Cá tra giống cỡ 17,1–17,6 g/con khi giảm 50% tỷ lệ cho ăn trong 3 ngày
liên tiếp sau khi cho ăn 7 ngày theo nhu cầu (cho ăn khoảng 5% khối
lượng thân) cho kết quả tốt nhất, có gía thành thức ăn cho 1kg cá tăng
trọng thấp nhất (15.290đ). Vì thế, nghiệm thức này có thể áp dụng cho
nuôi cá tra giống để giảm lượng thức ăn, tăng giá thành sản phẩm.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần cho ăn lên tăng trưởng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về ăn thịt. Ngay
khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau.
Cá tra trưởng thành là loài ăn tạp. Trong tự nhiên cá ăn được mùn bả hữu cơ, rễ
cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng
được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống,… thức
ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2004).
Khi ương nuôi trên bể cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như ấu
trùng Artermia, trùn chỉ, moina, rotifer, thức ăn chế biến,... Tuy nhiên, cho cá bột ăn ấu
trùng Artermia và trùn chỉ thì tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh
Hùng, 2000). Theo Menon và Cheko (1955) (trích dẫn của Phạm Văn Khánh, 2000) thì
khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên được trình bày trong Bảng
2.1.4.
Bảng 2.1.4: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên:
Lọai thức ăn Tỉ lệ (%)
Nhuyễn thể 35,4
cá nhỏ 31,8
Côn trùng 18,2
Thực vật thượng đẳng 10,7
Thực vật đa bào 1,6
Giáp xác 2,3
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 g). Cá
trong tự nhiên có thể sống đến 20 năm. Cá lớn rất nhanh khi nuôi trong ao nuôi, sau
một năm nuôi đạt khối lượng 1–1,5 kg/con, những năm về sau cá lớn nhanh hơn có
khi đạt 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại
thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới
25 kg khi 10 năm tuổi (Dương Nhựt Long. 2004).
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá tra
2.2.1. Nhu cầu về đạm
Nhu cầu chất đạm của động vật thủy sản khoảng 25–55% ( Trần Thị Thanh
Hiền và ctv. 2004) cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Vì vậy, trong chế biến thức
ăn thủy sản thì nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm luôn là yếu tố được quan tâm đầu
tiên. Thường thì nguồn nguyên liệu cung cấp đạm có hàm lượng lớn hơn 30% tuỳ
thuộc vào nguồn gốc đạm động vật hay thực vật. Nhu cầu chất đạm tối ưu của các loài
cá trơn dao động từ 25–42% và thường từ 30–35% trong thức ăn. Tuy nhiên, các kết
quả này khác nhau giữa các loài cá cũng như giữa các tác giả trên cùng một đối tượng
nghiên cứu. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm của cá
như điều kiện môi trường, thức ăn thí nghiệm, mức độ cung cấp thức ăn, trạng thái sinh
lý của cá, phương pháp áp dụng để tính nhu cầu chất đạm,… (Trần Thị Thanh Hiền,
2003).
Bảng 2.2.1: Nhu cầu về đạm của các loài cá da trơn (trích dẫn của Trần Thị Thanh
Hiền và ctv, 2004)
Loài cá Trọng
lượng(g)
Nguồn protein Protein tối
ưu (%)
Tác giả
Cá nheo Mỹ
I. punctatus
7g Đạm trứng gà 32-36 Garling, 1976
69g Bột thịt, bột huyết, bột xương 26-32 Robinson, 1999
Cá trê trắng
C. batrachus
0,1g Bột cá + đậu nành 30
Chuapochu, 1987
Cá trê phi
C. gariepinus
40g Casein + Arg, Met 30-40
Henken et al., 1986
Cá lăng
M. nemurus
25,9 Practical 42 Khan và ctv., 1996
10 29,6 Aizam, 1983
Cá tra bần
P. kunyit
2-8 Bột cá 40 Phương và ctv.,
2000 14-22 35
Cá tra
P.hypophthalmus
2-3 Bột cá/bột đậu nành 38 Hiền và ctv., 2004
5-6 Bột cá 32,2 Hùng và ctv., 2000
Cá basa
P. bocourti
2-3 Bột cá/bột đậu nành 35 Hiền và ctv., 2004
5-6 Bột cá 27,8 Hùng và ctv., 2000
16-17 Bột cá/bột huyết (2:1) 36,7
Phuong,1998
75-81 34,9
Cá hú
P.conchophilus
2-3 Bột cá/bột đậu nành 48 Hiền và ctv., 2004
6,5 Bột cá 37,9 Liêm và ctv., 2000
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2003) nhu cầu protein của cá tra (khối lượng ban
đầu 7,51g) với hàm lượng protein từ 15-35% thì tăng trưởng của cá tỷ lệ thuận với
hàm lượng chất đạm trong thức ăn. Cá tăng trưởng chậm nhất ở nghiệm thức 15-20%
nhưng tốt nhất ở mức 35% cả về tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn. Kết quả về hệ số
thức ăn cũng cho thấy cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm càng thấp thì có FCR càng
cao, FCR thấp nhất ở thức ăn 35% đạm (FCR=1,75). Khi áp dụng phương pháp
đường cong bậc hai để tính nhu cầu chất đạm trong thức ăn để cá đạt tăng trưởng tối
đa là 40,5% và khỏang tối ưu từ 29,5–33%. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương
và ctv. (1997) thí nghiệm trên 2 cỡ cá basa giống thì hệ số thức ăn tăng từ 1,61 –
2,11đối với cá giống nhỏ (16,4–16,9 g) và tăng từ 2,1–3,27 đối với cá giống lớn
(75,4 – 81,3 g) khi cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm giảm từ 40% xuống 14%.
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì thức ăn có hàm lượng đạm thích hợp cho
giai đoạn nuôi thịt cá tra dao động từ 18–28%. Những loài cá ăn tạp hay ăn thực vật
có nhu cầu đạm khoảng 25–35%, thấp hơn nhu cầu đạm của các loài cá ăn động vật
với nhu cầu khoảng 40–52% (Bảng 2.2.1).
Bảng 2.2.1: So sánh nhu cầu protein của các loài cá
Cá ăn tạp
Hay ăn thực vật
Nhu cầu
đạm (%)
Cá ăn động vật nước
ngọt hay nước mặn
Nhu cầu
đạm (%)
Cá chép Ấn Độ 25 – 28 Cá vược 43 – 52
Cá chép 30 – 35 Cá chẽm 40 – 52
Cá rô phi 28 – 35 Cá mú 45 – 50
Cá măng biển 23 – 27 Cá lóc 50 – 52
Cá nheo Mỹ 25 – 35 Cá chình 45 - 50
(Nguồn: Lê Thanh Hùng, 2008)
Tuy nhiên, khi nói đến đạm không chỉ là hàm lượng mà còn phải chú ý đến
các axít amin tham gia cấu tạo nên chất đạm (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ a-xít
amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu chất đạm nói một cách chính xác hơn là nhu
cầu a-xít amin. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên chất đạm thì chúng còn là tiền
chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác.
2.2.2. Nhu cầu chất bột đường (carbohydrate)
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nên khi phối trộn với tỷ
lệ thích hợp trong thức ăn sẽ giảm được giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo được sự
sinh trưởng của cá. Khả năng sử dụng chất bột đường của động vật thủy sản khác
nhau giữa các loài, trong đó tính ăn là khâu quyết định như những loài ăn thực vật có
khả năng sử dụng chất bột đường tốt hơn lòai động vật, và khả năng sử dụng tốt nhất
của cá tra về chất bột đường ở mức tối đa là 35% còn đối với cá biển trung bình
khỏang 20% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003) thì thức ăn có chất bột
đường khác nhau thì ảnh hưởng tăng trọng, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm
của cá. Thức ăn có chứa 35% chất bột đường cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cá tra
có thể sử dụng mức chất bột đường trong thức ăn đến 45%. Ngược lại, mức 20% chất
bột đường trong thức ăn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng đạm, hệ số thức ăn và tăng
trọng. Ngoài ra, tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi mức chất bột đường, khi
cá sử dụng chất bột đường cao thì dẫn đến hàm lượng glucose trong máu tăng, giảm
sinh trưởng.
