Tình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập hội nghị la hay về tư pháp quốc tế

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP HỘI NGHỊ LA HAY VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Phần thứ nhất: Đánh giá tổng quát thực trạng tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay và tác động về mặt kinh tế xã hội và vai trò của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự 1.1. Tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay 1.1.1.Tình hình ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương Trước khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành Từ năm 1980 đến năm 2007, trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Việt Nam đã ký được 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với nước ngoài, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (tới nay, Hiệp định ký với CHDC Đức đã hết hiệu lực). Cụ thể là, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam đã ký được 06 Hiệp định và kể từ khi ban hành Hiến pháp 1992 đến trước khi ban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007, Việt Nam ký thêm được 09 Hiệp định Tương trợ tư pháp với các nước.[1] Nội dung của các Hiệp định được ký trong hai giai đoạn này về cơ bản là giống nhau. Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ, đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết và phương pháp thống nhất các quy tắc lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và hình sự, trong một số Hiệp định còn giải quyết cả vấn đề dẫn độ hoặc chuyển giao người bị kết án phạt tù. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1993-2007, chỉ có những Hiệp định ký kết với nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây thì nội dung, phạm vi và hình thức Hiệp định không khác nhiều so với các Hiệp định mà Việt Nam đã ký trong giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện một xu thế mới, đó là nội dung của một số Hiệp định cũng không còn rộng và tương tự như nội dung của các Hiệp định đã ký trong giai đoạn [1] Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong lĩnh vực dân sự và hình sự ký trong giai đoạn 1980 – 1992: CHDC Đức (đã hết hiệu lực), Liên Xô (ký ngày 10/12/1981, được Liên bang Nga kế thừa, mặc dù giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Hiệp định mới năm 1998 nhưng Hiệp định mới này hiện nay chưa có hiệu lực do hai bên chưa hoàn thành thủ tục trao đổi thư phê chuẩn), Tiệp Khắc (ký ngày 12/10/1982, nay Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlô-va-kia kế thừa), Cu Ba (ký ngày 30/11/1984), Hung-ga-ri (ký ngày 18/01/1985), Bun-ga-ri (ký ngày 03/10/1986). Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong lĩnh vực dân sự và hình sự ký trong giai đoạn 1993 – 2007: Cộng hòa Ba Lan (ký ngày 22/3/1993), CHDCND Lào (ký ngày 06/7/1998), Liên bang Nga (ký ngày 25/8/1998), U-crai-na (ký ngày 16/4/2000), Mông Cổ (ký ngày 17/4/2000), Bê-la-rút-xia (ký ngày 14/9/2000), CHDCND Triều Tiên (ký ngày 04/5/2000).

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập hội nghị la hay về tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án dân sự năm 1989 và sau này được thay thế bằng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đều quy định nguyên tắc Toà án Việt Nam sẽ hợp tác với toà án nước ngoài trong việc thực hiện tương trợ tư pháp trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Do đó, việc Toà án và các cơ quan tư pháp khác của Việt Nam thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế theo yêu cầu của phía nước ngoài, kể cả khi không có điều ước quốc tế là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ trước hết là quyền lợi của công dân Việt Nam trong vụ việc do phía nước ngoài yêu cầu. Tuy nhiên, việc thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế theo yêu cầu của Việt Nam hay của nước ngoài đối với trường hợp không có điều ước quốc tế, gặp phải nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là bất lợi cho các công dân và cơ quan nhà nước Việt Nam, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về mặt kinh tế và xã hội. Tốn kém về mặt kinh tế và thời gian cho cả người dân và các cơ quan nhà nước do thủ tục vòng vèo, qua nhiều công đoạn; Do số yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi đến những nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thường nhiều hơn số yêu cầu phía nước ngoài yêu cầu gửi tới Việt Nam nên việc thực hiện chỉ trông chờ vào sự may rủi, thiện chí của cơ quan có thẩm quyền của nước đó, không có cơ chế để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cam kết thực hiện đầy đủ và kịp thời; Và còn nhiều những hạn chế, bất lợi khác nếu không có điều ước quốc tế. Dưới đây là hai trong số rất nhiều ví dụ về những ảnh hưởng không có lợi đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân do Việt Nam chưa ký điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp với nước ngoài: Ví dụ thứ nhất: Về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Đương sự lãnh đủ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, tình hình kinh tế, xã hội luôn phát triển, hợp tác kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn, trong bối cảnh đó các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài cũng tăng lên. Để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật thì tương trợ tư pháp là một công cụ hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp đó. Năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 3.622 vụ án có yếu tố nước ngoài (trong đó dân sự 1.367, hôn nhân gia đình 1.106, kinh doanh thương mại 1.227 và lao động 22). Hoạt động tương trợ tư pháp trong các vụ án này chủ yếu là ủy thác tư pháp giữa Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án có thẩm quyền của các nước để nhằm giúp nhau thực hiện một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định… Do đặc điểm về lịch sử, nhiều gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh tại miền Nam có nhiều người thân định cư làm ăn sinh sống ở nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada, Anh…đây là những nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên việc thực hiện ủy thác tư pháp gặp nhiều khó khăn vì không có kết quả. Đối với những nước có Hiệp định tương trợ tư pháp thì có thể nhận được kết quả nhưng rất chậm. Mặt khác trào lưu kết hôn với người nước ngoài cũng là vấn đề để lại hậu quả khi một bên trở về nước và có yêu cầu ly hôn với người đang ở nước ngoài. Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài; Đối với các vụ án dân sự yếu tố nước ngoài thường là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài. Các vụ kinh doanh thương mại thì công ty chính ở nước ngoài, các vụ lao động thì chủ doanh nghiệp là người nước ngoài đã trở về nước mà không thanh toán các khoản tiền cho người lao động. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Ví dụ bị đơn là công dân Mỹ, đang định cư tại Mỹ, có địa chỉ rõ ràng, văn bản ủy thác ghi lời khai của bị đơn Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ghi là “Tòa án có thẩm quyền của Hoa Kỳ” gửi đến Bộ Tư pháp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh (do đương sự nộp chi phí dịch thuật) để Bộ Tư pháp gửi Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) thực hiện ủy thác đến Hoa Kỳ thì rõ ràng rất khó có kết quả. Tòa án có thẩm quyền ở đây là Tòa án nào, phía Mỹ thực hiện việc ủy thác của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí minh thì họ có lợi gì trong khi không có phí ủy thác. Gặp những vụ án như thế này thì việc thời hạn để xét xử không đảm bảo, việc kéo dài và bế tắc khi không có kết quả ủy thác sẽ làm thiệt thòi quyền lợi của người đang ở trong nước; nếu họ lấy vợ, chồng khác thì cuộc sống hôn nhân trái pháp luật các quyền lợi về vợ chồng không được đảm bảo; đối với các vụ án dân sự thì kéo dài việc tranh chấp về tài sản, người lẽ ra có quyền thì chưa được hưởng về tài sản một cách kịp thời, gây khó khăn cho cuộc sống và đôi khi còn dẫn đến vụ án hình sự khác. Đối với án xử xong, nếu có đương sự trong nước kháng cáo thì hồ sơ không thể chuyển ngay để Tòa phúc thẩm giải quyết mà phải chờ kết quả ủy thác bản án đối với người đang ở nước ngoài, kéo dài thời gian thêm thời gian giải quyết vụ án. Hiện nay, nhiều vụ án đang bị kéo dài, không thể tạm đình chỉ vì đây không phải là lý do tạm đình chỉ, không thể giải quyết vì chưa có kết quả ủy thác, được xem là án quá hạn so với thời hạn luật tố tụng dân sự quy định. Thiết nghĩ để việc ủy thác tư pháp có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án, không mang tính hình thức, gây tốn kém cho người dân vì ủy thác lần thứ nhất, hết thời hạn, không có kết quả lại tiếp tục ủy thác lần thứ hai thì Việt Nam cần thúc đẩy công tác đàm phán, ký kết Hiệp định song phương, song song đó Việt Nam cần tham gia vào một số công ước đa phương; củng cố các cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng, tiên quyết đối với hoạt động tương trợ tư pháp, quy trình ủy thác tư pháp, quan hệ phối hợp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án các nước…. Một vấn đề đang rất cần sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền. (Bài của Thẩm phán Trịnh Thị Hồng Việt,Cổng thông tin điện tử thành phố Hồ Chí Minh) Ví dụ thứ hai: Bản án đã có hiệu lực của Tòa án Việt Nam không được thừa nhận và thực thi ở Hoa Kỳ và ngược lại - từ vụ việc Tòa án Hoa Kỳ kết tội ca sỹ Lý Hương bắt cóc con ruột Do liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau mà với các vụ việc dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình (gọi chung là vụ việc dân sự) có yếu tố nước ngoài hoàn toàn có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhiều nước. Vì thế, nếu đương sự nộp đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết cục với một vụ việc sẽ tồn tại nhiều phán quyết được tuyên bởi tòa án các nước khác nhau. Đây chính là hiện tượng đa phán quyết trong Tư pháp quốc tế. Đa phán quyết gây ra những khó khăn cho việc thi hành bản án, quyết định dân sự cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Bởi lẽ, về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nào thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó và hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự của tòa án các nước là ngang nhau, không thể loại trừ nhau. Vụ việc tranh chấp quyền nuôi con (cháu bé có tên Princess Lam) giữa ca sĩ Lý Hương và Tony Lam đang diễn ra chính là một minh chứng sinh động của đa phán quyết. Đã có hai phán quyết với nội dung trái ngược nhau - một của tòa án Việt Nam và một của tòa án Mỹ liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con của cặp vợ chồng này. Vụ việc trên khá lạ lẫm với nhiều người Việt Nam, còn những người nghiên cứu pháp luật lại có thêm lý do để nhìn lại một hiện tượng khá gai góc của tư pháp quốc tế. Cả về lý thuyết lẫn thực tế là khả năng xuất hiện của đa phán quyết là rất lớn. Để tránh những rắc rối xảy ra như vụ việc tranh chấp quyền nuôi con giữa ca sĩ Lý Hương và Tony Lam - những rắc rối do chính đa phán quyết mang lại, cần có những nỗ lực của cả các quốc gia và các bên đương sự. Về phía nhà nước, để loại trừ được đa phán quyết, cần phải có những cố gắng để đạt được sự đồng thuận trong việc thống nhất tòa án có thẩm quyền giải quyết, thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Trong ngắn hạn, các quốc gia có thể nghĩ tới việc đưa điều khoản thống nhất thẩm quyền xét xử vào các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước với nhau. Đối với các đương sự, với bối cảnh thiếu vắng các điều ước quốc tế thống nhất về thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, sự lựa chọn thông minh để tránh những rắc rối của đa phán quyết chính là triển khai nhanh chóng việc công nhận và thi hành phán quyết được tuyên bởi tòa án một nước tại các nước có liên quan mật thiết đối với vụ việc tranh chấp.  (Trích bài phân tích của ThS. Nguyễn Bá Bình, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp) Thực tế triển khai công tác tương trợ tư pháp cho thấy khi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp ra nước ngoài thì hầu như chỉ nhận được kết quả từ các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. Trong khi đó, trong số các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, nhiều quốc gia có đông công dân Việt Nam sinh sống, lao động và học tập như: Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Ca-na-đa, Cộng hòa Liên bang Đức… Số lượng các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự (chủ yếu là yêu cầu của Tòa án Việt Nam) gửi tới các quốc gia này là rất lớn. Đặc biệt, theo quy định của một số quốc gia (như Ấn độ chẳng hạn), các yêu cầu tương trợ tư pháp của một nước sẽ không được thực hiện nếu giữa nước đó và Ấn Độ chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp. Trên thực tế, các ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi đến Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Ca-na-đa đều rơi vào tình trạng “gửi đi nhưng không trả về”, còn gửi đến Ấn Độ thì bị trả lại do chưa có Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa hai nước. Hiện