Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay

Bài tập học kỳ tài chính Lời nói đầu Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong quá trình thu thuế thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nếu có những trường hợp vi phạm. Do vậy, vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. MỤC LỤC Lời nói đầu. 1 I. Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế. 1 1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế: 1 1.1. Thanh tra về thuế. 1 1.2. Kiểm tra thuế: 1 1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế: 2 2. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế. 3 2.1. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế: 3 2.2. Những vấn đề chung của pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế. 4 II. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay. 7 1. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam hiện nay 7 1.1 Những kết quả đạt được. 7 1.2 Những hạn chế bất cập. 10 2. Thực trạng vấn đề xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay. 11 2.1 Những kết quả đạt được. 11 III. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay. 17 1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam hiện nay. 17 2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay. 19 Kết luận. 20

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay. Lời nói đầu Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong quá trình thu thuế thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nếu có những trường hợp vi phạm. Do vậy, vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. I. Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế. 1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế: 1.1. Thanh tra về thuế Thanh tra “là một chức năng thiết yếu của quản lý xã hội, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách, theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”. Từ cách hiểu đó, thanh tra thuế có thể hiểu là “một chức năng thiết yếu của quản lý thuế, là hoạt động kinh tế của cơ quan quản lý thuế nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế và chủ thể khác có liên quan nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý vi phạm trong hoạt đông chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước”. 1.2. Kiểm tra thuế: Kiểm tra là một hoạt động thường xuyên. Do tính chất này mà chúng ta không thể nói là đã có một hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những bộ phận tổ chức chuyên trách tham gia vào hoạt động kiểm tra công việc. Điều quan trọng là phải thành lập được hệ thống tự kiểm tra và một nề nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức và giữa hai nhân tố chủ quan và khách quan trong tổ chức hoặc hai nhân tố khác nhau trong cùng một công việc. Vậy, kiểm tra thuế được hiểu là việc xem xét các chủ thể chấp hành các chính sách pháp luật về thuế đúng hay không, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về thuế do nhà nước ban hành ra. Theo luật quản lý thuế hiện hành ở nước ta: - Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính chất nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. - Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với người nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc bộ trưởng Bộ tài chính. 1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Trước hết, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Còn, xử lý vi phạm pháp luật là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Vậy, xử lý vi phạm pháp luật về thuế có thể được hiểu là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hay hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế. 2. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế 2.1. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế: a) Khái niệm, đặc điểm của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế * Khái niệm pháp luật thanh tra, kiểm tra: Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thuế của nhà nước. * Đặc điểm của pháp luật thanh tra, kiểm tra: Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế nói riêng và pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế nói chung. Vì vậy, ngoài những đặc điểm chung của pháp luật thanh tra, kiểm tra thì pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế còn có những đặc điểm đặc thù như sau: Thứ nhất, Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế chứa đựng những quy định mang tính chất chuyên ngành. Tức là nó thực hiện một mảng riêng biệt đó là thanh tra, kiểm tra thuế. Theo quy định của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế thì thanh tra thuế có chức năng giúp Bộ tài chính, ngành thuế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu là các quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật trong quá trình quản lý thuế. Thứ hai, Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là bộ phận của pháp luật thanh tra, kiểm tra vì vậy nó được quy định trong luật thanh tra. Tuy nhiên do là pháp luật chuyên ngành nên chủ yếu nó được quy định