036/04VIE: Đánh giá hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân FFS trong việc quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây có múi tại Việt Nam

Việc phun thuốc bằng bình xịt tay đeo trên vai là chủ yếu còn việc sử dụng những máy phun tự chế gồm có thêm một cái bơm dầu, một bình để trộn và một cái cần dài gắn với một cái que và một miệng vòi hình nón rỗng có thể điều chỉnh được thì rất hạn chế. Sự chấp nhận dùng bình xịt bằng máy thì chậm và có lẽ sẽ còn chậm hơn trên các khu vườn có diện tích nhỏ vì người ta cho rằng chỉ cần một bình xịt đeo trên vai là đủ và chỉ tốn có một người phun thuốc trong khi dùng máy phun phải cần đến hai người. Chất lượng của bình xịt tay đeo trên vai cũng thay đổi tuỳ loại và tiếc là chỉ có một số nhỏ người trồng trọt sử dụng những bình xịt tay bằng kim loại có chất lượng tốt mà có thể cho áp suất đạt theo yêu cầu. Người dùng những bình xịt rẻ tiền bằng nhựa thì rất là phổ biến. Những nổ lực nên làm đối với dự án này là chỉ cho người nông dân hiểu được lợi ích của một bình phun thuốc chất lượng cao.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 036/04VIE: Đánh giá hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân FFS trong việc quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây có múi tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chính Phủ Úc Tổ chức tài trợ AusAID BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 036/04VIE: Đánh giá hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân FFS trong việc quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây có múi tại Việt Nam MS4: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai 1 1. Tóm lược dự án: Cây có múi là một chủng loại cây ăn trái quan trọng tại Việt Nam nhưng hiện trạng sản xuất và sản lượng cây có múi đang bị trở ngại bởi một loạt các đối tượng dịch hạiù quan trọng. Việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được thừa nhận như một phương pháp kiểm soát dịch hại có hiệu quả và chấp nhận được. Việt Nam có một Chương Trình Quốc Gia về IPM phát triển rất tốt với sự tham gia của các nông dân được huấn luyện và nghiên cứu qua các lớp huấn luyện nông dân (FFS). Chương trình này đã huấn luyện trên 500.000 nông dân về các kỹ thuật IPM trên lúa, rau, bông vải, trà, đậu nành, đậu phọng, và khoai lang. Dự án này đã là sự khởi đầu cho việc mở các lớp huấn luyện nông dân trồng cây có múi với 98 huấn luyện viên tham dự các lớp huấn luyện chủ lực trong các tháng 4 và 5 của năm 2005 và sau đó những huấn luyện viên này đã hướng dẫn 24 lớp FFS của 12 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Duyên Hải miền Trung của Việt Nam. Các nông dân đã tham dự các lớp FFS hàng tuần suốt trong 21 tuần lễ và cũng đã tham gia trong việc giảng dạy thông qua các thí nghiệm trình diễn. Việc tài trợ từ bên ngoài ngân sách dự án đã cho phép tổ chức được các chuyến tham quan cho nông dân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long qua lại các tỉnh lân cận để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cũng như tổ chức các cuộc hội thảo duyệt xét lại kết quả của dự án tại 3 địa điểm với sự tham dự của các đại biểu của cả 12 tỉnh có liên quan. Những thông tin phản hồi của những người tham dự sẽ giúp điều chỉnh các chương trình huấn luyện cho năm 2006 để tăng tính thích nghi và hiệu quả. 2. Tóm lược liên quan đến việc quản lý và thực hiện kế hoạch Việt Nam có một Chương Trình Quốc Gia IPM được phát triển rất tốt, đưa đến kết quả là hơn 500.000 nông dân được huấn luyện về các kỹ thuật IPM đã được ứng dụng trên lúa, rau, bông vải, trà, đậu nành, đậu phọng, và khoai lang. Trước dự án này, không có chương trình huấn luyện IPM nào được tổ chức về quản lý cây cam quýt, dù rằng đây là chủng loại trái cây quan trọng ở Việt Nam. Trong năm đầu của dự án này, việc thực hiện kế hoạch đã rất hiệu quả là nhờ vào sự nổ lực cao của tất cả các thành viên trong dự án, kết quả là đã đào tạo được 98 huấn luyện viên chủ lực từ 10 nhà khoa học chủ chốt, và những huấn luyện viên này đã hướng dẫn thành công 24 lớp FFS ở 12 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Duyên Hải miền Trung của Việt Nam. FFS tổ chức tập huấn nông dân hàng tuần và kéo dài 21 tuần lễ. Các huấn luyện viên đã lên một lịch hoạt động trong suốt chương trình huấn luyện và những hoạt động này được huớng dẫn đồng bộ tại tất cả các FFS. Các thí nghiệm trình diễn cũng đã được thực hiện tại 16 FFS. Một cuộc khảo sát trắc nghiệm về kiến thức thực tiễn cơ bản của nông dân cũng đã được tiến hành tại 15 địa điểm và tất cả những nông dân mà tham gia trong các FFS đều được trắc nghiệm bằng 52 câu hỏi trước và sau khi tham dự lớp huấn luyện. Các kết quả của cuộc phỏng vấn nói trên gồm 727 người trước và 694 người sau khi tham dự các FFS đang được phân tích. Tất cả các phần đã dự trù của khung dự án cho năm 2005 đã được hoàn tất. Hai đầu ra chính đã được dự trù trong khung dự án cũng đã hoàn 2 tất và chính điều này sẽ làm tăng tính thích ứng của dự án đối với cả huấn luyện viên và nông dân trồng cây có múi một cách có ý nghĩa. Những chuyến tham quan đã được tổ chức cho các nông dân ở các tỉnh lân cận nhau qua lại để tham quan học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau được Tổ Chức Úc tài trợ và 3 cuộc hội thảo xem xét lại kết quả những công việc đã thực hiện được trong năm qua do Công Ty BAYER Việt Nam và Tập đoàn dầu khoáng SK Hàn Quốc tài trợ giúp cho ban tổ chức có được những phản hồi rất quan trọng về chương trình huấn luyện trong năm 2005 từ các tham dự viên. Tại các cuộc hội thảo này, mọi người đã thống nhất rằng chương trình huấn luyện cho năm 2006 phải được điều chỉnh để làm tăng tính thích ứng và hiệu quả của việc huấn luyện. Các điều chỉnh này gồm TOT phải được tổ chức sớm trong năm, tăng cường những bài thực hành hơn và FFS bắt đầu sớm hơn nhưng kết thúc muộn hơn, thời gian mở những lớp học linh động hơn trong suốt giai đoạn từ lúc cây ra hoa đến thu hoạch nhưng vẫn đảm bảo những nội dung trong chương trình. 3. Giới thiệu và bối cảnh : Cây có múi là một trong những chủng loại cây ăn trái chủ lực ở Việt Nam (Bộ NN & PTNT, 2004) và sản xuất trái cây có múi là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng trái cây có múi tại Việt Nam lại khá thấp hơn so với ở Úc và những nước sản xuất cam quýt chủ lực của thế giới như Braxin và Hoa Kỳ. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã chỉ rõ rằng “Nhìn chung, việc canh tác cây có múi chưa được phát triển lắm trong vài năm vừa qua, chủ yếu là do bị phá hoại trầm trọng bởi những dịch hại đặc biệt là bệnh vàng lá Greening (mà còn được gọi là Huanglongbing) và do đó các cuộc khảo sát về những phương pháp kiểm soát các loại dịch bệnh, kết hợp với việc quản lý vườn vây có múi và sử dụng những kỹ thuật tiến bộ và chuyên sâu là điều hết sức cần thiết”. Các mục tiêu của dự án này là hướng dẫn việc huấn luyện cho những huấn luyện viên (Training Of Trainers). Đào tạo họ trở thành những huấn luyện viên chủ lực trong việc huấn luyện IPM trên cây có múi cho nông dân, họ sẽ hướng dẫn những lớp FFS tại địa phương của họ và qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của mô hình FFS trong việc gia tăng kiến thức cho người nông dân cũng như việc sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý trong canh tác. Những mục tiêu này sẽ góp phần giúp cho người nông dân có những quyết định tốt hơn trong phạm vi khả năng của họ về việc quản lý những loại dịch hại thông qua sự chấp nhận chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây có múi tại Việt Nam. Một khi một mạng lưới những huấn luyện viên chủ lực về IPM cây có múi được thiết lập và những huấn luyện viên này thực chất đã có được những kinh nghiệm thực tiễn trong việc huấn luyện IPM cây có múi qua ít nhất một mùa làm việc với các FFS, Việt Nam sẽ có khả năng nổi bật đáng kể để phát triển các chương trình IPM trên cây có múi. Những sản phẩm đầu ra từ dự án huấn luyện IPM được thể hiện trong những hệ thống mùa vụ khác, bao gồm quyền quyết định của người nông dân nhờ vào kiến thức về hệ sinh thái nông nghiệp được nâng cao; ý thức bảo vệ tính đa dạng sinh 3 học và bảo vệ môi trường nhờ vào việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu đó là kết quả của việc nâng cao kiến thức về nhận diện sâu bệnh cũng như là những biện pháp quản lý sâu bệnh đạt hiệu quả; tăng cường an toàn thực phẩm thông qua việc gia tăng sản lượng; và việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng nông dân và người tiêu dùng trái cây nhờ vào việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong việc sản xuất trái cây Những phương pháp chính được chấp nhận trong dự án này là tham gia dựa trên việc học hỏi và hành động dựa trên việc nghiên cứu. Mục tiêu của cả hai kỹ thuật này là để thu hút trọn vẹn những người tham gia và để cho họ nhằm vào việc học và nghiên cứu để đạt được những nhu cầu của chính họ. 4. Tiến độ thực hiện được cho đến nay: 1. Những điểm nổi bật trong việc thực hiện: Việc thực hiện thành công của chương trình năm 2005 là đã huấn luyện được 98 Huấn Luyện Viên huấn luyện rất hiệu quả. Những Huấn Luyện Viên này đã hướng dẫn FFS tại 24 địa điểm ở 8 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và 4 tỉnh Duyên Hải Miền Trung của Việt Nam (Bảng 1). Ngoài ra, Chính Quyền Địa Phương của tỉnh Tiền Giang còn tài trợ để tổ chức thêm 2 FFS, và 2 lớp FFS nữa cũng đã được cam kết sẽ tổ chức thêm cho năm 2006. Đây là một sự minh chứng rất có ý nghĩa về tính thích ứng và hữu ích của chương trình huấn luyện này và người ta mong chương trình FFS này sẽ được tổ chức rộng rãi hơn tại nhiều địa phương hơn. Bảng 1: Các địa điểm của FFS Tỉnh Số FFS ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tiền Giang Đồng Tháp Vĩnh Long Cần Tho Trà Vinh Hậu Giang Sóc Trăng Bến Tre DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Khánh Hòa Bình Định Quảng Nam Nghệ An TỔNG CỘNG 3+2* 2 3 3 1 2 1 3 2 1 1 2 ___ 24 * Được tài trợ bởi chính quyền địa phương FFS được khởi sự vào tháng 06 và kéo dài 21 tuần lễ liên tiếp, với một lịch hoạt động được bố trí linh động bởi các Huấn Luyện Viên trong suốt chương trình huấn 4 luyện (xin coi bản báo cáo 6 tháng đầu). Các nhà khoa học chủ chốt trong dự án đã tham dự lễ khai mạc của 16 FFS và trong những cuộc khai mạc này, một cuộc khảo sát về kiến thức thực tiễn của nông dân đã được thực hiện và việc giảng dạy cách làm những thí nghiệm trình diễn cũng đã được thực hiện. Những phát hiện chính trong cuộc khảo sát kiến thức thực tiễn của nông dân là: * Có những khác biệt đáng kể trong các hệ thống sinh thái nông nghiệp và đặc điểm canh tác cây có múi tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Duyên Hải miền Trung (gồm cả Tỉnh Nghệ An). * Các nông dân cần có nhiều kỹ năng hơn nữa trong việc nhận ra sâu bệnh và mối liên hệ giữa những sâu bệnh này với sự phát triển của cây có múi. * Việc phun xịt chủ yếu sử dụng các bình xịt tay (đeo trên vai). * Từ tình hình kinh tế hiện tại và tính không thực tế của các chiến lược phòng trừ sâu bệnh trước đó như là dự án ACIAR mã số CS2/2000/043 (Phun dầu khoáng) và dự án CIRAD (quét imidaclorid lên thân) đã dẫn đến một chiến lược mới mà đang được chấp nhận đó là kết hợp kết hợp những yếu tố của cả hai chiến lược trên mà hiện taiï đang được người nông dân áp dụng (một lần dùng imidaclorid và sau đó là phun hai lần dầu khoáng vào mỗi đợt cây ra chồi). Những chi tiết về việc điều tra phỏng vấn nông dân được trình bày cụ thể trong phụ lục 1. Trong tháng 9, Tổ Chức Úc đã đồng ý tài trợ những chuyến tham quan cho nông dân trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long từ nguồn khác ngoài ngân sách dự án, và tổng số là 2,494 đô la đã được chuyển cho Việt Nam (phụ lục 2). Những tham quan của nông dân được tiến hành từ 24 đến 29 tháng 10 với tổng số 540 nông dân từ 18 FFS trong 8 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đi tham quan một FFS ở một tỉnh khác. Các nông dân từ 7 tỉnh đã đến tham quan ở Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp và các nông dân của Huyện Lai Vung đã đến tham quan tại Huyện Cái Bè của Tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu bổ sung thứ hai về việc tổ chức các cuộc hội thảo đánh giá lại kết quả công việc đã thực hiện qua một năm triển khai dự án tại Cần Thơ, Mỹ Tho, Vinh cũng đã được thực hiện vào tháng 11 dưới sự tài trợ của công ty BAYER. Tại các cuộc họp này, kết quả của các thí nghiệm trình diễn đã được báo cáo bởi các Huấn Luyện Viên, các chương trình huấn luyện TOT và FFS đã được đánh giá, những thông tin phản hồi đã được nêu ra và những nội dung của các lớp TOT và FFS cũng đã được chỉnh sửa (phụ lục 3). Xây dựng năng lực: 5 PPD có khả năng rất cao trong việc huấn luyện những nông dân tham gia dự án và dự án này nổi bật hơn nữa là nhờ vào khả năng nhận ra và lấp những khoảng trống trong kiến thức của nông dân trồng cây có múi bằng những kiến thức chuyên môn về quản lý sâu bệnh tổng hợp. Suốt trong năm đầu tiên của dự án này, thực tế đã cho thấy những kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết thì sẳn có tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng ngân sách bị giới hạn ở các cơ quan địa phương này làm cho sự tiếp cận với những năng lực chuyên môn này nghèo nàn. Dự án này đã cung cấp một số kinh phí để cho chuyên giaViệt Nam đi du khảo nhưng không đủ và chúng tôi nhận thấy rằng nên tạo một số quỹ để dùng cho việc du khảo tại Việt Nam cho các dự án sau này. Tổ chức phía Úc đã cung cấp thêm tiền du khảo cho tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc thuộc Đại Học Cần Thơ tham quan Vùng Bờ Biển miền Trung của Việt Nam như đã được mô tả trong bản báo cáo 6 tháng đầu. Việc tạo ra những kết hợp cũng là điểm then chốt cho việc xây dựng năng lực và tất cả những nỗ lực đang được thực hiện để xây dựng những liên kết giữa dự án này và các dự án liên quan khác. Qua phần điều tra khảo sát trình độ canh tác cây có múi của nông dân cho thấy bệnh Phytophthora đã xảy ra ở mọi vùng và mọi tỉnh mà chúng tôi đã đến và rằng đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng như là bệnh Huanglongbing. Tuy nhiên, các nông dân thường thường không biết đến vấn đề này và trong chương trình huấn luyện của TOT của năm 2005, vấn đề bệnh Phytophthora chỉ là một phần nhỏ trong chương trình mà thôi. Một dự án CARD khác mang mã số 052/04VIE “Quản lý bệnh Phytophthora trong nghề làm vườn ở Việt Nam” hiện tại đang hoạt động, Các thành viên UWS đã làm việc với Giáo Sư David Guest, người Úc đang điều phối dự án bệnh Phytophthora nói trên, để thảo luận về vấn đề bệnh Phytopthora trên cây có múi. Giáo sư Guest đã cung cấp những thông tin rất hữu hiệu và cũng cho danh sách các nhân viên Việt Nam có tham dự trong dự án Bệnh Phytophthora (Phụ Lục 4). Tất cả những thông tin trên đã được chuyển đến nhóm điều phối dự án, và Ông Hồ Văn Chiến, người tạo ra những sự kết hợp giữa