nay, Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn hai nước sớm tiến hành đàm phán được Hiệp định tương trợ tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tương trợ tư pháp giữa hai nước. Đối với Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Ca-na-đa và một số quốc gia khác, do đã tham gia vào các Công ước La-hay về tống đạt giấy tờ, về thu thập chứng cứ, miễn hợp pháp hóa lãnh sự và nhiều Công ước La-hay khác về tương trợ tư pháp, trên thực tế không ký hiệp định song phương với các quốc gia khác trong lĩnh vực này nên không có nhu cầu ký kết hiệp định song phương với Việt Nam. Từ những ví dụ rất thực tế liên quan đến những vụ việc cụ thể cũng như từ thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp nói chung, có thể cho thấy rõ rằng việc chậm đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế song phương và gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp ngày nào, thì ngày đó còn có những người dân còn phải chịu những thiệt thòi, quyền lợi chính đáng và hợp pháp bị ảnh hưởng do những rào cản, lỗ hồng pháp lý không do bản thân họ tạo ra. Từ những ví dụ và phân tích về mặt ảnh hưởng, tác động của các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, có thể thấy tăng cường đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế (cả song phương và đa phương) về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng những đòi hỏi và bức xúc từ cuộc sống. PHẦN THỨ BA: Nhận xét tổng quan về tình hình ký kết và thực hiện các vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự của một số nước trên thế giới và một số kinh nghiệm, bài học đối với Việt Nam Phần này tập trung thống kê và phân tích một số số liệu về việc ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của một số nước láng giềng của Việt Nam, các nước trong khu vực ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các nước nơi có nhiều công dân Việt Nam làm ăn và sinh sống làm nảy sinh nhiều yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam. Cụ thể, một số nước sau đây: Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Nga, Pháp, Séc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia, Singapore, Thái Lan, Ma-lay-xia, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, CHLB Đức, Anh, Ca-na-đa. Trong phần thống, kê một số nội dung chính của tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại đã được lựa chọn: Tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, miễn hợp pháp hóa giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp. 3.1. Số liệu thống kê về việc ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế song phương/ đa phương về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự Tên nước Ký HĐ TTTP về DSTM với Việt Nam Là thành viên Hội nghị Lahay về TPQT Tống đạt giấy tờ Thu thập chứng cứ Miễn hợp pháp hóa Số HĐ song phương đã ký Tham gia Công ước Lahay Số HĐ song phương đã ký Tham gia Công ước Lahay Số HĐ song phương đã ký Tham gia Công ước Lahay Ba Lan x x x x x Bun-ga-ri x x x x x Hung-ga-ri x x x x x Nga x x x x x Pháp x x x x x Séc x x x x x Trung Quốc x x x x x Nhật Bản x 16 nước ( Ngoài hai Hiệp định Lãnh sự ký với Hoa Kỳ và Anh, Nhật Bản đã ký 16 Thỏa thuận về tương trợ tư pháp với Thụy SĨ, Đan Mạch, Italia, Sri Lanka, Bra-xin, Thái Lan, CHLB Đức, Anh, Xê-ri, Na Uy, Ôx-trây-lia, I-ran, Áo, Cô-oét, I-rắc, I-xra-en. Xem website của Bộ Ngoại giao Nhật Bản và website của Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế ) x x Hàn Quốc Đàm phán x x x x Đài Loan x Ấn Độ Đàm phán x 02 nước ( Ngoài việc Ấn Độ là thành viên của 3 Công ước La-hay về tống đạt, miễn hợp pháp hóa, thu thập chứng cứ, Ấn Độ đã ký 02 Hiệp định TTTP trong lĩnh vực dân sự và thương mại với Bun-ga-ri (12/9/2007) và Tiểu Vương quốc Ả rập (25/10/1999), phạm vi của các Hiệp định đó bao gồm cả tống đạt, thu thập chứng cứ, công nhận và cho thi hành bản quyết của tòa án và quyết định của trọng tài nước ngoài. Xem website của Bộ Pháp luật và tư pháp Ấn Độ: ) x Bunga-ri và TVQ Ả rập x Bunga-ri và TVQ Ả rập x Ka-dắc-xtan Đàm phán x Lào x Cam-pu-chia Đàm phán Singapore Đức x Thái Lan Ma-lay-xia x Đức Mi-an-ma Phi-lip-pin x In-đô-nê-xia Bru-nây x Hoa Kỳ x không x không x không x Ôx-trây-lia ( Trước đây, Ôx-trây-lia và Pháp đã ký Hiệp định song phương về tống đạt giấy tờ (ký từ năm 1920), theo quy định của pháp luật Ôx-trây-lia, một số nước trước đây là thuộc địa của Pháp nay đã trở thành quốc gia độc lập (An-giê-ri, Bê-nanh, Bu-ki-na Pha-xô, Cam-pu-chia, Ca-mơ-run, Cộng hòa Trung Phi, Lào, Li băng, Ma rốc, Xê-ri và Việt Nam), vẫn được hưởng chế độ kế thừa của Ôx-trây-lia, có nghĩa là Hiệp định song phương giữa Ôx-trây-lia và Pháp đã ký Hiệp định song phương về tống đạt giấy tờ vẫn có hiệu lực áp dụng đối với nước đó, trừ khi nước đó từ chối. Đối với các quốc gia không ký điều ước quốc tế về tống đạt giấy tờ với Iixx-trây-lia, nguyên tắc có đi có lại được áp dụng và yêu cầu được chuyển qua đường ngoại giao. Xem website của Tổng công tố Ôx-trây-lia: ) x 02 (Hàn quốc, Thái Lan) x x x CHLB Đức Trước ký với CHDC Đức nhưng nay hết Hiệu lực x 35 nước (trong đó có Sing-ga-po và Ma-lay-xia x x x Anh Đàm phán x x x x Ca-na-đa x không x không x không x 3.2. Một số nhận định sơ bộ, kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam Tuy bảng thống kê về việc ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế song phương/ đa phương về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của hơn 20 nước ở phần trên chưa thực sự đầy đủ, song cũng cho thấy một bức tranh khá rõ ràng rằng xu thế hiện nay của các nước là tham gia thiết chế đa phương và gia nhập các công ước đa phương về tương trợ tư pháp. Theo số liệu thống kê của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế thì hiện nay, có 69 quốc gia và 01 tổ chức quốc tế liên chính phủ (EU) là thành viên của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế; 99 quốc gia tham gia Công ước Miễn hợp pháp hóa giấy tờ (Công ước La-hay 1961); Danh sách các quốc gia tham gia Công ước được liệt kê trong Phụ lục I của Báo cáo. 62 quốc gia tham gia Công ước La-hay Công ước về Tống đạt giấy tờ (Công ước La-hay 1965); Danh sách các quốc gia tham gia Công ước được liệt kê trong Phụ lục II của Báo cáo. 52 quốc gia tham gia Công ước thu thập ở nước ngoài chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và thương mại (Công ước La-hay 1970). Danh sách các quốc gia tham gia Công ước được liệt kê trong Phụ lục III của Báo cáo. Bảng thống kê trong Báo cáo này cho thấy, tất cả các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam trước đây (các nước