037/04VIE Xây dựng hệ thống GAP cho người trồng và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang

Sản phẩm ngành rau quả đạt chất lượng theo tiêu chuẩn BRC và EUREPGAP là một hiện tượng ở Việt Nam và vì thếcần có cơsởhạtầng cho toàn ngành vềlĩnh vực này theo yêu cầu thúc đẩy phát triển hay xây dựng. Trong khuôn khổthời gian ngắn hạn, dựán đã sửdụng con người và cơsởphương tiện theo một tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng yêu cầu của BRC và EUREPGAP nhưng vềdài hạn cần có sựbốtrí cần thiết ởmức độthích hợp, vận hành ở mức tiêu chuẩn đã chấp thuận để đảm bảo duy trì cho ngành chất lượng mới hình thành. Những lĩnh vực cơsởhạtầng cần thiết bao gồm: • Danh sách đăng ký cấp quốc gia cho các hộ sản xuất thanh long (có thểdiễn ra trong thời gian thích hợp khi ngành trồng thanh long sẽ cần cần phải được kiểm soát /có chứng nhận) • Phát triển ngành trồng thanh long có tính phối hợp cộng tác (hiện tại Việt Nam đang nhắm vào sản xuất thanh long đạt chất lượng cho thịtrường giá trịcao, đây là thời gian thích hợp để các nhà xuất khẩu bán sản phẩm thông qua một đầu mối duy nhất để có thể đàm phán được giá cao nhất cho sản phẩm của họvà tránh trường hợp dàn xếp qua lại giữa người tiêu dung và nhà xuất khẩu và nhưvậy làm cho sản phẩm giảm giá). • Tiềm năng cho sựphát triển nhãn hiệu cho toàn ngành thanh long ởcấp độtoàn quốc.

pdf48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 037/04VIE Xây dựng hệ thống GAP cho người trồng và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 2.5 Các tổ chức cộng tác. Tổ chức: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Long Hoàng Hậu. Liên lạc: Ông Trần Ngọc Hiệp Giám đốc Thôn Phú Sum – Xã Hàm Mỹ Huyện Hàm Thuận Nam Tỉnh Bình Thuận Đt: +84 62 898616 Fax: + 84 90 3904680 Email: dragonfruithoanghau@hcm.vnn.vn Tổ chức: Bao Thanh Co., Ltd Liên lạc: Ông Lý Hải Long Giám đốc xuất khẩu 79 Lý Chiêu Hoàng Phường 10 Quận 6 Tp Hồ Chí Minh City Đt: +84 913 734109 Email: tblong@hcm.vnn.vn 2.6 Đánh giá về môi trường Dự án này sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan về môi trường bằng cách xây dựng sự tuân thủ theo tiêu chuẩn về môi trường của EUREPGAP. Xây dựng những nghiên cứu về sự phân hủy hóa chất sẽ cung cấp thông tin về sự lưu tồn của hóa chất được sử dụng trên cây thanh long. Đưa vào ứng dụng những hệ thống tư vấn, giải đáp cho các hộ sản xuất nhỏ sẽ giúp người nông dân sử dụng thuốc một cách an toàn và nâng cao sự cảnh giác về việc sử dụng hóa chất. 2.7 Những chính sách phổ biến và các vấn đề về giới và xã hội Nhà bán lẻ và nhà cung cấp toàn cầu đã soạn thảo và đưa vào áp dụng một loạt các mục chi tiết liên quan đến việc chứng nhận chất lượng cho trang trại được gọi là EUREPGAP. Mục đích là nhằm tạo ra sự nhất quán, minh bạch và đồng nhất về chất lượng toàn cầu cho snông sản. Điều này bao gồm những yêu cầu về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động, an toàn và phúc lợi xã hội, các vấn đề về phúc lợi môi trường và động vật nuôi. Đưa vào ứng dụng tiêu chuẩn này sẽ là một thử thách mà vốn trước đây chưa bao giờ được thực hiện cho ngành trồng thanh long. 28 PHỤ LỤC 3 ẤN BẢN SỔ TAY SẢN XUẤT TRÁI CÂY THEO TIÊU CHUẨN GAP Bản dịch tiếng Việt ấn bản đính kèm theo sách. Hệ Thống Chất Lượng Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) cho Ngành Sản Xuất, Đóng Gói và Xuất Khẩu Thanh Long Dự án nghiên cứu: Xây dựng hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang – Việt Nam. John M Campbell & Nguyễn Hữu Hoàng Tháng 12, 2006 ******************************** Giới Thiệu Thanh long là một loại trái có diện tích đang mở rộng và là loại trái cây quan trọng đối với các nông hộ sản xuất nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam. Lợi nhuận từ trái thanh long xuất khẩu sang thị trường châu Á kể từ năm 2000 giảm 60% do cung vượt cầu và việc xuất khẩu sang các thị trường phương tây giá trị cao đang gặp một số trở ngại nghiêm trọng bởi sản phẩm nông sản Việt Nam chưa tuân thủ những quy tắc và yêu cầu về an toàn thực phẩm. Hệ thống siêu thị Châu Âu gần đây đã đưa vào áp dụng chương trình chứng nhận EUREGAP, tiêu chuẩn này bao gồm an toàn thực phẩm, môi trường và tính đạo đức xuyên suốt hệ thống sản xuất. Ngành trái cây Việt Nam đang có tín hiệu tăng trưởng về thị trường trong nước và xuất khẩu đều có những yêu cầu về ‘trái cây an toàn’ nhưng còn thiếu những khái niệm về ‘trái cây an toàn’ theo như những mong muốn và yêu cầu của thị trường tiêu dùng về những chương trình chứng nhận chẳng hạn như EUREPGAP. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn thiếu một mô hình áp dụng chất lượng thành công, còn có một sự đánh giá tối thiểu về những gì được yêu cầu, để làm cho ngành trái cây được công nhận tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP). Bài báo này nhằm thảo luận về chương trình dự án hỗ trợ của chính phủ Úc (AusAID), Hợp tác về Nông nghiệp và PTNT, This paper discusses the AusAID, dự án : “Xây dựng hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang – Việt Nam” như là một nghiên cứu. Dự án này do Hassall and Associates International (HAI) quản lý và được tổ chức HortResearch, New Zealand và Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam (SOFRI), Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam đồng thực hiện. Tóm tắt về dự án GAP thanh long Trái thanh long được chọn để thực hiện áp dụng tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu cho thị trường giá trị cao bởi đây là cây ăn trái có rất ít vấn đề về sâu và bệnh hại và do đó yêu cầu phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cũng rất thấp. Diện tích trồng thanh long là rất lớn bao gồm nhiều nông hộ sản xuất nhỏ do đó khả năng tác động của dự án áp dụng sáng kiến chất lượng có thể cải thiện mạnh mẽ thu nhập tạo ra năng lực cho những nông hộ có thiện chí cải thiện chất lượng sản phẩm. 29 Dự án thanh long GAP có thời gian thực hiện là 2,5 năm để áp dụng hệ thống chất lượng cho ngành trồng thanh long, khởi đầu là thành lập nhóm ‘thí điểm’ gồm các hộ nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu mà một khi hệ thống này vận hành tuân thủ chất lượng, yêu cầu của thị trường về tính hợp pháp, an toàn và chất lượng sẽ được sử dụng như một mô hình để tập huấn cho toàn bộ ngành thanh long và cũng như các loại cây ăn trái khác của Việt Nam. Các mục tiêu chính của dự án là: • Tăng cường tính cạnh tranh cho các hộ sản xuất nhỏ và tăng cường năng lực cung cấp trái thanh long cho thị trường thế giới có giá trị