Bài cá nhân về quyền ưu đãi, miễn trừ trong công pháp quốc tế
Đề bài 6
Ông David là viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán của Pháp đặt tại thủ đô Kigali của Rwanda. Ngày 25/11/2006, Rwanda tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp trước những tranh cãi xung quanh cuộc điều tra của Pháp về một vụ diệt chủng ở nước này năm 1994. Chính phủ Rwanda đã triệu hồi Đại sứ Rwanda tại Paris và ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Kigala. Trước tình hình đó, ông David cùng vợ rời lãnh thổ Rwanda trở về Pháp. Khi ra đến sân bay, cảnh sát Rwanda đã yêu cầu kiểm tra hành lý của gia đình ông David vì có lý do xác đáng cho rằng trong hành lý của vợ ông có chứa ma túy. Sau khi khám xét và thu giữ 75 gam heroin, cảnh sát Rwanda bắt giữ cả hai vợ chồng ông David để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật Rwanda. Hãy cho biết:
1. Việc Rwanda tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp có ảnh hưởng như thế nào đối với các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của Đại sứ quán Pháp tại Rwanda? Giải thích tại sao?
2. Hành vi của cảnh sát Rwanda (khám xét hành lý và bắt giữ cả hai vợ chồng ông David có phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế hay không? Tại sao?
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6892 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài cá nhân về quyền ưu đãi, miễn trừ trong công pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 6
Ông David là viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán của Pháp đặt tại thủ đô Kigali của Rwanda. Ngày 25/11/2006, Rwanda tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp trước những tranh cãi xung quanh cuộc điều tra của Pháp về một vụ diệt chủng ở nước này năm 1994. Chính phủ Rwanda đã triệu hồi Đại sứ Rwanda tại Paris và ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Kigala. Trước tình hình đó, ông David cùng vợ rời lãnh thổ Rwanda trở về Pháp. Khi ra đến sân bay, cảnh sát Rwanda đã yêu cầu kiểm tra hành lý của gia đình ông David vì có lý do xác đáng cho rằng trong hành lý của vợ ông có chứa ma túy. Sau khi khám xét và thu giữ 75 gam heroin, cảnh sát Rwanda bắt giữ cả hai vợ chồng ông David để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật Rwanda. Hãy cho biết:
1. Việc Rwanda tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp có ảnh hưởng như thế nào đối với các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của Đại sứ quán Pháp tại Rwanda? Giải thích tại sao?
2. Hành vi của cảnh sát Rwanda (khám xét hành lý và bắt giữ cả hai vợ chồng ông David có phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế hay không? Tại sao?
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
Giáo trình Luật Quốc tế, Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths. Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao ngày 18 tháng 4 năm 1961.
Bài làm
1. Việc Rwanda tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp có ảnh hưởng như thế nào đối với các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của Đại sứ quán Pháp tại Rwanda? Giải thích tại sao?
Việc Rwanda tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp không làm ảnh hưởng đến các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của Đại sứ quán Pháp tại Rwanda khi các thành viên này vẫn còn trên lãnh thổ của Rwanda. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 39 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961: “Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại”. Như vậy, thông thường quyền ưu đãi, miễn trừ sẽ mất đi khi các thành viên của Đại sứ quán Pháp rời khỏi lãnh thổ Rwanda, còn khi các thành viên này vẫn trên lãnh thổ của Rwanda. Ngoài ra, Điều 43 quy định rằng: “Các chức năng của viên chức ngoại giao chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a. Nước cử đi thông báo cho Nước tiếp nhận rằng những chức năng của viên chức ngoại giao đó đã chấm dứt;
b. Nước tiếp nhận thông báo cho Nước cử đi, theo Đoạn 2 của Điều 9 rằng nước này từ chối việc thừa nhận viên chức ngoại giao đó là thành viên của cơ quan đại diện.” , vậy là không thể hiểu rằng việc tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ ưu đãi, miễn trừ.”
Thêm nữa, Điều 45 quy định: “Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt hoặc cơ quan đại diện được rút về hẳn hoặc tạm thời:
a. Nước tiếp nhận, ngay cả trường hợp có xung đột vũ trang, phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng với tài sản và hồ sơ của cơ quan đại diện;
b. Nước cử đi có thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện và những tài sản, hồ sơ ở trong đó cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được;
c. Nước cử đi có thể giao việc bảo vệ các quyền lợi của mình và của công dân mình cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được.”
Như vậy, có thể hiểu khái quát như sau: mặc dù Rwanda đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp, tuy nhiên, các khi các thành viên của Đại sứ quán Pháp vẫn còn trên lãnh thổ của Rwanda thì quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không thay đổi, không bị ảnh hưởng gì.
2. Hành vi của cảnh sát Rwanda (khám xét hành lý và bắt giữ cả hai vợ chồng ông David có phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế hay không? Tại sao?
Hành vi khám xét hành lý gia đình ông David của cảnh sát Rwanda là phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên, cảnh sát Rwanda có lý do xác đáng cho rằng trong hành lý của vợ ông có chứa ma túy, mà ma túy lại không thuộc bất cứ loại hàng hóa nào được phép vận chuyển (theo Khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao), cho nên cảnh sát Rwanda được quyền khám xét trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ (áp dụng theo Khoản 2 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao).
Điều 36:
“1. Phù hợp với luật pháp và các quy định của mình, Nước tiếp nhận cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu khác có liên quan, trừ các khoản thu về lưu kho, vận chuyển và các dịch vụ tương tự, đối với:
a. Các đồ vật dùng vào việc công của cơ quan đại diện;
b. Các đồ vật dùng riêng cho viên chức ngoại giao hay cho các thành viên trong gia đình cùng sống chung với họ, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở.
2. Những hành lý các nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét trừ phi có lý do xác đáng để tin rằng trong hành lý đó có những thứ hàng không thuộc loại được miễn thuế như đã ghi ở khoản 1 Điều này, hoặc là có những vật phẩm mà việc xuất nhập bị luật pháp nước nhận đại diện ngăn cấm, hoặc phải tuân theo quy định về miễn dịch của nước nhận đại diện. Trong những trường hợp tương tự, chỉ có thể khám xét hành lý trước mặt viên chức ngoại giao đó hoặc người được phép đại diện cho họ.”
Tuy nhiên, việc cảnh sát Rwanda bắt giữ cả hai vợ chồng ông David để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật Rwanda, không đúng với pháp luật, bởi vì: ông David và gia đình ông lúc này đang ở sân bay của Rwanda, cho nên họ vẫn còn quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đối với các thành viên của Đại sứ quán Pháp taị Rwanda. Trong đó, có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được quy định tại Điều 29 Công ước Viên về ngoại giao: “Thân thể của viên chức ngoại giao là bát khả xâm phạm. Họ không thể bị băt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay phẩm chất của họ.” Hơn thế nữa, “các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 36”, như vậy, gia đình ông David cũng có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, cho nên cảnh sát Rwanda không được phép bắt giữ dưới mọi hình thức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài cá nhân về quyền ưu đãi, miễn trừ trong công pháp quốc tế.doc