trong Luật quản lý thuế, ngoài ra nó còn được quy định trong các luật khác có liên quan. Thứ ba, Ngoài vai trò chức năng, quyền hạn được quy định trong Pháp luật thanh tra nói chung thì pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế còn được quy định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đặc điểm này cũng xuất phát từ thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra thuế vì trong nhiều trường hợp cần thiết việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ giúp cho việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt được hiệu quả cao. b) Những nội dung chủ yếu của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế có những nội sung cơ bản sau: Những quy định về nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế: Đây là tư tưởng, quan điểm chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế và nó có tính bắt buộc các chủ thể có liên quan phải tuân theo trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế. Những quy định về kiểm tra thuế: Đây là bộ phận pháp luật quy định về các hình thức kiểm tra thuế, nội dung, mục đích, quy trình kiểm tra thuế và cách thức xử lý trong và sau hoạt động kiểm tra thuế. Những quy định về thanh tra thuế: Bộ phận pháp luật này quy định về các trường hợp thanh tra thuế, thủ tục, trình tự tiến hành, quy định cơ cấu thành phần đoàn thanh tra, điều kiện đối với trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên… Những quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế. Những quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong quá trình thanh tra kiểm tra thuế. 2.2. Những vấn đề chung của pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế a) Khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật về thuế * Khái niệm: Vi phạm pháp luật về thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình * Đặc điểm: Có thể nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật về thuế qua những dấu hiệu sau: Về phương diện chủ thể: Vi phạm pháp luật về thuế là hành vi được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động hành thu thuế như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế. Về phương diện khách quan: vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật. Về phương diện chủ quan: vi phạm pháp luật thuế bao giờ cũng phản ánh mức độ lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện. Về phương diện khách thể: hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại đến những lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. b) Phân loại vi phạm pháp luật thuế Hành vi vi phạm pháp luật thuế thuộc về một trong các hành vi chủ yếu sau: *Vi phạm hành chính về thuế: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính. * Vi phạm hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ. * Ngoài ra còn có các vi phạm khác về thuế: Nhìn từ góc độ pháp lý thì còn có các vi phạm khác về thuế như: quy định về hình thức tờ khai đăng ký thuế, hình thức của văn bản đăng ký kê khai thuế và văn bản thông báo thuế, hình thức văn bản quyết định giải quyết khiếu nại về thuế… c) Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế * Chế tài hành chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính bao gồm: biện pháp cảnh cáo, phạt tiền… đối với các hành vi vi phạm khác nhau sẽ có các hình thức và mức xử phạt khác nhau. Hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về thuế được quy định trong Luật quản lý thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các văn bản khác có liên quan * Chế tài hình sự: Về phương diện lý luận thì chế tài hình sự là trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng hành vi này có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế. Chế tài hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và các văn bản khác có liên quan. 3. Sự cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý thuế: Công tác thanh tra, kiểm trra, xử lý vi phạm trong quản lý thuế là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý thuế nói riêng. Trong hoạt động quản lý thuế thì công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm càng trở nên hết sức cần thiết. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và ngăn ngừa, răn đe các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nước ta đang thực hiện cải cách công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm thuế càng cần được coi trọng để có thể mang lại hiệu quả thực hiện cao nhất. 4. Mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế: - Phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đây là mục đích chủ yếu của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo cho các quy định về nộp thuế được chấp hành một cách đầy đủ. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động này đã có tính chất phòng ngừa các vi phạm pháp luật thuế. Các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế sẽ chỉ rõ các sai phạm của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra và có tính chất răn đe với những người có ý định vi phạm pháp luật thuế. - Bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của các chính sách thuế mà nhà nước ban hành. Bảo đảm không bị thất thoát từ các khoản thu thuế của ngân sách nhà nước. - Bảo đảm pháp luật thuế được thi hành nghiêm trên thực tế; bảo đảm sự cân bằng trong nghĩa vụ nộp thuế; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cuat công dân thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế. - Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế mà cụ thể là cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật thuế. II. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay 1. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam hiện nay 1.1 Những kết quả đạt được Trên thực tế trong mấy năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật quản lý thuế được ban hành ngày 29/11/2006 thì công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã đạt được những bước phát triển nhất định. Cụ thể là: Cơ quan thuế các cấp đã tiến hành áp dụng rộng rãi kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế với việc tăng cường thu thập thông tin về người nộp thuế, tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau về người nộp thuế để tiến hành lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra có trọng điểm tránh mất thời gian, tiết kiệm được chi phí của cơ quan thuế và người nộp thuế đem lại số truy thu lớn. Trong giai đoạn 2006-2010, ngành thuế đã tập trung nguồn lực cho việc xây dựng, triển khai phương pháp thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra, tăng số lượng đơn vị được thanh tra và mở rộng phạm vi chấn chỉnh trong công tác quản lý thuế. Ký kết quy chế phối hợp với cơ quan Công an điều tra nhiều vụ tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, thu hồi cho NSNN và xử lý hình sự. Tính đến tháng 11-2010, toàn ngành đã thanh tra, kiểm tra 18.141 đơn vị, bằng hơn 95% so cùng kỳ. Tổng số thuế truy thu, tiền phạt là 4.014 tỷ đồng. Năm 2010, quán triệt tinh thần Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ, toàn ngành đã tập trung thanh tra, kiểm tra giá, kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thép, viễn thông... góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Chú trọng thanh tra chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô, sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng..., truy thu thuế 133,4 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng. Theo trang thì năm 2007 ngành thuế đã kiểm tra được 32.304 cơ sở kinh doanh, phát hiện và truy thu 3.7776,5 tỷ đồng trong đó số thuế trốn lậu được phát hiện truy thu qua kiểm tra là 3096 tỷ đồng, số thuế nợ đọng là 680,4 tỷ đồng. Ngoài ra theo trang ũng trong năm 2007 đã kiểm tra trước hoàn thuế tại 2869 đơn vị với số thuế mà doanh nghiệp đề nghị hoàn là 1.909,5 tỷ đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện số thuế không đủ điều kiện hoàn thuế, loại trừ 77,3 tỷ đồng, kiểm tra sau hoàn thuế tại 4.114 đơn vị thu hồi về cho ngân sách nhà nước 17,7 tỷ đồng. Qua những số liệu trên ta có thể thấy cong tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thu thuế đã giảm bớt, nâng cao được hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Phát hiện và xử lý các vi phạm góp phần tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như nhằm chấn chỉnh thái độ chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo thực thi pháp luật thuế một cách nghiêm túc hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các đối tượng nộp thuế mà còn được tổ chức ngay trong nội bộ cơ quan thu thuế với những nội dung kiểm tra chủ yếu như: thực hiện nghiệp vụ phát hành, quản lý sử dụng biên lai, hóa đơn; quy trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh; công tác giải quyết đơn thư khiếu tố về thuế… Kết quả mà thanh tra, kiểm tra thuế đạt được còn thể hiện cụ thể qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở nhiều địa phương trong cả nước cụ thể: Theo website Cục thuế Thái Bình thì năm 2010, Ngành thuế Thái Bình đã thu 548.707 triệu đồng tiền thuế nợ nộp vào NSNN, trong đó thu nợ của năm 2009 về trước là 215.920 triệu đồng, thu nợ mới phát sinh là 332.787 triệu đồng. Đơn vị có số thu nợ lớn là: Văn phòng Cục: 485.038 triệu; Chi cục Thuế Thành phố: 19.508 triệu; Chi cục Thuế Thái Thuỵ: 15.592 triệu và Chi cục Thuế Tiền Hải 11.844 triệu đồng, đã làm số nợ thuế ngày 31/12/2010 giảm 40,7% so với số dư nợ ngày 31/12/2009, với số tuyệt đối là 219.915 triệu đồng . Theo website của Cục thuế Thanh Hóa: Tổng thu nội địa tính cân đối ngân sách (không bao gồm phí cầu đường bộ, thu Xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí và thu khác không tính cân đối) năm 2009 đạt 2.777 tỷ đồng, đạt 128% dự  toán Bộ Tài chính giao, đạt 125,1% dự toán Tỉnh giao và tăng 23,6% so với thực hiện năm 2008. Trừ tiền sử dụng đất ước đạt 1.997 tỷ đồng, đạt 115,1% dự  toán Bộ Tài chính giao, đạt 112,8% dự toán Tỉnh giao và tăng 19,1% so với thực hiện năm 2008. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh: Theo báo cáo của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 10-1-2010, ngành thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai 6.800 lượt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã giảm lỗ 3.221 tỷ đồng (tương ứng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 805 tỷ đồng), bước đầu tạo chuyển biển giảm dần số doanh nghiệp kê khai lỗ.Cụ thể, năm 2008 số doanh nghiệp thuộc Cụ thuế TP khai lỗ chiếm gần 40%, năm 2009 giảm còn 35,5%. Trong đó có một doanh nghiệp khai lỗ nhiều năm liền, lỗ đến “âm” vốn như: Công ty Philip Morio lỗ từ năm 1994-2009 là 285 tỷ đồng ( trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 10 tỷ đồng), tức lỗ âm gấp 28 lần vốn; Công ty JTI khai lỗ từ năm 2001-2007 là 305 tỷ đồng (vốn sở hữu chỉ 2,9 tỷ đồng – lỗ âm gấp 32 lần vốn); Công ty Metro Cáh khai lỗ từ năm 2001-2009 là 1.580 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu chỉ 467 tỷ đồng)…. Tại Đà Nẵng: Theo thống kê sơ bộ năm 2008 ngành thuế Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra hơn 1200 đối tượng nộp thuế trong đó doanh nghiệp nhà nước có 58 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 331 đơn vị, hộ kinh doạnh 206 lượt hộ và phát hiện 415 đơn vị, hộ kinh doanh vi phạm, thu được hơn 30 tỷ đồng với số thuế nợ đọng là hơn 14 tỷ đồng, số thuế ẩn lậu là hơn 15 tỷ đồng (theo website của Cục thuế Đà Nẵng). Việc kiểm tra, thanh tra thuế được tiến hành một cách triệt để và đồng bộ trong cả nước. Ngày 01/3/2011, Tổng cục thuế đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-TCT giao chỉ tiêu cụ thể đối với các cụ thuế về nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp năm 2011. Căn cứ đối tượng thanh tra, kiểm tra Tổng cục thuế đã quy định, cục thuế quyết định kế hoạch và danh sách doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra và phân bố giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho từng phòng, chi cục thuế thực hiện. 1.2 Những hạn chế bất cập Bên cạnh những kết quả đã nêu ở trên thì trong thực tế khi thi hành hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế còn gặp khá nhiều khó khăn. Thứ nhất, Vẫn còn tính trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (36,6%) và sự trùng lặp vẫn xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực thuế. Theo trang qua thống kê 827 doanh nghiệp cho thấy 303 doanh nghiệp có từ 2 đoàn thanh tra trở lên “thăm” trong vòng 1 năm với nội dung gần giống nhau: 231 trong số doanh nghiệp bị kiểm tra 2 lần 1 năm trong lĩnh vực thuế. Hiện nay còn có quá nhiều cơ quan, các cấp thanh tra dưới nhiều hình thức như: thanh tra, kiểm tra, phúc tra, kiểm soát… Có những cán bộ thanh tra không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ làn cho công tác thanh tra, kiểm tra không đạt được hiệu quả cao thậm chí một trong những cán bộ này còn đưa ra các quyết định sai sau đó phát hiện ra thì không chịu trách nhiệm về kết luận trước đó của mình. Luật quản lý thuế có quy định: Việc thanh tra được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm trừ các trường hợp thanh tra đột xuất theo quy định. Việc lập kế hoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế từ đó phát hiện, lập danh sách những người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghã vụ nộp thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế cấp dưới phải được gửi đến cơ quan thuế cấp trên. Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng thanh tra thì cơ quan thuế cấp trên sẽ thực hiện thanh tra với đối tượng thanh tra đó. Trường hợp thanh tra nhà nước có kế hoạch thanh tra thuế trùng lặp với kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế thì ưu tiên kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thanh tra nhà nước. Tuy nhiên, do cơ quan khác nhau của nhà nước không có sự trao đổi , thống nhất với nhau về chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra nên xảy ra tình trạng thanh tra doanh nghiệp bị trùng. Thứ hai, Công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp mới dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý rủi ro còn hạn chế. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên nó cũng có thể gặp nhiều rủi ro đó là khả năng để sót các trường hợp gian lận mà không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời do người nộp thuế lợi dụng sự thông thoảng của cơ chế “tự khai tự nộp thuế”. Hơn nữa, để đảm bảo thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp mới đạt hiệu quả cao thì phải có cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế và khả năng ứng dụng tốt những thành tựu về công nghệ thông tin trong thu thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin về người nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều khi hệ thống thông tin về người nộp thuế không được đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, kịp thời; hoặc bộ máy quản lý thu thuế không đủ độ tinh nhuệ, lực lượng, phương tiện để phục vụ cho công tác quản lý không đảm bảo cho việc phát hiện kịp thời các đối tượng cố tình khai man, trốn