TÓM TẮT
Để góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề nuôi hầu, nâng cao
chất lượng và số lượng con giống trong sản xuất giống nhân tạo, việc nghiên cứu
để chọn ra mật độ và độ mặn nuôi phù hợp cho hầu giống tam bội hầu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigasThunberg, 1793) là rất cần thiết. Thí nghiệm đã được
tiến hành trongthời gian 50 ngày với 8 nghiệm thức khác nhau về mật độ nuôi từ
nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4 lần lượt là 3 con/L, 6 con/L, 9 con/L, 12 con/L
và độ mặn là 150/00, 200/00, 250/00, 300/00. Số lần lặp lại là 3. Tổng số đơn vị thí
nghiệm là 24. Thí nghiệm được bố trí trong các xô nhựa 10 L với thể tích nước 8L.
Nước biển sử dụng được lọc sạch với độ mặn 30 – 33 ppt, pH 7,5 – 8,5, nhiệt độ
23– 300C và sục khí 24/24h. Thí nghiệm được tiến hành khi hầu giống đạt kích
thước về chiều cao 2,00 – 2.50 mm và 1,00 – 1,75 mm. Thức ăn là tảo Isochrysis
galbanavà hỗn hợp tảo biển. Mật độ tảo trong suốt quá trình nuôi được tăng dần
theo kích thước và ngày tuổi của hầu giống. Kết quả cho thấy: mật độ ương nuôi
thích hợp nhất cho sự phát triển của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas)là 3 – 6 con/L. Ở mật độ này, kích thước về chiều dài, chiều cao và tỷ lệ
sống của hầu giống cao nhất (ở ngày nuôi thứ 50, hầu giống có chiều dài từ
19,49 0,306mm đến 28,53 0,182mm, chiều cao từ 27,67 0,254 đến
33,92 0,244mm, tỷ lệ sống từ 98,89 0,056 đến 100 0,000 %). Độ mặn thích
hợp là 20 – 250/00. Ở độ mặn này, hầu giống cũng đạt sự sinh trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất (ở ngày nuôi thứ 50, hầu giống có chiều dài từ 18,90 0,233mm đến
21,90 0,805mm, chiều cao từ 22,38 0,159 mm đến 26,00 0,170 mm, tỷ lệ sống
100%).
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .i
TÓM TẮT ii
MỞ ĐẦU . 1
1. Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu trên thế giới: 3
1.1. Một số đặc điểm sinh họchầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) 3
1.1.1. Chu kỳ vòng đời: 3
1.1.2. Hệ thống phân loại: . 4
1.1.3. Đặc điểm phân bố: 4
1.1.4. Đặc điểm hình thái: . 6
1.1.5. Phương thức sống: 7
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng: 7
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng: 10
1.1.8. Đặc điểm sinh học sinh sản: . 11
1.2. Vai trò của hầu: 14
1.2.1. Vai trò của hầu trong tự nhiên: . 14
1.2.2. Vai trò dinh dưỡng của hàu: . 14
1.3. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo: . 15
1.4. Nghiên cứu sản xuất hầu bám đơn: 17
1.5. Nghiên cứu tạo giống đa bội thể: . 18
1.7. Địch hại và bệnh: 23
2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu ở Việt Nam: 25
2.1. Tình hình sản xuất giống: . 25
2.2. Tình hình nuôi thương phẩm: . 28
3. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống Thái Bình
Dương (C.gigas): . 31
4. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Thái Bình Dương
(C.gigas): . 31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
4.1. Ảnh hưởng độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống Thái Bình
Dương (C.gigas). . 34
5. Phương pháp chăm sóc và quản lý hầu giống: . 35
6. Phương pháp cấy tảo cho hầu giống ăn: 35
6.2. Cấy hỗn hợp tảo biển: . 36
8. Các công thức tính toán: 37
8.1. Xác định mật độ tảo: . 37
8.2. Công thức pha độ mặn: 38
8.3. Công thức tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (mm/ngày): . 39
9. Phương pháp xử lý số liệu: . 40
2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas): . 41
2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): 42
2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): 45
3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas): . 47
3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas): . 48
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): 48
3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): 50
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas): . 53
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 56
PHỤ LỤC 57
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4277 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá thể hầu trưởng thành).
Điểm đặc biệt ở đây là những bọn địch hại này cũng là bọn thích nghi rộng với
những biến đổi môi trường nên chúng có thể xuất hiện quanh năm (Bisker và
Castagna, 1987). Tuy nhiên, địch hại lớn nhất ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi hầu
C.angulata tại Đài Loan là bọn giun thẳng ký sinh (flatworms) (Chang, 2009).
Nghiên cứu bệnh trên ĐVTM gặp rất nhiều khó khăn do khó phát hiện, chỉ
khi bệnh bùng phát mới phát hiện được và rất khó xác định nguyên nhân tử vong là
do tác nhân gây bệnh hay do các yếu tố môi trường. Vì vậy, nghiên cứu về bệnh
trên ĐVTM nói chung và trên hầu nói riêng còn rất ít. Theo Gosling (2003), các
nhóm chính gây bệnh cho các loài hai mảnh vỏ là virus, vi khuẩn, nấm, protozoa,
giun sán và các loài giáp xác kí sinh.[9]
Hầu C.virginica bị nhiễm virus Vibrio sp làm cho canxi hóa vỏ không hoàn
toàn, vỏ hầu dễ bị vỡ, trở ngại cho chức năng bình thường của bản lề, chức năng
tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, kết quả là 25 – 27% hầu bị chết hoặc sinh trưởng
không tốt. Trong khi đó, trực khuẩn Dermocystidum marinus gây bệnh trên hầu:
C.virginica, O.frons, O.equestrisđã được phát hiện ở bang Floria nước Mỹ vào
năm 1980, sau này phát hiện them ở Cuba, Venezuela, Mexico, Brazil làm hầu
chậm lớn, ngừng sinh trưởng, hạn chế phát triển các tuyến nội tiết và khi gặp điều
kiện môi trường bất lợi thì chết rất nhanh.[10]
Nguyên sinh động vật cũng gây hội chứng chết hàng loạt ở hầu nuôi. Ví dụ:
Nguyên sinh động vật Marteilia sydneyi gây hội chứng chết hàng loạt vào mùa hè
của hầu đá Sydney Saccostrea glomerata ở Úc. Cơ chế là nguyên sinh động vật
bám vào và phá hoại tuyến tiêu hóa của hầu, quá trình hình thành tuyến sinh dục
giảm và hầu chết hàng loạt. Người nuôi hầu thì không biết cách nào kiềm chế
ngoài phương pháp đơn giản là không giữ hầu trong đìa của họ qua mùa hè ẩm ướt.
25
Tương tự, nguyên sinh động vật M.refringens cũng gây những vấn đề trên hầu
Ostrea edulis ở Pháp và Tây Ban Nha. Trong khi đó Mikrocytos roughleyi lại gây
chết hàng loạt ở hầu đá Sydney vào mùa đông (khi mà nồng độ muối tương đối
cao 30 – 350/00). M.mackini lại gây chết vào mùa đông trên hầu Thái Bình Dương
ở Bắc Mỹ.[10]
Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hầu nuôi
thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu tố môi trường như: Nhiệt
độ, nồng độ muối, thức ăn…Ví dụ: Triệu chứng chết hàng loạt về mùa đông
thường đi kèm với nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp. Trong khi đó,triệu chứng chết
về mùa hè đi cùng với nồng độ muối giảm, virus gây bệnh cho ấu trùng hầu khi
nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu, mật độ ấu trùng cao. Do đó, trong sản xuất giống
và nuôi thương phẩm hầu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho mỗi loài
là vô cùng quan trọng, làm cho hầu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống
cao. Ngoài ra, chon địa điểm và mùa vụ thả hầu là nhân tố quyết định sự thành
công trong nuôi hầu.
