Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á

Lăm lượng có nghĩa là hát lăm (mỏ lăm). ỞLào, từ xưa đã ra đời những mỏlăm hoặc những nhóm mỏlăm. Thoạt đầu, trong nhóm chỉcó một nam hát và một nam thổi kèn, dần dần, cả phụ nữ cũng tham gia vào các nhóm mỏlăm, và xuất hiện những cặp vợ chồng mỏlăm, đi khắp nơi để biểu diễn, chính những nghệ sĩ dân gian này, họ đã giữ gìn, bảo vệvà còn làm phong phú thêm cho nghệ thuật ca múa dân gian của dân tộc Lào. Quá trình hình thành của mỏ lăm ở Lào chừng nào thì đó cũng giống với quá trình hình thành của sân khấu cải lương Việt Nam, cảhai bên đều bắt nguồn từ ca nhạc dân tộc, và đều từ ca hát có nhạc đệm đơn thuần, rồi sau đó chuyển dần thành ca hát trình diễn sân khấu.

pdf156 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cá biển. Người Khơ Me dùng mắm bò hóc hàng ngày và thêm vào hầu hết các món ăn mặn. Ngoài ra, bò hóc còn được dùng làm những món riêng như kho, chiên, chưng. Đặc biệt, người Khơ Me thích món mắm bò hóc ăn sống trộn với sả ớt băm nhỏ chấm với đậu đũa (Ngô Văn Doanh, 1999: 350-351). (2) Ngapi: có nghĩa là cá mắm, là món ăn truyền thống của mọi gia đình Mianma. Nhưng trên thực tế, Ngapi mang nội dung rộng hơn nhiều, người ta có thể dùng cả tôm làm Ngapi, dùng nước bã của Ngapi để chăn nuôi. Tùy loại cá tôm, nơi sản xuất, và phương pháp sản xuất mà Ngapi được phân thành nhiều loại khác nhau, nổi tiếng hơn trong các loại chính sau: Ngapi gaung, Taungtha Ngapi và Seinsa Ngapi (Ngô Văn Doanh, 1999: 298). (3) Batik: một trong những loại vải và nghề dệt vải truyền thống nổi tiếng của Inđônêxia. Xưa kia, vải batik chỉ được dùng trong nội bộ các triều đình vua chúa đảo Giava và có chất lượng rất cao. Thường thường một tấm vải batik được làm rất công phu và đòi hỏi nhiều thời gian, đó là loại batik in tay. Việc đầu tiên là phải dệt xong tấm vải, tấm vải được ngâm vào dung dịch tinh bột, sau đấy, tấm vải được đem phơi khô, và, được đập nhẹ lên mặt vải bằng vồ gỗ. Người thợ dùng bút chì phác ngoài nét ngoài của hoa văn rồi phết sáp ong các nét vẽ đó bằng một ống phun nhở gọi canting. Bằng cách này, người thợ khéo léo phủ kín lên mặt vải các hình hoa văn, cuối cùng, nhúng vải vào nước nhuộm màu, mỗi màu nhúng một lần, màu nhuộm là các màu lấy từ các chất thiên nhiên, sau mỗi lần nhuộm một màu xong, sáp ong lại được phủ lên từng đường nét của các hoa văn đã nhuộm màu. Việc phát minh ra kỹ thuật in batik có làm cho quá trình làm vải batik ngắn hơn, nhưng chất lượng thì không thể bằng được vải batik vẽ bằng tay (Ngô Văn Doanh, 1999: 64). (4) Xà cạp: vải chéo dài quấn kín ống chân; hoặc ống vải hở 2 đầu may sẵn, bao lấy ống chân hoặc ống quần cho gọn gàng để bảo vệ chân của nông dân làm ruộng nước, một số dân tộc miền rừng núi, lính xưa. Có loại một màu, có loại 2 màu xen kẽ, xà cạp bằng da có thể thay cho ghệt, ủng, có tác dụng tránh đỉa, vắt, bùn, gai, bảo vệ chân, tạo dáng gọn, khỏe. Xà cạp bằng da bọc ngoài những thanh gỗ hay sắt đặt dọc trước xương ống chân để tránh nguy hiểm khi giao đấu đối với cầu thủ bóng đá, khúc côn cầu, xà cạp còn được dùng trong lĩnh vực chỉnh hình ống chân. Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam. Đọc từ: Zncm91cGlkPSZraW5kPXN0YXJ0JmtleXdvcmQ9eA==&page=1 (đọc ngày 12-4- 2010). (5) Kain: đây là một tấm vải nhiều màu sắc được quấn hai vòng quanh người như cái váy từ thắt lưng đến đầu gối hoặc chấm mắt cá chân. Kain cũng có thể được quấn như cái áo choàng dài, thường dài 2.5m và rộng 0.5m đến 1m, ngắn để mặc khi làm việc nặng, còn bình thường người Giava mặc kain dài gọi là kain panđong. 77 Chương III “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á (1) Chữ Thăm là dạng chữ Lào hóa của từ dhamma (Pali) và dharma (Sanskrit) của Ấn Độ, đây là chữ mà đọc theo âm Pali để ghi chép kinh sách Phật giáo (Nguyễn Tấn Đắc, 2003: 77). (2) Tơru là cái rọ đan dày, treo trên cột bếp, trong có những mảnh vải đẹp và có một cái hộp nhỏ đựng thóc. Mỗi năm chọn một ít hạt thóc mới, đẹp và mẩy đặt vào hộp, thay cho thóc cũ. Khi chuyển bản, dời nhà thì người ta mang theo hộp thóc thờ, và làm Tơru mới. (3) Tình hình tôn giáo ở các nước trong khu vực Đông Nam Á NƯỚC QUỐC GIÁO TÔN GIÁO VÀ TỈ LỆ TÍN ĐỒ SO VỚI DÂN SỐ 1. Brunây Hồi giáo Hồi giáo 64.2%, Phật giáo 13.1%, Kitô giáo 8%, giáo phái Pakha 0.4%, các giáo phái khác 14.3%. 2.Cămpuchia Không Phật giáo 88.4%, Hồi giáo 2.4%, ngoài ra 9.2% tôn giáo khác. 3. Đông Timo Không Thiên Chúa 90%, Hồi giáo 5%, Tin Lành 3%, Ấn Độ giáo 0.3%, Phật giáo 0.1% và còn lại là đạo duy linh truyền thống 1.6%. 4. Inđônêxia Không Hồi giáo 83.6%, Tin Lành 4.8%, Ấn Độ giáo 2.1%, Phật giáo 1%, Nho giáo 0.7%, ngoài ra 8% tôn giáo khác. 5. Lào Không Phật giáo 58%, tôn giáo bộ lạc 34%, Kitô giáo 2%, không giáo phái 4%, ngoài ra 2%. 6. Malaixia Hồi giáo Hồi giáo 54%, tôn giáo Trung Quốc 24.7%, Ấn Độ giáo 7.4%, Phật giáo 6.4%, Công giáo 2.8%, Tin Lành 1.4%, ngoài ra 2.9% tôn giáo khác. 7. Mianma Không Phật giáo 87%, Kitô giáo 5.6%, Hồi giáo 3.6%, tôn giáo bộ lạc 1.9%, ngoài ra 1.7% tôn giáo khác. 8. Philippin Không Công giáo 84.1%, Agripei giáo 6.2%, Phật giáo 0.1%, Tin Lành 3.5%, Giáo 78 hội Philippin 1.3%, ngoài ra 1.5% tôn giáo khác. 9. Xingapo Không Tôn giáo Trung Quốc 53.9%, Hồi giáo 17.4%, Phật giáo 8.6%, Ấn Độ giáo 5.7%, Công giáo 5.7%, ngoài ra 10% tôn giáo khác. 10. Thái Lan Phật giáo Phật giáo 92.1%, Hồi giáo 3.9%, tôn giáo Trung Quốc 1.7%, Kitô giáo 1.1%, ngoài ra 4% tôn giáo khác. 11. Việt Nam Không Phật giáo 55.3%, Cơ Đốc giáo (bao gồm Công giáo La Mã, Tin Lành) 7.4%, Hồi giáo 1%, ngoài ra 36.6% tôn giáo khác. (Ngô Văn Lệ, 2003: 285-286, sđd và Mai Ngọc Chừ, 1999: 133-135) (4) Một vở kịch hấp dẫn của người Lisu sống ở vùng Tam giác vàng, mỗi nhân vật trong “vở kịch” đều phải thủ vai hết mình, phải “diễn xuất” sao cho đạt. “Màn” đầu tiên bắt đầu bằng việc chàng trai gửi tặng người yêu 30 đồng bạc trắng, hành động này được gọi là “cài hoa mái tóc nàng”. Nếu cô nhận “quà”, thì có nghĩa là cô đồng ý với chàng trai, và họ đã thỏa thuận với nhau ngày mà nàng để cho chàng “bắt cóc”. Vào tối hôm đã thỏa thuận, nàng lén khỏi nhà, tới kho thóc, rồi cùng chàng đến một túp lều coi nương nào đó trong rừng, họ phải trốn sao cho gia đình cô gái không phát hiện ra dấu tích, nếu bị phát hiện, chàng trai phải nộp thêm đồ dẫn cưới