giá bán sản phẩm của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty nên thay đổi hệ thống máy móc đã cũ kỹ, áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất, tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân.Tiếp cận và áp dụng sáng tạo các ký thuật tiêu thụ mới trên thế giới. 81 KẾT LUẬN Để xác định cho mình một giá bán hợp lí không phải là một điều đơn giản, phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông xác định giá bán cho sản phẩm của mình là hoàn toàn dựa vào các chi phí thực tế phát sinh, các hao phí về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động của con người…Theo ý kiến nhận xét của bản thân tôi là hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên chưa hoàn toàn hoàn thiện. Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra nhằm phát huy tốt hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa những chính sách mà công ty đưa ra. Những ý kiến trên là hoàn toàn xuất phát từ thực tế bản thân tôi đã tìm hiểu giá bán và phương pháp định giá bán của công ty. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của GS – TS Đặng Đình Đào và các cô chú, anh chị em trong công ty đặc biệt ở phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế thương mại- NXB Thống Kê. 2. Giáo trình Thương mại doanh nghiệp – NXB Thống Kê 1998. 3. Giáo trình Marketing thương mại – NXB Thống Kê 1998 4. Giáo trình Kế toán tài chính- NXB Tài chính 2000 5. Báo thị trường giá cả các số. 6. Báo Giá cả các số. 7. Tạp Rạng Đông có Bác Hồ 83 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... 84 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM ..................................................................................................................... 2 I. Lí luận chung về giá.................................................................................. 2 1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng................................................................................... 2 2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm............................................................. 2 3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm ......................................... 3 3.1. Nguyên vật liệu đầu vào .......................................................................... 3 3.2. Chi phí sản xuất....................................................................................... 3 3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp ............................................ 4 3.4. Các yếu tố khác ....................................................................................... 4 II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm ............................................... 4 1. Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp4 2. Một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc tính giá bán sản phẩm........................ 5 3. Các mục tiêu định giá ................................................................................. 6 3.1. Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước ................................... 7 3.2. Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận ........................................... 7 3.3. Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng............................................. 8 3.4. Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường.................................. 8 3.5. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu............................................. 9 3.6. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả.................... 9 4. Các chính sách định giá .............................................................................. 9 4.1. Chính sách về sự linh hoạt giá ............................................................... 10 4.2. Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm ...................................... 10 4.3. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển ................................................. 11 4.4. Chính sách hạ giá và chiếu cố giá .......................................................... 15 85 5. Quy trình định giá bán sản phẩm .............................................................. 18 5.1. Hình thành giá trong các hình thái thị trường........................................ 18 5.2. Qui trình định giá bán sản phẩm ............................................................ 20 6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm.............................................. 22 6.1. Đối tượng tính giá ................................................................................. 22 6.2. Kì tính giá ............................................................................................. 23 6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm ................................ 24 III. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm ............................. 35 1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty ..................... 35 2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất ............................................................................................ 35 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁ VÀ CƠ CẤU ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.... 38 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông .................................................................................................. 38 1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông38 1.1. Chức năng ............................................................................................ 38 1.2. Nhiệm vụ.............................................................................................. 38 1.3. Công tác tổ chức quản lý ....................................................................... 39 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ............................................................................................................... 41 II. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông .................................................................................................. 46 1. Chính sách giá cả của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông .............. 46 2. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ............................................................................................................ 47 III. Thực trạng về phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông........................................................................ 48 1. Các căn cứ để xác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ................................................................................................... 48 86 1.1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm ......................................................... 48 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp................................................................... 49 1.3. Chi phí vật tư trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)..................... 55 1.4. Chi phí sản xuất chung ......................................................................... 57 1.5. Khấu hao tài sản cố định........................................................................ 58 1.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản phải trả khác .......................... 60 1.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh ................................................................. 61 2. Mục tiêu định giá và chính sách định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông .......................................................................... 61 3. Phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ............................................................................................................ 63 3.1. Đối tượng định giá và phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ................................................................. 63 3.2.Kì tính giá bán sản phẩm của công ty .................................................... 64 3.3. Tính giá bán sản phẩm (sản phẩm là bóng đèn tròn) .............................. 64 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG............................................. 74 I. Đánh giá thực trạng về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ................................................. 74 1. Đánh giá chung về giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông .......................................................................... 74 2. Một số tồn tại chủ yếu trong giá và công tác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông..................................................... 75 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ................................ 76 KẾT LUẬN................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông trong thời gian tới.pdf
Luận văn liên quan