Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011

MỤC LỤC Nội dung LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH HÌNH CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Nội dung nghiên cứu CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 2.1.1 Phân loại và phân bố 2.1.2 Vòng đời tôm càng xanh 2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi 2.1.4 Đặc điểm về sinh trưởng 2.1.5 Đặc điểm về sinh sản 2.2 Qui trình nước xanh cải tiến 2.3 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Trên thế giới 2.3.2 Việt Nam 2.4 Một số vấn đề liên quan đến ứng dụng chế phẩm sinh học 2.4.1 Sơ lược về đặc điểm của chế phẩm sinh học 2.4.2 Cơ chế tác động của chế phẩm sinh học 2.4.3 Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng xanh CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian 3.1.2 Địa điểm 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm 3.3.2 Bố trí thí nghiệm 3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm 3.3.4 Các chỉ tiêu môi trường cần theo dõi 3.3.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường 3.3.6 Phương pháp thu nước và đếm mật số vi khuẩn 3.3.7 Thu hoạch 3.3.8 Phương pháp xử lý số liệu CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ 4.1.2 pH 4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan 4.1.4 Hàm lượng P-PO43- 4.2 Kết quả xác định mật số vi sinh 4.2.1 Vi khuẩn Vibrio sp 4.2.2 Vi khuẩn lactic 4.3 Sự phát triển của ấu trùng 4.3.1 Sự phân đàn trong quá trình phát triển của ấu trùng 4.3.2 Thời gian lột xác, tốc độ biến thái của ấu trùng 4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận 5.2 Đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ bố trí thí nghiệm STT Nghiệm thức Kí hiệu Nhân tố 1 Liều lượng (g/m3) Nhân tố 2 Định kỳ bổ sung 1 I 0.3N 0 3 ngày/lần 1.3N 1 3 ngày/lần 5.3N 5 3 ngày/lần 10.3N 10 3 ngày/lần 2 II 0.6N 0 6 ngày/lần 1.6N 1 6 ngày/lần 5.6N 5 6 ngày/lần 10.6N 10 6 ngày/lần 3 III 0.9N 0 9 ngày/lần 1.9N 1 9 ngày/lần 5.9N 5 9 ngày/lần 10.9N 10 9 ngày/lần Hình 3.1: Hệ thống bể ương trong thí nghiệm 3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm Ÿ Cho ăn Ngày đầu tiên không cho ấu trùng ăn, bắt đầu từ ngày thứ 2 hằng ngày cho ăn Artemia bung dù vào buổi sáng (6 giờ) và buối chiều (18 giờ), mật độ Artemia cho ấu trùng ăn đảm bảo từ 2 – 3 con/mL. Ấu trùng đạt giai đoạn 4 trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến 3 lần/ ngày vào lúc 8 giờ, 12 giờ và 15 giờ, kết hợp cho ấu trùng ăn Artemia 1 lần/ngày vào lúc 6 giờ. Thành phần thức ăn chế biến (Phụ lục 1.16). Thức ăn chế biến được cà qua các mắt lưới thích hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng và cho ăn theo nhu cầu của ấu trùng. Chế độ chăm sóc, cho ăn trong thí nghiệm được thực hiện theo Bảng 3.2 Bảng 3.2: Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng tôm càng xanh ăn Giai đoạn ấu trùng Loại thức ăn Lượng thức ăn Số lần cho ăn Ngày thứ nhất Không cho ăn Giai đoạn 2 - 4 Ấu trùng Artemia 1 – 2 ấu trùng Artemia/mL nước ương 2 lần /ngày (6h, 18h) Giai đoạn 4 - 5 Thức ăn chế biến kích cỡ 300 – 400 µm Theo nhu cầu của ấu trùng 3 lần/ngày (8h, 12h, 15h) Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương 1 lần/ngày (17h) Giai đoạn 6 - 8 Thức ăn chế biến kích cỡ 500 – 600 µm Theo nhu cầu của ấu trùng 3 lần/ngày (8h, 12h, 15h) Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương 1 lần/ngày (17h) Giai đoạn 9 - 11 Thức ăn chế biến kích cỡ 700 – 1000 µm Theo nhu cầu của ấu trùng 3 lần/ngày (8h, 12h, 15h) Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương 1 lần/ngày (17h) Ÿ Theo dõi hoạt động của ấu trùng LSI = (Ai/i)x 100 Biến thái (LSI) của ấu trùng được quan sát 3 ngày/lần với số lượng mẫu là 30 con/bể/lần. Trong đó: LSI: là chỉ số biến thái Ai: giai đoạn của ấu trùng thứ i 3.3.4 Các chỉ tiêu môi trường cần theo dõi Ÿ Các chỉ tiêu thủy lý hóa - Nhiệt độ và pH được xác định 2 lần/ngày sáng (7 giờ); chiều (14 giờ). - Các chỉ tiêu TAN, N-NO2-, N- NO3-, P–PO43- được thu mẫu trước khi bố trí ấu trùng, trước khi bổ sung chế phẩm và sau khi bổ sung chế phẩm sinh học lần I 12 giờ, sau đó định kỳ thu mẫu 3 ngày/lần. Ÿ Vi sinh Vi khuẩn Vibrio được xác định trước khi bổ sung chế phẩm sinh học và sau khi bổ sung chế phẩm sinh học 24 giờ. Nhịp thu mẫu theo định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học ở các nghiệm thức thí nghiệm. Vi khuẩn lactic được xác định khi bổ sung chế phẩm sinh học lần 1 24 giờ, ấu trùng đạt giai đoạn VII và đầu giai đoạn XI. 3.3.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường Bảng 3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Nhiệt độ Đọc số liệu trực tiếp từ nhiệt kế, đo trực tiếp tại bể bố trí thí nghiệm. pH Xác định bằng máy đo pH hiệu Hana 412. Độ mặn Đo bằng khúc xạ kế (0–100‰). TAN Phương pháp Indophenol Blue. N-NO3- Phương pháp Salycilate N-NO2- Phương pháp Griess llosvay. P-PO43- Phương pháp Molybden Blue. 3.3.5 Phương pháp thu nước và đếm mật số vi khuẩn Phương pháp thu mẫu Sau khi bổ sung chế phẩm sinh học 24 giờ. Mẫu nước dùng phân tích vi khuẩn được thu bằng ống nghiệm đã tiệt trùng, thu cách mặt nước 20 – 30 cm. Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường TCBS agar để xác định mật số vi khuẩn Vibrio sp. và MRS agar để xác định mật số vi khuẩn lactic. Phương pháp chuẩn bị mẫu nước Chuẩn bị 3 ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý (0,85%), thanh trùng 121oC trong thời gian 15 phút để pha loãng mẫu. 1 mL Dùng pipet hút 1 ml mẫu nước cho vào ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý đã tiệt trùng, lắc đều bằng máy vortex để mẫu có độ pha loãng 10-1. Từ mẫu đó dùng pipet hút 1 ml cho vào ống nghiệm thứ 2 chứa 9 ml nước muối sinh lý đã tiệt trùng, lắc như trên để có được mẫu với độ pha loãng 10-2. Tiếp tục pha loãng như trên để có được mẫu với độ pha loãng 10-3... Mẫu nước 9 mL 9 mL 9 mL 1 mL 1 mL 10-1 10-2 10-3 Hình 3.2: Phương pháp pha loãng mẫu Phương pháp xác định mật số vi khuẩn Vibrio: dùng micropipet hút 0,1 ml dung dịch từ các mẫu pha loãng và dung dịch mẫu nước ban đầu cho vào đĩa môi trường TCBS agar, dùng que thủy tinh tán đều đến khi khô và đánh dấu. Phương pháp xác định mật số vi khuẩn lactic: dùng micropipet hút mỗi lần 5µl dung dịch từ các mẫu pha loãng với 3 độ pha loãng liên tiếp nhau, nhiễu giọt tuần tự lên 5 điểm khác nhau trên môi trường MRS agar, để khô. Các thao tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Mẫu được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 – 38oC với đĩa petri úp ngược trong thời gian 24 giờ. Kết quả được xác định thông qua việc đếm số khuẩn lạc trên các đĩa agar. Những đĩa phân tích vi khuẩn Vibrio có số khuẩn lạc từ 25 – 250 được chọn để tính kết quả theo công thức: Số tế bào/mL (CFU/mL) = số khuẩn lạc x hệ số pha loãng x 10 Độ pha loãng 10-1; 10-2; 10-3...bằng hệ số pha loãng 10; 102; 103 Những đĩa phân tích vi khuẩn lactic: đếm số khuẩn lạc ở 3 đĩa petri có độ pha loãng liên tiếp nhau có phát triển thành khuẩn lạc, sau đó tra bảng MPN (phụ lục 1.19). Kết quả mật số vi khuẩn lactic (CFU/mL) = hệ số tra bảng x hệ số pha loãng mức giữa của ba hệ số pha loãng. 