Ảnh hưởng của horomon 17-Α-methyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán

Kết quả trên cá rô phi được tiến hành tại viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (1994) với phương pháp cho ăn là 95 -99% tỷ lệ đực, tỷ lệ sống của cá con sau khi xử lý hormone là 72.2% (Phạm Thanh Liêm & ctv trích dẫn, 2007) và kết quả trên cá rô phi với phương pháp ngâm là 81 .1-81.6% tỷ lệ đực, tỷ lệ sống của cá trong giai đoạn xử lý hormone là 74-84%, cả 2 phương pháp thì kết quả trên cá rô phi đều thấp hơn so với cá la hán, phương pháp cho ăn trên cá la hán đạt tỷ lệ đực là 100%, tỷ lệ sống của cá sau xử lý hormone là 88.15%, phương pháp ngâm tỷ lệ đực đạt 100%, tỷ lệ sống của cá sau xử lý hormone là 93.33%.

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4030 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của horomon 17-Α-methyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cá 82 ngày tuổi..............................27 Hình 5: Trọng lượng trung bình của cá 82 ngày tuổi .........................27 Hình 6: Hệ số tăng trưởng của cá ......................................................28 Hình 7: Tỷ lệ đực .............................................................................29 Hình 8: Tỷ lệ sống của cá..................................................................30 Hình 9: Cá 72 ngày tuổi ....................................................................30 Hình 10: Chiều dài trung bình của cá 72 ngày tuổi ............................31 Hình 11: Trọng lượng trung bình của cá 72 ngày tuổi .......................30 Hình 12: Hệ số tăng trưởng của cá ....................................................32 Hình 13: Tỷ lệ đực ............................................................................32 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MT: 17--methyltestosteron NT: nghiệm thức ĐC: đối chứng 10 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước và thế giới, nhu cầu chơi cá cảnh của con người cũng ngày một tăng lên. Chơi cá cảnh đang trở thành một phong trào thời thượng, niềm đam mê đối với nhiều người, từ giới đại gia cho đến giới bình dân với lắm chuyện bi, hài với những bí mật bất ngờ phía sau thú chơi tao nhã này. Người ta có thể bỏ ra vài chục ngàn đồng cho đến vài chục ngàn USD hoặc cả một gia tài của đời người chỉ để săn lùng, sở hữu cho kỳ được một con cá cảnh vừa ý. Họ cũng sẵn sàng bỏ thời gian, tiền bạc đầu tư lo lắng chú cá cảnh của mình. Việt Nam là nước có ưu thế về khí hậu, tạo điều kiện thích hợp về nghệ thuật và kỹ thuật nuôi cá cảnh, mặt khác là nước nằm ở khu vực Đông Nam Á là một trong 3 vùng nuôi cá cảnh nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, từ sự di nhập của nhiều giống cá nước ngoài đẹp và quí hiếm đã đưa nghề cá cảnh nước ta trở thành nghề đặc trưng, ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại. Trong đó các thành phố lớn như: Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… là nơi có số người nuôi và kinh doanh cá cảnh nhiều nhất . Cá La Hán là giống cá kiểng hoàn toàn mới lạ do công phu của một số nghệ nhân cá kiểng tài hoa lai tạo. Vào những năm cuối thế kỷ thứ 20, cá la hán đã thực sự gây nên cơn sốt trên khắp thị trường cá cảnh thế giới, vượt xa những giống cá kiểng khác đã từng góp mặt từ trước đến nay. Đa số người chơi cá la hán chỉ thích chọn cho được cá đực mà nuôi, cá đực vừa to, vừa khỏe, tính khí lại hung hăng, năng động hơn cá cái nhiều lần nên khi nhìn ngắm thấy sướng con mắt. Ngay con cá la hán đực từ màu sắc đến hình dạng cũng đẹp gấp nhiều lần cá cái. Chính vì vậy, vấn đề sản xuất giống cá la hán đơn tính đực đang được chú ý nghiên cứu nhằm bước đầu thỏa mãn nhu cầu chơi cá kiểng của các nghệ nhân. Nếu không có sự tác động của con người thì tỷ lệ giới tính của một đàn cá được sinh ra là 1:1, khi chuyển được 50% cá đực thành cá cái hoặc thấp hơn đi nữa thì cũng đã góp phần tăng thêm sự thích thú của các nghệ nhân và tăng thêm thu nhập cho người nuôi. Một trong những phương pháp đơn giản để tác động đến sự hình thành giới tính của cá là dùng hormone sinh dục tác động vào cá trong giai đoạn cá chưa có sự biệt hóa giới tính. Tuy nhiên, việc sử dụng hormone 17α-methyltestosteron để sản xuất cá la hán đơn tính chưa được nghiên cứu vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của hormone 17α- methyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán” được thực hiện nhằm bước đầu khảo sát ảnh hưởng của hormone 17α-methyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán. 11 Mục tiêu Khảo sát ảnh hưởng của hormon 17α-methyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của hormon 17α-methyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán. So sánh hiệu quả của hai phương pháp sử dụng hormon 17α- methyltestosteron để sản xuất cá la hán đơn tính. 12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình phát triển nghề cá cảnh Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á là một trong 3 vùng nuôi cá cảnh nổi tiếng trên thế giới, sự di nhập của nhiều giống cá nước ngoài đẹp và quí hiếm đã đưa nghề cá cảnh nước ta trở thành nghề đặc trưng mấy chục năm qua. Năm qua, xuất khẩu cá cảnh đạt khoảng 3 triệu USD (trong đó có một phần là cá cảnh biển) sang châu Âu, Mỹ, Nhật và các nước khu vực châu Á để tái xuất đi các thị trường khác. So với các nước trong khu vực như HongKong, Singapo, Đài Loan, Philippine, Thái Lan, Inđônêxia,…thì lãnh vực xuất khẩu cá cảnh Việt Nam còn rất nhỏ. Từ trước năm 1975, Hồ Chí Minh đã từng xuất khẩu một vài lô cá đi châu Âu nhưng đã thất bại do kỹ thuật chưa đạt, cá đến nơi chết trên 50% có khi 100%. Năm 1985, sau khi có đường bay trực tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pháp-cùng với rau quả, trái cây tươi,… cá cảnh bắt đầu được xuất khẩu thường xuyên, hàng tuần trên máy bay AIRFRANCE. Cuối những năm 1980, một vài công ty của Đài Loan sang thành phố Hồ Chí Minh thành lập công ty để mua và xuất khẩu cá cảnh, song chỉ một thời gian ngắn họ đã về nước vì kinh doanh không hiệu quả. Đầu những năm 90, bắt đầu xuất khẩu cá cảnh biển. Từ đó đến nay trải qua quá nhiều lận đận, ngành cá cảnh bắt đầu có những bước tiến rõ rệt. Năm 1995, xuất khẩu cá cảnh nước ngọt có cơ sở phát triển mạnh, chỉ trong năm 1995, dòng cá dĩa có kích thước