các dự án. Ông Dương Minh ở Trường Đại Học Cần Thơ hiện đã tham dự 2 trong 3 cuộc họp đánh gia kết quả của dự án này được tổ chức vào tháng 12/2005, và ông sẽ tham dự TOT vào năm 2006. Các chương trình huấn luyện Việc huấn luyện là một thành phần chủ yếu của dự án này và nó đã được thực hiện ở hai mức độ vào năm 2005. Tổng số 98 nhân viên PPD có kinh nghiệm đã được huấn luyện về IPM cam quýt và những Huấn Luyện Viên này đã tổ chức triển khai một cách hiệu quả được 24 FFS trong các địa phương của họ. Thêm vào số FFS được tài trợ bởi dự án, Tỉnh Tiền Giang cũng tổ chức thêm 2 FFS do quỹ chính quyền địa phương tài trợ. Các chi tiết của các chương trình huấn luyện sẽ được thảo luận trong “Những Điểm Nổi Bật trong việc thực hiện” của dự án này. 6 Việc quảng bá: Một phát hiện thông qua việc điều tra nông dân ở đầu khoá đó là nông dân sẽ tiếp nhận được thông tin một cách tốt nhất đó là qua TV bởi vì hơn 90% nông dân có một TV tại nhà riêng. Mỗi tỉnh ở Việt Nam có một đài truyền hình địa phương và vì 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, nên nội dung các buổi phát hình liên quan đến các vấn đề canh nông rất nhiều. Các phóng viên truyền hình đã được mời tới dự các buổi sinh hoạt chính của dự án như các buổi hội thảo, các lễ khai giảng và bế giảng của FFS. Nhiều bản báo cáo trên truyền hình về dự án đã được phát đi trong năm 2005 và các chi tiết của những báo cáo đó được phát trên đài truyền hình Quốc Gia VTV, truyền hình Cần Thơ CVTV và truyền hình Vĩnh Long VLTV được ghi trong bảng 2 dưới đây. Vào tháng 07 và tháng 09, Đài Truyền Hình Tiền Giang cũng dành 60 phút để phát chương trình “Nhịp Cầu Nhà Nông” trong đó các nông dân có thể gọi điện đến Đài Truyền Hình để đưa ra những câu hỏi và cách sử dụng những công nghệ mới trong các vườn cây có múi và các Nhà Khoa Học đều đã trả lời. Bảng 2: Các chi tiết về các chương trình truyền hình liên quan đến các hoạt động của dự án. Đề mục Tên chương trình Thời lượng của chương trình (tính bằng phút) Ngày phát hình Kênh Truyền Hình “IPM” một kỹ thuật mới trong việc sản xuất trái cây hàng hoá. Các chuyên đề về Nghề làm vườn 30 31/08 VTV Các kỹ thuật để chăm sóc tốt các vườn cam quýt vào cuối mùa mưa (sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma, và thoát nước nhanh) Các chuyên đề về Nghề làm vườn 30 26/11 VTV IPM trên cây có múi- Các kinh nghiệm để quản lý vườn cam quýt bằng cách Các chuyên đề về Nghề làm vườn 30 15/9 VTV 7 tỉa cành trong suốt mùa mưa. IPM trên cây có múi - Phương pháp mới để chăm sóc và quản lý sản xuất chất lượng trái quýt hồng trước và sau thu hoạch để “định hướng tiếp thị” trong ngày Tết”. Nhịp cầu nhà nông 60 17/11 VTV IPM - Những kỹ thuật được áp dụng trong canh tác để giảm giá thành (đầu vào thấp) cho ngành sản xuất cây có múi tại ĐBSCL Nhịp cầu nhà nông 70 27/11 CVTV Phát triển và sử dụng phân hữu cơ trong việc sản xuất nông nghiệp có xác nhận Nhịp cầu nhà nông. 70 11/12 CVTV Phòng chống và xử lý ngập úng cho các vườn cam quýt Chuyên đề nông nghiệp 15 15/9 CVTV IPM - tăng cường hiệu quả của năng suất và cải tiến chất lượng trái cam quýt bằng cách sử dụng PSO. Nhịp cầu nông gia. 120 9/7 CVTV IPM trong chương trình cam quýt tại Vĩnh Long của PPD và WSU. Bản tường trình về nông nghiệp và nông thôn. 11 20/9 VLTV 8 Bệnh Greening tấn công Cam sành và cần phải mở rộng về IPM để ngăn chặn. Bản tường trình về nông nghiệp và nông thôn. 10 25/10 VLTV IPM - phương pháp quản lý tốt bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối gốc, chảy nhựa do nấm Phytophthora spp. Bản tường trình về nông nghiệp và nông thôn. 15 29/11 VLTV IPM như là một phương pháp cải tiến Bản tin tức 03.40 30/11 VLTV Bản tóm tắt của một bài báo tựa đề “Khả năng phục hồi của công nghệ trồng cây có múi ở Việt Nam: Nông dân Việt Nam học cách sống chung với bệnh Huanglongbing” đã được đệ trình tại Hội Nghị Nghề Làm Vườn Quốc Tế Lần Thứ 27 tại Seoul, Hàn Quốc từ 13-19-2006 (Xin xem Phụ Lục 5.) Việc quản lý dự án Nhóm điều phối dự án Việt Nam đã chứng tỏ những kỹ năng quản lý dự án rất đặc biệt và có tính năng động cao. Ngoài việc hợp tác huấn luyện 98 Huấn Luyện Viên và thực hiện thành công 24 FFS trong 12 Tỉnh Thành vào năm 2005, ông Hồ Văn Chiến đã đề xướng một loạt những hoạt động ngoài phạm vi gốc của dự án. Những việc này bao gồm việc cung cấp kính lúp cho tất cả các FFS, việc chuẩn bị các chuyến tham quan cho các nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đi thăm viếng các vườn cam quýt ở các tỉnh khác nhau, và tổ chức 3 cuộc hội thảo duyệt xét vào tháng 11/2006. Việc tài trợ cho tất cả những hoạt động này đều do những nguồn bên ngoài ngân sách dự án. Viện Nghiên Cứu Ăn Quả Miền Nam cũng đã đóng góp rất lớn cho chương trình huấn luyện bằng cách cung cấp 3 bài giảng cho chương trình TOT vào năm 2005. Việc này đã không được dự kiến trong hồ sơ dự án và như thế thời gian bỏ ra của họ cũng không được kể ra như là một phần trong việc đóng góp đó. Kinh nghiệm của Các Nhà