sau này. Sáng hôm sau, chàng trai “phái” một người, thường là ông bác hay chú, làm người trung gian, đến nhà cô gái, vừa tới ngõ nhà gái, người này nói to: “Con gái của ông bà không còn là của ông bà nữa”. Rồi ông nói để trấn an mọi người: “Con gái của ông bà bị người bắt đi, chứ không phải bị cọp bắt”. Bố cô gái phải trả công cho người báo tin, nhưng vẫn phải tỏ ra không tin, ông ta có thể đáp lại bằng câu: “Bọn trai trẻ hay lừa con gái lắm”. Người trung gian rút ra một chiếc lá làm hiệu rồi định thời gian cho gia đình cô gái mời họ hàng và đại diện của dòng tộc tới, sau đó ít hôm, người trung gian lại nhà cô gái, đem theo một mâm trên đó đặt hai chai rượu và một gói chè, đưa cho bố cô gái và họ hàng nhà gái mâm lễ vật xong, người trung gian mới nói cho họ mình biết mình thuộc dòng tộc nào và giải thích rằng ông chờ đợi “những lời vàng bạc” vì dòng tộc của ông đã chấp nhận cô gái làm thành viên của mình. Mặc dầu biết mọi việc đã diễn ra đúng như người trung gian nói, nhưng bố cô gái vẫn tiếp tục khẳng định là không có chuyện như vậy xảy ra, trong suốt buổi nói chuyện, người trung gian luôn ca ngợi về dòng tộc mình và khẳng định rằng nếu hai dòng tộc mà thông gia với nhau thì thế lực của hai bên sẽ mạnh thêm. Khi bố cô gái nhận chè, tức là đã nhận làm thông gia, đến đây, “vỡ kịch” bước sang “màn” mới: thỏa thuận giá của cô dâu. Thoạt đầu, hai bên bàn về số lượng vải đen (một loại vải thường dùng làm áo “vét tông” cho đàn ông và thắt lưng cho phụ nữ) mà nhà trai phải nộp cho nhà gái. Bố cô gái yêu cầu hai mảnh: một cho “hổ ngoạm”, và một cho “tiếng sấm”. Mảnh “hổ ngoạm” trả giá cho nỗi lo lắng của nhà gái khi con gái của họ bị bắt cóc, còn mảnh 79 “tiếng sấm” trả giá cho sự rầy la mà bố cô gái phải cố chịu đựng từ phía họ hàng khi mọi người biết chuyện. Vài ngày sau, người trung gian lại tới, đem theo mâm lễ vật gồm chai rượu và gói muối nhỏ. Ông giải bày với bố cô gái là gia đình nhà trai khó có thể chạy đủ số tiền để nộp “giá cô dâu”, bố cô gái tiếp tục “đòi hỏi”, nhưng cuối cùng, cũng đồng ý với một giá “thấp” hơn yêu cầu đó. Ít hôm sau, người trung gian đem số tiền “giá cô dâu” đã thỏa thuận cùng một chai rượu tới, bố cô gái không nhận lễ và đòi thêm 7 đồng bạc trắng để trả “giá sữa mẹ” cho mẹ cô gái, người trung gian đồng ý, nộp thêm “giá sữa mẹ” rồi hai bên thỏa thuận ngày làm lễ “cộc đầu”. Theo phong tục của người Lisu, dù đôi trai gái đã sống với nhau, nhưng họ chỉ thật sự trở thành vợ chồng với nhau sau khi đã làm xong lễ “cộc đầu” theo nghi lễ. Vào ngày đã định, một chiếc chiếu được trải ra trước bàn thờ tổ tiên nhà cô gái, chàng trai cùng cô gái bước vào chiếu, quỳ trước mặt bố mẹ cô gái, chàng trai phải cúi đầu, cộc đầu xuống nền nhà trước mặt bố mẹ vợ vài lần. Khi hai ông bà gật đầu chấp nhận, một người họ hàng có tuổi bước vào chiếu ban phước lành cho đôi vợ chồng trẻ, đôi vợ chồng trẻ cùng uống nước, cùng ăn cơm trước sự chứng kiến của mọi người, đến đây, nghi lễ kết thúc. Sau nghi lễ “cộc đầu”, đám cưới vui vẻ bắt đầu, một chậu nước to được đặt ngay bên cửa ra vào để khách đến ném tiền vào, thông thường, một người bên họ nhà trai đứng bên chậu nước giục và khích thích mọi người ném tiền. Đến chiều tối, khi cuộc vui kết thúc, người trung gian đổ chậu nước cùng những đồng tiền vào vốc tay chú rể, sau đó chú rể đặt tiền vào túi áo cô dâu. Theo quan niệm của người Lusi, số tiền này làm nguồn “nuôi dưỡng” ban đầu và làm “sinh sôi” thêm tài sản sau này của cặp vợ chồng đó. (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997: 87-90) (5) Con lợn dạm ngõ của người Papua (Inđônêxia): đối với người Papua, trước ngày đón dâu ít hôm, nhà trai phải gửi một con lợn làm lễ dạm ngõ sang nhà gái. Ngày đón dâu, chú rể bày cho dân làng xem tất cả những vật mà mình sẽ nộp cho bố mẹ vợ tương lai: mười bảy chiếc rìu đá đẹp, sắc, bốn chiếc bát xà cừ bóng sáng, chiếc vòng đeo cổ có ba cái vỏ ốc biển to màu trắng hình ôvan. Khi mặt trời đứng bóng, họ hàng nhà trai đem đồ dẫn cưới sang nhà gái, còn chú rể ở nhà. Trong khi đó, tại nhà gái, các bà các cô trang điểm cho cô dâu, họ lấy mỡ lợn bôi lên người cô dâu, làm cho nước da nâu của cô bóng lên, chiếc dây thắt lưng giữ tấm khố nhiều tua của cô dâu cũng được bôi bóng bằng mỡ lợn. Người đầu tiên xuất hiện ở nhà gái là ông mối, tay phải ông cầm chiếc rìu nghi lễ, trên ngực đeo đầy những chiếc vòng bằng vỏ ốc. Đang tíu tít, vui vẻ, mọi ngươi đều êm lặng khi đoàn đón dâu trải chiếu và bày những đồ dẫn cưới ra nhà, lúc đó ông mối nói: “Nhà chúng tôi nghèo nên chỉ có chút này làm đồ dẫn cưới”. Một người đại diện nhà gái liền nói đỡ lời: “Ngần này là đủ lắm rồi! Các ông các bà đem quá nhiều đồ quý giá cho gia đình chúng tôi”, và mọi người vừa cầm các đồ dẫn cưới xem, vừa trầm trồ khen ngợi, ông bố cầm chiếc rìu, đưa cho con gái và cô gái cầm rìu, thổn thức khóc vì sắp phải rời nhà mình để về nhà chồng. Người cậu của cô cầm tay cô đặt vào tay ông bố chồng tương lai nói: “Xin ông hãy nhớ, cháu nó còn trẻ người non dạ, mong ông thương mến và dạy bảo cháu”. Ông bố chồng cầm tay con dâu, đưa con dâu tới giao cho vợ. 80 Khi đoàn rước dâu chuẩn bị ra về, nhà gái dùng dao tre cắt thịt lợn chia cho tất cả mọi người, gọi là chút quà cưới, mọi người nhận quà rồi chào nhà gái ra về, trên đường về nhà chồng, cô dâu đi cạnh mẹ chồng và luôn được bà hỏi han, an ủi. Những người đàn ông, cảm thấy hài lòng, im lặng đi, vừa tới làng, đoàn rước dâu đã được phụ nữ trong làng ra đón, họ ôm lấy cô và chúc cô hạnh phúc, tuy chú rể được sống bên cô dâu, đám cưới vẫn chưa được tổ chức. Suốt mấy tháng trước ngày cưới, cô gái ngày ngày giúp mẹ chồng tương lai làm mọi việc trong nhà, ngoài nương. Khi gần đến ngày cưới, cô thịt một con lợn mà mình đã nuôi để khao những người đã giúp chồng tương lai của mình có những vật làm đồ dẫn cưới. Đến ngày cưới, đôi trai gái ăn mặc đẹp cùng chủ hôn ra sông, theo sau là bà con họ hàng. Chú rể cầm gậy nện thật mạnh để giết chết con lợn mà hai chàng trai trẻ kiêng tới. Trong lúc mọi người làm thịt lợn, ông chủ hôn lấy trong gùi ra một chiếc khố của phụ nữ rồi nhúng vào máu con lợn vừa bị giết, xong, ông ta treo cái khố đó lên rễ cây đa cổ thụ, bên cạnh vật tế cho các hồn ma. Mọi người đắp lò, nhóm bếp rồi nướng thịt, ông chủ hôn vào bụi cây kiếm một số loại lá cây thiêng, và