Thực trang và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến 2015

Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giúp đỡ địa phương trong việc hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học trong trồng trọt, xây dựng và chuyển giao các công nghệ; sản xuất rau quả sạch, bảo quản sau thu hoạch; chế biến nông sản. giúp nâng cao sản lượng và chất lượng hàng cho xuất khẩu, trước hết ưu tiên cho trồng, bảo quản và chế biến thanh long

doc46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trang và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KHCN. Chính phủ tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KHCN, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Có các chính sách khuyến khích nhập khẩu và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến trên thế giới; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nước gắn với thực tiễn, áp dụng hợp lý vào sản xuất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản xuất rau quả. Đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức KHCN liên kết với nhau trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tiếp tục đầu tư cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu rau, hoa, quả để có đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác... Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả như nuôi cấy mô tế bào, kỹ thuật trồng các loại rau cao cấp...; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt… Tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào các khâu bảo quản, bao bì vận chuyển cho rau, quả, hoa tươi nhằm giảm mức hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến quy mô nhỏ cho nông dân ở các vùng trồng rau quả rải rác không có điều kiện áp dụng công nghệ trên quy mô lớn. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đảm bảo 100% số huyện có trạm khuyến nông, mỗi xã có một cán bộ khuyến nông, mỗi thôn làng có một cộng tác viên khuyến nông. Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao, cần kết hợp giữa hướng dẫn kỹ thuật canh tác với việc nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin về biến động giá cả thị trường, hướng dẫn bà con nông dân tổ chức sản xuất định hướng thị trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân... Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan đào tạo, nghiên cứu khoa học... chủ động tham gia vào công tác chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác cho nông dân. - Để thực hiện tốt công tác VSATTP, quản lý việc sử dụng thuốc BVTV và thuốc bảo quản nông sản, rau quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, thiết lập được hệ thống giám sát chặt chẽ về VSATTP từ Trung ương đến địa phương. Huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng, xã hội hoá các hoạt động bảo đảm VSATTP. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý VSATTP phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy năng lực của các Phòng kiểm nghiệm trong việc phân tích, đánh giá, thông báo nguy cơ vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV; tăng cường hệ thống quản lý sản xuất và tiêu thụ rau, hoa, quả tươi theo đúng tiêu chuẩn VSATTP, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất và bảo quản rau, hoa, quả tươi; tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ giám sát việc thực hiện VSATTP; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, nâng cao trình độ nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng thuốc BVTV, chất bảo quản...; phát triển các vùng sản xuất rau, quả an toàn, đảm bảo chất lượng VSATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Nghiên cứu phát triển các loại giống mới chất lượng cao và tăng cường công tác quản lý giống: Cần có các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giống để phát triển sản xuất giống theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống từ Trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống và hệ thống quản lý Nhà nước về công tác giống ở tất cả các cấp; hoàn thiện khung pháp lý về quản lý giống phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng chọn tạo giống, tạo ra nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, giống trái vụ, rải vụ, phục tráng giống đặc sản địa phương... để đưa vào sản xuất. Các địa phương lựa chọn những loại cây chủ lực có thế mạnh và tiềm năng phát triển để được đầu tư trong Chương trình Giống; xây dựng một số mô hình sản xuất giống quy mô công nghiệp phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng địa phương. Tiếp tục đầu tư cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu rau, hoa, quả để có đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống; đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao các loại giống tốt, sạch bệnh đã qua khảo nghiệm vào sản xuất đại trà. Gắn kết chương trình giống quốc gia với chương trình khuyến nông để chuyển giao nhanh các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, thâm canh mới vào vùng sản xuất nguyên liệu. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật Tăng cường hợp tác, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học trong lĩnh vực rau quả với các nước thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học quốc tế... Ngoài chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đề nghị Nhà nước xem xét có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả để tăng cường nhập khẩu công nghệ tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp phản ánh các đề tài của các cơ quan nghiên cứu không thiết thực phục vụ cho doanh nghiệp; Vì vậy ngoài các ưu đãi đã có Nhà nước cần phải đưa ra các hỗ trợ tài chính mạnh hơn nữa nhằm giúp các doanh nghiệp đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để họ tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất kinh doanh; chẳng hạn như: có chính sách để các doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học (không chỉ các doanh nghiệp Nhà nước mà cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, kể cả tư nhân); tăng mức hỗ trợ từ không quá 30% như hiện nay lên