Tiểu luận Học thuyết tư sản cổ điển

II. Hệ thống một số lý luận. 2.1. Lý luận về giá trị. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của khoa kinh tế chính trị và vấn đề thuế khoá”, đại biểu nổi tiếng nhất của tư tưởng kinh tế chính trị tư sản cổ điển D.Ricardo đã đưa ra luận điểm chung nói rằng “giá trị của hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào đó trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động đó quyết định”. Lý luận về giá trị đã được các nhà kinh tế học trước đó nói đến và mầm mống của học thuyết giá trị lao động bắt đầu được nêu ra trong lý thuyết của W.Petty. Công lao to lớn của W.Petty là ở chỗ, ông là người đầu tiên nêu ra nguyên lý giá trị lao động, nghĩa là lao động là cơ sở của giá trị. Lý luận của ông có nhiều mâu thuẫn. W.Petty đã nêu ra ba luận điểm về giá trị . Luận điểm thứ nhất ông cho rằng giá trị hàng hoá bằng số lượng so sánh của lao động chứa đựng trong những hàng hoá đó. Trong luận điểm này, W.Petty đã phân tích sự phụ thuộc giữa giá trị và năng suất lao động và rút ra rằng giá trị tỉ lệ nghịch với năng suất lao động. W.Petty nói rõ là sự khác nhau của các loại lao động ở đây không quan hệ gì cả, chỉ tuỳ thuộc vào thời gian lao động. Như vậy W.Petty có ý định đặt ra vấn đề lao động giản đơn và lao động phức tạp, nhưng ông chỉ dừng lại ở đó không phân tích luận điểm đó hơn nữa. .

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học thuyết tư sản cổ điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sau một thời gian học và được thầy hướng dẫn nghiên cứu môn học Tác phẩm kinh điển Mác – Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học. Em thấy rằng rất cần phải nghiên cứu vấn đề này chi li hơn nữa vì nó sẽ giúp ích rất lớn cho chúng ta “đặc biệt là em ” là người được học chuyên nghành chủ nghĩa xã hội khoa học, hơn nữa nước ta đang là nước đi theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi chúng ta nghiên cứu vấn đề này thì sẽ thấy rất nhiều điều hay, thú vị và còn ẩn chứa mà chúng ta chưa bao giờ có thể nghĩ tới nằm trong đó như là: khi chúng ta nghiên cứu tác phẩm “ gia đình thần thánh hay là sự phê phán có tính phê phán” ( chống Bau ơ và đồng bọn), thì thấy được là “ thời báo văn học có tính chất phê phán”. Tiếp đó là tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hê thống lại các lý luận của các nhà kinh tế cổ điển theo một trình tự từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, nên tiểu luận chỉ bàn về các vấn đề chung nhất trong học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế cổ điển. Nghiên cứu những phạm trù chung nhất của nền kinh tế hàng hoá. 4. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp duy vật biện chứng va duy vật lịch sử. -Phương pháp phân tích, so sánh. m PHẦN II: NỘI DUNG I. Sơ lược về tiểu sử của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển. William Petty (1623-1687). W.Petty sinh năm 1623, trong một gia đình thợ may nghèo ở một thị trấn yên bình của hampshire, bên dòng sông Test, miền nam nước Anh. Việc học của ông về cơ bản chỉ có học thuộc lòng, đó là một kiểu giáo dục điển hình đối với trẻ em thuộc tầng lớp xã hội thấp trong thời kỳ đó. Mặc dù vậy, W.Petty nổi lên trong cách giáo dục đó vì ông có tính rất tò mò và đọc rộng về văn chương và khoa học. Vào độ tuổi 13 hay 14 gì đóm ông thôi học và tìm việc trên một chiếc tàu thường xuyên qua lại eo biển Măng-sơ, Trong năm đàu làm việc, ông bị gẫy chân, vì không còn có ích đối với người chủ ông ở lại Pháp. W.Petty quyết định ở lại Pháp và nhập jọc trường Jesuit College ở Caen. Ông rời Cean năm 1640, dành 3 năm trong hải quân, và sa đó đến Hà Lan để học giải phẫu và y học. Năm 1646 W.Petty trở lại nướic Anh để học nghề y tại trường Oxford. Sau khi nhận bằng tiến sỹ y học ông được bổ nhiệm làm giáo sư giải phẫu tại Oxford. W.Petty trở nên nổi tiềng và được kính trọng vì người ta tưởng ông là kiếp phục sinh từ cái chết của một người đàn bà bị xử treo cổ. Nhưng trong những tuần giảng đầu tiên, ông đã nhận thấy rằng cuộc sống nghiên cứu không thích hợp đối với ông và ông đã rời Oxford để trở thành một bác sỹ trưởng trong quân đội Ailen,. cùng thời gian đóm W.Petty trở thành người giám sát chính ở Ailen, và ông đã dùng kiến thức có được trong công việc này để tích luỹ được nhiều của cảc và đất đai. Vào những năm 1660, ông giúp thành lập một Hiệp hội hoàng gia London về nâng coa hiểu biết tự nhiên. Cương lĩnh của nó tuân thieo phương pháp kho học của Francis Bacon-sử dụng quan sáo và thí nghiệm đểt nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội. 1.2. Francois Quesnay (1694-1774). F.Quesnay nổi tiếng với tư cách là người sáng tạo ra mô hình kinh tế đầu tiên, tức là Biểu kinh tế, và với tư cách là người đứng đầu phái trọng nông, trường phái tư tưởng kinh tế đầu tiên. Tuy vậy, F.Quesnay được ngưỡng mộ vì nhiều điều khác như việc đề xuất của ông về thị trường tự do, phân tích sự tạo thành văn hoá phân phối thặng dư kinh tế, cũng như cách nhìn nhận của ông về nền kinh tế như là một tập hợp gắn kết chặt chẽ của các bộ phận độc lập. F.Quesnay sinh năm 1694 ở gần Versailles. Cha ông là một nông dân và là chủ một cửa hàng nhỏ, vì thế ông không được giáo dục một cách chính thống, nhưng F.Quesnay là một người rất ham mê sách . Vào tuổi 17, ông quyết định trở thành nhà giải phẫu. Mặc dù không thích khoá học y khoa nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu. Năm 1735, ông được mời làm bác sỹ riêng cho công tước Villenroy. Năm 1774, ông nhận bằng tiến sỹ y học và trở thành thành viên của Hội khoa học Pháp. Lúc 55 tuổi, F.Quesnay trở nên quan tâm đên kinh tế học và toán học. Với hiểu biết rộng và có nhiều mối quan hệ với những người có địa vị cao, ông được viết một số mục trong Bách khoa thư của Diderot. Những mục đó đã làm ông trở nên nổi tiếng và được nhiều người ủng hộ. Chịu ảnh hưởng của các phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, F.Quesnay cổ vũ nhiệt thành cho trật tự tự nhiên