Nghiên cứu về khả năng sử dụng chất bột đường của Trần Thị Thanh Hiền và
ctv. (2004) trên ba loài cá tra, basa và cá hú thì cho thấy chất bột đường thích hợp cho
cá tăng trưởng tốt là cá hú (5,1g) là 35%, cá tra (2,9g) là 30–45% và cá basa (5,13g) là
20–45%. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng thành phần chất bột đường nhiều
trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cá, không những chính sự tiêu
hoá chất bột đường mà còn làm giảm sự tiêu hóa chất đạm (Cowey, 1972; Shimeno và
Takeda, 1979) (trích bởi Dương Thúy Yên, 2000).
Mặc dù chưa có một công bố nào về nhu cầu chất bột đường của các loài cá nói
chung, nhưng Wilson và Moreau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ có thể sử dụng hiệu quả
chất bột đường trong thức ăn từ 25–30% và đây có thể xem là mức chất bột đường thích
hợp cho các loài cá trơn khác (trích bởi Dương Thúy Yên, 2000).
2.2.3. Nhu cầu về chất béo (lipid)
Chất béo có vai trò quan trọng như nguồn cung cấp năng lượng (8-9 kcal/g)
và các a-xít béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy
sản. So với các thành phần khác của thức ăn như đạm và chất bột đường thì chất béo
trong thức ăn có độ tiêu hóa cao trung bình 85–90% (Lê Thanh Hùng, 2000). Giá trị
chất béo được chú ý chính là thành phần các a-xít béo, đặc biệt là các a-xít béo thiết
yếu (a-xít béo cao phân tử không no nhóm n-3 và n-6).
Các loài cá trơn có thể sử dụng chất béo trong thức ăn khá lớn. Cá nheo Mỹ
vẫn tăng trưởng tốt ở mức chất béo 15% hoặc hơn (Wilson và Moreau, 1996).
Nhưng nếu chất béo trong thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến sự tích lũy mỡ trong thịt cá
nhiều làm giảm chất lượng cá, hơn nữa lượng chất béo nhiều còn làm ảnh hưởng
đến độ bền chặt của viên thức ăn và khó bảo quản. Wilson và ctv (1996) và đề nghị
mức chất béo thích hợp trong thức ăn của cá nheo Mỹ là từ 5–6%. Theo Nguyễn
Thanh Phương (1998) thì cá basa cho ăn 7,7% chất béo tăng trưởng tốt nhất và cá
giảm tăng trưởng khi lipid từ 11,3–20,8%. Wing (2000) cho biết cá lăng lớn nhanh
nhất ớ mức 8% dầu cọ thô hoặc tinh chế. Mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn
của cá tra là 4–8% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
2.2.4. Nhu cầu năng lượng
Năng lượng là nhu cầu cần thiết cho mọi họat động của sinh vật. Động vật chỉ
sử dụng năng lượng từ thức ăn chứ không như thực vật sử dụng năng lượng từ mặt
trời vì thế cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho động vật họat động. Thức ăn sẽ
được cá tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể và thông qua quá trình oxy hóa các chất này sẽ
sinh ra năng lượng cho cơ thể động vật họat động và phát triển (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv, 2004).
Hình 2.2.4: Chu trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể cá (Smith, 1989)
Năng lượng lấy từ thức ăn bị mất khoảng 1/3 do quá trình bài tiết (trong
phân, những phần không tiêu hóa được, nước tiểu và bài tiết qua mang), 1/3 năng
lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể và 1/3 còn lại dùng cho sinh trưởng.
Các giá trị này thay đổi tùy thuộc vào mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa thức
ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Cũng như các động vật khác, động vật
thủy sản cần năng lượng để duy trì họat động sống của cơ thể. Tuy nhiên, đối với
động vật thủy sản quá trình trao đổi năng lượng cũng tương tự như động vật trên
cạn, tuy nhiên động vật thủy sản sống dưới nước nên không cần phải tốn chi phí
cho quá trình điều hòa thân nhiệt và khả năng thải trực tiếp NH3 ra ngoài môi
Năng lượng lấy
vào
Năng lượng tiêu
hóa
Năng lượng trao
đổi
Năng lượng tích
lũy
Sản phẩm bài tiết
Phân(25%)
Bài tiết qua nước tiểu
và mang (8%)
Trao đổi chất (15%)
Hoạt động (8%)
Giữ thân nhiệt (10%)
trường nước (85% tổng số N2 thải ra) nên cá ít phải tốn năng lượng hơn. Nhu cầu
năng lượng thô trong thức ăn cho cá trơn là 2.750–3.100 kcal/kg (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv, 2004).
2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong nuôi
cá tra thâm canh
Theo tính toán của Hiệp hội Thủy sản các tỉnh, năm 2007 sản lượng cá tra
toàn vùng đạt hơn 1 triệu tấn, tiêu thụ gần 2 triệu tấn thức ăn công nghiệp
( Năm 2004, có khoảng 18 công ty sản xuất thức ăn
cho cá và có nhiều loại sản phẩn xuất hiện ở các vùng nuôi. Một số công ty sản
xuất thức ăn với sản lượng lớn (60.000–120.000 tấn/ năm) như Proconco, Cargill
hay Greenfeed. Các công ty khác có công suất nhỏ hơn, khoảng 20.000–30.000
tấn/năm (Trần Văn Nhì, 2005).
Ưu điểm của thức ăn viên khô là có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và
vận chuyển đơn giản và thấp hơn so với thức ăn ẩm, ít bị biến động bởi mùa vụ,
đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng, giảm thiểu rủi ro, ít bị nhiễm vi
sinh vật gây bệnh, dễ dàng sử dụng với máy cho ăn tự động và đặc biệt có hiệu
quả sử dụng thức ăn cao do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường
nuôi. Trở ngại trong việc sử dụng thức ăn viên là giá thành sản xuất cao, một số
loài không thích sử dụng thức ăn viên do tính ngon miệng và tập tính ăn của loài.
Ngoài ra, chất lượng thức ăn viên rất biến động theo từng nhà sản xuất (Trần Thị
Thanh Hiền, 2003).
Thức ăn viên công nghiệp gồm thức ăn cân bằng dinh dưỡng và thức ăn
bổ sung. Thức ăn viên công nghiệp cân bằng dinh dưỡng thường chứa đầy đủ các
chất dinh dưỡng thiết yếu đạm, mỡ, đường, vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu
cầu sinh trưởng tối ưu cho cá nuôi. Hầu hết các loại thức ăn chế biến hiện nay
nông dân sử dụng đều thuộc loại thức ăn này. Hàm lượng đạm thường chiếm 18-
50%, béo từ 10-25%, đường từ 15-20%, tro nhỏ hơn 8,5%, phospho tổng số nhỏ
hơn 1,5%, độ ẩm nhỏ hơn 10% ngoài ra còn bổ sung thêm vitamin và khoáng
chất. Khi cá được nuôi thâm canh không có thức ăn tự nhiện thì nhất thiết sử
dụng thức ăn công nghiệp cân bằng dinh dưỡng. Cá nuôi trong điều kiện thâm
canh mật độ cao đòi hỏi thức ăn có chất lượng tốt, đầu đủ dinh dưỡng nhằm đảm
bảo sinh trưởng nhanh và khoẻ mạnh (www.ria1.org/modules/news/).