3.3.6 Thu hoạch Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn PL trên 80%, tiến hành hạ dần độ mặn; mỗi lần có thể giảm từ 2 - 3‰. Đếm số lượng PL và ấu trùng còn lại/bể, xác định tỷ lệ sống theo công thức: x 100 Số lượng PL + số ấu trùng còn lại Tỷ lệ sống(%) = Tổng số ấu trùng ban đầu 3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excell, xử lý thống kê bằng phần mềm Statistica 5.0. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình sáng chiều ở các nghiệm thức có sự dao động lớn, buổi sáng từ 27,2 ± 0,01 – 27,4 ± 0,06oC và buổi chiều dao động từ 30,2 ± 0,33 ± 30,6 ± 0,18oC (Hình 4.1a; 4.1b). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các nghiệm thức không lớn trong suốt quá trình ương. Sự chênh lệnh nhiệt độ sáng và chiều ở các nghiệm thức khá cao từ (3 - 3,4oC), nguyên nhân là do thời gian bố trí thí nghiệm vào tháng 3, với sự biến đổi thời tiết thất thường (ngày nắng nóng, đêm lạnh) làm nhiệt độ giảm mạnh. Nhiệt độ buổi chiều cao nhất ở nghiệm thức ĐC (không sử dụng chế phẩm) (30,6 ± 0,18oC) và thấp nhất ở nghiệm thức 5.3N (30,2 ± 0,33oC). Mặc dù có sự chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều khá lớn nhưng nhìn chung, trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ vẫn nằm trong giới hạn cho phép và thuộc khoảng thích hợp cho sự phát triển ấu trùng tôm càng xanh (26 – 31oC) (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ trung bình (oC) trong thí nghiệm NT Kí hiệu nghiệm thức Sáng Chiều I 0.3N 27,4 ± 0,06 30,6 ± 0,18 1.3N 27,2 ± 0,01 30,3 ± 0,04 5.3N 27,2 ± 0,03 30,2 ± 0,33 10.3N 27,2 ± 0,07 30,3 ± 0,03 II 0.6N 27,4 ± 0,06 30,6 ± 0,18 1.6N 27,3 ± 0,04 30,4 ± 0,06 5.6N 27,4 ± 0,06 30,4 ± 0,06 10.6N 27,3 ± 0,04 30,4 ± 0,09 III 0.9N 27,4 ± 0,06 30,6 ± 0,18 1.9N 27,3 ± 0,06 30,4 ± 0,07 5.9N 27,3 ± 0,08 30,4 ± 0,05 10.9N 27,3 ± 0,07 30,5 ± 0,03 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất giống tôm càng xanh (New and Valenti, 2000). Nó có liên quan rất lớn đến sự lột xác và phát triển của ấu trùng tôm càng xanh, thay đổi nhiệt độ đột ngột dù chỉ 1oC cũng có ảnh hưởng bất lợi (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Trong khoảng thích hợp, nhiệt độ càng cao thì sự biến thái và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh càng nhanh, phạm vi tối hảo cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh là 26-31oC. Từ 24-26oC ấu trùng tôm càng xanh phát triển kém, thời gian biến thái dài, trên 33oC ấu trùng tôm càng xanh sẽ chết (New and Singholka, 1985). Như vậy, mặc dù bố trí thí nghiệm trong thời gian điều kiện thời tiết không thuận lợi nhiều nhưng nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng thích hợp (26-31oC) cho sự phát triển của ấu trùng. 4.1.2 pH Bảng 4.2 cho thấy, pH trung bình ở các nghiệm thức tương đối ổn định, buổi sáng dao động từ (7,98 ± 0,01 – 8,03 ± 0,01) và buổi chiều từ (7,99 ± 0,01– 8,05 ± 0,00). pH ở các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh học ổn định hơn nghiệm thức không sử dụng chế phẩm. Kết quả thí nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Hồng (2008), nghiệm thức sử dụng men vi sinh Eco-tab liều lượng 0,125 g/m3 có pH biến động từ (7,65 – 7,74) trong khi nghiệm thức không sử dụng men vi sinh pH biến động từ (7,91 – 8,02). Bảng 4.2: Biến động pH trung bình trong thí nghiệm. NT Kí hiệu nghiệm thức Sáng Chiều I 0.3N 7,98 ± 0,01 8,05 ± 0,00 1.3N 8,02 ± 0,00 8,03 ± 0,03 5.3N 8,00 ± 0,03 8,02 ± 0,00 10.3N 8,01 ± 0,00 7,99 ± 0,01 II 0.6N 7,98 ± 0,01 8,05 ± 0,00 1.6N 8,03 ± 0,00 7,99 ± 0,02 5.6N 8,03 ± 0,01 8,00 ± 0,01 10.6N 7,99 ± 0,02 8,01 ± 0,00 III 0.9N 7,98 ± 0,01 8,05 ± 0,00 1.9N 8,02 ± 0,02 8,01 ± 0,02 5.9N 8,01 ± 0,02 7,99 ± 0,02 10.9N 8,01 ± 0,01 8,03 ± 0,01 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn New and et al., (1985) cho rằng, pH thích hợp cho ấu trùng tôm càng xanh từ 7,0 - 8,5, tác giả cũng cho rằng pH 9,0 sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ấu trùng tôm càng xanh do tính độc của NH3. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), thì pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng từ (7 – 8,5). Do đó pH trong thí nghiệm rất thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng. 4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan Tổng đạm Ammonia (TAN) Hàm lượng TAN ở các nghiệm thức biến động tăng theo chu kỳ ương, càng về cuối chu kỳ ương hàm lượng TAN càng cao (Hình 4.1a; 4.1b; 4.1c). Từ ngày đầu bố trí thí nghiệm đến ngày ương thứ 9, hàm lượng TAN tương đối thấp và ổn định; nhưng từ ngày thứ 9 trở đi hàm lượng TAN tăng cao và biến động mạnh. Hàm lượng TAN ở nghiệm thức ĐC đạt giá trị cao nhất (10,122 mg/L) ở ngày ương 30. Nguyên nhân là do nghiệm thức không sử dụng chế phẩm sinh học, hệ thống thí nghiệm không thay nước, quá trình tích tụ chất thải của ấu trùng kết hợp với thức ăn dư thừa làm hàm lượng TAN gia tăng nhanh chóng. Chu kỳ bổ sung chế phẩm sinh học có ảnh hưởng đến sự biến động hàm lượng TAN, chu kỳ bổ sung càng dài (6 – 9 ngày/lần) thì TAN càng tăng cao khi về cuối chu kỳ ương. Trong các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm, hàm lượng TAN thấp nhất ở nghiệm thức 10.3N (2,602 mg/L) và cao nhất ở nghiệm thức 10.9N (8,028 mg/L) ở ngày ương 30. Kết quả chứng tỏ ở cùng liều lượng chế phẩm bổ sung, chu kỳ bổ sung càng ngắn thì tác dụng giảm TAN trong môi trường nhờ quá trình chuyển hóa đạm của vi khuẩn Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacteria càng tích cực. Tương ứng với hàm lượng TAN ở nghiệm thức ĐC và 10.3N lần lượt là (10,122 mg/L và 2,602 mg/L), thì nồng độ NH3 bằng (1,155 mg/L và 0,196 mg/L). Qua đó cho thấy, hàm lượng TAN tồn tại trong thí nghiệm chủ yếu ở dạng ion NH4+ và rất cần thiết cho sự phát triển của tảo. Hàm lượng TAN (mg/L) Theo ý kiến của New và Singholka (1982), mức độ gây độc của NH3 là 1,8 mg/L và mức độ ảnh hưởng