của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh, không có sự can thiệp của nhà nước. Ông có công lớn trong việc phân tích tư bản và “sản phẩm thuần tuý” của nền kinh tế. 1.3. Adam Smith (1723-1790). A.Smith sinh năm 1723 tại Kirkcaldy, một thị trấn nhỏ gần Edinburgh, Scotland. Cha ông là một luật sư đã mất ngay trước khi ông sinh ra. Do vậy, A.Smith được mẹ và những người bảo trợ theo di chúc của cha ông nuôi nấng. Mặc dù khi nhở là một đức trẻ ốm yếu bênhj tật, nhưng A.Smith có niềm đam mê rất lớn đối với với sách vở và là một độc giả nhiệt tình. Vảo tuổi 14, ông được gửi đến trường Đại học Glasgow, nơi ông nghiên cứu triết học đạo đức, toán học và kinh tế chính trị. Năm 1740, ông giành được học bổng đi Oxford và học tại trường Balliol trong sáu năm tiếp theo. Năm 1751. A.Smith được mời làm giáo sư về Lôgic tại Đại học Glasgow. Một năm sau đó ông đảm trách vị trí Giáo sư Triết học đạo đức. Các bài giảng của ông về đạo đức được nhiều người chú ý tham dự và sau đó được tập hợp thành tác phẩm thành công đầu tiên của ông – tác phẩm Lý thuyết về những xúc cảm đạo đức. Khi Charles Townshend đọc cuốn “Lý thuyết về những cảm xúc đạo đức”, ông nhận ra thật may mắn nếu mời đựoc A.Smith làm gia sư cho con trai riêng của ông, Smith đã nhận lời và từ giã chức giáo sư tại Glasgow để lên đường sang Pháp làm gia sư cho con trai của nha quý tộc. Công việc mới này cho phép A.Smith có nhiều thời gian rảnh rỗi để đọc và suy ngẫm, và nhờ chuyến đi Pháp , ông có cơ hội gặp gỡ những người đứng đầu của phái trọng nông, kể cả Francois Quyesnay. Sau khi đi vòng quanh nước Pháp ba năm, A.Smith trở về Kirđcaly và sau đó dành 10 năm tiếp theo để hoàn thành cuốn sách của ông – tác phẩm “Của cải của các dân tộc”, được xuất bản năm 1776, và tác phẩm này đã đem lại cho ông sự nổi tiếng và giàu có. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng của mình với lý thuyết “bàn tay vô hình”, từ năm 1778 A.Smith từ bỏ lĩnh vực nghiên cứu kinh tế để trở về cuộc sống của một viên chức thuế quan ơ Scotland cho đến cuối đời. Với đức tính khiêm nhường, giản dị và giàu lòng nhân ái, A.Smith đã được nhiều người đương thời kính phục, và yêu mến. 1.4. David Ricardo (1772-1823). D.Ricardo sinh năm 1772 tại London trong một gia đình Do thái giàu có. Ông được đào tạo chu đáo theo hướng kế nghiệp cha trong thế giới tài chính và thương mại. Khi 14 tuổi ông vào làm trong công ty môi giới của cha, ông nhanh chóng làm quen với hoạt động kinh doanh. Ông được xem là một nhà đàm phán cực kỳ tài năng, và nhanh chóng thành thạo trong các hoạt động đày khó khăn và bí ẩn như kinh doanh trên thị trường chứng khoán. D.Ricardo bị cha từ bỏ vì ông cưới một cô gái thuộc giáo pháo Quaker và cải sang đạo Thiên chúa. Không một xu dính túi và phải đảm bảo cho cuộc ssong gia đình,D.Ricardo chạy vạy khắp nới để vây tiền và mở một công ty môi giới của chính ông. Dù những năm đầu đầy gian khó, nhưng sau đó không lâu ông nhanh chóng kiếm được một tài sản lớn và trở nên độc lập về tài chính vào tuổi 26. Điều này cho phép ông giành thời gian theo đuổi những sở thích của ông trong lĩnh vực khoa học và tri thức. Ông thành lập một phòng thí nghiệm, bắt đầu thu thập khoáng vật, văn hoá tham gia hội địa chất học Anh. Trong một kỳ nghỉ với vợ vào năm 1799, D.Ricardo ngẫu nhiên đọc được cuốn “Của cải của các dân tộc” của A.Smith, D.Ricardo quyết định dành thời gian rảnh rỗi cho nghiên cứu kinh tế. Năm 1819, D.Ricardo tậu được một ghế trong hạ viện Anh. Đây là một ghế đại biểu cho hạt Portarlington xứ Ailen-một địa điểm ông chưa bao giờ đặt chân đến. D.Ricardo đã nhanh chóng trở thành một chuyên gia có tiếng trong nghị viện về các vẫn đề tài chính và ông thường phát biểu sôi nổi về các vấn đề kinh tế cấp bách đương thời như tiền tệ văn hoá ngân hàng, thuế quan, thuế khoá và suy thoái trong nông nghiệp. Trong cuộc đời khoa học của mình, D.Ricardo chịu ảnh hưởng nhiều nhất của A.Smith và Malthus-nhà kinh tế học tư sản tầm thường nổi tiếng. Người ta cũng không thể không nói đên J.Mill, một nhà văn và nhà chính luận có công lao to lớn trong việc dẫn dắt D.Ricardo đến với khoa học, giúp ông xuất bản những công trình đầu tiên, một người bạn trung thành đến tận cuối đời nhưng luôn luôn tự nhận là học trò và người kế tục của ông. Công trình nổi tiếng nhất của D.Ricardo là cuốn sách “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và vấn đề thuế khoá” được xuất bản vào tháng 4 –1817 khi ông 35 tuổi. Trước đó, năm 1815 ông đã viết cuốn sách nghiên cứu về ảnh hưởng của giá cả thấp đối với lợi nhuận của tư bản. D.Ricardo có một tài sản vô giá là kiến thức kinh tế thực tến đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nhờ vậy trong hệ thống lý luận của mình, ông đã thể hiện được một cơ sở vững chắc cho phương pháp nghiên cứu kinh tế học. Đối với những người đương thời hệ thống kinh tế của D.Ricardo là một hệ thống kinh tế kiểu mới. II. Hệ thống một số lý luận. 2.1. Lý luận về giá trị. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của khoa kinh tế chính trị và vấn đề thuế khoá”, đại biểu nổi tiếng nhất của tư tưởng kinh tế chính trị tư sản cổ điển D.Ricardo đã đưa ra luận điểm chung nói rằng “giá trị của hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào đó trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động đó quyết định”. Lý luận về giá trị đã được các nhà kinh tế học trước đó nói đến và mầm mống của học thuyết giá trị lao động bắt đầu được nêu ra trong lý thuyết của W.Petty. Công lao to lớn của W.Petty là ở chỗ, ông là người đầu tiên nêu ra nguyên lý giá trị lao động, nghĩa là lao động là cơ sở của giá trị. Lý luận của ông có nhiều mâu thuẫn. W.Petty đã nêu ra ba luận điểm về giá trị . Luận điểm thứ nhất ông cho rằng giá trị hàng hoá bằng số lượng so sánh của lao động chứa đựng trong những hàng hoá đó. Trong luận điểm này, W.Petty đã phân tích sự phụ thuộc giữa giá trị và năng suất lao động và rút ra rằng giá trị tỉ lệ nghịch với năng suất lao