Tóm tắt Luận văn Quy trình đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ

Trong thời gian thực hiện đề tài “ Quy trình đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” bằng kiến thức và kinh nghiệm đi thực tế có kiến nghị sau: + Cần nhanh chống hoàn thiện hệ thống bản đồ chính quy 302 cho 04 xã còn lại ở huyện để đo vẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn. + Đồng bộ hóa các trang thiết bị. + Cần bổ xung đo đạc bằng máy để thành lập bản đồ có độ chính xác cao hơn.

pdf36 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quy trình đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PCT ...................................................................................................... 24 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê, kiểm kê diện tích đất theo từng đơn vị hành chính huyện ( Đến ngày 31/12/2013 ) ................................................................................................................. 3 Bảng 2: Bảng giá trích đo theo QĐ số 20 /2013/QĐ-UBNDError! Bookmark not defined. Bảng 3: Lệ phí thẩm định(chỉ áp dụng đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất) ............................................................................ 16 Bảng 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ........... 26 9 MỞ ĐẦU - Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Để có thể quản lý, khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả cũng như phát triển lâu dài thì ngành quản lý đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội để nhà nước có thể quản lý tốt hơn. - Đo đạc là một công tác có tính rất thực tế như xác định được vị trí, kích thước, diện tích của thửa đất. Cũng như nhu cầu của người sử dụng đất là cần thiết để nắm bắt các số liệu đo chi tiết trên mảnh đất mà mình đang sử dụng. Vì vậy đo đạc phục vụ cho nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay rất quan trọng trong việc quản lý đất đai. - Hiện nay với sự nhận thức và nhu cầu sử dụng đất hợp pháp của người dân rất cao nên quy trình đo đạc cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rât cần thiết. - Xuất phát từ thực tiễn trên nên em chọn đề tài “ Quy trình đo đạc phuc vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất”. - Đối tượng của đề tài là đo đạc trực tiếp các thửa đất của cộng đồng, của cư dân sinh sống trong địa bàn xã, huyện Sau đó thông qua các trang thiết bị để có được các số liệu thành lập bản đồ thửa đất với các số liệu kỹ thuật theo quy định, đây cũng là căn cứ pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phạm vi nghiên cứu “đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ”. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP RÈN NGHỀ - Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất – huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ. - Thời gian thực tập rèn nghề 4 tuần từ ngày 27 tháng 10 năm 2014 đến ngày 23 tháng 11 năm 2014. 1.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN - Phong Điền là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. - Vùng đất huyện Phong Điền vốn nổi tiếng và được biết đến từ xưa đến nay qua tên gọi của một trong những chợ nổi của vùng đất Cần Thơ: Chợ nổi Phong Điền. Ngoài ra, Phong Điền còn có di tích lịch sử nổi tiếng Chiến thắng Lộ Vòng Cung. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã và đang có đề án phát triển Phong Điền trở thành một đô thị sinh thái. - Địa danh Phong Điền đã có từ lâu đời. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Phong Điền chính thức trở thành tên một quận thuộc tỉnh Phong Dinh cũ. Sau năm 1975, quận Phong Điền bị giải thể. Từ đó trở đi, địa danh Phong Điền không còn được dùng chính thức trong các tên gọi đơn vị hành chính trong một thời gian khá dài. 10 - Huyện Phong Điền của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân(thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Đến năm 2007, lại tách đất xã Nhơn Ái để thành lập thị trấn Phong Điền, thị trấn huyện lỵ của huyện Phong Điền cho đến nay. Vị trí địa lí Hình 1: Vị trí địa lý huyện Phong Điền Địa giới hành chính huyện Phong Điền: Tọa độ: 9°59′57″B 105°39′35″Đ - Phía Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng. - Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ. - Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. - Phía Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Huyện Phong Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 12525.58 km 2 nằm ở vị trí phía đông nam của thành phố Cần Thơ, về hành chính huyện Phong Điền được chia thành 6 xã và 1 thị trấn gồm: - Xã Nhơn Ái - Xã Nhơn Nghĩa - Xã Tân Thới - Xã Giai Xuân - Xã Mỹ Khánh - Xã Trường Long -Thị