là 0,1 mg/L. Tuy hàm lượng NH3 trong thí nghiệm dưới mức gây độc nhưng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (1). Kết quả của thí nghiệm phù hợp với kết quả thí nghiệm của Phan Hoàng Đông (2006), nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh học có hàm lượng TAN 5,89 mg/L, nghiệm thức ĐC (8,87 mg/L); Trần Thị Cẩm Hồng (2008), nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học hàm lượng TAN (0,464 ± 0,003 mg/L), trong khi nghiệm thức không sử dụng chế phẩm có TAN là (1,826 ± 0,194 mg/L). (1) Hiện tượng tôm hao hụt do bẫy lột xác xảy ra ở ngày ương 30 lúc này, nghiệm thức Đc; 1.9N; 10.9N có hàm lượng NH3 lần lượt là 1,155 mg/L; 0,58 mg/L và 0,654 mg/L. Hình 4.1a Biến động hàm lượng TAN ở nghiệm thức định kỳ bổ sung chế phẩm 3 ngày/lần Hình 4.1b Biến động hàm lượng TAN ở nghiệm thức định kỳ bổ sung chế phẩm 6 ngày/lần Hình 4.1c Biến động hàm lượng TAN ở nghiệm thức định kỳ bổ sung chế phẩm 9 ngày/lần Trong thí nghiệm, tại các thời điểm TAN giảm (Hình 4.1a; 4.1b; 4.1c), đều trùng với định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học nhưng, hàm lượng TAN biến động lớn và tăng dần trong suốt thời gian ương. Theo Straus and et al., (1991), ấu trùng tôm càng xanh không thể chịu được nồng độ N-NH4 > 2 mg/L ở pH 8,5 (trích bởi Boyd and Zimmermann, 2000). Nhưng theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), khi ương ấu trùng tôm càng xanh trong hệ thống nước xanh, hàm lượng N-NH4 có thể lên đến 5 mg/L vẫn chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm do ấu trùng thích nghi cao với sự thay đổi từ từ của môi trường nước ương. Như vậy, với liều lượng chế phẩm sinh học cho vào bể ương từ 1 – 10 g/m3 có thể không đủ mật số vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacteria để chuyển đổi đạm từ dạng NH3/NH+4 sang N-NO2- và từ N-NO2- sang N-NO3-. Nitrite (N-NO2-) Hàm lượng N-NO2- biến động theo chiều hướng tăng dần (Hình 4.2a; 4.2b; 4.2c), và tăng nhanh từ ngày ương thứ 21 đến kết thúc thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức. Khuynh hướng biến động N-NO2- ở các nghiệm thức tương đối giống nhau trong suốt thời gian ương và không phụ thuộc vào chu kỳ bổ sung hay liều lượng và dao động trong khoảng từ (0,006 mg/L đến 7,447 mg/L). Tuy nhiên, trung bình hàm lượng N-NO2- ở các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh học đa số còn cao hơn nghiệm thức ĐC. Hình 4.2a: Biến động hàm lượng N-NO2- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 3 ngày/lần Hình 4.2b: Biến động hàm lượng N-NO2- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 6 ngày/lần Hình 4.2c: Biến động hàm lượng N-NO2- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 9 ngày/lần Hàm lượng N-NO2- đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 1.6N (7,447 mg/L) vào ngày ương thứ 30 và cao gấp 1,25 lần so với nghiệm thức ĐC (5,912 mg/L). Nguyên nhân hàm lượng N-NO2- ở nghiệm thức 6N1 tăng cao là do vào cuối chu kỳ ương, hàm lượng dinh dưỡng của bể từ thức ăn thừa, vỏ Artemia, quá trình tích tụ chất thải gia tăng nhanh, nước của bể ương có mùi hôi, xuất hiện nhiều bọt vào buổi sáng. Sự chuyển hóa TAN của vi khuẩn Nitrobacteria, Nitrosomonas trong bể diễn ra đã góp phần giảm TAN (1,989 mg/L) và gia tăng N-NO2- (4,626 mg/L), N-NO3- (1,193 mg/L) ở ngày ương 27. Nhưng có thể do mật độ vi khuẩn trong chế phẩm không đạt, vì vậy không thể chuyển hoàn toàn TAN thành các dạng N-NO2-, N-NO3-. Kết quả thí nghiệm tương tự kết quả nghiên cứu của Phan Hoàng Đông (2006), khi sử dụng chế phẩm sinh học Ecomarine, Bio-dream, Zeolite trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến thì hàm lượng N-NO2- vẫn tăng cao (3,926 – 8,041 mg/L) vào cuối chu kỳ ương thậm chí còn cao hơn nghiệm thức đối chứng (4,889 – 6,862 mg/L). Theo Trương Quốc Phú và ctv., (2006) cho rằng, nitrite là khí độc đối với thủy sinh vật, NO2- được sinh ra từ NH4+ dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrosomonas và được chuyển hóa thành NO3- dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter. Hàm lượng N-NO2- nên được duy trì dưới mức cho phép (dưới 0,1 mg/L) nhưng trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến hàm lượng N-NO2 có thể lên đến 2 mg/L vẫn không ảnh hưởng đến ấu trùng (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Như vậy, hàm lượng N-NO2- trong thí nghiệm rất cao, vượt quá ngưỡng an toàn nhưng ấu trùng vẫn sống, điều này góp phần khẳng định khả năng thích nghi cao của ấu trùng tôm càng xanh với sự thay đổi từ từ của môi trường nước ương, phù hợp với nhận định của Nguyễn Thanh Phương (2003). Nitrate (N-NO3-) Hàm lượng N-NO3- trong các nghiệm thức có sự biến động lớn và không theo một quy luật nào trong suốt chu kỳ ương (Hình 4.3a; 4.3b; 4.3c). Sự tích lũy dinh dưỡng cùng với chu trình chuyển hóa đạm từ dạng NH3/NH4+ thành dạng N-NO2- và N-NO3- diễn ra mạnh ở cuối chu kỳ ương nên kích thích sự phát triển của tảo và làm cho nước ương chuyển sang màu nâu. Hàm lượng N-NO3- ở nghiệm thức 10.3N đạt giá trị cao nhất (1,813 mg/L), thấp nhất ở nghiệm thức 1.9N (0,639 mg/L) ở ngày ương thứ 33. Hình 4.3a: Biến động hàm lượng N-NO3- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 3 ngày/lần Hình 4.3b: Biến động hàm lượng N-NO3- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 6 ngày/lần Hình 4.3c: Biến động hàm lượng N-NO3- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 9 ngày/lần Việc bổ sung men vi sinh với liều lượng cao (10 g/m3) và chu kỳ bổ sung 3 ngày/lần có tác dụng tốt trong quá trình chuyển hóa đạm từ dạng NH3/NH4+ thành dạng N-NO2- và N-NO3-. Cụ thể ở nghiệm thức 10.3N có hàm lượng TAN (2,602 mg/L); N-NO2- (3,771 mg/L) là thấp nhất và N-NO3- (1,174 mg/L) cao nhất ở ngày ương 30. Nguyễn Thành Phương và ctv., (2003) cho rằng, hàm lượng N-NO3- tốt nhất nên duy trì dưới (20 mg/L). Vì vậy, hàm lượng N-NO3- trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. 