tới 50-70%. Khuyến khích mọi tổ chức cá nhân, kể cả nước ngoài tham gia nghiên cứu lai tạo và sản xuất giống tốt cung ứng cho sản xuất rau, hoa, quả. Nhập nội nguồn gen và những giống mới cần thiết để tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Về khuyến nông, tích cực tham gia các hoạt động về khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế; trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông với các tổ chức, cá nhân trên thế giới. - Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm: hợp tác với ủy ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm (Codex) thế giới và khu vực trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm; thực hiện Hiệp định về áp dụng các biện pháp VSATTP và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới nhằm hạn chế việc vi phạm các quy định về VSATTP. Kêu gọi nguồn đầu tư từ các Dự án quốc tế cho việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các phòng Kiểm nghiệm VSATTP, Kiểm định thuốc BVTV và đào tạo cán bộ quản lý, kiểm nghiệm trong lĩnh vực này. Nhanh chóng xúc tiến việc ký kết Hiệp định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRA) về tiêu chuẩn VSATTP với các nước, đặc biệt với Mỹ, EU, Nhật... 4.1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất, bảo quản và chế biến rau, quả xuất khẩu - Phát huy mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt chú trọng khu vực nông thôn; thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư cho những ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển, trong đó có ngành hàng rau quả. Tăng thêm nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương và địa phương đồng thời huy động sức dân để đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất rau quả như: xây dựng hệ thống điện lưới, thuỷ lợi, đường sá, nhà xưởng và thiết bị sản xuất - bảo quản - chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở kỹ thuật nông nghiệp (trung tâm sản xuất giống, trung tâm kiểm định thuốc BVTV) và phòng chống ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo phát triển sản xuất nông sản hàng hoá bền vững, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước kể cả về kỹ thuật và vốn đầu tư cho người nông dân đồng thời có các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vì khó khăn và rủi ro trong lĩnh vực này khá lớn. Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cả người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thu hút mạnh hơn nữa đầu tư của nước ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và tiêu thụ rau quả. - Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, thực hiện chương trình cải cách chế độ thuế đi đôi với chấn chỉnh tổ chức và cải tiến phương thức thu thuế, đổi mới cơ chế tín dụng, quy chế và thủ tục cho vay. Khắc phục tình trạng phân tán của các kênh tín dụng và quá nhiều đầu mối cho vay ưu đãi với các mức lãi suất khác nhau đang tồn tại. Tạo điều kiện không chỉ cho các doanh nghiệp Nhà nước mà cả các doanh nghiệp tư nhân, HTX và hộ nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; cần có chính sách hấp dẫn và ưu đãi hơn, đặc biệt là huy động nguồn vốn trung và dài hạn; góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh rau quả. Sản xuất, kinh doanh rau quả có rất nhiều khó khăn, đặc biệt chịu ảnh hưởng rất nhiều vào biến động thời tiết, sản xuất manh mún, lợi nhuận thấp. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng này, trước mắt đề nghị Nhà nước xem xét: đưa các dự án sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả vào danh mục các dự án được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước với lãi suất đặc biệt ưu đãi 3%/năm, thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm, thời gian ân hạn từ 3 – 5 năm; giãn thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm đối với các dự án đã đầu tư; cho khoanh nợ đối với các dự án đặc biệt khó khăn. - Chính sách thuế: Để khuyến khích phát triển cây ăn quả trong các vùng quy hoạch Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi về thuế cho các các hoạt động sản xuất và kinh doanh trái cây như sau: + Miễn thuế VAT cho các HTX và cơ sở kinh doanh trái cây (hiện nay mức thuế này là 5% và chỉ các hộ kinh doanh cá thể thì được miễn); + Miễn thuế nông nghiệp cho các hộ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả trong thời gian trồng mới, kiến thiết cơ bản và 3 năm đầu cho thu hoạch; + Giảm thuế xuất khẩu trái cây cho các doanh nghiệp (xuống 30-50%). - Chính sách tín dụng: Các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất, chế biến-bảo quản và tiêu thụ trái cây ở vùng sâu, vùng xa chưa được hưởng các hỗ trợ tài chính như thông tư của Bộ Tài chính; Lãi suất cho vay đầu tư quá cao (5,4 – 9,0%/năm) thời gian trả nợ quá ngắn (3-5 năm). Cần phải sửa đổi các chính sách tín dụng hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi; tăng thời gian trả nợ (lên tới 12-15 năm) và giảm mức lãi suất vay (xuống 3%/năm). - Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: theo luật Khuyến khích đầu tư, Nhà nước cam kết sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp (có thể hiểu là cơ sở chế biến bảo quản rau quả), nhưng thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đến khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp; Kiến nghị: + Cụ thể hoá Khoản 2, Điều 8, Chương 2 (về Đảm bảo hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và khu chế xuất) bằng các văn bản dưới luật, có thể dưới dạng Nghị định hoặc Quyết định cho từng khu công nghiệp cụ thể của Chính phủ. Hạ tầng cơ sở chủ yếu bao gồm: đường giao thông, điện, nước và hệ thống thoát nước. + Xây dựng chính sách (chủ yếu về tài chính) để huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành kinh tế tham gia xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, ví dụ như: được giao đất không thu tiền sử dụng đất; được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư dự án; được miễn giảm thuế tài nguyên theo quy định tại Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 của Chính phủ… 4.1.3. Xây