2.4 Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn và phương pháp cho ăn
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nên có nhiều nghiên
cứu được tiến hành trên tất cả các đối tượng thủy sản nhằm cung cấp những số
liệu hay đưa ra những khuyến cáo nhằm giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế
cao. Nghiên cứu về khẩu phần ăn là một trong những nghiên cứu cần thiết trong
nghề nuôi thủy sản, vì góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, làm giảm tối
thiểu chi phí thức ăn và mang lại lợi nhuận tối đa cho người nuôi.
Phạm Văn Huy (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá basa giống (Pagasius bocourti). Nghiên
cứu tiến hành với 2 thí nghiệm là giải phẩu cá mỗi giờ để thu lượng thức ăn trong
dạ dày và cho cá ăn với khẩu phần ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau
5 giờ thì không còn sự hiện diện của thức ăn trong dạ dày cá và cá tăng trưởng cao
nhất ở nghiệm thức có khẩu phần ăn 9%.
Nguyễn Phú Hòa và ctv. (2008) nghiên cứu về khả năng tiêu hóa các loại
mồi khác nhau của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus bleeker, 1852). Kết
quả, chỉ số GaSI của cá bống tượng được cho ăn tép bò luôn cao hơn so với chỉ
số này khi cho ăn mè trắng bột. Theo nghiên cứu này thì khả năng tiêu hóa của
loại mồi khác nhau của cá bống tượng phụ thuộc vào bản chất của con mồi, kích
cỡ mồi và nhiệt độ môi trường. Còn theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004) thì
khi khối lượng thức ăn càng lớn thì độ tiêu hóa càng chậm và thức ăn cũng
không được sử dụng một cách triệt để. Khối lượng thức ăn không những làm
chậm tốc độ tiêu hóa mà còn làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tấn (2004) khi nghiên
cứu khẩu phần ăn của cá rô đồng (Anabas testudineus) cho thấy hệ số thức ăn
càng tăng khi khẩu phần tăng và ngược lại hệ số thức sử dụng đạm càng giảm
khi khẩu phần tăng. Kết quả của thí nghiệm cũng cho thấy cá rô đồng giống thích
hợp với khẩu phần 6% khối lượng cơ thể và cho ăn 4 lần/ ngày.
Theo báo cáo của Menghe và Robinson (2006) thì trong mùa sinh trưởng
của cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) một số người cho cá ăn 6 ngày hoặc 5
ngày trong tuần thì hệ số thức ăn giảm 4,8% và 7,9% tương ứng cho cá được
cho ăn 6 ngày và 5 ngày mỗi tuần so với cá được cho ăn mỗi ngày. Tuy nhiên,
sản lượng cá cho ăn gián đoạn 1, 2 ngày/tuần không có sự khác nhau so với cá
được cho ăn hằng ngày. Tương tự khi tác giả thí nghiệm trên bể với các chế độ
cho cá ăn gián đoạn 0, 1, 2, 3, 4 ngày/tuần, 1:4, 3:7 (không cho ăn: cho ăn) thì
thấy cá không được cho ăn 1 ngày trong tuần tăng trưởng như cá được cho ăn
hằng ngày, FCR thấp nhất khi cá được cho ăn gián đoạn 2 ngày trong tuần. Kết
quả này cho thấy nuôi cá nheo Mỹ có thể cho cá ăn 5 hoặc 6 ngày trong tuần
nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn có thể giảm được chi phí sản xuất.
Nghiên cứu trên bể về chế độ cho cá ăn của cá hồi Đại Tây Dương (Salmo
salar) được cho ăn ít hơn 50% nhu cầu tối ưu của cá trong 8 tuần sau đó cá được
cho ăn 8 tuần theo nhu cầu của cá (Johansen et al., 2001) thì kết quả cho thấy
khối lượng và lượng thức ăn cho ăn giữa các nghiệm thức giống nhau. Một
nghiên cứu gần đây của Orhan Tufan Eroldogan et al. (2008) về ảnh hưởng của
các chế độ cho ăn khác nhau trên cá Sparus aurata giai đoạn giống thì thấy sau
48 ngày thí nghiệm với các chế độ cho cá ăn như cho cá ăn 2 ngày/nghỉ 1 ngày,
giảm 50% lượng thức ăn 2 ngày/2 ngày cho ăn bình thường theo nhu cầu, giảm
50% lượng thức ăn 6 ngày/6 ngày cho ăn bình thường theo nhu cầu thì tăng
trưởng và tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá thấp hơn cá được cho ăn hằng ngày
theo nhu cầu. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng chất đạm và hệ số thức ăn của cá
được cho ăn giảm 50% lượng thức ăn 2 ngày/2 ngày cho ăn bình thường là tốt
nhất.
Chatakondi et al. (2001) đã nghiên cứu về cho cá nheo Mỹ ăn gián đoạn
trên bể, cá được cho ăn hằng ngày (đối chứng) theo nhu cầu và so sánh tăng
trưởng với cá được cho ăn gián đoạn 1, 2 và 3 ngày sau đó cho ăn trở lại bình
thường thì tiêu thụ thức ăn cao hơn cá được cho ăn hằng ngày. Sau 10 tuần thí
nghiệm khối lượng của cá cho ăn có chu kì gián đoạn 3 ngày cao hơn so với các
nghiệm thức khác và các nghiệm thức có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn
nghiệm thức đối chứng. Như vậy, với các biện pháp gián đoạn hay giảm lượng
thức ăn với một mức độ thích hợp sẽ tăng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cá sẽ
có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn sau thời gian bị cắt hay giảm tỷ
lệ cho ăn, đồng thời với những nghiên cứu này sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm
môi trường và không gây lãng phí thức ăn.
Phần 3:
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2009 đến tháng 07/2009.
- Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm đề tài
ACIAR - Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- 12 bể ximăng (khoảng 800 l/bể).
- Các hóa chất: formol, chlorine,…
- Máy đo pH; máy đo Oxy, nhiệt độ
- Hệ thống máy bơm, máy sục khí,.
- Cân điện tử 2 số lẻ, 4 số lẻ; cân 2 kg.
- Các dụng cụ dùng trong thí nghiệm dinh dưỡng như tủ nung, tủ sấy, tủ
nung, máy công phá đạm, máy xay,…
- Các dụng cụ khác: vợt, thau, xô, …
3.3 Thí nghiệm
3.3.1 Cá thí nghiệm
- Cá thí nghiệm có nguồn gốc sinh sản nhân tạo
- Chọn cá có kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng,
không dị hình, dị tật,….
- Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình ban đầu 17,1 – 17,6 g/con
- Cá sau khi mua về được đưa vào bể giữ một tuần trước khi bố trí thí
nghiệm để cá quen với môi trường sống mới. Chọn những cá khỏe mạnh
làm thí nghiệm.
Hình 3.3.1: Cá thí nghiệm
3.3.2 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên nổi phổ biến ngoài
thị trường với nhãn hiệu Cargill có hàm lượng đạm 30%.
Hình 3.3.2: Thức ăn thí nghiệm
Bảng 3.3.2: Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm (theo công bố của
nhà sản xuất được in trên bao bì)
Chỉ tiêu Hàm lượng (%)
Ẩm độ (%) 11,0
Tro (%) 2,5
Đạm (%) 30,0
Chất béo (%) 2,5
Xơ (%) 6
Năng lượng (KJ/kg) 2.800
3.3.3. Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên bể xi-măng (800 lít/bể) được gắn hệ thống chảy
tràn, sục khí liên tục, đảm bảo điều kiện môi trường cho cá sinh trưởng tốt. Các bể
thí nghiệm được khử trùng bằng chlorine và xà phòng, rồi rửa lại bằng nước sạch.
Sau đó cho nước vào bể và lấp hệ thống sục khí liên tục một tuần cho bay hết
chlorine rồi mới có thể sử dụng.
