Văn chính luận trung đại Việt Nam và trung quốc – tiếp biến và phát triển

Tần Thủy Hoàng mất đi, tiếng tăm uy vọng còn chấn động tới vùng biên viễn xa xôi. Vậy mà Trần Thiệp là con cháu của hạng cùng khổ dám lấy trứng vỡ làm cửa sổ, lấy dây thừng để buộc trục cửa, mang phận nô lệ cày ruộng, còn là một chiến binh điều đi giữ thành Ngư Dương, tài năng không qua người bình thường, đức hạnh tài năng không bằng Khổng Tử, Mặc Tử, giàu sang không bằng Đào Chu, Ỷ Đốn; xuất thân từ trong quân đội, lại đột nhiên dám khởi nghĩa nơi điền dã, suất lĩnh binh sĩ khốn đốn mệt mỏi, dẫn đầu mấy trăm người quay đầu lại đánh nhà Tần. Họ đồn hạ cây rừng làm vũ khí, nâng cao gậy trúc làm cờ trướng, bá tánh trong thiên hạ tụ đông như mây hợp, như tiếng vọng đáp lại lời gọi, vác theo lương thực, gấp gáp theo về như bóng theo hình. Anh hùng hào kiệt từ Hào Sơn về phía đông cũng đồng loạt nổi dậy lật đổ sự thống trị của nhà Tần.

pdf140 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn chính luận trung đại Việt Nam và trung quốc – tiếp biến và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẳng tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu; 身當國恥曾不為愧 Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý. 為邦國之將侍立夷宿而無忿心 Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm; 聽太常之樂宴饗偽使而無怒色 Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc. 107 或鬥雞以為樂或賭博以為娛 Hoặc đấu kê dĩ vi lạc; Hoặc đổ bác dĩ vi ngu. 或事田園以養其家 Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia; 或戀妻子以私於己 Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ. 修生產之業而忘軍國之務 Tu sinh sản chi nghiệp, nhi vong quân quốc chi vụ; 恣田獵之遊而怠攻守之習 Tứ điền liệp chi du, nhi đãi công thủ chi tập. 或甘美酒或嗜淫聲 Hoặc cam mỹ tửu; Hoặc thị dâm thanh. 脱有蒙韃之寇來 Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai, 雄雞之距不足以穿虜甲 Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp; 賭博之術不足以施軍謀 Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu. 田園之富不足以贖千金之軀 Ðiền viên chi phú, bất túc dĩ thục thiên kim chi khu; 妻孥之累不足以充軍國之用 Thê noa chi lụy, bất túc dĩ sung quân quốc chi dụng. 生產之多不足以購虜首 Sinh sản chi đa, bất túc dĩ cấu lỗ thủ; 獵犬之力不足以驅賊眾 Liệp khuyển chi lực, bất túc dĩ khu tặc chúng. 美酒不足以沈虜軍 Mỹ tửu bất túc dĩ trấm lỗ quân; 淫聲不足以聾虜耳 Dâm thanh bất túc dĩ lung lỗ nhĩ. 當此之時 我家臣主就縛 甚可痛哉 Ðương thử chi thời, Ngã gia thần chủ tựu phọc, Thậm khả thống tai! 不唯余之采邑被削 Bất duy dư chi thái ấp bị tước, 而汝等之俸祿亦為他人之所有 Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc vi tha nhân chi sở hữu; 不唯余之家小被驅 Bất duy dư chi gia tiểu bị khu, 而汝等之妻孥亦為他人之所虜 Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc vi tha nhân chi sở lỗ; 不唯余之祖宗社稷為他人之所踐侵 Bất duy dư chi tổ tông xã tắc, vi tha nhân chi sở tiễn xâm, 而汝等之父母墳墓亦為他人之所發掘 Nhi nhữ đẳng chi phụ mẫu phần mộ, diệc vi tha nhân chi sở phát quật; 不唯余之今生受辱 雖百世之下 臭名難洗 惡謚長存 Bất duy dư chi kim sinh thụ nhục, tuy bách thế chi hạ, xú danh nan tẩy, ác thụy trường tồn, 而汝等之家清 亦不免名為敗將矣 Nhi nhữ đẳng chi gia thanh, diệc bất miễn danh vi bại tướng hĩ! 108 當此之時汝等雖欲肆其娛樂得乎 Ðương thử chi thời, Nhữ đẳng tuy dục tứ kỳ ngu lạc, đắc hồ? 今余明告汝等 Kim dư minh cáo nhữ đẳng, 當以措火積薪為危 Đương dĩ thố hỏa tích tân vi nguy; 當以懲羹吹虀為戒 Đương dĩ trừng canh xuy tê vi giới. 訓練士卒習爾弓矢 Huấn luyện sĩ tốt; Tập nhĩ cung thỉ. 使 Sử 人人逄蒙家家后羿 Nhân nhân Bàng Mông; Gia gia Hậu Nghệ. 購必烈之頭於闕下 Cưu Tất Liệt chi đầu ư khuyết hạ; 朽雲南之肉於杲街 Hủ Vân Nam chi nhục ư cảo nhai. 不唯余之采邑永為青氈 Bất duy dư chi thái ấp vĩnh vi thanh chiên, 而汝等之俸祿亦終身之受賜 Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc chung thân chi thụ tứ; 不唯余之家小安床褥 Bất duy dư chi gia tiểu đắc an sàng nhục, 而汝等之妻孥亦百年之佳老 Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc bách niên chi giai lão; 不唯余之宗廟萬世享祀 Bất duy dư chi tông miếu vạn thế hưởng tự, 而汝等之祖父亦春秋之血食 Nhi nhữ đẳng chi tổ phụ diệc xuân thu chi huyết thực; 不唯余之今生得志 Bất duy dư chi kim sinh đắc chí, 而汝等百世之下芳名不朽 Nhi nhữ đẳng bách thế chi hạ, phương danh bất hủ; 不唯余之美謚永垂 Bất duy dư chi mỹ thụy vĩnh thùy, 而汝等之姓名亦遺芳於青史矣 Nhi nhữ đẳng chi tính danh diệc di phương ư thanh sử hĩ. 當此之時汝等雖欲不為娛樂得乎 Ðương thử chi thời, Nhữ đẳng tuy dục bất vi ngu lạc, đắc hồ! 今余歷選諸家兵法為一書名曰兵書要略 Kim dư lịch tuyển chư gia binh pháp vi nhất thư, danh viết Binh thư yếu lược. 汝等或能專習是書 受余教誨 是夙世之臣主也 Nhữ đẳng hoặc năng chuyên tập thị thư, thụ dư giáo hối, thị túc thế chi thần chủ dã; 或暴棄是書 違余教誨 是夙世之仇讎也 Hoặc bạo khí thị thư, vi dư giáo hối, thị túc thế chi cừu thù dã. 何則 Hà tắc? 109 蒙韃乃不共戴天之讎 Mông Thát nãi bất cộng đái thiên chi thù, 汝等記恬然不以雪恥為念 不以除凶為心 Nhữ đẳng ký điềm nhiên, bất dĩ tuyết sỉ vi niệm, bất dĩ trừ hung vi tâm, 而又不教士卒 是倒戈迎降 空拳受敵 Nhi hựu bất giáo sĩ tốt, thị đảo qua nghênh hàng, không quyền thụ địch; 使平虜之後 萬世遺羞 Sử bình lỗ chi hậu, vạn thế di tu, 上有何面目立於天地覆載之間耶 Thượng hữu hà diện mục lập ư thiên địa phú tái chi gian da? 故欲汝等明知余心 因筆以檄云 Cố dục nhữ đẳng minh tri dư tâm, Nhân bút dĩ hịch vân. Dịch nghĩa: Ta thường nghe chuyện: Kỷ Tín 紀 信 liều thân chịu chết thay cho vua Cao-đế; Do Vu 由 于 lấy mình đỡ ngọn giáo cho vua Chiêu-vượng; Dư Nhượng 豫 讓 nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái 申 蒯 chặt tay để cứu nạn cho nước; Kính Đức 敬 德 là một chức quan còn nhỏ, mà liều thân cứu vua Thái-tông được thoát vòng vây; Kiểu Khanh 杲 卿 là một bề tôi ở xa, mà kể tội mắng thằng Lộc Sơn 祿 山 là quân nghịch-tặc. Các bậc trung-thần nghĩa-sĩ ngày xưa, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả-sử mấy người ấy cũng cứ bo bo theo lối thường tình, chết già ở xó nhà thì sao cho lưu danh sử-sách đến nghìn muôn đời như thế được? Nay các ngươi vốn dòng vũ-tướng, không hiểu văn-nghĩa, nghe những chuyện cổ-tích ấy, nửa tin nửa ngờ, ta không nói làm gì nữa; ta hãy đem chuyện đời Tống, Nguyên mới rồi mà nói: Vương công Kiên 王 公 堅 là người thế nào? Tỳ-tướng của Vương công Kiên là Nguyễn văn Lập 阮 文 立 lại là người thế nào, mà giữ một thành Điếu-ngư[1] nhỏ mọn, chống với quân Mông-kha[2] kể hàng trăm vạn, khiến cho dân sự nhà Tống, đến nay còn đội ơn sâu. Đường ngột Ngại là người như thế nào? Tỳ-tướng của Đường ngột Ngại là Xích tu Tư lại là người thế nào, mà xông vào chỗ lam-chướng xa xôi, đánh được quân Nam-chiếu trong vài ba tuần, khiến cho quân-trướng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt. Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu-nhương, gặp phải buổi gian-nan này, trông thấy những ngụy-sứ đi lại rầm-rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình, đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ, lại cậy thế Hốt tất Liệt 忽 必 烈 mà đòi ngọc-lụa, ỷ thế Vân-nam- vương[3] để vét bạc vàng; của kho có hạn, lòng tham không cùng, khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau! Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm-tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh-quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì 110 cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với Vương công Kiên, Đường ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì. Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc-sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui-đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu-khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng, hoặc quyến-luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn-bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao cho đâm thủng được áo-giáp; mẹo cờ-bạc sao cho dùng nổi được quân-mưu; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, nước này trăm sự nghĩ sao; tiền-của đâu mà mua cho được đầu giặc; chó săn ấy thì địch sao nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết, tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai; khi bấy giờ chẳng những là thái-ấp của ta không còn, mà bổng-lộc của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia-quyến của ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi; mà gia-thanh của các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng nhục, đến lúc bấy giờ các ngươi dẫu muốn vui-vẻ, phỏng có được hay không? Nay ta bảo thật các ngươi: nên cẩn-thận như nơi củi lửa, nên giữ-gìn như kẻ húp canh, dạy-bảo quân-sĩ, luyện-tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công-danh. Chẳng những là thái-ấp ta được vững bền, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng-lộc; chẳng những là gia-quyến của ta được yên-ổn, mà các ngươi cũng đều được vui với vợ con, chẳng những là tiên-nhân ta được vẻ-vang, mà các ngươi cũng được phụng-thờ tổ-phụ, trăm năm vinh-hiển; chẳng những là một mình ta được sung-sướng, mà các ngươi cũng được lưu-truyền sử sách, nghìn đời thơm-tho; đến bấy giờ các ngươi dầu không vui- vẻ, cũng tự khắc được vui-vẻ. Nay ta soạn hết các binh-pháp của các nhà danh-gia hợp lại làm một quyển gọi là « Binh-thư yếu-lược ». Nếu các ngươi biết chuyên-tập sách này, theo lời dạy-bảo, thì mới phải đạo thần-tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy-bảo, thì tức là kẻ nghịch-thù. Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cùng ta, là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm-nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân-sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc, khiến cho sau trận Bình-lỗ[4] mà ta phải chịu tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt-mũi nào đứng trong trời đất nữa. Vậy nên ta phải làm ra bài hịch này để cho các ngươi biết bụng ta. Chú thích cuối trang 1. Điếu-ngư là tên núi, thuộc phủ Trùng-khánh tỉnh Tứ xuyên. 2. Mông-kha (Mungke) là vua Mông-cổ, anh Hốt tất Liệt. 3. Khi quân Mông-cổ lấy được đất Vân nam rồi, Hốt tất Liệt phong cho con là Hốt kha Kích là Vân-nam-vương. 4. Bình-lỗ là tên thành, nhưng sử cũ không chép rõ ở đâu và ai xây lên. Sách « Khâm-định Việt- sử » chép rằng theo bộ « Địa-dư-chí » của ông Nguyễn Trãi, thì đời nhà Lý có đào con sông Bình-lỗ để đi lên Thái-nguyên cho tiện. Vậy thành Bình-lỗ có lẽ ở vào hạt Thái-nguyên. Xem 111 lời dặn của Trần Hưng-đạo-vương thì thành Bình-lỗ này xây vào đời Đinh hay đời Tiền-Lê, rồi Lý thường Kiệt đời Lý đã đánh quân Tống ở đó. - "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?" Hưng Đạo Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!" quân Nam, và thảo bài Dụ chƣ tỳ tƣớng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường gọi là Hịch tƣớng sĩ 2. Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ Cũng như hầu hết các tác phẩm khác ở thời Lý Trần, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được vi Bài 4: Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi Phần chữ Hán: 平吳大告 代天行化皇上若曰。 蓋聞: 仁義之舉,要在安民, 弔伐之師莫先去暴。 惟,我大越之國, 實為文獻之邦。 山川之封域既殊, 南北之風俗亦異。 自趙丁李陳之肇造我國, 與漢唐宋元而各帝一方。 112 雖強弱時有不同 而豪傑世未常乏。 故劉龔貪功以取敗, 而趙禼好大以促亡。 唆都既擒於鹹子關, 烏馬又殪於白藤海。 嵇諸往古, 厥有明徵。 頃因胡政之煩苛。 至使人心之怨叛。 狂明伺隙,因以毒我民; 惡黨懷奸,竟以賣我國。 焮蒼生於虐焰, 陷赤子於禍坑。 欺天罔民,詭計蓋千萬狀; 連兵結釁稔惡殆二十年。 敗義傷仁,乾坤幾乎欲息; 重科厚歛,山澤靡有孑遺。 開金場塞冒嵐瘴而斧山淘沙, 採明珠則觸蛟龍而緪腰汆海。 擾民設玄鹿之陷阱, 殄物織翠禽之網羅。 昆虫草木皆不得以遂其生, 鰥寡顛連俱不獲以安其所。 浚生靈之血以潤桀黠之吻牙; 極土木之功以崇公私之廨宇。 州里之征徭重困, 閭閻之杼柚皆空。 決東海之水不足以濯其污, 罄南山之竹不足以書其惡。 神民之所共憤, 天地之所不容。 予: 113 奮跡藍山, 棲身荒野。 念世讎豈可共戴, 誓逆賊難與俱生。 痛心疾首者垂十餘年, 嘗膽臥薪者蓋非一日。 發憤忘食,每研覃韜略之書, 即古驗今,細推究興亡之理。 圖回之志, 寤寐不忘。 當義旗初起之時, 正賊勢方張之日。 奈以: 人才秋葉, 俊傑晨星。 奔走先後者既乏其人, 謀謨帷幄者又寡其助。 特以救民之念,每鬱鬱而欲東; 故於待賢之車,常汲汲已虛左。 然其: 得人之效茫若望洋, 由己之誠甚於拯溺。 憤兇徒之未滅, 念國步之遭迍。 靈山之食盡兼旬, 瑰縣之眾無一旅。 蓋天欲困我以降厥任, 故與益勵志以濟于難。 揭竿為旗,氓隸之徒四集 投醪饗士,父子之兵一心。 以弱制彊,或攻人之不備; 以寡敵眾常設伏以出奇。 114 卒能: 以大義而勝兇殘, 以至仁而易彊暴。 蒲藤之霆驅電掣, 茶麟之竹破灰飛。 士氣以之益增, 軍聲以之大振。 陳智山壽聞風而;褫魄, 李安方政假息以偷生。 乘勝長驅,西京既為我有; 選兵進取,東都盡復舊疆。 寧橋之血成川,流腥萬里; 窣洞之屍積野,遺臭千年。 陳洽賊之腹心,既梟其首; 李亮賊之奸蠹,又暴厥屍。 王通理亂而焚者益焚, 馬瑛救鬥而怒者益怒。 彼智窮而力盡,束手待亡; 我謀伐而心攻,不戰自屈。 謂彼必易心而改慮, 豈意復作孽以速辜。 執一己之見以嫁禍於他人, 貪一時之功以貽笑於天下。 遂靈宣德之狡童,黷兵無厭; 仍命晟昇之懦將,以油救焚。 丁未九月柳昇遂引兵猶邱溫而進, 本年十月木晟又分途自雲南而來。 予前既選兵塞險以摧其鋒, 予後再調兵截路以斷其食。 本月十八日柳昇為我軍所攻,計墜於支稜之野; 本月二十日柳昇又為我軍所敗,身死於馬鞍之山。 二十五日保定伯梁銘陣陷而喪軀, 二十八日尚書李慶計窮而刎首。 115 我遂迎刃而解, 彼自倒戈相攻。 繼而四面添兵以包圍, 期以十月中旬而殄滅。 爰選貔貅之士, 申命爪牙之臣。 飲象而河水乾, 磨刀而山石鈌。 一鼓而鯨刳鱷斷, 再鼓而鳥散麇驚。 