dựng thí điểm các mô hình Trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả Các địa phương rà soát lại quy hoạch diện tích trồng rau, hoa, quả trên địa bàn, phát triển sản xuất hợp lý trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu phát triển của từng địa phương, trước mắt xây dựng các mô hình thí điểm giải quyết đồng loạt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; áp dụng khoa học kỹ thuật canh tác và bảo quản tiên tiến, chú trọng phát triển mô hình sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch; tạo sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với số lượng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ những mô hình thí điểm thành công, sẽ phát triển thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, quả phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng như: Miền Bắc (phát triển sản xuất rau, hoa, quả tại một số tỉnh ĐBSH và Trung du, Miền núi phía Bắc...); Miền Trung (phát triển sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt, thanh long tại Bình Thuận...); Nam Bộ (phát triển sản xuất trái cây như xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi... tại các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL). Để có được nguồn hàng rau, hoa, quả với khối lượng lớn, giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, bên cạnh việc phát triển sản xuất, các cấp các ngành cần quy hoạch lại cơ sở hạ tầng thương mại (kho tàng, cảng biển, bến bãi vận chuyển, trung tâm giao dịch, chợ...), nâng cấp và xây dựng mới các chợ đầu mối rau, hoa, quả, nông sản tại các khu vực trọng tâm của các vùng, các khu đô thị... và thành lập các Trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tươi tại những địa bàn thích hợp. Các chợ đầu mối và Trung tâm này sẽ là nơi giao dịch ký kết các hợp đồng mua bán và tập kết rau, hoa, quả tươi của các vùng lân cận để thực hiện các hợp đồng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; do đó, cần phải chọn các địa điểm thuận lợi về đường giao thông giao lưu giữa các vùng, gần các vùng sản xuất rau, hoa, quả chuyên canh lớn và các cửa khẩu biên giới, cảng biển... và có tiềm năng phát triển về lâu dài. Trước mắt, có thể xem xét lựa chọn một số địa điểm để thành lập các Trung tâm như: + Tại cửa khẩu biên giới phía Bắc, thành lập Trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tại Lào Cai để tập kết, bảo quản và ký kết các hợp đồng xuất khẩu rau, hoa, quả sang thị trường Trung Quốc, nhằm giảm thiểu tình trạng hư hại sản phẩm hàng hoá và tránh nguy cơ bị ép cấp, ép giá. + Tại miền Trung thành lập Trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tươi tại Đà Lạt với chức năng tập kết, bảo quản các loại rau, hoa, quả từ các địa phương phía Nam dành để xuất khẩu. + Tại Nam Bộ, chọn một chợ đầu mối lớn kinh doanh mặt hàng trái cây tại thành phố Hồ Chí Minh để làm nơi thu gom, bảo quản, trung chuyển hàng hoá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Để tạo thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất - tiêu thụ rau, hoa, quả và các trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tươi, đề nghị Nhà nước xem xét áp dụng các chính sách khuyến khích như: Cấp đất với thời hạn sử dụng lâu dài; Hỗ trợ một phần cho việc phát triển cơ sở hạ tầng (mạng lưới điện, nước, đường giao thông...) và việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu (như nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, nhà lạnh, kho tàng, khu đóng gói hàng hoá...) cho các doanh nghiệp xây dựng mô hình thí điểm và trung tâm trung chuyển, giao dịch hàng hoá; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được phép vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị sản xuất, bảo quản, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp...; Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực với kỹ năng cao, đảm bảo sản xuất, bảo quản hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao nghiệp vụ giám sát đảm bảo VSATTP từ khâu trồng trọt, bảo quản đến tiêu thụ; Hỗ trợ các hoạt động quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu... 4.1.4 Chính sách liên kết trong sản xuất theo mô hình - Mô hình liên kết Hiệp hội: Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh rau, hoa, quả đồng thời phối hợp, thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối tác trong bối cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại, các Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp và làm chức năng cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực rau, hoa. quả mới có Hiệp hội trái cây Việt Nam hoạt động, đã và đang góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ trái cây trên các vùng, miền. Trong thời gian tới, ngoài Hiệp hội Trái cây, cần xem xét thành lập các Hiệp hội chuyên về từng loại cây trồng, hoặc có thể thành lập các Hiệp hội chuyên về từng loại rau, hoa, quả đặc sản. Giữa các Hiệp hội này cần xây dựng quy chế liên kết, phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ rau, hoa, quả, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính như: Xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất; Nhận định tình hình sản xuất, giá cả thị trường, đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên; Cung cấp thông tin về thị trường giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP của các nước... cho các thành viên thông qua các tạp chí định kỳ, website của Hiệp hội; Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức cho các thành viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội chợ triển lãm, tham quan, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; Bảo vệ quyền lợi hội viên; Phản ánh nguyện vọng của các thành viên đến các cơ quan Nhà nước, đề xuất với Chính phủ phương hướng phát triển, cơ chế quản lý ngành hàng, các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá... Để tạo điều kiện cho hoạt động của các Hiệp hội, cần có văn bản pháp quy của Nhà nước quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành liên quan với các Hiệp hội, giữa các Hiệp hội với nhau và giữa các thành viên trong Hiệp hội. Tăng cường năng lực cho các Hiệp hội ngành hàng để làm vai trò thống nhất hành động giữa các thành viên trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại... - Mô hình liên kết Hợp tác: Trong bối cảnh sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường gay gắt, việc liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện cho các hợp tác xã nâng cao năng lực, sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch; tiết kiệm được mức chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm; tạo khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định giá cả ngay từ đầu vụ thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế chính thức... Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh nông sản nói chung, rau quả nói riêng, cần chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ HTX, tổ chức liên kết tạo nên các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa bàn. Liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã để giải quyết các vấn đề: cung ứng vật tư nông nghiệp; tổ chức các hoạt động khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ vào sản xuất; dịch vụ tín dụng nội bộ; góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn hàng lớn cho thị trường... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hoá và dịch vụ xuất, nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, sức mua của khu vực nông thôn ngày càng tăng, các HTX sẽ là đầu mối quan trọng liên kết nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, tiêu thụ. Do đó, các hợp tác xã cần chủ động tiếp cận các đối tác thương mại và đầu tư theo hướng vừa liên kết, vừa cạnh tranh. Chú trọng đẩy mạnh việc liên kết không chỉ giữa các hợp tác xã với nhau mà còn giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cả về vốn, tổ chức và sản xuất, kinh doanh, thị trường; từng bước phát triển các liên hiệp hợp tác xã với quy mô và hình thức đa dạng như liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản giống cây trồng; liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm... Để việc liên kết đạt hiệu quả, trước hết cần có sự thay đổi tư duy của cán bộ quản lý của mỗi HTX và tác động của các ngành, các cấp và các chính sách cụ thể của Nhà nước. Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền về Luật HTX và các văn bản hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Bên cạnh đó, cần có những chính sách và giải pháp tổng hợp về quản lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, tài chính, thị trường... để khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các hình thức liên kết hợp tác. Nhanh chóng thành lập Quĩ hỗ trợ phát triển HTX nhằm hỗ trợ các HTX đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy hình thành các mô hình liên kết HTX... Thông qua Quỹ, chính sách hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước đối với HTX sẽ tập trung hỗ trợ cho các hoạt động như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, dạy nghề cho người lao động, đổi mới phát triển sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật; phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX, liên hiệp HTX mới, các mô hình điển hình tiên tiến. - Mô hình liên kết vệ tinh với vai trò lãnh đạo là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu: Để phát triển sản xuất rau quả hàng hoá quy mô lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, định hướng thị trường, cần đẩy mạnh sản xuất - tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại hoặc đại diện hộ nông dân), trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai ký kết hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo quản, sơ chế, chế biến hàng hoá, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Dựa trên điều kiện sinh thái của từng vùng, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác định để phát triển các loại rau, hoa, quả có tiềm năng, đem lại giá trị cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV...), hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại rau quả hàng hoá; Bán vật tư nông nghiệp và mua lại sản phẩm rau quả; Trực tiếp tiêu thụ rau quả hàng hóa. Doanh nghiệp và nông dân cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt về chất lượng và giá cả của thị trường rau, quả trong khu vực và thế giới. Về phía doanh nghiệp, cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể đối với người sản xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; nâng cao tính chủ động để hoạt động quản lý, điều hành sản xuất có hiệu quả; có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý thức trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Về phía các hộ nông dân, được sử dụng đất đai của mình để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất; được hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản và bao tiêu sản phẩm ổn định lâu dài từ phía doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng, người nông dân ngay từ đầu vụ sản xuất xác định rõ lượng vật tư nông nghiệp cần đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, các khoản bảo hiểm giá nông sản... để yên tâm sản xuất. Xác định được trách nhiệm làm vệ tinh của mình, người nông dân chủ động và mạnh dạn hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư phát triển sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, gom đủ nguồn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng với doanh nghiệp. Để phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nông dân, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện cho cả hai phía đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho doanh nghiệp. UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất rau quả tập trung; chỉ đạo thực hiện việc đồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết; tạo thuận lợi để nông dân thực hiện quyền hợp pháp về sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu rau quả; ưu tiên cho các doanh nghiệp được thuê đất để xây dựng kho tàng bảo quản, bến bãi vận chuyển hàng hoá...; tạo điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ rau quả hàng hoá. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần việc đầu tư xây dựng CSHT sản xuất và thương mại (đường giao thông, thuỷ lợi, điện, kho tàng bảo quản, chợ, hệ thống thông tin thị trường, kiểm định chất lượng...) đối với các vùng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở bảo quản chế biến, tiêu thụ rau quả có hợp đồng tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hoá tập trung nằm trong hợp đồng. Về tài chính, tín dụng, tạo điều kiện cho người sản xuất ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được vay vốn từ các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển sản xuất; Cải tiến thủ tục vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để các doanh nghiệp thuộc diện vay vốn được thuận lợi, đồng thời tăng mức vốn vay đầu tư ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tiêu thụ nông sản hàng hoá. Nghiên cứu xây dựng chế độ bảo hiểm, bảo lãnh hợp đồng, ban hành văn bản qui phạm pháp luật về chế tài xử lý tranh chấp đối với các hợp đồng thu mua nông sản thực hiện theo Quyết định 80 của Chính phủ. Các địa phương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ được nội dung, mục đích của chính sách liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá với các doanh nghiệp, tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết. Tăng cường vai trò của các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ đại diện cho nông dân làm chức năng cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng. Vận động nông dân tự giác tham gia tổ liên kết sản xuất, HTX; chú trọng xây dựng các HTX, tổ hợp tác thành vệ tinh của doanh nghiệp trong việc thu mua và tiêu thụ nông sản tại các địa bàn. Đồng thời, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ với nông dân trong việc: nâng cao sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh, công tác kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng nông sản và đăng ký kinh doanh nông sản, tìm kiếm và mở rộng thị trường. - Mô hình liên doanh với doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: Tiến trình hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam hướng mạnh ra xuất khẩu đồng thời đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Cơ chế chính sách ngày càng đổi mới theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tăng thêm đầu tư vào ngành nông nghiệp. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng mở ra những cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, đa dạng và bền vững; áp dụng khoa học kỹ thuật làm ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cải thiện đời sống của người nông dân, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực kể cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản hàng hoá... Đối với ngành rau quả, để phát triển các loại cây trồng có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu, có thể sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả theo hướng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, chú trọng đầu tư vào sản xuất rau quả trên các vùng đất hoang hoá chưa sử dụng; sản xuất, nhân và lai tạo giống rau quả có hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất; đầu tư bảo quản rau quả sau thu hoạch; dịch vụ kỹ thuật canh tác và bảo vệ cây trồng; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất... là các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư. Các mô hình sản xuất có thể với các hình thức: huy động 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đầu tư theo hướng trên, cần phải tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển rau, hoa, quả của từng địa phương và xác định rõ mục tiêu phát triển. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp xây dựng Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng phương án huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để làm cơ sở đề xuất chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp nói chung, lĩnh vực rau quả nói riêng, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ... Ngày 29/11/2005, Chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư, không phân biệt đối xử đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, là một bước cải cách trong chính sách thu hút đầu tư vừa phù hợp với các cam kết quốc tế vừa đảm bảo duy trì môc tiêu phát trión kinh tõ x• héi của Việt Nam. Ngày 22/9/2006, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Các văn bản này là cơ sở giúp các cấp, các ngành thực hiện tốt việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng, đất đai và tài nguyên theo pháp luật, tiếp cận quỹ đất, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tín dụng ngân hàng; được quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị liên quan đến hoạt động đầu tư;... được lựa chọn hình thức và quy mô đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư, quyết định hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình. Các địa phương cần chủ động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để tạo địa bàn tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành rau quả Viẹt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tích cực dùng nguyên liệu hoặc máy móc thiết bị, sản phẩm phụ trợ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất . Việc cho ra đời Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây an toàn khu vực sông Tiền (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An và TPHCM là để liên kết giữa sản xuất và kinh doanh trái cây được xác nhận theo quy trình GAP thống nhất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Thế mạnh của 6 tỉnh, thành này là có diện tích vườn cây ăn trái chiếm 2/3 tổng diện tích cây ăn trái của cả vùng ĐBSCL, đất đai mầu mỡ, giao thông thuận tiện, có trung tâm thương mại trái cây lớn, có Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và nhiều giống cây ăn trái đặc sản có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, xuất khẩu và chế biến. Liên kết GAP sông Tiền ra đời còn nhanh chóng tạo được mối liên kết