cao, giới thiệu khái niệm mới về an toàn thực phẩm, trách nhiệm đối với môi trường, tính bền vững và an toàn lao động cho công nhân trong quá trình sản xuất. • Hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn cho khuyến nông viên/nghiên cứu viên để cải thiện năng lực về các bước tập huấn nhóm áp dụng GAP cho thanh long. • Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới theo yêu cầu để xâm nhập thị trường châu Âu. • Nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất nhỏ có thể đạt được những thỏa thuận cung cấp sản phẩm của mình. Thực hiện dự án GAP thanh long Việc tiến hành thực hiện dự án được bắt đầu với việc điều tra để xác định cấp độ kỹ thuật nông nghiệp đang áp dụng trước khi thực hiện dự án. Nội dung điều tra được nhóm thực hiện dự án xây dựng và do nhóm thực hiện dự án phía SOFRI tiến hành cùng với sự hỗ trợ của các nghiên cứu viên trẻ của SOFRI. Tiến hành điều tra 120 hộ trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận và 30 hộ ở tỉnh Tiền Giang. Số liệu điều tra thu thập được dịch sang tiếng Anh và chuyển vào cơ sở dữ liệu. Phía HortResearch có nhân viên phụ trách việc phân tích dữ liệu và báo cáo điều tra được trình bày cho các đối tác có liên quan. Trong quá trình điều tra, cũng như dựa trên kết quả phân tích số liệu thu thập để xác định các đối tượng là hộ nông dân trồng thanh long từ đó được xác định để tham gia vào dự án. Nỗ lực ban đầu và có ý nghĩa quan trọng của dự án là tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân được chọn để tham gia dự án về các nội dung cải thiện sản xuất theo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Tuy nhiên, đây là dự án đầu tiên với nỗ lực đưa vào áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và hệ thống chất lượng hướng đến thị trường tiêu dùng cho ngành cây ăn trái của Việt Nam mà trước đây việc sản xuất thanh long chưa hề áp dụng những hệ thống chất lượng này để thâm nhập thị trường giá trị cao của châu Âu. Các nguồn hỗ trợ cần thiết để thực thi áp dụng những thay đổi theo yêu cầu của thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đã phần nào làm thất vọng một số hộ nông dân trong cam kết với dự án về việc tiến hành thay đổi, cải thiện. Sau một thời gian khởi đầu, sự nhiệt thành của các hộ nông dân tham gia dự án với cam kết cải thiện hệ thống chất lượng cho chính trang trại của họ theo đó giảm dần. Mục tiêu ban đầu của dự án là nhắm đến cải thiện cho các hộ nông dân nghèo và sản xuất nhỏ, tuy nhiên những hộ nông dân này với năng lực hạn chế hoặc thậm chí không có khả năng kinh tế để thực hiện các thay đổi cải tạo nhằm nâng cao hoạt động sản xuất đạt mức yêu cầu theo tiêu chuẩn của thị trường giá trị cao. Đại bộ phận hộ sản xuất nhỏ hay hộ nghèo là lệ thuộc vào vốn vay ứng trước của các thương lái cũng như dịch vụ thu hái trái khi vào vụ thu hoạch, đây là những hộ không có khả năng thực hiện các thay đổi cải tạo trong sản xuất. Dự án đã xác định sự cần thiết đó là mô hình trình diễn đầu tiên cho sự hiện hữu của lộ trình chất lượng cho việc sản xuất thanh long do đó dự án đã xúc tiến hình thành nhòm ‘thí điểm’ bao gồm các hộ nông dân và nhà đóng gói/xuất khẩu để áp dụng việc cải thiện chất lượng. Điều đã được dự đoán đó là một khi nhóm ‘thí điểm’ đáp ứng được những yêu cầu theo những tiêu chuẩn chất lượng đã xác định, đạt được chứng nhận, và nhận thức được về chi phí cho việc đạt chứng nhận khi đã tuân thủ so với lợi nhuận đem lại từ việc xuất khẩu sang thị trường 30 giá trị cao là có lợi thì sẽ không vấn đề gì khi lựa chọn các hộ nông dân nghèo/sản xuất nhỏ tham gia vào dự án. Điều này sẽ trở thành hiện thực nếu sự phát triển về kinh tế và vốn vay theo mùa vụ được các tổ chức, viện trường đáp ứng cho người nông dân. Có thể nói rằng nhóm thí điểm là tâm điểm của mô hình trình diễn và luôn kêu gọi sự tha gia của các hộ nông dân có mong muốn thiết thực. Khi nhóm thí điểm mở rộng ra thì dự án sẽ khuyến cáo thành lập các nhóm mới theo mô hình trên ở các tỉnh trông thanh long Bình Thuận và Tiền Giang. Sự lựa chọn ban đầu đối với đối tượng tham gia nhóm ‘thí điểm’ dựa trên các tiêu chí sau: • Phải hướng đến thị trường (người tiêu dùng) • Phải cam kết quản lý chất lượng (thể hiện một số các thay đổi cải thiện) • Có khả năng tiến hành các thay đổi về phương pháp sản xuất theo yêu cầu đòi hỏi của tiêu chuẩn đã lựa chọn • Có thiện chí nhằm cải tạo/thay đổi và áp dụng các yêu cầu về chất lượng • Chấp thuận tham gia tập huấn cho chính bản thân chủ hộ và các công nhân lao động – thể hiện thiện chí đối với phúc lợi của công nhân lao động và sự phát triển • Tạo điều kiện tham khảo dữ liệu/thông tin về cách vận hành hệ thống chất lượng của họ để so sánh trước và sau khi có sự can thiệp của dự án. • Rõ ràng minh bạch và trung thực với các tiêu chuẩn. • Chấp thuận việc sử dụng nhóm thí điểm cho các chương trình khác sau này. Các tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng được đánh giá cho và bởi thị trường dự kiến đã được nhắm đến và đang được thành lập bởi dự án thông qua nhóm thí điểm. Các tiêu chuẩn đang được áp dụng là những yêu cầu tối thiểu để trái cây có thể xuất khẩu được qua thị trường châu Âu. Tầm quan trọng của thị trường Dự án này còn vì mục tiêu là thị trường tiêu dùng và mỗi một nỗ lực của dự án nhằm xây dựng những hệ thống chất lượng vững chắc cho nhóm thí điểm để vận hành hệ thống này ở mức cao nhất theo các tiêu chuẩn đã được nhắm đến để cung cấp sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng đáp ứng được hoặc vượt xa yêu cầu của người tiêu dùng. Các thị trường mà dự án nhắm đến là những thị trường xuất khẩu giá trị cao. Thị trường có thể được định nghĩa như sau: Thị trường xuất khẩu giá trị cao: – chỉ xuất khẩu được nếu nhà đóng gói, kỹ thuật bao trái, đóng gói và vận chuyển đạt tiêu chuẩn BRC. • Thâm nhập trực tiếp vào các thị trường hàng đẩu, • Các khách sạn • Các thị trường chuyên biệt cho trái cây đặc sản • Siêu thị chuyên về trái cây đặc sản/chuyên về 1 loại trái cây duy nhất • Các siêu thị cao cấp với một số lượng hạn chế hàng hóa và có giá trị cao. Thị trường xuất khẩu hàng hóa – Các tiêu chuẩn AsiaGap cùng với trái cây bị loại do không đạt tiêu chuẩn kích cỡ, trọng lượng được đóng gói ở nhà đóng gói bình thường. • Các nước lân cận • Các chuỗi siêu thị đặt hàng với số lượng lớn nhưng giá thấp – cấp quốc gia. 31 Các thị trường nội địa • Trái không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. • Chế biến? Tầm quan trọng của dự án đặt ra cho nhóm thí điểm là sản xuất trái có