Nghiên Cứu của SOFRI đã làm tăng thêm kiến thức cho các Huấn Luyện Viên. Tổ chức Úc cũng đã chứng tỏ sự tận tâm rất lớn đối với dự án và đã giúp cho những hoạt động huấn luyện tại Việt Nam được dễ dàng bằng cách chuyển ngân quỹ cho cơ quan phía Việt Nam trước khi họ được nhận từ tổ chức tài trợ. Tổ chức Úc cũng đã cung cấp thêm những quỹ ngoài ngân sách để tổ chức các chuyến tham quan cho các Tham Dự Viên FFS tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên việc cung cấp thêm những quỹ này không thể chống đở nổi tình trạng Kinh Tế Khó Khăn mà những trường đại học Úc hiện đang phải đối 9 mặt. Oleg Nicetic đã góp thêm thời gian cho dự án này ở Việt Nam khi ông ấy đến Việt nam để nghiên cứu một dự án được tài trợ bởi Tổng Công Ty SK. Tất cả những chi phí đi lại đều được dự án SK chi trả. 5. Báo cáo về các sản phẩm đạt được từ dự án: Về môi trường Tiêu điểm của FFS là tăng cường hiểu biết cho nông dân về hệ thống sinh thái và tác động của các ảnh hưởng của con người đối với sự hiểu biết đó. Phương pháp này có tiềm lực làm giảm các tác động có hại của các hoạt động con người trên môi trường. Các nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đang báo cáo rằng các chiến lược IPM mà họ học được trong các FFS và đã chấp nhận ứng dụng ngay trong chính vườn cây của họ, đã khiến cho họ tăng được lượng cá nuôi trong các con mương giữa các vườn cây cam quýt. Đây là một bằng chứng rõ ràng của việc gia tăng sức khoẻ của hệ sinh thái. Về giới tính và xã hội Trong việc huấn luyện những Huấn Luyện Viên chủ lực, gồm có 69 nam và 29 nữ đã được huấn luyện. Tỉ lệ nam, nữ này đã phản ảnh sự cân bằng về giới tính của các huấn luyện viên PPD. Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, tỉ số nông dân nam, nữ tham dự FFS cũng tương tự với như ở các lớp TOT. Tuy nhiên, ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉ số nữ tham dự FFS thì thấp hơn. Điều này có thể liên quan đến những vai trò truyền thống của phụ nữ trong vùng đồng bằng này vốn có khuynh hướng chăn nuôi gia súc nhiều hơn. Các đại diện của tổ chức VACVINA, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ và Hội Liên Hiệp Nông Dân luôn luôn được mời đến dự các cuộc hội thảo về kế hoạch dự án và cũng cho thấy đầu vào cũng có liên quan đến giới tính và vấn đề xã hội. 6. Thực hiện dự án Những thành quả và những hạn chế Một hạn chế quan trọng của dự án là những nguồn vốn có sẳn ở địa phương thì có giới hạn cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và huấn luyện viên của Việt Nam đi lại để tìm hiểu hoặc cung cấp kinh nghiệm và chuyển giao thông tin. Có một vài trở ngại đối với sự trao đổi thông tin giữa những vùng, chẳn hạn như sử dụng từ ngữ địa phương khác nhau... song đây chỉ là những hạn chế thứ yếu. Những hạn chế chính là các ngân sách địa phương rất ít ỏi cho việc đi lại giữa các nơi, và thậm chí để gọi điện thoại nội hạt ở Việt Nam. Việc đi lại bằng xe lửa và xe buýt thì tương đối rẽ so với máy bay, nhưng hệ thống đường xá nghèo nàn và thường dừng lại làm cho việc đi lại tốn mất nhiều thời gian. Việc cung cấp thêm các ngân sách cho thành viên của dự án Việt Nam để đi lại bằng đường hàng không giữa các vùng sẽ 10 làm dễ dàng rất nhiều cho việc thiết lập những quan hệ chuyên môn mà sau đó có thể được duy trì bằng cách sử dụng Email. Việc chuyển giao thông tin giữa các nông dân ở một số địa phương đôi khi cũng bị hạn chế. Các chuyến tham quan của nông dân đã được tài trợ từ những nguồn bên ngoài ngân sách dự án giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các nông dân ở các tỉnh khác nhau được thuận tiện hơn. Các chuyến tham quan này cũng được các nông dân nhiệt liệt hoan nghênh, và các huấn luyện viên tham dự các cuộc hội thảo đánh giá kết quả dự án cho biết rằng hầu hết các nông dân đều muốn có thêm nhiều cuộc tham quan học hỏi khác. Các nguồn quỹ bổ sung đang được xem xét, nhưng vào giai đoạn này khả năng được tài trợ thì vẫn chưa được biết tới. Các Sự lựa chọn Tại các cuộc hội thảo đánh giá kết quả dự án, đề nghị gia tăng con số của FFS lên 50% (tức là từ 24 ở năm 2005 lên 36 lớp cho năm 2006) thì ít hơn là tăng lên 100% (tức là từ 24 đến 48) so với kế hoạch, để gia tăng theo đề nghị này các nguồn kinh phí cho mỗi FFS cũng đã được đề xuất. Sự chọn lựa này không thể thực hiện được, vì nhu cầu cực cao của FFS. Những nguồn tài trợ bổ sung cho các hoạt động của dự án sẽ tiếp tục được tìm kiếm. Phản hồi từ các cuộc hội thảo đánh giá kết quả mà đã được tổ chức vào tháng 11 cho thấy sự cần thiết phải chỉnh sửa các chương trình huấn luyện. Các tham dự viên đã yêu cầu tăng cường các phần thực hành cho các lớp TOT và FFS, thời gian hoạt động FFS nên dài hơn đủ cho các giai đoạn của cây cam quýt từ lúc ra hoa cho đến lúc thu hoạch. Các nhà khoa học chủ chốt điều phối chương trình TOT phải điều chỉnh lại chương trình giảng dạy của họ để gồm có một bài học lý thuyết vào buổi sáng và bài học thực hành vào buổi chiều. Chiến lược kéo dài thời gian của các FFS từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch đã được chấp nhận và vẫn duy trì 21 bài giảng như ở năm 2005, nhưng những khóa học này không phải đều đặn hàng tuần mà tập trung vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây cam quýt cũng như có các loại sâu bệnh hại chúng. 