Bài giảng Đàm phán trong kinh doanh
Khi thấy đối tác Hàn Quốc gật đầu, bạn không nên chủ quan tin rằng đối tác đã hiểu hết những gì bạn vừa trình bày. Tốt nhất là bạn hãy nhắc lại những điểm quan trọng nhất và rồi đề nghị ghi chúng lại trong một biên bản làm việc.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đàm phán trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 5/21/2014 ‹#› ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH Tóm tắt nội dung 1 Giới thiệu theo đúng nghi thức 2 Xây dựng mối quan hệ 3 Văn bản pháp lý: 4 Danh dự 5 Không nên tự đề cao bản thân: 6 Ngoại hình cách ăn mặc 7 Cách giao tiếp ứng xử 8 Văn hóa tặng quà: 9 Danh thiếp kinh doanh: 10 Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh: 11 Những chú ý khi đàm phán 1 Giới thiệu theo đúng nghi thức Người HQ luôn muốn cộng tác với người mà họ quen biết . Bạn nên có người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn muốn làm ăn ( Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác càng lớn) 2 Xây dựng mối quan hệ Đây là điểm rất quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn Quốc. Trong đàm phán với người Hàn Quốc, mối quan hệ cá nhân đóng vai trò quyết định nhất chứ không phải danh tiếng của đối tác bởi câu hỏi mà người Hàn Quốc muốn được trả lời đầu tiên không phải là sản phẩm của bạn như thế nào, mà là: tôi có thể tin tưởng vào bạn hay không Vì thế, lập luận khúc triết, logic hay chứng tỏ có phong cách đàm phán đặc thù, tỏ ra hiểu biết quá chi tiết về kỹ thuật…. đều không gây ấn tượng tích cực ở đối tác Hàn Quốc bởi giới lãnh đạo thường chỉ thích đề cập đến những vấn đề lớn, ý tưởng to tát, còn chuyện cụ thể, đi vào chi tiết thì để cho cấp dưới đảm nhận. 3 Văn bản pháp lý: Không quá quan trọng. Người Hàn Quốc thường coi các văn bản pháp lý như những Biên bản Ghi nhớ đưa ra những phác thảo chính cho các mối quan hệ. 4 Danh dự Người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự. Nếu bạn lăng mạ hoặc chỉ trích ai đó trước mặt người khác, cũng có nghĩa bạn đang làm mất danh dự của người đó. Đừng bao giờ đối xử với họ như cấp dưới của bạn. Đối với những vấn đề nhạy cảm nên gián tiếp đề cập đến và thông qua một người trung gian. 5 Không nên tự đề cao bản thân: Người Hàn Quốc nổi tiếng thế giới về tài thương thuyết của họ. Hãy chuẩn bị một phong thái bình tĩnh, hòa nhã nhưng cũng phải tỏ ra cứng rắn. Hãy luôn khẳng định khả năng của mình nhưng cũng không nên quá đề cao. 6 Ngoại hình cách ăn mặc Khi đi giao dịch kinh doanh, người Hàn Quốc chuộng những loại quần áo gọn gàng và vừa vặn Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao dịch. Trang phục nam thích hợp nhất là vét tối màu, sơ mi trắng và cà vạt màu dịu. Trang phục nữ Chân váy kết hợp với áo cánh nữ Chân váy quá ngắn và áo sát nách sẽ không thích hợp 7 Cách giao tiếp ứng xử Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, không nên tự giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để giới thiệu bạn với những người khác. Theo quy tắc, khi một nhân viên gặp cấp trên của mình: anh ta sẽ là người cúi đầu chào trước, sau đó người cấp trên sẽ đưa tay ra bắt tay nhân viên của mình. Một cái bắt tay nhẹ hay một hành động cúi chào cũng có những ảnh hưởng trong giới kinh doanh. Hãy cúi chào mọi người khi bắt đầu và kết thúc một cuộc họp Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác, trừ khi đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, những người bạn cùng giới tính cũng thường khoác tay nhau khi đi dạo. · Không nên cười, nói to. · Không nên chỉ trích người khác khi không có mặt họ. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác. Hãy chú ý che miệng khi bạn ngáp hoặc xỉa răng. Trong những buổi họp, nếu có thể, hãy cung cấp những bản copy bài phát biểu của bạn cho thính giả. Trong quá trình phát biểu, hãy chú ý nhắc lại và nhấn mạnh những điểm quan trọng của vấn đề. Nếu trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ cần đến một phiên dịch viên chuyên nghiệp. 8 Văn hóa tặng quà: Khi đến Hàn Quốc, bạn nhớ mang theo những tặng phẩm truyền thống từ đất nước bạn. Trao và nhận quà bằng hai tay. Trong buổi tiếp xúc lần đầu với đối tác, món quà thích hợp nhất bạn nên tặng đó là những vật dụng bày bàn làm việc, có thể kèm theo logo công ty bạn trên món quà đó. Khi bạn được tặng quà, lúc đầu tốt nhất hãy nên từ chối, chỉ sau khi người tặng cứ nhất định tặng quà cho bạn, lúc này bạn mới nên nhận, đây cũng chính là một nét trong văn hóa tặng quà của người Hàn Không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi xem liệu họ có muốn bạn mở quà ngay không. 9 Danh thiếp kinh doanh: Trước khi bắt đầu việc kinh doanh tại Hàn Quốc, bạn hãy nhớ chuẩn bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Một mặt của thiếp nên để nội dung bằng tiếng Hàn và hãy chú ý đến chức danh in trên thiếp, chức danh này phải đi kèm với những bằng cấp, điều này sẽ giúp nói lên trình độ của bạn Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ => Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, nó giúp người đối tác biết được tên, vị trí và chức danh của người trao thiếp. 10 Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh: Không quá khắt khe về giờ giấc Vì…. Rất nhiều nguyên nhân Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều, và bạn nên đặt cuộc hẹn trước. Khi tham gia vào những sự kiện xã hội, bạn nên đến đúng giờ được mời. 11 Những chú ý khi đàm phán Trong quá trình đàm phán, một số người Hàn Quốc sẽ liên tục chuyển chủ đề, tốt nhất bạn nên chú ý đến những điểm quan trọng. Những người giao dịch khác nhau trong cuộc đàm phán sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về những điều khoản trong đàm phán, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi lại họ. Hãy biết rằng, trong giới kinh doanh Hàn Quốc, những mối quan hệ cá nhân sẽ mang lại những ưu tiên, vì vậy trong buổi gặp đầu tiên bạn nên tìm hiểu về đối tác và tạo dựng mối quan hệ với họ. Để đạt được thỏa thuận làm ăn hoặc tạo dựng mối quan hệ, bạn có thể sẽ phải mất vài chuyến công tác đến Hàn Quốc. Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận Tại Hàn Quốc, sự kính trọng lẫn nhau chính là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công. Bạn hãy biết cách biểu lộ sự chân thành và thành thực của mình trong quan hệ làm ăn. Khi bạn quay về nước, hãy nhớ giữ liên lạc với đối tác qua thư điện tử hoặc điện thoại. Thận trọng và cảnh giác trong đàm phán với người Hàn Quốc là chuyện không hề thừa. Người Hàn Quốc được tiếng là giữ chữ tín, nhưng họ cũng rất khôn ngoan và sành sỏi. Những hợp đồng được thỏa thuận và ký kết tuy quan trọng, nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Quá trình thực hiện cụ thể cũng là quá trình đàm phán và thỏa thuận tiếp về những chi tiết cụ thể của hợp đồng đã thỏa thuận. Khi thấy đối tác Hàn Quốc gật đầu, bạn không nên chủ quan tin rằng đối tác đã hiểu hết những gì bạn vừa trình bày. Tốt nhất là bạn hãy nhắc lại những điểm quan trọng nhất và rồi đề nghị ghi chúng lại trong một biên bản làm việc. Người Hàn Quốc dễ có cảm tình nếu bạn hiểu rõ và làm theo phong tục tập quán văn hoá của họ . Nhưng đừng quá phô trương . Không nên có thái độ vặn vẹo khi thương lượng Nên tìm hiểu người có vị trí cao nhất của đối tác Không nên buộc họ ra quyết định quá nhanh chóng , hãy để cho họ có thời gian nhất trí . Khi thương lượng về mặt giá cả nên mềm mỏng vì họ quan tâm đến giá cả nhiều hơn là hiệu suất . Không nên ca ngợi người Nhật , trước mặt họ . CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_han_quoc_0892.pptx