đặc biệt lớn, màu sắc sặc sỡ được nhân ra trên 2000 con – trong đó có 1000 con đựoc xuất đi Anh Quốc, số còn lại được phân tán đi khắp nơi đến tay các nghệ nhân khác (Nguyễn Văn Lãng, 2003). Theo Bùi Minh Tâm (2008), thị trường cá cảnh thay đổi hằng năm cả về số lượng, chủng loại, thị trường và giá cả. Chẳng hạn thị trường Singapo, năm 1986 xuất khẩu 16.7 triệu USD, sang năm 1996 xuất khẩu 83 triệu USD. Nguồn cá chủ yếu là sinh sản ở trại cá cảnh và mua từ các nước khác. Ngoài ra một ít loài bắt nguồn từ tự nhiên. Thị trường xuất khẩu là Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Ở Srilanka 1990 xuất khẩu 96 triệu Rupees, sang năm 1997 xuất khẩu 472 triệu Rupees. Nguồn cá từ tự nhiên và sinh sản nhân tạo. Cá xuất đi khắp 43 nước trên thế giới chủ yếu ở Châu Âu, Mỹ, Đông Nam Á. Ở Malaysia, nghề nuôi cá cảnh bắt đầu từ những năm của thập niên 50. Theo thống kê của bộ thủy sản, năm 1950 có 18 trại, đến năm 1993 tăng lên 356 trại gồm 311 trại cá, 12 trại trồng rong, và 13 trại chuyên sản xuất thức 13 ăn tự nhiên. Xuất khẩu năm 1985 khoảng 9491.398 con và đạt giá trị 879.323 Ringgit Malaysia. Sau đó tăng lên 227790460 con và đạt giá trị 43749882 RM vào năm 1994. Các nhóm xuất khẩu chủ yếu là bảy màu, long tong, hoàng kiếm, cá rô, cá sặc và cá trơn. Cá cảnh ở Mỹ chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, chiếm khoảng 1000 triệu hàng năm. Năm 1992, Mỹ nhập khoảng 201 triệu con giá 44.7 triệu USD, trong đó cá nước ngọt chiếm 96% số lượng và giá trị 80 %. Nguồn cá nhập chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, một số ở Nam Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Châu Phi, Châu Úc. 2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất đơn tính một số loài cá 2.2.1. Trên thế giới Tại Thái Lan, Pongthana (1995, 1999) đã cho sinh sản cá mè vinh toàn cái bằng phương pháp dùng mẫu sinh nhân tạo kết hợp với việc chuyển đổi giới tính bằng hormone sinh dục. (Đặng Khánh Hồng trích dẫn) Theo Pandian (1995) (Đặng Khánh Hồng trích dẫn) thì có thể thực hiện chuyển đổi giới tính khoảng 47 loài cá bằng 31 loại hormone steroid khác nhau (16 androgen và 15 estrogen) trong đó phổ biến nhất là 17α- methyltestosteron và 17β-estradiol để đực hóa hay cái hóa bằng phương pháp cho ăn hoặc ngâm. Đối với những loài có kích thước nhỏ và đẻ trứng thuộc họ cá rô Anabantidae và cá rô phi Cichlidae cần liều thấp nhất (5-50 mg/ kg thức ăn). Nhiều tác giả các công trình sản xuất cá đơn tính bằng các hormone sinh dục có nhận xét chung rằng: khi dùng liều càng cao thì tỷ lệ sống cá được xử lý càng thấp. Một hiện tượng có vẻ nghịch lý là khi dùng các hormone sinh dục đực có khả năng thơm hóa (aromatizable) chẳng hạn stetosteron thì hiệu quả đực hóa của thuốc chỉ tăng cùng với sự tăng của liều xử lý đến một giá trị nhất định, vượt quá nó thì sự tăng liều thuốc đực hóa làm cho tỷ lệ cái tăng lên. (Pandian và Varadaraj, 1990 - Đặng Khánh Hồng trích dẫn, 2006). Hiện nay, phương pháp để tạo ra toàn cái hoặc toàn đực được sử dụng cho khoảng 35 giống khác nhau bao gồm: các họ cá hồi (Salmonids), cá chép (Cyprinids), cá bảy màu (Poecilids), cá rô phi (Cichlids), cá sặc (Gouramies) và nhóm cá lưỡi trâu (Flatfishes). Cái hóa bằng phương pháp gián tiếp rất được chú trọng vì những cá đưa ra nuôi thành cá thịt đã được chuyển giới tính mà không bao giờ tiếp xúc với steroid (Piferrer, 2001 Đặng Khánh Hồng trích dẫn, 2006). 14 2.2.2. Trong nước Sách “một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá” của Nguyễn Tường Anh (1999a) trình bày nguyên lý ứng dụng hormone sinh dục trong di truyền học thực nghiệm cá giới tính và kiểm soát giới tính ở cá (Đặng Khánh Hồng, 2006). Ngoài ra, còn có những công trình sản xuất cá đơn tính thành công trên cá rô phi (Nguyễn Dương Dũng và ctv, 1998), cá bảy màu (Lê Thị Bình, 1998, Lâm Minh Trí, 1998), cá Xiêm (Trịnh Quốc Trọng, 1998) (tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản 29 – 30/9/1998, viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Bắc Ninh, 2000, Đặng Khánh Hồng trích dẫn, 2006). Khoa Thủy sản Đại học Nông lâm đã nghiên cứu và chuyển giao thành công cho nhiều địa phương qui trình sản xuất cá rô phi toàn đực với liều hormone MT cho ăn là 60 mg/kg thức ăn, đạt tỷ lệ đực trên 95%, ăn liên tục trong 3 tuần tuổi. Công nghệ này chuyển giao cho tỉnh Kiên Giang năm 2002 (Đặng Khánh Hồng, 2006). Như vậy, sử dụng hormone hiện nay trong ngành thủy sản trong và ngoài nước đang phổ biến và là hướng tích cực mang lại nhiều hiệu quả. 2.3. Đặc điểm sinh học của cá la hán 2.3.1. Tên cá la hán Tên tiếng Anh : Flower Horn (Đoàn Đạt, 2007) Tên tiếng Hoa : Lua Han hay Hua Lua han (Đoàn Đạt, 2007) Tên Việt Nam : la hán hay Hoa la hán 2.3.2. Nguồn gốc cá la hán Cá la hán không sống trong hoang dã, chúng là giống cá lai do những nhà chăn nuôi Malaysia lai tạo trong những năm cuối thế kỷ 20. Có bao nhiêu loài để tạo nên cá la hán thì vẫn chưa rõ nhưng chắc chắn chúng là con lai của một số loài cá Nam Mỹ khác nhau thuộc họ Cichlid (Vương Trung Hiếu, 2007). Về sau, những nhà chăn nuôi Malaysia đã tìm cách tạo ra khá nhiều loài cá la hán. Một giả thiết đáng tin cậy khác cho rằng dòng cá la hán thứ hai là kết quả lai tạo chọn lọc của một số giống cá Nam Mỹ khác nhau và có khả năng là sự kết hợp giữa loài Trimac Cichlid (Amhilophous trimaculatus), Midas cichlid (Amphilophus citrinellum), Red Devil cichlid (Amphilophus labiatum), Cichlasoma festae, Tingang blood parrot và những loài khác. 15 Nhưng hiện nay, nhiều loài cá la hán chất lượng tốt hơn đã được lai tạo. Chúng xuất phát từ những dòng khác nhau như Golden Flower Horn (aka KamFa), Golden Merary và Coronation Link …(Vương Trung Hiếu, 2007). Hiện nay, cá có mặt hầu hết trên thế giới nhưng đặc biệt là ở Malaysia quê hương của cá La hán , ở Trung Quốc và Thái Lan. 2.3.3. Hình thái Hình 1: Hình thái bên ngoài cá la hán Theo Vương Trung Hiếu (2007), la hán có thân hình cân đối, gồm có các dạng như hình vuông, hình chữ nhật, hơi tròn, thuôn và có độ ngắn dài khác nhau. Đầu gù có bướu gáy, thông thường con đực có đầu gù lớn hơn con cái. Mõm ngắn hoặc dài tùy loài, phần trên và phần dưới mõm dài bằng nhau, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Mắt có màu vàng, đỏ, trắng, tím…nằm ở viền ngoài của mắt. Thân có hoa văn thường