XHCN trước đây, Trung Quốc và Pháp) và những nước (Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ôx-trây-lia, Nhật Bản, Hàn Quốc...) có nhiều công dân Việt Nam học tập, làm ăn, sinh sống hoặc có giao dịch về dân sự, thương mại mà Việt Nam mong muốn ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự đều là thành viên của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế và phần lớn số nước này đều đã tham gia ba Công ước La-hay quan trọng về hợp tác tương trợ tư pháp. Chỉ trong phạm vi khối ASEAN, nếu cách đây 5 năm, thiết chế La-hay và các Công ước La-hay còn xa lạ đối với hầu khắp các nước trong khối thì tới nay, chỉ sau 5 năm, số nước ASEAN quan tâm tới thiết chế toàn cầu này đã tăng lên rõ rệt, đã có 6 trên 10 nước trong Hiệp hội ASEAN trở thành thành viên của Hội nghị Layhay về tư pháp quốc tế hoặc tham gia một trong các Công ước Lahay hay tham gia Hội nghị với tư cách quan sát viên (Bru-nây, Cam-pu-chia, Ma-lay-xia, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Thái Lan). Với sự tham gia ngày càng tích cực hơn của các quốc gia ASEAN, trong năm 201, Phi-lip-pin sẽ được mời đăng cai chủ trì Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình dương của Hội nghị La-hay về tư pháp pháp quốc tế. Nguồn: Ban Thư ký Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế và Báo cáo tình hình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp phục vụ việc tổng kết, đánh giá 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về ban hành Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. . Các nước đã tham gia các Công ước La-hay về tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, miễn hợp pháp hóa giấy tờ thường không có hoặc có rất ít nhu cầu ký mới các thỏa thuận song phương riêng lẻ với các quốc gia khác, ví dụ như Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ôx-trâylia, Nhật Bản. Đây là một điểm mà Việt Nam cần lưu tâm trong quá trình xác định nhu cầu đàm phán, ký kết Hiệp định với nước ngoài và phương án gia nhập điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự trong thời gian sắp tới. Ngay cả các nước đang đàm phán hoặc thể hiện nhu cầu đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định song phương với Việt Nam như Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ, Ka-zắc-xtan cũng đều đã tham gia gầy như đầy đủ cả 3 công cụ pháp lý quan trọng của La-hay về tương trợ tư pháp. Việt Nam cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ký hiệp định song phương hay tham gia công ước đa phương. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Nga, Séc, trước đây dù đã ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp song phương với các đối tác anh em trong khối xã hội chủ nghĩa nhưng trong hơn mười năm trở lại đây đều đã tham gia các Công ước đa phương, trong đó những nước trở thành thành viên của Liên minh châu Âu thì tham gia thêm cả Công ước Bru-xen giữa các thành viên của Liên minh châu Âu về thẩm quyền công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định về dân sự và thương mại của tòa án nước ngoài. PHẦN THỨ TƯ: Về Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế và sự cần thiết gia nhập thiết chế này Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế được thành lập từ năm 1893 và trở thành một tổ chức quốc tế liên chính phủ độc lập kể từ năm 1955 trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế. Hiến chương của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế được 16 quốc gia tham gia đầu tiên soạn thảo và ký gia nhập (Áo, Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, I-ta-lia, Luc-xăm-bua, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sỹ). Hiến chương của Hội nghị có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 1955 cho tới nay. Mục đích của Tổ chức này là hài hòa hóa các nguyên tắc trong tư pháp quốc tế (một lĩnh vực thường được gọi là xung đột pháp luật). Tư pháp quốc tế là một lĩnh vực rất rộng, có phạm vi ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, tác động tới từng cá nhân hoặc pháp nhân hay tổ chức khác nhau và thường có mối liên quan với nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Trong thời kỳ toàn cầu hóa này, tính phức tạp và đan xen giữa các vấn đề pháp lý của từng quốc gia và quốc tế ngày càng tăng lên, chính điều này đã làm nảy sinh nhu cầu cấp bách về hợp tác pháp luật, tăng cường thông tin và liên kết giữa các hệ thống pháp luật vốn dĩ rất khác nhau như vừa đề cập. Sứ mệnh của Hội nghị La-hay là tìm ra được những phương pháp tiếp cận và giải pháp nhận được sự chấp nhận và đồng thuận trên bình diện quốc tế nhằm giải quyết những xung đột pháp luật ví dụ như: tòa án nào là tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa công dân hay pháp nhân của các quốc gia? Pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề mang tính xuyên quốc gia đó? Vấn đề công nhận và cho thi hành các bản án của nước ngoài sẽ được thực hiện ra sao? Và làm cách nào để bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan hành chính và tư pháp giữa các quốc gia? Công việc của Hội nghị La-hay bao trùm rất nhiều lĩnh vực, từ pháp luật thương mại và tài chính tới tố tụng dân sự quốc tế và hợp tác tương trợ tư pháp, từ bảo vệ trẻ em tới các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình và tư cách pháp lý của cá nhân. Mục tiêu hàng đầu của Tổ chức này là làm việc không mệt mỏi để hướng tới một thế giới mà ở đó, mặc dù có những khác biệt giữa các hệ thống luật pháp, song công dân và pháp nhân của từng quốc gia đều có thể hưởng sự bảo đảm và an toàn về mặt pháp lý ở cấp độ cao. Với những đóng góp của từng quốc gia thành viên Hội nghị và nhiều quốc gia khác, cho tới này Hội nghị La-hay đã soạn thảo được 38 Danh mục các Công ước La-hay được liệt kê tại Phụ lục 4 của Báo cáo này. điều ước quốc tế đa phương, thường được gọi là các Công ước La-hay, các điều ước quốc tế này chính là các công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm góp phần đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về giải quyết các xung đột pháp lý toàn cầu. Là một tổ chức liên chính phủ độc lập, Hội nghị La-hay duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc và nhiều cơ quan của Tổ chức này (đặc biệt là UNCITRAL, UNIDROIT và UNICEF), cộng tác với các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức khu vực khác nhau (trong đó có Liên minh châu Âu - EU). Cho tới nay, Hội nghị La-hay có 70 thành viên, trong đó có 69 thành viên là quốc gia và một thành viên là tổ chức (EU). Danh mục các quốc gia thành viên HccH được đính kèm Phụ lục