động. W.Petty nói rõ là sự khác nhau của các loại lao động ở đây không quan hệ gì cả, chỉ tuỳ thuộc vào thời gian lao động. Như vậy W.Petty có ý định đặt ra vấn đề lao động giản đơn và lao động phức tạp, nhưng ông chỉ dừng lại ở đó không phân tích luận điểm đó hơn nữa. Mặt khác ông lẫn lộn giữa giá trị và giá trị sử dụng khi đưa ra luận điểm thứ hai cho rằng “việc đánh giá tất cả mọi vật phải được quy thành hai mẫu số tự nhiên là đất đai và lao động, nghĩa là chúng ta phải nói: giá trị của một chiếc thuyền hay một cái áo là ngang với giá trị của một số đất đai là bao nhiêu đó cộng với một lượng lao động là bao nhiêu đó. Bởi vì cả hai vật đó, thuyền và áo đều do đất đai và lao động của con người tạo ra”. Ông cho rằng “lao động là bố là nhân tố tích cực của của cải, còn đất đai là mẹ của nó…”, nhưng khi phát sinh vấn đề thước đo thống nhất của giá trị thì W.Petty về thực chất muốn quy giá trị của đất thành lao động. W.Petty đưa ra luận điểm thứ ba cho rằng “suất ăn trung bình hàng ngày của một người lớn là thước đo chung của giá trị chứ không phải lao động hàng ngày của anh ta. Cái thước đo ấy đều đặn và không biến đổi như là giá trị của bạc ròng. Vì vậy mà tôi đã quy định giá trị của một cái nhà tranh ở Airơlen bằng những số lượng suất ăn hằng ngày mà người xây dựng đã chi phí để dựng lên nó”. Ở đây ông hoàn toàn không biết đến giá trị. Các luận điểm giá trị của W.Petty còn chưa dựa trên cơ sở vững chắc là lao động, luận điểm khoa học của ông còn xen kẽ với những luận điểm không khoa học. Ngay cả quan niệm giá trị khoa học của W.Petty còn in dấu vủa chủ nghĩa trọng thương vì theo ông các lao động khác có giá trị là vì nó được so sánh với lao động sản xuất ra bạc-lao động sản xuất ra tiền. Ông quy định lao động cụ thể sản xuất ra bạc thành lao động trừu tượng – khi giải quyết những vấn đề địa tô, lợi tức…ông lại đứng trên quan niệm khoa học về giá trị. Các nhà tư tưởng lớn thời cổ đại đã cảm thấy những thuộc tính khác nhau của hàng hoá nhưng mãi đến A.Smith quan điểm đó mới được xây dựng một cách vững chắc. Ông đã phân biệt rõ ràng và dứt khoát giá trị trao đổi và giá trị sử dụng của hàng hoá. Giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Một số đồ vật có thể có giá trị sự dụng rất lớn nhưng giá trị trao đổi của chúng rất ít. A.Smith đặt cho mình nhiệm vụ phải xác định cái “thước đo thực tế” của giá trị trao đổi và “giá cả thực tế” của tất cả các hàng hoá. Theo A.Smith lúc đầu sự giàu có của con người là tuỳ thuộc vào chỗ giá trị sử dụng nhiều hay ít, khi có phân công lao động thì lại phụ thuộc vào số lượng lao động mà họ có thể chi phối hay có thể mua được. Lao động chính là thước đo thực tế của giá trị trao đổi của mọi hàng hoá. Lao động là giá cả đầu tiên , là tổng số tiền mua đầu tiên đã trả cho tất cả các vật phẩm. Không phải vàng và bạc mà chính lao động là cái đầu tiên được dùng để đổi lấy tất cả của cải trên thế giới. Đó là khái niệm đúng đắn về giá trị. Thực chất A.Smith hiểu giá trị bằng số lượng lao động đã hao phí chứa đựng trong hàng hoá. A.Smith cho rằng rất khó xác định tỉ lệ giữa những lượng lao động khác nhau, một giờ lao động nặng nhọc có thể có giá trị bằng hai giờ lao động nhẹ, một số nghề đòi hỏi phải đào tạo mười năm, việc tính toán sự khó khăn và dễ dàng của lao động rất phức tạp và ông cho rằng sự cạnh tranh trên thị trường giải quyết vấn đề đó. Khí xác định thước đo bên ngoài của giá trị, ông đã đi đến một khái niệm giá trị khác: giá trị bằng số lượng lao động sống mua được trong việc trao đổi hàng hoá. Trên thực tế ông đã lấy tiền công làm thước đo các giá trị hàng hoá. Ông cho rằng đối với người công nhân thì lúc nào và ở đâu những lượng lao động như nhau bao giờ cũng có giá trị giống nhau. Trong cách hiểu thứ hai về giá trị rõ ràng A.Smith đã nhầm lẫn giữa lao động sống và lao động quá khứ, giữa số lượng lao động và giá trị lao động, A.Smith đã đem lại những khái niệm giá trị đó áp dụng vào để giải thích việc trao đổi giữa tư bản và lao động và thấy không còn đúng nưa vì vậy ông tuyên bố chỉ trong xã hội nguyên thuỷ và ít phát triển, tồn tại trước khi có sự tích luỹ tư bản và sở hữu tư nhân về ruộng đất thì hàng hoá mới được trao đổi theo chi phí đã làm ra chúng. Trong điều kiện lao động đối lập với công nhân làm thuê thì thời gian lao động không còn là thước đo nội tại điều tiết giá trị trao đổi của hàng hoá nữa. Như vậy có nghĩa là A.Smith phủ nhận quy luật giá trị trong chủ nghĩa tư bản. Đến D.Ricardo, học thuyết giá trị của D.Ricardo mang tính khoa học và khá hoàn chỉnh. D.Ricardo đã soát lại hoạc thuyết giá trị của A.Smith, gạt bỏ những chỗ mà ông cho là sai lầm và không cần thiết, giữ lại và phát triển những nhân tố hợp lý của lý luận đó. D.Ricardo cũng phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của hàng hoá, coi sự công dụng không phải là thước đo của giá trị trao đổi, nhân tố tự nhiên chỉ mang lại cho hàng hoá một giá trị sử dụng chứ không mang lại cho hàng hoá một giá trị trao đổi. Theo ý kiến của D.Ricardo, những hàng hoá có ích sở dĩ có giá trị trao đổi là do hai nguồn: tính chất hiếm có và số lượng lao động cần thết để sản xuất ra chúng. Ông thấy rằng giá trị của một loạt hàng hoá chỉ do sự hiếm có quyết định, vì không có một lao động nào có thể làm tăng số lượng của những hàng hoá đó, và vì vậy “giá trị của chúng không thể bị hạ xuống do lượng cung tăng lên”. Vì những hàng hoá loại đó cấu thành một tỉ trọng rất nhỏ bé, nên ông cho rằng khi nghiên cứu giá trị trao đổi và những quy luật điều tiết giá cả tương đối của các hàng hoá người ta có thể chỉ lấy những hàng hoá mà số lượng có thể được tăng lên bằng lao động của con người. Khi nghiên cứu đến cơ cấu giá trị, A.Smith đã đưa ra cái giáo điều của mình là: tiền công, lợi nhuận, địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như mọi giá trị trao đổi. D.Ricardo vạch rõ Smith đã nhầm lẫn giữa quá trình hình thành giá trị và quá trình phân phối gía trị. Việc phân phối giá trị không ảnh hưởng