決潰蟻於崩堤, 振剛風於稿葉。 都督崔聚膝行而送款, 尚書黃福面縛以就擒。 僵屍塞諒江諒山之途, 戰血赤昌江平灘之水。 風雲為之變色, 日月慘以無光。 其雲南兵為我軍所扼於梨花,自恫疑虛喝而先以破腑; 其沐晟眾聞昇軍所敗於芹站,遂躪藉奔潰而僅得脫身。 冷溝之血杵漂,江水為之嗚咽; 丹舍之屍山積,野草為之殷紅。 兩路救兵既不旋踵而俱敗, 各城窮寇亦將解甲以出降。 賊首成擒,彼既掉餓虎乞憐之尾; 神武不殺,予亦體上帝孝生之心。 參將方政,內官馬騏,先給艦五百餘艘,既渡海而猶且魂飛魄散; 總兵王通,參政馬瑛,又給馬數千餘匹,已還國而益自股慄心驚。 彼既畏死貪生,而修好有誠; 予以全軍為上,而欲民之得息。 非惟謀計之極其深遠, 蓋亦古今之所未見聞。 社稷以之奠安, 116 山川以之改觀。 乾坤既否而復泰, 日月既晦而復明。 于以開萬世太平之基, 于以雪天地無窮之恥。 是由天地祖宗之靈有, 以默相陰佑而致然也! 於戲! 一戎大定, 迄成無兢之功; 四海永清, 誕布維新之誥。 播告遐邇, 咸使聞知。 Phiên âm: Bình Ngô đại cáo Đại thiên hành hoá hoàng thượng nhược viết. Cái văn: Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân, Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo. Duy, ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Nam bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc, Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường nhược thì hữu bất đồng, Nhi hào kiệt thế vị thường phạp. Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại, Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong. Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan, Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải. Kê chư vãng cổ, Quyết hữu minh trưng. Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà. 117 Chí sử nhân tâm chi oán bạn. Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân; Ác đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc. Hân thương sinh ư ngược diệm, Hãm xích tử ư hoạ khanh. Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng; Liên binh kết hấn nẫm ác đãi nhị thập niên. Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỷ hồ dục tức; Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mi hữu kiết di. Khai kim trường tái mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa, Thái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải. Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh, Điển vật chức thuý cầm chi võng la. Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh, Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở. Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha; Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ. Châu lý chi chinh dao trọng khốn, Lư diêm chi trữ trục giai không. Quyết Đông Hải chi thuỷ bất túc dĩ trạc kỳ ô, Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác. Thần dân chi sở cộng phẫn, Thiên địa chi sở bất dung. Dư: Phấn tích Lam Sơn, Thê thân hoang dã. Niệm thế thù khởi khả cộng đới, Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh. Thống tâm tật thủ giả thuỳ thập dư niên, Thường đảm ngoạ tân giả cái phi nhất nhật. Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư, Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lý. Đồ hồi chi chí, Ngộ mị bất vong. Đương nghĩa kỳ sơ khởi chi thì, Chính tặc thế phương trương chi nhật. Nại dĩ: Nhân tài thu diệp, Tuấn kiệt thần tinh. Bôn tẩu tiên hậu giả ký phạp kỳ nhân, Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ. Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông; Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả. 118 Nhiên kỳ: Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương, Do kỷ chi thành thậm ư chửng nịch. Phẫn hung đồ chi vị diệt, Niệm quốc bộ chi tao truân. Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần, Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ. Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm, Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan. Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập; Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm. Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị; Dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kỳ. Tốt năng: Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo. Bồ Đằng chi đình khu điện xế, Trà Lân chi trúc phá hôi phi. Sĩ khí dĩ chi ích tăng, Quân thanh dĩ chi đại chấn. Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách, Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh. Thừa thắng trường khu, Tây Kinh ký vị ngã hữu; Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương. Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý; Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên. Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký kiêu kỳ thủ; Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi. Vương Thông lý loạn nhi phần giả ích phần, Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ. Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong; Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất. Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự, Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô. Chấp nhất kỷ chi kiến dĩ giá hoạ ư tha nhân, Tham nhất thì chi công dĩ di tiếu ư thiên hạ. Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm; Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi noạ tướng, dĩ du cứu phần. Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn binh do Khâu Ôn nhi tiến, Nản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân đồ tự Vân Nam nhi lai. Dư tiền ký tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kỳ phong, Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kỳ thực. Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế truỵ ư Chi Lăng chi dã; Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã An chi sơn. Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu, 119 Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế cùng nhi vẫn thủ. Ngã toại nghênh nhận nhi giải, Bỉ tự đảo qua tương công. Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi, Kỳ dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt. Viên tuyển tì hưu chi sĩ, Thân mệnh trảo nha chi thần. Ẩm tượng nhi hà thuỷ càn, Ma đao nhi sơn thạch khuyết. Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn, Tái cổ nhi điểu tán quân kinh. Quyết hội nghĩ ư băng đê, Chấn cương phong ư cảo diệp. Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản, Thượng thư Hoàng Phúc diện phọc dĩ tựu cầm. Cương thi tái Lượng Giang Lượng Sơn chi đồ, Chiến huyết xích Xương Giang Bình Than chi thuỷ. Phong vân vị chi biến sắc, Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang. Kỳ Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá phủ; Kỳ Mộc Thạnh chúng văn Thăng quân sở bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân. Lãnh Câu chi huyết chử phiếu, giang thuỷ vị chi ô yết; Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng. Lưỡng lộ cứu binh ký bất toàn chủng nhi câu bại, Các thành cùng khấu diệc tướng giải giáp dĩ xuất hàng. Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ; Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm. Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán; Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh. Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành; Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức. Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn, Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn. Xã tắc dĩ chi điện an, Sơn xuyên dĩ chi cải quan. Càn khôn ký bĩ nhi phục thái, Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh. Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ, Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ. Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu, Dĩ mặc tương âm hữu nhi trí nhiên dã. Ô hô! Nhất nhung đại định, 120 Hất thành vô cạnh chi công; Tứ hải vĩnh thanh, Đản bố duy tân chi cáo. Bá cáo hà nhĩ, Hàm sử văn tri. Dịch nghĩa: Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng. Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cỏi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi. Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thưà cơ gây hoạ Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây thù kết oán trải mấy mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trời. Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc. Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, 121 Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán, Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa? Nặng nề những nổi phu phen Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi ! Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được? Ta đây: Núi Lam sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đang mạnh. Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu, Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần, Nơi duy ác hiếm người bàn bạc, Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả. Thế mà: Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi. Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối. Phần vì giận quân thù ngang dọc, Phần vì lo vận nước khó khăn, Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Lúc Khôi Huyện quân không một đội. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng trí khắc phục gian nan. Nhân dân bốn cỏi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào. Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Trọn hay: 122 Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. Sĩ khí đã hăng Quân thanh càng mạnh. Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân. Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại, Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng. Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng. Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt, Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công. Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan. Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác, Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian. Bởi thế: Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau Lại thêm quân bốn mặt vây thành Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc Sĩ tốt kén người hùng hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch lá khô, Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, 123 Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật! Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân. Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen. Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ; Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn. Xa gần bá cáo, Ai nấy đều hay. 124 MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH LUẬN CỦA TRUNG QUỐC Bài 5: Luân Đài tội kỉ chiếu《輪台罪己詔》 Hán Vũ Đế 漢步帝 Nguyên văn: 前有司奏,欲益民賦三十助邊用,是重困老弱孤獨也。而今又請遣卒田輪台。輪台西於車師千余 裡,前開陵侯擊車師時,危須、尉犁、樓蘭六國子弟在京師者皆先歸,發畜食迎漢軍,又自發兵,凡 數萬人,王各自將,共圍車師,降其王。諸國兵便罷,力不能復至道上食漢軍。漢軍破城,食至多, 然士自載不足以竟師,強者盡食畜產,羸者道死數千人。朕發酒泉驢、橐駝負食,出玉門迎軍。吏卒 起張掖,不甚遠,然尚廝留其眾。曩者,朕之不明,以軍候弘上書言“匈奴縛馬前後足,置城下,馳言 „秦人,我若馬‟”,又漢使者久留不還,故興遣貳師將軍,欲以為使者威重也。古者卿大夫與謀,參以 蓍龜,不吉不行。乃者以縛馬書遍視丞相、御史、二千石、諸大夫、郎為文學者,乃至郡屬國都尉成 忠、趙破奴等,皆以“虜自縛其馬,不祥甚哉!”或以為“欲以見強,夫不足者視人有余。”《易》之卦 得《大過》,爻在九五,匈奴困敗。公軍方士、太史治星望氣,及太蔔龜蓍,皆以為吉,匈奴必破, 時不可再得也。又曰:“北伐行將,於鬴山必克。”卦諸將,貳師最吉。故朕親發貳師下鬴山,詔之必 毋深入。今計謀卦兆皆反繆。重合侯得虜候者,言:“聞漢軍當來,匈奴使巫埋羊牛所出諸道及水上以 詛軍。單於遺天子馬裘,常使巫祝之。縛馬者,詛軍事也。”又蔔“漢軍一將不吉”。匈奴常言:“漢極 大,然不能飢渴,失一狼,走千羊。” 乃者貳師敗,軍士死略離散,悲痛常在朕心。今請遠田輪台,欲起亭隧,是擾勞天下,非所以優 民也。今朕不忍聞。大鴻臚等又議,欲募囚徒送匈奴使者,明封侯之賞以報忿,五伯所弗能為也。且 匈奴得漢降者,常提掖搜索,問以所聞。今邊塞未正,闌出不禁,障候長吏使卒獵獸,以皮肉為利, 卒苦而烽火乏,失亦上集不得,後降者來,若捕生口虜,乃知之。當今務在禁苛暴,止擅賦,力本農 ,修馬復令,以補缺,毋乏步備而已。郡國二千石各上進畜馬方略補邊狀,與計對。 (征和四年)三月,上耕於鉅定。還,幸泰山,修封。庚寅,祀於明堂。癸巳,禪石閭,見群臣 ,上乃言曰:“朕即位以來,所為狂悖,使天下愁苦,不可追悔。自今事有傷害百姓,糜費天下者,悉 罷之”。田千秋曰:“方士言神仙者甚眾,而無顯功,臣請皆罷斥遣之!”上曰:“大鴻臚言是也。”於是 悉罷諸方士候神人者。是後上每對群臣自嘆:“向時愚惑,為方士所欺。天下豈有仙人,盡妖妄耳!節 食服藥,差可少病而已”。 