chất lượng cao và sau đó được đóng gói trong nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn BRC chỉ để xuất khẩu cho thị trường giá trị cao. Trái sẽ được đóng gói theo những yêu cầu của người tiêu dùng và sẽ được bao trái bằng túi xốp lưới, đóng gói theo khay bán lẽ; thùng có kích cỡ lớn, v.v… sẵn sàng cung cấp thẳng tới người tiêu dùng mà không phải được đóng gói lại khi sản phẩm đến nước nhập khẩu. Cần phải khẳng định dứt khoát rằng tầm quan trọng của dự án là tiếp tục thâm nhập thị trường giá trị cao để đem lại thu nhập cao hơn cho người nghèo/nông hộ nhỏ. Khả năng thâm nhập thị trường giá trị cao đem lại lợi nhuận tối đa cho người nông dân dựa vào 3 phần quan trọng sau: 1. Trái thanh long đang được xuất khẩu sang những thị trường đáp ứng những yêu cầu của khách hàng về tính an toàn, hợp pháp và mọi khía cạnh chất lượng tương đương 2. Tiến trình từ trang trại thông qua nhà đóng gói và nhà xuất khẩu được thực hiện một cách chuyên nghiệp với mục đích là sản xuất và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng để đáp ứng hoặc vượt xa những mong muốn của người tiêu dùng 3. Sự vận hành công việc của người nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu tiến triển tốt và bền vững. Để luôn đạt được cả 3 phần quan trọng trên thì các đối tượng liên quan cần phải hợp tác và làm việc với một mục đích chung để: • Luôn duy trì chứng chỉ đã đạt được và các hoạt động phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn. • Chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ giá trị cao. Do trái thanh long có thời gian bảo quản ngắn và phải được xuất khẩu bằng đường hàng không do đó chi phí phụ tăng lên cho mỗi đơn vị sản phẩm được xuất khẩu. Lợi nhuận sẽ chỉ được duy trì nếu bất cứ lúc nào cũng bán được giá bán cao nhất – sản phẩm có chất lượng kém có nghĩa sẽ được bán với giá thấp và có thời gian bảo quản ngắn, chóng bị hỏng và cần phải đóng gói lại và có khả năng phải hủy bỏ. • Liên tục cải tiến: chất lượng, sự thỏa mãn khách hàng, các quy trình, sự vận hành và giảm thiểu chất thải có hệ thống. Trong một quy trình, những nguy cơ được phát hiện sớm chừng nào thì chi phí càng được giảm bấy nhiêu. Sự phát triển các hệ thống chất lượng Quy trình phát triển hệ thống chất lượng của dự án Quy trình phát triển hệ thống chất lượng mà dự án tiến hành bao gồm: 1. Điều tra các kỹ thuật đang được áp dụng ngay từ khi khở đầu dự án để đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trên đồng ruộng khi so sánh với các tiêu chuẩn của EUREPGAP. 2. Lên kế hoạch cả về quy mô và phương pháp luận để tiến hành áp dụng các hệ thống chất lượng nhằm đạt được các mục tiêu mà dự án đề ra. 3. Xác định một ‘Nhóm thí điểm’ bao gồm: một nhóm các hộ nông dân; một nhà đóng gói; và một nhà xuất khẩu tham gia vào dự án để đưa vào áp dụng hệ thống chất lượng cho mô hình trình diễn. 32 4. Dự án chọn lựa những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp để đưa vào ứng dụng cho các hệ thống chất lượng của nhóm thí điểm. 5. Tiếp cận các tiêu chuẩn 6. Xác định quy trình: từ trang trại thông qua nhà đóng gói và nhà xuất khẩu cho đến người tiêu dùng 7. Xác định toàn bộ các giai đoạn khác nhau của quy trình 8. Biên soạn cuốn cẩm nang chất lượng trái thanh long, dựa trên các tiêu chuẩn đã chọn lọc phù hợp với ‘quy trình’. (Cuốn cẩm nang chất lượng trái thanh long mô tả phương thức mà quy trình sẽ đạt được để tuân thủ các tiêu chuẩn) 9. Cải thiện cơ sở vật chất cho nhóm thí điểm dự án để có thể đạt được sự tuân thủ và duy trì các tiêu chuẩn 10. Tập huấn cho các nhân lực được chỉ định về chức vụ và trách nhiệm để họ ‘hiểu’ rõ vai trò của họ trong việc duy trì sự tuân thủ các tiêu chuẩn và có khả năng để gánh vác trách nhiệm của người khác khi các vị trí này vì lý do nào đó vắng mặt 11. Vận hành các quy trình tuân thủ theo các điều kiện vận hành 12. Kiểm tra các quy trình khi vận hành luôn đạt tuân thủ bởi các cá nhân phụ trách thanh tra nội bộ cho từng khâu hay cho toàn bộ quy trình 13. Khẳng định sự tuân thủ thông qua thanh tra nội bộ toàn bộ quy trình 14. Sắp xếp, bố trí Tổ Chức Chứng Nhận tiến hành thanh tra độc lập quy trình theo tiêu chuẩ chất lượng đã được chọn lọc và Chứng Nhận cho quy trình đó. Sự lựa chọn của những hệ thống tiêu chuẩn chất lượng EUREPGAP ở mức độ trang trại và BRC ở cấp độ nhà đóng gói được dự án chọn để áp dụng bởi cả hai tiêu chuẩn chất lượng rất giống nhau và phù hợp với các tiêu chuẩn cũng như đây là những yêu cầu tối thiểu để thâm nhập những thị trường giá trị cao ở châu Âu. Quản lý các hệ thông chất lượng của nhóm thí điểm dự án được gắn liền với nhà đóng gói dưới sự giám sát của nhân viên Quản Lý Chất Lượng. Có rất nhiều thuận lợi khi hệ thống chất lượng do nhà đóng gói kiểm soát. Đó là bao gồm: • Nhà đóng gói luôn hướng đến thị trường và có thể đem lại tầm nhìn, sự lãnh đạo và động lực để phát triển và duy trì toàn bộ hệ thống chất lượng để hệ thống này luôn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn. • Nhà đóng gói có thể đem lại sự kết hợp của các hệ thống chất lượng từ trang trại đến người tiêu dùng. • Nhà đóng gói yêu cầu một hệ thống quản lý chất lượng đủ mạnh để tuân thủ những tiêu chuẩn và điều này có liên quan đến rất nhiều chức năng ở trang trại • Quản lý điều hành nhà đóng gói có thể hỗ trợ các nông dân tuân thủ chất lượng trong những lĩnh vực mà họ còn khiếm khuyết • Phân phát các thông tin kỹ thuật đến các người nông dân theo một cách chuẩn xác và có hệ thống do đó tất cả các nông hộ cùng nhau hợp tác trong việc quản lý và tiến đến đạt được tiêu chuẩn chất lượng • Cấp độ hoạt động có thể cho phép khả năng giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của các chuyên gia. • Mua hàng với giá ưu đãi (giảm giá) 33 • Cung cấp dịch vụ thanh tra nội bộ cho nhà đóng gói và trang trại để nâng cao sự đồng bộ trong quá trình vận hành những tiêu chuẩn và để đảm bảo các biện pháp khắc phục những vấn đề chưa tuân thủ được thực thi và ký xác nhận hoàn tất. • Chi phí để đạt được sự tuân thủ ít hơn chi phí để ứng dụng và quản lý hệ thống đang được quản lý ở nhà đóng gói và những chí phí có thể trang trãi cho một khối lượng các nguồn nguyên liệu đầu vào trên một đơn vị thùng carton. Cẩm nang chất lượng Triết lý của dự án trong việc biên soạn cuốn cẩm nang này phải thân thiện với người sử dụng, phù hợp với quy trình vận hành, sát với từng các tiêu chuẩn khác nhau và các yêu cầu của các tiêu chuẩn đã được chọn lựa và có thể được sử dụng như một phương tiện tập huấn cho các đối tượng