Tiểu luận Công tác xã hội với mại dâm – ma túy – người có HIV

Là những nhân viên công tác xã hội cân phải nắm được và thực hiện tốt các kĩ năng sau khi làm việc với người nghiện có HIV: - Kĩ năng lắng nghe tích cực. Đây là kĩ năng rất quan trọng bởi khi người có HIV làm việc với nhân viên CTXH họ rất muốn được chia sẻ, giãi bày. Bởi vậy phải có kĩ năng lắng nghe để có thể nắm bắt thông tin một cách sát thực nhất, có thể phản hồi một cách chính xác nhất. - Kĩ năng phản hồi, cần phải có sự phản hồi chính xác, thấu cảm để thân chủ cam thấy thoải mái nhất. - Kĩ năng thân chủ trọng tâm, luôn luôn đặt thân chủ ở vị tri trung tamatrong khi làm việc. Tôn trọng tất cả những chia sẻ, quyết định của thân chủ. - Kĩ năng quan sát, đây là yếu tố quan trọng giúp cho NV CTXH có thêm thông tin nhằm trợ giúp, hỗ trợ cho thân chủ một cách hiệu quả.

docx39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8016 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xã hội với mại dâm – ma túy – người có HIV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đã có nhiều trường hợp sau khi chồng đi làm xa về bị lôi kéo nghiện ngập, mang trong mình HIV mà không hay biết rồi sau đó lại truyền cho vợ cho con. Chính vì thế đã có nhiều trường hợp cả gia đình bị nhiễm HIV. Hình 4: Tình cảnh gia đình có Bố và Mẹ bị nghiện và nhiễm HIV. Hậu quả cho xã hội. Nghiện ma túy và HIV là 2 vấn đề khác nhau mà hậu quả của nó gây ra cho xã hội là hết sức nghiêm trọng, hậu quả tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nay đề cập ở vấn đề người nghiện ma túy có HIV có thể thấy được những hậu quả sau: Nghiện ma túy và HIV gây sự cản trở lớn cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đối tượng có HIV chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động, những nhân lực chính của xã hội, khi bị nhiễm HIV, bị chết do AIDS sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, cộng đồng và cả đất nước, làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên cả nước. Càng ngày càng gia tăng tỷ lệ người nghiện nhiễm HIV nên chi phí cho công tác phòng chống ma túy HIV/AIDS là rất cao. Ảnh hưởng lớn đến hệ thống y tế, bởi hiện nay hệ thống y tế nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của tất cả các bệnh nhân trong khi đó nhiều người dân còn có thái độ kì thị với người có HIV. Gây ra tâm lý bất ổn trong xã hội, tạo nên nhiều dư luận không tốt trong cộng đồng, gây ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Nghiện có HIV sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của cả nước, tăng tỷ lệ chết trẻ sơ sinh, chết sản phụ… tăng tỷ lệ trẻ em mồ côi, làm ảnh rất lớn đến chất lượng nòi giống của dân tộc. Nghiện ma túy, HIV còn kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội khác: mại dâm, buôn bán ma túy, cờ bạc… chính vấn đề này làm cho tình hình diễn biến của HIV/AIDS càng trở nên khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Thậm chí nhiều cơ quan chức năng còn nói “bó tay” với người nghiện có HIV bởi công tác quản lý găp quá nhiều khó khăn. Nghiện ma túy có HIV còn gây ra những “thảm cảnh hàng loạt” cho cộng đồng. Minh chứng cho điều này, Xã Yên Phong huyện Ý Yên tỉnh Nam Định có đến 16 người có HIV trong đó 3 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 30 người nghiện ma túy. Nghiện ma túy, HIV còn mang đến những hậu quả nặng nề trong trường học. Hiện nay theo điều tra đã có rất nhiều trường Cao đẳng, đại học, trường THPT có học sinh sinh viên mắc nghiện và nhiêm HIV. Tỷ lệ này có thể kể đến một số địa phương như: Thái Nguyên. Quảng Ninh, Điện Biên, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh… Điều này gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của quốc gia… Gây ra sự mất ổn định an ninh trật tự xã hội, mang nhiều mối nguy hại cho cộng đồng… Chính ma túy, HIV/AIDS gây nên sự kỳ thị, hắt hủi xa lánh trong cộng đồng, bởi trình độ nhận thức về vấn đề này chưa thực sự sâu sắc. Tạo nên hệ lụy xấu cho nền văn hóa nước nhà. ảnh hưởng nghiêm trọng nền chính trị quốc gia. NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TÚY, HIV/AIDS. Trong quá trình nghiên cứu, xin được đưa ra những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS. A. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ XÃ HỘI 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS 1.1. Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của các cấp uỷ Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các cấp uỷ Đảng thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội. - Đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 54 của Ban Bí thư, Kết luận 27 của Ban Bí thư và xây dựng, trình Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS; - Ban hành các văn bản, chỉ thị của các cấp uỷ Đảng chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS vào nội dung thảo luận ở các kỳ Đại hội và các văn kiện, nghị quyết và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng. - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động đội ngũ lãnh đạo và các Đảng viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Phát huy tính chủ động của mỗi cán bộ Đảng viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đưa giáo dục phòng, chống HIV/AIDS thành một trong những nội dung thường kỳ của các cuộc họp chi bộ. 1.2. Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS - Khẳng định vai trò và nhiệm vụ của Quốc hội trong việc xây dựng và sửa đổi các văn bản luật bảo đảm tiếp cận phổ cập, bảo đảm bình đẳng giới, bảo đảm quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS và bảo đảm đầu tư ngân sách tạo sự phát triển bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS. - Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, các Uỷ ban, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội cũng như hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị các cấp về việc thực hiện các nhiệm vụ, các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS và các bộ luật khác có liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS. - Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện cam kết chính trị quốc gia với Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường đối phó của quốc gia với đại dịch HIV/AIDS, đảm bảo các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và hướng tới tầm nhìn không có người nhiễm mới HIV, không có người tử vong do AIDS và không còn phân biệt kỳ thị. - Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp về việc tăng cường công tác giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, bảo đảm định kỳ hàng năm, công tác phòng, chống HIV/AIDS được báo cáo tại các kỳ họp của hội đồng nhân dân các cấp, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải được đưa cụ thể hoá trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3. Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS - Chính phủ tăng cường chỉ đạo và coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; tăng cường chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức các cuộc họp định kỳ nghe báo cáo về HIV/AIDS để có sự chỉ đạo kịp thời. - Tăng cường sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. - Uỷ ban nhân dân các cấp bảo đảm đầu tư thích hợp về kinh phí, nhân lực, vật lực và tăng cường về tổ chức bộ máy cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS trong đó chú ý đẩy mạnh áp dụng các biện pháp, kỹ thuật mới của thế giới vào công tác phòng, chống HIV/AIDS được đưa vào áp dụng Việt Nam. 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách trong phòng, chống HIV/AIDS 2.1 Tăng cường hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. - Sơ kết thực hiện 5 năm Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật phòng, chống HIV/AIDS), sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo tính đồng bộ trong các quy định của luật pháp và tính phù hợp với các quy định quốc tế. - Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với quy định Luật phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hoá để kịp thời sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định, văn bản pháp luật không còn phù hợp; bổ sung hoặc ban hành văn bản dưới luật và văn bản hướng dẫn chuyên môn mới để quy định những vấn đề về HIV/AIDS còn thiếu hoặc không còn phù hợp chưa được pháp luật điều chỉnh. - Sửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật đảm bảo tạo điều kiện cho người dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, người dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, người dễ bị tổn thương được tiếp cận với các dịch vụ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. - Sửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo chống kỳ thị phân biệt đối xử, tạo lập sự bình đẳng cho những người dễ bị cảm nhiễm HIV và những người nhiễm HIV/AIDS. - Tăng cường việc giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, giáo dục người dân thực hiện luật phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. 2.2 Từng bước hoàn thiện các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Xây dựng các chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV/AIDS và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Xây dựng các chính sách bảo đảm bình đẳng về giới, các chính sách đặc thù cho từng nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. - Tăng cường năng lực của các ngành trong việc phát triển các chính sách và kế hoạch dựa trên các vai trò và thế mạnh của từng ngành. - Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện tốt cho các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng, kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Xây dựng các chính sách phù hợp khuyến khích người nhiễm HIV, người dễ bị cảm nhiễm HIV đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. - Xây dựng các chính sách miễm, giảm thuế cho doanh nghiệp tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp huy động sự tham của người nhiễm HIV, người dễ bị cảm nhiễm HIV, gia đình người nhiễm HIV tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Xây dựng các chính sách phù hợp huy động các cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện tham gia điều trị bệnh nhân AIDS. 3. Phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS - Tiếp tục xây dựng và tăng cường tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ đối với các hoạt động liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành, trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các Bộ, ngành chủ động đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch hoạt động hàng năm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức thực hiện. - Tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào vận động quần chúng. Phát huy vai trò, tính chủ động của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước. Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc, tôn giáo, người cao tuổi làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS. - Xã hội hoá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, có các quy định cụ thể về công tác xã hội hoá nhằm mục đích huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất cả các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cá nhân trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. 4. Huy động cộng đồng - Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, các nhóm cộng đồng, kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trong chăm sóc, hỗ trợ những người có nguy cơ bị nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS. Thông tin rộng rãi cho nhân dân về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quần chúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng, các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện. Tổ chức các diễn đàn kêu gọi sự cam kết tham gia công cuộc phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng. - Tăng cường tính chủ động của cộng đồng. Phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, triển khai các hoạt động và xác định HIV/AIDS là vấn đề của chính cộng đồng và cộng đồng tham gia tích cực trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Phát động phong trào thi đua noi gương người tốt, việc tốt, có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức quần chúng, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. 5. Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội - Phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. - Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. 