Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC I.Mở Đầu 1 1.Đặt vấn đề . 1 2.Các định nghĩa về Biến Đổi Khí Hậu . 2 II. Nội Dung: 3 1. Biểu Hiện Của Biến Đổi Khí Hậu và Thiên tai ở Thành Phố Hồ Chí Minh . 3 1.1. Nhiệt độ tăng cao 3 1.2. Mưa thay đổi bất thường 4 1.3. Nước biển dâng 6 1.4. Gió Bão . 11 2.Ảnh Hưởng của Biến Đổi khí Hậu Ở Thành Phố Hồ Chí Minh 11 2.1 Thời tiết . 11 2.2 Hệ Sinh Thái . 15 2.2.1 Hệ Sinh Thái đất . 15 2.2.2 Hệ Sinh Thái nước 16 2.3 Con Người . 17 2.4 Nông Nghiệp . 21 3.Thành Phố Hồ Chí Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu . 22 III.Kết Luận 28

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5124 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CỒNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ((((( BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN ĐỀ TÀI SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hiền MSSV: 0770521 Lớp : ĐHMT3B GVHD: GSTSKH Lê Huy Bá Tp Hồ Chí Minh,ngày 18 tháng 7 năm 2009 BỘ CỒNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ((((( BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN ĐỀ TÀI SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hiền MSSV: 0770521 Lớp : ĐHMT3B GVHD: GSTSKH Lê Huy Bá Tp Hồ Chí Minh,ngày 18 tháng 7 năm 2009 Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BGH trường đại học Công nghiệp đã cho em môi trường học tập tốt.Đặc biệt là phòng đa phương tiện là nơi hổ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm tài liệu nhanh chóng và hiệu quả để hoàn thành bài tiểu luận này. Viện KHCN và QLMT đã tạo điều kiện cho em có thể tiếp xúc và bước đầu làm quen với những kiến thức mới về môn học. Đặc biệt ,em xin gửi lời cảm ơn đến thầy –GSTSKH Lê Huy Bá, người đã hướng dẫn rất tận tình, cung cấp cho em những kiến thức rất bổ ích để em hoàn thành bài tiểu luận được tốt hơn. Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này,chắc chắn em không thể tránh khỏi những sai sót do kiến thức và thời gian có hạn. Em kính mong thầy lượng thứ bỏ qua. Em xin chân thành cam ơn! MỤC LỤC I.Mở Đầu 1 1.Đặt vấn đề 1 2.Các định nghĩa về Biến Đổi Khí Hậu 2 II. Nội Dung: 3 1. Biểu Hiện Của Biến Đổi Khí Hậu và Thiên tai ở Thành Phố Hồ Chí Minh 3 1.1. Nhiệt độ tăng cao 3 1.2. Mưa thay đổi bất thường 4 1.3. Nước biển dâng 6 1.4. Gió Bão 11 2.Ảnh Hưởng của Biến Đổi khí Hậu Ở Thành Phố Hồ Chí Minh 11 2.1 Thời tiết 11 2.2 Hệ Sinh Thái 15 2.2.1 Hệ Sinh Thái đất 15 2.2.2 Hệ Sinh Thái nước 16 2.3 Con Người 17 2.4 Nông Nghiệp 21 3.Thành Phố Hồ Chí Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu 22 III.Kết Luận 28 I.Mở Đầu 1.Đặt vấn đề: Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô cùng thảm khốc. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển [3]. Thành phố Hồ Chí Minh, nằm hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, nằm dưới các bậc thang thủy điện phía thượng nguồn, với địa hình tương đối thấp so với mực nước biển, vì vậy rất dể bị tổn thương trước những biến đổi bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu như ngập úng, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, dịch bệnh bùng phát v.v... Như vậy để đảm bảo điều kiện phát triển bền vững của một thành phố lớn nhất đất nước, năng động nhất khu vực chúng ta cần phải xem xét đầy đủ những tác động bất lợi của hiện tượng biến đổi khí hậu, từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu, thích ứng kịp thời. Vấn đề BĐKH đang là một chủ đề rất nóng bỏng hiện nay,đặc biệt là ở từng khu vực khác nhau.Vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các điều kiện thích nghi ở thành phố Hồ Chí Minh” 2.Các định nghĩa về Biến Đổi Khí Hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất mà, cùng với biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất định”. (UNFCCC). BĐKH là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007)...” Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và có sự tác động từ các hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – Global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đại). Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. II. Nội Dung: 1. Biểu Hiện Của Biến Đổi Khí Hậu và Thiên tai ở Thành Phố Hồ Chí Minh Biến đổi khí hậu được biểu hiện qua nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, mưa bão diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, hạn hán xảy ra cực đoan, mực nước biển dâng cao, dẫn tới nhiều vùng bị ngập lụt, nước mặn xâm nhập tiến sâu vào nội đồng v.v... Hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu là những thảm họa khó lường mà loài người phải đối mặt. Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC) [3], cùng với những quan trắc các chuỗi số liệu thực đo như nhiệt độ, mưa, triều và mực nước tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, có thể nhận thấy rằng tại khu vực TP.Hồ Chí Minh trong những năm qua đã có những biểu hiện rõ nét về biến đổi khí hậu và thiên tai bất thường. 