gì đến việc hình thành giá trị. Việc tăng tiền công không làm cho giá trị hàng hoá tăng lên mà làm cho lợi nhuận giảm xuống, tương tư như vậy đối với lợi nhuận và điạ tô. Ông cũng không đồng ý với A.Smith khi Smith không tính đến lao động quá khứ trong giá trị hàng hoá. Ông cho rằng không những chi phí lao động trực tiếp để sản xuất ra giá trị hàng hoá mà còn tính đến cả những lao động đã hao phí vào các công cụ lao động. D.Ricardo phân biệt giữa giá cả tự nhiên và giá cả thị trường, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả tự nhiên là giá cả cần thiết để thường xuyên thoả mãn số cầu, cộng với một lợi nhuận thông thường. Đây chính là giá cả sản xuất mà sau này C.Mác nói tới. D.Ricardo phân tích mối quan hệ giữa giá trị và năng suất lao động và kết luận khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị giảm xuống. Khác với A.Smith, ông cho rằng quy luật giá trị không chỉ hoạt động trong xã hội nguyên thuỷ mà còn hoạt động trong chủ nghĩa tư bản nữa, quy luật cgiá trị có chức năng phân phối lại lao động, quy định tỉ lệ trao đổi và điều tiết sự hình thành giá cả. Ông phân biệt một cách rõ ràng giá trị và của cải, giá trị không phụ thuộc vào tình hình có nhiều của cải mà phụ thuộc vào tình hình sản xuất khó hay dễ, thước đo của của cải không phải là thước đo giá trị; giá trị giảm xuống trong khi của cải tăng lên. So với A.Smith, học thuyết giá trị của D.Ricardo triệt để hơn, hoàn thiện hơn và trở thành nhất quán. Nhưng cũng như Smith, D.Ricardo không nghiên cứu sâu về bản chất giá trị vịvậy ông khong nhìn thấy gính lịch sử của phạm trù giá trị mà cho nó là phạm trù vĩnh viễn, đồng nhất với các hình thái của nó. Ông xuất phát từ tiền đề thực tế có sẵn của chủ nghĩa tư bản cho nên ông không nghiên cứu những tiền đề của sản xuất hàng hoá cũng như những điều kiện tác động đến những quy luật đó. A.Smith cho rằng quy luật giá trị không hoạt động dưới chủ nghĩa tư bản là ông đã cảm thấy một cái gì đó là cho quy luật giá trị biến đổi. Trên thực tế, A.Smith đã cho thấy không thể dùng trực tiếp quy luật giá trị để giải thích việc trao đổi giữa tư bản và lao động. D.Ricardo đã có lý khi khẳng định quy luật giá trị vẫn hoạt động trong chủ nghĩa tư bản. Những chỗ mà A.Smith cảm thấy có vấn đề thì ông không biết tới, cho nên ông không thể giải quyết được mâu thuẫn trong lý luận giá trị của A.Smith và không phân biệt được sản xuất hàng hoá và sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khi nghiên cứu sâu hơn về giá trị, ông đã bứoc sang giá cả sản xuất và đã bất lực khi nhìn thấy tiền công tăng lên làm giá trị tăng lên, rồi tốc độ chu chuyển của tư bản cũng ảnh hưởng đến giá trị…Điều này đã dẫn lý luận của giá trị của ông đến chỗ bế tắc, không triệt để và mâu thuẫn. 2.2. Lý luận về tiền công. W.Petty xác định tiền công: “Pháp luật chỉ phải đảm bảo cho người công nhân số tối thiểu để sống thôi”, cái số đó phụ thuộc vào tính chất mầu mỡ tự nhiên của ruộng đất và quy môi những nhu cầu do khí hậu quy định. Trước đây phái trọng thương chỉ đơn giản kêu gọi pháp chế quy định mức tiền công rối đa, còn W.Petty nghiên cứu gía cả tự nhiên của lao động, nắm được mối liên hệ giữa tiền công và giá trị của các tư liệu sinh hoạt, hay đặt ra vấn đề quy luật kinh tế của tiền công. Cũng như tất cả các nhà kinh tế học cổ điển khi nghiên cứu về tiền công họ đều cho rằng, người công nhân bán lao động, họ chưa phân biệt được hai phạm trù lao động và sức lao động. Khác với phái trọng thương và W.Petty, A.Smith tán thành thiền côngcao vì ông cho rằng một xã hội không thể “phồn vinh và hạnh phúc nếu một bộ phận rất lớn những thành viên của nó nghèo nàn và khổ sở”. Xuất phát từ chỗ các loại thú vật đều sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên tuỳ theo các tư liệu sinh hoạt sẵn có, A.Smith cho rằng lượng cầu về người điều tiết sự sản xuất ra họ, cũng như điều tiết sự sản xuất ra bất cứ một hàng hoá nào khác, vì vậy “tiền công cao, vốn là hậu quả của việc tăng của cải, đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng dân số”. Theo Smith, nguyên nhân của sự khác nhau có tính chất nghề nghiệp trong tiền công là: tính chất dễ chịu hay khó chịu của công việc; mức độ khó khăn và đắt đỏ trong việc dạy nghề; tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của công viêc; mức độ tín nhiệm; khả năng thành đạt. Tiền công cao hơn ở những ngành mới của công nghiệp và thương nghiệp. Nó khác nhau giữa các ngành và các địa phương. Ông nhận xét rằng, thông thường, thông thường tiền công và lợi nhuận không đồng thời tăng lên, công nhân muốn lĩnh được càng nhiều càng tốt, còn tư bản trả càng ít càng hay. Ông phân biệt rõ tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế, nhu cầu về lao động và giá cả thông thường hay trung bình của lương thực quyết định mức tiên công. Nhu cầu về lao động quyết định mức tư liệu sinh hoạt, còn giá cả lương thực quyết định “giá cả bằng tiền của lao động”. Ở một chỗ khác ông coi giá trị và giá cả sản xuất là một, cho nên tiền công tăng làm cho giá cả tăng. Tiền công là nguồn gốc của giá trị trao đổi. Sự phân tích tiền công của A.Smith đã tiến những bước dài so với phái trọng nông. Ở pháo trọng nông lợi nhuận và tiền công còn nhập thành một. Ở Smith tình công và lợi nhuận được hình thành khác nhau, có nguyên tắc khác nhau và quy luật vận động khác nhau. Trong khi phân tích về tiền công ông đã coi quy luật nhân khẩu của con người cũng như quy luật nhân khẩu của loài vật. Quan điểm này về sau được các nhà kinh tế chính trị tầm thường kế thừa và phát triển. Ở tiền lương nó phản ánh tầm nhìn chung của trường phái tư sản cổ điển là coi chủ nghĩa tư bản tồn tại một cách vĩnh viễn. Cũng như những người đi trước, D.Ricardo không phân biệt hàng hoá sức lao động và lao động sống của người công nhân, mua và bán ở đây là mua bán lao động. Trong học thuyết của D.Ricardo về tiền công rõ ràng có những yếu tố khoa học, vì ông phân biệt được giá cả tự nhiên và giá cả thị trường của lao