2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu ở Việt Nam:
2.1. Tình hình sản xuất giống:
Ở Việt Nam, nghề khai thác hầu đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ mới
được phát triển trong thời gian gần đây. Hầu TBD phân bố ở những vùng bãi triều
thấp tới độ sâu 10m nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
(Hà Quang Hiến, 1983). Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình
hình phân bố của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ,
đã tìm thấy hầu TBD phân bố ở đầm Cù Mông, đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt
gặp rất thấp.
26
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng nuôi động vật thân mềm
(ĐVTM) lớn trên thế giới. ĐVTM đang được xem là đối tượng chủ lực trong chiến
lược phát triển nuôi biển của nước ta hiện nay. Với vai trò quan trọng như vậy,
trong mấy năm gần đây đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về ĐVTM. Trong
đó, nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi ấu trùng được quan tâm
nhiều nhất. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản hay sinh thái thì dường
như ít đề cập trong tài liệu. Có chăng đó chỉ là những tài liệu tiếng Việt được dịch
từ các thứ tiếng khác nhau như: tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Anh,…Điều đó
chứng tỏ rằng: Việc nghiên cứu sản xuất giống hay nuôi hầu thương phẩm ở nước
ta chưa thực sự phổ biến. Việc nuôi hầu chỉ là tự phát, xuất phát từ giá trị kinh tế
của hầu và người ta chỉ nuôi dựa vào kinh nghiệm và may rủi.
Do hầu Thái Bình Dương không phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên việc nuôi
phụ thuộc hoàn toàn vào con giống sản xuất nhân tạo. Vì vậy, đưa ra các giải pháp
nuôi thích hợp, nuôi tập trung với con giống từ sản xuất nhân tạo cũng cần được
quan tâm nhằm đưa nghề nuôi hầu Thái Bình Dương ở nước ta phát triển mạnh, tạo
ra sản lượng lớn để xuất khẩu. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
hầu Thái Bình Dương phục vụ xuất khẩu”.
Nhiều nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nghề nuôi hầu cũng
đã được tiến hành. Năm 2001 – 2004, bộ Khoa Học & Công Nghệ đã cấp kinh phí
cho Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản
xuất giống và nuôi hầu (Crassostrea) thương phẩm”, do kỹ sư Hà Đức Thắng làm
chủ nhiệm bao gồm 3 chi nhánh: Miền Bắc do kỹ sư Hà Đức Thắng đảm nhiệm,
miền Trung do tiến sĩ Lê Trọng Phấn phụ trách và miền Nam do tiến sĩ Lê Minh
Viễn đảm nhiệm.[1]
27
Năm 2002, Viện nghiên cứu NTTS I đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống
hầu Thái Bình Dương từ trung tâm nghề cá Cromila, bang New South Wales (Úc),
đã cho đẻ và ương nuôi thành con giống nhưng tỷ lệ sinh sản quá thấp (6 con cái,
10 con đực tham gia sinh sản trong số 200 con chuyển sang). Tỷ lệ sống từ ÂT đến
con giống còn thấp (20 vạn con giống/ 12 triệu ÂT chữ D tương đương 1,7%).
Năm 2003 – 2004, nhờ sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản I, sở Khoa Học & Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh, Công Ty
Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành đã nghiên cứu thành công đề tài
“Sản xuất thử hầu giống bám đơn bằng sinh sản nhân tạo và nuôi hầu thương
phẩm” tại xã đảo Long Sơn (TP.Vũng Tàu). Lợi dụng đặc tính khi chuyển từ giai
đoạn sống bám hầu chỉ bám một lần, các nhà nghiên cứu của Công Ty Viễn Thành,
đã dùng các hạt chuyên dùng được chế tạo đặc biệt có kích thước 300 - 600µmtạo
ra những con hầu giống bám đơn khác với tập quán bám chùm ngoài tự nhiên.[12]
Năm 2003 – 2007 con giống ưu thế lai đã được Công Ty TNHH Nuôi Trồng
Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành, sản xuất thành công với số lượng ban đầu là
4 triệu con giống. Con giống ưu thế lai, có sức đề kháng cao, chịu đựng qua nhiều
đợt dịch khốc liệt vào các năm 2003 – 2005 – 2006 – 2007.[12]
Năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh
phí thực hiện dự án “ Nhập công nghệ hầu tứ bội thể để sản xuất hầu tam bội thể
”.Cơ quan chuyển giao công nghệ là Công Ty 4Cs BREEDING
TECHNOLOGIES, INC (“4Cs”), Hoa Kỳ. Cơ quan tiếp nhận công nghệ là Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương
Mại Viễn Thành. Đề tài được thực hiện trên đối tượng là hầu C.gigas, C.rivularis,
C.belcheri , và C.iredalei . Qua 2 năm thực hiện thử nghiệm (2008 và 2009), đơn
vị tiếp nhận đã sản xuất được 2 triệu con giống đơn (bằng phương pháp vỏ hầu xay
nhỏ và hóa chất Epinephrine) loài hầu C.gigas, và C.iredalei. Trong đó, phương
28
pháp dùng hóa chất cho hầu đơn với tốc độ sinh trưởng chậm hơn hầu đơn bằng vỏ
hầu xay nhỏ (Phùng Bảy, 2009). Hầu giống mang đi nuôi được các địa phương
đánh giá cao ở 3 khía cạnh: Hình dáng đẹp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Dự
án đã tạo được 5000 con hầu tam bội với kích thước hiện tại 6 – 8 cm của hai loài
hầu Thái Bình Dương và C.iredalei vẫn đang tiếp tục đến năm 2011.
Năm 2010, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã phối hợp cùng
Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Bình Định và Trung Tâm Giống Thủy
Sản Bình Định, thực hiện đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống bán đơn và
thử nghiệm nuôi thương phẩm hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) và hầu
Muỗng(Crassostrea sp) tại tỉnh Bình Định ”.Đề tài do thạc sĩ Phùng Bảy chủ
nhiệm với mục đích: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương
phẩm từ con giống bám đơn hầu Thái Bình Dương và hầu Muỗng, nhằm góp phần
phát triển nghề nuôi hầu và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vĩnh tại các đầm
tỉnh Bình Định.
2.2. Tình hình nuôi thương phẩm:
Hiện nay, hầu được nuôi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với các loài có giá trị
kinh tế như:
Hầu cửa sông C.rivularis được các chuyên gia Trung Quốc, Nhật Bản, nuôi
thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1967 trên hệ thống sông Bạch Đằng – Quảng
Ninh. Hiện nay, hầu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng.
Hầu C.lugubris phân bố ở các đầm phá miền Trung, nhiều ở phá Tam Giang
(Thừa Thiên – Huế), được nuôi ở đầm Lăng Cô từ năm 1997 đến năm 2001 sản
lượng đạt được 171.285 kg.[1]
Hầu C.belcheri phân bố ở Nam miền Trung, khu vực Cần Giờ (TP.Hồ Chí
Minh) và Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện nay, chúng đang được phát triển
29
nuôi mạnh ở các địa phương này, sau đó phát triển sang Cà Mau. Hầu được nuôi
bằng nhiều phương thức và vật liệu bám khác nhau như đóng cọc, thả vật bám, treo
lồng, nuôi ngoài sông, trong ao đầm, trên bãi triều, bằng bè phao hoặc giàn cọc cố
định.[12]
Ngoài ra, còn có hầu C.iredalei phân bố tự nhiên tại các tỉnh miền Trung
nhưng đang được nghiên cứu nuôi tại vùng nước Long Sơn, hầu Muỗng
Crassotrea sp phân bố ở Đầm Thị Nại (Bình Định).