tham gia dự án. Cuốn Cẩm Nang Chất lượng Trái Thanh Long bao gồm ba phần chính: • Phần dành cho nhà xuất khẩu – Nhà đóng gói thí điểm của dự án cũng là nhà xuất khẩu do đó phần cẩm nang dành cho nhà xuất khẩu là không nhiều do hầu hết các yêu cầu của nhà xuất khẩu đã bao hàm trong phần của nhà đóng gói. Đồng thời hầu hết các phần nói về nhà xuất khẩu không nằm trong mục đích của dự án. • Phần dành cho nhà đóng gói – Phần cẩm nang dành cho nhà đóng gói được biên soạn trên cơ sở cách thức vận hành của nhà đóng gói và dựa trên bản mẫu và các yêu cầu của BRC Global – Food Standard. • Phần dành cho nông dân – Phần dành cho nông dân được biên soạn trên cơ sở thực hành nông nghiệp tốt áp dụng cho treng trại và dựa theo biểu mẫu và yêu cầu của Tiêu Chuẩn EUREPGAP. Cuốn cẩm nang cũng bao gồm một phần tham khảo gồm các nội dung: • Các định nghĩa • Các quy trình • Các biểu mẫu • Mô tả chức năng công việc • Các biểu mẫu hồ sơ lưu trữ • Các đường dẫn để truy cập thông tin, các yêu cầu v.v… • Danh sách đăng ký nông dân Cuốn cẩm nang chất lượng trái thanh long tương xứng như một phần của một hệ thống chất lượng vững chắc. Về tổng thể, nó có vẻ phức tạp, tuy nhiên, bằng cách diễn giải từng phần của tiêu chuẩn/cẩm nang một cách tách biệt thì nó có thể đưa vào ứng dụng cuốn cẩm nang này một cách dễ dàng. Cuốn cẩm nang được biên soạn bởi nhóm thực hiện dự án, tuy nhiên khi đã hoàn thành việc biên soạn này thì cũng cần ghi nhận rằng đây là một dạng văn bản mở và sẽ tiếp tục được chỉnh sữa cho phù hợp với nhóm thí điểm dự án như là một phần của tiến trình liên tục cải thiện hoặc khi đã được chấp nhận áp dụng cho các hoạt động khác cho ngành thanh long và khi áp dụng cho các loại cây ăn trái khác. Việc biên soạn cuốn cẩm nang chất lượng trái thanh long của dự án đã được chuẩn bị theo cách mà nó có thể được áp dụng cho các trang trại và nhà đóng gói trái thanh long hay bất kỳ loại cây ăn trái khác. Không còn nghì ngờ gì nữa nhà đóng gói hay người nông dân có cuốn cẩm nang và ứng dụng hệ thông chất lượng theo những tiêu chuẩn yêu cầu mà không cần một 34 sự trợ giúp nào. Tuy nhiên cần khuyến cáo rằng cần nên tham khảo những kinh nghiệm từ các cá nhân đã được huấn luyện thông qua dự án này. Ở khu vực Đông Nam Á có một khuynh hướng ứng dụng những tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp: ví dụ như AseanGAP. Những yêu cầu của các Tiêu chuẩn AseanGAP, trong lúc vẫn chưa dễ hiểu như các Tiêu chuẩn BRC và EUREPGAP thì có thể so sánh/tương thích trong một số lĩnh vực. Vì lý do đó, có thể nâng cao một số phần có liên quan trong cuốn cẩm nang chất lượng trái thanh long để đưa vào sử dụng cho Tiêu chuẩn AseanGAP. Những thuận lợi khi làm như vậy là tiêu chuẩn hóa những hệ thống chất lượng đang được áp dụng, để đem lại một sự hướng dẫn rõ ràng cho chất lượng sản phẩm nông sản và hình thành một cơ sở cho một hệ thống chất lượng vững mạnh để sau đó có thể nâng cao những tiêu chuẩn này lên một cấp độ cao hơn. Sự chuẩn bị về cơ sở vật chất Một khi các tiêu chuẩn chất lượng được chấp nhận và cuốn cẩm nang (bản thiết kế/kế hoạch cho các tiến trình) sữa soạn cho việc cải tạo cơ sở vật chất cần phải được áp dụng để tiến trình vận hành như đã được mô tả trong cuốn cẩm nang và từng phần của của tiến trình đáp ứng được hoặc vượt xa yêu cầu của tiêu chuẩn. Có thể không cần nhấn mạnh rằng tất cả các thay đổi về cơ sở vật chất phải đạt tiêu chuẩn cao nhất theo từng mục của cuốn cẩm nang. Bộ mặt cơ sở vật chất của hệ thống là ‘phương cách’ mà chủ sở hữu cho thấy hệ thống hoạt động hoàn toàn đáp ứng chất lượng và nó cũng chỉ cho các thanh tra viên thấy rằng chất lượng của các tiến trình đang được tiến hành một cách nghiêm túc. Hồ sơ lưu trữ Hồ sơ lưu trữ cho dự án thí điểm thanh long đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn đang được áp dụng. Một số mẫu ví dụ phát thảo cho hệ thống hồ sơ lưu trữ được bao gồm trong cuốn cẩm nang chất lượng trái thanh long trong khi đó có rất nhiều loại hồ sơ được soạn thảo từ các hồ sơ có sẵn của nhà đóng gói và được tín nhiệm bởi nhà đóng gói do tính nhạy cảm của thông tin: hợp đống lao động v.v… Sự tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ lưu trữ là một điều tối quan trọng và là công cụ chính yếu mà qua đó để đánh giá quy trình. Mức độ chính xác của hồ sơ lưu trữ sẽ có ba chức năng chính yếu như sau: 1. Để cho chủ sở hữu vận hành quy trình khẳng định với người tiêu dùng rằng các quy trình luôn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn. Điều này cho phép người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng sản phẩm mà họ đang bỏ tiền mua là an toàn, hợp pháp và đạt chất lượng. Nó cũng khẳng định với người vận hành rằng các tiến trình “đang được kiểm soát”. 2. Để bảo vệ cho chủ sở hữu đang vận hành: Nếu sản phẩm cung cấp đã được tiến hành làm các thủ tục tuân thủ toàn bộ các tiêu chuẩn và thỏa mãn được các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng và sau đó nếu gặp trục trặc đến tay khách hàng thì có thể được bảo vệ rằng vấn đề xảy ra không thuộc lĩnh vực của hệ thống vận hành. Ví dụ: công ty vận chuyển hàng không kiểm sóat nhiệt độ không tốt gây hư hỏng hoặc giảm thời gian bảo quản của trái – việc đòi bồi thường hợp pháp có thể xác định được đối tượng gây ra sự không tuân thủ. 3. Thu thập dữ liệu ghi nhận được từ việc lập hồ sơ lưu trữ của các tiến trình, khi tiến hành phân tích, có thể được sử dụng như một minh chứng nhằm hỗ trợ cho việc quản lý để có những quyết định về quản lý và cải thiện việc vận hành hệ thống. Tập huấn Tập huấn cho các cá nhân có liên quan đến dự án đã có một bước tiến triển ngoạn mục. Vào giai đoạn đầu của dự án sự hiểu biết và nhận thức về các hệ thống chất lượng là rất hạn chế. 35 Bằng mọi nỗ lực dự án đã nâng cao kỹ năng, đầu tiên là nhóm thực hiện dự án thuộc SOFRI, cũng như các nhân viên khác của SOFRI, các nhân viên nhà đóng gói và các nông dân tham gia nhóm thí điểm dự án cũng như các nhóm nông dân khác. Không có bất kỳ giới hạn số lượng nào về cá đối tượng mong muốn được nâng cao về mặt kỹ năng và thật sự có nhiều phần tập huấn nằm ngoài dự kiến được thực hiện tại chỗ để đáp ứng nhu cầu. Tập huấn cho các cá nhân chủ lực của dự án được thực hiện thường xuyên và kết quả là nâng cao sự tự tin và thành thạo với những kỹ năng tốt nhất về chất lượng để tiếp tục chương trình cải thiện chất lượng của ngành cây ăn trái của Việt Nam theo cách phù hợp nhất. Việc tập huấn chủ yếu là sự kết hợp giữa các kiểu huấn luyện như bắt tay vào thực hành, hệ thống trao đổi kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp, giám sát và thông qua các lớp tập huấn thông thường và được tổ chức theo cách quản lý hiện đại, bao gồm các nội dung quản lý hiện đại, quản lý thời gian, dự án và nhân lực cũng như tập huấn về hệ thống chất lượng. Giai đoạn hai là tập huấn các đối tượng thuộc nhóm thí điểm của dự án, hiện đang được các thành viên rất tự tin và thành thạo của dự án thuộc SOFRI đảm trách. Chuyển giao những kỹ năng học được cho toàn ngành trồng thanh long và các loại cây khác cũng được thực hiện. Dự án cũng quan tâm đến việc phát triển con người ở mọi cấp độ cho những người này vể những kiến thức trong lĩnh vực chuyên biệt để họ có thể tự lực trong việc nắm bắt các tiêu chuẩn và yêu cầu của lĩnh vực đó và thực thi những nhiệm vụ của họ theo cách mà trong đó hội tụ các yếu tố như có đầy đủ cảm hứng, điềm tĩnh, rõ ràng và trung thực. Thanh tra nội bộ, biện pháp khắc phục Thanh Tra Nội Bộ là chìa khóa để duy trì độ mạnh, phát triển và liên tục cải tiến cho hệ thống quản lý. Tất cả mọi lĩnh vực không tuân thủ của hệ thống được xác định thông qua Thanh Tra Nội Bộ. Sự không tuân thủ cho thấy rằng nơi đó hệ thống hoặc đã không vận hành đúng như đã mô tả hoặc thiếu một vài yêu cầu về tiêu chuẩn liên quan. Một thành viên của nhóm thực hiện dự án đã được tập huấn đầy đủ về Thanh Tra Viên Nội Bộ Chất Lượng do Tổ chức liên quan của New Zealand thực hiện và sau đó lớp tập huấn về Giới Thiệu về Thanh Tra Viên Nội Bộ về Chất Lượng được trình bày cho nhóm thí điểm dự án và các nhân viên của SOFRI. Toàn bộ nội dung khóa tập huấn về Thanh Tra Viên Nội Bộ Chất Lượng cũng được dự kiến sẽ trình bày trong thời gian tới. Thông qua lớp tập huấn thanh tra nội bộ cho nhân viên của SOFRI tham gia dự án thí điểm do NZ tiến hành từ đó các kỹ năng liên quan sẽ được truyền đạt cho các đối tượng tham gia dự án thí điểm. Thanh Tra Nội Bộ của nhóm thí điểm dự án là một bằng chứng đạt được do một cá nhân độc lập tiến hành các nguyên tắc thanh tra đã học được qua tập huấn. Các vấn đề chưa tuân thủ xảy ra trong nhóm thí điểm cùng với nguyên nhân gây ra sẽ được xác định và lập hồ sơ trong suốt quá trình tiến hành Thanh Tra Nội Bộ và biện khắc phục sẽ được thực thi. Thanh tra và cấp giấy Chứng Nhận Các tiêu chuẩn chất lượng được chọn lựa áp dụng cho dự án và yêu của nhóm thí điểm về hệ thống chất lượng là vì người tiêu dùng. Để cho nhóm thí điểm bảo đảm sự tuân thủ những yêu cầu của người tiêu dùng thì cần thiết phải có Tổ chức chứng nhận tiến hành thanh tra một cách độc lập và Tổ chức này phải có uy tín toàn cầu. Công ty SGS Vietnam Ltd. là một Tổ chức Chứng Nhận có uy tín toàn cầu có các thanh tra viên đã được tập huấn và cấp chứng nhận về các tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC. Dự án sẽ mời SGS tiến hành thanh tra và cấp Chứng Nhận cho nhóm thí điểm vào thời điểm thích hợp. Duy trì và cải thiện 36 Dự án đã tiến triển theo phương hướng có hệ thống và bền vững. Dự án tập trung vào việc phát triển con người về khả năng nắm bắt những yêu cầu của hệ thống chât lượng cho ngành nông nghiệp. Những nổ lực nhắm đến lãnh vực thương mại nhằm đảm bảo những kỹ năng kinh doanh hiện diện rằng có một cam kết đối với việc phát triển hệ thống chất lượng, các nguồn hỗ trợ luôn sẵn sàng cho sự thay đổi và cải thiện và sự vậnhành trong công việc kinh doanh vì lợi ích lâu dài. Dự án đưa vào áp dụng hệ thống chất lượng ở mức tiêu chuẩn rất cao bao gồm các khâu vốn có như kiểm tra và cải thiện liên quan đến các tiêu chuẩn một cách thường xuyên cũng như liên quan đến các yêu cầu của người tiêu dùng. Các nỗ lực của dự án nhằm cung cấp cho các thành viên của nhóm thí điểm những kỹ năng và kiến thức để kiểm sóat sự vận hành hệ thống chất lượng một cách bền vững và hệ thống này thường xuyên cung cấp những sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng đáp ứng được hoặc vượt xa yêu cầu của người tiêu dùng. Thảo luận Người thu mua Trong quá trình tiến hành Điều Tra Kinh Tế Kỹ Thuật, có một vấn đề đã được xác định chắc chắn rằng đa số các hộ nông dân nghèo và sản xuất nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào cách thức mua bán của người thu mua trái thanh long. Người thu mua trong cùng lúc thu gom trái thanh long của nhiều hộ khác nhau và để lẫn lộn làm mất khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm là một yêu cầu chính của mục tiêu dự án cũng như là yêu cầu của của các tiêu chuẩn chất lượng. Tất cả sản phẩm trái cây tới tay người tiêu dùng phải có thể được truy nguyên lại đúng ngay trang trại và tới tận từng lô trồng. Để đưa dự án và ứng dụng và tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng cho nhóm thí điểm thì sản phẩm trái cần phải được thu mua hoặc bởi nhà đóng gói hoặc do người nông dân tự sắp xếp để cung cấp sản phẩm của mình. Quyết định của dự án là không sử dụng các nhà thu mua trên cơ sở là để duy trì nhóm thí điểm ở mức đơn giản và giảm nguy cơ gây ra sự không thủ. Mục tiêu trong tương lai là biên soạn một quy trình các hoạt đông của nhà thu mua nhằm đảm bảo tính truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Có những vấn đề trở ngại nổi bật cho hệ thống các nhà thu mua từ các trang trại nhỏ có liên quan đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn và những tiêu chuẩn này chủ yếu là kích cỡ của đơn đặt hàng theo một tiêu chuẩn đặc biệt nào đó của sản phẩm. Trái cùng chất lượng như nhau thu gom từ một số trang trại khác nhau có thể được đặt vào cùng rỗ hoặc thùng mà không có tính truy nguyên. Những hợp đồng cung cấp sản phẩm với số lượng nhỏ cũng là một vấn đề gây trở ngại cho sự vận hành của nhà đóng gói. Tuy nhiên dự án không có bất cứ một ý đồ nào nhằm phá vỡ bất kỳ một lãnh vực hiện hữu nào của ngành trồng, kinh doanh thanh long khi áp dụng thay đổi nhằm cải thiện sự bất di bất dịch có thể gây ra sự suy biến và sự suy biến này có thể gây ra những trở ngại cho các lĩnh vực khác. Sự lệ thuộc của người trồng thanh long nghèo và nhỏ lẽ vào tiền vay trước bằng cách vay trước tiền cọc của người thu mua trái để phục vụ sản xuất dưới các hình thức ứng trước tiền mặt hay tiền thu mua trái trả cho người trồng đã khấu trừ tiền thuê công lao động để thu hoạch, và vấn đề này cũng đã được nhóm thực hiện dự án ghi nhận. Nguồn hỗ trợ cho sự thay đổi Vai trò của các người thu mua trong việc cho người trồng thanh long nghèo và nhỏ lẽ vay tiền trước là rất quan trọng và là một trở ngại cho những nông dân này ngăn cản họ trong việc mong muốn chuyển đổi từ sản xuất trái thanh long bình thường thành một thành phần trong hệ thống sản xuất đạt tuân thủ các tiêu chuẩn. 