7. Kết luận: Sự nhiệt tình dành cho dự án này cao, kế hoạch đưa ra có hiệu quả, việc liên lạc giữa các thành viên của dự án và những nổ lực đã được duy trì là những yếu tố quan trọng làm cho khung của dự án trong năm 2005 đã được hoàn tất. Những mục tiêu bổ sung cũng đã đạt được bằng cách sử dụng ngân quỹ được cung cấp từ những nguồn ngoài ngân sách của dự án. Những cuộc họp đánh giá kết quả công việc đã được triển khai trong năm giúp nhận biết được những phản hồi từ những tham dự viên và các chương trình huấn luyện sẽ được bổ sung trong năm 2006 để cải thiện sự thích ứng và hiệu quả của chương trình. 11 Phụ Lục 1: Khảo sát trình độ thực tiễn của nông dân Từ ngày 06/06 tới ngày 19/06 những nhân viên, phụ trách dự án gồm có OLEG NICETIC, Hồ Văn Chiến, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc, Tiến Sĩ Trần Văn Hai và ông Cường đã viếng thăm 16 FFS tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và các vùng Duyên Hải miền Trung của Việt Nam (Bảng 1). Tại mỗi địa điểm, những nông dân đã được hướng dẫn làm thí nghiệm trình diễn FFS trên khu vườn của họ đã được phỏng vấn, và các cuộc thảo luận đã được tổ chức với những nông dân khác đang tham dự trong các FFS về những kỹ thuật trồng cây cam quýt, đặc biệt là về việc kiểm soát sâu bệnh. Họ cũng đã đến thăm một đại lý bán vật tư nông nghiệp địa phương và phỏng vấn người bán vật tư để xem những thuốc trừ sâu quan trọng nhất nào đã được bán cho những nhà trồng cây cam quýt địa phương. Những thông tin thu thập được từ những cuộc phỏng vấn này đã bổ sung cho những thông tin chi tiết thu lượm được từ mỗi người nông dân tham dự trong những cuộc điều tra trước và sau khi tham dự chương trình . Những mục tiêu chủ yếu của các cuộc phỏng vấn này là: * Nhận được một bản mô tả ngắn gọn về kỹ thuật trồng cây cam quýt hiện tại ở các nơi được khảo sát * Những cuộc thực hành về phun thuốc và sử dụng thuốc trừ sâu. * Xác định xem nếu các chiến lược IPM dựa trên dầu khoáng (mục tiêu chính của dự án ACIAR CS2/2000/043) và imidacloprid (mục tiêu chính của chương trình nghiên cứu CIRAD) có dễ dàng áp dụng cho những người nông dân với hoàn cảnh kinh tế của họ. * Xác định những khoảng trống trong kiến thức của nông dân để có thể đưa những đề tài này vào FFS. Những phát hiện Những giống cam quýt quan trọng nhất: Trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, quýt (Cam sành, Quýt tiều) là những giống được trồng phổ biến nhất, nhưng diện tích trồng bưởi thì lại đang được mở rộng một cách nhanh chóng (Bảng 1). Tại vùng Duyên Hải miền Trung, bưởi là giống quan trọng nhất trong khi ở Nghệ An, cam lại được trồng phổ biến hơn. Mật độ trồng Trong đa số các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, các nông dân trồng cây với mật độ rất cao với khoảng 2000 đến 4000 cây trên một hecta (Bảng 2). Hai hàng cây thường được trồng trên các mô đất giữa các con mương. Trường hợp đặc biệt là ở Tiền Giang và Đồng Tháp, người ta trồng khoảng từ 800 đến 2000 cây trên một 12 hecta. Mật độ cây trồng thấp hơn đáng kể ở vùng duyên hải miền Trung với khoảng từ 330 và 400 cây trên một hecta trong khi ở tỉnh Nghệ An lại từ 600-700 cây trên một hecta. Việc trồng cây với mật độ cao tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có lẽ đã phát sinh do người nông dân muốn duy trì một nguồn thu nhập tương đối liên tục từ cây cam quýt trên các miếng đất nhỏ của họ, thậm chí những cây này đang bị huỷ diệt bởi bệnh Huanglongbing hoặc những bệnh khác. Khi cây được 4-6 năm, họ trồng xen các cây có múi mới. Khi cây cũ được 10-12 năm tuổi thì chúng bị đốn bỏ và những cây con khác lại được trồng tiếp và như thế là việc sản xuất cây có múi được liên tục trong cùng một khu vườn. Đây là một chiến lược rất hiệu quả, nhưng cần phải phân tích so sánh hơn nữa để xác định xem mật độ cây trồng hiệu quả nhất là bao nhiêu. Nhưng rõ ràng rằng mật độ cây trồng đến 4000 cây trên một hecta là không thể chấp nhận được và khi trồng dày như thế thì không thể phun thuốc trừ sâu được cũng như là thu hoạch có hiệu quả. Tuy nhiên, trong ngưỡng mật độ trồng từ 1000 đến 2000 cây thì cần phải xác định thêm mật độ nào cho lơi nhuận thuần cao hơn và đất có thể chịu đựng được cũng như quan điểm về quản ly ùnhững bệnh hại trong đất. Từ khảo sát của chúng tôi, các tiểu nông với mảnh đất chỉ vài ngàn mét vuông có khuynh hướng trồng cây với mật độ cao hơn, trong khi những nông dân có từ một hecta đất trở lên lại có khuynh hướng trồng cây ít dày hơn. Thu nhập thuần của những đại gia được xem là do những yếu tố khác chứ không phải là do mật độ cây dầy hơn, chẳn hạn như bón phân nhiều hơn, kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn, sử