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đòi hỏi đối tượng
mới, lạ, ngon và dinh dưỡng cao. Vì vậy mà, loài hầu Thái Bình Dương đã được du
nhập vào Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam kết hợp với Công ty Khoa học kỹ thuật
thuỷ sản Pauchen Đài Loan, chuyên gia Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ
khảo sát một số khu vực tại vùng vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh. Đoàn đã xác
định vùng này có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi hầu Thái Bình Dương
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào nhiều thị trường
kể cả Mỹ và EU. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I phối hợp với Công ty Đầu
tư và Phát triển sản xuất Hạ Long – Quảng Ninh đã nhập giống hầu Thái Bình
Dương từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hầu Thái Bình Dương
nuôi tại đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong thời gian 8 – 10 tháng nuôi hầu
đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 – 75 mm/con, trọng lượng từ 70 – 80
g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 – 63%. Trong khi đó, ở các nước khác phải nuôi từ 18
– 30 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm. Để nuôi 2,5 tấn hầu chỉ cần đầu tư một
bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch đàn. Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7 – 10 triệu đồng
sẽ thu được lợi từ 40 – 50 triệu đồng, giá bán hầu vỏ tại Quảng Ninh hiện nay dao
động 30.000 – 40.000 đ/kg. Tại Vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh), Công ty Đầu tư
và Phát triển sản xuất Hạ Long (Bim Group) đã nuôi thành công hàu Thái Bình
Dương. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, trong thời gian 8 - 10 tháng nuôi, hàu đã đạt
30
kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 - 75mm/con, trọng lượng từ 70 - 80g/con và
tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%. Để nuôi 2,5 tấn hàu chỉ cần đầu tư một bè nuôi bằng tre
hoặc gỗ bạch đàn. Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7 - 10 triệu đồng, sẽ thu được lợi
nhuận từ 15 - 20 triệu đồng. Hiện giá bán hàu thịt tại Quảng Ninh dao động từ
65.000 - 80.000 đồng/kg.
Sản lượng hầu nuôi của Việt Nam tăng khá nhanh từ 792 tấn năm 2002 lên
2.743 tấn năm 2007. Trong đó, hầu được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh và
Bà Rịa Vũng Tàu, với sản lượng lần lượt là 900 tấn và 1.364 tấn năm 2007, chiếm
tới 88,9% tổng sản lượng hầu nuôi toàn quốc. Năng suất bình quân giai đoạn
2002 – 2007 đạt 7,1 tấn/ha. Trong đó, nuôi đáy năng suất 10 – 12 tấn/ha, nuôi giàn
bè 3 – 5 tấn/giàn, nuôi khay 6 – 8 kg/khay.[8]
Về diện tích, có sự tăng rất lớn, từ 94,5 ha năm 2002 lên khoảng 501,1 ha
năm 2007. Trong đó, diện tích nuôi lớn nhất là hai khu vực Long Sơn và Quảng
Ninh. Tại Quảng Ninh, diện tích nuôi hầu tăng từ 100 ha (2006) đến 220 ha (2009)
và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Có được việc tăng
diện tích nhanh đến thế là vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nuôi hầu
như: Công Ty Đầu Tư Phát Triển Hạ Long, Xí Nghiệp Hải Minh, Công Ty Tài
Năng Trẻ.[8]
Một số công trình nghiên cứu về bệnh trên hầu cũng đã được tiến hành.
Ngô Thị Thu Thảo (2007), khảo sát một số kí sinh trùng trên hầu (Crassostrea sp)
và vẹm (Mytillus sp) thu tại Hà Tiên, Kiên Giang phát hiện hầu thường bị giun
nhiều tơ xâm nhập (93%) gây hiện tượng phồng giộp, làm cho vỏ hầu trở nên giòn,
dễ vỡ. Kí sinh trùng Perkinsus sp ở hầu 57%, ở vẹm 52%, cường độ nhiễm bệnh ở
mức độ nhẹ, kí sinh trùng Nematopsis sp, kí sinh trùng buồng trứng Marteiloides
sp.[9]
31
3. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống
Thái Bình Dương (C.gigas):
Độ mặn là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sống của thủy sinh
vật, thông qua làm rối loạn quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu. Đa số các loài
hầu, phân bố ở những vùng nước lợ cửa sông hay những vùng duyên hải gần bờ.
Do đó, chúng có thể thích nghi với biên độ giao động mạnh của nồng độ muối.
Hầu C.virginica có thể thích nghi với nồng độ muối biến đổi lớn, chúng phân bố ở
nồng độ muối giao động trong khoảng 5 – 400/00 , nhưng nồng độ muối thích hợp
nhất cho sinh trưởng và phát triển là từ 14 – 280/00 . Tuy nhiên, hầu này có thể chịu
đựng ở nồng độ muối 20/00 với thời gian khoảng một tháng hay ở nước ngọt bình
thường trong vài ngày ở nhiệt độ thấp. Hầu Thái Bình Dương có thể sinh trưởng và
phát triển bình thường trong khoảng nồng độ muối 10 – 350/00, thích hợp nhất là từ
16 – 280/00. Tuy nhiên, hầu Thái Bình Dương cũng có thể xuất hiện ở những vùng
nước có độ muối dưới 100/00và trên 350/00nhưng sinh trưởng chậm (Gosling, 2003).
4. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Thái Bình
Dương (C.gigas):
Mật độ ương nuôi có quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật ương nuôi, thể tích nuôi
và chất lượng con giống. Mật độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt
đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống. Mật độ thấp sẽ lãng phí thức ăn,
công chăm sóc, tuy nhiên tỷ lệ sống rất cao và sinh trưởng chắc chắn là rất tốt, thời
gian nuôi sẽ ngắn. Ngược lại, mật độ cao thì hầu phát triển chậm, tỷ lệ sống không
cao, khó quản lý môi trường do thức ăn và chất thải, kéo dài thời gian nuôi.
Sự sinh trưởng của Hầu phụ thuộc vào mật độ, thể hiện như ở Venezuela,
Hầu trong các đầm nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao, nhưng trong điều kiện
nuôi thì chúng đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng.
32
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu:
1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, 33 Đặng Tất, Nha Trang,
Khánh Hòa.
1.2. Thời gian nghiên cứu: 15/03 – 4/5/2011.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tên khoa học: Crassostrea gigasThumberg, 1793.
Tên tiếng Anh: Pacific oyster
Tên tiếng Việt: hầu Thái Bình Dương.
2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:
33
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
3. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
• Xô nhựa: mỗi xô có thể tích 10 lít được dùng để bố trí thí nghiệm.
• Hệ thống dây sục khí, đá bọt, khay lưới,…
• Các dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ nhiều lần trước khi sử dụng.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng
và tỷ lệ sống hầu Thái Bình
DươngC.gigas Thumberg, 1793
Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng
và tỷ lệ sống hầu Thái Bình
DươngC.gigas Thumberg, 1793
Chỉ tiêu đánh giá: + Tốc độ sinh trưởng.
+ Tỷ lệ sống.
Chọn ra mật độ và độ mặn phù hợp nhất cho sự
sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất cho hầu giống
NT 4
12con/L
NT 3
9con/L
NT 2
6con/L
NT 1
3con/L
NT 3
250/00
NT 2
200/00
NT 1
150/00
NT 4
300/00
34
• Ngoài ra, còn có các dụng cụ dùng để đo môi trường: nhiệt kế thủy
ngân, test Ph, tỷ trọng kế, test chlor.
4. Bố trí thí nghiệm:
• Thí nghiệm được bố trí trong các xô nhựa 10 lít với thể tích nước 8 lít.
Nước biển sử dụng được lọc sạch với độ mặn 28 – 33 ppt, pH 7,5 – 8,5, nhiệt độ
23 – 290C và sục khí 24/24h.
• Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Tổng số đơn vị thí nghiệm(xô nhựa) là 24.
• Thí nghiệm được tiến hành khi hầu giống tam bội, bám đơn đạt kích
thước vỏ trung bình 2,00 – 2,50 mm về chiều cao và 1,00 – 1,35 mm về chiều dài.