giữa "4 nhà", thực hiện đầy đủ các chức năng để cùng nhau xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất trái cây chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo tiêu chuẩn EU (EUREGAP). Kiến nghị của Bộ Thương mại về một số tỉnh về phát triển sản xuất rau quả Tỉnh Kiến nghị Cao Bằng - Đề nghị BTM hỗ trợ địa phương trong việc xây dựng thương hiệu tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho một số loại quả đặc sản của Cao bằng như Hạt dẻ Trùng khánh, Mác mật Sơn La - Tỉnh cần có quy hoạch đất về vùng trồng và phát triển rau, hoa và quả chất lượng cao đáp ứng xuất khẩu - Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách liên quan đến vốn, công tác khuyên nông, thuế cho sản phẩm rau, hoa, quả - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng thiết bị máy móc, công nghệ chế biến - Nghiên cứu phổ biến quy trình gieo trồng, chăm sóc và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo đảm rau, hoa và quả được sản xuất theo yêu cầu rau, hoa và quả sạch. - Về chính sách thuế: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn, miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định theo dự án. - Cần xây dựng các trung tâm kiểm tra chất lượng rau, quả, hoa ở các vùng sản xuất tập trung chuyên canh xuất khẩu. Các trung tâm này thực hiện chức năng phổ biến, hướng dẫn người sản xuất,kinh doanh về các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Điện Biên - Đề nghị UBND tỉnh, BTM xây dựng hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 va có quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất trọng điểm, đi liền với các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bao tiêu sản phẩm để hình thành các vùng sản xuất tập trung . - Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang, mở rộng diện tích cây trồng, - Tăng cường công tác khuyến nông, đầu tư mô hình thí điểm thử nghiệm và đưa những giống cây mới có năng suất đặc biệt đối với cây trồng mới có năng xuất cao có thể trồng trên đất 1 vụ và 2 vụ. - Đầu tư xây dựng các trung tâm con giống có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai vào sản xuất. - Đề nghị lập dự án đầu tư xây dựng các quy trình công nghệ chế biến, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch Lào Cao  - Lập quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn và hoa cao cấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020, đảm bảo cho người dân ổn định sản xuất. -Trọng tâm quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập chung nhằm tạo ra vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa với trình độ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. - Đề xuất vùng trọng tâm quy hoạch gồm 5 huyện SâP, huyện Bắc Hà, thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên. - Chú trọng đẩy mạnh du nhập, học tập, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật trong sản xuất như tạo nguồn giống, trồng trong nhà kính, nhà lưới, các biện pháp kỹ thuật tác động đến quá trình sinh trưởng của rau, hoa nhằm tạo ra sản phẩm theo yêu cầu chất lượng và thời gian thu hoạch, - Chú trọng cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng rau, hoa như đường giao thông, điện thuỷ lợi. - Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất rau, hoa cao cấp phục vu cho xuất khẩu, -Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau, hoa. - Hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, và vay vốn tín dụng từ các nguồn xóa đói giảm nghèo, ưu đãi. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Yên Bái -Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, BTM đưa Yên Báivào trong vùng quy hoạch phát triển rau hoa quả của quốc gia để có những chính sách và cơ chế đầu tư từ khâu trồng - bảo quản - chế biến và xuất khẩu. - Đề nghị có chính sách khuyến khích sản xuất các loại mặt hàng xuất khẩu trong dự kiến quy hoạch để khuyến khích sản xuất, khuyến khích sản xuất vườn tạp sang phát triển một số sản phẩm có giá trị cao. - Tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khâu trồng chế biến và xuất khẩu các loại rau và hoa tươi. Phú Thọ - Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung gắn với cơ sở chế biến công nghiệp. - Hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng - Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu rau hoa quả. - Xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp với từng loại hình chuyển đổi, thực hiện hỗ trợ cho chương trình cánh đồng có thu nhập cao Vĩnh Phúc - Đề nghị BTM, phối hợp với Bộ NNPTNT cùng các ngành liên quan xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất tập trung các loại rau, hoa và quản có khả năng xuất khẩu - Cần có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch. - Cần đầu tư cho công tác chỉ đạo, tập huấn cho nông dân, có chế độ chính sách cho người dân, quy hoạch tập chung theo từng vùng cho từng loại rau, hoa và quả. Đặc biệt là tìm ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm rau, hoa và quả. Bắc Giang - Đề nghị hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu rau, hoa, và quả sạch đảm bảo cho tiêu dùng xuất khẩu của địa phương. - Đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí để đầu tư thí điểm chương trình rau, hoa và quả sạch bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật tiên tiến. - Đề nghị TW đưa chương trình xúc tiến thương mại rau, hoa và quả, dặc biệt là quả Vải thiều vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. - Đề nghị viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản xuất canh tác mới, tạo điều kiện cho việc sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả của tỉnh. Hải Dương -Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp, cung cấp thông tin và định hướng phát triển sản phẩm phù hợp. Từ đó từng bước hình thành các vùng chuyên canh nông sản tập trung. - Xem xét và điểu chỉnh, bổ sung Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ về khuyến khích sản xuất,tiêu thụ hàng NSTP thông qua hợp đồng theo hướng giành thêm ưu đãi cho các doanh nghiệp và các hộ nông dân; đồng thời