có màu đen, thường có một hoặc hai hàng hoa văn ở hai bên thân cá. Cơ thể mập dầy, trên cơ thể có pha trộn nhiều màu sắc. 2.3.4. Sinh trưởng Theo Việt Chương và Phúc Quyên (2007) cá la hán có thể đạt chiều dài theo từng giai đoạn như sau: - Cá la hán con mới nở có chiều dài 1 mm. - Sau khi nở được 2 tháng chiều dài đạt 30 mm, ở giai đoạn này cá chỉ mới lộ ra đặc điểm của giống nòi nhưng cũng khó để nhận ra. - Từ tháng thứ 4 – 5 sau nở cá khoảng 10 – 15 cm, nhiều con đã đến tuổi trưởng thành, có thể phân biệt đực cái, xấu đẹp, có con đã động dục, hiếu chiến do đó ở giai đoạn này cá thường được tách ra để nuôi riêng mỗi con một bể. - Cá từ 5 tháng tuổi đến khi trưởng thành: ở độ tuổi này cá la hán có chiều dài khoảng 150 – 600 mm. Giai đoạn này cá đực có màu sắc đặc trưng hơn cá cái, các vây cũng dài hơn. 16 2.3.5. Dinh dưỡng Theo Vương Trung Hiếu (2007), cá la hán là loài cá dữ thích ăn động vật sống như cá chép nhỏ, cá bảy màu, tép…kích thước con mồi nhỏ làm giảm sự lo lắng và đem lại cảm giác an toàn cho cá. Thức ăn là chất dinh dưỡng hàng ngày cấu thành nên cơ thể và điều tiết các hoạt động trong cơ thể. Chất dinh dưỡng cần thiết cho cá bao gồm các chất như protein, chất béo…Trong đó protein là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy các nguồn thức ăn khác nhau nhưng có cùng điểm chung cho cá là sinh trưởng, tạo màu và kháng bệnh. Nhu cầu về thức ăn của cá la hán rất khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển. Một chế độ cho ăn phù hợp không những giúp cá khỏe mạnh, phát triển tốt mà còn cải thiện được màu sắc. Thức ăn được chia làm hai dạng: thức ăn viên và thức ăn tự nhiên. 2.3.6. Sinh sản Thời kì phát dục: khi đạt khoảng 10 – 12 tháng tuổi cá la hán sẽ phát dục và sinh sản lần đầu đôi khi có những con phát dục sớm hơn. Dấu hiệu nhận biết cá mái sắp bước vào thời kì sinh sản là bỏ ăn hoặc ăn ít, cơ thể xuất hiện những sọc đen thẳng đứng, trong khi đó con cái tiến hành dọn sạch một góc bể bằng miệng, lúc này gai sinh dục cũng lòi ra và có hình chữ U, còn cá đực khi tham gia sinh sản thì màu sắc trở nên sặc sở, gai sinh dục lòi ra hình chữ V (Việt Chương và Phúc Quyên, 2007). Thời gian tái phát dục của cá phụ thuộc vào chất lượng nước và sức khỏe của cá bố mẹ. Có khi vài ngày nhưng có khi 1 tháng hoặc hơn thế nửa. Ở cá có độ tuổi càng lớn thì thời gian tái phát dục càng chậm. Muốn phục hồi cá bố mẹ tốt nhất là cho nghỉ ngơi khoảng 2 tháng và cho ăn uống đều độ và đầy đủ. Sức sinh sản của cá la hán tùy thuộc vào từng chủng loại và một số yếu tố như lứa sinh sản, tuổi sinh sản, mùa sinh sản…Tuy nhiên, trung bình mỗi lần đẻ khoảng 500 – 1000 trứng có kích cỡ từ 1 – 2 mm màu hơi nhạt (Vương Trung Hiếu, 2007). Quá trình sinh sản: sau khi đã chọn được nơi đẻ trứng thông thường cá đẻ dưới đáy. Sau đó cá trống sẽ bơi tới thụ tinh cho trứng. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích cỡ cá bố mẹ và số lượng trứng, thông thường cá đẻ trong 1 giờ. Trong giai đoạn này cá bố mẹ trở nên rất hung hăng, có khi chúng tấn công lẫn nhau. Nếu bên ngoài có tác động đến chúng thì chúng sẽ ăn hết trứng. 17 Sau khi cá đẻ trứng phải kiểm tra và quan sát biểu hiện của cá bố mẹ, nếu thấy cá bố mẹ ăn trứng thì bắt chúng sang bể khác, khoảng 3 – 4 ngày sau khi đẻ trứng sẽ nở thành cá con (Việt Chương và Phúc Quyên, 2007). 2.4. Phân biệt giới tính ở cá la hán Không riêng gì cá la hán, đối với các giống cá kiểng khác cũng vậy nhất là cá đá như lia thia ta, lia thia Xiêm…đối với người chơi chỉ mong sở hữu một con cá đực nhưng vấn đề phân biệt giới tính ở cá la hán không phải là đơn giản, không có biện pháp nào là đảm bảo chính xác 100%. Có thể dựa vào các đặc điểm sau để phân biệt giới tính cá la hán nhưng kết quả có thể bị sai lệch. 2.4.1. Quan sát phần thân cá Theo Việt Chương và Phúc Quyên (2007) nếu cá còn sống chung trong bầy đàn đông đúc thì cá đực thường lớn hơn cá mái. Con cá đực càng nuôi lâu năm thể trạng nó càng lớn vì nó tăng trưởng đến suốt đời. Vì vậy, khi gặp bầy cá 6- 7 tuần tuổi, hễ thấy con nào lớn nhất trong đàn dù màu có hơi lợt lạt thì đó là cá đực. Tuy nhiên, cần chú ý trong bầy đàn những con cá nhỏ nào mà màu sắc tươi tắn, sặc sỡ nổi trội nhất lại chính là con cái. 2.4.2. Quan sát vây lưng Vây lưng cá đực vừa dài, vừa lỏm chỏm. Các xương ở vây cá đực nổi màu sáng trông dễ nhận biết. Còn vây lưng cá la hán cái lại vừa nhỏ, vừa ngắn (Việt Chương và Phúc Quyên, 2007). Theo Vương Trung Hiếu (2007) trên vây lưng của cá cái có đốm đen chiếm khoảng 30% chiều dài của vây. 2.4.3. Quan sát vây ngực Vây ngực cá đực cứng hơn, trong khi vây ngực cá cái lại mềm mại. 2.4.4. Quan sát vây đuôi Đuôi cá la hán đực xòe dạng hình tròn, còn đuôi cá cái xòe dạng tam giác. 2.4.5. Quan sát phần ức cá Ức cá đực la hán nở nang, bụng thon còn ức cá cái thì vừa nhỏ, vừa nhọn chỉ riêng phần nây bụng nở nang. 18 2.4.6. Quan sát màu sắc và cái đầu gù Với cá la hán lớn tháng tuổi, các tế bào sắc tố đã phát triển đầy đủ nên màu sắc của chúng đã rõ nét. Các tế bào sắc tố này nằm trên bề mặt da. Màu sắc cá la hán đực trưởng thành thường tươi tắn, đẹp đẽ và châu nhiều hơn cá cái. Đầu gù của cá đực cũng lớn hơn, gồ ghề hơn cá cái. 2.4.7. Quan sát bộ phận sinh dục Cá la hán khi đã trưởng thành cơ quan sinh dục của chúng đã phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, chỉ cần quan sát bộ phận sinh dục bên ngoài của cá là biết đích xác giới tính của chúng. Cơ quan sinh dục của cá đực có dạng chữ V, còn cơ quan sinh dục của cá cái có dạng hình chữ U. Giữa hình chữ V và chữ U coi vậy mà đôi khi sự khác biệt không rõ nét lắm, dễ dẫn đến lầm lẫn. Ngoài những chi tiết chính yếu vừa kể trên có thể quan sát thêm ở những bộ phận khác trên thân cá lớn này. Chẳng hạn, quan sát phần đầu cá cũng thấy hàm dưới cá đực dày và rộng hơn cá cái…(Việt Chương và Phúc Quyên, 2007) 2.5. Hormon sinh dục ở cá 2.5.1. Hormon sinh dục đực - Hormon sinh dục đực là testosteron - Tác dụng: kích thích phát triển của cơ thể, kích thích sự phát triển của các đặc điểm sinh dục phụ. - Hormon sinh dục ở cá do tế bào kẽ của tinh sào tiết ra. Hoạt động nội tiết của tuyến sinh dục chịu sự chỉ huy của tuyến yên thông qua hormon hướng sinh dục: FSH, LTH, LH,…Hoạt động của hormon hướng dục lại chịu sự điều khiển của vùng dưới đồi, thông qua các yếu tố giải phóng LH-RF, FSH-RF (Đỗ Thanh Hương và Trần Thanh Hiền, 2000). 