Báo cáo này. Một điều đáng lưu ý là nhiều nước láng giềng, các nước ASEAN và có quan hệ truyền thống về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội nghị hoặc đang có xu hướng gia nhập Hội nghị (Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Nga, Belarut, Hungary, Bungari, Ba Lan…) và các nước mà Việt Nam đang chuẩn bị ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự (Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh). Ngoài 70 thành viên chính thức của Hội nghị, 60 quốc gia khác tuy chưa trở thành thành viên của Hội nghị song đã tham gia và là thành viên của ít nhất là một trong số 38 Công ước La-hay, và số lượng các quốc gia tham gia các Công ước La-hay khác nhau ngày càng tăng lên Việt Nam cũng nằm trong số các nước chưa là thành viên Hội nghị La Hay nhưng đã tham gia Công ước La Hay (cụ thể là Công ước La-hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế) và sứ mệnh của Đoàn công tác lần này cũng là chứng kiến việc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam thay mặt cho Nhà nước Việt Nam ký gia nhập Công ước. Việt Nam ký gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế vào ngày 07 tháng 12 năm 2010. Hiện nay, Công ước này chưa được Việt Nam phê chuẩn. Thủ tục trở thành thành viên của Hội nghị Thành viên sáng lập của Hội nghị La-hay là các nước đã tham gia vào một hoặc nhiều phiên họp của Hội nghị và chấp nhận Hiến chương của tổ chức này. Theo Điều 2 (2) và 2 (3) Hiến chương Hội nghị La-hay, bất kỳ quốc gia nào (ngoài các quốc gia sáng lập Hội nghị), trên quan điểm tư pháp, nếu thấy Hội nghị có tầm quan trọng đối với quốc gia đó thì có thể tham gia Hội nghị. Việc chấp nhận trở thành thành viên mới sẽ do các Chính phủ của các quốc gia thành viên Hội nghị quyết định bằng bỏ phiếu theo đa số trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được đề xuất của một hoặc nhiều quốc gia thành viên về đề nghị gia nhập Hội nghị. Theo truyền thống, các quốc gia khi muốn trở thành thành viên của Hội nghị La-hay thường tìm kiếm sự ủng hộ của Chính phủ Hà Lan, nước mà Hội nghị đặt trụ sở. Thực tiễn đã cho thấy, Chính phủ Hà Lan luôn sẵn sàng ủng hộ và giới thiệu các ứng cử viên mới cho Hội nghị và chưa từng có một quốc gia nào, khi đã thể hiện nguyện vọng được trở thành thành viên của Hội nghị La-hay, bị Hội nghị từ chối hay không nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Hà Lan. Tuyên bố chấp nhận thể hiện nguyện vọng gia nhập Hội nghị La-hay và kêu gọi sự ủng hộ từ Chính phủ Hà Lan đã được làm thành mẫu và có thể truy cập dễ dàng tại Cổng thông tin của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế và tại Cổng thông tin của Bộ Ngoại giao Hà Lan. Theo Điều 15 Hiến chương Hội nghị La-hay, tuyên bố chấp nhận Hiến chương của quốc gia ứng cử viên được gửi tới Chính phủ Hà Lan, sau đó Chính phủ Hà Lan sẽ thông báo tới Chính phủ của tất cả các quốc gia thành viên khác của Hội nghị. Theo truyền thống quốc tế, tuyên bố chấp nhận thường do người đứng đầu Nhà nước hoặc do Bộ Ngoại giao của quốc gia ứng cử viên ký. Căn cứ vào Điều 7 Hiến chương, mỗi quốc gia thành viên sẽ chỉ định một Cơ quan quốc gia. Cơ quan quốc gia này chịu trách nhiệm làm đầu mối liên hệ giữa quốc gia đó với Ban Thường trực Hội nghị (hay còn có tên gọi khác là Ban Thư ký Hội nghị). Thông thường, các quốc gia thành viên của Hội nghị thường chọn Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao là Cơ quan quốc gia làm đầu mối liên hệ với Hội nghị. Ngoài ra, có một số quốc gia thành viên khác lại thành lập một ủy ban ad-hoc chịu trách nhiệm liên hệ với Ban Thư ký Hội nghị. Nghĩa vụ tài chính của các Quốc gia thành viên Ngân sách hàng năm của Hội nghị La-hay khoảng 3,6 triệu Euro. Mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ đóng góp niêm liễn cho Hội nghị và phương pháp tính niêm liễn dựa vào cách tính của hệ thống Bưu chính toàn cầu (UPU). Theo hệ thống này, nếu Việt Nam trở thành thành viên của Hội nghị La-hay, Việt Nam có nghĩa vụ đóng góp 1 đơn vị cho ngân sách chung của Hội nghị, tương đương với 5,638.13 Euro/năm tài chính.Khoản tiền đóng góp chính xác sẽ được xác định hàng năm khi Hội nghị xây dựng Ngân sách cho năm tài chính mới. Ngoài khoản niêm liễn mà Việt Nam phải đóng góp hàng năm như trên, Việt Nam sẽ còn đóng thêm cho Quỹ hỗ trợ luân phiên (Revolving Funds) một khoản tiền đóng duy nhất một lần là 232.90 Euro. Các khoản đóng góp của các Quốc gia thành viên sẽ được sử dụng nhằm trang trải lương cho các bộ của Hội nghị. Vào năm 2009, Hội nghị đã chuyển từ hệ thống ngân sách sang hệ thống quỹ trợ cấp lương. Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 06 tháng 7 năm 2010, Hội đồng đại diện ngoại giao đã quyết định các thành viên mới của Hội nghị chỉ phải đóng góp cho các nghĩa vụ trợ cấp lương hiện tại và tương lai. Khoản niêm liễn 5,638.13 Euro của Việt Nam nếu tham gia sẽ bao gồm cả phần đóng góp của Việt Nam để trang trải những nghĩa vụ này. Các lợi ích của thành viên Hội nghị là một diễn đàn quốc tế dung hòa giữa các hệ thống pháp luật khác nhau Với các công cụ pháp lý đa phương là các Công ước La-hay mà Hội nghị đã soạn thảo và thông qua các phương pháp đánh giá, thẩm định và hỗ trợ quá trình thực hiện các Công ước đa phương đó, Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế được đánh giá là một trong những tổ chức liên chính phủ hoạt động có hiệu quả nhất cả về chuyên môn lẫn hiệu quả về tài chính. Một điều quan trọng là Hội nghị càng ngày càng phát triển và trở thành một diễn đàn tập hợp nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập nên các khuôn khổ hợp tác giữa các hệ thống pháp luật khác nhau đó nhưng vẫn bảo đảm tôn trọng tính đa dạng của từng nền văn hóa pháp lý, cho phép duy trì việc hợp tác và phối hợp dựa trên lợi ích của các cá nhân công dân, các gia đình, các doanh nghiệp và pháp nhân khác nhau. Các quyết định của Hội nghị dựa trên cơ sở nhất trí của các thành viên. Việc tham gia Hội nghị La-hay là cơ hội để các quốc gia thành viên bày tỏ quan điểm, chính kiến về những vấn đề liên quan đến tư pháp quốc tế, nhằm bày tỏ cam kết của quốc gia mình trong việc tạo điều kiện cho công dân của mình sinh sống trên lãnh thổ của các quốc gia khác, bảo đảm lợi ích của những người yếu thế và hỗ trợ họ bằng cách tạo lập ra các giá trị nhân bản, cũng như cung cấp các tiêu chí về tính bền vững và chắc chắn về mặt pháp lý trong các giao dịch xuyên quốc gia. Tham gia quyết định chính sách và tương lai của Hội nghị La-hay Một trong những lợi ích chính và cơ bản khi trở thành Thành viên của Hội nghị La-hay là được tham gia