Dịch nghĩa: Chiếu tự trách tội ở Luân Đài Trước đây, có quan dâng tấu chương xin tăng thuế, mỗi người dân nộp thêm 30 tiền để tăng gia phòng bị biên thùy. Làm thế rõ ràng đã tăng thêm gánh nặng cho người già yếu cô độc. Nay lại có tấu chương xin phái binh đến Luân Đài khai hoang đồn điền. Luân Đài cách Xa Sư về phía tây hơn 1000 dặm, trước đây khi Khai Lăng Hầu đánh chiếm Xa Sư, con cháu của 6 nước gồm Nguy Tu, Úy Lê, Lâu Lan ở kinh sư đều lần lượt dẫn binh về tây tham chiến, vận tải lương thảo tiếp ứng quân Hán, quốc vương tự mình phát binh hơn vạn người, thống ngự tướng soái công phá thành Xa Sư, ép vua Xa Sư phải quy hàng, giành được thắng lợi.Mặc dù trong thành lương thực sung túc, nhưng binh sĩ không cách nào mang hết lương thực ban sư hồi triều, người mạnh khỏe thì dốc hết sức có thể, người bệnh 125 yếu chết trên đường hết mấy ngàn người. Trẫm phái đội lừa và lạc đà của Tửu Tuyền ra ải Ngọc Môn hộ tống quân lương, nghênh tiếp quân đội, nhưng binh sĩ trở về đến Trương Dịch không nhiều, rất đông người không trở về được. Trẫm từng nhất thời hồ đồ, tin theo tấu thư của một quân hầu tên Hoằng, rằng người Hung Nô trói chặt bốn chân ngựa quăng xuống dưới thành, bảo là tặng ngựa cho nhà Hán ta. Hung Nô từng bắt nhốt sứ giả Hán triều không cho trở về, nên mới phái Nhị sư tướng quân Lý Quảng Lợi cất binh chinh phạt, giữ gìn sự uy nghiêm của sứ Hán. Ngày trước, các quan đại phu dâng tấu chương, vua đều gieo quẻ dò xét ý trời, không có điềm lành thì tuyệt không thể thi hành. Vì thế, Nhị sư tướng quân lần này trước khi xuất binh, trẫm đã trưng cầu ý kiến của đại thần trong triều, cùng với quận quốc các nơi như Đô úy Thành Trung, Triệu Phá Nô. Mọi người đều cho rằng: “Người Hung Nô trói chân chiến mã của mình, đó là điềm xấu lớn nhất của họ”; có người thì cho rằng: “Người Hung Nô muốn phô bày sự cường thịnh trước mặt Hán triều, cố ý bảo rằng sức mạnh có thừa đầy thôi”. Các phương sĩ bói toán và chiêm tinh gia trong triều đều cho rằng Nhị sư tướng quân xuất chinh “điểm lành rõ ràng, Hung Nô ắt bại, chẳng mất thời cơ”, còn bảo: “Phái Nhị sư tướng quân lãnh binh bắc phạt, đến Phũ Sơn là giành chiến thắng”. Quẻ bói bảo phái Nhị sư tướng quân tác chiến là phù hợp nhất, nên trẫm mới phái Lý Quảng Lợi lãnh binh xuất chinh, còn nhắc ông ta thận trọng khi vào đất Hung Nô. Nhưng ai ngờ, những lời cầu thần bói toán hoàn toàn trái với hiện thực. Tù binh Hung Nô bị quân Hán bắt được cho biết rằng: “Người Hung Nô nghe nói quân Hán sắp đến, bèn phái pháp sư phá hết các con đường trâu dê đi, lắp hết giếng nước, chửi rủa quân Hán. Lúc Đan Vu gửi đến vua Hán áo cừu ngựa tốt, bèn cho pháp sư cầu nguyện vận lành cho Hung Nô. Người Hung Nô mới trói chân ngựa chiến là để nguyền rủa quân Hán, còn bói được rằng: „Quân Hán có một vị tướng lĩnh vận mệnh bất lợi‟. Người Hung Nô lại nói: „Hán triều tuy lớn mạnh, nhưng người Hán không chịu đựng được đói khát trong sa mạc. Hung Nô thả ra một con sói, quân Hán đã tổn thất một nghìn con dê rồi‟”. Đợi đến khi Lý Quảng Lợi binh bại, các tướng sĩ lớp bị giết chết, lớp bị bắt làm tù binh, tất cả khiến trẫm đau xót khôn cùng. Hôm nay các ông Tang Hoằng Dương dâng tấu chương xin phái quân binh đến Luân Đài khẩn hoang lập đồn điền, xây dựng thành lũy ngăn giặc, việc này nhọc dân tốn của, không phải ý kiến hay vỗ an bá tánh, trẫm không thể chuẩn tấu. Đại Hồng Lư kiến nghị chiêu mộ phạm nhân phong hầu tưởng thưởng, nhân cơ hội tiễn sứ giả Hung Nô về nước, hành thích vua Đan Vu của Hung Nô, giải tỏa mọi oán hận của ta, việc này ngay cả ngũ bá thời Xuân Thu cũng không làm, huống chi Hung Nô sẽ lục soát người Hán đầu hàng họ, khảo tra tỉ mỉnhững điều tù nhân người Hán biết. Nay đang lúc biên thùy phòng bị chưa chắc chắn, trong cung người tùy tiện ra vào, quan hầu phòng thủ biên cương chuyên sai khiến binh sĩ săn bắn lấy thịt ăn, binh sĩ lao khổ mà lơi lỏng đốt lửa báo hiệu, những tù binh còn sống sót chạy về đều biết việc này. Nay nhiệm vụ quan trọng nhất là quan lại các cấp không được đối xử hà khắc bạo người với bá tánh, phế bỏ mọi pháp lệnh muốn tăng thuế, cổ vũ bá tánh dốc sức sản xuất nông nghiệp, khôi phục pháp lệnh miễn lao dịch thuế má cho người nuôi ngựa dùng cho đất nước, lấy đó bổ sung cho chiến mã bị khuyết tổn, khiến cho quân bị của đất nước không suy yếu. Các quận quốc có quan viên từ hai ngàn thạch trở lên cần có kế hoạch huấn luyện ngựa tốt và bổ sung vật tư cho biên giới. Cuối năm dâng báo cáo công vụ cả năm lên cho triều đình. Tháng 3 năm Chinh Hòa thứ 4, Hán Vũ Đế đích thân đến huyện Cự Định cày ruộng. Trên đường hồi kinh tuần du Thái Sơn, mở rộng đàn tế trời. Ngày 26 năm Canh Dần, tiến hành nghi thức tế tự tại minh đường, ngày 29 năm Ất Tỵ ở núi Thạch Lư tế thần đất, tiếp kiến quần thần, Hán Vũ Đế truyền rằng: “Trẫm từ tức vị tới nay, làm nhiều chuyện cuồng vọng trái lẽ, khiến người trong thiên hạ sầu khổ, trẫm hối hận không kịp. Từ nay về sau, phảm những việc tổn hại cho bá tánh, lãng phí tài lực trong thiên hạ đều bỏ đi!” Điền Thiên Thu tâu rằng: “Rất nhiều đều bàn luận về chuyện thần tiên, 126 không có công lao gì rõ ràng, cầu xin hoàng thượng bãi chức giải tán”. Hán Vũ Đế bảo: “Ông Đại hồng lư nói phải!” Thế là các phương sĩ cầu thần tiên đều bị bãi chức. Từ đó về sau, Hán Vũ Đế thường tự than trước mặt quần thần rằng: “Ta ngày trước ngu muội, bị bọn phương sĩ lường gạt. Trong thiên hạ làm gì có thần tiên, toàn là bọn dối trá! Thế nên ta tiết chế ăn uống, ít dùng dược liệu quý, nhờ đó mà ít bị sinh bệnh đó thôi”. Chú thích: Luân Đài tội kỉ chiếu của Hán Vũ Đế là văn kiện chính thức tự phê bình mình của hoàng đế. Bài chiếu này là tài liệu xưa nhất có nội dung phong phú và được bảo tồn hoàn chỉnh trong lịch sử Trung Quốc. Về sau, mỗi khi triều đình gặp phải khủng hoảng, quốc gia chịu đựng thiên tai nhân họa, chính quyền lâm vào cảnh nguy nan thì nhà vua ban bố “tội kỉ chiếu” (chiếu vạch tội chính mình) để tiến hành phản tỉnh, kiểm điểm và khiển trách sai lầm, tội lỗi của chính bản thân mình. Việc ban bố Luân Đài tội kỉ chiếu, khiến cho phương châm thống trị của nhà Hán có sự thay đổi, bắt đầu bước vào quỹ đạo khoan thư sức dân, xem trong phát triển kinh tế, nhờ đó thoát khỏi cục diện nhanh chóng bại vong của nhà Tần. 127 Bài 6: Lƣu Hầu Luận 《留侯論》 Tô Thức 蘇軾 Nguyên văn: 古之所謂豪傑之士者,必有過人之節,人情有所不能忍者,匹夫見辱,拔劍而起,挺身而鬥,此 不足為勇也。