4.1.4 Hàm lượng P-PO43- Hàm lượng P-PO43- ở các nghiệm thức có sự biến động lớn và gia tăng vào cuối chu kỳ ương kể từ ngày ương thứ 12 (Hình 4.4a; 4.4b; 4.4c) và làm cho tảo phát triển cực đại nhanh chóng ở các bể ương. Song song với sự gia tăng các dạng đạm hòa tan trong bể ương, hàm lượng P-PO43- tăng cao nhanh chóng ở tất cả các nghiệm thức và cao nhất vào ngày ương 24 ở nghiệm thức 10.9N (8,592 mg/L). Trong khoảng thời gian này, nước ương bị nhiễm Zoothanium, việc xử lý folmaline với liều lượng 20 ppm làm cho tảo bị tàn, quá trình phân hủy của chúng góp phần gia tăng hàm lượng P-PO43- trong nước ương. Kết quả này phù hợp với nhận định của Boyd (1998), sau khi thực vật thủy sinh chết đi sẽ bị các vi sinh vật phân hủy, có tới 20 - 30% tổng số phospho trong cơ thể chúng được phân giải thành các muối vô cơ hòa tan, 30 - 40% dưới dạng hữu cơ hòa tan. Lúc này môi trường nước ương chuyển sang tình trạng nhiễm bẩn, màu nước ương nâu đậm, có mùi hôi, nhiều bọt khí xuất hiện trên bề mặt bể ương. Hiện tượng tôm chết xảy ra rải rác ở các nghiệm thức ĐC; 1.9N và 10.9N. Nhằm khắc phục sự gia tăng nhanh chóng hàm lượng các muối dinh dưỡng ở các nghiệm thức; quá trình thay nước được thực hiện. Vì thế, hàm lượng P-PO43- ở cuối chu kỳ ương giảm rõ rệt ở tất cả các nghiệm thức, từ (2,076 – 8,592 mg/L) ở ngày ương 24 còn khoảng (0,192 – 0.522 mg/L) ở ngày ương thứ 33. Hình 4.4a: Biến động hàm lượng P-PO43- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 3 ngày/lần Hình 4.4b: Biến động hàm lượng P-PO43- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 6 ngày/lần Hình 4.4c: Biến động hàm lượng P-PO43- ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm định kỳ 9 ngày/lần Điều này chứng tỏ, với định kỳ bổ sung dài (9 ngày/lần) và không bổ sung chế phẩm, môi trường nước ương không ổn định được sự phát triển của tảo, dinh dưỡng tăng cao và từ đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ấu trùng. 4.2 Kết quả xác định mật số vi khuẩn 4.2.1 Vi khuẩn Vibrio Mật số vi khuẩn Vibrio sp. trong các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh học thấp hơn và giảm dần theo thời gian ương so với nghiệm thức không sử dụng chế phẩm sinh học (ĐC). Vào cuối chu kỳ ương ở nghiệm thức 10.3N, mật số vi khuẩn thấp nhất (1,2 x 104 CFU/mL) và nghiệm thức ĐC có mật số vi khuẩn cao nhất (4,45 x 104 CFU/mL). Rico-Mora (1998) cho rằng, men vi sinh có vai trò hạn chế vi khuẩn có hại (Vibrio). Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., (2000), khi ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh có sử dụng men vi sinh ở các nhịp sử dụng khác nhau thì mật số vi khuẩn Vibrio giảm dần theo thời gian ương. Hình 4.5a Biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở nghiệm thức định kỳ 3 ngày bổ sung chế phẩm Hình 4.5b Biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở nghiệm thức định kỳ 6 ngày bổ sung chế phẩm Hình 4.5c Biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở nghiệm thức định kỳ 9 ngày bổ sung chế phẩm Nghiệm thức ĐC có mật số vi khuẩn Vibrio sp. cao dao động từ (0,02 x 104 – 24,09 x 104 CFU/mL) và biến động mạnh từ ngày ương thứ 3 trở đi, do không có bổ sung chế phẩm sinh học cùng với quá trình tích lũy chất thải của tôm, thức ăn thừa trong suốt quá trình ương là nguyên nhân làm giảm chất lượng nước ương(2) và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio sp. phát triển. Từ Thanh Dung và ctv., (2005) cho rằng vi khuẩn Vibrio sp. thường phát triển ở môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ. Trước khi bổ sung và sau khi bổ sung chế phẩm sinh học mật số vi khuẩn Vibrio sp. trong thí nghiệm giảm từ (- 1,42 x 104 CFU/mL – 3,09 x 104 CFU/mL) (phụ lục 1.12). Nghiệm thức 10.3N có mật số vi khuẩn Vibrio sp. giảm nhiều nhất (0,907 x 104 CFU/mL tương đương với giảm 47,55% so với trước khi bổ sung chế phẩm) ở ngày ương thứ 18, vào thời điểm này hàm lượng TAN và N-NO2- thấp, có giá trị lần lượt là (0,766 mg/L; 0,173 mg/L). Nghiệm thức 5.3N có mật số vi khuẩn tăng lên cao nhất (2) Hàm lượng TAN và N-NO2- dao động 0 - 10,122 mg/L và 0,006 - 5,912 mg/L. (- 1,3 x 104 CFU/mL tương đương với 203% ở ngày ương thứ 27), hàm lượng TAN và N-NO2- của nghiệm thức cao có giá trị lần lượt (5,657 mg/L và 4,496 mg/L), đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio sp. ở nghiệm thức này phát triển nhanh chóng. Nghiệm thức 10.3N có 12 lần thu mẫu nhưng có 11 lần thu mẫu mật số vi khuẩn giảm, từ ngày ương thứ 3 trở đi mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở các lần thu mẫu giảm từ (0,1 x 104 CFU/mL – 1,2 x 104 CFU/mL tương đương từ 2,94% - 47,55%) (phụ lục 1.12), trong khi đó các nghiệm thức khác có từ 2 lần thu mẫu có mật số vi khuẩn tăng lên ở lần thu mẫu trước khi bổ sung và sau khi bổ sung chế phẩm, trong đó nghiệm thức 1.9N chỉ có 4 đợt thu mẫu mà trong đó có 3 đợt thu mẫu có mật số vi khuẩn Vibrio sp. tăng lên và cao nhất ở ngày ương 27 (- 1,42 x 104 CFU/mL tương đương với 169%), do nghiệm thức này bổ sung chế phẩm với liều lượng thấp và thời gian bổ sung dài nên khả năng cạnh tranh của vi khuẩn có lợi trong chế phẩm với vi khuẩn Vibrio sp. rất hạn chế, bên cạnh đó hàm lượng dinh dưỡng từ thức ăn, chất thải tôm tăng cao (TAN 7,16 mg/L và N-NO2- 3,77 mg/mL), là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio sp. phát triển. Cuối chu kỳ ương mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở nghiệm thức 10.3N giảm rõ rệt từ (5,58 x 104 CFU/mL) ở ngày ương thứ 3 còn khoảng (1,2 x 104 CFU/mL) ở ngày ương thứ 33 giảm (4,38 x 104 CFU/mL tương đương với giảm 79,31%) cao hơn so với nghiệm thức 10.6N và 10.9N ở ngày ương 18 mật số vi khuẩn đạt lần lượt (2,58 x 104 CFU/mL; 2,5 x 104 CFU/mL) giảm còn (1,59 x 104 CFU/mL; 2,28 CFU/mL) giảm (0,99 x 104 CFU tương đương với 38,37% và 0,22 x 104 CFU/mL tương đương với 8,8%). Định kỳ thu mẫu ở các nghiệm thức khác nhau nhưng vào ngày ương thứ 18 định kỳ thu mẫu giữa nghiệm thức định kỳ bổ sung 3 ngày/lần; 6 ngày/lần; 9 ngày/lần trùng nhau. Bảng 4.3: Mật độ vi khuẩn Vibrio sp. (104 CFU/mL) ở ngày ương 18 Nghiệm thức Kí hiệu nghiệm thức Trước bổ sung Sau khi bổ sung I 0.3N 3,16 ± 0,57a 0 1.3N 2,03 ± 0,25b 2,24 ± 0,95a 5.3N 2,88 ± 1,58a 1,90 ± 0,47a 10.3N 1,90 ± 0,62c 1,00 ± 0,23b II 0.6N 3,70 ± 0,46a 0 1.6N 2,84 ± 0,26a 1,95 ± 0,45a 5.6N 2,22 ± 0,60a 2,20 ± 0,35a 10.6N 2,58 ± 0,63a 1,50 ± 0,57a III 0.9N 3,70 ± 0,46a 0 1.9N 3,02 ± 0,20a 2,48 ± 0,41a 5.9N 2,72 ± 0,53a 1,68 ± 1,46a 10.9N 2,5 ± 1,59a 1,43 ± 0,36a Mật số vi khuẩn Vibrio sp. trung bình trước khi bổ sung chế phẩm và sau khi bổ sung chế phẩm ở ngày ương thứ 18 dao động lần lượt từ (1,90 ± 0,62 x 104- 3,70 ± 0,46 x 104 CFU/mL; 1,00 ± 0,23 x 104 – 2,48 ± 0,41 x 104 CFU/ml) (Bảng 4.3). Trước và sau khi khi bổ sung chế phẩm sinh học mật số vi khuẩn ở nghiệm thức 10.3N có mật số thấp nhất (1,90 ± 0,62 x 104 CFU/mL và 1,32 ± 0,34 x 104CFU/mL), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm khác cũng như nghiệm thức ĐC. Nghiệm thức 10.3N, bổ sung chế phẩm sinh học 10 g/m3 định kỳ 3 ngày bổ sung/lần, có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. và