Hình 3.3.3: Hệ thống thí nghiệm
3.3.4.Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm có 3 nghiệm thức và môt nghiệm thức đối chứng được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. Cho cá ăn dựa theo khẩu phần
tối đa là 5% khối lượng thân. Cho cá ăn đến khi cá no thì ngưng và tính toán lượng
thức ăn cá sử dụng, liên tục trong 7 ngày của nghiệm thức, những ngày sau theo từng
nghiệm thức sẽ được giảm 50% của lượng trung bình 7 ngày đầu.
- Nghiệm thức 1 (đối chứng): cho ăn hàng ngày với 100% nhu cầu (<5%
khối lượng thân).
- Nghiệm thức 2 (Giảm ăn 2 ngày): cho cá ăn 7 ngày liên tục 100% nhu
cầu + 2 ngày tiếp theo giảm 50%.
- Nghiệm thức 3 (Giảm ăn 3 ngày): Cho cá ăn 7 ngày liên tục 100% nhu
cầu + 3 ngày tiếp theo giảm 50%.
- Nghiệm thức 4 (Giảm ăn 4 ngày): Cho cá ăn 7 ngày liên tục 100% nhu
cầu + 4 ngày tiếp theo giảm 50%.
Tất cả các nghiệm thức đều bố trí như nhau với mật độ 50 con/bể.
Thí nghiệm được bố trí trong 10 tuần.
3.4. Chăm sóc và quản lý
- Chế độ chăm sóc, cho ăn phải giống nhau giữa các bể.
- Cho cá ăn từ từ để cá kịp bắt mồi, cho ăn theo khẩu phần ăn định sẵn
nhưng cũng tùy vào khả năng sử dụng và tình trạng sức khỏe của cá.
Cho cá ăn 2 lần/ ngày (8h và 16h mỗi ngày), và vớt thức ăn thừa(nếu
có).
- Bể được sục khí liên tục, siphon khi thấy đáy bể dơ.
- Theo dõi thường xuyên hoạt động của cá, ghi nhận số cá chết (nếu có).
3.5 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu cá, thức ăn và môi trường
a) Môi trường
Nhiệt độ, pH và Oxy thì đo mỗi tuần một lần (sáng và chiều) bằng máy
đo Kanna.
b) Sinh trưởng
Sinh trưởng của cá được xác định qua 3 lần thu mẫu, lần 1 thu 4 tuần sau khi
bắt đầu thí nghiệm và tiếp thu là mỗi 3 tuần. Cá được thu bằng cách cân toàn bộ số
cá trong bể và cân và đo 30 con trên mỗi bể.
Khối lượng cá thể được xác định bằng cân điện tử (cân từng cá thể), cân 2 kg
dùng cân tổng.
Chiều dài dược xác định bằng thước đo, chiều dài được xác định là chiều dài
chuẩn (từ chóp mõm đến cuống đuôi).
c) Phân tích thành phần hóa học của cá thí nghiệm
- Trước khi thí nghiệm bắt ngẫu nhiên 10 con cá để phân tích thành phần
sinh hóa đầu vào. Sau khi thí nghiệm thu 10 con/bể để phân tích thành
phần sinh hóa đầu ra. Mẫu cá được bảo quản ở nhiệt độ -20oC đến khi
phân tích.
- Thành phần hóa học của cơ thể cá và thức ăn phân tích theo phương pháp
đang được áp dụng tại Phòng thí nghiệm Dinh dưỡng thuộc Khoa Thủy sản,
gồm các chỉ tiêu như đạm thô, béo thô, tro, ẩm độ và năng lượng.
Ẩm độ: được xác định bằng cách ghi nhận sự chêch lệch khối lượng mẫu
trước và sau sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC trong 4 giờ.
Tro: mẫu sau khi làm ẩm độ được đem nung ở nhiệt độ 550–560oC trong
khoảng 4 giờ (đến khi mẫu có màu trắng hoặc xám).
Protein thô: được phân tích theo phương pháp Kjeldal, gồm 3 bước:
- Bước 1: mẫu được công phá đạm trong H2SO4 đậm đặc trong khoảng
1,5 giờ ở nhiều mức độ khác nhau từ 110–370oC nhờ chất xúc tác
H2O2.
- Bước 2: sau khi công phá thì chưng cất để giải phóng khí nitơ trong
dung dịch kiềm (NaOH) và hấp thụ trong dung dịch acid boric có sự
hiện diện của chất chỉ thị là Methylred.
- Bước 3: sau đó chuẩn độ để xác định hàm lượng nitơ trong mẫu phân
tích bằng H2SO4 0,1N.
Tính % đạm thô (Crude protein) = %Nx6.25.
Lipid thô: được phân tích bằng phương pháp thủy phân trong hệ thống
Soxlet với dung môi là chloroform. Chất béo trong mẫu được chiết xuất
nhờ quá trình rửa tuần hoàn của chloroform (nóng).
3.6 Các chỉ tiêu thu thập và tính toán số liệu
- Tăng trọng bình quân cá thể (W - weight gain)
W (g/con) = Tổng khối lượng cá (g)/số cá
- Tỷ lệ sống (SR - surival rate, %)
SR (%) = 100 x (số cá sau thí nghiệm/số cá thể)
- Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR - specific growth rate - %/ngày)
SGR (%/ngày) = 100 x [(LnWc – LnWđ)/t]
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG - Daily weight gain, g/ngày)
DWG (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t
Trong đó: Wc: khối lượng cuối
Wđ: khối lượng đầu
t: thời gian
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR - Feed conversion ratio)
FCR = Khối lượng thức ăn cho ăn/khối lượng cá gia tăng
- Hiệu quả sử dụng đạm (Protein efficiency ratio - PER)
PER = (Wc–Wđ)/đạm ăn vào
Trong đó: Wc: khối lượng cuối
Wđ: khối lượng đầu
3.7 Phương pháp phân tích số liệu
Trong suốt quá trình thí nghiệm tất cả các số liệu được thu thập và ghi nhận
bằng nhật ký để xử lý.
Số liệu được xử lý theo chương trình Excel và Statistica 5.0. So sánh trung
bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUNCAN với mức ý
nghĩa p<0,05.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Biến động của các yếu tố môi trường bể nuôi thí nghiệm
Biến động của các yếu tố môi trường được trình bày trong Bảng 4.1. Nhiệt
độ trung bình giữa các nghiệm thức dao dộng trong khoảng 28,0–28,1oC vào buổi
sáng và từ 28,9–29,0oC vào buổi chiều. Dao động nhiệt độ sáng và chiều là 28,1–
29,0oC. Trong thí nghiệm này nhiệt độ tương đối ổn định, đều nằm trong khoảng
thích hợp cho cá tra nên không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Hàm lượng
oxy trong thí nghiệm nằm trong khoảng 5,25 đến 5,34 mg/L vào buổi sáng và 4,14
đến 4,33 mg/L vào buổi chiều. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì cá tra có khả
năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp
và có thể nuôi với mật độ rất cao. Theo Swingle (1969) (trích bởi Trương Quốc
Phú, 2004) thì nồng độ oxy hoà tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5ppm
nhưng không vượt mức bảo hòa. Hàm lượng oxy hòa tan trong thí nghiệm nằm
trong khoảng thích hợp, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của cá. pH trong bể thí
nghiệm dao động trong khoảng từ 7,89–7,96 là rất lý tưởng, kết quả này tương đối
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Tóm lại, kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các bể thí
nghiệm chứng tỏ các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy hoà tan và pH đều nằm trong
khoảng thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá tra.