天下有大勇者,卒然臨之而不驚,無故加之而不怒,此其所挾持者甚大,而其志甚逺也 。 夫子房受書於圯上之老人也,其事甚怪,然亦安知其非秦之世有隠君子者出而試之,觀其所以, 微見其意者,皆聖賢相與警戒之意,而世不察,以為鬼物,亦已過矣!且其意不在書,當韓之亡,秦 之方盛也,以刀鋸鼎鑊,待天下之士,其平居無罪夷滅者不可勝數,雖有賁育,無所復施。夫持法太 急者,其鋒不可犯,而其勢未可乘,子房不忍忿忿之心,以匹夫之力,而逞於一擊之間。當此之時, 子房之不死者,其間不能容發,蓋亦已危矣!千金之子不死於盜賊何者?其身之可愛,而盜賊之不足 以死也。子房以蓋世之才,不為伊尹太公之謀,而特出於荊軻、聶政之計,以僥幸於不死,此圯上之 老人所為深惜者也。是故倨傲鮮腆而深折之,彼其能有所忍也,然後可以就大事。故曰孺子可敎也。 楚莊王伐鄭,鄭伯肉袒牽羊以逆。莊王曰:其君能下人,必能信用其民矣!遂舍之。勾踐之困於?稽, 而歸臣妾於呉者,三年而不倦。且夫有報人之志而不能下人者,是匹夫之剛也,夫老人者以為子房才 有余而憂其度量之不足,故深折其少年剛鋭之氣,使之忍小忿而就大謀,何則?非有生平之素,卒然 相遇於草野之間,而命以僕妾之役,油然而不怪者,此固秦皇之所不能驚,而項籍之所不能怒也。觀 夫髙祖之所以勝,而項籍之所以敗者,在能忍與不能忍之間而已矣。項籍唯不能忍,是以百戰百勝而 輕用其鋒;髙祖忍之,養其全鋒而待其斃。此子房敎之也。當淮陰破齊而欲自王,髙祖發怒,見於詞 色,由此觀之,猶有剛強不忍之氣,非子房其誰全之?太史公疑子房,以為魁梧竒偉而其狀貌乃如婦 人女子,不稱其志氣,嗚呼!此其所以為子房歟! Dịch nghĩa: Thời xưa, người tự xưng là chí sĩ hào kiệt nhất định phải có khí độ tiết tháo vượt hẳn người thường. Người thường gặp phải chuyện không thể nhẫn nhịn thì rút kiếm lao vào giao đấu, đây không phải là thật sự dũng cảm. Trong thiên hạ có người đại trí đại dũng, gặp chuyện đột ngột xảy ra ngoài ý muốn không chút kinh hoảng, vô duyên vô cớ lăng nhục cũng không khiến họ nổi giận, đó là bởi vì cái mộng họ ôm ấp vô cùng to lớn, chí hướng đặc biệt cao xa. Có chuyện Trương Lương ở đấ Kỉ được một ông lão tặng cuốn binh thư, việc này quả thực quá kì lạ. Há đó không phải là bậc quân tử ẩn cư thời Tần có ý thử thách Trương Lương sao? Thấy họ mỗi người đề có thâm ý không tiện nói rành, bậc đại trí với nhau mới suy xét dò đoán được. Người thế tục xem ông lão đất Kỉ như quỷ thần thì đã sai lầm rồi, còn xem dụng ý của ông lão là ban sách cho Trương Lương thì lại càng không đúng. Đương lúc nước Hàn diệt vong, nước Tần đang ở vào thế cường thịnh, vua Tần dùng bao loại hình phạt tàn khốc như dao, cưa, đỉnh, vạc để đối phó với người tài trong thiên hạ. Bình thường giết người vô cớ, số thật không thể nào đếm hết được. Lúc đó dù có các dũng sĩ như Mạnh Phần, Hạ Dục thời xưa thì cũng không cách nào thi triển được bản lĩnh. Người giống Tần Thủy Hoàng thi hành hình pháp nghiêm ngặt gấp gáp như vậy, mũi dao của họ khó mà che chắn được, nhưng đợi đến khi hắn mệt mỏi thì có thể thừa cơ phản kích. Vậy mà chàng trai Trương Lương lại không nhịn được phẫn nộ nhất thời, muốn dùng sức của bản thân mặc sức đối chọi với khiên giáp. Trương Lương dù may mắn thoát chết, nhưng thực tế thì khoảng cách sinh tử 128 mong manh hơn cả sợi tóc, sao lại lao vào nguy hiểm như thế chứ! Con cháu của quý tộc, không muốn chết trong tay bọn đạo tặc, đó là vì sao? Vì họ hiểu được giá trị của sự sống, không thèm tranh đấu với chúng mà chết đi. Giống như Trương Lương là anh tài cao hơn mọi người, không giống như Y Doãn và Khương Thái Công mưu sâu nghĩ xa, chỉ có kế nhỏ là dùng thích khách như Kinh Kha và Niếp Chính, mưu toan may mắn bảo toàn tính mạng. Đây chính là chỗ ông lão đất Kỉ tiếc hận sâu xa dùm cho ông ta. Vì thế, ông lão mới cố tình thể hiện tư thái vô lễ cao ngạo trước mặt Trương Lương, khiến ông ta bực mình nổi giận, nếu có thể nhẫn nhịn được mới mong có thể thành tựu được đại nghiệp. Trương đã nhẫn nhịn được, nên ông già mới bảo: “Tiểu tử này có thể dạy bảo đây!” Sở Trang Vương thời Tuyên Công năm thứ 12 thảo phạt nước Trịnh, Trịnh Nhương Công cởi trần để lộ nửa người dắt dê đến nghênh tiếp biểu lộ sự thần phục. Sở Trang Vương nói: “Vua của một nước có thể hạ thấp mình tôn người đến thế, bá tánh ắt sẽ tin phục mà đem mạng sống phò tá ông ta. Thế là Sở Trang Vương hạ lệnh lui binh giảng hòa. Việt Vương Câu Tiễn bị Ngô Vương Phù Sai vây khốn ở núi Cối Kê, bị bức đến nỗi phải mang vợ mình đến nước Ngô làm con tin, suốt 3 năm không biểu lột chút bất mãn uất hận nào. Trương Lương thuở thiếu thời tuy có chí lớn phục thù, nhưng không thể hạ mình tôn người, đó chẳng qua chỉ là cái dũng mãnh của kẻ phàm phu tục tử. Ông lão ở đất Kỉ đó cho rằng Trương Lương tài trí có dư, nhưng lo lắng Trương không có sức chịu đựng, nên mới cố tình khiêu khích tính khí bộc trực cứng rắn của người trẻ tuổi, khiến Trương có thể chịu đựng cơn giận không đáng là gì kia, mà thực hiện mưu lược thâm viễn của mình. Ông lão đất Kỉ và Trương Lương bình sinh vốn không quen biết, đột nhiên gặp nhau nơi hoang dã, lại ngạo mạn ra lệnh Trương Lương làm thay ông chững chuyên kẻ nô bộc làm, mà Trương Lương lại mười phần thản nhiên không ngại, không biểu lộ chút phẫn nộ ngại ngần gì. Điều này chứng minh Trương Lương đã trưởng thành, Tần Thủy Hoàng không thể xem thường mưu lược của Trương mà hành xử manh động, Hạng Vũ cũng không cách nào chọc giận Trương chui đầu vào chốn mạo hiểm. Giờ xem Lưu Bang và Hạng Vũ tranh đoạt thiên hạ, cuối cùng sở dĩ Lưu Bang toàn thắng, Hạng Vũ thất bại đều bởi do một đằng biết chịu đựng, một đằng không biết nhẫn nhục mà thôi. Chính vì Hạng Vũ không biết nhẫn nại, dù cho trên đời không còn địch thủ, nhưng Hạng dùng vũ lực theo tính khí nóng nảy nên chung quy thất bại. Lưu Bang biết cẩn trọng nhẫn nhịn để bảo toàn thực lực, phát triển quân đội, đời thời cơ đến mà tiêu diệt Hạng Vũ. Đầy hoàn toàn là mưu lược của Trương Lương hiến cho ông ta. Đang lúc Hoài Âm Hầu Hàn Tín đoạt lấy đất Tề, xin Lưu Bang phong cho Hàn làm Giả Vương, Lưu Bang nổi giận, lập tức thể hiện ra sắc mặt và lời nói. Từ đây có thể thấy, Lưu Bang vẫn không giỏi nhẫn nại, nếu không có Trương Lương kịp thời ngăn cản thì rốt cuộc làm sao Lưu có thể giành được thắng lợi chứ? Tư Mã Thiên từng tưởng tượng Trương Lương là nhân vật cao lớn kì dị, sau mới biết tướng mạo Trương giống đàn bà con gái, cảm thấy tướng mạo với chí hướng khí tiết của Trương hoàn toàn khác xa. Kỳ thực đây chính la chỗ hơn người của Trương Lương. 129 Bài 7: Quá Tần luận 過秦論 Giả Nghị 賈誼 Nguyên văn 秦孝公據殽函之固,擁雍州之地,君臣固守以窺周室,有席卷天下,包舉宇內,囊括四海之意, 並吞八荒之心。當是時也,商君佐之,內立法度,務耕織,修守戰之具,外連衡而鬥諸侯。於是秦人 拱手而取西河之外。 孝公既沒,惠代、步、昭襄蒙故業,因遺策,南取漢中,西舉巴、蜀,東割膏腴之地,北收要害 之郡。諸侯恐懼,會盟而謀弱秦,不愛珍器重寶肥饒之地,以致天下之士,合從締交,相與為一。當 此之時,齊有孟嘗,趙有平原,楚有春申,魏有信陵。此四君者皆明智而忠信,寬厚而愛人,尊賢而 重士,約從離衡,兼韓、魏、燕、楚、齊、趙、宋、衛、中山之眾。