ổn định hơn các nghiệm thức khác có bổ sung chế phẩm lần lượt theo định kỳ 6 ngày/lần, 9 ngày/lần. Kết quả thí nghiệm phù hợp với một số kết quả thí nghiệm trước đó như: Trần Thị Cẩm Hồng (2008), khi sử dụng chế phẩm sinh học, mật số vi khuẩn Vibrio biến động từ (0,00 x 102 – 11,5 x 102 CFU/mL) thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (0,02 x 102 – 113 x 102 CFU/mL); Châu Hốt Sen (2010), mật số vi khuẩn Vibrio giảm (0,2 x 103 CFU/mL) so với nghiệm thức ĐC (3,3 x 103 CFU/mL); Hoàng Giang (2010), ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh học vi khuẩn Vibrio thấp từ (0,00 x 102-15 x 102 CFU/mL) so với nghiệm thức ĐC (0,01 x 102- 42 x 102 CFU/mL). Mật số vi khuẩn Vibrio sp. trong thí nghiệm vượt quá qui định của Bộ Thủy sản (2000), không được lớn hơn 500 CFU/mL nhằm hạn chế khả năng gây hại của vi khuẩn nhưng Trần Thị Tuyết Hoa và ctv., (2004) cho rằng, mật số vi khuẩn Vibrio từ 105-107 CFU/mL ở một số loài mới có khả năng gây độc đối với ấu trùng tôm càng xanh. Như vậy định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học và liều lượng bổ sung có ảnh hưởng đến việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp., định kỳ bổ sung càng ngắn (3 ngày) và liều lượng càng cao (10 g/m3) sẽ có tác dụng hạn chế vi khuẩn Vibrio sp. phát triển. Tuy nhiên mật độ vi khuẩn Vibrio sp. trong thí nghiệm vẫn còn biến động lớn nguyên nhân có thể do liều lượng bổ sung chế phẩm vào bể ương còn thấp nên không đủ mật số vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn Vibrio sp. do đó chưa thể phát huy tác dụng cạnh tranh tốt đối với vi khuẩn Vibrio sp. 4.2.2 Vi khuẩn lactic Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật số vi khuẩn lactic ở các nghiệm thức biến động giảm dần theo thời gian ương, dao động từ (4,0 - 3,3 x104 CFU/mL) (Bảng 4.3). Ở nghiệm thức 10.3N mật số vi khuẩn lactic dao động từ (0,33 x 105 - 0,793 x 103 CFU/mL), cao nhất so với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức ĐC có mật số vi khuẩn lactic thấp nhất từ (2 – 4 x 102 CFU/mL). Với liều lượng bổ sung ở nghiệm thức 10.3N là 10 g/m3 và định kỳ bổ sung 3 ngày/lần nên cuối chu kỳ ương, vi khuẩn lactic duy trì với mật số cao (0,793 x 103 CFU/mL). Tuy nhiên mật số vi khuẩn lactic ở các nghiệm thức còn lại giảm dần theo thời gian ương. Hệ thống thí nghiệm không thay nước, quá trình tích lũy chất thải của tôm, thức ăn thừa trong suốt quá trình ương là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng TAN và N-NO2- (có giá trị lần lượt từ 0 - 10,122 mg/L và 0,006 - 5,912 mg/L), đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển (0,02 x104 – 2,4 x105 CFU/mL) cạnh tranh với vi khuẩn lactic. Bảng 4.4: Mật số vi khuẩn lactic sau 3 lần kiểm tra NT Kí hiệu nghiệm thức Lần đầu (CFU/mL) Giai đoạn VII (CFU/mL) Giai đoạn XI (CFU/mL) I 0.3N 4,0 x 102 0,01 ± 0,004 x 10 3 0,004 ± 0,003 x 103 1.3N 2,0 x 104 0,93 ± 0,66 x 103 0,327 ± 0,040 x 103 5.3N 2,2 x 104 0,68 ± 0,683x 103 0,767 ± 0,767 x 103 10.3N 3,3 x 104 1,18 ± 0,721 x 103 0,793 ± 0,219 x 103 II 0.6N 4,0 x 102 0,01 ± 0,004x 10 3 0,004 ± 0,003 x 103 1.6N 2,5 x 104 0,74 ± 0,743x 103 0,460 ± 0,416 x 103 5.6N 2,0 x 104 0,72 ± 0,762 x 103 0,447 ± 0,433 x 103 10.6N 2,9 x 104 1,13 ± 0,820 x 103 0,470 ± 0,404 x 103 III 0.9N 4,0 x 102 0,01 ± 0,004 x 10 3 0,004 ± 0,003 x 103 1.9N 1,4 x 104 0,18 ± 0,04 x 103 0,112 ± 0,094 x 103 5.9N 1,9 x 104 0,32 ± 0,203 x 103 0,113 ± 0,038 x 103 10.9N 2,4 x 104 0,33 ± 0,186 x 103 0,205 ± 0,131 x 103 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Hàm lượng dinh dưỡng trong bể ương kích thích nguồn vi khuẩn tự nhiên phát triển, do đó vi khuẩn lactic vẫn hiện diện ở nghiệm thức ĐC, nhưng ở mật độ thấp nên khả năng tác động cải thiện môi trường rất hạn chế. 4.3 Sự phát triển của ấu trùng 4.3.1 Sự phân đàn trong quá trình phát triển ấu trùng Chỉ số LSI thể hiện sự biến thái và mức độ đồng đều của ấu trùng tôm càng xanh trong bể ương. Sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh được quan sát thông qua chu kì lột xác và biến thái. Sự phân đàn ở nghiệm thức 10.3N diễn ra chậm hơn các nghiệm thức khác. Sau 15 ngày ương ấu trùng phân thành 2 nhóm, đến ngày thứ 18 ấu trùng phân thành 3 nhóm, đến ngày 24 ấu trùng phân thành 4 nhóm, trong đó giai đoạn XI chiếm tỉ lệ cao nhất 35,6% (Phụ lục 1.18d). Sự phân đàn ở nghiệm thức ĐC diễn ra rất sớm, sau 9 ngày ương đã phân thành 3 nhóm, đến ngày ương 18 phân thành 4 nhóm, đến ngày ương 27 phân thành 5 nhóm, trong đó giai đoạn XI chiếm 13,3%, so với kết quả của Nguyễn Việt Thắng (1995), ấu trùng phân thành 4 nhóm sau 9 ngày ương và tăng lên 5 nhóm sau 16 ngày ương thì sự phân đàn trong thí nghiệm chậm hơn và ấu trùng lột xác tương đối đồng loạt. Kết quả thí nghiệm phù hợp với kết quả của Châu Hốt Sen (2010), ở nghiệm thức ĐC không bổ sung chế phẩm sinh học EP-01, trong những lần thu mẫu tiếp theo có sự biến thái chậm hơn so với các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sinh học, đến ngày ương thứ 16, nghiệm thức ĐC có 18,3% ấu trùng giai đoạn XI, thấp hơn so với nghiệm thức bổ sung chế phẩm (26,7% ấu trùng giai đoạn XI). Hình 4.6a: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức ĐC Hình 4.6b: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 1.3N Hình 4.6c: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 5.3N Hình 4.6d: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 10.3N Hình 4.6e: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 1.6N Hình 4.6f: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 5.6N Hình 4.6g: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 10.6N Hình 4.6h: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 1.9N Hình 4.6i: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 5.9N Hình 4.6j: Giai đoạn phát triển ấu trùng ở nghiệm thức 10.9N Như vậy, sự phân đàn của ấu trùng trong thí nghiệm hoàn toàn phù hợp với nhận định của Chin and Chen (1957), ở nồng độ NH3 từ 0,09 mg/L làm giảm sinh trưởng của ấu trùng tôm càng xanh (Trích dẫn bởi Trương Quốc Phú và ctv., 2006). Hàm lượng TAN cũng như NH3 trong thí nghiệm quá cao, vượt ngưỡng cho phép (0,1 mg/L) đã gây nên hiện tượng tôm biếng ăn, lờ đờ, sinh trưởng chậm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác, chuyển giai đoạn của ấu trùng. 