Ứng dụng công nghệ lên men trong sản xuất rượu vang

Đồng thời giúp khắc phục tình trạng chất lượng không ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm lên men theo lối tự nhiên. Sản xuất ra được những loại rượu vang có hương vị độc đáo,có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, sản xuất rượu vang là một công việc trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Rượu vang của từng vùng trên thế giới mang những hương vị rất đặc trưng khác nhau, đó là do quá trình sản xuất riêng của từng vùng, làm cho rượu vang phong phú về hương vị cũng như chủng loại.

ppt32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ lên men trong sản xuất rượu vang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o viªn h­íng dÉn: Ph¹m ThÞ TuyÕt Mai Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Duy Dòng Sinh viªn líp: K39 b¶o qu¶n chÕ biÕn n«ng s¶n Néi dung chÝnh Quy tr×nh s¶n xuÊt r­îu vang Mét sè lo¹i VSV trong c«ng nghÖ lªn men KÕt luËn Tµi liÖu tham kh¶o. I. Quy tr×nh s¶n xuÊt r­îu vang Nguyªn liÖu Röa NL Lµm dËp NL Lªn men chÝnh Lªn men phô Qu¸ tr×nh Ðp Qu¸ tr×nh läc và làm mịn Qu¸ tr×nh ñ Qu¸ tr×nh chiÕt rãt 3-5 ngµy 15-20 ngµy I.1. Nguyên liệu * Nguyên liệu chính dùng trong sản xuất là trái cây các loại. Tất cả các loại quả, nếu có đường, protid, vitamin, muối khoáng và không chứa nhiều chất độc hại cho nấm men đều có thể cho lên men và chế thành rượu vang. * Mỗi loại quả thì có cách xử lý bằng các phương pháp khác nhau và có thể bổ sung thên một số chất phụ gia khác. * Vậy cần phải lựa chọn loại quả thích hợp để đảm bảo lên men tốt cho chất lượng rượu vang tốt, hợp thị hiếu khách hàng và giá thành rẻ. Nho Táo I.2. Quá trình rửa và làm dập nguyên liệu * Quá trình rửa: mục đích làm sạch nguyên liệu trước khi chuyển qua công đoạn làm dập nguyên liệu. * Quá trình làm dập nguyên liệu: quả đem giã dập bằng cối sành, cối đá, hay cối gỗ. Tuyệt đối không dùng dụng cụ bằng sắt, đồng (vì nước quả chua sẽ công phá sắt, đồng, làm các ion này tan trong dịch quả, sau này gây kết tủa rượu, gây mất màu tự nhiên của rượu). Sau đó vắt lấy nước quả bằng tay, hay túi lọc bằng vải. Trường hợp lên men cả vỏ quả thì không cần lọc bỏ vỏ quả. I.3. Quá trình lên men. * Phần lớn hệ thống lên men rượu trên thế giới đều sử dụng phương pháp truyền thống. Phương pháp lên men truyền thống này đã chứng minh được hiệu quả cao và ổn định vì vậy rất ít nghệ nhân ứng dụng những phương pháp khác. * Trong quy trình lên men, có một yếu tố rất quan trọng mà các nghệ nhân chú tâm đạt tới đó là nhiệt độ. Khi lên men với nhiệt độ (15o đến 18o C) thì hương thơm của nho được bảo quản tuyệt đối. Với nhiệt độ (25o đến 35o C) sẽ đạt được hương vị của hoa nhiều hơn là hương vị của quả. Trong quá trình lên men để làm rượu vang trắng và vang nổ thì nhiệt độ lý tưởng nhất là 10o C và cho vang đỏ là 30oC. Quá trình lên men I.4. Quá trình ép Hơn một nửa lượng nước ép ra từ quả nho một cách dễ dàng không cần đến áp lực cao. Phần còn lại sẽ được ép ra từ hệ thống ép. Để làm rượu vang trắng nho sẽ được ép trước sau đó đưa lên hệ thống lên men. Còn rượu đỏ thì ngược lại, được đưa lên hệ thống lên men trước khi đưa vào hệ thống ép. Máy ép nho I.5. Quá trình lắng, lọc * Hệ thống lọc sẽ làm cho nước nho trong hơn. Rượu sau khi được lọc sẽ được chuyển qua bồn chứa sạch khác và quy trình lọc sẽ được thực hiện vài ba lần trong 6 tháng cho đến 3 năm trong quy trình làm rượu vang. * Hệ thống làm mịn sẽ lọc được các phần tử nhỏ nhất để rượu đạt được mầu trong suốt. Một phương pháp phổ biến nhất mà các nghệ nhân hay sử dụng là dùng lòng trắng trứng gà và đất sét. * Cũng như phương pháp lọc, phương pháp làm mịn