Ảnh hưởng của vấn đề nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô thị (nghiên cứu cụ thế tại Hà Nội)

1.Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói và những vấn đề của nghèo đói không phải là vấn đề mới trong đời sống xã hội loài người; nhưng nó cũng chưa bao giờ là vấn đề cũ. Cuộc chiến chống đói nghèo là một cuộc chiến dai dẳng mà cho đến nay loài người vẫn chưa xóa bỏ được đói nghèo, kể cả những quốc gia, những vùng đất giàu có nhất thì đó nghèo vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Thậm chí càng những nơi kinh tế phát triển, đời sống của con người càng cao thì bức tranh tương phản giàu nghèo càng đậm nét (còn nữa) 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những lý thuyết xã hội học và phương pháp nghiên cứu xã hội học mà người nghiên cứu có cơ hội vận dụng và kiểm chứng những kiến thức khoa học vào thực tế xã hội để có thể hiểu sâu sắc hơn về những lý thuyết xã hội học đã được đọc 2.2 y nghia thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay, cụ thể là họ đang sống trong những ngôi nhà như thế nào, điều kiện vệ sinh, môi trường có đảm bảo không, diện tích có đáp ứng được những sinh hoạt hàng ngày của gia đình không? - Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của người nghèo ở quận Thanh Xuân ( Khu Triều Khúc và Thanh Xuan Bắc) - Cũng từ nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đưa ra được những khuyến nghị với các cơ quan chức năng để có những biện pháp hữu hiệu để giúp người nghèo có được ngôi nhà như mong muốn và có một sức khỏe tốt., . (còn nữa) . Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp quan sát. Tiến hành quan sát điều kiện nhà ở cũng như điều kiện sinh sống của hộ gia đình. 5.2. Phương pháp phân tích tài liệu Do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau mà nhóm nghiên cứu chỉ có điều kiện quan sát được ở một địa bàn nhỏ là Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Cụ thể là ở khu Triều Khúc và Thanh Xuân Bắc. nên nhóm nghiên cứu đã tiến hành đọc và tham khảo nhiều những nghiên cứu, những đề tài cùng chủ đề về nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp; từ đó có sự đối chiếu, so sánh kết quả của mình thu được từ nghiên cứu thực tế trên địa bàn với các nghiên cứu trước đó đồng thời học hỏi, tham khảo những kết quả mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra. Trong các tài liệu đó đặc biệt phải kể đến các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Duy Luân về nhà ở trong dân cư. 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu. 5.4. Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nhóm dùng chọn đối tượng để quan sát là Chọn mẫu thuận tiện 6. Giả thuyết nghiên cứu - Điều kiện môi trường và điều kiện nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân là nguyên nhân chính. - Điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị còn rất nhiều khó khăn .

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4852 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của vấn đề nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô thị (nghiên cứu cụ thế tại Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà cấp bốn – 40% và nhà tranh, nhà tạm – 26,7%. Những căn nhà tranh, nhà tạm này là những ngôi nhà được xây dựng tạm bợ trên những đám đất lấn chiếm. Thường là những căn nhà nhỏ, thấp và được chắp vá bởi rất nhiều những vật liệu khác nhau kể cả gỗ và giấy báo…Căn hộ chung cư chiếm 21,7%. Những căn hộ chung cư này thuộc khu chung cư, tập thể cũ của các nhà máy, xí nghiệp. Nó được xây dựng từ những năm 80 thời kỳ bao cấp. Những khu nhà này thường đã qua chỉnh sửa nhiều lần và hiện nay đã xuống cấp trầm trọng.     Trong quá trình nghiên cứu và đi khảo sát địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết những người dân nghèo đều sống trong những ngôi không được xây dựng kiên cố hoặc đi thuê những khu vực được xây dựng tạm bợ, không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của người dân (ví dụ: những ngôi nhà cấp IV xây cho thuê thường được xây dựng đơn giản, lợp mái tôn, không đảm bảo được điều kiện khí hậu, ẩm thấp, thiếu ánh sáng…). Những loại hình nhà ở này gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của con người.     Theo một phỏng vấn người dân cho biết:     “Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đều phải bày bừa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là chưa kể trời nắng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó là người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu ạ…”. (Phỏng vấn sâu số 3) (Nam, 49 tuổi, nghề nghiệp: lao động tự do)     Trong bài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp và những lao động di cư từ nơi khác đến Hà Nội và thuê trọ. Trong quá trình quan sát điều kiện nhà ở trên địa bàn, hầu hết những ngôi nhà tranh, nhà tạm; nhà cấp IV đều không đủ những điều kiện đảm bảo cho đời sống sinh hoạt, và gây ra những vấn đề gay gắt đối với các nhà quản lý và các cơ quan chức năng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.     Với vấn đề đặt ra với các nhà quản lý nhà ở của địa bàn nghiên cứu là: Với 26,7% nhà tranh, nhà tạm; 40% nhà cấp IV, 21,70% nhà chung cư thì việc giải quyết nhu cầu nhà ở với việc đảm bảo chất lượng nhà ở đang là vấn đề cần được giải quyết. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân là điều kiện quan trọng trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Việc đảm bảo được nhà ở cho người dân sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống và giải quyết xung đột của quá trình phát triển.  * Diện tích nhà ở  Còn về diện tích ở bình quân của người nghèo hiện nay thì vô cùng chật hẹp. Không chỉ những người nghèo mà người dân đô thị nói chung, đặc biệt là đô thị Hà Nội đang phải sống trong những ngôi nhà chật chội thiếu thốn không gian cảnh quan một cách nghiêm trọng. Đó là do mật độ dân số quá đông, quá tập trung ở đô thị , do dân số tăng quá nhanh và do chưa có quy hoạch đô thị cụ thể , kịp thời. Hiện nay diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội khoảng 8-9 m2/người và đang có gắng đến năm 2011 đạt mức 10-15m2/người. Riêng đối với người nghèo, thực tế diện tích nhà ở bình quân dầu người của họ thấp hơn nhiều so với mức bình quan của cả thành phố chỉ đạt khoảng 6m2/người. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, con số đó còn thấp hơn nhiều.     Bảng 2 Diện tích bình quân trên đầu người.     