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường qua các nghiệm thức thí nghiệm
Nghiệm thức
Sáng Chiều
Nhiệt độ Oxy pH Nhiệt độ Oxy pH
Đối chứng 28,1±0,59 5,28±0,51 7,93±0,15 29,0±0,7 4,17±0,67 7,96±0,16
Giảm ăn 2 ngày 28,1±0,57 5,34±0,66 7,95±0,12 28,9±0,71 4,14±0,8 7,96±0,14
Giảm ăn 3 ngày 28,0±0,56 5,25±0,11 7,91±0,1 28,9±0,71 4,33±0,76 7,89±0,15
Giảm ăn 4 ngày 28,1±0,58 5,4±0,43 7,93±0,16 28,9±0,73 4,33±0,83 7,95±0,16
Ghi chú:
Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
Giảm ăn 2 ngày: nghĩa là 7 ngày cho ăn đầy đủ 7 ngày và 2 ngày cho ăn giảm 50%
Giảm ăn 3 ngày: nghĩa là 7 ngày cho ăn đầy đủ 7 ngày và 3 ngày cho ăn giảm 50%
Giảm ăn 4 ngày: nghĩa là 7 ngày cho ăn đầy đủ 7 ngày và 4 ngày cho ăn giảm 50%
4.2 Tỷ lệ sống
Sau 10 tuần thí nghiệm thì tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức đạt khá
cao từ 97,3–98,7%, cao nhất là 98,7% ở nghiệm thức giảm ăn 3 và 4 ngày và
thấp nhất là nghiệm thức giảm ăn 2 ngày với 97,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ sống
của cá giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này
cho thấy việc thay đổi tỷ lệ cho ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tra.
Kết quả thí nghiệm này phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Hữu Yến Nhi (2006)
khi nuôi cá tra giống trong giai với khối lượng ban đầu là 45–55g/con bằng các
loại thức ăn viên khác nhau thì tỉ lệ sống của cá đạt từ 96,7% đến 99,2%. Khi
nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá
tra giai đoạn giống thì Trương Ngô Bích Ngọc (2007) cho biết tỉ lệ sống của cá
đạt từ 98,9 đến 100%. Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) thì nghiên cứu về hàm
lượng đạm khác nhau tăng trưởng cá tra thì tỷ lệ sống của cũng khá cao từ
85,0–98,3% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Nghiệm thức SR (%)
Đối chứng 97,3±3,06a
Giảm ăn 2 ngày 98,0±3,46a
Giảm ăn 3 ngày 98,7±1,15a
Giảm ăn 4 ngày 98,7±1,15a
Ghi chú:
Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Số liệu trong cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.3 Sinh trưởng của cá
Khối lượng ban đầu của cá ở các nghiệm thức được xem là như nhau (17,1 –
17,6 g/con) thì sau 10 tuần thí nghiệm khối lượng cá dao động trong khoảng 38,5 –
43,3 g/con. Khối lượng cá thu được ở nghiệm thức đối chứng là 43,3 g/con và tốc
độ tăng trưởng bình quân theo ngày là 0,36 g cao nhất so với các nghiệm thức khác.
Các giá trị này thấp nhất là ở nghiệm thức giảm lượng thức ăn 4 ngày khối lượng cá
thể là 38,5 g/con và tăng trưởng bình quân chỉ đạt 0,29 g/ngày. Tuy nhiên, khác biệt
giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Song, ở nghiệm thức
giảm ăn 3 ngày cho tăng trưởng tốt (42,6 g/con) cao hơn khi giảm lượng thức ăn
của cá trong 2 ngày và 4 ngày và sự tăng trọng này tương đương với nghiệm thức
đối chứng. Nguyên nhân có thể là do khả năng tiêu hóa của cá phụ thuộc vào khối
lượng và chất lượng thức ăn trong dạ dày, trong thí nghiệm cá cho ăn cùng loại thức
ăn cho nên khối lượng thức ăn quyết định độ tiêu hóa. Theo Trần Thị Thanh Hiền
và ctv (2004) khi khối lượng thức ăn càng lớn tốc độ tiêu hóa càng chậm, sự hấp thu
chất dinh dưỡng giảm và thức ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để.
Trong quá trình nuôi việc tìm ra phương pháp cho ăn thích hợp để cá
tăng trưởng nhanh, phát triển tốt mà lại tốn ít thức ăn, mang lại nhiều hiệu quả
kinh tế cao là rất quan trọng. Trong thí nghiệm này thì tốc độ tăng trưởng là
một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của từng nghiệm thức.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của cá trong thí nghiệm
Nghiệm
thức
Wđ (g/
con)
Wc
(g/con)
SGR(%/ngày) DWG(g/ngày)
Đối chứng 17,1±0,42 43,3±3,4a 1,29±0,12a 0,36±0,05a
Giảm ăn 2
ngày
17,3±0,31 39,9±1,7a 1,16±0,07a 0,31±0,03a
Giảm ăn 3
ngày
17,6±0,60 42,6±1,2a 1,23±0,02a 0,35±0,01a
Giảm ăn 4
ngày
17,3±0,61 38,5±5,1a 1,10±0,14a 0,29±0,06a
Ghi chú:
Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Số liệu trong cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
So sánh trọng lượng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
ĐV Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Đợt thu mẫu
Tr
ọn
g
lư
ợ
ng
(g
)
NT1 NT2 NT3 Nt4
Hình 4.3: So sánh trọng lượng của cá qua các đợt thu mẫu (g/con)
Sự tăng trưởng của cá trong thí nghiệm này phát triển tương đối chậm so với
thí nghiệm nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất, theo Dương Nhựt Long (2004) thì
cá tra có khối lượng ban đầu là 20 g/con được cho ăn 2 loại thức ăn tự chế và thức ăn
công nghiệp có hàm lượng đạm dao động từ 20–28% thì sau 60 ngày khối lượng cá
đạt trung bình 254 g/con, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng của cá tra trong thí
nghiệm này. Kết quả tăng trưởng của cá tra trong thí nghiệm này phần lớn bị ảnh
hưởng bởi vị trí của các bể, do các bể được xây dựng trong trại được che mát, ánh
sáng không xuyên vào được làm nhiệt độ nước không cao như nuôi ngoài ao đất, nó
ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn của cá. Theo Trần Thị Bé (2006) thì cá tra
cỡ 30–50g sử dụng thức ăn nhiều nhất ở 31–32oC trong khi nhiệt độ trong thí nghiệm
này tuy nằm trong giới hạn cho phép nhưng vẫn chưa tốt nhất cho sự tăng trưởng của
cá. Kết quả tăng trưởng của thí nghiệm này chậm hơn so với kết quả của Nguyễn
Kim Thùy khi thử nghiệm cho cá tra (18g) ăn với các tần số khác nhau đã đạt tăng
trọng (0,34 – 0,39g/ngày) nhưng sự khác biệt không đáng kể. Đào Thanh Phú (1997)
nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng khác nhau lên sinh trưởng cá basa
(Pangasius bocourti) giống (16-17g/con), thức ăn có hàm lượng đạm 28% cho tốc độ
tăng trưởng là 0,94 g/ngày cao hơn rất nhiếu so với thí nghiệm này.
4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Bảng 4.4 cho thấy hệ số thức ăn FCR dao động trong khoảng 1,39–1,75
nhưng khác biệt không có ý nghĩa khác biệt (p>0,05). Về giá trị tuyệt đối thì có
sự chênh lệch tương đối lớn giữa nghiệm thức giảm ăn 3 ngày so với các
nghiệm thức còn lại. Để có 1 kg cá tăng trọng thì nghiệm thức giảm ăn 3 ngày
cần 1,39 kg thức ăn trong khi đó nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức giảm 2
ngày và nghiệm thức giảm 4 ngày lần lượt cần đến 1,75 và 1,67 kg thức ăn. Kết
quả này cho thấy khi giảm 3 ngày cho kết quả tốt nhất. Kết quả trên cho thấy
khi cho cá ăn cùng lọai thức ăn nhưng giảm tỷ lệ với thời gian khác nhau thì hệ
số chuyển hóa thức ăn sẽ khác nhau và kết quả thí nghiệm này có ý nghĩa cho
thực tiển sản xuất vì có thể giảm đáng kể chi phí thức ăn, góp phần giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Ravendra Kumar Singh và Amjad Balange (2005) khi thí
nghiệm trên cá chép Ấn Độ (Cirrhinus mrigala) ở giai đoạn giống trong 8 tuần.
