Ảnh hưởng của pH, CO2, H2S trong nuôi trồng thủy sản
I.pH
1. Sơ lược về pH:
- pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô(H+)trong dung dịch.
- pH là độ axít hay bazơ của dung dịch.
Công thức để tính pH là:
pH =-log10[H+]
§ pH< 7: Môi trường có tính acid.
§ pH> 7: Môi trường có tính bazơ.
§ pH= 7: Môi trường trung tính.
- pH là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như:sinh trưởng,tỉ lệ sống,sinh sản và dinh dưỡng.pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9.Khi pH môi trường quá cao hay quá thấpđều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật.Là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật.Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi,quá trình dinh dưỡng,sinh sản của cá
2. Nguyên nhân làm tăng giảm độ pH:
- CO2 phản ứng với môi trường nước
- Phản ứng nitrat hóa NH4 của vi khuẩn
- Sự hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp bỡi thực vật phù du.
- Tính chất nền đất: đất phèn làm độ pH của nước thấp,pH dễ biến động
- Khi ao nuôi được rút cạn nước hoặc khi ao nuôi được cấp nước trở lại.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của pH, CO2, H2S trong nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑH NOÂNG LAÂM TPHCM
LỚP DH08NT
TÊN THÀNH VIÊN:
Nguyễn Trường An
Danh Phát Huy
Hồ Thị Như Khánh
Vũ Thị Ngọc Nhung
Thiều Văn Quang
Trần Ngọc Hải Yến
Ảnh hưởng của pH, CO2, H2S trong NTTS
I.pH
1. Sơ lược về pH:
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô(H+)trong dung dịch.
pH là độ axít hay bazơ của dung dịch.
Công thức để tính pH là:
pH =-log10[H+]
pH< 7: Môi trường có tính acid.
pH> 7: Môi trường có tính bazơ.
pH= 7: Môi trường trung tính.
- pH là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như:sinh trưởng,tỉ lệ sống,sinh sản và dinh dưỡng.pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9.Khi pH môi trường quá cao hay quá thấpđều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật.Là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật.Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi,quá trình dinh dưỡng,sinh sản của cá
2. Nguyên nhân làm tăng giảm độ pH:
CO2 phản ứng với môi trường nước
Phản ứng nitrat hóa NH4 của vi khuẩn
Sự hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp bỡi thực vật phù du.
Tính chất nền đất: đất phèn làm độ pH của nước thấp,pH dễ biến động
Khi ao nuôi được rút cạn nước hoặc khi ao nuôi được cấp nước trở lại.
Biên độ biến động theo ngày đêm của pH phụ thuộc vào mực độ dinh dưỡng của môi trường nước vì dinh dưỡng quyết đính đến mật độ của thực vật.Nước thiên nhiên trong cái thủy vực,pH của môi trường nước được điều chỉnh nhờ hệ đệm carbonic-bicarbonate.
3. Ảnh hưởng của pH trong NTTS:
a. Khoảng pH thích hợp của một số thủy sinh vật:
- Cá nước ngọt thích nghi với biến động pH tốt hơn cá nước mặn:
+ pH nước ngọt tối hảo: 6,5-9.
pH gây chết: pH11.
+ pH nước mặn tối hảo: 7,5- 8,5
( Boyd and Tucker- 1998).
+ pH nước lợ tối hảo: 7-8,4.
Ngưỡng thấp gây chết: pH bé hơn khoảng 3,7- 4,8.
Ngưỡng cao gây chết: pH> 10,6.
- pH trong ao nuôi tôm:
+ pH tối hảo: 6- 8,5.
+ pH chấp nhận được: 5- 9.
VD:
Tảo Spirulina
Chịu được pH cao từ 8,5 – 11.
Cường độ quang hợp đạt mức tối đa ở pH từ 8,5 – 9,0. Vẫn tăng cao ở pH = 10.
Cường độ quang hợp bằng 0 khi pH = 1,5.