trấn Phong Điền 11 Bảng 1: Bảng thống kê, kiểm kê diện tích đất theo từng đơn vị hành chính huyện ( Đến ngày 31/12/2013 ) STT Mục Đích Sử Dụng Đất Mã Tổng Diện Tích Các Loại Đất Trong Diện Tích Hành Chính Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc T.T Phong Điền Xã Nhơn Ái Xã Tân Thới Xã Mỹ Khánh Xã Trường Long Xã Giai Xuân Xã Nhơn Nghĩa 1 Tổng diện tích đất tự nhiên 12525.58 813.59 1632.2 1772.69 1058.55 3099.84 1969.19 2179.40 2 Đất Nông Nghiệp NNP 10546.82 611.49 1420.27 1429.28 797.88 2757.37 1730.82 1799.71 2.1 Đất sản suất Nông Nghiệp SXN 10545.83 611.49 1420.02 1429.28 797.78 2757.37 1730.82 1799.07 2.2 Đất trồng cây hàng năm CHN 3790.64 43.97 126.92 752.39 66.75 1316.21 865.38 619.02 2.3 Đất trồng lúa LUA 3610.90 43.97 126.92 712.23 66.75 1195.53 864.54 600.96 2.4 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 179.74 - - 40.16 - 120.68 0.74 18.06 2.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS o.99 - 0.25 - o.10 - - 0.64 2.6 Cây lâu năm CLN 6755.19 567.52 1293.10 676.89 731.03 1441.16 865.44 1180.05 12 3 Đất Phi Nông Nghiệp PNN 1978.76 202.10 212.05 343.41 260.67 342.47 238.37 379.69 3.1 Đất ở OTC 582.93 58.43 65.04 148.94 58.80 83.64 47.49 120.59 3.1.2 Đất ở nông thôn ONT 524.50 - 65.04 148.94 58.80 83.64 47.49 120.59 3.1.3 Đất ở đô thị ODT 58.43 58.43 - - - - - - 3.2 Đất chuyên dung CDG 546.51 91.67 27.50 89.47 81.09 101.77 68.06 86.95 3.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 7.13 4.83 0.32 0.23 0.69 0.15 0.53 0.38 3.2.2 Đất quốc phòng CQP 56.24 4.20 3.43 1.48 - 43.76 3.37 - 3.2.3 Đất an ninh CAN 4.51 2.47 2.04 - - - - - 3.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 18.42 12.58 0.18 0.30 3.95 0.09 0.02 1.29 3.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 460.21 67.58 21.53 87.46 76.45 57.77 64.29 85.13 3.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 5.68 0.79 - 0.32 3.87 0.39 0.27 0.04 3.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 45.66 0.80 3.76 9.69 9.28 7.51 1.55 13.07 13 3.5 Đất sông suối, và mặt nước chuyên dung SMN 797.98 50.41 115.75 94.99 107.63 149.16 121.00 159.04 1.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VPĐKQSDĐ HUYỆN PHONG ĐIỀN - Văn phòng phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo quyết định số: 1430/2008/QĐ–UBNN, ngày 12 tháng 05 năm 2008 của UBNN huyện Phong Điền. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: là một bộ phận của phòng Tài Nguyên và Môi Trường, là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoặt động. 1.3.1. Vị trí, chức năng: - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phong Điền là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện Phong Điền thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, do UBNN huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường và Trưởng phòng Nội vụ. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. - Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện; gửi thông báo chỉnh lý biến động cho VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và UBNN cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của UBNN cấp xã. - Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn liền với đất đối với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng 14 đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. - Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định. - Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý. - Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã. - Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng. - Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. - Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường giao. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức VPĐKQSDĐ huyện Phong Điền - Biên chế được giao là: 10 biên chế - Tổng số cán bộ, viên chức hiện có là 20 người, trong đó có 10 biên chế và 10 hợp đồng. - Được phân bổ như sau: - Có 03 lãnh đạo gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. + 1 Giám đốc: phụ trách chung. + 1 Phó giám đốc: Phụ trách giải quyết hồ sơ giao dịch bảo đảm, lưu trữ, trích lục hồ sơ và giám sát quy trình giải quyết hồ sơ theo cơ chế 01 cửa liên thông. + 1 Phó giám đốc: Phụ trách công tác nội, ngoại nghiệp, ký duyệt hồ sơ kỹ thuật, điều hành công tác đo đạt. - Tổ tiếp nhận hồ sơ có 03 đồng chí gồm: 02 biên chế và 01 hợp đồng. - Tổ nội nghiệp (cal vẽ ) có 03 đồng chí: 02 biên chế và 01 hợp đồng. - Tổ đo đạc có 04 đồng chí gồm: 01 biên chế và 03 hợp đồng. - Tổ văn phòng có 02 đồng chí gồm: 01 biên chế và 01 hợp đồng. + Kế toán. + Văn thư tổng hợp. 15 - Lưu trữ, trích lục thông tin: 02 hợp đồng. - Giao dịch bảo đảm: 01 hợp đồng. - Thẩm định, kiểm tra hồ sơ: 01 biên