1.1. Nhiệt độ tăng cao Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế giới công bố, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm gần đây (từ 1980 đến 2005). Nguyên nhân chính được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là do tăng hàm lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất, điều này đã được minh chứng qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài thập kỷ gần đây [6]. Do nhu cầu phát triển kinh tế của loài người, lượng khí thải nhà kính mỗi ngày một tăng lên, vì thế nhiệt độ bề mặt trái đất đang ấm dần lên. Điều này cũng đã thấy rõ qua sự chuyển đổi hệ sinh thái nhiều vùng miền. Phân tích tài liệu thực đo nhiệt độ, từ năm 1980 đến năm 2007 tại trạm Biên Hòa, khu vực phụ cận thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy trong khoảng 27 năm, nhiệt độ trung bình năm tại đây đã tăng lên 0.8oC (xem hình 3), khoảng thời gian từ năm 1992 đến nay nhiệt độ tăng lên rất rõ nét. Nhiệt độ trái đất tăng lên, không chỉ là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán cực đoan, bão tố v.v… mà còn trực tiếp gây ra nhiều loại bệnh tật, bệnh dịch, làm giảm sức khỏe cộng đồng. 1.2. Mưa thay đổi bất thường Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của khí hậu trái đất làm cho mưa trở nên thất thường hơn. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Tần suất và cường độ hiện tượng El Nino (1) tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Tổng lượng mưa năm không tăng nhưng cường độ mưa, thời gian mưa từng cơn đang có xu hướng tăng lên rõ rệt [3].Bên cạnh đó, những cơn mưa lớn ngày một dày đặc hơn với vũ lượng trung bình năm sau cao hơn năm trước khoảng 0,8mm. Năm nào cũng có những cơn mưa với vũ lượng 100mm. Riêng những cơn mưa có vũ lượng hơn 100mm, nếu như trước đây cứ 5 năm mới xuất hiện thì nay chỉ 3 năm đã xảy ra. Theo tài liệu thực đo tại trạm đo mưa Tân Sơn Nhất từ năm 1907 đến nay cho thấy, tổng lượng mưa năm tại khu vực này có xu hướng giảm dần tới năm 1960 sau đó tăng nhẹ vào những măm gần đây, xem biểu đồ mưa năm thể hiện trên hình 4 dưới đây Nếu tính từ năm 1960 đến nay (48 năm), tổng lượng mưa năm tăng lên khoảng 110 mm (từ 1850 mm đến 1960 mm), nghĩa là mỗi năm lượng mưa tăng trung bình 2 mm. Nhưng nếu xem xét tổng lượng mưa 1 ngày lớn nhất, từ năm 1970 đến năm 2007 thì chúng ta sẽ thấy tổng lượng mưa 1 ngày Max đang có xu thế tăng lên rõ rệt (92 mm năm 1970, 109 mm năm 2007). Hậu quả của biến đổi khi hậu dẫn tới tình trạng mưa cực đoan (2), tổng lượng mưa năm không tăng, nhưng cường độ mưa tăng, thời gian mưa tập trung hơn đều này sẽ kéo theo hạn hán khốc liệt hơn, thành phố bị ngập lụt nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Trường hợp mưa cực đoan, gây sự cố vỡ đập hồ chứa trên một bậc thang thủy điện phía thượng nguồn, sẽ dẫn tới hiệu ứng dây chuyền và thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nguy cơ bị san phẳng khi hàng tỷ m3 nước từ trên cao 100 m đổ xuống.  Hình 6: Các bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn 1.3. Nước biển dâng. Hệ quả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giản nở do nhiệt là mực nước biển dâng cao, và như vậy nhiều hòn đảo, nhiều vùng đồng bằng có cao trình thấp ven biển bị chìm ngập. Các số liệu quan trắc mực nước biển ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy trong vòng 50-100 năm qua mực nước biển mỗi năm tăng thêm 1,8 mm. Nhưng trong vòng 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình khoảng 3 mm/năm. Theo báo cáo của IPCC, đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Cũng theo tổ chức này, mực nước biển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính [3]. Ở nước ta theo tài liệu thực đo mực nước biển tại Vũng Tàu từ năm 1980 tới nay cho thấy, mực nước biển lớn nhất năm đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Tương quan mực nước đỉnh triều thể hiện ở hình 8 chỉ rõ, mực nước biển tại Vũng Tàu tăng từ 0,2-0,6 cm mỗi năm. Trên cơ sở xu thế diễn biến mực nước triều thực đo thể hiện ở biểu đồ 8, chúng ta có thể sơ bộ dự báo mực nước trung bình đỉnh triều lớn nhất năm, cho 100 năm sau, năm 2107 là từ 142-186 cm, nghĩa là tăng thêm so với hiện nay từ 6-50 cm. Mực nước triều tăng cao là nhân tố chính làm gia tăng mực nước trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Mực nước tại Phú An đang có sự gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Theo tài liệu thực đo cho thấy mực nước đỉnh triều tại Phú An tăng lên khoảng 0,3-0,8 cm một năm. Như vậy, mực nước này tăng nhanh hơn mực nước triều trạm Vũng Tàu, điều này còn có thể giải thích do tốc độ san lấp mặt bằng để xây dựng các đô thị mới làm giảm các khu trữ, vì thế thủy triều tiến nhanh hơn, đạt đỉnh xa hơn, thời gian duy trì mực nước triều cao lâu hơn. Theo số liệu quan trắc của các cơ quan khí tượng thủy văn, mỗi năm mực nước biển ở Vũng Tàu tăng khoảng 0,8cm; còn mực nước các sông, kênh của thành phố đo tại trạm Phú An tăng đến 1,5cm.  Tình trạng nước biển dâng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã gây nên những khó khăn lớn cho sinh hoạt, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế xã hội,nhiều vùng trong thành phố bị ngập vào những ngày triều cường. Hàng trăm cống thoát nước thành phố nằm sâu dưới mực nước triều, làm giảm năng lực tiêu thoát nước. Vào thời điểm triều lớn gặp mưa kéo dài thành phố gần như bị tê liệt, nhiều đường phố bị ngập lâu, ngập sâu, lan truyền ô nhiễm rất đáng báo động. Tại TPHCM, diễn biến triều cường tăng liên tục và đỉnh triều kỷ lục 1,55m là “minh chứng rõ nét nhất cho hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu”.  