lậu thuế (hiện nay ở nước ta lực lương thanh tra rất mỏng so với yêu cầu công việc trong khi đó ở các nước khác số lượng công tác thanh tra thường chiếm từ 25 – 30 % tổng số cán bộ ngành thuế còn ở Việt Nam con số này là 12%); hoặc do đội ngũ cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về kiến thức; bộ máy quản lý giám sát bị tha hóa, biến chất, tham nhũng, cố tình làm ngơ. Chính những lý do trên đã làm cho phương pháp mới có nhiều rủi do. Thứ ba, Trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế đang phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thường xuyên và liên tục thì hành vi trốn thuế và gian lận thuế xảy ra ngày càng nhiều. Thứ tư, Từ thực tiễn chó ta thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là kho bạc nhà nước, ngân hàng, cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan quản lý đất đai, tổng cục thống kê và các cơ quan khác cơ liên quan còn hạn chế. 2. Thực trạng vấn đề xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay 2.1 Những kết quả đạt được Trong những năm qua, lực lượng công an các cấp đã tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý và truy tố hình sự nhiều vụ án trốn thuế của hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị, truy thu cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức, thực hiện việc xử lý vi phạm pháp luật thuế như: Nghị định số 98/2007/NĐ – CP ngày 7/6/2007 về xử lý vi phạm pháp luật thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, quy chế phối hợp số 1527/QCPH/TCT-TCCS ngày 31/10/2007 giữa Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực Thuế… Ngày 7/9/2007, Tổng Cục thuế, Tổng cục hải quan và Tổng cục Cảnh Sát đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa 3 ngành trong đấu tranh phòng chống tội phạm về thuế. Chỉ trong 2 năm gần đây, cơ quan công an và thuế đã phối hợp điều tra, khám phá 1259 vụ với 1338 đối tượng vi phạm, trong đó đã kết thúc điều tra 1013 vụ với 1338 đối tượng; xử lý hình sự 133 vụ với 149 đối tượng; xử lý hành chính 947 vụ với 1141 đối tượng với tổng số thuế truy thu là 11034 tỷ đồng. Cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế - Bộ tài chính và Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế đã phát huy hiệu quả bước đầu đã thu được nhiều kết quả ở các địa phương trong cả nước như: Theo Cục thuế tỉnh Yên Bái: Sau 4 năm thực hiện quy chế phối hợp số 2122/QCPH/TCCS – TCT ngày 26/8/2003 giữa tổng cục cảnh sát (Bộ Công An) và Tổng cục thuế (Bộ Tài Chính) về công tác phòng chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trên cơ sở Quy chế phối hợp này, ngày 29/10/2003, 2 ngành đã xây dựng kế hoạch số 409KH/CT – CAT để tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Chính vì có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố nên từ tháng 8/2003 đến hết năm 2007, cơ quan công an và cơ quan thuế đã phối hợp xử lý 599 đối tượng vi phạm chính sách thuế, xử lý thu nộp NSNN hơn 4,9 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều nhành vi vi phạm về việc lập hồ sơ, chứng từ quyết toàn vật liệu, nhân công, mày thi công khống và cao hơn giá thực tế làm tăng chi phí để làm giảm thu nhập chịu thuế và làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Điển hình như việc xử lý vi phạm hành chính đối với 5 doanh nghiệp: Công ty Công trình giao thông 208, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 242, Công ty Xây lắp 386 Bộ Quốc Phòng, Công Ty cổ phần công trình giao thông Thăng Long và Công ty sửa chữa đường bộ 236, với tổng số tiến xử phạt và truy thu lên tới 967,1 triệu đồng. Xử lý vi phạm hành chính về việc viết hóa đơn bán hàng với số lượng, đơn giá, giá trị hàng hóa cao hơn số lượng giao dịch thực tế của DNTN Trấn Công (huyện Văn Chấn) 78,2 triệu đồng. Hoặc xử phạt và truy thu thuế về hành vi mua bán hàng hóa, phương tiện vận tải bỏ ngoài số kế toán, không kê khai nộp thuế của Công ty Cổ phần Lương thực Hoàng Liên Sơn 276,8 triệu đồng; Công ty TNHH Thẩm hường (huyện Trần Yên) 216,2 triệu đồng về hành vi kinh doanh mua bán hàng hóa không có đăng ký kinh doanh, bỏ ngoài số kế toán, không kê khai nộp thuế. Theo Cục thuế và Công an tỉnh Kiên Giang: Trong 4 năm, ngành thuế và công an đã phối hợp xử lý 24 vụ đối tượng kinh doanh vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế, ngăn chặn kịp thời 4 doanh nghiệp “ma” nên không gây ra hậu quả. Một số trường hợp điển hình là vụ công ty TNHH Nghĩa Anh ở thành phố Rạch giá, DNTN Võ Văn Phép ở huyện Vĩnh Thuận, DNTN Tiến Lợi ở huyện Gò Giao, DNTN Tân Kiên ở huyện An Biên, DNTN VĨnh Xương… Cục thuế và Công an tỉnh Cao Bằng: ngày 13/01/211, Cục thuế và Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế giai đoạn 2007 – 2010. Kết quả sau 3 năm phối hợp đã truy thu tổng số tiền nợ đọng thuế tại các công ty, doanh nghiệp được trên 1,5 tỷ đồng; xử lý các vụ vi phạm thuế trong lĩnh vực lưu thông thương mại được trên 24,4 triệu đồng tiền thuế. Theo Cục thuế Đăklăk: Sau 4 năm thực hiện quy chế phối hợp, hai lực lượng công an và thuế thực hiện