2.5.2. Hormon sinh dục cái - Hormon sinh dục cái là oestrogen và progesteron + Oestrogen do tế bào áo trong của nang trứng tiết ra số lượng tăng dần theo quá trình phát triển của nang trứng và giảm theo quá trình thoái hóa của nó. Tác dụng đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục cái, xuất hiện và phát triển cơ quan sinh dục phụ, thúc đẩy thận tái hấp thu muối và nước, tăng nồng độ glucoza trong máu, tăng sinh lớp tế bào hạt của nang trứng. 19 Dưới tác dụng của FSH nang trứng sẽ phát triển thành thục và đồng thời tiết ra oestrogen. Kích thích gây nên hiện tượng động dục. + Progesteron do nhau thai tiết ra, không có tác dụng đơn độc mà phải dựa trên cơ sở tác dụng của oestrogen. Tác dụng duy trì sự mang thai, kìm hãm sự động dục, ức chế sự rụng trứng liên tục. Ở cá oestrogen và progesteron do màng trong của noãn sào sản sinh ra. Lượng hormon thay đổi phụ thuộc vào độ thành thục của tuyến sinh dục. Tác dụng phát triển các đặc điểm sinh dục phụ, tuyến sinh dục cá phát triển bình thường, kích thích sự phát triển của sản phẩm sinh dục. (Đỗ Thanh Hương và Trần Thanh Hiền, 2000) 2.6. Cơ chế xác định giới tính ở cá Theo Trịnh Đình Đạt (2002) - Những gen chính xác định giới tính của cá nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Các giống cá cảnh đẻ con, các gen chính này liên kết chặt chẽ với gen qui định màu sắc. - Các loại hình đa gen kiểm tra giới tính nằm trên nhiễm sắc thể thường. Bình thường các gen này hoạt động yếu hơn các gen chính. Tuy nhiên, các gen có thể bị kìm hãm bởi các gen mang tính đối lập nằm trên nhiễm sắc thể thường và tạo ra các cá thể có giới tính thay đổi. - Ở một số giống cá lại không có nhiễm sắc thể giới tính thì giới tính được xác định bởi gen giới tính nằm trên nhiễm sắc thể thường. - Có nhiều loài cá có hiện tượng lưỡng tính như ở cá chép có khả năng cho cả trứng và tinh trùng. Sự quyết định giới tính liên quan đến sự biệt hóa giới tính. Dựa trên những dẫn liệu nghiên cứu về quá trình phân hóa hình thành sinh lý cá, cá xương được tách ra thành 2 nhóm biệt hóa giới tính: - Các loài biệt hóa trực tiếp thì tuyến sinh dục trung gian được phân hóa trực tiếp theo hướng cái hoặc đực. - Các loài biệt hóa gián tiếp thì tuyến sinh dục biệt hóa theo hướng cái, đực thông qua mầm tuyến sinh dục lưỡng tính nguyên thủy. Hormon sinh dục là các yếu tố cảm ứng của cá xương. Tuy nhiên, sự biệt hóa tuyến sinh dục bằng cơ chế di truyền thông qua hệ thống nội tiết tố của phôi trong quá trình biệt hóa, các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể làm 20 thay đổi giới tính đã được biệt hóa về mặt duy truyền của phôi (Trịnh Đình Đạt trích dẫn, 2002). Theo Nguyễn Tường Anh (1998) cũng giống như ở động vật có vú khác, sự kiểm soát giới tính ở đa số cá có bộ nhiễm sắc thể giới tính là XY được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu được gọi là sự định đoạt giới tính và giai đoạn sau là sự hình thành tuyến sinh dục hay biệt hóa giới tính. Sự định đoạt giới tính xãy ra khi thụ tinh, do trứng được thụ tinh bởi loại tinh trùng nào, loại mang nhiễm sắc thể X hay loại mang nhiễm sắc thể Y. Một cách tương ứng, phôi cái hoặc phôi đực được hình thành. Ở cá tuyến sinh dục được hình thành trong giai đoạn hậu phôi, sau khi ấu trùng nở ra từ trứng (ở các lớp động vật có xương sống khác trừ cá và lưỡng cư, giới tính hình thành trong quá trình phát triển phôi hoặc trong vỏ trứng hoặc trong dạ con của mẹ). Do đó, người ta có thể dễ dàng can thiệp vào giai đoạn này để đưa sự phát triển của tuyến sinh dục vào hướng mong muốn. Đối với những cá bất thụ do bị cắt tuyến sinh dục thì androgen có khả năng khôi phục giới tính đực còn estrogen không có khả năng khôi phục tính cái. Việc dùng hormon để đổi giới tính ở cá có thể dẫn đến tỷ lệ sống thấp ở giới tính đồng giao tử (XX hoặc ZZ) ở liều thích hợp thì cá đổi giới tính thuộc họ cá chép và rô phi có thể lớn nhanh gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3. Tuy nhiên, ở những cá đổi giới tính thì khả năng sinh sản sẽ bị hạn chế. Theo Phạm Thanh Liêm và ctv (2007) có 9 cơ chế xác định giới tính đã biết được trên cá, trong đó có 8 kiểu giới tính được điều khiển bởi nhiễm sắc thể giới tính. Ở một số loài cá, hình thái của nhiễm sắc thể giới tính có sự khác biệt so với nhiễm sắc thể thường và có thể nhận biết được. Nhưng ở một số loài khác thì không có sự khác biệt hình thái và có thể kết luận được từ những thí nghiệm về chuyển đổi giới tính hoặc lai tạo. Cơ chế xác định giới tính thường gặp nhất đã được phát hiện là cơ chế xác định giới tính XY, đây cũng chính là cơ chế xác định giới tính ở người. Cá thể đồng giao tử XX là cá cái, trong khi cá thể dị giao tử XY là cá đực. Cơ chế xác định giới tính thứ 2 là cơ chế WZ, trong cơ chế này cá thể đực là đồng hợp tử giao tử ZZ và cá thể cái là dị giao tử WZ. Cơ chế xác định giới tính thứ 3, 4, 5 là cơ chế xác định giới tính nhiều nhiễm sắc thể giới tính. Cơ chế thứ 3 là cơ chế nhiều nhiễm sắc thể giới tính X, trong cơ chế này cá thể cái là X1X1X2X2 cá thể đực là X1X2Y. Cơ chế thứ tư có nhiều nhiễm sắc thể W, cá thể đực là ZZ và cá thể cái là ZW1W2. Cơ chế thứ 5 có nhiều nhiễm sắc thể Y, cá thể đực sẽ là XY1Y2 và cá thể cái 21 là XX. Trong các cơ chế này, số lượng nhiễm sắc thể không cố định trong một loài. Trong 2 cơ chế đầu, cá thể cái có thêm 1 nhiễm sắc thể trong khi ở cơ chế thứ 5 cá thể đực có thêm 1 nhiễm sắc thể. Cơ chế xác định giới tính thứ 6 là cơ chế WXY. Đây là cơ chế biến đổi từ cơ chế XY. Nhiễm sắc thể W là biến đổi của nhiễm sắc thể X, nó ngăn chặn chức năng xác định giới tính của nhiễm sắc thể giới tính Y. Vì vậy, XY và YY là cá thể đực trong khi XX, WX và WY xác định giới tính cái. Cơ chế thứ 7 và 8 là cơ chế xác định giới tính với sự hiện diện của 1 nhiễm sắc thể giới tính: cơ chế XO và ZO (O thể hiện không có nhiễm sắc thể). Trong cơ chế XO, cá thể cái là XX trong khi cá thể đực là XO. Trong cơ chế ZO, cá thể đực là ZZ cá thể cái là ZO. Một cơ chế khác là giới tính không được điều khiển bằng nhiễm sắc thể giới tính mà được điều khiển bằng nhiễm sắc thể thường. Vài loài cá không có nhiễm sắc thể giới tính, các loài này giới tính được xác định bởi số lượng gen đực hoặc gen