MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật. Áp dụng pháp luật là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:
Thứ nhất, mặc dù áp dụng pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản song ở nước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật chưa nhiều. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, vì vậy, một số vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện.
Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể vừa góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó.
Thứ ba, ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác. Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Trong khi đó trường ta là một cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý lớn nhất của cả nước, sinh viên, học viên của trường ta sau khi tốt nghiệp phần lớn trở thành người áp dụng pháp luật trong thực tế, chính vì vậy, việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và cụ thể về áp dụng pháp luật là hoàn toàn cần thiết. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường, việc tổng hợp, trình bày một cách có hệ thống các kiến thức lý luận về áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể trong một công trình nghiên cứu để có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường ta hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Ý thức được tất cả những lý do trên nên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Áp dụng pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý nên cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn, những vấn đề lý luận cơ bản và khái quát về áp dụng pháp luật được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật dành cho hệ đại học, trung cấp và trong các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, vấn đề này còn được đề cấp đến trong một số công trình nghiên cứu khác. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1995 và tác phẩm “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” của Tiến sĩ Đào Trí Úc do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1993 đều có một chương mang tên Áp dụng pháp luật đề cập đến vấn đề này. Bên cạnh đó, những vấn đề ít nhiều liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong thực tế thì được đề cập đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu có tính chất chuyên biệt. Đơn cử một số công trình như: “Giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục thương lượng, hòa giải” của TS. Trần Ngọc Dũng, Tạp chí Luật học số 1/2004; “Bàn về quyền khởi tố vụ án hành chính của viện kiểm sát nhân dân” của Th.S. Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp chí Luật học số 1/2004; “Một số vấn đề áp dụng phong tục, tập quán trong giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình” của Nguyễn Hồng Hải, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Tạm giam bị cáo sau phiên toà sơ thẩm” của Hà Thị Loan, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Thực tiễn giải quyết vụ án lao động tại TAND năm 2001, những vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Lao động và giải pháp” của Nguyễn Xuân Thu, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Nhân thân người phạm tội một căn cứ quyết định hình phạt” của Trịnh Tiến Việt, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí của các đương sự trong tố tụng dân sự” của Nguyễn Văn Luật, Đặc san nghề luật số 4/2003 Tuy nhiên, theo tôi được biết, trong số các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật ở nước ta cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về áp dụng pháp luật theo cách kết hợp những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật với thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể như công trình này, tức là chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận vấn đề áp dụng pháp luật như cách tiếp cận của công trình này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật mà chủ yếu là trên cơ sở quan điểm duy vật và phép biện chứng. Đồng thời đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, giải thích pháp luật
4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật
- Làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể ở nước ta hiện nay, những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại, thông qua đó có thể giúp cho việc hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về áp dụng pháp luật, đồng thời chỉ ra những ưu điểm của hoạt động này để phát huy và những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như thực tế thực hiện các quy định đó để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật nước ta hiện nay.
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên các trường luật cũng như cho các cơ quan, nhân viên nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.
5. Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng pháp luật là vấn đề có nội dung khá rộng và phức tạp nên không thể trình bày được tất cả các vấn đề về nó trong một công trình nghiên cứu, nhất là một công trình nghiên cứu khoa học cấp trường. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế Ngay trong mỗi lĩnh vực đó, đề tài cũng chỉ có thể đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong một hoặc một vài trường hợp cụ thể mà không thể đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong tất cả các trường hợp.
6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề cơ bản sau:
1. Một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật: khái niệm, đặc điểm, các trường hợp cần áp dụng pháp luật, quy trình áp dụng pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự.
2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: hình sự, dân sự, hành chính, lao động, đất đai, thương mại ; những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại trong hoạt động này; những biện pháp cần thực hiện để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đồng thời làm sáng tỏ và hoàn thiện thêm lý luận chung về áp dụng pháp luật.
276 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 32867 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhiên, trên thực tế, ở nước ta, chưa
một tòa án nào áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các tranh
chấp dân sự. Xin bà cho biết lý do của vấn đề này”218. Theo bà Ngô Thị Minh
Ngọc: “Trước hết, phải thừa nhận rằng chúng tôi chưa bao giờ áp dụng pháp
luật nước ngoài khi giải quyết các tranh chấp dân sự hay ly hôn. Đối với những
vụ việc ly hôn mà chúng tôi giải quyết, thường là các bên tự thỏa thuận và
không có yêu cầu gay gắt về việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Hơn nữa, chưa
có vụ án nào mà bản thân đương sự hoặc về phía chúng tôi thấy cần thiết phải
áp dụng pháp luật nước ngoài”219.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc Toà án nhân dân Việt Nam không áp dụng
pháp luật nước ngoài khi có yêu cầu phải áp dụng thì có phải là Toà án nhân
dân đã vi phạm pháp luật không? Có ý kiến cho rằng, “Đối với những trường
hợp mà quy phạm xung đột pháp luật cho phép các bên chọn pháp luật nước
này hay nước kia để điều chỉnh quan hệ của họ và họ đã chọn pháp luật nước
ngoài nhưng khi toà án áp dụng pháp luật Việt Nam, họ không có phản ứng gì
215
“50 phán quyết trọng tài chọn lọc”. Hà Nội năm 2002.
216
Nguyễn Ngọc Khánh, “Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài trong việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 10 - 2003
217
Nguyễn công Khanh, “Mấy ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, tháng 1 - 2001.
218
“Kỉ yếu hội thảo quyền nhân thân và tài sản trong tư pháp quốc tế”, Nhà pháp luật Việt Pháp năm 2005.
219
“Kỉ yếu hội thảo quyền nhân thân và tài sản trong tư pháp quốc tế”, Nhà pháp luật Việt Pháp năm 2005.
258
thì toà án không vi phạm pháp luật. Ở đây, chúng ta coi như các đương sự từ bỏ
pháp luật nước ngoài và ngầm chọn pháp luật Việt Nam”220.
Theo quan điểm của chúng tôi, việc toà án không áp dụng pháp luật nước
ngoài khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới là toà án đã vi phạm pháp luật. Như
đã phân tích ở trên, việc một quốc gia có cho phép áp dụng pháp luật nước
ngoài hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của quốc gia đó, xuất phát từ
yêu cầu của mỗi quốc gia trong quá trình bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân cũng như pháp nhân của nước mình, của chính bản thân mình
trong giao lưu dân sự quốc tế. Nhưng khi việc áp dụng pháp luật nước ngoài đã
được ghi nhận trong pháp luật quốc gia thì quốc gia đó cần phải tuân thủ những
quy định đó. Không thể tự mình xây dựng luật rồi lại tự mình vi phạm luật.
Trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta đang tiến tới xây dựng một nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì đây là điều cần phải khắc phục kịp thời.
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc áp dụng pháp luật nước
ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam và một số kiến nghị
3.1. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc áp dụng pháp luật
nước ngoài điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
ở Việt Nam
Trước hết phải kể đến tình trạng “luật khung”, là loại văn bản chứa đựng
những quy định mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc đề ra những quy định cụ
thể trong quá trình điều chỉnh một hoặc một số quan hệ xã hội. Chính vì vậy, trong
lĩnh vực quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, nhiều quy phạm
pháp luật vẫn còn dừng lại ở mức độ chung, khái quát và thường là dưới dạng:
“theo quy định của Chính Phủ”. Ví dụ, tại Điều 102 khoản 1 đoạn 2 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 có quy định: “Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ
giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định”. Việc
chỉ dừng lại ở những quy định có tính chất “khung” cho thấy, các nhà lập pháp
luôn cần đến sự tham gia của các nhà quản lý trong việc đưa ra những quy định chi
tiết, cụ thể nhằm áp dụng pháp luật vào hoạt động quản lý trong từng lĩnh vực cụ
thể. Cách quy định này dẫn đến tình trạng luật, pháp lệnh được ban hành xong vẫn
cần phải có thời gian chờ đợi các quy định hướng dẫn thi hành thì mới có thể được
thi hành trên thực tế. Luật muốn đi vào cuộc sống thì phải có những quy định chi
tiết, cụ thể vì điều chỉnh những quan hệ xã hội, đặc biệt là loại quan hệ phức tạp
như quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong đó có việc áp dụng
pháp luật nước ngoài ở Việt Nam không thể nói chung hay chỉ nêu nguyên tắc,
trong khi đó, luật của chúng ta còn là luật khung và được giao cho Chính phủ quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Để những luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua trong một năm hoạt động đi vào cuộc sống,
Chính phủ phải ban hành hàng trăm Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành, đòi hỏi phải mất nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
220
“Tư pháp quốc tế Việt nam” , TS. Đỗ Văn Đại và PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
259
Tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật là một
trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là
hoạt động áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài còn hạn chế, nhiều khó khăn. Tình trạng cùng
một vấn đề nhưng lại được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau ở
nước ta không phải là hiếm. Ví dụ: cùng quy định về thẩm quyền của tòa án
trong việc giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
nhưng lại được quy định cả trong Luật hôn nhân và gia đình tại Điều 102 khoản
3 và điểm g khoản 2 Điều 410, điểm c khoản 1 Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004.
Nguyên nhân thứ ba là số lượng, chất lượng đội ngũ thẩm phán chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu mới. Có lẽ đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cho
hoạt động áp dụng pháp luật nước ngoài của tòa án nước ta còn chưa được thực
hiện như yêu cầu khách quan vốn có của nó. Một số lượng không ít thẩm phán
tòa án nhân dân các cấp hiện có còn phải đi học văn hóa, nghiệp vụ, chính trị,
tin học để đạt được tiêu chuẩn về trình độ theo yêu cầu mới. Nguyên nhân này
xuất phát từ các quy định về tiêu chuẩn lựa chọn thẩm phán của chúng ta không
còn phù hợp với thời đại mới. Các cán bộ tòa án của chúng ta rất yếu kém về
ngoại ngữ và tin học. Nhiều người còn thiếu kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về
các lĩnh vực chuyên sâu như sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế, hàng không,
hàng hải, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế... Đặc biệt là sự thiếu hiểu
biết về pháp luật các nước trên thế giới, thẩm phán Việt Nam biết nhiều pháp
luật Việt Nam hơn pháp luật nước ngoài, những hiểu biết nếu có về pháp luật
nước ngoài chỉ mang tính rời rạc, góp nhặt mà thiếu tính hệ thống, bài bản,
chính vì vậy họ có xu hướng áp dụng pháp luật Việt Nam ngay cả khi quy phạm
xung đột dẫn chiếu tới. Phần lớn các thẩm phán đứng tuổi không tham gia được
những vụ phải sử dụng đến ngoại ngữ.
3.2. Một số kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam, theo
chúng tôi cần chú ý một số vấn đề sau:
a. Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài
tại Việt nam
Để hoàn thiện cơ sở pháp lí cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt
Nam cần hạn chế tình trạng “luật khung” bằng cách giảm dần pháp lệnh của Ủy
ban thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ quy định những vấn đề
chưa có luật. Khẩn trương hoàn thiện để nâng cao thành luật những pháp lệnh,
nghị định đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng, Ví dụ, chúng ta cần sớm ban
hành luật về trọng tài trên cơ sở hoàn thiện Pháp lệnh trọng tài thương mại năm
2003. Tiếp tục hoàn thiện luật tố tụng dân sự, đặc biệt là luật tố tụng dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài theo hướng đề cao trách nhiệm và quyền
tự định đoạt của các bên đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp và bảo
vệ yêu cầu hợp pháp của họ trước tòa án. Nên chú trọng và khuyến khích cơ
chế tự thỏa thuận của các bên trong giải quyết các vụ án dân sự hoặc thông qua
các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án phù hợp với xu thế hội nhập
260
khu vực và quốc tế hiện nay như hòa giải, trọng tài. Bên cạnh đó cần chú trọng
nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ tư pháp (hỗ trợ của tòa án) đối với việc giải
quyết các tranh chấp ngoài tòa án theo hướng các bên tự thỏa thuận với nhau
và đến tòa án yêu cầu ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này để làm cơ sở
pháp lý cho việc có thể cưỡng chế thi hành trong thực tế.
Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng đến việc tổ chức tổng kết đánh giá việc
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành một cách toàn diện
và đầy đủ nhằm kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy phạm lỗi
thời, lạc hậu.
Cần thành lập bộ phận nghiên cứu pháp luật nước ngoài thuộc Bộ Tư
pháp Việt Nam. Đây là mô hình đã được Cộng hoà Pháp áp dụng rất hiệu quả.
Bộ phận nghiên cứu pháp luật nước ngoài sẽ là cầu nối giữa Bộ Tư pháp và các
cơ quan nhà nước, giúp các cơ quan nhà nước tìm hiểu pháp luật nước ngoài,
trao đổi thông tin về pháp luật nước ngoài. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với
hoạt động áp dụng pháp luật nước ngoài của các toà án Việt Nam hiện nay, khi
mà trách nhiệm tìm hiểu và xác định pháp luật nước ngoài thuộc về các cơ quan
xét xử. Từ đây, kiến thức về pháp luật nước ngoài sẽ được cung cấp cho các cơ
quan xét xử một cách hệ thống, đáp ứng được yêu cầu của việc áp dụng pháp
luật nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
b. Cần hoàn thiện yếu tố con người trong thực thi pháp luật nói chung và
pháp luật nước ngoài nói riêng
Thực tế cho thấy trong mọi hoạt động để đạt được thành công vấn đề con
người là quan trọng nhất. Nếu không có con người thì pháp luật chẳng qua là
những từ ngữ nằm trên giấy, không thể biến ý chí của Nhà nước, của nhân dân
thành hành động thực tế của mọi người. Do đó, cần nâng cao năng lực của cán
bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật. Năng lực của cán bộ trong các cơ quan
áp dụng pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng
đắn trong quá trình áp dụng pháp luật, bởi vì, áp dụng pháp luật là hoạt động
điều chỉnh cá biệt đối với trường hợp cụ thể. Nếu các chủ thể áp dụng pháp luật
có trình độ chuyên môn hạn chế thì không thể tránh khỏi việc đưa ra quyết định
áp dụng pháp luật có nội dung không bảo đảm các yêu cầu của pháp luật, ngay
cả khi hệ thống pháp luật hoàn thiện ở mức cao.
Để nâng cao trình độ năng lực của cán bộ trong thực thi pháp luật nước
ngoài, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các
vụ việc có yếu tố nước ngoài.
+ Để đào tạo được đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên... đủ
về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và năng lực chuyên môn
nghiệp vụ ngang bằng với các nước trong khu vực và trang bị đầy đủ các kiến
thức pháp luật cần thiết, chúng ta cần đầu tư thích đáng nguồn ngân sách nhà
nước cho công tác đào tạo đội ngũ công chức này.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của cán bộ để có kế hoạch
đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của các công chức thực thi pháp
261
luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác áp
dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài,
chúng ta cần hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lí của các chủ
thể áp dụng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ việc có yếu tố
nước ngoài.
262
Chuyên đề 16
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
TS. Nguyễn Hồng Bắc
Khoa Pháp luật quốc tế
1. Một số vấn đề chung về việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
1.1. Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc
tế.
Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn, không quốc gia nào phản đối
nguyên tắc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước ngoài
theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột và theo sự thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng.
1.1. 1. Áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm
xung đột.
Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải
áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một
tình huống thực tế. Nó không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
mà chỉ ấn định pháp luật nước này hay pháp luật nước kia sẽ điều chỉnh quan hệ
có yếu tố nước ngoài.
Quy phạm xung đột có thể là quy phạm xung đột được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật của quốc gia, nhưng cũng có thể là quy phạm xung đột
thống nhất được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành
viên. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn
chiếu tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó, bao gồm quy phạm thực chất
và quy phạm xung đột. Do đó, nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp
dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó. Có thể nói đây là
điều kiện tiên quyết để bảo hộ một cách thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân và pháp nhân của nước mình khi các quan hệ pháp luật liên quan
đó đã phát sinh ở nước ngoài.
Trong trường hợp cùng một quan hệ xã hội cụ thể có yếu tố nước ngoài
mà cả quy phạm xung đột thông thường và quy phạm xung đột thống nhất với
những nội dung khác nhau điều chỉnh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
quốc gia đó phải ưu tiên áp dụng quy phạm xung đột thống nhất. Đây được coi
là nguyên tắc chung để giải quyết các trường hợp có sự khác nhau về nội dung
giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế được ký kết hoặc tham gia.
1.1.2. Áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự thỏa thuận của các bên.
Pháp luật nước ngoài cũng có thể được áp dụng theo sự thỏa thuận, lựa
chọn của các bên. Đây là trường hợp các cá nhân, tổ chức thoả thuận xác định
hệ thống pháp luật của một nước cụ thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ
mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài giữa các bên.
Trước đây, không hoặc khó có chuyện các cá nhân, tổ chức khi thiết lập
giao dịch lại được quyền lựa chọn cho mình hệ thống pháp luật để điều chỉnh
quan hệ. Nhưng vào thế kỷ XIX, do ý chí của con người bắt đầu được đề cao,
cho nên việc các cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan
263
hệ giữa họ với nhau dần dần được thừa nhận và điều đó trở nên bình thường.
Quyền lựa chọn pháp luật của các bên chủ thể bắt đầu được áp dụng ở nhiều
nước châu Âu và châu Mỹ vào nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Tuy
nhiên, không phải trong mọi loại quan hệ xã hội các cá nhân tổ chức đều có
quyền lựa chọn pháp luật áp dụng. Những quan hệ xã hội trong nội bộ một quốc
gia, chỉ giữa các cá nhân, tổ chức của quốc gia đó với nhau mà không có yếu tố
nước ngoài, thì pháp luật của các quốc gia không quy định cho cá nhân, tổ chức
có quyền lựa chọn pháp luật của một nước nào đó để áp dụng. Quyền lựa chọn
pháp luật chỉ được áp dụng cho các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Nhưng
không phải trong tất cả các loại quan hệ có yếu tố nước ngoài các cá nhân, tổ
chức đều có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng, chẳng hạn, trong các quan hệ
công như quan hệ hành chính, hình sự, tố tụng.... thì không được lựa chọn pháp
luật để áp dụng. Vấn đề đặt ra là các bên có quyền lựa chọn pháp luật của một
quốc gia nhất định để điều chỉnh mối quan hệ gì trong lĩnh vực dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Những quan hệ gắn bó chặt chẽ với phong tục,
tập quán, bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc thì pháp luật cũng không quy
định cho các bên chủ thể có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng, bởi vì mỗi quốc
gia đều cần giữ gìn phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của quốc gia mình.
Theo thực tiễn pháp luật của các quốc gia cũng như của quốc tế, quyền lựa chọn
pháp luật áp dụng thường dành cho các quan hệ dân sự, thương mại, lao động
có yếu tố nước ngoài, trong đó phổ biến nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Quyền này bắt nguồn từ nguyên tắc tự do ý chí. Tuy nhiên, về mặt
nguyên lý, quyền tự do ý chí không phải là không có giới hạn. Do vậy, quyền tự
do lựa chọn pháp luật áp dụng cũng phải có giới hạn. Theo lý luận và thực tiễn
pháp lý trên thế giới cũng như ở Việt Nam, quyền này bị hạn chế bởi nguyên tắc
bảo lưu trật tự công. Hiện nay, xuất phát từ tầm quan trọng của quyền tự do lựa
chọn pháp luật áp dụng trong các giao dịch mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài, cho nên pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia đã thừa
nhận quyền lựa chọn pháp luật của các bên chủ thể tham gia hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế và ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề này nhằm thúc đẩy
hơn nữa giao dịch thương mại quốc tế phát triển, góp phần bảo đảm một cách
tốt nhất quyền và lợi ích của các bên chủ thể tham gia giao dịch thương mại
quốc tế. Chẳng hạn, Điều 3 khoản 1 Công ước Roma 1980 quy định: “Hợp đồng
mua bán chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật của nước được chỉ định bởi các bên
giao kết”.
Trong những trường hợp một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất và lại
cũng không có quy phạm xung đột chỉ dẫn chọn pháp luật của nước này hay
pháp luật của nước khác, thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài có thể xảy ra
theo nguyên tắc: “áp dụng tập quán quốc tế hoặc pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội tương tự”; phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật cũng
như đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước.
1. 2. Yêu cầu của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
264
Mục đích chủ yếu của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nhằm bảo vệ
một cách hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ dân
sự quốc tế, khi các quyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài hay
quốc tịch nước mình, thậm chí không có quốc tịch nào, đảm bảo sự ổn định,
củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc
gia. Vì vậy, nhìn chung yêu cầu của việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng
một số đòi hỏi như sau:
Thứ nhất, khi pháp luật nước ngoài được áp dụng thì các cơ quan tư
pháp có thẩm quyền cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài một cách thiện chí
và đầy đủ. Đều đó có nghĩa là phải áp dụng toàn bộ các quy định hiện hành cần
phải áp dụng thuộc ngành luật cụ thể có liên quan của nước ngoài, bất kể các
nguyên tắc và các quy phạm của ngành pháp luật đó tồn tại dưới dạng án lệ hay
thực tiễn xét xử, miễn là nước ngoài hữu quan coi đó là nguồn pháp luật hiện
hành. Nếu cắt xén hay tự tiện bỏ bớt các quan điểm hiện hành có liên quan của
pháp luật nước ngoài thì sẽ không thể xác định được một cách chính xác khách
quan các quyền, nghĩa vụ của các bên đương sự và cả các hình thức, biện pháp
chế tài cần hoặc có thể áp dụng đối với trường hợp vi phạm pháp luật.
Thứ hai, bảo đảm pháp luật nước ngoài được giải thích và thực thi về
nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành. Nói cách khác, tinh thần và
nội dung thực chất của pháp luật nước ngoài phải được triệt để tôn trọng. Chỉ có
làm như vậy mới tránh được tình trạng xuyên tạc hay làm méo mó nội dung
pháp luật nước ngoài hoặc nhồi nhét cho pháp luật nước ngoài những nội dung
mà bản thân nó không hề có. Đây là công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp,
thậm chí rất tốn kém về tài chính, song không phải vì thế mà tự cho phép tùy
tiện trong việc xác định nội dung pháp luật nước ngoài.
Thứ ba, khi áp dụng pháp luật nước ngoài, các cơ quan tư pháp có thẩm
quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên
cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán, tài liệu...
của nước hữu quan. Ngoài ra, có thể thông qua con đường ngoại giao, cơ quan
đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của của nhà nước mình, cũng như
thông qua tổ chức tư vấn, công ty luật hoặc cơ quan nghiên cứu pháp lý để tìm
hiểu luật nước ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc xét xử. Các bên đương
sự trong vụ việc cũng có quyền và trách nhiệm chứng minh, viện dẫn giải thích,
vận dụng trước cơ quan xét xử để xác định nội dung đích thực của luật nước
ngoài, bảo vệ lợi ích của mình.
Việc tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài còn được thực hiện thông
qua sự hợp tác pháp lý giữa các cơ quan tư pháp của các quốc gia trong khuôn
khổ các hiệp định tương trợ tư pháp hoặc các điều ước quốc tế khác có liên
quan. Các bên đương sự cũng có quyền và trách nhiệm đóng góp công sức giúp
các cơ quan xét xử của một nước xác định đúng và đầy đủ, chính xác nội dung
pháp luật nước ngoài. Khi bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các cơ quan
có thẩm quyền, các bên đương sự đương nhiên cần tự tìm hiểu hoặc thông qua
các tổ chức tư vấn pháp luật nước ngoài, nếu phải áp dụng pháp luật nước
265
ngoài. Song, nhìn chung việc xác định nội dung pháp luật nước ngoài vẫn thuộc
trách nhiệm chính của các cơ quan xét xử của nhà nước.
Trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp mà vẫn không thể xác định
được nội dung pháp luật nước ngoài thì các cơ quan xét xử nên áp dụng pháp
luật nước mình theo nguyên tắc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương
tự” để xử lý vụ tranh chấp giữa các đương sự. Sở dĩ như vậy là vì không thể
không giải quyết tranh chấp đã phát sinh và không thể áp dụng pháp luật nước
ngoài một khi đã làm hết mọi cách mà không nắm được nội dung và cách giải
thích, vận dụng pháp luật nước ngoài hữu quan. “Đây là biện pháp bất đắc dĩ,
nhưng không thể không thực hiện”221.
2. Quy định của pháp luật một số nước về áp dụng pháp luật nước
ngoài
Theo thực tiễn tư pháp quốc tế của nhiều nước phương Tây, nguyên
đơn trong từng vụ tranh chấp phải tự chứng minh được rằng pháp luật nước nào
phải được áp dụng và trình bày những chứng cứ để khẳng định nội dung của
pháp luật nước ngoài. Tòa án chỉ có nhiệm vụ xem xét những điều trình bày của
đương sự có căn cứ chắc chắn hay không. Nếu đương sự không cung cấp đầy đủ
chứng cứ về nội dung pháp luật nước ngoài, thì không loại trừ khả năng tòa án
cho rằng đơn kiện thiếu chứng cứ và từ chối việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Ví dụ, trong vụ Tallina Laevanhisus V.Estonian S.S.Line et al, tòa án của Anh
đã khẳng định rằng “không áp dụng pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô Viêt Estonia vì đương sự không cung cấp đầy đủ bằng chứng về nội
dung của pháp luật này”222. Thực chất đây là cái cớ để gạt bỏ việc áp dụng pháp
luật nước ngoài thuộc loại “không mong muốn” đối với các nhà tư bản.
Riêng ở Anh - Mỹ, các tòa án đã hình thành một nguyên tắc là luật nước
ngoài được xem xét như là chứng cứ, chứ không phải là luật trong quá trình tố
tụng. Theo đó, các tòa án theo thông lệ không cần nghiên cứu và biết rõ về luật
nước ngoài, mà các bên đương sự buộc phải chứng minh luật nước ngoài trước
tòa án. Các quan tòa xem xét và đánh giá các chứng cứ trên nền tảng, cơ sở
pháp luật của Anh và dựa vào đó để xác minh luật nước ngoài cần áp dụng.
Trong khi tiến hành quá trình tố tụng, tòa án có thể mời các chuyên gia về luật
của nước ngoài trình bày ý kiến của mình như là người làm chứng, các ý kiến
đó tòa có thể tham khảo. Một khi các bên đương sự cùng ý kiến của các chuyên
gia không chứng minh nổi, các quan tòa có quyền “suy luận” rằng luật nước
ngoài của các bên đương sự có liên quan cũng giống luật của Anh và tòa án sẽ
áp dụng luật của Anh để giải quyết. Thậm chí, trong một số trường hợp ở Anh,
các bên đương sự có thể thỏa thuận giải thích về nội dung các quy phạm pháp
luật nước ngoài cần áp dụng; kết quả của nội dung giải thích này sẽ được tòa án
áp dụng để giải quyết, mặc dù tòa án có thể biết rõ nội dung giải thích thỏa
thuận trên là không logic và không phù hợp với nội dung của các quy phạm.
221
Xem: PGS.TS. Đoàn Năng “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế”, NXB. Chính trị quốc gia, năm
2001.
222
Xem: PGS.TS. Đoàn Năng “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế”, NXB. Chính trị quốc gia, năm
2001, tr. 83.
266
Thực tiễn tòa án ở Pháp có khác với hệ thống pháp luật Anh Mỹ về các
vấn đề trên. Theo quan điểm truyền thống, bên yêu cầu áp dụng pháp luật nước
ngoài có nghĩa vụ chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài đó. Các bên có
quyền đưa ra yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài lần đầu ở cấp phúc thẩm, bởi
yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài được coi là một nguồn chứng cứ mới, chứ
không phải là một yêu cầu mới trong vụ kiện. Việc phân chia trách nhiệm chứng
minh giữa các bên có sự thay đổi khác nhau trong quá trình phát triển của án lệ.
Thời kỳ đầu, theo bản án Thinet ngày 24-1-1984; bản án Lautour ngày 25-5-1948
“bên viện dẫn pháp luật nước ngoài làm căn cứ cho yêu cầu của mình không có
nghĩa vụ chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài đó. Nghĩa vụ chứng minh
thuộc về bên có yêu cầu trong vụ kiện thuộc phạm vi đều chỉnh của pháp luật
nước ngoài đó”223. Quan điểm trên đã dần dần được thay đổi. Trong quan hệ hợp
đồng, theo bản án Masson ngày 5-11-1991: “Bên viện dẫn pháp luật nước ngoài
để áp dụng cho hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài
đó”224. Còn trong quan hệ mà các bên được quyền tự do định đoạt quyền lợi của
mình, theo bản án Amerford ngày 16-11-1993: “Bên viện dẫn rằng việc áp dụng
pháp luật nước ngoài được quy phạm xung đột dẫn chiếu sẽ mang lại một kết quả
khác so với việc áp dụng pháp luật của Pháp, có nghĩa vụ phải chứng minh sự
khác biệt đó trên cơ sở chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài. Nếu không
chứng minh được, thì sẽ áp dụng pháp luật Pháp với tư cách là pháp luật thay
thế”225.
Nghĩa vụ của thẩm phán trong việc chứng minh nội dung pháp luật nước
ngoài được xác định tùy theo trường hợp thẩm phán có nghĩa vụ chủ động áp
dụng pháp luật nước ngoài hay không. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp thẩm
phán có nghĩa vụ chủ động áp dụng pháp luật nước ngoài, thì thẩm phán có
nghĩa vụ chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài đó không? Xét về mặt
logic, câu trả lời là có. Tuy nhiên, xét trên bình diện thực tế, có nên áp đặt nghĩa
vụ này cho thẩm phán không? Câu trả lời khẳng định đã được đưa ra như sau:
“Khi áp dụng pháp luật nước ngoài được quy phạm xung đột dẫn chiếu để giải
quyết các quyền lợi và các bên không có quyền tự do định đoạt, thì thẩm phán
có nghĩa vụ phải chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài đó”226. Khi chứng
minh nội dung pháp luật nước ngoài, thẩm phán chỉ có nghĩa vụ sử dụng mọi
phương tiện, khả năng cần thiết để chứng minh chứ không có nghĩa vụ bắt buộc
phải đạt đến kết quả cụ thể của việc chứng minh. Các bên có nghĩa vụ phải phối
hợp với thẩm phán để thực hiện việc chứng minh227.
Ở Đức, theo Điều 293 Luật tố tụng dân sự năm 1877 thì tòa án có nghĩa
vụ xác định nội dung của các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; nhưng
tòa án cũng có quyền yêu cầu các bên đương sự chứng minh nội dung luật nước
ngoài trước tòa nếu thấy cần thiết. Ngoài ra tòa án có thể yêu cầu các viện
223
Xem: Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 158.
224
Xem: Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 158.
225
Xem: Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 159.
226
Xem: Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 159.
227
Xem: Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội – 2005, tr. 160.
267
nghiên cứu pháp luật giải thích giúp. Nếu trong trường các bên đương sự cũng
như sự trợ giúp của các viện nghiên cứu không đưa ra được các bằng chứng phù
hợp thì tòa án Đức có thể bác đơn yêu cầu và từ chối xem xét vụ kiện.
3. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam ở một số nước và một số
kiến nghị.
3.1. Áp dụng pháp luật Việt Nam ở các nước trong hệ thống Common
Law (điển hình là Mỹ).
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực tư pháp quốc tế nói
chung được điều chỉnh theo các quy phạm của điều ước quốc tế và pháp luật
trong nước. Trong quan hệ song phương, Việt Nam và Mỹ chưa ký kết Hiệp
định tương trợ tư pháp và theo Thông báo tại công văn số 2630/LS -VP ngày
15.11.2002 của Bộ ngoại giao thì Việt Nam và Mỹ cũng không áp dụng nguyên
tắc có đi có lại.
Để điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại - dân sự, Mỹ đã ký một số
các điều ước quốc tế với Việt Nam: Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ năm
2000, Hiệp định bản quyền Việt Nam - Mỹ năm 1997 (có hiệu lực năm 1998),
Thoả thuận nuôi con nuôi Việt Nam - Mỹ năm 2005 (nay đã hết hiệu lực).
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, sau năm 1975 rất nhiều công dân Việt
Nam sang định cư ở Mỹ với mục đích khác nhau. Đa phần họ đã nhập quốc tịch
Mỹ nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam cư trú tại Mỹ,
tham gia vào các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) như các quan hệ hôn nhân và
gia đình, hợp đồng, lao động…ở Mỹ ngày càng nhiều. Từ thực tế này, những
tranh chấp xảy ra ngày càng gia tăng. Theo sự dẫn chiếu của các quy phạm
xung đột ghi nhận trong điều ước quốc tế giữa Việt Nam và Mỹ hoặc theo sự
dẫn chiếu của quy phạm xung đột nội địa được ghi nhận trong pháp luật Mỹ
hoặc theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng (như đã trình bày ở trên),
cơ quan có thẩm quyền của Mỹ có thể áp dụng pháp luật Việt Nam để giải
quyết tranh chấp đó. Nói rằng cơ quan có thẩm quyền của Mỹ có thể áp dụng
pháp luật Việt Nam để giải quyết vì: Khi công dân Việt Nam khởi kiện trước cơ
quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ thì phải chứng minh được luật áp dụng là Pháp
luật Việt Nam và nội dung của pháp luật Việt Nam ra sao. Nếu không chứng
minh đựoc cơ quan có thẩm quyền của Mỹ sẽ áp dụng pháp luật của Mỹ để giải
quyết. Thực tiễn tư pháp quốc tế của Mỹ được một luật gia của Mỹ lập luận
rằng: Cứ giả định rằng luật nước ngoài giống luật Mỹ nếu đương sự cho rằng
luật nước ngoài khác với luật Mỹ thì hãy chứng minh, nếu không chứng minh
được thì cơ quan có thẩm quyền của Mỹ sẽ áp dụng pháp luật của Mỹ để giải
quyết. Với cách nhìn nhận như vậy cho nên trên thực tế cơ quan có thẩm quyền
của Mỹ rất ít khi áp dụng pháp luật của nước ngoài nói chung và pháp luật của
Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài (có sự tham gia của một bên đương sự là công dân Việt Nam
hoặc cả hai bên đương sự là công dân Việt Nam hiện đang cư trú ở Mỹ …), các
cơ quan có thẩm quyền của Mỹ cũng cần sự tương trợ tư pháp của các cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam
268
Thực tiễn thực hiện uỷ thác tư pháp của toà án nước ngoài yêu cầu toà án
Việt Nam thực hiện cho thấy, từ năm 1995 đến nay khối lượng uỷ thác tư pháp
quốc tế mà các cơ quan tư pháp nước ta đã và đang thực hiện là rất lớn. Nếu
như trong những năm 80, số lượng uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự theo yêu
cầu chỉ khoảng trên 100 việc/năm thì đến những năm đầu của thập niên 90 số
lượng uỷ thác tăng lên trung bình khoảng 300 việc/năm, năm 1999 là 496 việc;
từ năm 2000 đến nay, số lượng các uỷ thác tư pháp quốc tế đã lên 600 - 700
việc/năm. Năm 2004 là 896 việc, riêng năm 2005 số lượng uỷ thác tư pháp về
dân sự (hôn nhân gia đình, lao động, thương mại) đã tiến tới con số gần 1.400
việc228. Từ đầu năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2007 số lượng uỷ thác tư pháp
quốc tế về dân sự là trên 1000 việc229.
Trong số các uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự mà phía nước ngoài yêu
cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện, các uỷ thác về hôn
nhân và gia đình chủ yếu là ly hôn chiếm một số lượng rất lớn, khoảng 60%.
Trong thời gian qua, các toà án nhân dân cấp tỉnh đã có hoạt động tương trợ tư
pháp với các nước. Tuy vậy, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và Toà án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi thực hiện đa số các uỷ thác tư pháp của
nước ngoài. Bên cạnh các vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân
Mỹ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Mỹ, thì số lượng các vụ việc
ly hôn do Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu liên quan đến công
dân Việt Nam và người Việt có quốc tịch Mỹ cũng tăng lên với số lượng lớn từ
năm 2000 đến nay. Nhưng do số người Việt Nam có quốc tịch Mỹ định cư ở
Mỹ trên nhiều Bang khác nhau, không có tính tập trung nên việc thực hiện các
uỷ thác tư pháp gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả cao.
Thêm vào đó, ở Mỹ từ 01.06.2003 áp dụng quy chế mới,theo đó, tất cả
các hồ sơ của nước ngoài liên quan đến thủ tục pháp lý áp dụng trong nội địa
Mỹ như tống đạt, giấy triệu tập… của toà án nước ngoài gửi qua các toà án Mỹ
để giúp thực hiện tống đạt không gửi qua Bộ Ngoại giao mà đều phải gửi qua
PFI, một tổ chức được thành lập theo hợp đồng với Bộ Tư pháp Mỹ để giúp giải
quyết công việc này. Mỗi trường hợp phải nộp 89 USD. Hơn nữa, từ đầu năm
2005, phía Mỹ đã bày tỏ ý định tạm dừng việc thực hiện các yêu cầu uỷ thác tư
pháp trong các vụ kiện ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Mỹ, do đó
số các hồ sơ tồn đọng mà Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Bộ
Tư pháp là rất lớn, khoảng 200 hồ sơ. Từ thực tế trên đã gây khó khăn rất lớn
cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài và nhất là việc giải quyết quan hệ ly hôn giữa công
dân Việt Nam và công dân Mỹ cũng như quan hệ ly hôn giữa công dân Việt
Nam với nhau mà một bên định cư ở Mỹ.
2. Áp dụng pháp luật Việt Nam ở các nước trong hệ thống Civil Law (tiêu
biểu là Pháp).
228
Pháp luật tương trợ tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006, tr 63.
229
Xem: Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp năm 2007.
269
Trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, từ
trước đến nay toà án Pháp thường áp dụng pháp luật nước ngoài nếu quy phạm
xung đột của Pháp quy định hoặc theo sự thoả thuận của các bên trong hợp
đồng về việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Ví dụ: Ngày 24.5.1971, Bảo Đại đã
thừa nhận Bùi Thị Hiền (sinh tại Hà Nội năm 1946) là con gái mình trước cơ
quan có thẩm quyền của Pháp. Nhưng ngày 22.7.1982, Bảo Đại yêu cầu toà án
Pháp huỷ việc thừa nhận trên. Đây là việc nhận cha con có yếu tố nước ngoài
nên phải xác định pháp luật áp dụng để biết việc thừa nhận có hợp pháp hay
không. Theo tư pháp quốc tế Pháp, pháp luật điều chỉnh việc nhận cha – con là
pháp luật nhân thân của người nhận hoặc của người con. ở đây cả người nhận
và con đều là công dân Việt Nam nên pháp luật Việt Nam được áp dụng. Để
biết việc nhận cha- con trên là hợp pháp hay không, toà án Pháp đã căn cứ vào
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ngày 23.12.1959 để giải quyết230.
3. Một số kiến nghị
Như phần trên đã đề cập, khi toà án nước ngoài giải quyết các vụ việc
dân sự có một bên tham gia là công dân, pháp nhân Việt Nam, để giải quyết
thoả đáng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự thì cần phải có sự
hợp tác tương trợ tư pháp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả của công tác này,
Nhà nước ta cần:
a. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tăng cường đàm phán, ký
kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp.
Để thực hiện giải pháp này cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với
các nước đông công dân Việt Nam cư trú.
Hiện nay, Nhà nước ta đã ký 15 hiệp định tương trợ tư pháp với các
nước. Các hiệp định này đều quy định về hoạt động tương trợ tư pháp. Tuy
nhiên, qua quá trình thực hiện thì “một số hiệp định tương trợ tư pháp chưa đi sâu
vào cuộc sống mà mới chỉ tồn tại trên văn bản”, không bảo đảm cho việc bảo vệ
một cách hữu hiệu quyền lợi của hơn 3 triệu người Việt Nam đang cư trú ở hơn
80 nước trên thế giới, vì thực tế các hoạt động tương trợ tư pháp phần lớn phát
sinh ở các nước mà nước ta chưa ký hiệp định. Do vậy, chúng ta phải xây dựng
một đề án cụ thể cho việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước
có nhiều công dân Việt Nam sinh sống. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, theo
chúng tôi không phải là việc cố gắng ký kết đầy đủ các hiệp định tương trợ tư
pháp mà là ở chỗ tổ chức thực hiện, thi hành cho tốt các hiệp định tương trợ tư
pháp đã ký kết, để từ đó tạo ra một tiền lệ quốc tế thực hiện hoạt động tương trợ
tư pháp phát sinh với các nước chưa ký kết điều ước quốc tế.
Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài việc chúng ta chủ động ký kết hiệp định
tương trợ tư pháp với các nước có nhiều công dân Việt Nam sinh sống (như
230
Xem: Tư pháp quốc tế Việt Nam - TS. Đỗ Văn Đại và PGS.TS. Mai Hồng Quỳ. Nhà xuất bản thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2007, trang 79.
270
Mỹ) chúng ta cần tăng cường hơn nữa cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong quá trình thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp, bởi vì nội
dung của các hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh nhiều vấn đề thuộc chức
năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành khác nhau, do đó, việc phối hợp phải được
đặt ra từ giai đoạn soạn thảo, đàm phán hiệp định cho đến giai đoạn thực hiện.
Ngoài ra, các bộ, ngành hữu quan cần có những hình thức đánh giá định kì việc
thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp, qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra
giải pháp cho các vấn đề phát sinh.
Thứ hai, song song với việc ký kết các điều ước quốc tế song phương,
chúng ta cần nghiên cứu khả năng tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương
về tương trợ tư pháp.
Chúng ta biết rằng, ở các nước trong hệ thống pháp luật Common Law ít
ký kết các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp mà vấn đề này
thường được quy định trong các điều ước quốc tế đa phương. Trong quan hệ
Việt Nam và Mỹ chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và cũng không áp
dụng nguyên tắc có đi có lại.
Do vậy, Việc tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương, tạo điều kiện
cho chúng ta có cơ chế hợp tác quốc tế rộng lớn với các nước, khắc phục được
những hạn chế của các điều ước quốc tế song phương chỉ điều chỉnh hoạt động
tương trợ tư pháp phát sinh giữa hai nước ký kết, nhưng thực tế hoạt động này
thường phát sinh với các nước mà nước ta chưa ký Hiệp định. Đồng thời, qua
việc gia nhập điều ước đa phương điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp chúng
ta cũng có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể cho việc đàm phán, ký kết các
điều ước quốc tế song phương với từng nước riêng lẻ. Khi gia nhập các điều -
ước quốc tế đa phương, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới điều ước quốc tế đã đ-
ược nhiều nước trên thế giới ký kết phê chuẩn và tham gia mà các quy phạm
của chúng đã trở thành chuẩn mực cho các hoạt động tương trợ tư pháp, như
Công ước La Hay ngày 5/10/1954 về tố tụng dân sự quốc tế; Công ước La Hay
ngày 15/11/1965 về việc tống đạt ở nước ngoài các giấy tờ tư pháp và ngoài tư
pháp các trong các vụ việc dân sự hoặc thương maị, Công ước La Hay ngày
05/10/1961 về xoá bỏ việc hợp pháp hoá giấy tờ công vụ của nước ngoài (có
hiệu lực ngày 24/01/1965)…Đây là những điều ước quốc tế đa phương mà các
nước trong hệ thống pháp luật Common Law, Pháp… đã tham gia.
b. Đối với các nước chưa ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam, cần bổ
sung việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
Theo Thông báo tại công văn số 2630/LS -VP ngày 15.11.2002 của Bộ
ngoại giao, có 11 nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam. Đó là:
Cộng hoà A rập Ai cập, Vương quốc Bỉ, Canađa, Vương quốc Căm pu chia,
Cộng hoà Liên Bang Đức, Cộng hoà Hồi giáo Iran, Nam Phi,, Nhật Bản, Cộng
hoà Pháp, Vương quốc Thuỵ Điển và Liên Bang Thuỵ Sĩ. Như vậy, ở các nước
có đông công dân Việt Nam cư trú như Mỹ, quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
phát sinh ngày càng nhiều, thì không có cơ sở giải quyết. Ví dụ, khi cơ quan có
thẩm quyền của Mỹ giải quyết vụ việc ly hôn có một bên đương sự là công dân
Việt Nam và ra bản án về ly hôn trong đó có phần liên quan đến tài sản khi ly
271
hôn. Về nguyên tắc, bản án của toà án Mỹ chỉ có hiệu lực ở Mỹ, muốn bản án
của Mỹ có hiệu lực ở Việt Nam phải được toà án Việt Nam ra quyết định công
nhận và cho thi hành. Theo Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy
định: Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp:
+ Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài mà Việt Nam và nước
đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
+ Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được pháp luật Việt
Nam quy định công nhận và cho thi hành (khoản 1).
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng có thể được Tòa
án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi
có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều
ước quốc tế về vấn đề đó (khoản 3). Như vậy, bản án về ly hôn của toà án Mỹ
không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự. Vì
thế, bản án của toà án Mỹ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Việc không công nhận và cho thi hành này đã không đảm bảo quyền lợi của
công dân Việt Nam phát sinh từ bản án của toà án nước ngoài. Từ thực tế trên,
trong quan hệ Việt Nam và Mỹ cần bổ sung việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại
để điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống quốc tế.
272
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2003.
2. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội – 2005.
3. Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. NXB. Đà Nẵng. Hà Nội – Đà nẵng
2002.
4. Từ điển Hán Việt. Đào Duy Anh. Nxb. Văn hoá – Thông tin.
5. C. Mác – Ăngghen Tuyển tập, Tập 1. Nxb. Sự thật, Hà Nội – 1980.
6. Black/s Law Dictionary. Seventh Edition. Bryan A. Garner, Editor in chief.
West group. ST. Paul, Minn., 1999.
7. Như ý (chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội, 1995
8. Các bộ luật tố tụng hình sự.
9. Bộ luật hình sự năm 1999.
10. Bộ luật tố tụng dân sự.
11. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập
I, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
12. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật Hình sự,
tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (1997), Luật hình sự Việt Nam - những vấn đề
lí luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Bốn (2002), "Việc định tội đối với hành vi giăng dây điện
chống chuột gây hậu quả chết người", Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 10).
15. Toà Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo bổ sung Công tác xét
xử về hình sự ngày 10-01-1999, Hà Nội.
16. Đinh Văn Quế (1998), Bình luận án, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nxb. Chính trị quốc gia (1995), Quốc triều Hình luật (Luật Hình triều Lê -
Luật Hồng Đức), thành phố Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Văn Thành - Vũ Trinh - Trần Hựu (1995), Hoàng Việt luật lệ (Luật
Gia Long), Từ tập I đến tập V, Nxb. Văn hoá - Thông tin, thành phố Hồ Chí
Minh.
19. Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Tập 1
(1945 - 1974), Hà Nội.
20. Giáo trình Luật hành chính, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp
2008.
21. Nghị định 06/2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại.
273
22. Nghị định 150/CP/2005.
23. Báo điện tử vietnamnet.vn.
24. Nghị định 146/CP/2007.
25. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2006.
26. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi năm 2008).
27. Nghị định 98/2007 NĐ-CP ngày 07/6/2007 về xử lý vi phạm pháp luật về
thuế.
28. Luật Thương mại năm 2005.
29. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Toà án nhân dân tối cao - Toà kinh tế, Báo cáo tham luận tại hội nghị tổng
kết công tác ngành toà án năm 2008.
31. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thị trường lao động trong kinh tế thị
trường, Nxb Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
33. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
34. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, “Nghiên cứu về đình công ở Việt Nam
và đề xuất giải pháp của Công đoàn”, 12/2008.
35. Nghị định 110/2008/NĐ-CP.
36. Nghị định 111/2008/NĐ-CP.
37. Báo điện tử Giadinh.net.
38. Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật. PGS. TS. Nguyễn Văn Động.
Nxb. Giáo dục.
39. Nội dung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật. TS. Nguyễn
Thị Hồi và TS. Lê Vương Long (Đồng chủ biên). Nxb Giao thông vận tải,
Hà Nội - 2008.
40. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật. Viện nghiên cứu
nhà nước và pháp luật. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội – 1995.
41. Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Tư pháp, H. 2007.
42. Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1997.
43. Nguyễn Quốc Hoàn, Hành vi pháp luật và vấn đề hành động và không hành
động, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11 năm 2007.
44. Báo điện tử vnexpress.net.
45. Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
274
46. Bùi Thị Đào, Góp ý kiến sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính, Tạp chí Luật học, số 2/2006.
47. “Lịch sử các tư tưởng chính trị” của Marcel Prelot & Georger Lescuyer –
Bản dịch của Bùi Ngọc Chương – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 1995.
48. “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật”. Viện nghiên cứu
nhà nước và pháp luật. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1995.
49. Lexis Law Publishing (1998), Deering’s Penal Code, Annotated of
California, §§.187-269, 201 Spear Street, Suite 400 San Francisco, CA
94105.
50. Hanoi Law University - Georg - August Universitat Gottingen (2003),
International Conference on Law and Globalization, Ha Noi, 25 - 26 March,
2003.
51. Trần Hữu Ứng (1993), "Thời điểm bắt đầu và kết thúc sự sống của con
người nhìn từ góc độ luật học", Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 10).
52. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Quyết định số
14/HĐTP/HS ngày 26-7-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao v/v Nguyễn Văn Nhiệm cùng đồng bọn phạm tội "giết người", "gây rối
trật tự công cộng", Hà Nội.
53. Tạp chí Kiểm sát (1998), (số 8, số 9 và số 11 năm 1998).
54. Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai (2000), Bản án hình sự sơ thẩm số 138 ngày
15-11-2000.
55. Toà Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo Công tác xét xử các
vụ án hình sự và một số ý kiến đề xuất ngày 25-12-2002, Hà Nội.
56. Toà Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo bổ sung Công tác xét
xử về hình sự ngày 10-01-1999, Hà Nội.
57. Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai (2000), Bản án hình sự sơ thẩm số 125 ngày
17-10-2000.
58. Toà Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo bổ sung Công tác xét
xử về hình sự ngày 10-01-1999, Hà Nội.
59. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam (2000), Bản án hình sự sơ thẩm số 09 ngày
31-3-2000.
60. Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre (2001), Bản án hình sự sơ thẩm số 52 ngày
05-6-2001.
61. Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Tập 1
(1945 - 1974), Hà Nội.
62. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Bản án hình sự sơ thẩm số 18 ngày 10-
01-2001.
63. Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái, Bản án hình sự sơ thẩm số 43 ngày 21-4-
2000.
275
64. Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau, Bản án hình sự sơ thẩm số 41 ngày 10-4-
2002.
65. Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án
hình sự phúc thẩm số 768 ngày 21-5-1997.
66. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Bản án hình sự sơ thẩm số 1158 ngày
09-10-2000.
67. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bản án hình sự sơ thẩm số 01 ngày 09-
01-2002.
68. Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai, Bản án hình sự sơ thẩm số 102 ngày 05-12-
2001.
69. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bản án hình sự sơ thẩm số 396 ngày 16-
8-2001.
70. Tòa án nhân dân tỉnh An Giang (2000), Bản án hình sự sơ thẩm số 227 ngày
17-11-2000.
71. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2000), Bản án hình sự sơ thẩm số 149
ngày 27-01-2000.
72. Nghị định 150/CP/2005.
73. Nghị định 146/CP/2007.
74. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2006.
75. Nghị định 98/2007 NĐ-CP ngày 07/6/2007 về xử lý vi phạm pháp luật về
thuế.
76. Báo tuổi trẻ online.
77. Báo Lao động Thủ đô ngày 15/11/2007.
78. Vũ Toàn - “Thôi lang thang về với quê nhà” - Tuthien. Ngày 27/06/2007
79. Hoàng Ngọc Thiết, “Tranh chấp từ hoạt động xuất nhập khẩu - án lệ trọng
tài và kinh nghiệm”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2005.
80. “50 phán quyết trọng tài chọn lọc”. Hà Nội năm 2002.
81. Nguyễn Ngọc Khánh, “Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài trong việc xây
dựng Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 10 - 2003
82. Nguyễn công Khanh, “Mấy ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí dân
chủ và pháp luật, tháng 1 - 2001.
83. “Kỉ yếu hội thảo quyền nhân thân và tài sản trong tư pháp quốc tế”, Nhà
pháp luật Việt Pháp năm 2005.
84. “Tư pháp quốc tế Việt nam” , TS. Đỗ Văn Đại và PGS.TS. Mai Hồng Quỳ,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
85. PGS.TS. Đoàn Năng “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế”,
NXB. Chính trị quốc gia, năm 2001.
86. Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB. Chính trị quốc gia Hà
Nội - 2005.
276
87. Pháp luật tương trợ tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006, tr 63.
88. Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp năm 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.pdf