37 Để phá bỏ vòng lệ thuộc của người thu mua, cần thiết phải tạo điều kiện cho những hộ trồng thanh long này có được nguồn hỗ trợ vốn vay mùa vụ và tài chánh để phát triển. Nếu và khi vấn đề này được xem xét, thì giải pháp là phải có những tập huấn về việc quản lý kinh doanh. Tập huấn cho người tập huấn Đây là một yêu cầu của tiêu chuẩn do dự án lựa chọn và việc tập huấn cho các cá nhân có lien quan đến những khu vực đặc biệt nghiêm trọng đến sự vận hành để đạt tuân thủ và được thực hiện bởi các người phụ trách tập huấn đã qua tập huấn và theo biện pháp thích hợp. Các nỗ lực của dự án nhằm đem lại những lớp tập huấn một cách độc lập và đạt chứng nhận cho các nhân viên của nhóm thí điểm để đáp những yêu cầu mong muốn của các tiêu chuẩn. Ví dụ: như đã được báo cáo là việc tập huấn Chất Lượng về Thanh Tra Nội Bộ do Tổ chức Chất Lượng New Zealand, Sử dụng thuốc BVTV an toàn cho nông dân tập huấn bởi các chuyên viên của SOFRI, v.v… Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có cơ quan chức năng đánh giá và chứng nhận cho các nhân viên phụ trách tập huấn. Vì mục đích lâu dài và bền vững của hệ thống chất lượng thì những vấn đề này cần phải được lưu ý. Dịch thuật Hầu hết các tài liệu mà dự án thanh long sử dụng và biên soạn đều bằng tiếng Anh. Việc dịch thuật tài liệu dự án do nhóm thực hiện dự án SOFRI đảm trách. Đây là một nhiệm vụ rất mất thời gian tuy nhiên việc dịch thuật đã đem lại cho người dịch một sự hiểu biết sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn cũng như sự đánh giá cao hệ thống chất lượng và sự phát triển của nó. Nhân rộng hơn mô hình cho toàn bộ ngành trồng thanh long và các loại cây khác Như đã được đề cập trước đây là có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng những kỹ năng hệ thống chất lượng của các cán bộ lien quan đến ngành cây ăn trái, cẩm nang chất lượng và các lĩnh vực khác được xây dựng trong quá trình thực thi dự án để chuyển giao ngành trồng thanh long và các loại cây ăn trái khác. Nhà tài trợ kinh phí cho dự án rất có thiện ý trong việc sử dụng kết quả đạt được của dự án cho mục đích lợi ích đối với các loại cây trồng khác cho toàn ngành rau quả của Việt Nam. Toàn bộ tài liệu dự án biên soạn được tự do sử dụng. Phát triển cơ sở hạ tầng Sản phẩm ngành rau quả đạt chất lượng theo tiêu chuẩn BRC và EUREPGAP là một hiện tượng ở Việt Nam và vì thế cần có cơ sở hạ tầng cho toàn ngành về lĩnh vực này theo yêu cầu thúc đẩy phát triển hay xây dựng. Trong khuôn khổ thời gian ngắn hạn, dự án đã sử dụng con người và cơ sở phương tiện theo một tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng yêu cầu của BRC và EUREPGAP nhưng về dài hạn cần có sự bố trí cần thiết ở mức độ thích hợp, vận hành ở mức tiêu chuẩn đã chấp thuận để đảm bảo duy trì cho ngành chất lượng mới hình thành. Những lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần thiết bao gồm: • Danh sách đăng ký cấp quốc gia cho các hộ sản xuất thanh long (có thể diễn ra trong thời gian thích hợp khi ngành trồng thanh long sẽ cần cần phải được kiểm soát /có chứng nhận) • Phát triển ngành trồng thanh long có tính phối hợp cộng tác (hiện tại Việt Nam đang nhắm vào sản xuất thanh long đạt chất lượng cho thị trường giá trị cao, đây là thời gian thích hợp để các nhà xuất khẩu bán sản phẩm thông qua một đầu mối duy nhất để có thể đàm phán được giá cao nhất cho sản phẩm của họ và tránh trường hợp dàn xếp qua lại giữa người tiêu dung và nhà xuất khẩu và như vậy làm cho sản phẩm giảm giá). • Tiềm năng cho sự phát triển nhãn hiệu cho toàn ngành thanh long ở cấp độ toàn quốc. 38 • Chứng nhận phòng lab phân tích nước, đất và lá và để chuyển đổi kết quả phân tích và đưa ra khuyến cáo phù hợp cho nông dân. • Tổ chức chứng nhận độc lập cho nhân viên tập huấn: Thanh Tra Nội Bộ; Sử dụng thuốc BVTV an toàn; Bảo Đảm Chất Lượng; Y Tế; Sức Khỏe và An Toàn; v.v… • Phân tích độc lập nhật ký/sổ ghi chép sử dụng thuốc BVTV trên cơ sở áp dụng các loại hóa chất được cho phép và giám sát thời gian cách ly và thời gian thu hoạch an toàn cho phép. • Bản đồ đất cho các khu vực sản xuất. • Thông tin liên lạc. 39 PHỤ LỤC 4 CẨM NANG CHẤT LƯỢNG TRÁI THANH LONG TRANG BÌA VÀ MỤC LỤC 40 SECTION A – THE EXPORTER 1. Project Scope 2. The GAP Project Pilot Prgramme 3. Product compliance with the standards SECTION B – THE PACKER 1. HACCP System 2. Quality Management System 2.1 Quality Management System – General Requirements 2.2 Packer Quality Policy Statement 2.3 Quality Manual 2.4 Organisational Structure, Responsibility and Management Authority 2.5 Management Commitment 2.6 Customer Focus 2.7 Management Review 2.8 Resource Management 2.9 Internal Audit 2.10 Purchasing 2.11 General Documentation Requirements 2.12 Corrective Action 2.13 Traceability 2.14 Management of Incidents, Product Withdrawal and Product Recall 2.15 Complaint Handling 3. Factor Environment Standards 3.1 External Environmental Standards 3.2 Internal Environmental Standards 3.3 Services 3.4 Equipment 3.5 Maintenance 3.6 Staff Facilities 3.7 Physical and Chemical Product Contamination Risk 3.8 Housekeeping and Hygiene 3.9 Waste/Water Disposal 3.10 Pest Control 3.11 Transport 4. Product Control 4.1 Product Design/Development 4.2 Handling Requirements for Specific Materials 4.3 Metal Detection/Foreign Body Detection 4.4 Product Packaging 4.5 Product Inspection and Analysis 4.6 Stock Rotation 4.7 Product Release 4.8 Control of Non-conforming Product 5. Process Control 5.1 Control of Operations 5.2 Quantity Control 5.3 Calibration and Control of Measuring and Monitoring Devices 41 6. Personnel 6.1 Training – Raw Material Handling, Preparation, Processing, Packing and Storage Areas 6.2 Personal Hygiene – Raw Material Handling, Preparation, Processing, Packing and Storage Areas 6.3 Medical Screening 6.4 Protection Clothing – Food Handler and Others Working in or Visiting Food – Handling Areas 7. Records 8. Grower Register SECTION C – THE FARMER 1. Traceability 2. Record Keeping 2.1 Farmer Records 3. Varieties and Rootstocks 3.1 Choice of Rootstock 3.2 Seed Rootstock Quality 3.3 Pest and Disease Resistance 3.4 Seed Treatments and Dressings 3.5 Propagation Material 3.6 Genetically Modified Organisms 4. Site History and Management 4.1 Site History 4.2 Site Management 5. Soil and Substrate Management 5.1 Soil Mapping 5.2 Cultivation 5.3 Soil Erosion 5.4 Soil Fumigation 5.5 