Vốn tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện y học

Trên cơ sở khảo sát thực trạng vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin Thư viện Y học, tôi muốn đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm ra những điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn tin. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vốn tài liệu của Trung tâm.

pdf8 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vốn tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện y học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN    VỐN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN Y HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ THANH MAI LỚP: TV39B HÀ NỘI - 2011 TH.S. PHẠM THỊ THÀNH TÂM 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN Y HỌC .......................................................................................................... 7 1.1Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 7 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm .................................................... 9 1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ tại Trung tâm.........................................7 1.4. Thành phần người dùng tin và đặc điểm nhu cầu tin tại Trung tâm TTTVYH ..................................................................................................... 11 1.4.1 Thành phần người dùng tin........................................................ 11 1.4.2. Đặc điểm nhu cầu tin ở Trung tâm TTTVYH............................. 13 CHƯƠNG 2: VỐN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN Y HỌC.............................................................................................. 15 2.1 Công tác bổ sung của Trung tâm TTTVYH ............................................ 16 2.2 Thực trạng vốn tài liệu của Trung tâm TTTVYH ................................... 23 2.2.1 Nội dung tài liệu ........................................................................ 24 2.2.2 Loại hình tài liệu ....................................................................... 29 2.2.3 Ngôn ngữ tài liệu ....................................................................... 30 2.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của vốn tài liệu .......................................... 32 2.3.1 Nội dung tài liệu ........................................................................ 33 2.3.2 Loại hình tài liệu........................................................................ 34 2.3.3 Ngôn ngữ tài liệu....................................................................... 36 2.4 Nhận xét: ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN Y HỌC .................................................................................... 43 3 3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách bổ sung............................................... 43 3.2 Tăng nguồn kinh phí............................................................................... 44 3.3 Củng cố và phát triển vốn tài liệu truyền thống ...................................... 44 3.4 Phát triển vốn tài liệu điện tử.................................................................. 45 3.5 Nâng cao chất lượng của tài liệu bổ sung................................................ 46 3.6 Chủ động bổ sung các loại tài liệu đặc thù cho đối tượng người dùng tin của Trung tâm .............................................................................................. 47 3.7 Phối hợp với các trung tâm thông tin thư viện và cơ quan thông tin khác trong công tác bổ sung và khai thác tài liệu .................................................. 48 3.8 Thanh lý tài liệu lỗi thời, lạc hậu ............................................................ 49 3.9 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ............................. 50 KẾT LUẬN................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53 4 LỜI NÓI ĐẦU Trung tâm Thông tin Thư viện Y học - nơi đảm đương các dịch vụ thông tin thư viện, chủ yếu phục vụ các cán bộ y tế có trình độ đại học (các bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và thực hành y dược), đồng thời là trọng điểm quốc gia về thông tin thư viện y dược, hướng dẫn phương pháp và kỹ thuật, bổ túc và đào tạo cán bộ thông tin thư viện y dược, là đầu mối quan hệ quốc tế về thông tin thư viện y dược. Cùng với các thư viện trong các trường chuyên nghiệp đào tạo về ngành Y tế (trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung), Trung tâm đã có những đóng góp tích cực trong việc cung cấp tài liệu, nguồn thông tin đáng tin cậy về y tế cho các học viên cũng như cán bộ hoạt động trong ngành y tế. Công tác đào tạo cán bộ y tế, công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy cũng như lãnh đạo quản lý cần sử dụng lượng thông tin rất lớn. Các hoạt động trên đều mang tính khoa học, do vậy thông tin đòi hỏi phải có độ tin cậy, chính xác cao, đáp ứng được tính mới, tính kịp thời và sự phù hợp và chuyên sâu. Nắm bắt được nhu cầu thông tin ngày càng cao của các đối tượng người dùng tin, Trung tâm Thông tin Thư viện Y học luôn chú trọng xây dựng vốn tài liệu ngày càng phong phú, đa dạng, đạt chất lượng cao, xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ mà Trung tâm đảm nhiệm, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động trong ngành y tế. Nhận thấy tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin Thư viện Y như vậy, tôi đã tiến hành khảo sát “Vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Y học” và chọn đó làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 5 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin Thư viện Y học, tôi muốn đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm ra những điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn tin. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vốn tài liệu của Trung tâm. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin Thư viện Y học. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện khoá luận này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: _ Phân tích, tổng hợp tài liệu. _ Khảo sát thực tế. _ Điều tra bằng bảng hỏi. Cấu trúc của khóa luận: Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 chương : Chương 1: Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Y học. Chương 2: Vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Y học. Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Y học. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cô giáo hướng dẫn, các cán bộ trong Trung tâm Thông tin Thư viện Y học. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong nghiên 6 cứu lại nghiên cứu trong thời gian không dài, vì vậy kết quả sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện và người dùng tin để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn - Thạc sỹ Phạm Thị Thành Tâm – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài cũng như các thầy cô giáo Khoa Thư viện Thông tin trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, các cán bộ tại Trung tâm Thông tin Thư viện Y học đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết, cùng với sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của người dùng tin trong Trung tâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Hà Nội, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thanh Mai 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học: Giáo trình dùng cho sinh viên ngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Văn Viết, (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, Văn hoá thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Viết Nghĩa (2003), “Tài liệu điện tử và giá cả tài liệu điện tử”, Tạp chí thông tin và và tư liệu, (Số 1), trang 2-8. 4. Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin và tư liệu, (Số 2), trang 1-6. 5. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa, Phát triển vốn tài liệu trong thuư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 6. Trần Bích Hồng, (2004), Tra cứu thông tin, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 7. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh thư viện. 8. Văn bản pháp quy về báo chí và xuất bản, (2006), Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Một số Website của: _ Bộ Y tế: _ Đại học y dược Hà Nội: _ Thư viện net www.thuvien.net _ Thư viện trẻ 54 _ Tổ chức Y tế Thế giới: _ Trung tâm thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia: _ Viện công nghệ Thông tin – Thư viện Y học Trung ương _ Y khoa Việt Nam: www.ykhoanet.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_thi_thanh_mai_tom_tat_9621_2065923.pdf