Hình 2.2. Hầu giống lúc bắt đầu thí nghiệm và sau thời gian thí nghiệm.
• Hầu giống được đặt trên các khay lưới nhỏ đảm bảo hầu không bị rơi
xuống, để không bị chất thải vùi lấp và thuận tiện cho việc vệ sinh.
• Thức ăn: thời gian đầu là hỗn hợp 3 loài tảo đơn bào Nannochloropsis
oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp. Thời gian sau dùng hỗn hợp tảo biển.
4.1. Ảnh hưởng độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống
Thái Bình Dương (C.gigas).
Độ mặn được bố trí như sau:
• Nghiệm thức 1 (NT 1): 150/00.
• Nghiệm thức 2 (NT 2): 200/00.
35
• Nghiệm thức 3 (NT 3): 250/00.
• Nghiệm thức 4 (NT 4): 300/00.
4.2. Ảnh hưởng mật độ lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống
Thái Bình Dương (C.gigas).
• Nghiệm thức 1 (NT 1): 3 con/l.
• Nghiệm thức 2 (NT 2): 6con/l.
• Nghiệm thức 3 (NT 3): 9 con/l.
• Nghiệm thức 5 (NT 4): 12 con/l.
5. Phương pháp chăm sóc và quản lý hầu giống:
Nước trong xô được thay hàng ngày vào buổi sáng, những ngày nhiệt quá
cao thì thay 2 lần/ngày để đảm bảo nhiệt độ nước không biến động quá lớn (do
lượng nước trong xô ít nên dễ biến động lớn theo môi trường). Hầu giống được cho
ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 – 8h và 14 – 15h bằng hỗn hợp tảo biển với mật độ 40.000
– 100.000 tb/mL. 10 ngày đầu do hầu giống còn nhỏ nên cho ăn bằng tảo
Isochrysis galbana 50% + 50% hỗn hợp tảo biển. Lượng thức ăn tăng dần theo sự
lớn lên của hầu giống.
6. Phương pháp cấy tảo cho hầu giống ăn:
6.1. Cấy tảo Isochrysis galbana:
Tảo Isochrysis galbana thuần chủng từ phòng thí nghiệm, được cấy trong
các bình thủy tinh có thể tích 2L, 4L, 8L, 12L ở trong nhà nhiệt độ 25 – 300C,
chiếu sáng liên tục bằng đèn có công suất 40W, sục khí 24/24. Dụng cụ cấy tảo
được vệ sinh kỹ, ngâm chlorine. Nước sử dụng là nước mặn đã được lọc cơ học và
được đun sôi để diệt tạp. Khi mật độ đạt 3 – 4.106 tb/mL thì có thể đưa ra nuôi thu
sinh khối.
Nuôi thu sinh khối được tiến hành ngoài trời, trong xô nhựa 160L, 220L và được
đặt nơi thoáng, không bị rợp bóng. Xô được vệ sinh sạch bằng chlorine và nước
36
ngọt, nước biển được lọc qua túi lọc và được xử lý chlorine. Xô nuôi tảo được đậy
nhựa trong để tránh bụi, sục khí 24/24. Khi đạt mật độ thích hợpthì thu một phần
tảo cho hầu ăn, sau đó bổ sung thêm phân và nước để cấy tảo cho ngày hôm sau.
Độ mặn (S0/00): 25 – 300/00, nhiệt độ 25 – 300C.
6.2. Cấy hỗn hợp tảo biển:
Hỗn hợp tảo biển được cấy từ nước tự nhiên bơm trực tiếp từ vùng biển Bãi
Dương – Nha Trang. Bể cấy tảo có thể tích 1m3, đặt ngoài trời nơi thông thoáng,
sục khí 24/24.
Ban đầu, cấp trực tiếp nước biển vào bể 1m3, nước được lọc qua túi lọc để
loại bỏ cát. Cấp thêm nước ngọt để pha độ mặn còn 28 – 300/00, sau đó cho môi
trường nuôi cấy tảo vào. Ngày hôm sau, lọc hoàn toàn lượng tảo đã cấy được, vệ
sinh bể bằng nước ngọt, và cấp nước biển đã qua lọc cơ học pha độ mặn như trên,
bón môi trường dinh dưỡng và hỗn hợp tảo lọc được vào cấy lại.
Sau 3 – 4 ngày mật độ tảo phù hợp (màu vàng nâu) thì tiến hành thu tảo. Tảo
được lọc qua túi vải, thu 50% cho hầu ăn, vệ sinh bể, cấp nước và môi trường để
cấy tảo cho ngày hôm sau.
Bảng 2.1. Môi trường dinh dưỡng dùng nuôi cấy tảo ở Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản III.
Hóa chất Nồng độ (ppm)
Tảo Isochrysis galbana Hỗn hợp tảo biển
Đạm ( KNO3) 30 30 – 50
Lân (KH2PO4) 6 2 – 5
FeCl3.6H2O 3 1
Acid citric (C6H8O7.H2O) 10 7
Ure ((NH2)2CO) 10 5
Silicat (Na2SiO2) - 5
Vitamin B1, B12 0,05 – 0,1 0,05 – 0,1
37
7. Phương pháp xác định các chỉ tiêu:
• Hầu giống được đếm bằng phương pháp đếm thủ công
• Kích thước hầu được xác định bằng cách: Chiều cao được tính từ
mépvỏ phía mặt bụng đến đỉnh vỏ phía mặt lưng, chiều dài từ mép vỏ mặt sau đến
mép vỏ mặt trước. Thời gian xác định kích thước hầu là: 10 ngày/lần.
• Xác định tỷ lệ sống: 1 tháng/lần.
Bảng 2.2. Dụng cụ và thời gian đo các yếu tố môi trường
STT Yếu tố Đơn vị Dụng cụ đo
Độ chính xác
Thời gian đo
1 Nhiệt độ 0C Nhiệt kế 10C 7 – 8h và 14 – 15h
2 pH Test pH 0,3 7 – 8h và 14 – 15h
3 Độ mặn S0/00 (ppt) Tỷ trọng kế 10/00
4 Chlor dư Test chlor
8. Các công thức tính toán:
8.1. Xác định mật độ tảo:
Sử dụng buồng đếm hồng cầu. Buồng đếm này là một tấm thủy tinh dày
khoảng 3mm, được chia làm 3 phần, 2 phần bên ngăn cách với phần giữa bởi rãnh
dọc, phần giữa được chia đôi bỡi rãnh ngang tạo ra 2 ngăn đếm. Mỗi ngăn đếm có
hình vuông được chia thành 25 ô vuông lớn, mỗi ô vuông lớn chia thành 16 ô
vuông nhỏ.
• Nếu mật độ tảo dày đếm ở 5 ô đại diện (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa)và
tính theo công thức:
Trong đó:D là mật độ tế bào (số tế bào/mL).
A là hệ số pha loãng.
X là số tế bào trung bình trong 5 ô.
38
25x104 là hệ số nhân tính số tế bào trong 1mL.
• Nếu mật độ tảo thưa: đếm ở cả 25 ô và tính theo công thức
Trong đó: X là số tế bào đếm được trong 25 ô.
A là hệ số pha loãng.
8.2. Công thức pha độ mặn:
C1 V1
C
C2 V2
Hình 2.3. Sơ đồ công thức pha độ mặn
Trong đó : V1 – Thể tích nước biển.
V2 – Thể tích nước ngọt.
C1 – Nồng độ muối nước biển.
C2 – Nồng độ muối nước ngọt.
C– Nồng độ muối của nước cần pha.
Thể tích khối nước cần lấy là 8 lít nên cách lấy thể tích nước cần pha như
sau:
- Thể tích nước biển (Vnb) cần lấy:
Vnb
- Thể tích nước ngọt (Vnn) cần lấy:
39
Vnn
8.3. Công thức tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày
(mm/ngày):
Trong đó : DRG tốc độ sinh trưởng bình quân ngày theo kích thước vỏ.
