Tổng quan hoạt động nckh về nam bộ giai đoạn 2006 - 2008 của trường ĐH KHXH & NH - đại học quốc Gia Tp. Hồ Chí MInh

Ổn định hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, dần dần chuyển hướng Nhà trường theo hướng đại học nghiên cứu. Nâng chất hoạt động của Trung tâm cấp Bộ, cấp ĐHQG là Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam & Đông Nam Á, Trung tâm Hàn Quốc học làm đầu tàu cho các dự án quốc tế, chuẩn bị cho việc đề nghị ĐHQG TPHCM cho phép Trường thành lập Viện nghiên cứu vào năm 2010, tập trung các trung tâm nghiên cứu vào một tổ chức thống nhất. - Tăng cường mảng thông tin, công bố các công trình khoa học qua NXB, tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tạp chí KHXH&NV; tiếp tục tập hợp các bài viết tốt trên tạp chí KHXHNV của Trường để tuyển chọn vào bộ sách “Những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn”. - Thúc đẩy việc công bố các công trình trên các tạp chí khoa học: Trường có chính sách khen thưởng, hỗ trợ những cán bộ, viên chức có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước (200.000đ/bài) và quốc tế (3.000.000đ/bài). Đồng thời, Trường có thay đổi cách đánh giá đề tài: các đề tài nghiên cứu cơ bản phải tiến tới công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, đặc biệt là các đề tài cấp ĐHQG trọng điểm; tạo điều kiện thuận lợi để các đề tài được xuất bản thành giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo.

pdf35 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan hoạt động nckh về nam bộ giai đoạn 2006 - 2008 của trường ĐH KHXH & NH - đại học quốc Gia Tp. Hồ Chí MInh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý học sinh, hoạt động ngoại khóa, giáo dục hướng; đồng thời trình bày va phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy và học tập, bao gồm: động cơ, hứng thú học tập của học sinh, chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh, cơ sở vật chất nhà trường (phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện, phòng học, điều kiện cơ sở nội trú). 2. Nội dung nghiên cứu: Đề tài gồm 2 chương. Chương 1: Khái quát các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu: hoạt động dạy; hoạt động học; mối liên hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học; đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông và trung học cơ sở; loại hình trường phổ thông dân tộc nội trú. Chương 2: Tìm hiểu thực trạng và những nhân tố tác động đến hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng; đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường dân tộc nội trú này. 3. Kết quả nghiên cứu – đề xuất kiến nghị: Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng hoạt động giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng; đồng thời đề xuất những kến nghị như: giáo viên cần điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý, ngôn ngữ và tư duy của học sinh dân tộc Kh’mer; Ban lãnh đạo giáo dục cấp Sở, cấp Phòng và Ban Giám hiệu các trường cần có kế hoạch dài hạn về đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho việc phân bổ, truyền tải nội dung chương trình học được hợp lý hơn, nhất là quan tâm đầu tư tạo một môi trường giáo dục thuận lợi cho người dạy lẫn người học... Đề tài có 86 trang (gổm 76 trang chính văn và 10 trang phụ lục). 21 22. Thực trạng hoạt động giáo dục ở một số trường dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước, (MSĐT: 79T/04, CNĐT: ThS. Kim Thị Dung, Ngày nghiệm thu: 15/5/2006, Xếp loại: Tốt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh ở một số trường dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước; đưa ra đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường này. 2. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận – kiến nghị, đề tài có hai chương. Chương 1: Nghiên cứu lí luận. Chương này trình bày các khái niệm công cụ và đặc điểm lứa tuổi thiếu niên về sinh lí, về xã hội và về tâm lí. Chương 2: Nghiên cứu thực trạng. Chương này khái quát chung và đưa cái nhìn khái quát chung tại tỉnh Bình Phước về tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa – giáo dục, đặc biệt tình hình giáo dục học sinh dân tộc; cho thấy thực trạng hoạt động học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Đề tài đã phân tích dưới góc độ lí luận lẫn thực tiễn học tập của trường dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước và đề xuất một số ý kiến để nâng cao chất lượng đào tạo. Những kết luận và kiến nghị của đề tài là cơ sở hữu ích cho Sở Giáo dục & Đào tạo cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước nghiên cứu, vận dụng thành những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường dân tộc nội trú, khắc phục những trở ngại đối với loại hình giáo dục này. Các kiến nghị dành cho nhà trường, giáo viên, gia đình và học sinh là cụ thể, rõ ràng và khả thi. Đề tài có 75 trang (gồm 57 trang chính văn và 18 trang phụ lục). 23. Thực trạng sự phát triển giáo dục ở một huyện vùng sâu huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, (MSĐT: 80T/04, CNĐT: TS. Nguyễn Ánh Hồng (TS.Cao Duy Bình), Ngày nghiệm thu: 14/11/2005, Xếp loại: Tốt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong giáo dục phổ thông hiện nay ở huyện Tân Biên; trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp góp phần phát triển gíáo dục ở huyện này. 2. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận – kiến nghị, đề tài gồm có hai chương. Chương 1: Cơ sở lí luận đề tài. Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên và vấn đề học sinh bỏ học ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Nhóm tác giả đã làm rõ các khái niệm cần thíết, những đặc điểm tâm sinh lí cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách ở tuổi thiếu niên; đồng thời cho thấy thực trạng và nguyên nhân bỏ học của học sinh trung học cơ sở từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và đề ra hướng giải quyết cho hiện tượng này. Nhóm tác giả cũng đã phác hoạ một bức tranh đặc thù về đội ngũ giáo viên của huyện Tân Biên, từ đó đề xuất phương thức nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và các lĩnh vực khác của hoạt động nhà trường. Đề tài góp phần giúp phòng giáo dục huyện Tân Biên những biện pháp hỗ trợ và quản lí giáo viên, học sinh thích hợp hơn. Đề tài có 73 trang (gồm 59 trang chính văn và 14 trang phụ lục). 