Tiểu luận Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

- Yếu tố cơ hội: Có thể nói với tình thế như hiện nay, cùng với sự nỗ lực của ngành, sự hỗ trợ của chính phủ, bên cạnh đó là những khó khăn mà Trung Quốc đang vướng phải.Việt Nam có nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép, gia tăng vị thế của mình về sản phẩm này trên trường quốc tế. - Về yếu tố chính phủ: Mặc dù cả 2 nước đều có những chính sách tích cực nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp giày da phát triển mạnh. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra là ngành giày da của Trung Quốc được hưởng nhiều chính sách đúng đắn của chính phủ Trung Quốc hơn là giày da của Việt Nam. Ngoài những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành ở trong nước, Trung Quốc còn có những chính sách xuất khẩu hợp lý, tăng sức cạnh tranh cho ngành giày da.

doc77 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6545 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích lợi thế cạnh tranh của việc xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi so sánh với Trung Quốc, Việt Nam không có lợi thế về mặt này. Trung Quốc có đường bờ biển dài, số lượng cảng biển lớn với quy mô sầm uất. Điều đáng lưu ý cự ly vận chuyển hàng qua Nhật Bản của Trung Quốc ngắn hơn Việt Nam rất nhiều, do đó tiết kiệm nhiều và cả mặt chi phí và thời gian. Các yếu tố khác: Về bao bì đóng gói: Việt Nam đã chủ động toàn bộ các loại bao bì đóng gói cho sản phẩm cấp trung và thấp. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn phải nhập khoảng 30% các loại bao bì cao cấp như: tem chống trộm, các loại nhãn chống hàng giả…điều này làm cho chi phí đầu vào tăng cao. Về da thuộc: Phần lớn vẫn phải tiếp tục nhập khẩu, đặc biệt đối với các sản phẩm trung và cao cấp. Tỷ lệ nhập khẩu được đánh giá ở mức 65%, giảm nhẹ so với năm trước. Các loại đế, gót giày: Tuy vẫn còn phải nhập khẩu nguyên vật liệu thô như hạt nhựa, các trợ chất, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giày. Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước đã chủ động gần 100% đối với đế caosu. Các loại phom giày: Hiện nay trong nước gần như chủ động hoàn toàn, trừ một số doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu do sự phân công lao động trong tập đoàn mẹ. Phụ liệu trang trí: tuy trong nước đã sản xuất được nhiều loại như ru băng, nhãn mác, ri vê, khoen, dây giày… nhưng tỷ lệ nhập khẩu đối với phụ liệu vẫn còn cao (ước khoảng 40 đến 45%). Về mặt huy động vốn đầu tư: trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những biến động nhất định, điều này làm cho lãi suất tăng cao. Theo báo cáo của hiệp hội giày da Việt Nam, xét về mặt vốn, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất, đặc biệt là vốn từ ngân hàng. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh trong những năm gần đây, chính sách chung của Trung Quốc là tăng cường đầu tư phát triển tất cả các ngành. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh kéo theo vốn đầu từ vào Trung Quốc tăng lên, điều này làm cho ngành giày da Trung Quốc có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ hơn Việt Nam. Điều kiện về cầu Nhật Bản là một thị trường lớn với sức mua cao thông qua chỉ số về dân số khoảng 127 triệu người với GDP/người/năm ở trên mức 33.000 USD. Nhật Bản là 1 thì trường tiêu thụ giày dép khá lớn với tổng giá trị trên 21 tỷ USD mỗi năm, đạt 702 triệu đôi/năm. Năm 2011, Tổng kim ngạch xuất khẩu song phương Việt Nam – Nhật Bản đạt 21.1 tỷ. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đạt 10.7 tỷ, mặt hàng giày dép chiếm 2,36%, chủ yếu là các mặt hàng giày thể thao, giày da nam nữ, cặp và túi da. Hiện nay, các nhà nhập khẩu giày dép của Nhật Bản đang có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là các sản phẩm có chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng từ trung bình khá trở lên, vì Việt Nam có đội ngũ lao động khéo tay sản xuất các sản phẩm phức tạp, đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm da giày của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố để khẳng định ngành giày dép của Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu mạnh vào thị trường Nhật Bản như: tình tranh chấp biển đảo Trung – Nhật đang diễn ra vô cùng căng thẳng, người tiêu dùng hai nước tay chay hàng của nhau. Chính vì thế, việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Nhật Bản là gần như chắc chắn. Mặt khác, trong điều kiện các yếu tố đầu vào gia tăng, chi phí tăng làm tăng giá cả, Nhật Bản sẽ có xu hướng tìm các nguồn hàng khác rẻ hơn từ các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Thị hiếu tiêu dùng: Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân cao, người dân Nhật có tâm lý càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, từ đó kéo theo kinh tế phát triển. Người Nhật đặc biệt chú ý đến vấn đề chất lượng, Trong khi đó, hàng Trung Quốc vốn đã có tiếng xấu về điều này, chính vì thế, đây là một điểm lợi thế của Việt Nam. Là nước đứng thứ ba trong kim ngạch nhập khẩu da giày của Nhật Bản. Chất lượng da giày Việt Nam ngày càng tăng lên tại thị trường Nhật Bản và được người tiêu dùng tại đây nhận định là chất lượng vượt trội so với da giày Trung Quốc cũng như ngày càng được ưa chuộng tại thị trường khá khó tính này. Một điều đáng lưu ý nữa, ngoài tính đảm bảo về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật còn yêu cầu về mẫu mã, hình dáng cũng như chất liệu sản phẩm để phù hợp với khí hậu và tình thời trang. Tuy nhiên, Việt Nam xuất khẩu chủ yêu vào Nhật là các loại giày, dép có đế và mũ giày bằng cao su, bằng nhựa hoặc bằng da tổng hợp, mẫu mã còn ít. Trong khi đó, Trung Quốc vốn nổi tiếng về tính đa dạng, nhiều mẫu mã, kiểu cách….Do đó, về mặt này, giày dép Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn giày dép Việt Nam rất nhiều. Bên cạnh đó, Nhật và bắc Trung Quốc có tương đồng trong tập quán tiêu dùng, làm cho hàng hóa Trung Quốc dễ tiếp cận người tiêu dùng Nhật Bản hơn. Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ  Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Vì ở những quốc gia này, muốn hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp một cách hiệu quả thì họ phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các ngành công nghiệp đó. Muốn vậy, phải phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để các sản phẩm của nó thay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu. Hiện nay, công nghiệp của Việt Nam phần lớn là những ngành công nghiệp gia công như dệt may, giày dép… Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu đang thực hiện ở khâu gia công, lắp ráp. Tỷ lệ cung ứng nguyên liệu, phụ liệu trong nước còn rất thấp với ngành da giày, dệt may trên tỷ lệ nguyên liệu được cung ứng chỉ là 10% còn lại phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Việc lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài làm mất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá mặt hàng... Về số lượng doanh nghiệp: Trong nhiều năm vừa qua, ngành công nghiệp giày dép và công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép đều có sự tăng trưởng về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa doanh nghiệp ngành giày dép so với doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ còn quá thấp, chứng tỏ một sự thiếu hụt lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước:   Bảng 1: Số lượng DN trong các ngành công nghiệp theo các năm 2006 2007 2008 2009 2010 CNHT Giày dép 257 276 284 312 325 Công nghiệp Giày dép 565 631 786 852 861 Tỷ lệ DN chính/DN CNHT 2,2 2,3 2,8 2,7 2,6 (Nguồn: Tính toán theo số liệu Tổng điều tra DN của Tổng cục thống kê) Về quy mô Doanh nghiệp: Nếu xét quy mô theo lao động: Mặc dù số lượng doang nghiệp gia tăng từ năm 2009 đến năm 2010, nhưng số lượng lao động lại giảm. Đặc biệt, có sự khác biệt rõ ràng đối với các loại hình doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp nhà nước có số lao động lớn nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô nhỏ hơn, còn doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lao động nhỏ hơn hẳn. Các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày dép có thể kể đến 8 nhóm sau: da tổng hợp, nhân tạo các loại; vải làm giày dép các loại; đế, gót giày dép các loại; phụ liệu kim loại làm giày dép; phụ liệu dệt, vải các loại; vật liệu giấy và bao bì; keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại; phom giày các loại. Chất lượng da sản xuất trong nước vô cùng yếu kém: da nhỏ, bề mặt xấu do khâu chăn nuôi, giết mổ, lột da và bảo quản da sống chưa đúng kĩ thuật. Theo LEFASO, nhu cầu da thuộc mỗi năm của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu. Về vải, hiện nay ngành dệt chưa đủ khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành giày, nếu sản xuất giày cao cấp hơn một chút phải nhập vải ngoại từ nước ngoài. Giả da chủ yếu nhập từ Đài Loan, ta chỉ có thể sản xuất được giả da mỏng, mềm có thể dùng may lót hay trang trí. Đế giày, gót giày: Tuy vẫn còn phải nhập khẩu nguyên vật liệu thô như hạt nhựa, các trợ chất, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giày. Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước đã chủ động gần 100% đối với đế cao su, tuy nhiên chất lượng chưa cao. Về bao bì đóng gói: Ngành chủ động toàn bộ các loại bao bì đóng gói cho sản phẩm cấp trung và thấp. Tuy nhiên, ngành vẫn còn phải nhập khoảng 30% các loại bao bì cao cấp như: tem chống trộm, các loại nhãn chống hàng giả… Các loại phom giày: Hiện nay trong nước gần như chủ động hoàn toàn, trừ một số doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu do sự phân công lao động trong tập đoàn mẹ. Phụ liệu trang trí: tuy trong nước đã sản xuất được nhiều loại như ru băng, nhãn mác, ri vê, khoen, dây giày… nhưng tỷ lệ nhập khẩu đối với phụ liệu vẫn còn cao (ước khoảng 40 đến 45%). Về cao su: là một nước trồng nhiều cây cao su ở khu vực, chúng ta rất sẵn cao su tự nhiên nhưng lại thiếu cao su tổng hợp. Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em. Thử một phép so sánh giữa nguyên phụ liệu của ta với các nước trong khu vực. Lấy chuẩn Việt Nam với 100 điểm, điểm của các nước khác sẽ hơn 100 nếu có lợi thế hơn và ngược lại. Các nước được so sánh với Việt Nam gồm Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Indonesia. Tiêu chí Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Đài Loan Hong Kong Indo nesia Da 100 110 100 100 100 100 Vải 100 140 100 140 130 110 Giả da 100 120 110 140 140 110 Đế giày 100 100 120 140 80 100 Cao su 100 70 80 70 70 120 Phụ liệu 100 130 110 150 150 100 TRUNG BÌNH 100 111,7 103,3 123,3 111,7 106,7 Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cho Việt Nam năm 2011 Thị trường Kim ngạch NK 2010 (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch NK 2011 (USD) Tỷ trọng (%) Tổng 1,464,905,238 100 1,720,836,299 100 Achentina 19,420,198 1.33 16,412,327 0.95 Ấn Độ 32,388,664 2.21 34,498,036 2 Anh 7,432,118 0.51 8,977,853 0.52 Ba Lan 4,153,432 0.28 4,796,329 0.28 Braxin 39,850,333 2.72 43,556,693 2.53 Canada 5,752,941 0.39 5,323,237 0.31 Đài Loan 239,487,085 16.35 249,392,042 14.49 Đức 9,753,298 0.67 11,861,908 0.69 Hà Lan 2,018,867 0.14 1,445,006 0.08 Hàn Quốc 262,375,493 17.91 323,572,099 18.8 Hoa Kỳ 75,428,342 5.15 105,336,502 6.12 Hồng Kông 104,745,862 7.15 118,927,362 6.91 Indonesia 16,928,405 1.16 20,144,002 1.17 Italia 41,106,568 2.81 43,421,928 2.52 Malaysia 8,006,044 0.55 8,933,381 0.52 Niuzilân 6,949,468 0.47 7,064,598 0.41 Nhật Bản 71,362,566 4.87 96,387,958 5.6 Ôxtrâylia 16,531,183 1.13 8,942,950 0.52 Pháp 6,794,494 0.46 6,658,510 0.39 Singapore 3,072,305 0.21 2,470,640 0.14 Tây Ban Nha 5,851,702 0.4 6,802,814 0.4 Thái Lan 56,448,974 3.85 72,338,453 4.2 Trung Quốc 364,280,445 24.87 474,091,665 27.55 Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy nguyên phụ liệu của Việt Nam là tương đối yếu so với các nước, đặc biệt là nếu đem so sánh với Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan. Trung Quốc dẫn đầu thị trường về kim ngạch cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 đạt 474 triệu USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ, chiếm 27,6% trong tổng kim ngạch. Trong năm 2011, một số thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Áo đạt 1,3 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,08% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Hoa Kỳ đạt 105 triệu USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ, chiếm 6,1% trong tổng kim ngạch; Nhật Bản đạt 96,4 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ, chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Trung Quốc. Chi phí nguyên phụ liệu phụ thuộc quá nhiều vào phía nước ngoài về thị trường và nguồn nguyên liệu đã khiến cho ngành giày không chú trọng phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho chính mình. Điều này dẫn đến khó khăn cho ngành giày để có thể cạnh tranh về chi phí. Chi phí nhập khẩu đầu vào cao khiến cho sản phẩm giày giảm sức cạnh tranh hấp dẫn. Các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu nên lợi nhuận từ nguồn lao động giá rẻ không thể bù đắp nổi các chi phí phụ trội vì nhập khẩu, làm cho ngành giày bị giảm sức cạnh tranh. Trong khi đó, các sản phẩm hỗ trợ của Trung Quốc tuy chất lượng cũng không phải là cao hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam, nhưng hàng của họ giá rất rẻ, nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng; thêm vào đó, quốc gia này còn có rất nhiều chính sách ưu ái với những khách hàng mới, khách hàng lớn, nhất là chính sách ưu đãi về giá, cho thanh toán chậm và có phong cách phục vụ tận tình nên được nhiều doanh nghiệp trong nước thuộc các lĩnh vực dệt may, dày da, lắp ráp xe máy, sản xuất sản phẩm điện tử đặt hàng. Theo giới doanh nghiệp quốc tế thì dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thô của Trung Quốc, nên không thể trở thành một đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc được. KẾT LUẬN: Cuộc cạnh tranh trong ngành giày da giữa Việt Nam và Trung Quốc quá chênh lệch bởi vì Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam, do đó Trung Quốc rất phấn khởi khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn hàng giày da vào thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Xuất khẩu càng tăng thì Việt Nam càng tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu của Trung Quốc. Giày da Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa, mà đúng hơn là một quan hệ cộng sinh, tức hai bên dựa vào nhau mà đi lên. Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty Nhìn chung, các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thương hiệu hầu như vắng bóng ở Việt Nam. Một số nhà sản xuất trong nước đã có khả năng nhân dưỡng mẫu và kiểm nghiệm chất lượng nội bộ, tuy nhiên chỉ một số ít cơ sở sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có thể tiếp cận với các công đoạn hỗ trợ sản xuất một cách liên tục và đầy đủ từ phía công ty mẹ hoặc từ đối tác “ruột”. Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần cũng hầu như không có. Quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam Các nhà sản xuất trong ngành da giày tại Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm: Nhóm 235 đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, thường từ Đài Loan và Hàn Quốc. Nhóm này chủ yếu là các đơn vị gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng Nike, Rebok, Addidas, Clarks và một vài đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành. Đây là lực lượng sản xuất chính, chiếm tới 60% tổng công suất sản xuất giày dép của Việt Nam (429 triệu đôi) và có hệ thống thiết bị công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất giày. Các đơn vị sản xuất này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sản xuất hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ các đối tác mua lớn. Nhóm 230 nhà sản xuất trong nước trong đó có một số nhà máy cổ phần hóa và 6 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấp độ nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài. Hệ thống thiết bị, công nghệ nói chung vẫn ở mức trung bình bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện. Đặc biệt, trình độ kỹ thuật, quản lý của các đơn vị này còn yếu kém do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chủ yếu được học hỏi qua kinh nghiệm vừa làm vừa học. Năng lực marketing của nhóm này hầu như không có do bị quá phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩu và chỉ tập trung vào gia công các đơn hàng xuất khẩu. Hầu như không có sự hiện diện của các doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ kiện cho ngành da giày. Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn. Nhóm này chưa có khả năng xuất khẩu. Thương hiệu Do chuyên làm gia công nên sản phẩm giày của Việt Nam cũng không mang thương hiệu riêng. Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, người tiêu dùng quốc tế vẫn không biết đến các thương hiệu giày dép Việt Nam. Vì sản xuất theo phương thức gia công với đối tác Đài Loan hoặc Hàn Quốc, các doanh nghiệp sản xuất giày với những logo và nhãn hiệu thương mại do phía nước ngoài chỉ định. Tuy nhiên, hầu hết các nhãn hiệu thương mại được sản xuất là những nhãn mác không nổi tiếng gắn vào những loại giày dép có giá bán thấp như là: John Smith, Simod, Bewild, Frenzy, Avia, Gola, Uno, Maine-new England, American, Sport, E-xeed, X-brand, Disney, Jucefull, Mc-one, Pro-limit, Ix-chel, JK 30, Primark, Oui Oui, Globe sport, Hopkido, Auchan, Ellesse, Atlantino, Decathion, Hatalan, Tesco, BHs,... Ngoài ra, cũng có một số nhãn mác nổi tiếng được sản xuất tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc một vài doanh nghiệp Việt Nam như: Nike, Reebok, Adidas, Clarks, Timberland, Rockport, Columbia, Fila, Diadora, Spirit, NNE West, Dunlop, Kangaroo, Bata, All-start, Victory, Puma, Umbro,... Một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được nhãn mác riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, song mới chỉ được biết đến trên thị trường nội địa như : Bitis, Vina, Thượng Đình,... Tóm lại, tỉ lệ giày dép có giá trị thấp, nhãn mác không nổi tiếng là tương đối cao. Với đà này giày dép sản xuất tại Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh với các loại giày dép tương tự do Trung Quốc sản xuất Thành lập các chuỗi sản xuất: Theo Quy hoạch Phát triển ngành da giày đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 mới được phê duyệt, từ nay đến năm 2015, các nhà máy, cơ sở gia công, thuộc da sẽ được bố trí, di dời về các địa phương vùng vệ tinh của TP.HCM, như Long An, Đồng Nai, Tiền Giang... Khi đó, TP.HCM sẽ đảm nhiệm vai trò là trung tâm dịch vụ thương mại, thiết kế mẫu và dịch vụ công nghệ da giày, là nơi đặt các cơ sở sản xuất sản phẩm có giá trị cao, với quy mô hợp lý. Theo đó, tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành các cụm, khu công nghiệp chuyên ngành tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương. Khu vực này sẽ được ngành tập trung đầu tư thành các khu sản xuất, mua bán nguyên phụ liệu, đào tạo, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ Hội chợ, triển lãm Do ngành giày da Việt Nam mới phát triển, lại làm theo phương thức gia công là chủ yếu nên việc tham gia các hội chợ triển lãm để quảng cáo và trưng bày sản phẩm để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường phần lớn do phía đối tác đặt gia công thực hiện, tuy nhiên các doanh nghiệp tự sản xuất và xuất khẩu ngày càng quan tâm đến việc tham gia hội chợ triển lãm. Ngoài ra, do chi phí tham gia hội chợ triển lãm tốn kém nên nhiều khi hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp. Mấy năm vừa qua, được sự tài trợ của tổ chức Protrade, CHLB Đức và Thương vụ Đại sứ quán Italia tại Việt Nam, một số doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam đã tham gia hội chợ Dusseldorf, CHLB Đức và Simac, Italia. Ngoài ra, tại các hội chợ triển lãm da giày tại các nước trong khu vực như APFL - Hongkong, Quảng Châu - Trung Quốc, Busan - Hàn Quốc,... ngày càng được nhiều doanh nghiệp ngành giày Việt Nam tham gia. Ngoài các triển lãm hội chợ tại nước ngoài, do ngành giày Việt Nam đã có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế, để duy trì và phát triển, cần thiết phải tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam nhằm thu hút khách hàng nước ngoài tham gia. Hiệp hội da giày Việt Nam, Tổng công ty da giày Việt Nam đã phối hợp với các công ty triển lãm Top Repute, Hongkong tổ chức triển lãm da giày quốc tế hàng năm vào tháng 7 bắt đầu từ năm 1999 và được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là triển lãm quốc tế chuyên ngành đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, tuy quy mô triển lãm còn nhỏ nhưng đánh dấu một bước phát triển mới của ngành da giày Việt Nam trên thị trường thế giới và thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm. Xúc tiến bán hàng: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giầy dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng khẳng định điều này. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giầy dép. Như vậy, cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thừa nhận, giầy dép của Trung Quốc giá rất rẻ, mẫu mã phong phú hơn, chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách dài hơi và bài bản hơn. Trên thị trường Việt Nam cũng vậy, hàng giày dép của Trung Quốc được bày bán khắp nơi, Hiển thị trên các chuyên trang mua bán trên internet của các nhà kinh doanh Việt Nam. Mặc dù nhiều nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam đã xây dựng được website của riêng mình nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được biết đến tại các trang web thương mại trên internet. Các website tiếng Anh của một số nhà sản xuất đã mang lại những ấn tượng tốt về năng lực sản xuất, đặc biệt là đối với những dòng sản phẩm của họ, chứng nhận chất lượng và trang thiết bị tại chỗ (ví dụ trang web của doanh nghiệp Vinh Thông). Trong tương lai, các nguồn tham khảo thông tin về các nhà sản xuất nên được cải thiện tốt hơn. Có thể tham khảo trang web của hiệp hội các nhà sản xuất giày Braxin rất ấn tượng, có chức năng yêu cầu catalogue của các nhà xuất khẩu: Trang web chuyên ngành giày có một cơ sở dữ liệu rất phong phú về các nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu, hiệp hội, nhà phân phối, đại lý. Đặc biệt trang web này cho phép quảng bá miễn phí thông tin các doanh nghiệp và tổ chức. Trang web Alibaba mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp B2B lớn nhất thế giới cũng là một kênh quan trọng của các nhà xuất khẩu Cổng Thương mại điện tử quốc gia Việt Nam - Bộ Thương mại là một công cụ có thể sử dụng ( Biểu đồ 5:Số lượng các nhà SX và XNK giày dép trên trang web: shoeinfonet.com Tóm lại, Việt Nam có điểm mạnh ở mô hình sản xuất của một số đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Phương thức sản xuất không toàn diện, chủ yếu là phương thức gia công, Không có thương hiệu giày dép quốc tế. Cơ hội Nền kinh tế, chính trị của một số quốc gia đang bất ổn tạo điều kiện thuận lợi cho vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và giày dép nói riêng. Ở một vài nước tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Điều này tạo cơ hội cho hàng Việt Nam càng có thêm ưu thế về mặt giá rẻ. Tuy Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao, nhưng nhìn chung tình hình chính trị ở nước ta tương đối ổn định, chính phủ vẫn đang kiểm soát tốt nên chúng ta có nhiều thuận lợi để giữ vững ưu thế cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Theo các chuyên gia, việc xuất khẩu giày dép có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, tình hình chính trị ổn định và an toàn, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, sau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ với nhiều ưu đãi giúp cho việc giao lưu hàng hóa thông suốt, ít cản trở, tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho ngành da giày phát triển mà trước hết phải kể đến sự gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ nhân công được đào tạo… Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày nói chung cũng như việc xuất khẩu mặt hàng giày dép nói riêng, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực. Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị trường nội địa. Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giày nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà. Bên cạnh đó theo đánh giá của Bộ Công Thương, một số hãng giày thể thao lớn như Nike đã xây dựng trung tâm thiết kế mẫu mốt và dịch chuyển một số loại giày có hàm lượng công nghệ cao đến Việt Nam; hãng Converse mở đại lý độc quyền phân phối bán hàng khu vực Đông Nam Á tại nước ta. Đây chính là cơ hội để ngành giày dép Việt Nam học tập kinh nghiệm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Cùng với đó là các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ nên trong những năm gần đây đã giúp ngành da giày nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ. Trong đó, công tác đầu tư được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu (phần này được nêu rõ trong phần chính phủ). Song song đó, công tác xúc tiến thương mại cũng đã được chú trọng. Những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của giày dép Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử. Chính những điều này đã mở ra những cơ hội mới cho mặt hàng giày dép của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu giày dép Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, giày dép Việt Nam còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc gia tăng thị phần và mở rộng thị trường trong ngành xuất khẩu nói chung và ngành giày nói riêng. Đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều, đồng thời thị trường nhập khẩu Nhật Bản đang tăng cường lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam so với trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành giày da Việt Nam nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhu cầu giày dép ở Nhật ngày càng tăng, nhu cầu nhập khẩu giày dép cũng đang trong xu hướng tăng, tập trung chủ yếu vào các loại giày có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp, dép xốp, dép quai hậu. Đây là điều kiện hấp dẫn để VN có cơ hội gia tăng thị phần về giày dép. Trước nay, Trung Quốc vẫn là thị trường thống lĩnh cung ứng giầy dép tại Nhật nhưng trong xu hướng sản xuất hiện nay, miếng bánh thị phần của Trung Quốc đang bị thu hẹp lại và đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu ít hơn như Việt Nam gia tăng thị phần. Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho sự hợp tác lâu dài của hai nước, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật thuận lợi hơn. Hiên tại các chuyên gia nhận thấy được tín hiệu tốt từ Nhật Bản, Việt Nam kì vọng có thể được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước này. Cùng với sự ra đời Quyết định số 6209/QD9-BCT của Bộ Công thương phê duyệt chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày VN đến 2020, tầm nhìn đến 2025 sẽ là một động lực lớn để phát triển ngành da giày VN. Đặc biệt, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo nguồn nguyên liệu giúp cho sự phát triển bền vững. Theo nội dung Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất sang nước này. Mặc dù Nhật Bản là nước luôn phải đối mặt với thảm hoạ động đất và sóng thần, điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn do tâm lý tiết kiệm, dự phòng trong tiêu dùng tăng. Nhưng sau khi thảm họa được kiểm soát (thông thường là một năm sau đó), nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này sẽ tăng trở lại. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam gia tăng lượng hàng xuất khẩu, gia tăng các hợp đồng xuất khẩu của mình trong tương lai. Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – là một thị trường lớn với dân số khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Bên cạnh đó, Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Do mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật bản hiện nay.Những thuận lợi này cũng chính là những cơ hội của Việt Nam trong việc thâm nhập một cách dễ dàng hơn về mặt hàng giày dép vào thị trường Nhật Bản trong hiện tại và trong tương lai. Tại thị trường các nước Đông Á (trong đó có Nhật Bản)–đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á - các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Tại thị trường trong nước, với dân số trên 80 triệu dân, vốn được xem là thị trường đầy tiềm năng, cũng đã được ngàng da giày quan tâm và coi đây là cơ hội để ngành phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà. Còn đối với Trung quốc nếu từ bấy lâu nay điểm mạnh của họ là ưu thế giá rẻ thì từ những năm trở lại đây giá trị đồng nhân dân tệ tăng làm cho giá các mặt hàng cũng như giày dép của Trung Quốc tăng, giảm đi ưu thế cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, ngành da giày của Trung Quốc phải chịu sức ép rất lớn từ các biện pháp chống bán phá giá. Thêm vào đó là tình trạng hàng loạt sản phẩm "made in China" bị thu hồi trên thế giới trong thời gian gần đây càng làm cho ngành công nghiệp này của Trung Quốc thêm khó khăn. Đây là cơ hội cho Việt Nam xây dựng một thương hiệu tốt trong tâm trí người tiêu dùng. Trung- Nhật là hai đối tác gần như không thể tách rời. Trong khi Nhật là nhà đóng góp chính cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng trở nên quan trọng thiết yếu đối với kinh tế Nhật. Các công ty Nhật Bản đã bơm 12 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm ngoái, theo số liệu của chính phủ Nhật. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, còn Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Nhật Bản. Đây cũng là cơ hội tốt cho việc tấn công sâu hơn của Trung Quốc vô thị trường này. Mới đây ngày 13/05/2012 Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường quan hệ đối tác hợp tác toàn diện. Lãnh đạo ba nước khẳng định ủng hộ mạnh mẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác ba bên, thúc đẩy phát triển chung và đóng góp vào ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực Ðông - Bắc Á và trên thế giới. Ba nước cam kết tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế, góp phần vào tăng trưởng của từng nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực. Các nhà lãnh đạo khẳng định đẩy mạnh hợp tác kinh tế trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh về thương mại và đầu tư; nhất trí khởi động đàm phán về khu vực thương mại tự do (FTA) giữa ba nước trong năm nay. Ba nước cũng nhất trí tiếp tục hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống, như chống cướp biển, an ninh năng lượng, an ninh mạng, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chống khủng bố...; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân và trao đổi văn hóa; khuyến khích nới lỏng các quy định về thị thực nhập cảnh giữa ba nước… Điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc rất nhiều trong việc đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu của mình. Nhưng hiện nay giá nhân công ở Trung Quốc có xu hướng tăng cao, một số nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam được đánh giá là ứng viên tốt nhất cho thị trường giày dép Nhật Bản do giá nhân công hợp lý, tâm lý làm việc giống người Nhật. Bên cạnh đó, Quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi trầm trọng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mối căng thẳng về chính trị Trung-Nhật có nguy cơ lan sang lĩnh vực thương mại giữa hai nước. Trên thị trường da giày xuất khẩu, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của nhiều quốc gia. Đó là cuộc cạnh tranh không chỉ về giá cả mà cả chất lượng sản phẩm. Đây cũng là những thách thức không nhỏ đối với Trung Quốc. Xuất khẩu hàng giày dép của Trung Quốc cũng đang trong xu hướng sụt giảm chung do suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước này 4 tháng đầu năm 2012 đạt 8,35 tỉ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 4 cũng chỉ tăng 3,8% so với tháng trước, đạt trên 2,06 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường lớn đều sụt giảm như sang Mỹ giảm 0,5%, sang Nhật Bản giảm 0,6%, sang Nga giảm 1,2%...Mặt khác hiện nay, xuất khẩu giày dép của Trung Quốc sang thị trường Mỹ phải đáp ứng những quy định chặt chẽ về độ an toàn sản phẩm. Theo đạo luật mới về an toàn sản phẩm tiêu dùng có 4 sửa đổi về quy định đối với giày dép trẻ em: giới hạn mức chì và phthalate ở giày dép trẻ em, có qua kiểm tra và xác nhận của bên thứ 3; quy định về nhãn mác trong sản phẩm và những hình phạt nếu vi phạm những quy định này. Xuất khẩu giày dép trẻ em của Trung Quốc sang Mỹ phải tuân thủ những quy định chặt chẽ trong đạo luật mới này. Kể từ khi áp dụng đạo luật sửa đổi này, đã có 2 trường hợp vi phạm liên quan tới giày dép Trung Quốc, do có khả năng gây hại sức khoẻ trẻ em. Tại EU, sản phẩm giày dép của Trung Quốc cũng vi phạm an toàn sức khoẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này nhằm gia tăng thị phần giày dép tại các thị trường lớn trên. Tóm lại trong tình thế hiện nay cùng với những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải đã tạo nên những cơ hội tốt cho ngành giày da của Việt Nam nói chung và sản phẩm giày dép của Việt Nam nói riêng trong việc mở rộng thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Chính phủ Chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ nên trong những năm gần đây đã giúp ngành da giày nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ. Trong đó, công tác đầu tư được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu. Tính đến hết năm 2010, toàn ngành đã đầu tư 22 nghìn tỉ đồng, trong đó, 5 nghìn tỉ đồng đầu tư xây dựng và cải tạo nhà xưởng; 17 nghìn tỉ đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Đến thời điểm này, toàn ngành đã đầu tư trên 900 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày với máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nên khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghiệp da giày rất phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan… Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia chịu một tác động không nhỏ từ những chính sách và động thái của quốc gia. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành giày dép ở Việt Nam rất cần sự hỗ trợ đúng đắn từ phía chính phủ. Nhìn lại những bài học từ quá khứ, nhận thấy có hai vấn đề chính phủ có thể tác động để ngành có thể xây dựng chỗ đứng vũng chắc trên trường quốc tế: Tầm nhìn dài hạn và những chính sách hỗ trợ. Chính sách thuế Trong lĩnh vực thuế, để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp khi nhập nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, nguyên vật liệu nhập theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm thì phải tính thuế, khi xuất hàng thì được thoái thu. Các mặt hàng giày dép xuất khẩu đều có thuế suất bằng 0%. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu về thuế chính là thuế nhập khẩu trên các thị trường. Chính sách phát triển ngành giày da Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 6209/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giày trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng. Theo Quyết định trên, da giày Việt Nam sẽ phát triển trên cơ sở phù hợp các quy định hiện hành về công tác quy hoạch. Toàn ngành vẫn duy trì định hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và chiếm lĩnh dần thị trường nội địa, phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng của thị trường sản phẩm da giày Thế giới; phát triển ngành da giày Việt Nam nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất, kinh doanh… Với quy hoạch theo vùng lãnh thổ, bố trí sản xuất và đầu tư của ngành da giày trên toàn quốc được xác định thành 4 vùng chủ yếu gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ USD, năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Đồng thời, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng Quy hoạch trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%. Bộ Công thương - đại diện hai ngành dệt may, da giày bày tỏ lo ngại tình hình sản xuất, xuất khẩu (XK) của hai ngành này năm 2009 sẽ gặp vô vàn khó khăn. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, thị trường XK của dệt may ngày càng bị thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh. “Thị trường tiêu dùng sẽ chật hẹp hơn rất nhiều và các nhà sản xuất trong và ngoài nước cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn”, ông Ân nhận định. Nhận định tình hình sẽ ngày càng khó khăn hơn, dệt may và da giày đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ các DN với ba gói hỗ trợ: Trích 1% kim ngạch xuất khẩu để giải quyết khó khăn tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa; Dành 5.000 tỷ đồng hỗ trợ DN bù lãi suất vay ngân hàng; Dành 50 tỷ đồng cho hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu ở những thị trường mới hoặc những thị trường truyền thống đang bị sụt giảm đơn hàng. Về phía Chính phủ Trung Quốc Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu và nhập khẩu cao. Đến năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vượt lên đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, đạt mức 2207,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1201,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1005,6 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu là 196,1 tỷ USD (nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc tháng 3/2010, Viện Khoa học xã hội Việt Nam). Một điều dễ thấy là hàng hóa của Trung Quốc khi xuất khẩu ra nước ngoài có giá rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.Vậy nguyên nhân nào làm cho hàng hóa của Trung Quốc bán ở nước ngoài rẻ? Dựa vào kết quả nghiên cứu diễn biến cán cân thương mại và các thông tin liên quan đến chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc gần đây cho thấy, việc hàng hóa của Trung Quốc bán ở nước ngoài rẻ hơn trong do những nguyên nhân sau đây: Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, chính sách khuyến khích xuất khẩu là một trong những chính sách cơ bản của Trung Quốc.Chính sách khuyến khích xuất khẩu được thực hiện bằng chính sách hoàn thuế xuất khẩu.Chính sách này đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạ thấp giá thành hàng hóa xuất khẩu. Chính sách hoàn thuế xuất khẩu hiểu một cách đơn giản, đó là hình thức nhà nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá. Từ tháng 8/2008 đến nay, Trung Quốc đã 7 lần thay đổi mức hoàn thuế xuất khẩu, ban đầu tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu được quy định là 9,8%, hiện nay tăng lên 13,5%. Có thể lấy một thí dụ để chứng minh, khi người nước ngoài mua hàng hóa của Trung quốc trị giá 100 USD họ chỉ cần chi trả 86,5 USD. Như vậy Trung Quốc đã biếu không cho người tiêu dùng nước ngoài 13,5 USD, số tiền Trung Quốc biếu cho người nước ngoài nói trên là nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp gia công xuất khẩu phát triển. Chính sách hỗ trợ mạnh cho các doanh nghiệp Chính phủ nước này đang triển khai một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc đẩy hàng hóa đi các nước, tập trung vào những nước lân cận, trong đó có Việt Nam.Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Thậm chí công ty Việt Nam có văn phòng tại Trung Quốc, mua hàng của Trung Quốc xuất về Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi này. Theo đó, chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu của Trung Quốc phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng. Tất cả mặt hàng xuất khẩu sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng 17%, chưa kể các chương trình hỗ trợ mua máy móc, thiết bị do Trung Quốc sản xuất với mức ưu đãi nhất. Chính quyền Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng khi hỗ trợ vay vốn lãi suất chỉ từ 1-2%.Những điều kiện đó nhằm giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất.Chính nhờ những chính sách hỗ trợ vốn vay và thuế từ phía chính phủ, thương nhân Trung Quốc rất linh hoạt trong đàm phán giá cả và có thể đáp ứng những đơn đặt hàng lớn, giá mềm. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế, Trung Quốc thấy cần phải áp dụng chiến lược đẩy mạnh triển khai thị trường xuất khẩu theo nhiều hướng, nhiều mức độ khác nhau với nhiều phương thức mà chủ đạo là đa nguyên hoá thị trường và trọng điểm là khu vực APEC và các nước xung quanh. Trung Quốc đã áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu thu ngoại hối bằng việc trợ giá xuất khẩu trong giai đoạn trước năm 1994, Trung Quốc đã cho phép các xí nghiệp xuất nhập khẩu ( XNK) được giữ lại một phần ngoại hối, nâng đỡ tín dụng đối với các xí nghiệp xuất khẩu; cho vay ưu đãi về lãi suất đối với những xí nghiệp mua hàng để xuất khẩu và những vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế quan. Thậm chí nếu các doanh nghiệp này bị lỗ vốn còn có thể được treo nợ tại Ngân hàng mà thực tế là được Nhà nước xoá nợ. Tất cả các khuyến khích trên đều nhằm tăng cường xuất khẩu và tạo ra ngoại hối. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp dụng chế độ hoàn thuế xuất khẩu. Hoàn thuế gián tiếp hàng hoá xuất khẩu là cách làm thông dụng của các nước trên thế giới góp phần củng cố và điều tiết chính sách thuế mậu dịch xuất khẩu. Từ năm 1983, Trung Quốc bắt đầu thực hiện thử đối với 17 loại đồng hồ và các chi tiết linh kiện khác. Năm 1985 trở đi, phạm vi hoàn thuế được mở rộng sang sản phẩm dầu thô, dầu thành phẩm, đến năm 1986 lại tiếp tục đi vào chiều sâu. Trước đây, chỉ hoàn thuế sản phẩm ở khâu sản xuất trung gian. Ðến năm 1988, tiếp tục tăng hoàn thuế doanh thu với một tỷ lệ nhất định. Ðến nay, các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng. Ðối với việc áp dụng chế độ này, Quốc vụ viện đã nêu ra yêu cầu phải thực hiện theo nguyên tắc " thu bao nhiêu hoàn bấy nhiêu", " hoàn thuế triệt để". " chưa thu thì không hoàn". Những năm gần đây, chính sách hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc đã được bổ xung hoàn thiện và từng bước đi vào hợp lý hoá, chính quy hoá. Hiện nay, Trung Quốc đã xác lập một loạt quy định cụ thể về việc hoàn thuế xuất khẩu như xác định tỷ lệ hoàn thuế, cơ sở và phương pháp hoàn thuế, kỳ hạn và đại điểm hoàn thuế…. Ðồng thời, để đảm bảo chính sách này được quán triệt chấp hành, ngành thuế vụ còn hợp tác với các ngành hữu quan để xây dựng một loạt biện pháp quản lý hoàn thuế và biện pháp quản lý, bảo đảm cho các xí nghiệp ngoại thương phát triển ổn định. Ðồng thời, trong hoạt động ngoại thương Trung Quốc cũng thực hiện một loạt các cải cách sau như áp dụng một số biện pháp thu thuế xuất nhập khẩu. Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nếu hàng hoá có doanh thu lớn thì thu thuế điều tiết xuất khẩu, nếu xuất khẩu không có lãi hoặc lợi nhuận dưới 7,5% thì không thu. Ðối với hàng hoá nhập khẩu, trừ các loại hàng hoá được Nhà nước phê chuẩn miễn thuế, tất cả các loại khác đều thu thuế hải quan, thuế công thương, một số ít có doanh thu lớn sẽ nâng cao thuế suất hơn. Ngoài ra Nhà nước thực thi chính sách khuyến khích tích cực phát triển các loại gia công xuất khẩu do đó đã trực tiếp thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Việc coi trọng mậu dịch gia công xuất phát từ tình hình cụ thể của Trung Quốc nhằm tận dụng ưu thế địa lý gần Hồng Kông, có vùng ven biển thuận tiện và có nguồn lao động dồi dào.Vì vậy, chính sách khuyến khích gia công xuất khẩu có thể giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp xúc với kinh tế thị trường, đồng thời cũng là dịp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với tình hình mới KẾT LUẬN VỀ NHỮNG ĐIỀM MẠNH VÀ ĐIỀM YẾU TRONG VIỆC XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC THÔNG QUA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER Về điều kiện các yếu tố sản xuất: Ngành giày da nói chung và giày dép nói riêng của Việt Nam sử dụng phần lớn nguyên liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ từ bên ngoài…Và Trung Quốc là 1 trong những nước xuất khẩu những thứ này sang Việt Nam. Chính vì vậy, nhìn chung, về điều kiện này, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc. Về các điều kiện về cầu: Nhật Bản là một nước khan hiếm tài nguyên, vì vậy, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng dùng hàng nhập khẩu rất lớn. Trong điều kiện những xung đột, căng thẳng về biển đảo đang diễn ra mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với tiếng xấu về chất lượng mà hàng Trung Quốc gặp phải lâu nay, xét về yếu tố này, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với Trung Quốc. Yếu tố các ngành công nghiệp liên kết, hỗ trợ: Việt Nam mất hẳn lợi thế so với Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh trong ngành giày da giữa Việt Nam và Trung Quốc quá chênh lệch bởi vì hầu hết nguyên liệu sản xuất giày dép của Việt Nam là nhập từ nước ngoài trong đó phần lớn là nhập từ Trung Quốc. Do đó năng lực cạnh tranh trong yếu tố các ngành công nghiệp liên kết, hỗ trợ của giày da Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều. Về các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty: Việt Nam có điểm mạnh ở mô hình sản xuất của một số đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, còn lại thì chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, phương thức sản xuất không toàn diện, chủ yếu là phương thức gia công, không có thương hiệu giày dép quốc tế, chưa có sự liên kết trong ngành, việc xúc tiến thương mại chưa được chú trọng, chưa tạo được các trang web bán hàng có quy mô trên thi trường thế giới. Trong khi những điều vừa nêu trên thì Trung Quốc hầu như chiếm vị trí đứng đầu và là điểm mạnh của Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam. Yếu tố cơ hội: Có thể nói với tình thế như hiện nay, cùng với sự nỗ lực của ngành, sự hỗ trợ của chính phủ, bên cạnh đó là những khó khăn mà Trung Quốc đang vướng phải.Việt Nam có nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép, gia tăng vị thế của mình về sản phẩm này trên trường quốc tế. Về yếu tố chính phủ: Mặc dù cả 2 nước đều có những chính sách tích cực nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp giày da phát triển mạnh. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra là ngành giày da của Trung Quốc được hưởng nhiều chính sách đúng đắn của chính phủ Trung Quốc hơn là giày da của Việt Nam. Ngoài những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành ở trong nước, Trung Quốc còn có những chính sách xuất khẩu hợp lý, tăng sức cạnh tranh cho ngành giày da. TÀI LIỆU THAM KHẢO Michael E.Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ 2009 Nhiều tác giả, Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế NXB Lao Động Xã Hội 2009 Hoàng Thị Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Phú Tụ, Giáo Trình Kinh Tế Quốc Tế NXB Thống Kê 2010 Michael E.Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ 2009 Các website: Hiệp hội Giày Da Việt Nam: Tổng cục Hải Quan: Tổng cục thống Kê: Chống bán phá giá: Bộ lao động - thương binh xã hội: Bộ Công Thương : Thời báo kinh tế Việt Nam: Tổ chức thương mại thế giới: Tin nhanh Việt Nam:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmarketing_quoc_te_nhom_2_tm12_k35_4815.doc