4.3.2 Thời gian lột xác, tốc độ biến thái ấu trùng Thời gian ấu trùng tôm càng xanh chuyển PL đầu tiên ở các nghiệm thức dao động từ 25 – 29 ngày và hoàn thành chu kỳ ương 34 ngày. Chu kỳ và liều lượng bổ sung chế phẩm không ảnh hưởng nhiều đến thời gian xuất hiện PL đầu tiên trong thí nghiệm. Ngày xuất hiện tôm bột đầu tiên ở nghiệm thức 5.3N, 10.3N, 10.6N, 10.9N là ngày thứ 25 và kế tiếp là ngày thứ 27 ở nghiệm thức 1.3N, 1.6N, 6.5N, 1.9N, 5.9N. Nghiệm thức ĐC có thời gian xuất hiện PL đầu tiên chậm nhất (sau 29 ngày ương) so với các nghiệm thức khác. Kết quả thí nghiệm tương đương với kết quả của Trịnh Đình Chiến (2002), PL xuất hiện sau 25 – 29 ngày ương, chu kỳ ương kết thúc từ 33 – 36 ngày; Nguyễn Ngọc Hiền (2001) ngày xuất hiện PL dao động từ 19 – 32 ngày và hoàn thành chu kỳ ương từ 30- 41 ngày. Bảng 4.5: Thời gian xuất hiện PL, thời gian kết thúc chu kỳ ương NT Kí hiệu nghiệm thức Ngày xuất hiện PL Ngày kết thúc ương I 0.3N 29,33 ± 1,15 34 1.3N 27,67 ± 0,58 34 5.3N 25,33 ± 1,53 34 10.3N 25,33 ± 0,58 34 II 0.6N 29,33 ± 1,15 34 1.6N 27,33 ± 0,58 34 5.6N 25,33 ± 1,53 34 10.6N 25,33 ± 0,58 34 III 0.9N 29,33 ± 1,15 34 1.9N 27,33 ± 0,58 34 5.9N 27,00 ± 0,00 34 10.9N 25,67 ± 1,20 34 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Thời gian xuất hiện tôm bột khá dài là do nhiệt độ nước của các nghiệm thức biến động lớn. Trong ngày chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều cao (± 3oC). Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng tăng cao làm chất lượng nước xấu (hàm lượng TAN từ 0 – 10,122 mg/L); N-NO2- từ 0,006 – 7,447 mg/L), ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ấu trùng. Sinh trưởng của tôm càng xanh giảm đáng kể khi hàm lượng nitrite là (1,8 và 6,2 mg/L) (Colt and Armstrong, 1979) (trích dẫn bởi Trương quốc Phú và ctv., 2006). 4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng lúc thu hoạch là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của qui trình ương. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dinh dưỡng, môi trường sống, chất lượng ấu trùng ban đầu. Dinh dưỡng đầy đủ, điều kiện môi trường sống tốt thì ấu trùng khỏe mạnh, phát triển tốt không bệnh tật, tỷ lệ sống cao. Ngược lại nếu một yếu tố nào đó bất lợi sẽ ảnh hưởng tới ấu trùng suốt thời gian ương, tỷ lệ sống thấp. Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng trong thí nghiệm dao động từ (10,29 ± 6,48% - 28,33 ± 1,99%) (Bảng 4.5). Tỷ lệ sống ở nghiệm thức 1.9N và 10.9N thấp và có giá trị lần lượt là (13,33 ± 2,69% và 10,29 ± 6,48%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức ĐC (17,34 ± 1,00%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 10.3N có tỷ lệ sống cao nhất (28,33 ± 1,99) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1.9N và 10.9N. Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức tương đối cao hơn so với một số thí nghiệm không sử dụng chế phẩm sinh học của Trần Ngọc Tuyền (2000), tỷ lệ sống từ (1,7 – 17,7%); Vũ Thùy Phương Thảo (2010), tỷ lệ sống của ấu trùng từ (14,9 – 27,26%). Bảng 4.6: Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm càng xanh NT Kí hiệu nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) I 0.3N 17,34 ± 1,00ab 1.3N 20,19 ± 8,27a 5.3N 27,97 ± 1,63a 10.3N 28,33 ± 1,99a II 0.6N 17,34 ± 1,00ab 1.6N 24,27 ± 6,35a 5.6N 21,25±11,3a 10.6N 27,86 ± 4,97a III 0.9N 17,34 ± 1,00ab 1.9N 13,33 ± 2,69b 5.9N 17,97 ±7,22a 10.9N 10,29 ± 6,48b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Nghiệm thức 10.9N có tỷ lệ sống thấp nhất (10,29 ± 6,48%) là do ấu trùng ăn lẫn nhau khi lột xác không đồng loạt, mặc dù nghiệm thức này chuyển PL sớm (sau 25 ngày). Hơn nữa, chất lượng nước ương cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm, do cho ấu trùng tôm ăn theo nhu cầu và không thể định lượng được lượng thức ăn cho vào mỗi bể, bên cạnh đó quy trình nước xanh cải tiến rất khó xác định được lượng thức ăn có dư hay không gì nước rất đục. Ngày ương 30 nghiệm thức 10.9N có hàm lượng TAN cao (8,028 mg/L) và hàm lượng NH3 (0,654 mg/L), bên cạnh đó, bể bị nhiễm Zoothanium và xảy ra hiện tượng bỏ ăn của ấu trùng giai đoạn gần cuối chu kỳ ương dẫn đến tỷ lệ sống của ấu trùng thấp. Nghiệm thức 10.3N có tỷ lệ sống cao nhất (28,33 ± 1,99%) do hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn (TAN từ 0 – 2,868 mg/L, N-NO2- từ 0,006 – 3,771 mg/L) các nghiệm thức khác và sự biến thái của ấu trùng đồng đều hơn. Kết quả của thí nghiệm phù hợp với kết quả thí nghiệm của Hoàng Giang (2010), tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức dùng men vi sinh 1 ngày/lần (74 ± 13%), thấp nhất ở nghiệm thức dùng men vi sinh 5 ngày/lần (38 ± 2%) và nghiệm thức không có sử dụng men vi sinh có tỷ lệ sống trung bình là (43 ± 4%). Như vậy, định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh. Chế phẩm sinh học được cho vào bể ương với định kỳ bổ sung càng ngắn và liều lượng càng cao sẽ có tác dụng cải thiện môi trường, làm hạn chế mật số vi khuẩn Vibrio sp. và giúp gia tăng tỷ lệ sống của ấu trùng hơn so với các nghiệm thức bổ sung chế phẩm chu kỳ dài và liều lượng thấp cũng như nghiệm thức ĐC. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng trong thí nghiệm chưa ổn định và nhìn chung còn thấp so với các thí nghiệm khác, nguyên nhân có thể do liều lượng chế phẩm bổ sung vào bể ương còn thấp do đó chưa thể phát huy tác dụng cải thiện môi trường và tỷ lệ sống tốt nhất. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh (27,2 ± 0,01oC - 30,6 ± 0,18oC và 7,98 ± 0,01 - 8,05 ± 0,00). Hàm lượng TAN gia tăng khi càng về cuối chu kỳ ương và cao nhất ở nghiệm thức ĐC (2,84 mg/L), thấp nhất ở nghiệm thức 10.3N (1,19 mg/L). Hàm lượng N-NO2- trung bình trong thí nghiệm không thích hợp cho sự phát triển ấu trùng dao động từ (0,665 – 1,499 mg/L), cao nhất ở nghiệm thức 1.6N (1,499 mg/L) và thấp nhất 10.3N (0,665 mg/L). Hàm lượng N-NO3- trung bình trong thí nghiệm dao động từ (0,4711 – 0,66 mg/L) nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển ấu trùng. Hàm lượng P-PO43- trung bình dao động từ (1,130– 2,186 mg/L), cao nhất ở nghiệm thức 10.9N (2,186 mg/L) thấp nhất ở 5.3N (1,130 mg/L). Mật số vi khuẩn Vibrio sp. trung bình dao động từ (1,36 ± 1,28 x 104 CFU/mL – 5,21 ± 4,89 x 104 CFU/mL) thấp nhất ở nghiệm thức 10.3N (1,36 ± 1,28 x104 CFU/mL), cao nhất ở nghiệm thức ĐC (5,21 ± 4,89 x 104 CFU/mL). Mật số vi khuẩn lactic dao động từ (0,267 x 104– 1,17 x 104 CFU/mL), mật số cao nhất ở nghiệm thức 10.3N (1,17 x 104 CFU/mL), thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (0,267 x 104 CFU/mL). Ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất (28,33 ± 1,99%) ở nghiệm thức 10.3N không khác biệt (p>0,05) so với nghiệm thức ĐC (17,34 ± 1,00) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so (p<0,05) với nghiệm thức 10.9N (10,29 ± 6,48%). Nghiệm thức 10.3N bổ sung chế phẩm sinh học với liều lượng 10 g/m3 và định kỳ bổ sung chế phẩm 3 ngày/lần có tác dụng cải thiện mối trường và giảm mật độ vi khuẩn Vibrio sp. hơn các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sinh học còn lại cũng như nghiệm thức ĐC. 5.2 Đề xuất Thử tiến hành bố trí thí nghiệm với liều lượng bổ sung chế phẩm cao hơn và định kỳ bổ sung ngắn hơn. Thử tăng liều lượng của chế phẩm theo chu kỳ ương Thử tiến hành bố trí thí nghiệm cùng với mô hình nước trong kín để so sánh hiệu quả của từng mô hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amal S. S., Habashy M. M., Khadiga M. S., 2009. Growth Respones of Freshwater Prawn, Macrobrachium rosenbergii (De Man), to Diets Having Different Levels of Biogen®. World applied sciences Journal 6 (4):550-556, 2009. ISSN1818-4952. 2. Aquacop, 1977. Macrobrachium rosenbergii culture in Polynesia:Progess in developing a mass intensive larval rearing technique in clear water. Proceeding of the eighth Annual Meeting World Mariculture Society:311-326. 3. Chaetoceros muelleri.Balcazar J. L., 2003. Evaluation of probiotic bacterial strains in Litopenaeus vannamei. Final Report, National Center for Marine and aquaculture Research, Guayaquil, Ecuador. 4. Balcazar J. L., 2006. Review the role of probiotics in aquaculture. Veterinary Microbiology 114 (2006), Pages: 173 – 186. Laboratory of Fish Pathology, University of Zaragoza, Spain and Environmental Science and Occupational Safety lab, Massachusetts Bay Community College, Wellesley, Ma, USA. 5. Boy, 1998. Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Người dịch Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út. 6. Boyd, C. E. and S. Zimmermann., 2000. Grow – out systems – water quality and soil management. In M. B. New and W. C. Valenti. Freshwater prawn culture: The farming of Macrobrachium rosenbergii. Oxford, England, Blackwell science. pp 221 – 238. 7. Cheah S. H. and Ang K. J., 1979. Preliminary Trials on juvenile Macrobrachium rosenbergii Production under modified Static “Green water” Conditions. Pertanika, 2(1), Pages 69 – 71 (1979). 8. Correia E. S., Suwannatous S., New M. B., 2000. Flow- through Hatchery Systems and Management. Freshwater Prawn Culture the farming of Macrobrachium rosenbergii. 9. Dalmin G., Kathiresan K., Purushothaman A., 2001. Effect of probiotics on bacterial population and health status of shrimp in culture pond ecosystem. Indian J. Exp. Biol. 39, Pages 939 – 942. 10. Dang Thi Hoang Oanh, Tran Thi Tuyet Hoa and Nguyen Thanh Phương, 2000. The effect of Probiotics on Culture Conditions of Freshwater Prawn (Macrobrachium rosenbergii) Larvae. Institute for Marine Aquaculture, College of Agriculture, Can Tho University, Can Tho, Viet Nam. 11. Deesenthum S., Leelavatcharamas V., Brookes J. D., 2007. Effect of feeding Bacillus sp. As probiotic bacteria on growth of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii de man). Graduate School, khon Kaen University Kaen, Thailand 40002. 12. Dinh The Nhan, 2009. Optimization of hatchery protocols for Macrobrachium rosenbergii culture in VietNam. PhD thesis, Ghent University, Belgium, pp. 265. 13. Fukami K., Nishijima T., Ishida Y., 1997. Stimulative and imhibitory effects of bacteria on the growth of microalagae. Hydrobiologia 358:185-191. 14. Gatesoupe F. J., 1997. Sirderophore production and probiotics effect of vibrio sp. associated with turbot larvae, Scoophthalmus maximus. Aquat. Liv. Res. 10: Pages 239 – 246. 15. Gomez-Gil B., Rogue A., Velasco-Blanco G., 2002. Culture of Vibrio alginolyticus c7b a potential probiotics bacterium with the microalga Chaetoceros muelleri. Aquaculture 211, Pages 43- 48. 16. Irianto A., Austin B., 2002a. Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Probiotics in aquaculture. Journal of Fish Diseases 25, Pages 633–642. 17. Kaspar, H. Lategan, , M. Josie Lategan M. J. and Gibson, Lewis Gibson , L., 2007. Probiotics in aquaculture: The need, principles and mechanismscủa quá trình sàng hành động of action and screening processes Aditya Kesarcodi-WatsonAditya Kesarcodi-Watson. Aquaculture 274, Pages: 1 – 14. 18. Keysami1 M.A. Saad2 C.R. Sijam3 K. Daud4 H.M. Alimon5 A.R., 2007. Effect of Bacillus subtilis on growth development and survival of larvae Macrobrachium rosenbergii (De Man). Aquaculture Nutrition, Volume 13, Issue 2: Pages 131–136. 19. Maeda M. 1999. Microbial Processes in Aquaculture. National Research Institute of Aquaculture. Nansei, Mie 516- 0193, Japan. 20. Moriarty, DJW. Decamp, O. and Lavens, P., 2005. Shrimp culture management. Aquaculture AsiaPacific Magazine. 21. Mujeeb Rahiman K. M., Jesmi Y., Thomas A. P. and Mohamed Hatha A. A., (2010). Probiotic effect of Bacillus NL110 and Vibrio NE17 on the survival, growth performance and immune response of Macrobrachium rosenbergii (De Man). Aquaculture Research, Volume 41, Issue 9: Pages 120–134. 22. Nair S., Tsukamoto K., Shimidu U., 1985. Distribution of bacteriolytic bacteria in the coastal marine environments of Japan. Bull. Soc. Fish. 51:1469-1473. 23. New, M.B. and S. Singholka, 1985 Freshwater prawn farming. A manual for the culture of Macrobrachium rosenbergii. Fao Fish. Tech. 24. New, M.B. and W.C Valenti, 2000. Freshwater prawn culture: the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. 25. Nguyen Thanh Phuong, Tran Ngoc Hai, Tran Thi Thanh Hien, Tran Van Bui, Dinh Thi Thu Huong, Vo Ngoc Son, Morooka Y, Fukuda Y, Wilder MN, (2006). Current status of freshwater prawn culture in Vietnam and the development and trans fer of seed production technology. Fisheries Science: 72:Pages 1 – 12. 26. Nguyen Viet Thang, 1993. Some biological characteristics and application of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii De Man 1879) seed production in the Southem delta, Vietnam. Ph. thesis. Nha Trang Fisheries University Viet Nam. 27. Nogomi K., Maeda M., 1992. Bacteria as biocontrol agents for rearing larvae of the Crab Portunus trituber culatus. Canadian Joumal of fisheries and aquatic sciences. (4)9: 2373-2376. 28. Ohnmar Aung Aung Kyi; San San Yu, 2008. Assessment of beneficial bacteria (probiotic) as biological control in giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) hatchery system. GMSARN IC 2008: Biotechnology. 