24. Thực trạng hội nhập học đường của trẻ tái định cư trên địa bàn TP.HCM, (MSĐT: 18T07, CNĐT: TS. Hoàng Mai Khanh, Ngày nghiệm thu: 04/9/2008, Xếp loại: Đạt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: 22 Tìm hiểu thực trạng việc học tập của học sinh ở các gia đình tái định cư tại một số khu tái định cư tại TP.HCM. Cụ thể là xem xét các điều kiện học tập của học sinh sau tái định cư và sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con cái; tìm hiểu vấn đề hội nhập học đường qua một số trường hợp điển hình (chuyển trường sau tái định cư); đồng thời đề xuất những kiến nghị. 2. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận – kiến nghị, đề tài có hai chương. Chương 1: Tổng quan về tái định cư và việc học của trẻ. Chương 2: Thực trạng học tập và hội nhập học đường của trẻ tái định cư tại Tp.HCM 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Đề tài trình bày thực trạng học tập của học sinh qua hai yếu tố: điều kiện học tập và sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con cái; cho thấy những thuận lợi và khó khăn của học sinh sau tái định cư. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan hữu quan tham khảo trong việc xây dựng dự án giải toả, di dời, tái định cư nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng sống của người dân, bao gồm cả điều kiện học tập của trẻ sau tái định cư. Đề tài có 60 trang (gồm 56 trang chính văn và 4 trang phụ lục). Về lĩnh vực tôn giáo: 25. Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa (MSĐT: ĐTĐL- 2003/16, CNĐT: TS. Phạm Bích Hợp, Ngày nghiệm thu cấp NN: 25/3/2007 tại Hà Nội; Xếp loại: xuất sắc). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Công trình nhằm mục tiêu làm rõ những yếu tố tác động giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và các tôn giáo bản địa. Căn cứ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp phục vụ việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội – tôn giáo đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 2. Nội dung đề tài: Đề tài gồm 4 chương. Chương 1 nêu cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 2: Từ Bửu Sơn Kỳ Hương đến Phật giáo Hoà Hảo. Chương 3: Đạo Cao Đài và người Việt Nam Bộ. Chương 4: Từ thực trạng của tôn giáo bản địa ở Nam Bộ góp phần suy nghĩ về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Ngoài phần chính văn, công trình còn có phụ lục gồm các đề dẫn của các hội thảo về Tôn giáo tính và đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Đức tin Hoà Hảo và Đại đạo Tam kỳ phổ độ và tư tưởng cởi mở của người Việt Nam Bộ, hình ảnh và băng ghi hình các lễ, hội tôn giáo bản địa ở Nam Bộ. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Công trình khẳng định, tuy các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ khác nhau về giáo lý và phương pháp hành đạo, nhưng tín đồ thì rất giống nhau. Đấy là những người nông dân Nam Bộ chân chất, yêu nước, hào sảng. Tư tưởng căn bản trong giáo lý của hai tôn giáo lớn là Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo cởi mở và hoà hảo có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống của người Việt. Đức tin tôn giáo của tín đồ Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo có đủ cả hai chiều kích: cộng đồng và cá nhân. Kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước này cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Sau khi nghiệm thu, nội dung chủ yếu của công trình đã được các tác giả xuất bản và công bố rộng rãi. Đề tài dày 282 trang, gồm 233 chính văn, 49 trang phụ lục và nhiều hình ảnh, đĩa CD quay cảnh các lễ, hội tôn giáo. 23 26. Thực trạng đời sống tôn giáo và xây dựng luận cứ khoa học cho chính sách tôn giáo đối với cộng đồng cư dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long (MSĐT: B2001-18b-14TĐ, CNĐT: PGS.TS.Hoàng Văn Việt, Ngày nghiệm thu: 15/6/2007, Xếp loại: Khá) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan, mô tả, phân tích thực trạng đời sống tôn giáo, kinh tế, văn hoá, xã hội và sự biến đổi của nó dưới tác động của công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác động của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Nội dung nghiên cứu: Nêu thực trạng đời sống tôn giáo của cộng đồng cư dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của chính sách đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đề xuất các kiến nghị cho việc xây dựng và thực hiện chính sách tôn giáo đối với người Việt ở khu vực này. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất đa dân tộc, đa văn hoá và đa tôn giáo. Người Việt là dân tộc chiếm số lượng đông và có nhiều đóng góp trong việc khẩn hoang. Sinh hoạt tôn giáo của người Việt ở khu vực này hết sức phong phú, đa dạng với nhiều tôn giáo bản địa. Các tôn giáo ở đây cùng tồn tại và không hế có bất kỳ sự xung đột nào. Tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận người Việt ở đây. Trong quá trình khai hoang, tôn giáo sớm trở thành chỗ dựa tinh thần của người dân nơi đây. Trong kháng chiến và kiến quốc, đồng bào các tín đồ tôn giáo đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp. Sau khi thống nhất đất nước, nhận thức của bà con về tôn giáo, tín ngưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng nguyện vọng của bà con giáo dân. Công trình dày 893 trang, gồm 383 trang chính văn, 510 trang phụ lục. 27. Vai trò của Công giáo trong việc phát triển cộng đồng ở Hố Nai – Đồng Nai (MSĐT: 27T07; CNĐT: ThS. Nguyễn Đức Lộc, Ngày nghiệm thu: 29/03/2008, Xếp loại: Tốt). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Đồng Nai là một trong những tỉnh quan trọng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tại đây có rất đông đồng bào Công giáo. Việc nghiên cứu vai trò của tôn giáo này đồi với sự phát triển cộng đồng ở Hố Nai góp phần vào việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm có 3 chương nêu tổng quan về cộng đồng Công giáo ở Hố Nai, cách thức tổ chức, sinh hoạt theo giáo xứ trong công cuộc phát triển cộng đồng ở Hố Nai, công cuộc phát triển cộng đồng ở Hố Nai. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Bằng các phương pháp nghiên cứu đặc thù như quan sát – tham dự, phỏng vấn sâu dân tộc học, so sánh – đối chiếu, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng, các tác giả đã khẳng định vai trò của giáo xứ trong việc phát triển cộng đồng ở Hố Nai, Đồng Nai. Yếu tố tôn giáo, tinh thần đã giúp cố kết các thành viên trong xã hội. Giáo xứ đã cùng với chính quyền phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trên con đơuờng phát triển. Tình hình trật tự trị an được đảm bảo, người dân sống theo phương châm “Tốt đạo, đẹp đời”. Giáo dân Hố Nai đã và đang hoà vào dòng chảy của dân tộc, chung tay góp sức xây dựng quê hương, xóm làng. Công trình gồm 133 trang, gồm 117 trang chính văn 16 trang phụ lục. 24 Về lĩnh vực văn hoá học, xã hội học: 28. Nghiên cứu và khảo sát phố chuyên doanh – một hiện tượng độc đáo của đô thị Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển đến năm 2020 (MSĐT: B 2004-18b-03TĐ; CNĐT: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoà, Ngày nghiệm thu: 12/06/2006; Xếp loại: Khá) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử ra đời và mô tả loại nhà phố thị, phường nghề, làng nghề, phố chuyên doanh ở Hà Nội và TP.HCM theo tiến trình lịch sử để làm rõ tính chất độc đáo và bản sắc của loại hình này. Phân tích những chiều kích khác nhau (tích cực và tiêu cực) của loại hình này sau hơn 15 năm đổi mới trên các phương diện: kinh tế, kiến trúc, môi trường, mỹ quan, văn hóa - xã hội. Phân tích những nhân tố tác động đến loại hình này từ nhiều phía khác nhau (tâm lý, văn hóa truyền thống, nhu cầu thị trường, tính cộng đồng).Dự báo về loại hình này trong tương lai và đề xuất những phương án khả thi với loại hình này trên các khía cạnh: qui hoạch, kiến trúc, quản lý hành chính, môi trường. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm hai chương: Chương 1: Lịch sử phố chuyên doanh trình bày: Nhà phố và phố chuyên doanh ở các nước châu Á, phường nghề và phố chuyên doanh ở Hà Nội; chợ đầu mối và phố chuyên doanh ở Sài Gòn- TP.HCM. Chương 2: Mô tả phố chuyên doanh tại TPHCM. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Phố chuyên doanh là một phần diện mạo của lịch sử hình thành và phát triển của thành phố. Nó đã gắn bó với 300 năm thăng trầm của thành phố và với người dân của Thành phố từ rất lâu. 12 quận nội thành của TPHCM có khoảng 800 con đường, trong đó có hơn 120 phố chuyên doanh, chiếm tỷ lệ 15% và ước chừng 6.000 cửa hàng hàng năm mang lại hàng chục tỷ doanh thu, đóng góp một phần đáng kể cho GDP của thành phố. Các phố chuyên doanh góp phần giải quyết được một lực lượng lao động rất đáng kể, trung bình là 3 lao động cho một cửa hàng. Các nhà kinh tế học đô thị thừa nhận một điều là việc đưa quĩ nhà ở vào guồng máy kinh tế có hiệu quả hơn ở các nước châu Á và đặc biệt là ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển. Nếu quan sát chúng ta sẽ nhận thấy các thành phố của châu Âu và Bắc Mỹ, nhà ở dân dụng thường chỉ để ở, các hoạt động kinh doanh thường tập trung vào một số điểm tập trung như trung tâm thương mại CBD (Center Bussiness District), quanh các ga tầu điện ngầm hoặc các khu thương mại, siêu thị ở tiểu khu (resident unit). Còn đối với người châu Á thì nhà ở lại là một tổ hợp đa chức năng trong đó có chức năng sản xuất. Ngay bản thân ở Đài Loan một nước phát triển cao trong bốn con rồng châu Á cũng coi nhà ở không đơn thuần chỉ là để ở mà là đơn vị sản xuất. Còn ở các thành phố lớn của các nước chậm phát triển, các loại nhà ở đô thị được huy động cho việc sản xuất thủ công, gia công hàng hóa hay buôn bán hàng hóa là chuyện thường thấy và là một truyền thống khá lâu đời. Đó không phải là cải thiện đời sống mang tính chất phụ thêm mà thực sự nó được coi là hoạt động kinh tế chính thức tạo thu nhập quan trọng nhất của kinh tế hộ gia đình đô thị. Đứng về khía cạnh kinh tế của nhà ở đô thị thì rõ ràng các phố chuyên doanh (hầu hết là nhà ở dùng để buôn bán gọi là Shophouse) ở TPHCM có một vai trò kinh tế cực kỳ quan trọng trong kinh tế đô thị, chúng là một phần không thể thiếu không chỉ của văn hóa - xã hội đô thị mà còn cả kinh tế đô thị. 29. Nghiên cứu những nhân tố kinh tế – văn hoá – xã hội tác động đến tiến trình phát triển của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh (MSĐT: B 2006-18b-01TĐ, CNĐT: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoà, Ngày nghiệm thu: 16/06/2008; Xếp loại: Khá) 1. Mục tiêu nghiên cứu: 25 Công trình đặt mục tiêu làm rõ những thế mạnh, những mặt tích cực của TPHCM về nhân lực, văn hoá, kinh tế – xã hội theo cả hai chiều lịch đại và đồng đại; đánh giá một số hạn chế về văn hoá và xã hội do các tác nhân vừa nêu làm giảm tốc độ phát triển. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình bao gồm các nội dung: Nghiên cứu và phân tích các nhân tố đa văn hoá, kinh tế thị trường, công nghiệp hiện đại và kỹ thuật tác động đến quá trình phát triển của TPHCM nhằm tìm ra những hướng phát triển có tính quy luật của TPHCM; phân tích và làm rõ những điểm đặc trưng của TPHCM so với các thành phố trong cả nước và khu vực nhằm đưa ra những gợi ý cho việc xây dựng chính sách phát triển. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Công trình khẳng định tính đa dạng về văn hoá, xã hội đô thị của TPHCM. Tính đa dạng này chính là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố lớn nhất nước. Việc hình thành nền kinh tế thị trường sớm nhất trong cả nước khiến TPHCM nhanh chóng phát triển, xây dựng; đồng thời sản sinh những con người năng động, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, nhạy bén. TPHCM cũng chính là nơi tiếp thu nhanh nhất và sớm nhất các thành tựu khoa học kỹ thuật của phương Tây và áp dụng thành công vào các hoạt động của Thành phố, đầy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự ra đời sớm và việc nhanh chóng hình thành nền công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu đã tác động đến lối sống, xây dựng tác phong công nghiệp của người dân Thành phố. Công trình dày 275 trang. 30. Giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh (MSĐT: 07T07, CNĐT: GV. Lê Võ Thanh Lâm, Ngày nghiệm thu: 10/5/2008; xếp loại: Tốt). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Công trình nhằm mục tiêu góp phần làm rõ bản sắc văn hoá Việt Nam thể hiện trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại TPHCM qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc đó. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm có hai chương. Chương 1 nêu những đặc trưng văn hoá dân tộc và vai trò của nó trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, TPHCM nói riêng. Chương 2 nêu thực trạng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá và đề xuất các giải pháp. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Công trình khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam là “lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tực cường dân tộc; tinh thần đoàn kết; tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống”. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tác giả cho rằng, nguồn nội lực quan trọng nhất để giúp TPHCM vững bước trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế chính là bản sắc văn hoá Việt Nam. Để giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc, cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp có tính định hướng như: tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân TPHCM, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo; thực hiện tốt các thể chế, chính sách của Nhà nước về giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam; đầy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý, có hiệu quả các di sản văn hoá dân tộc; nâng cao tính hiệu quả và năng lực của đội ngũ lãnh đạo. Đề tài có tính chất góp ý kiến cho các nhà hoạch định chính sách, cũng như làm tài liệu tham khảo cho sinh viên. Đề tài có 145 trang (gồm 136 trang chính văn và 9 trang phụ lục). 26 31. Tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên về HIV/AIDS (trường hợp ĐHKHTN và ĐHKHXH&NV) (MSĐT: 84T/04, CNĐT: ThS. Trần Thị Bích Liên, Ngày nghiệm thu: 1/5/2007, Xếp loại: Đạt) 1. Mục tiêu nghiên cứu Xem xét, mô tả nhận thức và thái độ của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh đối với HIV/AIDS như hệ quả của những tác động bởi môi trường xung quanh và quá trình xã hội hoá – trong đó chú trọng đến các hoạt động giáo dục và truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại trường đại học mà sinh viên đang học. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc triển khai hiệu quả các hoạt động này trong tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm có hai chương. Chương 1 giới thiệu cơ sở lý thuyết. Chương hai nêu kết quả nghiên cứu bao gồm: bối cảnh của cuộc nghiên cứu và các nhận xét về nhận thức, thái độ đối với HIV/AIDS của sinh viên hai trường ĐHKHXH&NV và ĐHKHTN. 3. Kết quả nghiên cứu - kiến nghị và giải pháp: Công trình xác định: nhìn chung sinh viên đã có hiểu biết và nhận thức tương đối tốt về HIV/AIDS. Nguồn thông tin chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, nhận thức của sinh viên về HIV/AIDS chưa thật đầy đủ và sâu. Hơn 1/3 sinh viên được khảo sát vẫn có nhận thức gắn AIDS với “bệnh chỉ có ở người nghiện ma tuý và người hành nghề mại dâm”. Sinh viên tự đánh giá mình là nhóm xã hội không có nguy cơ cao như một số nhóm xã hội khác. Sinh viên không còn ngần ngại khi tiếp cận các vấn đề về HIV/AIDS và thể hiện thái độ tích cực phòng chống HIV/AIDS. Vẫn còn một bộ phận sinh viên gắn HIV/AIDS với các đánh giá xã hội về đạo đức. Nhận thức, thái độ đối với HIV/AIDS của sinh viên là hệ quả của việc ít tổ chức các hoạt động về HIV/AIDS trong trường đại học. Một số hoạt động đã tổ chức chưa thu hút được sinh viên, nhất là loại hình truyền thông nhóm lớn vẫn làm lâu nay. Kiến nghị: Phòng y tế nhà trường nên tổ chức hoặc phối hợp với Phòng Công tác chính trị, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường. Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về an toàn tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Có thể phối hợp với các tổ chức, dự án của Ủy ban phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh để thiết lập phòng tư vấn hoặc đường dây nóng và phổ biến thông tin rộng rãi để hỗ trợ thiết thực cho sinh viên. Các hoạt động truyền thông nhóm lớn về HIV/AIDS cần chú ý báo cáo viên là chuyên gia có kỹ năng, lồng ghép các loại hình sinh động như tư vấn, xử lý tình huống, phim ảnh, sân khấu hoá, văn nghệ, hội thi giữa các khoa, triển lãm tranh ảnh Tăng cường truyền thông nhóm nhỏ ở qui mô khoa, lớp, tổ hướng đến các chuyên đề gần gũi, thiết thực. Phát triển mô hình giáo dục đồng đẳng trong phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường. Công trình dày 70 trang, gồm 64 tang chính văn, 6 trang phụ lục. 32. Tìm hiểu ý thức công dân của người dân Thành phố Hồ Chí Minh (MSĐT: 114T/ 05, CNĐT: PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến, Ngày nghiệm thu: 30/11/2007, Xếp loại: Khá). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: tìm hiểu nhận thức và hành vi cộng đồng của người dân nhằm nhận diện thực trạng của những biểu hiện về ý thức công dân ở TPHCM. Mục tiêu cụ thể: Nhận thức và quan niệm về việc thực hành công dân của người dân TPHCM trên hai phương diện tư tưởng và hành động; các yếu tố môi trường chủ yếu góp phần hình thành ý thức công dân; những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao ý thức của công dân TPHCM. 2. Nội dung nghiên cứu: 27 Xác định tiêu chí cơ bản của ý thức công dân trong xã hội hiện nay. Đánh giá và so sánh thực trạng ý thức công dân của các nhóm xã hội khác nhau: người lớn tuổi, trung niên, thanh nêin, thiếu niên để chỉ sự khác biệt giữa các thế hệ. Tìm những yếu tố tác động đến sự biến đổi ý thức công dân của thế hệ trẻ trong ba môi trường xã hội hoá: gia đình, nhà trường, xã hội. Gợi ý những biến pháp giáo dục ý thức xã hội. 3. Kết quả nghiên cứu - kiến nghị và giải pháp: Công trình cho thấy người dân, thuộc các nhóm dân cư khác nhau khác nhau trong xã hội, như học ssinh, sinh viên, người trí thức, người lao động có nhận thức khá tốt về quyền hạn và trách nhiệm của bản thân khi chấp hành pháp luật, tham gia các mối quan hệ xã hội, ứng xử với môi trường. Tuy nhiên, trong những tình huống thực tế, học không thực hiện như những gì họ biết là cần phải làm. Tức là giữa nhận thức và hành vi vẫn có khoảng cách. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu yếu tố rèn luyện để trở thành thói quen. Thói quen được định hình và điều chỉnh từ quá trình xã hội hoá ở ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Ba mô trường này tham gia tích cực vào việc cung cấp kiến thức nhằm xây dựng ý thức công dân. Kiến nghị: cần có sự phối hợp tích cực, đồng bộ giữa các môi trường xã hội hoá. Gia đình và môi trường là hai môi trường quan trọng nhất. Cần đẩy mạnh hoạt dộng tuyên truyền các chính sách, pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội. Công trình có 149 trang, gồm 74 trang chính văn, 75 trang phụ lục. 33. Sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập trong việc phân loại rác tại nguồn tại quận 5 (MSĐT: 102T/05, CNĐT: Đỗ Xuân Biên, Ngày nghiệm thu: 26/5/2007, xếp loại: Khá) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập trong việc phân loại rác tại nguồn tại quận 5, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của lực lượng này. 2. Nội dung nghiên cứu: Trình bày tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn và chương trình phân loại rác tại nguồn tại quận 5, TPHCM. Vai trò của lực lượng thu gom rác dân lập trong việc phân loại rác tại nguồn tại quận 5. Thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại rác tại nguồn của bộ phận thu gom rác dân lập. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập trong việc phân loại rác tại nguồn. 3. Kết quả nghiên cứu - kiến nghị và giải pháp: Chương trình phân loại rác tại nguồn tại quận 5 có sự đóng góp quan trọng của lực lượng thu gom rác dân lập. Tuy nhiên công tác của những người này còn gặp nhiều khó Khăn do sự thiếu đồng bộ giữa các công đoạn thu gom, vận chuyển, việc thay đổi thời gian và thu nhập thấp. Kiến nghị: đồng bộ hoá quy trình kỹ thuật của các công đoạn thu gom, vận chuyển; tổ chức tốt hơn lực lượng thu gom rác dân lập; đảm bảo sự ổn định trong thu nhập của lực lượng này. Công trình 95 trang, gồm 64 trang chính văn, 31 trang phụ lục. 34. Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảm nghèo tại cộng đồng nông thôn tỉnh Kiên Giang theo phương pháp huy động sự tham gia của người dân (MSĐT: 82T/04, CNĐT: TS. Phạm Đức Trọng, Ngày nghiệm thu: 15/01/2007, Xếp loại: Khá). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tình trạng nghèo đói, sự phân tầng mức sống của cư dân và sự phân hoá giàu nghèo dưới tác động của sự biến đổi cơ cấu kinh tế – xã hội tại cộng đồng cư dân xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố 28 ảnh hưởng đến đời sống của mhóm cộng đồng dân cư này, quan đó nâng cao năng lực tự chủ trong giảm nghèo cho cán bộ và nhân dân. 2. Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu các quan điểm tiếp cận nghiên cứu về nghèo và nghèo nông thôn tại các cộng đồng nông thôn tại Việt Nam. Tiếp cận và phân tích các đặc điểm của cộng đồng dân cư tại xã Giục Tượng và những đặc điểm nhận dạng nghèo tại địa phương qua mức sống, thu nhập, nhận thức, Tìm hiểu khả năng tiếp cận, tham gia vào các chương trình giảm nghèo tại địa phương. Nhận định về tính hiệu quả trong việc sử dụng phương pháp huy động sự tham gia của người dân trong việc nâng cao năng lực giảm nghèo của các nhóm yếu thế trong cộng đồng. 3. Kết quả nghiên cứu - kiến nghị và giải pháp: Nông thôn và nông dân Việt Nam, trong dó có nông thôn và nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang chịu những tác động và đang có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội. Trước tình hình đó, người nghèo nông thôn đang chịu nhiều thiệt thòi. Để học có thể vươn lên, cần có sự trợ giúp từ chính sách của Nhà nước và các chương trình hỗ trợ. Công trình cung cấp những cơ sở khoa học góp phần giúp các địa phương trong hoạch định chính sách đối với người nghèo. Công trình dày 101 trang. 35. Quan niệm và thái độ của những đôi vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong đời sống hôn nhân gia đình (MSĐT: 13T/06, CNĐT: CN. Trần Thị Anh Thư, Ngày nghiệm thu: 30/7/2007; Xếp loại: Tốt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Tìm hiểu quan niệm, thái độ và ứng xử của những đôi vợ chồng trẻ về vấn đề bình đẳng giới trong đời sống hôn nhân gia đình. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu quan niệm về bình đẳng giới trong hôn nhân – gia đình; quan niệm và thái độ của vợ chồng trẻ về vai trò của giới trong gia đình; so sánh sự tương đồng và dị biệt trong quan niệm về bình đẳng giới giữa chồng – vợ; quan hệ giữa hạnh phúc – bình đẳng giới. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm có phần dẫn luận, phần nội dung và kết luận. Nội dung chính của công trình có hai chương. Chương 1 lược qua một số nghiên cứu về bình đẳng giới; chương 2 là kết quả nghiên cứu của tác giả. Trong chương 2, tác giả nêu: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu (giới tính, tuổi, học vấn; năm kết hôn; số con; nghề nghiệp; người quyết định hôn nhân); Cách thức tổ chức mái ấm trong gia đình trẻ (nơi ở, quản lý tài chính, quyền ra quyết định chi tiêu); Quan niệm về vai trò giới trong gia đình (quan niệm về vai trò sản xuất, tạo thu nhập; quan niệm về vai trò quán xuyến, chăm sóc gia đình; quan niệm về vai trò trụ cột); Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng (đời sống tình dục; mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn; quan niệm và hành vi ứng xử về bình đẳng giới). 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Đối tượng nghiên cứu của công trình là những đôi vợ chồng trẻ không quá 30 tuổi, lập gia đình từ 1-dưới 5 năm, sống tại TPHCM trên 10 năm. Tác giả đã sử dụng một số lý thuyết xã hội học kinh điển như lý thuyết về vai trò của G.H. Mead, thuyết về phân công lao động xã hội của E. Durkhiem, nhằm chứng minh: nhận thức và táhi độ ứng xử của ácc đôi vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình do các yếu tố xã hội tác động và nó có thể thay đổi trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Theo tác giả, bình đẳng giới và hạnh phúc có quan hệ mật thiết với nhau. Quan niệm và hành vi ứng xử của các đôi vợ chồng trẻ vẫn còn bị chi phối bởi quan niệm truyền thống.. Căn cứ và kết quả nghiên cứu, tác giả đề nghị: cần tăng cường các chương 29 trình tập huấn kỹ năng và kiến thức về hôn nhân gia đình cho các đôi vợ chồng trẻ; chuẩn hoá công tác truyền thông, đặc biệt là ở địa phương và nơi làm việc; cần chú ý cả hai phía (nam, nữ) khi tuyên truyền về bình đẳng giới, tránh một chiều (chỉ chú ý đỏi hỏi bình đẳng cho giới nữ). Kết quả nghiên cứu, nhất là phần phụ lục, với các bảng biểu thống kê, phỏng vấn sâu, biên bản toạ đàm là dữ liệu quý cho những nhà hoạch định chính sách xã hội. Đề tài có 348 trang (gồm 94 trang chính văn và 254 trang phụ lục). 36. Khảo sát chợ nhỏ tự phát gần các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP.HCM (MSĐT:32T07, CNĐT: CN. Trương Nguyễn Khải Huyền, Ngày nghiệm thu: 1/8/2008, Xếp loại: Tốt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu xu hướng hình thành, phát triển của loại hình chợ nhỏ tự phát phát triển quanh các KCX, KCN tại TPHCM, đề xuất các giải pháp để giải quyết thực trạng này. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Nêu xu hướng chung của việc hình thành các chợ nhỏ tự phát quanh các KCX, KCN tại TPHCM; - Thống kê số lượng và mô tả trường hợp điển hình là các chợ nhỏ quanh KCX Tân Thuận; - Đề xuất các hình thức giải quyết, quản lý các loại chợ này. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Tác giả đã vận dung khá nhuần nhuyễn các phương pháp điều tra xã hội học như thu thập thông tin sẵn có, quan sát tham dự, bảng hỏi, phỏng vấn sâu, xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS, do vậy kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy. Đề tài cung cấp thêm một nguồn thông tin cho các cơ quan có chức năng, các nhà hoạch định chính sách, Ban quản lý các KCX, KCN tại TPHCM và cả các tỉnh thành đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá về nhu cầu và tâm lý mua sắm của người dân, nhất là các nơi đang diễn ra mạnh mẽ quá trình đô thị hoá. Đề tài có 125 trang (gồm 102 trang chính văn và 23 trang phụ lục). 37. Đánh giá những tác động kinh tế - xã hội và đề xuất giải pháp giảm thiểu các hệ quả xã hội khi di dời hệ thống cảng trên song Sài Gòn (MSĐT: 26T07, CNĐT: CN. Phạm Thanh Thôi, Ngày nghiệm thu: 26/05/2008, Xếp loại: Tốt ) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hình thành và phân tích những đóng góp của của Cảng Sài Gòn trong quá trình phát triển đô thị TPHCM, dự báo, khuyến nghị nhằm góp phần giảm thiểu các hệ quả kinh tế - xã hội nảy sinh do sự di dời này. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm ba chương: Chương 1: Lịch sử phát triển của cảng biển trên sông Sài Gòn và chương trình quy hoạch di dời cảng biển trong tiến trình phát triển đô thị Sài Gòn – TPHCM; Chương 2: Những tác động kinh tế - xã hội đối với TPHCM khi thực hiện việc di dời Cảng Sài Gòn; Chương 3: Dự báo và xác định các nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu các hệ quả xã hội nảy sinh. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Công trình đã mô tả quá trình hình thành và phát triển Cảng Sài Gòn và dự báo những hệ quả tất yếu từ việc di dời cảng từ nội thành ra các địa bàn mới như Cát Lái, Hiệp Phước. Về khía cạnh kinh tế: việc di dời không ảnh hưởng đến vị trí, vai trò kinh tế của TPHCM. Cần nhanh chóng xây dựng Hiệp Phước thành cảng chính và gắn thương hiệu Cảng Sài Gòn cho nó. Về khía cạnh xã hội: việc di dời Cảng Sài Gòn đến Hiệp 30 Phước có tác động mạnh đến quy hoạch TPHCM. Cần gắn việc di dời với các chính sách kinh tế, xã hội, quản lý đô thị đi kèm. Công trình có 105 trang, gồm 85 trang chính văn, 20 trang phụ lục. 38. Những tồn tại trong quá trình giải toả. đền bù và tái định cư tại các công trình thủy lợi, thuỷ điện tỉnh Bình Phước (MSĐT: 29T07, CNĐT: ThS. Nguyễn Thị Kim Loan, Ngày nghiệm thu: 2/5/2008, Xếp loại: Khá) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những tồn tại trong quá trình di dời, giải toả và tái định cư tại các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Bình Phước; đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với người bị thu hồi đất. 2. Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu quá trình thực hiện dự án xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện tại Bình Phước và ảnh hưởng của những dự án này đối với đời sống của người dân, nhất là những người dân phải di dời nhà cửa, mất đất sản xuất; đề xuất những giải pháp nhằm ổn định cuộc sống người dân và phát triển bền vững. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Việc di dời, đền bù giải toả là việc làm tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Việc di dời làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, vì vậy cần có chính sách rõ ràng, công bằng, đồng bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác di dời, tái định cư cần được đào tạo để tránh những va chạm không đáng có trong quá trình thực hiện chủ trương. Sự phối hợp của chủ đầu tư và các ngành các cấp cần chặt chẽ hơn, đồng bộ hơn, đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng. Công trình cung cấp thêm cứ liệu cho các nhà hoạch định chính sách. Công trình dày 56 trang. Về lĩnh vực văn học, ngôn ngữ, giáo dục, báo chí, thư viện- thông tin học: 39. Lê Anh Xuân, nhà thơ chiến sĩ (MSĐT: 11T07, CNĐT: PGS.TS. Lê Tiến Dũng, Ngày nghiệm thu:10/05/2008; Xếp loại: Khá ). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp văn chương của nhà thơ Lê Anh Xuân nhằm khẳng định những đóng góp của nhà thơ liệt sĩ này đối với văn học Việt Nam hiện đại. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình có 3 chương giới thiệu một cách chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp văn học, cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân. Tác giả xác định cảm hứng chủ đạo trong thơ Lê Anh Xuân là tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi. Về nghệ thuật thơ của Lê Anh Xuân, tác giả phân tích dựa trên các góc độ: giọng điệu, ngôn ngữ thơ và thể loại. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Tác giả khẳng định “Lê Anh Xuân vụt qua như một ngôi sao hôm giữa bầu trời đầy khói lửa tất cả những điều ông để lại cho quê hướng, đất nước, gia đình, bạn bè, đồng đội và cả thơ ca đã làm cho chúng ta xúc động và tự hào. Có thể nói, Lê Anh Xuên là điển hình cho một thế hệ, một thời đại, một lớp người ra đi để bảo vệ tự do, độc lập cho Tổ Quốc” Công trình đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn chân thực về nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân. Đây là một tài liệu tốt cho sinh viên, giảng viên ngành Văn học. 31 Công trình dày 125 trang, gồm 110 trang chính văn, 15 trang phụ lục gồm hình ảnh, di bút của Lê Anh Xuân. 40. Xây dựng hệ thống chữ viết tiếng Stiêng và biên soạn Từ điển đối chiếu Stiêng – Việt, Việt – Stiêng (CNĐT: TS. Lê Khác Cường; Ngày nghiệm thu: 27/6/2008; Xếp loại: Khá). 1. Mục tiêu nghiên cứu: Tiếng Stiêng thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, nhóm Nam Bahnar. Trong các ngôn ngữ ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tiếng Stiêng ít được nghiên cứu. Tại Bình Phước, nơi quy tụ trên 70 ngàn người Stiêng sinh sống, nhu cầu về việc học tiếng Stiêng của cán bộ, viên chức người Việt, nhu cầu học tiếng Việt của bà con người Stiêng là rất bức bách. Việc chậm trễ trong nghiên cứu tiếng nói và xây dựng hệ thống chữ viết tiếng Stiêng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế, văn boá, giáo dục trong cộng đồng Stiêng. Công trình nghiên cứu để xây dựng hệ thống chữ viết và biên soạn 2 từ điển đối chiếu phục vụ các hoạt động chính trị, giáo dục, văn hoá của Bình Phươc. 2. Nội dung nghiên cứu: Công trình gồm 3 phần: phần 1: giới thiệu các hệ thống chữ viết tiếng Stiêng đã có trước đây và phương án chữ Stiêng mới; phần 2: biên soạn Từ điển đối chiếu Stiêng – Việt và Từ điển đối chiếu Việt – Stiêng bao gồm những từ ngữ cơ bản trong vốn từ tiếng Stiêng và tiếng Việt. Phương pháp sử dụng là phương pháp từ điển học. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Kết quả của công trình là hệ thống chữ viết mới của tiếng Stiêng theo nguyên tắc âm vị học, có xem xét kế thừa những điểm tích cực của các hệ thống chữ viết cũ và chú ý thích đáng đến hệ thống chữ Quốc ngữ cũng như sự tiện lợi trong đánh máy, in ấn. Ngoài hệ thống chữ viết là hai cuốn từ điển đối chiếu:Từ điển Stiêng – Việt trên 5000 mục từ, Từ điển Việt – Stiêng trên 7000 mục từ. Đây là cơ sở quan trọng để biên soạn sách dạy tiếng cho cán bộ, viên chức người Việt cũng như biên soạn sách giáo khoa, sách công cụ cho hoạt đông giáo dục song ngữ trong cộng đồng người Stiêng. Công trình gồm 794 trang, gồm 670 trang chính văn, 124 trang phụ lục là kỷ yếu hội thảo về tiếng Stiêng. 41. Hoạt động nghiệp vụ của một số cơ quan truyền thông ở TP.HCM, (MSĐT: 02T/06, CNĐT: ThS. Lê Thị Thanh Nhàn, Ngày nghiệm thu: 13/3/2008, Xếp loại: Tốt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của các cơ quan báo chí; vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong tòa soạn; qui trình làm ra một sản phẩm báo chí hoàn thiện (một tờ báo, một chương trình phát thanh, truyền hình; trang báo trực tuyến) với những công nghệ mới; những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với một phóng viên ở mỗi loại hình báo chí. Ngoài ra, công trình còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy các môn học như: Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí, Nhập môn báo in, Nhập môn truyền hình, Nhập môn phát thanh, Báo trực tuyến, Lao động phóng viên, Lao động biên tập viên... 2. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài có bốn chương. Chương 1: Báo Tuổi trẻ. Chương 2: Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM. Chương 3: Đài truyền hình TP.HCM. Chương 4: Tuoitreonline và Vietnamnet. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Nhóm tác giả chọn năm cơ quan báo chí lớn TP.HCM, đại diện 4 loại hình báo chí để nghiên cứu là: Tuổi trẻ (đại diện cho báo in), Tuoitreonline – TTO, Vietnamnet (đại 32 diện cho báo trực tuyến), HTV (đại diện cho truyền hình), Đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM (đại diện cho phát thanh). Công trình đã nghiên cứu cụ thể về hoạt động nghiệp vụ báo chí, giới thiệu công nghệ, kĩ thuật làm báo hiện đại đang được áp dụng tại các cơ quan báo chí nói trên; trình bày một cách chi tiết, trực quan cụ thể về lịch sử ra đời và những cột mốc phát triển quan trọng, cách phân cấp trong tổ chức quản lí, đường đi của tin tức từ kế hoạch đến khi ra thành phẩm; hoạt động tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên của năm cơ quan báo chí tiêu biểu; đồng thời làm rõ những nét đặc trưng trong nghiệp vụ báo chí ở cả bốn loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến, từ đó cho thấy những yêu cầu, đòi hỏi riêng đối với người làm báo ở các phương tiện truyền thông khác nhau. Đề tài có 70 trang và một đĩa phim (35 phút hình ảnh). 42. Khảo sát – đánh giá các website thư viện đại học trên địa bàn TP.HCM, (MSĐT: 02T07, CNĐT: ThS. Ninh Thị Kim Thoa, Ngày nghiệm thu: 17/4/2008, Xếp loại: Tốt) 1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu nội dung và tính khả dụng các website thư viện đại học TP.HCM hiện nay. Cụ thể là xác định công cụ và phương pháp đánh giá chất lượng website thư viện đại học phù hợp; trình bày hiện trạng, phân tích ưu và nhược điểm của 14 website thư viện đại học TP.HCM dưới góc độ nội dung và tính khả dụng; cuối cùng, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế của website thư viện đại học, nâng cao chất lượng các website. 2. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, đề tài có ba chương. Chương 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá các website thư viện đại học. Chương 2: Kết quả khảo sát các website thư viện đại học ở TP.HCM. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các website cho thư viện đại học ở TP.HCM. 3. Kết quả nghiên cứu – kiến nghị và giải pháp: Tìm ra các công cụ và phương pháp đánh giá website thư viện phù hợp; trình bày hiện trạng và có những đánh giá xác đáng về các website thư viện đại học ở Tp.HCM; cuối cùng đề xuất các ý kiến cao chất lượng nội dung và tính khả dụng của website thư viện tại TP.HCM một cách khả thi và hợp lý . Đề tài có 120 trang (gồm 114 trang chính văn và 6 trang phụ lục). 3. Thay lời kết: 3.1 Nhìn chung, Trường Đại học KHXH&NV trong giai đoạn 2006-2008 có nhiều đề tài có đóng góp về mặt lý luận, nghiên cứu cơ bản về KHXH&NV, đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn của địa phương và cả nước, đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ. Nhà trường đã đẩy mạnh toàn diện hoạt động NCKH cả về số lượng lẫn chất lượng các đề tài; nâng cao năng lực nghiên cứu của GV, NCS, HV cao học và SV; gắn hoạt động nghiên cứu với giảng dạy. Trường đã xây dựng và tham gia các chương trình khoa học trong lĩnh vực KHXH&NV và các lĩnh vực có liên quan của quốc gia, các đề tài nghiên cứu trọng điểm của ĐHQG TPHCM và các trung tâm/viện nghiên cứu của TPHCM và các địa phương phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại TPHCM, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Các công trình nghiên cứu ngày càng chú ý đến tính ứng dụng trên cả hai bình diện: lý thuyết và thực tiễn. Chất lượng khoa học các đề tài ngày càng cao: những đề tài giai đoạn 2002-2005 còn tản mạn, chưa bám sát thực tế, tính liên ngành yếu; nhưng những năm gần đây, các đề tài đã phục vụ tích cực cho hoạt động đào tạo, nhất là đào tạo 33 sau đại học, cũng như góp phần giải quyết vấn đề phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Số lượng đề tài cấp Nhà nước có khuynh hướng tăng mạnh (giai đoạn 2003- 2006 chỉ có một đề tài, năm 2007 có ba đề tài). Một điểm sáng của Trường là hoạt động khoa học của SV. Năm 2006 và 2007, số lượng giải thưởng SV NCKH cấp Bộ, cấp Thành mà SV Trường ĐH KHXH&NV đoạt được là 45 giải, thuộc loại cao nhất trong các trường ở địa bàn các tỉnh, thành phía Nam; trong số các đề tài đoạt giải, có 33 đề tài nghiên cứu về Nam Bộ (chiếm tỉ lệ 73%). 