cái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mặc dù sự xác định giới tính chủ yếu được điều khiển bằng các yếu tố di truyền, các nhân tố môi trường như: nhiệt độ, chu kỳ sáng, nồng độ muối và mật độ quần thể có thể ảnh hưởng đến sự xác định giới tính ở cá. Khả năng điều khiển sự xác định giới tính bằng trung gian là các tác động môi trường đã được ứng dụng rất nhiều trong nghề nuôi cá. Việc sử dụng hormone để tạo ra quần thể đơn tính cho nuôi thịt là một trong những hoạt động của lĩnh vực này. 2.7. Những thông số cơ bản khi điều khiển giới tính cá bằng steroid sinh dục Theo Nguyễn Tường Anh (1998) chỉ có thể đổi được giới tính của cá khi cá non được xử lý một cách thích hợp. Những phần căn bản trong phương pháp xử lý gồm loại hoạt chất cùng với liều lượng, cách đưa vào cơ thể cá, ngoài ra còn có các yếu tố thời gian: Thời điểm bắt đầu và thời lượng xử lý. Khi điều khiển giới tính cá bằng các hormon sinh dục khi dùng liều càng cao thì tỷ lệ sống của cá được xử lý càng thấp. Một hiện tượng có vẻ như nghịch lý là khi dùng các hormon sinh dục đực có khả năng thơm hóa chẳng hạn testosteron thì hiệu quả đực hóa của thuốc chỉ tăng cùng với sự tăng của liều xử lý đến một giá trị nhất định, vượt quá nó thì sự tăng liều thuốc đực hóa làm cho tỷ lệ cái tăng lên. Có thể giải thích hiện tượng này là ở liều cao quá ngưỡng một số hormon sinh đực được chuyển hóa thành hormon sinh dục cái nhờ enzym aromataza (Nguyễn Tường Anh, 1998). 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu thí nghiệm 3.1.1. Vật liệu - Bể kính - Thước thẳng - Kính hiển vi - Cân điện tử - Bể lọc nước - Máy bơm - Hệ thống điện - Hệ thống thổi khí - Cân, vợt, khay, nhiệt kế,…. - Bộ dụng cụ giải phẩu cá: dao, pine, kéo, kẹp,… 3.1.2. Hóa chất - Hormon 17α – methyltestosteron - Muối ăn - Dung dịch aceton-carmin 3.1.3. Thức ăn cho cá - Tép - Cá tạp - Bột cá - Thức ăn công nghiệp 3.1.4. Vật thí nghiệm - Cá bột: được thu từ sự sinh sản của cá bố mẹ bằng phương pháp sinh sản tự nhiên. - Nguồn nước: nước máy được chứa trong bể chứa 24 giờ trước khi sử dụng. 3.2. Phương pháp thí nghiệm Đề tài được thực hiện với 2 thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của 3 hàm lượng hormon đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán-phương pháp cho ăn + Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng + Nghiệm thức 2: 30 mg MT/kg bột cá 23 + Nghiệm thức 3: 60 mgMT/kg bột cá + Nghiệm thức 4: 90 mg MT/kg bột cá Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí trong bể kính thể tích 45 L có sục khí. Hệ thống nuôi thí nghiệm gồm 12 bể kính 50 x 30 x 30 cm và mỗi bể chứa 20 L nước. Mật độ bố trí 45 con/bể. Chăm sóc và cho ăn: Khi cá gần hết noãn hoàng (khoảng 4 ngày sau nở) bắt đầu cho cá ăn bột cá có trộn hormone với các liều lượng tương ứng với các nghiệm thức, cho ăn 4 lần/ngày ở các thời gian 7h30, 11h, 14h30, 17h. Cách 1 lần cho ăn thay nước 1 lần, mực nước thay 50% lượng nước trong bể. Sau khi cho cá ăn thức ăn có trộn hormone 21 ngày thì chuyển sang cho cá ăn trùn chỉ và thức ăn viên dạng hạt nhỏ, cho ăn 3 lần/ngày cho đến lúc thu mẫu. Cách trộn hormone vào bột cá: + Hòa hormon MT vào 110 ml cồn. + Phơi thức ăn ngoài nắng trong vài giờ cho bay hết hơi cồn trước khi sử dụng. + Sau đó cho vào túi nylon, giữ lạnh cho cá ăn từ từ. - Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của 3 nồng độ hormon đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán-phương pháp ngâm + Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng + Nghiệm thức 2: 3 ppm + Nghiệm thức 3: 5 ppm + Nghiệm thức 4: 8 ppm. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong bể kính có thể tích 65 L, có sục khí. Mỗi bể chứa 30 L nước. Mật độ bố trí lúc đầu 150 con/bể. Khi cá sắp hết noãn hoàng, bố trí cá ra bể kính đã được cho trứng nước sẵn, khi cá được 14 ngày tuổi bắt đầu ngâm cá trong hormone với các nồng độ như trên. Trong thời gian ngâm hormone cho cá ăn bình thường, ngày cho ăn 3 lần bằng trứng nước. Sau khi xử lý hormone xong chuyển sang cho cá ăn trùn chỉ, chế độ chăm sóc giống như thí nghiệm 1. 3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 3.2.1. Xác định sự tăng trưởng của cá Tiến hành đo chiều dài cá bột, cân trọng lượng và chiều dài của cá khi kết thúc thí nghiệm. Mỗi bể thu ngẫu nhiên 30 con, sau đó lấy kết quả trung bình. 24 3.2.1. Kiểm tra giới tính cá Khi cá được 82 ngày tuổi, cá được kiểm tra giới tính bằng cách mổ lấy tuyến sinh dục, nhuộm aceton-carmin và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 10x. Mỗi nghiệm thức được kiểm tra ngẫu nhiên 30 cá thể. Tế bào sinh dục cái là các tế bào hình tròn, có nhân rời rạc, rõ. Tế bào sinh dục đực có hình dạng như các chấm nhỏ lấm tấm, các tế bào khích với nhau không nhân. 3.2.3. Các công thức tính Tỷ lệ sống (%) = (số cá thu được / số cá lúc đầu)x100 Hệ số tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) = (L2-L1)/(t2-t1) Trong đó: L1: chiều dài của cá được xác định tai thời điểm t1 L2: chiều dài của cá được xác định tại thời điểm t2 Tỷ lệ đực (%) = (số cá đực/số cá được kiểm tra)x100 3.2.4. Xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được tính toán các giá trị trung bình, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 15.0 về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ đực. 25 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thí nghiệm 1 4.1.1. Tỷ lệ sống Mật độ bố trí lúc đầu là 45 con/ bể 20 L (do hạn chế về số lượng cá bột), sau khi bố trí cho cá ăn ngay bằng bột cá có trộn hormone hạn chế tối đa không cho cá ăn thức ăn khác, nên khả năng bắt mồi của cá bị hạn chế kéo theo tỷ lệ hao hụt trong thời gian xử lý thuốc cho cá ở các nghiệm thức tương đối cao. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Bảng 1: Tỷ lệ sống của cá 25 và 82 ngày tuổi Tỷ lệ sống (%) ĐC 30 mg 60 mg 90 mg 25 ngày tuổi 83.70±4.63a 84.44±3.85a 88.15±1.28a 82.96±2.56a 82 ngày tuổi 70.37±9.25a 72.59±3.40a 74.07±7.14a 71.11±2.22a Ghi chú: Giá trị trong bảng trên là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị có cùng chữ cái trong một hàng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0.05) 83.7 84.44 88.15 82.96 70.37 72.59 74.07 71.11 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 30 60 90 Hàm lượng MT (mg) Tỷ lệ sống (%) 25 ngày tuổi 82 ngày tuổi Hình 2: Tỷ lệ sống của cá ở 25 và 82 ngày tuổi Tỷ lệ sống ở nghiệm thức 60 mg MT/kg bột cá qua các đợt thu đều tương đối cao hơn các nghiệm thức còn lại. Theo Nguyễn Tường Anh (1998) 26 tỷ lệ sống của cá giảm dần cùng với sự gia tăng của hàm lượng hormon, tuy nhiên, cá la hán thuộc giống cá rô phi nên ở hàm lượng 60 mg MT/kg bột cá thì cá sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn các nghiệm thức còn lại. Trong giai đoạn đầu, thức ăn ưa thích của đa số cá bột là động vật phiêu sinh nhưng do điều kiện phối trộn hormone vào thức ăn nên ngay từ đầu đã cho cá ăn bột cá vì thế ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá do đó tỷ lệ hao hụt ở 25 ngày tuổi (kết thúc xử lý hormone cho cá) tương đối cao. Sau 25 ngày tuổi, bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ và thức ăn viên nên tỷ lệ sống cao hơn so với giai đoạn đầu. Khi được 65 ngày tuổi, cá đã xuất hiện tập tính của loài là tranh giành lãnh địa vì vậy đấu tranh lẫn nhau nên tỷ lệ hao hụt giai đoạn này khá cao. 4.1.2. Tăng trưởng Chiều dài của cá được xác định khi cá sắp hết noãn hoàng và bắt đầu bơi lội (3 ngày sau nở) và ngày tuổi thứ 82 để xác định tăng trọng theo ngày của cá, chiều dài trung bình của cá bột là 0.643 mm. Hình 3: Cá 82 ngày sau nở Bảng 2: Tăng trưởng của cá 82 ngày tuổi Nghiệm thức ĐC 30 mg 60 mg 90 mg Chiều dài (mm) 39.62±5.90a 39.42±6.33a 38.55±6.62a 39.16±6.07a Trọng lượng (g) 1.10±0.54a 1.10±0.56a 1.13±0.61a 1.16±0.59a Hệ số tăng trưởng 0.49 0.49 0.48 0.49 Ghi chú: Giá trị trong bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Những số trong cùng một hàng chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.005). 27 39.42 38.55 39.1639.62 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 0 30 60 90 Hàm lượng MT (mg) Chiều dài (mm) Hình 4: Chiều dài trung bình của cá 82 ngày tuổi Sự khác biệt về chiều dài trung bình khi cá được 82 ngày tuổi giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (p<0.05), tất cả các nghiệm thức đều được chăm sóc và lượng thức ăn giống nhau chỉ khác nhau về liều lượng hormone trong thức ăn. Vậy hàm lượng hormone trong thức ăn không ảnh hưởng đến sự gia tăng chiều dài của cá la hán. 1.10 1.10 1.13 1.16 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 0 30 60 90 Hàm lượng MT (mg) Trọng lượng (g) Hình 5: Trọng lượng trung bình của cá 82 ngày tuổi 28 0.48 0.490.490.49 0.47 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.49 0.49 0.49 0.49 0 30 60 90 Hàm lượng MT (mg) Hệ số tăng trưởng (mm/ngày) Hình 6: Hệ số tăng trưởng của cá Trọng lượng trung bình của cá 82 ngày tuổi ở nghiệm thức 90 mg MT/kg bột cá là cao nhất đạt 1.16±0.59a tuy nhiên, sự khác biệt về trọng lượng trung bình giữa các nghiệm thức không cá ý nghĩa thống kê (p<0.05). Tăng trọng ở nghiệm thức 60 mg MT/kg bột cá đạt 0.48 mm/ngày, các nghiệm thức còn lại là 0.49 mm/ ngày. Vậy với các hàm lượng 30 mg MT/kg bột cá, 60 mg MT/kg bột cá, 90 mg MT/kg bột cá đều không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá la hán. 4.1.3. Tỷ lệ đực Thông thường nếu để tự nhiên, trong 1 đàn cá tỷ lệ giữa đực và cái là 1:1, khi cá mới nở, những tế bào nguyên thủy của tuyến sinh dục vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa có sự biệt hóa đực cái. Khi có sự biệt hóa đực cái, những tế bào bào kẽ của tuyến sinh dục sẽ tiết ra hormon sinh dục, quyết định sự hình thành và phát triển của các đặc điểm sinh dục thứ cấp (Purdom, 1993 trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và ctv, 2007). Theo Phạm Thanh Liêm & ctv (2007), khi dùng hormone có bản chất androgen với liều lượng thích hợp ở giai đoạn sớm, lượng hormone này sẽ át chế hormone tự nhiên có trong cơ thể cá cái hoặc át chế gen quyết định giới tính, vì thế, cá sẽ có biểu hiện là con đực. 29 56.67 76.67 100 93.33 0 20 40 60 80 100 120 0 30 60 90 Hàm lượng MT (mg) Tỷ lệ đực (%) Hình 7: Tỷ lệ đực Tỷ lệ đực ở nghiệm thức 60 mg MT/kg bột cá đạt 100% số cá kiểm tra, các nghiệm thức còn lại đều đạt tỷ lệ trên 50% số cá được kiểm tra là đực, có thể do thao tác trong quá trình kiểm tra, cá thể lớn có cơ hội được bắt trúng nhiều hơn, đối với cá la hán trong giai đoạn đầu những cá thể vượt đàn thường là con đực. 4.2. Thí nghiệm 2 4.2.1. Tỷ lệ sống Ở thí nghiệm này, cá được xử lý hormone bằng phương pháp ngâm nên trong giai đoạn đầu cá được cho ăn bằng trứng nước phù hợp với tập tính của cá bột do đó tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu (14 ngày tuổi) rất thấp, trong thời gian xử lý hormone nghiệm thức 8 ppm tỷ lệ hao hụt rất lớn, các giai đoạn tiếp theo cá được trở lại điều kiện sống bình thường nên tỷ lệ hao hụt tương đối thấp. Bảng 3: Tỷ lệ sống 14, 17 và 72 ngày tuổi của cá Tỷ lệ sống (%) ĐC 3 ppm 5 ppm 8 ppm 14 ngày tuổi 98 98.67 96.67 98.67 17 ngày tuổi 84.67 72.00 93.33 66 72 ngày tuổi 78.67 65.33 83.33 58.67 30 84.67 72 93.33 66 0 20 40 60 80 100 120 0 3 5 8 Nồng độ MT (ppm) Tỷ lệ sống (%) 14 ngày tuổi 17 ngày tuổi 72 ngày tuổi Hình 8: Tỷ lệ sống của cá Ở nghiệm thức 5 ppm cá đạt tỷ lệ sống rất cao qua các giai đoạn với tỷ lệ sống qua các giai đoạn lần lượt là 96.67%, 93.33%, 83.33%. Nghiệm thức 8 ppm giai đoạn 14 ngày tuổi do điều kiện chăm sóc, thức ăn giống với các nghiệm thức còn lại nên tỷ lệ sống đạt 98.67%, khi cho cá vào môi trường có hormone ngay lập tức cá có biểu hiện bỏ ăn, tập trung ở một góc bể và đến ngày thứ 2 sống trong môi trường có hormone cá chết rất nhiều tỷ lệ sống chỉ đạt 66%, 58.67% ở các giai đoạn tiếp theo. 4.2.2. Tăng trưởng Chiều dài trung bình của cá bột là 0.643 mm, đến ngày tuổi thứ 72 chiều dài trung bình của nghiệm thức 3 ppm khác biệt không cá ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng, nhưng nghiệm thức 5 ppm và nghiệm thức 8 ppm khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p<0.05) Hình 9: Cá 72 ngày tuổi 31 Bảng 4: Tăng trưởng của cá 72 ngày tuổi Nghiệm thức ĐC 3 ppm 5 ppm 8 ppm Trọng lượng (g) 1.27±0.40b 1.41±0.47b 1.38±0.50b 0.94±0.35a Chiều dài (mm) 40.73±4.75b 42.73±4.98b 42.43±5.02a 36.60±4.17a Hệ số tăng trưởng 0.58 0.61 0.61 0.52 40.73 42.43 36.60 42.73 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 0 3 5 8 Nồng độ MT (ppm) Chiều dài (mm) Hình 10: Chiều dài trung bình của cá 72 ngày tuổi 1.27 1.38 0.94 1.41 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 0 