Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
cho những người trực tiếp làm công tác ADPL trong giải quy ết án Hôn nhân và gia đình, nhằm
thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình. Luận văn có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên
luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng, cho những người trực tiếp đang làm công tác xét
xử tại TAND nói chung và Toà án nhân dân ở Hà Nội nói riêng.
8 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án
về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội
Nguyễn Thị Tâm
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số 60 38 01 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Khánh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hôn nhân và gia đình; Vụ án hôn nhân; Pháp luật Việt Nam.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng
tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Muốn xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần phải có con người xã hội chủ nghĩa, đó là đòi
hỏi tất yếu khách quan. Nhưng muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có một gia đình
mẫu mực, bởi gia đình quyết định một phần rất lớn tới bản chất con người. Gia đình hiện nay
còn được xem là tế bào của xã hội, do vậy muốn có xã hội phát triển và lành mạnh thì cần
phải có các gia đình tốt – gia đình văn hoá mới. Gia đình là cái nôi sản sinh ra con người, nuôi
dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua
luôn luôn quan tâm tới vần đề gia đình. Luật hôn nhân và gia đình có vai trò góp phần xây
dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và gia đình tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm
no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình được
ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992:
Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ Hôn nhân và gia đình
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con
cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa
nhận sự phân biệt đối xử giữa các con [27, Điều 64].
Với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập như vậy,
song thực tế hiện nay các vụ án về Hôn nhân và gia đình vẫn phát sinh và có chiều hướng gia
tăng, đòi hỏi Toà án phải (ADPL) để giải quyết các loại án này. Nghiên cứu về (ADPL) trong
giải quyết án Hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên
trong gia đình, thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử,
tình trạng bạo lực gia đình [43].
Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Toà án là trung tâm có vai trò quan trọng
trong hệ thống cơ quan tư pháp và Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành
hoạt động xét xử các loại án nói chung và Hôn nhân và gia đình nói riêng. Trong những năm
qua, việc trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình đã giải quyết được những mâu thuẫn bất
hoà trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên
cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình vẫn còn
những thiếu sót, như có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng, dây dưa kéo dài, có
vụ án còn bị sửa, huỷ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự.
Ở thành phố Hà Nội những năm qua, số lượng án về Hôn nhân và gia đình ngày càng
gia tăng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp khác nhau, nên
việc ADPL để giải quyết loại án này gặp không ít những khó khăn, trong nhận thức vận dụng
pháp luật cũng như khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải quyết án Hôn
nhân và gia đình của ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong những năm qua đạt
những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hoà trong hôn nhân, bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua việc ADPL trong việc giải quyết án
Hôn nhân và gia đình góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp
luật, giữ ổn định chính trị, trật tự trị an toàn xã hội, góp phần tăng cường nền pháp chế Xã hội
chủ nghĩa trên toàn thành phố. Đồng thời, hoạt động ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và
gia đình, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nảy sinh trong lĩnh vực về hôn
nhân, còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, từ sự hiểu biết pháp
luật, nhân dân sẽ tham gia thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giác những hành vi vi
phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân, đồng thời qua thực tiễn ADPL trong giải quyết án
Hôn nhân và gia đình sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuất sửa
đổi các điều khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn
cụ thể.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình kiểm tra giám đốc án và xét xử phúc
thẩm của TAND thành phố Hà Nội đã phát hiện có những thiếu sót của việc ADPL trong quá
trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa, huỷ; một số ít vụ án còn bị dây dưa kéo dài,
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Trong hoạt động xét xử, ngành Toà án thành
phố Hà Nội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như án tồn đọng còn nhiều, vi phạm thời hạn tố tụng.
Đặc biệt, một số vụ án do ADPL không chuẩn xác, nên còn bị sửa, huỷ nhiều lần, kéo dài nhiều
năm gây ảnh hưởng đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc nhân dân khiếu kiện vượt cấp đến các cơ quan Trung ương.