6. Huy động doanh nghiệp tham gia phòng, chống HIV/AIDS - Khuyến khích các tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng, ban hành các chính sách, quy định cụ thể về triển khai các hoạt động phòng, chống AIDS tại nơi làm việc. Vận động, đề xuất các hình thức thích hợp về đóng góp các nguồn lực của tổ chức doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu xây dựng, tiến tới luật hoá các chế tài xử lý hành chính đối với doanh nghiệp hay tổ chức không thực hiện nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. - Khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tổ chức đào tạo và nhận người nhiễm HIV, những người dễ bị cảm nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng do HIV/AIDS được làm việc. - Tăng cường các biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai các hoạt động cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân của đơn vị. Lồng ghép việc tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình vui chơi, giải trí lành mạnh tại doanh nghiệp. - Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động y tế tại doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tư vấn về HIV/AIDS, khám sức khoẻ định kỳ, khám, chữa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Xây dựng cơ chể chuyển tiếp giữa y tế doanh nghiệp và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân gắn hoạt động quảng cáo sản phẩm với các thông điệp về dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. 7. Phát huy tiềm năng của từng cá nhân và gia đình trong phòng, chống HIV/AIDS - Nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua việc tuyên truyền giáo dục, tư vấn. Giáo dục, phát huy việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức gia đình, phong tục, tập quán tốt đẹp, duy trì nếp sống văn hoá lành mạnh, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và gia đình để phòng lây nhiễm HIV/AIDS. - Giáo dục, bảo đảm quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS cũng như quyền của từng cá nhân sống trong cộng đồng về trách nhiệm dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. - Khuyến khích, có chính sách huy động những người danh tiếng, các nhà lãnh đạo tham gia và trở thành những tấm gương để cộng đồng đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên noi theo. - Khuyến khích các thành viên trong gia đình áp dụng biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và trở thành cộng tác viên tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS. - Tăng cường sự hiểu biết và đảm bảo vai trò, quyền bình đẳng của phụ nữ để họ tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo cho phụ nữ tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng sống. 8. Xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS - Tường bước triển khai xã hội hóa một số các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, như các hoạt động tư vấn HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. - Tăng cường phối hợp công tư trong công tác điều trị chăm sóc bệnh nhân điều trị thuốc đặc hiệu kháng vi rút HIV/AIDS, khám điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Triển khai một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có thu phí, tăng khả năng đóng góp của xã hội cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. 9. Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức và cán bộ phòng, chống HIV/AIDS 9.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống HIV/AIDS các cấp - Ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy, phù hợp với tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chuyên nghiệp hóa, thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, đặc biệt là cấp cơ sở. Tập trung củng cố tổ chức bộ máy làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện đủ mạnh để quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tránh việc lồng ghép quá mức các nội dung hoạt động khác như phòng chống tội phạm vào Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm. - Ổn định và kiện toàn bộ máy phòng, chống HIV/AIDS của các bộ ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương. - Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng trong việc tuyên truyền vận động, quản lý đối tượng và cung cấp các dịch vụ thích hợp đến tất cả các đối tượng. - Duy trì, mở rộng và phát huy hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của mạng lưới tổ chức phi chính phủ, các nhóm tự lực, nhóm đại diện cho người nhiễm HIV, các nhóm đại diện cho người dễ bị cảm nhiễm HIV. 9.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống y tế, các bộ ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Có các chính sách nhằm huy động nhân lực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có đầy đủ hiểu biết, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn để quản lý, giám sát, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống y tế, các cán bộ chuyên trách của các bộ, ban, ngành đoàn thể đủ kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung ưu tiên đào tạo cho cán bộ tuyến cơ sở, đào tạo cho các nhóm tự lực, mạng lưới người nhiễm để họ có thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ chuyên gia và đội ngũ giáo viên giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong các nhà trường. - Tuyển chọn, đào tạo mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, tuyên truyền viên đồng đẳng bao gồm cả những người nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Huy động việc sử dụng các cơ sở đào tạo hiện có của các ngành, nhất là hệ thống trường Y, huy động đội ngũ giảng viên của các trường đại học, cán bộ thuộc các ngành, đoàn thể có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, đào tạo về HIV/AIDS. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức; ngắn hạn và dài hạn; đào tạo thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, qua hướng dẫn trực tiếp... - Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, giáo trình đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, cập nhật kiến thức, phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ. - Tổ chức đào tạo về ứng dụng các chương trình quản lý thông tin trên máy vi tính và trên mạng cho các cán bộ cấp Trung ương và tỉnh, thành. - Định kỳ theo dõi và đánh giá hiệu quả đào tạo để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của tình hình và yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. 