Hình 11: Triều cường gây ngập đường thành phố Theo kết quả tính toán của các nhà khoa hoc, ứng với lũ tính toán năm 2000, kịch bản mực nước Vũng Tàu dâng cao thêm 50 cm thì mực nước tại Phú An (khu vực thành phố Hồ Chí Minh) tăng lên 44 cm. Khi mực nước Vũng Tàu dâng cao thêm 100 cm thì mực nước tại Phú An tăng lên 87 cm, kết quả này chưa đề cập tới lưu lượng đầu nguồn tại Dầu Tiếng, Phước Hòa và Trị An đổ về. Hiện trạng ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh, khi lũ năm 2000 xảy ra là 130 ngàn ha, ngập chủ yếu các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Quận 7…. Xem bản đồ ngập thể hiện ở hình 13 Với lũ năm 2000, nhưng tính cho kịch bản mực nước biển dâng cao thêm 100 cm (các điều kiện khác không thay đổi), thì diện tích ngập ngập toàn thành phố lên tới 160 ngàn ha. Xem hình 14. Mực nước biển dâng không chỉ gây ngập thành phố nhiều hơn, nặng hơn mà còn làm cho lưu lượng trên các sông kênh tăng lên, vận tốc dòng chảy thay đổi gây xói lở, bồi lắng khó kiểm soát. Hình 15 thể hiện hình ảnh sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh và biểu đồ vận tốc dòng chảy tại Phú An, ứng với các kịch bản hiện trạng, khi nước biển dâng thêm 0,5 m và 1,0 m. Khi mực nước biển dâng cao, ranh giới mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng có sự thay đổi, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Kết quả tính toán xâm nhập mặn mùa khô năm 2005 (mặn ảnh hưởng lớn nhất tới thành phố Hồ Chí Minh), với kịch bản hiện trạng, độ mặn tại Phú An đạt 8 g/l, kịch bản nước biển dâng thêm 50 cm, độ mặn tương ứng đạt 9 g/l và khi mực nước biển tăng cao 100 cm, độ mặn là 10,3 g/l. Ranh giới mặn 4 g/l (giới hạn trên của lúa chịu mặn) cũng tiến sâu hơn. Khi mực nước triều tăng lên 50 cm ranh giới mặn 4g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn 3,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 2,0 km. Khi mực nước triều tăng lên 100 cm ranh giới mặn 4 g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn 8,0 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 4,8 km. Ranh giới mặn 0,25 g/l (tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) cũng tiến sâu hơn. Khi mực nước triều tăng lên 50 cm ranh giới mặn 0,25g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn 1,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 0,8 km. Khi mực nước triều tăng lên 100 cm ranh giới mặn 0,25 g/l trên sông Sài Gòn tiến sâu hơn 3,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 1,8 km. Biến đổi khí hậu dẫn tới nước biển dâng sẽ là nguyên nhân làm thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Đây là vấn đề rất cần được các nhà khoa học và các cấp lãnh đạo quan tâm. 1.4. Gió Bão. Biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn tới trái đất nóng dần lên, nhiệt độ bề mặt Đại Dương tăng lên và phân bố theo quy luật trước đây và như vậy gió bão sẽ xảy khó lường. Biểu hiện bất thường của gió bão trong những năm qua là đã xảy ra những trận bão lớn tràn vào vùng đất Nam Bộ. Đây chính là nguy cơ dẫn tới những thiệt hai lớn đối với thành phố Hồ Chí Minh, nơi ngường dân chưa có kinh nghiệm tránh bão, nơi có nhiều nhà ổ chuột, nhiều nhà mỏng manh, không có khả năng đứng vững trước nhưng cơn bão nhỏ. 2.Ảnh Hưởng của Biến Đổi khí Hậu Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống.Nhưng trong phạm vi nghiên cứu giới hạn của đề tài thì tôi tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:thời tiết,hệ sinh thái đất,hệ sinh thái nước,nông nghiêp,đặc biệt là ảnh hưởng đến con người.Đây là các vấn đề mà tôi cho rằng đang rất nóng bỏng hiện nay. 2.1 Thời tiết: Lượng mưa: Biến đổi khí hậu gây ra lượng mưa không nhất quán Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Trung tâm Khoa học công nghệ - Khí tượng thủy văn và Môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh Biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa biến đổi không nhất quán, có nơi tăng, nơi giảm lượng mưa từ năm 1940 về trước cao hơn trung bình nhiều năm,đặc biệt thời tiết trong những năm gần đây bất thường khó dự báo trước như cơn mưa bất thường gây ngập lụt nặng nề, nước thủy triều thường xuyên tràn vào Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường thì VN là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó một trong những tác động, biểu hiện là ngập lụt ngày càng tăng nhưng ở các đô thị lớn việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thoát nước vẫn chưa đồng bộ với tốc độ phát triển. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức cho biết: Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm cho các thiên tai, đặc biệt bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Dự tính tới năm 2100, mực nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ tăng khoảng 3°C và nhiệt độ TP.HCM những năm qua tăng 2°C. Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm. Theo Trung tâm điều hành chống ngập TP.HCM, mực nước biển đo được ở Vũng Tàu đã tăng khoảng 0,8cm/năm, còn mực nước các sông, kênh của TPHCM đo được ở Phú An tăng đến 1,5cm/năm. Những cơn mưa lớn ngày một dày đặc hơn với vũ lượng trung bình năm sau cao hơn năm trước khoảng 0,8mm. Nếu trước đây cứ 5 năm mới có những cơn mưa có vũ lượng trên 100mm thì nay chỉ 3 năm đã thấy xuất hiện. Còn những cơn mưa có vũ lượng khoảng 100mm thì năm nào cũng xuất hiện. Đặc biệt, vào đầu mùa mưa năm nay trên địa bàn TPHCM đã xuất hiện cơn mưa hiếm thấy với lượng mưa 117mm. Nếu như năm 1990, TP.HCM chỉ có 10 điểm ngập thì đến năm 2003, số điểm ngập đã tăng lên 80 điểm và hiện nay là 100 điểm ngập.Th.s Hoàng Phi Long, ĐH Bách Khoa dự tính, nếu mức thủy triều đỉnh chỉ cần tăng lên 50cm nữa thì gần như 90% diện tích đất của TPHCM đều bị ngập. Ta thấy được tác động của biến đổi khí hậu gây mưa lớn, ngập lụt ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nỗ lực chống ngập của TP.HCM không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều công trình chống ngập của thành phố đang xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm 2012 sẽ có nguy cơ trở thành… lạc hậu ngay trong thời điểm hoàn thành. Theo dự đoán thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 61% diện tích sẽ thường xuyên ngập úng TPHCM là thành phố bị ảnh hưởng lớn thứ 5 tại Việt Nam và đồng thời là khu vực đô thị lớn nhất bị ảnh hưởng với 43% diện tích đe dọa sẽ bị ngập vĩnh viễn. Hơn 12% dân số TPHCM sẽ bị ảnh hưởng do hiện tượng ngập vĩnh viễn.   Theo tổ chức ICEM, hiện tại có 154 xã phường của TPHCM đã chịu ngập úng thông thường. Đến năm 2050, dự  báo con số này sẽ lên đến 177, chiếm 61% diện tích thành phố. Đặc biệt, khi xuất hiện bão thì 30 xã nữa sẽ bị ảnh hưởng, chiếm 71% diện tích thành phố. Có nghĩa là sẽ có gần 142.000 ha bị ngập úng vào năm 2050 khi có bão bất thường.  Theo tổ chức ICEM (3), ngập úng thông thường xảy ra hàng ngày do thủy triều lên xuống và theo mùa do mưa lớn, bão và triều cường mạnh trong suốt đợt gió mùa.      Khoảng 40 năm nữa, hơn một nửa diện tích TPHCM sẽ thường xuyên ngập lụt.   Điều đáng quan ngại nhất chính là những cơn mưa do gió mùa Tây Nam sẽ là mối đe dọa lớn nhất gây ra ngập úng cục bộ. ICEM đưa ra ví dụ năm 2050 tại quận 9, đa số các phường bị ngập hơn 150 ngày/năm. Nếu có những sự kiện bất thường thì khu vực này sẽ bị ngập từ 4 đến 35 ngày. Diện tích ngập úng tăng thêm 3% khi xảy ra ngập úng bất thường và 7% khi xảy ra ngập úng thông thường. Cường độ của những cơn bão nhiệt đới đổ bộ gần TPHCM sẽ có thể mạnh hơn. Ngập úng làm hư hại đường sá, cầu cống, cản trở giao thông và sẽ có hơn một nửa nút giao thông hiện có và dự kiến có ở TP Hồ Chí Minh sẽ  bị ảnh hưởng bởi ngập úng bất thường năm 2050. Sẽ có 187km đường sắt, 33km đường một ray và đường ray trên không, 36km đường xe điện ngầm nằm trong khu vực có nguy cơ ngập úng bất thường. Các sân bay hiện có và trong tương lai có cốt nền cao hơn và sẽ không bị ngập úng, nhưng sẽ không thể tiếp cận được vì xung quanh là các con đường bị ngập úng. Ngập úng sẽ làm ảnh hưởng đến các nhà máy xử lý nước thải. Sự xâm nhập của nước biển làm cho chất lượng nước ngầm xấu đi.  Ngoài lũ lụt,ngập nước thì vào mùa khô tình hình khí hậu nắng nóng ở thành phố hồ chí minh cũng khá báo động.Nắng nóng kéo dài làm cho các khu rừng ở khu vực thành phố hồ chí minh trở nên khô cằn rất dễ bị bắt lửa và có thể gây nên hiện tượng cháy rừng trên diện rộng như rừng ở Cân Giờ, rừng U Minh… 2.2 Hệ Sinh Thái 2.2.1 Hệ Sinh Thái đất Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và do ô nhiễm công nghiệp ngày càng gia tăng. BĐKH còn gây ảnh hưởng đến các hệ sinh vật trong hệ sinh thái đất, làm giảm sự đa dạng sinh học, gây cho một số loài sinh vật không có khả năng thích ứng kịp thời là nguyên nhân của sự tuyệt chủng và biến mất của các loài sinh vật quý hiếm.Do BĐKH đã làm cho các vùng đất xưa kia vốn dĩ rât ẩm ướt,phong phú nguồn thức ăn thì nay lại trở thành vùng đất khô cằn,không còn cung cấp đủ lượng thức ăn cho các loài.Mặc khác hiện tượng khí hậu ngày càng khắc nghiệt làm cho một số loài chưa kịp thích nghi với những thay đổi của môi trường thì sẽ chết dần và dần sẽ trở nên tuyệt chủng. Đặc biệt Thành Phố Hồ Chí Minh là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường và nước mặn xâm nhập vào.Do đó,sẽ có rất nhiều vùng bị ngập úng và nhiễm mặn thường xuyên.Còn ở những vùng hơi cao thì sẽ có hiện tượng thiếu nước vào mùa khô(đất khô cằn ,nức nẻ,hàm lượng chất dinh dưỡng ngày càng ít đi. 2.2.2 Hệ Sinh Thái nước BĐKH ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực ,trong đó hệ sinh thái nước cũng không ngoại lệ.Việc Ô nhiễm môi trường nước đã làm cho nhiều con sông trở thành những con sông chết như sông Thị Vải chảy qua các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… Do mực nước biển tăng, hoạt động của thủy triều và của sóng cũng sẽ tăng, vì vậy mức độ ô nhiễm ở các vùng thấp cũng sẽ nặng hơn. Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa sông, gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Thành phần hoá học trong nước biển đang biến động và chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của BĐKH. Sự thay đổi khí hậu trong suốt 13 triệu năm qua đã làm biến đổi mạnh mẽ thành phần hoá học của nước biển. Điều này có thể dẫn tới nhiều hậu quả lâu dài đối với hệ sinh thái biển. Khi lượng CO2 tăng lên và những xu thế khí hậu thay đổi, thành phần hoá học của các con sông cũng thay đổi và sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đại dương. Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rặng san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng và đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp nữa từ cửa sông đổ ra.Nhiệt độ nước biển tăng gây hiện tượng tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây chết trên diện rộng các dải san hô ngầm 2.3 Con Người Khí hậu là yếu tố sống còn cho sự sinh tồn trên trái đất vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn thực phẩm, cuộc sống, tài sản, nguồn nước và sự phát triển bền vững. Ngoài ra, trong một phạm vi nhất định, khí hậu còn có tác động đến tâm trạng, tính cách, thậm chí cả tư duy và văn hóa của con người. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng ngày càng rõ nét là con người đã và đang làm thay đổi những đặc tính của lớp khí quyển mỏng manh bao quanh trái đất có liên quan đến khí hậu mà nó tạo ra. Phần đông cư dân nghèo của TPHCM sống tại những khu vực có nguy cơ úng ngập cao do mực nước biển dâng. Do khu vực trong và xung quanh TPHCM là địa bàn của 65% tổng số xí nghiệp sản xuất của Việt Nam, bất kỳ sự đình trệ nào do úng ngập cũng sẽ có tác động lớn tới kinh tế, xã hội như thất nghiệp, giảm năng suất lao động và doanh thu. Khoảng 4,3%, tức 9.200 km đường quốc lộ và tỉnh lộ hiện có có thể bị chìm vĩnh viễn, trong đó có cả 574 km đê bao. Gần 90% cơ sở hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long xung quanh TPHCM. Sức Khỏe: Biến đổi khí hậu là môi trường màu mỡ để một số bệnh gia tăng. Bệnh sốt rét, các bệnh liên quan đến côn trùng hiện đã được khống chế ở thành phố. Nhưng nếu nhiệt độ tăng lên, muỗi mang mầm bệnh sốt rét sẽ phát triển, sống lâu hơn.Sức khỏe người dân TPHCM sẽ bị ảnh hưởng khi ngập úng làm tăng tỷ lệ các bệnh về đường ruột do nước như tả và lỵ, tiêu chảy… khí thải CO2 từ các nhà máy điện chạy than, nhà máy thép, xe hơi… còn có thể khiến mùa hen suyễn và dị ứng (mùa xuân và mùa thu) kéo dài hơn thường lệ.  Một nghiên cứu được LHQ công bố tháng 5.2009 cho thấy BĐKH đã và đang trực tiếp làm tăng tỉ lệ bệnh sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Thời tiết những ngày trong tháng 7 năm 2009, nắng nóng bất thường vào ban ngày, ban đêm nhiệt độ hạ nhanh. Với người lớn, sự thích nghi với thay đổi đột ngột đó đã khó, với trẻ em lại càng khó khăn hơn. Dù nắng, nóng nhưng độ ẩm vẫn rất cao. Đó là nguyên nhân tiềm ẩn rất nhiều bệnh tật đối với trẻ. Hết dịch nọ đến bệnh kia, tất cả các tuyến nhi đều quá tải chứ không chỉ tuyến TW. Nhìn những trẻ vừa sinh ra đã phải sống trong bệnh viện nhiều hơn sống ở nhà vì thời tiết cứ thay đổi liên miên.... Những bệnh trẻ gặp phải do thời tiết thay đổi đột ngột về nhiệt độ, do giao mùa... gồm rất nhiều: Đau họng, cảm, cúm, bệnh ban đỏ, viêm màng kết (bệnh đau mắt đỏ), bệnh thuỷ đậu, sởi... Riêng nhiễm khuẩn đường hô hấp có đến hàng loạt bệnh như: Viêm mũi họng cấp tính, viêm nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, viêm phế quản phổi, các nhiễm khuẩn cấp tính tại phổi... Tất cả những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp đều rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của trẻ. Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh mối liên hệ giữa BĐKH và ảnh hưởng đối với trẻ em. Nhưng các văn kiện lớn về BĐKH và giải pháp thích nghi lại chưa thực sự quan tâm một cách hệ thống tới trẻ em và thanh thiếu niên. Báo cáo năm 2003 về các biểu hiện BĐKH ở khu vực thành thị cũng chỉ đưa ra hai ý về trẻ em liên quan đến khả năng mắc hen suyễn. Trên thực tế, trẻ em chính là đối tượng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng và cần được quan tâm hơn cả. Việc quan tâm đến trẻ em không chỉ có ý nghĩa đối với việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng mà còn để sắp xếp lại hành động, kêu gọi mọi người xem xét lại quy mô và bản chất của bản kế hoạch thích nghi với môi trường. Một lợi ích đồng thời nữa là tăng thêm hiểu biết về sự nhạy cảm của dân nghèo thành thị đối với BĐKH ở những nước có thu nhập trung bình và thấp. Lý do cần quan tâm đến trẻ em thành thị điên hình là Thành Phố Hồ Chí Minh-một thành phố tấp nập và đông dân cư. Nói chung, trẻ em thành thị có điều kiện hơn trẻ ở những vùng xa xôi hẻo lánh - khoẻ mạnh hơn, được giáo dục tốt hơn và có nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống hơn. Tuy nhiên, đối với hàng trăm triệu đứa trẻ sống trong những khu ổ chuột, tạm bợ, đông đúc ở các đô thị thì đó là điều không thể xảy ra. Dịch vụ và cơ sở vật chất ở đây dù được coi là lợi thế của đô thị cũng không thể chống chọi với các điều kiện khó khăn về điều kiện sống, làm giảm mật độ dân cư cũng như rác thải. Những khu vực đô thị nghèo không được quản lí tốt là môi trường có khả năng chịu nhiều rủi ro nhất.Có những khu có tỉ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi lên đến 25%, hoàn toàn trái ngược với những con số báo cáo tốt đẹp của các đô thị nói chung. Chất lượng sống kém, dân cư quá đông đúc và tình trạng thiếu nước, mất vệ sinh cũng như thiếu hiệu quả trong việc quản lí rác thải và cống rãnh là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh và tổn thương cao. Lợi thế khi sống ở thành thị cũng không thể đảm bảo cho những đứa trẻ này được giáo dục tốt và có nhiều cơ hội lâu dài. Sự phổ cập giáo dục bậc tiểu học cho trẻ em nghèo thành thị cũng không hề dễ, thậm chí thất bại. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng 900 triệu người sống nghèo khổ trong những khu đô thị đông đúc, mất trật tự và thiếu thốn, trong đó có một số lượng lớn là trẻ em.Vì thế BĐKH đã chặn đứng và đẩy lùi thành quả của những nỗ lực giảm nghèo ở thanh Phố Hồ Chí Minh. Khí hậu nóng lên sẽ làm tăng tần suất và thời gian duy trì các tác động không phù hợp với sinh lí cơ thể .