chính chú rể phải dùng dao tre xẻ thịt con lợn ra từng miếng to để mọi người đem nướng. Đột nhiên, ông chủ hôn đến cầm tay cô dâu và chú rể, xong, ông đưa hai người trở về đóng lửa, đó là thời điểm vui nhất với tất cả mọi người. Ai nấy đua nhau ăn thịt nướng, chọn ra một củ khoai nướng, ông chủ hôn đọc mấy câu thần chú rồi đặt củ khoai vào miệng cô dâu và chú rể, nói: “Hãy ăn đi! Giờ thì hãy ăn và sống cùng nhau”, từ thời điểm đó, chàng trai, cô gái chính thức thành vợ chồng và được sống với nhau. (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997: 92-94) (6) Rượu cưới cầu thần của người Khasi (Mianma): đối với ngươi Khasi, con trai từ 18 đến 25 tuổi được coi là thích hợp để lấy vợ, con gái có thể kém vài ba tuổi. Khi ưng một cô gái, người con trai “giãi bày tâm sự” cùng cha mẹ, cô dì, chú bác để mọi người lo các việc tiếp theo. Đôi khi các bậc cha mẹ chủ động tìm tới nhau dàn xếp hôn nhân cho con, mặc dù vậy, rất hiếm có chuyện ép duyên trong người Khasi. Nếu mọi việc đã ổn thỏa, nghĩa là gia đình và bản thân cô gái đã nhận lời và không vướng những điều cấm kỵ theo tục lệ, thì một thủ tục mới được tiến hành. Gia đình nhà gái đoán lành, dữ bằng cách đập trứng và xem xét lòng gà, thấy điềm xấu thì việc hôn lễ bị từ bỏ, còn nếu thấy điềm xấu mà vẫn tiến hành hôn lễ, thì theo quan niệm của người Khasi, đôi vợ chồng tương lai sẽ gặp các tai ương như không con, người vợ chết bất đắc kỳ tử, hoặc nghèo đói suốt đời và chỉ khi thấy điềm lành, họ mới có thể tiếp tục bàn việc cưới. Thông thường, trước ngày cưới, chú rể và cô dâu phải chuẩn bị trước mỗi người một chiếc nhẫn: nhẫn bạc hoặc nhẫn vàng (nếu như giàu có), để trao tặng cho nhau trong ngày cưới của họ. Nhà trai nhờ một người trung gian - gần như ông mối, gọi là Ksiang - cùng chú rể trong bộ quần áo đẹp với bông hoa trên tay tới nhà cô dâu. Tại nhà cô dâu, có đông đủ mọi người, từ mẹ, dì, phù dâu, vị Ksiang của nhà gái, đến các thành viên khác, phụ nữ ăn vận đẹp, mang những đồ trang sức quý, và đầu để trần. Trong lễ cưới, trùm lên đầu một thứ gì đó là điều không nên, khi đoàn nhà trai tới, vài đại diện nhà gái ra đón tiếp một cách lịch sự, trân trọng, Ksiang của nhà trai bước vào trước, kế tới chú rể, rồi các thành viên khác. Ksiang giao chú rể cho ông cậu (hoặc cha) cô dâu, ông này dẫn chú rể tới ngồi cạnh cô dâu, chú rể đeo nhẫn cưới vào tay nhau, khi đó, hai Ksiang đọc bản “đăng ký kết hôn” dài. 81 Xong việc, mỗi Ksiang cầm một bầu rượu do “phía bên kia” trao cho, rồi đưa cho một ông già, vốn là người thành thạo trong các nghi thức cúng thần - trịnh trọng hòa rượu hai bình đó với nhau. Ba con cá khô được bày trên nền nhà, ông già bắt đầu cầu khấn các thần linh: “Hởi các thần linh bên trên, hởi các thần từ bên dưới, hởi đấng sáng tạo ra loài người! Vì các ngài dàn xếp đám cưới này, chiếc nhẫn cưới được trao ngày hôm nay…, các ngài sẽ ban phúc lành cho họ, các ngài sẽ ban cho họ sự thịnh vượng, các ngài sẽ đưa đường chỉ lối cho họ, các ngài sẽ chỉ họ con đường để họ đi tới hạnh phúc, có nơi ăn chốn ở, có thóc, có cá, có hàng trăm hàng ngàn của cải. Ôi, các thần linh…!” Sau ba lần rót rượu khỏi bình, đồng thời đếm “một, hai, ba”, ông già lại tiếp tục cầu khấn tổ tiên: “Hỡi mẹ, hỡi bà, hỡi cậu, hỡi cha, hỡi bà dì, bà bác, hỡi ông chú, ông bác…! Thịt đã rơi (nghĩa là đã bày trên nền nhà), nhẫn đã đeo, ba miếng tươi (nghĩa là ba con cá khô) đã sẵn sàng. Xin các vị hãy lắng nghe và hãy tiếp tục ban sức mạnh và tinh thần (cho họ)”. Kế đó, ông già mời rượu: thủ lĩnh, người nhà, cũng như mời tất cả những người không thuộc hai thị tộc, rồi sau đó, lại ba lần rót rượu. Ba con cá khô được đặt trên cái giá cao phía trên bếp lửa. Rồi chúng được chuyển và buộc vào thượng lương của ngôi nhà giữa nhưng tiếng la hét lớn “hoi, hoi, hoi!”. Sau đó, tùy gia cảnh, người ta tổ chức hiến tế cho hồn ông bà tổ tiên một con gà hoặc một con lợn “không một vết nhơ”, cũng như dâng cúng các miếng cá. Đôi vợ chồng ở luôn nhà mẹ vợ, trong thời gian sống chung, mọi thứ họ làm ra đều thuộc quyền mẹ vợ. Khi họ có hai hay ba con, miếng cá khô được mang từ nóc nhà xuống, một lễ tế thần được tổ chức, với hai con lợn - một nhân danh chồng, một nhân danh vợ, từ đây, nếu xét thấy đủ cơ sở cần thiết, đôi vợ chồng được phép ra ở riêng. (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997: 100-103) (7) Sợi chỉ linh thiêng của người Thái (Thái Lan): việc cưới xin của người Thái ở Thái Lan thường được tiến hành theo thời vụ: ăn hỏi - trước khi gieo cấy, cưới - sau khi gặt. Lễ cưới được tổ chức tại nhà trai, nhưng khi kết thúc thì ở nhà gái, và không ít những trường hợp, sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ ở lại nhà ba mẹ vợ một thời gian, thậm chí, có những đôi ở lại hẳn với nhà ba mẹ vợ. Sáng hôm cưới, sáng, họ hàng, bạn bè, khách quý và các sư được mời tới nhà trai dự bữa tiệc cưới. Sau đấy, chú rể hoặc gia đình nhà trai rước lễ sang biếu bố mẹ cô dâu, lễ đó gọi là khanôm hay “giá sữa mẹ”. Từ trong nội dung của nó, khanôm vừa là hình thức trả công nuôi nấng của bố mẹ cô gái, vừa hàm ý nghĩa sâu xa về tính độc lập của người vợ trong gia đình, và khanôm là biểu hiện của lòng kính trọng cha mẹ, sự tôn trọng của người phụ nữ trong lối ứng xử truyền thống của người Thái. Khi làm lễ, chú rể ngồi cạnh bên cô dâu, tới giờ thích hợp do vị sư hay nhà chiêm tinh xác định, một vị đáng kính đặt lên đầu cô dâu, chú rể sợi chỉ trắng gọi là Saimonkon. Saimonkon gồm hai vòng tròn nhỏ, một đặt lên đầu cô dâu, một đặt lên đầu chú rể, và hai vòng đó nối với nhau bằng sợi dây, sợi chỉ trắng linh thiêng, được dùng trong hầu hết các nghi lễ ở Thái Lan, có tác dụng bảo vệ con người, sợi dây thiêng bao giờ cũng tạo thành một vòng khép kín mà thôi. Trong nghi lễ cưới, sợi dây thiêng gồm hai vòng nhỏ độc lập được nối với nhau, điều này phản ánh triết lý sống cực kỳ độc đáo: vợ chồng là sự ràng buộc giữa hai cá thể độc lập, và đây là bằng chứng về địa vị đáng tự hào của người phụ nữ trong xã hội và gia đình. Đến tối, cô dâu, chú rể được đưa vào phòng tân hôn, trong phòng có sẵn mọi thứ đồ ăn, thức uống cần thiết để đôi vợ chồng trẻ ăn bữa cơm chung đầu tiên. Chỉ đến khi đứa 82 con đầu lòng của đôi vợ chồng ra đời, cuộc hôn nhân của họ, về mặt xã hội, mới thật sự coi là bền vững và có hiệu