於是六國之士,有寧越、徐尚、 蘇秦、杜赫之屬為之謀;齊明、周最、陳軫、召滑、樓緩、翟景、蘇厲、樂毅之徒通其意;吳起、孫 臏、帶佗、倪良、王廖、田忌、廉頗、趙奢之倫制其兵。嘗以十倍之地,百萬之師,叩關而攻秦。秦 人開關延敵,九國之師,逡巡而不敢進。秦無亡矢遺鏃之費,而天下諸侯已困矣。於是從散約敗,爭 割地而賂秦。秦有余力而制其弊,追亡逐北,伏屍百萬,流血漂櫓;因利乘便,宰割天下,分裂山河 。強國請服,弱國入朝。 延及孝代王、莊襄王,享國之日淺,國家無事。及至始皇,奮六世之余烈,振長策而御宇內,吞 二周而亡諸侯,履至尊而制六合,執敲撲而鞭笞天下,威振四海。南取百越之地,以為桂林、像郡, 百越之君,俛首系頸,委命下吏。乃使蒙恬北築長城而守藩籬,卻匈奴七百余裡;胡人不敢南下而牧 馬,士不敢彎弓而報怨。 於是廢先王之道,焚百家之言,以愚黔首;隳名城,殺豪傑;收天下之兵,聚之鹹陽,銷鋒鏑, 鑄以為金人十二,以弱天下之民。然後踐華為城,因河為池,據億丈之城,臨不測之淵以為固。良將 勁弩守要害之處,信臣精卒陳利兵而誰何。天下已定,始皇之心,自以為關中之固,金城千裡,子孫 帝王萬世之業也。 秦王既沒,余威震於殊俗。陳涉,甕牖繩樞之子,甿隸之人,而遷徒也,才能不及中人,非有仲 尼,墨翟賢,陶朱、猗頓之富;躡足行伍之間,而倔起阡陌之中,率疲弊之卒,將數百之眾,轉而攻 秦;斬木為兵,揭竿為旗,天下雲集響應,贏糧而景從。山東豪俊遂並起而亡秦族矣。 且夫天下非小弱也,雍州之地,殽函之固,自若也。陳涉之位,非尊於齊、楚、燕、趙、韓、魏 、宋、衛、中山之君也;鉏耰棘矜,非銛於鉤戟長鎩也;謫戍之眾,非抗於九國之師也;深謀遠慮, 行軍用兵之道,非及向時之士也。然而成敗異變,功業相反也。試使山東之國與陳涉度長絜大,比權 量力,則不可同年而語矣。 然秦以區區之地,致萬乘之勢,序八州而朝同列,百有余年矣;然後以六合之家,殽函為官;一 夫作難而七廟隳,身死人手,為天下笑者,何也?仁義不施而攻守之勢異也。 Dịch nghĩa: 130 Tần Hiếu Công chiếm cứ những nơi hiểm yếu như Hào Sơn, cửa ải Hàm Cốc, gồm thâu một dải Ung Châu rộng lớn như vậy. Quân thần nước Tần cố thủ lấy để dò xét vương triều nhà Chu, có ý đồ thôn tính thiên hạ, chiếm lĩnh lãnh thổ, khống chế cả nước, có dã tâm thôn tính hết tám phương. Vào lúc này, Thương Ưởng phò tá cho Trần Hiếu Công, trong nước thì xây dựng chế độ pháp luật, dốc sức vào cày cấy dệt may, rèn đúc vũ khí phòng thủ tấn công, bên ngoài thì thực hiện liên hoành, khiến cho các nước chư hầu tranh đấu với nhau. Vậy nên người Tần không tốn một chút sức lực nào cũng có thể lấy được một dải đất từ sông Hoàng Hà về Tây. Sau khi Tần Hiếu Công mất đi, Huệ Vương, Võ Vương, Chiêu Nhương thay nhau kế thừa đại nghiệp của tiên đế, tiếp tục thực hiện sách lược mà tiền nhân lưu lại, hướng về nam chiếm lĩnh luôn Hán Trung, hướng về tây công phá luôn một dãy Ba Thục, hướng về đông chiếm lấy mảnh đất phì nhiêu, hướng về bắc thu lấy những thành trì và đất đai hiểm yếu. Các chư hầu kinh hoảng sợ hãi, tập hợp liên minh lại đề tìm phương làm yếu nhà Tần, không tiếc những vật dụng quý giá, những bảo bối trân quý, những mảnh đất phì nhiêu để chiêu nạp nhân tài chí sĩ trong thiên hạ, sử dụng sách lược hợp tung để liên minh kết hợp, cùng tượng trợ chi viện nhau thành một khối thống nhất. Thời kỳ đó, nước Tề có Mạnh Thường Quân, nước Triệu có Bình Nguyên Quân, nước Sở có Thân Nguyên Quân, nước Ngụy có Tín Lăng Quân. Bốn người anh hùng này thông minh trí tuệ, lại trung thành thủ tín, đã khoan hậu lại còn yêu mến người hiền, đã tôn kính hiền tài lại còn trọng đãi mưu sĩ, cùng nhau mưu tính hợp tung, làm tan rã thế liên hoành của nước Tần, tụ tập các lực lượng Hàn, Ngụy, Yên, Sở, Tề, Triệu, Tống, Vệ, Trung Sơn. Thế nên mưu sĩ của 6 nước gồm Ninh Việt, Từ Thương, Tô Tần, Đỗ Hách cùng nhau bàn mưu lập kế; lại có Tề Minh, Chu Tối, Trần Chẩn, Thiều Hoạt, Lâu Hoãn, Địch Cảnh, Tô Lệ, Nhạc Nghị ủng hộ ý kiến của họ; lại có Ngô Khởi, Tôn Tẫn, Đái Đà, Nghê Lương, Vương Liêu, Điền Kỵ, Liêm Pha, Triệu Xa thống lãnh quân đội của họ. Họ đã dựa vào lãnh thổ rộng gấp 10 lần, quân đội động hơn trăm vạn, thắng tiến vào cửa Hàm Cốc để tấn công nước Tần. Quân Tần mở rộng cửa ải nghênh địch, quân đội của 9 nước bồn chồn không dám tiến vào. Nước Tần không mất một mũi tên cây cung nào cũng có thể làm cho các nước chư hầu trong thiên hạ mười phần khốn quẫn. Vậy là kế hoạch hợp tung thất bại, liên minh giải tán, các nước tranh nhau cắt đất mua chuộc nước Tần. Nước Tần có đầy đủ sức mạnh để lợi dụng nhược điểm của họ, truy đuổi bại quân bỏ chạy, khiến cho vô số thi thể nằm ngang dọc, máu chảy thành dòng có thể làm nổi cả khiên giáp. Nhân hình thế và điều kiện có lợi này tiến hành xâm chiếm các nước chư hầu, chiến lấy đất đai trong thiên hạ. Vì thế các nước mạnh thỉnh cầu quy phục, các nước yếu lần lượt dến triều bái. Vương quyền truyền đến đời Hiếu Đại Vương, Trang Nhương Vương, thời gian tại vị rất ngắn, đất nước không có đại sự. Đến đời Tần Thủy Hoàng, đề cao công nghiệp của 6 đời tổ tiên truyền lại, giống như dùng roi dài thúc ngựa để chở lấy thiên hạ, thôn tính Tây Chu và Đông Chu, diệt các nước chư hầu, bước lên ngôi vị hoàng đế tôn quý thống trị toàn Trung Nguyên, dùng hình phạt tàn khốc để nô dịch bá tánh trong thiên hạ, uy thế chấn động 4 biển. Chiếm đoạt đất đai của các bộ lạc tộc Việt ở phương Nam, đổi chúng thành Quế Lâm Quận và Tượng Quận, thủ lĩnh của các bộ lạc người Việt cúi đầu xin hàng, trở thành các quan lại nhỏ của nước Tần. Tần Thủy Hoàng bèn phái đại tướng quân Mông Điềm xây dựng Trường Thành ở phương Bắc để bảo vệ lãnh thổ, đánh lùi quân Hung Nô hơn 700 dặm. Người Hồ sợ không dám đến phía Nam để chăn ngựa, di thần của 6 nước bị mất không dám cầm vũ khí để rửa hận vong quốc. Thế là Tần Thủy Hoàng xóa bỏ phương pháp trị nước của các bậc đế vương cổ đại, đốt sạch trứ tác của các học phái, dụng ý là làm cho bá tánh ngu muội hồ đồ; hủy hoại hết các thành quách nổi tiếng, giết hại những nhân vật kiệt xuất; thu hết binh khí trong thiên hạ tập trung về kinh đô Hàm 131 Dương, đốt chảy đao kiếm cung tên để đúc thành 12 hình nhân bằng đồng, làm yếu mòn sức lực của bá tánh trong thiên hạ. Sau đó mượn núi Hoa Sơn làm tường thành, lấy sông Hoàng Hà làm hào giữ thành, dựa vào ngọn Hoa Sơn cao lớn muôn ức, sông Hoàng Hà sâu không thể lường, lấy đó là bức bình phong che chắn kiên cố. Các tướng lĩnh anh tài, sức mạnh cung nỏ đầy đủ, phòng thủ nơi hiểm yếu; quần thần thì trung thành, binh sĩ thì tinh nhuệ, binh thí rèn mài sắc bén, thì ai dám đá động tới. Thiên hạ đã được bình định, lòng Tần Thủy Hoàng tin rằng cửa Hàm Cốc đã dựng kiên cố, giống như tường đồng vách sắt dài ngàn dặm, quả đúng là cơ nghiệp xưng vương xưng đế muôn đời không lay chuyển của tử tôn con cháu. Tần Thủy Hoàng mất đi, tiếng tăm uy vọng còn chấn động tới vùng biên viễn xa xôi. Vậy mà Trần Thiệp là con cháu của hạng cùng khổ dám lấy trứng vỡ làm cửa sổ, lấy dây thừng để buộc trục cửa, mang phận nô lệ cày ruộng, còn là một chiến