L1 : kích thước vỏ tại thời điểm t1 (mm)
L2 : kích thước vỏ tại thời điểm t2 (mm)
8.4. Công thức tính tỷ lệ sống:
Trong đó: A là số lượng cá thể sau thời gian nuôi.
B là số lượng cá thể tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm.
8.5. Công thức tính
lượng tảo cần cho ăn:
Trong đó: Vtảo: thể tích tảo cho ăn (mL).
Mcă: mật độ tảo cần cho ăn (tb/mL).
Mtảo: mật độ tảo thu hoạch (tb/mL).
Vbể: thể tích bể nuôi (L).
40
9. Phương pháp xử lý số liệu:
• Số liệu thu thập được xử lý bằng phầm mềm Excel 2010 và SPSS Version
16.0.
• Tỷ lệ sống, chiều dài và chiều cao của ấu trùng được so sánh bằng phương
pháp phân tích phương sai 1 yếu tố trong SPSS với độ tin cậy 95%.
• Các giá trị trung bình được tính bằng hàm AVERAGE trong phần mềm
Excel 2010.
41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm:
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng lọc thức ăn của hầu,
cho nên được theo dõi thường xuyên trong suốt thời gian thí nghiệm.
Bảng 3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Yếu tố môi trường Sáng Chiều
Nhiệt độ 23 – 270C 27 – 310C
pH 7,5 – 8,5 7,5 – 8,5
Do thay nước thường xuyên nên giá trị pH tương đối ổn định, không có biến
động lớn giữa sáng chiều và nằm trong khoảng pH thích hợp đảm bảo quá trình lọc
thức ăn bình thường của hầu. Trong khi đó, nhiệt độ giao động rất lớn trong ngày
cũng như giữa các ngày với nhau, thậm chí có ngày chênh lệch nhiệt độ giữa sáng
và chiều lên tới 40C. Điều này cũng dễ hiểu, khi thời điểm tiến hành thí nghiệm là
mùa hè nhiệt độ không khí rất cao, dụng cụ thí nghiệm lại là các xô nhựa có thể
tích nhỏ (10L). Tuy nhiên, nhiệt độ này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự
tăng trưởng của hầu, nên không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu.
2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội
Thái Bình Dương (C.gigas):
Hầu giống trước khi thí nghiệm được nuôi ở độ mặn 30 – 330/00. Khi đưa
vào thí nghiệm, hầu được bố trí vào các độ mặn khác nhau. Để tránh gây sốc cho
hầu khi thay đổi độ mặn đột ngột, thì phải hạ độ mặn dần: Hầu thí nghiệm được bố
trí vào các xô ở độ mặn ban đầu, cấp nước ngọt từ từ vào các lô thí nghiệm cho đến
42
khi đạt độ mặn yêu cầu, thời gian hạ độ mặn là 2 ngày, thời gian thí nghiệm được
tính sau khi đã hạ xong độ mặn. Thời gian thí nghiệm là 50 ngày, mật độ nuôi là 6
con/L.
Sau thời gian nuôi 50 ngày, ở 4 mức độ mặn, thì toàn bộ hầu đều sống, tức là
tỷ lệ sống ở tất cả các lô thí nghiệm là 100%. Điều này chứng tỏ, hầu tam bội
C.gigas có khả năng sống ở nhiều mức độ mặn khác nhau từ 15 – 30 0/00. Đây là
loài hầu rộng muối, chúng có thể sống được ở mức độ mặn 10 – 350/00.
2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều dài của hầu
giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên chiều dài của hầu giống
tam bội Thái Bình Dươngđược thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.1.
Từ bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy:Chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas) tăng dần theo thời gian nuôi và độ tuổi. Khi kết thúc thí nghiệm,
chiều dài của hầu giống lớn nhất ở độ mặn 250/00 với chiều dài trung bình
21,90 0,805 mm.
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau. (Đơn vị: mm)
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
150/00 200/00 250/00 300/00
1 1,39a 0,189 1,31a 0,143 1,46a 0,225 1,42a 0,144
10 4,35a 0,203 4,57a 0,243 4,87a 0,133 4,24a 0,163
20 7,34a 0,130 9,04b 0,132 10,32c 0,124 7,08a 0,206
30 9,15a 0,060 11,72b 0,300 13,73c 0,172 8,98a 0,105
40 12,61a 0,260 15,26b 0,484 18,06c 1,192 11,34a 0,606
50 14,62a 0,244 18,08b 0,233 21,90c 0,805 13,80a 0,544
43
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
Hình 3.1. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau.
Trong thời gian nuôi 10 ngày đầu sự khác biệt về chiều dài không rõ rệt, bỡi
vì đây là thời kỳ mới đưa vào thí nghiệm nên hầu cần phải thích nghi với độ mặn.
Sự thay đổi này càng rõ rệt hơn ở ngày nuôi thứ 11 trở đi, lúc này hầu đã thích nghi
hoàn toàn vào điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian thí nghiệm có
sự thay đổi nhiều về thời tiết, có ngày nhiệt độ quá cao nhưng có ngày nhiệt độ lại
thấp, đồng thời trời mưa về chiều tối nên làm sự thay đổi nền nhiệt trong ngày lớn.
Chính điều đã ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài của hầu bị chậm lại vào thời
gian từ ngày thí nghiệm thứ 20 – 30.
44
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô
thí nghiệm độ mặn.
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
150/00 200/00 250/00 300/00
10 0,296ab 0,0211 0,326b 0,0112 0,341b 0,0060 0,282a 0,0215
20 0,299a 0,0243 0,447b 0,0151 0,545c 0,0085 0,284a 0,0294
30 0,181a 0,0267 0,268ab 0,0214 0,341b 0,0142 0,188a 0,0272
40 0,346b 0,0314 0,354b 0,0250 0,433c 0,0113 0,236a 0,0317
50 0,201a 0,0354 0,282b 0,0245 0,384c 0,0217 0,246ab 0,0358
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều dài
(mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ mặn.
Từ bảng 3.3 và hình 3.2, cho thấy sự khác nhau rõ rệt về tốc độ tăng trưởng
về chiều dài ở các nghiệm thức.Sau thời gian thí nghiệm, hầu giống nuôi ở mức độ
mặn 250/00 có kích thước lớn hơn tất cả các nghiệm thức còn lại. Sự sinh trưởng
45
này giảm dần ở các nghiệm thức 200/00 với chiều dài trung bình 18,08 0,233 tăng
16,77 mm so với ban đầu, thấp nhất ở nghiệm thức 150/00, 300/00với chiều dài trung
bình lần lượt 14,62 0,244mm, 13,80 0,544 mm, tăng 12,23 mm và 12,38 mm so
với ban đầu. Hầu giống ở các thí nghiệm 150/00 và 300/00 có tốc độ tăng trưởng về
chiều dài là trung bình và tương đương nhau. Trong khi đó, ở nghiệm thức 250/00 có
tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều, với kích thước sau thời gian thí nghiệm là
21,90 0,805 mm, tăng 20,44mm so với ban đầu.
2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều cao của hầu
giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):
Bảng 3.4. Sự tăng trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau. (Đơn vị: mm)
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
150/00 200/00 250/00 300/00
1 2,15a 0,150 2,01a 0,010 2,08a 0,080 2,13a 0,119
10 5,78a 0,302 6,97b 0,163 7,70c 0,161 5,53a 0,254
20 9,57a 0,219 12,10b 0,132 14,11c 0,232 9,47a 0,464
30 14,64a 0,192 17,35b 0,204 19,62c 0,228 14,38a 0,483
40 15,72a 0,300 19,71b 0,259 24,73c 0,754 15,39a 0,419
50 17,13a 0,326 22,38b 0,159 26,00c 0,170 17,04a 0,357
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
46
H
ình 3.3. Sự thay đổi chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau.
Trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm, kích thước của hầu giống luôn có
sự thay đổi cả về chiều dài và chiều cao. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của độ
mặn đến chiều cao của hầu giống được thểhiện ở bảng 3.4 và hình 3.3. Qua đó thể
hiện rõ, sau thời gian thí nghiệm, ở lô 250/00 hầu giống đạt kích thước về chiều cao
26,00 0,170 mm và đây cũng là kích thước lớn nhất. Kích thước này giảm đi ở độ
mặn 200/00 (22,38 0,159 mm). Ở độ mặn 150/00 và 300/00 có kích thước gần như
tương đương nhau (17,13 0,326 mm và 17,04 0,357mm) đạt kích thước nhỏ nhất
trong các lô thí nghiệm.
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô
thí nghiệm độ mặn.
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
150/00 200/00 250/00 300/00
10 0,363a 0,0281 0,496b 0,0122 0,562c 0,0081 0,343a 0,0295
20 0,379a 0,0283 0,513b 0,0131 0,641c 0,0083 0,374a 0,0391
30 0,507a 0,0290 0,524ab 0,0171 0,551b 0,0090 0,491a 0,0332
40 0,115a 0,0353 0,236b 0,0221 0,511c 0,0103 0,101a 0,0392
50 0,141a 0,0354 0,267b 0,0245 0,372c 0,0217 0,162a 0,0378
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
47
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều cao
(mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ mặn.
Cũng giống như chiều dài, chiều cao cũng có sự tăng trưởng khác nhau giữa
các lô thí nghiệm. Thông qua bảng 3.5, hình 3.4, hầu giống ở lô thí nghiệm mức độ
mặn 150/00 và 300/00 có tốc độ tăng trưởng về chiều cao (bình quân 50 ngày là
0,301 mm và 0,294 mm) gần như giống nhau, đồng thời đây cũng là 2 lô có tốc độ
tăng trưởng thấp nhất trong 4 lô thí nghiệm. Với lô thí nghiệm ở độ mặn 250/00, đây
là lô có tốc độ tăng trưởng về chiều cao lớn nhất với giá trị trung bình 0,527 mm
(bình quân 50 ngày thí nghiệm).
Những kết quả trên cho thấy, hầu nuôi ở độ mặn 20 – 250/00 có sự sinh
trưởng tốt hơn 2 lô thí nghiệm còn lại là 150/00 và 300/00. Tuy nhiên, hầu sinh
trưởng tốt nhất vẫn là nuôi ở độ mặn 250/00, lô này đạt kích thước về chiều dài và
chiều cao là lớn nhất.
3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội
Thái Bình Dương (C.gigas):
Cũng như lô thí nghiệm về độ mặn, hầu đưa vào thí nghiệm phải chọn con
có kích thước tương đối đều nhau và cũng tiến hành hạ độ mặn như trên. Hầu thí
nghiệm được nuôi ở mức độ mặn 250/00.
48
3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của hầu giống tam bội
Thái Bình Dương (C.gigas):
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều dài của hầu
giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):
Bảng 3.6. Sự tăng trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau. (Đơn vị: mm)
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L
1 1,19a 0,100 1,39a 0,140 1,16a 0,070 1,29a 0,169
10 6,14c 0,065 5,23b 0,130 4,46a 0,274 4,11a 0,279
20 11,49c 0,154 8,36b 0,244 6,31a 0,338 5,06a 0,437
30 18,52d 0,147 12,58c 0,293 8,92b 0,395 6,97a 0,452
40 25,01d 0,161 18,80c 0,261 11,86b 0,307 8,94a 0,363
50 28,53d 0,182 19,49c 0,306 13,60b 0,331 11,15a 0,455
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
Hình 3.5. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau.
49
Qua bảng 3.6 và hình 3.5: Chiều dài của hầu giống nuôi ở mật độ 3 con/L
đạt kích thước lớn nhất 28,53 0,182 mm và thấp dần ở mật độnuôi cao hơn. Càng
về sau, sự khác biệt này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Đặc biệt, khi hầu giống
chuyểnsang ngày nuôi thứ 11 trở về sau, chiều dài của hầu giống đạt kích thước
lớn nhất ở mật độ nuôi 3 con/L và 6 con/L (19,49 0,306 mm), giảm dần ở mật
độnuôi 9 con/L và 12 con/L với chiều dài lần lượt 13,60 0,311mm,
11,15 0,455mm.
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô
thí nghiệm mật độ.
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L
10 0,495c 0,0132 0,384b 0,0172 0,329ab 0,0281 0,280a 0,0295
20 0,535c 0,0183 0,313b 0,0231 0,185ab 0,0313 0,100a 0,0391
30 0,703c 0,0150 0,422b 0,0301 0,261ab 0,0329 0,200a 0,0432
40 0,624c 0,0153 0,332b 0,0221 0,291a 0,0326 0,189a 0,0392
50 0,516c 0,0204 0,467b 0,0245 0,272a 0,0317 0,262a 0,0378
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều dài
(mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.
50
Hầu giống càng lớn,nhu cầu về dinh dưỡng, không gian sống, lượng chất
thải của hầu giống càng tăng. Sự cạnh tranh của hầu giống diễn ra mạnh mẽ hơn.
Do đó, ở mật độ nuôi thấp (3 và6 con/L), tốc độ tăng trưởng về chiều dàicủa hầu
giống lớn hơn sovới chúng được nuôi ở những mật độ cao (9và12 con/L).
Điều này cho thấy:Ở mật độ nuôi từ 3 – 6 con/L, chiều dài hầu giống không
có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)nhưng khác nhau có ý nghĩa
thống kê so với mật độ 9 – 12 con/L (P < 0,05). Vậy, trong ương nuôi hầu giống,
mật độ ương nuôi 3 – 6 con/L là hiệu quả nhất.
3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều cao của hầu
giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):
Bảng 3.8. Sự tăng trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau. (Đơn vị: mm)
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L
1 2,19a 0,135 2,07a 0,152 2,08a 0,184 2,17a 0,104
10 10,16c 0,080 7,94b 0,156 5,45a 0,341 4,90a 0,282
20 17,91c 0,135 12,51b 0,253 8,70a 0,301 6,17a 0,337
30 24,16c 0,103 17,93b 0,185 11,58a 0,266 8,23a 0,330
40 28,47c 0,108 24,73b 0,254 14,77a 0,317 11,22a 0,403
50 34,25d 0,144 25,67c 0,254 17,33b 0,291 13,49a 0,345
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
51
Hình 3.7. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau.
Bảng 3.8 và hình 3.7 cho thấy chiều cao của hầu giống tam bội tăng dần theo
ngày nuôi, độ tuổi của chúng. Chiều caocủa hầu giống ở mật độ nuôi 3 con/L và 6
con/L là cao nhất (33,92 0,244 mm và 27,67 0,254 mm). Trong khi đó, hầu
giống nuôi ở mật độ cao hơn 9và12 con/L đạt kích thước nhỏ hơn nhiều
(18,03b 0,091 mm và 14,83 0,245 mm). Đồng thời, ở mật độ nuôi thấp, hầu
giống có sự đồng đều về kích thước. Ngược lại, ởmật độ nuôi cao (9 – 12 con/L),
hầu giống trong cùng một mật độ nuôi có sự khác nhau về kích thước. Mật độ nuôi
càng cao, sự cạnh tranh về môitrường sống, chất dinh dưỡng… diễn ra càng mạnh
mẽ làm cho hầu giống có sự khác nhau về kích thước.