Substrates 6. Fertiliser Usage 6.1 Advice on Quality and Type of Fertiliser 6.2 Records of Application 6.3 Application Machinery 6.4 Fertiliser Storage 6.5 Organic Fertiliser 6.6 Inorganic Fertiliser 7. Irrigation/Fertigation 7.1 Predicting Irrigation Requirements 7.2 Irrigation/Fertigation Methods 7.3 Quality of Irrigation Water 7.4 Supply of Irrigation/Fertigation Water 8. Crop Protection 8.1 Basic Elements of Crop Protection 8.2 Choice of Chemicals 8.3 Records of Application 8.4 Pre-Harvest Intervals 8.5 Application Equipment 42 8.6 Disposal of Surplus Spray Mix 8.7 Crop Protection Product Residue Analysis 8.8 Crop Protection Product Storage and Handling 8.9 Empty Crop Protection Product Containers 8.10 Obsolete Crop Protection Products 9. Harvesting 9.1 Hygiene 9.2 Packaging/Harvesting Containers on Farm 9.3 Product packed at point of harvest 10. Postharvest Treatments 10.1 Hygiene 10.2 Postharvest washing 10.3 Postharvest Treatments 10.4 On-farm Facility for Produce Handling and/or Storage 11. Water and Pollution Management 11.1 Identification of Waste and Pollutants 11.2 Waste and Pollution Action Plan 12. Worker Health and Safety 12.1 Risk assessments 12.2 Training 12.3 Facilities, Equipment and Accident Procedures 12.4 Crop Protection Product Handling 12.5 Protective Clothing/Equipment 12.6 Welfare 12.7 Visitors 13. Environmental Issues 13.1 Impact of Farming on the Environment 13.2 Wildlife and Conservation Policy 13.3 Unproductive Sites 14. Complaint Forms 15. Internal Audit REFERENCE PAGES 1. Generic Reference Pages 1.1 Dragon Fruit Farm Register 1.2 Dragon fruit product cycle 1.3 References related to Dragon fruit GAP production and packing 1.4 Farmer/Packer Supply Contract 1.5 Schedule of costs 2. Exporter Reference Pages 3. Packer Reference Pages 3.1 Packhouse basket/crate docket 3.2 Process basket/crate check 3.3 Baskets/crates unloaded onto grading conveyor 3.4 Packer Purchasing Policy and Supplier Approval 3.5 Packer Quality Policy Statement 3.6 Quality Management System Policy Statement 3.7 Scope of Quality management System 3.8 Packer Harvesting Container Policy 3.9 Packer Knife & Scissor Policy 43 3.10 NewEmployee Procedure 3.11 Personnel, Visitors and Contractors 3.12 Maintenance Policy 3.13 Rodent Bait Station Map 3.14 Watch Policy 3.15 Quality sampling systems protocol for Dragon fruit 3.16 The Packhouse Management Team Terms of Reference 3.17 Position Descriptions List/File 3.18 Position Description Template 3.19.1 Position Description #1 – Packhouse Manager 3.19.2 Position Description #2 – HACCP Manager 3.19.3 Position Description #3 – Internal Auditor 3.19.4 Position Description #4 – Quality Assurance Manager 3.19.5 Position Description #5 – Quality Controller 3.19.6 Position Description #6 – Marketing Manager 3.19.7 Position Description #7 – Administration Officer 3.19.8 Position Description #8 – Administration Assistant 3.19.9 Position Description #9 – Fruit Receipts 3.19.10 Position Description #10 – Fruit Marshaller 3.19.11 Position Description #11 – Fruit Loader 3.19.12 Position Description #12 – Grader 3.19.13 Position Description #13 – Machine Operator 3.19.14 Position Description #14 – Check Grader 3.19.15 Position Description #15 – Crate Loader 3.19.16 Position Description #16 – Packer 3.19.17 Position Description #17 – Stacker 3.19.18 Position Description #18 – Transport Supervisor 3.19.19 Position Description #19 – Transporter 3.19.20 Position Description #20 – Transport Loader 3.19.21 Position Description #21 – Cleaner 3.19.22 Position Description #22 – Packaging Office 3.19.23 Position Description #23 – Packaging Assistant 4. Farmer Reference Pages DEFINITIONS NỘI DUNG Trang Giới thiệu PHẦN A Nhà xuất khẩu 1. Phạm Vi Dư Án 2. Chương Trình Dự Án GAP Thí Điểm 3. Sản Phẩm Tuân Thủ Những Tiêu Chuẩn PHẦN B Nhà đóng gói 1. Hệ Thống HACCP Hệ thống HACCP 44 2. Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng 2.1 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Những Yêu Cầu Cơ Bản 2.2 Cam Kết Chính Sách Chất Lượng của Nhà Đóng Gói 2.3 Cẩm Nang Chất Lượng 2.4 Cơ Cấu Tổ Chức, Trách Nhiệm và Quyền Hạn Quản Lý 2.5 Cam Kết Của Nhóm Quản Lý 2.6 Chú Trọng Đến Người Tiêu Dùng 2.7 Nhận Xét Của Nhóm Quản Lý 2.8 Nguồn Lực Quản Lý 2.9 Thanh Tra Nội Bộ Vào cuối mùa thu hoạch/đóng gói, nhà đóng gói sẽ tiến hành thanh tra như sau: 2.10 Mua Hàng Chính Sách Mua Hàng của Nhà Đóng Gói và Chọn Nhà Phân Phối 2.11 Những Yêu Cầu Cơ Bản về Hồ Sơ Lưu Trữ 2.12 Biện Pháp Khắc Phục 2.14 Quản Lý Những Trường Hợp Bất Thường, Thu hồi Sản Phẩm và Hủy Bỏ sản Sản Phẩm 2.15 Xử Lý Khiếu Nại Quy Mô Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Cam Kết của Nhóm Quản Lý Chính Sách về Dụng Cụ Chứa Trái Thu Hoạch Chính sách Dao, Kéo Chính Sách Nhân Sự của Nhà Đóng Gói 3 Những Tiêu Chuẩn Về Môi Trường Nhà Xưởng 3.1 Những Tiêu Chuẩn Môi Trường Xung Quanh 3.2 Những Tiêu Chuẩn Môi Trường Bên Trong 3.3 Các Dịch Vụ 3.4 Thiết Bị, Dụng Cụ 3.5 Bảo Trì/Bảo Dưỡng 3.6 Thiết Bị dành Cho Công Nhân 3.7 Nguy Cơ Ô Nhiễm Vật Lý và Hoá Học 3.8 Vệ Sinh 3.9 Chất Thải/Tiêu Huỷ Chất Thải 3.10 Kiểm Soát Côn Trùng 3.11 Vận Chuyển 4 Kiểm soát sản phẩm 4.1 Thiết kế/phát triển sản phẩm 4.3 Phát Hiện Kim Loại/Phát Hiện Dị Vật 4.4 Đóng Gói Sản Phẩm 4.5 Kiểm Tra và Phân Tích Sản Phẩm 4.6 Sự Quay Vòng Sản Phẩm Dự Trữ 4.7 Phóng Thích Sản Phẩm 4.8 Kiểm Soát Sản Phẩm Không Tuân Thủ 5.1 Kiểm Soát các Hoạt Động 5.2 Kiểm Tra Số Lượng 5.3 Cân Chỉnh và Kiểm Soát Các Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Tra 6 Nhân Sự 6.1 Tập Huấn –Quản Lý Vật Liệu Thô, Chuẩn bị, Xử lý, Đóng Gói và Khu Vực Tồn Trữ 45 6.2 Vệ Sinh Cá Nhân –Quản lý Nguyên Liệu Thô, Chuẩn Bị, Xử Lý, Đóng Gói và Khu Vực Tồn Trữ 6.3 Theo Dõi Thuốc Y Tế 6.4 Áo Quần Bảo Hộ – Nhân Viên Quản Lý Thực Phẩm và Những Công Nhân Khác Làm Việc hay Đi Vào Khu Vực Quản Lý Thực Phẩm 6.3 Cơ Cấu Tổ Chức và Trách Nhiệm Quản Lý 7. Sổ Ghi Chép 7.1. Sổ Đăng Ký Nông Dân 7.2. Sổ Quy Định Cho Người Đăng Ký 7.3. Sổ Ghi Chép Những Điểm Không Tuân Thủ 7.4. Sổ Chi Chép Khiếu Nại 7.5. Tình Trạng Người Nông Dân 7.6. Thanh Tra Nội Bộ 8. Nông Dân Đăng Ký PHẦN C Người nông dân 1. Truy Nguyên Nguồn Gốc 2. Hồ Sơ Lưu Trữ 2.1 Thông Tin về Nông Dân Bao Gồm 3. Giống Trồng và Gốc Ghép 3.1. Lựa Chọn Gốc Ghép 3.2 Chất Lượng Hạt Giống Gốc Ghép 3.3 Kháng Sâu và Bệnh 3.4 Xử Lý Hạt Giống và Gieo Hạt 3.5 Vật Liệu Nhân Giống 3.6 Cây Trồng Biến Đổi Gene 4. Lịch Sử Đất Đai và Quản Lý Đất Trồng 4.1 Lịch sử đất trồng 4.2 Quản Lý Đất