Kết quả cho thấy khi cho cá ăn gián đoạn 2 tuần có FCR thấp hơn cá được cho
ăn hằng ngày. Kết quả này thấp hơn rất nhiều kết quả của Trương Ngô Bích
Ngọc (2007) khi thí nghiệm sự ảnh hưởng của các lọai thức ăn khác nhau lên
tăng trưởng cá tra giống thì FCR của thức ăn viên công nghiệp (30% protein) là
2,4.
Lượng thức ăn cá ăn vào (FI) theo chiều hướng giảm dần do nghiệm thức
được bố trí theo thứ tự tăng số ngày giảm lượng thức ăn và việc giảm thức ăn nên
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về lượng thức ăn cung cấp giữa các nghiệm
thức. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) lại tỷ lệ nghịch với lượng thức ăn
cung cấp, cũng như hệ số thức ăn càng lớn thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng giảm,
thấp nhất ở giảm 2 ngày (0,57) và cao nhất ở giảm 3 ngày (0,72). Kết quả này cũng
cho thấy rằng cá ở nghiệm thức giảm 3 ngày chỉ cần ăn 1 kg thức ăn thì cá sẽ tăng
0,72 kg cao hơn các nghiệm thức còn lại. Như vậy, khi lượng thức ăn càng lớn trong
giới gian thì hiệu quả sử dụng thức ăn thấp điều này chứng tỏ không phải cho ăn
nhiều cá sẽ đạt tăng trọng nhanh vì khi cho cá ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ tiêu
hóa của thức ăn.
Bảng 4.4: Hệ số thức ăn (FCR), thức ăn ăn vào (FI) và hiệu quả sử dụng thức ăn (PCE)
của cá tra.
Nghiệm thức FCR FI (Kg) PCE
Đối chứng 1,75±0,09a 2,18±0,28b 0,57±0,03a
Giảm ăn 2
ngày
1,75±0,05a 1,91±0,01ab 0,57±0,02a
Giảm ăn 3
ngày
1,39±0,02a 1,69±0,04a 0,72±0,01a
Giảm ăn 4
ngày
1,67±0,37a 1,67±0,12a 0,62±0,15a
Ghi chú:
Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Số liệu trong cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.5 Hiệu quả sử dụng chất đạm (PER)
Hiệu quả sử dụng chất đạm cao hay thấp tùy theo loại và lượng chất
đạm cá ăn vào (Trần Thị Thanh Hiền và ctv. 2004). Kết quả xử lý thống kê
cho thấy hiệu quả sử dụng chất đạm trong thí nghiệm dao động từ 1,9–2,4 và
khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05), cao nhất là
nghiệm thúc giảm 3 ngày với PER là 2,4 so với nghiệm thức giảm 2 ngày là
1,9 kg. Kết quả cũng cho thấy giữa hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hiệu
quả sử dụng chất đạm (PER) có quan hệ với nhau, khi FCR cao thì PER sẽ
giảm. Kết quả phân tích có thể nhận xét rằng khi giảm thức ăn cho cá trong
khoảng thời gian nào đó thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ khác
nhau, ở nghiệm thức giảm 3 ngày cho kết quả tốt hơn các nghiệm thức còn lại
với hệ số chuyển hóa thức ăn cũng như hiệu quả sử dụng đạm mà tăng trưởng
giữa các nghiệm thức vẫn như nhau.
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng protein của cá sau 10 tuần thí nghiệm
Nghiệm thức PER
Đối chứng 1,91±0,10a
Giảm ăn 2 ngày 1,.90±0,05a
Giảm ăn 3 ngày 2,40±0,04a
Giảm ăn 4 ngày 2,07±0,51a
Ghi chú:
Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Số liệu trong cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.6 Thành phần hoá học của cá trước và sau thí nghiệm
Thành phần hóa học của cơ thể cá cũng giống như các loài động vật
khác, gồm nước, đạm, béo, khoáng,… Thành phần này khác nhau tùy loài,
giai đoạn phát triển và phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv. 2004). Kết quả phân tích các thành phần sinh hóa cho thấy
ẩm độ dao động từ 73,3– 76% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm
thức (p>0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền
và ctv. (2004) là trong cơ thể động vật thủy sản th ì hàm lượng nước là cao
nhất, thường chiếm trên 60–80%. Như vậy, hàm lượng nước trong cơ thể cá
thí nghiệm được phân tích phù hợp theo sự phát triển của cơ thể. Hàm lượng
tro trong cơ thể cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng (7,48 – 8,43%)
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Kết quả
này chứng tỏ phương thức giảm thức ăn trong thí nghiệm không ảnh hưởng
đến hàm lượng tro trong cơ thể cá. Hàm lượng đạm trong cơ thể cá ở các
nghiệm thức dao động từ 50,71 – 52,27 %. Hàm lượng đạm cao nhất ở nghiệm
thức 2 ngày (52,27%), kế đến là nghiệm thức đối chứng (51,36%), giảm ăn 3
ngày (50,75%) và thấp nhất là ở nghiệm thức giảm ăn 4 ngày (50,71%) và sai
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đồng thời, hàm lượng đạm
trong cơ thể cá sau thí nghiệm luôn thấp hơn trong cơ thể cá trước thí
nghiệm. Hàm lượng đạm trong thí nghiệm này có xu hướng giảm theo khối
lượng của cá nhưng mối tương quan này không rõ ràng.
Hàm lượng chất béo trong cơ thể cá trước thí nghiệm là 26,2% thấp hơn
nhiều so với cá sau thí nghiệm. Kết quả này là do cá lớn thường có lượng mỡ
dự trữ cao hơn cá nhỏ. Chất béo trong cơ thể cá sau thí nghiệm của các
nghiệm thức dao động từ 29,41% đến 35,32%. Theo Trần Thị Thanh Hiền và
ctv, (2004) thì thành phần hóa học của động vật thủy sản biến đổi theo giai
đoạn phát triển của chúng, thường là hàm lượng chất béo gia tăng theo giai
đoạn phát triển. Khi phân tích về thành phần hóa học của cá trắm cỏ thì thấy
có sự thay đổi theo khối lượng cơ thể, tác giả này cho biết hàm lượng chất béo
trong cơ thể là tăng dần từ 1,31% đến 3,8% cùng với sự gia tăng về khối
lượng cơ thể từ 94g đến 628g. Nhưng trong thí nghiệm này do sự chênh lệch
không lớn về khối lượng cho nên sự khác biệt về tỷ lệ lipid giữa các nghiệm
thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của cơ thể cá có thể kết luận là
các thành phần này đa số tăng theo sự gia tăng của khối lượng cơ thể cá
nhưng không thể hiện rõ. Việc giảm tỷ lệ cho ăn trong thí nghiệm này không
làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cơ thể cá.
Bảng 4.6. Thành phần hoá học cá trước và sau thí nghiệm.
Nghiệm thức
Ẩm độ
(%)
Tro (%)
Protein
(%)
Lipid (%)
Cá trước thí
nghiệm
76,9±1,54 9,01±3,01 53,63±1,50 26,2±1,11
Đối chứng 76,0±3,70a 7,48±1,46a 51,36±0,74a 35,32±3,2a
Giảm ăn 2 ngày 75,2±1,36a 7,87±3,73a 52,27±2,41a 29,41±5,86a
Giảm ăn 3 ngày 75,5±2,40a 8,43±2,57a 50,75±2,37a 33,91±3,03a
Giảm ăn 4 ngày 73,3±3,68a 8,39±1,80a 50,71±0,87a 31,03±2,06a
Ghi chú:
Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Số liệu trong cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.7.Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng
Bảng 4.7 chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng.