cung cấp hơn 384 lượt công văn, tài liệu và vụ việc liên quan đến lĩnh vực thuế, qua đó đã phát hiện, điều tra, xác minh và xử lý 263 vụ việc với 277 đối tượng vi phạm. Trong tổng số vụ việc được phát hiện, cơ quan chức năng đã xử lý 5 vụ hình sự; xử lý hành chính 216 vụ; đang điều tra 43 vụ, xử phạt hành chính hơn 4 tỷ đồng; phối hợp truy thu thuế trên 14 tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hiej do các hành vi vi phạm gây ra hơn 5 tỷ đồng. 2.2 Những hạn chế bất cập Hiện nay, ở nước ta hiện tượng vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế, diễn ra ở tất cả các tỉnh, thành phố với những tính chất và mức độ vi phạm khác nhau. Song những vi phạm đó đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Những hành vi vi phạm được thực hiện bằng các hành vi như gian lận nội dung kinh tế của hóa đơn, chứng từ, trốn thuế... việc vi phạm chế độ hóa đơn còn là một trong những thủ đoạn để thực hiện hành vi trốn thuế. Trốn thuế là hành vi chủ yêu trong lĩnh vực thuế. Hình thức vi phạm của hành vi này rất đa dạng như để ngaoif sổ sách số liệu kế toán hoặc ghi chênh lệch nội dung giữa các liên hóa đơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều địa phương thất thu thuế một số lĩnh vực như: nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách kê khai lỗ để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thất thu từ hợp đồng mua bán, lắp ráp xe máy. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có thủ đoạn chuyển giá tinh vi, nâng cao chi phí sản xuất, khai giảm mức thu nhập… để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tổng số thu thuế cho NSNN đề đạt năm sao cao hơn năm trước, vượt dự toán Quốc hội giao nên không những đảm bảo chi theo dự toán được giao mà còn tăng bổ sung cho ngân sách hàng chục tỷ đồng. Nhờ đó đất nước có điều kiện giải quyết các vấn đề rất cấp bách về đầu tư, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần giúp nền tài chính quốc gia phát triển. Tuy nhiện, hiện nay tình trạng thất thu thuế còn khá phố biển ở nhiều khoản thu sắc thuế tại các địa phương trên toàn quốc. Theo đánh giá tình hình của Tổng Cục thuế (Bộ Tài Chính), thu NSNN nhìn chung còn chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế, tình trạng nợ đọng thuế tuy đã giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn khác nhau, nhất là đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà đất với khoảng 30000 đơn vi và hàng trăm nghìn cá nhân bị phát hiện mỗi năm, truy thu NSNN nhiều tỷ đồng, trong đó nợ đọng thuế khoảng gần 4000 tỷ đồng, ân lậu hơn 2000 tỷ đồng. Hiện nay số thất thu thuế so với tổng thu thuế là rất lớn, bên cạnh số thất thu tiềm năng do ngành thuế chưa bao quát hết các nguồn thu thì số thu thực tế do bản thân các đối tượng cố tình trốn lậu thuế là không nhỏ. Thất thu thuế càng nhiều, bội chi ngân sách càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực hiện các chức năng điều hành kinh tế, xã hội của Nhà nước như thay đổi kế hoạch phân phối lại thu nhập từ thuế, giảm đầu tư phát triển, vay nợ nước ngoài để bù đắp… và nhiều hậu quả kinh tế xã hội khác. Trốn lậu thuế, tránh thuế diễn ra ở các mức độ khác nhau, ở mọi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh văn phòng nước ngoài. Cùng ở trình độ sản xuất kinh doanh như nhau, doanh nghiệp trốn được thuế thì thu nhập cao, đời sống người lao động cao, công sở khang trang… doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không trốn thuế thì ngược lại, tạo nên sự bất công bằng, tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển, không kích thích sản xuất kinh doanh. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trốn thuế trong một thời gian dài, trốn nhiều lần, trốn nhiều sắc thuế… thì chủ đơn vị, doanh nghiệp thường có sự móc ngoặc với cán bộ thuế, cán bộ hải quan, quản lý thị trường. Không ít trường hợp cán bộ trong các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý doanh nghiệp lại làm tư vấn cho doanh nghiệp luồn lách trốn thuế. Thậm chí ở một số địa phương còn có hiện tượng cán bộ thuế tính toán tiền thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý cho doanh nghiệp ở mức thấp nhất để sau đó cán bộ thuế cũng được nhận một số tiền “bồi dưỡng” đáng kể như kiểu mãi lộ. Xảy ra tình trạng trên là do một só nguyên nhân sau: -Do trình độ dân trí ở một số nơi còn thấp, trách nhiệm pháp luật chưa cao, nhiều người chưa chấp hành đúng luật thuế và coi trốn thuế là việc bình thường, thậm chí có những hành vi phản ứng lại việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. - Một số văn bản pháp luật về thuế chưa chặt chẽ hoặc thiếu rõ ràng, đôi khi điều luật còn khó hiểu, thậm chí còn thiếu công bằng giữa các đối tượng nộp thuế… do đó đã bị người nộp thuế lợi dụng để trốn thuế. Những hình phạt trong luật đối với hành vi trốn thuế chưa đủ nặng, những vụ việc trốn thuế ít bị xử phạt ở mức tối đa, kể cả xử lý hành chính cũng như hình sự thiếu tính răn đe, ngăn chặn, hơn nữa việc điều tra, xét xử vi phạm về thuế còn chậm, số lượng