chế. - Luân chuyển hồ sơ với cơ quan thuế: 01 hợp đồng. Hình 2: Sơ đồ tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 1.4. Những kết quả đạt được của VPĐKQSDĐ Từ khi VPĐKQSDĐ được thành lập và đưa vào hoạt động đã đáp ứng ứng kiệp thời, có hiệu quả những yêu cầu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nên được sự ủng hộ và đánh giá rất tốt từ người dân. Cùng với sự phát triển trong công tác chuyên môn gắn với công tác cải cách hành chính ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt đó là mô hình một cửa liên thông được triển khai và thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, VPĐKQSDĐ từng bước phát triển, năng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, tiếp tục thực hiện các thủ tục cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hàng năm cấp khoảng hơn 3.000 giấy GCN QSDĐ, thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế, chuyển mục đích SDĐ , cung cấp thông tin địa chính, trích đo địa chính, cung cấp bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, đăng ký thế chấp QSDĐ tài sản gắn liền với đất cho khoảng 2.600 hộ. Phối hợp với cơ quan thế luân chuyển được hơn 2.700 hồ sơ để xác định nghĩa vụ và tài chính, thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa của UBNN huyện, hoàn thành thống kê, rà soát thủ tục hành chính. Tích cực tuyên truyền pháp luật đất đai cho nhân dân hiểu, nắm vững pháp luật từ đó thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Giám Đốc Nguyễn Đặng Quan Phó Giám Đốc Trần Phòng Nam Phó Giám Đốc Nguyễn Thụy Ngọc Em Tổ tiếp nhận và trả kết quả Tổ nội nghiệp (in ấn, cal vẽ ) Tổ thẩm định Tổ ngoại nghiệp (đo đạc ) Tổ văn phòng (kế toán, văn thư) Tổ lưu trữ (trích lục, CCTT) 16 Chương 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN Đề tài: “ Quy trình đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được áp dụng như sau: 2.1.Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc đo đạc cấp GCN QSDĐ 2.1.1. Khái niệm Công tác đo đạc là cơ sở cho việc xác định vị trí, hình thể, kích thước, diện tích của các thửa đất, loại đất của chủ sử dụng đất. 2.1.2. Vai trò Công tác đo đạc có vai trò rất quan trọng trong việc cấp GCN QSDĐ. Đo đạc còn là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quền: Chuyển nhượng, thuế chấp, cho thuê, Ngoài ra nó còn phục vụ cho các ngành có lien quan đến vấn đề sử dụng, công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, giải quyết tranh chấp 2.1.3. Ý nghĩa Công tác đo đạc có vai trò rất quan trọng trong việc lập hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính, đẩy mạnh công tác cấp GCN cho người dân. Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt: Tự nhiên, kinh tế, xã hội, của đất đai là cơ sở để nhà nước thực hiện các biện pháp, quản lý chặt chẽ, hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai. Người sử dụng đất yên tâm khai thác tài nguyên đất đai theo pháp luật, được hưởng quyền và nghĩa vụ đầy đủ theo quy định của pháp luật. 2.2. Cơ sở pháp lý, các quy định chung, quy trình cấp GCN QSDĐ 2.2.1. Cơ sở pháp lý - Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9 nawm2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều luật thế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2008. - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của CP về cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ tài nguyên và môi trường sữa đổi, bổ sung một số nội dung lien quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. - Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ về lập lệ phí cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lệ phí trích lục bản đồ. - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. 17 - Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 02 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ. - Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. - Quyết định số 20 /2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. 18 Bảng 2: Bảng giá trích đo theo QĐ số 20 /2013/QĐ-UBND. STT DANH MỤC MỨC THU Tỷ lệ để lại đơn vị thu (%) I PHÍ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH đồng/m2 100 1 Khu đô thị, thị trấn, thị tứ a) Đối với tỷ lệ 1/200 - Đất thổ cư có nhà 1.000 - Đất thổ cư không có nhà 1.000 b) Đối với tỷ lệ 1/500 - Đất thổ cư có nhà 1.000 - Đất thổ cư không có nhà 892 - Đất nông nghiệp 605 - Đất chuyên dùng 742 c) Đất với tỷ lệ 1/1.000 - Đất thổ cư có nhà 470 - Đất thổ cư không có nhà 388 - Đất nông nghiệp 313 - Đất chuyên dùng 388 d) Đất với tỷ lệ 1/2.000 - Đất thổ cư 94 - Đất nông nghiệp 69 - Đất chuyên dùng 78 2 Khu vực nông thôn a) Đối với tỷ lệ 1/500 19 - Đất thổ cư 742 - Đất nông nghiệp 520 - Đất chuyên dùng 605 b) Đối với tỷ lệ 1/1.000 - Đất thổ cư 313 - Đất nông nghiệp 210 - Đất chuyên dùng 313 c) Đất với tỷ lệ 1/2.000 - Đất thổ cư 94 - Đất nông nghiệp 69 - Đất chuyên dùng 78 - Đất hoang 69 d) Đất với tỷ lệ 1/5.000 - Đất thổ cư 37 - Đất nông nghiệp 33 - Đất chuyên dùng 33 - Đất hoang 33 - Đất lâm nghiệp 33 II PHÍ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM đồng/trường hợp 85 Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án) 30.000 20 2.2.2. Các quy định chung - Những quy định của luật đất đai 2003 về vấn đề cấp giấy chứng nhận như sau: - Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tổ chức thực hiện việc khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính ở các địa phương. Bản đồ địa chính phải được lập theo một tiêu chuẩn thống nhất trên hệ tọa độ nhà nước và được lưu trữ tại cơ quan quản ký đất đai cấp tỉnh, huyện và UBND cấp xã. - Đối với thẩm quyền cấp GCN QSDĐ: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. UBND cấp tỉnh có quyền ủy quyền cho STNMT cấp GCN QSDĐ. - ỦY Ban Nhân Dân cấp huyện cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà gắn liền với QSDĐ ở. - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai. 2.2.3.Quy trình cấp GCN QSDĐ Hình 3: Sơ đồ quy trình tiếp nhận và thụ lí hồ sơ BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ NGƯỜI NỘP HỒ SƠ VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHI CỤC THUẾ VĂN PHÒNG HĐND & UBND ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN 21 2.3. Một số quy trình giải quyết hồ sơ cấp GCN QSDĐ 2.3.1.Quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. a) Trình tự thực hiện: - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Bước 2: Nộp hồ sơ: + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại phường thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận; tại xã, thị trấn thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. + Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. + Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: . Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy biên nhận hồ sơ và h n ngày đến nhận Thông báo nộp thuế. . Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. . Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện hoặc UBND xã, thị trấn phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: Nhận Thông báo nộp thuế tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện hoặc UBND xã, thị trấn. + Người đến nhận Thông báo nộp thuế xuất trình Giấy biên nhận hồ sơ, ký nhận Thông báo nộp thuế. + Nộp thuế và nhận Biên lai tại Kho bạc nhà nước quận, huyện; mang Biên lai nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện hoặc UBND xã, thị trấn và được h n ngày trả kết quả. - Bước 4: Nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện hoặc UBND xã, thị trấn. + Người đến nhận kết quả phải mang theo Giấy biên nhận hồ sơ và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Biên lai nộp tiền để đối chiếu. Trường hợp mất Giấy biên nhận hồ sơ thì phải nộp bản sao photo Giấy chứng minh nhân dân. Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. + Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc văn bản ủy quyền, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký tên vào Sổ địa chính; trao kết quả cho người nhận. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ) 22 + Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút. + Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước c) Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ: + Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất và Bản trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (nếu có); + Các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người cho, tặng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối quan hệ giữa người cho và người nhận tài sản (đối với trường hợp nhà, đất có nguồn gốc là tài sản thừa kế hoặc quà tặng mà người nhận tài sản lần đầu tiên được nhận thừa kế hoặc nhận quà tặng từ vợ (hoặc chồng), từ cha đẻ (hoặc m đẻ), từ cha nuôi (hoặc m nuôi), từ cha vợ (hoặc m vợ), từ cha chồng (hoặc m chồng), từ ông nội (hoặc bà nội), từ ông ngoại (hoặc bà ngoại), từ con đẻ (hoặc con nuôi), từ con dâu (hoặc con rể) từ cháu nội (hoặc cháu ngoại), từ anh, chị, em ruột); + Bản tự cam kết của chủ tài sản về việc lần đầu tiên được nhận quà tặng hoặc thừa kế; + Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định (đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân); + Bản chụp các chứng từ hợp lệ làm căn cứ chứng minh các loại chi phí theo quy định (đối với trường hợp cá nhân đề nghị được áp dụng tính thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản). + Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu quy định), (02 bản); + Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu quy định), (02 bản); + Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (trường hợp tổ chức chuyển nhượng) (theo mẫu quy định), (02 bản); + Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, bản sao photo (nếu có); (*) Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì phải nộp thêm: + Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho), bản chính và 01 bản sao photo. + Bản gốc giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản 23 khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP). (*) Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì phải nộp thêm: + Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho), bản chính và 01 bản sao photo. + Bản gốc giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai). (*) Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải nộp thêm: + Văn bản giao dịch về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho), bản chính và 01 bản sao photo; + Bản gốc giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP); + Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp phường, cấp quận theo quy định của pháp luật, bản chính và 01 bản sao photo. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ d) Thời hạn giải quyết: - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường 12 ngày, cơ quan Thuế 03 ngày). Trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá 20 ngày làm việc; 24 - 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ (trong đó Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên - Môi trường 14 ngày; Cơ quan thuế 03 ngày; UBND quận, huyện 03 ngày). - Trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá 20 ngày làm việc. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện; UBND xã, thị trấn g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc Chỉnh lý Giấy chứng nhận. h) Lệ phí: - Cấp giấy chứng nhận: + Trường hợp xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: . Chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): 20.000đồng/lần cấp; . Có nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất: 50.000đồng/lần cấp. + Trường hợp cấp mới giấy chứng nhận: . Chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): 25.000đồng/giấy; . Có nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất: 100.000đồng/giấy. Bảng 3: Lệ phí thẩm định(chỉ áp dụng đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất). STT Nội dung thu Mức thu (đồng /hồ sơ) Đối với hộ gia đình, cá nhân xin cấp giấy CNQSDĐ 1 Cấp giấy CNQSDĐ tại các xã, thị trấn 1.1 Diện tích sử dụng dưới 1.000 m2 120.000 1.2 Diện tích sử dụng từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 150.000 1.3 Diện tích sử dụng từ 2.000 m2 trở lên 180.000 2 Cấp giấy CNQSDĐ tại các phường 2.1 Diện tích sử dụng dưới 1.000 m2 350.000 2.2 Diện tích sử dụng từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 400.000 2.3 Diện tích sử dụng từ 2.000 m2 trở lên 450.000 25 i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm - Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (mẫu số 01/LPTB); - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 11/KK-TNCN); - Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 02/TNDN). k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. - Vị trí đất xin cấp Giấy chứng nhận chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có chủ trương thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. Ngoài yêu cầu, điều kiện nêu trên thì khi thực hiện việc tách thửa đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho còn phải đảm bảo các điều kiện sau: - Diện tích được phép tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu, cụ thể: + Đối với loại đất ở: . Các phường, thị trấn của quận, huyện diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng 40m2 . Các xã của huyện diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng 60m2. Đối với diện tích đất ở, ngoài mức diện tích đất tối thiểu quy định nêu trên, các thửa đất được phép tách thửa phải có bề rộng mặt tiền và chiều sâu của thửa đất ≥4m. + Đối với loại đất nông nghiệp: * Đối với loại đất nông nghiệp là đất vườn, đất trồng cây lâu năm: . Các phường thuộc quận diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 150m2. . Các thị trấn thuộc huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 200m2. . Các xã thuộc huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 300m2. + Đối với loại đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản: . Các phường, thị trấn của quận, huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 500m2. . Các Xã của huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 1.000m2. + Đối với loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Việc tách thửa đất phải có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, hoặc quy hoạch, kế hoạch 26 sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mật độ xây dựng và yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng. - Tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009 phải đảm bảo thửa đất tách ra phải hợp với thửa đất liền kề tạo thành thửa đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định tại Điều 5 của Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009 ; đồng thời thửa đất còn lại sau khi chia tách phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu. * Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 02 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ. - Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ. - Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lệ phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính. - Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2009QĐ- UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009 của UBND thành phố Cần Thơ về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất. 2.3.2.Quy trình giải quyết hồ sơ cấp GCN QSDĐ trong trường hợp thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đối với thửa đất. a) Trình tự thực hiện: - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Bước 2: Nộp hồ sơ: 27 + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại phường thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận; tại xã, thị trấn thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. + Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. + Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: . Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy biên nhận hồ sơ và h n ngày trả kết quả. . Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. . Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện hoặc UBND xã, thị trấn phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: Nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện hoặc UBND xã, thị trấn. + Người đến nhận kết quả phải mang theo Giấy biên nhận hồ sơ và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Biên lai nộp tiền bản chính để đối chiếu. Trường hợp mất Giấy biên nhận hồ sơ thì phải nộp bản sao photo Giấy chứng minh nhân dân. Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. + Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc văn bản ủy quyền, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký tên vào Sổ địa chính; trao kết quả cho người nhận. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ) + Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút’ + Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút. + Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước c) Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ: + Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa (theo mẫu quy định); + Giấy chứng nhận, bản chính và 01 bản sao photo; + Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất và Bản trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (nếu có). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 28 d) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên và Môi trường 10 ngày, UBND quận, huyện 03 ngày). Trường hợp hồ sơ đề nghị đăng ký biến động chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thời gian để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc thẩm tra, xác nhận điều kiện cấp Giấy chứng nhận được tính thêm không quá 15 ngày làm việc. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện; UBND xã, thị trấn g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận h) Lệ phí: - Cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): 25.000đồng/giấy (đối với hộ gia đình, cá nhân khu vực các quận hoặc hộ gia đình, cá nhân tại các quận được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn).; - Cấp mới Giấy chứng nhận đối với trường hợp có nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất: 100.000đồng/giấy (đối với hộ gia đình, cá nhân khu vực các quận hoặc hộ gia đình, cá nhân tại các quận được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn). i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm - Đơn xin tách thửa hoặc hợpthửa (mẫu 16/ĐK). k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Đất không có tranh chấp; - Diện tích được phép tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu, cụ thể: + Đối với loại đất ở: . Các phường, thị trấn của quận, huyện diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng 40m2 . Các xã của huyện diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng 60m 2 . Đối với diện tích đất ở, ngoài mức diện tích đất tối thiểu quy định nêu trên, các thửa đất được phép tách thửa phải có bề rộng mặt tiền và chiều sâu của thửa đất ≥ 4m + Đối với loại đất nông nghiệp: * Đối với loại đất nông nghiệp là đất vườn, đất trồng cây lâu năm: . Các phường thuộc quận diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 150m2. . Các thị trấn thuộc huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 200m2. 