Đây cũng là một hình thức gây nên cho con người nhiều bệnh hiểm nghèo.Đồng thời tạo ra một số hợp chất gây nên sự biến đổi khí hậu trở lại.Ví du:thời tiết nóng bức lam tăng tần suất sử dụng máy điều hòa,quạt máy(đây chính là nguồn tạo ra cac hợp chất như Cacbon,CFC…gây nên hiệu ứng nhà kính,góp phần tao nên biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc cung cấp nước uống cho con người bị ảnh hưởng:đây là một yếu tố quan trọng.Bởi vì nước là một nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu của con người.BĐKH làm cho mùa khô đến sớm hơn và kéo dài hơn,nguồn nước mặt và nước ngầm không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Ngoài ra,BĐKH cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng không khí và đây cũng là mối hiểm họa tiềm tàng cho các bệnh về hô hấp ở con người. Biến đổi khí hậu và nhiệt độ tăng lên đã dẫn đến quá trình phân phối lại bản đồ các loại vi khuẩn, sâu bọ và cây cối, làm con người đứng trước nguy cơ mắc phải các chứng bệnh lạ chưa từng có. Một ví dụ điển hình là trước đây vùng biển ở Alaska (Mỹ) rất lạnh và người ta có thể yên tâm ăn món sò nướng đặc sản vùng này (ảnh) mà không sợ đau bụng. Tuy nhiên, mùa hè năm 2004, một số du khách đến vùng này đã bị tiêu chảy và nôn tháo sau khi ăn sò nướng. Các nhà khoa học tìm hiểu và nhận thấy nhiệt độ nước biển ở đây đã vượt ngưỡng 15oC, và lần đầu tiên họ phát hiện Vibrio parahaemolyticus, một loài vi khuẩn khá phổ biến ở vùng vịnh Mexico ấm áp, trong món sò ở Alaska. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong năm 2000, trên thế giới có khoảng 154.000 người tử vong vì các chứng bệnh phát sinh do tình trạng biến đổi khí hậu. 2.4 Nông Nghiệp Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tần suất các cơn bão xuất hiện nhiều, triều cường tăng đột biến khiến sinh kế của hàng chục triệu người dân Việt Nam đang bị đe doạ nghiêm trọng,biến đổi khí hậu đã trực tiếp thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2oC, nước biển dâng lên 1 mét thì 90% diện tích đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập, kéo theo hậu quả mất 12 - 15 triệu tấn gạo/năm. Trong vòng 100 năm tới, nếu mực nước biển dâng lên khoảng 1 mét so với hiện nay, 1/3 môi trường sống tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam sẽ mất đi. Hiện nay, khoảng 2,1 triệu héc-ta đất nông nghiệp ở vùng này bị nhiễm mặn và 1,6 triệu héc-ta đất bị nhiễm phèn, đất đai bị thoái hoá bạc màu, đa dạng sinh học giảm mạnh. Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguồn thuỷ, hải sản bị phân tán. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động, thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh tăng cao. Các vùng nước ngọt giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, nhất là các vùng lúa nước. Không những ngập mặn làm giảm năng suất cây trồng mà còn giảm diện tích đất nông nghiệp. Những động, thực vật vùng nước ngọt sẽ bị đẩy sâu hơn vì không chịu được điều kiện mặn. Ngay cả rừng tràm là rừng nước ngọt, bây giờ do nước biển dâng, nhiều vùng như huyện Trần Văn Thời, U Minh ở Cà Mau, tràm đã phải sống trong nước lợ, tốc độ sinh trưởng chậm, đời sống sinh học của cây biến đổi hẳn.Không những thế,BĐKH còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vụ mùa của người nông dân chân lấm tay bùn.Hiện tượng này đã trực tiếp gây ra các bệnh như là:cháy lá ở cây,đậu ôn,sâu cuốn lá ở lúa….và đang diễn ra rất nghiêm trọng khiến người dân vô cùng lo lắng. Khí hậu ngay càng khắc nghiệt,nắng nóng kéo dài càng làm cho một số vùng sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh không đủ nước cung cấp cho việc tưới tiêu(số vụ gieo trồng giảm đi đáng kể,ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân. 3.Thành Phố Hồ Chí Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Ðể đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu như Nghị định thư Ky-ô-tô, cơ chế phát triển sạch.... Việt Nam đang nghiên cứu và từng bước thực hiện những dự án để tiến tới một dự án tổng thể về thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, việc phòng, chống, kiểm soát và giảm thiểu hậu quả của thiên tai là một trong những mục tiêu ưu tiên. Thực tế trong công tác phòng, chống thiên tai, nếu như trước đây chúng ta chỉ chú trọng phòng và khắc phục hậu quả, thì gần đây đã có sự chuyển hướng trong việc thích ứng và tìm biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Cụ thể là chương trình sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và mới đây Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp thích ứng với lũ ở miền trung... Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay được chọn là "Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại BĐKH" không phải là ngẫu nhiên. Muốn tạo ra những điều kiện để ứng phó với BĐKH, cần đến những cách thức tư duy mới về mối tương quan phụ thuộc giữa con người với con người trong một thế giới đang và sẽ phải hứng chịu hệ quả của BĐKH. BĐKH là vấn đề phức tạp bởi ảnh hưởng của nó to lớn và rộng khắp. Một thành phố, một quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được vấn đề. Chống BĐKH đòi hỏi sự phối hợp hành động và hợp tác của nhiều địa phương, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa Nhà nước và người dân. Quan điểm "ứng phó với BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng" đã được Chính phủ nước ta đưa vào Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH.Trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ. Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai 4 dự án ODA chống ngập với tổng đầu tư hơn 1 tỷ USD, dự kiến năm 2012 đi vào hoạt động sẽ chấm dứt được tình trạng lội nước khi có mưa hoặc triều cường. Thế nhưng theo thạc sĩ Hồ Long Phi, giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, nếu cả 4 dự án hoàn thành đúng kế hoạch thì cũng chỉ giảm được 50% điểm ngập, và sẽ tái ngập trong những năm tiếp sau đó. Bởi các dự án này được xây dựng trên những thông số về lượng mưa và chu kỳ mưa của những năm trước đây, khi chưa có những tác động rõ ràng của BĐKH. Và đến nay, khi BĐKH làm lượng mưa và đỉnh triều tăng rất nhanh cũng đã làm các dự án này lạc hậu khi còn đang xây dựng! Vì vậy, nếu chỉ trông cậy các dự án này thì thành phố sẽ còn ngập dài dài. Theo tính toán của ông Phi, nếu lượng mưa 100mm thì thành phố sẽ ngập 40ha, còn nếu mưa đến 200mm thì có đến 900ha của thành phố sẽ bị ngập. Để bổ sung cho 4 dự án đã "lỡ" xây dựng, thành phố tiếp tục triển khai xây dựng các hệ thống ngăn triều, trạm bơm. Trung tâm điều hành chương trình chống ngập cũng đang mời các chuyên gia đánh giá tính kết nối và hiệu quả chống ngập của dự án quy hoạch thủy lợi của Bộ NN&PTNT với 4 dự án chống ngập của thành phố để phát huy tối đa khả năng chống ngập. Tuy nhiên, song song với các dự án chiến lược, ông Phi cho rằng cần phải giải quyết các vấn đề nội tại của thành phố, quản lý đô thị tốt hơn vì nếu không sẽ không giải quyết được tận gốc vấn nạn ngập. Đó là quy hoạch các khu dân cư, đô thị mới không để chặn các nguồn thoát nước, xây dựng các hồ điều tiết tăng diện tích thấm và trữ nước tự nhiên nhằm hỗ trợ hệ thống cống thoát nước… BĐKH không còn là cảnh báo mà là vấn đề đang hiện hữu, nên phải thích nghi và "sống chung" với nó. Để ngăn ngừa và thích ứng với BĐKH, TP Hồ Chí Minh vừa tham gia tổ chức C40 (tổ chức của các thành phố lớn trên thế giới tham gia ứng phó với BĐKH). Tham gia tổ chức này, TP Hồ Chí Minh sẽ cùng các nước tìm kiếm phương cách hiệu quả để hạn chế những tác động do BĐKH gây ra. TP. Hồ Chí Minh cùng 4 thành phố khác là Yokohama (Nhật Bản), Hồng Kông (Trung Quốc), Johannesburg (Nam Phi), Sao Paolo (Brazil) vừa chính thức được kết nạp vào tổ chức C40. Đây là tổ chức nhóm nhà lãnh đạo các thành phố lớn về vấn đề khí hậu, tập hợp các thành phố lớn trên thế giới cam kết giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Đây cũng là nơi trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực (kỹ thuật - công nghệ và tài chính) giữa các thành phố với nhau để hỗ trợ, cùng nhau ứng phó với BĐKH. Tham gia Tổ chức C40, có sự trợ giúp về kỹ thuật - công nghệ và tài chính của các nước trong Tổ chức, TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều cơ hội để quản lý đô thị một cách hiệu quả cũng là một giải pháp bảo vệ môi trường và chống BĐKH. Đó là thực hiện các chương trình nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất, sử dụng nước, quản lý hoạt động vận tải, tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải. Trước nguy cơ ảnh hưởng nặng nề của BĐKH đến người dân TP.HCM trong thời gian tới, ông Jeremy Carew Reid, Giám đốc Trung tân quốc tế về Quản lý môi trường (ICEM) đã đưa ra giải pháp đối phó như quá trình quy hoạch tổng thể sử dụng đất của thành phố phải có tầm nhìn thích ứng với BĐKH.  Cụ thể, hiện thành phố đã mất dần mảng xanh, không gian xanh để nhường chỗ cho đô thị hóa. Ngay cả rừng ngập mặn Cần Giờ, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển có giá trị khi gió bão, cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho cư dân và người dân hiện cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng…  Toàn bộ thành phố hiện có 90 công viên với tổng diện tích 969 ha (chiếm 0,5% diện tích), tương đương với 1.5m2/người. Đây là tỉ lệ khá thấp về không gian mở trong khu vực đô thị.    “Do đó, trong thời gian tới, thành phố cần đưa ra các biện pháp nhằm quản lý và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ; tái trồng rừng đầu nguồn cho lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài ra, việc phục hồi kênh rạch sông ngòi, bảo vệ và phục hồi các vùng đất ngập nước đô thị thành phố cũng cần phải được tiến hành cụ thể, nhanh chóng” - ông A. Konishi, Giám đốc quốc gia ADB nói.  Người dân thành phố hiện còn rất mơ hồ về khái niệm BĐKH và chưa hiểu hết tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đến cuộc sống của họ. Chính vì vậy, thành phố cần phải tuyên truyền giúp người dân hiểu BĐKH sẽ khiến công ăn việc làm, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Từ đó, người dân sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường chống BĐKH.  TS Chế Đình Lý, Phó viện trưởng Viện Môi trường Tài nguyên, ĐHQG TP.HCM cho rằng, trong khi các tuyến đường được xây dựng trước đây cho khoảng 500.000 dân số thành phố như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi… đều ưu tiên có nhiều cây xanh, thì ngược lại, các tuyến đường xây dựng sau này như Bàu Cát, Sư Vạn Hạnh… lại chật hẹp, ít cây.  Theo các chuyên gia, dân nghèo đô thị và nông thôn là đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu nhiều hơn các nhóm xã hội khác. Theo thống kê năm 2006, TP.HCM có tổng tỉ lệ dân nghèo là 0,5% nghĩa là khoảng 30.000 - 40.000 người nghèo. Ngoài ra, người dân sống trong những căn nhà xuống cấp và điều kiện môi trường yếu kém có thể cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ nghèo được công bố. Ở TP.HCM, khu vực người nghèo sinh sống dễ bị tổn thương do ngập lụt hơn vì điều kiện hạ tầng, môi trường sống và sinh hoạt của họ tồi tàn.  Ngoài các dự án mà Thành Phố Hồ Chí Minh đã kí kết thì cần phải có những giải pháp trực tiếp và thiết thực như sau: Giáo dục cộng đồng giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Đổi mới, hiện đại hóa trạng thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn xả khí thải; Rà soát lại tiêu chuẩn, tần suất thiết kế các công trình, đảm bảo làm việc an toàn trước tình trạng biến đổi khí hậu; Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các nhà máy thủy điện và công trình thủy lợi phía thượng nguồn; Nhanh chóng thực hiện dự án chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh, do Bộ Nông nghiệp & PTNT đề xuất; Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập nước khu dự trữ sinh quyển của Thế giới Cần Giờ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo tồn và thích ứng. Cần chuẩn bị nguồn nhân tài vật lực để có đủ khả năng bị đối phó và thích ứng với biển đổi khí hậu trong khu vực. Thực hiện phong trào phủ xanh đất trống để giảm khí thải. Bên cạnh đó, những chính sách về cắt giảm khí carbon cũng sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe con người. Đi xe đạp thay vì đi xe hơi cũng là một biện pháp tốt để làm trong sạch môi trường. Tuy nhiên, thực tế là biến đổi khí hậu đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, ngày mai có thể tồi tệ hơn ngày hôm nay. Do vậy, những biện pháp cấp bách để đảm bảo một môi trường trong sạch, lành mạnh, giảm bớt bệnh tật không chỉ cho chúng ta mà còn cho các thế hệ con cháu chúng ta nhất thiết phải được thực hiện càng sớm càng tốt. III.Kết Luận Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống,kinh tế của con người.Đây là hiện tượng không chi ảnh hưởng đến khí hậu,thời tiết,hệ sinh thái,nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe con người như các bệnh:tiêu chảy,sốt rét,ung thư da,đau mắt hột…ngày càng tăng. Trước tình hình nóng bỏng của BĐKH ,các cơ quan chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều nổ lực để đối phó với hiện tượng này như:kí kết và đi đến triển khai dự án ODA chống ngập,quản lý và phục hồi hệ sinh thái,trồng rừng,tiết giảm các nguồn khí thải có thể gây ra hiệu ứng nhà kính như:CO2,NO2,CFC… Bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan nhà nước thì mỗi cá nhân,mỗi thành viên trong xã hội phải có ý thức bảo vệ môi trường như:hạn chế ăn thịt,rau xanh,sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như nguồn nước.Ngoài ra,chúng ta cần tích cực tham gia các chiến dịch như đạp xe tuyên truyền bảo vệ môi trường,tham gia lưu thông bằng các phương tiện công cộng thay vì đi bằng xe gắn máy hay xe hơi. Tất cả nổ lực của các cơ quan chức năng,của mỗi cá nhân trong xã hội sẽ góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH,đồng thời không quá bất ngờ với các thay đổi bất thường này ,để có thể tìm cách đối phó dễ dàng hơn.Nỗ lực hôm nay của chúng ta sẽ làm giảm sự biến đổi trong tương lai. CHÚ GIẢI El Nino là Dao động phương Nam (Southern oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Nino có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Nino dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên. Mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của El Nino. Lý do là dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn.El Nino không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển. Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối năm, dịp Noel, nên người dân Peru đặt tên là El Nino (tiếng Tây Ban Nha: Chúa Hài Đồng- The Christ Child, tiếng Việt: Cậu bé). Sự đảo lộn thời tiết (vùng không mưa thì lại mưa, vùng mưa nhiều thì khô hạn, giông bão thường xuyên xảy ra...) không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực nam Thái Bình Dương mà lan sang cả khu vực các nước châu Âu, châu Phi và các khu vực khác  trên toàn cầu. Trước đây El Nino chỉ kéo dài vài tháng thì nay nó đã kéo dài hàng năm trời với chu kì từ 4- 10 năm /1 lần. Những năm xảy ra El Nino gần đây: 1957- 1958, 1972- 1973, 1976- 1977, 1982- 1983, 1997- 1998. Diễn biến của El Nino ngày càng phức tạp. Do đó đòi hỏi các nước cần bắt tay trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và khí hậu trên toàn cầu. Mưa Cực Đoan là hiện tượng mưa với cường độ lớn,bất thường khiến không thể dự báo trước.Đây là hiện tượng mà vùng không mưa thì lại mưa,gây nên tìn trạng lũ lụt kéo dài. ICEM-International Centre For Environmental Management:Trung Tâm Quản Lý Môi Trường Quốc Tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO DANIDA (2002), Hội thảo về mô hình toán MIKE, Viện KHTL Miền Nam, Tp. HCM. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change. Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam (2008), Quy hoạch chống ngập cho TPHCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở thành phố hồ chí minh.doc
Luận văn liên quan