10. Tăng dần mức đầu tư kinh phí của nhà nước ở các cấp - Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, dụng cụ, tài liệu cho các hoạt động cần thiết của công tác phòng, chống HIV/AIDS; quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tất cả các nguồn kinh phí huy động được phục vụ cho chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS. - Tăng dần mức đầu tư và huy động ngày một nhiều hơn nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS, phấn đấu đạt mức tương ứng với mức đầu tư của các nước trong khu vực và tình hình kinh tế cũng như diễn biến dịch ở mức như Việt Nam. - Các khoản ngân sách trên sẽ được huy động từ các nguồn: kinh phí nhà nước bao gồm cả kinh phí của các địa phương đóng góp, kinh phí viện trợ và kinh phí huy động từ các nguồn khác. - Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí. Phân cấp về quản lý ngân sách đảm bảo tính chủ động của địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS của địa phương. - Đẩy mạnh việc phân cấp triệt để và quản lý sử dụng hiệu quả kinh phí - Xây dựng các cơ chế phù hợp cho việc thúc đẩy các tổ chức, cộng đồng kể cả người nhiễm HIV tham gia quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS. Kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm phải được xem xét, thông qua bởi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của địa phương để bảo đảm kế hoạch được thực hiện có hiệu quả. - Ngoài ngân sách của Trung ương cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ động bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Công khai hoá việc đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại mỗi địa phương. B. CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT 1. Công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS 1.1 Tăng cường các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS - Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng động dân cư nói chung, đặc biệt tăng cường hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho các nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV, những người dễ bị tổn thương và thanh thiếu niên. - Tận dụng và phối hợp các kênh truyền thông, các loại hình truyền thông để chuyển tải các kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho mọi người, đặc biệt là cho những người thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên; - Đa dạng hoá và làm phong phú các hình thức truyền thông, như: thành lập các câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá văn nghệ, biểu diễn các tiểu phẩm, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các ca khúc; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức các cuộc toạ đàm về phòng, chống HIV/AIDS v.v...trong các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ tuyên truyền viên phòng chống HIV/AIDS dựa trên đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số và các cán bộ, các vị chức sắc ở cơ sở. - Triển khai và nâng cao chất lượng hiệu quả chương trình đào tạo về dự phòng lây nhiễm HIV trong các nhà trường. - Sử dụng các hình thức tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể, chú trọng truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm nhỏ, giáo dục đồng đẳng; - Xây dựng và mở rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. - Tăng cường công tác giáo dục dự phòng lây nhiễm HIV cho thanh thiếu niên dựa vào cộng đồng, gia đình và hệ thống giáo dục. - Tăng cường hoạt động lồng ghép quân dân y phối hợp triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân sống ở các khu vực vùng biên giới và các khu vực điều kiện đi lại khó khăn. 1.2 Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV - Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại bao gồm chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và chương trình phân phát và tiếp thị xã hội bao cao su, chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, đặc biệt ưu tiên đối với các địa bàn có nhiều người nghiện chích ma túy, mại dâm và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao. Các biện pháp triển khai phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và đặc thù văn hóa của địa phương và có các biện pháp hạn chế tối đa mặt trái nảy sinh. - Tập trung các can thiệp vào nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, nhóm có hành vi nguy cơ cao trong đó chú trọng nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm dân di biến động và thanh thiếu niên. - Đầu tư mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện. - Tiếp tục nhân rộng mô hình giáo dục đồng đẳng, hỗ trợ việc thành lập các nhóm đồng đẳng trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. 1.3 Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ chẩn đoán, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục - Tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại cộng đồng góp phần làm hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục. - Tăng cường hoạt động khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người quan hệ tình dục đồng giới nam, những người dễ bị tổn thương như vợ hoặc chồng của người nghiện chích ma túy. - Đa dạng các dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như lồng ghép khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, cho công nhân tại các khu công nghiệp… - Đẩy mạnh các hoạt động khám điều trị các nhiễm trung lây truyền qua đường tình dục trong các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trong trại giam, trại tạm giam. 1.4 Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. - Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Triển khai đa dạng các hình thức dịch vụ tư vấn, xét nghiệm bảo đảm tính dễ tiếp cận, thân thiện ghóp phần giúp phát hiện sớm người nhiễm HIV và giới thiệu người nhiễm HIV tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện. - Mở rộng và triển khai đa dạng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS như tư vấn qua tổng đài điện thoại, tư vấn thông qua các