động. Ông đem những quy luật chung của thị truờng hàng hoá áp dụng vào việc mua và bán lao động. Đồng thời, những sự biến động của giá cả thị trường được coi là ngẫu nhiên và phụ thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu về lao động. Nhưng giá cả tự nhiên của lao động lại được coi là có tính chất quy luật và tuỳ thuộc vào giá trị của các tư liệu sinh hoạt hay những chi phí để tái sản xuất ra nòi giống công nhân. Chính việc nêu sự tái sản xuất ra nòi giống công nhân là một sự tiến bộ lớn. Những người đi trước D.Ricardo đã không nhấn mạnh điều này và thậm chí còn không nói đến cái mặt rất quan trọng này của vấn đề. Ông đã cố thoát ra khỏi những khuôn khổ của cái “quy luật sắt” về tiền công. Ông thừa nhận ảnh hưởng của phong tục tập quán của nhân dân đối với mức tiền công. Ông đã khuyên một cách hoàn toàn đúng đắn rằng nên lấy số lượng sản phẩm mà công nhân nhận đựoc, tức là lấy mức tiền công thực tế, để đánh giá hoàn cảnh của công nhân. Việc định nghĩa khái niệm tiền công cao gắn liền với phần của công nhân trong sản phẩm ddax sản xuát ra. Điều đó phù hợpvới những đièu kiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quy luật của nền sản xuất đó. Ông đã có lý khi đặt lượng cầu về sức lao động phụ thuộc vào nhịp độ tích luỹ tư bản. D.Ricardo còn có ý kiến cho rằng việc áp dụng máy móc thường đem lại những tổn thất cho công nhân. Công lao này của D.Ricardo đã được C.Mác nêu lên. 2.3. Lý luận về lợi nhuận. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển chưa phân biệt được lợi nhuận với giá trị thặng dư. A.Smith thì cho rằng lợi nhuân là một trong ba nguồn gốc cấu thành nên thu nhập xã hội. Khi nghiên cứu về nguồn gốc giá trị thặng dư, Smith coi lơi nhuận lợi tức địa tô là những khoản khấu trừ vào lao động của công nhân làm thuê. D.Ricardo không hề quan tâm đến điều đó, ông xuât phát từ cái có sẵn, hiện đang tồn tại và không biến đổi về chất, coi ngày lao động là bất biến, vấn đề chỉ là phân chia cái có sẵn đó. Ông xuất phát từ giả thuyết cho rằng giá cả lúa mì và giá cả hàng hoá công nghiệp không thay đổi do dó dẫn đến kết luận là lợi nhuận cao hay thấp là tuỳ theo tiền công thấp hay cao Đây là luận điểm nổi tiếng của ông . Về cơ bản ông đã nhận xét đúng tính đối lập trong sự vận động lên xuống của tiền công và lợi nhuận. D.Ricardo tin rằng, ông đã vạch ra được cái cơ sở kinh tế của quan hệ giữa giai cấp tư sản và vô sản. Nhưng công thức của ông chỉ đúng trong trường hợp ngày lao động là bất biến và coi lợi nhuận là giá trị thặng dư. Bởi những giả thiết đó quy luật của ông không còn đúng nữa. Về thực chất ông đã đi đến phân tích về giá trị thặng dư tương dôi. C.Mác đánh giá rất đúng rằng, sự phân tích tiền công tương đối là một công lao khoa học của D.Ricardo. Trong những trường hợp cá biệt, D.Ricardo cũng phân biệt lợi nhuận và giá trị thặng dư, còn nhìn chung ông lẫn lộn giữa hai cái đó. Sự trừu tượng của ông không đủ sâu, không thể gạt lợi nhuận để nghiên cứu riêng về giá trị thặng dư được. Khi nghiên cứu về lợi nhuận, A.Smith cũng đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận và cho rằng cạnh tranh đã tạo ra bình quân hoá lợi nhuận. Ông cho rằng lợi nhuận cao hơn ở nhưng nước nghèo, còn lợi nhuận thấp ở những nước giàu. Các tư bản lớn thu được lợi nhuận lớn nhưng với tỉ suất nhỏ. Ông tỏ ra lo ngại với xu hướng giảm sút của tỉ suất lợi nhuận. Theo ông chính độc quyền đã làm kìm hãm sự bình quân hoá của tỉ suất lợi nhuận. Ông còn cho rằng lợi nhuận không những khác tiền công về nguyên tắc mà lợi nhuận là một hình thái độc lập có tính chất điều tiết các thu nhập của chủ nghĩa tư bản, nó đối lập với tiền công. So với các tư tưởng kinh tế trước đó, A.Smith đã đẩy việc giải quyết vấn đề lợi nhuận tiến lên rất nhiều và ông đã nêu được cả một loạt luận điểm đúng đắn. Công lao to lớn của ông là ở chỗ ông đã nêu một ý kiến hoàn toàn xa lạ đối với phái trọng thương và phái trọng nông, tức là ý kiến nói rằng các nhà tư bản làm giàu nhờ vào lao động. Phái trọng thương giải thích lợi nhuận chỉ bằng những kinh doanh đầu cơ trong lĩnh vực lưu thông, còn phái trọng nông cho rằng lợi nhuận là một tặng vật của tự nhiên. Ngược lại A.Smith xác định rằng lợi nhuận là một khoản khấu vào snr phẩm do công nhân tạo ra, là kết quả lao động của họ. Ở đây, ông đã dựa vào cái biến thể đúng đắn trong học thuyết của ông về giá trị và đã đặt vấn đề thu nhập tư bản chủ nghĩa một cách khoa học. Ở Smith, C.Mác đã tìm ra được những mầm mống của học thuyết giá trị thặng dư, tư tưởng coi lợi nhuận là kết quả lao động của công nhân là thành tựu cao nhất của tư tưởng kinh tế tư sản trong thời kỳ phát triển khoa học của nó. Về sau tư tưởng này được D.Ricardo phát triển một cách triệt để hơn. Những cơ sở khoa học của học thuyết D.Ricardo về lợi nhuận biểu hiện ra rất rõ, ông coi lợi nhuận là kết quả lao động của công nhân, giá trị do công nhân sản xuất ra trong hàng hoá có thể vượt gấp đôi tiền công của anh ta, sự bóc lột công nhân là nguồn gốc của lợi nhuận, một khi giá trị đã do lao động sáng tạo ra thì nguồn gốc của lợi nhuận chỉ do lao động tạo ra mà thôi. Khi năng suất lao động tăng lên làm cho gía trị của lao động giảm xuống và lợi nhuận tăng lên, điều đó không ảnh hưởng chút nào tới lượng giá trị hàng hoá. D.Ricardo cũng nhận thấy tỉ suất lợi nhuận có khuynh hướng tự nhiên giảm xuống cùng với sự tiến bộ của xã hội và sự tăng lên của của cải. A.Smith cho rằng nguyên nhân làm giảm sút tỉ suất lợi nhận là do tích luỹ tư bản ngày càng tăng và kèm theo là sự cạnh tranh tăng lên giữa các tư bản. D.Ricardo vạch ra sự cạnh tranh giữa các ngành có thể san bằng lợi nhuận trong các ngành chứ không làm tỉ suất lợi nhuận giảm xuống, do giá trị các vật phẩm tiêu dùng của công nhân tăng lên làm tiền lương tăng lên và dẫn đến tỉ suất lợi nhận giảm xuống. Giá trị của các vật phẩm tiêu dùng của công nhân tăng lên là vì gía trị nông phẩm ngày càng cao do canh tác ở đất đai ngày càng kếm mày mỡ làm cho tỉ suất địa tô