Tồn tại trên là những lực cản trở trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án
về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận
lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong việc giải quyết các vụ án nói chung và ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và
gia đình nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm công
tác xét xử của ngành Toà án quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như:
- Trương Kim Oanh ( 1996), Hòa giải trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sy Luật học;
- Đặng Quang Phương (1999), Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện các bản án, Tạp chí TAND số 7, 8;
- Nguyễn Văn Cừ, (2000), Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11;
- Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
Luạn Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội;
- Bùi Văn Thuấn (2002), Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
tài sản riêng và chung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội;
- Nguyễn Hồng Hải (2003), Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí luật học số 2;
- Trần Thị Quốc Khánh (2004), Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải cơ sở
ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11;
Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề cập mặt này
hay mặt khác của việc ADPL trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình, mà chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ việc ADPL trong giải quyết án Hôn
nhân và gia đình nói chung, cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia
đình;
+ Đánh giá thực tiễn của việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình tại
thành phố Hà Nội;
+ Đề ra những giải pháp đảm bảo việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia
đình của TAND ở thành phố Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn
+ Xây dựng khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình và phân tích
các đặc điểm, nội dung, cũng như nêu lên các giai đoạn của việc ADPL trong hoạt động giai
quyết án hôn nhân và gia đình;
+ Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động ADPL trong giải
quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội và rút ra các nguyên nhân khách
qua và nguyên nhân chủ quan của hạn chế;
+ Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Toà án; hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm
đảm bảo ADPL trong gải quyết án Hôn nhân và gia đình; Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng
lực của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án và Hội thẩm nhân dân nhằm đảm bảo việc
ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Là việc ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia
đình của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình ADPL để giải quyết án
Hôn nhân và gia đình của các Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ
năm 2009 đến năm 2012.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp
luật, trong đó có vấn đề ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học
Mác – Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, phương
pháp kết hợp lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ADPL trong giải quyết
án Hôn nhân và gia đình, làm sáng tỏ đặc thù của loại án này ở thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong hoạt động ADPL giải quyết
án Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm
bảo ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
của công cuộc cải cách tư pháp.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
cho những người trực tiếp làm công tác ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, nhằm
thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình. Luận văn có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên
luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng, cho những người trực tiếp đang làm công tác xét
xử tại TAND nói chung và Toà án nhân dân ở Hà Nội nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương, 6 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận về trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân
dân.
Chương 2: Thực trạng trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong giải quyết án hôn nhân và
gia đình của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp (1949), Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ Tư pháp về việc thi hành
các án hình và hộ, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2006), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp,
nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân, Chương trình KHXH cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, đề tài KX.
04.06, Hà Nội.
3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001, quy định chi tiết thi
hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
4. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001, quy định chi tiết về
đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật
hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
5. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 Quy định về việc áp
dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội.
6. Phạm Thị Dần (2000), Điều tra trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Viện
nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật.
7. Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố
tụng dân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, (4).
8. Đảng Cộng sản VIệt Nam (1996), Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ VIII,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung Ương III khoá VIII, NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết Trung Ương VII khoá VIII, NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội;
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung Ương khoá VIII của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,
Hà Nội.
14. Lê Thu Hà (1997), “Án dân sự kéo dài – nguyên nhân và giải pháp” Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, (10).
15. Hội đồng nhà nước (1990), Pháp Lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội.
16. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (2003), Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003
về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân
sự, Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
17. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (2004), Nghị quyết số 02/NQ/HĐTP ngày 10/8/2004
về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, Hôn nhân
và gia đình, Hà Nội.
18. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày
17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Hướng dẫn thi hành các quy định
của BLTTDS (sửa đổi) về "Chứng cứ và chứng minh", Hà Nội.
19. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 02/2006/ NQ-HĐTP ngày
12/5/2006, hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết
vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
20. Phạm Như Hưng (2003), "Nguyên tắc tranh tụng trong luật tố tụng dân sự Cộng hòa
Pháp", Tạp chí Luật học, (4).
21. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em, Hà Nội.
22. Ph.Ăngghen (1962), “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước” NXB Sự
thật, Hà Nội.
23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1986), Luật Hôn nhân và gia
đình, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ Luật dân sự, Hà Nội.
29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số
35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân và gia
đình, Hà Nội.
31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân
dân, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004) Bộ Luật tố tụng dân sự, Hà
Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (1965), Công văn số 196/NCPL ngày 24/02/1965, hướng dẫn về
một số thủ tục tố tụng, Hà Nội.
35. TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư Liên tịch số 01/TTLT
ngày 03/01/2001 Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
36. TAND quận Hoàn Kiếm (2010), Bản án ly hôn sơ thẩm số 31/2010/LHST ngày 27/12/2010
tòa án quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
37. TAND thành phố Hà Nội (2011), Bản án số 46/HNGĐ- PT Ngày 11 tháng 05 năm 2011
TAND thành phố Hà Nội, Hà Nội.
38. TAND Thành phố Hà Nội (2009 - 2012), Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012, Hà Nội.
39. Phan Hữu Thư (2004), "Một số vấn đề về tranh tụng", Kỷ yếu hội thảo: Vấn đề tranh
tụng trong tố tụng dân sự, do Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức (ngày
05/3/2004), Hà Nội.
40. Phan Hữu Thư (2002), Sổ tay Thẩm phán, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
41. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2009 - 2012), Kết quả kiểm tra công tác xét xử và
giải quyết các loại án đối với TAND các quận, huyện năm 2009-2012, Hà Nội.
42. Trường Đại học luật Hà Nội (1997), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Những khía cạnh tâm lý trong hoạt động xét xử,
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
45. Đào Trí Úc (chủ biên) (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Khoa học Xã hội.
46. Viện Khoa học Pháp lý (2002), “Chuyên đề về tòa án nhân dân”, Tạp chí Thông tin
Khoa học pháp lý, (1+2), Hà Nội.
47. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia (2001), Những quan điểm cơ bản về Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Báo cáo
tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
48. Viện trưởng VKSNDTC (2002- 2004), Báo cáo trước Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XI, trong 3 năm, từ 2002 - 2004, Viện kiểm sát nhân dân đã khởi tố 104 vụ án dân sự,
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004394_5524.pdf