52
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng (DGR) bình quân ngày về chiều cao
(mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L
10 0,796c 0,0151 0,584b 0,0179 0,334a 0,0287 0,276a 0,0295
20 0,775d 0,0203 0,464c 0,0262 0,391b 0,0381 0,117a 0,0391
30 0,625b 0,0154 0,542b 0,0204 0,292a 0,0338 0,205a 0,0435
40 0,531c 0,0157 0,418b 0,0217 0,299ab 0,0390 0,219a 0,0452
50 0,579c 0,0270 0,356b 0,0242 0,227a 0,0307 0,221a 0,0363
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng bình (DGR) quân ngày về chiều cao
(mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.
Từ bảng 3.9 và hình 3.8, tốc độ tăng trưởng về chiều cao có sự khác biệt
giữa các lô thí nghiệm. Trong đó, hai lô thí nghiệm ở mật độ 3 con/L và 6 con/L
(10 ngày cuối là: 0,579 0,0270 mm/ngày và 0,356 0,0242 mm/ngày) có tốc độ
53
tăng trưởng cao hơn hai lô 9 con/L và 12 con/L ( 10 ngày cuối: 0,227 0,0307
mm/ngày và 0,221 0,0363 mm/ngày).
Kết quả kiểm định thống kê cho thấy ở nghiệm thức 1 và 2, hầu giống có
chiều cao lớn hơn có ýnghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức 3 và 4 (P <
0,05).Vậy, mật độ ương nuôi 3 – 6 con/L là mật độ tốt nhất để ương nuôi hầu
giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas).
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của hầu giống tam
bội Thái Bình Dương (C.gigas):
Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) ở
các mật độ ương nuôi khác nhau.
Thời gian
thí nghiệm
(ngày)
Tỷ lệ sống (%)
3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L
25 100b 0,000 99,44b 0,052 97,03a 0,284 95,55a 0,504
50 100b 0,000 98,89b 0,056 92,96a 0,341 82,50a 0,682
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b,
c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).
Hình 3.9. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) ở
các ở những mật độ khác nhau.
54
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của hầu
giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) được biểu diễn ở bảng 3.10 và hình 3.9.
Bảng 3.10 và hình 3.9 cho thấy mật độ ương nuôi hầu giống khác nhau thì tỷ
lệ sống khác nhau. Hầu giống nuôi ở mật độ 12 con/L khi kết thúc thời gian thí
nghiệm có tỷ lệ sống thấp nhất82,50 0,682%. Ở mật độ 3 con/L và 6 con/L có tỷ
lệ sống của hầu giống cao nhất 100 0,000 % và 98,89 0,056 %.Tỷ lệ sống
giảmdần khi mật độ nuôi càng cao và có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê
giữa các mật độ nuôi khácnhau (P < 0,05).
Những kết quả trên cho thấy:Hầu giống được nuôi với mật độ 3 con/L có
kích thước về chiềucao, chiều dài lớn nhất, tỷ lệ sống cao nhất.
55
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận:
Hầu giống tam bội Crassostrea gigas là loài rộng muối. Chúng có thể sống
bình thường trong khoảng độ mặn 10 – 350/00, nhưng chúng chỉ đạt tốc độ sinh
trưởng tốt nhất, đồng đều nhất khi nuôi ở độ mặn từ 20 – 250/00 với tốc độ tăng
trưởng bình quân (DGR) trong 50 ngày thí nghiệm tương đối cao (16,77 – 20,44
mm về chiều dài và 20,37 – 23,92 mm về chiều cao). Tuy nghiên, chúng sinh
trưởng tốt hơn hết là ở độ mặn 250/00. Kết thúc thời gian thí nghiệm tất cả các lô thí
nghiệm về độ mặn đều đạt tỷ lệ sống 100%.
Mật độ ương nuôi hầu giống tam bội Crassostrea gigas trong lô thí nghiệm
3 con/L và 6 con/L đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất ( kích thước bình quân sau 50
ngày thí nghiệm lần lược là: 33,92 0,244 mm, 27,67 0,254 mm về chiều cao và
28,53 0,182 mm, 19,49 0,306 mm về chiều dài). Với mật độ nuôi 3 con/L thì hầu
giống đạt tỷ lệ sống sau 50 ngày thí nghiệm cao nhất (100%).
2. Đề xuất ý kiến:
- Nên ương nuôi hầu giống tam bội Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) ở
những vùng có độ mặn 20 – 250/00 để có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
- Mật độ ương nuôi thích hợp nhất là từ 3 – 6 con/L, với khoảng mật độ này
thì kết quả sinh trưởng sẽ tốt nhất và tỷ lệ sống cao nhất.
- Cần nghiên cứu thêm các thí nghiệm về: ảnh hưởng thức ăn, nhiệt độ,…để
hoàn thiện hơn quy trình ương nuôi hầu giống tam bội loài Crassostrea gigas.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Mai Anh (2009), “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và độ mặn
đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas Thunberg, 1793) từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn
điểm mắt.”. Đồ án tôt nghiệp đại học.
2. Võ Thị Quế Chi (2010), “Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của hầu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata
Lamarck, 1819)”. Đồ án tốt nghiệp đại học.
3. Phùng Bảy (2007), “Thử nghiệm sản xuất giống hầu Sdney (Crassostrea
glomerata Gould, 1850)”, tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật
thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang 357 – 365.
4. Phùng Bảy, Tôn Nữ Mỹ Nga, Lê Thị Út Năm, “Ảnh hưởng của mật độ
nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha
(Crassostrea angulata Lamarck, 1819)”. Tạp chí khoa học – Công nghệ
thủy sản số 3/2010.
5. Ngô Anh Tuấn (2009), “Bài giảng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động
vật thân mềm”, Trường Đạihọc Nha Trang.
6. Ngô Anh Tuấn (2005), “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản
xuất giống nhân tạo điệp seo (Comptoppallium Linnaeus, 1758)”. Luận
án tiến sĩ nông nghiệp.
7. Cao Văn Viện và Nguyễn Tác An (2006), “Lấy giống hầu Crassostrea và
phát triển nuôi hầu sữa C. lugubris thương phẩm ở đầm Nha Phu –
Khánh Hòa”. Tuyển tập nghiên cứu biển (XV), trang 201 – 209.
8. Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh (2005), “Hiện trạng nghề nuôi hầu ở
miền Nam hiện nay và những định hướngphát triển bền vững trong tương
lai”, Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc
lần thứ tư, NXB Nông Nghiệp, trang 304 – 314.
9. Hoàng Thị Bích Đào (2005), “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm
sản xuất giống nhân tạo sòhuyết”, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường
Đại học Nha Trang, 150 trang.
10.
huong-di-trien-vong.html.
57
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân tich ANOVA chiều dài vỏ hầu giống tam bội Thái Bình Dương
trong thí nghiệm độ mặn ở ngày 50.
Oneway
[DataSet0]
Descriptives
chieudai5.5
N Mean
Std.
Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for
Mean
Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound
15ppt 3 16.9300 .85159 .49166 14.8145 19.0455 16.11 17.81
20ppt 3 20.4167 .51598 .29790 19.1349 21.6984 20.02 21.00
25ppt 3 22.9333 .68923 .39793 21.2212 24.6455 22.17 23.51
30ppt 3 16.2400 .94144 .54354 13.9013 18.5787 15.33 17.21
Total 12 19.1300 2.90211 .83777 17.2861 20.9739 15.33 23.51
Test of Homogeneity of Variances
chieudai5.5
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.250 3 8 .859
ANOVA
chieudai5.5
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 87.939 3 29.313 49.836 .000
Within Groups 4.706 8 .588
Total 92.644 11
58
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent Variable:chieudai5.5
(I)
nghiemt
h
(J)
nghiemt
h
Mean Difference
(I-J) Std. Error Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
LSD 15ppt 20ppt -3.48667* .62620 .001 -4.9307 -2.0426
25ppt -6.00333* .62620 .000 -7.4474 -4.5593
30ppt .69000 .62620 .303 -.7540 2.1340
20ppt 15ppt 3.48667* .62620 .001 2.0426 4.9307
25ppt -2.51667* .62620 .004 -3.9607 -1.0726
30ppt 4.17667* .62620 .000 2.7326 5.6207
25ppt 15ppt 6.00333* .62620 .000 4.5593 7.4474
20ppt 2.51667* .62620 .004 1.0726 3.9607
30ppt 6.69333* .62620 .000 5.2493 8.1374
30ppt 15ppt -.69000 .62620 .303 -2.1340 .7540
20ppt -4.17667* .62620 .000 -5.6207 -2.7326
25ppt -6.69333* .62620 .000 -8.1374 -5.2493
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Homogeneous Subsets
chieudai5.5
nghiemt
h N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3
Duncana 30ppt 3 16.2400
15ppt 3 16.9300
20ppt 3 20.4167
25ppt 3 22.9333
Sig. .303 1.000 1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
59
chieudai5.5
nghiemt
h N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3
Duncana 30ppt 3 16.2400
15ppt 3 16.9300
20ppt 3 20.4167
25ppt 3 22.9333
Sig. .303 1.000 1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
Phụ lục 2 : Phân tich ANOVA chiều cao vỏ hầu giống tam bội Thái Bình Dương
trong thí nghiệm độ mặn ở ngày 50.