dụng bình xịt máy và cây giống sạch bệnh. Những vấn đề có tính khoa học cần phải được trả lời trong tương lai là nên có những mật độ cây trồng tốí ưu khác nhau liên quan đến diện tích đất nông trại hay không. Để tạo thuận tiện cho việc tranh luận về mật độ cây trồng tối ưu, những chuyến tham quan bằng xe buýt đã được tổ chức cho các thành viên FFS từ tất cả các tỉnh mà áp dụng việc trồng cây với mật độ cao đi đến tỉnh Đồng Tháp để học tập và trao đổi kinh nghiệm với những nông dân trồng cây với mật độ thấp hơn. Những sâu bệnh quan trọng nhất Các nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng sâu bệnh, và trong nhiều trường hợp, lại không thể phân biệt được những thiệt hại gây ra bởi sâu hoặc bệnh hay đã can thiệp quá trễ khi có sâu hay bệnh tấn công chẳn hạn như đối với sâu vẽ bùa. Đôi khi họ cũng phun những loại thuốc trừ sâu khi không cần thiết lắm để phòng trị những côn trùng mà họ phát hiện được nhưng không gây thiệt hại về kinh tế ví dụ như đối với rầy mềm. Tất cả nông dân trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đều cho rằng loài rệp sáp ở rễ cây là vấn đề chính (Bảng 3). Loại rệp sáp này trước đây là loài dịch hại không quan trọng vì chúng được kiểm soát một cách tự nhiên khi cây bị ngập nước. Việc khống chế nước ngập khiến rệp sáp phát triển quanh năm và đến nay, nông dân đã 13 coi nó là một vấn đề nghiêm trọng. Loài rệp sáp này hiện chưa được định danh do đó cũng chưa có những biện pháp kiểm soát chúng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chưa có những đánh giá cụ thể về các thiệt hại gây ra bởi loại rệp sáp này thì thực sự nó cũng chưa phải là loại dịch hại trầm trọng hay nếu nông dân có quan tâm đi nữa thì chẳng qua nó là một hiện tượng mới mà thôi. Cần phải điều tra thêm nữa về sự quan trọng của loại dịch hại này trong năm thứ hai của dự án. Những loại sâu chính khác được nông dân nêu ra là sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh và nhện hại (Bảng3). Mặc dù sâu vẽ bùa tấn công không gây hại về kinh tế, nhưng nông dân vẫn quan tâm vì thiệt hại xuất hiện trên lá sau khi ấu trùng sâu vẽ bùa hoá nhộng và bướm đẻ trứng dễ dàng được nhìn thấy. Thuốc cũng thường được phun vào giai đoạn này, nhưng như thế là việc phòng trừ đã quá trễ. Các nông dân biết rằng bệnh vàng lá huanglongbing được truyền bởi rầy chổng cánh, nhưng ngoại trừ ở tỉnh Đồng Tháp, dường như việc phòng trừ rầy chổng cánh không được hiệu quả vì việc phun thuốc quá trễ. Tuy nhiên dường như rằng các nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã học được cách sống chung với bệnh huanglongbing bằng cách liên tục trồng lại cây mới như đã được thảo luận ở phần trước. Nhưng đáng tiếc, đa số nông dân lại dùng vật liệu trồng từ cây chiết. Trước đây phần lớn vật liệu trồng này có nguồn gốc không rõ ràng, được bán bởi những người buôn bán trái phép từ các ghe thuyền, nhưng các nông dân đã cho biết rằng gần đây, cây trồng trong vườn là do họ tự chiết hoặc mua từ lối xóm để đảm bảo rằng vật liệu cây trồng được lấy từ các cây khoẻ mạnh không mang mầm bệnh. Tại vùng Duyên Hải miền Trung (không bao gồm Nghệ An), nông dân không coi rầy chổng cánh và bệnh huanglongbing là một vấn đề đáng quan tâm, thậm chí cũng không thấy có cây bệnh. Chỉ có các loại sâu đục thân, cành, quả và sâu vẽ bùa là những loại sâu mà nông dân coi là quan trọng. Sự gây hại của sâu đục thân là nghiêm trọng, nhưng loại sâu này chưa được định danh và cho đến nay, không có chiến lược kiểm soát hiệu quả nào được triển khai. Cần phải nhấn mạnh thêm về loại sâu này trong năm thứ hai của dự án. Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, sâu vẽ bùa không phải là loại sâu gây hại về kinh tế, nhưng nông dân vẫn phun thuốc sau khi có sự tấn công của sâu xảy ra. Tại tỉnh Nghệ An, những nông dân được phỏng vấn đều coi nhện hại và bệnh Phytophthora là những vấn đề chính, nhưng bệnh huanglongbing được thấy là trầm trọng và phổ biến hơn bất kỳ tỉnh nào được khảo sát. Nông dân biết rằng rầy chổng cánh truyền bệnh huanglongbing, và việc sử dụng vật liệu trồng sạch bệnh thì nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam, nhưng có một quan niệm sai lầm rất lớn đó là chỉ cần kiểm soát rầy chổng cánh vào đợt lộc mùa xuân (mà sẽ mang quả vào mùa thu tiếp theo) là đủ. Thực ra, để ngăn ngừa bệnh huanglongbing, cần phải kiểm soát rầy chổng cánh quanh năm. Điểm này sẽ được nhấn mạnh trong việc huấn luyện vào năm thứ hai của dự án. Bệnh phytophthora đã được thấy ở mỗi vùng và mỗi tỉnh mà chúng tôi đến khảo sát và mặc dầu dường như đây cũng là một bệnh hại quan trọng như bệnh 14 huanglongbing, phần đông nông dân đã không biết gì về bệnh này. Việc tăng thêm nhiều hiểu biết về bệnh này và tìm những phương pháp hiệu quả để khống chế bệnh là rất cần thiết và phải được coi là một tiêu điểm trong việc huấn luyện của năm 2006. Vì một dự án CARD mang mã số 05204VIE khác “quản lý bệnh phytophthora cho nghề vườn tại Việt Nam” hiện đang được