Diện tích (m2)     Tần số     Tần suất (%)     Dưới 6     53     44,2     Từ 6- 9     46     38,3     Trên 9     21     17,5     Tổng số     120     100     Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 44,2 % số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người chỉ đạt dưới mức 6m2/người (chiếm tỷ lệ lớn nhất), thậm chí có một số hộ chỉ đạt mức 1m2/người. Rất nhiều hộ gia đình chỉ có 1,6-5m2/người. Sau đó đến số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 6 đến 9m2 cũng khá cao 38,3%. Như vậy, theo khảo sát thì đa số người dân trong quận Thanh Xuân họ đều có diện tích bình quân trên đầu người thấp, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Diện tích nhà ở của người nghèo đô thị do nhiều yếu tố chi phối, trong những yếu tố đó phải kể đến là mật độ dân số ở Hà Nội quá cao do nhiều luồng nhập cư về làm ăn, sinh sống trong khi đó diện tích nhà ở không thể tăng lên được. Nhiều công trình của nhà nước được xây dựng cũng làm giảm đáng kể diện tích đất đai. Trong khi đó, chương trình xây nhà ở với giá thấp cho người nghèo lại không được triển khai có hiệu quả. Thêm nữa, một bộ phận người nghèo không đủ tiền để xây hoặc mua những căn nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như giải trí, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình.. Những yếu tố này càng góp phần làm giảm đi diện tích nhà ở của người dân nghèo trong khu vực.     Cá  biệt trong trường hợp đạt mức 20m2/người đó là  trường hợp một cụ già sống một mình trong một ngôi nhà của khu tập thể nhà máy thuốc là  Thăng long, còn lại mức diện tích nhà ở bình quân trên 9m2 chỉ đạt 17,5%.           Như vậy cho thấy người nghèo hiện nay đang phải sống trông điều kiện nhà ở hết sức chật hẹp. Diều này  đã gây khó khăn rất lớn cho sinh hoạt thường ngày của gia đình. Qua thực tế cho thấy hầu hết nhà ở người nghèo chỉ có một đến hai phòng và một phòng vệ sinh, nhà bếp thường đặt trong nhà, ngoài hành lang hoặc đường đi lại. Trong khi đó, theo khảo sát, mỗi hộ gia đình thường có 4 nhân khẩu đó là cha, mẹ và hai đứa con. Không kể một số trường hợp thì có thêm ông bà và người quen đến ở cùng. Mọi sinh hoạt ăn,ở, ngủ, nghỉ dồn vào một phòng hết sức bất tiện, thậm chí một số gia đình con cái đã lớn hết mà không dám lập gia đình vì nhà quá chật chội, lấy vợ về không có chỗ mà ở     Điều này dẫn đến rất nhiều hậu quả có thể thấy trước mắt và lâu dài. Khó khăn về nhà ở không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra áp lực về tinh thần, tâm lý đè nặng, dễ gây ra stress. Vấn đề diện tích nhà ở không đủ cho nhu cầu sinh hoạt của các thành viên làm họ không chỉ mất an tâm để làm việc mà còn giảm năng suất lao động của họ.  "Nhà chú được hơn 50 mét, nhưng còn có sân nên diện tích nhà khoảng 40 mét, nhưng mà có 5 người nên sinh hoạt bất tiện lắm, nhà chú có mẹ già và con nhỏ mà không phải là nhà tầng nên diện tích sinh hoạt hẹp lắm, vấn đề vệ sinh cũng bất tiện. Đấy là cháu hỏi thì chú trả lời thật đấy nhé." (Phỏng vấn số 2, nam, 43 tuổi, lái xe).      Không chỉ diện tích nhà ở bình quân đầu người của người nghèo rất thấp mà cả diện tích nhà  ở nói chung của người nghèo cũng rất hẹp và nhỏ. Qua nghiên cứu của cho thấy có 34,7% số hộ gia đình sống trong những căn nhà chỉ rộng dưới 20m2, 15.3% số hộ sống trong những căn nhà rộng từ 21-25m2, 33.3% hộ sống trong những căn nhà có diện tích từ 26-35m2 và trên 35m2 là 16.7%. Nhìn chung đó đều là những căn nhà nhỏ, hẹp và một cảm nhận chung của người nghiên cứu là rất chật chội và ẩm thấp.     Cá  biệt có một trường hợp một hộ gia đình có  6 thành viên nhưng lại đang phải sống trong một căn hộ chỉ có 8m2. Đó thực ra cũng không phải là một căn hộ mà chỉ là một cái gác xép nhỏ trên tầng thượng của khu tập thể xà phòng cũ. Gia đình có 5 thành viên lớn trong đó có một mẹ già, một người em bệnh tật của chủ hộ. Gia đình đã ở căn gác xép này được 10 năm rồi. Trong căn phòng nhỏ này, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong cùng 8m2 đó. Đồ đạc cùa gia đình hết sức sơ sài. Dường như không có một vật dụng gì đáng giá, điều kiện sống của gia đình vô cùng khó khăn và thiếu thốn. "Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, moi thứ đồ đạc đành phải bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu à…" (nam, 49 tuổi, pvs số 3)      Diện tích nhà ở chật hẹp và loại hình nhà đơn điệu, cũ kỹ là một vấn đề của người nghèo hiện nay. Nó gây rất nhiều khó khăn, bất tiện cho các gia đình nghèo trong đời sống sinh hoạt hàng ngày không chỉ có vậy, diện tích nhà ở chật hẹp cũng làm cho đời sống tinh thần bức bối, dễ sinh những căn bệnh về tâm bệnh như stress, cáu gắt, ức chế...làm ảnh đến đời sống và sự phát triển toàn diện của người dân nghèo đô thị. * Hình thức sở hữu. Biểu đồ 3: Hình thức sở hữu nhà ở của gia đình Ông (bà)? Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng: Hình thức sở hữu chính của người nghèo thuộc khu vực nghiên cứu của nhóm ở Thanh Xuân nhiều nhất vẫn là chính chủ ( chiếm 41%). Các hộ gia đình này chủ yếu là ở trong các chung cư, hoặc trong những khu ngõ xóm đã sinh sống lâu năm. Những hộ sống trong các chung cư này là được nhà nước phân cho, nhưng đã được xây dựng từ rất lâu. Nó thuộc quyền sở hữu của gia đình, nhưng vì đã được xây dựng từ lâu nên tình trạng nhà ở không còn được tốt và đảm bảo như trước kia nữa. Còn những hộ gia đình khác ở trong ngõ xóm sâu cũng gặp nhiều bất lợi cho sinh hoạt. Diện tích của những hộ gia đình này hẹp chỉ khoảng 25 – 30m2, nhưng có rất nhiều người sinh sống. Gây khó khăn rất nhiều cho sinh hoạt cũng như tâm lý, không gian sống cho những người sống. Theo một phỏng vấn một người dân cho biết: “Nhà bác nhà cấp bốn cháu thấy đấy, hiện chỉ có hai vợ chồng ở với nhau, diện tích chỉ có hơn 30 mét vuông thôi, khổ nhất là vào mùa mưa, mưa mà to là nhà ngập, đợt lụt năm 2008 làng Triều Khúc này ngập lênh láng, đợt đấy nhà bác phải dọn sang ở nhờ nhà hàng xóm, nhà hàng xóm người ta có nhà tầng mưa ngập còn lên tầng được chứ nhà bác thế này thì dọn đi đâu, sợ nhất là lúc mưa to, khổ lắm.”( Phỏng vấn sâu số, Nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: bán nước Ngoài những người nghèo ở hộ gia đình sống trong các chung cư lâu năm này thì tỷ lệ các người nghèo đi thuê nhà trọ cũng rất lớn chiếm 35,2%. Các hộ gia đình ở đây chủ yếu là những hộ nghèo, có thu nhập thấp. Mà nguồn gốc chủ yếu là ở các vùng lân cận khác đến Hà nội để kiếm sống. Công việc mang tính thời vụ, không ổn định, chỗ ở cũng không ổn định thay đổi theo việc làm. Kinh tế cũng không thể mua được nhà mà chủ yếu phải đi thuê. Những nơi đi thuê theo quan sát của nhóm thì không đảm bảo không gian sống cũng như sức khỏe. Căn hộ này thường ở trong ngõ xóm, các điều kiện về ánh sáng, điện tích hay môi trường đều không đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt. Nhưng vì giá thành của những phòng trọ này rẻ, phù hợp với mức thu nhập, mức chi tiêu của những gia đình. Nên mặc dù không đảm bảo vệ sinh, và độ an toàn..nhưng lại được gia đình lao động chọn nhiều nhất. Theo phỏng vấn được biết: “Tiền xây nhà còn chưa có thì lấy đâu mà mua nhà cháu, cháu bảo chú mua ở đâu bây giờ, giá nhà đất Hà Nội thì cao vùn vụt, mua được một mảnh đất cách trung tâm thành phố 15-20 km cũng tiền tỉ thì lấy đâu ra tiền mà mua. Giờ chỉ cố mà làm được cái nhà là tốt rồi” (Phỏng vấn số, Nam, 43 tuổi, nghề nghiệp: Lái xe) Tỷ lệ các gia đình khi nghiên cứu ở địa bàn cho biết nhà ở cho người nghèo là ở nhờ nhà người quen và chọn phương án khác là thấp nhất. Tỷ lệ cho biết là ở nhờ nhà người quen chiếm 8,3% chiếm tỷ lệ thấp. Những người ở nhờ nhà người quen chủ yếu là những người lao động độ thân hay có quan hệ họ hàng thân thiết với chủ hộ. Người nghèo phải mượn nhà cửa của anh em, bạn bè, họ hàng hoặc của cơ quan để sinh sống. Mặc dù, những ngôi nhà mà họ ở nhờ cũng có diện tích và loại nhà không lớn chủ yếu là nhà tranh, nhà tạm cấp 4. 3.1. Ảnh hưởng đến tinh thần - Vì không đủ tiện nghi sinh hoạt. Nên không đáp ứng đủ các dịch vụ vụ chơi, thư giãn, giải trí của người nghèo. Không đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân nên tinh thần không thoải mái sau giờ làm việc, đời sống tinh thần không được phong phú, con người như bị bó buộc trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, trình độ văn hóa bị hạn chế rất nhiều. Như một phỏng vấn sâu cho biết rằng: “ Nói thật là từ khi ở trọ, chị với mấy đứa bạn hay ốm lắm, trước kia hiếm khi ốm, vậy mà ở đây, hễ cứ thay đổ thời tiết là lại ốm. Hơn nữa, đôi khi cả lũ đi làm mệt về trời nóng, ngồi tranh nhau cái quát điện mà thấy khổ … “ ( Phỏng vấn sâu số 4) - Vì không gian sống, diện tích sống chật hẹp: Với diện tích nhà hơn chục m2 lại có nhiều người sinh sống. Thì việc đi lại, chỗ ăn uống, chỗ ngủ, . đi lại trong nhà là rất khó khăn. Nhà cũng không có đủ phòng riêng cho mỗi người. Nếu có hai vợ chồng và con cái thì cũng đều phải ngủ chung. Nên cũng Không có không gian sống thoải mái. Không có không gian riêng, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của các thành viên trong gia đình rất nhiều. Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Với nhu cầu thiết yếu cảu con người như ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí không được thoải mái dẫn đến áp lực rất nhiều có sứ khỏe cũng như cuộc sống của người dân nghèo nơi đây. Khi được hổi về điaàu này có một người dân cho biết là: “ Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm. nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền, tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chả phải sợ lạnh…” (Phỏng vấn sâu số 4) - Vị trí nhà ở sống bất ổn: Khu vực có văn hóa không cao, không lành mạnh, nhiều tệ nạn( ma túy, mại dâm)-> Ảnh hưởng đến lối sống của người dân do dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không trong sạch vì những tệ nạn xã hội nói trên, nhất là đối với những người không có bản lĩnh sống vững vàng, dễ bị lôi kéo thì môi trường sống này càng ảnh hưởng hơn nữa. Không những thế, người dân sống trong khu vực này an ninh thường xuyên bất ổn nên gây tâm lý hoang mang lo sợ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thân của người dân. Chính vì vậy mà điều kiện nhà ở không ổn định ở những nơi có nhiều tệ nạn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người nghèo đô thị. “ Nhà chịi thì ở trong ngõ, cứ tối tối là không dám ra đường. Ở đầu đường lúc nào cũng có mấy thằng nghiện ở đâu đến chích. Vì ở đây vắng người, chích cũng không ai biết. Sáng nào dậy chẳng thấty mấy cái ống kim tiêm ở rìa đường ấy. Cũng sợ lắm những đuổi chúng nó đi sao được. chỉ còn cách tối hạn chế ra ngoài thôi” ( Phỏng vấn sâu số 7) Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người nghèo đô thị chủ yếu ở mặt thể chất nhằm nhấn mạnh hơn đến những khó khăn về mặt vật chất ảnh hưởng đến đời sống thể chất của họ nên đời sống tinh thần chúng tôi chỉ đề cập ở một số mặt. 3.Những ảnh hưởng đến sức khỏe người nghèo  Biểu đồ 4: Đánh giá của người dân loại hình nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe Qua số liệu ta có thể thấy 76.4% người được hỏi cho rằng loại hình nhà ở có ảnh hưởng tới sức khỏe trong khi đó chỉ 23.6% số người được hỏi cho rằng loại hình nhà ở không ảnh hưởng tới sức khỏe. Qua quan sát thực tế và phỏng vấn sâu chúng tôi thấy rằng loại hình nhà ở mà đa số người được hỏi sở hữu là: nhà cấp bốn, nhà tranh – nhà tạm và nhà chung cư.   Những loại hình nhà  ở như trên thường gặp những vấn đề bất cập như đường nước không ổn định, nhiều khu vực thiếu nước dẫn đến việc người dân phải sử dụng nguồn nước không sạch sẽ. Nhiều nhà  tranh, nhà tạm xây dựng chắp vá, khi mưa lớn thường dẫn đến ngập lụt, dột nát và gây ẩm thấp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Nhiều khu nhà chung cư theo quan sát thì do xây dựng từ thập niên 80 thế kỷ trước còn gặp tình trạng nứt trần và tường, do không có điều kiện về tài chính, nhiều người dân vẫn tiếp tục sống trong các căn nhà chung cư xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến cả đời sống sinh hoạt và tâm lý của người dân. Qua phỏng vấn sâu mới thấy người dân phản ánh những khó khăn mà họ gặp phải với loại hình nhà ở của họ hiện nay, ví dụ như một người dân ở Triều Khúc cho biết: “Nhà bác nhà cấp bốn cháu thấy đấy, hiện chỉ có hai vợ chồng ở với nhau, diện tích chỉ có hơn 30 mét vuông thôi, khổ nhất là vào mùa mưa, mưa mà to là nhà ngập, đợt lụt năm 2008 làng Triều Khúc này ngập lênh láng, đợt đấy nhà bác phải dọn sang ở nhờ nhà hàng xóm, nhà hàng xóm người ta có nhà tầng mưa ngập còn lên tầng được chứ nhà bác thế này thì dọn đi đâu, sợ nhất là lúc mưa to, khổ lắm”. ( Phỏng vấn sâu số 1) (Nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: bán hàng nước) Ngoài ra, Thanh Xuân  – nơi chúng tôi khảo sát, hiện nay cũng là một khu vực có mật đô xây dựng các trình đô thị cao, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn từ các công trường xây dựng và các loại xe chở vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân. 3.1. Ảnh hưởng đến tinh thần - Vì không đủ tiện nghi->Không đáp ứng đủ các dịch vụ vụ chơi, thư giãn, giải trí của người nghèo-> Không đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân nên tinh thần không thoải mái sau giờ làm việc, đời sống tinh thần không được phong phú, con người như bị bó buộc trong một koong gin nhỏ hẹp, trình độ văn hóa bị hạn chế. - Vì không gian sống, diện tích sống chật hẹp - > Không có không gian sống thoải mái, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần -> Không gian nhỏ hẹp, không có không gian riêng tư nên tinh thần không thoải mái. Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc - Vị trí nhà ở sống bất ổn-> khu vực có văn hóa thấp không lành mạnh, nhiều tệ nạn( ma túy, mại dâm)-> Ảnh hưởng đến lối sống của người dân do dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không trong sạch vì những tệ nạn xã hội nói trên, nhất là đối với những người không có bản lĩnh sống vững vàng, dễ bị lôi kéo thì môi trường sống này càng ảnh hưởng hơn nữa. Không những thế, người dân sống trong khu vực này an ninh thường xuyên bất ổn nên gây tâm lý hoang mang lo sợ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thân của người dân. Chính vì vậy mà điều kiện nhà ở không ổn định ở những nơi có nhiều tệ nạn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người nghèo đô thị. Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người nghèo đô thị chủ yếu ở mặt thể chất nhằm nhấn mạnh hơn đến những khó khăn về mặt vật chất ảnh hưởng đến đời sống thể chất của họ nên đời sống tinh thần chúng tôi chỉ đề cập ở một số mặt. 3.2. Ảnh hưởng đến thể chất Dưới đây là bảng số liệu cho chúng ta thấy được một số đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe xuất phát từ điều kiện sống trong các loại hình nhà ở khác nhau. Bảng 5 : Loại hình nhà ở ảnh hưởng đến sự phát sinh các loại bệnh (%) Các loại bệnh Loại hình nhà ở Nhà  tranh Nhà  cấp bốn Chung cư Nhà  tầng Tổng (%) Hô  hấp  40,3 30,5 15,7 13,5 100 Tiêu hoá  42,8 29,0 19,2 9,0 100 Ngoài da 45,0 31,2 12,7 10,1 100 Thần kinh 8,8 20,4 30,5 40,3 100 Khác 20,5 17,2 28,0 34,4 100                       Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy được chất lượng loại hình nhà ở có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người sống ở nơi đó. Đối với những người sống trong loại nhà tranh đơn sơ khi được hỏi họ đều cho rằng: Họ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp (40,3%), tiêu hóa (42,8%) và ngoài da (45,0%). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ các ngôi nhà tranh thường ẩm thấp không đảm bảo được mỗi khi trời mưa nắng thất thường. Sống ở sau những ngôi nhà cao tầng và thường là gần các khu cống rãnh nước thải ở khu vực xung quanh sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến hô hấp, tiêu hóa…Như một phỏng vấn sâu cho biết: “Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đành phải bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó lớn rồi thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu à…” (Phỏng vấn số 3, nam, 49 tuổi)       Một  đối tượng khác khi được phỏng vấn cho biết: “Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm. nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền, tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chả phải sợ lạnh…, nói thật là từ khi ở trọ, chị với mấy đứa bạn hay ốm lắm, trước kia hiếm khi ốm, vậy mà ở đây, hễ cứ thay đổ thời tiết là lại ốm. Hơn nữa, đôi khi cả lũ đi làm mệt về trời nóng, ngồi tranh nhau cái quát điện mà thấy khổ …” (Phỏng vấn số 4,: nữ, 22 tuổi)       Những ngôi nhà tranh thì là vậy còn với những ngôi nhà cấp 4 thì mức độ ảnh hưởng của  điều kiện ngôi nhà tới sức khỏe cũng không hề ít. Đối với các bệnh về hô hấp người được hỏi cho rằng họ mắc bệnh về hô hấp khi ở trong các ngôi nhà cấp 4 nhỏ hẹp cũng chiếm đến (30,5%); Đối với các bệnh về tiêu hóa chiếm (29,0%) và ngoài da là (31,2%). Qua đây cho chúng ta thấy được một điều đó là các ngôi nhà có điều kiện xây dựng thấp kém thì môi trường xung quanh dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong nơi đó. Mức độ ảnh hưởng gây ra các loại bệnh vừa nêu cũng giảm dần đối với các loại hình nhà chung cư và nhà tầng. Tuy nhiên những ngôi nhà được coi là nhà chung cư và nhà tầng như trong nghiên cứu này tìm hiểu và xem xét thì chất lượng của nó cũng không đảm bảo. Trong số những người trả lời về các bệnh liên quan đến thần kinh hay một số bệnh khác cho rằng họ cũng dễ mắc phải dù họ ở trong những ngôi nhà chung cư, nhà tầng.       Nói tóm lại, những ngôi nhà có khả năng chống chịu kém với điều kiện môi trường của những người nghèo thường là môi trường không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ. Thực trạng này đã và đang diễn ra với nhiều người nghèo ở quận Thanh Xuân nói chung và với nhiều người nghèo trong cả nước ta nói chung.  - Vấn đề điều kiện nhà ở của người nghèo. Theo nghiên cứu của các đề tài liên quan thì người nghèo có xu hướng lựa chọn nhà theo khả năng kinh tế và thu nhập của mình. Đặc biệt là loại nhà cấp bốn vì nó ít tốn kém trong quá trình xây dựng cũng như không cần thiết kế cầu kì. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nghèo vì đa số những ngôi nhà cấp bốn không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thời kì phát triển công nghiệp như hiện nay Ví dụ, trong thời tiết ngày hè nóng bức thì một ngôi nhà thoáng mát và sạch sẽ là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, còn ngày đông thì cần một ngôi nhà kín và đủ ấm… Vì vậy, ngôi nhà cấp bốn thường không đảm bảo đủ những yêu cầu đó hoặc đảm bảo rất hạn chế.. Điều kiện môi trường xung quanh nhà ở Bảng 6: Tương quan giữa loại hình nhà ở và vấn đề ô nhiễm ( %)   Bảng 3: Tương quan giữa loại hình nhà ở và vấn đề ô nhiễm ( %)       Loại hình     Ô nhiễm     Nhà  tranh, nhà tạm     Nhà  cấp IV     Căn hộ chung cư     Nhà  tầng     Khác     Có     23.1     25.6     8.9     0     67.7     Không     76.9     74.4     91.1     100     33.3     Tổng số     100     100     100     100     100     Loại nhà tranh, nhà tạm và nhà cấp IV có tỷ lệ ô nhiễm cao hơn cả. Tỷ lệ này lần lượt là 23.1% và 25.6%. Loại hình căn hộ chung cư và nhà cao tầng có tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn, với các tỷ lệ tương ứng là 8.9% và 0.0% => Điều này là phù hợp với thực tế bởi vì nhà tranh, nhà tạm, nhà cấp IV thường ẩm thấp, gần đường qua lại, bụi bẩn  và các công trình phụ như nhà vệ sinh xây dựng không được đảm bảo góp phần gây nên ô nhiễm cho nhà ở. Cũng là nguyên nhân gây ra các dich bệnh     Phỏng vấn một người dân về tình trạng rác thải ở  gần khu vực sông, người dân cho biết:     “Ôi, chỗ này là chỗ người ta xả rác đấy, mấy người quanh đây chiều chiều họ toàn mang rác ra đây đổ, bác ở chỗ này như phải sống chung với lũ, mùi hôi thối là lúc nào cũng phải chịu, muốn cũng không tránh được” (Biên bản phỏng vấn sâu số 1, nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: Bán nước)     Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề chung của cả thành phố nhưng với người nghèo họ còn phải chịu thêm nguy cơ ô nhiễm ngay từ trong nhà mình do các điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, các công trình phụ không chất lượng hoặc đã hư hỏng, thiếu nước sạch và ẩm mốc.     Phỏng vấn sâu một người dân cho biết:     “Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm, nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chẳng sợ lạnh” (phỏng vấn sâu số 4, nữ, 22 tuổi, nghề nghiệp: công nhân)     Đặc biệt là những người lao động ngoại tỉnh, do thu nhập thấp, họ không có nhiều lựa chọn trong việc thuê nhà, vì vậy họ thường thuê những khu nhà giá rẻ, cơ sở hạ tầng không đảm bảo, an ninh khu vực sống không tốt. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của họ mà ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.           Những khu vực sống của người có thu nhập thấp thường không đảm bảo về điều kiện sống (thiếu nước sạch, ẩm thấp, thiếu ánh sáng…), nên hầu hết đây cũng là nơi phát sinh những mầm bệnh như sốt rét, tiêu chảy… Trong khi đó họ lại thường không quan tâm đến việc chữa chạy, đi đến các cơ sở khám bệnh nên việc lây lan ra cộng đồng là rất lớn. Đây là vấn đề khó khăn cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát các loại dịch bệnh trong cộng đồng dân cư.     => Trong ngôi nhà của mình, người nghèo sẽ phải chịu đựng nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khoẻ của mình. Do vậy dù không thể giúp người nghèo xây hay mua mới nhà hoàn toàn thì các cấp chính quyền và cộng đồng cũng nên giúp đỡ họ cải thiện  những điều kiện sống cơ bản về điện, nước, thuốc men và cải thiện nhà ở của họ 4. Khuyến nghị - Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có một vài khuyến nghị với các cấp chính quyền, với cộng đồng và bản thân người nghèo nhằm giúp người nghèo cải thiện điều kiện nhà ở hiện tại, tiến tới nâng cao mức sống của hộ gia đình. - Với các cấp chính quyền cho đến nay đã có rất nhiều những chính sách, những dự án xây dựng dành cho người nghèo và giúp đỡ người nghèo thoát khỏi cuộc sống khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách này còn chưa cao. (VD: Dự án xây nhà cho người có thu nhập thấp, mặc dù đã hoàn thành nhưng người nghèo hiện nay không đủ khả năng tài chính để mua được nhà, mà phần lớn người sử dụng nhà này là người có thu nhập trung bình trở lên mới có kkhả năng mua được nhà) Do vậy, cần phải tính đến tính khả thi của dự án, đảm bảo cho người nghèo thực sự được hưởng những kết quả từ các dự án đó mang lại. - Ngoài ra, việc xây dựng quỹ hỗ trợ cho người nghèo để cải thiện điều kiện nhà ở cũng cần được đẩy nhanh tiến độ, để người nghèo nhanh chóng được ở trong những ngôi nhà an toàn, rộng rãi. - Về phía cộng đồng, cũng có thể thành lập những hội tương ái nhằm giúp đỡ lẫn nhau, có các hình thức đóng góp, chia sẻ giúp đỡ người nghèo xung quanh. Tạo điều kiện để người nghèo cải thiện điều kiện nhà ở của mình. - Về phía người nghèo, cũng cần họ có ý thức về mức độ nguy hiểm của thực trạng điều kiện nhà ở hiện tại và nỗ lực hơn nữa để có thể tự cải thiện điều kiện nhà ở cho gia đình. Còn hiện tại, khi chưa có điều kiện cải thiện nhà ở, thì cố gắng đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết cho ngôi nhà cuả mình, giảm thiểu nguy cơ về mất vệ sinh và bệnh tật xuất phát từ điều kiện yếu kém về nhà ở. Để không xảy ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Kết Luận Qua nghiên cứu trên ta thấy rằng. Người dân có thu nhập thấp hay những người nghèo là một lực lượng lao động lớn tại các đô thị và lực lượng này ngày càng tăng theo dòng người nhập cư từ nông thôn kéo về. Dòng người này chỉ có thể và cần phải trở thành một nguồn lao động cần thiết cho sự phát triển công nghiệp tại các thành phố với điều kiện họ được đào tạo tay nghề và ổn định chỗ ở. Cùng với số lao động nghèo tại chỗ, họ hình thành nên các khu nhà ổ chuột, nhà tạm bợ nơi hoành hành của các tệ nạn xã hội và vấn đề môi trường, Điều kiện nhà ở cho người nghèo cũng là một vấn đề đáng lo ngại của quận Thanh Xuân nó riêng và của các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung. Do đó, vấn đề chỉnh trang đô thị, triệt phá các khu nhà ổ chuột, xây dựng các khu nhà ở khang trang cho người nghèo và người có thu nhập thấp, tạo điều kiện cho họ được đào tạo tay nghề và có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định phải là những giải pháp gắn bó, liên kết trong một kế hoạch hành động tổng thể. Đây cũng là một vấn đề trong chính sách của nhà nước cần phải chú trọng và quan tâm. Biên bản phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu 1: Đối tượng phỏng vấn: Người dân Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội Tuổi: 57 Giới tính: Nữ Nghề  nghiệp: Bán hàng nước Người phỏng vấn: Kiều Anh Tuấn  H: Chào bác, cháu là sinh viên trường ĐH KHXH & NV, bọn cháu  đang làm một đề tài về ảnh hưởng của  điều kiện nhà ở liên quan đến sức khỏe người dân, cô có thể trả lời giúp cháu vài câu không? Đ: Ừ, nhưng phải hỏi nhanh đấy nhé.  H: Hiện nay bác có gặp vấn đề gì về nhà ở  không? Đ: Vấn đề gì mới được chứ, cháu nhìn nhà bác thế này thì cháu thấy, nhà cửa cấp bốn chật hẹp, ngay cạnh cánh đồng, rác thải thì ngay cạnh nhà thế này không vấn đề mới là lạ cháu à.  H: Cháu thấy cạnh nhà bác có bãi rác thế này chắc ảnh hưởng tới cuộc sống lắm đúng không bác? Đ: Ôi, chỗ này là chỗ người ta xả rác đấy, mấy người quanh đây chiều chiều họ toàn mang rác ra đây đổ, bác ở chỗ này như phải sống chung với lũ, mùi hôi thối là lúc nào cũng phải chịu, muốn cũng không tránh được.  H: Thế  diện tích và điều kiện của ngôi nhà bác hiện nay như thế nào? Đ: Nhà bác nhà cấp bốn cháu thấy đấy, hiện chỉ có hai vợ chồng ở với nhau, diện tích chỉ có hơn 30 mét vuông thôi, khổ nhất là vào mùa mưa, mưa mà to là nhà ngập, đợt lụt năm 2008 làng Triều Khúc này ngập lênh láng, đợt đấy nhà bác phải dọn sang ở nhờ nhà hàng xóm, nhà hàng xóm người ta có nhà tầng mưa ngập còn lên tầng được chứ nhà bác thế này thì dọn đi đâu, sợ nhất là lúc mưa to, khổ lắm.  H: Vậy bác có định xây mới hoặc cải tạo không? Đ: Cái đấy thì ai chả muốn hả cháu nhưng không có tiền thì làm sao được, nhà có hai ông bà già với nhau , vẽ đâu ra tiền bây giờ..  H: Hiện nay Hà Nội đang có chính sách xây nhà cho người thu nhập thấp, bác có định đăng kí mua nhà thu nhập thấp không? Đ: Có mấy nhà cấp bốn giống bác ở đây cũng hay nói chuyện về nhà thu nhập thấp gì đấy, nhưng nghe bảo khó mua lắm, những người có tiền có quan hệ thì họ mua hết chứ làm gì đến lượt mình. Mà như nhà bác muốn mua cũng khó vì không có tiền ngay, muốn mua nhà kiểu đấy thì phải bán đất, mà bán đất để mua nhà thì bác không có ý định đấy.  H: Bây giờ  nhiều ngân hàng có chính sách cho vay mua nhà hoặc xây nhà, bác có ý định vay tiền xây nhà không? Đ: Vay tiền thì phải có khả năng trả, không có khả năng trả cả tiền vay lẫn lãi thì sao dám vay, mà bác làm nghề bán nước còn chồng nghỉ hưu thế này thì lấy đâu ra tiền trả mà dám vay, giá cả giờ lạm phát, tiền ăn còn không đủ lấy đâu tiền xây nhà.  H: Theo bác thì tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất với nhà  ở cho gia đình? Đ: Nhà bác có hai người nên bác chỉ cần có được cái nhà cao ráo, để mưa không ngập, không dột, xây được cái nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ là tốt lắm rồi, thế mà còn khó lắm đấy cháu ơi.  H: Bác có  mong muốn gì về nhà ở hay điều kiện vệ sinh môi trường không? Đ: Mong muốn thì mong muốn lắm chứ cháu, nhưng có phải mong muốn là  được đâu, cạnh nhà bác là cánh đồng người ta vứt rác tràn làn thế kia nhiều khi bức xúc lắm nhưng có làm gì được đâu, cái này nó là ý thức của con người rồi, mong muốn của mình thì làm được gì, nhiều khi báo với cơ quan chức năng cũng chẳng giải quyết được gì, vì nó liên quan đến nhiều người chứ không phải một hai người.  H: Vị  trí nhà bác hiện nay bác thấy có tiện  đi lại cho các thành viên trong gia đình không? Đ: Nhà bác có hai người, chồng bác thì nghỉ hưu rồi, còn bác bán nước ở ngay đầu ngõ cũng chẳng phải đi đâu xa, chợ thì ngay gần nhà, nên cũng không có gì khó khăn cho di chuyển cả. Hai ông bà già chứ có phải mấy người trẻ phải đi nhiều như các cháu đâu.  H: Vâng, cảm  ơn bác đã giúp cháu bài phỏng vấn này!  Biên bản phỏng vấn sâu số 2 Đối tượng phỏng vấn: Người dân Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội Tuổi: 43 Giới tính: Nam, Nghề  nghiệp: lái xe Người phỏng vấn: Trịnh Thị Lê  H: Chào chú, cháu là sinh viên trường ĐH KHXH & NV, bọn cháu  đang làm một đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng điều kiện sinh hoạt nhà ở tới sức khỏe, chú  có thể giúp cháu trả lời vài câu hỏi không? Đ: Nghiên cứu à, hỏi có nhanh không, chú không có thời gian đâu.  H: Nhanh thôi chú ạ, có vài câu liên quan đến vấn đề nhà ở của chú thôi. Đ: Thế cháu hỏi đi xem nào.  H: Chú  cho cháu hỏi nhà chú có bao nhiêu người? Đ: Nhà chú có 5 người, vợ con chú và mẹ chú.  H: Gia đình chú có gặp vấn đề gì về nhà  ở không? Đ: Vấn đề à, vấn đề là nhà chú rất trật, nhà cấp bốn lợp mái tôn chống nóng, gia đình lại 5 người nên sinh hoạt rất bất tiện.  H: Thế  chú có thể cho cháu biết nhà chú rộng bao nhiêu mét vuông không? Đ: Nhà chú  được hơn 50 mét, nhưng còn có sân nên diện tích nhà khoảng 40 mét, nhưng mà có 5 người nên sinh hoạt bất tiện lắm, nhà chú có mẹ già và con nhỏ mà không phải là nhà tầng nên diện tích sinh hoạt hẹp lắm, vấn đề vệ sinh cũng bất tiện. Đấy là cháu hỏi thì chú trả lời thật đấy nhé.  H: Vâng, thế  với điều kiện như vậy chú có ý  định xây nhà hay nâng cấp nhà không? Đ: Đang muốn xây lắm đây nhưng chưa đủ tiền, nhà có mỗi chú  đi làm nên còn khó khăn lắm, muốn nhưng chưa đủ tiền.  H: Nếu có điều kiện chú có muốn mua nhà ở một nơi nào khác không?  Đ: Tiền xây nhà còn chưa có thì lấy đâu mà mua nhà cháu, cháu bảo chú mua ở đâu bây giờ, giá nhà đất Hà Nội thì cao vùn vụt, mua được một mảnh đất cách trung tâm thành phố 15-20 km cũng tiền tỉ thì lấy đâu ra tiền mà mua. Giờ chỉ cố mà làm được cái nhà là tốt.  H: Hiện Hà  Nội đang có chính sách và thực chất đã xây nhà cho người thu nhập thấp, chú có ý  định mua nhà ở những khu vực đó không? Đ: Cái này chú cũng có nghe nói trên vô tuyến, nhưng chú cũng không có ý mua nhà kiểu đấy vì muốn mua nhà thu nhập thấp thì cũng phải 800-900 triệu, với số tiền đấy thì đủ để xây nhà mới rồi. Mà nhà chú con cái chưa lớn nên cũng chưa cần nhà ra ở riêng, bây giờ mà có số tiền đấy thì chú sẽ lên tầng  thôi. Với diện tích nhà chú mà lên khoảng 3 tầng là thoải mái.  H: Chú  dự định số tiền xây nhà khoảng bao nhiêu, ngoài tiền của gia đình dành dụm thì chú có  nguồn hỗ trợ nào khác không? Đ: Đấy là nói xa thế chứ chú chưa đủ tiền xây nhà, xây nhà mà đẹp bây giờ mà với diện tích khoảng 40 mét thì cũng phải tiền tầm 800 triệu đến 1 tỉ. Giờ đang cố gắng chắt bóp mà không biết bao giờ mới làm được cái nhà nữa. Giờ chỉ có dựa vào sức mình chứ nhờ ai hỗ trợ được bây giờ, muốn vay họ hàng thì cũng được nhưng cháu nghĩ xem, ít nhất cũng phải có khoảng tiền kha khá, khoản vay chỉ là khoản phụ nhỏ bù vào thôi, chứ không có tiền mà vay nhiều lấy đâu ra mà trả.  H: Vậy chú  có ý định vay tiền của ngân hàng hay quỹ  hỗ trợ người nghèo không? Đ: Đến lúc nào mà đủ tiền kha khá rồi thì phải huy động nhiều nguồn khác nhau, mỗi người một tí, kể cả ngân hàng, chứ vay một vài người một đống tiền thì ai người ta dám cho mình vay, vay như thế lại thành khó trả, đến lúc không trả hết được một lúc lại mang tiếng.  H: Theo chú, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất với nhà ở của một gia đình? Đ: Tiêu chuẩn à, nhà cửa thì ai chẳng muốn cao ráo, rộng rãi, điều kiện vệ sinh tốt.  H: Nếu chú  xây nhà thì chú muốn nhà mới có bao nhiêu phòng? Đ: Nhà chú chỉ cần 4-5 phòng với mỗi tầng xây một phòng vệ sinh là được rồi.  H: Vị  trí nhà ở hiện nay của chú có tiện cho việc đi lại của gia đình không? Đ: Chú lái xe chở vật liệu xây dựng nên đi đi lại lại suốt ấy mà, đi khắp thành phố nên không quan trọng lắm, con cái thì cũng học gần đây, nhà trong khu Triều Khúc này thì sâu nhưng đi lại cũng tiện, không có vấn đề gì cả.  H: Vâng, cảm  ơn chú đã dành thời gian cho cháu.   Biên bản phỏng vấn sâu số 3 Đối tượng phỏng vấn: Người dân Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội Tuổi: 49 Giới tính: Nam Đã lập gia đình và có 2 con Nghề nghiệp: Lao động tự do Người phỏng vấn: Hoàng Thị Hồng Tươi. Nội dung bản phỏng vấn sâu H: Cháu chào chú, cháu là sv khoa XHH trường ĐHKHXH&NV, hiện cháu và nhóm đang tìm hiểu vấn đề “ảnh hưởng của nhà ở của người nghèo đô thị đến sức khỏe” nên có một số câu hỏi muốn tham khảo ý kiến chú. Chú giúp cháu một chút nhé!!. Đ: Được thôi, cháu cứ hỏi. H: Vâng, cháu xin hỏi nhanh. Chú có thể cho cháu biết xem hiện nay chú và gia đình có gặp khó khăn gì về nhà ở không ạ?. Đ: Khó khăn thì nhiều lắm, cháu muốn hỏi khó khăn gì nào!!! H: Chú cứ kể đi ạ, càng nhiều càng tốt. Đ: Thì chật hẹp này, nhà chú 4 người mà có hơn 40m2, chú lao động tự do, thu nhập chả được bao nhiêu nên chỉ đủ lo bữa cơm với cho mấy đứa tre đi học. Nhà cửa cũng chả xây được tử tế mà ở. H: Vâng ạ, thế theo chú, những khó khăn đó có ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong nhà không chú. Đ: Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, moi thứ đồ đạc đành phải bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu à… H: Vâng, thế là chú có thêm cháu rồi, vây là nhà có hai cháu rồi chú nhỉ!!? Đ: Ừ, một trai, một gái cháu à, nhưng cũng khó khăn lắm. Nuôi một đứa đi học đã chết rồi, không biết sau này còn lo nốt cho con út thì phải làm thế nào… H: Dạ, thế chú có dự định sẻ sửa sang hay nâng cấp nhà lên cho tốt hơn không ạ? Đ: Việc đấy thì trước sau gì cũng phải làm, nhưng chắc chú chỉ xây lên cho thành nhà cấp 4 thôi. H: Cháu tưởng với diện tích hẹp, chú sẽ xây nhà ống lên chứ?. Đ: Tiền đâu hả cháu… xây được nhà cấp bốn mà ở giờ cũng khó rồi, còn sau tính tiếp vậy. H: Nhưng cháu thấy ngân hàng họ có những chương trình cho người nghèo vay để mua nhà, chú có biết không.? Đ: Chú biết, nhưng bây giờ vay cả trăm triệu, cô chú đi làm quần quật chả đủ ăn thì tiền đâu mà trả. Có khi lại mất cả nhà ấy chứ. H: Vâng, mà chú này, ở trong này chú và gia đình thấy có những bất tiện gì về đi lại, sinh hoạt hàng ngày (ví dụ: đi chợ, vệ sinh..) không? Đ: Đi lại thì bây giờ họ đổ bê tông hết rồi, chỉ là phải vòng vèo nhiều nhưng không sao cả. Cô nhà chú thường tiện đường đi làm về lại ghé qua chợ nên dù chợ cách đây khá xa cũng chả sao. Chỉ có điều là nhà hẹp nên không có nhà vệ sinh, tòan phải ra cái WC công cộng cuối xóm kìa. Nhưng do xóm này nhiều người đi nên bẩn kinh khủng… H: Thật khổ quá chú nhỉ?, thế chú có mong muốn sẽ có một ngôi nhà tốt hơn trong tương lai không? Đ; ối dào, thế thì ai mà chả muốn ^^ … H: Vâng, vậy chúc chú & gđ sớm có một ngôi nhà mới tốt hơn. Cháu cũng hỏi xong rồi, cảm ơn chú đã giúp đỡ cháu!!! Đ: Không có gì đâu, cần gì thêm cháu cứ hỏi!! PV: vâng!!! Cháu xin phép được sang bên để hỏi thêm một vài người nữa chú à. Đ; Ừ…. PV: Cháu chào chú!! Biên bản phỏng vấn sâu số 4 Đối tượng phỏng vấn: Người dân Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội Tuổi: 22 Giới tính: nữ Hiện ở với 7 người khác Nghề nghiệp: Công nhân Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Nghĩa Nội dung bản phỏng vấn sâu H: Chào chị, em là sv khoa XHH trường ĐHKHXH&NV, hiện em và nhóm đang tìm hiểu vấn đề “ảnh hưởng của điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị đến sức khỏe” nên có một số câu hỏi muốn tham khảo ý kiến chị. Chị giúp em một chút nhé!!. Đ: nhưng đây chỉ là nhà chị thuê chứ không phải nhà của chị em à H: À, không sao đâu chị, bọn em hỏi về vấn đề ảnh hưởng của điều kiện nhà ở nói chung nên hỏi hết chị à. Chị giúp em nhé. Đ: Cũng được, nhưng em phải nhanh lên hộ chị nhé? Lát chị bận rồi. H: Vâng, em xin hỏi nhanh. Hiện tại nhà mình ở mấy người và diện tích nhà là bao nhiêu vậy chị: Đ: Chị thấy trên giấy tờ người ta ghi là 25m2, bọn chị ở đây có 8 người ở, tất cả đều là nữ . H: Tính ra trung bình một người chỉ có hơn 3m2 một chút chị nhỉ!! Với diện tích như vậy, chị và mọi người có gặp khó khăn gì về sinh hoạt không ạ?. Đ: Có chứ, nhưng quen rồi em à. H: Chị có thể kể ra cho em biết được không. Đ: Ừ, Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm. nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền, tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chả phải sợ lạnh… ^^ PV: Vâng, em cũng sống trong nhà trọ nên cũng biết!! Vậy theo theo chị, những khó khăn đó có ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà không. Đ: Có chứ em, nói thật là từ khi ở trọ, chị với mấy đứa bạn hay ốm lắm, trước kia hiếm khi ốm, vậy mà ở đây, hễ cứ thay đổ thời tiết là lại ốm. Hơn nữa, đôi khi cả lũ đi làm mệt về trời nóng, ngồi tranh nhau cái quát điện mà thấy khổ … (^^ cười) PV: Vâng, thế chị và mọi người có dự định sẽ tìm một phòng khác có điều kiện tốt hơn không? Đ: Thật ra thì ai cũng muốn, nhưng bọn chị làm nhựa ở đây, tháng được bao nhiêu đâu. Gửi về với trừ chi tiêu nữa,còn được mấy, khó khăn lắm. Mà bây giờ giá thuê nhà cao lắm, hiện tại thì vẫn phải ở đây thôi, khó khăn tí nhưng giá rẻ. H: Vâng, được cái giá thuê phòng ở đây rẻ, chỉ có điều là hơi khó khăn trong đi lại!!! Đ: Cũng quen rồi em à!! H: Thế môi trường xung quanh nhà có đảm bảo không hả chị? Đ: Nói chung là không tốt lắm, ở đây không có thùng rác, mọi người ném rác thành đống ngay gần nhà chị, phải 2, 3 ngày mới có người đến thu. Nhiều khi mùi xông vào khó chịu lắm. Mà xin lỗi em, chị phải đi rồi, hẹn em khi khác nhé. Vâng, em chỉ hỏi như vậy thôi. Cảm ơn chị nhiều!! Chào chị! Biên bản phỏng vấn sâu số 5 Giới tính: nữ Tuổi: 35 Nghề  nghiệp: lao động tự do (bán hàng nước) Hoàn cảnh gia đình: chồng và 2 con. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh H: Em chào chị ạ, hôm nay chị có bán hàng được nhiều không ạ? Đ:: Ừ, hôm nay trời mưa nên không có khách em ạ. H: Em là  sinh viên của trường ĐHKHXH và Nhân văn, em đang có  một nghiên cứu về nhà ở  của người nghèo  đô thị, chị có thể cho em hỏi một số câu hỏi không ạ? Đ: Sinh viên à, được thôi, cũng đang không có  khách. H: Chị  là người ở đây hay ngoại tỉnh ạ? Đ: Chị là người ngoại tỉnh. H: Chị  thuê nhà ở đây được bao lâu rồi ạ? Đ: Chị thuê ở đây được khoảng 2 năm rồi. H: Căn nhà  này rộng khoảng bao nhiêu m2 ạ? Giá thuê nhà  là bao nhiêu hả chị? Đ: Căn nhà này chị thuê khoảng 40m2, giá  một tháng là 1 triệu đồng. H: Gia đình mình có mấy người ạ? Chị có cảm thấy thoải mái khi ở đây không ạ? Đ: Nhà chị có 4 người, ở đây chật trội lắm em. H: vậy  điều gì làm chị cảm thấy bất tiện ạ? Đ: Thì em thấy đấy, tuy  là 40m2 nhưng lại phải bán hàng nước, ngoài ra lại có công trình phụ, nhà vệ sinh, bếp, nhiều lúc chật trội mà  không biết phải làm sao nhưng ở đây vẫn còn rộng chán so với một số nhà trong ngõ sâu kia kìa. H: Ở  đây có hệ thống nước thải không ạ? Đ: Có chứ em, nhưng nếu ngày mưa thì cũng vẫn bị tràn ra mặt đường, nền nhà hơi thấp nên những ngày mưa rất bẩn. Chán lắm em ạ. H: gia đình mình có hay bị mắc những bệnh về đường tiêu hóa không ạ? Đ: Cũng đôi khi nhưng không thường xuyên lắm, với cả việc thực phẩm ngoài chợ bán bây giờ thì thường không hợp vệ sinh nên việc này cũng không thể tránh khỏi. H: Chị có nghĩ môi trường ẩm thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh về đường tiêu hóa không ạ? Đ: Cũng có thể. H: ngoài ra, chị cảm thấy bất  tiện ở điều gì nữa không? Nhất là vào mùa đông lạnh? Đ: có chứ em, màu này thì lạnh mà cửa lại không kín nên rất khổ, nhất là đêm khi có gió to, dễ bị cảm lạnh lắm em ạ. H: thế  nhà mình đã bị trường hợp như vậy chưa hả chị? Đ: Cũng không có gì nghiêm trọng lắm nhưng bệnh cảm cúm thì thường mắc phải nhất là 2 đứa bé nhà chị. H: Vậy chị  có sử dụng biện pháp nào để ngăn chặn những tác động xấu này không ạ? Đ: Thì chị cũng chỉ biết là che chắn kín hơn bằng bao và giấy thôi, chứ việc thay cửa hay sửa lại nhà thì không thể được em ạ. H: Vì  sao vậy ạ? Đ: Thì mình chỉ là người đi thuê nhà thôi, việc sửa nhà thì chỉ có chủ nhà mới có quyền sửa sang lại thôi chứ sao. H: Vâng, rất cám ơn chị về cuộc trò chuyện này, chúc chị có nhiều khách Biên bản phỏng vấn sâu số 6 Đối tượng: Nữ Tuổi: 45 Nghề nghiệp; Bán hàng rau H: Cháu chào bác ạ, rau muống bán như thế nào ạ? Đ: rau muống 3000đ một bó. H: hôm nay bác có nhiều khách không ạ? Đ: Trời mưa thế này thì cũng hơi ít khách hơn những ngày khác. H: Nhưng chắc là hàng rau xanh thế này trời mưa thì  không lo bị hỏng phải không ạ? Đ: đúng rồi nhưng mà trời lạnh thế này bán hàng chán lắm cháu. H: Nhưng bán hàng tại nhà thì cũng đỡ vất vả hơn là ngoài chợ phải không bác? Đ: ừ, ở nhà thế này thì không bị mưa lạnh. H:Cháu  đang làm một nghiên cứu về người nghèo đô thị, cháu có thể hỏi bác một số câu hỏi không ạ? Đ: cháu hỏi gì nào? H: Bác có  thể cho biết là nhà này do bác thuê hay là nha riêng ạ? Đ: Đây là nhà riêng của bác. H: Nhà  bác rộng khoảng bao nhiêu m2 ạ? Đ: Nhà bác khoảng 30m2. H: Gia đình bác có mấy người ạ? Đ: Nhà bác có 4 người. H: Bác có  cảm thấy ngôi nhà mình có gì bất tiện không ạ? Đ: Có chứ cháu, màu hè vừa rồi nóng lắm cháu ạ, nhưng biết làm sao được. Ở đây, trong khu này những người lao động như bác ai mà chẳng sống như vậy. H: Bác có nguyện vọng gì không ạ? Đ; Bác cũng chẳng mong muốn gì nhiều. Chỉ mong có cái nhà rộng rãi, ở cho nó được thoải mái thôi. Nhưng mình không có tiền. Phải sống vậy thôi chứ ai muốn đâu cháu Đ: Vâng, cháu cảm ơn bác đã giúp rất nhiều ạ! Biên bản phỏng vấn sâu sô 7 Phỏng vấn viên: Mai Thị Yên Người trả  lời: Ngô Kim T, nữ 30 tuổi – ngõ  59 Triều Khúc, Hà Nội.  H: Em chào chị, chị ơi, em là sinh viên trường ĐH Khoa hoc xã hội và Nhân văn, chúng em đang làm một nghiên cứu cá nhân về thực trạng nhà ở của người dân đô thị, chị có thể giúp em trả lời một số câu hỏi để em có  thêm tài liệu tham khảo để viết bài nghiên cứu  được không ạ. Đ: Ừ, em cứ hỏi đi. Biết gì chị sẽ nói. H: Chị  ơi, chị ra sinh sống và làm việc ở đây lâu chưa ạ? Đ: Chị  chuyển đến đây sống cũng được gần chục năm rồi. H: Chị  sống ở đây cùng với gia đình mình ạ? Đ: Ừ, chị  ở với chồng chị với 2 cháu. H: Chị  ơi, căn nhà của chị đang ở là nhà  của anh chị tự xây cất hay là do anh chị  thuê của người khác vậy ạ? Đ: Là  nhà anh chị thuê thôi em ạ. Mình là dân ngoại tỉnh ra đây kiếm sống, lấy đâu ra đất mà  tự xây cất. H: Chị  ơi, theo em quan sát thấy nhà mình chỉ được dựng tạm bằng những vật liệu tạm bợ, với lại ngay bên cạnh là lò giết mổ lợn, anh chị có  bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh không ạ? Đ: Tất nhiên là có ảnh hưởng chứ. Chị bán nước với mấy thứ lặt vặt kiếm ít thu nhập, còn lại dựa vào đồng tiền làm thuê của anh, mà em thấy đấy, nước của lò giết mổ cứ  lênh lánh ra đường thế ai dám vào uống nước nữa. May ra chỉ có mấy ông làm thuê cùng chồng chị hay mấy đứa sinh viên chị quen gần  đây thỉnh thoảng có ghé vào nói chuyện với chị  chứ kiếm sống với điều kiện này cũng chả  thấm vào đâu. H: Thế  à chị. Vậy nhà mình dùng nước máy hay nước giếng khoan hả chị? Đ: Dùng nước máy em ạ. Làm sao mà dùng nước giếng khoan được. Ăn vào có mà đi bệnh viện hàng tháng à! Chỗ  này đất trũng, ngay gần lò giết mổ nên  ô nhiễm lắm. H: Với  điều kiện sống thế này, gia đình mình có thường xuyên bị một số bệnh về hô hấp, tiêu hóa hay bệnh ngoài da không ạ? Đ: Bệnh tật thì lúc nào chả có hả em. Cũng chỉ  là cảm cúm, sốt linh tinh thôi. Còn những bệnh về  tiêu hóa hay hô hấp nhà chị chưa bị bao giờ. Sống ở môi trường thế, mình lại không có  điều kiện thì mình phải tự chủ động tìm cách tự bảo vệ lấy sức khỏe của mọi người trong gia đình thôi. H: Khu này theo chị có tệ nạn gì không? Nếu có thì ảnh hưởng đến gia đình như thế nào ạ? Đ: “ Nhà chị thì ở trong ngõ, cứ tối tối là không dám ra đường. Ở đầu đường lúc nào cũng có mấy thằng nghiện ở đâu đến chích. Vì ở đây vắng người, chích cũng không ai biết. Sáng nào dậy chẳng thấty mấy cái ống kim tiêm ở rìa đường ấy. Cũng sợ lắm những đuổi chúng nó đi sao được. chỉ còn cách tối hạn chế ra ngoài thôi” H: Vâng, em cảm ơn chị đã giúp em hoàn thành phỏng vấn. Chúc chị cùng gia đình mạnh khỏe và làm ăn tốt ạ. Đ: Ừ, cảm  ơn em.  Biên bản phỏng vấn sâu số 8 Người trả  lời: Trần Văn T, 43 tuổi, Khu tập thể Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Phỏng vấn viên: Trịnh Thị Hằng.  Q: Cháu chào chú. Chú ơi, chú có thể giúp cháu trả  lời một số câu hỏi về vấn đề nhà  ở của mình không ạ. Cháu là sinh viên đang làm nghiên cứu về thực trạng nhà ở ở  quận Thanh Xuân – Hà Nội. A: Ừ, hỏi gì thì cháu cứ hỏi đi. Nếu tiện thì  chú trả lời. Q: Vâng ạ. Chú và gia đình mình sống ở đây được bao lâu rồi ạ? A: Cũng khá  lâu rồi đấy, khoảng 12 -13 năm gì đấy. Q: Căn hộ  chú đang ở là do nhà máy cơ khí  cấp cho chú theo chế độ ạ? A: Không... chú mua lại của một ông ngày trước làm nhân viên trong nhà máy đó. Ông ấy chuyển nhà nên bán cho chú. Q: Căn hộ  chú đang ở cùng với mấy người ạ? A: chú  ở cùng gia đình. 5 người Q: Vậy căn hộ của chú khoảng bao nhiêu m2 ạ? A: Khoảng 20m2 cháu ạ. Q: 20m2 cho 5 người. Chú có thấy bất tiện gì trong sinh hoạt không ạ? A: Muốn sống ở cái đất Hà Nội này thì phải chịu chứ sao. Có những người không mua được nhà  mà ở, phải đi thuê kia kìa, mua được nhà  là tốt lắm rồi, con cái cũng lớn rồi chúng nó  cũng tự lập chứ ở trong nhà này sao được. Q: Vậy các hệ thống điện nước trong nhà mình vẫn tốt chứ ạ? Có gì bất tiện không ạ? A: Điện nước mình dùng của nhà nước thì tốt, nhưng có cái là nhà đã được xây dựng đã lâu rồi nên tường nhà nếu gặp ẩm do trời mưa là tưởng nhà bị thấm ẩm, có những chỗ mọc rêu xanh đỏ hết cả lên, tường nhà  thỉnh thoảng lại bị bong ra. Cái chung cư này chắc chỉ dùng được vai năm nữa thôi. Q: Vì  sao thế ạ? A: Thì  nhà chú không sao, chứ những nhà ở  đông người, 3 -4 thế hệ cùng ở trong căn hộ có mỗi hơn 20m2 thì sao mà sống được. Đường ống nước lâu năm cũng đã cũ hỏng rồi, thỉnh thoảng lại bị tắc. Những lúc như thế  mượn người đi thông là khổ lắm cháu ạ. Mình sống ở chung cư kiểu cũ, mỗi lần thông tắc là mỗi lần phiền hà, bẩn thỉu. Nói chung là  nhiều chuyện lắm. Q: Vậy khu phố hay chính quyền của phường có đề cập hay kế hoạch gì để cải thiện cuộc sống của người dân ở đây không ạ. A: Nhà  đất ở đất thủ đô này thì thuộc thẩm quyền của TW chứ phường phố có quyền hành gì mấy. Nhà nào thì nhà ấy tự lo chứ mình chả dựa vào đâu được. Q: Vâng. Cháu cảm ơn chú đã giúp cháu trả lời một số câu hỏi trên ạ. Cháu chào chú. Danh mục tài liệu tham khảo Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, Nhà xuất bản ĐHQGHN Lê Ngọc Hùng, Lịch Sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội Tác giả Trịnh Duy Luân, “vị trí mong muốn của người dân đô thị Hà Nội” , Xã hội học đô thị, tr 187, Nhà xuất bản ĐHQGHN Ngoài ra còn trên nguồn internet. Các trang google, Dân trí.com, 24h.com…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của vấn đề nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô thị (nghiên cứu cụ thế tại HN).doc
Luận văn liên quan