3.2 Định hướng nghiên cứu trong năm học 2009 -2010 chủ yếu vẫn là nghiên cứu những vấn đề KHXHNV khu vực Nam Bộ. Các đề tài ĐHQG 2009 đang chờ xét duyệt hầu hết đều liên quan đến Nam Bộ, chẳng hạn: Những đặc điểm về lối sống, nhận thức và tư duy của cộng đồng người Việt vùng Nam Bộ và những vấn đề cấp bách đặt ra trước con đường đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay (Trọng điểm ĐHQG 2009-2011), Văn học kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ 1945 – 1954 (Trọng điểm ĐHQG 2009-2011), Văn hóa người Việt miền Tây Nam Bộ (Trọng điểm ĐHQG 2009-2011), Tăng cường và nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng trong các hoạt động nâng cấp hạ tầng đô thị cấp ba – Trường hợp điển cứu tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ (ĐHQG 2009- 2011), Đặc điểm xuất phát và đặc trưng phát triển của Nam Bộ đi vào Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (ĐHQG 2009-2011), – (ĐHQG 2009-2011), Vai trò tôn giáo bản địa trong đời sống văn hoá của tín đồ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐHQG 2009- 2011), Tổ chức xã hội trong cộng đồng làng xã của người Việt Công giáo (Nghiên cứu hai cộng đồng công giáo di cư 1954 tại Nam Bộ: Hố Nai – Đông Nam Bộ và Cái Sắn – Tây Nam Bộ) (ĐHQG 2009-2011), Tiếng Hoa của người Hoa TP. HCM trong mối quan hệ giao lưu với tiếng Việt (ĐHQG 2009-2011), Hiện trạng sử dụng Internet trong việc khai thác và quảng bá thông tin của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM (ĐHQG 2009-2011) Trong chiến lược trung hạn 2007-2012 của Trường, nghiên cứu khoa học được xác định là một trong những trọng tâm nhằm xây dựng Trường ĐHKHXH&NV thành một trường đại học nghiên cứu. Về địa bàn nghiên cứu, tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu về Nam Bộ như chiến lược 2006-2010. Đến cuối năm 2012, Trường Đại học KHXH&NV sẽ đăng ký một chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp trọng điểm ĐHQG TPHCM nhằm tổng kết những vấn đề KHXHNV khu vực này. 3.3 Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động NCKH, thời gian tới, Trường ĐHKHXH&NV có những biện pháp như sau: - Cải tiến cơ chế xét duyệt đề tài KHCN theo hướng chú ý đến chất lượng khoa học - Huy động các nguồn lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học: Về nhân lực: Xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh; xây dựng ngân hàng đề tài, gắn kết NCKH với đào tạo ĐH và sau ĐH; trong đó nhóm nghiên cứu có vai trò là trung tâm gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo. Về tài chánh: Huy động nguồn kinh phí từ ĐHQG TPHCM, từ trường và từ các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong nước, kết hợp với nguồn kinh phí do các tổ chức phi chính phủ, các viện, tổ chức nghiên cứu, trường đại học của nước ngoài tài trợ hoặc hợp tác nghiên cứu. Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã dành một khoản kinh phí cho việc viết/xây dựng các dự án tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo. Trong năm 2009, Trường đã đăng ký 2 dự án: Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia (Bảo tàng Trường), Dự án xây dựng Phòng Nghiên cứu Ngữ âm thực nghiệm (Khoa Việt Nam học và Khoa Văn học & Ngôn ngữ). 34 - Ổn định hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, dần dần chuyển hướng Nhà trường theo hướng đại học nghiên cứu. Nâng chất hoạt động của Trung tâm cấp Bộ, cấp ĐHQG là Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam & Đông Nam Á, Trung tâm Hàn Quốc học làm đầu tàu cho các dự án quốc tế, chuẩn bị cho việc đề nghị ĐHQG TPHCM cho phép Trường thành lập Viện nghiên cứu vào năm 2010, tập trung các trung tâm nghiên cứu vào một tổ chức thống nhất. - Tăng cường mảng thông tin, công bố các công trình khoa học qua NXB, tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tạp chí KHXH&NV; tiếp tục tập hợp các bài viết tốt trên tạp chí KHXHNV của Trường để tuyển chọn vào bộ sách “Những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn”. - Thúc đẩy việc công bố các công trình trên các tạp chí khoa học: Trường có chính sách khen thưởng, hỗ trợ những cán bộ, viên chức có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước (200.000đ/bài) và quốc tế (3.000.000đ/bài). Đồng thời, Trường có thay đổi cách đánh giá đề tài: các đề tài nghiên cứu cơ bản phải tiến tới công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, đặc biệt là các đề tài cấp ĐHQG trọng điểm; tạo điều kiện thuận lợi để các đề tài được xuất bản thành giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo. 3.4. Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học giai đoạn 2007-2012 3.4.1 Mục tiêu: Đẩy mạnh toàn diện hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, cả về số lượng lẫn chất lượng các công trình; nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên, học viên sau đại học, sinh viên; gắn hoạt động nghiên cứu với giảng dạy; Xây dựng và tham gia các chương trình khoa học trong lĩnh vực KHXH&NV và các lĩnh vực có liên quan của quốc gia, các đề tài nghiên cứu trọng điểm của ĐHQG TPHCM và các trung tâm, viện nghiên cứu, của TPHCM và các địa phương phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại TPHCM, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, cũng như phục vụ thiết thực cho hoạt động đào tạo; Tăng cường hiệu quả ứng dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học trên cả hai bình diện: lý thuyết và thực tiễn. 3.4.2 Giải pháp: Đẩy mạnh hoạt động khoa học cả về chất lượng lẫn số lượng đề tài, chương trình, dự án; Thành lập và phát huy vai trò của các nhóm nghiên cứu những lĩnh vực thuộc thế mạnh truyền thống của Trường như Ngôn ngữ - Văn học; Lịch sử - Nhân học; Triết học - Xã hội học; Địa lý - Đô thị - Môi trường; Ngoại ngữ. Tạo điều kiện và phát huy tối đa năng lực nghiên cứu của các giáo sư đầu ngành; Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nước; Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu tại TPHCM và trong cả nước trong nghiên cứu khoa học, coi trọng mối quan hệ hợp tác với Trường ĐHKHXH&NV– ĐHQG Hà Nội nhằm chủ trì/tham gia các dự án nghiên cứu trọng điểm của quốc gia, quốc tế; tăng cường tìm kiếm các dự án nghiên cứu do các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài đặt hàng, tài trợ hoặc cùng thực hiện với các nhà khoa học quốc tế; Đa dạng hoá các sản phẩm khoa học, hình thức sinh hoạt khoa học; thúc đẩy việc công bố các công trình trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là các tạp chí khoa học của khu vực và quốc tế; Nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm nghiên cứu trong hoạch định chiến lược khoa học, đấu thầu các chương trình, dự án, đề tài các cấp có kinh phí lớn; Tập trung phát triển Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á và Trung tâm Hàn Quốc học trở thành trung tâm nghiên cứu cơ bản mạnh, làm nền tảng cho việc hình thành một Viện nghiên cứu vào năm 2010; Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học bằng các dự án trong nước và nước ngoài; Xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu cấp bộ môn đối với các bộ môn có nhu cầu. 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_lekhaccuong_2746_2067523.pdf
Luận văn liên quan