không ngừng tăng lên. 2.4. Lý luận về địa tô. Người đặt nền mống cho kinh tế học tư sản cổ điển W.Petty cho rằng địa tô là một khoản thặng ra do nhà kinh doanh bòn rút được ngoài số thời gian lao động tất yếu, địa tô ngang với sản phẩm thặng dư, trong đó lao động thặng dư được vật thể hoá. Địa tô còn bao gồm cả lợi nhuận, lợi nhuận chưa tách khỏi địa tô. Không chỉ có W.Petty mà phái trọng nông sau này cũng đồng nhất giá trị thặng dư với địa tô. Trong học thuyết của A.Smith, cũng như lợi nhuận, địa tô được ông coi là một khoản khấu trừ đầu tiên vào kết quả lao động của người công nhân, nhưng ở chỗ khác ông lại cho rằng địa tô là món tiền trả về việc sự dụng đát đai và lệ thuộc vào mức phù nhiều chủ khoàng đấtư liệu Bản thaan đất đai sinh ra nhiều hơn số cần thiết để nuôi dưỡng lao động, số dư ra đó là địa tô. Ông phân địa tô phụ thuộc vào độ màu mỡ và địa tô phụ thuộc vào vị trí của đất đai. Địa tô và lợi nhuận thu được trên đất đai sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng quy định địa tô và lợi nhận trên các đất đai khác. Hình như những sản phẩm là lương thực bao giờ cũng đem lại số địa tô còn các sản phẩm khác thì tuỳ theo, thậm chí không có địa tô. Hơn nữa thức ăn không chỉ là nguồn gốc đầu tiên của địa tô mà tất cả các sản phảm khác đều nhận được địa tô do năng suất lao động trong sản xuất lương thực tăng lên. Giá cả nông phẩm ngày càng đắt lên là do việc tăng những nguyên liệu đó là có hạn và không xác định. Ông thừa nhận như phái trọng nông rằng đất đai là bộ phận tài sản lớn nhất, quan trọng nhất của một quốc gia. Mọi việc tăng của cải thật sự của xã hội, tăng số lượng lao động hữu ích vào của cải đó sẽ gián tiếp dẫn tới chỗ tăng địa tô. Ông phân biệt địa tô và tiền thuê ruộng, tiền thuê ruộng ngoài địa tô ra còn cộng thêm lợi tức. Ricardo cho rằng nguồn gốc của địa tô là một bộ phận sản phẩm của đất đai được trả cho cho địa chủ về việc sử dụng những lực lượng đầu tiên và chưa bị phá hoại của đất đai. Bản thân sự xuất hiện của địa tô gắn với việc xác lập quyền tư hữu ruộng đất. Do sân số tăng lên làm cho nhu cầu về lương thực tăng lên cho nên ngưòi ta phải sản xuất cả trên những đất đi xấu. Mà chi phí cần thết để sản xuất trong điều kiện xấu nhất quyết định lượng giá trị hàng hoá nông phẩm. Trên mảnh đất xấu nhất không có địa tô vì giá nông phẩm đắt mới có địa tô chứ không phải vì có địa tô mà giá nông phẩm đắt. Giả sử chỉ có đất đai tốt thì không có địa tô. Nếu địa chủ không nhận địa tô thì người Fecmie được hưởng chứ không làm cho giá cả nông phẩm giảm đi. Ông cho rằng cùng với việc tích luỹ tư bản thì địa tô ngày càng tăng lên, trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp, tự nhiên đều giúp sức cho con người; quy luật giá trị vẫn hoạt động cả khi địa tô xuất hiện. Việc thiếu khái niệm về kết cấu hữu cơ của tư bản đã ngăn cản D.Ricardo giải quyết vấn đề hình thành siêu lợi nhuận trên những đất đai xấu nhất. Ông đã tỏ ra thiếu can đảm rõ ràng, khi do sự phê phán của Manthus, ông đã bước đầu khước từ những suy luận triệt để của ông về bọn địa chủ, thừa nhận sự quan tâm xa xôi của chúng đối với sự tiến bộ của nông nghiệp. Tính chất cấp tiến của ông tỏ ra hết sức không vững vàng. Tính chất tư sản trong thế giới quan của D.Ricardo đặc biệt lõ rõ trong lời khẳng định rằng sản phẩm thặng dư dưới hình thái lợi nhuận sẽ đem lại một hiệu quả kinh tế lớn hơn là dưới hình thái địa tô. Ở đây, ông đã thể hiện những nguyện vọng thầm kín của giai cấp tư sản Anh muốn chiếm tất cả những nguồn gốc thu nhập tư bản chủ nghĩa, mơ tưởng đến việc chiếm đoạt toàn bộ khối lượng giá trị thặng dư. 2.5. Lý luận về tiền tệ. Lý luận về tiền tệ đã được nhiều học giả tư sản cổ điển nói đến, nhưng người nói đầy đủ hơn cả là D.Ricardo, ông là người rất sành về tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Thực tiễn hoạt động giao dịch của ông và những sự nghiên cứu lý luận của ông đã trực tiếp gẵn liền với nhau, làm phong phú cho nhau. Chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định rằng về vấn đề lưu thông tiền tệ, D.Ricardo đã đưa ra nhiềuluận điểm đúng đắn. Trong tất cả những tác phẩm của ông đều nhấn mạnh rằng vàng và bạc là hàng hóa, cógía trị riêng của chúng, giá trị này do những chi phí lao độngdùng để khai thác và vận chuyển chúng quyết định. Ông đã chỉ rõ bản chất hàng hoá của tiền và sự phụ thuộc của tiền vào quy luật giá trị. Đồng thời ông đã phát triển một cách tỉ mỉ và rõ ràng cái tư tưởng về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu thông. Tư tưởng đó đã được W.Petty nói đến rồi và đã được phái trọng nông và A.Smith nêu ra. Những nhận xét về tiền của A.Smith cũng rất độc đáo. Ông cho rằng sự xuất hiện của tiền không phải do một cá nhân nào hay một sự thoả thuận nào của mọi người mà có. Trái lại ông đặt vấn đề đúng khi tách tiền ra khỏi thế giới hàng hoá khi mà trình độ trao đổi hàng hoá đã phát triển đến mức cao nhất định. Ông chú trọng đến chức năng thanh toán của đồng tiền cùng các phương tiện kỹ thuật của sự thanh toán. A.Smith cũng thừa nhận tính tất yếu của sự thay thế tiền vàng và tiền bạc bằng tiền giấy. Ông còn chú ý cả đến khả năng to lớn của tín dụng trong hoạt động của chế độ tiền tệ mới. D.Ricardo đã phát triển lý luận về tiền tệ lên cao hơn và ông cũng đã viết khá nhiều về vấn đề tiền tệ, tron các tácphẩm khác nhau. Ông hiểu rõ bản chất hàng hoá của tiền tệ, tiền tệ là hàng hoá, vàng và bạc cũng giống những hàng hoá khác tỉ lệ với số lượng lao động càn thiết để sản xuất ra chúng và đưa chúng ra thị trường. Số luợng tiền tệ ở trong nước phụ thuộc vào giá trị của chúng. Theo ông, tiền có chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Nhưng ông không hiểu được nguồn gốc của tiền tệ và đơn giản hoá những chức năng của nó. Khi nghiên cứu về tiền giấy, ông cũng vạch rõ tiền giấy không có giá trị nội tại, giá trị này tuỳ thuộc vào số lượng của chúng. Sau đó ông đã nhầm lẫn quy luật lưu thông tiền giấy và quy luật lưu thông tiền tệ, đã rơi