vào Hồi đồng chính sách và công vụ. Hội đồng là một thiết chế họp hàng năm, chỉ đạo các công việc của Hội nghị và của Ban Thư ký. Hội đồng quyết định các vấn đề cần được cả Tổ chức giải quyết, ví dụ như vấn đề xây dựng các công ước mới, xây dựng “luật mềm”, soạn thảo hướng dẫn và tổng hợp các thực tiễn thực hiện các Công ước…. Hội đồng còn xác định chính sách và chiến lược hoạt động cho toàn bộ Tổ chức và cho Hội đồng. Hội đồng là một thiết chế tập hợp các Đại sứ của các Quốc gia thành viên, Hội đồng cũng họp hàng năm để thảo luận và quyết về các vấn đề liên quan đến phân bổ ngân sách và tài chính. Các dịch vụ hậu gia nhập Công ước Hội nghị La-hay thường đi tiên phong trong việc hình thành và phát triển các phương pháp đánh giá, giám sát, hỗ trợ việc thực thi các Công ước quan trọng nhất tại từng quốc gia thành viên. Những dịch vụ quan trọng mà các quốc gia thành viên được hưởng bao gồm: Hỗ trợ và xây dựng mạng lưới quốc tế các cơ quan trung ương/ các cơ quan có thẩm quyền được chỉ định trong các Công ước; Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên về các vấn đề pháp lý liên quan đến thực thi và các vấn đề thực tiễn gặp phải trong quá trình triển khai thực thi Công ước. Khi cần thiết và trong khả năng cho phép về tài chính của Hội nghị, hỗ trợ kỹ thuật có có thể được cung cấp cho các chuyên gia, các công ty và cá nhân trong quá trình thực hiện; Tổ chức các cuộc họp, hình thành các Nhóm/ủy ban đặc biệt để thảo luận và phân tích thực tiễn thực thi Công ước. Từ năm 2007 tới nay, việc quản lý dịch vụ đào tạo và hỗ trợ được đặt dưới sự bảo trợ của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu tư pháp và hỗ trợ kỹ thuật (do Hội nghị La-hay thành lập). Trở thành thành viên của Hội nghị, các nước thành viên sẽ hoàn toàn có quyền được hưởng những dịch vụ mà Trung tâm này tổ chức. Có thể thấy rằng, Hội nghị La-hay là một Tổ chức quốc tế liên chính phủ hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực chuyên môn tư pháp quốc tế, các Công ước do Hội nghị xây dựng ngày càng được nhiều quốc gia tham gia và quan tâm. Thủ tục tham gia Hội nghị đơn giản, nhanh gọn và nghĩa vụ mà quốc gia thành viên phải thực hiện là phù hợp, không tạo ra gánh nặng về mặt pháp lý cũng như tài chính cho các quốc gia thành viên. Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế ngày càng tỏ ra là một thiết chế hiệu quả, thiết thực và thu hút được nhiều quốc gia tham gia. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nhưng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nước thành viên tham gia, nghĩa vụ đóng góp của các nước thành viên là nhỏ so với những lợi ích mà các nước thành viên thu nhận được từ các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ của Hội nghị. Việc tham gia Hội nghị La-hay là một cơ hội để các quốc gia thành viên được trao đổi kinh nghiệm và vướng mắc trong quá trình thực hiện các Công ước La-hay, được cùng nhau thảo luận và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và tư pháp quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thành viên của Hội nghị sẽ được hưởng những hỗ trợ và dịch vụ hậu gia nhập các Công ước La-hay. Có thể thấy rằng, việc Việt Nam gia nhập Hội nghị La-hay sẽ “được” nhiều hơn là “mất”, việc nghiên cứu gia nhập thiết chế này cần được khẩn trương thực hiện. PHẦN THỨ NĂM: Đề xuất kiến nghị tăng cường hiệu quả tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự trong thời gian tới thông qua tham gia Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế và gia nhập một số Công ước La-hay có liên quan Trong thời gian tới, tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp nhằm góp phần triển khai thực hiện hai Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến nam 2010, ngoài một số đề xuất về hoàn thiện về thể chế pháp luật trong nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, thường xuyên và liên tục đánh giá, rà soát tình hình thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự đã ký kết, đẩy mạnh đàm phán ký kết các hiệp định song phương với một số nước cụ thể và một số đề xuất khác, tác giả Báo cáo này cho rằng, việc tăng cường nghiên cứu, tham gia các thiết chế đa phương về tương trợ tư pháp là một ưu tiên hàng đầu hiện nay của Việt Nam. Trong xu thế hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp. Dưới đây là một số đề xuất cụ thể đối với việc nghiên cứu, tham gia thiết chế La-hay: Xúc tiến việc đề xuất tham gia Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Việt Nam được hưởng các hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, gia nhập các Công ước Lahay về tương trợ tư pháp cũng như nghiên cứu tìm hiểu pháp luật các nước về tương trợ tư pháp; Đẩy mạnh việc nghiên cứu để đề xuất ký kết, gia nhập gia nhập các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp như: Công ước Lahay về tống đạt giấy tờ, Công ước Lahay về Miễn hợp pháp hóa lãnh sự, Công ước Lahay về thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và thương mại; Chủ động huy động và tận dụng thêm nguồn hỗ trợ quốc tế để tổ chức tại Việt Nam các hội nghị, hội thảo quốc tế về tư pháp quốc tế để tìm hiểu thêm về cơ chế TTTP đa phương trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về tống đạt giấy tờ, Công ước thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và thương mại và Công ước hợp pháp hoá lãnh sự, các kinh nghiệm, kỹ năng trong việc soạn thảo, đàm phán để thống nhất nội dung điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp...; Cử đại diện của Việt Nam tham dự các Hội nghị/ Hội thảo/ cuộc họp của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HccH); tham gia đàm phán (trước mắt với tư cách là nước quan sát viên) các Công ước của Hội nghị La hay về tư pháp quốc tế. Thực tế cho thấy, muốn gây ảnh hưởng và tạo quyền lợi lâu dài trong việc gia nhập các Công ước quốc tế về TTTP, thì chúng ta nên tham dự ngay từ quá trình soạn thảo văn kiện đó. Có như vậy, chúng ta mới có cơ hội đề xuất Dự thảo Công ước theo hướng phù hợp với pháp luật Việt Nam và tạo thuận lợi nhiều nhất cho công dân nước mình. Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và một số Công ước của tổ chức này, trong đó trước mắt là xem xét việc gia nhập (i) Công ước ngày 05/10/1961 về xoá bỏ các yêu cầu về hợp pháp hóa giấy tờ tài liệu công vụ; và (ii) Công ước La Hay ngày 15/11/1965 về Tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mạị; Cụ thể, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu, xây dựng và trình đề án việc gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và một số Công ước quan trọng của tổ chức này . Kinh phí cho các công việc nêu trên, trong đó có việc xây dựng Đề án được lấy từ ngân sách Nhà nước. Phụ luc 1 - Các quốc gia thành viên Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế (Tổng số: 71 thành viên, sắp xếp theo trật tự abc) A Albania Argentina Australia Austria B Belarus Belgium Bosnia and Herzegovina Brazil Bulgaria C Canada Chile China, People's Republic of Croatia Cyprus Czech Republic D Denmark E Ecuador Egypt Estonia European Union F Finland France G Georgia Germany Greece H Hungary I Iceland India Ireland Israel Italy J Japan Jordan K Korea, Republic of L Latvia Lithuania Luxembourg M Malaysia Malta Mexico Monaco Montenegro Morocco N Netherlands New Zealand Norway P Panama Paraguay Peru Philippines Poland Portugal R Romania Russian Federation S Serbia Slovakia Slovenia South Africa Spain Sri Lanka Suriname Sweden Switzerland T The former Yugoslav Republic of Macedonia Turkey U Ukraine United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland United States of America Uruguay V Venezuela Phụ luc 2 - Các quốc gia thành viên Công ước về tống đạt giấy tờ (Tổng số: 62 Thành viên) (Công ước được ký tại Lahay, Hà Lan ngày 15 tháng 11 năm 1965) STT Tên quốc gia Ngày ký Phê chuẩn, gia nhập, hoặc kế thừa Loại Ngày có hiệu lực Gia hạn Số lượng cơ quan có trách nhiệm Bảo lưu, tuyên bố hoặc ghi chú Châu Á 1 Trung quốc 6/5/1991  A  1/1/1992  8 D,N5,8,10,15,16 2 Ấn Độ 23/11/2006  A  1/8/2007  1  D,Res10,15,16 3 Israel 25/11/1965  14/8/1972  R  13/10/1972  2  D,Res10,16 4 Nhật Bản 12/3/1970  28/5/1970  R  27/7/1970  3  D10,15 5 Hàn quốc 13/1/2000  A  1/8/2000  2  D,Res8,10,15 6 Kuwait 8/5/2002  A  1/12/2002  3  D,Res6,8,9,10,15,16,18 7 Pakistan 7/12/1988  A  1/8/1989  3  D8,15,16 8 Ai Cập 1/3/1966  12/12/1968  R  10/2/1969  1  Res8,10 9 Sri Lanka 31/8/2000  A  1/6/2001  3  D7,8,10,15 Châu Âu 1 Albania 1/11/2006  A  1/7/2007  3  2 Áo 15/3/2010  A  1/11/2010  7  5  D5,8,9,10,15,16,17,29 3 Belarus 6/6/1997  A  1/2/1998  1  4 Bỉ 21/1/1966  19/11/1970  R  18/1/1971  2  D8,15,16 5 Bosmnia và Herzegovina 16/6/2008  A  1/2/2009  1  tuyên bố 6 Bulgaria 23/11/1999  A  1/8/2000  3  D5,8,10,15,16 7 Croatia 28/2/2006  A  1/11/2006  3  Res,D5,6,8,9,10,15,16 8 Síp 26/10/1982  A  1/6/1983  4  D8,10,15,16 9 Séc 28/1/1993  Su  1/1/1993  4  D,Res8,10,15,29 10 Đan Mạch 2-VIII-1969  R  1-10-1969  3  D10,15,16 11 Estonia 2/2/1996  A  1/10/1996  1  D10,15,16 12 Phần Lan 15/11/1965  11/9/1969  R  10/11/1969  2  D2,9,10 13 Pháp 12/1/1967  3/7/1972  R  1/9/1972  1  3  D8,15,16 14 Đức 15/11/1965  27/4/1979  R  26/6/1979  3  D5,8,10,15,16 15 Hy Lạp 20/7/1983  20/7/1983  R  18/9/1983  1  D8,10,15 16 Hungary 13/7/2004  A  1/4/2005  3  D2,5,6,8,9,10,15,16 17 Iceland 10/11/2008  A  1/7/2009  1  D,Res10,15,16 18 Ireland 20/10/1989  5/4/1994  R  4/6/1994  3  D,Res10,15 19 Italy 25/1/1979  25/11/1981  R  24/1/1982  3  D5,12 20 Latvia 28/3/1995  A  1/11/1995  4  D5,8,10,15 21 Lithuania 2/8/2000  A  1/6/2001  1  D,Res8,10,15,16 22 Luxembourg 27/10/1971  9/7/1975  R  7/9/1975  1  D,Res5,8,15,16 23 Hà Lan 15/11/1965  3/11/1975  R  2/1/1976  1  5  D15,16 24 Na Uy 15/10/1968  2/8/1969  R  1/10/1969  3  D,Res8,10,15,16 25 Ba Lan 13/2/1996  A  1/9/1996  4  Res8,10 26 Bồ Đào Nha 5/7/1971  27/12/1973  R  25/2/1974  2  D8,15,16 27 Romania 21/8/2003  A  1/4/2004  2  D8,16 28 Liên bang Nga 1/5/2001  A  1/12/2001  4  D,Res2,3,5,6,8,9,10,12,15 29 Serbia 2/7/2010  A  1/2/2011  2  D5,6,8,10,15,16 30 Slovakia 15/3/1993  Su  1/1/1993  4  D8,10,15,29 31 Slovenia 18/9/2000  A  1/6/2001  1  32 Tây Ban Nha 21/10/1976  4/6/1987  R  3/8/1987  3  D15,16 33 Thụy Điển 4/2/1969  2/8/1969  R  1/10/1969  2  D5,10 34 Thụy Sĩ 21/5/1985  2/11/1994  R  1/1/1995  3  D,Res1,5,8,10,15 35 The former Yugoslav Republic of Macedonia 23/12/2008  A  1/9/2009  1  D,Res5,6,8,9,10,15,16,21 36 Thổ Nhĩ Kỳ 11/6/1968  28/2/1972  R  28/4/1972  3  Res,D8,10,15,16 37 Ukraine 1/2/2001  A  1/12/2001  3  D,Res8,10,15,16 38 Anh và Bắc Ailen 10/12/1965  17/11/1967  R  10/2/1969  14  4  D2,5,10,15,16,18 39 San Marino 15/4/2002  A  1/11/2002  3  D8,10,15 Châu Đại dương 1 Úc 15/3/2010  A  1/11/2010  7  5  D5,8,9,10,15,16,17,29 Châu Mỹ 1 Argentina 2/2/2001  A  1/12/2001  2  D,Res5,10,15,16 2 Mexico 2/11/1999  A  1/6/2000  1  D5,6,8,10,12,15,16 3 Mỹ 15/11/1965  24/8/1967  R  10/2/1969  1  1  D2,15,16,29 4 Venezuela 29/10/1993  A  1/7/1994  1  D,Res5,8,10,1516 5 Barbados 10/2/1969  A  1/10/1969  1  6 Saint Vincent and the Grenadines 6/1/2005  Su  27/10/1979  3  D5,10,15 7 Antigua and Barbuda 1/5/1985  Su  1/11/1981  1  8 Bahamas 17/6/1997  A  1/2/1998  1  9 Belize 8/9/2009  A  1/5/2010  Châu Phi 1 Seychelles 18/11/1980  A  1/7/1981  1  D8,10,15,16 2 Botswana 10/2/1969  A  1/9/1969  3  D5,10,15 3 Malawi 24/4/1972  A  1/12/1972  1  A: Accession(gia nhập) R: Ratification(phê chuẩn) Su: Succession (sự thừa kế) D: Declarations (tuyên bố) N: Notifications (thông báo) Res: Reservations (bảo lưu) Phụ lục 3 - Các quốc gia thành viên Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại (Tổng số: 52 quốc gia thành viên) (Ký tại La Hay Hà Lan, ngày 18 tháng 3 năm 1970) STT Tên quốc gia Ngày ký Phê chuẩn, gia nhập, hoặc kế thừa Loại Ngày có hiệu lực Gia hạn Số lượng cơ quan có trách nhiệm Bảo lưu, tuyên bố hoặc ghi chú Châu Á 1 Trung quốc 8/12/1997 A* 6/2/1998 4 Điều 4,16,23,33 2 Ấn Độ 7/2/2007 A* 8/4/2007 3 Điều 4,8,16,17,18,23 3 Israel 11/11/1977 19/7/1979 R 17/9/1979 2 Điều 2,8,16,17 4 Sri Lanka 31/8/2000 A* 30/10/2000 1 Điều 4,8,23,33 5 Hàn quốc 14/12/2009 A* 12/2/2010 2 Điều 4,8,16,17,23,33 6 Kuwait 8/5/2002 A* 7/7/2002 1 7 Singapore 27/10/1978 A* 26/12/1978 1 Điều 4,23 Châu Âu 1 Albania 16/7/2010 A* 12/9/2010 1 Điều 33,35 2 Belarus 7/8/2001 A* 6/10/2001 2 Điều 4,8,16,17,18 3 Bosmnia và Herzegovina 16/6/2008 A* 15/8/2008 1 4 Bulgaria 23/11/1999 A* 22/1/2000 2 Điều 4,16,17,18,19,8,11,2 5 Croatia 1/10/2009 A* 30/11/2009 1 Điều 4,8,15,16,18,23 6 Síp 13/1/1993 A* 14/3/1983 3 Điều 8,18,23,33 7 Séc 28/6/1993 Su 1/1/1993 2 Điều 16,18,40 8 Đan Mạch 18/4/1972 20/6/1972 R 7/10/1972 2 Điều 4,8,15,16,17,23,27 9 Estonia 2/2/1996 A* 2/4/1996 2 Điều 8,11,23 10 Phần Lan 9/3/1976 7/6/1976 R 6/6/1976 2 Điều 4,8,16,17,23,25 11 Pháp 24/8/1972 7/8/1974 R 6/10/2004 1 2 Điều 4,16,17,23 12 Đức 18/3/1970 27/4/1979 R 26/6/1979 2 Điều 4,8,16,23,25 13 Hy Lạp 18/1/2005 18/1/2005 R 19/3/2005 2 Điều 4,18,15,16,17,23,25 14 Hungary 13/7/2004 A* 11/9/2004 2 Điều 2,4,8,15,16,17,18,23 15 Iceland 10/11/2008 A* 9/1/2009 1 Điều 4,8,15,23 16 Italy 6/2/1975 22/6/1982 R 21/8/1982 2 Điều 2,8,18,23,25 