binh điều đi giữ thành Ngư Dương, tài năng không qua người bình thường, đức hạnh tài năng không bằng Khổng Tử, Mặc Tử, giàu sang không bằng Đào Chu, Ỷ Đốn; xuất thân từ trong quân đội, lại đột nhiên dám khởi nghĩa nơi điền dã, suất lĩnh binh sĩ khốn đốn mệt mỏi, dẫn đầu mấy trăm người quay đầu lại đánh nhà Tần. Họ đồn hạ cây rừng làm vũ khí, nâng cao gậy trúc làm cờ trướng, bá tánh trong thiên hạ tụ đông như mây hợp, như tiếng vọng đáp lại lời gọi, vác theo lương thực, gấp gáp theo về như bóng theo hình. Anh hùng hào kiệt từ Hào Sơn về phía đông cũng đồng loạt nổi dậy lật đổ sự thống trị của nhà Tần. Lực lượng thống trị của nhà Tần lúc này vẫn không hề thu hẹp hay suy yếu. Đất đai ở Ung Châu, cửa Hàm Cốc ở Hào Sơn vẫn kiên cố hiểm yếu giống như thuở trước. Địa vị của Trần Thiệp không tôn quý như quân vương của 9 nước Tề, Sở, Triệu, Yên, Hàn, Ngụy, Tống, Vệ, Trung Sơn; dụng cụ gậy gộc không bén nhọn bằng mâu kích gươm đao, các binh sĩ giữ thành nơi biên ải không mạnh bằng quân đội chính quy 9 nước, không có mưu lược sâu xa, không có sách lược hành quân tác chiến, cũng không có những mưu sĩ giỏi. Thế nhưng thành công và thất bại lại không giống nhau, công trạng sự nghiệp lại hoàn toàn tương phản. Nếu đem các nước phía đông Hào Sơn so sánh lớn nhỏ thiệt hơn với quân Trần Thiệp về sức mạnh và quyền thế thì không còn gì để bàn. Thế nhưng, nước Tần đất không rộng mà đoạt được quyền thế đế vương, thống lĩnh 8 châu, khiến cho 6 nước ngang hàng phải đến triều bái kéo dài hơn trăm năm, rồi sau xem thiên hạ là nhà, xem Hàm Cốc quan ở Hào Sơn như là nội cung; vậy mà một người phát động khởi nghĩa, cơ nghiệp đế vương theo đó mà hủy diệt, hoàng đế chết trong tay người khác, bị người trong thiên hạ chế nhạo, đó là bởi do đâu? Đó là do không chịu thực thi nhân nghĩa, không biết dùng sức mạnh để bảo vệ thiên hạ mà đi đánh chiếm thiên hạ. Chú thích: 1. Giả Nghị: (200 TCN – 168 TCN), người Lạc Dương thời Tây Hán, là nhà chính luận nổi tiếng. Quá Tần Luận gồm 3 thiên, trên đây chỉ là thiên đầu tiên. Quá Tần luận nghĩa là bàn về những sai lầm của nhà Tần. 2. Tần Hiếu Công: vua nước Tần, dùng biến pháp của Thương Ưởng khiến quốc phú binh cường. 3. Hào Sơn Hàm Cốc Quan: núi Hào Sơn và cửa Hàm Cốc. Hào Sơn ở phía đông cửa Hàm Cốc. 4. Ung Châu: hiện nay là vùng đất gồm miền trung và bắc Thiểm Tây, phía đông nam Thanh Hải và Cam Túc, cùng với dải đất Ninh Hạ. 132 5. Huệ Đại, Võ, Chiêu Nhương: tức Huệ Đại Vương, Võ Vương và Chiêu Nhương Vương. Huệ Đại Vương là con của Tần Hiếu Công, Võ Vương là con của Huệ Đại Vương, Chiêu Nhương Vương là em khác mẹ của Võ Vương. 6. Mạnh Thường Quân, tên thật Điền Đại, là nhà quý tộc nước Tề; Bình Nguyên Quân, tên thật Triệu Thắng, là con của vua Việt Võ Linh; Xuân Thân Quân, tên thật Hoàng Hiết, là quy tộc nước Sở; Tín Lăng Quân, tên thật Vô Kỵ, quý tộc nước Ngụy. 7. Ninh Việt người nước Việt, Từ Thương người nước Tống, Tô Tần người Lạc Dương, Đỗ Hách người Chu đều là các nhà mưu lược nổi tiếng. 8. Tề Minh là đại thần Đông Chu, Chu Tối là con trai vua Đông Chu, Trần Chẩn là người nước Sở, Thiều Hoạt là đại thần nước Sở, Lâu Hoãn là tướng quốc nước Ngụy, Địch Cảnh là người nước Ngụy, Tô Lệ là em Tô Tần, Nhạc Nghị là tướng quân nước Yên. 9. Ngô Khởi là tướng quân Ngụy; Tôn Tẫn là tướng nước Tề; Đái Đà là tướng nước Sở; Nghê Lương, Vương Liêu là những binh gia nổi tiếng đương thời; Điền Kỵ là tướng nước Tề; Liêm Pha, Triệu Xa đều là tướng nước Triệu. 10. Bách Việt: thời cổ đại tộc Việt sống các vùng Trường Giang, Chiết Giang, Mân (Phúc Kiến), Việt (Quảng Đông, Quảng Tây). 11. Quế Lâm, Tượng Quận: hiện là dải đất khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây. 12. Mông Điềm: tướng Tần, thời Tần Thủy Hoàng trị vì thống lĩnh 30 vạn quân bắc phạt Hung Nô, xây dựng Vạn Lý Trường Thành. 13. Đào Chu: là Phạm Lãi người nước Việt thời Xuân Thu, sau khi giúp đỡ Việt Vương Câu Tiễn diệt Ngô xong, rời khỏi nước Việt đến đất Đào tự xưng là Đào Chu Công, làm ăn kinh doanh giàu có. Ỷ Đốn người nước Lỗ thời Chiến Quốc, học cách làm giàu của Đào Chu Công, chăn nuôi gia súc trâu dê mà làm giàu. 133 Bài 8: Cầu hiền chiếu 求賢詔 Hán Cao Đế 漢高帝 Nguyên văn 原文 蓋聞王者莫高於周文,伯者莫高於齊桓,皆待賢人而成名。今天下賢者智能,豈特古之人乎?患在 人主不交故也,士奚由進?今吾以天之靈,賢士大夫,定有天下,以為一家。欲其長久,世世奉宗廟 亡絕也。賢人已與我共平之矣,而不與吾共安利之,可乎?賢士大夫有肯從我游者,吾能尊顯之。布 告天下,使明知朕意。御史大夫昌下相國,相國酂侯下諸侯王,御史中執法下郡守,其有意稱明德者 ,必身勸,為之駕,遣詣相國府,署行義年,有而弗言,覺免。年老癃病,勿遣。 Dịch nghĩa Từng nghe, trong các bậc vua không có ai qua Chu Văn Vương, trong các minh chủ chư hầu không ai qua Tề Hằng Công, họ đều biết dựa vào người hiền tài để dựng thành cơ nghiệp. Như nay, bàn về tài năng của hiền nhân trong thiên hạ, lẽ nào chỉ cổ nhân mới có những phẩm chất đó? Âu chỉ do vua không thân cận với hiền nhân, thế thì hiền sĩ sao xuất đầu lộ diện? Nay ta được trời cao phù trợ, được các hiền sĩ đại phu phụ tá, bình định thiên hạ thành một nhà. Muốn vận nước lâu dài, đời đời phung thờ tông miếu không dứt. Hiền nhân đã cùng ta kề vai sát cánh bình định thiên hạ, lại không cùng ta an hưởng thái bình, thế thì sao được? Hiền sĩ đại phu một lòng kề cận ta, ta sẽ khiến cho người đó được tôn quý rỡ ràng. Nay ra chiếu bố cáo thiên hạ, khiển mọi người hiểu được ý trẫm. Ngự sử đại phu Chu Xương truyền đạt cho thừa tướng, thừa tướng Tiêu Hà truyền cho các vua chư hầu, Ngự sử trung chấp pháp truyền lệnh đến quan lại các quận. Thấy người nào đủ đức hạnh hiền minh thì phải tự thân đến khuyến thỉnh, mang xe đến đón về phủ tướng quốc, ghi rõ lý lịch, dung mạo, tuổi tác; nơi có hiền sĩ mà không báo lên, bị phát giác sẽ cho miễn chức. Người già cả bệnh tật không còn linh hoạt thì thôi không mời. (Những bài văn chính luận của Trung Quốc do Nguyễn Thanh Phong, Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang dịch). ------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_chinh_luan_trung_dai_viet_nam_1892_2065765.pdf
Luận văn liên quan