vào thuyết số lượng tiền tệ. 2.6. Lý luận về thuế. Trong cương lĩnh kinh tế của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, những đề tài chính chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Những vấn đề đó đã làm cho giai cấp tư sản công nghiệp toàn thề châu Âu quan tâm rất nhiều, vì trong thực tiễn thuế khoa oqr thế kỷ XVIII còn rất nhiều tàn tích của chế độ phong kiến, và nhiều lúc túi tiền của gai cấp tư sản lắm lúc bị rỗng vì thuế. A.Smith mở đầu việc phân ticha vấn đề nằng cách nêu lên những đặc điểm của các thu nhập của nhà vua và chỉ tự bằng lòng với việc tập hợp những luận điểm rất nhạt nhẽo phản ánh một cách rõ rệt tính chát hạn chế của chủ nghĩa tự do tư sản. Theo tinh thần của chủ nghĩa tự do tư sản, ông đã nêu ra bốn nguyên tắc nổi tiếng của ông dể thu bất cư một thứ thuế nào. Theo những nguyên tắc đó, thì các thần dân của vua phải tham gia vào việc nuôi chính phủ “tuỳ theo khả năng và sức lực của mình”, phần thuế của mỗi người đóng góp phải được quy định một cách chính xác, chỉ được thu vào thời gian thuận lợi và theo một phương thức thích hợp với người đóng , với những chi phí ít nhất đối với nhà nước. Sau đó căn cứ cào những yêu sách của các nguyên tắc ấy, ông phân tích các thứ thuế khác nhau. Bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản, A.Smith khẳng định rằng cái gọi là lợi nhuận doanh nghiệp hay bộ phận lợi nhuận phụ thêm ngoài số lợi tức của tư bản “không thể bị đánh thuế một cách trực tiếp. Bộ phận đó là một phần thưởng và trong phần lớn các trưòng hợp, nó chỉ là một phần thưởng rất phải chăng cho những sự nguy hiểm va cho lao động khi đầu tư tư bản”. A.Smith tỏ ra không hoan nghênh các thứ thuế đánh vào tiền công, vì những thứ thuế này “sẽ chỉ có hậu quả là làm tăng tiền công lên so với một số vượt quá bản thân những thứ thuế đó một ít”, nếu nhu cầu vềlao động và giá cả lương thực vẫn như cũ. Do đó, chủ công trường thủ công sẽ phải trả số thuế đó, hắn sẽ lại chuyển sang cho những người tiêu dùng chịu bằng cách nâng cao giá các sản phẩm để cứu vãn mức lưọi nhuân cần thiết. Ông coi thuế đánh vào tiền công của công nhân nông nghiệp là vô lý và làm cho họ phá sản, vì họ không thể tăng giá cả “sản phẩm sống của đất đai”. A.Smith coi thuế đánh vào những vật phẩm thiết yếu ngang với thuế trực tiếp đánh vào tiền công, nhưng ông có thái độ khác hẳn đối với thuế đánh vào xa xỉ phẩm, ngay cả trong trường hợp xa xỉ phẩm này được dân nghèo tiêu dùng. Thuế đánh vào xa xỉ phẩm không thể làm tăng tiền công, cũng không thể giảm bớt sự sinh đẻ và lượng cung về sức lao động; cuối cùng nó phải do người tiêu dùng đóng, chủ yếu là do những người “sống trung bình hoặc hơn mức trung bình”. D.Ricardo cũng chú ý đến nhiều vấn đề thuế khoá. Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm của ông mang một nhan đề kép: “Những nguyên lý của khoa kinh tế chính trị và vấn đề thuế khoá”. Ông dành cho đề tài này cả một loạt các chương, trong đó ông nghiên cứu những hậu quả của thuế khoá đối với địa tô, ruộng đất, vàng, nhà cửa, lợi nhuận, tiền công, một số công nghệ phẩm. Ông đã phát triển học thuyết cả A.Smith về việc đánh thuế lại và nhiểu ý kiến bổ khuyết, những ý kiến này bắt nguồn từ nhưng luận điểm chỉ đặc trưng đối với học thuyết của D.Ricardo mà thôi. Khi định nghĩa chung về thuế, D.Ricardo khẳng định rằng thuế cấu thành cái phần của chính phủ trong sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, và xét cho cùng thì thuế được lấy vào tư bản hay thu nhập của nhà nước để trả. Nếu thuế đánh voà tư bản thì nó sẽ làm giảm bớt quỹ hoạt động sản xuất, còn khi nó đánh vào thu nhập, thì nó sẽ làm yếu sự tích luỹ hoặc thu hẹp sự tiêu dùng không sản xuất. D.Ricardo bác bỏ luận điểm của của A.Smith cho rằng hình như thứ thuế nào đánh vào tiền công cũng đều bị người Fermier chuyển sang cho địa chủ. Ông chỉ ra rằng tỉ lệ giữa lợi nhuận và tiền công được hình thành trên nhưng khoảnh ruộng xấu nhất không đem lại địa tô, và thứ thuế đánh vào tiền công không rơi vào địa chủ. Nếu A.Smith nghi ngờ tính hợp lý của chế độ quốc trái thì D.Ricardo lại tán thành chế độ đó, “ông cho rằng với việc thủ tiêu quốc trái người ta không thể tăng thêm thu nhập, cũng không thể giảm bớt các khoản chi”, mà chuyển “gánh nặng quốc gia” từ vai một giai cấp này sang vai một giai cấp khác, chứ không phải là làm giảm nhẹ gánh nặng đó. Câu kết luận có tính chất tổng kết về thuế của D.Ricardo nói rằng “nếu thuế có tính chất phổ biến và đụng chạm đến lợi nhuận của các chủ xưởng và lợi nhuận củ người fermier một cách giống nhau, thì nó sẽ không ảnh hưỏng gì đến giá cả của các hàng hoá và nguyên vật liệu, mà trực tiếp và cuối cùng sẽ rơi vào người sản xuất”. Kết luận này đã bổ khuyết một cách triệt để cho học thuyết của A.Smith về việc đánh thuế lại. 2.7. Lý luận về tư bản. Trường phái trọng thương và phái trọng nông cũng đã quan tâm và giải thích về tư bản trong giới hạn tầm nhìn của họ, nhưng họ không cho đó là vấn đề lý luận và không phát triển nó. Đến A.Smith vấn đề đó trở thành vấn đề trong học thuyết của ông và ông đã phát triển lý luận này một cách có hệ thống. Phái trọng thương cho rằng tư bản là tiền, còn F.Quesnay coi đó là tiền ứng trước. Nếu phái trọng thương chỉ biết tư bản trong lưu thông thì phải trọng nông chỉ thừa nhận tư bản trong lĩnh vực nông nghiệp. A.Smith đã khắc phục những hạn chế của người đi trước, ông đã làm cho khái niệm tư bản trở nên phổ biến hơn. Theo những dự trữ là tư bản. Tư bản không phải là tiền, không phải là của cải nói chung mà chỉ có một bộ phận tài sản, những dự trữ do con người mang lại lợi nhuận mới là tư bản. Tư bản là bộ phận dự trữ mà nhờ đó con người mong nhận được thu nhập, còn bộ phận kia (nghĩa là ngoài tư bản) hình thành quỹ tiêu dùng cá nhân. Ông phân biệt tư bản với tư cách cá nhân và tư bản với tư cách xã hội. Cũng như trường phái cổ điển A.Smith không quan niệm tư bản là một quan hệ sản xuất, một quan hệ xã hội nhất định trong lịch sử, nhưng ông cũng cảm