NT Đơn giá (đ/kg thức ăn) FCR
Chi phí thức ăn
(đ/kg cá)
ĐC 11.000 1,75 19.250
2 NGÀY 11.000 1,75 19.250
3NGÀY 11.000 1,39 15.290
4NGÀY 11.000 1,67 18.370
Qua bảng 4.7 ta thấy, cùng một giá thành thức ăn thí nghiệm nhưng biến
động của FCR làm cho giá thành của thức ăn cho 1kg cá tăng trọng có sự biến động
lớn giữa các nghiệm thức. Chi phí để tạo ra 1kg cá tăng trọng khi giảm lượng thức
ăn 3 ngày là thấp nhất chỉ tốn 15.290 đồng, trong khi đó chi phí của nghiệm thức
đối chứng và nghiệm thức gảm thức ăn 2 ngày là 19.250 đồng, còn nghiệm thức
giảm thức ăn 4 ngày cũng cần chi phí khá cao (18.370 đồng/1kg cá tăng trọng). Chi
phí của các nghiệm thức là quá cao so với nghiêm thức 3 ngày. Mặc dù, nghiệm
thức đối chứng cho kết quả tăng trưởng cao hơn nghiệm thức 3 ngày nhưng cao hơn
ở mức không đáng kể mà giá thành của thức ăn cho 1kg cá tăng trọng lại cao hơn
khá nhiều do phải cần dùng một lượng thức ăn lớn hơn nhiều như vậy chứng tỏ đã
làm lãng phí một lượng đáng kể thức ăn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
- Tỷ lệ sống của cá đạt cao ở tất cả các nghiệm thức (97,3–98,7%)
- Tăng trưởng ở các nghiệm thức không có sự khác biệt (p>0,05) nên việc
giảm tỷ lệ cho ăn không gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của
cá.
- Hệ số thức ăn của cao nhất là ở nghiệm thức cho ăn hàng ngày và nghiệm
thức giảm 2 ngày (1,75) và thấp nhất ở nghiệm thức giảm thức ăn 3 ngày
(1,39). Hiệu quả sử dụng đạm là cao nhất (2,4) ở nghiệm thức giảm 3
ngày và thấp nhất là nghiệm thức giảm thức ăn 2 (1,9)
- Khi cho cá ăn luân phiên các khẩu phần ăn khác nhau không làm ảnh
hưởng lên thanh phần hóa học của cơ thể cá.
- Cá tra giống cỡ 17,1–17,6 g/con khi giảm 50% tỷ lệ cho ăn trong 3 ngày
liên tiếp sau khi cho ăn 7 ngày theo nhu cầu (cho ăn khoảng 5% khối
lượng thân) cho kết quả tốt nhất, có gía thành thức ăn cho 1kg cá tăng
trọng thấp nhất (15.290đ). Vì thế, nghiệm thức này có thể áp dụng cho
nuôi cá tra giống để giảm lượng thức ăn, tăng giá thành sản phẩm.
5.2. Đề xuất
- Nên áp dụng thí nghiệm này vào thực tiển để kiểm tra tốc độ tăng trưởng
khi giảm tỷ lệ cho ăn của cá nuôi trong ao để kiểm chứng kết quả trong
phòng thí nghiệm.
- Cần tiếp tục nghiên cứu các hình thức giảm tỷ lệ cho ăn khác nhau ở các
giai đoạn cá tra khác nhau để đánh giá sự ảnh hưởng lên tốc độ tăng
trưởng cũng như hệ số thức ăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. ập
nhật ngày 13/03/2009.
2. Chatakondi, N.G., and Yant, R.D. 2001. Application of compensatory growth
to enhance production in channel catfish Ictalurus punctatus. Journal of World
Aquaculture Society of 32, 278-285
3. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình Kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt. Khoa
Thuỷ Sản, trường Đại học Cần Thơ.
4. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách
trường ĐHCT.
5. Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá
trơn. Báo cáo chuyên đề.
6. Đào Thanh Phú và Trần Thị Tuyết Hoa, 1997. Ảnh hưởng của thức ăn có hàm
lượng đạm khác nhau lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần
hóa học cơ thể cá basa giống (Pangasius bocourti). Luận văn tốt nghiệp Đại
Học.
7. Huỳnh Thanh Tấn, 2004. Nghiên cứu nhu cầu protein và khẩu phần ăn của cá
Rô đồng (Anabas testudineus). LVTN. Trường ĐHCT.
8. Huỳnh Văn Hiền, 2003. Nghiên cứu nhu cầu protein và carbohydrate của cá tra
(Panngasius hypophthalmus) giai đoạn giống. LVTN. Trường ĐHCT.
9. Johansen. S. J. S, Ekli M, Stagnes B, Jobling M. 2001. Weight gain and lipid
deposition in Atlantic salmon, Salmo salar, during compensatory growth:
evidence for lipostatic regulation? Aquaculture Research 32: 963-974.
10. Lê Thanh Hùng, 2000. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy sản.
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 84 trang.
11. Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006. Tình hình sử dụng thức ăn
trong nuôi cá Tra và Basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí
Nghiên cứu Khoa học 2006:144-151 Trường Đại học Cần Thơ.
12. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Khoa Thủy sản.
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Lưu Thanh Tùng. 2008. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác
nhau lên sự tăng trưởng của cá tra (Pangasius hypophthalmus) giống. Luận
văn tốt nghiệp Đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
14. Menghe H. Li and Edwin H. Robinson, Research Professors/Delta Research
and Extension Center; and Charles D. Hogue, Jr. Extension Associate III,
Northeast District. Copyright 2006 by Mississippi State University.
15. Nguyễn Hữu Yến Nhi, 2006. Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công
nghiệp cho nuôi cá Tra giống (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt
nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản.
16. Nguyễn Kim Thùy, 2008. Ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng cá Tra
(Pangasius hypophthalmus) giai đọan giống. LVTN. Trường ĐHCT.
17. Nguyễn Phú Hòa, Yang Yi, Lê Thanh Hùng,2008. Giác quan bắt mồi và khả
năng tiêu hóa các loại mồi khác nhau của cá bống tượng (Oxyeleotris
marmoratus bleeker,1852).
18. Nguyễn Thanh Phương, Phạm Minh Đức, Vũ Nam Sơn, 2004. Ứng dụng công
nghệ nhằm năng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm thủy sản (tôm càng
xanh, cá tra, basa, rô phi) ở tỉnh An Giang. Kỹ yếu hội thảo khoa học ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng và hạ giá thành các mặt hàng
nông, thủy sản. An Giang tháng 6/2004.
19. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Thị Tuyết Hoa, 1997. Xác
định chất đạm của 2 cỡ cá Basa giống (Pangasius borcoutri). Tuyên tập công
trình nghiên cứu khoa học- Đại học Cần Thơ,1993 – 1997.
20. Nguyễn Văn Bé, 1995. Bài giảng thủy hoá học. Khoa Thủy sản. Trường Đại
học Cần Thơ.57 trang.
21. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy
sản. Trường Đại học Cần Thơ. 107 trang.
22. Orhan Tufan Eroldogan, O.Taşbozan, S.Tabakoglu, 2008. Effects of
Restricted Feeding Regimes on Growth and Feed Utilization of Juvenile
Gilthead Sea Bream, Sparus aurata. Department of Aquaculture, Faculty of
Fisheries, Cukurova University, Adana 01330, Turkey, Pages 267 – 274.