29. Rani A. M. B., Reddy A. K., and Sahu N. P., 2006. Growth Enhancement and Survival of Macrobrachium rosenbergii Larvae Fed Artemia nauplii Enriched with Cod Liver oil and/or Lactobacillus. The Israeli Joumal of Aquaculture – Bamidgeh 58(3), 2006, Pages: 183 – 190. 30. Rico-Mora R., Voltolina D. and Villaescusa-Celaya J. A., 1998. Biologycal control of Vibrio alginolyticus in skeletonema costatum (Bacillariophyceae) cultures, Aquaculture. Eng.19:1-6. 31. Suwanatous S., 1996. Commercial larviculture of Macrobrachium rosenbergii in Thailand. In Abstracts of World Aquaculture 1996, Bangkok. Worla Aquaculture Society, Baton Rouge. 32. Venkat H. K., Sahu N. P., và Jain K. K., (2004). Effect of feeding Lactobacillus-based probiotics on the gut microflora, growth and survival of postlarvae of Macrobrachium rosenbergii (De Man). Aquaculture Research, Volume 35 Issue 5: Pages 501–507. 33. Verschuere L., Rombaut G., Sorgeloos P., Verstraete W., 2000a. Probiotic bacteria as biological control agents in aquaculture. Microbiology and Molecula Biology Review 64: Pages 655 – 671. 34. Xiao-ying H., Xue-ping Y. Wei-da S. 2008. Effects of the Biological Preparation on the Shrimp (Macrobrachium rosenbergii) Ponds Water Quality. Zhejiang Institute of Freshwater Fisheries, Huzhou 313001, China. 35. Zhou Q., Li K., Jun S., and Bo L., 2009. Roles and functions of beneficial microoganisms in sustainable aquaculture. Bioresouce Technology, 100, 3780-3786. 36. Bộ thủy sản, 2000. Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hóa chất, và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản (ban hành kèm theo quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 3/6/2002. 37. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội, 112tr. 38. Châu Hốt Sen, 2010. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô. 39. Cù Văn Thành, 2009. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) qui trình nước trong. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ 40. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005. Giáo trình Vi Sinh Đại Cương. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 41. Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Chính, Phạm Thị Nhàn, Phạm Thược và các cộng sự, 2003. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam. Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ. 42. Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm, Trần Văn Hận, 2006. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất tại tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học 2006: 134 – 143. Khoa thủy sản - Trường đại học Cần Thơ. 43. Hoàng Giang, 2010. Sử dụng chế phẩm sinh học Biobacter for shrimp trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Sinh Học ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô. 44. Lê Xuân Sinh, 2008. Mô hình kinh tế sinh học để cải thiện hiệu quả kinh tế kỹ thuật của trại sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học 2008, quyển 2:143 – 156. Khoa thủy sản – Trường đại học Cần Thơ. 45. Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999. Thực nghiệm ương tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) theo mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp – Viện Hải Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 46. Nguyễn Ngọc Hiền, 2001. Sử dụng Artemia sinh khối làm thức ăn ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 47. Nguyễn Ngọc Thọ, 2000. Thực nghiệm sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo quy trình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp – Viện Hải Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 48. Nguyễn Thành Phương và Trần Văn Bùi, 2006. Ảnh hưởng của nguồn tôm mẹ lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí khoa học 2006: 124 – 133. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 49. Nguyễn Thanh Phương, 2007. Nghiên cứu nâng cao năng suất ương ấu trùng tôm càng xanh áp dụng mô hình nước xanh cải tiến. Báo cáo khoa học. Sở Khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ, 70 trang. 50. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N.Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 51. Nguyễn Thành Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Lê Bảo Ngọc, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, Triệu Thị Tươi, Trang Thị Kim Liên, 2000. Nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Viện Khoa Học Thủy Sản – Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ. 52. Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 53. Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 54. Phan Hoàng Đông, 2006. Đánh giá biến động môi trường trong bể ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có sử dụng chế phẩm sinh học. Tiểu luận tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản – Đại Học Cần Thơ. 55. Tăng Thị Chính và Nguyễn Đình Kim, 2006. Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm cao sản. Báo cáo viện Công Nghệ Môi Trường. Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. 56. Trần Ngọc Tuyền, 2000. Ảnh hưởng của mật độ tảo trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp – Viện Hải Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.. 57. Trần Thị Cẩm Hồng, 2008. Khảo sát hiệu quả của sử dụng men vi sinh trong thực tế sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 58. Trần Thị Thanh Hiền, 2008. Ảnh hưởng của bổ sung vitamin C vào thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí khoa hoc 2008 (1): 119 – 126. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 59. Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Hoàng Oanh, và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Thành phần loài và khả năng gây bệnh của nhóm vi khuẩn Vibrio phân lập từ hệ thống ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii DeMan, 1879). Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. Trang 153-165 60. Trịnh Đình Chiến, 2002. Thử nghiệm một số loại thức ăn chế biến để ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 61. Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản – Đại Học Cần Thơ. 62. Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình bệnh học thủy sản. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 63. Vũ Thùy Phương Thảo, 2010. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh heo quy trình nước xanh cải tiến. Luận văn đại học. Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô.một b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011.doc
Luận văn liên quan