thấy lờ mờ điều đó khi ông quan niệm tư bản phải là những gì mà nhờ đó người ta mong nhận được thu nhập. Bản thân tư bản được ông coi một cách đúng đắn là động lực của nền kinh té tưu bản chủ nghĩa. Ông đã tìm một cách đúng đắn những nguồn chủ yếu để tích luỹ tư bản trong lĩnh vực sản xuất. Khi giải quyết vấn đề tích luỹ tư bản, A.Smith đã nhập cục tích luỹ ban đầu của tư banr vf tích luỹ tư bản làm một, theo ông việc tích luỹ tư bản có hai vấn đề quan trọng: Một là tích luỹ trong quá trình sản xuất và ông đi đến khái niệm lao động sản xuất và lao động không sản xuất. Hai là sự tiết ước đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ tư bản. A.Smith còn phân tích các khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động. Theo ông tư bản lưu động là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn ở trong tay kẻ sở hữu nó và vẫn giữ hình thái của nó. Tư bản cố định là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển từ tay kẻ sở hữu này sang tay kẻ sở hữu khác, hoặc không lưu thông nữa. A.Smith cho rằng tư bản lưu động gồm: Tiền, dự trữ lương thực, bán thành phẩm và thành phẩm. Tư bản cố định gồm: Máy móc và công cụ lao động, các công trường xây dựng đem lại thu nhập, việc cải thện đất đai, những khả năng có ích của dân cư. Tư bản cố định lúc đầu là do tư bản lưu động đẻ ra, nó chỉ có thể mang lại thu nhập với sự giúp đỡ của tư bản lưu động và luôn được bổ sung từ tư bản lưu động. Conf tư bản lwu động được bổ sung ngời ba nguồn: sản phẩm của ruộng đất, của hầm mỏ và của nghề đánh cá. Với quan niệm tư bản cố định và tư bản lưu động như vậy A.Smith đã nhầm lẫn giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông. D.Ricardo cũng nối gót A.Smith khi ông cho rằng tư bản chỉ là lao động đã được tích luỹ, khác với lao động trực tiếp và coi như là một cái gì đó giản đơn có tính vật thể trong quá trình lao động. D.Ricardo đã cống hiến rất nhiều điều mới trong việc giải quyết những vấn đề lý luận của chủ nghĩa tư bản. Ông đã phân tích một cách sâu sắc các quá trình phân phối và đã nêu rất nổi bật các mâu thuẫn các giai cấp. Những công trình nghiên cứu của ông về những vấn đề đó tỏ ra phiến diện. Những vấn đề của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không được đề cập đến, việc bóc lột công nhân và sản xuất ra giá trị thặng dư không được nghiên cứu riêng. Trong quan niệm về tư bản, ông vẫn đứng trên lập trường của A.Smith và chỉ nói rõ thêm vài quan điểm mà thôi. 2.8. Lý luận tự do thương mại và ngoại thương. Theo A.Smith, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi, thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Chỉ có trao đổi và thông qua việc thực hiện những quan hệ trao đổi thì như cầu của người ta mới được thoả mãn. Khi tiến hành trao đổi sản phẩm lao động của nhau cho cho nhau thì người rta bị chi phối bới lợi ích cá nhân của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi thì “con người kinh tế” chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”. Với sự tác động này, con người vừa đáp ứng lợi ích cá nhân và vừa đáp ứng lợi ích chung của xã hội. Trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa, các nhà trọng thương chủ trương đưa ra chính sách là Nhà nước phải tác động vào nền kinh tế thông qua các chính sách thuế quan bảo hộ, kiểm soát nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu. A.Smith cho rằng trong thương mại quốc tế, một quốc gia chỉ được lợi khi mà quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối về một hàng hoá nào đó. D.Ricardo đã bổ sung thêm luận điểm này và đưa ra thuyết lợi thế so sánh. Ông cho rằng, trong thương mại quốc tế quốc gia nào cũng có lợi mặc dù quốc gia kia đều có lợi thể tuyệt đối về tất cả các loại hàng hoá. Lý thuyết lợi thế so sánh khẳng định răng, nếu một đất nước có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm và kém lợi thế so sanh trong một số sản phẩm khác thì nước đó sẽ có lợi trong chuyên môn hoá và phát triển thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế chủ yếu phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối. PHẦN III: KẾT LUẬN Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người . Trong những thành tựu nổi bật của trường phái này phải kể tới trước hết là phương pháp nghiên cứu khoa học, nhờ đó đã vạch rõ nhiều vấn đề có tính quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lý luận kinh tế cổ điển được phân tích trên cở sở một hệ thống các phạm trù còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Chính việc phân tích sâu sắc các phạm trù và quy luật đã giúp cho nhiều nhà kinh tế sau này phát triển lý luận kinh tế đến đỉnh cao rực rỡ. Tuy nhiên trường phái cổ điển cũng có những hạn chế nhất định. Đó là tình chất hai mặt trong phương pháp luận nghiên cứu-vừa sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, khách quan để phân tích bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lại vừa bị ràng buộc bởi tính chất phi lịch sử trong việc đánh giá phương thức sản xuất này. Hơn nữa họ cổ vũ mạnh mẽ cho tự do kinh tế, tuyệt đối hóa vai trò của thị trường trong việc phát triển kinh tế. Bên cạnh những cống hiến vĩ đại cho khoa học kinh tế, các nhà kinh tế cổ điển đã để lại nhiều quan điểm tầm thường mà những người kế tục họ biến thành một trào lưu tầm thường hóa và làm giảm giá trị của học thuyết cổ điển nói chung. Danh mục tài liệu tham khảo Mai Quế Anh, Phạm Văn Chiến… Lịch sử tư tưởng kinh tế, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền-Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXBCTQG 2003 PGS.TS. Mai Ngọc Cường-GT Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống Kê 2001. TS. An Như Hải-Tìm hiểu môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXBLLCT 2006. GS. I.Đ.Uđanxôp -Lịch sử tư tưởng kinh tế (phần thứ nhất, Tập 3), NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1974.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận học thuyết tư sản cổ điển.doc
Luận văn liên quan