3 5 8 Nồng độ MT (mg) Trọng lượng (g) Hình 11: Trọng lượng trung bình của cá 72 ngày tuổi 32 0.58 0.61 0.61 0.52 0.46 0.48 0.5 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0 3 5 8 Nồng độ MT (ppm) Hệ số tă ng trưở ng (mm /ngày) Hình 12: Hệ số tăng trưởng của cá Qua biểu đồ: tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 8 ppm chậm hơn rất nhiều so với các nghiệm thức còn lại do trong quá trình xử lý hormone cá có biểu hiện lờ đờ không bắt mồi, sau 3 ngày xử lý hormone cá bị chết rất nhiều và số cá còn lại bắt mồi rất ít nên cá tăng trọng chậm hơn rất nhiều so với các nghiệm thức còn lại. Còn ở nghiệm thức 3 ppm và 5 ppm, cá tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức đối chứng, đạt tăng trưởng theo chiều dài là 0.61 mm/ngày. 4.2.3. Tỷ lệ đực Theo Nguyễn Tường Anh (1998), chỉ có thể sản xuất cá đơn tính khi cá non được xử lý thích hợp. Ở thí nghiệm này, cá được ngâm trong hormone từ 14 ngày tuổi đến ngày tuổi thứ 17. 60 66.67 100 100 0 20 40 60 80 100 120 0 3 5 8 Nồng độ MT (ppm) Tỷ lệ đực ( %) Hình 13: Tỷ lệ đực 33 Một hiện tượng có vẻ ngịch lý là khi dùng hormone sinh dục đực có khả năng thơm hóa thì hiệu quả đực hóa của thuốc chỉ tăng cùng với sự tăng của liều đến một giá trị nhất định, vượt quá nó thì sự tăng liều thuốc đực hóa làm cho tỷ lệ cái tăng lên. Trong thí nghiệm này, ở nghiệm thức 8 ppm liều lượng hormone đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và hạn chế tăng trưởng của cá nhưng tỷ lệ đực đạt 100%, nghiệm thức 3 ppm đạt 66.67%, nghiệm thức 5 ppm là 100%. 4.3. So sánh kết quả của 2 phương pháp sử dụng hormon Thí nghiệm 1: Khi cá sắp hết noãn hoàng bắt đầu bơi lội (khoảng 3 ngày nở) bắt đầu cho cá ăn bột cá có trộn 60 mg MT/kg bột cá trong vòng 21 ngày , phương pháp này tỷ lệ đực thu được 100%, tỷ lệ sống sau xử lý hormon là 88.15±1.28a % . Thí nghiệm 2: Khi cá được 14 ngày tuổi tiến hành ngâm cá trong hormone MT với nồng độ 5 ppm trong thời gian 76 giờ, sẽ thu được 100% cá đực, Tỷ lệ sống sau xử lý hormone là 93.33% Bảng 5: So sánh hiệu quả của 2 phương pháp sản xuất cá la hán đơn tính Nội dung Cho ăn Ngâm Cỡ cá đưa vào xử lý hormone (mm) Thời gian xử lý hormone (ngày) Tỷ lệ đực (%) Tỷ lệ sống sau xử lý hormone (%) Hệ số tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) 0.643 21 100 88.15 0.48 9.8 3 100 93.33 0.61 Với 2 phương pháp sử dụng hormone như trên thì phương pháp cho ăn tuy tỷ lệ đực đạt 100% như mong muốn nhưng thời gian xử lý hormone kéo dài, tỷ lệ sống của cá sau xử lý hormon chỉ đạt 88.15% do cá phải ăn bột cá ngay từ đầu làm ảnh hưởng khả năng bắt mồi của cá và hệ số tăng trưởng tuyệt đối chỉ đạt 0.48 mm/ngày. Tuy nhiên, phương pháp cho ăn có ưu điểm là mức độ xử dụng hormone ít hơn rất nhiều so với phương pháp ngâm. Trong khi phương pháp ngâm thời gian xử lý hormon chỉ có 3 ngày, tỷ lệ đực đạt 100% và hệ số tăng trưởng đạt 0.61 mm/ngày. Kết quả tác dụng của MT trên cá la hán cũng tương tự như đối với cá rô phi. Hàm lượng và nồng độ MT thích hợp để sản xuất cá đơn tính đực ứng với phương pháp ngâm và phương pháp cho ăn là 5 ppm và 60 mg MT/kg bột cá. 34 Kết quả trên cá rô phi được tiến hành tại viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (1994) với phương pháp cho ăn là 95-99% tỷ lệ đực, tỷ lệ sống của cá con sau khi xử lý hormone là 72.2% (Phạm Thanh Liêm & ctv trích dẫn, 2007) và kết quả trên cá rô phi với phương pháp ngâm là 81.1-81.6% tỷ lệ đực, tỷ lệ sống của cá trong giai đoạn xử lý hormone là 74-84%, cả 2 phương pháp thì kết quả trên cá rô phi đều thấp hơn so với cá la hán, phương pháp cho ăn trên cá la hán đạt tỷ lệ đực là 100%, tỷ lệ sống của cá sau xử lý hormone là 88.15%, phương pháp ngâm tỷ lệ đực đạt 100%, tỷ lệ sống của cá sau xử lý hormone là 93.33%. Cá la hán được tiến hành thí nghiệm trong bể kính, điều kiện môi trường trong bể ổn định hơn so với môi trường trong giai vì vậy tỷ lệ sống đạt cao hơn. Mặc khác, trong bể đảm bảo trong thời gian xử lý hormone cá chỉ sử dụng thức ăn có trộn MT, không cá sử dụng thức ăn bên ngoài vì vậy tác dụng của hormone là tuyệt đối. 35 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Ở hàm lượng 60 mg MT/kg bột cá cá đạt tỷ lệ sống trong thời gian xử lý hormone cao nhất 88.15±1.28 %, và đạt tăng trưởng theo chiều dài 0.61 mm/ ngày, tỷ lệ đực thu được là 100%. Có thể áp dụng hàm lượng này để sản xuất giống cá la hán đơn tín đực. Đối với phương pháp ngâm, nồng độ 5 ppm cá đạt tỷ lệ sống rất cao sau thời gian xử lý 93.33%, tăng trưởng theo chiều dài đạt 0.61mm/ ngày và tỷ lệ đực 100%. 2. Đề xuất Nghiên cứu sự lên đầu và lên màu của cá la hán chuyển đổi giới tính. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Minh Tâm, 2008. Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản. Khoa Thủy sản-Đai học Cân Thơ. 104 trang 2. Đặng Khánh Hồng, 2008. Sản xuất giống cá rô đồng (Anabas testudineus) toàn cái. Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ. 3. Đoàn Đạt, 2007. Cơn bão cá la hán, truy cập ngày 27/1/2007 4. Đỗ Thanh Hương và Trần Thanh Hiền, 2000. Bài giảng Sinh lý động vật thủy sinh. Khoa Nông nghiệp-Đại học Cần Thơ. 74 trang 5. Nguyễn Tường Anh, 1998. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 238 trang 6. Nguyễn Văn Lãng, 2003. Hiện trạng và triển vọng của ngành cá cảnh Việt Nam, truy cập ngày 14/11/2003. 7. Trịnh Đình Đạt, 2002. Di truyền và chọn giống động vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 218 trang 8. Phạm Thanh Liêm & ctv, 2007. Bài giảng Di truyền và chọn giống cá. Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ. 89 trang 9. Việt Chương và Phúc Quyên, 2007. Phương pháp nuôi cá La Hán. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. 