Trồng 5. Đất Trồng và Quản Lý Chất Phụ Gia Của Đất 5.1 Vẽ Bản Đồ Vườn Trồng 5.2 Canh Tác 5.3 Xói Mòn Đất 5.4 Xông Đất Tẩy Trùng 5.5 Các Chất Phụ Gia 6. Sử Dụng Phân Bón 6.1 Khuyến Cáo Về Chất Lượng và Chủng Loại Phân Bón 6.2 Sổ Ghi Chép Sử Dụng Phân Bón 6.3 Bón Phân Bằng Cơ Giới 6.4 Tồn Trữ Phân Bón 6.5 Phân Bón Hữu Cơ 6.6 Phân Bón Vô Cơ 7. Tưới Tiêu/Bón Phân Qua Hệ Thống Tưới Nước 7.1 Những Yêu Cầu Dự Báo Về Tưới Tiêu 7.2 Phương Pháp Tưới Tiêu/Bón Phân Qua Hệ Thống Tưới Nước 7.3 Chất Lượng của Nguồn Nước Tưới 7.4 Nguồn Nước Tưới/Nước Sử Dụng Để Bón Phân Qua Hệ Thống Tưới 8. Bảo Vệ Thực Vật 8.1 Những Yếu Tố Cơ Bản Về BVTV 46 8.2 Sự Lựa Chọn Loại Thuốc BVTV 8.3 Sổ Ghi Chép Sử Dụng Thuốc BVTV 8.4 Cách Ly Tiền Thu Hoạch 8.5 Thiết Bị Phun Thuốc BVTV 8.6 Tiêu Huy Thuốc BVTV Dư Thừa 8.7 Phân Tích Dư Lượng Thuốc BVTV 8.8 Tồn Trữ và Bảo Quản Thuốc BVTV 8.9 Vỏ Thuốc BVTV Đã Sử Dụng 8.10 Thuốc BVTV Hết Hạn Sử Dụng 9. Thu Hoạch 9.1 Vệ Sinh 9.2 Thùng, Rỗ Chứa Trái Để Thu Hoạch/Đóng Gói Ở Trên Vườn 9.3 Đóng Gói Trái Tại Nơi Thu Hoạch 10. Xử Lý Sau Thu Hoạch 10.1 Vệ Sinh 10.2 Nước Rữa Trái Sau Thu Hoạch 10.3 Xử Lý Sau Thu Hoạch 10.4 Thiết Bị để Bảo Quản và/hoặc Tồn Trữ Trái Trên Vườn 11. Quản Lý Phế Phẩm và Chất Gây Ô Nhiễm 11.1 Xác Định Phế Phẩm và Chất Gây Ô Nhiễm 11.2 Kế Hoạch Xử Lý Chất Thải và Chất Gây Ô Nhiễm 12. Sức Khỏe và An Toàn Người Lao Động 12.1 Đánh giá nguy cơ 12.2 Tập Huấn 12.3 Dụng Cụ, Thiết Bị và Các Quy Trình Khi Gặp Tai Nạn 12.4 Bảo Quản Thuốc BVTV 12.6 Phúc Lợi 12.7 Khách Tham Quan 13. Các Vấn Đề Về Môi Trường 13.1 Tác động của việc trồng trọt lên môi trường 13.2 Sinh Vật Hoang Dã và Chính Sách Bảo Tồn 13.3 Những Khu Vực Không Sản Xuất 14. Mẫu Đơn Khiếu Nại 15. Thanh Tra Nội Bộ 16. Mục Tham Khảo 16.1 Ngành Trồng Thanh Long 16.2 Phần Dành Cho Nhà Đóng Gói 16.3 Phần Dành Cho Nông Dân PHẦN THAM KHẢO CHUNG 1. Các Phần Tham Khảo Chung 1.1 Đăng Ký Trang Trại Thanh Long 1.2ản xuất kỳ thanh long 1.3 Các tham khảo lien quan đến sản xuất và đóng gói Thanh Long GAP 1.4 Hợp đồng cung cấp trái giữa Nông dân/Nhà đóng gói 1.5 Dự trù chi phí 2. Phần Tham Khảo Dành Cho Nhà Xuất Khẩu 3. Phần Tham Khảo Dành Cho Nhà Đóng Gói 3.1 Thẻ Theo Dõi Thùng/Rỗ Nhà Đóng Gói 3.2 Quy Trình Kiểm Tra thùng/rỗ 47 3.3 Thùng/Rỗ chưa chuyển trái vào băng chuyền phân loại 3.4 Chính Sách Mua Hàng và Phê Duyệt Nhà Cung Cấp Của Nhà Đóng Gói 3.5 Cam Kết Chính Sách Chất Lượng Cùa Nhà Đóng Gói 3.6 Cam Kết Chính Sách Quản Lý Hệ Thống Chất Lượng 3.7 Quy Mô Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng 3.8 Chính sách về Dụng Cụ Chứa Trái Thu Hoạch 3.9 Chính sách Dao, Kéo 3.10 Chính Sách Nhân Sự của Nhà Đóng Gói 3.11 Nhân Sự, Khách Tham Quan và Công Nhân Hợp Đồng 3.12 Chính Sách Bảo Trì 3.13 Sơ Đồ Bố Trí Bẫy Chuột 3.14 Chính Sách Đồng Hồ 3.15 Quy trình chuẩn thu mẫu kiểm tra cho trái Thanh Long 3.16 Các Điều Khoản Tham Khảo cho Nhóm Quản Lý Nhà Đóng Gói 3.17 Danh mục/Hồ sơ Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ 3.18 Bảng Mẫu Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ 3.19.1.Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #1 – Nhân Viên Điều Hành Nhà Đóng Gói 3.19.2.Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #2 – Nhân Viên Phụ Trách về HACCP 3.19.3 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #3 – Thanh Tra Viên Nội Bộ 3.19.4 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #4 – Nhân Viên Quản Lý An Toàn Chất Lượng 3.19.5 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #5 – Nhân Viên Kiểm Soát Chất Lượng 3.19.6 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #6 – Nhân Viên Phụ Trách Marketing 3.19.7 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #7 – Nhân Viên Quản Trị Hành Chánh 3.19.8 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #8 – Administration Assistant 3.19.9 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #9 – Nhân Viên Tiếp Nhận Trái 3.19.10 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #10 – Công Nhân Sơ Loại Trái 3.19.11 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #11 – Công Nhân Bốc Dỡ Trái 3.19.12 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #12 – Công Nhân Phân Loại Trái 3.19.13 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #13 – Công Nhân Vận Hành Máy Móc Thiết Bị 3.19.14 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #14 – Nhân Viên Kiểm Tra Công Nhân Phân Loại Trái 3.19.15 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #15 – Công Nhân Bốc Xếp Thùng/Rỗ Chứa Trái 3.19.16 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #16 – Công Nhân Đóng Gói 3.19.17 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #17 – Sắp Xếp Thùng Hàng (trái đã đóng gói/thùng) 3.19.18 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #18 – Nhân Viên Giám Sát Chuyên Chở, Vận Chuyển 3.19.19 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #19 – Tài Xế Xe Tải Vận Chuyển 3.19.20 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #20 – Công Nhân Bốc Xếp Vận Chuyển 3.19.21 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #21 – Công Nhân Vệ Sinh 48 3.19.22 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #22 – Nhân Viên Phụ Trách Vật Liệu Đóng Gói 3.19.23 Mô Tả Chức Năng Nhiệm Vụ #23 – Công Nhân Tập Hợp Thùng Hàng Đã Hoàn Tất 4. Phần Tham Khảo Dành Cho Nông Dân CÁC ĐỊNH NGHĨA PHỤ LỤC 5 BẢN QUYỀN BRC ĐƯỢC CHẤP THUẬN CHO CUỐN CẨM NANG CHẤT LƯỢNG TRÁI THANH LONG BRC Tiêu Chuẩn Toàn Cầu – Thực Phẩm sẽ được áp dụng cho nhà đóng gói /xuất khẩu: • Các tổ chức có thẩm quyền cung cấp chứng nhận đánh giá các công ty để khẳng định sự tuân thủ của sản phẩm theo nhữn yêu cầu đặc biệt được đưa ra trong khuôn khổ Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật BRC • Đánh giá bởi những tổ chức chứng nhận sẽ được tiến hành ở một mức độ thường xuyên để chứng minh sự lien tục tuân thủ của sản phẩm đã đạt tuân thủ theo tiêu chuẩn yêu cầu. Bản quyền BRC được phê chuẩn chấp thuận để mua cuốn BRC Tiêu Chuẩn Toàn Cầu – Thực Phẩm cho mỗi nhà đóng gói. Cuốn cẩm nang thanh long được sử dụng theo yêu cầu về bản quyền của CARD. Việc ứng dụng cuốn cẩm nang này phải được thực hiện bởi các cá nhân có năng lực phù hợp. Chỉ những tổ chức chứng nhận đã đạt chứng chỉ ISO/IEC Hướng Dẫn 65 với phạm vi bao gồm việc đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn (hoặc đang chuẩn bị đạt chứng chỉ ISO/IEC Hướng Dẫn 65), sẽ tiến hành những đánh giá theo Tiêu Chuẩn BRC và cấp chứng chỉ thích hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_108__3376.pdf