29 . Các xã thuộc huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 300m2. + Đối với loại đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản: . Các phường, thị trấn của quận, huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 500m2. . Các Xã của huyện diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn 1.000m2. + Đối với loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Việc tách thửa đất phải có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, hoặc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mật độ xây dựng và yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng. - Tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009 phải đảm bảo thửa đất tách ra phải hợp với thửa đất liền kề tạo thành thửa đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định tại Điều 5 của Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009; đồng thời thửa đất còn lại sau khi chia tách phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu. * Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 02 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. - Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 30 - Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009 của UBND thành phố Cần Thơ về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất. - Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lệ phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính. - Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2009QĐ- UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009. 2.4. Quy trình đo đạc thực nghiệm Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Phong Điền đo đạc thủ công bằng thước dây. Cán bộ đo đạc gồm 4 cán bộ gồm: Đặng Ngọc Ẩn, Nguyễn Văn Chính, Dương Thái Quý, Bùi Hữu Lộc. 2.4.1. Công tác chuẩn bị đo đạc - Đơn xin tách hợp thửa, chuyển nhượng, tặng, cho...thửa đất. - Bản sao GCN QSDĐ. - Sổ ghi chép. - Bảng mô tả ranh giới thửa đất cần đo. - Phiếu h n đo đạc. - Thước dây 50m. - Thước kẽ (mm). 2.4.2. Đo vẽ thửa đất ngoài thực địa - Đến ngày h n đo cán bộ đo đạc đến UBND phường, xã, thị trấn gặp chủ SDĐ để hướng dẫn đến thửa đất cần đo. - Trước khi tiến hành đo ta lấy kích thước các cạnh thửa đất cần đo và đồng thời cũng lấy kích thước của các cạnh của thửa đất lân cận trên bản đồ có trên máy tính. - Khi đến thửa đất dùng thước mm kiểm tra tỷ lệ diện tích thửa đất trên bản đồ và ngoài thực địa xem diện tích đúng hoặc sai so với trên bản đồ. Đông thời kiểm tra các mốc ranh của thữa đất đúng thì tiến hành đo và kêu chủ SDĐ liền kề ra chứng kiến đo, nếu mốc ranh không đúng vị trí thì chủ SDĐ mời các chủ SDĐ liền kề ra thỏa thuận được thì tiến hành đo. 2.4.3.Trường hợp thửa đất đủ điều kiện đo - Có mặt chủ SDĐ. - Có mặt đầy đủ chủ SDĐ liền kề. - Đất không tranh chấp. - Có các ranh đất bằng trụ đá hoặc xi măng giữa các thửa đất. 31 2.4.4.Trường hợp thửa đất không đủ điều kiện đo - Vắng mặt chủ SDĐ. - Không có đầy đủ các chủ SDĐ liền kề. - Đất có tranh chấp. - Đất không có mốc ranh cụ thể. 2.4.5.Phương pháp đo vẽ ngoại nghiệp bằng thước dây - Cách đo. + Kéo thước dây đo khoảng cách giữa các trụ ranh với nhau, đo lấy đầy đủ các trụ ranh. + Kéo thước dây đo khoảng cách từ các trụ ranh gần mép đường, sông rạch đến mép đường hoặc sông rạch. + Đo độ rộng của đường. + Đo khoảng cách từ các mốc ranh đến ranh đất tiếp cận(nếu có). + Số liệu đo được ghi vào sổ đo sau đó vẽ lại trên bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. + Trong sổ đo phải ghi đầy đủ các thông tin: Địa chỉ thửa đất, chủ SDĐ, ngày đo, sơ đồ phát họa khu đất. 2.4. 6 Phương pháp nội nghiệp - Xử lý số liệu, thành lập bản trích đo bằng phần mềm Microstation SE. - Thực hiện vẽ trích đo vị trí khu đất phải thể hiện đầy đủ các yếu tố nội dung như: Số tờ bản đồ, số thửa, diện tích, loại đất, nội dung bản vẽ... Mục đích là để khi người khác nhìn vào sơ đồ thì biết khu đất đó nằm ở vị trí nào và tiếp giáp những gì, những ai. - Đây là căn cứ để sau này có thể khôi phục hoặc chỉnh lý các biến động. - Bản gốc trích đo khu đất phải thể hiện tên người SDĐ, địa chỉ, tờ bản đồ... 2.5.Ưu nhược điểm của phương pháp đo thủ công 2.5.1. Ưu điểm + Tiện lợi, dễ sử dụng. + Phương pháp đo đơn giản. + Tính diện tích nhanh. 