trang thông tin điện tử trên mạng internet, tư vấn qua đài truyền thanh và truyền hình, tư vấn HIV/AIDS thông qua tạp chí, báo, tư vấn thông qua các câu lạc bộ, các nhóm của người nhiễm HIV/AIDS, các nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV… - Đa dạng hóa các mô hình triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện như cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm trong các cơ sở y tế, mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại cộng đồng, mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện lưu động. - Triển khai đa dạng hình thức tư vấn, xét nghiệm HIV tư nguyện như tư vấn theo nhóm, tư vấn cặp, tư vấn cá nhân. - Tăng cường phối hợp các hoạt động phân phát bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm, các loại câu lạc bộ giới thiệu những người có nguy cơ bị lây nhiễm HIV đến với dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện để phát hiện sớm người nhiễm HIV. - Tăng cường các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV trong các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trong các trại giam và trại tạm giam. 1.5 Dự phòng lây nhiễm HIV qua truyền máu, cấy mô, ghép tạng. - Nâng cao chất lượng sàng lọc HIV các đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền, lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV có chất lượng và thực hiện nghiêm túc các quy định cho công tác sàng lọc máu, đảm bảo 100% các đơn vị máu và chế phẩm của máu được sàng lọc HIV trước khi truyền. - Tăng cường kiểm tra, giám sát các công tác an toàn truyền máu, cấy mô, ghép tạng trong các cơ sở y tế. 1.6 Tăng cường công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ xã hội và dịch vụ y tế - Tăng cường công tác kiểm tra về việc thực hiện các quy định, các hướng dẫn về dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về cách dự phòng lây nhiễm HIV qua dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội. Đảm bảo người dân có quyền yêu cầu được cung cấp các dịch vụ vô trùng, yêu cầu các nhân viên y tế về tiệt trùng dụng cụ y tế. - Cung cấp các trang thiết bị vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế đặc biệt là y tế quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Bảo đảm các cơ sở y tế có đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác vô trùng trong các dịch vụ y tế. - Tăng cường sự giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ y tế tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân. Đảm bảo các cơ sở y tế tư nhân phải có đầy đủ trang thiết bị vô trùng và các vật tư tiêu hao phục vụ công tác vô trùng trong các bệnh viện. Cán bộ y tế công tác tại các cơ sở y tế tư nhân phải có đủ hiểu biết, kiến thức về phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ y tế. 2. Công tác chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS 2.1 Công tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS - Tăng cường phối hợp giữa hệ thống chăm sóc điều trị trong bệnh viện với công tác chăm sóc, theo dõi bệnh nhân tại cộng đồng để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc điều trị toàn diện và liên tục. - Xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phù hợp với các nhóm người nhiễm HIV khó tiếp cận nhằm tăng tiếp cận sớm với thuốc ARV, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút trong dự phòng lây nhiễm HIV. - Triển khai áp dụng hoặc thí điểm các mô hình điều trị mới của quốc tế và tiến tới mở rộng các mô hình phù hợp cho toàn quốc. - Tăng cường khả năng lồng ghép, phối hợp chương trình giữa chương trình phòng, chống lao và HIV/AIDS. Từng bước đầu tư cho hệ thống phòng, chống lao có đủ năng lực, trang thiết bị, trình độ để điều trị kết hợp với điều trị HIV/AIDS. - Tăng cường điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân tại các trung tâm 05, 06, trại giam, trại tạm giam và nhà tù, xây dựng cơ chế chuyển tiếp bệnh nhân điều trị HIV/AIDS khi ra/vào các trung tâm. - Xây dựng chính sách tiếp cận với thuốc ARV giá rẻ và đảm bảo an ninh quốc gia về thuốc ARV. - Tăng cường sự phối kết hợp giữa chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác bao gồm cả chương trình Lao, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương trình da liễu, v.v… trong việc kết nối các dịch vụ hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS - Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS đảm bảo một đơn vị điều phối, một hệ thống cung ứng, phân phối sinh phẩm cấp quốc gia cho các xét nghiệm HIV, xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút và chẩn đoán sớm ở trẻ dưới 18 tháng tuổi bị phơi nhiễm HIV. - Tăng cường và thiết lập hệ thống đảm bảo xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ở các cấp trung ương, khu vực và tỉnh, thành phố. - Củng cố và phát triển hệ thống chăm sóc tại nhà và cộng đồng dựa vào mạng lưới người nhiễm HIV, y tế thôn bản, công tác viên dân số, tình nguyện viên...trong đó đề cao vai trò chủ động, tình nguyện của mạng lưới người nhiễm HIV. - Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng hiệu quả của chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. - Thực hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên cơ sở đó điều chỉnh các chính sách phù hợp với thực tế ở Việt Nam. 2.2 Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. - Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế ở cơ sở y tế các cấp để thực hiện công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để đảm bảo thực hiện tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. - Cung cấp đủ trang thiết bị và thuốc cho các bệnh viện sản phụ khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện để có khả năng chẩn đoán HIV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. - Tăng cường các biện pháp dự phòng sớm để phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Thực hiện chiến lược truyền thông phù hợp nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. - Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phòng ngừa có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ nhiễm HIV. - Khuyến khích hành vi tình dục an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vận động dùng và tạo điều kiện dễ tiếp cận với bao cao