có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình làm rượu vang. Thiết bị lắng, lọc I.5. Quá trình ủ. * Để rượu đạt được sự hài hòa và ổn định của mùi vị và chất lượng thì rượu phải được ủ nhằm làm cho khí ôxi tác động thật chậm. * Rượu vang ủ lạnh sẽ phải ủ lâu hơn rượu vang ủ ấm. * Rượu vang ủ trong bồn thép lớn sẽ phải ủ lâu hơn rượu vang để trong các bồn hoặc trong các thùng bằng gỗ. Thời gian là yếu tố quan trọng trong quy trình ủ. Thông thường rượu vang được ủ trong khoảng 3 đến 6 tháng hoặc 2 đến 3 năm. Hầm ủ rượu I.6. Quá trình chiết rót. * Quy trình vô chai không phức tạp nhưng đòi hỏi sự thận trọng để tránh sự ôxy hoá. Vệ sinh là yếu tố tất yếu để tránh nhiễm vi khuẩn chua và mọi vi khuẩn khác có hại đến con người. II. Một số VSV ứng dụng trong sản xuất rượu vang Để làm men rượu vang, người ta có thể sử dụng hai nguồn giống sau: Nguồn giống đã chuẩn bị dưới các dạng sau: * Dịch men giống: cấy từ ống giống thuần khiết qua khâu nhân giống các cấp, cấy vào dịch lên men với tỉ lệ giống cấy từ 3 - 10%. * Bánh men khô: cấy vào dịch lên men với tỉ lệ 15 - 20g/l dịch lên men. * Dịch lên men đang ở giai đoạn lên men mạnh, tỉ lệ 1/3 - 1/5 thể tích nồi lên men (lấy từ lần lên men trước). * Người ta hay sử dụng nguồn giống này đối với các chủng nấm men: Saccharomyces ellipsoideus, Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces oviformis, Torulopsis. Saccharomyces ellipsoideus Torulopsis Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces oviformis Quá trình lên men rượu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị của rượu vang. Nên trong quá trình lên men rượu cần quan tâm: * Yêu cầu lên men nhanh, lên men hết đường: khi cho lên men phải tạo điều kiện để cho men Saccharomyces hoạt động mạnh, nhanh, lên men hết đường. Trong quá trình lên men, con men hoạt động mạnh thì tiết ra một lượng lớn CO2 tạo thành đệm chắn không cho khuẩn nhất là khuẩn giấm xâm nhập và làm hỏng quả, mặt khác men khỏe men nhiều thì tiết ra những chất kháng sinh, ức chế các loại khuẩn khác nhất là khuẩn lactic có sẵn trong nước quả. Bản thân việc lên men tạo cồn ethylic cũng tạo điều kiện thuận lợi để quá trình lên men diễn biến bình thường * Nếu vì một nguyên nhân nào đó, men Saccharomyces ngừng hoạt động nửa chừng, còn lại đường khử, rất dễ bị khuẩn và các men dại phá hủy làm hỏng rượu. Vì vậy một trong những nguyên tắc kỹ thuật chế rượu vang quan trọng nhất là tạo điều kiện cho men Saccharomyces sinh sản nhanh, chuyển toàn bộ đường thành rượu trong thời gian ngắn nhất; sau khi đường đã chuyển hóa hết, lượng cồn etylic sản sinh đã cao thì khuẩn khó hoạt động Trong quá trình lên men cần chú ý một số điểm sau: * Hàm lượng đường: khi lên men phải tạo điều kiện để nấm men hoạt động mạnh, cho lên men nhanh, tiêu thụ hết đường. Vì vậy cần theo dõi hàm lượng đường thay đổi trong quá trình lên men. Nếu vì một lí do nào đó nấm men ngưng hoạt động, trong môi trường còn nhiều đường khử các vi sinh vật khác (không phải nấm men) phát triển dễ dàng, đưa đến thành phần rượu không còn như bình thường. * Nhiệt độ: nếu thực hiện lên men trong những thiết bị có dung tích lớn, người sản xuất phải đo nhiệt độ nhiều lần trong ngày, vì trong quá trình lên men nhất là ở giai đoạn đầu, quá trình lên men mạnh, sủi bọt nhiều, năng lượng tỏa ra nhiều, lúc ấy nhiệt độ cũng tăng lên nhiều. Quá trình lên men thích hợp với khoảng to = 20 - 30oC. Qua thực nghiệm và sản xuất, người ta thấy rằng: tốt nhất là từ đầu đến cuối quá trình cho lên men ở cùng một nhiệt độ. Độ nhiệt ổn định tuy ở mức khá cao to = 30oC, nhưng giữ ổn định liên tục vẫn tốt hơn là lúc đầu to = 20oC sau tăng lên 30oC. * Hàm lượng O2: mặc dù lên men rượu là một quá trình