quy định những chế tài xử phạt vi phạm nghiêm khắc khi các bên tham gia hợp đồng thực hiện không nghiêm. - Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định về khuyến khích sản xuất, tiêu thụ hàng NSTP thông qua hợp đồng. -Tăng cường công tác hỗ trọ các doanh nghiệp trong nước trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng kỹ năng marketing và xây dựng thương hiêu doanh nghiệp từ đó chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá cũng như khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Ninh Bình - Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất, tấp trung xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất rau quả hàng hóa tập trung - Ưu tiên thuê đất đối với cdoanh nghiệp chế biến,tiêu thụ, xuất khẩu rau quả . - Các Ngân hàng thương mại bảo đảm nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh nghiệp đã tham gia ký kết hợp đồng theo lãi suất thỏa thuận với điều kiẹn và thủ tục thuận lợi. - Hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ rau quả Thanh Hoá -Đề nghị BTM và các Bộ ngành liên quan sớm quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ về giống, kỹ thuật thâm canh và chế biến sớm xây dựng cơ chế khuyến khích, liên kết hợp tác theo vùng giữa các tỉnh trong cả nước để hỗ trợ các địa phương trong tổ chức sản xuất, xuất khẩu rau quả. - Đề nghị Bộ NN& PTNT sớm chỉ đạo chuyển đổi hình thức sở hữu Nhà máy dứa Như Thanh theo kế hoạch để nhà máy sớm khôi phục sản xuất. Nghệ An - Tiếp tục thực hiện và xây dựng mới các chính sách khuyến nông như hỗ trợ về giống, tưới tiêu. - Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào miền núi tiêu thụ nông sản hàng hóa. - Nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo hiểm, bảo lãnh hợp đồng, bảo đảm hợp đồng thực hiện đúng nội dung cam kết , có chính sách hỗ trợ các bên tham gia hợp đồng . - Cụ thể hóa nội dung và trách nhiệm của các bên tham gia mô hình”liên kết ừ nhà” đã được nêu trong Quyết định 80 về việc tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. - Các doanh nghiệp tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng để các địa phương học tập kinh nghiệm - Đề nghị cập nhật và cụ thể hơn thông tin (giá cả, thị trường xuất khẩu) đối với đa dạng hơn nữa các mặt hàng nông sản trên Website và ấn phẩm thông tin thương mại của Bộ Thương mại. Vĩnh Long - Đề nghị Bộ Thương Mại sớm có quy hoạch phát triển thưông mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có quy hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nông sản. Hình thành các chợ đầu mối cấp vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long về trái cây, rau màu, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản.. - Đề nghị thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về Xúc tiến thương mại đố với nông sản hàng hoá, đặc biệt là trái cây rau màu cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long . - Hỗ trợ đưa vào ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm bảo quản nông sản nâng cao giá trị , chất lượng hàng hoá,. Hỗ trợ thông tin thương mại nhất là đối với thị trường hàng hoá nông sản xuất khẩu, các dự báo, để giúp các tỉnh , các doanh nghiệp và người sản xuất định hướng để phát triển sản xuất hàng hoá nông sản trong thời gian tới -Đề nghị Bộ thương mại sớm triển khai xây dựng các chợ đầu mối trái cây, nông sản tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trái cây sang thị trường có nhiều tiềm năng này. - Đề nghị Bộ Thưong Mại nghiên cứu tổ chức Hội nghị tổng kết về xây dựng và phát triển chợ đầu mối, giới thiệu các mô hình chợ đầu mối hoạt động có hiệu quả nhằm giúp cho các tỉnh trong quá trình xây dựng phát ttiển chợ dầu mối hoạt động có hiệu quả nhằm giúp cho các tỉnh trong quá trình xây dựng phát triển chợ đầu mối tại địa phương. Sóc Trăng -Kiến nghị Trung ương trong việc tổ chức sản xuát, kinh doanh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu + Về sản xuất: Nhà nước cần đầu tư, đẩy mạnh chương trình sản xuất rau quả theo hướng an toàn, trong đó bao gồm việc nghiên cứu hoàn thiện các quy trình sản xuất thẹo hướng an ác nhau, kinh phí cho việc tập huấn, trình diễn mô hình. +Xây dựng và phát triển các hợp tác xã,các câu lạc bộ trồng rau quả sạch, theo từng chủng loại cây : Có chính sách khuyến khích hình thành nông trại chuyên canh một số giống rau, quả.. Từ những đơn vị sản xuất tập trung, mới có điều kiện để dễ dàng phổ biến, áp dụng các kiến thức khoa học vào canh tác. + Về lưu thông tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; + Tổ chức các chợ đầu mối nông sản với quy mô phù hợp của từng tỉnh nhằm tạo nơi giao dịch, thu mua, phân loại, bảo quản tập trung rau quả. +Các địa phương có loại trái cây có chất lượng và được công nhận qua các kỳ thị, các cơ quan nên hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá. + Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thị về trái cây ngon, kết hợp với hội chợ và du lịch để quảng bá sản phẩm nông sản. Trà Vinh -Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về cây, con, giống, kỹ thuật sau thu hoạch Đầu tư hạ tầng giao thông vào những vùng sản xuất tập trung để dễ dàng chuyên chở hàng hoá. Đầu tư tập trung kênh thuỷ lợi bê tông phục vụ cho việc tưới tiêu các vùng sản xuất trên đất giống cát. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp quan hệ chặt chẽ với các HTX, tổ hợp tác, Thông tin về các thị trường tiêu thụ. - Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp gắn kết với các HTX thu mua nông sản và nguyên liệu cho nông dân tránh trường hợp thương lái ép giá vào chính vụ. Cần tăng cường, củng cố và phát trin mối liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học để tổ chức lại sản xuất. - Hỗ trợ về vốn đầu tư cong nghệ bảo quản sau thu hoạch. Có sự điều tiết và hợp tác giữa các khu vực để tiêu thu mặt hàng rau, hoa và quả. Cần phải có quy hoạch toàn vùng để điều tiết trong việc sản xuất các loại rau, hoa và quả. Cần Thơ -Đề nghị Trung ương cần nghiên cứu và ban hành các chính sách dài hạn về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập trung vào các chính sách về giống cây con có chất lượng xuất khẩu đầu tư vùng chuyên canh, xây dựng nông thôn mới toàn diện, hiện đại, từng bước rút ngắn sự chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị. Một số kiến nghị cụ thể nhằm phát triển nông thong,nông nghiệp thành phố Càn Thơ. + Trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ còn chiếm trên 50% diện tích và dân số, tỷ trọng khu vực I còn hơn 21%, 2/3 kim ngạch xuất khẩu từ nông sản và thuỷ sản, đồng bằng sông Cửu Long cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản; đề nghị tiếp tục tăng cường các nguồn lực cần thiết cho phát ttiển nông nghiệp, nông thôn. + Đề nghị Trung ương sớm triển khai kế hoạch nghiên cứu khả thi một só công trình dự án vùng như sau: - Tuyến kiểm soát lũ Cái Sắn Dự án các tiểu vùng Cái Sắn- Thốt Nốt, Thốt Nốt - Ô Môn - Dự án về nạo vét nâng cấp các kênh trục cấp I kết hợp phát triển giao thông thuỷ bộ bố trí dân cư có tính chất liên nghành như: kênh Thốt Nốt, kênh Đứng, - Đề nghị Trung ương có kế hoạch đầu tư vùng sản xuất chuyên canh kết hợp cây con phục vụ cho yêu cầu chế biến, xuát khẩu. - Đề nghị nhà nước ban hành cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho nông nghiệp và nông thon, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư cho các thành phần kinh tế có thể tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp bền vững và nông thôn hiện đại. An Giang -Lập quy hoạch sản xuất nguyên liệu theo từng vùng, chuyên canh tập trung nhằm tăng quy mnô, sẩn lượng và sản xuất theo hướng hàng hoá cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cứu Long. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay các doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến của nhà máy, tăng cường đầu tư nghiên cứu các gióng mới đáp ứng yêu cầu về chất lượng, kích cỡ.. -Riêng đối địa phương An Giang hoạt động xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường Campuchia tăng rất nhanh. Đề nghị Trung ương hỗ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu để vận chuyển hàng hoá được thuận tiện hơn. Kiên Giang -Đề nghị Trung ương giúp Tỉnh về giống rau, hoa và quả, đồng thời chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chế biến công nghệ cao cho Tỉnh để phát triển sản xuất rau, hoa, quả sạch. -Giúp tỉnh mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực sản xuất rau hoa và quả sạch. - Có chính sách hỗ trợ về tín dụng ở những vùng trồng rau sạch. - Giúp tỉnh thành lập cơ sở kiểm nghiệm rau, quả sạch trước khi đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ. Làm đầu mối liên kết vùng để tổ chức đầu tư sản xuất vùng quy hoạch rau,quả và đòng thời mua sản phẩm cho người nông dân để khuyến khích nông dân sản xuất rau hàng hoá. Thành lập công ty chế biến rau, hoa, quả của vùng để dầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cần quy hoạch tại các chợ thuộc trung tâm huyện thị xã, thành phố có khu chuyên kinh doanh rau, hoa qủa sạch để phục vụ cho nhu cầu sử dụng rau sạch của ngưòi tiêu dùng. Tỉnh cần có những biện pháp tích cực để vận động, khuyến khích nông dân và người tiêu dùng tham gia săn xuất và sử dụng rau, hoa và quả sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. T.P Hồ Chí Minh - Kiến nghị với Chính phủ có chiến lược quy hoạch các vùng nông nghiệp trọng điểm, chọn lọc những sản phẩm có giá trị cao, lập các dự án chế biến sau thu hoạch với quy mô phù hợp, tạo điều kiện ưu đãi nhằm kêu gọi cá nhân hoặc doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, xóa dần tình trạng gieo trồng manh mún, phân tán. - Các Bộ và sở ngành chức năng tạo điều kiện và phát triển các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, xây dựng thương hiệu nông sản, đầu tư và nâng cso chất lượng cổng giao dịch điện tử xúc tiến tiêu thụ nông sản, tổ chức hội thi, triển lãm chuyên ngành. - Kiến nghị cơ quan chức năng cần thông báo rõ chủ trương của Nhà nước, tiềm năng về thị trường, chiến lược thị trường và các vấn để liên quan đến sản xuất. Bà Rịa Vũng Tầu - Đề nghị tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khu vực nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho các công ttrình trọng điểm như: giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng , tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Khánh Hoà - Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sử dụng đất lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường. - Tạo điều kiện dễ dàng cho các hộ sản xuất nông nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để sản xuất hàng xuất khẩu.  -Tạo điều kiện các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. - Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện đến tận vùng sản xuất và các dịch vụ tư vấn cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo sản xuất lớn hàng hóa nông sản có sản lượng, chất lượng cao. - Có chính sách khuyến khích phát triển và tiêu thụ rau quả sạch. Bình Thuận - Bộ Thương mại Báo cáo chính phủ bổ sung mặt hàng quả thanh long vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia hàng năm để mở rộng thị trường xuất khẩu. - Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giúp đỡ địa phương trong việc hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học trong trồng trọt, xây dựng và chuyển giao các công nghệ; sản xuất rau quả sạch, bảo quản sau thu hoạch; chế biến nông sản. giúp nâng cao sản lượng và chất lượng hàng cho xuất khẩu, trước hết ưu tiên cho trồng, bảo quản và chế biến thanh long - Đề nghị BTM và Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng của trung ương ở TP.HCMinh có trợ giúp kỹ thuật cho một số đơn vị trực thuộc ngành ở địa phương được kiểm tra và được nhận ủy quyền để capá các loại thủ tục như kiểm dịch thực vật, cấp chứng nhận xuất xứ... - Đề nghị BTM chỉ đạo cục xúc tiến thương mại, trung tâm thông tin thương mại quan tâm xúc tiến, quảng bá thanh long Bình Thuận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_trang_va_phuong_huong_phat_trien_san_xuat_cac_loai_cay_an_trai31_.doc
Luận văn liên quan