Oneway
[DataSet0]
Descriptives
chieucao5.5
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for
Mean
Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound
15ppt 3 17.7967 .53426 .30845 16.4695 19.1238 17.18 18.12
20ppt 3 23.2833 .44411 .25641 22.1801 24.3866 22.78 23.62
25ppt 3 27.6700 .44000 .25403 26.5770 28.7630 27.23 28.11
30 3 17.7100 .61830 .35698 16.1740 19.2460 17.00 18.13
Total 12 21.6150 4.36871 1.26114 18.8393 24.3907 17.00 28.11
Test of Homogeneity of Variances
chieucao5.5
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.448 3 8 .726
ANOVA
60
chieucao5.5
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 207.825 3 69.275 261.769 .000
Within Groups 2.117 8 .265
Total 209.942 11
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent Variable:chieucao5.5
(I)
nghiemth
(J)
nghiemth
Mean Difference
(I-J) Std. Error Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
LSD 15ppt 20ppt -5.48667* .42003 .000 -6.4553 -4.5181
25ppt -9.87333* .42003 .000 -10.8419 -8.9047
30 .08667 .42003 .842 -.8819 1.0553
20ppt 15ppt 5.48667* .42003 .000 4.5181 6.4553
25ppt -4.38667* .42003 .000 -5.3553 -3.4181
30 5.57333* .42003 .000 4.6047 6.5419
25ppt 15ppt 9.87333* .42003 .000 8.9047 10.8419
20ppt 4.38667* .42003 .000 3.4181 5.3553
30 9.96000* .42003 .000 8.9914 10.9286
30 15ppt -.08667 .42003 .842 -1.0553 .8819
20ppt -5.57333* .42003 .000 -6.5419 -4.6047
25ppt -9.96000* .42003 .000 -10.9286 -8.9914
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Homogeneous Subsets
chieucao5.5
nghiemth N Subset for alpha = 0.05
61
1 2 3
Duncana 30 3 17.7100
15ppt 3 17.7967
20ppt 3 23.2833
25ppt 3 27.6700
Sig. .842 1.000 1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
Phụ lục 3 : Phân tich ANOVA chiều dài vỏ hầu giống tam bội Thái Bình Dương
trong thí nghiệm mật độ ở ngày 50.
Oneway
[DataSet0]
Descriptives
chieudai5.5
N Mean
Std.
Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for
Mean Minim
um Maximum Lower Bound Upper Bound
3 con/L 3 28.8333 .31501 .18187 28.0508 29.6159 28.47 29.03
6 con/L 3 20.4900 .53019 .30610 19.1729 21.8071 20.14 21.10
9 con/L 3 14.6033 .36501 .21074 13.6966 15.5101 14.34 15.02
12 con/L 3 11.8167 .26839 .15496 11.1499 12.4834 11.61 12.12
Total 12 18.9358 6.81348 1.96688 14.6068 23.2649 11.61 29.03
Test of Homogeneity of Variances
chieudai5.5
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.298 3 8 .340
ANOVA
62
chieudai5.5
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 509.487 3 169.829 1.160E3 .000
Within Groups 1.171 8 .146
Total 510.658 11
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent Variable:chieudai5.5
(I) nghiemth (J) nghiemth
Mean Difference
(I-J) Std. Error Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
LSD 3 con/L 6 con/L 8.34333* .31241 .000 7.6229 9.0638
9 con/L 14.23000* .31241 .000 13.5096 14.9504
12 con/L 17.01667* .31241 .000 16.2962 17.7371
6 con/L 3 con/L -8.34333* .31241 .000 -9.0638 -7.6229
9 con/L 5.88667* .31241 .000 5.1662 6.6071
12 con/L 8.67333* .31241 .000 7.9529 9.3938
9 con/L 3 con/L -14.23000* .31241 .000 -14.9504 -13.5096
6 con/L -5.88667* .31241 .000 -6.6071 -5.1662
12 con/L 2.78667* .31241 .000 2.0662 3.5071
12 con/L 3 con/L -17.01667* .31241 .000 -17.7371 -16.2962
6 con/L -8.67333* .31241 .000 -9.3938 -7.9529
9 con/L -2.78667* .31241 .000 -3.5071 -2.0662
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
63
Homogeneous Subsets
chieudai5.5
nghiemth N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3 4
Duncana 12 con/L 3 11.8167
9 con/L 3 14.6033
6 con/L 3 20.4900
3 con/L 3 28.8333
Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
Phụ lục 4 : Phân tich ANOVA chiều cao vỏ hầu giống tam bội Thái Bình Dương
trong thí nghiệm mật độ ở ngày 50.
Oneway
[DataSet0]
Descriptives
chieucao5.5
N Mean
Std.
Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for Mean
Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound
3 con/L 3 33.9200 .42297 .24420 32.8693 34.9707 33.45 34.27
6 con/L 3 27.6700 .44000 .25403 26.5770 28.7630 27.23 28.11
9 con/L 3 18.0300 .15716 .09074 17.6396 18.4204 17.89 18.20
12 con/L 3 14.8267 .42442 .24504 13.7723 15.8810 14.34 15.12
Total 12 23.6117 7.94495 2.29351 18.5637 28.6596 14.34 34.27
64
Test of Homogeneity of Variances
chieucao5.5
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.957 3 8 .459
ANOVA
chieucao5.5
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 693.189 3 231.063 1.601E3 .000
Within Groups 1.155 8 .144
Total 694.344 11
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent Variable:chieucao5.5
(I) nghiemth (J) nghiemth
Mean Difference
(I-J) Std. Error Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
LSD 3 con/L 6 con/L 6.25000* .31020 .000 5.5347 6.9653
9 con/L 15.89000* .31020 .000 15.1747 16.6053
12 con/L 19.09333* .31020 .000 18.3780 19.8086
6 con/L 3 con/L -6.25000* .31020 .000 -6.9653 -5.5347
9 con/L 9.64000* .31020 .000 8.9247 10.3553
12 con/L 12.84333* .31020 .000 12.1280 13.5586
9 con/L 3 con/L -15.89000* .31020 .000 -16.6053 -15.1747
6 con/L -9.64000* .31020 .000 -10.3553 -8.9247
12 con/L 3.20333* .31020 .000 2.4880 3.9186
12 con/L 3 con/L -19.09333* .31020 .000 -19.8086 -18.3780
65
6 con/L -12.84333* .31020 .000 -13.5586 -12.1280
9 con/L -3.20333* .31020 .000 -3.9186 -2.4880
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Homogeneous Subsets
chieucao5.5
nghiemth N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3 4
Duncana 12 con/L 3 14.8267
9 con/L 3 18.0300
6 con/L 3 27.6700
3 con/L 3 33.9200
Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Anh huong cua mat do den sinh truong.pdf