2.5.2. Nhược điểm + Đo trong phạm vi nhỏ. + Độ chính xác thấp. + Tốn thời gian ghi số liệu đo. + Phải nhập số liệu lên máy để triển vẽ. 32 2.6. Một số ví dụ trích đo xử lý số liệu bằng phần mềm Microstation SE. Hình 4: Mảnh trích đo hợp thữa của ông Nguyễn Tấn Sang, ở ấp thị Tứ Thị Trấn Phong Điền TPCT Hình 5: Mảnh trích đo chuyển nhượng của ông Lê Văn Khinh ở Ấp Nhơn Lộc 1, Thị Trấn Phong Điền TPCT 33 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 3. Công việc tại cơ quan Qua 04 tuần thực tập tại văn phòng ĐKQSDĐ huyện Phong Điền đã được các anh chị trong cơ quan hướng dẫn rất tận tình, đặc biệt là các anh trong tổ ngoại nghiệp (đo dạc) hướng dẫn tiếp cận với nhiều công việc thực tế trong lĩnh vực đo đạc và các công việc khác có liên quan đến chuyên môn nên em cũng được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn từ các anh đang công tác tại văn phòng ĐKQSDĐ huyện Phong Điền. 3.1.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài tại cơ quan 3.1.1.Thuận lợi Được các anh chị trong cơ quan hướng dẫn tận tình giúp đỡ, các số liệu được xin dễ dàng, nên công việc được tiến hành thuận lợi và đạt được hiệu quả. 3.1.2.Khó khăn Trong thời gian thực tập 04 tuần tại cơ cũng gập không ít những khó khăn trong quá trình thực tập. Đi thực tế nên bị ảnh hưởng của thời tiết trong quá trình đo xảy ra như mưa, gió... Thời gian thực tập thì quá ngắn mà công việc thực tế thì nhiều nên không nắm vững hết được những kiến thức và kinh nghiệm của các anh trong công tác đo đạc. 3.2. Kết luận và Kiến nghị 3.2.1.Kết luận - Trong quá trình thực tập, nghiên cứu về quy trình đo đạc phụ vụ công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện phong điền như sau: + Huyện Phong Điền đã có 02 xã và 01 thị trấn cơ bản đã hoàn thành được bản đồ chính quy 302. + Hồ sơ đăng ký thực hiện các QSDĐ của huyện trong 09 tháng đầu năm tiếp nhận 3.639 hồ sơ các loại ( giảm 262 hồ sơ so với cùng kỳ). Trong đó: + Hồ sơ thực hiện các quyền của người SDĐ: Tiếp nhận 2.789 hồ sơ, giải quyết xong 2.540 hồ sơ, đang giải quyết 249 hồ sơ. + Hồ sơ đo đạc tiếp nhận: 850 hồ sơ (trích đo 1.345 bản trích đo), diện tích: 429,4 ha. Không có hồ sơ tồn. 34 Bảng 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT Huyện Phong Điền Mẫu số 06/TTĐĐ BÁO CÁO 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ( TỪ 12/12/2013 đến 08/9/2014) STT Loại hình biến động Đã nhận hồ sơ đăng ký Đã chỉnh lý hồ sơ địa chính Số trường hợp Diện tích(m2) Số trường hợp Diện tích(m2) 1 Chuyển đổi QSDĐ 10 18,178.0 10 18,178.0 2 Chuyển nhượng QSDĐ 540 731,448.0 540 731,448.0 3 Cho thuê, cho thuê QSDĐ 4 Thừa kế QSDĐ 340 947,398.0 340 947,398.0 5 Tặng cho QSDĐ 556 1,139,277.0 556 1,139,277.0 6 Thế chấp, bảo lãnh bắng QSDĐ 1,576 6,382,678.0 1576 6.382,678.0 7 Góp vốn bằng QSDĐ 0.0 8 Người sử dụng đất đổi tên 0.0 9 Có thay đổi diện tích thữa do sạt lỡ, do sai số 338 5,108.0 338 5,108.0 10 Chuyển mục đích sử dụng đất 28 15,893.0 28 15,893 11 Có thay đổi thời hạn sử dụng đất 0 0.0 12 Chuyển từ hình thức nhà nước cho thuê đất sang hình thức nhà nước giao đất có thu tiền 35 13 Đất 14 Thay đổi nghĩa vụ tài chính về đất đai 15 Nhà nước thu hồi đất 16 Tách, hợp thữa đất 17 Thay đổi khác 699 959,067,0 699 959,067.0 Tổng cộng 4,087 10,199,047.0 4,087 10,199,047.0 Trong 09 tháng đầu năm 2014 huyện phong Điền đã cấp 29 giấy nhà gồm: - 09 nhà cấp 04, 1 tằng. DTXD: 975.74 m2, DTS: 975.74 m2 (loại đất: ONT). - 02 nhà cấp 04, 2 tằng. DTXD: 132.5 m2, DTS: 253 m2 (loại đất: ONT). - 01 nhà cấp 03, 2 tằng, DTXD: 52,03 m2, DTS: 58.48 m2 (loại đất: ONT). - 01 nhà cấp 4, 1 tằng, DTXD: 166.3 m2. DTS: 166.3 m2 (loại đất: ONT). - 03 nhà cấp 4, 2 tằng. DTXD: 219 m2, DTS:448.6 m2 (loại đất: ONT). - 06 nhà cấp 3, 2 tằng. DTXD: 673.8 m2, DTS: 1382.5 m2 (loại đất: ONT). - 05 nhà cấp 3, 3 tằng. DTXD: 451.9 m2, DTS: 1028.4 m2 (loại đất: ONT). - 02 nhà cấp 3, 4 tằng. DTXD: 215 m2, DTS: 873 m2 (loại đất: ONT). 3.2.2. Kiến nghị Trong thời gian thực hiện đề tài “ Quy trình đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” bằng kiến thức và kinh nghiệm đi thực tế có kiến nghị sau: + Cần nhanh chống hoàn thiện hệ thống bản đồ chính quy 302 cho 04 xã còn lại ở huyện để đo vẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn. + Đồng bộ hóa các trang thiết bị. + Cần bổ xung đo đạc bằng máy để thành lập bản đồ có độ chính xác cao hơn. 3.3. Tài liệu tham khảo - Luật đất đai ngày 26/11/2003. - Tài liệu tham khảo tại VPĐKQSDĐ huyện Phong Điền. - Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 02 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. 36 - Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2009 của UBND thành phố Cần Thơ về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfrenfnghe_9956.pdf