su. - Khuyến khích xét nghiệm HIV trước khi kết hôn, xét nghiệm sớm trong thời gian mang thai để được tư vấn. Cung cấp đầy đủ các thông tin về lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con và cách phòng tránh cho các thai phụ. - Thực hiện quản lý sớm thai nghén để phát hiện nguy cơ và điều trị sớm các thai phụ nhiễm HIV. - Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. - Cung cấp xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai vào giai đoạn sớm của thai kỳ theo các mô hình phù hợp với điều kiện địa lý, phong tục tập quán của từng địa phương. - Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị bằng thuốc ARV sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. - Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ sàng lọc lao trẻ em nhiễm HIV, phát hiện sớm trẻ bị nhiễm HIV và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV. - Tăng cường hệ thống chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ phơi nhiễm với HIV dưới 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ sớm được chăm sóc và điều trị một cách phù hợp. - Tăng cường kết nối giữa hai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS trẻ em một cách thích hợp thông qua hoạt động xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi - Tăng cường và củng cố hệ thống xét nghiệm, đảm bảo cung cấp sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi - Cung cấp sữa đến 6 tháng tuổi cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. - Cung cấp đủ thuốc cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. - Thiết lập cơ chế chuyển tuyến, chuyển tiếp và liên kết hiệu quả giữa các cơ sở sản khoa với cơ sở điều trị HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em với các cơ sở xã hội đảm bảo bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được hỗ trợ, theo dõi, chăm sóc và điều trị thích hợp - Xây dựng phác đồ và ưu tiên sử dụng thuốc kháng vi rút có hiệu quả cao cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 2.3 Công tác chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS - Thiết lập hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV trên nền tảng của hệ thống y tế với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành địa phương. Xác định gia đình, cộng đồng là yếu tố cơ bản trong chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. - Tăng cường công tác chăm sóc, điều trị, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ để người nhiễm HIV/AIDS ổn định cuộc sống, hoà nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng. - Xác định tuyến huyện là trung tâm của công tác chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Tại mỗi quận/huyện thành lập một phòng hay còn gọi là đơn vị chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS do Trung tâm y tế quận/huyện là cơ quan thường trực cùng với việc huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể của địa phương. - Khuyến khích việc hình thành các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm dựa vào cộng đồng. Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, từ thiện, các tổ chức nhân đạo hình thành các khu chăm sóc bệnh nhân AIDS cuối đời, bệnh nhân AIDS không nơi nương tựa. - Khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS, các nhóm tự chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau của người nhiễm. Chương trình AIDS có các chính sách để hỗ trợ, động viên người nhiễm tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Đảm bảo các quy định về mặt luật pháp không có các điều khoản phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đảm bảo quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS. - Có các chính sách động viên khuyến khích lĩnh vực tư nhân trong chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Khuyến khích việc áp dụng những hình thức chữa bệnh bằng y học dân tộc. - Khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS, các nhóm tự chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau của người nhiễm. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS có các chính sách để hỗ trợ, động viên người nhiễm HIV/AIDS tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Có các chính sách hỗ trợ cho gia đình bao gồm cả chính sách y tế và xã hội khi tiến hành chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. - Đảm bảo các quy định về mặt luật pháp không có các điều khoản phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đảm bảo quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS. - Phát triển các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi bị nhiễm HIV không nơi nương tựa tại các tỉnh, thành phố lớn. Bảo đảm đủ các điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu bị bỏ rơi do HIV/AIDS. - Đảm bảo chế độ chính sách cho trẻ nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi AIDS được cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội - Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông, cung cấp kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ em lang thang, trẻ em đường phố (đặc biệt là trẻ em gái) làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm này. - Huy động sự tham gia mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể vào công tác chăm sóc, hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng do HIV/AIDS. 3) Giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS 3.1 Tăng cường hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá quốc gia. - Tăng cường sự chỉ đạo, điều phối và củng cố hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp. - Tiếp tục phát huy vai trò của Nhóm kỹ thuật theo dõi và đánh giá quốc gia trong việc xây dựng các hướng dẫn chuyên môn, triển khai các nghiên cứu và đánh giá cũng như hỗ trợ giám sát ở địa phương. - Tăng cường sự phối hợp và lồng ghép với các hệ thống thông tin y tế sẵn có khác. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý thông tin chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia. 3.2 Cung cấp các bằng chứng tin cậy cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS thông qua hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá. - Củng cố và nâng cao chất lượng số liệu tình hình dịch HIV/AIDS, số liệu hoạt động chương trình. - Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc ghi chép sổ sách, thu thập số liêu, tổng hợp báo cáo tại tất cả các tuyến. - Nâng cao chất lượng số liệu giám sát trọng điểm HIV và giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lồng ghép triển khai giám sát điểm và giám sát hành vi. - Tăng cường công tác điều phối chương trình nghiên cứu HIV/AIDS quốc gia nhằm cung cấp số liệu cho chương trình có hiệu quả nhất. - Tăng cường các nghiên cứu điều tra hộ gia đình, điều tra kháng thuốc, điều tra đánh giá chất lượng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, điều tra xác định tỷ lệ nhiễm HIV mới, điều tra hành vi trong các nhóm nguy cơ cao. Các nghiên cứu đánh giá chi phí và hiệu quả của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Tăng cường các nghiên cứu chuyên sâu tại phòng xét nghiệm. - Tăng cường các nghiên cứu điều tra ước tính quần thể nguy cơ cao. - Định kỳ xây dựng báo cáo ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS. 3.3 Tăng cường sự chia sẻ và sử dụng hiệu quả thông tin chiến lược cho chỉ đạo, xây dựng chính sách, đầu tư hiệu quả cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia. - Tăng cường các hoạt động phổ biến và chia sẻ thông tin như tổ chức các sự kiện, hội nghị…và thông qua xuất bản các ẩn phẩm và đăng tải trên website. - Tăng cường sử dụng số liệu để cải thiện chương trình và vẫn động xây dựng chính sách. - Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến các thông tin chính xác và cập nhật. C. HỢP TÁC QUỐC TẾ 1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS - Củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tìm kiếm các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức Liên hợp quốc, song phương, đa phương trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Đẩy mạnh các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS. - Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trong khu vực châu á-Thái Bình Dương và trong các nước ASEAN. - Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng để cùng giải quyết các vấn đề cấp bách chung, nhất là các vấn đề liên quan đến sự lan truyền HIV/AIDS qua biên giới. Các vấn đề về di dân tự do giữa các nước trong khu vực. - Tăng cường việc phổ biến kiến thức cho các công nhân Việt Nam lao động ở nước ngoài, các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác song phương với các tổ chức phòng, chống HIV/AIDS các nước. Hạn chế và tiến tới nghiêm cấm việc người đi lao động nước ngoài phải làm xét nghiệm HIV. - Đẩy mạnh các hợp tác ở cấp độ tuyến tỉnh, thành phố, giữa các tỉnh, thành phố Việt nam và các tỉnh, thành phố nước ngoài. - Cung cấp các thông tin đầy đủ, cập nhật, kịp thời cho các đại diện ngoại giao, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm, mở rộng khả năng hợp tác. 2. Tăng cường huy động nguồn lực trong phòng, chống HIV/AIDS - Tích cực vận động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức Quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chính phủ lồng ghép các hoạt động kêu gọi vận động tài trợ trong các hội nghị, hội thảo quốc tế ở các lĩnh vực khác. - Xây dựng các chính sách ưu tiên trong việc xem xét, phê duyệt các đề án, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS để đảm bảo việc thực hiện dự án được triển khai kịp thời gian và đúng tiến độ. - Xây dựng cơ chế chung cho việc điều phối, thực hiện các dự án viện trợ cho lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Thống nhất đầu mối quản lý các dự án viện trợ (Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế). Tăng cường việc quản lý các dự án hợp tác song phương đặc biệt ở các địa phương và các tổ chức khác. - Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, đảm bảo các dự án phải theo đúng chương trình mục tiêu quốc gia, bám sát các chỉ tiêu và chương trình hành động quốc gia để hỗ trợ. - Ưu tiên cho các dự án hợp tác về hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao các công nghệ hiện đại. 3. Tăng cường trách nhiệm của Việt Nam với chương trình phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu - Tiếp tục cam kết và thực hiện mạnh mẽ các cam kết chính trị với Liên Hợp quốc về thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, các tuyên bố tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN... - Tăng cường phối hợp các tổ chức quốc tế đánh giá định kỳ kết quả thực hiện các mục tiêu cam kết với quốc tế về mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tiếp cận phổ cập trong điều trị cho bệnh nhân AIDS, mục tiêu hướng tới tầm nhìn ba không do Liên hợp quốc đề xướng. - Thiết lập trung tâm theo dõi các tư liệu quốc tế để cung cấp kịp thời và cập nhật cho các hội nghị, hội thảo về phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. - Khuyến khích, ưu tiên cho việc tổ chức các khoá học, lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo quốc tế về HIV/AIDS ở Việt Nam. Đăng cai tổ chức các hội nghị lớn để tăng cường vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. - Nâng cao năng lực quản lý, thiết kế, lập dự án và điều phối hợp tác quốc tế của Tổ chức phòng, chống HIV/AIDS quốc gia và năng lực thực hiện của tổ chức làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các ngành, các cấp để triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác đã có, phát triển các dự án hợp tác mới. Sử dụng đạt hiệu quả tối ưu các nguồn viện trợ và sự giúp đỡ của quốc tế. VI. KINH NGHIÊM/ MÔ HÌNH CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI. Nhận thấy những hậu quả nặng nề AIDS cho cả cá nhân gia đình và xã hội, hiện nay nước ta đang rất chú trọng đến công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt trong việc xây dựng các mô hinh trợ giúp, can thiệp hỗ trợ người có HIV. Có thể kể kinh nghiệm cua các chương trình hoạt động, các mô hình trợ giúp can thiệp như: Chương trình phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á.