ít. - Sự phối hợp giữa các ngành chức năng quản lý nhà nước như Thuế, Hải quan với các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như trong phạm vi các cơ quan bảo vệ pháp luật với nhau về phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm, tội phạm trốn thuế đôi lúc còn chưa đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế, hải quan nhằm phát hiện, ngăn chặn vi phạm, tội phạm còn chậm, sự vụ, tồn tại nhiều vấn đề thậm chí có không ít cán bộ tiêu cực, tiếp tay hoặc tham gia tư vấn cho doanh nghiệp trốn thuế, chiếm đoạt tiền Nhà nước. - Các biện pháp xử lý vi phạm về thuế còn ít được thực hiện hay thực hiện nhưng kết quả không cao. Cụ thể + Với biện pháp trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tín dụng thì khi tài khoản của đối tượng nộp thuế có số dư bằng 0 thì cơ quan nộp thuế không thể áp dụng biện pháp này. + Biện pháp tạm giữ hàng hóa để thu đủ số tiền thuế, tiền phạt: biện pháp này chỉ được áp dụng khi không tạm giữ hàng hóa, tang vật thì không thu đủ số thuế, tiền phạt. Trong thực tế việc áp dụng biện pháp này không đơn giảm vì còn liên quan tới việc bảo quản, chi phí lưu kho, lưu bãi. Mặt khác, chi phí lưu kho, lưu bãi do đối tượng nộp thuế chịu cho nên trong trường hợp số tiền thuê, tiền phạt và chi phí lưu kho, lưu bãi lớn hơn giá trị hàng hóa thì chủ hàng hóa có thể sẵn sàng từ bỏ hàng hóa và nhà nước trở thành người bị thiệt hại. + Biện pháp kê biên đấu giá tài sản: Đây là một công việc đòi hỏi một thủ tục chặt chẽ, mặt khác theo quy định của pháp luật thì chỉ kê biên tài sản tương ứng với số tiền thuế, tiền phạt phải nộp, do đó còn nhiều bất cập. Mặc dù theo quy định, chi phí bán đấu giá do bên nộp thuế chịu nhưng nếu không kê biên phần tài sản tương ứng với chi phí dự tính cho việc tổ chức bán đấu giá thì liệu cơ quan thi hành án có phải kê biên tài sản của đối tượng nộp thuế một lần nữa để thu số tiền đã bỏ ra để bán đấu giá không? Trường hợp số tiền thu được từ bán đấu giá mà nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp cũng chưa có quy định cụ thể để giải quyết trường hợp này. III. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất: Bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra thuế trong Luật quản lý thuế năm 2006. Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cơ quan thuế, công chức thuế gây ra. Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần phải đảm bỏa các nội dung: Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa trên các căn cứ là có hành vi trái pháp luật do lỗi của người thi hành công vụ gây ra, có thiệt hại trên thực tế do người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại, có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại; quy định rõ ràng về trình tự thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu như xác định có đủ căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước thì cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại phải tiến hành xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại để có phương thức bồi thường thiệt hại, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức thuế gây ra khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng nộp thuế. Bổ sung thêm quy định về phối hợp điều tra thuế giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả hơn nũa công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm kịp thời phát hiện ra những vi phạm pháp luật thuế. Ngoài ra còn tránh sự chống chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra. Quy định về điều tra thuế nên quy định theo hướng xác định điều tra thuế chỉ là điều tra hành chính đồng thời với quy định về điều tra thuế phải bổ sung các quy định rõ về trách nhiệm cảu cơ quan thuế, công chức thuế trước các quyết định của mình. Nếu trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra thuế mà nảy sinh những tiêu cực, lạm dụng quyền thì cán bộ thanh tra, điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bổ sung quy định về quyết toán thuế: quy định rõ thời gian nào được thực hiện quyết toán thuế, trách nhiện của cơ quan thuế trong việc quyết toán thuế, phân biệt rõ ranh giới của quyết toán thuế và thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung quy định về thanh tra đột xuất: tiến hành thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, quy định rõ vi phạm pháp luật đến đâu thì cơ quan thuế mới có quyền tiến hành thanh tra đột xuất; hoặc giải quyết khiếu nại tố cáo, quy định rõ việc giải quyết khiếu nại tố cáo phải được xác minh và xác định chính xác như thế nào thò cơ quan thuế mới tiến hành thanh tra đột xuất. Thứ hai: Càn ban hành quy chế thanh tra, kiểm tra mới cho phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế thay thế cho quy trình thanh tra, kiểm tra đã được ban hành theo QĐ 1166/2005. Quy trình mới ban hành theo hướng phân biệt rõ thanh tra, kiểm tra; trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra tại cơ quan thuế, tại trụ sở người nộp thuế; các trình tự thủ tụ công bố quyết định thanh tra, kiểm