17 Latvia 28/3/1995 A* 27/5/1995 2 Điều 4,8,16,17 18 Lithuania 2/8/2000 A* 1/10/2000 2 Điều 4,8,16,17,23 19 Luxembourg 2/5/1975 26/7/1977 R 24/9/1977 2 Điều 4,16,17,23 20 Monaco 17/1/1986 A* 18/3/1986 2 Điều 4,16,17,23 21 Hà Lan 8/4/1981 R 7/6/1981 1 3 Điều 4,8,11,14,16,17,23,2 22 Na Uy 18/3/1970 3/8/1972 R 7/10/1972 3 Điều 4,15,23 23 Ba Lan 13/2/1996 A* 13/4/1996 3 Điều 8,23,33 24 Bồ Đào Nha 18/3/1970 12/3/1975 R 11/5/1975 2 Điều 44,15,23 25 Romania 21/8/2003 A* 20/10/2003 2 Điều 8,16,17,18,19,21,23 26 Liên bang Nga 1/5/2001 A* 30/6/2001 2 Điều 4,8,16,17,18,35 27 Serbia 2/7/2010 A* 31/8/2010 2 Điều 4,8,16,17,18,35 28 Slovakia 15/3/1993 Su 1/1/1993 2 Điều 16,18,40 29 Slovenia 18/9/2000 A* 17/11/2000 1 30 Tây Ban Nha 12/10/1976 22/5/1987 R 21/7/1987 2 Điều 4,8,16,17,23 31 Thụy Điển 21/4/1975 2/5/1975 R 1/7/1975 1 Điều 4,8,15,23 32 Thụy Sĩ 21/5/1985 2/11/1994 R 1/1/1995 3 Điều 1,2,4,8,15,16,17,23 33 The former Yugoslav Republic of Macedonia 19/3/2009 A* 18/5/2009 Điều 4,8,23 34 Thổ Nhĩ Kỳ 13/12/2000 13/8/2004 R 12/10/2004 2 Điều 4,16,17,23 35 Ukraine 1/2/2001 A* 1/4/2001 2 Điều 4,8.16,17,18,19,23 36 Anh và Bắc Ailen 18/3/1970 16/7/1976 R 14/9/1976 8 3 Điều 8,18,23,27,33 37 Liechtenstein 12/11/2008 A* 11/1/2009 1 Điều4,8,11,15,18,23 Châu Đại dương 1 Úc 23/10/1992 A* 22/12/1992 3 Điều 8,15,16,23,33,40 Châu Mỹ 1 Argentina 8/5/1987 A* 7/8/1987 1 Điều 23,33 2 Mexico 27/7/2989 A* 25/9/1989 1 Điều 4,17,18,23,27,32 3 Mỹ 27/7/1970 8/8/1972 R 7/10/1972 3 3 Điều 4,8,16,17,18 4 Venezuela 1/11/1993 A* 31/12/1993 1 Điều 4,23 5 Barbados 5/3/1981 A* 4/5/1981 1 Châu Phi 1 Nam Phi 8/7/1997 A* 6/9/1997 3 Điều 4,15,16,17,23 2 Seychelles 7/1/2004 A* 7/3/2004 2 Điều 23 A: Accession(gia nhập) R: Ratification(phê chuẩn) Su: Succession (sự thừa kế) Phụ lục 4 - Các quốc gia thành viên Công ước về miễn hợp thức hóa lãnh sự giấy tờ (Tổng số: 99 quốc gia thành viên) Ký tại Lahay, Hà Lan, ngày 05 tháng 10 năm 1961 STT Tên quốc gia Ngày ký Phê chuẩn, gia nhập, hoặc kế thừa Loại Ngày có hiệu lực Gia hạn Số lượng cơ quan có trách nhiệm Bảo lưu, tuyên bố hoặc ghi chú Châu Á 1 Trung quốc C 2 D,N(tuyên bố và thông báo) 2 Ấn Độ 26/10/2004 A* 14/7/2005 1 3 Israel 11/11/1977 11/11/1977 A 14/8/1978 1 4 Nhật Bản 12/3/1970 28/5/1970 R 27/7/1970 1 5 Hàn quốc 25/10/2005 A 14/7/2007 1 6 Brunei 23/2/1987  A 3/12/1987  1 7 Kazaskhtan 5/4/2000  A 30/1/2001  1 tuyên bố 8 Mauritius 20/12/1968  Su 12/3/1968  1 9 Mông Cổ 2/4/2009  A* 31/12/2009  1 Châu Âu 1 Albania 3/9/2003  A* 9/5/2004  1 2 Áo 5/10/1961  14/11/1967  R 13/1/1968  1 3 Belarus 16/6/1992  Su 25/8/1991  2 4 Bỉ 10/3/1970  11/12/1975  R 9/2/1976  1 5 Bosmnia và Herzegovina 23/8/1993  Su 6/3/1992  1 tuyên bố 6 Bulgaria 1/8/2000  A 29/4/2001  1 7 Croatia 23/4/1993  Su 8/10/1991  1 8 Síp 26/7/1972  A 30/4/1973  1 9 Séc 23/6/1998  A 16/3/1999  1 10 Đan Mạch 20/10/2006  30/10/2006  R 29/12/2006  1 tuyên bố 11 Estonia 11/12/2000  A 30/9/2001  1 12 Phần Lan 13/3/1962  27/6/1985  R 26/8/1985  1 13 Pháp 9/10/1961  25/11/1964  R 24/1/1965  1 1 tuyên bố 14 Gruzia 21/8/2006  A* 14/5/2007  1 tuyên bố 15 Đức 5/10/1961  15/12/1965  R 13/2/1966  1 Thông báo 16 Hy Lạp 5/10/1961  19/3/1985  R 18/5/1985  1 17 Hungary 18/4/1972  A 18/1/1973  1 Điều 13 18 Iceland 7/9/2004  28/9/2004  R 27/11/2004  1 19 Ireland 29/10/1996  8/1/1999  R 9/3/1999  1 20 Italy 15/12/1961  13/12/1977  R 11/2/1978  1 21 Latvia 11/5/1995  A 30/1/1996  1 22 Lithuania 5/11/1996  A 19/7/1997  1 23 Luxembourg 5/10/1961  4/4/1979  R 3/6/1979  1 24 malta 12/6/1967  A 3/3/1968  1 25 Monaco 24/4/2002  A 31/12/2002  1 26 Montenegro 30/1/2007  Su 3/6/2006  1 27 Hà Lan 30/11/1962  9/8/1965  R 8/10/1965  1 1 N 28 Na Uy 30/5/1983  30/5/1983  R 29/7/1983  1 29 Ba Lan 19/11/2004  A 14/8/2005  1 30 Bồ Đào Nha 20/8/1965  6/12/1968  R 4/2/1969  1 Bảo lưu Điều 13 31 Romania 7/6/2000  A 16/3/2001  1 32 Liên bang Nga 4/9/1991  Su 31/5/1992  1 Ghi chú Điều 15 33 Serbia 26/4/2001  Su 27/4/1992  1 tuyên bố 34 Slovakia 6/6/2001  A 18/2/2002  2 35 Slovenia 8/6/1992  Su 25/6/1991  1 36 Tây Ban Nha 21/10/1976  27/7/1978  R 25/9/1978  1 tuyên bố 37 Thụy Điển 2/3/1999  2/3/1999  R 1/5/1999  1 38 Thụy Sĩ 5/10/1961  10/1/1973  R 11/3/1973  1 39 The former Yugoslav Republic of Macedonia 20/9/1993  Su 17/11/1991  1 40 Thổ Nhĩ Kỳ 8/5/1962  31/7/1985  R 29/9/1985  1 41 Ukraine 2/4/2003  A 22/12/2003  1 42 Anh và Bắc Ailen 19/10/1961  21/8/1964  R 24/1/1965  13 1 Điều 13 43 Liechtenstein 18/4/1962  19/7/1972  R 17/9/1972  1 44 Andorra 15/4/1996  A 31/12/1996  1 45 Armenia 19/11/1993  A 14/8/1994  1 46 Azerbaijan 13/5/2004  A* 2/3/2005  1 47 Moldova 19/6/2006  A* 16/3/2007  1 48 San Marino 26/4/1994  A 13/2/1995  1 Châu Đại dương 1 Úc 11/7/1994  A 16/3/1995  1 Điều 13 2 New Zealand 7/2/2001  A 22/11/2001  1 Điều 13 3 Cook Islands 13/7/2004  A 30/4/2005  1 4 Fiji 29/3/1971  Su 10/10/1970  1 5 Niue 10/6/1998  A 2/3/1999  1 6 Samoa 18/1/1999  A 13/9/1999  1 7 Tonga 28/10/1971  Su 4/6/1970  1 8 Vanuatu 1/8/2008  Su 30/7/1980  1 Châu Mỹ 1 Argentina 8/5/1987  A 18/2/1988  1 Điều 13 2 Mexico 1/12/1994  A 14/8/1995  1 3 Mỹ 24/12/1980  A 15/10/1981  1 tuyên bố 4 Venezuela 1/7/1998  A 16/3/1999 1 5 Barbados 11/8/1995  Su 30/11/1966  1 6 Ecuador 2/7/2004  A 2/4/2005  7 Panama 30/10/1990  A 4/8/1991  1 8 Peru 13/1/2010  A* 30/9/2010  1 9 Suriname 29/10/1976  Su 25/11/1975  10 Antigua and Barbuda 1/5/1985  Su 1/11/1981  1 11 Bahamas 30/4/1976 Su 10/7/1973  1 12 Belize 17/7/1992  A 11/4/1993  1 13 Dominica 22/10/2002  Su 3/11/1978  1 14 Dominican Republic 12/12/2008  A* 30/8/2009  1 15 El Salvador 14/9/1995  A 31/5/1996  1 16 Grenada 17/7/2001  A 7/4/2002  1 17 Honduras 20/1/2004  A 30/9/2004  1 18 Marshall Islands 18/11/1991  A 14/8/1992  1 19 Saint Kitts and Nevis 26/2/1994  A 14/12/1994  1 20 Saint Lucia 5/12/2001  A 31/7/2002  1 21 Saint Vincent and the Grenadines 2/5/2002  Su 27/10/1979  1 22 Trinidad and Tobago 28/10/1999  A 14/7/2000  1 Châu Phi 1 Nam Phi 3/8/1994  A  30/4/1995  1 2 Seychelles 9/6/1978  A  31/3/1979  1 3 Botswana 16/9/1968  Su 30/9/1966  1 4 Cape Verde 7/5/2009  A  13/2/2010  1 5 Colombia 27/4/2000  A  30/1/2001  1 Tuyên bố 6 Namibia 25/4/2000  A  30/1/2001  1 7 Sao Tome and Principe 19/12/2007  A  13/9/2008  1 8 Swaziland 3/7/1978  Su  6/9/1968  1 A: Accession(gia nhập) R: Ratification(phê chuẩn) Su: Succession (kế thừa) A*: gia nhập nhưng cần phải thủ tục được chấp nhận C: Continuation (Tiếp nối)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa việt nam và các nước và sự cần thiết gia nhập hội nghị la hay về tư pháp quốc .doc
Luận văn liên quan