(HAARP) Cùng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tham gia vào chương trình năm 2008, từ đó nhận được sự hỗ trợ cả về mặt kĩ thuật, tài chính từ chương trình HAARP. Từ đó mang lại hiệu lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Mô hình hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV tại Nghệ An. Tại mô hình này, rất nhiều bệnh nhân HIV trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhận được sự chăm sóc về sức khỏe, hỗ trợ thuốc Arv, hỗ trợ vật chất cho cuộc sống. Đi vào hoạt động được hơn 4 năm Mô hình “hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV” đã mang lại kết quả hết sức đáng khích lệ. Mô hình đầy tính nhân văn này đã góp phần hiệu quả trong công tác phòng chống HIV trên địa bàn tỉnh cũng như trong cả nước. Mô hình CLB Hoa Hướng Dương (Hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa – Hà Nội.) Đây là mô hình CLB nằm trong mạng lưới Hoa hướng dương miền Bắc của dự án MCNV Hà Lan. Mô hình này là nơi sinh hoạt của các chị em có HIV, nơi đây các chị em sẽ được chia sẻ khó khăn trong cuốc sống, cùng nhận được sự đồng cảm từ những người có cùng hoàn cảnh. CLB với sự hướng dẫn lãnh đạo của cán bộ dự án, hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa đã tập huấn cho các chị em các kĩ năng cơ bản, cách chăm sóc sức khỏe, chăm lo con cái. CLB còn tổ chức hoạt động cho vay vốn định kỳ hỗ trợ các thành viên có vốn để phục vụ hoạt động kinh tế, giúp các thành viên của CLB vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Qua gần 10 năm hoạt động, đến nay CLB đã có khoảng 300 thành viên là các phụ nữ có HIV(mà hầu hết trong số họ là nạn nhân). Mạng Lưới Hoa hướng dương đã có mặt trên 11 tỉnh miền bắc, góp phần rất lớn vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Ngoài những mô hình được kể trên, không thể không nhắc tới các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm GD – LĐ – XH 02; 06;09… Tất cả những mô hình đó đều đã và đang góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng chống HIV/AIDS. PHẦN III: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV Hiện nay với số lượng gia tăng về các tệ nạn xã hội, đặc biệt là đối tượng người nghiện có HIV, rất cân có một lực lượng hỗ trợ, trợ giúp họ vượt qua khó khăn tránh đươc sự kì thị của cộng đồng. Bởi họ là những đối tượng yếu thế, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với ánh nhìn của Công tác xã hội, Những nhân viên công tác xã hội chính là những người làm điều đó cùng với tất cả cộng đồng trợ giúp người nghiện ma túy có HIV tự tin bước tiếp. Là những nhân viên công tác xã hội, tác nghiệp với đối tượng là người nghiện có HIV cần có những kiên thứ kĩ năng, những phương pháp tác nghiệp hợp lý để mang lại hiệu qua cao. Những kiến thức, kĩ năng cần có khi tác nghiệp với người nghiện có HIV. Về kiến thức cần phải có. - Cần có sự hiểu biết chung về các kiến thức trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực xã hội. - Phải nắm rõ, hiểu biết về kiến thức cơ bản của nghề công tác xã hội, đặc biệt là những nội dung trong Công tác xã hội với các vấn đề tệ nạn xã hội. - Phải hiểu rõ các kiến thức người nghiện ma túy, ma túy, HIV/AIDS, người có HIV. 1.2 Về kĩ năng Là những nhân viên công tác xã hội cân phải nắm được và thực hiện tốt các kĩ năng sau khi làm việc với người nghiện có HIV: Kĩ năng lắng nghe tích cực. Đây là kĩ năng rất quan trọng bởi khi người có HIV làm việc với nhân viên CTXH họ rất muốn được chia sẻ, giãi bày. Bởi vậy phải có kĩ năng lắng nghe để có thể nắm bắt thông tin một cách sát thực nhất, có thể phản hồi một cách chính xác nhất. Kĩ năng phản hồi, cần phải có sự phản hồi chính xác, thấu cảm để thân chủ cam thấy thoải mái nhất. Kĩ năng thân chủ trọng tâm, luôn luôn đặt thân chủ ở vị tri trung tamatrong khi làm việc. Tôn trọng tất cả những chia sẻ, quyết định của thân chủ. Kĩ năng quan sát, đây là yếu tố quan trọng giúp cho NV CTXH có thêm thông tin nhằm trợ giúp, hỗ trợ cho thân chủ một cách hiệu quả. Kĩ năng vận động tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ, kết nối các nguồn lực trợ giúp cho đối tượng là người có HIV. Kĩ năng phòng ngừa phơi nhiễm, xử lí tình huống gặp phải (thân chủ lên cơn nghiện khi đang làm việc.) Trong quá trình tác nghiệp với người có HIV, ngoài những kĩ năng cơ bản trên, nhân viên CTXH cần biết linh hoạt vận dụng các kĩ năng của CTXH để trợ giúp thân chủ hiệu quả nhất. Những phương pháp sử dụng khi tác nghiệp với thân chủ là người có HIV. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS, khi làm việc với thân chủ là người nghiện có HIV có thể áp dụng các phương pháp CTXH sau: Phương pháp CTXH cá nhân. Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp được áp dụng khá nhiều trong khi tác nghiệp với thân chủ là người có HIV. Bằng những kiến thức, kĩ năng công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân làm việc trực tiếp với thân chủ, cùng với đó là làm việc với người thân trong gia đình thân chủ. Phương pháp được đánh giá khá hiệu quả, bởi hầu hết thân chủ không muôn tiếp xúc với qua nhiều người. Phương pháp CTXH nhóm. Áp dụng khi làm việc với các mô hình các nhóm đối tượng, các CLB. Phương pháp này giúp cho thân chủ dễ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, cảm thấy thoái mái, tự tin, vững bước hơn trong cuộc sống. Phương pháp CTXH với PTCĐ Trong phương pháp này, chủ yếu áp dụng trong công tác truyền thông cho cộng đồng, vận động chích sách. Làm các dự án về phòng chống HIV/AIDS. Phương pháp này có thể kết nối các nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng là người có HIV. Phương pháp tham vấn. Tương tự như phương pháp CTXH cá nhân, Tham vấn được sử dụng kha nhiều nhằm trợ giúp cho thân chủ có HIV các vấn đề liên quan chủ yếu đến tâm lí. Giúp thân chủ nhận thấy gia tri cua bản thân, tự tin hơn trong cuộc sông, không bi quan tiếp tục vươn lên đúng như nhũng gì thân chủ có. PHẦN IV. TỔNG KẾT. HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm cho toàn nhân loại, những hậu quả mà nó reo rắc là rất lớn. Các quốc gia trên toàn thế giới cần phải chung tay góp sức hơn nữa để đẩy lùi đại dịch HIV trên toàn thế giới. Những người nghiện có HIV lá những số phận yếu thế, họ vẫn còn đó những khát khao sống những khát khao cống hiến. Chính bởi vây, Hơn lúc nào hết, toàn thế giới nói chung và nước Việt Nam ta nói riêng rất cần đến những bàn tay, khối óc, trái tim của những người làm công tác xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_tieu_luan_ctxh_vs_nguoi_co_hiv_0868.docx