23. Phạm Văn Huy, 1996. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá Basa giống (Pangasius bocourti). LVTN. Trường
ĐHCT.
24. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trong bè. Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản II.
25. Phuong. N.T, 1998. Pangasius catfish cage aquaculture in the Mekong delta,
Vietnam: current situation analisis and studies for feeding improvement. Ph.D.
Thesis
26. Ravendra Kumar Singh and Amjad Balange., 2005. Effect of restricted
feeding regimes on compensatory weight gain and body tissue in fry of the
Indian major Carp Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822). The Israeli Journal of
Aquaculture – Bamidgeh 57(4), 2005, 250-254.
27. Trương Quốc Phú, 2004. Bài giảng Phân tích chất lượng và quản lý môi
trường nước ao. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 199 trang.
28. Trần Thị Bé, 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá Tra giống. Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Thủy sản, trường
ĐHCT.
29. Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thúy Yên, và Nguyễn Thanh Phương, 2003.
Nghiên cứu nhu cầu chất đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn cho ba lòai
cá trơn nuôi phổ biến: cá Basa (Pangasius bocourti), cá Hú (Pangasius
conchophilus), và cá Tra (Pangasius hypophthalmus) giai đọan giống. Báo cáo
khoa học. Đề tài cấp bộ.
30. Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Tủ
sách ĐHCT.
31. Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá về việc sử dụng các nguồn nguyên liệu địa
phương làm thức ăn nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1978)
trong bè ở An Giang. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chuyên Ngành Nuôi trồng
Thủy sản.
32. Trương Ngô Bích Ngọc, 2007. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn
khác nhau lên tăng trọng của cá Tra giống. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Khoa
Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
33. Một số kiến thức đại cương về dinh
dưỡng và thức ăn thuỷ sản Nguyễn Văn Tiến tổng hợp biên dịch (truy cập
ngày 10/02/2006).
34. (truy cập ngày 13/01/09)
35. http:// www.kinhtenongthon.com.vn ( cập nhật 15/08/08 ).
36. http:// www.hptrad.com.vn.( truy cập 06/01/08).
PHỤ LỤC
Phụ lục a: Khối lượng và tỷ lệ sống và các chỉ số tính toán của cá thí
nghiệm
NT
B
Ể
số
con
thả
Wb
đ
(g)
W
tb
Số
con
thu
W
thu
(g)
W
tb
TL
S
(%)
WG(g
)
DW
G
SG
R
Đc
5 50 840
16.
8 49 2000
40.
4 98 24.02 0.33 1.23
3 50 850 17 50 2360
54.
8 100 30.20 0.42 1.42
12 50 880
17.
6 49 1970
37.
9 98 24.31 0.34 1.21
2
ngà
y
8 50 880
17.
6 50 1980
35.
6 100 22.00 0.31 1.13
4 50 850 17 50 1960
43.
8 100 24.70 0.34 1.25
10 50 860
17.
2 50 1920
40.
4 100 21.20 0.29 1.12
3
ngà
y
1 50 850 17 50 2060
41.
2 100 24.20 0.34 1.23
7 50 910
18.
2 50 2120
43.
3 100 25.07 0.35 1.20
2 50 880
17.
6 50 2120
43.
3 100 25.67 0.36 1.25
4
ngà
y
9 50 860
17.
2 50 1720
35.
1 100 17.90 0.25 0.99
11 50 840
16.
8 49 1760
35.
9 98 19.12 0.27 1.06
6 50 900 18 50 2220
44.
4 100 26.40 0.37 1.25
NT BỂ ĐỢT 1 ĐỢT 2 ĐỢT 3 Thức ăn FCR FCE PER
NT1
5 1360 1820 2000 2098.6 1.81 0.55 1.84
3 1940 2580 2360 2494.8 1.65 0.61 2.02
12 1310 1700 1970 1949.4 1.79 0.56 1.86
NT2
8 1360 1580 1980 1901.3 1.73 0.58 1.93
4 1720 2000 1960 1914.5 1.72 0.58 1.93
10 1300 1641 1920 1917.1 1.81 0.55 1.84
NT3
2 1580 2080 2060 1696.3 1.40 0.71 2.38
7 1500 1880 2120 1649.9 1.36 0.73 2.44
1 1500 2060 2120 1730.2 1.40 0.72 2.39
NT4
9 1400 1620 1720 1554.7 1.81 0.55 1.84
11 1320 1480 1760 1790.9 1.95 0.51 1.71
6 1820 2040 2220 1657 1.26 0.80 2.66
Phụ lục b:Yếu tố môi trường trong bể nuôi cá tra thí nghiệm
CHỈ TIÊU Nhiệt độ
NT I II III IV
S C S C S C S C
Tuần 1 28.0 30.5 28.0 30.5 28.0 30.4 28.0 30.6
Tuần 2 29.0 29.2 28.8 29.1 28.7 29.1 28.9 29.0
Tuần 3 29.0 29.7 28.9 29.5 28.9 29.5 29.0 29.5
Tuần 4 28.5 29.2 28.3 29.0 28.3 28.9 28.4 29.1
Tuần 5 27.1 28.1 27.0 28.0 26.9 27.9 27.1 28.0
Tuần 6 28.3 29.1 28.1 28.9 28.2 29.0 28.1 28.9
Tuần 7 28.1 29.0 28.1 29.0 28.1 29.0 28.1 29.1
Tuần 8 27.6 28.4 27.5 28.1 27.5 28.1 27.5 28.2
Tuần 9 28.1 29.0 28.2 28.9 28.0 28.9 28.1 28.9
Tuần 10 27.7 28.3 27.7 28.3 27.7 28.2 27.7 28.3
CHỈ TIÊU pH
NT I II III IV
S C S C S C S C
Tuần 1 7.8 7.9 5.3 5.4 8.0 8.0 7.8 7.9
Tuần 2 7.7 7.8 5.3 5.5 8.0 8.0 7.8 7.9
Tuần 3 8.0 8.0 5.4 5.3 7.8 7.8 7.9 7.9
Tuần 4 8.1 8.1 5.5 5.5 8.0 8.0 8.2 8.2
Tuần 5 8.0 8.2 5.4 5.5 8.0 8.0 8.0 8.2
Tuần 6 8.2 7.9 5.5 5.3 8.0 7.8 8.2 7.9
Tuần 7 8.0 8.1 5.3 5.4 8.0 8.0 7.9 8.1
Tuần 8 7.8 7.7 5.2 5.2 7.7 7.6 7.8 7.7
Tuần 9 8.0 8.1 5.3 5.4 7.9 8.0 8.0 8.1
Tuần 10 7.8 7.8 5.2 5.2 7.8 7.7 7.8 7.7
CHỈ TIÊU Oxy
NT I II III IV
S C S C S C S C
Tuần 1 4.77 4.67 5.14 4.98 3.45 3.23 3.49 3.42
Tuần 2 5.79 5.99 5.23 5.38 4.28 4.48 4.54 4.53
Tuần 3 5.28 5.36 5.37 5.84 4.77 4.73 4.96 5.04
Phụ lục B: Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm.
NT Bể Ẩm Độ Tro Protein Lipid
Cá đầu vào 76.96 9.03 12.36 6.04
ĐC
5 77.61 8.98 11.69 37.49
3 73.33 8.12 13.56 32.74
12 77.2 6.42 11.64 27.22
giảm 2 ngày
8 75.97 6.97 12.13 32.39
4 73.74 10.22 13.65 28.62
10 75.95 6.41 13.07 30.17
giảm 3 ngày
2 75.85 10.62 12.83 35.02
77 76.62 7.56 11.94 36.54
1 73.9 7.11 12.53 31.03
giảm 4ngày
9 75.45 9.13 12.67 28.75
11 70.5 6.13 13.24 33.32
6 73.87 9.36 13.22 26.20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lt07064_9194.pdf