triển khai, ban điều phối UWS đã làm việc với người điều phối dự án - Giáo Sư David Guest – người Úc, để thảo luận về vấn đề bệnh phytophthora trên cây cam quýt. Những mối liên kết đã được thực hiện giữa các dự án bằng cách liên hệ với các thành viên Việt Nam tham dự trong dự án và ông Dương Minh thuộc Đại Học Cần Thơ hiện nay đã tham dự 2 trong 3 cuộc hội thảo đánh giá kết quả cho dự án này vào tháng 11/2005. Các loại thuốc trừ sâu nhìn chung không có sử dụng quá liều ở những vùng và những tỉnh mà chúng tôi đã đến. Tuy nhiên thời gian phun thuốc và các loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng thì cần phải được đánh giá một cách khách quan . Tại tỉnh Nghệ An, số lần phun thuốc có thể nên giảm đi, nhưng ở vùng duyên hải miền Trung, số lần phun cần phải tăng thêm để việc kiểm soát sâu bệnh có hiệu quả hơn. Các nông dân hầu như đã sử dụng những sản phẩm rẻ tiền là những thuốc trừ sâu thuộc thế hệ cũ (Bảng 3). Việc sử dụng dầu khoáng được thấy là không đáng kể chính đều này làm thất vọng cho nơi đầu tư là hãng Caltex và thông qua những dự án ACIAR và CARD trước đây. Lý do chính của việc ít sử dụng dầu khoáng là vấn đề ngộ độc cho cây mà được nhiều nhà trồng cây lâu năm nhận ra. Tình trạng gây độc cho cây là do nhiều yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm cao, sử dụng sai chủ yếu là do pha chế không thích hợp, phun xịt quá thường xuyên được khuyến cáo bởi các nhà nghiên cứu và tính nhạy cảm của một vài giống quýt. Ngoài những vấn đề gây ngộ độc cho cây, tính hiệu quả của dầu thì đạt được trong vài trường hợp là do các dụng cụ phun thuốc nghèo nàn. Qua kết quả điều tra nông dân cho thấy rằng ngoài trừ ở 2 Tỉnh Đồng Tháp và Nghệ An, những bình xịt tay đeo trên vai được sử dụng rất phổ biến (Bảng 3). Dầu khoáng là một thành phần quan trọng của dự án này, nhưng nó chỉ là một phần của chương trình và sẽ còn một loạt của những thuốc trừ sâu khác (imidaclorid) cũng như những phương pháp quản lý sinh học. Việc sử dụng kiến vàng (Oecophyllla smargdina) như một tác nhân kiểm soát sinh học thì rất phổ biến. Sự hiểu biết tuyệt vời về phương pháp phòng trừ sinh học của nông dân là một cơ sở quan trọng mà có thể được xây dựng thêm để phát triển những kỹ thuật phòng trừ sinh học khác, như sử dụng nấm đối kháng và phân hữu cơ để khống chế bệnh phytophthora tốt hơn. Một số kết luận Thật rõ ràng rằng những thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn và các cuộc khảo sát cho thấy có những khác biệt đáng chú ý trong các hệ sinh thái nông nghiệp và cách trồng cây có múi đã sử dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Duyên Hải miền Trung (gồm cả Tỉnh Nghệ An). Mặc dầu trong phạm vi của dự án này không thể phát triển thành 2 chương trình huấn luyện độc lập, điều quan trọng là 15 các chương trình huấn luyện cho cả huấn luyện viên và nông dân và những lời khuyến cáo về việc quản lý sâu bệnh phải kể đến sự khác biệt giữa 2 vùng vừa nói. Nông dân cần có được nhiều kỹ năng hơn để nhận ra được sâu bệnh và sự liên hệ giữa các loại sâu bệnh này với các giai đoạn phát triển của cây có múi. Trong năm 2005, các chiến lược IPM đã thử và giảng dạy dựa trên những giả định của các dự án ACIAR CS2/2000/043 và CIRAD. Từ những phản hồi của nông dân và huấn luyện viên đã đi đến kết luận rằng không có chiến lược nào có thể hoàn thiện được trong kiểu canh tác và tình trạng kinh tế hiện tại của người nông dân vì những sự thiếu thực tế và chi phí cao. Chiến lược mới được chấp nhận trong năm 2006 kết hợp với những yếu tố của cả hai dự án, nhưng cũng phải dựa trên kiểu canh tác hiện hành của nông dân vốn chấp nhận rằng bệnh huanglongbing không thể trừ tiệt được, nhưng việc sản xuất vẫn có thể đạt được. Chiến lược mới thật giản đơn, tiếp theo những chu kỳ ra chồi non và sẽ sử dụng một lần quết gốc bằng imidaclopid, tiếp theo đó là hai lần phun dầu khoáng có nồng độ 0.25%. Những loại thuốc trừ sâu khác sẽ được sử dụng khi cần, dựa trên những kết quả điều tra. Việc phun thuốc bằng bình xịt tay đeo trên vai là chủ yếu còn việc sử dụng những máy phun tự chế gồm có thêm một cái bơm dầu, một bình để trộn và một cái cần dài gắn với một cái que và một miệng vòi hình nón rỗng có thể điều chỉnh được thì rất hạn chế. Sự chấp nhận dùng bình xịt bằng máy thì chậm và có lẽ sẽ còn chậm hơn trên các khu vườn có diện tích nhỏ vì người ta cho rằng chỉ cần một bình xịt đeo trên vai là đủ và chỉ tốn có một người phun thuốc trong khi dùng máy phun phải cần đến hai người. Chất lượng của bình xịt tay đeo trên vai cũng thay đổi tuỳ loại và tiếc là chỉ có một số nhỏ người trồng trọt sử dụng những bình xịt tay bằng kim loại có chất lượng tốt mà có thể cho áp suất đạt theo yêu cầu. Người dùng những bình xịt rẻ tiền bằng nhựa thì rất là phổ biến. Những nổ lực nên làm đối với dự án này là chỉ cho người nông dân hiểu được lợi ích của một bình phun thuốc chất lượng cao. 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_66__9079.pdf
Luận văn liên quan