yếm khí nhưng nhất thiết trong giai đoạn đầu của quá trình lên men phải cho nước quả tiếp xúc với O2 không khí bằng cách sục khí. Giai đoạn sau cho lên men yếm khí. Trong lên men ở quy mô sản xuất nhỏ người ta cho lên men ở bình có miệng to và nút bình bằng nút bông. Khi lên men ở quy mô lớn, người ta sử dụng các nồi lên men hay các bể, khi đổ môi trường lên men vào phải để trống một thể tích thích hợp khoảng 1/3 - 1/5 thể tích nồi hay bể lên men. * Độ pH: men và khuẩn chỉ hoạt động trong những giới hạn pH nhất định. pH tối thích với Saccharomyces là 4 - 6. Độ pH nước quả thường từ 2,8 - 3,8 không phải là tối thích nhưng men vẫn hoạt động tốt còn khuẩn bị ức chế. Do đó người sản xuất hay dùng nước quả độ pH 3 - 4,5 không cản trở hoạt động của men nhưng, nếu vì những điều kiện khác không thuận lợi men ngừng hoạt động thì rượu cũng không bị khuẩn làm hỏng. * Chất kích thích men: Cũng như các sinh vật cao cấp, men cũng cần một số chất kích thích, trước hết là vitamin để sinh sản và hoạt động. Một số loài men có thể tổng hợp được những vitamin nhất định, những loại vitamin khác, men không tự tổng hợp được nếu không có sẵn nước quả thì men ngừng hoạt động. * Những chất ức chế hoạt động của men: Bản thân quá trình lên men là một quá trình tự ức chế. Theo dõi lên men, dù dựa trên chỉ tiêu nào: số lượng tế bào men, tỉ lệ đường còn lại, lượng cồn hình thành, người ta nhận thấy hoạt động của con men, sau một thời gian chuẩn bị, tăng nhanh, đạt mức tối đa, giảm dần rồi ngừng hẳn. Lí do lên men chậm dần lại là: hết thức ăn (đạm, muối khoáng,…) và trong môi trường hình thành ngày càng nhiều những chất ức chế hoạt động của men, trước hết là cồn etylic, chỉ cần một lượng nhỏ cũng làm giảm khả năng đồng hóa đạm hoặc ngừng hẳn của men. Khí CO2 chỉ có tác dụng ức chế khi lên men ở các bình nén, CO2 không thoát ra ngoài được. * Hàm lượng polyfenola cao cũng làm men hoạt động khó. Nhiều hóa chất cũng ức chế hoạt động của men và khuẩn, Nhà nước cho phép sử dụng acid sunfuro và acid sorbit để ức chế men ổn định rượu. * Rất có thể men tiết ra các chất kháng sinh trong điều kiện bất lợi như: nhiệt độ quá cao, thiếu oxy, và các chất kháng sinh này ức chế hoạt động ngay của bản thân nó, hoặc của các men khác và các khuẩn. III. Kết luận Qua tìm hiểu sơ bộ về quy trình sản xuất rượu vang , chúng ta thấy cần có trách nhiệm học và nghiên cứu kỹ hơn để góp phần làm phát triển những sản phẩm rượu vang trong nước, cũng như việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy vi sinh vật và ở đây là các chủng nấm men thuần khiết trong công nghệ sản xuất rượu vang, có quy mô lớn, có chất lượng cao, dủ sức cạnh tranh với các loại rượu nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời giúp khắc phục tình trạng chất lượng không ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm lên men theo lối tự nhiên. Sản xuất ra được những loại rượu vang có hương vị độc đáo,có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, sản xuất rượu vang là một công việc trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Rượu vang của từng vùng trên thế giới mang những hương vị rất đặc trưng khác nhau, đó là do quá trình sản xuất riêng của từng vùng, làm cho rượu vang phong phú về hương vị cũng như chủng loại. IV. Tài liệu tham khảo * Lương Đức Phẩm – Nấm men công nghiệp – NXB Khoa học và kĩ thuật * Trần Thị Thanh – Công nghệ vi sinh – NXB Giáo dục * Vũ Công Hậu – Sản xuất rượu vang trong gia đình – NXB Nông nghiệp * Tài liệu từ internet như wikipedia.org, vnexpress.vn, google.com.vn…..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptung_dung_cong_nghe_len_men_trong_san_xuat_ruou_vang_do_5686.ppt
Luận văn liên quan