107 trang 10. Vương Trung Hiếu, 2007. Kỹ thuật nuôi cá La Hán – cá Dĩa – cá Rồng – cá vàng – các loại cá khác. Nhà xuất bản Lao động. 207 trang 37 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chiều dài cá bột lúc bố trí thí nghiệm 1 (3 ngày sau khi nở) STT L (mm) STT L (mm) 1 6.0 16 6.0 2 6.0 17 6.0 3 7.0 18 7.0 4 7.0 19 7.0 5 7.0 20 6.0 6 6.0 21 7.0 7 7.0 22 6.0 8 6.0 23 6.0 9 6.0 24 6.0 10 7.0 25 7.0 11 6.0 26 7.0 12 7.0 27 6.0 13 6.0 28 6.0 14 7.0 29 7.0 15 6.0 30 6.0 Phụ lục 2: Chiều dài cá bột lúc bố trí thí nghiệm 2 (14 ngày sau nở) STT L (mm) STT L (mm) 1 11.0 16 8.0 2 10.0 17 9.0 3 10.0 18 10.0 4 11.0 19 11.0 5 10.0 20 10.0 6 10.0 21 10.0 7 10.0 22 9.0 8 9.0 23 11.0 9 7.0 24 10.0 10 11.0 25 8.0 11 110 26 11.0 12 10.0 27 10.0 13 9.0 28 10.0 14 10.0 29 10.0 15 8.0 30 10.0 38 Phụ lục 3: Số cá còn lại trong bể sau khi xử lý hormone (thí nghiệm 1) NT1 NT2 NT3 NT4 Lần 1 37 39 40 38 Lần 2 40 40 40 38 Lần 3 36 37 39 36 Trung bình 37.67 38.67 39.67 37.33 Phụ lục 4: Số cá còn lại trong bể sau 82 ngày tuổi (thí nghiệm 1) NT1 NT2 NT3 NT4 Lần 1 27 33 37 33 Lần 2 35 34 32 31 Lần 3 33 31 31 32 Trung bình 31.67 32.67 33.33 32 Phụ lục 5: Số cá còn lại trong bể qua các lần thu mẫu (thí nghiệm 2) Ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 14 147 148 145 148 17 127 108 140 99 72 118 98 125 88 39 Phụ lục 6: Chiều dài và trọng lượng cá 82 ngày tuổi ( thí nghiệm 1) Phụ lục 6.1: Nghiệm thức 1 Lần 1 Lần 2 Lần 3 STT W (g) L (mm) W (g) L (mm) W (g) L (mm) 1 0.34 25 1.53 47 0.76 36 2 1.90 45 0.63 35 0.70 35 3 0.63 34 1.15 39 0.68 36 4 1.68 41 0.62 35 0.84 52 5 1.66 43 1.81 46 0.99 37 6 0.86 35 0.53 33 0.39 28 7 1.05 40 0.54 33 0.75 36 8 0.71 35 1.37 41 0.71 35 9 2.18 51 1.73 49 0.97 38 10 0.82 37 1.29 44 0.42 29 11 1.58 46 0.89 39 2.37 42 12 1.40 46 0.57 36 3.22 55 13 1.43 46 0.60 37 0.51 32 14 0.67 37 1.49 43 1.02 43 15 1.65 47 1.03 42 0.83 39 16 1.59 45 1.42 44 0.93 40 17 1.34 45 1.25 43 0.48 34 18 1.08 38 1.48 44 0.70 32 19 0.63 33 1.77 47 2.00 46 20 1.49 47 1.20 39 1.04 40 21 0.46 32 0.74 33 2.03 47 22 1.24 43 1.43 43 0.62 32 23 0.86 38 0.96 42 0.73 36 24 0.53 34 1.05 41 1.36 41 25 0.52 34 0.94 38 1.28 43 26 0.53 34 1.23 42 0.68 35 27 0.50 32 0.88 39 0.48 34 28 0.95 42 1.97 48 29 1.00 45 1.80 42 30 0.73 32 2.42 50 31 0.99 35 1.49 46 32 0.76 31 1.91 49 33 0.65 37 1.67 45 34 0.70 35 35 0.66 37 40 Phụ lục 6.2: Nghiệm thức 2 Lần 1 Lần 2 Lần 3 STT W (g) L (mm) W (g) L (mm) W (g) L (mm) 1 1.02 40 0.49 34 0.69 32 2 0.38 31 0.35 26 1.59 44 3 0.45 37 0.37 30 0.63 31 4 0.27 25 0.37 30 0.39 29 5 0.65 33 0.51 32 0.47 31 6 1.01 40 0.93 37 0.52 30 7 0.73 36 0.49 33 0.77 37 8 0.56 32 0.84 35 1.00 39 9 0.58 33 2.45 52 1.07 41 10 0.94 35 0.71 37 0.80 36 11 1.05 42 0.76 35 0.86 38 12 0.69 35 1.30 42 1.25 41 13 0.48 32 0.47 32 1.64 42 14 1.90 49 0.96 37 0.75 37 15 0.82 36 1.13 40 1.26 47 16 1.07 41 1.33 42 1.39 47 17 0.52 32 0.98 37 1.06 47 18 1.96 49 1.61 44 1.70 48 19 1.03 43 1.53 43 1.40 46 20 0.58 34 1.59 45 1.30 45 21 1.75 48 1.72 46 0.73 37 22 0.82 39 1.48 43 0.42 30 23 1.85 43 1.21 39 1.57 45 24 1.53 43 1.06 36 0.69 37 25 1.68 45 1.34 42 1.43 46 26 2.15 46 0.89 37 0.84 40 27 0.69 49 0.78 36 0.93 39 28 1.12 40 1.94 49 1.64 45 29 0.63 35 0.72 35 2.32 50 30 1.69 47 0.53 34 2.86 53 31 0.91 37 1.54 44 2.82 52 32 1.05 37 1.63 46 33 1.40 42 2.26 50 34 0.72 35 41 Phụ lục 6.3: Nghiệm thức 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 STT W (g) L (mm) W (g) L (mm) W (g) L (mm) 1 0.71 44 0.23 25 0.46 30 2 0.47 31 0.64 35 0.51 32 3 0.65 35 0.51 30 0.45 25 4 0.28 25 0.53 32 0.55 31 5 0.60 32 0.50 31 0.62 33 6 0.49 31 0.81 35 0.45 30 7 0.83 37 0.76 34 0.47 31 8 0.66 33 0.58 31 0.65 35 9 0.59 34 0.54 30 0.91 36 10 0.72 35 0.54 32 0.65 32 11 0.35 28 0.56 33 0.73 36 12 0.66 31 1.09 39 1.11 40 13 0.64 35 0.54 32 0.90 38 14 0.75 35 0.77 35 1.14 38 15 0.54 33 1.02 37 1.39 41 16 0.76 37 0.60 31 1.60 43 17 0.52 32 1.34 43 1.16 40 18 0.86 37 1.33 43 1.65 45 19 1.14 40 0.84 41 0.94 37 20 1.73 46 1.44 42 1.89 47 21 1.35 42 0.82 35 2.37 51 22 1.22 42 1.65 45 1.86 47 23 1.16 41 1.46 44 1.93 46 24 1.51 43 1.67 43 1.59 44 25 1.13 42 1.64 41 1.25 41 26 1.91 48 0.95 36 0.81 36 27 1.25 40 1.18 39 1.23 40 28 1.07 40 1.31 39 1.92 48 29 1.32 42 1.71 44 1.40 44 30 2.21 50 1.60 41 1.50 42 31 1.47 42 1.62 41 2.40 51 32 0.93 37 3.23 55 33 2.19 49 34 2.06 49 42 35 2.32 50 36 2.24 49 37 2.75 54 Phụ lục 6.4: Nghiệm thức 4 Lần1 Lần 2 Lần 3 STT W (g) L (mm) W (g) L (mm) W (g) L (mm) 1 0.12 21 0.62 32 1.27 41 2 0.51 30 2.24 52 1.45 45 3 0.43 31 0.57 32 1.56 44 4 0.40 28 1.27 43 1.67 45 5 1.15 38 1.31 43 2.21 47 6 0.48 30 0.64 35 1.85 45 7 0.98 36 1.36 40 0.48 31 8 0.58 31 1.08 39 1.73 46 9 0.60 32 0.99 36 0.94 37 10 1.81 45 1.15 42 0.45 30 11 1.76 46 1.35 42 0.65 33 12 0.51 30 2.24 49 0.70 34 13 1.45 43 0.48 33 1.60 44 14 1.51 44 1.99 50 1.81 44 15 1.05 40 1.38 41 0.97 37 16 0.63 35 0.68 34 1.25 41 17 0.87 37 1.37 44 2.15 50 18 0.41 30 1.17 41 1.50 45 19 0.82 36 0.65 34 0.34 29 20 0.65 35 0.59 32 0.54 32 21 1.70 45 0.73 35 1.35 45 22 1.38 42 1.09 38 1.04 39 23 1.25 41 1.68 45 1.03 39 24 0.55 32 1.15 39 1.00 37 25 1.49 43 0.74 34 0.56 32 26 1.12 40 1.74 47 0.90 36 27 2.17 47 1.22 41 1.67 45 28 0.76 36 0.38 26 1.27 43 29 0.77 36 0.67 34 1.54 44 30 0.62 32 1.94 47 0.65 34 43 31 1.68 45 2.93 55 1.22 41 32 0.96 47 2.24 50 33 3.09 55 Phụ lục 7: Chiều dài và trọng lượng cá 72 ngày tuổi ở thí nghiệm 2 Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4 STT W (g) L (mm) W (g) L (mm) W (g) L (mm) W (g) L (mm) 1 1.88 50 1.07 39 1.39 43 0.73 35 2 1.68 47 2.16 50 1.23 40 0.58 33 3 1.76 46 1.77 45 2.05 48 1.24 42 4 1.83 47 1.51 42 2.63 54 1.24 40 5 1.36 41 0.82 35 1.33 43 0.68 34 6 1.47 43 0.61 32 1.00 40 0.80 34 7 1.05 38 1.79 48 1.09 41 1.16 39 8 1.57 44 1.74 46 1.33 43 1.19 41 9 0.87 43 1.62 43 2.84 54 1.09 38 10 0.51 31 1.22 42 1.68 45 0.84 37 11 0.87 36 2.47 50 0.77 35 0.71 35 12 1.12 38 1.11 40 0.72 36 1.74 46 13 0.78 34 0.99 39 1.35 42 0.7 34 14 0.92 36 2.18 50 1.37 44 1.14 38 15 1.01 38 1.7 46 0.92 36 1.88 36 16 0.73 34 1.67 45 1.75 46 1.06 39 17 1.58 44 1.41 42 1.06 42 0.6 32 18 0.93 36 1.49 45 1.34 43 1.06 40 19 0.94 37 1.43 44 1.32 42 0.61 33 20 1.16 40 1.2 42 1.87 47 0.44 31 21 1.65 42 0.69 35 1.53 42 0.82 37 22 1.41 42 0.93 39 1.3 42 0.89 37 23 1.56 46 1.51 45 1.26 42 1.27 41 24 0.98 38 0.83 35 0.68 33 1.05 40 25 1.83 46 0.6 34 0.7 32 0.4 27 26 1.41 42 1.42 43 1.23 42 0.54 31 27 1.09 39 1.45 45 1.06 41 1.05 40 28 0.94 37 1.46 45 1.59 47 0.49 30 29 1.07 39 1.8 49 1.31 42 1.12 40 30 2.05 48 1.65 47 1.56 46 1.03 38 44 Phụ lục 8: Số cá đực Phụ lục 8.1: Thí nghiệm 1 NT1 NT2 NT3 NT4 Lần 1 4 6 10 10 Lần 2 7 9 10 10 Lần 3 6 8 10 8 Số cá kiểm tra: 10 cá thể/1 lần lặp lại Phụ lục 8.2: Thí nghiệm 2 NT1 NT2 NT3 NT4 Số cá đực 18 20 20 30 Số cá kiểm tra: 50cá thể/nghiệm thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_em_6678.pdf
Luận văn liên quan