tra; việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra, việc theo dõi việc thực hiện các quyết định xử lý…Theo đó, quy trình thanh tra, kiểm tra mới nên tiến hành theo các bước: chuẩn bị cuộc thanh tra, trực tiếp tiến hành cuộc thanh tra, kết thúc việc thanh tra. Thứ ba: Cần ban hành các quy định hướng dẫn một cách cụ thể về vấn đề kiểm tra tính đầy đủ, chính xác trong các hồ sơ nộp thuế của người nộp thuế. Khi thực hiện theo cơ chế quản lý thuế là “tự khai, tự nộp thuế” thì người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước những thông tin, tài liệu ghi trong hồ sơ theo đó việc kiểm tra của cơ quan thuế và việc chấp nhận tờ khai của cơ quan thuế mới chỉ là thủ tục mang tính chất hành chính mà thôi. Cần quy định tiêu chí cụ thể trong việc phân loại đối tượng nộp thuế theo tiêu chí rủi ro. Để xây dựng các tiêu chí trong việc phân loại đối tượng nộp thuế có thể có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau: có thể phân theo hình thức rủi ro (có loại rủi ro từ chính sách thuế, từ thủ tục hành chính thuế, từ đối tượng nộp thuế, từ cán bộ thuế; hoặc rủi ro từ cấp mã thuế, miễm giảm thuế…); theo mức độ rủi ro có rủi ro cao, rủi ro thấp; theo mức độ tuân thủ có đối tượng tuân thủ thấp thì rủi ro cao, tuân thủ cao thì rủi ro thấp…Theo cách thức tiếp cận hiện đại thì rủi ro trong công tác thanh tra thuế được phân loại theo 4 tiêu thức chuẩn tắc sau: rủi ro tiềm tàng (rủi ro cố hữu – IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR), rủi ro thanh tra (AR). Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí phân loại đối tượng nộp thuế cần phảiđảm bảo các chuẩn tắc trên như vậy mới có thể đưa ra được những tiêu thức để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Đồng thời khi có các thông tin về mức độ rủi ro thì các cơ quan thu thuế dựa trên các nguồn thong tin khác nhau để xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế. Thứ tư: Hoàn thiện quy định về mô hình tổ chức thanh tra, kiểm trá của các cơ quan tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế, tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra hoạt động có hiệu quả cao, theo đúng khuôn khổ pháp luật. 2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay Do vậy, cần làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật thuế và chính sách thuế, có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với các hành vi vi phạm, tội phạm trốn thuế, chủ động phát hiện vi phạm, tội phạm trốn thuế, đánh trúng các vụ trốn thuế, thu hồi tiền cho ngân sách, xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội nhằm bảo vệ kỷ cương pháp luật, tạo môi trường lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ nguồn thu cho NSNN. Trong công tác phối hợp giữa lực lượng công an, thuế, và hải quan cần thực hiện tốt 6 giải pháp sau: -Thứ nhất: Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phối hợp với các ngành, doanh nghiệp thực hiện tốt các văn bản về phòng chống tội phạm, gian lận thương mại. - Thứ ha: Ba ngành thuế, hải quan, công an cần tăng cường kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng ngừa các đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả; củng cố, xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, kiên quyết đấu tranh, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi móc nối thông đồng với doanh nghiệp; thường xuyên phối hợp mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. -Thứ ba: Chú trọng tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp cung cấp thông tin giữa ba ngành đảm bảo thực hiện thống nhất cơ chế, chính sách thuế, hải quan trong phạm vi toàn quốc. - Thứ tư: Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình mới. Trong đó, nên sớm quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Vì ở Việt Nam trong những năm gần đây với các tội phạm kinh tế có không ít các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Trong lĩnh vực thuế, theo báo cáo của ngành thuế thì mỗi năm nhà nước thất thu hàng chục tỷ đồng tiền thuế mà các pháp nhân lại không phải chịu hình thức xử lý nghiêm khắc nhất là biện pháp hình sự nên không ít trường hợp lợi dụng sơ hở của pháp luật để gây những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội và nhà nước. - Thứ năm: Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh. - Thứ sáu: Lãnh đạo các đơn vị thường xuyên trang bị kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho tất ca cán bộ trong đơn vị để có tư duy và cách làm đúng, nhằm ngăn chặn có hiệu quả tội phạm. Kết luận Tóm lại, nhận thấy được tầm quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế. Đồng thời đã đưa ra nhiều giải pháp để việc thực hiện mang lại hiệu qua cao và đồng bộ trên pham vi cả nước. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau công tác trên vẫn gặp phải những khó khăn nhất định cần phải đưa ra hướng giải quyết để việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế được tiến hành một cách dễ dàng chống thất thu cho NSNN. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan