Lịch sử triết học Tây Âu thời phục hưng - Cận đại là lịch sử tìm kiếm những phương pháp hiệu quả để chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cho giai cấp tư sản

Cũng như các nhà duy v ật khác, Diderotthừa nhận tính thứnhất của vật chất, tính thứhai của ý thức. Ông cho r ằng quá trình chuy ển biến từvô tri vô giác t ới khảnăng cảm giác, tư duy gắn liền với quá trình phát tri ển của cấu trúc vật chất từvô cơ, hữu cơ đến sựsống và cơ thểcon người. Tuy nhiên, c ũng như các nhà duy v ật trước Mác, ông chưa thấy được rằng, ý thức không ch ỉlà sản phẩm của vật chất có t ổchức cao là bộ óc người, mà còn là s ảnphẩm của sựphát triển xã hội. Đềcao vai trò đặc biệt của quá trình nh ận thức đối với sựphát triển của xã hội, Diderotđưa ra tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng t ận trong sựphát triển của giơí tựnhiên, cũng như quá trình nhận thức của con ngư ời. Tuy kh ảnăng nhận thức của mỗi cá nhân là h ữu hạn,nhưng đối với nhân lo ại vềnguyên tắc có thểnhận thức được toàn bộthếgiới, mặc dù quá trình đó cũng là vô tận.

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử triết học Tây Âu thời phục hưng - Cận đại là lịch sử tìm kiếm những phương pháp hiệu quả để chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cho giai cấp tư sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 6 trời, những dãy núi và khe núi trên m ặt trăng, những chòm sao của sông Ngân hà...Như vậy vũ trụ này chỉ có thể là vật chất và vũ trụ này thống nhất ở tính vật chất. II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI (THẾ KỶ XVII - XVIII) Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. II.1. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học [1, 2, 4] Về kinh tế: Biến đổi trong phương thức sản xuất: phương thức sản xuất tư bản thay thế từng bước phương thức sản xuất cũ, mở ra khả năng phát triển khoa học, kỹ thuật, cải tiến công cụ sản xuất. Đồng hồ cơ khí và máy hơi nước là hai chỉ số quan trọng của nền sản xuất, với vị trí hàng đầu của cơ học. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa góp phần phá vỡ các quan hệ xã hội lỗi thời, đơn giản hoá môi trường giao tiếp, kích thích tính sáng tạo của cá nhân, tạo nên hệ biến thái mới trong đánh giá hoạt động của con người, xác lập những giá trị, những chuẩn mực phù hợp với thời đại đang biến đổi nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng bằng việc thúc đẩy nhanh hơn tiến trình lịch sử – xã hội, thời đại tư bản trở thành thời đại năng động nhất, biện chứng nhất so với các thời đại đã qua. Quá trình hình thành các quốc gia tư sản hiện đại, mở ra khả năng giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc với hiệu quả cao hơn trước, khả năng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Về chính trị- xã hội: Các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử nhân lọai: cách mạng tư sản Hà Lan (nửa sau thế kỷ XVI), cách mạng tư sản Anh (1640), cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) là những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. Đó là những cuộc cách mạng cơ cấu, làm đổi thay cơ cấu xã hội, chủ thể quyền lực, vị trí con người và nền văn hoá., tạo ra những xung lực mới của tiến bộ xã hội. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định rằng giai cấp tư sản đã từng đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử (C. Mác và Ph. Angghen, toàn tập, t.4, Nxb CTQG, HN, 1995, tr. 599). Nhận định đó phù hợp với thời đại này. Về khoa học: Thực tiễn đã chắp cánh cho khoa học tự nhiên dựa trên thực nghiệm phát triển mạnh mẽ. Việc chế tạo ra kính hiển vi, kính viễn vọng, hàn thử biểu, máy hút không khí đã gia tăng tốc độ, sự phát triển của nghề luyện kim, khai thác mỏ, đóng tàu... và cho thấy ngay từ đầu khoa học tự nhiên đã có mối liên hệ gắn bó khăng khít với sự tiến bộ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Không chỉ vậy, khoa học đã trở thành vũ khí lợi hại của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, triết học kinh viện. Việc phát hiện ra sự tuần hoàn máu đã trở thành căn cứ khoa học để khẳng định tư duy, ý thực gắn chặt với cơ thể con người, ý thức không có đời sống độc lập thần bí. Nhà hoá học Anh Robert Boyle (1627 – 1691) qua phân tích hoá học đã giải đáp được Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 7 nỗi niềm băn khoăn của các học giả trong nhiều thế kỉ đó là thế giới vật chất gồm những gì, thành phần các chất ảnh hưởng thế nào lên tính chất của chúng... trên lập trường duy vật. Khoa học không còn dừng lại ở vị trí “tri thức thuần túy”, mà dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thiết chế xã hội đặc trưng, nghĩa là những thành quả của khoa học, với sự tổ chức chặt chẽ (những trung tâm khoa học, dưới hình thức các viện, các hội khoa học) và khả năng ứng dụng kịp thời không chỉ làm thay đổi cuộc sống con người, cải tạo tự nhiên, mà còn góp phần vào tiến bộ xã hội. Bản thân nhà khoa học cũng tích cực tham gia vào các họat động chính trị, xã hội phong phú, phức tạp. Mặt khác, với tính ứng dụng hiệu quả của mình, đáp ứng nhu cầu giải phóng sức lao động, khoa học dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tất cả các thành tựu của khoa học như việc xác định được trọng lượng của không khí, khẳng định tính chất hạt và tính chất sóng của ánh sáng, những cách nhìn nhận mới về điện, về từ... đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của triết học, đặc biệt là về bản thể luận. Những di sản văn hóa, tư tưởng của Hi Lạp và La Mã vẫn được các nhà triết học kế thừa và phát triển. Các nhà tư tưởng cận đại tiếp tục viện dẫn các di sản của Démcrite, Épicure, Anaxagore, tư tư ởng duy vật của Aristote... trong hệ thống triết học của mình. Tóm lại, sự phát triển về kinh tế và xã hội cùng với sự phát minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của một hình thức lịch sử mới của triết học duy vật - chủ nghĩa duy vật siêu hình ở Tây Âu thời cận đại. II.2. Đặc điểm của Triết học Tây Âu thời cận đại [1, 2, 4] II.2.1 Ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Triết học thế kỷ XVII – XVIII là sự nối tiếp của triết học thời kỳ Phục hưng, tiếp tục là ngọn cờ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh để thiết lập trật tự tư bản chủ nghĩa và giải phóng con người.Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhiều bình diện: duy vật chống duy tâm thần bí, khoa học chống chủ nghĩa giáo điều và uy quyền tư tưởng, cải cách chính trị chống bảo thủ chính trị…So với thời Phục hưng, giai cấp tư sản thế kỷ XVII – XVII đóng vai trò lực lượng chính trị độc lập cách mạng, tập hợp xung quanh mình các nhân tố tích cực, tiến bộ, tấn công trực diện vào chế độ phong kiến và nền tảng tinh thần của nó, xác lập những chuẩn mực, giá trị mới, đơn giản hóa các quan hệ xã hội, phù hợp với sự vận động lịch sử. Thời Phục hưng thể hiện quá trình chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, còn thời đại mới đã là thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và sự hình thành xã hội tư sản, với những đặc trưng mà xã hội trước đó chưa thể có được. Phục hưng về cơ bản gắn liền với sự trở về những giá trị bị lãng quên, để từ đó thực hiện sự nhận thức lại quá khứ và mở hướng cho tương lai. Thế kỷ XVII – XVIII tiếp thu tinh thần mở đó, và làm cho nó trở nên hiện thực Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 8 thông qua cuộc cách mạng cơ cấu, nghĩa là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi quan hệ và cơ cấu xã hội, thay đổi hình thức và cơ chế quyền lực chính trị, phá vỡ các đặc quyền đẳng cấp, thay đổi quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ v.v.. Cách mạng trong lý trí đi trước cách mạng trong lĩnh vực thực tiễn, các học thuyết triết học thực hiện quá trình phê phán cái cũ, cái lỗi thời, xác lập cái mới, cái tiến bộ, xem cái đang tồn tại, tức chế độ phong kiến và hệ tư tưởng của nó là cái phi lý, cũng đồng thời là phi nhân tính, đòi hỏi thay thế nó bằng cái hợp lý – hơp nhân tính, theo quan đi ểm phổ biến về sự thống nhất lý trí – nhân tính. Những thành tựu của khoa học mới và thực tiễn sinh động của xã hội thời kỳ Cận đại, như ngọn đèn chiếu rọi giúp cho giai cấp tư sản nhận chân được bộ mặt của giai cấp phong kiến. Những quan điểm xã hội tiến bộ của chủ nghĩa duy vật trở thành cơ sở lý luận cho việc bác bỏ thần học và tôn giáo. Những luận chứng của Hollbach về tôn giáo đã trở thành mẫu mực cho cuộc đấu tranh chống tôn giáo vì mục đích thoát khỏi những ràng buộc do sự yếu kém từ chính nó tạo ra. Những khẳng định và chứng minh của Diderot về nguồn gốc của loài người là những cơ sở lý luận vững chắc cho chủ nghĩa vô thần phê phán. II.2.2 Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên Triết học phương Tây Cận đại phát triển trong điều kiện gắn bó chặt chẽ với khoa học. Sự phát triển của triết học gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, thể hiện trình độ nhận thức chung của thời đại. Nhiều nhà triết học đồng thời là nhà khoa học (Descartes, Newton, Pascal , Leibniz …) ho ặc có những am hiểu sâu sắc về khoa học, trở thành bộ óc bách khoa của thời đại (Diderot chẳng hạn). Nói khác đi, trong điều kiện khoa học phát triển như vũ bão, các nhà triết học, để có thể đứng vững trong cuộc luận chiến tư tưởng, không có nhu cầu nào khác hơn là phải am hiểu những thành quả của khoa học. Mà để đạt được điều đó họ cần tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh cực khoa học, cần mài sắc tư duy bằng sự hiểu biết về bức tranh khoa học tổng thể, hoặc chí ít cũng làm quen với môi trường khoa học ở những nét căn bản nhất. II.2.3 Triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII chịu ảnh hưởng nặng nề sự thống trị của phương pháp siêu hình. Nhờ biết bám sát vào những thành tựu của khoa học tự nhiên và trình độ nhận thức chung của xã hội, các nhà triết học đã xác lập bức tranh vật lý mới về thế giới, nắm bắt những tính quy luật khách quan của nó, đào sâu một số vấn đề bản thể luận mà trước đây chưa từng biết đến. Song ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến tư duy tríết học cũng làm nảy sinh những nan giải nhất định. Trước hết, sự thống trị của cơ học đã để lại dấu ấn trong triết học bằng quan điểm máy móc về thế giới, cả giới tự nhiên lẫn thế giới của chính con người. Tiếp theo, quá trình toán học hóa tư duy bên cạnh mặt tích cực của nó đã góp phần vào việc hình thành cách tiếp cận siêu hình đối với một số lĩnh Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 9 vực tự nhiên, xã hội, chủ trương đưa khoa học chính xác vào môi trường nhân văn. Chẳng hạn, theo Hobbes, nếu chúng ta đã có vật lý học, nghiên cứu cụ thể về các vật thể tự nhiên, thì cần thiết phải xác lập “vật lý xã hội”, tìm hiểu các vật thể nhân tạo. Nếu trong tự nhiên có lực đẩy và lực hút, thì trong xã hội, hai lực ấy là chiến tranh và hoà bình! Hobbes cũng xem logic tính toán là khoa học nhập môn của các lĩnh vực khác. Rất nhiều nhà triết học không chỉ lệ thuộc vào các nguyên lý cơ học trong nghiên cứu, mà còn từ đó hình thành phương pháp tư duy theo kiểu tách rời và đem đối lập một cách tuyệt đối “đúng – sai”, “trắng – đen”, “khoa học – không khoa học”… Phương pháp tư duy của Siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII có những mặt tích cực nhất định, nhất là trong điều kiện các nhà khoa học cần đến “những chứng cứ của lý trí” để chống các hình thức nguỵ tạo khoa học và triết học kinh viện. Song phương pháp ấy lại tỏ ra không thích hợp trong việc giải thích bản chất của thế giới đang biến đổi. Vấn đề là ở chỗ, trong khi tìm hiểu những mặt, những thuộc tính của sự vật, những lĩnh vực của đời sống, các nhà triết học và khoa học chưa vạch ra một cách thỏa đáng mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, hoặc tuyệt đối hóa mặt nào đó, đồng thời lý giải thiếu thuyết phục nguyên nhân, động lực của vận động và phát triển. Hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng chịu sự quy định của tính chất máy móc, siêu hình ấy, và được gọi là chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình, hay đơn giản là chủ nghĩa duy vật siêu hình. II.2.4 Triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII là triết học duy vật không triệt để Khi bàn về các hiện tượng tự nhiên họ là những nhà triết học duy vật, nhưng khi giải quyết các vấn đề của xã hội thì họ lại là những nhà triết học duy tâm. Do không nhận thức được vai trò của nhân tố vật chất kinh tế trong sự tồn tại và phát triển của xã hội nên các triết gia bất lực không giải thích được căn nguyên chế độ tư hữu, tình trạng kẻ giàu, người nghèo, sự bần cùng hoá trong xã hội nên đã đưa ra các giải pháp ở tình trạng cục bộ và duy tâm. Theo họ sở dĩ có những tình trạng như vậy là do trình độ dân trí thấp, luật pháp lỏng lẻo... Vì vậy để tháo gỡ tình trạng này phải phổ thông giáo dục đại chúng, khai sáng trí tuệ và đạo đức con người. Trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, các nhà triết học duy vật mới chỉ nhận thấy ở khía cạnh nhận thức, mà không thấy được nguyên nhân xã hội của vấn đề. Vì vậy không ít những biện pháp đưa ra chỉ là ảo tưởng. II.2.5 Triết học Tây Âu thời Cận đại đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về nhận thức và phương pháp luận Về mặt nhận thức luận, thời kỳ này có 2 xu hương cơ bản. Một là, nhấn mạnh đề cao nhận thức cảm tính, cho thí nghiệm, thực nghiệm giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành tri thức. Xu hướng ngược lại cho rằng nhận thức lý tính mới giữ vai trò Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 10 quyết định trong quá trình nhận thức. Cả hai đã không thấy được tính biện chứng, thống nhất của quá trình nhận thức. Về mặt phương pháp nổi lên tư tưởng tuyệt đối hoá một phương pháp trong nhận thức, diễn dịch hay quy nạp là do chủ thể, do nhà triết học quy định chứ không phải do đối tượng và mục đích nghiên cứu quyết định. II.2.6 Tư tưởng nhân văn, khai sáng Con người đã trở thành niềm kiêu hãnh của thời đại, nó không chỉ là thước đo của vạn vật mà còn là điểm tựa của toàn vũ trụ. Vì vậy, quan hệ con người với thế giới phải trở thành trung tâm các quan niệm triết học. Khoa học không gì khác hơn là tiền đề để con người đi đến hoàn thiện. Nói như Spinoza, nếu khoa học không giúp con người đi đến mục đích ấy thì nó cũng không có lý do tồn tại. Tất nhiên do tinh thần của thời đại, con người trong triết học mới chủ yếu được đề cập ở khía cạnh cá thể, ở những đòi hỏi bức bách được khẳng định về năng lực và giải phóng chỉ mới dừng lại ở tính sinh vật, mặt nhận thức, nhu cầu tình cảm, còn mặt bản chất xã hội dường như ít được đề cập đến. Tư tưởng nhân văn, khai sáng làm nên m ột trong những nội dung cốt lõi của triết học Cận đại. Quan điểm của Bacon về xã hội lý tưởng, được xây dựng trên cơ sở “quyền lực của tri thức” cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự. Nếu Bacon tuyên bố “tri thức là sức mạnh”, thì Hobbes nhấn mạnh rằng quyền lực cần phải hàm chứa yếu tố tri thức, nghĩa là được xác lập trên sự hiểu biết bản chất con người, hướng đến mục tiêu ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và thống nhất ý chí toàn dân. Locke trở thành người đặt nền móng cho quan điểm nhà nước pháp quyền, được các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII phát triển và hoàn thiện ở đêm trước của cách mạng tư sản. Hình ảnh “con người lý trí” và “nhà nước hợp lý tính”, quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ … không chỉ gợi mở con đường đi tới một trật tự xã hội khác với chế độ phong kiến “phi lý” và phi nhân tính, ng ự trị suốt hàng ngàn năm, mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Một số phác thảo của các nhà khai sáng về mô hình xã hội tương lai cho đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Với những đặc trưng vừa nêu, có thể nói rằng, thế kỷ XVII – XVIII là một trong những thời đại sôi động nhất trong lịch sử loài người. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 11 II.3. Một số trường phái tiêu biểu [1, 2, 3, 4] II.3.1 Triết học của Francis Bacon (1561-1626) – cơ sở của Chủ nghĩa Duy vật Kinh nghiệm Anh Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác đánh giá Bacon là “ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”. Các tác phẩm chính: - Khái lược về đạo đức và chính trị - Đại phục hồi các khoa học - Công cụ mới - Lịch sử sự sống và cái chết Bacon thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacon cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người. Bacon phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo Bacon, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó. Về nhận thức luận và phương pháp luận. Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận. Bacon đã dành một vị trí thích đáng để bàn về những nội dung này Trước hết để nhận thức đúng bản chất của sự vật thì phải chỉ ra khả năng và giới hạn nhạn thức của con người. Một trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bacon đó là những sai lầm vốn có trong tư duy, do sai lầm trong lý tính mang lại. Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bacon gọi là những IDOLA (ảo tưởng, ảo ảnh - theo tiếng Hi Lạp cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc). Bacon đã gom lại các sai lầm và chia thành bốn ảo ảnh sau: ẢO ẢNH LOÀI (IDOLA TRIBUS). Nh ững nhận thức sai lầm do loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật nên dễ dàng gán cho sự vật những ý tưởng của mình, biến chúng thành thước đo chân lý, thước đo giá trị của sự vật. Ông cho rằng trí tuệ của con người cũng tương tự như Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 12 chiếc gương méo, khi pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bị bóp méo. Để loại trừ ảo ảnh này, con người trong nhận thức phải tôn trọng tính khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của mình cho các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thực nghiệm, thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ những sai lầm về mặt logic… ẢO ẢNH HANG ĐỘNG (IDOLA SPECUS). Thực chất là ảo ảnh loài nhưng nó được biểu hiện ở mỗi con người cụ thể. Do có những đặc điểm sinh lý riêng biệt, hoàn cảnh giáo dục, nghề nghiệp khác nhau…làm khúc xạ tầm nhìn, đẻ ra những phán đoán về mọi cái theo bản thân mình hay theo bè nhóm cảm tính. Ảo ảnh này được gọi là hang động vì Bacon xem trí tuệ của con người méo mó như hang động của Platôn, cái ta cảm nhận được không phải là bản chất, chỉ là bản sao giống như ảo ảnh tưởng rằng nhốt được mặt trăng vào trong chậu nước. ẢO ẢNH THỊ TRƯỜNG (IDOLA FORI). Ảo ảnh này xuất hiện do thường xuyên sử dụng những danh từ trống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày (giống như ở chợ). Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuật ngữ khoa học chưa thật chính xác. Theo ông, nhiều từ ngữ đã trở nên cưỡng bức lý tính, làm đảo lộn tất cả và cuối cùng, thì chỉ dẫn mọi người đến các cuộc cãi vả để diễn giải những cái rỗng tuếch. Vì thế phải phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang lưu hành và có thái dộ phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác. Theo Bacon, điều kiện được gọi là tri thức phải là tính chính xác của khái niệm. ẢO ẢNH SÂN KHẤU (IDOLA THEATRI). Sai lầm bắt nguồn do chúng ta quá tin vào người xưa, diễn ra trước mắt người ta như diễn ra trên sân khấu. Quá khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải là một thời hoàng kim; để đi đến chân lý không nên giáo điều, hoặc rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận. Ý nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận thức. Về phương pháp luận, theo Bacon cần phải rà soát những phương pháp trước đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới. Ông cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương pháp này đều bộc lộ hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong. “Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó”. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 13 Về vai trò của phương pháp, Bacon cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”. Ông đề xuất phương pháp quy nạp. Theo ông đó là phương pháp tối ưu để nhận thức, khám phá những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất của phương pháp này là xuất phát từ những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần lên những nguyên lý phổ biến, khẳng định bản chất của sự vật. Triết học Bacon là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacon đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội. II.3.2 Triết học của Renne Descartes (1596 - 1650) – cơ sở của chủ nghĩa duy lý tư biện (siêu hình học) Cũng như Bacon, Descartes đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Descartes biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản. Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Descartes đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacon, ông cho rằng nhiệm vụ của thí nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacon cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng, thì Descartes thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. Descartes nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. nHưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã hội. Descartes là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Descartes ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 14 Trong học thuyết về tự nhiên, Descartes là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ, không có không gian trống rỗng. Đêcátơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Descartes về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại. Descartes thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau vè chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính chất duy tâm trong triết học của Đêcátơ. II.3.3 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan - bất khả tri a) Triết học của George Berkeley (1685 – 1753) George Berkeley là nhà triết học nổi tiếng người Anh, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông sinh trong một gia đình quý tộc miền Nam Ailen. Năm 15 tuổi ông đã học tại Đại học Tổng hợp Đublin. Ông say mê nghiên c ứu thần học, toán học, triết học cho đến cuối đời. Ông có nhiều tác phẩm như Kinh nghiệm của thuyết thị giác mới (1709), Khái niệm về các nguyên lý của nhận thức con người (1710)... b) Quan niệm về thế giới George Berkeley chịu nhiều ảnh hưởng của các xu hướng phê phán các quan niệm triết học cũ. Ông sử dụng ngay lập trường duy cảm của các nhà duy vật Anh để chống lại họ và các hệ thống siêu hình học lúc bấy giờ. Đặc biệt ông chống lại các quan niệm duy vật về vật chất, cho rằng chỉ có sự vật riêng lẻ tồn tại (với tính cách là tổ hợp các cảm giác của con người), còn tất cả những gì phổ biến, trước hết là thực thể vật chất, đều bị xem là trừu tượng trống rỗng. George Berkeley khẳng định nguồn gốc hoàn toàn chủ quan của các sự vật trong thế giới, coi chúng chỉ là hiện thân của cảm giác con người. Ông viết: "Tôi hiểu ý niệm là bất kì sự vật nào được cảm giác hay tưởng tượng... Sự tồn tại của các sự vật không khác gì với sự tưởng tượng cảm tính hay tri giác". Điều đó có nghĩa là tất cả các đặc tính của sự vật không tồn tại khách quan mà chỉ tồn tại trong ý thức của con người. Sự vật không phải là sự phản ánh khách thể mà nó chính là sự vật thực tế. Từ quan niệm trên, George Berkeley đi đến một công thức chung: Tồn tại tức là được tri giác (esse est percipi). "Khi tôi nói r ằng, cái bàn mà tôi đang viết trên nó tồn tại thì điều đó có nghĩa rằng tôi đang nhìn và tôi đang cảm giác được nó; và nếu tôi đi Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 15 ra khỏi căn phòng của mình, nếu tôi nói là cái bàn đang tồn tại, thì tôi có hàm ý rằng, nếu tôi ở trong phòng của mình, thì tôi có thể cảm nhận nó,... Ở đây có mùi có nghĩa là tôi đang ngửi thấy, ở đây có âm thanh có nghĩa là tôi đang nghe thấy". Mọi quan niệm duy vật về tồn tại đều bị George Berkeley phê phán. Quan niệm trên đưa George Berkeley đến chủ nghĩa duy ngã: ngoài cái tôi ra thì không có gì hết. Không có chủ thể thì không có khách thể. Ông nói: "Một điều kì lạ là trong nhiều người có ý kiến cho rằng, các ngôi nhà, sông núi, tóm l ại các sự vật cảm tính lại có được sự tồn tại hiện thực mang tính tự nhiên khác với sự tồn tại mà lý tính đang cảm nhận chúng, tôi cho rằng tất cả sự vật cấu thành vũ trụ không có sự tồn tại bên ngoài tinh thần". Tính chất phi lý hiển nhiên của chủ nghĩa duy ngã được George Berkeley giải quyết bằng cách cho rằng, mọi sự vật trong vũ trụ, sở dĩ tồn tại vì chúng được Thượng đế tri giác. Thực chất, do sự bất lực của lập trường duy tâm chủ quan, George Berkeley đã phải ngả sang lập trường duy tâm khách quan. Tuy nhiên, v ề cơ bản ông vẫn là đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan thời cận đại. c) Quan niệm về con người Cũng như các nhà duy tâm khác, George Berkeley quan niệm con người bao gồm linh hồn và thể xác; linh hồn là cái quyết định. Thể xác thuộc về các vật thể tự nhiên, tức các cảm giác. Do vậy, thể xác tồn tại được là nhờ linh hồn cảm nhận nó. Thể xác phải tuân theo cái gậy chỉ huy của linh hồn. Đối với linh hồn con người, George Berkeley cho rằng, "tồn tại nghĩa là cảm nhận". Có nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác mà trước hết là cảm nhận thể xác của con người. d) Về nhận thức luận Từ chỗ khẳng định nguồn gốc hoàn toàn chủ quan của mọi sự vật trong thế giới, coi toàn bộ thế giới chỉ là chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người, George Berkeley cho rằng linh hồn là cái quyết định quá trình nhận thức. Linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác, và cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận thì chúng ta mới có được tri giác về sự vật. George Berkeley đề cao cảm giác, đồng nhất toàn bộ các ý niệm của con người với các cảm giác. Các khái niệm trừu tượng chỉ là kết quả so sánh và phân tích các cảm giác. Mặc dù các ý niệm, tức các cảm giác, tồn tại trong linh hồn nhưng chúng khác với linh hồn, bởi vì linh hồn là cơ chất và nền tảng "nuôi dưỡng" các ý niệm, cảm giác. Theo George Berkeley, chân lý là sự phù hợp giữa sự suy diễn của con người về sự vật với chính bản thân sự vật đó tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, ông phủ nhận sự tồn tại khách quan của chân lý. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 16 e) Triết học của David Hume (1711 – 1776) Sinh tại Scotland. Các tác phẩm: Luận về bản chất con người (1739 – 1740); Nghiên cứu nhận thức con người (1748); Nghiên cứu nguyên lý đạo đức” (1751). Chủ nghĩa hoài nghi. Trong “Luận về bản chất con người” Hume chỉ rõ tính chất thiếu vững chắc của các nguyên lý khoa học và sự thiên kiến của tầng lớp tri thức thời đại ông. Nguyên nhân là do thiếu một khoa học nghiêm túc về con người, về năng lực nhận thức. Hume lý giải nguồn gốc tri thức từ lập trường duy cảm luận nhưng lại hướng nó sang chủ nghĩa duy tâm. Ông chia cảm giác ra “những ấn tượng” (impressions) và “những ý niệm”, và xem đó là phát minh nền tảng trong lý luận nhận thức. Ấn tượng đi trước ý niệm, ý niệm là bản sao của ấn tượng, vì vậy kém nó về tính rõ ràng và sinh động. Tất cả ấn tượng được lưu giữ và tái tạo lại trong trí tuệ thành các ý niệm nhờ sự trợ giúp của ký ức và tưởng tượng. Cuộc sống là dòng chảy của những ấn tượng và những ý niệm. Tất cả mọi thứ diễn ra theo quy luật nhân quả, tức quy luật phản ánh mối quan hệ giữa các khách thể: quan hệ kế cận trong không gian và thời gian, quan hệ trước sau trong thời gian (chuỗi liên hệ thời gian), quan hệ sản sinh. Cái cuối cùng không rõ ràng, nên bị Hume hoài nghi. Theo Hume sự thống nhất thường thấy (tức thống nhất theo thói quen) của các ấn tượng và các ý niệm, sự chuyển hóa liên tục từ cái này sang cái khác, gắn với trạng thái xúc cảm đặc biệt, tạo ra một loại ý niệm về mối liên hệ tất yếu giữa nguyên nhân và hành động, vì vậy tính tất yếu là cái gì đó tồn tại trong trí tuệ, chứ không phải trong các sự vật. Do chỗ các sự vật khách quan hoàn toàn thụ động nên chúng được đưa về mối liên hệ điều chỉnh của các cảm giác và tri giác. Lý giải các hiện tượng và quá trình từ mối quan hệ ấn tượng – ý niệm, thói quen, trạng thái tâm lý, Hume đã phủ nhận vai trò nhận thức khoa học đối với thế giới xung quanh. Triết học xã hội. Hume đánh giá quyền tư hữu như lợi ích chân chính, được thừa nhận bởi quy luật của công bằng, song ông lý giải nó từ khía cạnh tâm lý. Cũng như Hobbes, Hume xem quyền lực nhà nước mạnh, tập trung là công cụ hữu hiệu bảo vệ tư hữu, nhưng khác với Hobbes ông nhìn thấy nguồn gốc hình thành nhà nước ở sự xâm lăng và chiếm đoạt, chứ không phải ở sự liên hiệp tự nguyện các cá nhân. Hume cho rằng con người có quyền bày tỏ sự phản kháng một khi nhà nước không còn bênh vực quyền lợi kinh tế – chính trị của họ và không tuân thủ nghiêm minh các quy luật công dân. II.4. Triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 17 hình học thế kỉ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị tuyền thống. Nó bắt đầu từ việc phê phán không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản Pháp trong thời kì chuẩn bị cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789, được hình thành bởi các nhà Khai sáng Pháp, triết học Khai sáng Pháp có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản. Chính vì vậy mà triết học Khai sáng Pháp có nội dung cơ bản là duy vật, tiến bộ, nó đề cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do của con người... Các nhà triết học duy vật vô thần Pháp thế kỷ XVIII đã góp phần quan trọng vào sự phát triển triết học duy vật vô thần. Họ đấu tranh kiên quyết chống lại tôn giáo, kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu giới tự nhiên. Họ cho rằng, không nắm được các quy luật của tự nhiên thì con người không thể có hạnh phúc. Mục đích của khoa học và triết học là phải nhận thức và chinh phục giới tự nhiên. Đây là một phong trào sinh họat học thuật, tư tưởng tại Pháp, sau đó lan rộng sang các nước Đông Âu, tạo nên thời đại ánh sáng. Tư tưởng khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là ngọn cờ lý luận của Đại cách mạng Pháp năm 1789. II.4.1 Tư tưởng duy vật tự nhiên của Charler Luis Secondat Montesquieu (1689 – 1755) Montesquieu sinh ra trong một gia đình quan chức nghị viện tiến bộ. Bản thân ông từng giữ chức Chủ tịch Nghị viện Thành phố Bordeaux. Montesquieu say mê nghiên cứu văn học cổ, luật học, vật lý học và triết học. Ông là một trong những người sáng lập ra nền triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Tinh thần luật pháp là tác phẩm triết học chủ yếu của ông bàn về các vấn đề xã hội, nó chứa đựng tinh thần quyết định luận địa lý. Montesquieu cho rằng, không chỉ các hiện tượng tự nhiên mà cả các hiện tượng xã hội đều tuân theo các quy luật xác định. Quy luật nằm trong bản chất của hiện tượng. Nhưng nếu các hiện tượng tự nhiên chỉ do các quy luật tự nhiên chi phối, thì các hiện tượng xã hội (lịch sử nhân loại) bị chi phối cùng lúc bởi hai loại quy luật - các quy luật tự nhiên và các quy luật xã hội. Các quy luật tự nhiên tác động đến những cái sinh học trong con người như ăn, uống, sinh, đẻ…, chúng thể hiện rất rõ trong thời kỳ tiền xã hội của loài người. Các quy luật xã hội tác động đến những cái xã hội như lao động, nhân cách..., chúng thể hiện càng rõ khi xã hội loài người càng phát triển. Khi xã hội loài người càng phát triển, thì các cuộc chiến tranh, xung đột giữa con người càng quyết liệt hơn, quan hệ xã hội càng phức tạp hơn. Tình thế này đòi hỏi luật pháp và nhà nước phải xuất hiện để khắc phục các cuộc chiến tranh, điều chỉnh các Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 18 quan hệ xã hội giữa các con người và các quốc gia nhằm mục đích sử dụng hiệu quả các thành tựu khoa học vào sự phát triển xã hội. Khi xuất phát từ lập trường duy vật tự nhiên để lý giải các hiện tượng xã hội, Montesquieu cho rằng, điều kiện địa lý là yếu tố quyết định không chỉ đối với nền sản xuất vật chất, đời sống kinh tế mà nó còn chi phối mọi mặt đời sống nhân loại như dân tộc, chủng tộc, lối sống, văn hóa, pháp luật, thể chế chính trị… Đối với ông, uy quyền của khí hậu là uy quyền của mọi uy quyền. Như vậy, từ chỗ cho rằng các quy luật tự nhiên chi phối các hiện tượng xã hội, Montesquieu đã đi đến quyết định luận địa lý – kinh tế; và từ quyết định luận địa lý – kinh tế, ông tiến đến quyết định luận địa lý – chính trị. Quyết định luận địa lý – chính trị là chỗ dựa cho chủ nghĩa thực dân châu Âu sau này. Mặc dù bị chi phối bởi quyết định luận địa lý nhưng Montesquieu luôn chủ trương một thế giới hòa bình, công lý; một xã hội không quá bất công, bất bình đẳng. Bởi vì theo ông, một xã hội hoàn toàn bình đẳng sẽ thủ tiêu động lực cạnh tranh trong quá trình phát triển của mình. Như vậy, bằng phương pháp duy cảm và cách xem xét cụ thể (hoàn cảnh địa lý) của mình, Montesquieu đã khắc phục trong một chừng mực nhất dịnh các quan niệm duy lý, tư duy tư biện giáo điều khi phân tích các hiện tượng xã hội. II.4.2 Tư tưởng duy vật về lịch sử nhân loại của Jean – Jacque Rousseau (1712 – 1778) Trong số các nhà Khai sáng Pháp J.J. Rousseau (1712-1778) là nhân vật cấp tiến nhất. Tư tưởng Rousseau chia làm hai thời kỳ: thời kỳ đầu (từ những năm 40 đến năm 1762) chủ nghĩa bi quan lịch sử đan xen với ý chí đấu tranh vì tự do và bình đẳng xã hội. Chủ nghĩa bi quan thể hiện rõ nhất trong sự đối lập tiến bộ kỹ thuật, trình độ văn minh, với nguy cơ suy thoái đạo đức, sự thống trị của tính vị kỷ và trạng thái vô chính phủ. Thời kỳ tiếp theo được đánh dấu bằng tác phẩm bất hủ “Bàn về khế ước xã hội” (Du contrat social). Nó là đi ển hình của khuynh hướng cộng hòa cấp tiến và dân chủ trong sinh hoạt tinh thần tại Pháp ở đêm trước của cách mạng, mặc dù về hình thức Rousseau không tán thành dân ch ủ do những khuyết tật mà nó mắc phải trong lịch sử (13). Tác phẩm mở đầu bằng câu “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”. Nội dung các chương tiếp theo trình bày những đường nét cơ bản của “Khế ước xã hội”, đưa con người từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân, quyền tự nhiên sang quyền được hợp pháp hóa, tự do tự nhiên sang tự do công dân, đảm bảo sự thống nhất lợi ích cá nhân và lợi ích toàn xã hội. Đấng chủ tế hay quyền lực tối cao, chính là nhân dân và thuộc về nhân dân. Nhân dân tự quyết định số phận số phận mình bằng “ý chí chung”, thông qua nh ững đại diện ưu tú và hợp pháp. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 19 Jean Jacques Rousseau (1712-1778) sinh ra trong một gia đình thợ thủ công làm đồng hồ ở Giơnevơ, Thụy sĩ. Do mẹ mất sớm, cha ít quan tâm nên ông phải phiêu bạt qua các nước Ý, Pháp, và làm nhiều nghề khác nhau để tự kiếm sống. Ông rất quan tâm đến triết học và nghệ thuật, từng cộng tác với Diderot biên soạn bộ Bách khoa toàn thư… Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: Luận về nguồn gốc, cơ sở của sự bất bình đẳng; Bàn về khế ước xã hội. Là nhà tư tưởng kiệt xuất của triết học Khai sáng Pháp và cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, Rousseau có nhiều quan điểm biện chứng về quá trình phát triển của xã hội. Mặc dù xuất phát từ thế giới quan tự nhiên thần luận như bao nhà triết học khai sáng khác, nhưng Rousseau không coi lịch sử nhân loại là sản phẩm do Thượng đế xếp đặt trước, mà là kết quả hoạt động của chính bản thân con người. Lịch sử nhân loại là quá trình không ngừng hình thành và giải quyết các mâu thuẫn, và là một chuỗi các hành động phủ định biện chứng của các trạng thái xã hội kế tiếp nhau. Nhưng đó cũng là một quá trình đầy nghịch lý, bởi vì bản chất của con người là tự do, mà quá trình phát triển của lịch sử nhân loại từ trước tới giờ lại luôn kìm hảm khát vọng tự do đó của con người. Là nhà khai sáng nên Rousseau cho rằng, quá trình phát triển của lịch sử nhân loại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học và nghệ thuật. Nhiều dân tộc trên thế giới sở dĩ còn sống trong cảnh nghèo hèn, lạc hậu là do chính trị và trí tuệ chưa liên minh được với nhau. Xã hội sẽ phát triển nhanh khi thể chế chính trị - xã hội không kìm hảm mà là tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của khoa học và nghệ thuật. Tuy nhiên, để có được điều này cần phải thay đổi nền chính trị và cơ chế quản lý xã hội hiện hành. Rousseau nhận thấy tình trạng các thể chế chính trị và bộ máy quản lý xã hội kìm hảm khát vọng tự do của con người có nguyên nhân nằm trong sự bất công, bất bình đẳng, mất dân chủ trong đời sống xã hội, trong sự xung đột chính trị, pháp luật của con người. Và sau cùng cội nguồn dẫn đến mọi tình trạng như thế trong đời sống xã hội, và cũng là cơ sở để xóa bỏ chúng là sự ra đời và phát triển của trí tuệ, kinh tế và các hình thức sở hữu tư nhân. Sau khi phát hiện ra “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” trong quá trình phát triển của đời sống xã hội, Rousseau xây dựng quan điểm của mình về tiến trình phát triển xã hội trải qua ba trạng thái. Trạng thái tự nhiên là trạng thái đầu tiên và lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là giai đoạn bình yên, hạnh phúc nhất của con người; vì khi ấy, con người được sinh ra và tồn tại, ai cũng như ai; các quan hệ xã hội thuần khiết; sự khác nhau về kinh tế, xã hội chưa xuất hiện. Tuy nhiên, trạng thái tự nhiên không thể tồn tại mãi được. Đến lúc trí tuệ, kinh tế và các hình thức sở hữu tư nhân ra đời và phát triển, thì trạng thái tự nhiên của xã hội bị phá vỡ, trạng thái công dân được hình thành để thay thế. Trạng thái công dân trực tiếp ra đời từ nền tảng sở hữu tư nhân. Việc hình thành và củng cố hình thức sở hữu tư nhân sinh ra sự khác nhau trong thu nhập, đưa đến sự hình thành người giàu kẻ nghèo và nảy sinh ra các đạo luật xã hội. Điều này đã tạo ra xiềng Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 20 xích trói buộc kẻ nghèo yếu, tăng cường sinh lực cho kẻ giàu mạnh; hủy hoại một cách không thương tiếc bản tính tự do tự nhiên của con người; thiết lập các đạo luật xã hội và tạo nên sự áp bức, bất công, bất bình đẳng, mất tự do, không dân chủ trong đời sống xã hội. Quan hệ giữa con người không còn thuần khiết nữa, xã hội bị tha hóa. Chiến tranh, tệ nạn xã hội xuất hiện và nhanh chóng lan tỏa khắp mọi nơi. Chúng làm hủy hoại bản tính tự do tự nhiên của con người. Tuy nhiên, bản tính cộng đồng tự nhiên vẫn còn tồn tại, và là cơ sở hình thành các khế ước xã hội. Lúc đầu, khế ước xã hội giúp ngăn chận trong một chừng mực nào đó tính ích kỷ cá nhân, đảm bảo một mức độ nào đó quyền lợi tự nhiên của con người; và sau đó nó trở thành cơ sở để hình thành pháp luật và nhà nước. Trong nhà nước, có thể con người không bình đẳng về trí tuệ và thể lực, nhưng họ bình đẳng về pháp luật và đạo đức. Tuy nhiên, theo Rousseau, do xã hội công dân đầy rẫy bất công, bất bình đẳng về kinh tế và đầy tệ nạn xã hội mà nhà nước không thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình là đảm bảo quyền lợi tự nhiên cho nhân dân. Vì vậy, nhà nước bị tha hóa, rồi trở thành công cụ đàn áp nhân dân; còn cơ sở của nó – khế ước xã hội trở thành công cụ hợp pháp hóa sở hữu tư nhân và bất công xã hội. Như vậy, theo Rousseau, sở hữu tư nhân vừa mang lại văn minh cho con người, vừa đem lại cho họ nỗi bất hạnh làm hủy hoại chính mình. Lịch sử vừa mang lại tiến bộ cho cá nhân nhưng cũng mang lại thoái bộ cho xã hội. Để xã hội tiến bộ cần phải xóa bỏ xã hội công dân bằng công cuộc cách mạng, đưa xã hội quay về trạng thái tự nhiên ở trình độ cao. Trạng thái tự nhiên ở trình độ cao là xã hội lý tưởng của Rousseau; trong đó, mọi sự áp bức, bất công, bất bình đẳng, mất tự do, không dân chủ trong đời sống xã hội đều được khắc phục; kỷ cương xã hội được lập lại; tưÏ do, công bằng, bác ái được khôi phục. Nhà nước nhân dân và khế ước xã hội được thực hành đầy đủ trong chế độ dân chủ cộng hòa với chính quyền lập pháp thuộc về nhân dân và phục vụ toàn dân. Mặc dù trong xã hội lý tưởng này vẫn còn sở hữu tư nhân, nhưng do cơ chế kết hợp hợp lý giữa công lý và lý tính mà bất công, bất bình đẳng nảy sinh từ nó chỉ dừng lại ở mức thấp. Do bất công, bất bình đẳng rất thấp mà sự đối kháng giai cấp không xuất hiện. Tình hình như thế chỉ tạo điều kiện lành mạnh để cạnh tranh phát triển xã hội. Bên cạnh sở hữu tư nhân, thì các điều kiện tự nhiên như địa lý có vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội. Theo ông, các nước ở vùng khí hậu nóng cần phải thực hành nền chính trị chuyên chế để cưỡng bức nhân dân thực hiện mệânh lệnh của nhà nước; còn ở vùng khí hậu ôn hòa thì nền chính trị phải hoàn toàn dựa trên khế ước xã hội. Lý luận về xã hội của Rousseau là ngọn cờ lý luận của cuộc cách mạng tư sản Pháp xảy ra năm 1789. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 21 II.4.3 Tư tưởng duy vật chiến đấu của Denis Diderot (1713 – 1784) Tư tưởng triết học của Diderot Diderot sinh tại một thành phố ở Đông Bắc nước Pháp, trong một gia đình thợ thủ công. Sau nhiều năm học ở Pari, do chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà khai sáng, ông từ bỏ ý định thành nhà hoạt động tôn giáo, như mong muốn của người cha. Ông là người khởi xướng và chủ biên bộ Bách khoa toàn thư của khoa học, nghệ thuật và thủ công nghiệp (1751-1780). Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp mà cả Tây Âu thế kỉ XVIII nói chung. Nó có vai trò r ất to lớn trong việc xây dựng và truyền bá thế giới quan khai sáng. Ông có nhiều tác phẩm như Tư tưởng triết học (1746), Cuộc dạo chơi của nhà hoài nghi luận hay là Alleax (1747), là tác giả nhiều tác phẩm văn học mang đầy tính triết lý như Nữ tu sĩ, Người cháu của ông Ramô... a) Quan niệm về thế giới Diderot khẳng định tính vật chất của thế giới đồng thời phê phán mạnh mẽ những điểm không triệt để của chủ nghĩa duy vật Anh, mỉa mai quan niệm duy tâm chủ quan của George Berkeley vì ông này đã quy toàn bộ thế giới thành các cảm giác của một chủ thể. Diderot ví chủ thể của George Berkeley như một chiếc đàn pianô ngộ nhận rằng nó là nhạc cụ duy nhất trên thế gian, và mọi sự hài hoà của vũ trụ đều diễn ra trong đó. Theo ông, trong vũ trụ chỉ có một thực thể, cả trong con người lẫn động vật và các sự vật khác, đó là vật chất. Diderot đã có bước tiến mới trong quan niệm về vận động, thừa nhận sự phát triển của thế giới. Ông cho rằng, bản tính cố hữu của vật chất là vận động. Chính vận động là năng lực sống động của vật chất. Ông quan niệm sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác không phải là vận động mà chỉ là sự di động, còn vận động thì có cả ở vật đang vận động lẫn vật đứng yên. Ông khẳng định, trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc mhững gì giúp cho nó ngày càng hoàn thi ện, đồng thời đào thải những vật nào không thích nghi hoặc không tuân theo quy luật của nó. Cấu trúc và trạng thái của các sinh vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Với quan niệm này, ông là bậc tiền bối của thuyết tiến hoá của Darwin. b) Quan niệm về con người Diderot cho rằng con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Thể xác và linh hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có nguồn gốc từ chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất. Ông viết: "Không có cơ thể con người thì nó (tức linh hồn) không là cái gì cả. Tôi khẳng định rằng, không có cơ thể con người thì không thể giải thích được cái gì cả". Ông nhấn mạnh, cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá trình tâm lý của anh ta. Ông đã nhận thấy, nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh môi trường xung quanh nhưng chưa hiểu được rằng, bản thân môi trường và hoàn cảnh đó Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 22 cũng là sản phẩm của hoạt động con người, và vì vậy, cả con người lẫn hoàn cảnh sống của nó đều mang tính lịch sử. Đây cũng là hạn chế chung của các triết học trước Mác. c) Về lý luận nhận thức Cũng như các nhà duy vật khác, Diderot thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ông cho rằng quá trình chuyển biến từ vô tri vô giác tới khả năng cảm giác, tư duy gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ đến sự sống và cơ thể con người. Tuy nhiên, cũng như các nhà duy vật trước Mác, ông chưa thấy được rằng, ý thức không chỉ là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Đề cao vai trò đặc biệt của quá trình nhận thức đối với sự phát triển của xã hội, Diderot đưa ra tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng tận trong sự phát triển của giơí tự nhiên, cũng như quá trình nhận thức của con người. Tuy khả năng nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng đối với nhân loại về nguyên tắc có thể nhận thức được toàn bộ thế giới, mặc dù quá trình đó cũng là vô tận. d) Quan niệm về xã hội - tôn giáo Là nhà triết học duy vật triệt để và vô thần nhất của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, Diderot phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, coi Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người. Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà là con người sáng tạo ra tôn giáo. Ông viết: "Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật không thể dung hợp được với nhau… Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý huyền thoại, không tưởng". Ông chỉ ra sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo: Khoa học thì hướng tới vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm lên, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi. "Thượng đế của những người Cơ đốc giáo - đó là người bố chỉ coi trọng những đám mây, chứ chẳng để tâm gì đến những đứa con của mình" trên trần gian cả. Diderot kịch liệt phê phán những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con người tới chỗ cả tin vào số mệnh. Thực chất, tôn giáo chỉ là sợi dây cương yếu ớt ngăn chặn các hành vi phạm tội của con người. Khẳng định chính môi trường và hoàn cảnh tạo nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người, Diderot kêu gọi xoá bỏ các quan hệ phong kiến của nước Pháp, cái đã thông qua tôn giáo làm hư hỏng con người, đồng thời kêu gọi xây dựng một cuộc sống hiện thực chứ đừng tin vào tôn giáo. Tuy nhiên Diderot chưa nhận thấy cơ sở kinh tế - xã hội của sự tồn tại tôn giáo. Ông mới chỉ thấy được nguồn gốc nhận thức của nó là từ sự kém hiểu biết và từ tâm lý sợ chết của con người. Vì vậy, ông đã sai lầm khi cho rằng, để xoá bỏ tôn giáo chỉ cần Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 23 xoá bỏ nỗi lo sợ của con người, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục trong nhân dân, đồng thời tiêu diệt giới tu hành. Tuy còn hạn chế như trên nhưng sự phê phán tôn giáo của Diderot đã mang nhiều yếu tố tích cực trong bối cảnh lịch sử lúc đó của nước Pháp và Tây Âu. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Lịch sử Triết học phương Tây”, Nguyễn Tiến Dũng, NXB Tổng hợp Tp. HCM 2007. 2. Theo Đinh Ngọc Thạch, Tập bài giảng triết học Tây Âu cận đại, Đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Giáo trình “Đại cương Lịch sử Triết học”, Nguyễn Ngọc Thu – Bùi Văn Mưa, NXB Tổng hợp Tp.HCM. 4. -html401-19991224/loose.dtd

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai11_tongthihuong_d1k19_5185.pdf
Luận văn liên quan