lực. (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997: 109-110) (8) Nghệ thuật sân khấu rối bóng là sự kết hợp của ba khâu: người điều khiển hình rối, bản thân hình rối, và hình bóng in lên tấm màn vải, chất liệu sử dụng làm rối bóng thường là da thú, nhất là da trâu bò. Vì hình ảnh đến với người xem là những bóng in lên tấm màn vải nên muốn rõ nét mặt từng nhân vật, hình rối luôn luôn phải được tạo theo góc độ nhìn nghiêng. Bản thân hình rối bóng đã là một tác phẩm nghệ thuật, những hình rối bóng thường không cử động hoặc rất ít cử động, riêng chỉ có một tay cử động được, hoặc là hai tay cử động được mà thôi (những bộ phận khác đều cố định). Vì vậy, tính sinh động của hình rối bóng chủ yếu là ở nghệ thuật tạo hình và tạo bóng, chứ không phải ở khả năng thể biện bằng cử động của hình rối, quan trọng ở đây là tài năng điều khiển rối của người nghệ sĩ, nó cũng góp phần làm cho hình bóng in lên tấm màn vải thêm sinh động, và tất nhiên bên cạnh còn có âm nhạc phụ họa, tạo không khí âm thanh, làm cho buổi biểu diễn thêm phần hấp dẫn, cuốn hút người xem. (9) Wayang: nghĩa hẹp là con rối của các cuộc trình diễn rối bóng của người Giava, còn với nghĩa mang tính tập hợp thì Wayang là thuật ngữ chỉ các dạng nghệ thuật rối khác nhau của đảo Giava và Bali cũng như chỉ buổi trình diễn. Bên cạnh Wayang Golek (con rối điều khiển bằng que), Wayang Wong hay Orang (kịch múa, thay các con rối bằng diễn viên thật), và nhiều loại Wayang khác, Wayang Kulit (rối bóng) là dạng Wayang phổ biến hơn cả. Diễn Wayang Kulit là một đalang, ông đưa các con rối da mỏng đến trước một cái đèn để tạo ra bóng của các con rối trên màn ảnh, rất nhiều kịch bản của Wayang đã được lấy ra từ hai sử thi lớn của Ấn Độ: Ramayana và Mahabharata (Ngô Văn Doanh, 1999: 519). (10) Kịch múa: Trên sân khấu múa, các diễn viên tả vai của mình bằng những động tác hình thể cách điệu có âm nhạc đệm theo. Họ hầu như không nói hoặc hát, còn diễn biến của hành động kịch thì do một đội đồng ca xướng đọc. Phần văn học này tuy cũng rất quan trọng, nhưng nó chỉ làm nhiệm vụ dẫn truyện, nó có thể có một đời sống tương đồng đối với sân khấu, vì vậy, các kịch bản sân khấu thường viết bằng văn vần, tồn tại như những truyện thơ, và trở thành những tác phẩm văn học tiêu biểu của một nước. (11) Wayang Topeng: Topeng có nghĩa là mặt nạ hay múa mặt nạ, Wayang Topeng là một loại vũ kịch hóa trang rất được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi ở Giava và Bali (Inđônêxia). Xưa kia, Topeng được diễn trong các buổi tế thần, khi cúng bái các linh hồn… Nay loại hình này trở thành phổ biến và được diễn ở mọi hội lễ, khi diễn, hai hay ba diễn viên đeo mặt nạ và múa diễn các tích kể về các chiến công của các hoàng tử, các chiến binh Giava và Bali. Diễn viên giữ mặt nạ bằng cách dùng răng cắn vào cái mấu ở phía sau mặt nạ, trong đó cốt truyện được người dẫn chuyện hoặc vai hề kể, mặt nạ topeng được làm bằng gỗ và được tô vẽ đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Do có mặt nạ, nên chỉ cần vài diễn viên là có thể đóng được rất nhiều vai khác nhau. Wayang Topeng từng là sân khấu kịch cổ điển đầu tiên của Giava và dần dần phổ biến rộng rãi ra các đảo Sunđa, Bali… (Ngô Văn Doanh, 1999: 512). (12) Wayang Orang (Wong): nghĩa là vở diễn do người diễn, hay còn có tên là Wayang Wong - nghĩa là con rối sống, đây là một trong những loại hình sân khấu truyền thống của đảo Giava và Bali (Inđônêxia). Bao giờ buổi diễn cũng phải có dàn nhạc 83 gamelan đi theo, thường là dàn nhạc gần với dàn Genđe Wayang đi theo Wayang Kulit, tiết mục của Wayang Orang là các tích lấy từ Ramayana. Những anh hề thỉnh thoảng xuất hiện gây cười cho người xem, hầu như tất cả các nhân vật, trừ Rama và vài nhân vật chủ chốt, đều đeo mặt nạ (Topeng) để người xem không nhận ra. Các nhân vật đối thoại với nhau bằng tiếng kivi, nhiều đoạn cũng có những lời hát đệm theo (Ngô Văn Doanh, 1999: 512). (13) Khổn là loại hình sân khấu xưa nhất ở Thái Lan, đây là loại kịch múa mặt nạ, chuyên diễn trong hoàng cung, phụ nữ không được diễn Khổn, và ngay các vai nữ cũng do diễn viên người nam đóng. Một đoàn Khổn thường có bốn loại diễn viên: loại đóng vai nam, loại đóng vai nữ, loại đóng vai quỷ, khỉ và các vai khác còn lại. Trong khi trình diễn, các diễn viên Khổn đều mang mặt nạ, các mặt nạ muôn màu, muôn vẻ về kích thước, hình dáng, màu sắc, phù hợp với tính chất quy ước cho từng nhân vật cụ thể trong khi diễn. Bên cạnh mặt nạ, múa tạo ra sức hấp dẫn chính cho Khổn, động tác múa của Khổn đẹp, hùng dũng, thiết tha, dứt khoát và gợi cảm. Trong khi diễn, diễn viên chỉ múa chứ không nói hoặc hát, toàn bộ nội dung và lời thoại do ban đồng ca hát vọng ra từ trong hậu trường, kịch bản của Khổn chủ yếu lấy từ các tác phẩm Ramakiên (Ngô Văn Doanh, 1999: 199-120). (14) Pu Nhơ Nha Nhơ có nghĩa là ông tổ Nhơ, bà tổ Nhơ, một truyền thuyết kể về những vị tổ tiên thần thoại của người Lào. Pu Nhơ Nha Nhơ trong truyền thuyết vừa là người trần đầu tiên, là cặp đàn ông, đàn bà đầu tiên đã sinh ra “loài người”; vừa là những anh hùng văn hóa, là những người diệt trừ quái vật phá hoại bản mường, đẵn cây to che lấp trời để trả lại ánh sáng mặt trời cho trái đất, tẩy sạch mường trần và xác định địa giới cho một quốc gia sắp ra đời. Như vậy, theo truyền thuyết, Pu Nhơ Nha Nhơ từ vị tổ của cộng đồng huyết thống rồi địa vực đã chuyển thành tổ tiên của một quốc gia mới, rồi sau khi chết lại thành những vị thần (phi mường) bảo hộ đất nước. Trong dịp tết năm mới người ta mang mặt nạ của ông Nhơ bà Nhơ ra múa để tưởng nhớ tới công khai phá đất đai, xua đuổi tà ma quỷ quái, thành lập bản mường đầu tiên của họ (Ngô Văn Doanh, 1999: 356). (15) Nat (trong tiếng Mianma) là một thuật ngữ có nội dung rộng để gọi các thần linh, ma quỷ, linh hồn… kể cả các thiên thần. Có thể phân các Nat thành hai loại: Nat dewa hay dewa (thần linh) sống ở sáu tầng đầu của Menmyo, và các loại hồn ma đầy rẫy trên mặt đất và trong vũ trụ. Việc tôn thờ Nat có từ trước khi Phật giáo du nhập vào Mianma và mang tính chất tín ngưỡng vật linh, khi Phật giáo và các hình thức tôn giáo Ấn Độ khác được người Mianma tiếp thu, việc tôn thờ Nat không hề mất đi, mà càng phát triển và hòa nhập vào hệ thống mới, làm cho Phật giáo mất đi những giáo lý cứng nhắc và được bản địa hóa. Có Nat bảo vệ nhà gọi là Eing saung