Tôm càng xanh
Độ pH: 7- 8.
H2S: 0,01- 0,05 mg/l .
Cá rô phi dòng gift
Độ pH dao động từ 5-11,thích hợp là từ 5,5-7,5.
b. Ảnh hưởng khi pH thấp:
- Ảnh hưởng lên chức năng mang và hoạt động của cá khiến cá giảm bơi lội.
Khi pH thấp hơn 6 sẽ làm giảm quá trình nitrat hóa.
Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát dục
Nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hoặc đẻ rất ít
c. Ảnh hưởng khi pH cao: Strees ở mức độ nhẹ:
+ Gia tăng tiết dịch nhầy.
+ Tổn thương mắt.
+ Gia tăng độc tính của ammonia.
d. Ảnh hưởng khi pH vượt ngưỡng :
Khi pH vượt ngưỡng : có ảnh hưởng rõ
rệt ở cá bố mẹ và cá bột.
- Mất cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang.
- Khi pH quá ngưỡng cho phép (pH > 8.5)cũng không thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cá:
+Làm giảm sức đề kháng của cơ thể,
+Chúng ăn kém, còi cọc, mệt mỏi, chậm chạp
+Các loại VSV gây bệnh phát triển nhanh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể ốm yếu gây bệnh cho cá
4.Biện pháp khắc phục
a.Biện pháp khắc phục tránh pH thấp
Ở vùng đất phèn không phơi đáy ao nứt nẻ
- Tránh trường hợp đất phèn tiếp xúc với không khí (đất đào ao bị phơi khô)
- Trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vôi xung quanh bờ ao (đối với ao mới đào)
- Ao mới đào nên trao đổi nước nhiều, bón vôi (CaCO3, hay Dolomite) và bón phân
- Thay nước, cấp nước mới khi pH giảm thấp
- Hạn chế sự tích lũy vật chất hữu cơ từ phân bón và thức ăn thừa trong ao.
- Nếu mật độ nuôi cao cần áp dụng biện pháp sục khí
b.Biện pháp khắc phục tránh pH cao
- Cải tạo ao tốt ở đầu vụ nuôi
- Không cho thức ăn quá thừa và bón phân quá liều
- Áp dụng các biện pháp khống chế sự phát triển của thực vật.
- Khi độ pH >9 có thể áp dụng biện pháp hóa học là dùng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O để hạ pH xuống 8,34.
- Thạch cao (CaSO4.2H2O) cũng được dùng để điều hòa pH vì Ca kết tủa carbonate.
II.CO2
1. Sơ lược CO2 :
- CO2 là nguồn carbon ban đầu cho các quá tŕnh sinh học trong thủy vực.
- CO2 hòa tan trong nước được cung cấp từ một số quá tŕnh sau:
+ Khuyếch tán từ không khí
+ Sản phẩm hô hấp của thủy sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng
- Sự hòa tan của đá nền đáy
Quá tŕnh chuyển hóa từ HCO3-, quá tŕnh này chỉ xảy ra khi có sự quang hợp của thực vật phù du, lúc đó thực vật hấp thu mạnh CO2.
Thường gia tăng vào ban đêm và giảm thấp vào ban ngày
- CO2 đóng vai trò quan trọng trong đời sống của vùng nước.CO2 là một bộ phận cơ bản tham gia vào việc tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp.CO2 gắn liền với vòng tuần hoàn của các chất trong thủy vực,trong đó có việc tạo thành và phân hủy các hợp chất hữu cơ trao đổi Ca,Mg và các muối bicacbonat,cacbonat trong nước
2. Nguyên nhân làm tăng giảm CO2 :
- Do hoạt động dị dưỡng lớn hơn hoạt động tự dưỡng.
- Nước ao tích lũy nhiều vật chất hữu cơ hay tảo tàn
3. Ảnh hưởng của CO2 trong nuôi trồng thủy sản
- Nếu áp suất của CO2 trong nước
lớn hơn áp suất của CO2 trong
máu cá sẽ làm cản trở quá tŕnh bài tiết CO2
- Hàm lượng CO2 hòa tan trong nước thấp sẽ hạn chế năng suất sinh học sơ cấp.
+Làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu
+Làm tăng ngưỡng oxy của cá.
+Làm tăng độ acid của máu (pH giảm sẽ ảnh hưởng đến các trạng thái tồn tại của protid trong máu ).
4. Một số biện pháp giúp ổn định và kiểm soát hàm lượng khí CO2 trong nước
Duy tŕ độ kiềm của nước ở mức lớn hơn 20 mg/l
- Sử dụng máy sục khí
- Trung hòa bằng cách bón vôi tôi Ca(OH)2
- Vét và phơi đáy ao từ 2-3 ngày để các hợp chất hữu cơ trong đáy ao bị phân hủy hoàn toàn.
- Không cho nhiều cỏ rác, mùn bã hữu cơ vào ao, nhất là bón phân hữu cơ, liều lượng thích hợp.
III. H2S :
1. Sơ lược H2S :
Là một chất khí, được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí hoặc yếm khí.
Có mùi trứng thối.
- Chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HS-(ion)
- Chỉ có dạng H2S (khí) là chất độc.
-Tác dụng độc của nó là liên kết với sắt trong thành phân của hemoglobine,không có sắt thì hemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho các tế bào,thủy sinh vật sẽ chết vì thiếu oxy.Độ độc của H2S đối với cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ppH ,nhiệt độ của nước
2. Nguyên nhân làm tăng giảm H2S :
- pH rất ảnh hưởng tới độ độc của Hydro sulfide.
Ví dụ: Với ao hồ có pH = 5 và nhiệt độ 240C người ta thấy 99,1% Hydro sulfide dưới dạng H2S (khí), trong khi đó ở độ pH=8 với cùng nhiệt độ 24C lại chỉ có 8% lượng Hydro sulfide dưới dạng chất độc.
Do qúa tŕnh phân huỷ của các hợp chất hữu cơ có gốc S trong điều kiện yếm khí, kị khí
3. Ảnh hưởng của H2S trong nuôi trồng thuỷ sản
- Lượng độc sulfide rất nhỏ (0,001 ppm) mà hiện diện trong một thời gian liên tục vẫn làm giảm sự sinh sản của tôm, cá.
- H2S tác động lên cơ thể động vật trước hết chiếm đoạt Oxy trong máu làm con vật chết ngạt, đồng thời tác động lên hệ thần kinh làm con vật bị tê liệt.
- Hàm lượng gây độc hại khoảng 1 mgH2S/l.
Vào mùa hè,H2S thường h́nh thành nhiều ở nền đáy làm giảm sự phát triển của một số loài đv đáy
-> giảm thức ăn của một số loài cá
->năng suất cá nuôi bị giảm
4.Một số biện pháp khắc phục:
- Cải tạo ao tốt đầu vụ nuôi
- Quản lý tốt thức ăn và hạn chế thức ăn thưà
- Ao nuôi phải thoáng
- Ao nuôi thân canh nên có sục khí để làm H2S thoát ra không khí nhanh hơn
Khi sử dụng phân bón,nhất là phân bón hữu cơ nên hoà thành dung dịch tưới khắp mặt ao
- Lá dầm(phân xanh)trong ao phải được giữ ở tầng mặt và thường xuyên đảo trôn để chúng phân huỷ nhanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
WWW.EBOOK.EDU.VN
GIÁO TRÌNH QLCLN_GV:NGUYỄN PHÚ HOÀ
WWW.VIETLINH.COM.VN
WWW.FISTENET.GOV.VN
WWW.NHANONG.NET
WWW.tiengiang.forumup.vn
WWW.vst.vista.gov.vn
www.nghean.gov.vn
www.khuyennongtphcm.com
www.dragonfish.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của pH, CO2, H2S trong nuôi trồng thủy sản.doc