Nat, Nat bảo vệ làng hay thần hoàng gọi là Ywa saung Nat, Nat cai quản cả một cum làng hay thậm chí một huyện gọi là Asingya nghĩa là chúa tể vĩ đại. Núi Popa, một ngọn núi lửa đã tắt, xưa là nơi thờ cúng Nat nổi tiếng toàn Mianma. Ngoài ra, còn có nhiều loại Nat khác như Upaka hay lẫn mình trong các đám mây rình người để bắt, Akakago sống trên ngọn cây, Shekkaso sống ở thân cây, Bunasa sống ở rễ cây, Hmin Nat thì ở trong rừng thường làm cho người nào đó mất trí. (Ngô Văn Doanh, 1999: 292). (16) Lakhon Khôn: một loại hình vũ kịch đặc biệt của Cămpuchia, Lakhon Khôn có nghĩa là sân khấu của những diễn viên nam hay vũ kịch của các diễn viên nam. Loại hình này có từ xưa, nhưng từ thế kỷ XIX, dưới triều vua Nôrôđôm, nó mới được phục hồi đó là đoàn Lakhon Khôn của làng Svai Anđét thuộc tỉnh Kanđan, hàng 84 năm được mời vào trình diễn ở hoàng cung một lần. Còn chính tại Svai Anđét, Lakhon Khôn được trình diễn hàng năm vào dịp năm mới, vào những ngày đó, hầu như toàn bộ đàn ông của làng đều tham gia biểu diễn Lakhon Khôn. Các tiết mục đều lấy từ Riêmkê nhưng đều mang tính chất của nghi thức nông nghiệp, đỉnh điểm của Lakhon Khôn là nghi thức cầu mưa, tuy diễn các tính lấy từ Riêmkê, những các điệu múa chính của Lakhon Khôn lại nhằm cầu an, làm vui lòng các hồn ma. Trước khi trình diễn, tất cả dân làng đều phải làm lễ để có thể tiếp xúc được với các linh hồn, sau đấy mới bắt đầu diễn Riêmkê bằng những động tác múa dân gian gắn liền với các công việc lao động thường ngày. Màn chủ yếu của buổi trình diễn là múa “giải phóng nước”. Điều lý thú là các tình tiết của Riêmkê được cải biên phù hợp với nội dung của điệu múa. Ngày hôm sau, khi Lakhon Khôn kết thúc, các nhà sư lên sân khấu đọc kinh, sau đấy, họ làm một chiếc thuyền bằng các thân cây chuối, các vị sư đặt thức ăn lên thuyền rồi đem ra sông Mê Kông thả. Công việc đó có ý nghĩa biểu trưng, đó là sự ra đi khỏi làng của tất cả những bất hạnh, bệnh tật (Ngô Văn Doanh, 1999: 233-234). (17) Lakhon Nok: một loại hình sân khấu ngoài trời hay sân khấu phương nam rất được ưa chuộng trong dân chúng Thái Lan vì các vở diễn của nó được bổ sung thêm nhiều tích truyện mới vui nhộn. Để phù hợp với nội dung diễn, các bản nhạc, điệu múa cũng trở nên phong phú, đa dạng, ít điệu buồn, song có nhiều điệu vui nhộn, dí dỏm, và các diễn viên của Lakhon Nok đều là nam (Ngô Văn Doanh, 1999: 217). (18) Lakhon Nay: một loại hình sân khấu xuất hiện ở Thái Lan vào thế kỷ XVII - XVIII trên cơ sở kết hợp giữa Lakhon Khổn và rabăm. Cũng như Khổn, Lakhon Nay là của riêng cung đình, khác Khổn, các vai của Lakhon Nay đều do nữ đóng và không đeo mặt nạ, các vũ nữ của Lakhon Nay hầu hết đều là tỳ, thiếp của Vua, họ bị cấm ngặt và không giao tiếp với đàn ông. Các vở diễn của Lakhon Nay rất ít, chỉ là những tích lấy từ Ramakiên… Trang phục diễn viên cầu kỳ, lời thơ do ban nhạc đồng ca hát thật trau chuốt, mượt mà (Ngô Văn Doanh, 1999: 216-217). (19) Wayang Kulit: một loại hình sân khấu đã có từ lâu đời ở Inđônêxia, thư tịch cổ thế kỷ XI - XII có nói tới việc trình diễn Wayang Kulit (rối bóng) tại các vương triều Giava. Khi trình diễn, những con rối dẹt cắt bằng da có tô màu được đưa lên sân khấu, thường là người ta điều khiển các con rối phía sau một cái phông bằng vải trắng, mỏng. Khán giả ngồi phía trước xem những chiếc bóng của các con rối hiện lên màn ảnh, phía sau màn ảnh, một chiếc đèn dầu chiếu vào các con rối để cho bóng của chúng hiện lên màn ảnh, một người điều khiển (đalang) ngồi sau màn ảnh chỉ huy tất cả. Ông ta vừa điều khiển các con rối, vừa dẫn chuyện, vừa chỉ huy dàn nhạc. Mỗi con rối (Wayang) có một cái trục bằng xương và hai tay đòn nhỏ cũng bằng xương gắn vào tay con rối. Nhờ cái trục mà đalang có thể cố định được con rối bằng cách cắm nó vào thân cây chuối làm bệ ở bên dưới. Hai tay đòn nhỏ có tác dụng để chỉnh cho con rối có tư thế cần thiết. Mặc dù, người xem chỉ được xem cái bóng đen, nhưng bao giờ con rối cũng được tô vẽ, trang điểm lòe loẹt, sặc sỡ, những con rối được thể hiện rất cách điệu, thường là: thân mảnh, chân ngắn, các chỗ gấp của các bộ phận cơ thể được phóng đại, kéo dài; lỗ mắt dài, nhỏ… Mỗi con rối lại có những đặc trưng riêng tùy thuộc vào nhân vật mà nó thể hiện, và buổi diễn bắt đầu bằng sự xuất hiện trên màn ảnh một cái bóng lạ kỳ gần như một lùm cây, đó là kaion - một hình trang trí nhằm mô tả núi, rừng. Tùy vị trí mà kaion có thể diễn tả gió, lửa, nước… Sau sự xuất hiện của kaion, đalang lần lượt cho hiện lên màn ảnh từng con rối một, bên phải của đalang là các con rối thể hiện các nhân vật chính 85 diện; bên trái - các nhân vật phản diện. Wayang Kulit thường diễn cách tích lấy từ hai sử thi: Ramayana và Mahabharata (Ngô Văn Doanh, 1999: 520). (20) Nội dung các vở moro - moro thường xoay quanh chủ đề về cuộc xung đột giữa những người Cơ Đốc giáo và những người theo đạo Hồi đang xảy ra gay gắt khi Tây Ban Nha đang xâm chiếm Philippin vào thế kỷ XVI. Người Tây Ban Nha bắt đầu truyền bá đạo Cơ Đốc giáo trên mảnh đất mà đạo Hồi đang bén rễ lâu đời, các vở moro - moro do các thầy tu Cơ Đốc viết để ca ngợi sự chiến thắng của quân đội Cơ Đốc đối với quân Hồi giáo, bên cạnh những cảnh tàn sát đẫm máu là những cảnh yêu đương phóng đãng. (21) Lăm lượng có nghĩa là hát lăm (mỏ lăm). Ở Lào, từ xưa đã ra đời những mỏ lăm hoặc những nhóm mỏ lăm. Thoạt đầu, trong nhóm chỉ có một nam hát và một nam thổi kèn, dần dần, cả phụ nữ cũng tham gia vào các nhóm mỏ lăm, và xuất hiện những cặp vợ chồng mỏ lăm, đi khắp nơi để biểu diễn, chính những nghệ sĩ dân gian này, họ đã giữ gìn, bảo vệ và còn làm phong phú thêm cho nghệ thuật ca múa dân gian của dân tộc Lào. Quá trình hình thành của mỏ lăm ở Lào chừng nào thì đó cũng giống với quá trình hình thành của sân khấu cải lương Việt Nam, cả hai bên đều bắt nguồn từ ca nhạc dân tộc, và đều từ ca hát có nhạc đệm đơn thuần, rồi sau đó chuyển dần thành ca hát trình diễn sân khấu. (22) Likay: một loại hình sân khấu gần với nhạc kịch của châu Âu vừa mang tính dân gian vừa mang tính phổ biến ở Thái Lan. Mọi người Thái Lan từ già đến trẻ đều mê Likay, không có ngày hội chùa nào là không có diễn Likay. Du nhập vào Thái Lan vào cuối thế kỷ XIX do người Mã Lai mang tới, thoạt đầu, Likay hoàn toàn là hình thức tôn giáo: các thầy tu Hồi giáo cùng các môn đồ ngồi thành vòng tròn và hát những câu cầu nguyện trong nhạc đệm của tiếng trống tomtom. Người Thái Lan đã biến Likay từ một lễ thức tôn giáo thành một hình thức sân khấu dân gian, thoạt đầu, các diễn viên chỉ là nam, nhưng về sau xuất hiện các diễn viên nữ, vở diễn của họ không còn là các bài cầu nguyện nữa mà là các tích truyện dân gian. Dàn nhạc cũng được bổ sung phong phú thêm. Vì là sân khấu dân gian nên các diễn viên không được luyện tập chu đáo như các diễn viên Khổn. Chính vì vậy mà trong khi biểu diễn, họ múa tùy hứng theo cảm xúc. Động tác múa của Likay chủ yếu là các động tác tay. Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, Likay phát triển thành một trong những loại hình kịch của cung đình và đã diễn thành công những vở dài như Ramakiên, những năm này là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Likay ở Thái Lan. Nhưng, từ những năm 60-70 trở lại đây, loại hình sân khấu này bị phim ảnh, vô tuyến lấn át, và đẩy lùi về những vùng quê hẻo lánh, xa xôi (Ngô Văn Doanh, 1999: 228). (23) Makyong: là thể loại nghệ thuật múa được biết xưa nhất ở Malaixia. Các nhà ngiên cứu phỏng đoán rằng nghệ thuật Makyong có nguồn gốc từ rất xưa và gắn liền với các thần bản xứ như Mak Hiang hay Semangat Pati (thần lúa). Thế nhưng, như các loại hình nghệ thuật sân khấu khác ở Malaixia, qua những giao tiếp với nước ngoài, nghệ thuật Makyong đã tự làm mình phong phú hơn lên, nhất là từ khi Hồi giáo thâm nhập vào đất nước Malaixia. Mayong thường được diễn trên Panggung hay Bangsal (sân khấu) cao khoảng 1.5m, bốn mặt sân khấu đều mở tung, khán giả có thể chọn chỗ xem từ cả bốn phía sân khấu, còn các diễn viên thì ngồi ở bên phải sân khấu. Vào buổi diễn, mục giáo đầu hay nghi lễ Buka Paggung là nhất thiết phải có trong mọi buổi biểu diễn, sau đấy là các điệu múa đầy hấp dẫn của Makyong (vai nữ chính), dù đóng vai nữ hoặc nam, các diễn viên của Makyong bao giờ cũng là các vũ 86 nữ (được gọi là Jong Dondang) và các điệu múa của họ đều mang tính nhập thần kiểu Shaman. Các vở diễn Makyong thì nhiều nhưng các vở diễn chính thường là: Deva Muda (cái điều thần kỳ), Anak Raja Gondong (hoàng tử ốc), sau biểu diễn, bao giờ cũng phải có tiết mục Tulup Panggung (hạ màn) rất long trọng (Ngô Văn Doanh, 1999: 246-267). (24) Jataca: tiếng Pali “chuyện sinh đẻ”, một phần của Khuddaka - Nikaya, chỉ riêng phần này, 547 Jataca đã chiếm một phần quan trọng nhất của Sutra - Pitaka. Những câu chuyện này kể lại những kiếp trước của đức Phật, của các môn đồ và địch thủ của Ngài để qua đó nói lên vấn đề nhân quả của các đạo Phật, nghĩa là những ứng xử trong các kiếp trước có ảnh hưởng tới cuộc đời hiện đại theo luật Karma (nghiệp). Các Jataca đã trở thành những đề tài cho các nghệ sĩ thể hiện lên bằng điêu khắc và hội họa tại các chùa tháp Phật giáo, ngoài bản Pali, các Jataca còn đến với thế giới châu Á qua bản dịch tiếng Trung Quốc và qua những hợp tuyển cổ tích Phật giáo (Ngô Văn Doanh, 1999: 176). (25) Dù Kê (Cămpuchia: yikê hay likê), tên gọi loại kịch hát Cămpuchia (theo cách gọi của Việt Nam), một loại hình sân khấu có hát, múa, đọc thơ theo phong cách dân gian. Lúc đầu thiên về hài, gần đây đã có những vở diễn mang tính chất bi kịch. Được diễn rộng rãi ở Cămpuchia và ở Miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Dù Kê Việt Nam có những nét khác yikê như vở diễn pha làn điệu cải lương; dàn nhạc dân tộc có thêm ghita, viôlông; vẽ mặt theo kiểu mặt nạ thay cho việc đeo mặt nạ ở sân khấu yikê. Nói chung, Dù Kê Việt Nam thiên về lối diễn của nghệ thuật cải lương. Vở Dù Kê cũng như yikê nổi tiếng là “Tum Tiêu” kể về câu chuyện tình bi thảm của đôi trai gái dưới chế độ phong kiến (Ngô Văn Doanh, 1999: 121). 87 PHỤ LỤC 2 *** THỐNG KÊ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt. Đọc từ: (đọc ngày 14-3-2010). TÊN NƯỚC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1. VƯƠNG QUỐC HỒI GIÁO BRUNÂY _Diện tích: 5.765km2 _Dân số: 391.450 người (2007) _Thể chế nhà nước: Quân chủ chuyên chế _Người đứng đầu nhà nước: Quốc vương Hassanal Bolkiah _Thủ đô: Banđa Xêri Bêgaoan _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mã Lai và tiếng Anh _Ngày Quốc khánh: ngày 23 tháng 02 (1984) _Đơn vị tiền tệ: Ringgit Brunei (BND) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2005 +Tổng số: 6.842 tỷ USD +Theo đầu người: 24.826 USD _Khẩu hiệu: “Luôn phục vụ với sự dẫn dắt của Chúa” 2. VƯƠNG QUỐC CĂMPUCHIA _Diện tích: 181.040km2 _Dân số: 13.971.000 người (2006) _Thể chế nhà nước: Quân chủ lập hiến dân chủ _Người đứng đầu nhà nước: +Vua Nôrôđôm Sihamoni +Thủ tướng Hun Sen _Thủ đô: Phnôm Pênh _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Khơ Me _Ngày Quốc khánh: ngày 09 tháng 11 (1953) _Đơn vị tiền tệ: Riel (KHR) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2006 +Tổng số: 29,344 tỷ USD +Theo đầu người: 2.600 USD _Khẩu hiệu: “Quốc gia, Tôn giáo, Hoàng thượng” 3. _Diện tích: 15.410km2 88 CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐÔNG TIMO _Dân số: 1.115.000 người (2005) _Thể chế nhà nước: Cộng hòa _Người đứng đầu nhà nước: +Tổng thống José Ramos-Horta +Thủ tướng Xanana Guxmao _Thủ đô: Đili _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tetum _Ngày Quốc khánh: ngày 20 tháng 5 (2002) _Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ (USD) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2005 +Tổng số: 1,68 tỷ USD +Theo đầu người: 800 USD _Khẩu hiệu: “Thống nhất, Hành động, Phát triển” 4. CỘNG HÒA INĐÔNÊXIA _Diện tích: 1.919.440km2 _Dân số: 241.973.879 người (2005) _Thể chế nhà nước: Cộng hòa _Người đứng đầu nhà nước: Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono _Thủ đô: Giacácta _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Inđônêxia _Ngày Quốc khánh: ngày 17 tháng 8 (1945) _Đơn vị tiền tệ: Rupiah Indonesia (IDR) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính 2004 +Tổng số: 827,4 tỷ USD +Theo đầu người: 3.500 USD _Khẩu hiệu: “Thống nhất trong đa dạng” 5. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO _Diện tích: 236.800km2 _Dân số: 6.521.998 người (2007) _Thể chế nhà nước: Xã hội chủ nghĩa một Đảng _Người đứng đầu nhà nước: +Chủ tịch Choummaly Sayasone +Thủ tướng Bouasone Bouphavanh _Thủ đô: Viêng Chăn _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Lào 89 _Ngày Quốc khánh: ngày 02 tháng 12 (1975) _Đơn vị tiền tệ: Kíp (LAK) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính 2006 +Tổng số: 13,75 tỷ USD +Theo đầu người: 2.200 USD _Khẩu hiệu: “Hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng” 6. LIÊN BANG MALAIXIA _Diện tích: 329.847km2 _Dân số: 27.496.000 người (2008) _Thể chế nhà nước: Quân chủ lập hiến liên bang _Người đứng đầu nhà nước: +Vua Mizan Zainal Abidin +Thủ tướng Mohd Najib bin Abdul Razak _Thủ đô: Kuala Lămpơ _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mã Lai _Ngày Quốc khánh: ngày 31 tháng 8 (1957) _Đơn vị tiền tệ: Ringgit Malaysia (RM) (MYR) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính 2005 +Tổng số: 290 tỷ USD +Theo đầu người: 12.106 USD _Khẩu hiệu: "Tiến bộ và thịnh vượng" 7. LIÊN BANG MIANMA _Diện tích: 667.552km2 _Dân số: 54.000.000 người (2004) _Thể chế nhà nước: Độc tài quân phiệt _Người đứng đầu nhà nước: +Chủ tịch hội đồng Quốc gia Than Shwe +Thủ tướng Soe Win _Thủ đô: Naypyidaw _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mianma _Ngày Quốc khánh: ngày 04 tháng 01 (1948) _Đơn vị tiền tệ: Kyat (MMK) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2003 +Tổng số: 74,53 tỷ USA +Theo đầu người: 1.800 USD 90 _Khẩu hiệu: Không có 8. CỘNG HÒA PHILIPPIN _Diện tích: 300.000km2 _Dân số: 87.857.473 người (2005) _Thể chế nhà nước: Cộng hòa _Người đứng đầu nhà nước: Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo _Thủ đô: Manila _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Philippin (dựa trên tiếng Tagalog) và tiếng Anh _Ngày Quốc khánh: ngày 12 tháng 6 (1898) _Đơn vị tiền tệ: Peso (PHP) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2005 +Tổng số: 451,3 tỷ USD +Theo đầu người: 5.100 USD _Khẩu hiệu: “Hướng về Chúa, Nhân dân, Thiên nhiên, và Quốc gia” 9. CỘNG HÒA XINGAPO _Diện tích: 704km2 _Dân số: 4.680.600 người (2007) _Thể chế nhà nước: Nghị viện cộng hòa _Người đứng đầu nhà nước: +Tổng thống Sellapan Ramanathan +Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long) _Thủ đô: Xingapo _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mã Lai (quốc ngữ), Anh, tiếng phổ thông (Trung Quốc) _Ngày Quốc khánh: ngày 09 tháng 8 (1965) _Đơn vị tiền tệ: Đôla Singapore (SGD) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2005 +Tổng số: 124 tỷ USD +Theo đầu người: 28.228 USD _Khẩu hiệu: “Tiến lên, Singapore” 10. VƯƠNG QUỐC THÁI LAN _Diện tích: 514.000km2 _Dân số: 65.444.371 người (2005) _Thể chế nhà nước: Quân chủ nghị viện dưới Chuyên chế quân phiệt 91 92 _Người đứng đầu nhà nước: +Quốc vương Bhumibol Adulyadej +Thủ tướng Abhisit Vejjajiva _Thủ đô: Băng Cốc _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Thái _Ngày Quốc khánh: ngày 05 tháng 12 (1927) _Đơn vị tiền tệ: Baht (THB) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2002 +Tổng số: 559,5 tỷ USD +Theo đầu người: 8.542 đô la _Khẩu hiệu: Không có 11. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _Diện tích: 331.690km2 _Dân số: 87.375.000 người (2007) _Thể chế nhà nước: Xã hội chủ nghĩa một Đảng _Người đứng đầu nhà nước: +Chủ tịch Nguyễn Minh Triết +Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng _Thủ đô: Hà Nội _Ngôn ngữ chính thức: tiếng Việt _Ngày Quốc khánh: ngày 02 tháng 9 (1945) _Đơn vị tiền tệ: Đồng (VND) _Thu nhập bình quân (GDP): ước tính năm 2006 +Tổng số: 265,5 tỷ USD +Theo đầu người: 3.100 USD _Khẩu hiệu: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” PHỤ LỤC 3 *** HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1: Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á Nguồn: Political%20Map-CIA-2003.jpg (5.6.2010) 93 Hình 2: Lược đồ vương quốc Hồi giáo Brunây Nguồn: MAP.gif/80897159/BRUNEI-MAP.gif (5.6.2010) Hình 3: Lược đồ vương quốc Cămpuchia Nguồn: 3%B4ngtinchung/tabid/320/GroupID/2/Default.aspx (5.6.2010) 94 Hình 4: Lược đồ Cộng hòa Dân chủ Đông Timo Nguồn: (5.6.2010) Hình 5: Lược đồ Cộng hòa Inđônêxia Nguồn: (5.6.2010) 95 Hình 6: Lược đồ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nguồn: (5.6.2010) Hình 7: Lược đồ Liên bang Malaixia Nguồn: (5.6.2010) 96 Hình 8: Lược đồ Liên bang Mianma Nguồn: (5.6.2010) Hình 9: Lược đồ Cộng hòa Philippin Nguồn: (5.6.2010) 97 Hình 10: Lược đồ Cộng hòa Xingapo Nguồn: (5.6.2010) Hình 11: Lược đồ vương quốc Thái Lan Nguồn: (5.6.2010) 98 Hình 12: Bản đồ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguồn: (5.6.2010) Hình 13: Núi lửa ở Philippin Nguồn: flows_at_mayon_volcano.jpg (5.6.2010) 99 Hình 14: Ruộng bậc thang ở Sapa - Việt Nam Nguồn: 1.jpg (5.6.2010) Hình 15: Đoạn sông Mê Kông từ Cămpuchia chảy về Việt Nam Nguồn: River_237111527_Mekong%20River.jpg (5.6.2010) 100 Hình 16: Cánh đồng lúa chín ở Việt Nam Nguồn: (5.6.2010) Hình 17: Bờ biển của đất nước Đông Timo Nguồn: (5.6.2010) 101 Hình 18: Bữa cơm truyền thống của gia đình người Việt (cơm - rau - cá) Nguồn: ly8/Grand%20Canyon/Food/1_CaChien-RauMuongLuoc.jpg (5.6.2010) Hình 19: Cơm lam của người Lào và một số dân tộc ở Việt Nam Nguồn: (5.6.2010) 102 Hình 20: Nasi goreng (cơm rang) của tộc người Melayu Nguồn: Chinese_style.JPG (5.6.2010) Hình 21: Nasi ulam (cơm rau sống) của tộc người Melayu Nguồn: (5.6.2010) 103 Hình 22: Mắm bò hóc của người Campuchia Nguồn: (5.6.2010) Hình 23: Solok Cili (ớt xanh nhồi cá băm nhuyễn hấp) của người Mã Lai Nguồn: TmcyyC4jgaw/s320/Image046.jpg (5.6.2010) 104 Hình 24: Bánh Ketupat trong lễ hội - lễ tết của người Mã Lai Nguồn: 001-small.jpg (5.6.2010) Hình 25: Bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết của dân tộc Việt và một số dân tộc Đông Nam Á khác Nguồn: phuong-thao-ne.jpg (5.6.2010) 105 Hình 26: Nam cởi trần đóng khố Nguồn: 20120%20tuoi.jpg (5.6.2010) Hình 27: Trang phục ngày Tết của phụ nữ H’mông Nguồn: (5.6.2010) 106 Hình 28: Chiếc áo yếm của nhiều dân tộc Đông Nam Á Nguồn: d%E1%BA%ABn-c%E1%BB%A7a-nh%E1%BB%AFng-chi%E1%BA%BFc- %C3%A1o-y%E1%BA%BFm-ng%C3%A0y-x%C3%BAa (5.6.2010) Hình 29: Trang phục truyền thống của người Mianma Nguồn: (5.6.2010) 107 Hình 30: Trang phục truyền thống của người Việt Nam Nguồn: (5.6.2010) Hình 31: Nhà sàn người Thái Nguồn: Can/80106277/149/ (6.6.2010) 108 Hình 32: Nhà dài của người Ê Đê Nguồn: à%20dài- 1.jpg (6.6.2010) Hình 33: Nhà hình thuyền Nguồn: (6.6.2010) 109 Hình 34: Nhà đất Nguồn: (6.6.2010) Hình 35: Nhà hiện đại Nguồn: magazine.com.vn/web/data/news/2007/8/997/Ngoinhamautim1.jpg (6.6.2010) 110 Hình 36: Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam Nguồn: (6.6.2010) Hình 37: Ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia Nguồn: Java,%20Indonesia.jpg (6.6.2010) 111 Hình 38: Đền Ăngco Vát ở Cămpuchia Nguồn: (6.6.2010) Hình 39: Đền Bayon của Angkor Thom ở Cămpuchia Nguồn: (6.6.2010) 112 Hình 40: Chùa tháp ở Mianma Nguồn: (6.6.2010) Hình 41: Cung điện Hoàng gia ở Băng Cốc - Thái Lan Nguồn: (6.6.2010) 113 Hình 42: Thạt Luổng ở Viên Chăn - Lào Nguồn: Vientiane%2C_Laos.jpg (6.6.2010) Hình 43: Pho tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương (Quảng Nam - Việt Nam) Nguồn: (6.6.2010) 114 Hình 44: Bức phù điêu về Đức Phật của ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia Nguồn: (6.6.2010) Hình 45: Nụ cười đền Bayon ở Ăngco Thom - Cămpuchia Nguồn: (6.6.2010) 115 Hình 46: Vũ nữ Apsara ở đền Ăngco Vát Nguồn: (8.6.2010) Hình 47: Bức phù điêu ở đền Sukhôthay - cố đô Thái Nguồn: detail-9.jpg (8.6.2010) 116 Hình 48: Những chạm khắc hình lá bao quanh Thạt Luổng ở Lào Nguồn: (8.6.2010) Hình 49: Tượng phật bằng vàng tại chùa Mahamuni ở Mianma Nguồn: (8.6.2010) 117 Hình 50: Một trong 18 vị La Hán chùa Tây Phương - Hà Nội Nguồn: A1ng (8.6.2010) Hình 51: Bia Võ Cạnh (Khánh Hòa) xác định chữ Sanskrit và Pali vào Chăm Pa Nguồn: (8.6.2010) 118 Hình 52: Chữ Khơ Me (Sanskrit) được ghi ở đền Ăngco Vát của Cămpuchia Nguồn: (8.6.2010) Hình 53: Bộ sách chữ Thái cổ Nguồn: Sach-Thai-co.jpg (8.6.2010) 119 Hình 54: Di sản chữ Nôm (tiếp thu từ chữ Hán) của người Việt Nguồn: (8.6.2010) Hình 55: Tục thờ sinh thực khí “nõ - nường” ở Phú Thọ - Việt Nam Nguồn: (8.6.2010) 120 Hình 56: Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trên những bức tượng điêu khắc Nguồn: (8.6.2010) Hình 57: Tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở Nhà mồ Tây Nguyên Nguồn: (8.6.2010) 121 Hình 58: Tượng thờ Linga và Yoni ở Mỹ Sơn - Việt Nam Nguồn: (8.6.2010) Hình 59: Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Việt Nguồn: (8.6.2010) 122 Hình 60: Ấn Độ giáo thời ba vị thần Brama, Visnu và Siva Nguồn: (8.6.2010) Hình 61: Tượng của Đức Phật được rắn thần Naga bảo vệ Nguồn: (8.6.2010) 123 Hình 62: Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng cũng tham gia những đường cày đầu tiên trong Lễ hội xuống đồng ở Lào Cai - Việt Nam Nguồn: tch-nc-khai-m-ng-cay-u-xuan&catid=172:tng-hp&Itemid=185 (8.6.2010) Hình 63: Lễ hội Té nước ở Thái Lan, Cămpuchia Nguồn: (8.6.2010) 124 Hình 64: Lễ hội Loi Krathồng (thả đèn trong một cái chén lá) ở Thái Lan Nguồn: (9.6.2010) Hình 65: Hội đền Hai bà Trưng Nguồn: xuan.htm (9.6.2010) 125 Hình 66: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khơ Me Nguồn: (9.6.2010) Hình 67: Tết cổ truyền người Lào Nguồn: pi-may-tet-co-truyen-o-lao.html (9.6.2010) 126 Hình 68: Hát quan họ trên thuyền quanh giếng Ngọc - Cổ Loa Nguồn: (9.6.2010) Hình 69: Chơi đu - trò chơi dân gian không thể thiếu được trong ngày hội Nguồn: (9.6.2010) 127 Hình 70: Cô gái duyên dáng trong thi thổi cơm Nguồn: (9.6.2010) Hình 71: Tục cướp dâu của dân tộc H’mông ở Việt Nam Nguồn: (9.6.2010) 128 Hình 72: Đêm chợ tình ở Sa Pa - Lào Cai (Việt Nam) Nguồn: (9.6.2010) Hình 73: Lễ cưới truyền thống ở Việt Nam Nguồn: (9.6.2010) 129 Hình 74: Trầu để nhai Nguồn: (9.6.2010) Hình 75: Trầu cau trong ngày cưới Nguồn: /Cam%20nang%20co%20dau/buong-cau1.jpg (9.6.2010) 130 Hình 76: Đua thuyền rồng tại Băng Cốc - Thái Lan Nguồn: 44218632_thai_boat416ap.jpg (9.6.2010) Hình 77: Chọi gà ở một làng quê Việt Nam Nguồn: 827f4caThi%20Choi%20Ga.jpg (9.6.2010) 131 Hình 78: Thi thả diều quốc tế ở Việt Nam Nguồn: aspx?id=8237 (9.6.2010) Hình 79: Bịt mắt bắt dê Nguồn: (9.6.2010) 132 Hình 80: Kéo co Nguồn: (9.6.2010) Hình 81: Ô lò cò Nguồn: (9.6.2010) 133 Hình 82: Rối bóng ở Malaixia - Xingapo Nguồn: (9.6.2010) Hình 83: Rối nước Nguồn: (9.6.2010) 134 Hình 84: Wayang Topeng (múa mặt nạ) ở Giava - Inđônêxia Nguồn: /F1q1WhgkCU0/s400/topeng+malangan.JPG (9.6.2010) Hình 85: Wayang Wong (múa mặt nạ) ở Bali - Inđônêxia Nguồn: wayang_wong_multimedia.jpg (9.6.2010) 135 Hình 86: Múa Lakhon của người Thái Nguồn: diu%20dang-31808-300a1.jpg (9.6.2010) Hình 87: Sân khấu Mayong ở Malaixia Nguồn: (9.6.2010) 136 Hình 88: Lakhon Basac của người Cămpuchia Nguồn: (9.6.2010) Hình 89: Hát Dù kê của người Khơ Me Nam Bộ Việt Nam Nguồn: 4.jpg (9.6.2010) 137 Hình 90: Cờ ASEAN Nguồn: flag_of_asean.svg.png (10.6.2010) Hình 91: Ban lãnh đạo các nước ASEAN Nguồn: (10.6.2010) 138 Hình 92: Cờ biểu trưng ASEAN 2010 Nguồn: (10.6.2010) Hình 93: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay thân mật với Quốc vương Brunây Haji Hassanal Bolkiah Nguồn: BAC0006.jpg (10.6.2010) 139 Hình 94: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cămpuchia Hun Sen duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguồn: (10.6.2010) Hình 95: Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Nguồn: tiepL.JPG (10.6.2010) 140 Hình 96: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayason Nguồn: (10.6.2010) Hình 97: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaixia Abdul Razak Nguồn: JPG (10.6.2010) 141 Hình 98: Chủ tịch hội đồng quốc gia Mianma Than Shwe tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Nguồn: (10.6.2010) Hình 99: Tổng thống Philippines Gloria Arroyo tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Nguồn: (10.6.2010) 142 Hình 100: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva Nguồn: (10.6.2010) Hình 101: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Nguồn: (10.6.2010) 143 Hình 102: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Bộ trưởng Công thương và Du lịch Đông Ti-mo Gil da Costa AN.Alves Nguồn: (10.6.2010) Hình 103: Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ mà sẽ gắn kết trong tổ chức ASEAN hội nhập vào quốc tế Nguồn: OVDM24R8AHasean4_3.jpg (10.6.2010) 144 Hình 104: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 Nguồn: DSBu4DmW5fY/s400/APEC2006-2.jpg (10.6.2010) Hình 105: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nâng cốc chúc mừng vị thế thành viên thứ 150 của Việt Nam Nguồn: DispForm.aspx?ID=4 (10.6.2010) 145

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftnh_thong_nhat_trong_da_dang_cua_van_hoa_truyen_thong_3882.pdf